Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc: thực trạng và giải pháp (Luận văn thạc sĩ)Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc: thực trạng và giải pháp (Luận văn thạc sĩ)Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc: thực trạng và giải pháp (Luận văn thạc sĩ)Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc: thực trạng và giải pháp (Luận văn thạc sĩ)Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc: thực trạng và giải pháp (Luận văn thạc sĩ)Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc: thực trạng và giải pháp (Luận văn thạc sĩ)Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc: thực trạng và giải pháp (Luận văn thạc sĩ)Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc: thực trạng và giải pháp (Luận văn thạc sĩ)Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc: thực trạng và giải pháp (Luận văn thạc sĩ)
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Mã số: 8340121
Họ và tên học viên: Nguyễn Tuyết Nhung Người hướng dẫn: PGS, TS Phạm Duy Liên
Hà Nội - 2018
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các nội dung nghiên cứu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây Những thông tin, số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau và ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo có nguồn trích dẫn rõ ràng
Hà Nội, ngày 26 tháng 03 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Tuyết Nhung
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi chân thành cảm ơn Khoa Sau Đại học – Trường Đại học Ngoại Thương đã giúp tôi trang bị kiến thức, tạo môi trường nghiên cứu và những điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn tới PGS, TS Phạm Duy Liên – người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tâm chỉ bảo, giúp đỡ và khuyến khích tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn
Hà Nội, ngày 26 tháng 03 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Tuyết Nhung
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM 6 1.1 TỔNG QUAN NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM 6
1.1.1 Tiềm năng phát triển ngành thủy sản Việt Nam 6
1.1.1.1 Tiềm năng hải sản 6
1.1.1.2 Tiềm năng thủy sản nội địa 8
1.1.2 Tình hình khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản của Việt Nam 9
1.1.2.1 Khai thác thủy sản 9
1.1.2.2 Nuôi trồng thủy sản 15
1.1.2.3 Chế biến thuỷ sản 17
1.2 XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM 19
1.2.1 Giá trị kim nghạch xuất khẩu thủy sản 19
1.2.2 Cơ cấu thủy sản xuất khẩu 21
1.2.3 Thị trường xuất khẩu 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 27
Trang 52.1 THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN TRUNG QUỐC 27
2.1.1 Thị trường Trung Quốc 27
2.1.1.1 Đặc điểm về chính trị- xã hội 27
2.1.1.2 Đặc điểm về kinh tế 28
2.1.2 Thị trường thủy sản Trung Quốc 28
2.1.2.1 Quy mô và xu hướng tiêu dùng thủy sản của Trung Quốc 28
2.1.2.2 Tình hình xuất nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc 30
2.1.3 Một số quy định của Trung Quốc đối với mặt hàng thủy sản nhập khẩu 33 2.1.3.1 Thuế quan và hạn ngạch 33
2.1.3.2 Giấy phép nhập khẩu 34
2.1.3.3 Các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm 35
2.1.4 Vị trí của thị trường thủy sản Trung Quốc đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam 37
2.2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2005 – 2017 39
2.2.1 Kim ngạch thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2005 - 2017 39
2.2.2 Cơ cấu thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc 44
2.2.2.1 Cơ cấu thủy sản xuất khẩu của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc44 2.2.2.2 Một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc 48
2.2.3 Giá cả thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc 53
2.2.3.1 Giá tôm 53
2.2.3.2 Giá cá tra, cá basa 55
2.2.4 Chất lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc 56
2.2.5 Các phương thức xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc 57
Trang 62.2.5.1 Xuất khẩu tiểu ngạch thủy sản sang Trung Quốc 58
2.2.5.2 Xuất khẩu chính ngạch thủy sản sang Trung Quốc 61
2.3 ĐÁNH GIÁ VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 62
2.3.1 Thành công 62
2.3.2 Hạn chế 64
2.3.3 Nguyên nhân 66
2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan 66
2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan 66
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 68
3.1 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 69
3.1.1 Cơ hội và thách thức của xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 69
3.1.1.1 Cơ hội 69
3.1.1.2 Thách thức 72
3.1.2 Định hướng 75
3.1.3 Mục tiêu 77
3.2 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 77
3.2.1 Nhóm giải pháp từ phía Nhà nước 77
3.2.1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật 77
3.2.1.2 Hoàn thiện cơ chế chính sách 78
3.2.2 Nhóm giải pháp từ phía các Hiệp hội 81
Trang 73.2.2.1 Làm cầu nối giữa doanh nghiệp hội viên với các cơ quan quản lý Nhà
nước 81
3.2.2.2 Xây dựng và phát triển sâu hơn mối quan hệ quốc tế Việt Nam – Trung Quốc 81
3.2.2.3 Tập trung đầu tư phát triển chế biến, xuất khẩu theo chiều sâu 82
3.2.2.4 Tăng cường hợp tác nghiên cứu 82
3.2.3 Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp 82
3.2.3.1 Nghiên cứu và phát triển thị trường xuất khẩu thủy sản Trung Quốc 82 3.2.3.2 Phát triển nguồn nguyên liệu ổn định 84
3.2.3.3 Nâng cao tính cạnh tranh của mặt hàng thủy sản 85
3.2.3.4 Hoàn thiện phương thức xuất khẩu thủy sản 86
3.2.3.5 Tăng cường hoạt động xúc tiến xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc86 3.2.3.6 Tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ sản trong nước với nhau và với các doanh nghiệp Trung Quốc 87
3.2.3.7 Nâng cao trình độ của đội ngũ lao động trong ngành thủy sản 89
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 813
Bảng 1.4 Sản lượng thủy sản nuôi trồng của Việt Nam
