1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng- Chi nhánh Thăng Long

114 209 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Trong các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng thương mại thì tín dụng là hoạt động cơ bản, đặc thù, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nghiệp vụ của các ngân hàng. Đây là hoạt động đem lại nguồn lợi nhuận chủ yếu nhưng đồng thời cũng là hoạt động chứa đựng nhiều nguy cơ rủi ro nhất cho các ngân hàng thương mại. Với đặc thù của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là năng lực tài chính, trình độ quản lý cũng như khả năng sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế thì việc cấp tín dụng cho đối tượng này càng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, việc chú trọng công tác hạn chế rủi ro tín dụng đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ là một yêu cầu bức thiết đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại, trong đó có Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). Là một trong những chi nhánh hàng đầu trong hệ thống Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, thời gian vừa qua chi nhánh Thăng Long đã có những thành tích đáng kể trong hoạt động kinh doanh và có những bước tăng trưởng vượt bậc về dư nợ. Tuy nhiên những con số về nợ xấu đã cho thấy hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chi nhánh vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, cần phải được kiểm soát chặt chẽ để giảm thiểu tối đa tổn thất có thể xảy ra. Chính vì vậy, tôi xin được chọn đề tài: “Hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng- Chi nhánh Thăng Long” cho Luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài đi vào nghiên cứu giải quyết ba vấn đề cơ bản: - Làm rõ và hoàn thiện cơ sở lý luận về Hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các ngân hàng thương mại - Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, rủi ro và công tác hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank- Chi nhánh Thăng Long - Đề xuất những kiến nghị, giải pháp, nhằm mục tiêu Hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank- Chi nhánh Thăng Long. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu •Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại. •Phạm vi nghiên cứu: -Về không gian: Đề tài nghiên cứu hạn chế rủi ro tín dụng trong phạm vi tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng- Chi nhánh Thăng Long. -Về thời gian: Đề tài nghiên cứu sử dụng thực trạng, số liệu trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến 2014 và đưa ra giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn từ năm 2015 tới năm 2017 -Về lĩnh vực nghiên cứu: Hạn chế rủi ro tín dụng 4.Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính: Căn cứ lý thuyết về các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng và các công cụ hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ để đi vào phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại VPBank- Chi nhánh Thăng Long từ đó đánh giá được ưu điểm và hạn chế của công tác hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại đơn vị. Các nguồn dữ liệu thu thập: - Dữ liệu sơ cấp: Khảo sát, phỏng vấn các cán bộ tín dụng đang công tác tại đơn vị về tình hình hoạt động tín dụng và đánh giá hiệu quả hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng tại VPBank- Chi nhánh Thăng Long. - Dữ liệu thứ cấp: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, sao kê tín dụng, các số liệu báo cáo thống kê định kỳ về phân loại nợ và trích lập dự phòng các năm 2012-2014 tại VPBank- Chi nhánh Thăng Long cùng các văn bản, quy định hiện hành liên quan đến hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của VPBank.

Trang 1

PHAN VIỆT HOA

HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH THĂNG LONG

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS NGUYỄN THỊ BẤT

Hà Nội - 2015

Trang 2

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõràng

Tác giả luận văn

Phan Việt Hoa

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

TÓM TẮT LUẬN VĂN i

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1 Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại 3

1.1.1 Khái quát về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại 3

1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ 6

1.1.3 Sự cần thiết của việc cấp tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 9

1.2 Rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTM 10

1.2.1 Khái quát về rủi ro tín dụng tại NHTM 10

1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTM 12

1.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại 14

1.3 Hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTM 17

1.3.1 Quan điểm về hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM 17

1.3.2 Các công cụ hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTM 18

1.3.3 Các nhân tố tác động đến hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTM 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG- CHI NHÁNH THĂNG LONG 30

2.1 Khái quát về hoạt động Tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Thăng Long 30

Trang 4

2.1.2 Kết quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank Thăng

Long giai đoạn 2012-2014 33

2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng- Chi nhánh Thăng Long 37

2.2.1 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp vừa và nhỏ 37

2.2.2 Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn doanh nghiệp vừa và nhỏ 38

2.2.3 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ 40

2.2.4 Lãi treo cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 40

2.2.5 Tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm (TSBĐ) 41

2.3 Thực trạng công tác hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Thăng Long 42

2.3.1 Cơ sở pháp lý về hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 42

2.3.2 Các công cụ hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank Thăng Long 43

2.3.3 Đánh giá chung về công tác hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng- Chi nhánh Thăng Long 59

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG- CHI NHÁNH THĂNG LONG 68

3.1 Định hướng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng- Chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2015-2017 68

3.2 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng- Chi nhánh Thăng Long 71

Trang 5

3.2.2 Phát huy và tăng cường áp dụng các biện pháp, công cụ xử lý rủi ro

tín dụng 73

3.2.3 Tăng cường, đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm soát tín dụng kết hợp hỗ trợ khách hàng sau giải ngân 76

3.2.4 Đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ ngân hàng 78

3.2.5 Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ 79

3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng và các cơ quan quản lý Nhà nước 81

3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 81

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam 85

3.3.3 Kiến nghị đối với Chính phủ 86

KẾT LUẬN 88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

Trang 7

Bảng 2.1: Quy mô số lượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank

Thăng Long giai đoạn 2012-2014 31Bảng 2.2: Tổng dư nợ tín dụng và cơ cấu tín dụng đối với khách hàng

DNVVN tại VPBank Thăng Long 2012-2014 34Bảng 2.3: Cơ cấu tín dụng DNVVN theo ngành kinh tế VPBank Thăng Long

2012-2014 36Bảng 2.4: Tình hình phân loại nợ DNVVN VPBank Thăng Long 2012-2014 39Bảng 2.5: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đối với khách hàng

SME tại VPBank Thăng Long 2012-2014 40Bảng 2.6: Tình hình xử lý, khắc phục, tài trợ rủi ro đối với khách hàng

DNVVN tại VPBank Thăng Long 2012-2014 58

BIỂU ĐỒ:

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu theo loại hình doanh nghiệp khách hàng DNVVN tại

VPBank Thăng Long 32Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ DNVVN theo kỳ hạn tại VPBank Thăng Long 35Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ theo loại tiền DNVVN tại VPBank Thăng Long 36Biểu đồ 2.4: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu DNVVN VPBank Thăng Long 2012-2014 37Biểu đồ 2.5: Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn DNVVN tại VPBank Thăng Long

2012-2014 38Biểu đồ 2.6: Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn DNVVN tại VPBank Thăng Long

Trang 9

PHAN VIỆT HOA

HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH THĂNG

LONG

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng thương mại thì tín dụng là hoạtđộng cơ bản, đặc thù, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nghiệp vụ của các ngânhàng Đây là hoạt động đem lại nguồn lợi nhuận chủ yếu nhưng đồng thời cũng làhoạt động chứa đựng nhiều nguy cơ rủi ro nhất cho các ngân hàng thương mại

Với đặc thù của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là năng lực tài chính, trình độquản lý cũng như khả năng sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế thì việc cấp tíndụng cho đối tượng này càng tiềm ẩn nhiều rủi ro Vì vậy, việc chú trọng công táchạn chế rủi ro tín dụng đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ làmột yêu cầu bức thiết đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại, trong đó cóNgân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)

