1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng

93 548 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 674 KB

Nội dung

Thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia thường được đánh giá theo những dấu hiệu chủ yếu như: ổn định, tăng trưởng, công bằng xã hội. Trong đó, tăng trưởng kinh tế là cơ sở để thực hiện hàng loạt vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Tăng trưởng kinh tế thể hiện bằng sự tăng lên về số lượng, chất lượng hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất ra nó, do đó tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng đói nghèo. Tăng trưởng kinh tế nhanh là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với mọi quốc gia trên con đường vượt lên khắc phục sự lạc hậu, hướng tới giàu có, thịnh vượng. Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện như: kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, giúp cho giáo dục, y tế, văn hoá... phát triển. Tăng trưởng kinh tế chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều yếu tố, mà trong đó đầu tư là một trong những yêu tố đóng vai trò quan trọng nhất quyết định hiệu quả và chất lượng tăng trưởng kinh tế. Vậy đầu tư có tầm quan trọng như thế nào đối với tăng trưởng kinh tế? Đầu tư tác động đến tăng trưởng kinh tế theo cơ chế nào? Nhằm giải đáp các câu hỏi trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng”.

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn TS Từ Quang Phương

và TS Phạm Văn Hùng đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này!

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

LỜI CẢM ƠN 1

CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ THUYẾT KINH TẾ VỀ ĐẦU TƯ CÙNG VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 2

I Tổng quan về đầu tư 2

1 Khái niệm: 2

2 Các loại hình đầu tư 3

3 Các lí thuyết kinh tế về đầu tư 7

II KHÁI NIỆM TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 17

1 Khái niệm 17

1.2 Khái niệm phát triển kinh tế 19

1.3 Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển 19

2 Một số chỉ tiêu đánh giá 21

2.1 Một số thước đo tăng trưởng 21

2.2 Các chỉ số về cơ cấu kinh tế 25

III VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ QUA CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ VÀ ĐẦU TƯ 28

1 Đầu tư tác động đến tổng cung của nền kinh tế 28

1.1 Lí thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái cổ điển 28

1.2 Quan điểm tăng trưởng kinh tế của K.Marx 30

1.3 Lí thuyết tân cổ điển về đầu tư 31

1.4 Mô hình Harrod-Domar 33

1.5 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái kinh tế hiện đại 36

2 Mô hình của Keynes 38

Trang 3

3 Đầu tư tạo sự phát triển cho các ngành kinh tế mũi nhọn từ đó tạo ra sự

dịch chuyển cơ cấu kinh tế 40

3.1 Mô hình các giai đoạn phát triển của W.Rostow 40

3.2 Mô hình hai khu vực của Arthus Lewis 42

3.3 Mô hình hai khu vực của Oshima 44

3.2.2 Nội dung của mô hình 45

4 Tác động của đầu tư phát triển đến khoa học và công nghệ 48

5 Đầu tư đúng hướng cho phép khai thác lợi, phát triển ngoại thương 50

5.1 Quan điểm của Adam Smith 50

5.2 Lí thuyết của Ricarđo và Heckscher-Ohlin 52

I Tổng quan về đầu tư phát triển ở Việt Nam trong các năm qua 58

1 Đầu tư trong nước: 58

2.Đầu tư nước ngoài 60

II Tổng quan về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua .62

III.Tác động của đầu tư với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua 71

III Một số tồn tại trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam đã và đang tác động đến tăng trưởng kinh tế 79

1 Hạn chế của đầu tư 79

2 Hạn chế trong tăng trưởng kinh tế 85

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM 86

KẾT LUẬN 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia thường được đánh giá theonhững dấu hiệu chủ yếu như: ổn định, tăng trưởng, công bằng xã hội

Trong đó, tăng trưởng kinh tế là cơ sở để thực hiện hàng loạt vấn đềkinh tế, chính trị, xã hội Tăng trưởng kinh tế thể hiện bằng sự tăng lên về sốlượng, chất lượng hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất ra nó, do đó tăngtrưởng kinh tế là tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng đói nghèo

Tăng trưởng kinh tế nhanh là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với mọiquốc gia trên con đường vượt lên khắc phục sự lạc hậu, hướng tới giàu có,thịnh vượng Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng,phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện như:kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, giúp cho giáodục, y tế, văn hoá phát triển

Tăng trưởng kinh tế chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều yếu tố, màtrong đó đầu tư là một trong những yêu tố đóng vai trò quan trọng nhất quyếtđịnh hiệu quả và chất lượng tăng trưởng kinh tế

Vậy đầu tư có tầm quan trọng như thế nào đối với tăng trưởng kinh tế? Đầu tư tác động đến tăng trưởng kinh tế theo cơ chế nào?

Nhằm giải đáp các câu hỏi trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Dựa vào các

lý thuyết kinh tế và đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng”.

Trang 5

CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ THUYẾT KINH TẾ VỀ ĐẦU TƯ CÙNG VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

I Tổng quan về đầu tư

1 Khái niệm:

Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hànhcác hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớnhơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó Như vậy , mục tiêucủa mọi công cuộc đầu tư là đạt được các kết quả lớn hơn so với những hysinh về nguồn lực mà nhà đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư

Nguồn lực được nói đến ở đây có thể là tiền, tài nguyên, công nghệ,nhà xưởng, sức lao động, trí tuệ… và các mục đích hướng tới chính là sự tănglên về tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường sá, bệnhviện, máy móc…), tài sản trí tuệ (trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề,năng suất lao động, trình độ quản lý… ) và nguồn nhân lực có đủ điều kiệnlàm việc với năng suất cao hơn trong nền sản xuất XH

Có hai hình thức đầu tư mà ta xét:

+ Đầu tư trực tiếp là sự đầu tư thông qua sản xuất, cung cấp dịch vụ,buôn bán tại nước nhận đầu tư Hình thức đầu tư này thường dẫn đến sự thànhlập một pháp nhân riêng như công ty liên doanh, công ty 100% vốn nướcngoài, chi nhánh công ty nước ngoài Đầu tư trực tiếp góp phần làm tăng tổngsản phẩm quốc nội, thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ và phương thứcquản lý, kinh doanh tiên tiến, đồng thời góp phần giải quyết vấn đề việc làmtại nước nhận đầu tư

+ Đầu tư gián tiếp là sự đầu tư thông qua việc buôn bán cổ phiếu vàcác giấy tờ có giá trị, gọi chung là chứng khoán Hình thức đầu tư này không

Trang 6

dẫn đến việc thành lập pháp nhân riêng Hình thức này mang tính đầu cơ nên

có thể thu lãi rất lớn thông qua sự biến động giá chứng khoán (điều này lạiliên quan đến nhiều yếu tố khác như tình hình chính trị, phát triển kinh tế,chính sách điều hành vĩ mô, v.v ), nhưng cũng chính vì thế mà có thể phảichịu những rủi ro khó lường trước Đối với nước nhận đầu tư, hình thức đầu

tư góp phần giải quyết sự khan hiếm vốn, nhưng khi các nhà đầu tư đồng loạtrút đi (bằng cách bán lại chứng khoán) sẽ dễ dẫn đến những biến động trên thịtrường tiền tệ, ảnh hưởng tới nền kinh tế

2 Các loại hình đầu tư

2.1 Đầu tư phát triển

* Khái niệm

Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dung vốntrong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ranhững tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị…) và tài sản trí tuệ (tri thức, kĩnăng…), gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu pháttriển

Đầu tư phát triển đòi hỏi rất lớn nhiều loại nguồn lực Theo nghĩa hẹp,nguồn lực sử dụng cho đầu tư phát triển là tiền vốn Theo nghĩa rộng, nguồnlực đầu tư bao gồm cả tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc, thiêt bị, tàinguyên Như vậy, khi xem xét lựa chọn dự án đầu tư hay đánh giá hiệu quảhoạt động đầu tư phát triển cần tính đúng tính đủ các nguồn lực tham gia