phân theo địa phương giai đoạn 2005 – 2016 16
Bảng 2.1 Tiêu dùng sản phẩm thủy sản bình quân đầu
Trang 9DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 Tỷ trọng thủy sản khai thác biển và khai thác nội
Biểu đồ 1.2
Tốc độ tăng trưởng sản lượng khai thác thủy sản
Biểu đồ 1.3 Cơ cấu nghề nghiệp khai thác năm 2005 và 2017 14
Biểu đồ 1.4 Kim ngạch và tốc độ tăng kim ngạch thủy sản xuất
Biểu đồ 1.5 Cơ cấu kim ngạch thủy sản xuất khẩu của Việt Nam
Biểu đồ 2.2 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu kim ngạch thủy sản xuất khẩu của Việt Nam
Biểu đồ 2.4 Cơ cấu kim ngạch thủy sản xuất khẩu của Việt Nam
Trang 10Biểu đồ 2.5 Kim ngạch và tốc độ tăng kim ngạch tôm Việt Nam
xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc 2005 – 2017 49
Biểu đồ 2.7 Giá tôm xuất khẩu và tốc độ tăng giá tôm xuất khẩu
Biểu đồ 2.8 Giá và tốc độ tăng giá cá tra cá basa trung bình Việt
Biểu đồ 2.9 Tỷ trọng các phương thức xuất khẩu của Việt Nam
Trang 11DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Giải nghĩa Tiếng Anh Giải nghĩa Tiếng Việt
Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do được ký kết giữa Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam
Á và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
AQSIQ
General Administration of Quality Supervision, Inspection and Quarantine
of the People's Republic of China
Ủy ban Nhà nước về Giám sát, kiểm tra chất lượng và kiểm dịch Trung Quốc
EMS Early Mortality Syndrome Hội chứng tôm chết sớm
Trang 12FSIS Food Safety and
Inspection Service
Cục Kiểm định an toàn thực phẩm
Pratice
Tiêu chuẩn Thực hành sản xuất tốt áp dụng để quản
lý sản xuất trong các ngành: dược phẩm, mỹ phẩm, thiết bị y tế, thực phẩm…
Critical Control Points
Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (Là những nguyên tắc được sử dụng trong việc thiết lập hệ thống quản lý
an toàn thực phẩm)
Trang 13NAFIQAD
National Fisheries Quality Assurance Department
Agro-forestry-Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm và Thủy sản
Administration
Cục Quản lý Thực phẩm
và Dược phẩm Trung Quốc
SQF 1000 Safe Quality Food 1000
Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (yêu cầu cho các nhà sản xuất nguyên liệu)
SQF 2000 Safe Quality Food 2000
Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (yêu cầu đối với nhà chế biến và phân phối thực phẩm)
Operating Procedures
Quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh
VASEP
Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế
giớ
Trang 14TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Thủy sản đã và đang trở thành một ngành đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao cho đất nước, chứng tỏ được vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã xác lập được vị trí có ý nghĩa chiến lược, sản phẩm thủy sản Việt Nam có mặt tại 161 nước trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2017 đạt hơn 8,3 tỷ USD đây được coi là con số kỷ lục từ trước đến nay
Tuy nhiên, vài năm trở lại đây xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang những thị trường truyền thống như Liên minh Châu Âu (EU), Hoa kỳ đang có dấu hiệu chững lại do những thị trường khó tính này ngày càng đặt ra nhiều rào cản kỹ thuật
về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn môi trường, áp thuế chống bán phá giá và những rào cản kỹ thuật thương mại khác Thị trường nhập khẩu thủy sản trong tương lai không xa sẽ dịch chuyển về châu Á, Nhật Bản vẫn duy trì nhu cầu về thủy sản, Hàn Quốc là đất nước nhập khẩu thủy sản ngày càng tăng, đặc biệt Trung Quốc nổi lên
là một thị trường đầy tiềm năng cho ngành thủy sản Việt Nam nói chung và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói riêng Trung Quốc là thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam ít có sự tăng trưởng âm Năm 2017, Trung Quốc đã gia nhập thị trường nhập khẩu thủy sản tỷ đô của Việt Nam với kim ngạch hơn 1,02 tỷ USD Luận văn đã khái quát tổng quan về ngành thủy sản Việt Nam nói chung và hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói riêng, sự cần thiết chuyển hướng thị trường xuất khẩu, trong đó trọng tâm là thị trường Trung Quốc Luận văn đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giai đoạn
2005 – 2017, chỉ ra những thành công, hạn chế còn tồn tại Từ đó đề xuất các nhóm giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này đến năm 2030
Trang 15LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng không chỉ trong việc cung cấp thực phẩm cho tiêu dùng trong nước
mà đây còn được coi là một ngành kinh tế chiến lược, nằm trong tốp mười mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay Xuất khẩu thủy sản thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực như khai thác, nuôi trồng, chế biến và các dịch vụ hậu cần khác của ngành từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước Đồng thời, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đang dần có những bước phát triển đáng kể trong chất lượng, giá cả, cơ cấu và thị trường xuất khẩu
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, nhu cầu cấp thiết và quan trọng đó là phải thúc đẩy xuất khẩu của đất nước nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng Đặc biệt là xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong bối cảnh mới, những thị trường truyền thống như Mỹ, EU đang ngày càng đặt ra nhiều thách thức mà các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam phải đối mặt Hoa Kỳ vẫn còn áp thuế chống bán phá giá cao điều này đã khiến chi phí sản xuất của doanh nghiệp bị “đội” lên rất nhiều khi xuất vào thị trường này, Cục Kiểm định an toàn thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa
Kỳ tiến hành thanh tra các loài cá thuộc họ Siluriformes trước kế hoạch đề ra (bắt đầu từ ngày 2-8-2017 thay vì 1-9-2017) Theo đó, các cơ sở xuất khẩu sản phẩm cá tra sang thị trường Mỹ chịu ảnh hưởng về các yêu cầu thanh tra liên quan đến nhãn mác, nội dung kiểm tra chi tiết, các thông số thử nghiệm đối với dư lượng hóa chất, đặc điểm sinh học… Thêm vào đó, thị trường Mỹ cũng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro khi Chính phủ nước này liên tục có những động thái ủng hộ sản xuất trong nước, tăng rào cản kỹ thuật, thuế quan và bảo hộ Trong thời gian tới, nếu thuế chống bán phá giá tiếp tục kéo dài, tình trạng cạnh tranh về giá còn gay gắt
Tại thị trường EU, thủy sản mà điển hình là cá tra từ Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với các loài cá thịt trắng bản địa và các loại cá biển khác Bên cạnh
Trang 16đó, các doanh nghiệp còn đứng trước những thách thức về rào cản thương mại liên quan đến quy định ghi nhãn mác trên sản phẩm khi xuất khẩu vào thị trường EU
Do đó, có thể thấy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trường truyền thống trong vài năm trở lại đây đang có xu hướng chậm lại và thị trường nhập khẩu thủy sản trong tương lai không xa sẽ dịch chuyển về châu Á (gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và nhất là Trung Quốc) Nhật Bản vẫn duy trì nhu cầu về thủy sản, Hàn Quốc là đất nước nhập khẩu thủy sản ngày càng tăng nhưng Trung Quốc được xem là thị trường tiềm năng cho các nước xuất khẩu thủy sản trong đó có Việt Nam
Là một quốc gia đứng đầu về dân số và đứng thứ tư về diện tích trên thế giới, đất nước láng giềng Trung Quốc là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế giới với mức tiêu thụ bằng ¼ thế giới Do vậy cần thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc nhằm tạo ra những tiềm năng phát triển mới cho ngành thủy sản của Việt Nam
Xuất phát từ những thực tế trên, tác giả lựa chọn đề tài “Xuất khẩu thủy sản
của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc: thực trạng và giải pháp”
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay vấn đề xuất khẩu thủy sản đã nhận được khá nhiều sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu Cho tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này từ nhiều góc độ khác nhau Một số công trình liên quan đến đề tài luận án mà tác giả được biết, gồm:
Luận án tiến sĩ kinh tế “Hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với vượt rào cản kỹ thuật thương mại cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam” của tác giả Phạm Minh Đạt thực hiện năm 2014 Ngoài việc hệ thống hóa và cập nhật một số lý luận về rào cản kỹ thuật trong thương mại xuất khẩu thủy sản nói chung và thủy sản Việt Nam nói riêng, xây dựng khung lý luận và mô hình nghiên cứu chính sách quản lý nhà nước về vượt rào cản kỹ thuật đối với thương mại xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam Đánh giá thực trạng và khả năng đáp ứng và vượt qua các rào cản kỹ thuật đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu chủ lực, từ đó phân tích và đánh giá thực trạng ban hành, tổ
Trang 17chức thực hiện cả về triển khai của doanh nghiệp và về tổ chức quản lý của các cơ quan nhà nước hữu quan; từ đó tác giả gợi ý một số giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với vượt rào cản kỹ thuật thương mại cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Luận án tiến sĩ kinh tế “Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Liên minh Châu Âu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Lê Minh Tâm thực hiện năm 2012 Ngoài hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản
về hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, luận án đã tập trung phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, xác định thành công, hạn chế và nguyên nhân chủ yếu; từ đó rút ra các tồn tại cơ bản nhằm đưa ra giải pháp và kiến nghị cụ thể để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU
Luận án tiến sĩ kinh tế “Hệ thống giải pháp đồng bộ đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam từ nay đến năm 2020” của tác giả Nguyễn Xuân Minh thực hiện năm
2007 Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn để khẳng định sự cần thiết phải xây dựng hệ thống giải pháp đồng bộ để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; phân tích những kết quả đạt được và các yếu tố tác động đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam trên cơ sở đánh giá tình hình xuất khẩu thủy sản từ năm 1990 đến năm 2006; từ đó luận án đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ 2007 – 2020
Nhìn chung, các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án mà tác giả được biết đã nghiên cứu khá toàn diện về cơ chế, chính sách, thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, cũng như một số đặc điểm của các thị trường nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam như các thị trường truyền thống: Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc…Tuy nhiên các công trình đó lại chưa dành thời lượng đủ dài, để bao quát, phân tích và đánh giá một cách toàn diện, đầy
đủ, sâu sắc, có hệ thống và chuyên sâu về hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các thị trường khác bên cạnh những thị trường truyền thống, mà điển hình là thị trường Trung Quốc – đang nổi lên như một thị trường nhập khẩu thủy sản đầy tiềm năng của Việt Nam trong những năm gần đây Thêm vào đó các công trình đã
Trang 18công bố đều được thực hiện cách đây một số năm nên nhiều tư liệu nhận định và cách lý giải đã không còn mang tính thời sự, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế sâu rộng hiện nay và cơ cấu thị trường nhập khẩu thủy sản của Thế giới đang có xu hướng chuyển dịch Do đó xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung
và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc nói riêng cần được cập nhật và nghiên cứu sâu thêm để phù hợp với tình hình mới
Những đóng góp mới của đề tài:
- Cập nhật những số liệu mới nhất về tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc và quy định của Trung Quốc đối với mặt hàng thủy sản nhập khẩu
- Phân tích làm rõ thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2005 – 2017
