Đối tượng nghiên cứu Về đối tượng nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu về: 1 Các tội vô ý làm chết người trong Luật hình sự Việt Nam mà cụ thể là các vấn đề: định nghĩa tội Vô ý làm
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHẠM THỊ NHẠN
ĐỊNH TỘI DANH VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI CÁC TỘI VÔ Ý LÀM CHẾT NGƯỜI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI – 2017
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHẠM THỊ NHẠN
ĐỊNH TỘI DANH VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI CÁC TỘI VÔ Ý LÀM CHẾT NGƯỜI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số : 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Độ
Hà Nội – 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Phạm Thị Nhạn
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Số liệu về khởi tố tội Vô ý làm chết người (2011-2016) 50 Bảng 2.2 Số liệu về khởi tố tội Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (2011-2016) 50 Bảng 2.3 Số liệu về truy tố tội Vô ý làm chết người (2011-2016) 51 Bảng 2.4 Số liệu về truy tố tội Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (2011-2016) 52 Bảng 2.5 Tổng số vụ án, bị cáo do Tòa án xét xử về tội vô ý làm chết người trong tương quan với các tội xâm phạm tính mạng của con người (các tội từ Điều 93 đến Điều 103 Bộ luật hình sự) 53 Bảng 2.6 Số liệu về xét xử sơ thẩm tội Vô ý làm chết người (2011-2016) 56 Bảng 2.7 Số liệu về xét xử tội Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (2011-2016) 57 Bảng 2.8 Số liệu về chế tài áp dụng đối với các bị cáo phạm tội Vô ý làm chết người (2011-2016) 58 Bảng 2.9 Số liệu về chế tài áp dụng đối với các bị cáo phạm tội Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (2011-2016) 59 Bảng 2.10 Nhân thân các bị cáo phạm tội Vô ý làm chết người (2011-2016) 60 Bảng 2.11 Nhân thân các bị cáo phạm tội Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (2011-2016) 61
Trang 5DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ số vụ phải xét xử các tội vô ý làm chết người so với các tội xâm phạm tính mạng từ 2011-2016 54 Biểu đồ 2.2 Biểu đồ số bị cáo phải xét xử các tội vô ý làm chết người so với các tội xâm phạm tính mạng từ 2011-2016 54 Biểu đồ 2.3 Biểu đồ số vụ đã xét xử các tội vô ý làm chết người so với các tội xâm phạm tính mạng từ 2011-2016 55 Biểu đồ 2.4 Biểu đồ số bị cáo đã xét xử các tội vô ý làm chết người so với các tội xâm phạm tính mạng từ 2011-2016 55
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH TỘI DANH VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI CÁC TỘI VÔ Ý LÀM CHẾT NGƯỜI THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 6
1.1 Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của các tội vô ý làm chết người 6
1.1.1 Tội vô ý làm chết người 6
1.1.2 Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính 14
1.2 Lý luận về định tội danh đối với các tội vô ý làm chết người 16
1.2.1 Khái niệm 16
1.2.2 Các đặc điểm cơ bản của định tội danh đối với các tội vô ý làm chết người 21
1.2.3 Căn cứ pháp lý của việc định tội danh đối với các tội vô ý làm chết người 22
1.2.4 Căn cứ khoa học của việc định tội danh các tội vô ý làm chết người 24
1.3 Lý luận về quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người 27
1.3.1 Khái quát chung về hình phạt 27
1.3.2 Khái niệm quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người 28
1.3.3 Các nguyên tắc quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người 30
1.3.4 Căn cứ quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người 30
1.4 Mối quan hệ giữa định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người 34
1.5 Những điều kiện bảo đảm cho việc định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người 34
Chương 2 CƠ SỞ PHÁP LÝ HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI DANH, QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI CÁC TỘI VÔ Ý LÀM CHẾT NGƯỜI 40
2.1 Quy định của Bộ luật hình sự 1999 về các tội vô ý làm chết người 40
2.1.1 Quy định về tội vô ý làm chết người (Điều 98) 40
2.1.2 Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 99) 41
Trang 72.2 Phân biệt các tội vô ý làm chết người với các tội phạm khác 44
2.2.1 Phân biệt tội Vô ý làm chết người với tội Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính 44
2.2.2 Phân biệt các tội vô ý làm chết người với tội giết người (Điều 93 BLHS năm 1999) 45
2.2.3 Phân biệt các tội vô ý làm chết người với tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người (Điều 104 BLHS năm 1999) 46
2.3 Thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người 48
2.3.1 Tình hình định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người (2011 – 2016) 48
2.3.2 Một số vấn đề đặt ra về định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người qua một số vụ án cụ thể 62
Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỊNH TỘI DANH VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI CÁC TỘIVÔ Ý LÀM CHẾT NGƯỜI 72
3.1 Hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về các tội vô ý làm chết người 72
3.2 Giải pháp nâng cao trình độ, năng lực của người tiến hành tố tụng 74
3.3 Giải pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật 76
3.4 Các giải pháp khác 80
KẾT LUẬN 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
Trang 81
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tính mạng của con người là vô giá, là giá trị cao quý nhất của con người Quyền được sống là một quyền tự nhiên, cơ bản hàng đầu của con người, của công dân Quyền được sống đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định ngay trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945, thông qua việc nhắc lại tuyên bố về quyền này trong
bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có
quyền bình đẳng Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy
định công dân có quyền bất khả xâm phạm về tính mạng Điều 19 Hiến pháp năm
2013 khẳng định: “Mọi người có quyền sống Tính mạng con người được pháp luật
bảo hộ Không ai bị tước tính mạng trái luật” Quyền được sống là quyền trước tiên
và quan trọng nhất của con người Nhà nước ta luôn ưu tiên và nỗ lực thực hiện các biện pháp để đảm bảo quyền sống của mọi người dân Quyền sống được pháp luật Việt Nam bảo vệ, mọi hành vi xâm phạm đến quyền được sống của con người dù là lỗi cố ý hay vô ý đều bị coi là tội phạm và phải chịu chế tài nghiêm khắc nhất là chế tài hình sự Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành quy định hành vi vô ý làm chết người và vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính đều là tội phạm và phải chịu chế tài hình sự tương ứng theo các quy định trong Bộ luật
Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự trong giai đoạn hiện nay (2011-2016) cho thấy các cơ quan tiến hành tố tụng đã phấn đấu, nỗ lực giải quyết tốt các vụ án hình sự xâm hại tính mạng của con người, trong đó có các vụ án về các tội vô ý làm chết người Điều này đã góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội Mặc dù
có nhiều cố gắng nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn còn gặp những khó khăn, vướng mắc và cả những sai sót trong việc định tội danh, quyết định hình phạt đối
Trang 92
với các tội này Quá trình điều tra, truy tố, xét xử vẫn còn những quan điểm khác nhau về định tội danh các tội vô ý làm chết người Chủ thể định tội danh còn nhầm lẫn giữa tội Vô ý làm chết người với tội Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính và nhầm lẫn giữa các tội vô ý làm chết người với một số tội phạm khác cũng có hậu quả chết người Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng oan sai còn đang diễn ra hiện nay cần thiết phải được khắc phục
Xuất phát từ những lí do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Định tội danh và
quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người trong pháp luật hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các tội vô ý làm chết người dưới các góc độ và mức độ khác nhau, trong đó phải kể đến các công trình như:
“Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người” –
Trần Văn Luyện, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000; Giáo trình Luật hình
sự Việt Nam (phần các tội phạm), PGS.TSKH Lê Văn Cảm (chủ biên), Khoa Luật,
Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2003; Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (phần các
tội phạm) – GS.TS Võ Khánh Vinh, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2014; Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (phần các tội phạm), Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội, năm 2015; TS Đỗ Đức Hồng Hà, Phân biệt tội giết người với một số tội phạm
khác xâm phạm tính mạng con người, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 02/2003;
