1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đạo đức kinh doanh môn tự chọn Đại học kinh tế quốc dân

10 128 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 76,76 KB

Nội dung

Đạo đức kinh doanh là gì. Đối dượng hữu quan là gì. Mô hình carroll. Đây là những nội dung chính của môn học Đạo Đức Kinh Doanh.Khái niệm về đạo đức kinh doanh, tìm hiểu về những đối tượng hữu quan đối với doanh nghiệp và tìm hiểu về mô hình carroll.Bài tập về nhà Đạo Đức kinh doanh, bài tập mỗi buổi. Bài tập tự chuẩn bị.

Trang 1

ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Bài 11

Đề bài: Đạo đức kinh doanh là gì?

Bài làm

Có thể thấy, hoạt động kinh doanh tác động đến mọi mặt của nền kinh tế xã hội Một nền kinh tế chỉ phát triển lành mạnh, nhanh chóng cả khi người làm kinh doanh làm đúng trách nhiệm của mình, hành động đúng, không trái pháp luật Nói cách khác, họ cần có đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh là một vấn đề rất được quan tâm trong khoảng 20 năm trở lại đây Một người làm kinh doanh muốn có được niềm tin của khách hàng, muốn đứng vững trên thị trường không thể không tìm hiều về đạo đức kinh doanh

I Đạo đức kinh doanh là gì?

Định nghĩa 1:

Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh Đạo đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được vận dụng vào hoạt động kinh doanh Đạo đức không phải mơ hồ, nó thực sự gắn liền với lợi ích kinh doanh (Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1o_

%C4%91%E1%BB%A9c_kinh_doanh)

Định nghĩa 2:

Trang 2

Đạo đức kinh doanh là một tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức hoặc luật lệ có tác dụng chỉ dẫn, điều chỉnh và kiểm soát hành vi nhằm bảo đảm chuẩn mực và sự trung thực trong hoạt động của chủ thể kinh doanh

(nguồn: https://vanhoadoanhnghiepvn.vn/vai-tro-cua-dao-duc-kinh-doanh-trong-phat-trien-doanh-nghiep-thuc-trang-va-giai-phap/)

Định nghĩa 3:

Đạo đức kinh doanh là những nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng hướng dẫn hành

vi trong mối quan hệ kinh doanh; chúng được những người hữu quan sử dụng để phán xét một hành động cụ thể là đúng hay sai, hợp đạo đức hay phi đạo đức

(Nguồn: giáo trình Đạo đức kinh doanh – trang 14 – NXB Đại học kinh tế quốc dân).

II Phân tích các khái niệm

1 Điểm giống nhau

- Đạo đức kinh doanh là những tiêu chuẩn, nguyên tắc

Thật vậy, những tiêu chuẩn nguyên tắc, chuẩn mực của đạo đức kinh doanh như hành vi kiểu mẫu mà người kinh doanh được làm hoặc không được làm theo

Ví dụ: người kinh doanh cần phải:

 Đối với người cộng sự - người dưới quyền: tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên…

 Đối với khách hàng: tôn trọng như cầu, sở thích và tâm lý khách hàng

 Đối với đối thủ cạnh tranh: tôn trọng lợi ích của đối thủ

Những nguyên tắc, tiêu chuẩn này do con người đặt ra Vì thế, đạo đức kinh doanh luôn thay đổi để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, thị trường Những

Trang 3

nguyên tắc, chuẩn mực mới sẽ được phát sinh, còn những nguyên tắc, chuẩn mực không còn hiệu quả sẽ bị loại bỏ

- Có vai trò: hướng dẫn kinh doanh, điều chỉnh mối quan hệ của con người trong kinh doanh

Bởi vì đạo đức kinh doanh quy định những nguyên tắc, chuẩn mực về cách ứng xử đúng đắn trong kinh doanh Nói cách khác, đạo đức kinh doanh định hướng con người đến hành động đúng Tuân thủ theo những quy chuẩn của đạo đức kinh doanh, chúng ta sẽ hành xử đúng mực với nhân viên, khách hàng và cả đối thủ cạnh tranh… Khi đó, mỗi quan hệ giữa người kinh doanh và những đối tượng này

sẽ được cải thiện tốt hơn

2 Điểm khác nhau

Cả ba định nghĩa trên được phát biêủ bởi những nhà kinh tế học thuộc nền kinh tế khác nhau Vì vậy, bên cạnh điểm tương đồng cơ bản, giữa những định nghĩa này vẫn có sự khác biệt

