1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nghiên cứu Văn học trong mối quan hệ với văn hoá là một hướng tiếp cận từng diễn ra ở các nước phương Tây như Anh, Pháp, Đức với nhiều trường phái khác nhau từ những thập niên 50 của thế kỉ trước trở đi như Birmingham (R.Williams, R.Hoggart), Frankfurt (D. Kellner), R. Barthes và hơn hai mươi năm qua nghiên cứu văn hóa học đã phát triển mạnh sang các nước châu Mĩ và các quốc gia châu Á. Cho đến nay, phương pháp nghiên cứu văn hóa học đang được giới nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, vì nó khắc phục được “tính chủ quan, bó hẹp và kinh viện” của phương pháp nghiên cứu cũ, đặc biệt là di sản văn học dân gian có quan hệ mật thiết với môi trường xã hội, lịch sử. Hoạt động nghiên cứu có phương hướng thích hợp sẽ đem lại nhiều kết quả thiết thực. 1.2. Thơ ca dân gian Mông là một trong những di sản tinh thần độc đáo của nền văn nghệ dân tộc, là bộ phận tiêu biểu trong văn hóa dân tộc Mông chứa đựng nhiều giá trị nghệ thuật đặc sắc, nhưng kết quả sưu tầm chưa tương xứng với tiềm năng vốn có; hoạt động nghiên cứu chưa toàn diện và hệ thống. Thậm chí một thời gian dài nhiều nhà nghiên cứu còn loại bỏ phần thơ ca về lễ nghi phong tục phản ánh những quan niệm về tín ngưỡng có chiều sâu nhân bản và nhiều giá trị nghệ thuật độc đáo của đồng bào, chưa đáp ứng nhu cầu tiếp nhận đa chiều rộng mở trong trào lưu học thuật hiện nay. 1.3. Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang chú ý tới vấn đề phát triển kinh tế văn hoá miền núi đặc biệt là khu vực các dân tộc thiểu số vùng cao. Trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đã chỉ rõ: “Tiếp tục xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”. Do đó, việc sưu tầm, khai thác di sản thơ ca dân gian của đồng bào Mông sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt động văn hoá giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Mặt khác các sinh hoạt văn hóa lễ hội đang đặt ra những yêu cầu bức thiết trong việc quảng bá di sản văn hoá của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa phận công viên đá Đồng Văn, nơi được UNESSCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. 1.4. Là người con của dân tộc Mông, được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hà Giang – địa đầu cực Bắc của Tổ quốc, nơi tập trung đông nhất đồng bào Mông ở Việt Nam, “nơi còn lưu giữ được những yếu tố văn hoá cổ truyền nhất xứng đáng được coi là trung tâm văn hoá truyền thống của người Mông ở Việt Nam và Đông Nam Á”, bản thân từng tham gia trực tiếp vào công tác sưu tầm, nghiên cứu thơ ca dân gian Mông từ nhiều năm nay, tôi muốn góp thêm một phần sức lực vào hoạt động nghiên cứu văn hóa Mông trong cả nước, và sự phát triển văn hoá, giáo dục, kinh tế, du lịch của đồng bào trên quê hương Hà Giang. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án của chúng tôi tập trung khảo sát các văn bản thơ ca dân gian Mông đã được công bố trên các loại sách báo và các văn bản chúng tôi trực tiếp sưu tầm được ở địa phương (bao gồm những tác phẩm thơ ca nguyên bản tiếng Mông có sự đối chiếu với bản dịch tiếng Việt), trên cả hai phương diện nội dung và hình thức. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi chủ trương tìm hiểu toàn bộ các di sản thơ ca dân gian Mông trên phạm vi cả nước, bao gồm các tài liệu về các chủ đề lao động sản xuất, sinh hoạt cộng đồng, tín ngưỡng tâm linh, lễ nghi phong tục ma chay, cưới xin, cầu cúng theo quan niệm “vạn vật hữu linh” mà trước đây hoạt động nghiên cứu chưa quan tâm toàn diện; đồng thời khảo sát các công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa xã hội của đồng bào Mông ở trong và ngoài nước; tìm mối tương đồng và khác biệt giữa thơ ca dân gian Mông với thơ ca dân gian các dân tộc khác. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khảo sát hệ thống thơ ca dân gian Mông ở cả hai bình diện nội dung và hình thức (có sự đối chiếu giữa nguyên bản tiếng Mông với bản dịch tiếng Việt), nhằm khám phá từ quan niệm nghệ thuật đến quan niệm nhân sinh, cơ sở hình thành sáng tác và những đặc trưng nghệ thuật độc đáo của thơ ca dân gian Mông. - So sánh, đối chiếu thơ ca dân gian Mông với thơ ca của dân tộc Kinh và một số dân tộc thiểu số khác để thấy được những nét tương đồng và những đặc điểm riêng mang bản sắc của thơ ca dân gian Mông. - Tiếp thu có chọn lọc kết quả của những người đi trước, đồng thời bao quát toàn diện hơn về đối tượng nghiên cứu và đưa ra những nhận định riêng về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của thơ ca dân gian Mông trong nền văn hoá Mông. 4. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên những yêu cầu của đối tượng, chúng tôi chủ trương nghiên cứu thơ ca dân gian Mông từ góc nhìn văn hóa trên cơ sở vận dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu Phương pháp phê bình văn hóa; phương pháp nghiên cứu loại hình; phương pháp nghiên cứu hệ thống - cấu trúc; phương pháp thống kê, phân loại; phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu dưới ánh sáng của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng; kết hợp lí thuyết về thi pháp học để làm nổi rõ các phương thức, phương tiện biểu đạt của nghệ thuật thơ ca dân gian Mông. Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành điền dã sưu tầm, điều tra các di sản văn hoá dân gian, khảo sát phong tục và môi trường sinh thái liên quan với thơ ca dân gian của đồng bào Mông để đạt mục tiêu nghiên cứu.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Nghiên cứu Văn học trong mối quan hệ với văn hoá là một hướng tiếp cậntừng diễn ra ở các nước phương Tây như Anh, Pháp, Đức với nhiều trường phái khácnhau từ những thập niên 50 của thế kỉ trước trở đi như Birmingham (R.Williams,R.Hoggart), Frankfurt (D Kellner), R Barthes và hơn hai mươi năm qua nghiên cứu vănhóa học đã phát triển mạnh sang các nước châu Mĩ và các quốc gia châu Á Cho đếnnay, phương pháp nghiên cứu văn hóa học đang được giới nghiên cứu trong và ngoàinước quan tâm, vì nó khắc phục được “tính chủ quan, bó hẹp và kinh viện” của phươngpháp nghiên cứu cũ, đặc biệt là di sản văn học dân gian có quan hệ mật thiết với môitrường xã hội, lịch sử Hoạt động nghiên cứu có phương hướng thích hợp sẽ đem lạinhiều kết quả thiết thực
1.2 Thơ ca dân gian Mông là một trong những di sản tinh thần độc đáo của nềnvăn nghệ dân tộc, là bộ phận tiêu biểu trong văn hóa dân tộc Mông chứa đựng nhiều giátrị nghệ thuật đặc sắc, nhưng kết quả sưu tầm chưa tương xứng với tiềm năng vốn có;hoạt động nghiên cứu chưa toàn diện và hệ thống Thậm chí một thời gian dài nhiều nhànghiên cứu còn loại bỏ phần thơ ca về lễ nghi phong tục phản ánh những quan niệm vềtín ngưỡng có chiều sâu nhân bản và nhiều giá trị nghệ thuật độc đáo của đồng bào, chưađáp ứng nhu cầu tiếp nhận đa chiều rộng mở trong trào lưu học thuật hiện nay
1.3 Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang chú ý tới vấn đề phát triển kinh tế vănhoá miền núi đặc biệt là khu vực các dân tộc thiểu số vùng cao Trong Nghị quyết Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đã chỉ rõ: “Tiếp tục xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại” Do đó, việc sưu tầm,
khai thác di sản thơ ca dân gian của đồng bào Mông sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt độngvăn hoá giáo dục trong nhà trường được tốt hơn Mặt khác các sinh hoạt văn hóa lễ hộiđang đặt ra những yêu cầu bức thiết trong việc quảng bá di sản văn hoá của đồng bàocác dân tộc thiểu số trên địa phận công viên đá Đồng Văn, nơi được UNESSCO công
nhận là Công viên địa chất toàn cầu.
1.4 Là người con của dân tộc Mông, được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất HàGiang – địa đầu cực Bắc của Tổ quốc, nơi tập trung đông nhất đồng bào Mông ở Việt
Nam, “nơi còn lưu giữ được những yếu tố văn hoá cổ truyền nhất xứng đáng được coi
là trung tâm văn hoá truyền thống của người Mông ở Việt Nam và Đông Nam Á”, bản
thân từng tham gia trực tiếp vào công tác sưu tầm, nghiên cứu thơ ca dân gian Mông từnhiều năm nay, tôi muốn góp thêm một phần sức lực vào hoạt động nghiên cứu văn hóaMông trong cả nước, và sự phát triển văn hoá, giáo dục, kinh tế, du lịch của đồng bàotrên quê hương Hà Giang
Trang 22 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án của chúng tôi tập trung khảo sát các văn bản thơ ca dân gian Mông đãđược công bố trên các loại sách báo và các văn bản chúng tôi trực tiếp sưu tầm được ởđịa phương (bao gồm những tác phẩm thơ ca nguyên bản tiếng Mông có sự đối chiếuvới bản dịch tiếng Việt), trên cả hai phương diện nội dung và hình thức
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi chủ trương tìm hiểu toàn bộ các di sản thơ ca dân gian Mông trên phạm vi
cả nước, bao gồm các tài liệu về các chủ đề lao động sản xuất, sinh hoạt cộng đồng, tínngưỡng tâm linh, lễ nghi phong tục ma chay, cưới xin, cầu cúng theo quan niệm “vạn vậthữu linh” mà trước đây hoạt động nghiên cứu chưa quan tâm toàn diện; đồng thời khảo sátcác công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa xã hội của đồng bào Mông ở trong và ngoàinước; tìm mối tương đồng và khác biệt giữa thơ ca dân gian Mông với thơ ca dân gian cácdân tộc khác
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát hệ thống thơ ca dân gian Mông ở cả hai bình diện nội dung và hìnhthức (có sự đối chiếu giữa nguyên bản tiếng Mông với bản dịch tiếng Việt), nhằm khámphá từ quan niệm nghệ thuật đến quan niệm nhân sinh, cơ sở hình thành sáng tác vànhững đặc trưng nghệ thuật độc đáo của thơ ca dân gian Mông
- So sánh, đối chiếu thơ ca dân gian Mông với thơ ca của dân tộc Kinh và một sốdân tộc thiểu số khác để thấy được những nét tương đồng và những đặc điểm riêngmang bản sắc của thơ ca dân gian Mông
- Tiếp thu có chọn lọc kết quả của những người đi trước, đồng thời bao quát toàndiện hơn về đối tượng nghiên cứu và đưa ra những nhận định riêng về giá trị tư tưởng vànghệ thuật của thơ ca dân gian Mông trong nền văn hoá Mông
4 Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên những yêu cầu của đối tượng, chúng tôi chủ trương nghiên cứu thơ ca dângian Mông từ góc nhìn văn hóa trên cơ sở vận dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên
cứu Phương pháp phê bình văn hóa; phương pháp nghiên cứu loại hình; phương pháp nghiên cứu hệ thống - cấu trúc; phương pháp thống kê, phân loại; phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu dưới ánh sáng của chủ nghĩa duy vật
lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng; kết hợp lí thuyết về thi pháp học để làm nổi rõcác phương thức, phương tiện biểu đạt của nghệ thuật thơ ca dân gian Mông
Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành điền dã sưu tầm, điều tra các di sản văn hoá dângian, khảo sát phong tục và môi trường sinh thái liên quan với thơ ca dân gian của đồngbào Mông để đạt mục tiêu nghiên cứu
Trang 35 Đóng góp mới của luận án
5.1 Luận án Thơ ca dân gian Mông từ góc nhìn văn hóa là công trình đầu tiên
nghiên cứu theo hướng toàn diện, quy mô và hệ thống các di sản thơ ca dân gian củađồng bào Mông từ góc nhìn văn hoá nhằm làm rõ thêm những nhân tố về tộc danh, lịch
sử, văn hoá và những giá trị tư tưởng, đặc điểm kết cấu nghệ thuật đã làm nên bản sắcđộc đáo của thơ ca dân gian Mông không trộn lẫn với thơ ca dân gian các dân tộc khác.5.2 Luận án của chúng tôi đã mở rộng phạm vi khảo sát tới các di sản thơ ca dângian Mông ở các bình diện phong tục tập quán từ hôn lễ cho đến tang ma, tín ngưỡngbản địa mang tính đặc thù của người Mông, như các bài khèn, bài ca trong đám tang, bàicúng vong hồn người chết; các bài ca tế lễ theo quan niệm “vạn vật hữu linh” như cúngthổ công; cúng tổ tiên, cúng ma v.v…
5.3 Từ việc xác định vai trò đặc biệt của thơ ca dân gian trong đời sống đồng bàoMông và vị trí của nó trong nền văn nghệ dân gian Việt Nam, chúng tôi đề xuất nhữnggiải pháp bảo tồn và phát huy bản sắc, tinh hoa văn hóa truyền thống dân tộc Môngtrong bối cảnh hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ hiện nay
5.4 Kết quả của công trình nghiên cứu sẽ phục vụ kịp thời cho công tác giảng dạyvăn học trong nhà trường đặc biệt là các trường dân tộc nội trú và các hoạt động tham
quan du lịch trên cao nguyên đá Đồng Văn đã được UNESCO vinh danh là Công viên địa chất toàn cầu
6 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án của chúng tôiđược triển khai thành 4 chương:
- Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thơ ca dân gian Mông và văn hóa Mông
- Chương 2 Quan niệm nghệ thuật, vũ trụ, nhân sinh trong thơ ca dân gian Mông
- Chương 3 Bức tranh hiện thực muôn màu trong thơ ca dân gian Mông
- Chương 4 Các phương diện nghệ thuật trong thơ ca dân gian Mông
CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THƠ CA DÂN GIAN MÔNG
VÀ VĂN HÓA MÔNG 1.1 Khái quát về thơ ca dân gian Mông và văn hoá Mông
1.1.1 Khái niệm về thơ ca dân gian và thơ ca dân gian Mông
Từ việc điểm qua các khái niệm thơ ca dân gian của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, xác định khái niệm để đưa ra một cách hiểu cơ bản thống nhất về thơ ca dân
gian và thơ ca dân gian Mông là mục đích chính của chúng tôi trong phần này
Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu ý kiến của các nhà nghiên cứu, đồng thời căn cứ vào bayếu tố: hình thức biểu đạt, vị trí và chức năng thể loại cùng với thực tế khảo sát, chúng
Trang 4tôi đi đến khái niệm thơ ca dân gian Mông như sau: Thơ ca dân gian Mông là một loại hình nghệ thuật dân gian của dân tộc Mông hình thành và phát triển trong môi trường diễn xướng dân gian, phản ánh hiện thực muôn màu của đời sống bằng ngôn ngữ và cảm quan nghệ thuật của đồng bào Mông Thơ ca dân gian Mông có nhiều phương thức biểu hiện phong phú trong sinh hoạt khi nói, khi đọc thành lời, kết hợp với âm nhạc trở thành những làn điệu dân ca
Như vậy, đối tượng quan tâm của công trình này là các văn bản nghệ thuật thơ cadân gian Mông bao gồm cả nội dung và hình thức, thể hiện trực tiếp ở phần lời các bài
ca, truyện thơ, kể cả một số câu đố, tục ngữ có nội dung kèm vần điệu
1.1.2 Khái niệm văn hóa và văn hóa Mông
Các định nghĩa về văn hóa trên thế giới và trong nước rất đa dạng (S.Pfendorf, W.Thomas, E.B Tylor, F Boas, Hồ Chí Minh UNESCO ) Mỗi định nghĩa đề cập đếnnhững dạng thức, bình diện hoặc những lĩnh vực khác nhau trong văn hóa Tuy nhiên,
dù nhấn mạnh về khía cạnh tinh thần hay nhấn mạnh cả hai khía cạnh vật chật và tinh
thần thì cũng có những điểm chung khi nhận định văn hóa là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, được chi phối bởi môi trường (tự nhiên và
xã hội) xung quanh và tính cách của từng tộc người Từ những khái niệm văn hóa của
các nhà khoa học trong và ngoài nước, kết hợp với thực tiễn khảo sát và nghiên cứu các
di sản văn hóa của dân tộc mình, chúng tôi đi đến nhận định về khái niệm văn hóaMông: Văn hóa Mông là một nền văn hóa có truyền thống lâu đời được kết tinh bởi những giá trị vật chất và tinh thần của người Mông trong mối quan hệ gắn bó với thiên nhiên, xã hội, phong tục tập quán, hình thành trong quá trình lịch sử cư trú, đấu tranh sinh tồn, lao động sản xuất và sáng tạo mang tính đặc thù dân tộc, là một phần tinh hoa
và bản sắc văn hóa Việt Nam.