Đối tượng của đầu tư phát triển là tập hợp các yếu tố được chủ đầu tư

bỏ vốn thực hiện nhằm đạt những mục tiêu nhất định Trên quan điểm phâncông lao động XH, có hai nhóm đối tượng đầu tư chính là đầu tư theo ngành

và đầu tư thao lãnh thổ Trên góc độ tính chất và mục đích đầu tư, đối tượngđầu tư chia thành hai nhóm chính: công trình vì mục tiêu lợi nhuận và công

Trang 7

trình phi lợi nhuận Trên góc độ xem xét mức độ quan trọng, đối tượng đầu tưchia thành: loại được khuyến khích đầu tư, loại không được khuyến khích đầu

tư và loại cấm đầu tư

Kết quả của đầu tư phát triển là sự tăng thêm về tài sản vật chất (nhàxưởng, thiết bị…) tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kĩthuật…) và tài sản vô hình (phát minh, sáng chế, bản quyền…) Các kết quảđạt được của đầu tư góp phần làm tăng thêm năng lực sản xuất của XH Hiệuquả của đầu tư phát triển phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế XHthu được với chi phí chi ra để đạt được kết quả đó Kết quả và hiệu quả đầu tưphát triển cần được xem xét cả trên phương diện chủ đầu tư và XH, đảm bảokết hợp hài hoà giữa các loại lợi ích phát huy vai trò chủ động sáng tạo củachủ đầu tư, vai trò quản lí, kiểm tra giám sát của cơ quan quản lí Nhà nướccác cấp Thực tế, có những khoản đầu tư tuy không trực tiếp tạo ra tài sản cốđịnh và tài sản lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh như đầu tư cho y

tế, giáo dục, xoá đói giảm nghèo… Nhưng lại rất quan trọng để nâng cao chấtlượng cuộc sống và vì mục tiêu phát triển, do đó cũng được xem là đầu tưphát triển

* Mục đích

Đầu tư phát triển là vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích quốc gia, cộngđồng và nhà đầu tư Trong đó, đầu tư Nhà nước nhằm thúc đẩy tăng trưởngkinh tế, tăng thu nhập quốc dân, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đờisống của các thành viên trong XH Đầu tư của doanh nghiệp nhằm tối thiểuchi phí, tối đa lợi nhuận, nâng cao khả năng cạnh tranh và chất lượng nguồnnhân lực…

Hoạt động của đầu tư phát triển là một quá trình diễn ra trong thời kìdài và tồn tại vấn đề “độ trễ thời gian” Độ trễ thời gian là sự không trùng hợpgiữa thời gian đầu tư và thời gian vận hành các kết quả đầu tư Đầu tư hiện tại

Trang 8

nhưng kết quả thường được thu trong tương lai Đặc điểm này của đầu tư cầnđược quán triệt khi đánh giá kết quả ,chi phí và hiệu quả đầu tư phát triển.

* Đặc điểm của đầu tư phát triển:

- Quy mô tiền vốn vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư pháttriển thường rất lớn Vốn đầu tư lớn nằm khô đọng lâu trong suốt quá trìnhthực hiện đầu tư Lao động cần sử dụng cho cac dự án rất lớn, đặc biệt đối vớicác dự án trọng điểm quốc gia

- Thời kì đầu tư kéo dài: thời kì đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện

dự án đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động Nhiều công trình đầu

tư phát triển có thời gian kéo dài hàng chục năm

- Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài: thời gian vận hành cáckết quả đầu tư tính từ khi đưa công trình vào hoạt động cho đến khi hết thờihạn sử dụng và đào thải công trình

- Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển là các công trình xâydựng thường phát huy tác dụng ở ngay nơi no được tạo dựng nên, do đó, quátrình thực hiện đầu tư cũng như thời kì vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnhhưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, XH vùng Không thể dễ dàng

di chuyển các công trình đã đầu tư từ nơi này sang nơi khác, nên công tácquản lí hoạt động đầu tư phát triển cần phải quán triệt đặc điểm này trên một

số nội dung sau:

+ Trước tiên, cần phải có chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư đúng đắn.+ Lựa chọn địa điểm đầu tư hợp lý

- Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao, do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kìđầu tư kéo dài, thời gian vận hành các kết quả đầu tư cũng kéo dài… nên mức

độ rủi ro của hoạt động đầu tư phát triển thường cao

Trang 9

* Nội dung của đầu tư phát triển:

Hoạt động đầu tư phát triển bao gồm nhiều nội dung, tuỳ theo cáchtiếp cận

Căn cứ vào lĩnh vực phát huy tác dụng, đầu tư phát triển bao gồm cácnội dung sau: đầu tư phát triển sản xuất, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kĩthuật chung của nền kinh tế, đầu tư phát triển văn hoá giáo dục y tế và dịch vụ

XH khác, đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật và những nội dung phát triểnkhác Cách tiếp cận này là căn cứ để xác định quy mô vốn đầu tư, đánh giákết quả và hiệu quả hoạt động cho từng ngành lĩnh vực trong nền kinh tế quốcdân

Theo khái niệm, nội dung đầu tư phát triển bao gồm: đầu tư những tàisản vật chất (tài sản thực) và đầu tư những tài sản vô hình Đầu tư các tài sảnvật chất gồm: đầu tư tài sản cố định (đầu tư xây dựng cơ bản) và đầu tư vàohàng tồn trữ Đầu tư tài sản vô hình gồm các nội dung sau: đầu tư nâng caochất lượng nguồn nhân lực, đầu tư nghiên cứu và triển khai các hoạt độngkhoa học, kĩ thuật, đầu tư xây dựng thương hiệu, quảng cáo

2.2 Đầu tư tài chính

- Đầu tư tài chính (đầu tư tài sản tài chính) là loại đầu tư trong đó người

có tiền bỏ tiền ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá trên thị trường tiền

tệ, thị truờng vốn để hưởng lãi suất định trước (gửi tiết kiệm, mua trái phiếuchính phủ) hoặc lợi nhuận tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty phát hành (mua cổ phiếu…) Góp vốn (mua cổ phần) thànhlập doanh nghiệp lần đầu, mua lại cổ phần hoặc sáp nhập doanh nghiệp Đầu

tư tài chính thường được thực hiện gián tiếp thông qua các trung gian tàichính như các ngân hàng, các quĩ đầu tư, công ty chứng khoán

Trang 10

- Đầu tư tài sản tài chính là loại đầu tư không trực tiếp làm tăng sảnphẩm thực (tài sản vật chất) cho nền kinh tế (nếu không xét đến quan hệ quốc

tế trong lĩnh vực này) mà chỉ làm tăng giá trị tài sản tài chính cho chủ đầu tư.Với sự hoạt động của hình thức đầu tư này, vốn được lưu chuyển dễ dàng, khicần có thể rút ra nhanh chóng Đây thực sự là một nguồn cung cấp vốn quantrọng cho đầu tư phát triển

2.3 Đầu tư thương mại

Đầu tư thương mại là hình thức đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ramua hàng hóa và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận chênh lệch

do giá khi mua và khi bán Loại đầu tư này không tạo ra tài sản mới cho nềnkinh tế (nếu không xét đến ngoại thương), mà chỉ làm tăng tài sản tài chínhcủa nhà đầu tư trong quá trình mua đi bán lại, chuyển giao quyền sở hữu hànghoá giữa người bán với nhà đầu tư và giữa nhà đầu tư với khách hàng của họ.Tuy nhiên đầu tư thương mại có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông của cảivật chất do đầu tư phát triển tạo ra Từ đó thúc đẩy đầu tư phát triển, tăng thucho ngân sách, tăng tích luỹ vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụnói riêng và nền sản xuất xã hội nói chung

3 Các lí thuyết kinh tế về đầu tư

3.1.Số nhân đầu tư

Số nhân đầu tư phản ánh vai trò của đầu tư đối với sản lượng Nó chothấy sản lượng gia tăng bao nhiêu khi đầu tư gia tăng 1 đơn vị

