Vì vậy, công tác quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường đặc biệt là quản lýcác nguồn nước thải công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của cácngành, các cấp ở địa phương hiện na
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG KKT DUNG QUẤT
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60 85 0 101
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS NGUYỄN VĂN HỢP
Thừa Thiên Huế, 2018
Trang 2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Những nội dung và số liệu trong luận văn này do tôi tự nghiên cứu, khảo sát và thực hiện và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Học viên thực hiện luận văn
Đặng Thị Hương Giang
Trang 3LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn đến PGS TS Nguyễn Văn Hợp đã dành nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo khoa Sinh học - trường Đại học Khoa học Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thực hiện luận văn.
Đồng thời, tôi cũng xin cám ơn lãnh đạo Ban Quản lý các Khu kinh tế Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi, Trung tâm Kỹ thuật Quan trắc Môi trường Dung Quất, Chi cục Bảo vệ Môi trường đã tạo điều kiện, hỗ trợ và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc cung cấp số liệu để viết luận văn.
Xin chân thành cám ơn bạn bè, người thân và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi về thời gian để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này.
Huế, tháng 6 năm 2018
Đặng Thị Hương Giang
Trang 4MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG IDANH MỤC CÁC HÌNH IIDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT III
MỞ ĐẦU 1CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 51.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI
51.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
71.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP Ở KKT DUNG
QUẤT
91.4 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM TỪ NGUỒN THẢI
101.4.1 PHƯƠNG PHÁP QUAN TRẮC TRỰC TIẾP
101.4.2 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA NHANH
111.4.3 PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH HÓA
131.5 SƠ LƯỢC VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở KKT DUNG QUẤT
131.5.1 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
131.5.2 TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
15CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 202.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
202.2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
202.2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
202.2.2 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
212.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
212.3.1 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT
212.3.2 PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ BẢO QUẢN MẪU
212.3.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI
232.3.4 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM
252.3.5 PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
25CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 253.1 CÁC NHÓM NGÀNH SẢN XUẤT KINH DOANH PHÁT SINH NƯỚC THẢI Ở KKTDUNG QUẤT
263.2 SƠ LƯỢC VỀ HIỆN TRẠNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM NƯỚC THẢI TẠI CÁC CƠ SỞ SẢNXUẤT CÔNG NGHIỆP
293.2.1 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC HỒ SƠ, THỦ TỤC VỀ MÔI TRƯỜNG
293.2.2 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BÁO CÁO ĐỊNH KỲ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
303.2.3 TÌNH HÌNH THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
30
Trang 53.3 CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI TỪ CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở KKT DUNGQUẤT
333.4 TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM TỪ CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở KKT DUNG
QUẤT
473.4.1 TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM TỪ NHÓM NGUỒN CÔNG NGHIỆP LỌC DẦU VÀ SẢN PHẨMSAU HÓA DẦU – NHÓM A (LD-HD)
553.4.2 TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM TỪ NHÓM NGUỒN CÔNG NGHIỆP NẶNG, CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VÀ CƠ KHÍ – NHÓM B (CNN-TT-CK), CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ VÀ NGUYÊN LIỆU GIẤY – NHÓM C (GO-NLG) VÀ NHÓM NGUỒN CÔNG NGHIỆP VẬT LIỆU XÂY DỰNG - NHÓM D (VLXD)
553.4.3 TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM TỪ NHÓM NGUỒN CÔNG NGHIỆP MAY MẶC – NHÓM E(MAY), CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN – NHÓM F (CBTS), DỊCH VỤ KINH DOANH VÀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN KHÁC – NHÓM G (DV&CNK)
563.4.4 SO SÁNH TỔNG TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM TỪ NTCN CỦA CÁC NHÓM NGUỒN563.4.5 SO SÁNH TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM TỪ NTCN CỦA CÁC CƠ SỞ THEO KHU VỰC
593.5 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC613.5.1 GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
623.5.2 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
63KẾT LUẬN 65TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
BẢNG 2.1 THÔNG TIN VỀ CÁC MẪU NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP (*) 22BẢNG 2.2 KỸ THUẬT BẢO QUẢN MẪU NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP [2]22
BẢNG 2.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO/PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚCTHẢI [52] 23BẢNG 3.1 CÁC NHÓM NGUỒN, NGUỒN (CƠ SỞ SẢN XUẤT KINHDOANH) VÀ LOẠI NƯỚC THẢI PHÁT SINH TỪ NGUỒN Ở KKT DUNGQUẤT (TÍNH ĐẾN THÁNG 12/2017) (*) 27BẢNG 3.2 CHẤT LƯỢNG NTCN VÀ NTSH CỦA NHÓM NGUỒN LD-HD(*) 35
BẢNG 3.3 CHẤT LƯỢNG NTCN CỦA NHÓM NGUỒN CNN-TT-CK36BẢNG 3.4 CHẤT LƯỢNG NTCN VÀ NTSH CỦA NHÓM NGUỒN GO-NLG, VLXD, MAY VÀ CBTS (*) 37BẢNG 3.5 CHẤT LƯỢNG NTCN VÀ NTSH CỦA NHÓM NGUỒN DV-CNK(*) 41
BẢNG 3.6 TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM TỪ NTCN VÀ NTSH CỦA NHÓMNGUỒN LD- HD (NHÓM A)(*) 48BẢNG 3.7 TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM TỪ CỦA NHÓM NGUỒN CNN-TT-CK(NHÓM B) (*) 49BẢNG 3.8 TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM TỪ NTCN VÀ NTSH CỦA NHÓMNGUỒN GO-NLG, VLXD, MAY VÀ CBTS (*) 50BẢNG 3.9 TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM TỪ NTCN CỦA NHÓM NGUỒN DV-CNK (NHÓM G) (*) 52BẢNG 3.10 LƯU LƯỢNG THẢI VÀ TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM TỪ NTCNCỦA CÁC NHÓM NGUỒN Ở KKT DUNG QUẤT (NĂM 2017) (*) 57BẢNG 3.11 LƯU LƯỢNG THẢI VÀ TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM TỪ NTCN ỞKKT DUNG QUẤT (PHÂN THEO KHU VỰC) NĂM 2017 (*) 59
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
HÌNH 1.1 SƠ ĐỒ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ NHANH ĐỂ ƯỚC LƯỢNG TẢILƯỢNG TỪ CÁC NGUỒN NƯỚC THẢI 12HÌNH 3.1 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC CƠ
SỞ SẢN XUẤT Ở KKT DUNG QUẤT (TÍNH ĐẾN THÁNG 12/2017)30HÌNH 3.2 PH CỦA NTCN TỪ CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH ỞKKT DUNG QUẤT (Ở ĐÂY CHỈ ĐƯA RA MỘT SỐ CƠ SỞ THUỘC NHÓMNGUỒN LD-HD, CNN-TT-CK, VLXD, DV-CNK) 43HÌNH 3.3 NỒNG ĐỘ TSS (CTB) TRONG NTCN TỪ MỘT SỐ CƠ SỞ SẢNXUẤT VƯỢT TIÊU CHUẨN CHO PHÉP (CMAX) 44HÌNH 3.4 NỒNG ĐỘ BOD5 TRONG NƯỚC THẢI (CTB) MỘT SỐ CƠ SỞSẢN XUẤT VƯỢT NGƯỠNG QUY CHUẨN CHO PHÉP (CMAX) 44HÌNH 3.5 NỒNG ĐỘ TN VÀ TP TRONG NTCN TỪ MỘT SỐ CƠ SỞ SẢNXUẤT (Ở ĐÂY CHỈ ĐƯA RA MỘT SỐ CƠ SỞ THUỘC NHÓM NGUỒN LD-
HD, CNN-TT-CK, VLXD, DV-CNK) 45HÌNH 3.6 NỒNG ĐỘ TỔNG COLIFORM TRONG NƯỚC THẢI TỪ MỘT
SỐ CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở KKT QUNG QUẤT (Ở ĐÂY CHỈĐƯA RA MỘT SỐ CƠ SỞ THUỘC NHÓM NGUỒN LD-HD, CNN-TT-CK,VLXD, CBTS, DV-CNK ) 46HÌNH 3.7 TẢI LƯỢNG TSS TỪ NTCN CỦA CÁC NHÓM NGUỒN Ở KKTDUNG QUẤT (NĂM 2017) 57HÌNH 3.8 TẢI LƯỢNG COD VÀ BOD5 TỪ NTCN CỦA CÁC NHÓMNGUỒN Ở KKT DUNG QUẤT (NĂM 2017) 58HÌNH 3.9 TẢI LƯỢNG TSS, COD VÀ BOD5 TỪ NTCN VÀ NTSH Ở KKTDUNG QUẤT (PHÂN THEO KHU VỰC) NĂM 2017 59HÌNH 3.10 TẢI LƯỢNG TN, TP TỪ NTCN VÀ NTSH Ở KKT DUNG QUẤT(PHÂN THEO KHU VỰC) NĂM 2017 60
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT Bộ Tài nguyên môi trường
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
ĐABVMT Đề án Bảo vệ môi trường
KHBVMT Kế hoạch Bảo vệ môi trường
Trang 9MỞ ĐẦU
Quảng Ngãi là tỉnh ven biển, thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, baogồm 14 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thành phố, 6 huyện miền núi, 6 huyệnđồng bằng ven biển và 1 huyện đảo Theo quy hoạch đến năm 2025, Quảng Ngãi trởthành một tỉnh có công nghiệp phát triển và dịch vụ phát triển khá, tỷ trọng côngnghiệp và dịch vụ trong GDP chiếm trên 90%, đóng góp đáng kể vào phát triểncông nghiệp của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và toàn quốc [48] Cùng với
sự phát triển đô thị, công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, các chất thải (rắn, lỏng,khí) cũng ngày càng tăng, gây nguy cơ ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễmnguồn nước
Hiện tại, tỉnh Quảng Ngãi có các khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp(KCN) lớn như: KKT Dung Quất hiện hữu (phần diện tích 10.300 ha), KCN ViệtNam – Singapore (VSIP), KCN Tịnh Phong, KCN Quảng Phú và một số cụm côngnghiệp, cơ sở sản xuất trải đều trên khắp địa bàn tỉnh Để thuận lợi cho công tácquản lý, theo Quyết định số 1915/QĐ-TTg ngày 04/10/2016 của Thủ tướng Chínhphủ, Ban quản lý các KKT Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi được thànhlập, trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý KKT Dung Quất và Ban Quản lý KCN QuảngNgãi Về lịch sử, KKT Dung Quất được thành lập theo Quyết định số 72/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ với diện tích 10.300 ha, trọng tâm làphát triển công nghiệp lọc hóa dầu, hóa chất, các ngành có quy mô lớn bao gồm:công nghiệp cơ khí, đóng và sửa chữa tàu biển, luyện cán thép, sản xuất xi măng vàcác ngành công nghiệp sản xuất tiêu dùng, chế biến và xuất khẩu gắn với việcphát triển và khai thác hiệu quả cảng biển nước sâu Dung Quất, sân bay quốc tế ChuLai và đô thị công nghiệp - dịch vụ Vạn Tường, đô thị Dốc Sỏi Theo Quyết định
số 124/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 của Thủ tướng chính phủ, KKT Dung Quất được
mở rộng với tổng diện tích khoảng 45.332 ha, bao gồm phần diện tích KKT hiệnhữu là 10.300 ha, phần diện tích mở rộng khoảng 24.280 ha (trong đó có các KCNnhư: VSIP, KCN Tịnh Phong) và khoảng 10.752 ha diện tích mặt biển [41]
Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn KKT Dung Quất và các KCN
Trang 10Quảng Ngãi có 147 dự án đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm các dự án(hay cơ sở) nằm trong KKT Dung Quất hiện hữu (77 cơ sở, trong đó có 43 cơ sởsản xuất kinh doanh đang hoạt động ổn định), KCN VSIP (08 cơ sở), KCN TịnhPhong (30 cơ sở) và KCN Quảng Phú (32 cơ sở) [5] Đa số các dự án tại KTT DungQuất đã làm tốt công tác bảo vệ môi trường, đã thực hiện lập báo cáo đánh giá tácđộng môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường, đã được cấp thẩm quyền phêduyệt, xác nhận… Tuy nhiên, do đặc thù của KTT Dung Quất, các cơ sở sản xuấtnằm trong KKT Dung Quất còn nằm xen lẫn trong khu dân cư, khu tái định cư, nêncác chất thải phát sinh đã và đang tác động trực tiếp và gián tiếp đến môi trường vàsức khỏe cộng đồng Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khôngđồng tình của cộng đồng địa phương đối với sự phát triển một số dự án đầu tư trongvùng Vì vậy, công tác quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường đặc biệt là quản lýcác nguồn nước thải công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của cácngành, các cấp ở địa phương hiện nay.