Nguyễn Văn Trượng, Vô ý làm chết người hay cố ý gây thương tích dẫn đến chết
người?, Tạp chí Tòa án nhân dân số 1/2012; Hà Hồng Sơn – Các tội vô ý làm chết người theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử ở nước ta hiện nay, Luận văn
Thạc sỹ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, năm 2011;
PGS.TS Trần Văn Luyện, Những điểm mới cơ bản về các tội xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trong Bộ luật hình sự năm
1999, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 03/2001; Đinh Văn Quế (2003), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự (Phần các tội phạm), Tập 1: Các tội xâm phạm tính mạng,
Trang 103
sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, Nxb thành phố Hồ Chí Minh, thành
phố Hồ Chí Minh Phí Thị Ngọc Hương (2011), Tội vô ý làm chết người trong luật
hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Những công trình nghiên cứu trên đã khái quát được các vấn đề lý luận liên quan đến các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người, trong đó có các tội vô ý làm chết người
Tuy nhiên, chưa có công trình nào tại Việt Nam nghiên cứu riêng về định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người Do vậy việc
nghiên cứu đề tài “Định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm
chết người trong pháp luật hình sự Việt Nam” là cần thiết
3 Đối tượng nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu về:
1) Các tội vô ý làm chết người trong Luật hình sự Việt Nam mà cụ thể là các vấn đề: định nghĩa tội Vô ý làm chết người; định nghĩa tội Vô ý làm chết người do
vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính; các dấu hiệu pháp lý của tội
Vô ý làm chết người và tội Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính; phân biệt các tội vô ý làm chết người với các tội phạm khác cũng gây ra hậu quả chết người; TNHS đối với tội Vô ý làm chết người và tội
Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
2) Khái quát chung về định tội danh và quyết định hình phạt: định nghĩa, các đặc điểm, căn cứ pháp lý, căn cứ khoa học và ý nghĩa của việc định tội danh; khái quát chung về hình phạt, định nghĩa, các đặc điểm, nguyên tắc, căn cứ quyết định hình phạt; mối quan hệ giữa định tội danh và quyết định hình phạt Đồng thời, nêu những điều kiện bảo đảm cho việc định tội danh và quyết định hình phạt đối với các
tội vô ý làm chết người
3) Thực trạng định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội vô ý làm chết người và tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính và thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát
và Tòa án về các tội này ở nước ta trong giai đoạn 2011-2016
Trang 114
4) Chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong việc định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người và đề xuất các giải pháp đảm bảo chất lượng cho việc định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội
vô ý làm chết người trong giai đoạn hiện nay
5 Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cở sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về Nhà nước và pháp luật; tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp quyền; quan điểm, định hướng của Đảng về chính sách hình sự; quan điểm, đường lối xử lý các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm nói chung và các tội vô
ý làm chết người nói riêng
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin Một số phương pháp cụ thể khác như: phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, tổng hợp, lịch
sử và logic, phân tích số liệu, trong đó chú trọng các phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam, đặc biệt đối với chuyên
ngành tư pháp hình sự
Trang 12người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
- Thông qua việc nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ khái niệm, đặc điểm, cơ sở pháp lý, cấu thành tội phạm, trách nhiệm hình sự, các tình tiết định khung tăng nặng của tội Vô ý làm chết người và tội Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính; các vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh và
quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người
- Luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt
là Tòa án trong việc định tội danh và quyết định hình phạt khi xét xử các vụ án hình
sự liên quan
7 Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận về định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội
vô ý làm chết người theo pháp luật hình sự Việt Nam
Chương 2: Cơ sở pháp lý hình sự và thực tiễn định tội danh, quyết định hình
phạt đối với các tội vô ý làm chết người
Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng định tội danh và quyết định
hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người
Trang 131.1 Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của các tội vô ý làm chết người
1.1.1 Tội vô ý làm chết người
1.1.1.1 Khái niệm
Trong khoa học hình sự Việt Nam có nhiều quan niệm khác nhau về tội vô ý
làm chết người Quan điểm thứ nhất cho rằng “vô ý làm chết người là hành vi của
một người làm cho người khác chết với lỗi vô ý” [18, tr.68] Quan điểm này về tội
vô ý làm chết người không đề cập đến dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự và các dấu hiệu của chủ thể đối với tội phạm này Mặt khác, khái niệm này cũng không có
sự phân tách giữa khái niệm và nội hàm của khái niệm, đồng thời không thể hiện được nội hàm của khái niệm
Theo quan điểm của Thẩm phán, Th.S Đinh Văn Quế thì: “Vô ý làm chết
người là hành vi của một người không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây ra chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hoặc tuy thấy trước nhưng tin rằng hậu quả đó không xảy ra” [26, tr.103] Khái niệm này đã nêu
được nội dung của hai hình thức lỗi vô ý vì quá tự tin và vô ý vì cẩu thả trong yếu tố lỗi vô ý Tuy nhiên, có thể thấy khái niệm này đưa ra việc xác định hình thức lỗi hơn là đưa ra một khái niệm đầy đủ để cá biệt hóa hành vi vô ý làm chết người với các tội phạm khác cũng có dấu hiệu vô ý làm chết người Về mặt hậu quả của hành
vi, khái niệm này chưa nêu hậu quả của hành vi đó là phải gây ra cái chết cho người khác – dấu hiệu bắt buộc của tội vô ý làm chết người mà lại sử dụng cụm từ “khả năng gây ra cái chết” tức là “chết người” ở đây mới chỉ ở dạng tiềm năng Đồng thời, giống với quan điểm thứ nhất, khái niệm này cũng chưa đề cập đến dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự và các dấu hiệu của chủ thể đối với tội phạm này Ranh giới giữa hành vi của tội vô ý làm chết người với các hành vi của các tội phạm
Trang 147
khác cũng có dấu hiệu vô ý làm chết người (như Tội làm chết người trong thi hành công vụ, Tội làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ dẫn đến hậu quả chết người…) cũng chưa được làm rõ
Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Ngọc Hòa và Lê Thị Sơn trong “Từ điển pháp luật hình sự”, thì: “Vô ý làm chết người là trường hợp vô ý gây ra hậu quả chết người do vi phạm quy tắc an toàn về tính mạng, sức khỏe trong những lĩnh vực khác nhau của hoạt động chung xã hội Những quy tắc này có thể đã được quy phạm hóa hoặc có thể chỉ là những quy tắc xử sự xã hội thông thường đã trở thành nếp quen sinh hoạt, mọi người đều biết và thừa nhận Trong Bộ luật fhình sự có nhiều tội danh khác nhau được quy định cho hành vi vô ý làm chết người tùy thuộc vào lĩnh vực có quy tắc an toàn mà chủ thể đã vi phạm Các trường hợp vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc an toàn công cộng (an toàn giao thông, an toàn lao động, an toàn trong xây dựng, an toàn trong quản lý vũ khí…) được quy định thành những tội danh khác nhau thuộc nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng Tội vô
ý làm chết người được quy định trong Chương “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người” gồm những trường hợp vô ý làm chết người còn lại chưa được quy định thành các tội riêng” [14, tr.297] Quan điểm này
đã cụ thể hóa hơn hành vi vô ý làm chết người so với các quan điểm trước nhưng lại vẫn thiếu dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Để đưa ra khái niệm về tội vô ý làm chết người một cách chính xác, đầy đủ hơn, ta có thể phân tích các khía cạnh sau:
- Hành vi vô ý làm chết người để xác định tội phạm và hình phạt theo quy định BLHS hiện hành với tội danh “Tội vô ý làm chết người” là hành vi vô ý gây ra cái chết cho người khác trong điều kiều kiện sinh hoạt thông thường do vi phạm quy tắc an toàn nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe cho con người Các quy tắc này thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hoặc là những quy tắc xử sự thông thường đã trở thành tập quán sinh hoạt, được mọi người thừa nhận