Là một trong những chi nhánh hàng đầu trong hệ thống Ngân hàng TMCPViệt Nam Thịnh Vượng, thời gian vừa qua chi nhánh Thăng Long đã có nhữngthành tích đáng kể trong hoạt động kinh doanh và có những bước tăng trưởng vượtbậc về dư nợ Tuy nhiên những con số về nợ xấu đã cho thấy hoạt động tín dụng đốivới doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chi nhánh vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, cần phảiđược kiểm soát chặt chẽ để giảm thiểu tối đa tổn thất có thể xảy ra Chính vì vậy, tôi

xin được chọn đề tài: “Hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng- Chi nhánh Thăng Long” cho

Luận văn thạc sỹ của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài đi vào nghiên cứu giải quyết ba vấn đề cơ bản:

- Làm rõ và hoàn thiện cơ sở lý luận về Hạn chế rủi ro tín dụng đối vớidoanh nghiệp vừa và nhỏ trong các ngân hàng thương mại

- Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, rủi ro và công tác hạn chế rủi ro tíndụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank- Chi nhánh Thăng Long

- Đề xuất những kiến nghị, giải pháp, nhằm mục tiêu Hạn chế rủi ro tín dụngđối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank- Chi nhánh Thăng Long

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu rủi ro tín dụng đối

với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại

 Phạm vi nghiên cứu:

Trang 12

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu hạn chế rủi ro tín dụng trong phạm

vi tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng- Chi nhánh Thăng Long

- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu sử dụng thực trạng, số liệu trong

khoảng thời gian từ năm 2012 đến 2014 và đưa ra giải pháp hạn chế rủi ro tín dụngđối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn từ năm 2015 tới năm 2017

- Về lĩnh vực nghiên cứu: Hạn chế rủi ro tín dụng

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính: Căn cứ lý thuyết về cácchỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng và các công cụ hạn chế rủi ro tín dụng đối vớidoanh nghiệp vừa và nhỏ để đi vào phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại VPBank-Chi nhánh Thăng Long từ đó đánh giá được ưu điểm và hạn chế của công tác hạnchế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại đơn vị

Các nguồn dữ liệu thu thập:

- Dữ liệu sơ cấp: Khảo sát, phỏng vấn các cán bộ tín dụng đang công tác tại

đơn vị về tình hình hoạt động tín dụng và đánh giá hiệu quả hoạt động hạn chế rủi

ro tín dụng tại VPBank- Chi nhánh Thăng Long

- Dữ liệu thứ cấp: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, sao kê tín dụng,

các số liệu báo cáo thống kê định kỳ về phân loại nợ và trích lập dự phòng các năm2012-2014 tại VPBank- Chi nhánh Thăng Long cùng các văn bản, quy định hiệnhành liên quan đến hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ củaVPBank

CHƯƠNG 1 RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI

1.1 Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái quát về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại

1.1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng

Tín dụng được định nghĩa là quan hệ vay mượn, tạm thời chuyển quyền sửdụng vốn của bên cho vay sang bên đi vay trên cơ sở sự tin tưởng lẫn nhau và dựa

Trang 13

trên nguyên tắc hoàn trả Theo đó, Tín dụng ngân hàng có thể được hiểu là quan hệtín dụng giữa một bên là ngân hàng (đóng vai trò là người cho vay) với một bên làcác chủ thể còn lại của nền kinh tế (người đi vay)

1.1.1.2 Phân loại nghiệp vụ tín dụng tại NHTM

 Căn cứ theo kỳ hạn, tín dụng được phân chia thành:

- Tín dụng ngắn hạn: Từ 12 tháng trở xuống.

- Tín dụng trung hạn: Từ trên 1 năm đến 5 năm.

- Tín dụng dài hạn: Trên 5 năm.

 Căn cứ theo đối tượng khách hàng vay vốn:

- Tín dụng khách hàng cá nhân:

- Tín dụng khách hàng doanh nghiệp, tổ chức: Tùy theo quy mô của doanh

nghiệp, có thể phân chia thành tín dụng doanh nghiệp lớn và tín dụng doanh nghiệpvừa và nhỏ

1.1.1.3 Các hình thức cấp tín dụng tại ngân hàng thương mại

1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.1.2.1 Tiêu chuẩn doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.1.2.2 Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Các DNVVN có tính năng động và linh hoạt cao

- Năng lực tài chính và khả năng nắm bắt, tiếp cận thị trường còn hạn chế

- Trình độ tổ chức quản lý chưa cao

- Trình độ lao động còn thấp, cơ sở vật chất, công nghệ kỹ thuật thườngyếu kém, lạc hậu

- Các thông tin về tài chính, tình hình hoạt động của DNVVN còn thiếutính minh bạch và rất khó để kiểm chứng

1.1.3 Sự cần thiết của việc cấp tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Với các đặc điểm hạn chế về năng lực tài chính, trình độ quản lý như đã đềcập ở trên, việc cấp tín dụng cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏluôn tiềm ẩn các rủi ro cho các ngân hàng thương mại Tuy nhiên, việc cấp tín dụngcho phân khúc khách hàng DNVVN lại rất cần thiết, xuất phát từ các lý do sau: Vớicác ưu thế của mình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn giữ vai trò quan trọng trongnền kinh tế của các quốc gia Mặt khác, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷtrọng lớn trong tổng số các doanh nghiệp nên đây là nguồn khách hàng tiềm năng,đem lại nguồn lợi không nhỏ từ lãi vay và các khoản phí, cần được các NHTM khaithác một cách hiệu quả

Trang 14

1.2 Rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTM

1.2.1 Khái quát về rủi ro tín dụng tại NHTM

1.2.1.1 Quan điểm về rủi ro tín dụng (RRTD)

1.2.1.2 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến các NHTM

1.2.1.3 Đặc điểm rủi ro tín dụng tại NHTM

 RRTD mang tính gián tiếp

 Nguyên nhân thuộc về môi trường

 Nguyên nhân thuộc về các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn

 Nguyên nhân thuộc về phía ngân hàng

1.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại

1.2.3.1 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

1.2.3.2 Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn

1.2.3.3 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

1.2.3.4 Lãi treo

1.2.3.5 Tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm (TSBĐ)

1.3 Hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTM

1.3.1 Quan điểm về hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM

Hạn chế rủi ro tín dụng là tổ hợp các biện pháp được áp dụng nhằm mục tiêugiảm thiểu đến mức thấp nhất khả năng xảy ra rủi ro tín dụng và hạn chế đến mứctối đa tổn thất nếu xảy ra rủi ro tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM

1.3.2 Các công cụ hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTM

Trang 15

- Chính sách đối với các tài sản có vấn đề

1.3.2.3 Xây dựng và thực hiện Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng bao gồm: Giai đoạn trước khi cho vay; Giai đoạn trong khi cho vay; Giai đoạn sau khi cho vay

1.3.2.4 Kiểm tra, giám sát tín dụng

Mục tiêu của Kiểm tra, giám sát tín dụng là bảo đảm cho tiền vay được sửdụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn chỉnhkịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hổi nợ sau này

Một số biện pháp kiểm tra, giám sát mà ngân hàng thường áp dụng:

Một là,  Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng

Hai là,  Phân tích báo cáo tài chính theo định kỳ

Ba là, tiến hành đi thực địa và kiểm soát địa điểm hoạt động kinh doanh củakhách hàng vay

Bốn là,  Kiểm tra các tài sản bảo đảm tiền vay

Năm là, Giám sát hoạt động khách hàng thông qua các mối quan hệ với cáckhách hàng khác