- Từ những thực trạng, thành công và hạn chế của xuất khẩu thủy sản thị trường Trung Quốc trong giai đoạn 2005 – 2017, đưa ra định hướng và giải pháp đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường này
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thứ nhất, tổng quan về ngành thủy sản Việt Nam, xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam
- Thứ hai, đánh giá thực trạng xuất khẩu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
sang thị trường Trung Quốc trong giai đoạn 2005 – 2017
- Thứ ba, định hướng và đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản
của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đến năm 2030
Trang 195 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam sang thị trường Trung Quốc
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2017 và
đề xuất định hướng giải pháp đến năm 2030
6 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài lấy phương pháp diễn giải – quy nạp; phân tích – tổng hợp làm phương pháp nghiên cứu chung Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp kế thừa – thu thập tài liệu, thống kê, đánh giá, so sánh, đối chiếu và bảng biểu, sơ đồ để minh họa
7 Cách tiếp cận
Đề tài tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ thực tiễn, chủ yếu dưới góc độ của các doanh nghiệp Tổng quan về ngành thủy sản và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, phân tích đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc Tiếp cận từ những định hướng, mục tiêu, chiến lược phát triển xuất khẩu thủy sản từ đó đưa ra những khuyến nghị, giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
8 Bố cục của đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc Chương 3: Định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2018 – 2030
Trang 20CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM 1.1 TỔNG QUAN NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM
1.1.1 Tiềm năng phát triển ngành thủy sản Việt Nam
1.1.1.1 Tiềm năng hải sản
Biển Việt Nam với dải bờ chạy dài trên 3260 km, diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế trên 1 triệu km2, gấp hơn 3 lần diện tích đất liền, hàng năm đem lại nguồn lợi trên 2 triệu tấn trong số hơn 90 triệu tấn hải sản của thế giới, đồng thời cũng là hệ sinh thái rất đặc thù và được đánh giá là một trong 16 trung tâm đa dạng sinh học cao của thế giới Trong vùng biển có hơn 3.000 đảo lớn nhỏ, trong đó có nhiều đảo có dân cư như Vân Đồn, Cát Bà, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc… vừa là ngư trường khai thác hải sản thuận lợi, lại có nhiều điều kiện tự nhiên để phát triển
và xây dựng các khu căn cứ hậu cần nghề cá Hiện nay, trong xu thế cả thế giới đang vươn mạnh ra biển để khai thác tiềm năng sẵn có của đại dương, đây là một điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển đa dạng các ngành kinh tế biển, đặc biệt là
thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thủy sản ra thế giới
Vùng biển Việt Nam thuộc ngư trường Trung Tây Thái Bình Dương, có nguồn lợi hải sản phong phú, đa dạng và được đánh giá là một trong những ngư trường có trữ lượng cao trong các vùng biển quốc tế Theo các số liệu thống kê điều tra về nguồn tài nguyên sinh vật biển của Tổng cục thủy sản, hiện có tới 11.000 loài sinh vật thủy sinh và 1.300 loài sinh vật trên đảo đã được biết đến trong các vùng biển – đảo Việt Nam, trong đó có khoảng 6.000 loài động vật đáy và hơn 2.000 loài cá với
4 nhóm sinh thái chủ yếu: cá nổi, cá gần tầng đáy, cá đáy và cá san hô, 225 loài tôm, 663 loài tảo, rong biển và nhiều loài hải sản quý như bào ngư, trai ngọc, sò huyết, san hô đỏ Trong đó, có 83 loài sinh vật biển được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam (37 loài cá, 6 loài san hô, có 5 loài da gai, 4 loài tôm rồng, 1 loài sam, 21 loài
ốc, 6 loài động vật hai mảnh vỏ và 3 loài mực) Nghiên cứu, điều tra về nguồn lợi cho biết, trữ lượng nguồn lợi hải sản ước tính khoảng trên 5 triệu tấn, khả năng khai thác cho phép khoảng 2,2 – 2,4 triệu tấn/năm
Trang 21Về thành phần loài, nguồn lợi hải sản ở biển Việt Nam bằng lưới rê, câu vàng, lưới kéo đáy và lưới kéo trung tầng trong giai đoạn 2011-2013 có khoảng 911 loài hải sản, thuộc 462 giống nằm trong 191 họ Ngoài ra, 63 loài/nhóm loài chưa xác định được tên khoa học Trong đó, nhóm cá đáy có số loài phong phú nhất (351 loài), sau đó đến cá rạn (244 loài) và cá nổi (168 loài) Mùa gió Đông Bắc có số lượng họ/giống/loài nhiều hơn ở mùa gió Tây Nam
Về nguồn lợi cá nổi lớn, khu vực có năng suất khai thác cao ở mùa gió Đông Bắc nằm trong phạm vi 8º00 - 10º00N và 13º00 - 14º30N Ở mùa gió Tây Nam, khu vực có năng suất cao dịch lên phía Bắc hoặc xuống phía Nam so với ở mùa gió Đông Bắc, chủ yếu là các khu vực từ 7º00 - 8º30N và 13º00 - 15º00N
Bảng 1.1: Trữ lượng nguồn lợi hải sản ước tính ở biển Việt Nam theo dải độ
sâu và vùng biển (tại vùng nước có độ sâu dưới 200m)
Trang 22Qua đó, ta thấy được nguồn lợi to lớn của vùng biển Việt Nam, đặc biệt là ở nhóm cá nổi nhỏ, với trữ lượng nhiều loại đạt trên 100.000 nghìn tấn Ngoài ra, trữ lượng này còn phụ thuộc vào khí hậu của từng mùa khác nhau mà có sự chênh lệch đáng kể giữa hai mùa như ở nhóm cá hố, cá ngân, cá tráo Nắm bắt được đặc điểm
đó để có thể khai thác tối đa nguồn lợi thủy hải sản mà vùng biển đã ban tặng cho đất nước Việt Nam
Ngoài ra, còn có nguồn lợi động vật thân mềm (hơn 2.500 loài) với trữ lượng đáng kể, có giá trị kinh tế cao Rong biển có hơn 600 loài (sử dụng cho chế phẩm công nghiệp 24 loài, dược liệu 18 loài, thực phẩm 30 loài, thức ăn gia súc 10 loài và phân bón 8 loài) Trong vùng biển nước ta còn có nhiều loại động vật quý như đồi mồi, rắn biển, chim biển và thú biển Vì nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, trong các vùng biển của nước ta còn có các hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái cỏ biển,
hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái đảo, hệ sinh thái bờ đá, hệ sinh thái cồn cát, v.v
Tiềm năng nguồn lợi hải sản của nước ta rất lớn nhưng khả năng khai thác còn hạn chế: chỉ mới tập trung khai thác ở ven bờ gây nên sự mất cân đối làm cho nguồn hải sản ven bờ nhanh chóng bị cạn kiệt Để khai thác được nguồn lợi hải sản
xa bờ có hiệu quả, từ năm 1997 Nhà nước ta đã có chủ trương và cung cấp vốn ưu đãi cho việc đóng tàu, mua sắm trang bị đánh bắt xa bờ, đồng thời cũng ban hành một số cơ chế chính sách ưu đãi nhằm đẩy mạnh chương trình khai thác hải sản ở các vùng biển xa bờ
1.1.1.2 Tiềm năng thủy sản nội địa
Không chỉ phong phú và dồi dào về nguồn lợi hải sản, Việt Nam còn có tiềm năng khai thác thủy sản nội địa to lớn, với khoảng 1,7 triệu ha thủy vực nội địa Trong đó có:
- Các hồ tự nhiên và đầm phá
- Các hồ chứa nhân tạo
- 2360 con sông trong đó có dến 100 con sông lớn
Trang 23- 544 loài cá nước ngọt, trong đó có 243 loài cá ở các sông miền Bắc, 134 loài
ở miền Trung và 255 loài ở miền Nam
- 186 loài cá nước lợ mặn, trong đó có rất nhiều loài có giá trị kinh tế như cá song (cá mú), cá hồng, cá tráp, cá vược, cá măng, cá cam, cá bống, cá đối, cá dìa,…
- 700 loài động vật không xương sống trong đó có 55 loài giá xác, 125 loài hai mảnh vỏ và chân bụng
Với lợi thế đó, từ chỗ chỉ là nghề phụ trong sản xuất nông nghiệp, nay thủy sản đã trở thành ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân Thủy sản Việt Nam đã có vị trí cao trong cộng đồng nghề cá thế giới, hàng thuỷ sản Việt Nam đã xuất khẩu đến 167 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới Việt Nam hiện đứng thứ 3
trong 10 nước hàng đầu thế giới về giá trị xuất khẩu thủy sản (Oishimaya, 2017)
1.1.2 Tình hình khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản của Việt Nam
Trang 24Bảng 1.2: Sản lƣợng thủy sản khai thác của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2017
(Đơn vị: Nghìn tấn)
Năm Tổng số Khai thác
biển Tỷ lệ(%)
Khai thác nội địa Tỷ lệ(%)
Trang 25biệt là hoạt động khai thác thủy sản đang ngày càng chiếm vai trò quan trọng đối với ngành thủy sản Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung Tuy nhiên, cũng nhận thấy rằng khai thác biển ở nước ta, đặc biệt là hoạt động đánh bắt xa bờ gặp không ít khó khăn khi mà Việt Nam mỗi năm phải đối mặt với hơn chục cơn bão lớn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng thủy sản đánh bắt của nước ta
(Đơn vị: %)
Biểu đồ 1.1: Tỷ trọng thủy sản khai thác biển và khai thác nội địa của Việt
Nam giai đoạn 2005 – 2017
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Theo biểu đồ 1.1 thủy sản khai thác của Việt Nam tuy có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng chậm Trong suốt giai đoạn 2005 – 2017, sản lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tăng 1433,1 nghìn tấn (từ 1987,9 nghìn tấn lên 3421 nghìn tấn), tăng 72% so với năm 2005
Trang 262010 nhưng tốc độ này có xu hướng tăng từ 4,14% lên 4,29% Đến năm 2017, tốc
độ tăng trưởng sản lượng thủy sản khai thác đạt giá trị 8,15% Như vậy, tốc độ tăng sản lượng thủy sản trung bình cả giai đoạn cho thấy sự tăng trưởng chưa ổn định do nguy cơ sụt giảm nguồn lợi thủy sản nghiêm trọng hiện nay Vì vậy, cần có những biện pháp khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản phù hợp nhằm khai thác có hiệu quả nhất lợi thế thủy sản của Việt Nam
1.95 2.36
2.98
6.74 5.87 4.14 4.29
8.84
2.24
4.52 3.72 8.15
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Trang 27- Hiện trạng tàu thuyền và cơ cấu tàu thuyền khai thác
Bảng 1.3: Tổng số tàu và công suất các tàu đánh bắt hải sản xa bờ có công suất
từ 90 CV trở lên phân theo địa phương giai đoạn 2010 – 2016
(Đơn vị công suất: Nghìn CV)
Đông Nam
Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
Số
tàu
Công suất
Số tàu
Công suất
Số tàu
Công suất
Số tàu
Công suất
Số tàu
Công suất
30976 tàu thể hiện xu hướng khai thác hướng ra khơi xa, phù hợp với chủ trương phát triển của Nhà nước
Trong đó, số tàu đánh bắt hải sản của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung luôn đạt giá trị cao nhất trong cả nước với số tàu đánh bắt năm 2016 là 17732 tàu, tổng công suất đạt 5815,5 nghìn CV Trong nhiều năm, đây luôn được coi là vùng kinh tế biển chiến lược của Việt Nam với số tàu đánh bắt lớn nhất và luôn cho sản lượng thủy sản khai thác lớn nhất
Trang 28- Cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản
Nhìn chung, trong giai đoạn 2005 – 2017, cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng những nghề khai thác đem lại hiệu quả cao, giảm tỷ trọng những nghề đem lại hiệu quả thấp và xâm hại đến nguồn lợi thủy sản
có nhiều thay đổi so với năm 2005, đặc biệt là xu hướng giảm rõ nét của họ nghề lưới kéo và xu hướng tăng nhanh của họ nghề lưới rê Thực trạng này hoàn toàn phù hợp với tình hình phát triển, với quy luật tự nhiên và thị trường, khi mà nghề lưới rê khai thác các loài cá mang lại giá trị kinh tế và hiệu quả cao nên có xu hướng tăng nhanh Trong khi đó, nghề lưới kéo và nghề khai thác cố định chỉ khai thác được những loài cá mà không đem lại giá trị thị trường cao, do đó có xu hướng giảm sút
Họ lưới kéo 17%
Họ lưới
rê 37%
Họ lưới vây 5%
Họ nghề câu 17%
Họ lưới
vỏ, mành 8%
Họ nghề cố định 3%
Họ nghề khác 13%
Họ lưới kéo 22%
Họ lưới
rê 24%
Họ lưới vây 8%
Trang 29Hơn nữa, nhưng nghề khai thác này còn có nguy cơ làm tổn hại đến nguồn lợi hải sản trong tương lai nên có xu hướng bị hạn chế sử dụng
so với năm 2005 (Tổng cục Thống kê, 2016)