Trang 15ra phải là hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm quy tắc bảo đảm an toàn đó gây ra
- Về yếu tố lỗi trong cấu thành tội vô ý làm chết người: lỗi là dấu hiệu bắt buộc của mọi tội phạm được quy định trong luật hình sự, không có lỗi sẽ không có tội phạm Khi con người có đủ các điều kiện để lựa chọn, tự do điều khiển hành vi
mà họ lại lựa chọn hành vi phạm tội tức là họ đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi phạm tội ấy [48,tr.26] Đối với tội vô ý làm chết người, tội phạm được thực hiện với hình thức lỗi vô ý khi gây ra hậu quả chết người Người phạm tội có thể thực hiện tội phạm do vô ý vì quá tự tin – là trường hợp người phạm tội nhận thức được hành
vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, có thể gây ra hậu quả chết người nhưng đã quá tự tin cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra nhưng thực tế hậu quả đó vẫn xảy
ra Hoặc người phạm tội có thể thực hiện tội phạm do vô ý vì cẩu thả - là trường hợp người phạm tội không thấy trước được hậu quả chết người do hành vi của mình gây ra mặc dù họ phải thấy trước và có đủ điều kiện thấy trước hậu quả đó
- Ngoài các đặc trưng riêng về hành vi, hậu quả, về yếu tố lỗi của tội Vô ý làm chết người thì yếu tố chủ thể của tội phạm cũng cần phải được nêu trong khái niệm của tội phạm này Chủ thể của tội Vô ý làm chết người là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu TNHS
Kế thừa các quan điểm đã nêu và từ sự phân tích ở trên có thể đưa ra khái
niệm về Tội vô ý làm chết người như sau: Tội vô ý làm chết người là hành vi
gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật (trong điều kiện sinh hoạt bình thường) của người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật hình sự khi người này không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người hoặc tuy thấy trước hành vi của
Trang 16* Khách thể của tội phạm:
Tội vô ý làm chết người được quy định tại Điều 98 BLHS năm 1999 thuộc Chương XII “Các tội xâm phạm tính mạng, danh dự, nhân phẩm, danh dự của con người” và là một tội phạm nằm trong nhóm xâm phạm tính mạng của con người Tội vô ý làm chết người xâm phạm đến quyền sống của con người Quyền sống (hay quyền được sống) là quyền cơ bản và quan trọng nhất của con người, đây cũng
là một trong những nội dung quan trọng của Nhân quyền Điều 19 Hiến pháp 2013
quy định: "Mọi người có quyền sống Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ
Không ai bi ̣ tước đoạt tính mạng trái luật." [33] Hành vi của tội phạm trong trường
hợp này tác động đến con người đang sống, trong điều kiện sinh hoạt thông thường, gây nên sự biến đổi trạng thái của con người từ một cơ thể đang sống, đang tồn tại trong thế giới khách quan chuyển sang trạng thái chấm dứt và mất khả năng sống
“Sống” ở đây theo Từ điển Tiếng Việt là tồn tại ở hình thức có sự trao đổi với môi trường, có sự sinh trưởng, phát triển Cuộc sống của con người được tính từ thời điểm đứa trẻ được sinh ra cho đến khi sự sống thực sự chấm dứt Và quyền sống của con người được tính từ thời điểm bắt đầu sự sống cho đến khi con người đó chấm dứt hoàn toàn sự sống
Về thời điểm bắt đầu sự sống của con người và thời điểm chấm dứt hoàn toàn sự sống hiện nay cũng còn nhiều quan điểm khác nhau Trước tiên là về thời
Trang 1710
điểm bắt đầu sự sống, có quan điểm cho rằng xâm phạm bào thai là xâm phạm quyền sống bởi họ cho rằng bào thai đã được coi như một con người, bào thai bắt đầu sự sống, phát triển bình thường với vai trò một thực thể sống Do đó, theo quan điểm này thì xâm phạm đến sự sống của bào thai cũng là xâm phạm quyền sống và
có thể trở thành tội xâm phạm tính mạng khi thỏa mãn các điều kiện luật định Còn quan điểm thứ hai thì cho rằng bào thai chưa được coi là con người, tuy bào thai đã bắt đầu sự sống nhưng nó chưa tồn tại độc lập, sự sống của bào thai đều hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ Sự sống hay chết của người mẹ sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến
sự sống hay chết của bào thai [49,tr.11] Pháp luật một số nước như Liên bang Đức, Bang California Hoa Kỳ… thì bào thai được coi như một con người, do đó nó trở thành đối tượng của tội xâm phạm tính mạng Còn theo pháp luật hình sự Việt Nam, bào thai chưa phải con người độc lập nên bào thai không phải đối tượng tác động của các tội xâm phạm tính mạng nói chung cũng như của tội vô ý làm chết người nói riêng
Do đó, khách thể của tội vô ý làm chết người là quyền sống của con người độc lập, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng – một trong những khách thể quan trọng nhất được luật hình sự Việt Nam bảo vệ Quyền sống này được xác định từ thời điểm con người được sinh ra cho đến khi người đó thực sự chết (chết sinh học)
* Mặt khách quan của tội phạm:
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm bao gồm: hành vi phạm tội (hành vi nguy hiểm cho xã hội bằng hành động hoặc không hành động); hậu quả của tội phạm (hậu quả nguy hiểm cho xã hội); mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả; các dấu hiệu khác như công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn phạm tội, thời gian, địa điểm và hoàn cảnh phạm tội Trong đó, hành vi phạm tội là dấu hiệu bắt buộc và được quy định trong tất cả các cấu thành phạm tội, không có hành
vi phạm tội thì không có cấu thành tội phạm và cũng không thể có tội phạm
Trang 1811
Đối với tội vô ý làm chết người, hành vi khách quan là nguyên nhân gây ra cái chết của con người Hậu quả chết người chỉ xuất hiện sau khi có hành vi khách quan diễn ra Hành vi khách quan của tội vô ý làm chết người phải thỏa mãn các điều kiện sau theo pháp luật hình sự ở nước ta:
Một là, hành vi khách quan phải có tính nguy hiểm cho xã hội Hành vi
khách quan của tội vô ý làm chết người xâm hại đến khách thể được pháp luật hình
sự bảo vệ đó là quyền sống, là tính mạng của con người Đây là khách thể vô cùng quan trọng mà pháp luật của bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ bảo vệ bởi quyền sống là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm
Hai là, hành vi khách quan của tội vô ý làm chết người là hoạt động có ý
thức và ý chí Sự kiểm soát của ý thức và điều khiển của ý chí là hai điều kiện cần
và đủ để xác định hành vi khách quan của tội phạm
Ba là, hành vi khách quan của tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự
Hành vi khách quan trái pháp luật hình sự, vi phạm pháp luật hình sự khi việc thực hiện hành vi khách quan đó thỏa mãn các dấu hiệu của tội phạm quy định trong luật hình sự [5,tr.147] Và hành vi khách quan này có thể bằng hành động hoặc không hành động Hành động phạm tội vô ý làm chết người là hình thức của hành vi khách quan làm con người đang sống bị chết thông qua việc chủ thể thực hiện một việc mà pháp luật cấm Hành động phạm tội có thể tác động trực tiếp vào con người hoặc thông qua các công cụ, phương tiện phạm tội như trường hợp dùng súng tự chế bắn chim, thú nhưng không may bắn trúng vào người khác làm chết người đó hay trường hợp giăng dây điện trần để bẫy chuột ở ruộng lúa nhưng dẫn đến hậu quả điện giật chết người… Không hành động phạm tội vô ý làm chết người là hình thức hành vi khách quan làm chết người thông qua việc chủ thể không làm một việc mà pháp luật yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện để làm, ví dụ: một người sửa chữa điện trong nhà mình, trong lúc ra ngoài mua thêm đồ dùng sửa chữa đã quên không ngắt cầu dao điện khiến cho một người đi qua khu vực đó bị điện giật chết
Về hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi: Theo pháp luật hình sự Việt Nam,
tội vô ý làm chết người được quy định là tội có cấu thành vật chất, hậu quả chết người là
Trang 1912
dấu hiệu bắt buộc Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm hậu quả chết người xảy
ra, khi nạn nhân đã thực sự chết – chết ở giai đoạn chết sinh học
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra cũng là dấu
hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm Một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự
về hậu quả chết người đã xảy ra nếu hành vi vi phạm của họ gây ra hậu quả này [1,tr.68] Trong cấu thành tội vô ý làm chết người, dấu hiệu hậu quả là bắt buộc thì mối quan hệ nhân quả cũng dựa theo đó trở thành dấu hiệu bắt buộc phải chứng minh trong cấu thành tội phạm Hậu quả bắt buộc trong cấu thành tội phạm vô ý làm chết là dấu hiệu chết người, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả do hành vi phạm tội đó gây nên cũng buộc phải là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả chết người do hành vi đó gây ra Việc xác định mối quan hệ nhân quả này hết sức quan trọng, cần lưu ý trong trường hợp có một hành