Sáu là, Giám sát qua những thông tin khác

1.3.2.5 Xử lý, khắc phục và tài trợ rủi ro

 Tự khắc phục rủi ro bằng việc sử dụng các quỹ dự phòng rủi ro hình thành từviệc phân loại nợ và trích lập dự phòng để bù đắp tổn thất của ngân hàng

 Tận dụng tối đa các cơ hội thu hồi nợ

 Chuyển giao rủi ro

1.3.3 Các nhân tố tác động đến hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTM

1.3.3.1 Các nhân tố chủ quan

- Chất lượng cán bộ ngân hàng

- Tầm nhìn, định hướng và năng lực của ban lãnh đạo ngân hàng cùng các bộ

phận liên quan trong việc xây dựng chính sách tín dụng và quy trình tín dụng

- Trang bị công nghệ của ngân hàng

- Chất lượng nguồn thông tin

1.3.3.2 Các nhân tố khách quan

 Môi trường pháp lý

 Môi trường kinh tế - xã hội

 Nhân tố từ phía khách hàng

Trang 16

- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Sự trung thực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi vay vốn

- Thái độ và thiện chí trả nợ của khách hàng

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM

THỊNH VƯỢNG- CHI NHÁNH THĂNG LONG

2.1 Khái quát về hoạt động Tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Thăng Long

2.1.1 Khái quát về tình hình khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank Thăng Long

Khách hàng doanh nghiệp tại VPBank Thăng Long đều thuộc về phân khúcdoanh nghiệp vừa và nhỏ Đối tượng khách hàng này tại Chi nhánh hoạt động trên

đa dạng các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau, trong đó, đa phần là cácDNVVN hoạt động trong lĩnh vực thương mại, vận tải, xây dựng, y tế

2.1.2 Kết quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank Thăng Long giai đoạn 2012-2014

2.2.4 Lãi treo 2.2.5 Tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm (TSBĐ) Thông qua các chỉ tiêu phản ảnh mức độ rủi ro tín dụng như đã đánh giá ở

trên, chúng ta đã phần nào thấy được tình hình rủi ro tín dụng đối với khách hàngdoanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank Thăng Long tuy có những dấu hiệu đáng báođộng trong 2 năm 2012-2013 nhưng đã được cải thiện rõ rệt trong năm 2014 biểu

Trang 17

hiện ở tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn diễn biến qua các năm Tuy nhiên, nhữngcon số về lãi treo, mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng phát sinh lớn cùng với sựtăng dần qua các năm của nợ nhóm 5 cho ta thấy hoạt động tín dụng đối với doanhnghiệp vừa và nhỏ của Chi nhánh vẫn chưa thực sự được bảo đảm, chưa tránh khỏicác nguy cơ rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

2.3 Thực trạng công tác hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Thăng Long

2.3.1 Cơ sở pháp lý về hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Cơ sở pháp lý về hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệpvừa và nhỏ tại VPBank Thăng Long được dựa trên các văn bản Quy định, Quy trình

và Chính sách do VPBank xây dựng, ban hành căn cứ trên các quy định hiện hànhcủa Ngân hàng nhà nước và thực tế hoạt động tín dụng tại VPBank

2.3.2 Các công cụ hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank Thăng Long

2.3.2.1 Tổ chức bộ máy tín dụng

Tổ chức bộ máy tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ từHội sở chính đến Chi nhánh tại VPBank được khái quát trong sơ đồ sau:

Trang 18

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy tín dụng từ Hội sở chính đến Chi nhánh

VPBank Thăng Long

(Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank 2012-2014)

2.3.2.3 Xây dựng và thực hiện Quy trình tín dụng

Là một chi nhánh thuộc hệ thống Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng,hoạt động tín dụng đối với DNVVN của VPBank Thăng Long cũng tuân theo quy trìnhtín dụng đối với DNVVN do Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng ban hành

Bắt đầu từ đầu năm 2013, quy trình tín dụng của VPBank Thăng Long nóiriêng và toàn hệ thống VPBank nói chung đã có sự chuyển biến rõ ràng tích cực.Điểm mới nhất và cũng là điểm mấu chốt quan trọng trong quá trình chuyển đổi môhình tín dụng tại VPBank nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đó là việc hình thành nênTrung tâm Xử lý tín dụng tập trung CPC Đây có thể coi là một bộ phận độc lậphoàn toàn với ĐVKD nhằm đảm bảo việc phê duyệt cấp tín dụng và kiểm soátchứng từ được khách quan, đầy đủ, đồng thời giảm bớt một phần các công việc củacán bộ tín dụng phải đảm nhiệm trong quy trình tín dụng cũ

2.3.2.4 Kiểm tra, giám sát tín dụng

Tất cả các khoản cấp tín dụng nói chung và các khoản cấp tín dụng đối vớidoanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng tại VPBank Thăng Long đều được tiến hành

Đơn vị kinh doanh Trung tâm CPC Phòng Tái thẩm định

Trang 19

kiểm tra, giám sát một cách thường xuyên, toàn diện trong suốt quá trình cấp tíndụng và có sự phối hợp, theo dõi của nhiều bộ phận khác nhau.

2.3.3.4 Xử lý, khắc phục và tài trợ rủi ro tín dụng

- Xác định phương án cơ cấu lại nợ

- Xem xét miễn giảm lãi cho khách hàng

- Thu hồi nợ trực tiếp thông qua các biện pháp phong tỏa tài khoản, phát mại tài sản bảo đảm

- Tiến hành khởi kiện khách hàng để xử lý các khoản nợ xấu

- Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp những khoản RRTD xảy ra, chuyển các khoản nợ sang theo dõi ngoại bảng để tận thu

- Chuyển giao rủi ro thông qua bán nợ

Biện pháp được áp dụng chủ yếu tại VPBank Thăng Long là Sử dụng quỹDPRR (chiếm tỷ lệ cao nhất trong các biện pháp được sử dụng: 41.95%); tiếp đến làbiện pháp Thu hồi nợ thông qua phát mại TSBĐ, miễn giảm lãi cho khách hàng(chiếm 30.05%); các biện pháp khác như cơ cấu nợ, khởi kiện hay bán nợ vẫn chỉđược áp dụng với tỷ lệ thấp

2.3.4 Đánh giá chung về công tác hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng- Chi nhánh Thăng Long

2.3.4.1 Các kết quả đạt được

- Một là, tổ chức bộ máy tín dụng với sự phân tách bộ phận tín dụng thành

các khối chức năng độc lập, đảm nhiệm chuyên môn khác nhau đã góp phần đảmbảo tính khách quan trong hoạt động cấp tín dụng

- Hai là, chính sách tín dụng với đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và

nhỏ về cơ bản đã đảm bảo sự rõ ràng, hợp lý trong nguyên tắc cấp tín dụng, điềukiện cấp tín dụng, quy định cụ thể đối tượng không cấp tín dụng cũng như đối tượnghạn chế cấp tín dụng; quy định thống nhất cách ứng xử, đảm bảo tính công khai,minh bạch và công bằng trong mối quan hệ đối với khách hàng

- Ba là, quy trình tín dụng có sự tham gia phối hợp đồng bộ của nhiều Bộ

phận với mô hình Trung tâm Xử lý tín dụng tập trung CPC đã cụ thể hóa từng khâutrong quá trình cấp tín dụng, tạo ra cơ chế giám sát, kiểm tra hiệu quả từ đó pháthiện kịp thời các dấu hiệu cảnh báo sớm, góp phần ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro

Trang 20

- Bốn là, công tác kiểm tra, giám sát tín dụng của Chi nhánh có sự tham gia,

phối hợp của nhiều bộ phận đảm nhận các chuyên môn khác nhau nên đảm bảođược tính khách quan

- Năm là, công tác xử lý, khắc phục, tài trợ RRTD của Chi nhánh đã được tiến

hành nghiêm túc, triệt để áp dụng các biện pháp và đã có những thành tích đáng kể

2.3.4.2 Hạn chế và nguyên nhân

 Hạn chế

- Việc phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong tổ chức bộ máy tín dụng

chưa thực sự hiệu quả

- Chính sách tín dụng của chi nhánh bị phụ thuộc vào Chính sách tín dụng

chung của VPBank nên trong quá trình áp dụng thực tế còn tồn tại nhiều bất cập vàthiếu tính mềm dẻo với từng đối tượng khách hàng cụ thể và đặc thù của Chi nhánh

+ Về chính sách khách hàng: Chi nhánh vẫn chưa thực hiện được đa dạng

hóa danh mục tín dụng

+ Về chính sách đảm bảo tiền vay: Mặc dư nợ đối với DNVVN tại Chi

nhánh đều có TSBĐ nhưng các khoản vay này vẫn ẩn chứa nguy cơ rủi ro tín dụng

do một lượng lớn TSBĐ của Chi nhánh là bất động sản Loại tài sản này có đặcđiểm là giá trị và khả năng chuyển thành tiền phụ thuộc nhiều vào các biến độngcủa thị trường

- Công tác kiểm tra, giám sát tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp vừa

và nhỏ còn chưa thực hiện một cách đầy đủ và chưa chú trọng đến việc hỗ trợ chokhách hàng sau giải ngân

- Công tác xử lý, khắc phục và tài trợ rủi ro vẫn còn gặp nhiều khó khăn

trong quá trình thực hiện

 Nguyên nhân

Nguyên nhân thuộc về môi trường

Các nguyên nhân thuộc về môi trường bao gồm: Tình hình kinh tế-xã hội; Môi trường pháp lý; Tính công khai, minh bạch về thông tin của nền kinh tế

Nguyên nhân từ phía khách hàng

Nguyên nhân thuộc về Ngân hàng

- Tầm nhìn, định hướng của ban lãnh đạo ngân hàng, năng lực của các bộphận có liên quan trong việc xây dựng chính sách tín dụng và quy trình tín dụng

- Hệ thống công nghệ ngân hàng

- Chất lượng của cán bộ, nhân viên ngân hàng

Trang 21

- Chất lượng nguồn thông tin

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG-

CHI NHÁNH THĂNG LONG

3.1 Định hướng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng- Chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2015-2017

3.2 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng- Chi nhánh Thăng Long

3.2.1 Nâng cao chất lượng nguồn thông tin phục vụ công tác thẩm định khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ

3.2.2 Phát huy và tăng cường áp dụng các biện pháp, công cụ

3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng và các

cơ quan quản lý Nhà nước

3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam 3.3.3 Kiến nghị đối với Chính phủ

Trang 22

Trên cơ sở các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn đã đạt được một sốvấn đề cơ bản sau:

Một là, luận văn đã làm rõ khái niệm và đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ,

hoàn thiện cơ sở lý luận về Hạn chế rủi ro tín dụng đối với đối tượng khách hàngnày trong các ngân hàng thương mại

Hai là, luận văn đã khái quát được hoạt động tín dụng, phân tích tình hình

rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCPViệt Nam Thịnh Vượng- Chi nhánh Thăng Long (VPBank Thăng Long)

Ba là, luận văn đã phân tích, đánh giá được thực trạng công tác hạn chế rủi ro tín

dụng tại đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank Thăng Long

Bốn là, luận văn nêu lên nguyên nhân của các mặt còn tồn tại trong công tác

hạn chế rủi ro tín dụng tại VPBank Thăng Long

Năm là, luận văn đề xuất những kiến nghị, giải pháp, nhằm mục tiêu Hạn

chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank Thăng Long

Trong quá trình hoàn thành Luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và chỉbảo tận tình của Giáo viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Bất cùng sự hỗ trợ nhiệttình của các người thân, bạn bè, đồng nghiệp Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thànhnhất cho những giúp đỡ hết sức quý báu này

Mặc dù đã rất cố gắng trong việc nghiên cứu, thu thập tài liệu nhưng do thờigian nghiên cứu có hạn và bị chi phối bởi nhiều yếu tố nên Luận văn khó tránh khỏinhững thiếu sót, khiếm khuyết Tác giả rất mong nhận được những lời góp ý củaThầy giáo, Cô giáo, các nhà khoa học và các bạn bè đồng nghiệp cũng như nhữngngười quan tâm đến vấn đề này

Xin chân thành cảm ơn

Trang 23

PHAN VIÖT HOA

H¹N CHÕ RñI RO TÝN DôNG §èI VíI DOANH

NGHIÖP VõA Vµ NHá T¹I NG¢N HµNG TMCP VIÖT NAM THÞNH V¦îNG CHI NH¸NH TH¡NG LONG

Chuyªn ngµnh: KINH TÕ TµI CHÝNH - NG¢N HµNG

Ngêi híng dÉn khoa häc:

PGS.TS NGUYÔN THÞ BÊT

Hµ Néi - 2015

Trang 24

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng thương mại thì tín dụng là hoạtđộng cơ bản, đặc thù, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nghiệp vụ của các ngânhàng Đây là hoạt động đem lại nguồn lợi nhuận chủ yếu nhưng đồng thời cũng làhoạt động chứa đựng nhiều nguy cơ rủi ro nhất cho các ngân hàng thương mại, đặcbiệt là trong bối cảnh kinh tế thế giới cũng như trong nước đang tồn tại nhiều bất ổn

và biến động mạnh như hiện nay Rủi ro tín dụng khi xảy ra sẽ đem đến những hậuquả rất nặng nề đối với không chỉ riêng bản thân các ngân hàng thương mại mà cònảnh hưởng tới hoạt động của toàn bộ nền kinh tế

Có thể nói, rủi ro tín dụng luôn gắn liền, tồn tại một cách khách quan với đặcthù hoạt động của ngân hàng thương mại Thực tế cho thấy chúng ta không thể loạitrừ được một cách hoàn toàn mà chỉ có thể hạn chế và giảm thiểu tối đa những tổnthất mà nó có thể gây ra Với đặc thù của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là năng lựctài chính, trình độ quản lý cũng như khả năng sản xuất kinh doanh còn nhiều hạnchế thì việc cấp tín dụng cho đối tượng này càng tiềm ẩn nhiều rủi ro Vì vậy, việcchú trọng công tác hạn chế rủi ro tín dụng đối với phân khúc khách hàng doanhnghiệp vừa và nhỏ là một yêu cầu bức thiết đối với toàn bộ hệ thống ngân hàngthương mại, trong đó có Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)

Là một trong những chi nhánh hàng đầu trong hệ thống Ngân hàng TMCPViệt Nam Thịnh Vượng, thời gian vừa qua chi nhánh Thăng Long đã có nhữngthành tích đáng kể trong hoạt động kinh doanh và có những bước tăng trưởng vượtbậc về dư nợ Tuy nhiên những con số về nợ xấu đã cho thấy hoạt động tín dụng đốivới doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chi nhánh vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, cần phảiđược kiểm soát chặt chẽ để giảm thiểu tối đa tổn thất có thể xảy ra Chính vì vậy, tôi

xin được chọn đề tài: “Hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng- Chi nhánh Thăng Long” cho