Theo hướng tiếp cận lấy hoàn cảnh văn hóa – xã hội, lịch sử như “ngọn nguồn” của
sáng tạo văn học, luận án Thơ ca dân gian Mông từ góc nhìn văn hóa của chúng tôi tập
trung đi sâu khai thác thơ ca dân gian với tư cách là một di sản văn hóa phi vật thể và đặt
nó trong mối quan hệ với đời sống hiện thực phong phú của đồng bào gắn bó mật thiếtvới lao động sản xuất, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, lễ hội của ngườiMông Văn hóa chính là cơ sở quan trọng cho việc tiếp cận và lí giải những đặc trưngmang tính bản sắc của thơ ca dân gian dân tộc Mông
1.2 Vấn đề tộc danh và lịch sử dân tộc Mông
1.2.1.Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Qua các công trình, khảo sát dân tộc học của các học giả nước ngoài cho thấy, vềnguồn gốc lịch sử người Mông đều có điểm chung: Đây là một cộng đồng dân tộc thiểu
số cư trú lâu đời ở vùng núi cao thuộc các nước Đông Nam Á, có ngôn ngữ riêng và tập
quán du cư, nhưng vấn đề tộc danh vẫn chưa có sự thống nhất trong cách phiên âm theo
hệ thống chữ cái la tinh
Trang 51.2.2.Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Sang đầu thế kỉ XX, lịch sử đất nước có nhiều thay đổi, trên một số tờ báo và cuốnsách đã đề cập tới dân tộc Mông nhưng chỉ là những thông tin ít ỏi Lâm Tuyền Khách(Lan Khai) là cây bút đầu tiên có bài khảo cứu về nguồn gốc dân tộc Mông nhan đề
“Mán Mèo” đăng trên báo Đông Pháp số 3043 năm 1935, tác giả cho biết nguồn gốc tên
gọi và gốc tích dân tộc Mông có từ Trung Hoa di cư sang Việt Nam dựa vào những căn
cứ lịch sử, ngôn ngữ và văn hóa Những năm gần đây đã có một số công trình nghiêncứu về văn học dân gian và văn hóa Mông, tìm hiểu nguồn gốc quá trình phát triển củadân tộc Mông
Là một cộng đồng dân tộc thiểu số có tên gọi riêng, người Mông có ý thức về tộcdanh của mình với cách phát âm của đồng bào “H’Mông”, nhưng cách gọi tên và phiên
âm trong Tiếng Việt hơn nửa thế kỉ qua không thống nhất (Mán Mèo, Mèo, H’Mông,
Mongz) Vấn đề xác định tộc danh và vị trí dân tộc của đồng bào Mông đã được đặt ra
từ trước 1945, nhưng chưa đầy đủ và sát thực
1.2.3 Kết luận về tộc danh
Dựa trên cơ cấu về ngữ âm học lịch sử, truyền thống văn hóa và ý thức của người
Mông về tộc danh cùng với các văn bản mang tính pháp quy đã ban hành, chúng tôi đề
nghị dùng tên gọi dân tộc Mông là tộc danh chính thức cho dân tộc mình.
1.3 Hoạt động sưu tầm, dịch thuật, nghiên cứu thơ ca dân gian và văn hóa Mông
1.3.1 Thời kỳ trước 1945
Trước 1945 khi nước ta còn là thuộc địa của thực dân Pháp, trong nước chưa cóphong trào sưu tầm, dịch thuật và nghiên cứu thơ ca dân gian các dân tộc thiểu số mộtcách hệ thống Năm 1932, Lan Khai là nhà văn đầu tiên ở Việt Nam đã sưu tầm, dịchthuật và giới thiệu một số bài ca dân gian và truyện cổ dân gian Mông ở các tỉnh miền
núi phía Bắc dùng làm thành phần xen cho tiểu thuyết “Lô HNồ” Trong đó có bài ca Xứ Mông nói về nguồn gốc người Mông cùng các Bài ca trồng Ngô (Oa tê páo cư) và Bài
ca trồng lúa (Crông oa là) nói về lịch biểu gieo trồng ngô lúa của người Mông Năm
1936, Lan Khai sưu tầm và dịch thần thoại Chử Lầu từ tiếng Mông sang tiếng Việt, xen trong tiểu thuyết Bóng cờ trắng trong sương mù đăng trên Tiểu thuyết Thứ Bảy
1.3.2 Thời kỳ sau 1945 trở đi
Qua việc khảo sát lịch sử vấn đề sưu tầm, nghiên cứu thơ ca dân gian Mông, chúngtôi đưa ra một số nhận xét sau:
Thứ nhất, về tình hình sưu tầm thơ ca dân gian từ sau 1960 trở đi đã từng bước phát
triển, đặc biệt là các di sản văn học dân gian các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc
Mông nói riêng, nhưng kết quả sưu tầm, dịch thuật và nghiên cứu Thơ ca dân gian Mông vẫn chưa toàn diện, chủ yếu ở bề nổi mà bỏ qua “bề chìm” của lễ nghi phong tục.