vi khác xen vào giữa hành vi nguy hiểm ban đầu và hậu quả chết người
* Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội vô ý làm chết người là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật hình sự Năng lực trách nhiệm hình sự là năng lực nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi của mình và điều khiển được hành vi theo đòi hỏi của xã hội Luật hình sự Việt Nam không quy định năng lực trách nhiệm hình sự một cách trực tiếp mà quy định gián tiếp thông qua quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự và quy định về tình trạng không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của chủ thể Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình
sự, Điều 12 BLHS Việt Nam năm 1999 quy định:
“1 Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm;
2 Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”
Về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự: “1 Người thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
Trang 2013
2 Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự” (Điều 13 BLHS năm 1999) [28]
Do tội vô ý làm chết người theo khoản 1 Điều 98 BLHS năm 1999 là tội phạm nghiêm trọng nên chủ thể của tội này là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự; khoản 2 – tội phạm rất nghiêm trọng nhưng do vô ý nên người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình
sự về khoản 2 Điều 98 Do đó, chủ thể của tội vô ý làm chết người là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự
* Mặt chủ quan của tội phạm
Mặt khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm, mặt chủ quan
là những hoạt động tâm lý bên trong người phạm tội Mặt chủ quan của tội phạm không tồn tại một cách độc lập mà luôn gắn liền với mặt khách quan của tội phạm Mặt chủ quan có thể hiểu là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội GS.TSKH Lê Cảm đã đưa ra định nghĩa về khái niệm mặt chủ quan của tội phạm
như sau: “là đặc điểm tâm lý bên trong của cách cư xử có tính chất tội phạm xâm
hại đến khách thể được bảo vệ bằng pháp luật hình sự, tức là thái độ tâm lý của chủ thể được thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do mình thực hiện và đối với hậu quả của hành vi đó (lỗi)” [7, tr.376]
Mặt chủ quan của tội phạm được biểu hiện thông qua ba yếu tố: lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội Trong đó, yếu tố lỗi được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm cơ bản và là dấu hiệu không thể thiếu trong bất cứ tội phạm nào trong đó có tội Vô ý làm chết người Có thể nói, hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ
bị coi là tội phạm khi thực hiện một cách có lỗi Tội Vô ý làm chết người và tội Vô
ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính là các tội được nhà làm luật quy định dấu hiệu lỗi vô ý (vô ý vì cẩu thả hoặc vô ý vì quá tự tin) là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này
Trang 21Quan điểm thứ nhất là quan điểm của tác giả Đinh Văn Quế, ông cho rằng:
“Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính là trường hợp làm chết người do không thực hiện đúng những quy tắc về an toàn lao động mà người phạm tội phải có trách nhiệm hay nghĩa vụ do nghề nghiệp quy định Những vi phạm quy tắc nghề nghiệp của người phạm tội là những vi phạm thuộc phạm vi một ngành, một nghề do Nhà nước quy định có tính chất nghiệp vụ
để bảo đảm an toàn cho mọi người Do làm một nghề mà nghề đó trực tiếp liên quan đến tính mạng của con người, nên phải tuân thủ quy tắc an toàn, nếu vi phạm dễ dẫn đến chết người Cũng là vô ý làm chết người, nhưng người vi phạm quy tắc nghề nghiệp phải chịu trách nhiệm hình sự nặng hơn
Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc hành chính là trường hợp làm chết người do không thực hiện đúng những quy tắc xã hội do luật hành chính quy định Những quy tắc này có thể do các cơ quan hành chính Trung ương quy định như Chính phủ, Thủ tướng, các Bộ, các ngành; nhưng cũng có thể do các cơ quan hành chính ở địa phương hoặc một đơn vị sản xuất quy định Các quy phạm hành chính tương đối rộng, vì các quan hệ xã hội nếu không do ngành luật khác điều chỉnh thì hầu hết do luật hành chính điều chỉnh” [25, tr.107]
Khái niệm này về tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính có ưu điểm là phù hợp với các quy định pháp luật hình sự Việt Nam nhưng hạn chế của nó là chưa nêu được dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Quan điểm thứ hai cho rằng: “Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề
nghiệp là trường hợp làm chết người do không thực hiện đúng những quy định về an toàn lao động mà người phạm tội xuất phát từ nghề nghiệp có nghĩa vụ hoặc trách nhiệm phải thực hiện Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc hành chính là trường
Trang 2215
hợp người phạm tội làm chết người do vi phạm những quy tắc do pháp luật hành chính quy định” [ 2, tr.116]
Ưu điểm của quan điểm này là nêu được khách thể của tội vô ý làm chết người
do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính nhưng lại chưa nêu được chủ thể và hành vi phạm tội cụ thể của tội phạm này
Quan điểm thứ ba lại đưa ra khái niệm về tội phạm này như sau: "Vô ý làm
chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính được hiểu là hành vi vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính Đây là trường hợp đặc biệt của tội vô ý làm chết người” [46, tr.83]
Quan điểm thứ ba của GS.TS Võ Khánh Vinh mới chỉ nêu định nghĩa hành
vi vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính chứ chưa làm rõ được khái niệm của tội này Cần phân biệt giữa hành vi phạm tội
và tội phạm, khái niệm về hành vi phạm tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính và khái niệm về tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính là hoàn toàn khác nhau
Tiếp thu các quan điểm trên và xuất phát từ sự nghiên cứu tội phạm này, có thể đưa ra định nghĩa như sau:
“Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính là trường hợp người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật hình sự làm chết người do không thực hiện đúng những quy tắc về an toàn lao động mà do tính chất nghề nghiệp người đó phải có trách nhiệm hay có nghĩa vụ thực hiện hoặc người phạm tội vi phạm các quy tắc
do Luật hành chính quy định”
1.1.2.2 Các dấu hiệu pháp lý
* Khách thể của tội phạm
Tội phạm này trực tiếp xâm phạm quyền sống của con người
* Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm này được thể hiện ở các dấu hiệu sau:
- Hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính Đó là
Trang 2316
những quy tắc bảo đảm an toàn về tính mạng trong hoạt động nghề nghiệp và hoạt động hành chính được quy định rõ ràng, cụ thể trong các văn bản pháp luật Những nguyên tắc này mang tính chất chuyên môn nghề nghiệp và hành chính Vi phạm quy tắc nghề nghiệp là vi phạm quy tắc thuộc phạm vi một ngành, một nghề, một lĩnh vực do Nhà nước, Bộ, ngành quy định Ví dụ: quy tắc điều trị trong các bệnh viện, quy tắc an toàn khi mắc điện… Quy tắc hành chính do pháp luật hành chính quy định Các quy tắc hành chính đó có thể do các cơ quan hành chính ở trung ương hoặc cơ quan hành chính ở địa phương quy định
Người phạm tội ở đây, theo quy định pháp luật có nghĩa vụ phải tuân thủ các quy tắc nghề nghiệp hoặc các quy tắc hành chính
- Hậu quả của tội phạm:
Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này Hành
vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính nói trên đã gây ra hậu quả chết người
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả của tội phạm: Mối quan hệ nhân quả thể hiện ở chỗ hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc các quy tắc hành chính nói trên đã gây ra hậu quả chết người Đây làm dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này
* Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi
do luật định và có trách nhiệm tuân thủ các quy tắc nghề nghiệp hoặc các quy tắc hành chính
* Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm này được thực hiện do lỗi vô ý ở hai dạng cụ thể là lỗi vô ý vì quá
tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả
1.2 Lý luận về định tội danh đối với các tội vô ý làm chết người
1.2.1 Khái niệm
Định tội danh là một trong những hoạt động tố tụng quan trọng, xuyên suốt tất cả các giai đoạn tố tụng từ điều tra, truy tố, xét xử và có ý nghĩa quyết định đến
Trang 2417
toàn bộ quá trình giải quyết vụ án Trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự, các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án đều phải tiến hành định tội danh Định tội danh chính là nền tảng, ảnh hưởng tới toàn bộ các hoạt động xác định trách nhiệm hình sự tiếp theo: định khung và quyết định hình phạt Định tội danh đúng thì mới áp dụng pháp luật hình sự đúng, ra bản án mới đúng pháp luật, người phạm tội mới chấp nhận bản án, cúi đầu nhận tội và mới đạt được yêu cầu của việc xét xử là đúng người, đúng tội Việc định tội danh sai sẽ dẫn đến hậu quả rất lớn, đặc biệt là không đảm bảo được tính có căn cứ của hình phạt được tuyên, xét xử không đúng người, đúng tội, không đúng pháp luật, dẫn đến tình trạng oan, sai đang tồn tại hiện nay