Trong nhiều năm qua, với nhiều nguồn lực khác nhau, Ban Quản lý KKTDung Quất và các KCN Quảng Ngãi (gọi tắt là Ban Quản lý KKT Dung Quất) đãquan tâm đầu tư các chương trình, dự án, đề tài, nhiệm vụ liên quan đến công tácbảo vệ môi trường (BVMT) tại KKT Dung Quất như: xây dựng “Kế hoạch bảo vệmôi trường KTT Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2015 - 2020 và định hướngđến năm 2025" với mục tiêu xây dựng các nhiệm vụ trọng tâm về BVMT trên toànKhu kinh tế Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi phù hợp với các giai đoạn pháttriển; “Xây dựng Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường KTT Dung Quất đếnnăm 2011 và định hướng đến năm 2020 và điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới quantrắc môi trường KKT Dung Quất giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm2025” Mặt khác, hàng năm, Trung tâm Kỹ thuật Quan trắc Môi trường (thuộc BanQuản lý KKT Dung Quất) đã thực hiện chương trình quan trắc môi trường (đã đượcphê duyệt) trên địa bàn KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi, trong đó có quantrắc từ 05 - 07 điểm nước thải công nghiệp, sinh hoạt và dịch vụ với tần xuất từ 02 -
03 lần/năm (chỉ quan trắc chất lượng nước thải sau khi xử lý) Ngoài ra, các cơ sởsản xuất, các KCN cũng thực hiện công tác đánh giá tác động môi trường và tự chủ
Trang 11động thực hiện quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường, báo cáo định kỳ về côngtác BVMT của các cơ sở/KCN, trong đó chủ yếu là báo cáo về chất lượng nước thảisau khi xử lý Các báo cáo đánh giá tác động môi trường đã thực hiện tuy có đề cậpđến các nguồn ô nhiễm, tải lượng ô nhiễm từ các cơ sở sản xuất, thương mại và dịch
vụ, nhưng chủ yếu là các tải lượng ô nhiễm dự báo trước khi cơ sở đi vào hoạtđộng Nói chung, cho đến nay, cơ sở dữ liệu về các nguồn nước thải công nghiệptrên địa bàn KKT Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa được thiết lập
và còn nhiều hạn chế như đề cập dưới đây
i) Hạn chế về độ tin cậy và khó khai thác dữ liệu:
Tuy đã có nhiều số liệu về chất lượng nước thải từ các nguồn thải côngnghiệp (được đề cập trong các báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo định
kỳ về công tác BVMT ở các cơ sở sản xuất/KCN), nhưng các số liệu đó chỉ đề cậpđến chất lượng nước thải trong thời gian ngắn (chẳng hạn, trong một năm), nên tínhđại diện chưa cao Hệ số phát thải và tải lượng các tác nhân ô nhiễm từ các nguồnnước thải công nghiệp chưa được xác định hoặc được xác định nhưng chưa đủ tincậy, chẳng hạn, chưa xác định được hệ số phát thải và tải lượng BOD5, COD, tổngnitơ (TN), tổng photpho (TP) từ mỗi nguồn thải là bao nhiêu và khi cơ sở sản xuấtthay đổi công suất hoạt động hoặc thay đổi công nghệ, phương pháp xử lý nướcthải…, thì hệ số phát thải và tải lượng ô nhiễm thay đổi thế nào ? Mặt khác, việclưu trữ, biểu diễn và quản lý số liệu cũng chưa theo một phương thức thống nhất ,nên khó khai thác, sử dụng và chia sẻ thông tin, dữ liệu
ii) Thông tin và dữ liệu về các nguồn nước thải công nghiệp chưa hỗ trợ tốt
cho công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường:
Do thiếu thông tin đại diện về tải lượng ô nhiễm từ các nguồn thải ở các cơ
sở sản xuất, nên hạn chế về công tác quản lý và kiểm soát các nguồn ô nhiễm như: khó xác định hiệu quả xử lý nước thải và khó so sánh tải lượng ô nhiễm từ các nhóm ngành sản xuất khác nhau, khó xác định tổng tải lượng ô nhiễm đổ vào nơi tiếp nhận nước thải (sông, vùng biển ven bờ…) và do vậy, khó đánh giá tác động môi trường, khó cung cấp thông tin đại diện cho việc thu phí BVMT đối với nước thải (hiện tại, mỗi khi cần xác định tải lượng ô nhiễm từ một nguồn thải nào đó,
Trang 12phải tiến hành lấy mẫu và phân tích, gây tốn kém và số liệu thu được chưa hẳn đã đại diện, vì chỉ lấy mẫu 1 - 2 lần)
Mục đích của đề tài: Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “Đánh giá hiện
trạng phát sinh nước thải công nghiệp phục vụ công tác quản lý môi trường ở KKTDung Quất” được thực hiện nhằm mục đích góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu về cácnguồn nước thải công nghiệp, hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý và kiểm soát ônhiễm môi trường trong khu vực
Trang 13CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1 Tình hình nghiên cứu quản lý nước thải công nghiệp trên thế giới
Ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, phát triển công nghiệp là một trongnhững ưu tiên hàng đầu để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội quốc gia và đóng gópvào phát triển trong khu vực và toàn cầu Song, phát triển công nghiệp luôn dẫn đễnlàm gia tăng các chất thải (rắn, lỏng, khí), gây áp lực mạnh mẽ lên môi trường - gây
lo lắng về ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí) và suy giảm đa dạng sinh học.Nếu không có biện pháp thích hợp để thu gom và xử lý các chất thải, các áp lực đó
sẽ làm suy giảm chất lượng môi trường, đe dọa đa dạng sinh học và hậu quả là tácđộng bất lợi đến môi trường và sức khỏe Do vậy, hiện nay trên thế giới, các nghiêncứu liên quan đến kiểm soát ô nhiễm môi trường được đặc biệt quan tâm, bao gồm:thu gom và xử lý các chất thải; quản lý môi trường, đặc biệt là quản lý nước thảicông nghiệp; các chính sách môi trường liên quan…
Năm 1991, Liên Hợp Quốc đã lần đầu tiên xuất bản hướng dẫn kiểm toán chất
thải công nghiệp “Audit and Reduction Manual for Industrial Emissions and Wastes”,tài liệu cung cấp các bước/công đoạn để thực hiện một cuộc kiểm toán chất thải (quansát, đo lường, ghi dữ liệu, thu thập và phân tích mẫu chất thải) và các kỹ thuật/biệnpháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải công nghiệp [54]
Năm 1993, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xây dựng và ban hành bộ tài liệu
kỹ thuật đánh giá nhanh các nguồn ô nhiễm đất, nước và không khí “Assessment ofSources of Air, Water, and Land Pollution – A Guide to Rapid Source InventoryTechniques and their Use in Formulating Environmental Control Strategies” (part 1)
đề cập đến các hệ số phát thải khí thải, nước thải, chất thải rắn của nhiều ngành côngnghiệp, nông nghiệp và dịch vụ khác nhau Các tiếp cận xây dựng hệ số phát thải tácnhân ô nhiễm (hay gọi tắt là hệ số phát thải) của WHO là tiến hành khảo sát thu thập
và phân loại số liệu theo từng ngành sản xuất trên cơ sở điều tra hệ số phát thải tạimỗi công đoạn trong quy trình sản xuất, các kỹ thuật xử lý và hiệu quả của chúngtrước khi thải vào môi trường [51] Trong nhiều năm qua, tài liệu này đã và đangđược áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới (trong đó có Việt Nam) để ước
Trang 14lượng tải lượng ô nhiễm từ các ngành sản xuất và dịch vụ khác nhau, kể cả tải lượng
ô nhiễm từ khí thải, nước thải và chất thải rắn
Năm 2005, Misra V và Pandey S.D đã đề cập đến bản chất các chất thải từ
các ngành công nghiệp, đặc tính các chất thải, thực tiễn trong quản lý các chất thải,
kể các các chất thải nguy hại và ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe và môi trường,các bước hoạch định, thiết kế và phát triển các mô hình quản lý, xử lý, phương pháp
và các quy định về hiệu quả trong việc thải bỏ các chất thải nguy hại [53]
Trong nhiều năm qua, nhiều quốc gia/địa phương trên thế giới đã nghiên cứunhằm cập nhật các hệ số phát thải do WHO công bố năm 1993 sao cho phù hợp vớiquốc gia/địa phương mình, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển (trong đó có ViệtNam) Các nghiên cứu đó đã và đang được các tổ chức quốc tế lớn như: WHO, EPA(Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ), ADB (Ngân hàng Phát triển Châu Á), WB(Ngân hàng Thế giới), UNEP (Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc)… đặc biệtquan tâm Tuy vậy, cho đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam vẫn chưaxây dựng được cơ sở dữ liệu về các hệ số phát thải từ nước thải các ngành côngnghiệp khác nhau ở nước ta Năm 2015, Tổng cục Môi trường mới chỉ nghiên cứuxây dựng được hệ số phát thải từ khí thải cho một vài ngành công nghiệp, chẳng hạn,
đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng bộ hệ số phátthải phục vụ kiểm soát khí thải đối với một số ngành công nghiệp chính ở Việt Nam(triển khai thí điểm cho ngành xi măng, nhiệt điện và lò hơi công nghiệp)” Trong đó,
đã xây dựng phương pháp luận xây dựng hệ số phát thải cho ngành công nghiệp ximăng, nhiệt điện và lò hơi công nghiệp ở Việt Nam, đánh giá và lựa chọn được bộ hệ
số phát thải của WHO (1993) làm cơ sở để tính toán, điều chỉnh hệ số phát thải Xâydựng và sử dụng phần mềm tính toán hệ số phát thải, đánh giá, sử dụng số liệu đầuvào, kết quả thực nghiệm để xây dựng hệ số phát thải của thông số bụi tổng (TSP),
CO, SO2, NO2 cho ngành xi măng, nhiệt điện và lò hơi công nghiệp, đề xuất bộ hệ sốphát thải cho khí thải đối với ngành công nghiệp xi măng, nhiệt điện và lò hơi côngnghiệp của Việt Nam [43]
Hiện nay trên thế giới, một cách tổng quát, để xác định các hệ số phát thảihoặc dự báo phát sinh chất thải, người ta thực hiện như sau: Trước hết, thiết lập các
Trang 15hệ số phát thải (dạng bảng dữ liệu) bằng cách xử lý các số liệu thu được (bằngphương pháp thống kê) về các hệ số phát thải của từng nhà máy (hay cơ sở sảnxuất) của các ngành nghề được lựa chọn nghiên cứu; Sau đó, tiếp tục xử lý các sốliệu thu được để loại trừ các số liệu mắc sai số quá lớn bằng cách sử dụng các phầnmềm thống kê ứng dụng (chẳng hạn, áp dụng phần mềm Microsoft- Excel), để thuđược các hệ số phát thải trung bình có sai số thỏa mãn ở mức xác định hay nói cáchkhác là thu được các hệ số phát thải trung bình đại diện Từ các hệ số phát thải vàcông suất hoạt động của các cơ sở sản xuất, sẽ xác định được tải lượng ô nhiễm từcác cơ sở đó.