Thậm chí thời gian trước đây do quan điểm văn hóa còn phiến diện và cực đoan, nênnhững di sản văn hóa tâm linh bị qui vào phạm trù mê tín dị đoan không được nghiên
Trang 6cứu tới Nhiều nhà sưu tầm đã bỏ qua các di sản thơ ca liên quan tới tín ngưỡng bản địa
và đặc thù phong tục tập quán của người Mông Đó là các bài cúng tế của các thày mo,những bài ca trong cưới xin, tang lễ, trong cầu mùa, cầu an, giải hạn, các tài liệu về lí số,các tục kiêng kị theo tín ngưỡng dân gian lưu truyền trong sinh hoạt của đồng bào Mặtkhác, hoạt động sưu tầm văn hóa Mông trong đó có thơ ca dân gian trên 40 năm quadiễn ra chưa đồng đều trong cả nước, chủ yếu tập trung ở Hà Giang và một số tỉnh LaoCai, Sơn La, do vậy còn nhiều di sản hay của đồng bào ở các vùng như Lạng Sơn, CaoBằng, Tuyên Quang, Sơn La, Lai Châu, Nghệ an vẫn chưa được khám phá đầy đủ
Thứ hai, về tình hình nghiên cứu thơ ca dân gian Mông, cho đến nay chưa có công
trình nào khảo sát toàn diện những giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của thơ ca dân gianMông với tính đặc thù nghệ thuật từ góc nhìn văn hóa; chưa kết hợp một cách hài hòagiữa nghiên cứu văn hóa học với nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành, sưu tầm điền
dã, khảo sát môi trường sinh thái văn hóa của đồng bào Mông Do đó, có công trình kháiquát về văn hóa, nhưng chưa bao quát được trung tâm văn hóa người Mông; có côngtrình đi vào một số nét về loại hình nghệ thuật nhưng chưa sâu, có công trình nhắc đếntruyền thống thơ ca dân gian nhưng còn sơ lược; một số bài viết có nói đến đặc điểmphong tục nhưng chưa làm nổi bật được bức tranh toàn cảnh thơ ca dân gian muôn màusắc của đồng bào
Thứ ba, thao tác cần thiết của người nghiên cứu không thể chỉ căn cứ qua bản dịch
mà phải đối chiếu bản dịch với nguyên tác, hoặc phải được tiếp cận với văn bản ngônngữ của chính dân tộc ấy Ngoài các công trình của tác giả Hùng Đình Quí chuyển dịch
từ nguyên bản, còn phần lớn các công trình trên đều bỏ qua nguyên tác mà cảm thụ nghệthuật thơ ca dân gian Mông chỉ qua bản dịch
Việc nghiên cứu về thơ ca dân gian Mông một cách toàn diện, quy mô, hệ thống từgóc nhìn văn hóa chưa được giới nghiên cứu quan tâm đúng mức đã khiến cho việc nhìnnhận, đánh giá chưa đầy đủ về vị trí, vai trò của thơ ca dân gian trong đời sống đồng bào
Do vậy, việc triển khai thực hiện luận án Thơ ca dân gian Mông từ góc nhìn văn hóa là
một công việc cần thiết cho nghiên cứu văn học, đặc biệt là văn học các dân tộc thiểu sốViệt Nam trong giai đoạn hiện nay
CHƯƠNG 2 QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT, VŨ TRỤ, NHÂN SINH
TRONG THƠ CA DÂN GIAN MÔNG 2.1 Thơ ca dân gian Mông trong đời sống dân tộc Mông
Trong đại gia đình 54 dân tộc Việt Nam, dân tộc Mông đứng hàng thứ 8 về dân số(trên 80 vạn người), chiếm tỷ lệ gần 1% dân số cả nước Đây là một dân tộc có bề dàylịch sử và nền văn hóa dân gian độc đáo
2.1.1 Vị trí thơ ca dân gian Mông
Tồn tại dưới dạng các làn điệu dân ca và những câu nói có vần nhịp, thơ ca dângian Mông trở thành phương tiện sinh hoạt, kinh nghiệm sống, lưu giữ nếp sống cộng
Trang 7đồng, gắn liền với nhịp sống của đồng bào Thơ ca dân gian Mông được dùng trong mọi
sinh hoạt sống thác của người Mông
2.1.2 Đời sống thơ ca của người Mông
Trong kho tàng văn học dân gian Mông, thơ ca chiếm một dung lượng lớn và gắnliền với mọi sinh hoạt con người từ khi lọt lòng đến lúc về với tổ tiên
Thơ ca dân gian Mông là hình ảnh của nền văn hóa Mông, trong lao động, sinhhoạt, cư trú, vui chơi, ẩm thực, trang phục, hội hè, tang lễ, cưới xin Thơ ca dân giantồn tại trong sinh hoạt gắn liền với các làn điệu (khơưr cxiêx, fiêx phangz, hu gâux, huplì, heil jangz yôngz, xưr mê nhuôv)
Sinh hoạt dân ca là hình thức thường trực, phổ biến trong cuộc sống người Mông,nơi đâu có hoạt động sống của người Mông nơi đó có thơ ca dân gian Mông
2.1.3 Hình thức diễn xướng
Các bài dân ca được hát với 2 hình thức: hát theo nghi lễ và hát tự do Hát nghi lễ
là hát trong đám cưới, đám ma, cúng lễ các thần linh Hát tự do là hát trong bất kỳ môitrường diễn xướng nào
2.2 Các quan niệm trong thơ ca dân gian Mông
2.2.1 Quan niệm nghệ thuật
Thơ ca dân gian Mông phản ánh và sáng tạo cái đẹp, nâng cao nhận thức của conngười và là bức tranh chân thực về con người và hoạt động; là hình ảnh ước mơ và hạnhphúc; là trò chơi hồn nhiên và trí tuệ
2.2.2 Quan niệm về vũ trụ, thời gian, không gian
“linh thiêng” không thay đổi trong suốt quá trình lịch sử
Trang 82.2.2.2 Quan niệm thời gian và không gian nghệ thuật
Không gian nghệ thuật trong thơ ca dân gian Mông rất đa dạng, có lúc là thiên
nhiên đa sắc màu, không gian sinh hoạt hàng ngày, có lúc lại là không gian siêu nhiênhuyền bí biểu hiện quan niệm tâm linh của con người Do cư trú ở vùng núi cao, heo hút,nơi thưà đá nhưng thiếu đất và nước nên trong thơ ca dân gian Mông hình ảnh núi cao,suối lũ, thung lũng, hang sâu, hốc đá, nương rẫy, phiên chợ, con đường gập ghềnh luônhiện lên tràn ngập trong các bài ca
Không gian hẹn hò đặc biệt: “Mình có lòng thương ta/ Xin hẹn phiên chợ tới ta gặp nhau một ngày” Không gian ấy khi cần lại diễn tả thật sâu sắc nỗi khổ đau bất hạnh của con người :“Đường làm dâu con đường như ống đũa/ Đường làm dâu đường nước mắt giàn giụa”
Khác với thơ ca dân gian các dân tộc, thơ ca dân gian Mông rất ít sử dụng từ chỉđịa danh, có lẽ do tập quán du cư
Thời gian nghệ thuật trong thơ ca dân gian Mông không chỉ thể hiện quan niệm
của người Mông về thời gian mà còn là một hình tượng thời gian sinh động, là sự cảmthụ, là ý thức về thời gian được dùng làm phương tiện nghệ thuật để tổ chức mạch cảmxúc và kết cấu lời ca
Thời gian nghệ thuật trong thơ ca dân gian Mông chủ yếu là thời gian hiện tại,tương lai Nhưng trong các bài ca nghi lễ tang ma là thời gian đồng hiện, từ hiện tại trở
về quá khứ rồi hướng đến tương lai nhằm bộc lộ tình cảm, cảm xúc và phản ánh quanniệm sống của đồng bào
Thơ ca dân gian Mông thể hiện sự chảy trôi của thời gian bằng những hình ảnh rấtriêng, thời gian ấy không thể tính bằng giây, bằng phút một cách đơn giản, mà được đo
đếm một cách độc đáo: “Gầu Mông giấu hình dạng ngón tay đrâu Mông/ Đem ngắm hàng chợ hàng tháng không xong…”
Người Mông không sử dụng trong câu hát của mình các đơn vị thời gian như giây, phút, giờ, tuần mà chỉ tập trung vào các đơn vị ngày, tháng, năm, đêm.