Luận văn thạc sỹ của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài đi vào nghiên cứu giải quyết ba vấn đề cơ bản:

Trang 25

- Làm rõ và hoàn thiện cơ sở lý luận về Hạn chế rủi ro tín dụng đối vớidoanh nghiệp vừa và nhỏ trong các ngân hàng thương mại

- Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, rủi ro và công tác hạn chế rủi ro tíndụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank- Chi nhánh Thăng Long

- Đề xuất những kiến nghị, giải pháp, nhằm mục tiêu Hạn chế rủi ro tín dụngđối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank- Chi nhánh Thăng Long

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu rủi ro tín dụng đối

với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại

 Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu hạn chế rủi ro tín dụng trong phạm vi

tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng- Chi nhánh Thăng Long

- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu sử dụng thực trạng, số liệu trong khoảng

thời gian từ năm 2012 đến 2014 và đưa ra giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối vớidoanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn từ năm 2015 tới năm 2017

- Về lĩnh vực nghiên cứu: Hạn chế rủi ro tín dụng

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính: Căn cứ lý thuyết về cácchỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng và các công cụ hạn chế rủi ro tín dụng đối vớidoanh nghiệp vừa và nhỏ để đi vào phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại VPBank-Chi nhánh Thăng Long từ đó đánh giá được ưu điểm và hạn chế của công tác hạnchế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại đơn vị

Các nguồn dữ liệu thu thập:

- Dữ liệu sơ cấp: Khảo sát, phỏng vấn các cán bộ tín dụng đang công tác tại

đơn vị về tình hình hoạt động tín dụng và đánh giá hiệu quả hoạt động hạn chế rủi

ro tín dụng tại VPBank- Chi nhánh Thăng Long

- Dữ liệu thứ cấp: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, sao kê tín dụng, các

số liệu báo cáo thống kê định kỳ về phân loại nợ và trích lập dự phòng các năm

2012-2014 tại VPBank- Chi nhánh Thăng Long cùng các văn bản, quy định hiện hành liênquan đến hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của VPBank

Trang 26

CHƯƠNG 1 RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG

ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái quát về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại

1.1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng

Tín dụng được định nghĩa là quan hệ vay mượn, tạm thời chuyển quyền sửdụng vốn của bên cho vay sang bên đi vay trên cơ sở sự tin tưởng lẫn nhau và dựatrên nguyên tắc hoàn trả

Theo đó, Tín dụng ngân hàng có thể được hiểu là quan hệ tín dụng giữa mộtbên là ngân hàng (đóng vai trò là người cho vay) với một bên là các chủ thể còn lạicủa nền kinh tế (người đi vay) Để đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lời thìhoạt động tín dụng của NHTM phải dựa trên một số nguyên tắc nhất định:

- Khách hàng phải cam kết hoàn trả cả gốc và lãi trong thời gian xác định.

- Khách hàng phải cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận

với Ngân hàng Mục đích của cam kết này nhằm đảm bảo phù hợp với cương lĩnh

và định hướng của Ngân hàng và không tài trợ cho các hoạt động bất hợp pháp

- Khách hàng phải chứng minh được khả năng phương án (hay dự án) xin

vay vốn ngân hàng phải đảm bảo tính hiệu quả và có khả năng thu hồi được vốn đầu

tư và có lãi để trả nợ cho ngân hàng

1.1.1.2 Phân loại nghiệp vụ tín dụng tại NHTM

 Căn cứ theo kỳ hạn, tín dụng được phân chia thành:

- Tín dụng ngắn hạn: Từ 12 tháng trở xuống.

- Tín dụng trung hạn: Từ trên 1 năm đến 5 năm.

- Tín dụng dài hạn: Trên 5 năm.

Trang 27

Việc phân loại tín dụng theo kỳ hạn có ý nghĩa rất quan trọng với các NHTM

vì nó liên quan mật thiết với tính an toàn và sinh lợi của tín dụng cũng như khả nănghoàn trả của khách hàng Thực tế cho thấy tỷ trọng tín dụng ngắn hạn tại cácNHTM thường cao hơn tín dụng trung và dài hạn do rủi ro của tín dụng ngắn hạnthấp hơn, đồng thời nguồn vốn huy động trung, dài hạn cũng đắt và khan hiếm hơn

 Căn cứ theo đối tượng khách hàng vay vốn:

- Tín dụng khách hàng cá nhân: Đối tượng cấp tín dụng là các khách hàng cá

nhân, hộ gia đình, Nhóm đối tượng khách hàng này có số lượng rất lớn và có nhucầu vay các khoản nhỏ lẻ

- Tín dụng khách hàng doanh nghiệp, tổ chức: Đối tượng cấp tín dụng là các

doanh nghiệp, tổ chức,…thường có nhu cầu vốn lớn hơn so so với khách hàng cánhân Tùy theo quy mô của doanh nghiệp, có thể phân chia thành tín dụng doanhnghiệp lớn và tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ

Việc phân loại tín dụng theo đối tượng khách hàng sẽ giúp các NHTM xâydựng được kế hoạch, chiến lược, phương thức tiếp cận, quản lý cũng như có các sảnphẩm phù hợp với đặc điểm riêng của từng loại khách hàng, từ đó có thể khai tháctốt và phát triển nguồn khách hàng, đem về lợi ích tối đa cho ngân hàng

1.1.1.3 Các hình thức cấp tín dụng tại ngân hàng thương mại

Theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam số 47/2010/QH12: “Cấp tín dụng làviệc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sửdụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu,cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ tín dụng khác”

- Cho vay

Đây là hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng cho vay giao hoặc cam kếtgiao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong mộtthời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi

NHTM tiến hành cho vay theo nhiều hình thức khác nhau, bao gồm:

Thấu chi: là hình thức cho vay theo đó Ngân hàng cho phép khách hàng

được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định(gọi là hạn mức thấu chi) và trong một khoảng thời gian xác định

Cho vay trực tiếp từng lần (vay món): là hình thức cho vay của ngân hàng đối

Trang 28

với các khách hàng có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạnmức thấu chi Những khách hàng này sử dụng vốn chủ sở hữu và tín dụng thương mại

là chủ yếu, vốn vay từ ngân hàng chỉ tham gia vào một số giai đoạn nhất định của chu

kỳ sản xuất kinh doanh, mang tính thời vụ hay mở rộng sản xuất đặc biệt

Cho vay theo hạn mức: là hình thức cho vay theo đó ngân hàng thỏa thuận

cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng nhất định, có thể tính cho cả kỳ hoặccuối kỳ Hạn mức này là số dư tối đa tại thời điểm tính.Hạn mức tín dụng được cấpdựa trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn củakhách hàng

Hình thức cho vay này thường áp dụng cho các khách hàng có nhu cầu vaymượn thường xuyên, vốn vay được thường xuyên có mặt trong quá trình sản xuấtkinh doanh

Cho vay luân chuyển: là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển của hàng

hóa Ngân hàng cho doanh nghiệp vay khi thiếu vốn để mua hàng và sẽ thu nợ khidoanh nghiệp bán hàng Đối tượng khách hàng chủ yếu của cho vay luân chuyển làcác doanh nghiệp thương nghiệp hoặc các doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ tiêu thụngắn, quan hệ vay trả thường xuyên với ngân hàng

Cho vay trả góp: là hình thức tín dụng, theo đó ngân hàng cho phép khách

hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thỏa thuận, thường áp dụngcho các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng lâu bền

Cho vay gián tiếp: là hình thức ngân hàng cho vay thông qua các tổ chức

trung gian như nhóm sản xuất, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ,…

Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể cho vay thông qua người bán lẻ các sảnphẩm đầu vào của quá trình sản xuất

- Chiết khấu

“Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi cáccông cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá của người thụ hưởng trước khi đến hạnthanh toán” (theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam số 47/2010/QH12)

Các NHTM thường thực hiện nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu cho khách

Trang 29

hàng Thực chất đây là việc ngân hàng ứng trước tiền cho khách hàng tương ứngvới giá trị của thương phiếu, trừ đi phần thu nhập của ngân hàng để sở hữu mộtthương phiếu chưa đến hạn thanh toán (hoặc một giấy nhận nợ).