Định nghĩa 1

- Xác định đối tượng: chủ thể kinh doanh

Chủ thể kinh doanh là các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận Theo đó chủ thể kinh doanh bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, …

- Định nghĩa 1 còn nhấn mạnh “đạo đức kinh doanh là một phạm trù đạo đức được vận dụng vào hoạt động kinh doanh”

Theo khẳng định này thì đạo đức kinh doanh là một phần của đạo đức Đạo đức là một phạm trù đặc trưng của xã hội loài người và được hiểu là sự công bằng, chuẩn mực và quy tắc ứng xử Đạo đức sẽ điều chỉnh mọi mối quan hệ xã hội giữa con

Trang 4

người với con người Còn đạo đức kinh doanh hẹp hơn, có tác dụng điều chỉnh quan hệ con người trong kinh doanh – cuộc sống nghề nghiệp của mỗi người Đó

là những mối quan hệ phúc tạp, khác hẳn với những quan hệ xã hội thuần túy cần đến những quy tắc riêng biệt của đạo đức kinh doanh điều chỉnh

- Định nghĩa 1 còn chỉ rõ: đạo đức kinh doanh đi liền với “lợi ích kinh doanh” Như chúng ta đã biết, mục đích cuối cùng của kinh doanh chính là lợi nhuận Nhưng nếu như, chúng ta cứ mải chạy theo lợi nhuận mà bỏ qua các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường… Chắc chắn, khách hàng sẽ quay lưng lại với sản phẩm của bạn Vì vậy, nếu hành động theo đạo đức kinh doanh, chúng ta sẽ quyết định đúng, hành động đúng sản xuất ra sản phẩm chất lượng, ắt sẽ đạt được lợi nhuận mong muốn và cả niềm tin từ khách hàng

Định nghĩa 2

- Xác định đối tượng: chủ thể kinh doanh

- Định nghĩa 2 còn nhấn mạnh: đạo đức kinh doanh bảo đảm chuẩn mực và sự trung thực trong hoạt động của chủ thể kinh doanh

Tính trung thực và sự tôn trọng con người là hai yếu tố không thể thiếu trong kinh doanh Người làm kinh doanh trung thực sẽ không sử dụng thủ đoạn gian xảo trong buôn bán, không sản xuất hàng nhái, hàng kém chất lượng; giữ chữ tín trong quan

hệ với người dưới quyền, người tiêu dùng và cả đối tác

Nguyên tắc tôn trọng được thể hiện ở việc tôn trọng quyền lợi chính đáng, bảo đảm

an toàn lao động, tạo điều kiện để phát triển cả trí lực và thể lực; tôn trọng nhu cầu

và sở thích của khách hàng; cạnh tranh lành mạnh và công bằng với đối thủ…

Có thể thấy, sau cùng những nguyên tắc và chuẩn mực này có tác dụng điều định hướng hành vi và điều chỉnh mối quan hệ con người trong kinh doanh theo hướng đúng đắn

Trang 5

Định nghĩa 3

- Định nghĩa 3 xác định rõ đối tượng của đạo đức kinh doanh là: người hữu quan

Người hữu quan là những đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi một quyết định của doanh nghiệp Họ là những người có có quyền lợi, cần được bảo vệ

và có khả năng can thiệp nhằm làm thay đổi quyết định hay kết quả của doanh nghiệp theo một chiều hướng nhất định

Những đối tượng hữu quan trong doanh nghiệp:

 Đối tượng bên trong: chủ sở hữu, người quản lý, người lao động

 Đối tượng bên ngoài: khách hàng, chính phủ, cộng đồng và đối thủ

Trong đó, chính phủ là đối tượng hữu quan đặc biệt không có lợi ích kinh doanh cụ thể, trực tiếp trong các quyết định và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Như vậy đối tượng của đạo đức kinh doanh ở định nghĩa 3 rông hơn so với đối tượng của đạo đức kinh doanh được xác định ở định nghĩa 1 và 2