2.2.3 Quan niệm nhân sinh
Hình tượng thơ ca và phương thức biểu hiện của người Mông có quan hệ đến tínngưỡng, cảm quan thẩm mĩ của dân tộc Người Mông có cả một hệ thống quan niệm vềsống chết, đẹp xấu, yêu ghét, bạn thù v.v
Quan niệm sống của người Mông, xuất hiện trong các sinh hoạt phong tục và laođộng cụ thể Ngay trong tiếng khóc ngày tang lễ cũng nói nhiều đến sự sống Xuất phát
từ cảm nhận “Tuổi xuân ngắn tũn tựa ống bương/ Tuổi già dằng dặc như chân trời cùng” và cái ý thức “Sống là khổ đấy/ Chết là nát tan” đã hình thành một quan niệm sống rất cụ thể: “Ít khóc, ít than mà nghĩ nhiều đến công việc làm ăn”
Xuất phát từ quan niệm về vòng đời, người Mông cho rằng, con người dù chỉ sống
ba buổi sáng cũng là một đời; khi ai đó trút hơi thở cuối cùng, có nghĩa là đã hoàn thành
Trang 9phận sự ở thế giới mặt đất; chết chưa phải là hết mà là được đi đầu thai kiếp khác nênkhi bế tắc, người ta đặt niềm tin vào cuộc sống ở kiếp khác
Lòng tin là thước đo là quy ước sống của đồng bào Mông Mất niềm tin với nhau làmất đi tất cả những giá trị sống ở đời Điều đó nằm trong “cái lí” của người Mông hìnhthành lâu đời trong lịch sử; thứ lý lẽ “độc nhất vô nhị” tạo nên một nguyên tắc ứng xửrất riêng
Quan hệ họ hàng, “sự ràng buộc và liên kết người “cùng ma” rất chặt chẽ”: Sống là người của dòng họ, chết là ma của dòng họ Sống phải bảo vệ nhau, chết phải chôn cất cho nhau
Đồng bào Mông rất coi trọng và đề cao mối quan hệ gia đình và có quan niệm rất
rõ ràng: “Một tay cầm không chắc, một chân đứng không vững, ở một mình không thể gọi là một gia đình” Trong gia đình người Mông, nam giới là nhân tố được quan tâm
hàng đầu trong xã hội, là cốt lõi của gia đình, là “hình bóng” của cha mẹ, là niềm tin củathế hệ đi trước Thân phận của người phụ nữ được thể hiện rõ qua mối quan hệ “nam tôn
nữ ti” giữa các thành viên của gia đình: “Nuôi con lợn béo còn được ăn mỡ/ Nuôi con gái lớn không được cái gì” Với những người phụ nữ Mông phục tùng chồng và chăm
sóc chồng được coi là nghĩa vụ tất yếu Mối quan hệ một vợ một chồng tồn tại vữngchắc và là hạt nhân của quan hệ gia đình người Mông
CHƯƠNG 3 BỨC TRANH HIỆN THỰC MUÔN MÀU TRONG THƠ CA DÂN GIAN MÔNG 3.1 Thơ ca dân gian Mông với môi trường sinh thái và quan hệ cộng đồng
3.1.1 Bức tranh thiên nhiên trong thơ ca dân gian Mông
3.1.1.1 Thế giới thiên nhiên muôn màu muôn vẻ
Trong thơ ca dân gian Mông mọi biểu hiện tình cảm của con người đều liên quanmật thiết với thiên nhiên Thiên nhiên trở thành bối cảnh, duyên cớ dẫn dắt cảm xúc đểcho tâm trạng con người bộc lộ Tình cảm con người luôn được so sánh, ví von với cáchình tượng tự nhiên
Thiên nhiên trong thơ ca dân gian Mông không chỉ là nỗi khiếp sợ: "Núi đá đè hang núi sắp sập" mà còn là những bức tranh đẹp, sinh động và gần gũi như cỏ cây,
hoa lá chim muông Nói đúng hơn, tất cả những gì thân thuộc gắn bó với cuộc sống củangười Mông đều in bóng trong thơ ca
3.1.1.2 Mối quan hệ con người với thế giới thiên nhiên
Thơ ca dân gian Mông mô tả thiên nhiên trong mối quan hệ mật thiết với con người,thiên nhiên luôn là phương tiện đắc lực, giúp đôi lứa thổ lộ tâm tình, là “cái cớ” để đôi lứa tìmđến với nhau Thiên nhiên trở thành chuẩn mực để diễn tả vẻ đẹp con người Thiên nhiên làhoàn cảnh sáng tác hoàn cảnh nảy sinh và hình thành thi hứng dân gian và là một trong
Trang 10những yếu tố cấu tứ của bài hát; hơn tất cả “thiên nhiên là cái nôi tuyệt vời chắp cánh cho tâmhồn con người”
3.1.2 Bức tranh về lao động sản xuất, quan hệ xã hội trong thơ ca dân gian Mông
3.1.2.1.Môi trường lao động sản xuất
Quan niệm “Mặt trời mọc thì làm, mặt trời lặn thì nghỉ” đã gắn chặt cuộc đời
người Mông với núi rừng, với nương rẫy nên người ta hiểu và trân trọng giá trị của lao
động: "Có được miếng ăn/ Chẳng biết phải bao nhiêu nước mắt rơi xuống các ngọn đồi/ Làm ra miếng mặc/ Chẳng hiểu bao nhiêu nước mắt rụng xuống các thung lũng" Cũng