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có diện tích nước mặt nuôi trồng hủy sản lớn nhất nước ta, trung bình cả giai đoạn 2005 – 2016, tổng diện tích nước mặt nuôi trồng thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long chiếm tới 71,2% tổng diện tích của cả nước, trong khi đó, tổng của cất cả các vùng còn lại chỉ chiếm khoảng 28,8 % Điều này được giải thích bởi đồng bằng sông Cửu Long luôn được đánh giá là vùng có tiềm năng phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, khả năng mở rộng diện tích nước mặt cao và là nơi tập trung của phần lớn các trang trại chăn nuôi cùng đông đảo lao động có kĩ năng trong nuôi trồng thủy sản của nước ta Đồng thời, những nhà quản lý trong ngành ở vùng này rất chú trọng đến việc quy hoạch phát triển tiềm năng mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản Tuy nhiên, gần như diện tích nước mặt ở vùng này đều đã được quy hoạch và đưa vào sử dụng hết, không còn khả năng mở rộng Diện tích nước mặt nuôi trồng thủy sản của nước ta có xu hướng tăng nhưng dường như sự phát triển đó chỉ đi theo phong trào giữa các vùng, công tác quy hoạch, quản lý còn có nhiều hạn chế ví dụ như các quy hoạch chi tiết thường đi trước các quy hoạch tổng thể, chất lượng quy hoạch không cao…Điều này chính là một hạn chế rất lớn đối với việc phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản nói riêng và phát triển ngành thủy sản nói chung
Trang 30Bảng 1.4: Sản lượng thủy sản nuôi trồng của Việt Nam phân theo địa phương
Trung du
và miền núi phía Bắc
Bắc trung
bộ và duyên hải miền trung
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
Sản
lượng
Tốc độ tăng (%)
Trang 31độ tăng trưởng lớn nhất trong cả giai đoạn là 25,4% và đó sản lượng này tăng với tốc độ thấp nhất là năm 2016 với 3,1% do trong năm 2016, ngành thủy sản đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như rét đậm, rét hại ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ những tháng đầu năm, tình hình hạn hán ở các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, xâm nhập mặn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Đặc biệt, trong năm 2016, ô nhiễm môi trường trên các sông xảy ra ở một số tỉnh gây hiện tượng thủy sản chết hàng loạt Trong đó, thiệt hại và ảnh hưởng nặng nề nhất là sự cố môi trường biển miền Trung do nước thải công nghiệp của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, tại khu vực 4 tỉnh ven biển miền Trung là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế nói riêng và cả nước nói chung đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của người dân
Nhìn chung trong giai đoạn 2005 – 2016, ngành thủy sản đã có những sự tăng trưởng đáng kể trong hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản Có thể nói, những thành tựu trong sản xuất thủy sản chính là tiền đề vững chắc, là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của hoạt động xuất khẩu thủy sản Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa khai thác một cách có hiệu quả nguồn lợi thủy sản của đất nước, đồng thời vẫn còn lúng túng trong chiến lược phát triển theo chiều sâu vì vậy mà chất lượng tăng trưởng vẫn ở mức thấp và tăng trưởng chưa bền vững Đây là vấn
đề còn tồn tại của ngành thủy sản đòi hỏi những giải pháp từ phía nhà nước trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
1.1.2.3 Chế biến thuỷ sản
Chế biến thuỷ sản là khâu quan trọng trong quá trình sản xuất, kinh doanh thuỷ sản bao gồm nuôi trồng – khai thác – chế biến và tiêu thụ Những hoạt động chế biến trong giai đoạn 2005 – 2017 được đánh giá là có hiệu quả, đã góp phần tạo nên sự khởi sắc của ngành thuỷ sản
Nguyên liệu thuỷ sản được cung cấp từ 2 nguồn chính là khai thác hải sản và nuôi trồng thuỷ sản Nguồn hải sản là chủ yếu trong cơ cấu nguyên liệu trong những năm qua, chiếm trên 60% tổng sản lượng thuỷ sản thu gom được ở Việt Nam (VASEP, 2017)
Trang 32Do tổng sản lượng thuỷ sản tăng mạnh, công nghệ chế biến và thói quen tiêu dùng cũng có nhiều thay đổi nên lượng nguyên liệu được đưa vào chế biến ngày càng nhiều Nguyên liệu hải sản được đánh bắt từ nhiều loại tàu và ngư cụ khác nhau do đó sản phẩm đánh bắt được cũng có những đặc tính khác nhau Đối với các tàu đi dài ngày, sản phẩm đánh bắt thường được bảo quản bằng đá, cá tạp thì ướp muối, hoặc hầm bảo quản Các loại tàu nhỏ thường đi về trong ngày nên nguyên liệu hầu như không qua xử lý bảo quản
Tuy nhiên nguyên liệu hải sản thường bị xuống cấp chất lượng do phương tiện
và đầu tư cho khâu bảo quản còn thô sơ Sau khi hải sản được đánh bắt thông qua các bến, cảng cá chưa được xây dựng hoàn chỉnh do đó về mùa nóng các loại hải sản thường bị xuống cấp nhanh chóng, giá trị thất thoát sau thu hoạch lớn (khoảng 20% đến 30%)
Các loại nguyên liệu từ nuôi trồng nước ngọt, nước lợ do gần nơi tiêu thụ hoặc chủ động khai thác nên được đưa trực tiếp ra thị trường hoặc vào thẳng các nhà máy chế biến, hầu như không qua xử lý bảo quản, chúng thường đảm bảo độ tươi, chất lượng tốt
Các mặt hàng chế biến thuỷ sản:
Các mặt hàng đông lạnh: Các loại đông lạnh khác chủ yếu là các loại tôm, ghẹ,
ốc, cua, sò, điệp có tốc độ tăng trưởng rất nhanh cùng với sự tăng trưởng của các mặt hàng có giá trị gia tăng Xu hướng tăng của sản phẩm nay còn rất lớn
Mặt hàng tươi sống: gần đây cũng rất phát triển, chủ yếu dùng cho xuất khẩu, bao gồm các loại cua, cá, tôm còn sống hoặc còn tươi như cá ngừ đại dương
Mặt hàng khô: Dạng sản phẩm này được sản xuất khá phổ biến vì đơn giản về thiết bị, công nghệ, các loại sản phẩm chính là mực khô, cá khô, tôm khô, rông câu khô, các loại khô tẩm gia vị
Các mặt hàng khác: Bên cạnh các mặt hàng trên còn có các mặt hàng đồ hộp, bột cá gia súc, các sản phẩm lên men và các sản phẩm dùng cho xuất khẩu như vây, bong, cước cá…
Trang 331.2 XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM
1.2.1 Giá trị kim nghạch xuất khẩu thủy sản
Biểu đồ 1.4 Kim ngạch và tốc độ tăng kim ngạch thủy sản xuất khẩu của
Việt Nam giai đoạn 2005 – 2017
Năm 2009, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 1,2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 4,25 tỷ USD, giảm nhẹ 1,6% về khối lượng và 5,7% về giá trị so với năm 2008 Đây là lần đầu tiên xuất khẩu thủy sản tăng trưởng âm kể từ những năm
-20-15-10-50510152025
Tốc độ tăng kim ngạch (%)
Trang 341980 Có ba nguyên nhân được đưa ra để giải thích cho sự giảm mạnh của tốc độ tăng trưởng này