- Bảo lãnh

Bảo lãnh của ngân hàng là cam kết của ngân hàng (dưới hình thức phát hànhthư bảo lãnh, mở thư tín dụng hay ký hối phiếu nhận nợ) về việc ngân hàng sẽ thựchiện nghĩa vụ tài chính thay cho doanh nghiệp, khi doanh nghiệp không thực hiệnđúng như nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàngtheo thỏa thuận

Về bản chất, bảo lãnh là một hình thức tài trợ của ngân hàng cho khách hàngdựa trên uy tín của ngân hàng, qua đó khách hàng có thể tìm được nguồn tài trợ mớihay thực hiện được các hoạt động mua bán, sản xuất kinh doanh của mình

- Cho thuê tài sản

Cho thuê là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàng thuê theonhững thỏa thuận nhất định Hoạt động cho thuê của NHTM chủ yếu là cho thuê tàichính.Tài sản cho thuê thường là tài sản cố định nên cho thuê được xếp vào tín dụngtrung và dài hạn.Khách hàng phải trả cả gốc và lãi dưới dạng tiền thuê hàng kỳ

- Bao thanh toán

Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàngthông qua việc mua lại có bảo lưu quyền đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phảitrả phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng

1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.1.2.1 Tiêu chuẩn doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trên thế giới, tiêu chuẩn về doanh nghiệp vừa và nhỏ được quy định khácnhau tùy theo tiêu chí phân loại của từng quốc gia Các tiêu chí để phân loại doanhnghiệp có hai nhóm: tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng

- Nhóm tiêu chí định tính: có thể bao gồm chuyên môn hoá thấp, số đầu

mối quản lý ít, không phức tạp Nhóm yếu tố này phản ánh đúng bản chất vấn đềnhưng thường khó xác định bởi vậy mà nó mang tính tham khảo, kiểm chứng, ít

Trang 30

được sử dụng trong thực tế.

- Nhóm tiêu chí định lượng: Có thể bao gồm số lao đông định biên, giá trị

tài sản, vốn kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận, nhóm tiêu chí này mỗi nước sử dụnghoàn toàn không giống nhau, có thể căn cứ vào cả lao động, vốn, doanh thu cũng cóthể chỉ căn cứ vào số lao động hoặc vốn kinh doanh

Ở Việt Nam, theo Điều 3, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ thì Doanh nghiệp vừa và nhỏ được định nghĩa như sau: Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể:

Quy mô  

 

Khu vực

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

Số lao động

Tổng nguồn vốn

Số lao động

Tổng nguồn vốn

Số lao động

I Nông, lâm nghiệp

và thủy sản

10 ngườitrở xuống

20 tỷđồng trởxuống

từ trên 10người đến

300 người

II Công nghiệp và

xây dựng

10 ngườitrở xuống

20 tỷđồng trởxuống

từ trên 10người đến

300 ngườiIII Thương mại và

dịch vụ

10 ngườitrở xuống

10 tỷđồng trởxuống

từ trên 10người đến

100 người

1.1.2.2.Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Các DNVVN có tính năng động và linh hoạt cao

Do các DNVVN có vốn đầu tư ban đầu thấp, dễ dàng tạo lập và đi vào hoạtđộng Chính những điều này đã tạo ra sức hấp dẫn trong đầu tư sản xuất kinh doanhmọi thành phần kinh tế vào khu vực DNVVN Mặt khác, do có mức đầu tư ban đầu

Trang 31

thấp, chủ yếu tận dụng các nguồn lực tại chỗ, sử dụng ít lao động, tổ chức quản lýgọn nhẹ nên các DNVVN có khả năng chuyển hướng kinh doanh và thay đổi mặthàng nhanh, dễ dàng chuyển đổi phương án sản xuất, chuyển đổi mặt bằng kinhdoanh, loại hình doanh nghiệp và thậm chí là giải thể doanh nghiệp.

- Năng lực tài chính và khả năng nắm bắt, tiếp cận thị trường còn hạn chế

Phần lớn các DNVVN có nguồn vốn tài chính hạn chế, đặc biệt là nguồn vốn

tự có cũng như bổ sung để thực hiện quá trình tích tụ, tập trung nhằm duy trì hoặc

mở rộng sản xuất kinh doanh Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp này chủ yếu làvốn tự có của chủ sở hữu hay vay mượn được từ người thân, bạn bè, khả năng tiếpcận nguồn vốn từ các TCTD thấp Đây là một trong nhưng khó khăn không nhỏ chocác DNVVN trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình

Khả năng nắm bắt, tiếp cận thị trường còn hạn chế xuất phát từ nguyên nhânchủ yếu là do nguồn khách hàng còn eo hẹp, doanh nghiệp lại không đủ khả năngtài chính để đầu tư cho các hoạt động marketing Bên cạnh đó, quy mô thị trườngcủa các DNVVN thường bị bó hẹp trong phạm vi địa phương, gặp nhiều khó khăntrong việc mở rộng ra các thị trường mới

- Trình độ tổ chức quản lý chưa cao

Các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ phần lớn vừa đóng vai trò quản lý doanhnghiệp, vừa tham gia trực tiếp và hoạt động sản xuất kinh doanh, các bộ phận củadoanh nghiệp chưa có sự tách bạch rõ ràng dẫn đến mức độ chuyên môn hóa trongquản lý không cao Những người chủ doanh nghiệp hầu như đều chưa qua một khóahọc về quản lý chính quy nào Đa số các chủ doanh nghiệp nhỏ chưa được đào tạo

cơ bản, đặc biệt những kiến thức về kinh tế thị trường, quản trị kinh doanh Họ chủyếu quản lý dựa trên kinh nghiệm thực tiễn và thường không quan tâm đến việc đàotạo để nâng cao năng lực quản lý

- Trình độ lao động còn thấp, cơ sở vật chất, công nghệ kỹ thuật thường yếu kém, lạc hậu

Do hạn chế về mặt tài chính nên các DNVVN thường không đủ khả năngcạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trong việc thuê những lao động có tay nghề,trình độ cao Nhà xưởng, nơi làm việc trực tiếp, các trụ sở giao dịch, quản lý đa

Trang 32

phần còn hạn chế và doanh nghiệp thường sử dụng máy móc, thiết bị công nghệ cũdẫn đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ chưa cao

- Các thông tin về tài chính, tình hình hoạt động của DNVVN còn thiếu tính minh bạch và rất khó để kiểm chứng