1.2 Tình hình nghiên cứu về quản lý nước thải công nghiệp ở Việt Nam
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu Tư (tính đến đến tháng 12/2016), cảnước hiện có 16 khu kinh tế ven biển đang hoạt động với tổng diện tích đất và mặtnước là xấp xỉ 815 nghìn ha, trong đó, tổng diện tích đất đã cho thuê để thực hiệncác dự án đầu tư sản xuất trong KKT ven biển đạt trên 30 nghìn ha, chiếm khoảng40% tổng diện tích đất dành cho sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ trong KKTven biển Ngoài ra, còn có 2 KKT (KKT ven biển Thái Bình, tỉnh Thái Bình vàKKT Ninh Cơ, tỉnh Nam Định) có trong quy hoạch nhưng chưa được thành lập; có
325 KCN (trong đó có 220 KCN đã đi vào hoạt động, 105 KCN đang trong giaiđoạn đền bù giải phóng mặt bằng), với tổng diện tích 94,9 nghìn ha, trong đó diệntích đất công nghiệp có thể cho thuê khoảng 64 nghìn ha, chiếm 67% diện tích đất
tự nhiên Trong số 220 KCN trên cả nước đã đi vào hoạt động, 189 KCN đã có hệthống xử lý nước thải tập trung hoàn chỉnh và đi vào vận hành, chiếm 86% tổng sốKCN đang hoạt động [39]
Tuy phát triển công nghiệp nói chung và các KKT, KCN nói riêng ngày càngđược quan tâm, nhưng tỷ lệ các khu chức năng trong Khu kinh tế, KCN có hệ thống
xử lý nước thải (XLNT) tập trung thấp Nhiều KCN xảy ra tình trạng gây ô nhiễmmôi trường nghiêm trọng, thải chất thải chưa qua xử lý ra môi trường, Theo Báocáo hiện trạng môi trường Quốc gia giai đoạn 2011 - 2015, trong kế hoạch phát triểnKT-XH, năm 2014 đã đặt mục tiêu 80% KCN, khu chế xuất (KCX) đang hoạt động
có hệ thống XLNT tập trung, nhưng tỷ lệ này mới chỉ đạt 60% và năm 2015 đạt
Trang 16khoảng 74,9%, ngay cả những KCN đã xây dựng hệ thống XLNT tập trung, thì hiệuquả xử lý cũng không cao, đặc biệt đối với những KCN có thời gian hoạt động lâunăm, thì những hệ thống XLNT tập trung đã xuống cấp Nhiều KCN khác tuy cóxây dựng hệ thống XLNT nhưng không hoạt động hoặc hoạt động chỉ mang tínhchất đối phó khi có cơ quan chức năng kiểm tra [6] Rõ ràng, những nghiên cứu liênquan đến nước thải, đặc biệt là nước thải công nghiệp ở nước ta là rất cấp thiết.
Nguyễn Văn Hợp và nnk (1997), trong báo cáo chuyên đề khoa học thuộc Dự án
”Điều tra đánh giá hiện trạng môi trường đô thị và vùng phụ cận và xây dựng biện phápphòng chống ô nhiễm thành phố có quần thể di tích văn hoá thế giới”, đã áp dụngphương pháp quan trắc trực tiếp và phương pháp điều tra nhanh (WHO, 1993) để xâydựng cơ sở dữ liệu về tải lượng ô nhiễm từ các nguồn thải điểm ở đô thị Huế (nước thảisinh hoạt và đô thị, nước thải công nghiệp); áp dụng mô hình Fairs để đánh giá khả năngtiếp nhận chất thải và khả năng tự làm sạch của sông Hương; điều tra tình hình phát sinh,đặc điểm, thành phần, mạng lưới và năng lực thu gom chất thải rắn ở đô thị Huế [34]
Hoàng Thái Long và nnk (2003), trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ
”Điều tra đánh giá tác động của các nguồn nước thải đến môi trường và xây dựng cở
dữ liệu các nguồn thải ở đô thị Huế” đã điều tra, đánh giá được chất lượng và tải lượng
ô nhiễm từ các nguồn nước thải điểm và không điểm tại thành phố Huế bằng phươngpháp quan trắc trực tiếp và phương pháp điều tra nhanh (WHO, 1993), từ đó đánh giátác động của các nguồn nước thải đến môi trường tại thành phố Huế [46]
UBND tỉnh Bình Dương (2013) đã xây dựng và ban hành “Hướng dẫn thu
thập, tính toán chị thị môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013 – 2020” cung cấp cơ sở/phương pháp thu thập, tính toán chỉ thị môi trường không khí
và môi trường nước mặt lục địa phục vụ cho việc đánh giá, theo dõi diễn biến chấtlượng môi trường, lập báo cáo hiện trạng môi trường [47]
Nguyễn Văn Hợp và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị (2015) đãthực hiện nhiệm vụ “Xây dựng Bộ chỉ thị môi trường tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011 –2015”, trong đó đã áp dụng kết hợp phương pháp quan trắc trực tiếp và phương phápđánh giá nhanh (WHO, 1993) để đánh giá các nguồn thải (nước thải, khí thải và chấtthải rắn), xác định nồng độ các chất ô nhiễm, hệ số phát thải và tải lượng ô nhiễm [35]
Trang 17Ngoài các nghiên cứu nói trên, trong những năm gần đây nhiều đề tài luậnvăn thạc sĩ ở các trường đại học đã nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu các nguồnnước thải công nghiệp và đô thị ở khu vực miền Trung (bao gồm chất lượng nướcthải, hệ số phát thải và tải lượng ô nhiễm) như: Trần Thị Ngọc Liễu (2013) – Phântích, đánh giá hiện trạng nước thải ở tỉnh Quảng Bình [37]; Nguyễn Thị Ny (2014) –Phân tích và đánh giá hiện trạng nước thải công nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế [38];Bùi Văn Hữu (2016) – Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý nước thải
đô thị ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam [36]…
1.3 Tình hình nghiên cứu về quản lý nước thải công nghiệp ở KKT Dung Quất
Đối với KKT Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi, trong công tác quản
lý môi trường nói chung và quản lý nước thải công nghiệp nói riêng, nhiều vấn đềđang phải đối mặt như sau:
- Đa số các cơ sở sản xuất, KCN đều phát triển sản xuất đa ngành, đa lĩnhvực, nên phát thải nhiều loại nước thải khác nhau và do vậy việc thu gom và xử lýchung là khó khăn Một số nơi có trạm XLNT tập trung, nhưng hiệu quả XLNT cònthấp, nên một số thông số vẫn vượt quá mức quy định;
- Do chưa đầu tư đồng bộ hệ thống thu gom, thoát nước và XLNT tập trungtại các KCN chức năng (KCN phía Đông, một phần KCN phía Tây Dung Quất), nêngây lo lắng về ô nhiễm môi trường do nước thải; mặt khác, điều này cũng gây khókhăn cho nhiều doanh nghiệp trong lựa chọn vị trí đầu tư
Trong nhiều năm qua, đã có một số nghiên cứu liên quan đến công tácBVMT tại KKT Dung Quất như: xây dựng “Kế hoạch BVMT KKT Dung Quất,tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2025” [1] (trong
đó, có đề cập đến các nguồn ô nhiễm môi trường và sơ bộ ước tính tải lượng ônhiễm từ nguồn nước thải chung tại các khu chức năng trong KKT); triển khainhiệm vụ ”Điều tra, đánh giá sức chịu tải sông Trà Bồng phục vụ phát triển KKTDung Quất năm 2017” [2] (trong đó, có đề cập đến nguồn phát thải chất ô nhiễmcông nghiệp tại KCN phía Tây KKT Dung Quất, đánh giá tải lượng chất ô nhiễm
đổ vào sông Trà Bồng); Hàng năm, chương trình quan trắc môi trường được thựchiện, nhưng trong đó chỉ quan trắc từ 05 - 07 vị trí nước thải trong KKT Dung