Thứ nhất, ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008
đã lan sang năm 2009, tác động đến thị trường các nước nhập khẩu chính mặt hàng thủy sản của Việt Nam, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Thứ hai, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam chịu sự cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp khác, giá thủy sản xuất khẩu bị đẩy xuống thấp làm tổn hại đến thương hiệu thủy sản Việt Nam và đứng trước nguy
cơ mất thị trường Thứ ba, sự sụt giảm này còn xuất phát từ các nguyên nhân như nguồn nguyên liệu không ổn định, tình hình sản xuất và khai thác không thuận lợi cũng làm giảm tăng trưởng xuất khẩu
Năm 2015 là năm có nhiều khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản nước ta, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản âm 14,2% Nguyên nhân là do biến động tỷ giá tại những thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam như: Mỹ, Nhật Bản và EU, biến động của đồng USD, Yên và Euro đã tác động không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp thủy sản VASEP đưa ra con
số tính toán: Từ tháng 1/2013 đến tháng 8/2015, đồng Euro giảm 20%, đồng Yên Nhật giảm 39%, đồng Won Hàn Quốc giảm 11% so với đồng USD Ngoài ra, nội tệ của nhiều nước xuất khẩu thủy sản cạnh tranh với Việt Nam cũng giảm giá mạnh như đồng Real của Brazil giảm 72%, đồng Peso của Colombia giảm 52%, đồng Rupiah Indonesia giảm 42%, đồng Ringgit Malaysia giảm 33%, đồng Rupee Ấn Độ giảm 20%, Baht Thái Lan giảm 18% so với đồng USD Đây là nguyên nhân khiến cho thủy sản Việt Nam khó cạnh tranh trên thị trường thế giới Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất phải kể tới xuất khẩu thủy sản 2015 chính là các rào cản kỹ thuật và thương mại được các nước nhập khẩu đưa ra Theo đó, thuế chống bán phá giá cá tra tại thị trường Mỹ tăng gây lao đao cho người nuôi cá và doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam Trong năm 2015, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) hai lần đưa ra mức thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra phile đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam Ngoài ra, cá da trơn Việt Nam còn đối mặt nguy cơ “tuột” mất thị trường Mỹ khi cuối tháng 11/2015, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (FSIS) quyết định triển khai Chương
Trang 35trình Giám sát cá da trơn đối với cá tra nhập khẩu vào thị trường này (Lê Thủy, 2015)
Năm 2017, xuất khẩu thủy sản đạt trên 8,3 tỉ USD, tăng 18% so với năm 2016
và là mức cao nhất từ trước đến nay (Trần Mạnh, 2017) Do nhu cầu của thị trường
gia tăng cùng với sự điều chỉnh cơ cấu sản phẩm và thị trường tốt hơn Đối với mặt hàng tôm nguồn cung nguyên liệu trong nước được cải thiện đáng kể trong khi đó nguồn cung tôm tại một số nước sản xuất và thị trường nhập khẩu chính giảm tạo cơ hội cho tôm Việt Nam đẩy mạnh giá trị xuất khẩu trong năm 2017 Bên cạnh đó, Úc từng bước nới lỏng lệnh cấm nhập khẩu tôm tạo cơ hội cho tôm Việt Nam đẩy mạnh giá trị xuất khẩu Xuất khẩu tôm Việt Nam sang hầu hết các thị trường chính đều tăng trong nửa đầu năm 2017 Ngoài ra, xuất khẩu cá tra sang Mỹ cũng sụt giảm vì ảnh hưởng của thuế chống bán phá giá và tác động của Farmbill có hiệu lực
từ 2/8/2017 Tuy nhiên, xuất khẩu sang các thị trường khác tăng, tăng mạnh nhất là thị trường Trung Quốc Xuất khẩu cá ngừ, mực, bạch tuộc và các loại hải sản khác đều tăng mạnh hơn trong quý II năm 2017, góp phần đáng kể cho tổng giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh Xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường chính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc đều tăng trưởng
1.2.2 Cơ cấu thủy sản xuất khẩu
Việt Nam hiện đứng thứ ba trong top mười nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, khối lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ra các thị trường tăng khá mạnh qua mỗi năm Cùng với sự gia tăng về khối lượng là sự đa dạng về chủng loại mặt hàng, các sản phẩm mặt hàng thủy sản của Việt Nam ngày càng phong phú đem lại nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng Những năm gần đây, các sản phẩm như tôm, cá ngừ, cá tra, cá basa, mực, bạch tuộc, nhuyễn thể… đã tạo được chỗ đứng trên thị trường các nước và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản
Trang 36cá ba sa đang ngày càng được chú trọng phát triển và được coi là một mặt hàng thủy sản xuất khẩu quan trọng của Việt Nam Những thủy sản khác tuy cũng có biến động về cơ cấu nhưng biến động nhỏ và không đáng kể
So với giai đoạn trước, trong giai đoạn 2010 – 2017, các sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vẫn là tôm, cá ngừ, cá tra, cá basa, mực và bạch tuộc Tuy nhiên, đến giai đoạn này, cá sản phẩm cua, ghẹ, giáp xác và nhuyễn thể
50.08
43.62 40.1 42.18 43.44 41.9 39.8 39.7 46 50.2 44 45.76 47.23
2.96
3.5 4.01 4.87 7.2 9.46 7.2 6.8
Trang 37chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu kim ngạch của các sản phẩm thủy sản Đây cũng là giai đoạn khó khăn của tôm xuất khẩu Việt Nam, với sự giảm nhẹ tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu từ 41,9% năm 2010 xuống còn 39,7% năm 2012 Nguyên nhân của sự sụt giảm này đó là do sự xuất hiện của dịch bệnh hội chứng tôm chết sớm (EMS) xảy ra tại nhiều vùng nuôi tôm khiến nguồn tôm nguyên liệu không ổn định, giá tôm nguyên liệu biến động mạnh khiến các doanh nghiệp khó xoay sở Thêm vào đó, là chi phí đầu vào tăng khiến chi phí sản xuất tôm Việt Nam tăng từ 15% – 25%, làm cho cho giá tôm Việt Nam khó có thể cạnh tranh được với nhiều nhà cung cấp khác như Ấn Độ, Indonesia hay Ecuado Năm 2017, tôm vẫn tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trong các mặt hàng thủy sản Cá tra vẫn tiếp tục giữ vị trí thứ hai Xuất khẩu cá ngừ đạt kết quả khả quan nhất trong năm 2017 (VASEP, 2018)
1.2.3 Thị trường xuất khẩu