Công thức tính:

k = ∆Y/ ∆I (1)

Trong đó: ∆Y: Mức gia tăng sản lượng

∆I : Mức gia tăng đầu tư

k : Số nhân đầu tư

Trang 11

 1

Trang 12

3.2 Gia tốc đầu tư

Số nhân đầu tư giải thích mối quan hệ giữa gia tăng đầu tư gia tăng sảnlượng hay việc gia tăng đầu tư có ảnh hưởng như thế nào đến sản lượng Nhưvậy, đầu tư xuất hiện như một yếu tố của tổng cầu Theo Keynes (nhà kinh tểhọc trong thập niên 30 thế kỉ trước), đầu tư cũng được xem xét từ góc độ tổngcung, nghĩa là, mỗi sự thay đổi của sản lượng làm thay đổi đầu tư như thế nào

Theo lí thuyết này, để sản xuất ra 1 đơn vị đầu ra cho trước cần phải cómột lượng vốn đầu tư nhất định Tương quan giữa sản lượng và vốn đầu tư cóthể được biểu diễn như sau :

x = Y K (4) Trong đó:

K : Vốn đầu tư tại thời kì nghiên cứu

Y : Sản lượng tại thời kì nghiên cứu

x : Hệ số gia tốc đầu tư

Từ công thức (4) suy ra :

K = x * Y (5)Như vậy, nếu x không đổi thì khi quy mô sản lượng sản xuất tăng dẫnđến nhu cầu vốn đầu tư tăng theo và ngược lại Nói cách khác, chi tiêu đầu tưtăng hay giảm phụ thuộc nhu cầu về tư liệu sản xuất và nhân công Nhu cầucác yếu tố sản xuất lại phụ thuộc vào quy mô sản phẩm cần sản xuất

Theo công thức (5), có thể kết luận: sản lượng phải tăng liên tục mới làcho đầu tư tăng cùng tốc độ, hay không đổi so với thời kì trước

Trang 13

* Ưu điểm của lí thuyết gia tốc đầu tư :

- Lí thuyết gia tốc đầu tư phản ánh quan hệ giữa sản lượng với đầu tư.Nếu x không đổi trong kì kế hoạch thì có thể sử dụng công thức để lập kếhoạch khá chính xác

- Lí thuyết phản ánh sự tác động của tăng trưởng kinh tế đến đầu tư.Khi kinh tế tăng trưởng cao, sản lượng nền kinh tế tăng, cơ hội kinh doanhlớn, dẫn đến tiết kiệm tăng cao và đầu tư nhiều

*Nhược điểm của lí thuyết gia tốc đầu tư:

- Lí thuyết giả định quan hệ tỷ lệ giữa sản lượng và đầu tưlà cốđịnh.thực tế đại lượng này (x) luôn luôn biến động do sự tác động của nhiềunhân tố khác nhau

- Thực chất lí thuyết đã xem xét sự biến động của đầu tư thuần (NI) chứkhông phải sự biến động của tổng đầu tư do sự tác động của thay đổi sảnlượng Vì, từ công thức (5) có thể viết:

+ Tại thời điểm t: K txY t (6)

+ Tại thời điểm (t-1): K t 1 xY t 1 (7)

Trang 14

Như vậy, theo lí thuyết này, đầu tư ròng là hàm của sự gia tăng sảnlượng đầu ra Nếu sản lượng tăng, đầu tư ròng tăng (lớn hơn x lần) Nếu sảnlượng giảm, đầu tư thuần sẽ âm Nếu tổng cầu về sản lượng trong thời giandài không đổi, đầu tư ròng sẽ bằng 0 (Khi y  0 thì I =0)

- Theo lí thuyết này toàn bộ vốn đầu tư mong muốn đều được thực hiệnngay trong cùng một thời kì Điều này không đúng bởi nhiều lí do, chẳng hạn

do việc cung cấp các yếu tố liên quan đến thực hiện vốn đầu tư không đápứng, do cầu vượt quá cung… Do đó, lí thuyết gia tốc đầu tư tiếp tuc đượchoàn thiện qua thời gian.theo lí thuyết gia tốc đầu tư sau này thì vốn đầu tưmong muốn được xác định như là một hàm của mức sản lượng hiện tại và quákhứ, nghĩa là, qui mô đầu tư mong muốn được xác định trong dài hạn

Nếu gọi: K tK t 1 là vốn đầu tư thực hiện ở thời kì t và (t-1)

Và lí thuyết gia tốc đầu tư hoàn thiện sau này cũng đã đề cập đến tổngđầu tư

Theo lí thuyết gia tốc đầu tư ban đầu thi đầu tư thuần:

II tD tK tK t 1

Theo lí thuyết gia tốc đầu tư sau này thì: K tK t1 *(K t*  K t1)

Và do đó: I  *(K t*  K t1)

Trang 15

Để xác định tổng đầu tư,chúng ta giả định:D t =  *K t 1

tư mới dẫn đến gia tăng sản lượng, gia tăng sản lượng lại là nhân tố thúc đẩygia tăng đầu tư Quá trình này diễn ra liên tuc, dây chuyền

3.3 Quỹ nội bộ của đầu tư

Theo lí thuyết này,đầu tư có quan hệ tỷ lệ thuận với lợi nhuận thực tế:

I = f (lợi nhuận thực tế) Do đó, dự án đầu tư nào đem lại lợi nhuận cao

sẽ được lựa chọn Vì lợi nhuân cao, thu nhập giữ lại cho đầu tư sẽ lớn và mứcđầu tư sẽ cao hơn Nguồn vốn cho đầu tư có thể huy động bao gồm: Lợinhuận giữ lại, tiền trích khấu hao, đi vay các loại trong đó bao gồm cả việcphát hành trái phiếu và bán cổ phiếu Lợi nhuận giữ lại và tiền trích khấu hao

Trang 16

tài sản là nguồn vốn nội bộ của doanh nghệp, còn đi vay và phát hành tráiphiếu, bán cổ phiếu là nguồn vốn huy động từ bên ngoài Vay mượn thì phảitrả nợ, trường hợp nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, doanh nghiệp cóthể không trả được nợ và lâm vào tình trạng phá sản Do đó việc đi vay khôngphải là điều hấp dẫn, trừ khi được vay ưu đãi Cũng tương tự, việc tăng vốnđầu tư bằng phát hành trái phiếu cũng không phải là biện pháp hấp dẫn Cònbán cổ phiếu để tài trợ cho đầu tư chỉ được các doanh nghiệp thực hiện khihiệu quả của dự án đầu tư là rõ ràng và thu nhập do dự án đem lại trong tươnglai lớn hơn các chi phí đã bỏ ra.

Chính vì vậy, theo lí thuyết quỹ nôi bộ của đầu tư, các doanh nghiệpthường chọn biện pháp tài trợ cho đầu tư từ các nguồn vốn nội bộ và chính sựgia tăng của lợi nhuận sẽ làm cho mức đầu tư của doanh nghiệp lớn hơn

Sự khác nhau giữa lí thuyết gia tốc đầu tư và lí thuyết nàydẫn đến việcthực thi các chính sách khác nhau để khuyến khích đầu tư Theo lí thuyết giatốc đầu tư, chính sách tài khóa mở rộng sẽ làm cho mức đầu tư cao hơn và do

đó sản lượng thu được cũng sẽ cao hơn Còn việc giảm thuế lợi tức của doanhnghiệp không có tác dụng kích thích đầu tư Ngược lại, theo lí thuyết quỹ nội

bộ của đầu tư thì việc giảm thuế lợi tức của doanh nghiệp sẽ làm tăng lợinhuận từ đó tăng đầu tư và tăng sản lượng, mà tăng lợi nhuận có nghĩa là tăngquỹ nội bộ Quỹ nội bộ là một yếu tố quan trọng để xác định lượng vốn đầu tưmong muốn, còn chính sách tài khóa mở rộng không có tác dụng trực tiếp làmtăng đầu tư theo lí thuyết này

3.4.Lí thuyết tân cổ điển

Theo lí thuyết này thì đầu tư bằng tiết kiệm (ở mức sản lượng tiềmnăng) Còn: tiết kiệm S = s*y trong đó 0 s 1

Trang 17

s: Mức tiết kiệm từ 1 đơn vị sản lượng(thu nhập) và tỷ lệ tăng trưởngcủa lao động bằng với tỷ lệ tăng dân số và kí hiệu là n.