Báo cáo tài chính của DNVVN chưa phản ánh đầy đủ và chính xác kết quảsản xuất kinh doanh và phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu về tính minh bạch.Nguyên nhân là do trình độ đội ngũ kế toán của DNVVN còn hạn chế nên sổ sáchchứng từ được lập chưa đảm bảo tính chính xác, chuyên nghiệp Thêm vào đó, tổchức và hoạt động của DNVVN phần lớn từ nguồn vốn góp của gia đình, bạn bè,người thân…nên sổ sách tài chính không rõ ràng; nhiều hoạt động mua bán nhỏ lẻ,thanh toán bằng tiền mặt, không có hoá đơn chứng từ nên rất khó để xác minh

1.1.3 Sự cần thiết của việc cấp tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Với các đặc điểm hạn chế về năng lực tài chính, trình độ quản lý như đã đềcập ở trên, việc cấp tín dụng cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏluôn tiềm ẩn các rủi ro cho các ngân hàng thương mại Tuy nhiên, việc cấp tín dụngcho phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ lại rất cần thiết, xuất phát từcác lý do sau:

Với các ưu thế của mình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn giữ vai trò quantrọng trong nền kinh tế của các quốc gia Sau mỗi thời kỳ suy thoái kinh tế, khu vựcdoanh nghiệp vừa và nhỏ luôn trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy và mở rộngcạnh tranh, góp phần ổn định kinh tế và phòng ngừa nguy cơ khủng hoảng Bêncạnh đó, cùng với đà phát triển của khoa học và công nghệ trên thế giới, các doanhnghiệp vừa và nhỏ ngày càng có nhiều cơ hội đầu tư vào kỹ thuật, đổi mới côngnghệ, từ đó có thể sản xuất ra các sản phẩm không thua kém các doanh nghiệp lớn

Có thể nói, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp một phần rất quan trọng trongnền kinh tế của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Tuynhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với nguồn vốnngân hàng do thiếu tài sản bảo đảm, sổ sách chứng từ kế toán không rõ ràng, minhbạch, chưa tạo ra được uy tín trên thị trường Do đó, việc cấp tín dụng cũng như xây

Trang 33

dựng các chính sách tín dụng riêng để hỗ trợ, giúp đỡ cho hoạt động của các doanhnghiệp vừa và nhỏ cần được các ngân hàng hết sức quan tâm, xem xét.

Mặt khác, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số cácdoanh nghiệp nên đây là nguồn khách hàng tiềm năng, đem lại nguồn lợi không nhỏ

từ lãi vay và các khoản phí, cần được các NHTM khai thác một cách hiệu quả Cóthể nói, việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ không chỉ hỗ trợ giải quyếtcác khó khăn về nguồn vốn cho các DNVVN, giúp các DNVVN có điều kiện mởrộng, tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh của mình mà còn đem lại lợi íchđáng kể cho bản thân các NHTM

1.2 Rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTM

1.2.1 Khái quát về rủi ro tín dụng tại NHTM

1.2.1.1 Quan điểm về rủi ro tín dụng (RRTD)

Có thể nói, tín dụng là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nghiệp

vụ của ngân hàng, đem lại lợi nhuận chủ yếu nhưng đồng thời cũng là hoạt độngchứa đựng, tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất

Rủi ro theo định nghĩa chung nhất là biến cố mà kết quả kinh doanh hiện tạihoặc tương lai có khả năng khác biệt đáng kể so với mức dự kiến từ trước, hay còngọi là mức kỳ vọng

Gắn với hoạt động tín dụng của ngân hàng, ta có thể hiểu RRTD là biến cố

xảy ra trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế là việc khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ (bao gồm cả gốc và lãi) hay theo đúng thời hạn như đã cam kết trong hợp đồng.

Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam:

“Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với

nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng khôngthực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ củamình theo cam kết”

Với những đặc thù hoạt động của ngân hàng thì rủi ro tín dụng là loại rủi ro

Trang 34

chiếm tỷ lệ lớn nhất, tồn tại một cách tất yếu, thường xuyên, quyết định trực tiếpđến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

1.2.1.2 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến các NHTM

Đối với bản thân ngân hàng gặp RRTD, do không thu hồi được nợ (gốc, lãi

và các loại phí) trong khi vẫn phải trả lãi và gốc cho các khoản vốn huy động khiđến hạn thì hậu quả trước hết là vòng quay vốn tín dụng và lợi nhuận của ngân hànggiảm xuống Trường hợp xấu hơn là ngân hàng sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất khảnăng thanh khoản, kéo theo đó là năng lực tài chính giảm sút, uy tín cũng như sứccạnh tranh xuống thấp Hệ quả dẫn đến sẽ là tình hình kinh doanh ngày càng thua

lỗ, hoặc trầm trọng hơn, ngân hàng có thể bị phá sản nếu không có các biện pháp xử

lý, khắc phục kịp thời

Thêm vào đó, hoạt động của một ngân hàng không hoàn toàn độc lập mà cóliên quan mật thiết đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và các tổ chức kinh tế, xã hộicùng cá nhân trong nền kinh tế Vì vậy, chỉ cần một ngân hàng có hoạt động khôngtốt, thậm chí phá sản thì sẽ tạo ra những tác động tiêu cực mang tính dây chuyền,ảnh hưởng xấu tới hệ thống ngân hàng và các chủ thể kinh tế khác Tâm lý hoangmang, lo sợ mất tiền sẽ dẫn đến việc rút tiền đồng loạt của người gửi tiền tại cácNHTM khác làm cho toàn hệ thống ngân hàng cũng bị rơi vào tình trạng khủnghoảng do mất khả năng thanh toán

1.2.1.3 Đặc điểm rủi ro tín dụng tại NHTM

RRTD mang tính gián tiếp

Trong quan hệ tín dụng, quyền sử dụng vốn từ ngân hàng được chuyển giaocho khách hàng Nếu khách hàng sử dụng vốn không hiệu quả và gặp phải nhữngtổn thất hay thua lỗ sẽ dẫn đến nguy cơ không trả được nợ cho ngân hàng Và nhưvậy, những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng là nguyên nhân chủyếu, gián tiếp gây nên RRTD của NHTM

RRTD có tính chất đa dạng và phức tạp

Đặc điểm này xuất phát từ đặc trưng của ngân hàng là trung gian tài chínhkinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, biểu hiện ở sự đa dạng, phức tạp của nguyên nhân

Trang 35

cũng như hình thức và hậu quả mà RRTD gây ra.