Trang 18Quất và chỉ báo cáo về chất lượng nước thải; Nhiều báo cáo đánh giá tác động môitrường, các báo cáo định kỳ về công tác BVMT cũng đề cập đến các nguồn ônhiễm từ các cơ sở sản xuất, thương mại và dịch vụ, nhưng cũng chỉ đề cập đếnnồng độ các tác nhân ô nhiễm…
Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào về xác định các hệ số phát thải và tảilượng ô nhiễm từ các nguồn nước thải công nghiệp trong KKT Dung Quất nói riêng
và ở các KCN tỉnh Quảng Ngãi nói chung Điều này đã làm hạn chế hiệu quả củacông tác BVMT nói chung và kiểm soát ô nhiễm môi trường nói riêng
1.4 Phương pháp xác định tải lượng ô nhiễm từ nguồn thải
Để đánh giá tải lượng các chất ô nhiễm từ nước thải đổ vào nơi nhận thải,một trong những nhiệm vụ quan trọng là phải thiết lập được các phương pháp tiếpcận để điều tra và đánh giá tin cậy các nguồn thải Mục đích của việc điều tra là đểnhận biết và đánh giá bản chất, mức độ và nguồn gốc của nguồn ô nhiễm đang tồntại Trên cơ sở kết quả điều tra được, thiết lập chương trình quản lý, giảm thiểu ônhiễm một cách phù hợp Ở đây, tải lượng ô nhiễm (pollutant load) là lượng chất ônhiễm phát thải (thường tính bằng tấn) trong một đơn vị thời gian (thường là trongmột năm) từ một nguồn thải xác định (có hoặc không có hệ thống xử lý nước thải)
Hiện nay, trên thế giới, để xác định tải lượng ô nhiễm từ một nguồn thảiđiểm, người ta áp dụng một trong ba phương pháp được nêu dưới đây
1.4.1 Phương pháp quan trắc trực tiếp
Phương pháp này được áp dụng để xác định tải lượng ô nhiễm từ các nguồnnước thải điểm (gọi tắt là nguồn) theo các bước sau [34]:
- Điều tra để xác định đơn vị hoạt động của nguồn (đvhđ) và công suất hoạtđộng của nguồn (P, 103 đvhđ/năm); đvhđ thường là tấn sản phẩm (đối với cơ sở sảnxuất) hoặc người.năm (đối với khu dân cư, cơ sở sản xuất chỉ phát sinh nước thảisinh hoạt/NTSH);
- Điều tra để xác định lưu lượng nước thải từ nguồn (Q, 103 m3/năm) Nếukhông có thiết bị đo Q, có thể chấp nhận lưu lượng thải (Q) bằng 80% lượng nướccấp (theo hướng dẫn tại Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 của Chínhphủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, trong trường hợp không có thiết bị
đo lưu lượng thải Q của nguồn thải [42])
Trang 19- Tính hệ số phát thải thể tích từ nguồn (f, m3/đvhđ):
f (m3/đvhđ) = Q (103 m3/năm)/P (103 đvhđ/năm) (1.4.1.1)
- Dựa vào các liệu thu thập được trong quá khứ (hoặc lấy mẫu và phân tích)
để xác định hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sau khi xử lý (Ci, mg/L); i
ở đây là các tác nhân ô nhiễm chính, gồm: TSS (tổng chất rắn lơ lửng), BOD5 (nhucầu oxy sinh hóa), COD (nhu cầu oxy hóa học), TN (tổng nitơ), TP (tổng photpho)
và các chất ô nhiễm khác (dầu mỡ, kim loại độc )
- Tính hệ số phát thải chất ô nhiễm Fi (kg chất ô nhiễm i/đvhđ):
Fi (kg/đvhđ) = Ci (mg/L) * f (m3/đvhđ)/1000 (1.4.1.2)
- Tính tải lượng ô nhiễm từ nguồn Li (tấn/năm):
Li (tấn/năm) = P (103 đvhđ/năm) * Fi (kg tác nhân ô nhiễm i/đvhđ) (1.4.1.3)Hoặc: Li (tấn/năm) = [Q (103 m3/năm) × Ci (mg/L)]/1000 (1.4.1.4)
- Cuối cùng, thiết lập bảng liệt kê các nguồn nước thải trong khu vực nghiêncứu Để thuận lợi cho công tác quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường, bảng liệt
kê theo mẫu được hướng dẫn trong tài liệu WHO, 1993 gồm các thông tin: Mãngành công nghiệp, ký hiệu nguồn, đvhđ của nguồn, P (103 đvhđ/năm), hệ số phátthải thể tích f (m3/đvhđ), lưu lượng hay thể tích thải Q (103 m3/năm), hệ số phát thảitác nhân ô nhiễm Fi (kg/đvhđ) và tải lượng ô nhiễm Li (tấn/năm) [34]
Phương pháp này có ưu điểm là đảm bảo độ chính xác cao, nhưng có nhữngnhược điểm sau:
- Khi cần điều tra và đánh giá các nguồn thải để phục vụ cho mục đích quản
lý, việc áp dụng phương pháp này sẽ tốn nhiều thời gian, chi phí và sức lực;
- Khi cần điều tra những vùng phức tạp và trong phạm vi rộng lớn, chẳng hạnnhững cơ sở sản xuất có nhiều nguồn thải khác nhau, nước thải từ các nguồn khôngđiểm thì phương pháp này tỏ ra không thực tế và khó thực hiện
1.4.2 Phương pháp điều tra nhanh
Phương pháp này do Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) đề xuất năm 1993 vàhiện nay đang được áp dụng khá phổ biến trên thế giới để đánh giá nhanh tải lượng
ô nhiễm từ một nguồn ô nhiễm xác định Phương pháp này tốn ít thời gian, nguồnlực và kinh phí hơn so với phương pháp quan trắc trực tiếp [53]
Trang 20Nguyên tắc của phương pháp là dựa trên những số liệu có sẵn và đã đượcthiết lập thành tài liệu tra cứu về bản chất (tức là có mặt những chất ô nhiễm nào) vàlượng các chất ô nhiễm tạo ra từ mỗi kiểu nguồn thải (các nguồn này có hoặc không
có các hệ thống xử lý), rồi từ đó áp dụng cố định những kinh nghiệm đó để dự đoánhay ước tính tải lượng thải (hay tải lượng ô nhiễm) từ nguồn thải cần điều tra Sơ đồquy trình của phương pháp đánh giá nhanh được minh họa ở Hình 1.1 [53]
3 Xác định tảilượng ô nhiễmtổng cộng từnguồn
4 Xác địnhkiểu xử lý vàhiệu quả xử lý
5 Xác định tảilượng ô nhiễmthực tế từnguồn
Hình 1.1 Sơ đồ quy trình đánh giá nhanh để ước lượng
tải lượng từ các nguồn nước thảiTheo phương pháp này, trước hết cần điều tra về đặc điểm hoạt động và đơn
vị hoạt động (đvhđ) của nguồn; xác định công suất của nguồn (P, 103 đvhđ/năm);
- Tra bảng tương ứng trong tài liệu WHO (1993) để xác định hệ số phát thảithể tích f (m3/đvhđ) và hệ số phát thải tác nhân ô nhiễm từ nguồn (Fi, kg chất ônhiễm i/đvhđ);
- Tính lưu lượng thải từ nguồn Q (103 m3/năm):
Q (103 m3/năm) = f (m3/đvhđ)*P (103 đvhđ/năm) (1.4.2.1)
- Tính tải lượng ô nhiễm tổng cộng từ nguồn Li (tấn/năm):
Li (tấn/năm) = P(103 đvhđ/năm) * Fi (kg tác nhân ô nhiễm/đvhđ) (1.4.2.2)
- Cuối cùng, lập bảng liệt kê các nguồn nước thải trong khu vực nghiên cứutheo mẫu tương tự như cách làm ở trên
Ưu việt của phương pháp đánh giá nhanh là đơn giản, dễ thực hiện và ít tốnkém Nó có thể giúp xác định được tải lượng ô nhiễm của các nguồn thải điểm, một
số nguồn không điểm và cả những nguồn thải điểm rất khó lấy mẫu để phân tích.Kết quả của phương pháp này tuy không đạt được độ chính xác cao, nhưng khá đạidiện cho các nguồn thải, rất thuận lợi cho công tác quản lý môi trường các lưu vực,các vùng hạ lưu sông, vùng đầm phá và ven biển, đóng góp tích cực cho công tác
Trang 21quy hoạch phát triển bền vững và bảo vệ môi trường của một địa phương, một vùngkinh tế và quốc gia Do vậy, phương pháp này được áp dụng khá phổ biến ở nhiềuquốc gia phát triển và đang phát triển (trong đó có Việt Nam).