Theo hàm sản xuất,các yếu tố của sản xuất là vốn và lao động có thểthay thế cho nhau trong tương quan sau đây:

y  A* E(  ) * K(  ) * N( 1   ) (12)Trong đó:

y : Sản lượng

K(  ): Vốn đầu tư

N ( 1   ): Lao động

A*E(  ) biểu thị ảnh hưởng của yếu tố công nghệ

 và ( 1   )là hệ số co giãn thành phần của sản xuất với cácyếu tố vốn và lao động (thí dụ nếu  =0.25 thì 1% tăng lên của vốn sẽ làmcho sản lượng tăng lên 25%) Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo thì  và

)

1

(   biểu thị phần thu nhập quốc dân từ vốn và lao động

Từ hàm sản xuất Cobb Douglas trên đây ta có thể tính được tỷ lệ tăngtrưởng của sản lượng như sau:

g r   *h ( 1   ) *n (13) Trong đó:

g: Tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng

h: Tỷ lệ tăng trưởng của vốn

n: Tỷ lệ tăng trưởng lao động

Biểu thức trên cho thấy:tăng trưởng của sản lượng có mối quan hệthuận với tiến bộ của công nghệ và tỷ lệ tăng trưởng của vốn và lao động

Trang 18

Trong một nền kinh tế ở “thời đại hoàng kim”có sự cân bằng trong tăngtrưởng của các yếu tố sản lượng,vốn và lao động.

Gọi đầu tư ròng là I và I  K

Y s S

tỷ lệ tăng trưởng của công nghệ và lao động Điều này cho thấy,không thể cóthu nhập trên đầu người tăng nếu không có sự tiến bộ của công nghệ

Trang 19

3.5 Mô hình Harrod - Domar

Mô hình Harrod - Domar giải thích mối quan hệ giữa tốc độ tăngtrưởng kinh tế với yếu tố tiết kiệm và đầu tư

Để xây dựng mô hình, các tác giả đưa ra 2 giả định:

- Lao động đầy đủ việc làm, không có hạn chế với cung lao động

- Sản xuất tỷ lệ với khối lượng máy móc

Nếu gọi: Y : Là sản lượng năm t

Y 

Phương trình phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Y ICO

Y s

Trang 20

Như vậy, theo Harrod - Domar, tiết kiệm là nguồn gốc của tăng trưởngkinh tế Muốn gia tăng sản lượng với tốc độ g thì cần duy trì tỷ lệ tích luỹ đểđầu tư trong GDP là s với hệ số ICOR không đổi Mô hình thể hiện S lànguồn vốn của I, đầu tư làm gia tăng vốn sản xuất (K), gia tăng vốn sảnxuất sẽ trực tiếp gia tăng Y Cũng lưu ý rằng, do nghiên cứu ở các nướctiên tiến,nhằm xem xét vấn đề: để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế 1% thìđầu tư phải tăng bao nhiêu, nên những kết luận của mô hình cẩn được kiểmnghiệm kỹ khi nghiên cứu đối với các nước đang phát triển như ở nước ta Ởnhững nước đang phát triển, vấn đề không đơn thuần chỉ là duy trì tốc độ tăngtrưởng kinh tế như cũ mà quan trọng là phải tăng với tốc độ cao hơn Đồng thời

do thiếu vốn, thừa lao động, họ thường sử dụng nhiều nhân tố khác phục vụ tăngtrưởng

II KHÁI NIỆM TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1 Khái niệm:

1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong mộtkhoảng thời gian nhất định (thường là một năm) Sự gia tăng thể hiện ở quy

mô và tốc độ Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc

độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sựgia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kì Như vậy, bản chất của tăng trưởng

là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế.

Nhìn chung, tăng trưởng kinh tế được tính bằng % thay đổi của mứcsản lượng quốc dân

gt = ( Yt – Y(t+1)/Y(t-1) *100%

Trong đó: gt : Tốc độ tăng trưởng của thời kì t

Y : GDP thực tế của thời kì t

Trang 21

Thước đo đó có thể gây nhầm lẫn nếu như dân số tăng rất nhanh trongkhi GDP thực tế lại tăng trưởng chậm.

Một định nghĩa khác có thể thích hợp hơn về tăng trưởng kinh tế theomức sản lượng bình quân đầu người được tính bằng tổng sản lượng hàng hoá

và dịch vụ được tạo ra trong năm chia cho dân số

gt(PC) = ( yt - y(t-1))/y(t-1) *100%

Trong đó: gt(PC): Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầungười của thời kì t

y : GDP thực tế bình quân đầu người

Khi các nhà kinh tế nghiên cứu tăng trưởng kinh tế, họ quan tâm đếntăng trưởng của sản lượng thực tế qua một thời kì dài để có thể xác định đượccác yếu tố làm tăng GDP thực tế tại mức tự nhiên trong dài hạn

Các nguồn lực của tăng truởng kinh tế: Yếu tố hàng đầu quyết địnhtăng trưởng là năng suất Nhưng các yếu tố quyết định năng suất và do đótăng truởng kinh tế là nguồn nhân lực, tích luỹ tư bản, tài nguyên thiên nhiên

và tri thức công nghệ Các nhân tố đó có thể khác nhiều giữa các nước và một

số nước có thể kết hợp chúng hiệu quả hơn các nước khác

Các chính sách của chính phủ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế:

- Chính sách khuyến khích tiết kiệm và đầu tư trong nước

- Chính sách thu hút đầu tư từ nước ngoài

Trang 22

- Nghiên cứu và triển khai công nghệ mới.

Tăng trưởng bền vững: Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằmđịnh nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm

sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa Khái niệm này hiện đang là mục tiêuhướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh

tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa riêng để hoạch định chiến lược phù hợpnhất với quốc gia đó

1.2 Khái niệm phát triển kinh tế

Hiện nay mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển và trải qua thờigian, khái niệm về phát triển cũng đã đi đến thống nhất Phát triển kinh tế đượchiểu là quá trình biến đổi cả về lượng và chất,nó là sự kết hợp chặt chẽ quá trìnhhoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia Theo cách hiểu nhưvậy, phát triển phải là một quá trình lâu dài và do các nhân tố nội tại của nền kinh

tế quyết định Nội dung của phát triển kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức:

- Sự tăng lên của GDP, GNP hoặc GDP, GNP tính theo đầu người Có

nghĩa là sự tăng trưởng kinh tế phải lớn hơn mức tăng dân số

- Sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế: tỷ trọng của cácngành dịch vụ và công nghiệp trong GDP tăng lên còn tỷ trọng của nôngnghiệp giảm xuống Nhưng giá trị tuyệt đối của các ngành tăng lên

- Sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội Chất lượng cuộcsống của đại bộ phận dân cư phải được cải thiện chính vì vậy phải phối hợp

có hiệu quả tăng trưởng kinh tế, ổn định lạm phát

1.3 Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển

Nói đến tăng trưởng kinh tế người ta thường liên tưởng đến việc giatăng về số lượng các chỉ tiêu kinh tế Chẳng hạn như các chỉ tiêu về GDP,GNP, cán cân thương mại, sản lượng sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu,

Trang 23

Còn đề cập đến vấn đề phát triển kinh tế, ngoài các chỉ tiêu về số lượngngười ta còn quan tâm đến các chỉ tiêu về chất lượng như: công bằng xã hội,khoảng cách giàu nghèo, trình độ dân trí, dịch vụ công ích,