Điều 2 BLHS quy định: “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình
sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự” [28] Cơ sở thực tế để một người
phải chịu trách nhiệm hình sự là sự hiện diện trong hành vi mà họ thực hiện đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể được quy định trong BLHS TNHS chỉ thuộc về người nào đã thực hiện hành vi đã được quy định trong một quy phạm nào
đó thuộc phần các tội phạm của BLHS Vì vậy, tội phạm khi thực hiện phải được định tội đúng
Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau xung quanh khái niệm định tội danh,
cụ thể là:
Theo Từ điển Luật học thì: “Định tội danh được hiểu là để truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì phải định tội được theo tội danh mà luật hình sự quy định Cơ sở của việc định tội phải dựa vào các dấu hiệu cấu thành tội phạm” Theo đó, Viện kiểm sát khi quyết định
truy tố phải xác định cụ thể tội danh trong bản cáo trạng theo điều luật hình sự quy định Sau khi nghị án, Tòa án (Hội đồng xét xử) quyết định cuối cùng về tội danh (định tội) và hình phạt áp dụng (lượng hình)
Các học giả nước ngoài đã đưa ra nhiều nhận định khác nhau về định tội danh, có thể chỉ ra các học giả tiêu biểu như: Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Liên
Xô cũ (Liên bang Nga hiện nay) Kuđriavtxev V.N coi “định tội danh việc xác định
Trang 25Khoa học luật hình sự Việt Nam cũng có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm định tội danh, cụ thể:
Theo GS.TSKH Lê Cảm thì: “Định tội danh là một quá trình nhận thức lý luận có tính lô gic, đồng thời là một trong những dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự , cũng như pháp luật tố tụng hình sự và, được tiến hành bằng cách – trên cơ sở các chứng cứ, các tài liệu thu thập được và các tình tiết thực tế của
vụ án hình sự để đối chiếu, so sánh và kiểm tra nhằm xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với các dấu hiệu của cấu
thành tội phạm cụ thể tương ứng do luật hình sự quy định” [3, tr.33]
TS Dương Tuyết Miên thì cho rằng: “Định tội danh là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án) và một số cơ quan khác có thẩm quyền theo quy định của pháp luật để xác định một người có phạm tội hay không, nếu phạm tội thì đó là tội gì, theo điều luật nào của BLHS hay nói cách khác đây là xác định tên tội cho hành vi nguy hiểm đã thực hiện” [21, tr.9]
Theo TS Lê Văn Đệ, trong lý luận cũng như trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm thì định tội danh được hiểu theo hai nghĩa:
“Với ý nghĩa thứ nhất, định tội danh là một quá trình lôgic nhất định, là hoạt động của cán bộ có thẩm quyền trong việc xác nhận sự phù hợp giữa trường hợp phạm tội cụ thể đang xem xét với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được quy định trong một quy phạm pháp luật thuộc phần các tội phạm Bộ luật hình sự
Với ý nghĩa thứ hai, định tội danh là sự đánh giá về mặt pháp lý đối với hành
vi nguy hiểm cho xã hội đó xảy ra trong thực tế mà cán bộ có thẩm quyền đang xem
Trang 26Tổng hợp và kế thừa các quan điểm đã nêu, dưới góc độ khoa học và căn cứ
từ bản chất hoạt động định tội danh có thể định nghĩa như sau: Định tội danh đối
với tội vô ý làm chết người là một trong những dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự cũng như pháp luật tố tụng hình sự do các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện bằng cách đối chiếu, so sánh và kiểm tra nhằm xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với
các dấu hiệu của cấu thành tội vô ý làm chết người do luật hình sự quy định
Định tội danh đối với tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính là một trong những dạng của hoạt động thực tiễn
áp dụng pháp luật hình sự cũng như pháp luật tố tụng hình sự do các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện bằng cách đối chiếu, so sánh và kiểm tra nhằm xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp
hoặc quy tắc hành chính được luật hình sự quy định
Là hoạt động áp dụng pháp luật hình sự, định tội danh bao gồm ba nội dung (hoặc ba giai đoạn) như sau:
- Giai đoạn thứ nhất là xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện Chứng minh làm rõ đầy đủ, chính xác, khách quan các tình tiết của vụ án thuộc đối tượng chứng minh liên quan đến các yếu tố cấu thành tội phạm là nội dung đầu tiên của quá trình định tội danh Không có sự kiện phạm tội thì không phát sinh nhu cầu định tội danh [3] Sự kiện phạm tội (các tình tiết của vụ án) không được xác định đầy đủ, chính xác, khách quan thì kết quả định tội danh sẽ không chính xác
Trang 2720
Đối với các tội vô ý làm chết người, các tình tiết của vụ án cần được chứng minh chính là các tình tiết về các yếu tố khách quan và chủ quan thuộc cấu thành các tội vô ý làm chết người đã được phân tích Đó là: 1/ hành vi vi phạm các quy tắc
an toàn chung (đối với tội vô ý làm chết người) hoặc vi phạm quy tắc nghề nghiệp, quy tắc hành chính (đối với tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính); 2/ cái chết của nạn nhân do hành vi vi phạm gây nên; 3/ tuổi và tình trạng năng lực trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi và 4/ lỗi của người vi phạm Ngoài ra, để định tội danh đối với các tội vô ý làm chết người cần chứng minh một số tình tiết khác như hành vi đó đã bị xử lý trước đó chưa; tội phạm có được đại xá không…
- Giai đoạn thứ hai là giai đoạn nhận thức các quy định của Bộ luật hình sự
về các cấu thành tội phạm Các quy phạm pháp luật về tội phạm được quy định ở các điều luật phần chung cũng như phần các tội phạm Vì vậy, để định tội danh chính xác, người định tội danh phải nhận thức chính xác, đầy đủ các quy định phần chung cũng như phần các tội phạm Bộ luật hình sự
Khi định tội danh đối với các tội vô ý làm chết người, trước tiên, người định tội danh phải nhận thức chính xác các quy định của BLHS về các tội phạm này trên
cơ sở các quy định của phần chung về các điều kiện trách nhiệm hình sự như điều kiện về chủ thể, điều kiện về lỗi… và các quy định về tội vô ý làm chết người (Điều
98 BLHS) và tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 99 BLHS)
- Giai đoạn thứ ba, giai đoạn cuối cùng chính là giai đoạn tìm quy phạm pháp luật hình sự cụ thể tương ứng với hành vi phạm tội được thực hiện trên thực tế Đây
là giai đoạn đối chiếu, xem xét xem hành vi phạm tội trên thực tế được quy định trong điều nào của BLHS Nếu không có quy phạm pháp luật tương ứng với hành vi được thực hiện thì có nghĩa là hành vi không vi phạm điều cấm của BLHS, tức không cấu thành tội phạm Nếu người định tội danh tìm được điều luật tương ứng với hành
vi được thực hiện thì sẽ ghi nhận bằng quyết định áp dụng pháp luật cần thiết
Trang 2821
Đối với các tội vô ý làm chết người, giai đoạn này thể hiện ở chỗ người định tội danh so sánh các tình tiết khách quan cụ thể của vụ án được chứng minh với các dấu hiệu cấu thành các tội vô ý làm chết người quy định tại các Điều 98 và Điều 99 BLHS Nếu các tình tiết của vụ án xảy ra trên thực tế phù hợp với các dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định thì có thể đi đến kết luận rằng bị can, bị cáo đã phạm các tội vô ý làm chết người tương ứng; nếu các tình tiết của vụ án xảy ra trên thực tế không phù hợp với các dấu hiệu cấu thành các tội phạm được quy định thì khẳng định rằng bị can, bị cáo không phạm tội hoặc không phạm các tội vô ý làm chết người, mà có thể phạm các tội khác Trong trường hợp này, việc phân biệt các tội
vô ý làm chết người với các tội phạm khác có dấu hiệu gần giống là rất cấn thiết để bảo đảm định tội danh chính xác
1.2.2 Các đặc điểm cơ bản của định tội danh đối với các tội vô ý làm chết người
Từ khái niệm trên về định tội danh, có thể thấy các đặc điểm cơ bản của định tội danh đối với các tội vô ý làm chết người như sau:
Thứ nhất, định tội danh đối với các tội vô ý làm chết người là một quá trình
nhận thức có tính logic, là hoạt động đối chiếu sự phù hợp giữa các dấu hiệu thực tế của cấu thành tội phạm với dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm được mô tả trong BLHS [3,tr.33] Hoạt động này chính là việc xác định xem các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện có phù hợp (tương đồng) với các dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội Vô ý làm chết người và Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính quy định tương ứng trong Điều