1.4.3 Phương pháp mô hình hóa
Theo phương pháp này, người ta áp dụng toán học và tin học để mô hình hóanguồn ô nhiễm, cho phép tính toán tải lượng ô nhiễm từ nguồn và nồng độ chất ônhiễm lan truyền trong nguồn nhận thải (sông, hồ, biển ven bờ) Song, phươngpháp này khó áp dụng vì đòi hỏi nhiều thông tin đầu vào và chỉ áp dụng được chomột số loại nguồn thải và nguồn nhận thải nhất định với những giả thiết ban đầu xácđịnh [34]
1.5 Sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và phát triển công nghiệp ở KKT Dung Quất
1.5.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
1.5.1.1 Vị trí địa lý [41]
Khu kinh tế Dung Quất (phần diện tích 10.300 ha) nằm trên địa bàn huyệnBình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là KKTtổng hợp, phát triển đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là phát triển các tổ hợpcông nghiệp nặng, các dự án quy mô lớn…gắn với khai thác và phát triển cảng biểnnước sâu Dung Quất, sân bay Chu Lai KKT Dung Quất gồm hai KCN chức năng
và 01 Khu đô thị:
- KCN phía Tây (2.100 ha) gồm chủ yếu là các cơ sở sản xuất kinh doanh vậtliệu xây dựng, cơ khí sửa chữa, chế biến dăm gỗ, chế biến hải sản, hàng dệt may,hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu,
- KCN phía Đông (5.784 ha) gồm chủ yếu là các cơ sở sản xuất công nghiệplọc hóa dầu và sau hóa dầu, đóng tàu, luyện cán thép, cơ khí, vật liệu xây dựng, khotàng và một số loại hình công nghiệp khác như: khu cảng biển nước sâu gắn vớidịch vụ hậu cần cảng, trung tâm dịch vụ công cộng…
- Khu đô thị Vạn Tường (3.828 ha) bao gồm chủ yếu là các khu nhà cho cán
bộ, công nhân và người lao động ở và làm việc, các cơ quan/bộ phận quản lý, hànhchính và các hoạt động dịch vụ [41]
Trang 221.5.1.2 Đặc điểm địa hình, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên [2]
- Địa hình: KKT Dung Quất nằm trong vùng địa hình đồng bằng của tỉnh
Quảng Ngãi, xen kẽ đồi núi thấp và có cả cồn cát ven biển
- Khí hậu: KKT Dung Quất nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, nên có khí
hậu tương tự như ở tỉnh Quảng Ngãi nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới Quảng Ngãi
có khí hậu nhiệt đới và gió mùa Nhiệt độ trung bình 25-26,9°C Thời tiết chia làm 2mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa nắng Khí hậu có nhiều gió Đông Nam ít gió ĐôngBắc vì địa hình địa thế phía nam, và do thế núi địa phương tạo ra Lượng mưa trungbình hằng năm khoảng 2.063 mm nhưng chỉ tập trung vào 8 đến tháng 12, còn cáctháng khác thì khô hạn Sự phân phối lượng mưa không đều cũng như sự kéo dàimùa khô hạn rất có hại cho cây hoa màu, đất đai và gây khó khăn cho việc tưới tiêu.Đặc biệt ở Quảng Ngãi các trận bão chỉ thể xảy ra trong khoảng thời gian từ tháng 9đến tháng 12 dương lịch nhất là hai tháng 10 và 11
- Tài nguyên thiên nhiên:
+ Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp có 6.969,87 ha, chủ yếu là rừngtrồng, tính đa dạng sinh học không cao
+ Tài nguyên khoáng sản: tại vùng KKT Dung Quất có một số điểm khoánghóa và mỏ có khả năng khai thác sử dụng như: đá ong (laterit), phân bố hầu hết ởmiền duyên hải và vùng đồi thấp như núi Thần, Ba Làng An, A Linh… Đá ong lànguồn vật liệu xây dựng, vật liệu rải đường ở nông thôn Gần khu dự án có mỏ Kaolanh ở Sơn Tịnh Kao lanh đã được khai thác phục vụ cho công nghiệp sứ của tỉnh.Ngoài ra, dọc ven biển ở thềm 1 - 3 m, 4 - 5 m và 10 – 15 m thường gặp đá vôi san
hô chôn vùi dưới cát, hoặc ngầm dưới biển như vùng Ba Làng An
+ Tài nguyên nước dưới đất: Trữ lượng nước ngầm trên địa bàn KKT DungQuất được đánh giá là không lớn và ít có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động khaithác sử dụng để cấp nước sản xuất và sinh hoạt của KKT [1]
+ Tài nguyên nước mặt: Sông Trà Bồng và vùng biển ven bờ là những nguồncấp nước cho nhiều hoạt động phát triển KT-XH trong vùng Sông Trà Bồng, đoạnqua Khu kinh tế Dung Quất có chiều dài 11 km, là nguồn cung cấp nước chủ yếucho các hoạt động sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, ở vùng hạ lưu
Trang 23sông, nhưng cũng là những nơi phải tiếp nhận các nguồn thải, đặc biệt là nước thảisinh hoạt từ các khu dân cư ven bờ và nước thải công nghiệp từ các cơ sở sản xuất ởKKT Dung Quất.
+ Thảm thực vật: KKT Dung Quất có hệ thực vật đa dạng và phong phú vớikhoảng 455 loài, 314 chi thuộc 112 họ trong đó có nhiều loài quý hiếm, Các loàithực vật được phân bố chủ yếu trong một số kiểu sinh thái sau: Hệ sinh sinh thái bãicát ven biển, hệ sinh thái đồi đụn cát hoang, hệ sinh thái đồi núi sót ven biển, hệsinh thái cây trồng khu dân cư, hệ sinh thái vùng lúa nước, rau màu, hệ sinh tháirừng ngập mặn, hệ sinh thái thực vật thuỷ sinh, đầm hồ, sông rạch,…
1.5.2 Tình hình kinh tế - xã hội và phát triển công nghiệp
KKT Dung Quất (diện tích 10.300 ha) nằm chủ yếu trên địa bàn huyện BìnhSơn, bao gồm 09 xã (Bình Chánh, Bình Thạnh, Bình Đông, Bình Thuận, Bình Trị,Bình Hải và một phần diện tích đất của các xã Bình Phước, Bình Hoà và Bình Phúcủa huyện Bình Sơn) Các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn KKT Dung Quấtđược chia thành 2 khu vực: KCN phía Tây (chiếm diện tích 2.100 ha và KCN phíaĐông (chiếm diện tích 5.784 ha) Ngoài 2 KCN đó, trên địa bàn KKT còn có khu đôthị Vạn Tường (chiếm diện tích 3.828 ha), khu đô thị này bao gồm chủ yếu là cáckhu nhà cho cán bộ, công nhân và người lao động ở và làm việc, các cơ quan/bộphận quản lý, hành chính và các hoạt động dịch vụ [41]
1.5.2.1 Dân số và di cư [48]
Tính đến năm 2016 dân số huyện Bình Sơn là 179.390 người; mật độ dân sốcủa huyện là 385 người/km2, dân số thành thị chiếm 4,68% và dân số nông thônchiếm 95,32% Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm, năm 2014 là 7,98‰ đến năm
2016 còn 2,72‰
Từ năm 2014 đến 2016 mật độ dân số huyện Bình Sơn tăng từ 381người/km2 đến 385 người/km2 Nguyên nhân do số lượng người nhập cư từ các nơikhác vào làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trong KKT Dung Quất ngàycàng tăng Điều này cũng làm gia tăng lượng chất thải (rắn, lỏng, khí) trong khu vực
và gây áp lực lên môi trường và tài nguyên ở địa phương
Trang 241.5.2.2 Phát triển công nghiệp và tăng trưởng kinh tế [5]
(1) Phát triển công nghiệp [5]
Phát triển công nghiệp lọc dầu, cơ khí, chế tạo, đóng tàu gắn với pháthuy lợi thế cảng nước sâu, góp phần đưa Dung Quất thành KKT tổng hợp đangành, đa lĩnh vực là nhiệm vụ trọng tâm của KKT Dung Quất trong quá trìnhphát triển kinh tế
Đến cuối năm 2017, tại KKT Dung Quất có 77 doanh nghiệp đã đi vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh, trong đó, có 43 doanh nghiệp hoạt động ổn định, 22doanh nghiệp hoạt động cầm chừng và 12 doanh nghiệp ngừng hoạt động
Lũy kế đến nay, tại KKT Dung Quất có 15.054 lao động làm việc cho cácdoanh nghiệp trên địa bàn và khoảng 1.000 lao động đang làm công tác xây dựng vàdịch vụ trên địa bàn
Ngoài sản phẩm của Nhà máy lọc dầu Bình Sơn, KKT Dung Quất cũng đã cócác sản phẩm đặc trưng khác như: sản phẩm cơ khí chế tạo của Nhà máy Công nghiệpnặng Doosan Vina, sản phẩm bao bì của Nhà máy sản xuất bao bì polypropylene, sảnphẩm dăm gỗ, nguyên liệu giấy của các nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu ở KCN PhíaTây Dung Quất, sản phẩm may mặc của Nhà máy may Dung Quất,
Bên cạnh các mặt tích cực về kinh tế của sự phát triển công nghiệp, mặt tráicủa sự phát triển công nghiệp là vấn đề ô nhiễm môi trường, nhất là khu vực nhữngnhà máy, xí nghiệp sản xuất và trực tiếp xả thải ra môi trường Qua thống kê trênđịa bàn tỉnh, trung bình mỗi ngày, KKT, KCN, các làng nghề trong tỉnh thải ra môitrường hàng triệu m3 nước thải Vì vậy trong quá trình phát triển lấp đầy KKT, cần
có biện pháp quản lý, kiểm soát các chất thải công nghiệp phát sinh để giảm thiểutác động đến môi trường tiếp nhận
(2) Tăng trưởng kinh tế [5]
Phát triển công nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Quảng Ngãi trong quátrình phát triển kinh tế Trong những năm qua, tỉnh đã ban hành và triển khai kếhoạch về đẩy mạnh phát triển công nghiệp tỉnh giai đoạn 2011-2015, kế hoạch pháttriển KKT Dung Quất giai đoạn 2011 - 2015 Đồng thời, tỉnh cũng đã tiến hành ràsoát các cơ chế, chính sách của tỉnh đã ban hành để xác định cơ chế, chính sách cần
Trang 25phải bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới; Xây dựng Quy chế quản lý đầu tư cơbản, Chính sách khuyến khích thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Với định hướng trên,KKT Dung Quất trong những năm qua đã có những bước phát triển tốt.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn liên quan đến điều kiện sản xuất, giá cả và thịtrường tiêu thụ và ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới, nên giá trị sản xuất trong năm
2016 có giảm so với 2015, nhưng nhìn chung, kinh tế KKT Dung Quất vẫn đạt đượcnhững thành tựu đáng khích lệ trong năm 2017:
- Giá trị sản lượng công nghiệp, thương mại, dịch vụ thực hiện năm 2017 đạt84.000 tỷ đồng, đạt 96,7% so với năm trước;
- Nộp ngân sách Nhà nước ước thực hiện 10.586 tỷ đồng, đạt 77,3% so vớinăm 2016
- Kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 308 triệu USD, đạt 112% so với năm2016;
- Sản lượng hàng hóa qua cảng ước đạt trên 16 triệu tấn, tăng 18% so vớinăm 2015 và 90,4% so với năm 2016
1.5.2.3 Phát triển giao thông vận tải [2]
Trong nhiều năm qua, do nhu cầu phát triển KKT Dung Quất, nên hệ thốnggiao thông vận tải trong khu vực (huyện Bình Sơn và KKT Dung Quất) đã pháttriển mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho cả giao thông đường bộ và đường thủy
Đường bộ: Quốc lộ 1A chạy dọc phía Tây KKT là trục giao thông chính, trục
giao thông huyết mạch của quốc gia Dự án đường cao tốc, đoạn tuyến Đà Nẵng
-Sa Huỳnh đã và đang được xây dựng cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi chogiao thông vận tải trong vùng
Ngoài các trục đường bộ quan trọng đó, trên địa bàn còn có hệ thống đườngkinh tế ven biển với cấp đường từ cấp V đến cấp IV Tuy quy mô và chất lượngđường còn thấp, nhưng đã góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và cải thiện đờisống cho người dân vùng ven biển từ Dung Quất xuống Mỹ Khê Đường Dốc Sỏi -Cảng Dung Quất cũng đã được xây dựng, góp phần phát triển giai đoạn đầu củaKKT Dung Quất
Tuyến đường nối từ cảng Dung Quất đến khu đô thị mới Vạn Tường - Quốc
Trang 26Lộ 1A đã được xây dựng khá hoàn chỉnh, hiện nay đang xây dựng mở rộng 4 lànđường Trong tương lai, tuyến này được đấu nối với tuyến Trà Bồng - Trà My và sẽtrở thành tuyến giao thông đối ngoại phía Tây Nam quan trọng của KKT.