vì thế nên thơ ca dân gian Mông rất ít bài nói riêng về lao động sản xuất nhưng vẫn chứachan tình yêu lao động, lao động luôn đi liền với đạo lý làm người
3.1.2.2 Quan hệ con người với con người
Thơ ca dân gian Mông phản ánh sâu sắc các mối quan hệ gia đình và cộng đồng.Truyền thống cần cù lao động, trung thực thẳng thắn, hiếu khách là đặc điểm nổi bật
trong lối sống của người Mông Với quan niệm: “nói ít làm nhiều, không làm dứt khoát không nói trước”, người Mông rất coi trọng tín nghĩa, danh dự, niềm tin luật tục bản làng và tình cảm cộng đồng Người Mông đã có những câu nói cửa miệng như: “Người Mông ta” (Pêz Hmôngz) hay như cách nói: “Chúng ta cùng một hạt lanh gieo xuống đất” (pêz sơưr đơưl iz luz nôngz max kril têz) Dù ở bất cứ nơi đâu, quốc gia nào, dù mới
lần đầu gặp nhau nhưng khi đã nhận ra người cùng dân tộc, đặc biệt cùng dòng họ thìngười Mông coi như anh em ruột thịt, sống chết cùng nhau
Trong thơ ca dân gian Mông, tình cảm gia đình được nói bằng hình ảnh rất cụ thể:
“Mẹ sinh ra các ngươi còn bé tẹo/ Ngón chân bằng quả lanh/ Các người còn ăn ở trên cánh tay cha/ Mẹ lấy đầu gối làm ghế cho ngồi…/ Các người còn ăn ở hai bên ngực mẹ/
Mẹ lấy đầu gối làm ghế cho đứng/ Mẹ lấy lưng địu mình nằm…” Vì thế, cho dù: “Củi cong khó đun – Người già khó chiều” nhưng phụng dưỡng và kính yêu cha mẹ là đạo lý
muôn đời Dưới mái nhà Mông, mối quan hệ anh em cũng chiếm một vị trí quan trọng.Anh em trưởng thành, dù sống gần hay xa nhau, khác nhau về quan điểm, lẽ sống, thậmchí có thể đối lập nhau về ý thức chính trị, khác xa nhau về vị trí trong xã hội nhưngchẳng ai có thể quên cái gốc “cùng ma” của gia đình và dòng họ
Thành tố quan trọng được đề cao trong xã hội truyền thống của đồng bào Mông là
sự thương yêu và lòng chung thủy Biểu trưng cho hạnh phúc đơn sơ của vợ chồng
người Mông còn được thể hiện qua hình ảnh cụ thể chiếc giường hẹp với ý nghĩa “Vợ chồng cãi nhau không bỏ giường”, và hình ảnh“ Anh sẽ cho em đi trước suốt đời”
3.1.3 Tình yêu đôi lứa trong thơ ca dân gian Mông
Những bài thơ tình yêu chiếm vị trí quan trọng và nhiều giá trị nhất Chúng tôithống kê trong 335 bài ca đã được sưu tầm và xuất bản có tới hơn 296 bài nói đến đề tài
tình yêu (chiếm 88%) Đã có những ý kiến cho rằng “có sự phân chia và có thể phân biệt rõ về đối tượng và phạm vi sử dụng của từng bài” trong tiếng hát tình yêu của
Trang 11người Mông Tuy nhiên, trên cơ sở khảo sát văn bản và kết quả điền dã thực tế việc căn
cứ vào nội dung các bài hát để xác định đối tượng sử dụng chỉ là tương đối
Trong thơ ca dân gian Mông mọi cung bậc và trạng thái tâm hồn con người từ lúcbắt đầu làm quen, ướm hỏi cho đến khi kết tóc xe tơ hay những nghịch cảnh éo le gâynên bao đau thương uất hận đều được diễn tả một cách sống động
Tâm lý, thị hiếu và điều kiện sống không phải bao giờ cũng đồng nhất giữa các dântộc cho nên bên cạnh những nét chung, thơ ca dân gian Mông vẫn nổi rõ sắc thái biểuhiện riêng trong cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh không trộn lẫn với các dân tộc khác.Nghệ sĩ dân gian đưa vào thơ hình ảnh sinh hoạt đời thường Dân gian chỉ nói sàng
gạo, sàng bột nhưng ở đây lại “Sàng tốt sợi chỉ tình” Coi trọng hạnh phúc gia đình, đề cao tình yêu chân chính, nhưng ước mơ lại thật giản dị: “ Giá thân em là sợi lanh sợi tơ/ Anh quấn vào người để sợi cùng anh đi” “cái kim, sợi chỉ cài vạt áo”
Trong dân ca Mông, nỗi nhớ được nói đến thật đặc biệt: “Ta lê bước về nhà/ Mà hồn còn ngủ ở thắt lưng em” Không bàn nhiều về nỗi nhớ, nhưng chỉ riêng hình ảnh xa nhau mà “hồn còn ngủ ở thắt lưng em”, đã nói hết được cái chân thành thắm thiết của
tâm trạng con người đang yêu
Muốn hiểu thơ ca của mỗi dân tộc, trước hết hãy hiểu chính con người và đời sốngsinh hoạt của họ Có như vậy, mới thấy sự sâu sắc về tình yêu, sự chân thật trong khát
vọng sống của đồng bào: Anh mà lấy được em/ Anh sẽ cho em đi trước vui mừng ”.