98 và Điều 99 của BLHS hay không; trên cơ sở đó, đưa ra sự đánh giá về mặt pháp
lý hình sự đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể đã được thực hiện trong thực
tế khách quan
Thứ hai, định tội danh đối với các tội vô ý làm chết người cũng như các tội
phạm khác, là hoạt động tố tụng hình sự được tiến hành bởi cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án) và một số cơ quan khác có thẩm quyền theo luật định
Trang 2922
Thứ ba, là hoạt động tố tụng hình sự, hoạt động định tội danh đối với các tội
vô ý làm chết người được tiến hành trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các trình tự, thủ tục được quy định trong trong Bộ luật TTHS Việc chứng minh hành vi phạm tội; lựa chọn, áp dụng các quy định của pháp luật hình sự được thực hiện theo quy định
và giới hạn mà pháp luật tố tụng hình sự quy định Trình tự, thủ tục tố tụng hình sự được quy định chặt chẽ không chỉ bảo đảm cho hoạt động tố tụng được tiến hành khách quan, toàn diện, vô tư; mà còn bảo đảm cho hoạt động đó được tiến hành trên
cơ sở tôn trọng và bảo vệ quyền con người, bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; bảo đảm không đơn thuần là không bỏ lọt tội phạm, mà quan trọng hơn là không làm oan người vô tội; tức kết tội đối với người mà hành vi của họ thực hiện khfông cấu thành các tội Vô ý làm chết người
Thứ tư, tuỳ theo việc định tội danh được thực hiện trong giai đoạn nào mà cơ
quan có thẩm quyền kết thúc việc định tội danh bằng quyết định tố tụng cụ thể: trong giai đoạn khởi tố đó là quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án; trong giai đoạn điều tra đó là quyết định đình chỉ điều tra hay kết thúc điều tra đề nghị truy tố; trong giai đoạn truy tố đó là quyết định đình chỉ vụ án hay quyết định truy tố; và trong giai đoạn xét xử đó là quyết định đình chỉ vụ án hay bản án kết tội hoặc không kết tội …
1.2.3 Căn cứ pháp lý của việc định tội danh đối với các tội vô ý làm chết người
Căn cứ pháp lý của việc định tội danh đối với các tội vô ý làm chết người là các căn cứ mà dựa vào đó người định tội danh đưa ra đánh giá pháp lý đối với hành
vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện trong thực tế khách quan Dưới góc độ khoa học luật hình sự Việt Nam, căn cứ pháp lý của việc định tội danh có thể được hiểu theo hai bình diện sau:
Thứ nhất, xét trên bình diện rộng thì căn cứ pháp lý của việc định tội danh
đối với các tội vô ý làm chết người là hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự với tính chất là cơ sở pháp lý về nội dung duy nhất (trực tiếp) cũng như hệ thống các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự với tính chất là cơ sở pháp lý hình thức cho toàn
bộ quá trình xác định các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện
Trang 3023
là các tội vô ý làm chết người
Thứ hai, trên bình diện hẹp thì căn cứ pháp lý của việc định tội danh đối với
các tội vô ý làm chết người chỉ có hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự với tính chất là cơ sở pháp lý duy nhất (trực tiếp) cho toàn bộ quá trình xác định các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện là tội phạm Kết quả của việc định tội danh là rút ra kết luận rằng hành vi nguy hiểm cho xã hội đang được giải quyết bao quát quy phạm nào của BLHS Việc định tội danh cần phải có việc viện dẫn đến điều luật cụ thể của BLHS hiện hành [3, tr38-39]
Trong quá trình định tội danh, nếu chỉ hiểu theo nghĩa về nội dung thì Bộ luật hình sự có ý nghĩa quyết định và quan trọng nhất, là cơ sở pháp lý trực tiếp của việc định tội danh Chỉ có Bộ luật hình sự mới quy định tội phạm và hình phạt Bất
kỳ cá nhân hay cơ quan, tổ chức nào cũng không được phép quy định, mở rộng hay thu hẹp hành vi phạm tội là tội phạm trong Bộ luật hình sự trừ Quốc hội với tư cách
là cơ quan quyền lực nhà nước, thực hiện quyền lập pháp
BLHS nước ta gồm hai phần là quy phạm pháp luật phần chung và quy phạm pháp luật phần các tội phạm Trong đó, phần chung quy định nhiệm vụ, các nguyên tắc, các chế định cơ bản của Luật hình sự Việt Nam Phần các tội phạm quy định cấu thành cụ thể của tội phạm và chế tài tương ứng với tội đó Phần chung và phần các tội phạm có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Việc áp dụng phần các tội phạm phải dựa trên các nguyên tắc, các chế định được quy định ở phần chung của BLHS Quy phạm pháp luật ở phần chung và phần các tội phạm có quan hệ chặt chẽ, không thể thiếu trong định tội danh với ý nghĩa là cơ sở pháp lý để truy cứu TNHS đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội Quy phạm pháp luật phần các tội phạm giúp ta xác định được hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện trong thực tế là tội Vô ý làm chết người hay tội Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính Trong quá trình định tội danh các quy phạm phần chung sẽ giúp ta phát hiện các dấu hiệu cấu thành tội phạm cụ thể
Khi tiến hành định tội danh một hành vi nguy hiểm cho xã hội có dấu hiệu của hành vi vô ý làm chết người hoặc hành vi vô ý làm chết người do vi phạm quy
Trang 3124
tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính cần phải căn cứ vào cả quy phạm phần chung và quy phạm phần các tội phạm trong BLHS, đồng thời viện dẫn một cách đầy đủ các điều, khoản hay một số điều luật liên quan và cần lưu ý tới hiệu lực về không gian và thời gian của các điều khoản được viện dẫn Như vậy thì việc định tội danh các tội vô ý làm chết người mới đảm bảo có đủ cơ sở pháp lý để truy cứu TNHS đối với người thực hiện hành vi đó
1.2.4 Căn cứ khoa học của việc định tội danh các tội vô ý làm chết người
Căn cứ khoa học của việc định tội danh đối với các tội vô ý làm chết người là cấu thành tội phạm của hai tội phạm này Dưới góc độ khoa học luật hình sự Việt Nam, có thể hiểu: Cấu thành tội phạm của tội phạm có thể được hiểu là tổng hợp (hệ thống) những dấu hiệu (yếu tố) khách quan và chủ quan đặc trưng cho loại
phạm cụ thể được quy định trong pháp luật hình sự [48,tr.96] Để xem xét một hành
vi nguy hiểm cho xã hội (ở đây là hành vi vô ý làm chết người) có phải là tội phạm hay không thì cần thiết phải nắm được bản chất của chính hành vi đó Để hiểu và đánh giá đúng, chính xác bản chất của hành vi phạm tội đã thực hiện, cần phải làm
rõ được các vấn đề sau:
- Thứ nhất, quan hệ xã hội nào đã bị tội phạm xâm hại hoặc đe dọa xâm hại
đến và được BLHS xác lập và bảo vệ?
- Thứ hai, hành vi nguy hiểm cho xã hội được biểu hiện ra bên ngoài thế giới
khách quan ra sao? Hậu quả mà nó gây ra như thế nào cho xã hội? Các dấu hiệu
khác (nếu có)?
- Thứ ba, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã đủ tuối chịu trách
nhiệm hình sự hay chưa? Họ có những nhược điểm gì về thể chất hay tinh thần
không?
- Thứ tư, thái độ, trạng thái tâm lý của người thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội đó như thế nào? Khi thực hiện hành vi này họ có động lực gì và mong
muốn đạt kết quả gì hay không? [48,tr.97]
Các dấu hiệu trên thuộc về bốn yếu tố cấu thành tội phạm đó là: khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm, theo đó:
Trang 3225
- Khách thế của tội phạm là các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo bệ
(nhằm tránh khỏi sự xâm hại của tội phạm) nhưng bị tội phạm xâm hại (có thể gây
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại)
- Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm
những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan Mặt khách quan của tội phạm bao gồm các dấu hiệu: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả phạm tội, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh (điều kiện), phương pháp (thủ đoạn), công cụ và phương tiện phạm tội
- Chủ thể của tội phạm là người đã có lỗi (cố ý hoặc vô ý) trong việc thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định (trong một số trường hợp
cụ thể còn có một số dấu hiệu bổ sung đặc biệt do quy phạm pháp luật tương ứng quy định)
- Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của sự xâm hại đến khách thể
được luật hình sự bảo vệ bằng pháp luật hình sự, tức là thái độ tâm lý của chủ thể được thể hiện dưới hình thức lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý đối với hành vi nguy hiểm cho
xã hội đã thực hiện và hậu quả của hành vi đó Đối với các tội vô ý làm chết người thì chủ thể thực hiện hành vi dưới dạng lỗi vô ý Dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt chủ quan của các tội vô ý làm chết người là yếu tố lỗi “Một người phải chịu trách nhiệm hình sự không chỉ vì họ đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội, mà còn vì họ đã
có lỗi trong việc thực hiện hành vi đó” [13, tr.87]