Tuy các hoạt động xây dựng đường bộ chỉ tác động đến môi trường trongmột giai đoạn ngắn, nhưng nước chảy tràn qua các công trình xây dựng cũng gópphần đưa các chất ô nhiễm, đặc biệt là chất rắn lơ lửng (TSS) vào các nguồn nướcmặt và do vậy, đóng góp vào làm giảm chất lượng nước
Đường thủy: Cảng Dung Quất đã được lập quy hoạch và xây dựng 1 cầu tàu
thuộc cụm cảng chuyên dụng của nhà máy lọc dầu Dung Quất Hiện tại cầu cảngđang được khai thác rất hiệu quả, công suất thông cảng đạt 1,5 triệu tấn/năm Hệthống bến cảng gồm: 06 bến xuất sản phẩm, 01 bến cảng hậu cần dầu khí, 02 bếntổng hợp (Germadept và Vinaline 5), 02 bến chuyên dụng (Vinashine, Doosan).Ngoài cảng Dung Quất, trên địa bàn còn có Cảng Sa Kỳ là cảng tổng hợp, có vai tròrất quan trọng trong vận tải hàng hải cho tỉnh và đầu mối của nghề đánh bắt thủy sản
Phía hạ lưu sông Trà Bồng có cảng cá Trà Bồng, bao gồm 2 bến cập tàu90CV và 45CV Cảng cá vừa có cầu cảng cá vừa làm chức năng neo đậu tàu thuyềntránh bão
Các hoạt động của cảng, bến neo đậu tàu thuyền và giao thông đường thủycũng phát thải các chất ô nhiễm vào các nguồn nước mặt (sông, vùng biển ven bờ),đặc biệt là dầu mỡ, nên cũng đóng góp vào làm giảm chất lượng nước
1.5.2.4 Phát triển nông nghiệp [2]
KKT Dung Quất được quy hoạch là khu kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực baogồm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, đô thị và nông lâm ngư nghiệp.Chính vì vậy, xen kẽ các KCN là các vùng canh tác nông nghiệp chuyên trồng lúa,bắp, mì, đậu,… Nông nghiệp được định hướng phát triển toàn diện theo hướngcông nghiệp hoá - hiện đại hoá, sản xuất hàng hoá, có năng suất, chất lượng, hiệuquả cao và thân thiện với môi trường; Trung tâm kỹ thuật nông lâm nghiệp DungQuất thuộc BQL KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi đang làm tốt nhiệm vụkhuyến khích nhân dân ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất ngàycàng nhiều; năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi từng bước tăng lên Nhiều mô
Trang 27hình sản xuất có hiệu quả, bền vững ra đời Tuy vậy, phát triển nuôi trồng thủy sảnnước ngọt, nước lợ ở huyện Bình Sơn (tổng diện tích năm 2016 là gần 100 ha), kếthợp với nước chảy tràn từ các vùng cánh tác nông nghiệp cũng đóng góp vào sự ônhiễm nước sông Trà Bồng và biển ven bờ trong khu vực.
1.5.2.5 Tình hình văn hóa và xã hội [2]
Công tác thông tin, tuyên truyền và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thểdục, thể thao quần chúng luôn được các cấp chính quyền xã, huyện trên địa bànquan tâm Ngoài ra, BQL KKT Dung Quất cũng quan tâm đến đời sống cán bộ côngnhân viên làm việc tại khu vực, thường xuyên tổ chức các hoạt động thể thao, giaolưu giữa các đơn vị trên địa bàn
Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn ổn định, thựchiện tốt nhiệm vụ tuần tra kiểm soát, bảo vệ và đảm bảo ANTT Thời gian qua, địabàn KKT đã thực hiện tốt phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giải quyếttốt các vụ vi phạm pháp luật, kiểm tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tạicác Nhà máy, xí nghiệp Tuyên truyền phổ biến Luật Giao thông đường bộ, giải tỏahành lang an toàn giao thông Nhìn chung, các vụ tai nạn giao thông đặc biệtnghiêm trọng không xảy ra, số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, vụ tai nạn giaothông ít nghiêm trọng và va chạm nhẹ có giảm so với cùng kỳ năm ngoái
Chính quyền khu vực cũng đã thực hiện tốt nhiệm vụ theo dõi vùng trời,vùng biển, đề phòng, cảnh giác gián điệp biệt kích xâm nhập, hoạt động trái phépcủa người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư nước ngoài tạm trú trên địa bàn
Trang 28CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nội dung nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích của đề tài, các nội dung nghiên cứu như sau:
1) Thu thập, tổng hợp và xử lý các thông tin/dữ liệu có sẵn về đặc điểm cácnguồn nước thải công nghiệp (NTCN) từ các cơ sở sản xuất đang hoạt động trên địabàn KKT Dung Quất (khu vực hiện tại có diện tích 10.300 ha), bao gồm:nguyên/nhiên liệu, công suất hoạt động, loại hình công nghệ, nguồn nước sử dụng
và lưu lượng nước thải, phương thức thu gom và hệ thống xử lý nước thải, nơi nhậnthải, nồng độ các tác nhân ô nhiễm trong nước thải
2) Lấy mẫu và phân tích bổ sung chất lượng NTCN (đối với một số nguồnnước thải chưa có số liệu hoặc số liệu không đủ tin cậy hoặc tần suất quan trắc trongnăm còn hạn chế) nhằm thiết lập các hệ số phát thải đại diện Fi (với i là các tác nhân
ô nhiễm: TSS, BOD5, COD, TN, TP và các tác nhân ô nhiễm khác) từ các nguồnthải điểm khác nhau
3) Thiết lập cơ sở dữ liệu (CSDL) về các nguồn NTCN ở dạng file excel, baogồm: nồng độ các chất ô nhiễm, hệ số phát thải và tải lượng ô nhiễm từ các nguồn thải
4) Đánh giá chất lượng NTCN và tải lượng ô nhiễm từ các nguồn/nhómnguồn sản xuất công nghiệp khác nhau:
- Đánh giá chất lượng nước thải công nghiệp qua so sánh với Quy chuẩn Việtnam (QCVN) hiện hành;
- Xác định lưu lượng thải và tải lượng ô nhiễm (tải lượng TSS, BOD5, COD,
TN, TP và chất ô nhiễm khác)
5) Đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường ở KKT Dung Quất
2.2 Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các nguồn nước thải công nghiệp (NTCN) trên địa
bàn KKT Dung Quất (trên diện tích 10.300 ha);
Phạm vi nghiên cứu: KKT Dung Quất (bao gồm 09 xã: Bình Chánh, Bình
Thạnh, Bình Đông, Bình Thuận, Bình Trị, Bình Hải và một phần diện tích đất của
Trang 29các xã Bình Phước, Bình Hoà và Bình Phú của huyện Bình Sơn) Trong phạm vikhảo sát (10.300 ha của KKT Dung Quất), đa số các cơ sở sản xuất công nghiệp tậptrung ở 02 khu vực – Khu công nghiệp (KCN) phía Đông (5.784 ha) và KCN phíaTây (2.100 ha) Trong đó, khu vực phía Đông có 20 cơ sở sản xuất đang hoạt động
và khu vực phía Tây có 20 cơ sở sản xuất Ngoài ra, trong phạm vi khảo sát, còn cókhu đô thị Vạn Tường (3.828 ha) với các khu nhà ở cho công nhân, cán bộ, các cơquan/bộ phận chức năng (quản lý, kỹ thuật) và các cơ sở dịch vụ, khu dân cư
2.2.2 Thời gian nghiên cứu
Thời gian điều tra, tổng hợp số liệu có sẵn, phân tích và đánh giá các nguồnNTCN: từ tháng 09/2017 đến tháng 06/2018 và được chia thành 2 giai đoạn:
- Từ tháng 09/2017 đến 02/2018: Điều tra để xác định các nhómnguồn/nguồn NTCN trên địa bàn tỉnh, xác định các đặc điểm của nguồn, xác địnhcác địa điểm cần lấy mẫu bổ sung và thu thập thông tin sơ cấp từ các báo cáo, tàiliệu có sẵn; tiến hành lấy mẫu, đo đạc và phân tích bổ sung; xử lý và tổng hợp sốliệu, tính toán và đánh giá các nguồn nước thải; xây dựng CSDL các nguồn NTCN
- Từ tháng 02/2018 đến 06/2018: Phân tích, đánh giá, viết báo cáo và hoànthiện luận văn
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp điều tra, khảo sát
Để điều tra các nguồn ô nhiễm (NTCN), áp dụng các phương pháp sau:
- Điều tra, thu thập các báo cáo kiểm soát ô nhiễm môi trường định kỳ củacác doanh nghiệp, báo cáo đánh giá tác động môi trường các cơ sở sản xuất côngnghiệp, kết quả quan trắc định kỳ, quyết định phê duyệt ĐTM/Kế hoạch bảo vệ môitrường, từ các cơ sở sản xuất trên địa bàn KKT Dung Quất và các cơ quan quản lýmôi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Phỏng vấn trực tiếp: Phỏng vấn lãnh đạo và cán bộ phụ trách công tác quản
lý môi trường tại các cơ sở sản xuất công nghiệp
2.3.2 Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu
Lấy mẫu: Căn cứ vào kết quả điều tra ở giai đoạn 1 (từ tháng 9/2017 đến tháng
02/2018), đề tài chỉ tiến hành lấy mẫu nước thải bổ sung ở một số cơ sở công nghiệp
Trang 30có số liệu không đủ tin cậy hoặc tần suất quan trắc trong năm hạn chế, bao gồm 7 cơ
sở sản xuất công nghiệp Thông tin về các mẫu NTCN được nêu ở Bảng 2.1
Bảng 2.1 Thông tin về các mẫu nước thải công nghiệp (*)
1 A1-Đ Đầu ra hệ thống xử lý nước thải của Trạm P1 Nhà máy lọc dầu Dung
Quất - xã Bình Trị
2 B1-Đ Nước thải đầu ra của Nhà máy Đóng tàu Dung Quất xã Bình Đông
-huyện Bình Sơn - tỉnh Quảng Ngãi
3 B2-Đ Đầu ra hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy Công nghiệp nặng Doosan
Việt Nam - xã Bình Thuận - huyện Bình Sơn - tỉnh Quảng Ngãi
4 B5-Đ Đầu ra hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy GE xã Bình Thuận
-huyện Bình Sơn - tỉnh Quảng Ngãi
5 D2-T Vị trí xả thải tại Xí nghiệp sản xuất gạch Block (Phú Điền) - xã Bình
Thạnh - huyện Bình Sơn - tỉnh Quảng Ngãi
6 G7-Đ Đầu ra hệ thống nước thải sinh hoạt khu dịch vụ khách sạn Hoàng
Mai - xã Bình Thuận - huyện Bình Sơn - tỉnh Quảng Ngãi
7 G10-VT Đầu ra của hệ thống XLNT sinh hoạt - Khu chung cư Doosan - xã
Bình Trị - huyện Bình Sơn - tỉnh Quảng Ngãi
(*) Các mẫu nước thải được ký hiệu theo nhóm ngành công nghiệp A, B, C đểthuận lợi cho công tác quản lý môi trường sau này; Các số thứ tự 1,2,3 10 sau các ký tự A,
B, C là số thứ tự của cơ sở sản xuất thuộc mỗi nhóm ngành công nghiệp; Các ký tự Đhoặc T kèm theo ký hiệu mẫu hàm ý rằng – cơ sở lấy mẫu thuộc KCN phía Đông (Đ) hoặcphía Tây (T) của KKT Dung Quất
Các mẫu nước thải được lấy theo kiểu lấy mẫu tổ hợp (3 lần lấy mẫu trongngày và được tổ hợp thành 1 mẫu theo tỷ lệ 1 : 1 : 1) Quy trình lấy mẫu nước thảituân thủ quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5992:1995 và TCVN5999:1995 [44]
Bảo quản mẫu: Các mẫu nước thải được bảo quản theo quy định trong tiêu
chuẩn quốc gia TCVN 6663 - 3:2008 (Bảng 2.2)
Bảng 2.2 Kỹ thuật bảo quản mẫu nước thải công nghiệp [2]
Trang 311 BOD5 Chai nhựa PET(*) Làm lạnh đến 1 – 5 0C
(*) PET: Polyetylen terephatalate
2.3.3 Phương pháp phân tích và đánh giá chất lượng nước thải
Các phương pháp phân tích các thông số chất lượng nước thải là các phươngpháp tiêu chuẩn quốc gia và/hoặc quốc tế (Bảng 2.3)
Bảng 2.3 Các phương pháp đo/phân tích chất lượng nước thải [52]
Mỹ)
Trang 32thủy sản.