Tăng trưởng kinh tế chưa chắc đã là phát triển kinh tế Ngược lại pháttriển kinh tế là đã bao hàm cả tăng trưởng kinh tế Tăng cường kinh tế là “điềukiện cần” để thực hiện tiến độ xã hội

Mới chỉ là “điều kiện cần” thôi, vì ngoài yêu cầu “ấm no’’ để đạt được

“hạnh phúc” cần có sự công bằng, văn minh, tiến bộ XH và các giá trị tinhthần khác, còn đòi hỏi sự nổ lực nhiều mặt khác từ phía nhà nước

Trên thực tế nhiều nước có tăng trưởng kinh tế không thấp, nhưng cácchỉ số về phát triển xã hội không cao hơn hoặc bằng các nước có GDP thấp hơn.Các nước XHCN trong thời kỳ thịnh vượng là một ví dụ về vấn đề này Bên cạnh

đó, giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội trong những giai đoạn phát triểnkhác nhau của một quốc gia cũng không hẳn luôn là tỉ lệ thuận

Có tăng trưởng kinh tế, của cải vật chất dồi dào mới có điều kiện nâng caochất lượng cuộc sống, giải phóng con người và thực hiện sự bình đẳng XH

-Mặt khác tiến bộ XH là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế , vì mọi nền kinh tế đều có môi trường tự nhiên và môitrường XH để tăng trưởng Môi trường XH vừa là mục tiêu vừa là động lựccho sự tăng trưởng

-Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế là yếu tố quan trọng cho việc ổn địnhchính trị và có điều kiện cũng cố an ninh quốc phòng Và đến lượt mình,chính trị ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững là nền tảng vững chắccho tăng trưởng kinh tế

Hai mối quan hệ cơ bản trên luôn phải được xem xét cả hai chiều thuậnnghịch Đây là mối quan hệ nhân quả, song vấn đề đặt ra ở đây là giải bài toán

Trang 24

“con gà và quả trứng” Đòi hỏi trong từng điều kiện cụ thể phải tìm được đáp

án nào để được hiệu quả cao nhất

Để tính GDP, có ba cách tiếp cận cơ bản là từ sản xuất, tiêu dùng, phânphối Theo cách tiếp cận từ sản xuất, GDP là giá trị gia tăng tính cho toàn bộnền kinh tế Nó được đo bằng tổng giá trị gia tăng của tất cả các đơn vịthường trú trong nền kinh tế

Như vậy: VAi = GOi - ICi

Trong đó: GOi là tổng giá trị sản xuất, ICi là chi phí trung gian củangành i

Tiếp cận từ chi tiêu, GDP là tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng của các

hộ gia đình (C), chi tiêu của chính phủ (G), đầu tư tích luỹ tài sản (I) và chitiêu qua thương mại quốc tế, tức là giá trị kim ngạch xuất khẩu trừ kim ngạchnhập khẩu (X-M)

GDP = C + G + I + (X – M)Nếu tiếp cận từ thu nhập, GDP đựơc xác định trên cơ sở các khoản hìnhthành thu nhập và phân phối thu nhập lần đầu, bao gồm: Thu nhập của người

có sức lao động dưới hình thức tiền công và tiền lương (W); thu nhập củangười có đất cho thuê(R); thu nhập của người có tiền cho vay (In); thu nhậpcủa người có vốn (Pr); khấu hao vồn cố định (Dp) và cuối cùng là thuế kinhdoanh (Ti)

Trang 25

GDP = W + R + In + Pr + Dp + Ti

2.1.2 Tổng thu nhập quốc dân ( GNI )

Tổng thu nhập quốc dân(GNI): Đây là chỉ tiêu xuất hiện trong bảngSNA năm 1993 thay cho chỉ tiêu GNP sử dụng trong bảng SNA năm 1968

Về nội dung thì GNI và GNP là như nhau, tuy vậy khi sử dụng GNI là muốnnói theo cách tiếp cận từ thu nhập chứ không phải nói theo góc độ sản phẩmsản xuất như GDP Hiểu theo khía cạnh trên, GNI là tổng thu nhập từ sảnphẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công nhân của một nước tạo nên trongmột khoảng thời gian nhất định Chỉ tiêu này bao gồm các khoản hình thànhthu nhập và phân phối lại thu nhập lần đầu có tính đến cả các khoản từ nướcngoài về và chuyển ra nước ngoài Như vậy, GNI hình thành từ GDP tiếp cậntheo góc độ thu nhập và được điều chỉnh theo con số chênh lệch thu nhậpnhân tố với nước ngoài

GNI = GDP + Chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài

Chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài = Thu nhập lợi tức nhân tốvới nước ngoài - Chi trả lợi tức nhân tố ra nước ngoài

Sự khác nhau về lượng giữa GDP và GNI là ở phần chênh lệch thunhập nhân tố với nước ngoài Ở các nước đang phát triển thì GNI thường nhỏhơn GDP vì thông thường phần chênh lệch này nhận giá trị âm

2.1.3 Thu nhập bình quân đầu người

Với ý nghĩa phản ánh thu nhập, chỉ tiêu GDP và GNI còn được sử dụng

để đánh giá mức thu nhập bình quân trên đầu người của mỗi quốc gia(GDP/người; GNI/người) Chỉ tiêu này phản ánh tăng trưởng kinh tế có tínhđến sự thay đổ dân số Quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân dầu người

là những chỉ báo quan trọng phản ánh và là tiền đề để nâng cao mức sống dân

cư nói chung Sự gia tăng liên tục với tốc độ ngày càng cao của chỉ tiêu này là

Trang 26

dấu hiệu thể hiện sự tăng trưởng bền vững và nó còn được sử dụng trong việc

so sánh mức sống dân cư giữa các quốc gia với nhau

Theo dõi chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người có thể xác định khoảngthời gian cần thiết nâng cao thu nhập lên gấp 2 lần dựa vào tỷ lệ tăng trưởngkinh tế theo dự báo Một phương pháp đơn giản và khá chính xác tiếp cận đếncon số này gọi là “luật 70” tức là thời gian để thu nhập dân cư tăng lên gấp 2lần được xác định xấp xỉ bằng 70 chia cho tốc độ tăng trưởng thu nhập bìnhquân đầu người hàng năm thao dự báo Ví dụ như nếu tốc độ tăng trưởng thunhập bình quân đầu người một nước đặt ra là 5% 1năm thì sẽ đạt được mứctăng gấp 2 lần sau khoảng 14 năm (70:5) Dự báo mức tăng thu nhập bìnhquân trên đầu người có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu xu hướng chuyểnbiến thu nhập của các quốc gia từ nhóm này sang nhóm khac so với mức bìnhquân toàn thế giới

2.1.4 Tổng giá trị sản xuất ( GO )

Tổng giá trị sản xuất (GO) là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụđược tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kì nhấtđịnh (thường là một năm) Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất có thể được tính theohai cách Thứ nhất, đó là tổng doanh thu bán hàng thu được từ các đơn vị, cácngành trong toàn bộ nền kinh tế Quốc Dân Thứ hai, tính trực tiếp từ sản xuất

và dịch vụ gồm chi phí trung gian (IC) và giá trị gia tăng của sản phẩm vậtchất và dịch vụ (VA)

Trang 27

Công thức tính:

GO = Chi phí trung gian + giá trị gia tăng

= IC + VA

2.1.5 Thu nhập quốc dân( NI )

Thu nhập quốc dân (NI): Là phần giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụmới sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định.NI chính là tổng thunhập quốc dân (GNI) sau khi đã trừ đi khấu hao vốn cố định của nền kinh tế(Dp)