Cấu thành tội phạm là cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm các tội vô ý làm chết người vì nếu như trong hành vi nguy hiểm cho xã hội không có đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội Vô ý làm chết người và Vô ý làm chết người
do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính quy định trong BLHS thì không thể đặt ra việc định tội danh được
Cấu thành tội phạm là một khái niệm khoa học, mang tính chất trừu tượng về mặt pháp lý bởi các yếu tố cấu thành tội phạm: khách thể, chủ thể, mặt khách quan,
Trang 3326
mặt chủ quan và các thuật ngữ có liên quan khác được sử dụng có liên quan đến cấu thành tội phạm đều được các nhà lý luận hình sự soạn thảo ra như là một khái niệm khoa học chứ hoàn toàn không phải là các thuật ngữ được quy định trong BLHS do các nhà làm luật ban hành Định tội danh đúng đòi hỏi phải căn cứ vào các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được quy định trong điều khoản cụ thể về các tội vô ý làm chết người trong BLHS rồi đối chiếu với các dấu hiệu của hành vi đã thực hiện qua
đó xác định tội phạm đã được thực hiện
1.2.5 Ý nghĩa của định tội danh đối với các tội vô ý làm chết người
Việc định tội danh đúng đối với các tội vô ý làm chết người có ý nghĩa chính trị - xã hội, đạo đức và pháp luật rất lớn Đạo luật hình sự thể hiện ý chí về mặt Nhà nước của nhân dân ta đối với vấn đề đấu tranh với tình hình tội phạm Việc tuân thủ nghiêm chỉnh đạo luật hình sự trong khi định tội danh đối với các tội vô ý làm chết người là điều kiện cần thiết và quan trọng của việc thực hiện chính sách của Nhà nước nhằm khắc phục tình hình tội phạm ở nước ta nói chung, tội phạm xâm phạm tính mạng nói riêng Việc định tội danh đúng là biểu hiện của việc thực hiện đúng các biện pháp chính trị, thực thi đúng ý chí của nhân dân đã được thể hiện trong luật, bảo
vệ có hiệu quả các lợi ích của xã hội, của Nhà nước và của công dân, là sự thể hiện đúng các nguyên tắc của luật hình sự Đồng thời loại trừ việc kết án vô căn cứ những người có hành vi không nguy hiểm cho xã hội, không trái pháp luật hình sự và tạo tiền đề pháp lý cho việc quyết định hình phạt công bằng, tương xứng tính chất, mức
độ nguy hiểm của hành vi phạm tội Mặt khác, định tội danh đúng là một trong những
cơ sở để áp dụng chính xác các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự về tạm giam, thời hạn tạm giam, khởi tố vụ án hình sự…bằng cách đó, định tội danh đúng sẽ góp phần đắc lực vào việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp của công dân [3,tr.29]
Việc định tội danh sai các tội phạm nói chung, các tội vô ý làm chết người nói riêng không chỉ làm cho việc quyết định hình phạt không đúng, không công bằng mà còn dẫn đến việc áp dụng hoặc không áp dụng một loạt các chế định pháp
lý khác cũng trở nên sai lầm, như: quyết định hình phạt bổ sung, miễn trách nhiệm hình sự, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, về thời hiệu, về án tích
Trang 3427
1.3 Lý luận về quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người
1.3.1 Khái quát chung về hình phạt
Hệ thống các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước được quy định trong các ngành luật như: Luật Hành chính, Luật Lao động, Bộ luật dân sự… thì hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất áp dụng đối với người có hành vi phạm tội Tính nghiêm khắc nhất của hình phạt được thể hiện ở chỗ, ngoài việc bị tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của người thực hiện hành vi phạm tội, hình phạt được Nhà nước Việt Nam và các Nhà nước khác trên thế giới sử dụng như công cụ hữu hiệu trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội và các lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức [43, tr.145]
Hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội không những bị tước đi quyền được sống (tử hình), quyền về chính trị (cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân), quyền tự do (tù chung thân, tù có thời hạn, quản chế, cấm cư trú); quyền tự do (tù chung thân, tù có thời hạn, quản chế, cấm cư trú); quyền sở hữu (phạt tiền, tịch thu tài sản)… Bên cạnh đó, hình phạt bao giờ cũng để lại cho người bị kết án hậu quả pháp lý là án tích Ngoài ra, đối với một số tội phạm người bị kết án do Tòa án tuyên ngoài việc bắt buộc phải chấp hành hình phạt chính, họ còn có thể phải chấp hành hình phạt bổ sung được quy định đối với từng tội phạm cụ thể
Điều 26 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: “Hình phạt là biện pháp cưỡng
chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do Tòa án quyết định” [28]
Hình phạt chỉ được áp dụng đối với người phạm tội và chỉ có tội phạm mới phải chịu hình phạt Tòa án chỉ được áp dụng những loại hình phạt được quy định trong BLHS đối với người phạm tội Hình phạt được quy định trong BLHS nhưng hình phạt phải do Tòa án quyết định [7,tr.277] Khoản 1 Điều 31 Hiến pháp năm
2013 quy định: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng
minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp
Trang 3528
luật” Khoản 1 Điều 102 Hiến pháp 2013 thì quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” Đây là cơ quan có quyền nhân danh Nhà nước tuyên một người có tội và áp
dụng hình phạt đối với họ Tòa án là cơ quan duy nhất trong hệ thống các cơ quan nhà nước ở Việt Nam có quyền xét xử và quyết định hình phạt
Về mục đích của hình phạt: hình phạt có mục đích trừng trị, giáo dục người phạm tội và ngăn ngừa họ phạm tội mới – mục đích phòng ngừa riêng và mục đích giáo dục phòng ngừa người khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm – mục đích phòng ngừa chung
- Mục đích phòng ngừa riêng: được thể hiện ở chỗ, hình phạt áp dụng đối với
người phạm tội không chỉ nhằm trừng trị mà còn nhằm giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới Mục đích trước hết của hình phạt là nhằm trừng trị người phạm tội Và đồng thời, trừng trị nhằm mục đích cuối cùng là giáo dục, cải tạo người phạm tội Trong mục đích trừng trị của hình phạt đã chứa đựng mục đích giáo dục người phạm tội bởi mục đích của hình phạt trước hết có tác dụng trực tiếp đến người phạm tội không chỉ đơn thuần là trừng trị mà còn giáo dục người phạm tội tuân theo pháp luật và phòng ngừa họ phạm tội mới [7,tr.280]
- Mục đích phòng ngừa chung: có nội dung cơ bản thể hiện ở việc phòng ngừa người khác phạm tội và giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật trong nhân dân Hình phạt được quy định trong BLHS, khi được áp dụng, trong từng trường hợp cụ thể không chỉ tác động trực tiếp đến người phạm tội mà còn tác động đến tâm lý của những thành viên khác trong gia đình người phạm tội, đến những người khác ngoài
xã hội, ngăn ngừa con người từ bỏ ý định phạm tội
1.3.2 Khái niệm quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người
Trước đây, thuật ngữ “quyết định hình phạt” được biết đến với tên “lượng hình”, sau khi BLHS năm 1985 ra đời thì thuật ngữ “quyết định hình phạt” được chính thức ghi nhận thay thế thuật ngữ “lượng hình” và tiếp tục được sử dụng trong BLHS năm 1999 Mặc dù đã được sử dụng trong một thời gian dài nhưng vẫn chưa văn bản quy phạm pháp luật nào đưa ra định nghĩa về khái niệm này Tuy nhiên,
Trang 36phạm tội [5, tr.317]
Như vậy, quyết định hình phạt đối với người phạm các tội vô ý làm chết người là việc Tòa án có thẩm quyền lựa chọn hình phạt cụ thể (bao gồm hình phạt chính và có thể có hình phạt bổ sung) với mức phạt cụ thể trong phạm vi Điều 98 (Tội Vô ý làm chết người) và Điều 99 (Tội Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính) quy định để áp dụng đối với người phạm tội tương ứng
Quyết định hình phạt đối với người phạm các tội vô ý làm chết người là hoạt động của Tòa án trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự Quyết định hình phạt đối với người phạm tội Vô ý làm chết người hoặc Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính là lựa chọn loại hình phạt chính trong những loại hình phạt chính được liệt kê trong điều luật tương ứng về các tội này được áp dụng và xác định mức hình phạt cụ thể để áp dụng Về hình phạt bổ sung, Tòa án sẽ cân nhắc việc có áp dụng hay không áp dụng, nếu có sẽ chọn áp dụng một hay nhiều hình phạt bổ sung và đưa ra mức áp dụng cụ thể căn cứ theo quy định
Quyết định hình phạt là một trong những giai đoạn cơ bản, một trong những nội dung của quá trình áp dụng pháp luật hình sự Quyết định hình phạt đúng pháp luật, công bằng là tiền đề cho việc đạt được các mục đích của hình phạt: cải tạo và giáo dục người bị kết án trở thành người có ích cho xã hội, phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung Chỉ khi hình phạt được quyết định một cách chính xác và công bằng thì mục đích của hình phạt mới đạt được, tức là có tác dụng giáo dục và cải tạo người phạm tội, ngăn ngừa phạm tội mới và giáo dục người khác Nếu hình phạt quá nhẹ sẽ làm giảm ý nghĩa phòng ngừa của hình phạt, bởi nó có thể làm phát sinh