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinhhoạt Quy chuẩn này được áp dụng trong trường hợp cơ sở sản xuất không có nướcthải từ quá trình sản xuất, mà chủ yếu là nước thải sinh hoạt;
- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về NTCN TheoQCVN QCVN 11:2008/BTNMT, QCVN 40:2011/BTNMT, các giá trị tối đa chophép của các chất ô nhiễm trong NTCN khi thải vào nguồn nước tiếp nhận nướcthải không vượt quá giá trị Cmax được tính toán theo công thức (2.1):
+ Kq: hệ số nguồn tiếp nhận nước thải:
Khi có số liệu về lưu lượng nguồn tiếp nhận nước thải, thì chọn giá trị Kq
Đối với vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, thể thao
và giải trí dưới nước, đầm phá nước mặn và nước lợ ven biển, chấp nhận Kq = 1.Đối với vùng nước biển ven bờ không dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, thể thao
Trang 33hoặc giải trí dưới nước, chấp nhận Kq = 1,3.
Trong đề tài này, một số cơ sở sản xuất thải nước thải ra vùng biển ven bờthuộc KKT Dung Quất và đây là vùng ven bờ dùng không dùng cho mục đích bảo
vệ thủy sinh, thể thao hoặc giải trí dưới nước, nên chấp nhận Kq = 1,3
- Kf : hệ số lưu lượng nguồn thải và được quy định ở Phụ lục 5.2
Theo QCVN 14:2008/BTNMT về nước thải sinh hoạt, giá trị tối đa cho phépcủa các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhậnnước thải không vượt quá giá trị Cmax được tính toán theo công thức (2.2):
2.3.4 Phương pháp xác định tải lượng ô nhiễm
- Để xác định tải lượng ô nhiễm của các nguồn NTCN, áp dụng các côngthức nêu ở mục 1.4 Công thức này áp dụng cho các nguồn thải công nghiệp đã có
số liệu về nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải
- Đối với các nguồn NTCN chưa có số liệu về nồng độ các chất ô nhiễm (7nguồn nêu ở Bảng 2.1), áp dụng phương pháp quan trắc trực tiếp, tức là phải lấymẫu và phân tích nước thải rồi tính tải lượng ô nhiễm theo công thức (1.4.1.3)
2.3.5 Phương pháp tính toán và xử lý số liệu
Tính toán, xử lý các kết quả phân tích và các số liệu thu được bằng phươngpháp thống kê, sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2010: Tính trung bình số học,
độ lệch chuẩn…
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Trang 343.1 Các nhóm ngành sản xuất kinh doanh phát sinh nước thải ở KKT Dung Quất
Đối với KKT Dung Quất, trong công tác quản lý môi trường nói chung vàquản lý nước thải công nghiệp nói riêng, nhiều vấn đề đang phải đối mặt như sau: đa
số các cơ sở sản xuất, KCN đều phát triển sản xuất đa ngành, đa lĩnh vực (toàn bộdiện tích 10.300 ha KKT Dung Quất hiện nay có 43 cơ sở sản xuất kinh doanh đanghoạt động ổn định), nên phát thải nhiều loại nước thải khác nhau và do vậy việc thugom và xử lý chung là khó khăn Một số nơi có trạm xử lý nước thải tập trung, nhưnghiệu quả xử lý nước thải còn thấp, nên một số thông số vẫn vượt quá mức quy định.Mặt khác, do chưa đầu tư đồng bộ hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung tạicác KCN chức năng (KCN phía Đông, một phần KCN phía Tây Dung Quất), nên gây
lo lắng về ô nhiễm môi trường do nước thải
Trên cơ sở các kết quả điều tra, đã xác định được 43 nguồn NTCN (hay nguồn/cơ
sở xả thải) đang hoạt động trên địa bàn KKT Dung Quất (các nguồn có lưu lượng nướcthải từ 2 m3/ngày trở lên) Trong đó có 20 nguồn ở KCN phía Đông và 20 nguồn ở KCNphía Tây Ngoải ra, còn có 03 nguồn NTSH ở khu đô thị Vạn Tường Để thuận lợi trongcông tác quản lý môi trường, có thể chia các nguồn xả thải đó thành 07 nhóm nguồn (từ
A đến G) là các nguồn nước thải công nghiệp đang hoạt động, cụ thể như sau:
Nhóm A: Công nghiệp Lọc dầu và sản phẩm hóa dầu (viết tắt là LD-HD);
Nhóm này gồm 05 cơ sở và được ký hiệu lần lượt là A1, A2, , A5 Nhóm này gồmcác cơ sở phân bố ở cả 2 KCN phía Đông và phía Tây của KKT Dung Quất Đểphân biệt, sau ký hiệu A1, A2 có thêm ký tự kèm theo là Đ (phía Đông) và T (phíaTây) để chỉ ra khu vực (Đông hay Tây) mà cơ sở đang hoạt động
- Nhóm B: Công nghiệp nặng, công nghiệp tàu thủy và cơ khí
(CNN-TT-CK); Nhóm này gồm 08 cơ sở và được ký hiệu lần lượt là B1, B2 , B8 Nhóm nàygồm các cơ sở phân bố ở cả KCN phía Đông và KCN phía Tây KKT Dung Quất
- Nhóm C: Công nghiệp chế biến gỗ và nguyên liệu giấy (GO-NLG); Nhóm
này gồm 12 cơ sở và được ký hiệu lần lượt là C1, C2 , C12 Nhóm này gồm các
cơ sở phân bố ở cả KCN phía Đông và KCN phía Tây
- Nhóm D: Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD); Nhóm này
Trang 35gồm 05 cơ sở và được ký hiệu lần lượt là D1, D2 , D5 Nhóm này gồm các cơ sởphân bố ở cả KCN phía Đông và KCN phía Tây.