III Kết luận

Qua những phân tích trên đây, chúng ta có thể rút ra được đính nghĩa đúng đắn nhất về đạo đức kinh doanh:

“Đạo đức kinh doanh là những nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng hướng dẫn hành

vi trong mối quan hệ kinh doanh; chúng được những người hữu quan sử dụng để phán xét một hành động cụ thể là đúng hay sai, hợp đạo đức hay phi đạo đức”

Bài 2 Bài tập về nhà môn Đạo Đức Kinh Doanh Tìm hiểu về mô hình Carrol về trách nhiệm xã hội

Trang 6

Bài làm

I Mô hình Carroll về trách nhiệm xã hội

Mô hình kim tự tháp CSR (Corporate Social Responsibility) của A Carroll, 1991

là mô hình toàn diện giúp mọi người hiểu rõ hơn về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Mô hình này được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới Theo đó, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội được chia thành bốn nhóm: trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm từ thiện 4 nhóm này tác động và ảnh hưởng đến nhiều thành phần trong xã hội, bao gồm người tiêu dùng, khách hàng, nhân viên, nhà đầu tư, đối tác, cộng đồng và các bên liên quan khác

Nguồn:

https://www.facebook.com/truongdoanhnhanPACE/photos/a.298715420174121/10 66939756685013/?type=1&theater

Trang 7

- Trách nhiệm kinh tế, thể hiện qua hiệu quả và tăng trưởng, là điều kiện tiên quyết bởi doanh nghiệp được thành lập trước hết từ động cơ tìm kiếm lợi nhuận của doanh nhân Hơn thế, doanh nghiệp là các tế bào kinh tế căn bản của xã hội Vì vậy, chức năng kinh doanh luôn phải được đặt lên hàng đầu Các trách nhiệm còn lại đều phải dựa trên ý thức trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp

- Trách nhiệm tuân thủ pháp luật chính là một phần của bản “khế ước” giữa doanh nghiệp và xã hội

Nhà nước có trách nhiệm “mã hóa” các quy tắc xã hội, đạo đức vào văn bản luật,

để doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu kinh tế trong khuôn khổ đó một cách công bằng và đáp ứng được các chuẩn mực và giá trị cơ bản mà xã hội mong đợi ở họ Trách nhiệm kinh tế và pháp lý là hai bộ phận cơ bản, không thể thiếu của CSR

- Trách nhiệm đạo đức là những quy tắc, giá trị được xã hội chấp nhận nhưng chưa được “mã hóa” vào văn bản luật

Thông thường, luật pháp chỉ có thể đi sau để phản ánh các thay đổi trong các quy tắc ứng xử xã hội vốn luôn mới Hơn nữa, trong đạo đức xã hội luôn tồn tại những khoảng “xám”, đúng - sai không rõ ràng; mà khi các cuộc tranh luận trong xã hội chưa ngã ngũ, chúng chưa thể được cụ thể hóa vào luật

- Trách nhiệm từ thiện là những hành vi của doanh nghiệp vượt ra ngoài sự trông đợi của xã hội, như quyên góp ủng hộ cho người yếu thế, tài trợ học bổng, đóng góp cho các dự án cộng đồng… Điểm khác biệt giữa trách nhiệm từ thiện

và đạo đức là doanh nghiệp hoàn toàn tự nguyện Nếu họ không thực hiện CSR đến mức độ này, họ vẫn được coi là đáp ứng đủ các chuẩn mực mà xã hội trông đợi

II Ưu điểm của mô hình Carroll

- Tính toàn diện và khả thi cao

Trang 8

- Đặt trách nhiệm kinh tế làm nền tảng không những thỏa mãn cả nhu cầu về lý thuyết “đại diện” trong quản trị công ty, mà còn giải quyết được những hoài nghi

về tính trung thực trong các chương trình CSR của doanh nghiệp

- Thực hiện các trách nhiệm trong “kim tự tháp” có mỗi liên hệ chặt chẽ với nhau, luôn ảnh hưởng đến nhau

- Mối quan hệ giữa từ thiện và trách nhiệm xã hội được làm rõ

- Quản trị lợi ích của các bên có liên quan được đặt ra như một nội dung then chốt trong quản trị doanh nghiệp