RRTD có tính tất yếu, luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tín dụng của

NHTM

Đặc điểm này của RRTD đề cập đến tình trạng thông tin bất cân xứng vàthiếu độ tin cậy Điều này đã khiến cho ngân hàng không thể nắm bắt được các dấuhiệu rủi ro một cách đầy đủ và toàn diện, từ đó dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn chohoạt động tín dụng của ngân hàng

1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTM

Nguyên nhân thuộc về môi trường

Thiên tai, những thay đổi bất thường về thời tiết gây nguy hại đến điều kiệnsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ, làm ảnh hưởng và hạn chế khảnăng trả nợ của khách hàng, từ đó dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng

Những khủng hoảng kinh tế thế giới, biến động của thị trường trong nướcdẫn đến tình trạng lạm phát, tình hình biến động của tỷ giá hối đoái, mất cân bằngcán cân thanh toán quốc tế,…tác động xấu đến tình hình sản xuất kinh doanh củacác doanh nghiệp vừa và nhỏ, làm giảm khả năng trả nợ ngân hàng

Môi trường pháp lý không thuận lợi, lỏng lẻo trong các công cụ quản lý vĩ

mô Thực tế cho thấy NHTM và các TCTD không có chức năng cưỡng chế trực tiếp

mà phải thông qua tòa án xử lý Điều này đã tạo nên những khó khăn, rườm rà trongviệc phát mại, xử lý tài sản đảm bảo, từ đó gây ra sự chậm trễ trong việc thu hồi nợcủa ngân hàng

Bên cạnh đó, tình hình an ninh, chính trị trong nước cũng như trong khu vực

và trên thế giới cũng là nguyên nhân ảnh hưởng xấu tới mọi mặt hoạt động của nềnkinh tế nói chung cũng như hoạt động tín dụng của ngân hàng nói riêng

Nguyên nhân thuộc về các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn

- DNVVN có năng lực tài chính, khả năng kinh doanh, tìm kiếm bạn hàng

trên thị trường còn nhiều hạn chế, phụ thuộc vào một số ít các đối tác chính nênluôn dễ dàng chịu tác động từ nền kinh tế và từ chính tình hình hoạt động các đối

Trang 36

tác làm ăn Việc các DNVVN gặp rủi ro, thua lỗ trong hoạt động sản xuất kinhdoanh của mình sẽ dẫn đến việc giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng.

- Các DNVVN thiếu trung thực, minh bạch trong việc cung cấp thông tin,

cung cấp các báo cáo tài chính với số liệu sai lệch cho ngân hàng hay cố tình sửdụng vốn vay không đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng Trênthực tế, RRTD đối với DNVVN rất khó có thể kiểm soát do đặc thù các doanhnghiệp vừa và nhỏ chủ yếu hoạt động nhỏ lẻ, báo cáo tài chính phần lớn là không

được kiểm toán, khó xác minh tính chính xác, tình hình sản xuất - kinh doanh

thường thiếu minh bạch và không có nhiều thông tin để kiểm chứng nên việc thẩmđịnh năng lực tài chính cũng như kiểm tra mục đích sử dụng vốn của đối tượngkhách hàng này gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong trường hợp khách hàng DNVVN

cố tình che giấu, lừa dối nhằm chiếm đoạt vốn của ngân hàng

Về phía ngân hàng

- Chính sách tín dụng của ngân hàng không hợp lý, không thực hiện phân

tán rủi ro trong cơ cấu cho vay, nhấn mạnh vào mục tiêu lợi nhuận quá mức dẫn đếncho vay đầu tư quá liều lĩnh, tập trung nguồn vốn cho vay quá nhiều vào một doanhnghiệp hoặc một ngành, lĩnh vực kinh tế nào đó

- Do áp lực từ việc cạnh tranh, tâm lý đặt nặng và chạy theo chỉ tiêu, doanh

số, mong muốn chiếm thị phần cao hơn các ngân hàng khác nên không đảm bảoxem xét kỹ lưỡng khi quyết định cấp tín dụng

- Trình độ, năng lực chuyên môn của một số nhân viên ngân hàng còn hạn

chế, yếu kém, thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tinkhông đầy đủ dẫn đến cho vay và đầu tư không hợp lý dẫn đến việc thẩm định nănglực của khách hàng thiếu chính xác

- Cán bộ tín dụng không tuân thủ chính sách tín dụng, không chấp hành đúng

quy trình cho vay, câu kết với khách hàng vì lợi ích cá nhân, vi phạm đạo đức nghề nghiệp

- Định giá tài sản không chính xác, không thực hiện đầy đủ các thủ tục

pháp lý cần thiết, hoặc không tuân thủ các nguyên tắc của tài sản đảm bảo (dễ địnhgiá, dễ chuyển nhượng quyền sở hữu, dễ tiêu thụ)

Trang 37

- Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn hạn chế, thiếu giám sát và quản

lý chặt chẽ, không thực hiện đầy đủ công tác kiểm tra sau khi cho vay nên khôngphát hiện kịp thời các sai sót dẫn đến RRTD cho ngân hàng

1.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại

1.2.3.1 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp vừa và nhỏ

Theo định nghĩa nợ xấu của Phòng Thống kê – Liên hợp quốc: “Về cơ bảnmột khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặccác khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậmtrả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng

có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”

Ở Việt Nam, căn cứ theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàngnhà nước thì nợ xấu được định nghĩa là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5

Việc phân loại nợ của các NHTM ở Việt Nam tuân theo Thông tư số02/2013/TT-NHNN Theo đó, các TCTD thực hiện phân loại nợ theo năm (05)nhóm như sau:

a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng làdoanh nghiệp, tổ chức thì TCTD phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả

nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo Khoản 3 Điều này

Trang 38

c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh

kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này;

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khảnăng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo Khoản 3 Điều này

d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngàytheo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo Khoản 3 Điều này

đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trởlên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạntrả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bịquá hạn hoặc đã quá hạn;

- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo Khoản 3 Điều này

Ngoài ra, các TCTD có thể phân loại lại các khoản nợ vào nhóm nợ có rủi rothấp hơn trong các trường hợp quy định theo khoản 2 Điều 10 Thông tư số02/2013/TT-NHNN; hoặc chuyển khoản nợ vào nhóm có rủi ro cao hơn theo quyđịnh tại khoản 3 Điều 10 Thông tư này

Như vậy, nợ xấu được xác định dựa trên 2 yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày và(ii) khả năng trả nợ bị nghi ngờ

Trang 39

1.2.3.2 Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nợ quá hạn là khoản nợ khi đến kỳ hạn thanh toán mà khách hàng không cókhả năng trả cho ngân hàng lãi và/hoặc nợ gốc

Theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước, Khoản nợquá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn được tính theo công thức sau

1.2.3.3 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trang 40

dự phòng RRTD DNVVN phản ánh mức độ rủi ro đối với hoạt động tín dụng đốivới DNVVN của ngân hàng Mức trích lập dự phòng được tính trên số dư nợ gốc vàhạch toán vào chi phí hoạt động của TCTD khiến cho lợi nhuận sẽ giảm Tuy nhiên,

số tiền dự phòng giúp cho ngân hàng có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất về khoản

nợ xấu có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh; đảm bảocho ngân hàng phản ánh đúng giá trị của các khoản nợ phải thu tại thời điểm lập báocáo tài chính

1.2.3.4 Lãi treo cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

Lãi treo là lãi tính trên nợ gốc và các khoản cho vay của ngân hàng nhưngchưa thu hồi được

Tổng các khoản lãi treo trên các khoản nợ càng thấp thì càng tốt Lãi treo chovay DNVVN càng cao phản ánh RRTD của ngân hàng đối với DNVVN càng lớn,ngân hàng không thu hồi được lãi, nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ thua

lỗ, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng

1.2.3.5 Tỷ lệ dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ có tài sản bảo đảm

sẽ cao hơn

1.3 Hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTM

1.3.1 Quan điểm về hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM

Hạn chế rủi ro tín dụng là tổ hợp các biện pháp được áp dụng nhằm mục tiêugiảm thiểu đến mức thấp nhất khả năng xảy ra rủi ro tín dụng và hạn chế đến mứctối đa tổn thất nếu xảy ra rủi ro tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàngthương mại

Ngày đăng: 13/10/2018, 16:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w