Trong tư thế đi sau, chàng trai Mông muốn khẳng định vị trí: sẽ là người bảo vệ, che chởcho người thân yêu của mình Cách chứng minh tình yêu của nam nữ thanh niên Mông
cũng thật độc đáo, hình ảnh giàu sức cảm hoá:“cắt máu ăn thề”.
Thơ ca dân gian Mông phản ánh tín ngưỡng và cảm quan thẩm mỹ của ngườiMông Đồng bào xưa tin rằng: con người chết chưa phải đã hết, cho nên khi mối tìnhtuyệt vọng trai gái Mông vẫn hy vọng vào cuộc sống tương lai khác Vì thế, họ thềnguyền lòng chung thuỷ cả khi chết ; xuất phát từ thú vui trảy chợ, họ quan niệm nếu
không lấy được nhau trên cõi trần thì bước vào kiếp khác: “Chúng ta chết đi nắm tay nhau trảy chợ thong dong” Dù không nhiều, song ta cũng gặp trong thơ ca dân gian Mông những đoạn kết dang dở nhưng vẫn chan chứa tình: “Tình yêu lứa đôi đến giờ này/ Hai đứa để làm ngoại nội mà thăm nhau” Câu thơ như một lời tự an ủi mình,
nhưng lại sáng lên niềm tin vào tương lai
Mỗi bài thơ là một cuộc đời, họ hát lên là để kể lại chính cuộc đời mình với nhữnghạnh phúc, khổ đau, bất hạnh Tiếng hát tình yêu, vì thế, có thể vang đến mọi nơi, mọinhà, trên nương và trong các ngày hội ngày chợ
3.1.4 Tiếng hát than thân, phản kháng trong thơ ca dân gian Mông
3.1.4.1 Tiếng hát làm dâu
Tiếng hát làm dâu là một mảng đề tài lớn của thơ ca dân gian Mông, đó “là tiếng hát yêu thương, tiếng hát căm hờn, ngàn đời của phụ nữ Mèo” phản ánh sâu sắc bi kịch thân phận và
Trang 12quyền sống của con người Chế độ “hôn nhân mua bán” từ lâu ăn sâu vào tiềm thức của ngườiMông trở thành một luật tục truyền đời khiến cho lời than thân trách phận bao trùm trong thơ ca.Khát vọng tình yêu, những cảnh đời éo le, những uất ức đau khổ kết đọng lại trong ngườiphụ nữ thành những bài ca cháy bỏng tự do
mồ côi được ví như con chim lôi, que đuổi gà.
Đằng sau tất cả những lời than vãn, phê phán là khát khao cháy bỏng về tình yêu tự
do, về cuộc sống bình đẳng, đầy đủ cả vật chất lẫn tinh thần và cao hơn hết là khát vọngmột xã hội công bằng
3.1.5 Phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội
Cùng với tiếng hát than thân phản kháng của nam nữ trong tình yêu, tiếng nói phêphán thói hư tật xấu cái ác trong xã hội người Mông cũng thật mạnh mẽ Nó có ý nghĩathực tiễn sâu sắc đối với sự rèn luyện phát triển nhân cách của mỗi người Đó là nhữngkinh nghiệm trong cuộc sống để nâng cao nhận thức và hành động về đạo lý, nếp sốngthuần phong mỹ tục, cách xử thế có tình có lý để sống và hành động theo đạo đức truyềnthống của dân tộc Từ sự phê phán cái xấu để hướng con người tới cái đẹp, sự chuẩnmực trong cuộc sống của con người
3.2 Thơ ca dân gian Mông với lễ nghi phong tục
3.2.1 Thơ ca dân gian với lễ hội
Tác giả Hồng Thao trong cuốn “Âm nhạc dân tộc Hmông” đã nhận định: "Tiếng hát điệu khèn của người Hmông như những bát "miền miến" mỗi ngày hai bữa", thơ ca
có mặt ở bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào, có thể nói "ở đâu có sự sống" ở đó có tiếng hát Điều này cũng được thơ ca dân gian phản ánh: “Người Mông lấy đàn hát ca múa làm vui quanh năm”
Tết Nguyên Đán được coi là ngày lễ lớn mang tính cộng đồng Trong những ngàytết, ngoài việc đi thăm hỏi chúc tụng, bà con người Mông còn tổ chức nhiều hội vui xuânnhư đánh yến, đánh quay, chơi quay người đập bóng, hội vỗ mông và đặc biệt là hộihát giao duyên với hình thức hát đối trực tiếp hoặc cũng có thể hát ống Người ta có thểhát đối đáp thâu đêm suốt sáng, hát ca ngợi cuộc sống, trao đổi tâm tình, song cũng cókhi họ hát để kể về chính cuộc đời của mình Có khi cuộc hát kéo dài mấy ngày liền, lời
hát cứ trải dài bất tận: " Đôi ta không biết hát thì thôi/ Biết hát, ta hát như cây tre cây bương đua nhau mọc" và:"Bài hát sắp hết lại không hết/ Hết như bầy trẻ trai " Lời hát
cứ vang lên cho đến khi "trâu đất biết đi lại húc nhau giữa bàn" mà vẫn còn bịn rịn, lưu luyến “chỉ lo ngày kể chuyện khổ chẳng được bao nhiêu/ ngày kể chuyện khổ chẳng được là mấy”