NI = GNI - Dp

2.1.6 Thu nhập quốc dân sử dụng ( NDI )

Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI): Là phần thu nhập của cả quốc giadành cho tiêu dùng cuối cùng và tích luỹ thuần trong một thời kì nhất định.Chỉ tiêu này được hình thành sau khi thực hiện phân phối thu nhập lần thứhai, thực chất nó là thu nhập quốc dân (NI) sau khi đã điều chỉnh các khoảnthu, chi về chuyển nhượng hiện hành giữa các đợn vị thường trú và khôngthường trú Tuy vậy, xét trên toàn bộ nền kịnh tế các chuyển nhượng hiệnhành giữa các đơn vị thường trú sẽ triệt tiêu nhau, vì nếu có một đơn vị chi thì

sẽ có một đơn vị khác thu chuyển nhượng Vì vậy, NDI và NI sau khi điềuchỉnh các khoản chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài

NDI = NI + Chênh lệch về chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài

Trang 28

Chênh lệch chuyển nhượng với nước ngoài = Thu chuyển nhượng hiệnhành với nước ngoài - Chi chuyển hiện hành ra nước ngoài

2.2 Các chỉ số về cơ cấu kinh tế

* Về cơ cấu ngành kinh tế:

Cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GDP, cơ cấungành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực Đó là tỷ trọngtrong GDP của ngành nông nghiệp đã giảm nhanh từ 38,1% năm 1990 xuống27,2% năm 1995; 24,5% năm 2000; 20,9% năm 2005, và đến năm 2008 ướccòn 20,6% Tỷ trọng công nghiệp trong GDP đã tăng nhanh, năm 1990 là22,7%; năm 1995 tăng lên 28,8%; năm 2000: 36,7%; năm 2005: 41% và đếnnăm 2008 ước tính sẽ tăng đến 41,6% Tỷ trọng dịch vụ trong GDP chưa biếnđộng nhiều, năm 1990 là 38,6%; năm 1995: 44,0%; năm 2000: 38,7%; năm2005: 38,1%; năm 2008 sẽ là khoảng 38,7%

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động nước tatheo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Số lao động trong các ngànhcông nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên, trong khi số lao động ngành nôngnghiệp ngày càng giảm đi

Trong nội bộ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng đã có sự

chuyển dịch ngày càng tích cực hơn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đạihoá Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp khu vực nông thôn đã tăng từ17,3% năm 2001 lên 19,3% năm 2007 Trên cơ sở đó, đã tác động tích cựcđến chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội nông thôn mà biểu hiện rõ nhất làthúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn theo hướng ngày càng tăngthêm các hộ làm công nghiệp, thương mại và dịch vụ; trong khi số hộ làmnông nghiệp thuần tuý giảm dần Tỷ lệ hộ nông nghiệp (bao gồm cả lâm

Trang 29

nghiệp, ngư nghiệp) đã giảm 9,87%; tỷ lệ hộ công nghiệp tăng lên 8,78%.Năm 2007, số hộ công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn có 3,6 triệu

hộ, tăng 62% so với năm 2000

* Trong cơ cấu các thành phần kinh tế:

Kinh tế tư nhân được phát triển không hạn chế về quy mô và địa bànhoạt động trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm Từ những địnhhướng đó, khung pháp lý ngày càng được đổi mới, tạo thuận lợi cho việcchuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang nềnkinh tế thị trường, nhằm giải phóng sức sản xuất, huy động và sử dụng cácnguồn lực có hiệu quả, tạo đà cho tăng trưởng và phát triển kinh tế

*Về cơ cấu vùng kinh tế:

Trong những năm vừa qua cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng,đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế Trên bình diện quốc gia, đã hìnhthành 6 vùng kinh tế: vùng trung du miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sôngHồng, vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùngĐông Nam bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long Trong đó, có 3 vùng kinh

tế trọng điểm là vùng động lực cho tăng trưởng kinh tế cả nước

Các địa phương cũng đẩy mạnh việc phát triển sản xuất trên cơ sở xâydựng các khu công nghiệp tập trung, hình thành các vùng chuyên canh chosản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến, nuôi trồng thuỷ sản, hình thànhcác vùng sản xuất hàng hoá trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội củatừng vùng Điều này tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến, góp

Trang 30

phần tạo nên xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọngsản xuất hàng hoá, hướng về xuất khẩu.

*Cơ cấu nền kinh tế đã chuyển dịch tích cực theo hướng mở cửa, hội nhập vào kinh tế toàn cầu:

Thể hiện ở tỷ lệ xuất khẩu/GDP (XK/GDP) ngày càng tăng, nghĩa là hệ

số mở cửa ngày càng lớn, từ 34,7% năm 1992 lên 47% năm 2001, và đến năm

2005 là trên 50% Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm 2001 – 2005 đã đạt 111 tỉUSD, tăng bình quân 17,5%/năm (kế hoạch là 16%/năm), khiến cho năm

2005, bình quân kim ngạch xuất khẩu/người đã đạt 390 USD/năm, gấp đôinăm 2000 Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu tiếp tục đạt mức cao – 40 tỉ USD,tăng 24% so với năm 2005; năm 2007 đạt gần 50 tỉ USD, tăng 21,5% so vớinăm 2006; năm 2008 tăng 29,5% so với năm 2007, đưa tỷ lệ XK/GDP đạtkhoảng 70%

Nhiều sản phẩm của Việt Nam như gạo, cao su, may mặc, giày dép,hải sản… đã có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới Các hoạt độngkinh tế đối ngoại khác như đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và viện trợphát triển chính thức (ODA) cũng đều tăng trưởng khả quan, đặc biệt là vốnFDI đã có bước phát triển tích cực, tăng mạnh từ năm 2004 đến nay Năm

2001, vốn FDI vào Việt Nam là 3,2 tỉ USD; tiếp theo, năm 2002: 3,0 tỉ USD;2003: 3,2 tỉ USD; 2004: 4,5 tỉ USD; 2005: 6,8 tỉ USD; 2006: 10,2 tỉ USD; vànăm 2007 vừa qua đã là năm thứ hai nước ta liên tục nhận được các nguồnvốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đạt con số kỷ lục: 20,3 tỉ USD, tănggấp đôi so với năm 2006, bằng tổng mức thu hút FDI của cả giai đoạn 5 năm2001-2005, chiếm 1/4 tổng vốn FDI vào Việt Nam trong suốt hơn 20 năm vừaqua

Trang 31

Năm 2008, tuy kinh tế toàn cầu có nhiều khó khăn lớn trong xu thếsuy thoái, song đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký tại Việt Nam đạt 64,011 tỉUSD, tăng gấp đôi năm 2007 Tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ choViệt Nam năm 2008 diễn ra đầu tháng 12, tại Hà Nội, tổng cam kết từ các nhàtài trợ lên tới 5,014 tỉ USD (thấp hơn 1 chút so với năm 2007: 5,4 tỉ USD).Giải ngân vốn ODA được 2,2 tỉ USD, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra và cao hơnmức năm 2007 (2,176 tỉ USD).

Hoạt động đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đã bước đầu được triểnkhai Các doanh nghiệp Việt Nam đã có một số dự án đầu tư ra nước ngoàinhư khai thác dầu ở An-giê-ri, Xin-ga-po, Vê-nê-du-ê-la; trồng cao su ởLào…

Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế sau hơn 20 năm đổi mới là mộttrong những nguyên nhân quan trọng và cơ bản nhất đưa đến các kết quả,thành tựu tăng trưởng kinh tế khả quan, tạo ra những tiền đề vật chất trực tiếp

để chúng ta giữ được các cân đối vĩ mô của nền kinh tế như thu chi ngân sách,vốn tích luỹ, cán cân thanh toán quốc tế…, góp phần bảo đảm ổn định và pháttriển kinh tế – xã hội theo hướng bền vững Các chương trình mục tiêu quốcgia về xoá đói giảm nghèo, chương trình về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầngkinh tế – xã hội cho các vùng khó khăn, các chương trình tín dụng cho ngườinghèo và chính sách hỗ trợ trực tiếp đã mang lại kết quả rõ rệt Tỷ lệ hộ nghèo

đã giảm từ 17,2% năm 2006 xuống còn 14,7% năm 2007, và năm 2008còn13,1% Chỉ số phát triển con người (HDI) đã không ngừng tăng, được lênhạng 4 bậc, từ thứ 109 lên 105 trong tổng số 177 nước…

III VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ QUACÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ VÀ ĐẦU TƯ

1 Đầu tư tác động đến tổng cung của nền kinh tế.