- Nhóm E: Công nghiệp may mặc (MAY); Nhóm này gồm 01 cơ sở (E1),
được bố trí ở KCN phía Tây
- Nhóm F: Công nghiệp chế biến thủy sản (CBTS); Nhóm này gồm 01 cơ sở
(F1), được bố trí ở KCN phía Tây
- Nhóm G: Dịch vụ và ngành công nghiệp chế biến khác (DV-CNK) Nhóm
này gồm 11 cơ sở và được ký hiệu lần lượt là D1, D2 , D11 và phân bố ở cả KCNphía Đông, KCN phía Tây và Khu đô thị Vạn Tường Đối với các cơ sở ở khu đô thịVạn Tường, kèm theo ký hiệu cơ sở, có chữ VT (khu đô thị Vạn Tường)
Chi tiết về các nhóm nguồn và cơ sở sản xuất kinh doanh (hay nguồn) thuộcmỗi nhóm được nêu ở Bảng 3.1 Các thông tin về doanh nghiệp và lĩnh vực sản xuấtkinh doanh, loại nước thải, nơi tiếp nhận nước thải, kỹ thuật xử lý nước thải và hồ
sơ môi trường của các cơ sở được nêu ở Phụ lục 2
Bảng 3.1 Các nhóm nguồn, nguồn (cơ sở sản xuất kinh doanh)
và loại nước thải phát sinh từ nguồn ở KKT Dung Quất (tính đến tháng 12/2017) (*)
thải chủ yếu
Nhóm A: Công nghiệp Lọc dầu và sản phẩm sau hóa dầu (LD-HD)
1 Nhà máy Lọc hóa dầu Dung Quất - Công ty TNHH
MTV Lọc hoá dầu Bình Sơn
3 Kho và trạm chiết nạp LPG Dung Quất - Công ty
CP kinh doanh khí hoá lỏng Miền Nam
4 Khu bồn chứa và trạm xuất xăng dầu Quảng Ngãi
-Chi nhánh Tổng công ty dầu Việt Nam - Công ty
TNHH MTV tại Quảng Ngãi
5 Căn cứ cung ứng hóa chất Dầu khí-Công ty CP
Hóa phẩm Dầu khí DMC - Miền Trung
Nhóm B: Công nghiệp nặng, Công nghiệp tàu thủy và cơ khí (CNN-TT-CK)
Trang 36thống điện GE Việt Nam
11 Kho bãi chứa thiết bị và DV kỹ thuật Lilama 45.3 B6-T NTCN
12 Xưởng cơ khí Dung Quất - Công ty Cp Dịch vụ
Dầu khí Quảng Ngãi
13 Xưởng cơ khí và VLXD - Tổng Công ty Cp Xây
lắp Dầu khí Việt Nam
Nhóm C: Công nghiệp chế biến gỗ và nguyên liệu giấy (GO-NLG)
14 Nhà máy chế biến gỗ- Công ty Nông lâm sản xuất
khẩu/XK Quảng Ngãi
15 Nhà máy chế biến sản phẩm gỗ XK - Công ty Cp
Cát Phú
19 Nhà máy sản xuất, chế biến lâm sản và dăm gỗ
nguyên liệu giấy Việt - Nhật
20 Nhà máy sản xuất & chế biến dăm gỗ và sản xuất
viên nén nhiên liệu chất đốt sinh học- Công ty
23 Nhà máy chế biến đồ gỗ nội ngoại thất Tân Minh C10-T NTSH
Nhóm D: Sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD)
26 Nhà máy bê tông Pha Đin Dung Quất –Công ty Cp
Pha Đin
28 Nhà máy sản xuất gạch Dung Quất cơ sở 2 – Công
ty cp Xây dựng Đô thị và KCN
29 Nhà máy bê tông ly tâm Dung Quất - Công ty cp
Bê tông ly tâm Dung Quất
30 Xí nghiệp đá Bình Đông-Công ty Cp Đô thị và
Khu công nghiệp
Nhóm E: Công nghiệp may mặc (MAY)
31 Nhà máy may Dung Quất - Công ty cp Vinatex Đà
Nhóm F: Công nghiệp chế biến thủy sản (CBTS)
32 Nhà máy chế biến Bột cá Quảng Ngãi - Công ty cp F1-T NTCN
Trang 37đầu tư xây dựng Hoàng Triều
Nhóm G: Dịch vụ và ngành công nghiệp chế biến khác (DV-CNK)
33 Nhà máy nước Dung Quất giai đoạn 1 - Công ty cp
34 Bến số 1- Cảng tổng hợp Dung Quất - Công ty cp
37 Bến dùng chung phục vụ KKT Dung Quất- Công ty
38 Khu cung ứng dịch vụ - Công ty cp Bảo dưỡng và sửa
39 Khu dịch vụ Dung Quất - Công ty Cổ phần Hoàng
41 Khu dịch vụ Bình Sơn - Công ty TNHH TM&DV
3.2.1 Tình hình thực hiện các hồ sơ, thủ tục về môi trường
Theo kết quả điều tra 43 cơ sở nêu ở Bảng 3.1, 100% các cơ sở sản xuất kinhdoanh trên địa bàn KKT Dung Quất đã thực hiện lập các hồ sơ, thủ tục về môi trường(Báo cáo đánh giá tác động môi trường/ĐTM, Kế hoạch bảo vệ môitrường/KHBVMT, Đề án bảo vệ môi trường/ĐABVMT); trong đó có 25 cơ sở đã lậpBáo cáo ĐTM (chiếm tỷ lệ 58%), 02 cơ sở đã lập ĐABVMT (chiếm tỷ lệ 5%) và 16
cơ sở đã lập KHBVMT (chiếm tỷ lệ 37%) (Hình 3.1) Trong số đó, có 06 cơ sở đãhoàn thành công trình BVMT (bao gồm cả hệ thống xử lý nước thải) và có 07 cơ sở
đã lập sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại (CTNH) theo quy định hiện hành
Trang 38Hình 3.1 Tình hình thực hiện hồ sơ môi trường của các cơ sở sản xuất
ở KKT Dung Quất (tính đến tháng 12/2017)
3.2.2 Tình hình thực hiện báo cáo định kỳ công tác bảo vệ môi trường
Đa số các cơ sở sản xuất (hay doanh nghiệp) trong KKT Dung Quất đã thựchiện báo cáo giám sát định kỳ công tác bảo vệ môi trường (BVMT) hàng năm (định
kỳ 6 tháng một lần) Một số ít doanh nghiệp chưa thực hiện việc báo cáo này, tậptrung ở một số cơ sở đang hoạt động cầm chừng thuộc nhóm ngành chế biến dăm
GE Việt Nam),Cơ sở C9-Đ (Phân xưởng sản xuất dăm gỗ Bình An Phú 4)
Mặt khác, các cơ quan quản lý (Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lýKKT Dung Quất) chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu để cập nhật các kếtquả quan trắc môi trường của doanh nghiệp, đặc biệt là cơ sở dữ liệu về nước thải,nên công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các doanh nghiệp trong KKT DungQuất vẫn còn nhiều hạn chế
3.2.3 Tình hình thu gom và xử lý nước thải công nghiệp
Trang 39Kết quả điều tra về tình hình thu gom và xử lý nước thải (chi tiết được nêu ởPhụ lục 2) cho thấy: Các hoạt động sản xuất công nghiệp ở KKT Dung Quất chủyếu tập trung ở KCN phía Tây và KCN phía Đông; Trong khi đó, một số cơ sở vềdịch vụ, nhà ở tập trung tại Khu đô thị Vạn Tường (như Khu dân cư chuyên giaDoosan, Nhà máy nước Dung Quất, ).
(1) Khu công nghiệp Phía Tây:
Đa số các cơ sở sản xuất/kinh doanh ở KCN phía Tây – KKT Dung Quất(bao gồm cả Phân khu công nghiệp Sài Gòn – Dung Quất) thuộc loại hình côngnghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu tập trung các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khísửa chữa, chế biến dăm gỗ, chế biến hải sản, hàng dệt may, hàng tiêu dùng, hàngxuất khẩu, Các cơ sở này đã xây dựng và tách riêng hệ thống thu gom nước thảicông nghiệp (NTCN), bao gồm nước thải từ quá trình sản xuất, sinh hoạt, và nướcmưa chảy tràn Tuy có phát sinh nước thải (cả NTCN và nước thải sinhhoạt/NTSH), nhưng các nhóm ngành công nghiệp ở khu vục này chủ yếu phát sinhNTSH với lưu lượng dao động trong khoảng rộng, từ 0,5 – 57 m3/ngày NTSH (cảnước thải vệ sinh) được xử lý bằng bể tự hoại và tự thấm xuống đất, gây lo lắng về
sự ô nhiễm nước dưới đất Ở KCN phía Tây, rất ít cơ sở sản xuất phát sinh NTCN,hầu hết chỉ phát sinh với lưu lượng khoảng 3 – 16 m3/ngày, riêng cơ sở F1-T (Nhàmáy chế biến Bột cá Quảng Ngãi, thuộc nhóm ngành Công nghiệp chế biến thủysản) có lưu lượng thải NTCN lớn nhất, 100 m3/ngày NTCN từ cơ sở này được xử lý
sơ bộ và chảy vào hệ thống thoát nước công cộng (HTCC) trong khu vực, rồi dẫn rasông Trà Bồng (vùng hạ lưu sông, cách cửa sông khoảng 2 km)
Hiện tại KCN phía Tây Dung Quất đã xây dựng một số tuyến thu gom nướcthải (chiều dài L = 4.650 m, đường kính cống dẫn D300 - D500) và 01 trạm xử lýnước thải tại Phân khu công nghiệp Sài Gòn - Dung Quất, với công suất 2.500
m3/ngày (giai đoạn 1) để xử lý NTCN cho các cơ sở sản xuất/kinh doanh (các nhàmáy, xí nghiệp trong phân khu công nghiệp Sài Gòn-Dung Quất) từ năm 2005; Tuyvậy, trạm xử lý này đang tạm dừng hoạt động, vì không có nguồn NTCN đổ về trạm
xử lý Nói chung, hiện tại, lượng NTCN từ KCN phía Tây đổ vào hạ lưu sông TràBồng là không nhiều (dưới 100 m3 ngày)
Trang 40(2) Khu công nghiệp Phía Đông:
KCN phía Đông tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp lọc hóa dầu và sauhóa dầu, đóng tàu, luyện cán thép, cơ khí, vật liệu xây dựng, kho tàng và một số loạihình công nghiệp khác như: khu cảng biển nước sâu gắn với dịch vụ hậu cần cảng,trung tâm dịch vụ công cộng… Do ở KCN phía Đông chưa đầu tư xây dựng trạm
xử lý nước thải tập trung, nên NTCN từ các cơ sở sản xuất ở đây được thu gom và
xử lý tại cơ sở sản xuất Hầu hết các nguồn nước thải sau xử lý trong khu vực nàyđược dẫn vào hệ thống cống thoát nước chung, rồi đổ ra vùng biển ven bờ NTCNphát sinh từ các cơ sở sản xuất ở khu vực này có lưu lượng dao động trong khoảngrộng, 3,2 – 4.718 m3/ngày Trong đó, các cơ sở phát sinh NTCN lớn bao gồm: cơ sởA1-Đ (Nhà máy Lọc hóa dầu Dung Quất - Công ty TNHH MTV Lọc hoá dầu BìnhSơn, thuộc nhóm ngành lọc dầu và sản phẩm hóa dầu) có lưu lượng NTCN lớn nhất(4.718 m3/ngày); cơ sở B1-Đ, B2-Đ, B5-Đ (thuộc nhóm ngành công nghiệp nặng,tàu thủy và cơ khí) có lưu lượng khoảng 200 m3/ngày KCN phía Đông cũng có một
số cơ sở sản xuất kinh doanh phát sinh NTSH (kể cả nước thải vệ sinh) với lưulượng dao động trong khoảng 2 – 22,4 m3/ngày Một phần NTSH được xử lý bằng
bể tự hoại và tự thấm xuống đất, phần còn lại theo mương thoát nước của cơ sở, rồiđược dẫn vào HTCC và cuối cùng đổ ra vùng biển ven bờ
Theo kết quả điều tra và số liệu quan trắc môi trường hàng năm, một số cơ sở
ở KCN phía Đông đã đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt quy chuẩn chophép trước khi xả ra nguồn tiếp nhận, điển hình như: Cơ sở B2-Đ (Nhà máy côngnghiệp nặng Doosan) đã đầu tư 02 trạm xử lý NTSH và 01 trạm xử lý NTCN vớitổng công suất là 560 m3/ngày (đi vào hoạt động từ năm 2009), Cơ sở A1-Đ (Công
ty TNHH MTV Lọc hoá dầu Bình Sơn) đã đầu tư trạm xử lý nước thải tập trung vớicông suất 13.440 m3/ngày (đi vào hoạt động từ năm 2008); Cơ sở B5-Đ (Nhà máysản xuất HRSG-Công ty TNHH Hệ thống điện GE Việt Nam) đã đầu tư 01 trạm xử
lý NTSH công suất 160 m3/ngày và 01 trạm xử lý NTCN 40 m3/ngày (đi vào hoạtđộng từ năm 2017)
(3) Khu đô thị Vạn Tường:
Các cơ sở sản xuất kinh doanh ở Khu đô thị Vạn Tường chủ yếu là thuộcnhóm ngành dịch vụ, khu chung cư, nên nước thải chủ yếu trong khu vực này là