Bài 3

Đề bài: Những vấn đề này sinh trong mối quan hệ với các đối tượng

hữu quan từ 2010 đến nay

Bài làm

Trong giai đoạn toàn cầu hóa, đẩy mạnh liên kết, hợp tác với nước ngoài như hiện nay, yếu tố đạo đức kinh doanh càng trở nên quan trong Mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế cần đánh giá đúng vai trò của đạo đức kinh doanh Từ đó, có phương hướng hoạt động, cách thức kinh doanh đúng đắn, phù hợp

Những vấn đề đạo đức của doanh nghiệp trong mối quan hệ với đối tượng hữu quan

1 Vấn đề trong mối quan hệ với khách hàng

- Ngộ độc thực phẩm: năm 2017, cả nước xảy ra 139 vụ ngộ độc thực phẩm với 3.869 người mắc, 3.705 người đi viện, 24 trường hợp tử vong

- Vệ sinh an toàn thực phẩm: kiểm tra tại 625.060 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phát hiện 123.914 cơ sở vi phạm, chiếm 19,8%; xử lý hành chính 35.759 cơ sở với số tiền trên 61 tỷ đồng

Trang 9

- Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng: năm 2017, lực lượng Quản lý thị trường cả nước kiểm tra 164.355 vụ; phát hiện, xử lý 103.146 vụ vi phạm; giá trị hàng tịch thu 215,089 tỷ đồng; ước trị giá hàng tiêu hủy 206,4 tỷ đồng

2 Vấn đề trong mối quan hệ với người lao động

- Quyền hợp pháp của người lao động vị vi phạm:

Theo BHXH tỉnh Quảng Trị, số nợ hàng năm của các đơn vị tham gia BHXH, BHYT, BHTN tại địa phương chiếm khoảng 1,8% tổng số phải thu (chủ yếu tập trung ở khu vực doanh nghiệp), đơn cử như năm 2016, số nợ lên đến 19.868 triệu đồng

Tình trạng người lao động làm việc tại các doanh nghiệp nhưng vẫn chưa được tham gia BHXH (chiếm 30%)

- An toàn lao động:

- Thù lao lao động:

Tháng đầu năm 2018, cả nước có 131 cuộc đình công, trong đó các doanh nghiệp FDI là 103 cuộc, chiếm 78,6%; ngành dệt may 48 cuộc, chiếm 36,6 %; giày da có

27 cuộc, chiếm 20,6%; điện tử 20 cuộc, chiếm 15,3%

3 Vấn đề trong mối quan hệ ngành

- Bán hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ:

- Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Trong năm 2006, thanh tra chuyên ngành văn hoá – thông tin tiến hành kiểm tra 20.414 cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hoá, phát hiện 5.647 cơ sở vi phạm; đã cảnh cáo 519 cơ sở; đình chỉ hoạt động của 289 cơ sở; tạm giữ giấy phép kinh doanh của

160 cơ sở

4 Vấn đề trong mối quan hệ với chủ sở hữu

- Chiếm dụng vốn

Trang 10

Nợ xấu: tính đến ngày 31/12/2016, nợ xấu nội bảng của các tổ chức tín dụng hiện nay là trên 150.000 tỷ đồng, chiếm 2,52% tổng dư nợ Tổng nợ xấu Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) đã mua nhưng chưa xử lý được

là trên 195.000 tỷ, hiện chiếm 3,29% tổng dư nợ

5 Vấn đề trong mối quan hệ với cộng đồng

- Ô nhiễm môi trường

- Đa dạng sinh học suy giảm nghiêm trọng

- An ninh môi trường bị đe dọa

- Quản lý môi trường còn nhiều bất cập

- Vai trò của cộng đồng chưa được phát huy đúng mức

Nhận xét:

- Những vấn đề nổi cộm xảy ra trong giai đoạn 2010 trở về trước vẫn còn tồn tại trong giai đoạn 2010 cho đến nay

- So với giai đoạn từ năm 2010 trở về trước, một số vấn đề đã được cải thiện đáng kể (ngộ độc thực phẩm)

- Các vấn đề trong mối quan hệ với người lao động vấn rất nhức nhối

https://vov.vn/xa-hoi/doanh-nghiep-tra-luong-thap-nguoi-lao-dong-buoc-phai-lam-them-gio-786681.vov

Ngày đăng: 14/10/2018, 01:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w