Từ chỗ xuất khẩu chủ yếu qua các thị trường trung gian là Hồng Kông và Singapore, ngày nay thủy sản Việt Nam đã có mặt tại các quốc gia ở khắp các châu lục trên thế giới Trong hơn 10 năm qua, thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc và từng bước được đa dạng hóa Các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam bao gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Hồng Kông, ASEAN, Australia, Canada, Mexico, Nga, chiếm khoảng 85% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
(Đơn vị: %)
Biểu đồ 1.6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2005
Nguồn: Báo cáo xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2005 – VASEP
Đài Loan ASEAN
Trang 38Theo biểu đồ 1.6, năm 2005, hàng thủy sản của Việt Nam đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới Trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm đến 23% tổng kim ngạch thủy sản xuất khẩu năm 2005 Mỹ rất ưa chuộng những mặt hàng thủy sản của Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng tôm, cá tra, cá basa và cá ngừ Thị trường EU đứng thứ hai trong kim ngạch thủy sản xuất khẩu của Việt Nam với 22% Từ năm 2000 cũng là năm thực hiện hiệp định thương mại với việc cắt giảm hàng rào thuế quan và các hạn chế định lượng, mở đường cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường Mỹ, đặc biệt là thủy sản
(Đơn vị:%)
Biểu đồ 1.7: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2017
Nguồn: Báo cáo xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2017 – VASEP
Theo biểu đồ 1.7, đến năm 2017, bên cạnh việc giữ vững những thị trường xuất khẩu thủy sản truyền thống, Việt Nam đã thành công trong việc mở rộng, đa dạng hóa thị trường Vì vậy mà mặt hàng thủy sản của Việt Nam đã được xuất khẩu
đi trên 156 quốc gia Trong đó, 5 thị trường chủ lực là Mỹ, EU, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc đã chiếm gần 70% kim ngạch xuất khẩu Mỹ vẫn là một thị trường đầy tiềm năng của thủy sản Việt Nam, đứng đầu về nhập khẩu cá ngừ (chiếm 44% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ) và là thị trường tiêu thụ tôm và cá tra đứng thứ hai sau EU
Mỹ là thị trường có nhu cầu lớn, uy tín thanh toán tốt (bình quân chỉ từ 25 –
35 ngày), nhưng áp lực cạnh tranh ở thị trường này rất cao với tôm từ các nước Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc, Ecuador…Tuy nhiên, rủi ro thương mại từ các
vụ kiện ở thị trường Mỹ cũng rất cao
Australia ASEAN
Trang 39Nhật trong nhiều năm luôn là một thị trường đầy tiềm năng (do nhu cầu tiêu thụ tôm trên đầu người cao) với nhu cầu tập trung ở các dòng sản phẩm cao cấp, giá bán thường cao hơn các thị trường khác, uy tín thanh toán tốt (bình quân thanh toán trong 10 – 15 ngày) Tuy nhiên, rủi ro ở thị trường này là doanh nghiệp sẽ thường đối mặt với các rào cản kỹ thuật khắt khe về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm Với đặc tính nuôi trồng ở Việt Nam, tôm thành phẩm thường dễ bị nhiễm các chất kháng sinh cấm theo qui định của Nhật Bản Đặc biệt, năm 2012, Nhật Bản đã đặt ra hàng rào Ethoxyquin đối với mặt hàng tôm xuất khẩu của Việt Nam và điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng và kim ngạch tôm xuất khẩu sang thị trường này
Tương tự, Hàn Quốc cũng là một thị trường tiêu thụ lớn của ngành tôm Việt Nam, Thị trường Hàn Quốc có đặc tính gần như thị trường Nhật với nhu cầu chủ yếu ở các sản phẩm cao cấp, uy tín thanh toán tốt Tuy nhiên, từ đầu năm 2013, Hàn Quốc cũng áp đặt việc kiểm tra 100% lô tôm của Việt Nam đối với chất kháng sinh Ethoxyquin ở mức 0,01 ppm Điều này đã làm xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Hàn Quốc giảm mạnh 19,5% trong năm 2013 Tuy vậy, hiện tại nhiều doanh nghiệp
đã khắc phục được vấn đề Ethoxyquin khi xuất khẩu sang Hàn Quốc và tình hình đã
có nhiều cải thiện hơn
Thời gian qua tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam có sự chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu Cụ thể, trong năm 2017, EU vượt Mỹ thành thị trường xuất khẩu thủy sản số một của Việt Nam theo đó top 4 thị trường xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam đã có sự thay đổi, lần lượt là: Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và đã có sự thay đổi vị trí số một giữa Mỹ và EU Nhìn chung năm 2017, xuất khẩu thủy sản sang hầu hết các thị trường chính đều tăng trưởng khả quan so với các năm trước năm trước
Đây là lần đầu tiên EU vượt qua Mỹ để trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản số một của Việt Nam Trong khi đó, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ - từ thị trường
số một, rớt xuống vị trí thứ hai do tăng trưởng chậm lại và bị sụt giảm nhẹ (2,5%)
về kim ngạch Nguyên nhân chính là do Bộ Thương mại Mỹ áp thuế chống bán phá giá cao đối với hai mặt hàng tôm và cá tra, khiến các mặt hàng này bị giảm khả
Trang 40năng cạnh tranh so với các đối thủ do vậy kéo lùi kim ngạch ở thị trường này, nhưng sự tăng trưởng khả quan ở các thị trường chính khác đã bù vào sự sụt giảm ở thị trường Mỹ
Việc EU tăng cường nhập khẩu tôm của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng chế biến có giá trị gia tăng cao, và tác động của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU có hiệu lực từ năm 2018 là yếu tố chính đẩy kim ngạch xuất khẩu vào
EU tăng lên
Bên cạnh đó, thị trường Trung Quốc bắt đầu chú ý và tăng nhập khẩu hàng từ Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đã vươn lên đứng thứ tư sau thị trường EU, Mỹ và Nhật Bản trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Nhu cầu tiêu thụ thủy sản ở Trung Quốc đang tăng rất mạnh nhưng nguồn cung nội địa không đáp ứng đủ Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc đang có chủ trương giảm đánh bắt từ tự nhiên để bảo vệ nguồn lợi thủy sản Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và đáp ứng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, Trung Quốc đang có những chính sách khuyến khích nhập khẩu thủy sản Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc