1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm truyện ngắn Niê Thanh Mai (Luận văn thạc sĩ)

138 140 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

Đặc điểm truyện ngắn Niê Thanh Mai (Luận văn thạc sĩ)Đặc điểm truyện ngắn Niê Thanh Mai (Luận văn thạc sĩ)Đặc điểm truyện ngắn Niê Thanh Mai (Luận văn thạc sĩ)Đặc điểm truyện ngắn Niê Thanh Mai (Luận văn thạc sĩ)Đặc điểm truyện ngắn Niê Thanh Mai (Luận văn thạc sĩ)Đặc điểm truyện ngắn Niê Thanh Mai (Luận văn thạc sĩ)Đặc điểm truyện ngắn Niê Thanh Mai (Luận văn thạc sĩ)Đặc điểm truyện ngắn Niê Thanh Mai (Luận văn thạc sĩ)Đặc điểm truyện ngắn Niê Thanh Mai (Luận văn thạc sĩ)Đặc điểm truyện ngắn Niê Thanh Mai (Luận văn thạc sĩ)Đặc điểm truyện ngắn Niê Thanh Mai (Luận văn thạc sĩ)Đặc điểm truyện ngắn Niê Thanh Mai (Luận văn thạc sĩ)Đặc điểm truyện ngắn Niê Thanh Mai (Luận văn thạc sĩ)

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

CHU THỊ QUYÊN

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NIÊ THANH MAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Thái Nguyên - 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

CHU THỊ QUYÊN

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NIÊ THANH MAI

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã ngành: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Việt Trung

Thái Nguyên - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ công trình nào khác

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018

Tác giả luận văn

Chu Thị Quyên

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, khoa Sau đại học, khoa Văn - Xã hội, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập

Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn PGS.TS Trần Thị Việt Trung - người đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi xin cảm ơn nhà văn Niê Thanh Mai đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mặt tư liệu để tôi hoàn thành công việc nghiên cứu của mình

Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018

Tác giả luận văn

Chu Thị Quyên

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

TRANG BÌA PHỤ

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 8

4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 8

5 Phạm vi nghiên cứu 9

6 Cấu trúc của luận văn 9

7 Đóng góp của luận văn: 9

PHẦN NỘI DUNG 10

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN XUÔI TÂY NGUYÊN SAU 1986 VÀ NỮ NHÀ VĂN ÊĐÊ - NIÊ THANH MAI 10

1.1 Vài nét khái quát về văn xuôi Tây Nguyên sau 1986 10

1.2 Niê Thanh Mai - Nhà văn tiêu biểu của Tây Nguyên thế hệ đầu thế kỷ XXI 27

Tiểu kết chương 1 31

Chương 2: TRUYỆN NGẮN NIÊ THANH MAI - KHÁT VỌNG VÀ TRĂN TRỞ CỦA NHỮNG NGƯỜI CON TÂY NGUYÊN THỜI HIỆN ĐẠI VÀ HỘI NHẬP 32

2.1 Hình tượng “Người Êđê xuống phố” với khát vọng đổi mới 32

2.1.1 Tây Nguyên với quá trình đô thị hóa 32

2.1.2 Những khát vọng của người con Tây Nguyên thời hiện đại và hội nhập 34

2.2 Những trăn trở về cuộc sống và bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong thời hiện đại và hội nhập 68

Trang 6

2.2.1 Những con người bản địa tự đánh mất mình trong cuộc sống thời hiện

đại và hội nhập 68

2.2.2 Những tổn thương về môi trường thiên nhiên ở Tây Nguyên 74

2.2.3 Những nguy cơ phai nhạt bản sắc văn hóa Tây Nguyên 78

Tiểu kết chương 2 84

Chương 3: NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN NIÊ THANH MAI 85

3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 85

3.1.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật 86

3.1.2 Nghệ thuật miêu tả thế giới nội tâm nhân vật 91

3.2 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện 99

3.2.1 Cốt truyện đời tư 101

3.2.2 Cốt truyện tâm lý 105

3.2.3 Cốt truyện mang yếu tố kỳ ảo 108

3.3 Ngôn ngữ nghệ thuật 112

3.3.1 Ngôn ngữ nghệ thuật đậm “chất Tây Nguyên” 113

3.3.2 Ngôn ngữ giàu hình ảnh 116

3.3.3 Ngôn ngữ mang màu sắc hiện đại 121

Tiểu kết chương 3 123

KẾT LUẬN 125

TÀI LIỆU THAM KHẢO 129

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

- Tây Nguyên - Mảnh đất chứa đầy trong mình những trầm tích văn hóa, mảnh đất đỏ bazan với những con người khỏe khoắn, mạnh mẽ, dũng cảm và tài hoa; với núi non hùng vĩ, thiên nhiên thơ mộng nhưng cũng vô cùng khắc nghiệt Và đây cũng chính là một vùng đất giàu bản sắc văn hóa, nơi có một kho tàng văn học dân gian đồ sộ, phong phú bậc nhất trong các dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam Văn học Tây Nguyên thời kỳ hiện đại cũng đã có hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển, đến nay đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận và trân trọng Trên vùng địa - văn hóa ấy, các thế hệ nhà văn Tây nguyên đã truyền lửa để nối tiếp nhau cầm bút viết về cội nguồn, về quê hương và về cuộc sống con người nơi đây như: Y Điêng, Kim Nhất, Linh Nga NiêK Dam, Niê Thanh Mai… Tuy nhiên, cho tới nay vấn đề nghiên cứu về văn học Tây Nguyên thời kỳ hiện đại và nghiên cứu về từng tác giả là người DTTS viết văn ở đây còn hết sức khiêm tốn Vì vậy, mảng văn học này đang cần rất nhiều người quan tâm, chú ý, tìm hiểu và có những nghiên cứu nghiêm túc nhằm phát hiện, ghi nhận những nét đặc sắc, những nét đặc trưng riêng và những đóng góp đáng ghi nhận trong việc góp phần làm phong phú hơn, đa sắc màu hơn cho bức tranh văn học DTTS Việt Nam hiện đại nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung

- Trong các nhà văn Tây Nguyên thời kỳ hiện đại, đặc biệt từ sau Đổi Mới (1986), Niê Thanh Mai là một nhà văn trẻ thuộc thế hệ 8X, tâm huyết với mảnh đất này và có sức viết khá dồi dào Bên cạnh những đóng góp ở mảng truyện ngắn thì Niê Thanh Mai có sáng tác thơ; tuy nhiên, nổi bật nhất và có nhiều đóng góp hơn hẳn vẫn là những sáng tác truyện ngắn của chị Cho tới nay, chị đã xuất bản 3 tập truyện ngắn Truyện ngắn của chị có màu sắc của ngôn ngữ hiện đại với bối cảnh truyện hiện đại trên nền Tây Nguyên truyền thống Thế mạnh của Niê Thanh Mai là sự am hiểu văn hóa và con người của

Trang 9

vùng đất cao nguyên này Văn chương của chị có “hồn”, cùng với việc sử dụng nhiều màn độc thoại nội tâm để tâm lý nhân vật có thể bộc lộ đến mức tối đa Với những đóng góp trong các sáng tác của mình, Niê Thanh Mai được

đánh giá là một trong “Bốn cây Knia” (H’Linh Niê, Trần Hồng Lâm, Niê Thanh Mai, Siu H’Kết) của các lĩnh vực văn học, nghệ thuật Tây Nguyên thời

kỳ đầu thế kỷ XXI Mặc dù vậy, nhưng cho đến nay việc nghiên cứu một cách

hệ thống, thấu đáo và chuyên biệt về nữ nhà văn Niê Thanh Mai còn rất khiêm tốn, mới chỉ là ở dạng các bài báo lẻ hoặc những ý kiến nhỏ trong cả một công trình, bài viết về văn học các DTTS nói chung Những kết quả nghiên cứu này chưa đủ để tái dựng một chân dung Niê Thanh Mai với những đứa con tinh thần của chị Vì vậy, rất cần có một công trình nghiên cứu cụ thể, hệ thống và toàn diện về trường hợp cây viết nữ Tây Nguyên thế hệ đầu thế kỷ XXI tiêu biểu này

Vì vậy, nghiên cứu về nhà văn Niê Thanh Mai chính là nghiên cứu một trường hợp nhà văn tiêu biểu của văn học Tây Nguyên thời kỳ hiện đại, đặc biệt là giai đoạn đầu thế kỷ XXI; Là chỉ ra được những thành tựu, những đổi mới (và hạn chế) của bộ phận văn học DTTS khu vực Tây Nguyên trong giai đoạn này Đồng thời phác họa rõ nét bức chân dung của một nhà văn nữ Tây Nguyên đại diện cho thế hệ trẻ cùng những đóng góp của thế hệ các nhà văn trẻ đối với văn học Tây Nguyên hiện đại nói riêng và văn học DTTS Việt Nam hiện đại nói chung

Chính từ những lý do đó, chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Đặc điểm truyện ngắn Niê Thanh Mai” làm đề tài Luận văn thạc sỹ của mình

2 Lịch sử vấn đề

Niê Thanh Mai là một nữ nhà văn trẻ Tây Nguyên thuộc thế hệ 8X và

là một trong những hiện tượng văn xuôi nổi trội của văn học Tây Nguyên thời

kỳ hiện đại, đặc biệt là những năm đầu thế kỷ XXI đến nay Chị đã có một số lượng tác phẩm truyện ngắn đáng kể trong đó có những truyện ngắn được

Trang 10

đánh giá cao như: Giữa cơn mưa trắng xóa, Áo mưa trong suốt, Suối của rừng, Về bên kia núi, Ngày mai sáng rỡ, Hơi thở của núi, Cây thằn lằn lá xanh, Mùi rừng, Đi qua màn đêm… Chị từng được nhận Giải thưởng của

Liên hiệp các Hội Văn học, Nghệ thuật Việt Nam, của Tạp chí Văn nghệ Quân đội, của Hội Văn học nghệ thuật các DTTS Việt Nam, Chị trở thành

một trong “Bốn cây Knia” của đời sống văn học nghệ thuật Tây Nguyên đáng

trân trọng và tự hào Vì thế, những sáng tác, cống hiến và đóng góp của chị đã được khá nhiều nhà nghiên cứu, phê bình, nhà văn nhắc tới Theo những khảo sát bước đầu của chúng tôi, đến nay đã có hàng chục bài báo, cuốn sách viết

về chị (hoặc có nhắc đến chị với những nhận xét đánh giá cụ thể) Chị được đánh giá là cây bút trẻ tiêu biểu của văn học Tây Nguyên hiện đại, một trí thức - một nhà giáo có nhiều tâm huyết với mảnh đất cao nguyên tươi đẹp và rộng lớn này Cụ thể như sau:

- Trong các công trình nghiên cứu chung về văn học DTTS Việt Nam

- Tác giả Niê Thanh Mai được nhắc đến như là một cây bút tiêu biểu thế hệ 8X thành danh, nối tiếp một cách xứng đáng các thế hệ nhà văn trước với sự đổi mới trong tư duy, trong lối viết Các nhà nghiên cứu, phê bình và đặc biệt là các nhà văn, nhà phê bình là người DTTS như: Lâm Tiến, Linh Nga NiêK Dam, Mai Liễu cùng một số các nhà nghiên cứu phê bình quan tâm sâu sắc đến mảng văn học DTTS Có thể kể tên một số công trình nghiên

cứu có nói tới, nhắc tới tác giả Tây Nguyên này như: “Hương sắc miền rừng” (2008) của tác giả Mai Liễu, “Hồn cây sắc núi - Tiểu luận phê bình văn chương”(2010) của tác giả Phạm Quang Trung, “Tiếp cận văn học dân tộc thiểu số” (2011) của nhà phê bình Lâm Tiến, “Nghiên cứu, lí luận phê bình văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại - Diện mạo và đặc điểm” (2013) của PGS.TS Trần Thị Việt Trung (Chủ biên), “Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại - Một số đặc điểm” (2014) của PGS.TS Trần Thị Việt Trung và PGS.TS Cao Thị Hảo, “Bản sắc văn hóa

Trang 11

dân tộc trong văn xuôi của các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam” (2014) của PGS.TS Đào Thủy Nguyên và TS Dương Thu Hằng, “Văn học các đân tộc thiểu số Trường Sơn - Tây Nguyên 1975-2010” (2015) của Linh Nga

NiêKDam (Chủ biên)…

Công trình nghiên cứu “Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại - Một số đặc điểm” của PGS.TS Trần Thị Việt Trung và PGS.TS Cao Thị Hảo đã nhấn mạnh đến những thành công của tập truyện “Về bên kia núi” (2007) của Niê Thanh Mai; và đánh giá đây là một trong những tác

phẩm khá xuất sắc, thể hiện được bản sắc dân tộc, đặc biệt là ở việc dựng cảnh, dựng người, cách sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật và tư duy nghệ thuật độc đáo của tác giả trẻ tuổi này

Trong cuốn “Văn học các dân tộc thiểu số Trường Sơn - Tây Nguyên 1975-2010” của tác giả Linh Nga Niê Kdam đã có những đánh giá cụ thể,

toàn diện về quá trình trưởng thành của cây bút Niê Thanh Mai như sau: “Từ những trại sáng tác hè hàng năm đó, nữ tác giả Niê Thanh Mai, dân tộc Ê Đê

đã dần trưởng thành, định hình là một cây bút văn xuôi chắc tay, có bản lĩnh,

có giọng điệu riêng Cho dù sinh ra và lớn lên nơi phố thị cao nguyên, nhưng với thuận lợi là một giáo viên văn giảng dạy tại trường phổ thông trung học nội trú dân tộc, nên tâm tư, tình cảm và sự đổi thay trong lối sống, cách nghĩ của lớp thanh niên dân tộc đương đại, phản ảnh trong truyện ngắn của Niê Thanh Mai khá sắc nét”

- Còn trong những bài viết trực tiếp về Niê Thanh Mai trong các cuốn sách nghiên cứu, trong các bài viết phê bình, giới thiệu tác phẩm, các tác giả này cũng đã chỉ ra được những đặc điểm về nội và nghệ thuật, cụ thể như: những điểm mạnh, những thành công của cây bút trẻ Niê Thanh Mai

Mai Liễu với bài viết “Bốn cây Knia - Bốn tâm thế sáng tạo” đã có

những nhận định, đánh giá cụ thể về cây viết nữ trẻ Niê Thanh Mai:“…Niê Thanh Mai hướng ngòi bút của mình đến cuộc sống của giới trẻ, vấn đề tình

Trang 12

yêu, sự tha hóa đạo đức từ trong gia đình và xã hội Hơi thở của núi là truyện ngắn viết có tay nghề chắc, bố cục gọn và sáng sủa Tác giả gửi tới người đọc một thông điệp rõ ràng: Tình Yên không thể dùng thủ đoạn tàn độc mà có được Tình yêu trước hết phải xuất phát từ trái tim lương thiện Niê Thanh Mai chỉ ra rằng sự tha hóa về đạo đức, lối sống trước sau cũng phải bị trả giá (Ngủ quen nơi không có gió, Góc núi mờ sương) Cuộc sống vốn ngổn ngang và phức tạp, nhiều khi con người miền núi không biết phải lựa chọn sao cho đúng Một xã hội vốn khép kín trong cộng đồng buôn làng, nay mọi

sự đang bung vỡ, cái mới lạ, cái tốt, cái xấu, cái lương thiện, cái giả trá đan xen… Thanh niên Tây Nguyên trong các buôn làng đang ngập mình trước một cuộc sống bộn bề như thế, tránh sao khỏi lúng túng, do dự và không ít người

lầm lạc, bế tắc (Sớm mai thoang thoảng, Không thấy vách ngăn, Cây thằn lằn lá xanh)

Trên báo điện tử toquoc.vn năm 2010, bài “Văn xuôi về dân tộc và miền núi từ năm 1986 đến nay” của Phạm Duy Nghĩa đã nhắc đến Niê

Thanh Mai khi điểm được những thành tựu cơ bản và “Nét mới của văn xuôi miền núi đương đại là sự mở rộng đề tài, chủ đề” Tác giả đã cho chúng ta thấy sáng tác của các cây viết đã phản ánh được tình hình thực tiễn đời sống của đồng bào miền núi đương đại “Sự xâm thực của thương trường phá vỡ trật tự rừng xanh, lối sống thực dụng làm nứt rạn nếp nghĩ truyền thống, cái xấu xa phi pháp khuấy đảo sự thanh bình của làng bản đó là dấu hiệu băn khoăn lo ngại trước sự biến chuyển của miền núi đương đại, thể hiện trong một số truyện ngắn như Giữa cơn mưa trắng xóa của Niê Thanh Mai, Làng

Mô của Thu Loan, ” Còn khi nhận xét riêng về truyện ngắn của Niê Thanh Mai - tác giả viết: “Truyện ngắn Niê Thanh Mai phản ánh tâm trạng của lớp trẻ Tây Nguyên trước sự tác động của văn minh đô thị, trong đó xu hướng từ

bỏ buôn làng nghèo khó thân thuộc đi về phía phồn hoa diễn ra với bao nỗi băn khoăn, day dứt, chạnh buồn Phố phường không phải miền đất hứa - Đó

Trang 13

là thông điệp trong các truyện ngắn của nữ nhà văn trẻ - nơi đó luôn tiềm ẩn những bất an đối với cuộc sống và nhân cách con người”

Bài viết “Hình tượng người Êđê “xuống phố” trong truyện ngắn của Niê Thanh Mai” trên trang điện tử tapchivan.com năm 2015 của tác giả Lê

Văn Hòa đã có những nhận định và phân tích khá sâu sắc: “Niê Thanh Mai là nhà văn trẻ của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ Chị viết nhiều về dân tộc Ê-đê trong bối cảnh văn hóa đang chịu sự "xâm thực" từ nhiều góc độ của nền kinh

tế thị trường Một trong những hình tượng nhân vật tiêu biểu trong truyện ngắn của chị đó chính là những con người Ê-đê rời buôn làng đến với thị thành Chúng tôi tạm gọi là hình tượng người Ê-đê "xuống phố" Tác giả để người đọc cùng suy ngẫm, cùng băn khoăn trăn trở “… Cùng một con đường

"xuống phố", nhưng nhân vật trong truyện ngắn của Niê Thanh Mai chia làm

ba nhóm khá rõ ràng Nhóm thứ nhất là những người con ưu tú của núi rừng tạm xa buôn làng để ra thành thị tiếp nhận nguồn tri thức mới Nhóm thứ hai "xuống phố" vì mong muốn đổi đời, vì không đủ sự kiên nhẫn gắn bó với quê hương, buôn bản Nhóm thứ ba là những người ban đầu "xuống phố" vì mục đích cao đẹp, nhưng cuối cùng đã đánh mất mình nơi phố thị phồn hoa Thông qua cái kết của những số phận này…” Có lẽ những trăn trở của tác giả

cũng là những trăn trở của những người yêu tha thiết mảnh đất cao nguyên

hùng vĩ ấy “Trong một xã hội đầy biến động, cái mới và cái cũ đan xen; làm thế nào để văn hóa Ê-đê (mở rộng ra là văn hóa các dân tộc thiểu số khác) không bị mai một nhưng vẫn có thể tiếp nhận văn minh từ các dân tộc khác để phát triển cộng đồng và mỗi cá nhân? …”

Tác giả TS Đỗ Thị Thu Huyền với bài viết “Những tín hiệu vui từ đội ngũ các tác giả trẻ người dân tộc thiểu số” (trên trang điện tử

baovannghe.com.vn năm 2016) đã nhận định, đánh giá được những thành tựu

và triển vọng xa hơn nữa ở những cây viết trẻ Tây Nguyên này: “Có những tác giả bước vào độ chín của sáng tác, phong cách định hình khá rõ rệt, nhiều

Trang 14

tác giả có những triển vọng đi xa và quyết liệt như Niê Thanh Mai (Êđê) Điểm chung của những sáng tác trẻ của dân tộc thiểu số là sự ý thức thường trực về một bản sắc cần lưu truyền cộng hưởng với khả năng đổi mới hòa nhập vào dòng chảy văn học đương đại nhưng không phải là không định hướng một sự khẳng định chính mình”

Tác giả Hữu Chỉnh với Bài viết “Mùi rừng” trong văn của Niê Thanh

Mai đã đưa ra những nhận xét cụ thể về nhà văn “Thế hệ 8X đem lại cho văn

chương không khí trẻ trung tươi mát Phần lớn học vấn khá, biết ngoại ngữ, giỏi vi tính, hòa nhập nhanh, năng động, xông xáo kể cả liều lĩnh để tự khẳng định mình Trong số họ có Niê Thanh Mai là người dân tộc Êđê, sinh trưởng

và lập nghiệp tại Đak Lak Sau tập suối của rừng (NXB VHDT - 2005) mới chỉ là bước đi thử nghiệm đầu tiên thì đến tập Về bên kia núi (NXB VHDT - 2007) đã đi nhanh, biết chạy để lấy đà cất cánh 15 truyện ngắn được tập hợp, đề tài dân tộc và miền núi xuyên suốt tác phẩm Dù giọng điệu có mới,

có lạ, có hiện đại thì vẫn có bóng dáng của truyện cổ, của huyền thoại, của sử thi từ một vùng đất”

Qua khảo sát bước đầu, chúng tôi nhận thấy: Tuy là một nhà văn nữ Tây Nguyên trẻ tuổi, tiêu biểu, nhưng việc nghiên cứu về tác giả nói chung cũng như nghiên cứu về Truyện ngắn của Niê Thanh Mai nói riêng vẫn còn ở mức độ khiêm tốn, chưa xứng với những thành tựu và đóng góp của chị Vì vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống, thấu đáo về đặc điểm những sáng tác truyện ngắn của cây bút văn xuôi trẻ Tây Nguyên này là một việc làm cần thiết góp phần phác họa bức chân dung nhà văn Niê Thanh Mai, chỉ ra được những nét riêng, những đóng góp đáng ghi nhận của chị trong đời sống văn học Tây Nguyên nói riêng và văn học DTTS Việt Nam nói chung là một việc làm có ý nghĩa, có giá trị thực tiễn và có tính cấp thiết

Trang 15

3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Toàn bộ sáng tác của Niê Thanh Mai, đặc biệt đi sâu vào nghiên cứu 3 tập truyện ngắn của

tác giả: Suối của rừng (2005), Về bên kia núi (2007), Ngày mai sáng rỡ

(2010)

3.2 Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn làm rõ những đặc điểm cơ bản về nội dung, nghệ thuật trong truyện ngắn của Niê Thanh Mai và chỉ ra những đóng góp của nhà văn với văn học Tây Nguyên hiện đại nói riêng, văn học DTTS Việt Nam đầu thế kỷ XXI nói chung

4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu

4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện đề tài luận văn, chúng tôi xác định những nhiệm vụ cần phải giải quyết là:

- Nêu những đặc điểm khái quát về văn xuôi Tây Nguyên thời kỳ hiện đại, đặc biệt là giai đoạn đầu thế kỷ XXI (làm cơ sở thực tiễn để giới thiệu cây bút truyện ngắn Niê Thanh Mai)

- Làm rõ những đặc điểm cơ bản, những nét đặc sắc trong truyện ngắn của Niê Thanh Mai trên cả hai phương diện: Nội dung và nghệ thuật (cả thành tựu và hạn chế - nếu có)

- Khẳng định những đóng góp của nữ nhà văn Tây Nguyên này đối với văn học Tây Nguyên thời kỳ hiện đại và hội nhập nói riêng và văn học DTTS Việt Nam hiện đại nói chung

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản như sau:

- Phương pháp nghiên cứu tác giả, tác phẩm (theo đặc trưng thể loại)

Trang 16

- Phương pháp so sánh đối chiếu

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành (Văn học với văn hóa học, lịch

sử, dân tộc học…)

5 Phạm vi nghiên cứu

- Luận văn sẽ đi sâu vào nghiên cứu 3 tập truyện ngắn của Niê Thanh

Mai: Suối của rừng, Về bên kia núi, Ngày mai sáng rỡ

- Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã tiến hành khảo sát một số truyện ngắn của các nhà văn Tây Nguyên khác và một số nhà văn DTTS thuộc các vùng miền khác để so sánh với những sáng tác của Niê Thanh Mai

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung chính của đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát về văn xuôi Tây Nguyên sau 1986 và nữ nhà văn

Êđê Niê Thanh Mai

Chương 2: Truyện ngắn Niê Thanh Mai - Những khát vọng và trăn trở

của những người con Tây Nguyên thời hiện đại và hội nhập

Chương 3: Nghệ thuật truyện ngắn Niê Thanh Mai

7 Đóng góp của luận văn:

- Phác họa chân dung về nhà văn nữ dân tộc Êđê - Niê Thanh Mai

- Chỉ ra những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn Niê Thanh Mai

- Khẳng định những thành tựu cũng như những đóng góp của nữ nhà văn với văn học Tây Nguyên nói riêng, với văn học DTTS Việt Nam đầu thế

kỷ XXI nói chung

Trang 17

PHẦN NỘI DUNG Chương 1:

KHÁI QUÁT VỀ VĂN XUÔI TÂY NGUYÊN SAU 1986

VÀ NỮ NHÀ VĂN ÊĐÊ - NIÊ THANH MAI

1.1 Vài nét khái quát về văn xuôi Tây Nguyên sau 1986

Tây Nguyên là nơi có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước, có hành lang tự nhiên với Nam Lào, Đông bắc Campuchia và hệ thống giao thông kết nối với các tỉnh duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ Tây Nguyên bao gồm lãnh thổ của năm tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, nằm gọn trên vùng núi non và cao nguyên phía Tây Trung bộ Ở đây tập trung trên dưới hai mươi tộc người như Ba Na, Xê Đăng, Mnông, Ê Đê, Mạ, Stiêng, Hrê, Gia-rai, Giẻ - triêng,… Các dân tộc lâu đời ở đây thuộc về hai nhóm ngôn ngữ chủ yếu: nhóm Môn - Khơ me và nhóm Mã Lai - Đa Đảo “Văn hóa Tây Nguyên” vẫn là cụm từ quen gọi bao gồm văn hóa của các dân tộc thuộc hai nhóm này Vào các giai đoạn lịch sử khác nhau, Tây Nguyên lại được đón thêm các nhóm tộc người từ các vùng miền khác của tổ quốc đến định cư như người Việt, các dân tộc thiểu số từ miền Trung như Bru - Vân Kiều và đặc biệt các dân tộc từ miền Bắc đến như Tày, Thái, Nùng, Mường, H’Mông, Dao,… Tất cả đã làm cho Tây Nguyên trở thành một vùng có thành phần tộc người phức tạp và đông đảo nhất cả nước hiện nay Các tộc người cư trú đan xen với nhau trong phạm vi địa chính và kết nối phạm vi gia đình, dòng tộc khiến xu thế giao thoa ảnh hưởng văn hóa giữa các tộc người trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết

Mảnh đất Tây Nguyên rộng lớn, tươi đẹp và hùng vĩ: Từ cực Bắc là cụm núi Atouat với đỉnh Ngok Linh cao 2598m của người Sê Đăng giỏi rèn giáo mác đến cực Nam là dãy Chư Yang Sin cao 2402m (đỉnh cao nguyên

Trang 18

Lang Biang) đậm chất văn hóa K’ho, xứ sở của điệu chiêng Arap Jrai đắm đuối nhịp vòng xoang, điệu Arei Êđê, qua những cánh đồng rập rờn xanh sóng cỏ của đất Mnông, qua chân núi Hà Giăng của người Chăm Hroaih đấu trống… Nơi đâu cũng in đậm dấu ấn bản sắc dân tộc Tây Nguyên ngày nay

là kết quả của bao thế hệ, đã trải qua nhiều cuộc di cư và có cả những xung đột bộ tộc để có được một Tây Nguyên với những Buôn, Bon, Kon, Plei mang trong mình bao lớp trầm tích văn hóa Cuộc sống, kinh tế của đồng bào Tây Nguyên trước đây phụ thuộc chặt chẽ vào nương rẫy, gần gũi và lệ thuộc thiên nhiên nên họ rất coi trọng mối quan hệ cộng đồng Đời sống văn hóa, tín ngưỡng phong phú Người Tây Nguyên có tài năng nghệ thuật, ưa thích ca hát nhảy múa… Tất cả những yếu tố ấy là mạch nguồn trọng yếu góp phần thai nghén và nuôi nấng những tác phẩm văn học Tây Nguyên có giá trị và đặc sắc

Văn hóa Tây Nguyên xét đến cùng về bản chất là văn hóa của núi rừng, văn hóa thực vật; về trình độ phát triển là văn hóa dân gian truyền miệng thời

kỳ tiền nhà nước, tiền giai cấp; về quy mô là văn hóa buôn làng nhưng sự kỳ

vĩ của nơi đây biểu hiện ở văn hóa phi vật thể hơn là vật thể như: Sử thi, âm nhạc cồng chiêng, lễ hội của các dân tộc Tây Nguyên Thông qua các biểu hiện đặc sắc ấy, người ta sẽ hiểu được những đặc điểm, bản sắc độc đáo, đặc thù của vùng văn hóa Tây Nguyên

Con người Tây Nguyên có trình độ tư duy hiện thực huyền ảo vì mọi thứ đều được con người quy về các hiện tượng tự nhiên và tôn sùng tự nhiên

Họ luôn quy về những thứ xung quanh mình (như động vật, thực vật) hay hiểu cách khách là họ luôn lấy thiên nhiên làm hệ quy chiếu cho con người Các hiện tượng tự nhiên ấy đều mang trong mình cái “hồn”, “thần” khiến cho mọi thứ bao quanh con người đều thuộc một thế giới vật chất có hồn, chứ không phải thế giới vật chất vô tri vô giác Với quan niệm: Con người thực sự

là một bộ phận của tự nhiên, bình đẳng và gắn bó với tự nhiên, đó là yếu tố vô

Trang 19

cùng quan trọng tạo nên tính nhân bản sâu sắc của nền văn hóa Tây Nguyên Ngôn ngữ của con người Tây Nguyên là ngôn ngữ giàu hình ảnh và vần điệu,

đó là thứ ngôn ngữ nói vần, một hình thức trung gian giữa ngôn ngữ thường ngày và ngôn ngữ văn học Đặc tính tư duy và hình thức ngôn ngữ đó của con người Tây Nguyên đã khoác lên văn hóa của họ những màu sắc, đường nét thật độc đáo

Tây Nguyên được biết đến như là miền đất huyền thoại, là nơi cư trú của nhiều dân tộc thiểu số Trong kho tàng văn hóa phong phú của đồng bào các dân tộc nơi đây, bên cạnh những giá trị lịch sử, văn hóa tinh thần vô giá thì Tây Nguyên còn là vùng đất có truyền thống, bề dày văn học dân gian với nhiều thể loại, trong đó tiêu biểu nhất là kho tàng sử thi với hàng trăm tác phẩm, được trình diễn trong sinh hoạt cộng đồng, là dạng sử thi sống, khiến Tây Nguyên được coi là vùng sử thi duy nhất ở nước ta và là vùng sử thi quý hiếm trên thế giới Sử thi là tấm gương phản ánh một cách toàn diện đời sống của một dân tộc ở một thời kỳ đã qua, đồng thời nói lên khát vọng của dân tộc

ấy về một cuộc sống hạnh phúc, thịnh vượng; ngợi ca tình yêu, lòng cao thượng, trí dũng con người trước thử thách của thiên nhiên và trong đấu tranh với cái ác… Sử thi Tây Nguyên là những áng anh hùng ca mà tùy theo ngôn ngữ mỗi dân tộc, được gọi với các tên gọi khác nhau như: Khan (Ê Đê), Hom (Ba Na), Hri (Gia Rai), Ot Mrong (Mnông)… Nền văn học dân gian Tây Nguyên phát triển vô cùng mạnh mẽ Nhà văn Linh Nga Niê Kdam cũng từng khẳng định: văn học dân gian Tây Nguyên, đặc biệt là sử thi “phong phú về giai điệu, giàu có về nội dung, đồ sộ về khối lượng, độc đáo về hình thức trình diễn” Đây đích thực là một kho tàng văn học dân gian khổng lồ, một kho lịch

sử - văn hóa vô giá trị, đạt đến đỉnh cao không kém bất cứ một dân tộc nào thậm chí ngang bằng văn học cổ phương Tây Bên cạnh những tác phẩm sử thi riêng rẽ, độ dài vừa phải như Đăm San, Khinh Dú thì nay còn phát hiện thấy loại sử thi liên hoàn, gồm nhiều tác phẩm liên quan đến nhau về nhân

Trang 20

vật, chủ thể, phong cách thể hiện như các sử thi Ốt Drông, Dông, Dăm Diông… Trên thực tế có lẽ số lượng còn nhiều hơn so với số lượng tác phẩm

đã công bố và sưu tầm được Đấy là minh chứng đầy đủ cho sức sáng tạo của con người Tây Nguyên, sức sống của một vùng sử thi và sự phát triển vượt bậc của văn học dân gian dân tộc thiểu số Việt Nam ở Tây Nguyên

Mặc dù văn học dân gian Tây Nguyên phát triển phong phú như vậy nhưng văn học hiện đại ở Tây Nguyên trước năm 1986 lại chưa thực sự có sự phát triển mạnh mẽ, chưa tương xứng với nền văn học truyền thống Trong giai đoạn này, văn học Tây Nguyên thiếu vắng những tên tuổi và những sáng tác của các nhà văn dù họ là chủ nhân của kho tàng văn học dân gian đồ sộ này Văn học các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên không chỉ ít tìm thấy bóng dáng của sự tiếp nối truyền thống một cách mạnh mẽ mà dường như còn chậm chân hơn so với những dân tộc khác ở khu vực miền núi phía Bắc Nhà văn Linh Nga Niê Kdam và một số tác giả khác cho rằng có 6 nguyên nhân lý

giải cho điều đó trong cuốn Văn học các dân tộc thiểu số Trường Sơn - Tây Nguyên 1975-2010, như sau: Thứ nhất, trong thời kỳ thuộc Pháp, thanh thiếu

niên Tây Nguyên theo học tại các trường tiểu học Pháp - Ê Đê, Pháp - Jrai, Pháp - K’Ho… mở tại Buôn Ma Thuật, Plei Ku, Đà Lạt…chỉ được học tiếng Pháp và tiếng dân tộc chứ không được học tiếng Việt Thứ hai, sau năm 1975, môi trường diễn xướng các loại hình văn học truyền miệng độc đáo như trường ca, sử thi có một thời gian khá dài bị đứt gãy do bị đánh đồng cùng các

lễ nghi, lễ hội truyền thống dân gian, với phong trào bài trừ mê tín dị đoan Thứ ba, việc tôn trọng và giáo dục văn học truyền thống bản địa của vùng dân tộc thiểu số không được coi trọng Lực lượng thanh thiếu niên các dân tộc thiểu số, đặc biệt ở Tây Nguyên xa rời với kho tàng văn học truyền thống Thứ tư, sự giao lưu văn hóa với các vùng miền được mở rộng một cách tự phát cùng với sự xâm nhập ồ ạt các luồng văn hóa khiến cho một bộ phận không nhỏ, đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên, một cách vô thức, quay

Trang 21

lưng lại với sinh hoạt văn hóa truyền thống của tộc người Thứ năm, nhiều thập niên trước đây, các Hội văn học nghệ thuật (VHNT) chuyên ngành ở Trung ương lẫn Hội văn nghệ địa phương chưa quan tâm tích cực đến việc bồi dưỡng đào tạo đội ngũ tác giả trẻ người dân tộc thiểu số Việc bồi dưỡng lực lượng sáng tác người dân tộc thiểu số chỉ mới thực sự được quan tâm từ sau khi Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam ra đời năm 1986 Ngoài ra, đời sống kinh tế các vùng đồng bào dân tộc còn nhiều thiếu thốn, khiến ngay cả những trí thức, học sinh, sinh viên người dân tộc rất có năng khiếu cũng không muốn chọn sự gắn bó với văn chương làm con đường chính

đi suốt cuộc đời mình

Như vậy, theo cách lý giải trên ta phần nào hiểu được căn nguyên vì sao đội ngũ sáng tác văn học khu vực các dân tộc thiểu số bản địa Tây Nguyên lại phát triển chậm và số lượng ít ỏi như vậy

Văn học Tây Nguyên nói chung trước năm 1975 gần như không có gì nhiều để đề cập tới Đội ngũ sáng tác viết về đề tài DTTS Tây Nguyên chỉ có một vài cây bút Phần lớn các cây bút viết trực tiếp về Tây Nguyên đều là

người miền xuôi như nhà văn Nguyên Ngọc với tác phẩm Đất nước đứng lên, nhà thơ Thu Bồn với trường ca Bài ca chim chrao, nhà văn Vũ Hạnh với tiểu thuyết Lửa rừng, nhà văn Phạm Kim Anh với Lãng đãng mây ngàn và

một vài tác phẩm khác Người đầu tiên viết về đồng tộc mình lúc bấy giờ chỉ

có Y Điêng (dân tộc Ê Đê) với truyện ngắn có dấu ấn là Em chờ bộ đội Wa

Hồ Kế tiếp là Mlô Y Choi cũng là người dân tộc Ê Đê với tên bút danh Mlô

Y Cla Vi với bài thơ Cô gái vót chông đã được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc

trở thành một ca khúc xanh mãi với thời gian Cuối cùng là cây bút làm thơ nghiệp dư Kpă Y Lăng (La Mai Chửng) vốn là một nhạc sĩ người dân tộc

Bâhnar Chăm với bài thơ đậm nét dân ca Jrai Bác Hồ sống mãi với Tây Nguyên được nhạc sĩ Lê Lôi phổ nhạc thành ca khúc cùng tên

Trang 22

Văn xuôi Tây Nguyên đặt trong sự phát triển chung của văn học Tây Nguyên như đã nói trên cũng có thể khẳng định là chưa có nhiều thành tựu, các tác giả đều ít sáng tác hoặc không công bố tác phẩm Nhìn chung, giai đoạn đầu sau 1975, văn xuôi Tây Nguyên chưa có một nhà văn hay một tác phẩm nào để

lại tiếng vang trên văn đàn văn học Đúng như cuốn Văn học các dân tộc thiểu

số Trường Sơn - Tây Nguyên 1975-2010 khẳng định: “Bức tranh văn học khu

vực Trường Sơn - Tây Nguyên giai đoạn này mới chỉ là những đường nét phác họa mảnh mai và thật sự chưa có gì nổi bật” [25, tr.12]

Tuy nhiên, văn xuôi Tây Nguyên sau đổi mới 1986 lại có nhiều khởi sắc, số lượng tác giả và tác phẩm tăng lên nhanh chóng Đặc biệt, khi Hội Văn nghệ dân tộc thiểu số Việt Nam được thành lập (1986) và đến năm 1990 Hội Văn học nghệ thuật Đăk Lăk ra đời đã đánh một dấu mốc quan trọng trong việc khẳng định sự phát triển và gieo mầm hạt giống các cây viết trẻ, khỏe cho mảnh đất cao nguyên này Sự xuất hiện của các Hội Văn học, Nghệ thuật đúng thời điểm đã chạm đến mối quan tâm và nhu cầu cần một “sân chơi” dành riêng cho các tác giả là người dân tộc và miền núi vùng đất Tây Nguyên giàu tiềm năng văn hóa, văn học này

Đầu tiên phải nói đến là nhà văn Y Điêng Ông sinh ngày 15/2/1928 ở buôn Thung, xã Đức Bình Đông, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên Ông là người Ê Đê đầu tiên vượt qua khỏi văn học dân gian truyền miệng để bước tới văn học viết, người đầu tiên viết truyện dài song ngữ Ê Đê - Việt và ông cũng

là người Ê Đê đầu tiên được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật Nhà văn Y Điêng luôn ý thức rất rõ trách nhiệm của mình với quê

hương “Chuyện của dân tộc mình phải chính mình viết, không nói là mình mắc nợ với quê hương, với người thân” Tác phẩm của ông bám sát và mang

hơi thở nóng hổi của từng chặng đường cách mạng Việt Nam qua các giai đoạn kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ Ông đã liên tục hoàn thành những bản thảo truyện và ký viết về những thời kỳ này, những câu

Trang 23

chuyện kể về người anh hùng Mnông và hàng loạt các tiểu thuyết: Chuyện bên bờ sông Hinh (1994), N’Trang Lơng (2004), Trung đội người Bâhnar (2010); Các truyện ký: Sông Hinh, Con sông quê hương (1995), Ba anh em (1996), Lửa trong tay chúng tôi (2005) Ông đã nhận được rất nhiều Giải

thưởng Văn học của Trung ương và địa phương Y Điêng nổi bật ở tư cách là một đại diện ưu tú của khu vực miền Trung Tây Nguyên Tác phẩm của ông

là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa những vẻ đẹp truyền thống của dân tộc và tinh thần hiện đại của văn học trong việc thể hiện, phản ánh hiện thực cuộc sống và con người Tây Nguyên Ngoài thời gian viết văn, ông luôn dành thời gian và tâm huyết để dịch từ tiếng Ê Đê sang tiếng Việt phổ thông các Trường

ca Tây Nguyên như Trường ca Xinh Nhã, Đăm Di, Khinh Dú, Y Ban, Y Brao, H’Bia Mlin và các truyện cổ tích dân tộc Ê Đê Không chỉ biết mỗi tiếng mẹ

đẻ, những năm tháng làm công tác sưu tầm nghiên cứu văn hóa dân gian vùng Tây Bắc, Y Điêng còn học hỏi một số tiếng dân tộc anh em khác Bên cạnh đóng góp về khối lượng tác phẩm văn xuôi, ông đã trình làng tập “Y Điêng thơ” gồm 40 bài thơ mà ông đã âm thầm sáng tác từ hơn chục năm Nhà văn

Y Điêng sáng tác nhiều thể loại như kể trên nhưng thành công nhất vẫn là thể loại văn xuôi Mảnh đất và con người Tây Nguyên luôn là nguồn cảm hứng sáng tác, là đề tài, bối cảnh cho các tác phẩm của ông Với sức sáng tạo và lao động nghệ thuật bền bỉ ấy, Y Điêng đã đem đến một dòng mạch riêng bằng lối viết dung dị của bậc trưởng lão cho văn xuôi Tây Nguyên

Nhà văn Kim Nhất là người tham gia nhiệt tình cho sự sôi động của văn học Tây Nguyên giai đoạn này với một loạt tác phẩm truyện ngắn, truyện dài Kim Nhất ban đầu là một nữ diễn viên sinh năm 1945, người dân tộc Bâhnar

ở xã Bok Tới, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định Sau khi theo chồng về sinh

sống ở Buôn Ma Thuật, bà cho ra đời truyện ngắn đầu tay Mụ Xoại (1994)

Mụ Xoại đã làm dấy lên mối quan tâm với việc bồi dưỡng những cây bút dân

tộc thiểu số của các Hội VHNT địa phương và Trung ương Sau đó, Kim Nhất

Trang 24

liên tục tạo ra những bất ngờ đối với văn xuôi Tây Nguyên với hàng loạt các

tác phẩm nối tiếp nhau ra đời Có thể kể đến các tập truyện ngắn như: Ly hôn

(1998), Động rừng (1999), Hồn ma núi (2003), Huyền thoại Bok Kron (2005); Các tiểu thuyết như: Chuyện lạ (2007), Luật của rừng (2009), Hoa đại ngàn (2010); Truyện cổ và truyện viết cho thiếu nhi: Truyện cổ Bhânar (1991), Truyện cổ Bhânar 2 (2000), Y Sanh và Y Rá (2002), Chúa sơn lâm mắc bẫy (2003), Người chăn dê (2005), Tôi được gặp Bác Hồ (2008) và các bài bút ký khác, tiêu biểu nhất là Về với Ban Mê (1996)… Qua những sáng

tác của mình Kim Nhất đã khẳng định được sức sáng tạo cùng với tâm thế là người trong cuộc viết về cuộc sống của dân tộc mình, bằng lối tư duy của người DTTS và bà đã đặt được một dấu mốc đáng ghi nhận trong văn xuôi Tây Nguyên đầu thời kỳ Đổi Mới

Cây bút văn xuôi tiêu biểu tiếp theo của giai đoạn này chính là nhà văn H’Linh Niê Chị là người con dân tộc ÊĐê nhưng được sinh ra và lớn lên ở Miền Bắc (làng Quẵng, xã Xuân Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang) Là một nghệ sĩ, nhà hoạt động văn hóa, văn nghệ người Tây Nguyên được đào tạo bài bản, Linh Nga Niê KDam có hiểu biết sâu rộng về văn học,

văn hóa, nghệ thuật Tây Nguyên Những tác phẩm của chị như: Gió vẫn thổi

từ rừng (1994), tiếp theo là tập truyện ngắn Con rắn màu xanh da trời (1996), Gió đỏ (2004), Pơ Thi mênh mang mùa gió (2009); Các tập bút ký như: Trăng Xí Thoại (1999), Đi tìm hồn chiêng (2003), Nhân danh ai (2008), Chân dung văn nghệ sĩ Tây Nguyên (2005) và một loạt các tác phẩm sưu tầm và chỉnh lý văn học: Sử thi ÊĐê Dam San thời thơ ấu (1998), Trường ca Bâhnar Nàng Bia Lúi (2000), Truyền thuyết Mnông Núi Nâm Nung (2001), Thành ngữ dân gian Mnông (2010), Luật tục K’Ho (2011)

Linh Nga Niê Kdam là một trong số ít nhà văn DTTS ở Tây Nguyên trưởng thành sau những năm đổi mới Tuy không sinh ra và lớn lên ở Tây Nguyên nhưng trái tim chị vẫn luôn hướng về quê hương đồng tộc Chị có một tình

Trang 25

cảm sâu nặng với cuộc sống, con người, bản sắc văn hóa Tây Nguyên bởi ngay thời thơ ấu chị đã được bồi đắp, giáo dục ý thức dân tộc từ người cha kính yêu của chị Vì thế, khi trưởng thành chị tự nguyện quay về quê hương, học tập, nghiên cứu, tìm hiểu, sưu tầm văn hóa văn nghệ dân gian, sống, sáng tác và cống hiến hết mình cho nghệ thuật dân tộc Tuy đến với văn chương muộn song với sức viết dồi dào, chị nhanh chóng đạt được những thành tựu trong sự nghiệp sáng tác văn học Thông qua những tác phẩm truyện - ký giàu tính chân thực, phong phú nội dung và hấp dẫn về nghệ thuật, Linh Nga Niê Kdam đã tự khẳng định được tài năng của mình Điểm thành công nhất trong văn xuôi của chị là chị đã kế thừa truyền thống một cách đầy sáng tạo Văn chương vừa thể hiện được tư duy hiện đại lại vừa phảng phất hơi thở sử thi huyền thoại, vừa chặt chẽ giàu triết lý Bằng những sáng tạo rất riêng ấy, Linh Nga Niê Kdam đã góp thêm một tiếng nói tâm hồn người vùng cao Tây Nguyên cho văn học DTTS Bằng tình yêu của mình với mảnh đất Tây Nguyên, H’Linh Niê đã cho độc giả cái nhìn khá toàn diện về cuộc sống của dân làng trong các buôn bản Tây Nguyên, đồng cảm được với những khó khăn, ủng hộ cuộc đấu tranh của đồng bào nơi đây để thoát khỏi đời sống cũ lạc hậu và hướng tới đời sống mới, đang đổi thay từng ngày Đến nay chị đã

có nhiều truyện ngắn và bút ký được công bố Những tác phẩm của chị vừa có

sự kế thừa tinh hoa văn hóa dân tộc lại có nhiều sáng tạo độc đáo hấp dẫn, trong đó có một số tác phẩm được đánh giá cao Chị trở thành một trong những trí thức tiêu biểu của Tây Nguyên góp phần quan trọng vào sự nghiệp văn chương, văn nghệ thời kỳ đổi mới của cộng đồng các dân tộc vùng cao nguyên rộng lớn này

Truyện ngắn của hai nữ tác giả Kim Nhất và H’Linh Niê thể hiện khá

rõ bản sắc văn hóa các tộc người Tây Nguyên, có một dấu ấn riêng, mang đặc trưng văn học vùng cao nguyên, không dễ lẫn với những tác giả miền xuôi khác Kim Nhất chọn nhân vật của mình là những người lao động lam lũ ở

Trang 26

buôn làng hay phố thị cao nguyên, với những buồn vui, sướng khổ, lớn lao hay nhỏ nhoi của cuộc sống dân giã đời thường Nhân vật trong truyện của H’Linh Niê đa phần lại là những trí thức dân tộc, và là người dân đang sống tại buôn làng nhưng dường tất cả như đều đang vật vã với việc thoát khỏi đời sống quen thuộc cũ, để bắt buộc hòa nhập với cuộc sống mới, đang đổi thay mạnh mẽ ở quê hương các nhà văn Tây Nguyên này

Kể từ khi tạp chí Cư Yang Sin của Hội Văn học nghệ thuật Đăk Lắk ra số đầu tiên năm (1986) đã trở thành động lực lớn lao để các nhà văn tham gia mạnh

mẽ trên diễn đàn văn chương Đây là thành quả đáng trân trọng bởi sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng ý thức bồi dưỡng, thắp lửa cho các thế hệ kế tiếp của các nhà văn đi trước đã có tác động to lớn thúc đẩy sự xuất hiện và trưởng thành của các cây bút trẻ ở Tây Nguyên, tiêu biểu như: Niê Thanh Mai, Hoàng Thanh Hương, Đinh Su Giang, Ksor Bi Tó, H’Phi La Niê, Pla Yang,…

Về thế hệ 7X - có cây bút trẻ Hoàng Thanh Hương, sinh năm 1978, dân tộc Mường Là một người con của dân tộc miền núi phía Bắc nhưng lớn lên

và gắn bó khá sâu sắc với mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng và gió, nên những trang thơ của chị đầy ắp tình, cảnh của con người Tây Nguyên (hơn là với quê

gốc) “Tây Nguyên là vùng đất rộng lớn, màu mỡ, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống Những năm 90 của thế kỉ XX, vùng đất Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng còn hoang sơ lắm Những người dân đất Bắc, cùng với người dân bản địa đã khai phá vùng đất mới, đánh thức tiềm năng sẵn có, hình thành các buôn, làng, phố phường sầm uất như hôm nay Mình

đã ăn cơm Tây Nguyên, thấm mưa Tây Nguyên, uống nước Tây Nguyên Vì vậy, nhiều sáng tác của mình cũng thấm đượm màu văn hóa Tây Nguyên”

Nhà thơ Hoàng Thanh Hương đã làm một cuộc thể nghiệm với bản thân bởi

một chuyến đi ngang từ thơ sang văn xuôi với tập truyện “Những đứa con của buôn Nú” (2008) Với tâm hồn nhạy cảm vốn có của người sáng tác thơ,

mỗi truyện ngắn của chị như những bài thơ trữ tình đau đáu nỗi niềm về

Trang 27

những giá trị văn hóa, tinh thần trong cuộc sống, đó là cái nhìn về bản sắc dân tộc, sự đồng cảm sẻ chia với khó khăn của đồng bào dân tộc vùng núi cao hùng vĩ, hung dữ và nên thơ này

Từ năm 2000 đến nay, có thể coi là giai đoạn “nở rộ” của vườn hoa văn học dân tộc thiểu số Tây Nguyên Ngoài những tác giả đã định hình, tiếp tục

bổ sung hành trang sáng tạo của mình bằng nhiều tập sách in riêng: Y Điêng với hai tập bút ký, truyện ngắn, ba tập tiểu thuyết và tuyển Thơ; Kim Nhất đã xuất bản tới mười tập truyện ngắn, bao gồm cả truyện viết cho thiếu nhi và hai tiểu thuyết; H’Linh Niê, ngoài ba tập truyện ngắn in riêng còn có thêm ba tập bút ký văn học; Nga Ri Vê có năm tập thơ đã xuất bản và một tập truyện ký; Niê Thanh Mai in ba tập truyện ngắn; Hoàng Thanh Hương in hai tập thơ

và một tập truyện ngắn,…

Đáng kể nữa là gương mặt trẻ Đinh Su Giang - Giáo viên người dân tộc

Ka Dong, sinh năm 1978, hiện đang là Phó Hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú (DTNT) Kon Plong, đây là một xã vùng cao bậc nhất của Kon Tum Chính cảnh sắc thiên nhiên và con người thật thà, chân chất, phóng khoáng nơi đây cùng với mong muốn tìm tòi, khám phá và viết về điều gì đó

ở đây nên Đinh Su Giang đã bắt tay vào viết Những tác phẩm đã được in,

đăng như: Sói hoang, Hãy tha thứ cho anh, Người giữ rừng, Trong cơn bão,… Đinh Su Giang là một nhà giáo tham gia sáng tác; Đây là một tín hiệu

rất đáng mừng cho đội ngũ sáng tác, văn học Tây Nguyên thời kỳ hội nhập

Còn Y Việt Sa – một phóng viên trẻ dân tộc Bâhnar và được xem là những cây bút triển vọng trong tương lai Y Việt Sa sinh năm 1989, sinh ra và lớn lên tại Đăk Hà, tỉnh Kon Tum, tốt nghiệp đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, hiện đang là một phóng viên, hội viên hội VHNT tỉnh Kon Tum Một số tác phẩm đã được đăng trên tạp chí Văn nghệ Kon Tum như: Về mảng

truyện ngắn: Phượng, Phượng đỏ và mưa, Bâng khuâng niềm nhớ Tản văn: Xuân về, Góc nhớ bình yên, Chiếc điện thoại gỗ, Mini - Người bạn

Trang 28

trong trái tim tôi,… Và một số bài thơ như: Sóng đôi, Dốc đời ngược gió, Ngày vẫn chờ phía trước, Vết thương phố, Biển yêu, Nhịp yêu, Dặn em vào đại học,… Y Việt Sa với những sáng tác đầu tay của mình khiến cho chúng ta

có quyền hy vọng vào sự có mặt của những cây bút trẻ cho văn học Tây Nguyên thế kỷ XXI

Còn cây viết “không chuyên” K’Sor Bi To, sinh năm 1981, người dân tộc Jrai Học xong phổ thông, K’Sor Bi To ở nhà tham gia lao động sản xuất, hòa mình vào với cuộc sống làng quê và viết theo sự đam mê, niềm yêu thích của chính mình Những tác phẩm đã được in của K’Sor Bi To như:

Chuyện ở đầu nguồn Ia Nhin (in trên Văn nghệ Gia Lai), Cô bé đội mũ đỏ (in trên Báo Quân đội Nhân dân), Huyền thoại Ia Na Grai (in trên Văn nghệ Quân đội), Mối tình huyền thoại (in trên văn nghệ Gia Lai),… K’Sor Bi To

được sinh ra trong một gia đình ở làng Jrai truyền thống nên tình yêu dành cho quê hương, cho văn hóa dân tộc truyền thống đã rất tự nhiên thấm đẫm

tâm hồn chị: “Từ nhỏ tôi đã sống trong thấm đượm âm thanh, màu sắc, cảnh vật, sinh hoạt lễ hội cũng như ngày thường của người Jrai đồng điệu với thiên nhiên đã thấm dần trong tôi bao ý tưởng về đất và người của quê hương mình của đồng bào mình, cứ thúc giục tôi phải làm sao bày tỏ ra bằng câu chữ Tôi chỉ tự mình viết Viết cho mình Viết cho làng quê mình Viết cho sự say mê yêu thích của mình”

Cô gái Êđê H’Phi La Niê (sinh năm 1987) người dân tộc ÊĐê, được sinh ra và lớn lên ở Buôn Đê - Ea Hồ - Krông năng - Đắk Lắk H’Phi La Niê

là cây bút được nuôi dưỡng và trưởng thành từ lớp bồi dưỡng sáng tác văn học cho học sinh dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk, là thế hệ học trò của nhà văn

Niê Thanh Mai “Từ một cô gái Ê Đê rụt rè, luôn tìm cách lấy tay che đi những gì mình viết ra, tôi đã có thêm tự tin để có thể đưa cho những người đi trước đọc và góp ý cho những bản thảo của mình” Năm 2007, H’Phi La Niê

được Linh Nga Niê KDam giới thiệu cử tuyển vào lớp viết văn Quân đội và

Trang 29

đã tốt nghiệp lớp đại học viết văn của Hội Nhà văn và trường Đại học Văn hóa Quân đội Hà Nội mở, trở thành những nhà văn chuyên nghiệp người thiểu

số đầu tiên của Tây Nguyên, đang rất sung sức và đam mê sáng tác Những

truyện ngắn của H’Phi La Niê đã được đăng như: Trẻ trong buôn, Cô bé hái măng, Bạn thân, Chị em, Phía sau cánh cửa, Những đứa con của Ae Juôn,

H Lem đã về, Những con ma gỗ Tản văn Con của Amí và một số truyện mini trong các tập sách thiếu nhi như: Lu N’Gơr (2004), Hạ xanh 10 (2005),

Bố cũng nhớ bà mà (2005), Gùi nặng trên lưng (2006)… H’Phi La Niê

được một số giải thưởng đáng mừng như Bằng khen của Tỉnh Đoàn Đắk Lắk

cho tác phẩm xuất sắc Hạ Xanh (10 - 2004) và giải Khuyến khích Cuộc vận động sáng tác văn học tỉnh Đắk Lắk: truyện ngắn Bạn thân - (2004) Đây là

cây viết trẻ có nhiều triển vọng và được đào tạo chuyên môn nên có thể hy vọng vào những đóng góp lớn lao hơn cho văn xuôi Tây Nguyên thời đại mới

Tác giả H’Wê Ra sinh năm 1988, người con của dân tộc ÊĐê, đã tốt nghiệp Khoa Sáng tác Văn học của trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội H’Wê Ra và H’Phi La Niê đều là những thế hệ học trò của nhà văn Niê Thanh Mai, dưới sự dìu dắt của cô giáo nên từ những năm còn là học sinh lớp

10 H’Wê Ra đã được tham gia lớp bồi dưỡng sáng tác văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số Đắk Lắk H’Wê Ra viết văn với lòng đam mê, kiên trì và là thành quả của những trải nghiệm thực tế Những tác phẩm văn xuôi của H’Wê Ra

được in và in chung trên báo, tạp chí như: Áo dài (Tạp chí Chư Yang Sin), Bến

bờ yêu thương (Tạp chí văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam), Cà đắng giã (in chung trong tập “Lu N’Gơr”), Sự tích cây bắp nếp (in chung trong tập “Lu N’Gơr”), Sự tích bóng đêm (in chung trong tập “Gùi nặng trên lưng”),…

Cây viết trẻ H’Lứt Mlô, sinh năm 1987 ở Đắk Lắk, người dân tộc Ê Đê H’Lứt Mlô cũng là một trong những hạt giống được nhà văn Niê Thanh Mai chọn lựa để mang đi ươm mầm từ ngôi trường Phổ thông dân tộc Nội trú N’Trang Lơng Tuy có một số tác phẩm in chung nhưng H’Lứt Mlô cũng mới

Trang 30

chỉ viết như một sở thích riêng chứ chưa thực sự chú trọng, “cháy” hết mình

cho đường văn Tác giả đã chia sẻ “Viết văn với tôi chỉ như là một đam mê, sở thích riêng và đôi khi cũng có những ý tưởng thoáng qua làm một tác phẩm nào đó, nhưng rất ít khi tôi chịu cầm bút hay đánh máy ghi lại mà chỉ cứ để vẩn vơ trong đầu Có lẽ đây cũng chính là nguyên nhân với từng đó thời gian sau ba trại viết, tôi không có tác phẩm nào” H’Lứt Mlô đã chia sẻ rất chân

thành, không giấu diếm hay hoa mĩ đã chúng ta thấy được một thực tế rằng các cây bút trẻ mới chỉ yêu văn và viết văn như “biện pháp làm mới tinh thần” chứ thực sự chưa có những bước đi mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn trong nghiệp cầm bút H’Lứt Mlô có một số tác phẩm đã in trên các tuyển tập Lu N’Gơr,

Gùi nặng trên lưng (Hội VHNT Đắk Lắk) như: Đám ma của người Ê Đê, Nàng H’Mrai, Câu chuyện về nàng Bia Hru, Con của núi rừng, Ngọc Lan Hương,… H’Lứt Mlô đã đạt giải C trong trại sáng tác thơ văn thiếu nhi năm

2005 (Hội VHNT Đắk Lắk)

Hoàng Nhật Rlayang sinh năm 1987, người dân tộc M’nông là thế hệ học trò của nhà văn Niê Thanh Mai, hiện nay là một nữ bác sỹ đa khoa và cũng đã có những bông hoa tươi thắm góp ít nhiều hương sắc làm đẹp cho nền văn học nghệ thuật nơi đây tuy nhiên vì công việc hiện tại rất bận rộn nên

có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình sáng tác của cây bút trẻ đầy tâm

huyết này Hoàng Nhật Rlayang luôn tâm niệm rằng “Nếu đã yêu văn thì nên viết, hãy viết thật nhiều, đừng bao giờ ngại mình viết dở, thành công nào chẳng phải trải qua thất bại, ngôi nhà nào mà chẳng bắt đầu từ những viên gạch đầu tiên, cho dù sáng tác không được gửi đi, nhưng sẽ là những viên gạch chắc chắn cho việc viết văn của bạn” Một số các tác phẩm đã được in

của Hoàng Nhật Rlayang như: Lu N’Gơr, Chuyện nhỏ ở bon N’Drung (song ngữ), Bí mật của núi, Ơn thầy, Con đường mòn, Giường chung, Thủy điện Yaly, Sự tích thác Leng Rlu, Ba điều ước,…

Trang 31

Thế hệ 9X cũng xuất hiện một vài những cây bút như H’Siêu Buôn Yă

đã từng là cô viên khoa Sư phạm, Đại học Tây Nguyên ngày nào Nay là một

cô giáo, “chọn nghề giáo làm phương tiện sống để nuôi giấc mơ - giấc mơ về một nghề văn” H’Siêu Buôn Yă đã được tham gia nhiều “mùa” trại viết dành

cho thanh thiếu niên dân tộc của Hội VHNT Đắk Lắk và được các thế hệ đi trước dìu dắt, truyền cho ngọn lửa tình yêu với văn học H’Siêu Buôn Yă là cây viết trẻ tâm huyết, có trách nhiệm với những trang viết của mình và thực

sự ý thức rất cao trong với nghiệp cầm bút Tuy nhiên, có lẽ H’Siêu Buôn Yă phải tập trung nhiều cho việc học và việc dạy nên những khao khát cống hiến, khao khát cháy hết mình cho giấc mơ nghề văn vẫn còn chờ đợi phía tương lai; Là cây viết trẻ thế hệ 9X nhưng cũng đã có một số vốn cho mình là các tác phẩm đã được in và ít nhiều tạo được ấn tượng trong lòng bạn đọc Tây

Nguyên như: truyện ngắn Về với Yang, Rừng khóc, Tôi không còn cô đơn, Nỗi buồn H’Ktul, Chiếc M’Til của bà và Tiếng chày giã gạo của mẹ (Thơ -

Song ngữ)

Cùng được bồi dưỡng và nuôi nấng từ vườn ươm Nội trú N’Trang Lơng còn có cây viết trẻ 9X H’Xíu H’Môk, người dân tộc ÊĐê Từng là sinh viên Khoa Báo chí & Tuyên truyền, trường Đại học KH&XHNV - Đại học Quốc gia - TP Hồ Chí Minh H’Xíu H’Môk được đặc cách trở thành hội viên Hội VHNT Đắk Lắk năm 2011, đây có thể coi là một dấu mốc quan trọng trong bước đường phát triển và là động lực vô cùng lớn để cây viết nỗ lực hơn

nữa H’Xíu H’Môk nghĩ “mình chỉ là một chú sâu nhỏ trên một cành cây cổ thụ, mà mỗi chiếc lá là cả một mảng văn, một góc nhìn và cảm nhận khác nhau Do đó, vẫn còn nhiều chiếc lá mình chưa nhìn thấy và đặt chân đến, trong một khuôn khổ nhỏ hẹp của chú sâu đang tìm kiếm” “Chú sâu nhỏ” ấy

đã rất nỗ lực và thành quả nho nhỏ như những trái chín đầu mùa là một số

truyện ngắn đăng trên tạp chí Chư Yang Sin: Con đã về, Đông về ấm áp, Đi qua nỗi đau, Dã quỳ vẫn đợi; Tản văn “Mùa mưa lại về” đăng trên Bản tin

Trang 32

Đại học Quốc gia, và được nhận Giải thưởng “Cá nhân xuất sắc - Trại viết dân tộc hè 2008”

Thế hệ tác giả Tây Nguyên đi trước đã có những động viên, khuyến khích với những cây viết lớp trẻ người dân tộc sáng tác bằng hai thứ tiếng, ngay từ buổi ban đầu đã hình thành tư duy sáng tác gắn với ngôn ngữ của dân tộc mình Đội ngũ những người viết văn dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên ngày càng được bổ sung thậm chí cả được đào tạo bài bản Đây là những tín hiệu đáng mừng từ hiệu quả sự quan tâm của các Hội Văn học Nghệ thuật Trung ương và địa phương, của các cây bút tiên phong Bên cạnh đó, chính những cây viết trẻ đã rất ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng tộc người mà nuôi dưỡng niềm đam mê cho mình và cho các thế hệ nối tiếp để văn học đương đại Tây Nguyên ngày càng khởi sắc, có được tiếng nói, chỗ đứng của chính mình trên văn đàn cả nước

Có thể nói rằng, từ những năm 90 trở lại đây, đặc biệt là từ năm 1994, những trại sáng tác hè hàng năm được tổ chức ở Tây Nguyên nhằm tạo sức lan tỏa và dìu dắt sự phát triển của đội ngũ sáng tác trẻ đã ươm mầm và phát triển được một đội ngũ các nhà văn trẻ vùng cao nguyên Từ phong trào ấy có nhiều cây bút đã trưởng thành, đặc biệt cây viết trẻ Niê Thanh Mai, dân tộc Êđê đã trở thành một cây bút văn xuôi chắc tay, có bản lĩnh, có giọng điệu riêng Được sinh ra và lớn lên nơi phố thị cao nguyên, với thuận lợi là một giáo viên dạy văn tại trường Trung học Phổ thông (THPT) DTNT nên chị đã hiểu và nắm bắt được tâm tư, tình cảm và sự thay đổi trong lối sống, cách nghĩ của lớp thanh niên dân tộc đương đại nên đã phản ánh một cách sinh động trong các truyện ngắn của mình Niê Thanh Mai đã xuất bản được ba tập

truyện ngắn: Suối của rừng (2005), Về bên kia núi (2007), Ngày mai sáng

rỡ (2010) Truyện ngắn Niê Thanh Mai phản ánh tâm trạng của lớp trẻ Tây

Nguyên trước sự tác động của văn minh đô thị, trong đó xu hướng từ bỏ buôn làng nghèo khó, thân thuộc đi về phía phồn hoa đô thị với bao nỗi băn khoăn,

Trang 33

day dứt, chạnh buồn Nhưng phố phường, đô thị không phải miền đất hứa - Nơi đó luôn tiềm ẩn những bất an đối với cuộc sống và nhân cách con người -

Đó là thông điệp trong các truyện ngắn của nữ nhà văn trẻ Truyện ngắn của chị còn là bức tranh văn hóa tộc người, là niềm tự hào, tình yêu mãnh liệt với mảnh đất Tây Nguyên yêu dấu Những sáng tác của chị đã tạo lên một không khí mới, màu sắc mới, hơi thở mới trong đời sống văn học dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên vào những năm đầu thế kỷ XXI

Tóm lại, kể từ những năm sau Đổi Mới đến nay, với hệ đề tài quen thuộc, với lối viết truyền thống, văn xuôi Tây Nguyên vẫn tiếp tục dòng chảy của mình thông qua các tác giả cao tuổi như: Y Điêng, Kim Nhất Và tiếp nối quá trình Đổi mới ấy - với một hệ đề tài mới, cách viết mới là Linh Nga NiêK Dam, rồi đến thế hệ các nhà văn trẻ 8X, 9X - với lối tư duy mới, lối viết hiện đại, thậm chí mang màu sắc hậu hiện đại nhưng vẫn mang đậm bản sắc Tây Nguyên như Niê Thanh Mai, Đinh Su Giang, Pla Yang,

Văn học Tây Nguyên nói chung và văn xuôi Tây Nguyên nói riêng sau năm 1986 đã có sự phát triển khá mau lẹ sau, trưởng thành hơn cả về lực lượng sáng tác và chất lượng, số lượng sáng tác Đội ngũ các nhà văn DTTS Tây Nguyên nhiệt huyết, đam mê, sung sức và đầy trách nhiệm với tiếng nói văn chương của dân tộc mình Văn xuôi Tây Nguyên đã bắt đầu có dấu ấn riêng và mang đặc trưng riêng của văn học dân tộc thiểu số vùng cao nguyên,

có khả năng thu hút độc giả bởi “chất” vừa Lạ vừa Quen Lạ là vì nó chứa

đựng bản sắc văn hóa riêng của từng tộc người ở Tây Nguyên với những nếp nghĩ, nếp sống, phong tục tập quán và tình yêu rất riêng, rất mãnh liệt cùng

những băn khoăn, day dứt trăn trở riêng của họ Lạ còn bởi những trang viết

về sự đón nhận cuộc sống trong thời đại mới của đồng bào Tây Nguyên vừa

rụt rè, vừa hồ hởi Quen là bởi nó mang hơi hướng của văn học cổ, của những

sử thi, những trường ca,…thể hiện bản lĩnh, khí phách, tâm hồn phóng khoáng của con người nơi mảnh đất cao nguyên tươi đẹp này Có thể khẳng

Trang 34

định rằng, văn xuôi Tây Nguyên nói riêng, văn học DTTS Tây Nguyên nói chung đã góp một mảng mầu đa sắc vào bức tranh chung của nền văn học DTTS Việt Nam hiện đại, tạo nên một mảng văn học đậm sắc màu Tây Nguyên trong đời sống văn học DTTS Việt Nam thời kỳ hiện đại và hội nhập

1.2 Niê Thanh Mai - Nhà văn tiêu biểu của Tây Nguyên thế hệ đầu thế

Niê Thanh Mai đã có thời gian dài công tác tại trường THPT dân tộc Nội trú N’Trang Lơng, nơi đã ươm mầm được rất nhiều những cây viết trẻ thế

hệ 8X, 9X Cô giáo - nhà văn Niê Thanh Mai đã không quản vất vả, công sức

và biết bao tâm huyết để xây dựng một đội ngũ cây viết trẻ với mong muốn kế cận và phát triển, phát huy được thế mạnh của một vùng văn hóa rộng lớn, lâu đời Đội ngũ sáng tác trẻ có trình độ, được đào tạo và đặc biệt là được sinh ra, lớn lên trong tình yêu mãnh liệt dành cho Tây Nguyên nên rất có thể trong thời đại mới nền văn học Tây Nguyên lại có những thành tựu mới, những trang lịch sử văn chương mới rực rỡ

Trang 35

Niê Thanh Mai là thế hệ nhà văn Tây Nguyên đầu thế kỷ XXI, chị đã

có những bước đi rất vững chãi và ghi được dấu ấn trong đời sống văn học ở Tây Nguyên Mới chỉ trong hơn 10 năm sáng tác, chị đã có những thành công ban đầu đáng khích lệ với nhiều truyện ngắn in trong 3 tập truyện Điều đặc

biệt là chị đã vinh dự được nhận những Giải thưởng như: Giải thưởng của

Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 2006 với truyện ngắn Giữa cơn mưa trắng xóa và Áo mưa trong suốt; Giải tác giả trẻ của Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam năm 2009 với tập truyện Suối của rừng…

Những truyện ngắn của chị thấm đẫm chất Tây Nguyên từ đề tài, thế giới nhân vật đến hiện thực cuộc sống cùng các vấn đề về văn hóa, xã hội…của vùng đất đỏ Bazan nhưng lại mang mầu sắc rất hiện đại Niê Thanh Mai - nhà văn nữ dân tộc Êđê xứng đáng là một đại diện tiêu biểu của thế hệ các nhà văn trẻ Tây Nguyên đầu thế kỷ XXI

Trong các tác phẩm văn xuôi của Niê Thanh Mai, hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống, con người Tây Nguyên với những lối sống, lối nghĩ, những phong tục, tập quán, những sinh hoạt cộng đồng của từng cá nhân trong các gia đình, các buôn làng cùng sự thay da đổi thịt và có không ít những cơn đau đớn để “lột xác”, hội nhập với cuộc sống trong thời đại mới

đã được chị phản ánh một cách chân thực, sinh động vào trang viết của mình Điều khiến chúng ta rất dễ nhận thấy là tình yêu tha thiết của Niê Thanh Mai giành cho quê hương, cho dân tộc của mình Chị viết những trang viết về con người, văn hóa nơi đây với những nét riêng biệt, nét bản sắc chỉ có trên mảnh đất Tây Nguyên rộng lớn này Điểm thành công nhất trong truyện ngắn của chị là chị luôn ý thức kế thừa những giá trị của văn học dân gian truyền thống, kế thừa những tinh hoa văn hóa dân tộc mình một cách đầy sáng tạo Chị luôn nỗ lực hết mình tự học, tự bồi dưỡng tri thức để nâng cao trình độ và tiếp cận nhiều phương pháp sáng tác hiện đại để đổi mới trong sáng tác, nên bước đầu những truyện ngắn của chị đã thu hút được

Trang 36

sự chú ý và đánh giá khá cao của bạn đọc, nhất là những bạn đọc trẻ Những sáng tạo nghệ thuật của chị vừa thể hiện được đời sống hiện đại trên nền văn hóa truyền thống Tây Nguyên, vừa giàu tính triết lý nhưng không kém phần mạnh mẽ, quyết liệt của bản chất người Êđê, vừa để thỏa những đam mê, khát vọng sáng tạo, đổi mới văn chương Niê Thanh Mai muốn mang đến cho độc giả cái hồn văn chương thời đại mới tươi tắn, hồn nhiên với cách nhìn đa diện, đa chiều về các vấn đề cá nhân, xã hội ở mảnh đất cao nguyên đầy nắng, gió và màu xanh của đại ngàn này

Tây Nguyên hiện lên trong những tác phẩm của Niê Thanh Mai là thiên nhiên hùng vĩ, rộng lớn mang trong mình cả những nỗi niềm như một thực thể sống có tâm tư tình cảm, gắn bó hòa hợp với con người; thấu hiểu, sẻ chia và chở che cho con người nơi đây Là một người con của dân tộc ÊĐê nên chị đã dành rất nhiều những trang viết của mình để viết riêng về dân tộc của mình:

Từ cội nguồn văn hóa của sử thi đến những băn khoăn trăn trở, những đối diện với thực tiễn cuộc sống đang hàng ngày đổi thay, thậm chí còn cả những suy thoái, tha hóa của con người khi không giữ nổi mình trước những biến động của đời sống kinh tế Niê Thanh Mai viết cho quê hương, viết cho dân tộc và nói lên tiếng nói thiết tha yêu mến nền văn hóa dân tộc, mong muốn giữ gìn bản sắc dân tộc mình nhưng cũng tha thiết mong muốn mang đến cho độc giả khắp mọi miền thấy một Tây Nguyên đang vươn lên mạnh mẽ, đang từng ngày đổi thay để hội nhập

Viết về văn hóa dân tộc ÊĐê như một niềm tự hào dân tộc mãnh liệt, những hình ảnh: “nhà dài”, “bếp lửa”, những biểu tượng đẹp của văn hóa ÊĐê

xuất hiện trong truyện ngắn của Niê Thanh Mai lặp đi lặp lại “Nhà sàn bếp vẫn đỏ lửa Nhà ám mồ hóng, cột cái đen, cột con cũng đen Nhà sàn già hơn tuổi cha Bếp cũng đỏ lửa trước lúc cha sinh ra” [33, tr.59]; “Bếp lửa nhà người ÊĐê đâu có bao giờ được tắt, khi không nấu nướng thì than vẫn cứ cháy âm ỉ Vì vậy vào nhà lúc nào cũng ấm, muốn ăn khoai nướng hay bắp

Trang 37

nướng thì cứ vùi vào đấy, nghe mùi thơm lấy ra thì ăn được ngay” [33, tr.94]

Vẻ đẹp người con của dân tộc ÊĐê cũng rất đặc trưng qua hình ảnh người con

trai ÊĐê với vẻ đẹp khỏe khoắn “K Lành vạm vỡ, bắp tay chắc khỏe, mái tóc xoăn buông rủ xuống vầng trán thông minh rắn rỏi” [32, tr.61]; Hay như đoạn

tả về Y Thi “Ngực nở vồng Bắp tay nổi dây thừng Bắp đùi cuộn dây chão

Da anh rể mịn màu đồng đen…” [33, tr.53] Người con gái ÊĐê đẹp vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên từ cái “dáng tròn mây mẩy hồn nhiên như lá”, “Con gái ÊĐê khòm lưng và chân to”, “Nước da nâu mịn khỏe khoắn”,… Hình ảnh con

người ÊĐê với vẻ đẹp khỏe khoắn, tự nhiên, phóng khoáng, chân chất như đang làm chủ, chế ngự và lan tỏa niềm kiêu hãnh đến cả thiên nhiên đất trời

Niê Thanh Mai dành nhiều những trang viết về văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc mình, không bằng giọng kể trần thuật mà để cho các nhân vật tự làm những công việc hàng ngày, nói bằng cách nói của dân tộc mình và thực hiện các nghi thức văn hóa, phong tục tập quán một cách tự nhiên, sống động khiến người đọc như đang được trải nghiệm, đang được sống trong không gian văn hóa của đồng bào ÊĐê Thế mạnh của Niê Thanh Mai là hiểu

về văn hóa của vùng đất, hiểu và yêu con người nơi đây và nhờ đó mà những sáng tác của chị viết về Tây Nguyên được độc giả đón nhận và góp phần cho độc giả hiểu đúng được phong tục tập quán, lối sống, lối nghĩ và thấy rõ được

cả những đổi thay của Tây Nguyên mỗi ngày Từ những sáng tạo rất riêng của mình, Niê Thanh Mai là nhà văn nữ DTTS trẻ và tiêu biểu ở Tây Nguyên; Xứng đáng là người tiếp nối, giữ lửa và truyền lửa cho đội ngũ sáng tác trẻ, làm giàu có phong phú thêm cho văn học DTTS Tây Nguyên nói riêng và văn học DTTS Việt Nam nói chung Với những đóng góp cho văn xuôi Tây Nguyên sau đổi mới, Niê Thanh Mai xứng đáng là nữ nhà văn tiêu biểu, đại diện cho thế hệ trẻ thời kỳ hội nhập

Trang 38

Tiểu kết chương 1

Tìm hiểu và nghiên cứu quá trình phát triển của văn xuôi Tây Nguyên sau đổi mới, chúng tôi thấy rằng: mặc dù tốc độ phát triển của văn xuôi Tây Nguyên còn chậm và muộn so với văn xuôi các dân tộc miền núi phía Bắc, song đội ngũ sáng tác ở nơi đây ngày càng đông đảo và có xu hướng trẻ hóa Đội ngũ sáng tác trẻ ấy được nuôi dưỡng tâm hồn, được đào tạo bài bản chuyên môn,…đặc biệt là có ý thức sâu sắc viết về dân tộc mình; Số lượng, chất lượng các sáng tác được đăng, in tăng lên nhanh chóng Nội dung sáng tác thì phong phú về chủ đề, đề tài; Nghệ thuật dần đi theo xu hướng hiện đại

và có cả mầu sắc hậu hiện đại Văn xuôi Tây Nguyên đã dần khẳng định được bản sắc, vị trí, dòng chảy riêng của mình và hòa vào sự phát triển chung của nền văn học dân tộc Trong số các nhà văn Tây Nguyên thời kỳ sau năm

1986, đặc biệt là giai đoạn đầu thế kỷ XXI đến nay Niê Thanh Mai nổi bật lên như một gương mặt tiêu biểu Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, tình yêu thiết tha

và niềm tự hào mãnh liệt với dân tộc mình, Niê Thanh Mai đã thành công trong việc sáng tạo lên những tác phẩm văn học có giá trị, phản ánh được sâu sắc cuộc sống, văn hóa và con người Tây Nguyên thời kỳ Đổi mới Qua đó góp phần phát triển cho bộ phận văn học DTTS Tây Nguyên nói riêng và làm giàu có hơn cho nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung

Trang 39

Chương 2:

TRUYỆN NGẮN NIÊ THANH MAI - KHÁT VỌNG VÀ

TRĂN TRỞ CỦA NHỮNG NGƯỜI CON TÂY NGUYÊN

THỜI HIỆN ĐẠI VÀ HỘI NHẬP

2.1 Hình tượng “Người Êđê xuống phố” với khát vọng đổi mới

2.1.1 Tây Nguyên với quá trình đô thị hóa

Đô thị hóa được hiểu là sự mở rộng của đô thị tính theo tỷ lệ phần trăm giữa dân số đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực Quá trình đô thị hóa được xem xét qua các khía cạnh: sự thay đổi về cơ cấu dân số giữa thành thị và nông thôn, thay đổi cơ cấu nghề nghiệp… dẫn đến sự biến đổi mạnh mẽ về không gian sinh hoạt, tín ngưỡng văn hóa truyền thống, dân cư và dân tộc, biến đổi cơ cấu nghề nghiệp, môi trường, sự phân hóa giàu nghèo…

Quá trình đô thị hóa ở Tây Nguyên một phần do công nghiệp hóa và hiện đại hóa, một phần là do việc điều chỉnh lại địa giới hành chính ở mảnh đất cao nguyên này Trong quá khứ, quá trình đô thị hóa ở đây không đồng loạt và nhanh chóng như ở những vùng miền khác, nhưng quá trình đô thị hóa ở đây

đã tác động mạnh mẽ đến đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc tại chỗ, ảnh hưởng mạnh mẽ đến bản sắc văn hóa vốn có lâu đời của mảnh đất cao nguyên Những thành tựu của khoa học, kinh tế và văn minh đô thị đã mang đến những sắc màu, âm hưởng đa chiều cho cuộc sống đồng bào nơi đây

Thế hệ trẻ Tây Nguyên là những người hăng hái, hồ hởi, tiên phong trong việc tiếp nhận và ứng dụng những khác biệt của quá trình đô thị hóa vào đời sống dân tộc mình Trong những sáng tác của Niê Thanh Mai đã cho chúng ta thấy rõ sự hồ hởi, thậm chí có lúc còn quyết liệt đổi thay để bắt nhịp cùng quá trình phát triển chung của xã hội Đây có thể nói là một trong những nét mới lạ, đặc sắc trong văn xuôi hiện đại Tây Nguyên nói riêng và văn xuôi

Trang 40

dân tộc thiểu số nói chung Tác giả Niê Thanh Mai là đại diện cho thế hệ trẻ Tây Nguyên có tri thức, mạnh mẽ quyết liệt đổi thay để hòa nhập và có ý thức trân trọng, bảo tồn nền văn hóa đặc sắc của dân tộc mình Tuy nhiên, bên cạnh quá trình hội nhập đầy hào hứng và thành công thì cũng gặp không ít những vấn đề còn băn khoăn, trăn trở Đó là sự phai nhạt, mai một dần dần những nét văn hóa bản địa Tây Nguyên Rừng bị tàn phá, người dân tộc phải

bỏ rừng, trong khi rừng vốn được coi là nguồn cội của đời sống tâm linh, là phần sâu xa của con người và cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên Bởi lẽ mất rừng thì cộng đồng nơi đây sẽ mất đi nền tảng bền vững và thiêng liêng gắn liền với họ Đó là nơi nuôi dưỡng con người, nơi các thế hệ đồng bào Tây Nguyên gửi gắm tâm hồn, chung sống hài hòa từ bao đời nay

Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa còn tạo nên sự thay đổi về quy mô của làng bản Tây Nguyên Làng bản không còn như xưa, nhất là những khu định cư mới cho các công trình thủy điện, các khu đô thị mới được đầu tư phát triển mạnh Không còn những buôn làng trong một không gian truyền thống, những nhà rông, nhà dài, nhà sàn đã mất đi Thực trạng này thực sự rất đáng báo động Đời sống nhân dân các dân tộc bản địa Tây Nguyên hiện đang còn gặp nhiều khó khăn nên đồng bào chưa có điều kiện quan tâm đến việc giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống Thậm chí, ở một số địa phương, người dân bản địa còn bán cả cồng chiêng, ché, nhà cổ - những tài sản phi vật thể đang dần trở thành món hàng trao đổi kinh doanh, trao đổi vật chất, mất dần những ý nghĩa thiêng liêng của đời sống tâm linh

Quá trình đô thị hóa là một quá trình tất yếu của lịch sử, dù ở nơi đâu trên thế giới này thì quá trình đô thị hóa vẫn luôn mang đến niềm tin về bức tranh cuộc sống nhiều gam màu tươi đẹp Quá trình đô thị hóa đã đem đến những đổi thay mạnh mẽ trong nhận thức của phần đông đồng bào Tây Nguyên Thế hệ trẻ thì mong muốn được đi học cao hơn, được hội nhập cùng

sự phát triển chung của xã hội Những nhân vật tiêu biểu cho việc bứt phá và

Ngày đăng: 09/10/2018, 09:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lâm Tú Anh - Nguyễn Đức Hạnh (2016), Tuyển tập những tác phẩm lí luận phê bình văn học dân tộc thiểu số của nhà văn Lâm Tiến, Nxb ĐH Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập những tác phẩm lí luận phê bình văn học dân tộc thiểu số của nhà văn Lâm Tiến
Tác giả: Lâm Tú Anh - Nguyễn Đức Hạnh
Nhà XB: Nxb ĐH Thái Nguyên
Năm: 2016
2. Lại Nguyên Ân (2004), 150 Thuật ngữ văn học, Nxb ĐH Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 Thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb ĐH Quốc gia
Năm: 2004
3. Trần Ngọc Bình (2008), Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Nxb Thanh Niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa các dân tộc Việt Nam
Tác giả: Trần Ngọc Bình
Nhà XB: Nxb Thanh Niên
Năm: 2008
4. Hà Minh Đức (2006), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
5. Hà Minh Đức - Lê Bá Hán (1995), Cơ sở lí luận văn học tập II, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lí luận văn học tập II
Tác giả: Hà Minh Đức - Lê Bá Hán
Nhà XB: Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp
Năm: 1995
6. Y Điêng (1985), Drai Hlinh đi về phía sáng, NXB Văn hóa Dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Drai Hlinh đi về phía sáng
Tác giả: Y Điêng
Nhà XB: NXB Văn hóa Dân tộc
Năm: 1985
7. Y Điêng (1994), Chuyện bên bờ sông Hinh, NXB Văn hóa Dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyện bên bờ sông Hinh
Tác giả: Y Điêng
Nhà XB: NXB Văn hóa Dân tộc
Năm: 1994
8. Y Điêng (1995), Sông Hinh, con sông quê hương, NXB Văn hóa Dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sông Hinh, con sông quê hương
Tác giả: Y Điêng
Nhà XB: NXB Văn hóa Dân tộc
Năm: 1995
9. Y Điêng (2005), Chúng tôi đốt lửa, Hội Văn hóa nghệ thuật Đăk Lăk Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chúng tôi đốt lửa
Tác giả: Y Điêng
Năm: 2005
10. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2001), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
11. Lê Văn Hòa (2015), Hình tượng người Êđê “xuống phố” trong truyện ngắn của Niê Thanh Mai, http://tapchivan.com, ngày 10/4/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: xuống phố
Tác giả: Lê Văn Hòa
Năm: 2015
12. Cao Hồng (2013), Lý luận, phê bình văn học đổi mới và sáng tạo, Nxb Hội Nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận, phê bình văn học đổi mới và sáng tạo
Tác giả: Cao Hồng
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2013
14. Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (2007), Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số thời kỳ đổi mới, Nxb Văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số thời kỳ đổi mới
Tác giả: Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 2007
15. Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (2011), Văn xuôi dân tộc và miền núi đầu thế kỉ XXI, Nxb Văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn xuôi dân tộc và miền núi đầu thế kỉ XXI
Tác giả: Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 2011
16. H’Linh Niê - Trần Hồng Lâm - Niê Thanh Mai, Siu H’Kết (2014), Bốn cây Knia, Nxb Văn hóa Dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bốn cây Knia
Tác giả: H’Linh Niê - Trần Hồng Lâm - Niê Thanh Mai, Siu H’Kết
Nhà XB: Nxb Văn hóa Dân tộc
Năm: 2014
17. H’Linh Niê (2015), Tại gió mà nhớ, Nxb Văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tại gió mà nhớ
Tác giả: H’Linh Niê
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 2015
18. Kim Nhất (1994), Mụ Xoại, Hội Văn hóa nghệ thuật Đăk Lăk Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mụ Xoại
Tác giả: Kim Nhất
Năm: 1994
19. Kim Nhất (1998), Ly hôn, Nxb Văn hóa Dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ly hôn
Tác giả: Kim Nhất
Nhà XB: Nxb Văn hóa Dân tộc
Năm: 1998
20. Kim Nhất (1999), Động rừng, Nxb Văn hóa Dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Động rừng
Tác giả: Kim Nhất
Nhà XB: Nxb Văn hóa Dân tộc
Năm: 1999
13. TS. Đỗ Thị Thu Huyền (2016), Những tín hiệu vui từ đội ngũ các tác giả trẻ người dân tộc thiểu số, http://baovannghe.com.vn, ngày 04/9/2016 Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w