Trang 3730
ý định phạm tội, thái độ coi thường pháp luật Nhưng nếu hình phạt nặng quá sẽ tạo tâm lý thấy bất công ở người bị kết án dẫn đến thái độ oán hận, không tin tưởng pháp luật [20, tr.10-12]
1.3.3 Các nguyên tắc quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người
Các nguyên tắc quyết định hình phạt là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng quá trình Tòa án áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự để quyết định đúng hình phạt đối với người phạm các tội vô ý làm chết người Cũng như quyết định hình phạt đối với các tội phạm khác, quyết định hình phạt đối với người phạm các tội vô ý làm chết người cũng phải tuân thủ các nguyên tắc chung bao gồm:
Thứ nhất, nguyên tắc pháp chế xã hội trong quyết định hình phạt: Nội dung
của nguyên tắc này là khi quyết định hình phạt, Tòa án phải căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự có liên quan đến hình phạt và quyết định hình phạt để quyết định đúng đắn đối với người phạm tội
Thứ hai, nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong quyết định hình phạt
được thể hiện ở cả Phần chung và Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự Nội dung
cơ bản của nguyên tắc này thể hiện ở việc khi quyết định hình phạt, Tòa án phải xuất phát từ tư tưởng nhân đạo để áp dụng và tuân thủ đầy đủ, triệt để các quy định của luật hình sự về hình phạt cũng như quyết định hình phạt
Thứ ba, nguyên tắc cá thể hóa hình phạt trong quyết định hình phạt cũng
được quy định trong Phần chung và Phần riêng của Bộ luật hình sự Nội dung của nguyên tắc thể hiện ở chỗ hình phạt mà Tòa án tuyên phải tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội
Thứ tư, nguyên tắc công bằng trong quyết định hình phạt thể hiện ở chỗ Tòa
án phải tuyên hình phạt phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đã thực hiện không phân biệt giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, địa vị kinh tế, tôn giáo, tín ngưỡng, tình trạng tài sản của người phạm tội…[44, tr.409]
1.3.4 Căn cứ quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người
Để đảm bảo cho cho việc quyết định hình phạt đối với tội phạm nói chung, đối với người phạm các tội vô ý làm chết người nói riêng một cách đúng đắn, tránh
Trang 3831
được khuynh hướng tùy tiện, chủ quan, duy ý chí, BLHS đã quy định căn cứ quyết định hình phạt buộc Hội đồng xét xử phải tuân theo Trong quá trình giải quyết vụ
án, Hội đồng xét xử phải đánh giá vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ tất
cả các tình tiết của vụ án hình sự, tránh sự tùy nghi, thêm bớt một hay một số tình tiết có ảnh hưởng đến việc quyết định hình phạt
Căn cứ quyết định hình phạt là những yêu cầu cơ bản buộc Tòa án phải tuân theo khi quyết định hình phạt đối với tội phạm Chúng là tiền đề, là điều kiện cần thiết để tồn tại của nguyên tắc quyết định hình phạt và cả chế định quyết định hình phạt nói chung Nếu các nguyên tắc quyết định hình phạt là những tư tưởng chỉ đạo mang tính chất chung thì các căn cứ quyết định hình phạt là những quy định cụ thể được ghi nhận trong các quy phạm định của luật thực định [21] Trước khi BLHS năm 1999 được ban hành, thuật ngữ “căn cứ quyết định hình phạt” không được dùng trong các văn bản pháp luật hình sự mà nó chỉ được dùng trong các bài viết, các công trình nghiên cứu khoa học của các nhà luật học BLHS năm 1985 dùng thuật ngữ “nguyên tắc quyết định hình phạt” để nêu các nội dung của thuật ngữ “căn
cứ quyết định hình phạt” Đây là một thiếu sót lớn của BLHS năm 1985 nhưng đã được BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 sửa chữa bằng cách dùng thuật ngữ “căn
cứ quyết định hình phạt” thay cho thuật ngữ “nguyên tắc quyết định hình phạt” mà BLHS năm 1985 đã dùng
Theo Điều 45 Bộ luật hình sự hiện hành thì các căn cứ quyết định hình phạt bao gồm: các quy định của Bộ luật hình sự, tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự [28]
a) Căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm các tội vô ý làm chết người, Tòa án phải căn cứ vào các quy định của BLHS Đây là căn cứ bắt buộc khi đưa ra quyết định lựa chọn loại và mức hình phạt cụ thể áp dụng đối với người phạm tội Các quy định của BLHS là cơ sở pháp lý để tiến hành khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự Căn cứ này nhằm đảm bảo tính thống nhất, chính xác khi áp
Trang 3932
dụng các quy phạm pháp luật hình sự vào quyết định hình phạt BLHS năm 1999 đã
quy định Hội đồng xét xử phải “căn cứ” vào quy định của BLHS, còn đối với các căn cứ còn lại, Điều luật chỉ yêu cầu “cân nhắc” Theo Điều 45 BLHS năm 1999
thì Tòa án quyết định hình phạt trước hết phải căn cứ vào quy định của BLHS (Điều
50 BLHS năm 2015 cũng quy định thống nhất với BLHS năm 1999) Các quy định của BLHS hiện hành được chia thành hai loại cụ thể bao gồm: các quy định ở Phần chung và các quy định ở Phần các tội phạm cụ thể Căn cứ vào các quy định của BLHS tức là căn cứ vào các quy định ở Phần chung và ở cả Phần các tội phạm cụ thể trong BLHS (Điều 98 và 99 BLHS)
Căn cứ vào các quy định thuộc Phần chung Bộ luật hình sự là căn cứ vào các quy định về hệ thống hình phạt, về phạm vi, điều kiện áp dụng và nội dung của từng loại hình phạt Hệ thống hình phạt trong BLHS nước ta bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung Theo đó, hình phạt chính là hình phạt được áp dụng chính cho một tội phạm và được Hội đồng xét xử tuyên độc lập Các hình phạt là hình phạt chính bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình Hình phạt bổ sung là hình phạt được bổ sung thêm vào hình phạt chính và không được tuyên độc lập mà được tuyên kèm một hình phạt chính Đối với mỗi tội phạm, Tòa án chỉ có thể tuyên một hình phạt chính nhưng có thể tuyên một hoặc một vài hình phạt bổ sung tùy trường hợp cụ thể Hình phạt bổ sung có thể
áp dụng đối với người phạm tội Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm làm những nghề hoặc công việc nhất định
b) Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội
Tính chất nguy hiểm của hành vi phạm các tội vô ý làm chết người là những dấu hiệu (về chất) phản ánh sự khác nhau giữa các tội vô ý làm chết người này với tội phạm khác Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi là dấu hiệu (định lượng) phản ánh mức độ nguy hiểm cụ thể của cùng một loại tội phạm được thực hiện trong các trường hợp khác nhau
Trang 4033
- Tính chất của hành vi phạm tội: Tội phạm trước hết là hành vi (hành động hay không hành động) được thể hiện ra bên ngoài của người phạm tội Để biết được
là tội phạm hay không là tội phạm trước hết phải căn cứ vào hành vi Nếu hành vi
đó không gây nguy hiểm cho xã hội thì đó không phải là tội phạm Để xác định một hành vi là nguy hiểm cho xã hội thì ta phải dựa vào tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại Quan hệ xã hội đó càng quan trọng thì hành vi xâm hại quan hệ đó càng nguy hiểm cho xã hội Đồng thời, tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng phụ thuộc vào yếu tố chủ quan là hình thức lỗi của người phạm tội
- Mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm phụ thuộc vào các yếu tố khách quan, chủ quan của tội phạm, mà trước hết là mức độ hậu quả xảy ra, công cụ, phương tiện, phương thức thực hiện tội phạm…
c) Căn cứ vào nhân thân người phạm tội
Con người là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên trong mỗi con người luôn tồn tại sự thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội Do đó, nhân thân người phạm tội bao gồm trong nó tổng hợp các đặc điểm của cá nhân về mặt sinh học và mặt xã hội, nói lên tính chất con người đã thực hiện tội phạm Nhân thân người phạm tội là tổng hợp tất cả các đặc điểm có ảnh hưởng nhất định tới hành vi phạm tội và khả năng cải tạo giáo dục của người đó Nhân thân người phạm tội được xét trong tổng hòa các mối quan hệ giữa người đó với xã hội, gia đình và những người xung quanh
và các yếu tố khác như tuổi đời, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, chuyên môn, nghề nghiệp, thành tích cá nhân, hoàn cảnh gia đình, Chỉ khi cân nhắc tới nhân thân, việc quyết định hình phạt mới chính xác, làm cơ sở cho việc đạt được mục đích trừng trị và quan trọng hơn là mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội
d) Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Khi quyết định hình phạt, các Tòa án cần phải cân nhắc đến các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS Các tình tiết này, ở mức độ nào đó, có ảnh hưởng rất lớn tới việc quyết định hình phạt đúng đắn khi lựa chọn biện pháp trách nhiệm hình sự, loại
và mức hình phạt áp dụng đối với người phạm tội cũng như biện pháp chấp hành hình phạt được quyết định Những tình tiết giảm nhẹ hay tăng nặng TNHS không có