1.1 Lí thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái cổ điển

Trang 32

Lý thuyết cổ điển về tăng trưởng kinh tế do các nhà kinh tế học cổ điểnnêu ra mà các đại diện tiêu biểu là Adam Smith và David Ricardo AdamSmith (1723-1790) được coi là người sáng lập ra kinh tế học và là người đầutiên nghiên cứu lý luận tăng trưởng kinh tế một cách có hệ thống Trong tácphẩm “Của cải của các quốc gia”, ông đã nghiên cứu về tính chất, nguyênnhân tăng trưởng kinh tế và làm thế nào để tạo điều kiện cho kinh tế tăngtrưởng Nội dung cơ bản của tác phẩm này là:

 Học thuyết về “Giá trị lao động”, ông cho rằng lao động là nguồn gốc

cơ bản để tạo ra của cải cho đất nước

 Học thuyết về “Bàn tay vô hình”, theo ông nếu không bị chính phủkiểm soát, người lao động sẽ được lợi nhuận thúc đẩy để sản xuất ra dịch vụ

và hàng hóa cần thiết và thông qua thị trường tự do này, lợi ích cá nhân sẽ gắnliền với lợi ích xã hội Từ đó ông cho rằng Chính phủ không có vai trò thúcđẩy tăng trưởng kinh tế

 Lý thuyết về phân phối thu nhập theo nguyên tắc “Ai có gì được nấy”,theo nguyên tắc này, tư bản có vốn thì được lợi nhuận, địa chủ có đất đai thìthu được địa tô, công nhân có sức lao động thì nhận được tiền công

Theo Adam Smith, chính lao động được sử dụng trong những công việc cóích và hiệu quả là nguồn gốc tạo ra giá trị cho xã hội Số công nhân “hữu ích vàhiệu quả” cũng như năng suất của họ phụ thuộc vào lượng tư bản tích luỹ.Adam Smith coi sự gia tăng tư bản là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế Nếu Adam Smith được coi là người sáng lập ra Kinh tế học thì DavidRicardo (1772-1823) được coi là tác giả cổ điển xuất sắc nhất Ông kế thừacác tư tưởng của Adam Smith, và chịu ảnh hưởng tư tưởng về dân số học củaT.R Malthus (1776-1834) Những quan điểm cơ bản của David Ricardo vềtăng trưởng kinh tế được thể hiện như sau: Nông nghiệp là ngành kinh tế quan

Trang 33

trọng nhất, các yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế cũng như yếu tố cấuthành tổng cung của nền kinh tế là đất đai, lao động và vốn, trong từng ngành

và phù hợp với một trình độ kỹ thuật nhất định, các yếu tố này kết hợp vớinhau theo một tỷ lệ cố định, không thay đổi Trong đó yếu tố đất đai là yếu tốquan trọng nhất

Sự giới hạn tăng tổng cung của nền kinh tế: đất đai là yếu tố quan trọng

nhất nhưng chính đất đai mới là giới hạn của tăng trưởng Khi sản xuất nôngnghiệp gia tăng trên những đất đai màu mỡ hơn giá lương thực thực phẩm sẽtăng lên Do đó tiền lương danh nghĩa của công nhân cũng tăng lên tươngứng, lợi nhuận của nhà tư bản có xu hướng giảm Nếu cứ tiếp tục như vậy chođến khi lợi nhuận hạ thấp, không thể bù đắp được rủi ro trong kinh doanh làmcho nền kinh tế trở nên bế tắc

Đầu tư làm giảm sự giới hạn đó: D.Ricardo cho rằng muốn hạn chế giới

hạn đó thì chỉ có cách xuất khẩu hàng công nghiệp để mua lương thực rẻ hơn

từ nước ngoài, hoặc phát triển công nghiệp để rồi tác động vào nông nghiệp.Muốn vậy, chúng ta phải đầu tư sang lĩnh vực công nghiệp để thúc đẩy tăngtrưởng ngành công nghiệp Điều này thể hiện vai trò của đầu tư trong việctăng trưởng ngành nông nghiệp dẫn đến làm giảm sự giới hạn tăng trưởngchung

Hạn chế của lý thuyết: các nhà kinh tế cổ điển cho rằng thị trường tự do

được một bàn tay vô hình dẫn dắt để gắn lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội.Thị trường với sự linh hoạt của giá cả và tiền công có khả năng tự điều chỉnhnhững mất cân đối của nền kinh tế để xác lập những cân đối mới Như vậytrường phái này chưa thấy được vai trò của chính phủ cũng như các chínhsách đầu tư phát triển của nhà nước Theo D.Ricardo chính phủ không có vaitrò gì trong tăng trưởng kinh tế thậm chí hạn chế sự tăng trưởng

1.2 Quan điểm tăng trưởng kinh tế của K.Marx

Trang 34

K.Marx (1818-1883) không những là một nhà xã hội, chính trị học, lịch

sử và triết học xuất chúng mà còn là một nhà kinh tế học xuất sắc Theo ôngcác yếu tố tác động đến quá trình tái sản xuất là đất đai, lao động, vốn và tiến

bộ kỹ thuật, ông đặc biệt quan tâm đến vai trò của lao động trong việc tạo ragiá trị thặng dư Theo Marx, sức lao động đối với nhà tư bản là một loại hànghóa đặc biệt, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động không giống như giátrị sử dụng của các loại hàng hóa khác, vì nó có thể tạo ra một giá trị lớn hơngiá trị của bản thân nó, giá trị đó bằng giá trị sức lao động cộng với giá trịthặng dư

Về yếu tố kỹ thuật, Marx cho rằng tiến bộ kỹ thuật làm tăng số máy móc

và dụng cụ lao động dành cho người thợ, nghĩa là cấu tạo hữu cơ tư bản C/V

có xu hướng ngày càng tăng Do các nhà tư bản cần nhiều vốn hơn để khaithác tiến bộ kỹ thuật, để nâng cao năng suất lao động của công nhân nên cácnhà tư bản phải chia giá trị thặng dư thành hai phần: một phần để tiêu dùng chonhà tư bản, một phần để tích luỹ phát triển sản xuất Đó là nguyên nhân tích luỹcủa chủ nghĩa tư bản

Sự cần thiết phải tích lũy tư liệu sản xuất cho tái sản xuất: Theo Mark,

giữa cung và cầu của thị trường luôn có một khoảng cách Để giải quyết vấn

đề này cần phải có tích lũy sản xuất, tích lũy hàng hóa Đây cũng là hoạt độngđầu tư hàng tồn trữ Cũng theo ông, sau khi trải qua giai đoạn khủng hoảng cóchu kỳ, để tiếp tục phát triển, các nhà tư bản phải tiến hành đổi mới tư bản cốđịnh với quy mô lớn làm cho nền kinh tế tiến đến phục hồi, hưng thịnh Đểđổi mới được tư bản cố định, các nhà tư bản cũng nhất thiết cần có hoạt độngđầu tư đổi mới công nghệ

1.3 Lí thuyết tân cổ điển về đầu tư

Cuối thế kỉ 19 là thời kì đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ của khoa học

kỹ thuật Hàng loạt các phát minh khoa học ra đời, cùng với nó nhiều nguồn

Trang 35

tài nguyên quí được đưa vào khai thác làm cho kinh tế thế giới có bước pháttriển mạnh mẽ Sự chuyển biến này có ảnh hưởng mạnh đến các nhà kinh tế,hình thành một trường phái kinh tế mới mà ngày nay ta gọi là trường phái tân

cổ điển, đứng đầu là Alfred Marshall (1842-1924), tác phẩm chính của ông là

“Các nguyên lý của kinh tế học”, xuất bản năm 1890, do đó thời điểm nàyđược coi như mốc đánh dấu sự ra đời của trường phái tân cổ điển

Các nhà kinh tế tân cổ điển bác bỏ quan điểm cổ điển cho rằng sản xuấttrong một tình trạng nhất định đòi hỏi những tỷ lệ nhất định về lao động vàvốn, họ cho rằng vốn và lao động có thể thay thế cho nhau, và trong quá trìnhsản xuất có thể có nhiều cách kết hợp giữa các yếu tố đầu vào Đồng thời họcho rằng tiến bộ khoa học kỹ thuật là yếu tố cơ bản để thúc đẩy sự phát triểnkinh tế Do chú trọng đến các nhân tố đầu vào của sản xuất, lý thuyết tân cổđiển còn được gọi là lý thuyết trọng cung

Các yếu tố cấu thành nền kinh tế: Các nhà kinh tế cổ điển đã giải thích

nguồn gốc sự tăng trưởng thông qua hàm sản xuất:

Trang 36

Qua đó ta thấy sự tăng trưởng của các yếu tố vốn cũng như đầu tư tácđộng đến sự tăng trưởng.

Điểm giống với các nhà kinh tế cổ điển, các nhà kinh tế tân cổ điển chorằng trong điều kiện thị trường cạnh tranh, khi nền kinh tế có biến động thì sựlinh hoạt về giá cả và tiền công là nhân tố cơ bản khôi phục nền kinh tế về vịtrí sản lượng tiềm năng với việc sử dụng hết nguồn lao động Họ cũng chorằng Chính phủ không có vai trò quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế

1.4 Mô hình Harrod-Domar

1.4.1 Giới thiệu chung về mô hình

Dựa vào tư tưởng của Keynes, vào những năm 40 với sự nghiên cứu mộtcách độc lập, hai nhà kinh tế học là Roy Harrod ở Anh và Evsay Domar ở Mỹ đãcùng đưa ra mô hình giải thích mối quan hệ giữa sự tăng trưởng và thất nghiệp ởcác nước phát triển Mô hình này cũng được sử dụng rộng rãi ở các nước đangphát triển để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng và các nhu cầu về vốn

Mô hình này coi đầu ra của bất kỳ một đơn vị kinh tế nào, dù là mộtcông ty, một ngành công nghiệp hay toàn bộ nền kinh tế phụ thuộc vào tổng

số vốn đầu tư cho nó

Nếu gọi đầu ra là Y, tỷ lệ tăng trưởng của đầu ra là g:

Trang 37

Mục đích của đầu tư là để tạo ra vốn sản xuất, nên I  t K t Nếu gọi k là

tỷ số gia tăng giữa vốn và sản lượng (còn gọi là hệ số ICOR), ta có:

1.4.2 Kết luận của Harrod – Domar.

Tốc độ tăng trưởng luôn phụ thuộc vào tiết kiệm và hệ số ICOR, tồntại 3 trạng thái tốc độ tăng trưởng khác nhau:

Trang 38

- Tốc độ tăng trưởng bảo đảm : g wk s (dự kiến)

- Tốc độ tăng trưởng thực tế: g rk s (thực tế)

- Tốc độ tăng trưởng tự nhiện (g f )

Khái niệm về thời kỳ vàng: g wg rg f

Tức là có: - sự cân bằng giữa tốc độ tăng trưởng thực tế và tốc độ tăngtrưởng bảo đảm

 Sự cân bằng giữa tốc độ tăng trưởng bảo đảm với tốc độ tăng trưởng tựnhiên

Mô hình Harrod–Domar có ý nghĩa quan trọng trong thời kỳ đầu của cácgiai đoạn phát triển của bất kỳ một quốc gia nào Quan điểm chủ yếu của môhình này là nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố vốn-vốn là vấn đề chủ yếu nhất

để tăng trưởng kinh tế Các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới,Quỹ tiền tệ quốc tế… cũng dựa vào mô hình này để nhấn mạnh vai trò củaviện trợ trong việc bù đắp các chênh lệch về vốn và trao đổi ngoại thương

 Hạn chế của mô hình

Sự đơn giản hóa khi coi tăng trưởng chỉ do đầu tư đem lại Thực tế cóthể xảy ra những trường hợp như: đầu tư thiếu hiệu quả không tạo nên tăngtrưởng, tăng trưởng không phải sử dụng giải pháp đầu tư và đầu tư đến mức

độ nào đó sẽ bị quy luật lợi tức giảm dần chi phối Tóm lại, nhược điểm của

mô hình Harrod - Domar là chỉ quan tâm đến vốn mà bỏ qua vai trò của laođộng, vai trò của kỹ thuật công nghệ và vai trò của chính sách

1.5 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái kinh tế hiện đại

Các nhà kinh tế học hiện đại ủng hộ việc xây dựng một nền kinh tế hỗnhợp, trong đó thị trường trực tiếp xác định những vấn đề cơ bản của tổ chức

Trang 39

kinh tế, nhà nước tham gia điều tiết có mức độ nhằm hạn chế những mặt tiêucực của thị trường Thực chất nền kinh tế hỗn hợp là sự xích lại gần nhau củahọc thuyết kinh tế tân cổ điển và học thuyết kinh tế của Keynes Những ýtưởng cơ bản của học thuyết này được trình bày trong tác phẩm “Kinh tế học”của P.Samuelson xuất bản năm 1948.

Kinh tế học hiện đại quan niệm về sự cân bằng kinh tế theo mô hình củaKeynes, nghĩa là sự cân bằng của nền kinh tế thường dưới mức tiềm năng,trong điều kiện hoạt động bình thường của nền kinh tế vẫn có lạm phát và thấtnghiệp Nhà nước cần xác định tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và mức lạm phát cóthể chấp nhận được Sự cân bằng này của nền kinh tế được xác định tại giaođiểm của tổng cung và tổng cầu

Lý thuyết hiện đại cũng thống nhất với mô hình kinh tế Tân cổ điển vềxác định các yếu tố tác động đến tổng cung nền kinh tế: lao động, vốn, đấtđai, tài nguyên, khoa học Y = f (K, L, R, T) Tuy nhiên, Samuelson cho rằngtầm quan trọng của các yếu tố là như nhau Như vậy, trường phái hiện đạicũng cho rằng vốn là một trong những yếu tố làm tăng trưởng kinh tế

Hàm sản xuất dạng Cobb- Douglas:

Trong đó: g là tốc độ tăng trưởng GDP

k, l, r là tốc độ tăng trưởng các yếu tố đầu vào

Trang 40

a là phần dư còn lại, phản ánh tác động của khoa học công nghệ.

Để tăng trưởng sản xuất, các nhà sản xuất có thể lựa chọn công nghệ sửdụng nhiều vốn, hoặc công nghệ sử dụng nhiều lao động Samuelson cho rằngmột trong những đặc trưng quan trọng của kinh tế hiện đại là “kỹ thuật côngnghiệp tiên tiến hiện đại dựa vào việc sử dụng vốn lớn” Do đó vốn là cơ sở

để phát huy tác dụng của các yếu tố khác: vốn là cơ sở để tạo ra việc làm, để

có công nghệ tiên tiến Vì vậy trong phân tích và dự báo kinh tế ngày nay hệ

số ICOR được coi là cơ sở để xác định tỷ lệ đầu tư cần thiết phù hợp với tốc

độ tăng trưởng kinh tế

K k

Y

s g k

 (1.4)Trong đó: k - hệ số ICOR (tỷ lệ gia tăng vốn và đầu ra)

C - tiêu dùng của các hộ gia đình

G - chi tiêu của chính phủ

I - tổng đầu tư

NX - xuất khẩu ròng

Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại cho rằng thị trường là yếu tố cơ

Ngày đăng: 08/10/2018, 22:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w