1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hãy làm rõ tác động của đầu tư đến tăng trưởng và dịch chuyển cơ cấu kinh tế của các quốc gia. Liên hệ với thực tế Việt Nam

25 236 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 291,5 KB

Nội dung

Đầu tư là yếu tố quyết định đến sự phát triển và là chìa khóa của sự tăng trưởng của mọi quốc gia. Kết quả hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước đã mang lại cho VN nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, giảm đói nghèo, nâng cao mức sống cho người dân. Chính sách đổi mới cũng đã đưa nền kinh tế VN ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh VN là thành viên của khối ASEAN, tham gia AFTA và APEC, thực hiện có hiệu quả Hiệp định thương mại với Mỹ, trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), thị trường xuất khẩu của VN ngày càng mở rộng, xu hướng các nguồn vốn từ bên ngoài đổ vào VN ngày càng tăng qua các kênh đầu tư trực tiếp và gián tiếp… Tất cả những nhân tố trên đã tạo điều kiện cho kinh tế VN phát triển. Đây cũng là cơ hội tốt để VN thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển đất nước là đến năm 2020 về cơ bản, trở thành một nước công nghiệp. Tuy nhiên, quá trình hội nhập, nền kinh tế VN cũng gặp nhiều khó khăn và thách thức đó là hiệu quả đầu tư thấp, nhiều chỉ số chất lượng tăng trưởng còn thấp so với yêu cầu, tình hình khủng hoảng tài chính Mỹ và thế giới cũng có tác động tiêu cực đến nền kinh tế VN. Với tính cấp bách cả về mặt lý luận và thực tiễn tác động của đầu tư đến tăng trưởng và dịch chuyển cơ cấu kinh tế em chọn đề tài: "Hãy làm rõ tác động của đầu tư đến tăng trưởng và dịch chuyển cơ cấu kinh tế của các quốc gia. Liên hệ với thực tế Việt Nam" Trong giới hạn của bài viết này em xin được trình bày 3 vấn đề chính đó là: Thứ nhất, tổng quan về tác động của đầu tư phát triển đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thứ hai, Tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế các nước và Việt Nam. Thứ ba, Đổi mới cơ cấu đầu tư của nền kinh tế Việt Nam thời kỳ sau khủng hoảng. Phương pháp phân tích gồm cả định tính mô tả thống kê và định lượng qua các công thức tính toán. Số liệu sử dụng trong phân tích chủ yếu lấy từ số liệu thứ cấp-số liệu thống kê qua các nguồn như Niên giám thống kê VN, số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (World Bank), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), và Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO).

Trang 1

BÀI TẬP TIỂU LUẬN

MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

Đề bài:

Hãy làm rõ tác động của đầu tư đến tăng trưởng và dịch chuyển cơ cấu kinh tế của các quốc gia Liên hệ với thực tế Việt Nam.

Trang 2

có hiệu quả Hiệp định thương mại với Mỹ, trở thành thành viên của tổ chứcthương mại thế giới (WTO), thị trường xuất khẩu của VN ngày càng mở rộng,

xu hướng các nguồn vốn từ bên ngoài đổ vào VN ngày càng tăng qua cáckênh đầu tư trực tiếp và gián tiếp…

Tất cả những nhân tố trên đã tạo điều kiện cho kinh tế VN phát triển.Đây cũng là cơ hội tốt để VN thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển đấtnước là đến năm 2020 về cơ bản, trở thành một nước công nghiệp Tuy nhiên,quá trình hội nhập, nền kinh tế VN cũng gặp nhiều khó khăn và thách thức đó

là hiệu quả đầu tư thấp, nhiều chỉ số chất lượng tăng trưởng còn thấp so vớiyêu cầu, tình hình khủng hoảng tài chính Mỹ và thế giới cũng có tác động tiêucực đến nền kinh tế VN

Với tính cấp bách cả về mặt lý luận và thực tiễn tác động của đầu tưđến tăng trưởng và dịch chuyển cơ cấu kinh tế em chọn đề tài:

"Hãy làm rõ tác động của đầu tư đến tăng trưởng và dịch chuyển cơ

cấu kinh tế của các quốc gia Liên hệ với thực tế Việt Nam"

Trong giới hạn của bài viết này em xin được trình bày 3 vấn đề chính

đó là: Thứ nhất, tổng quan về tác động của đầu tư phát triển đến tăng trưởng

và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thứ hai, Tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế các nước và Việt Nam Thứ ba, Đổi mới cơ cấu đầu tư của nền kinh tế

Việt Nam thời kỳ sau khủng hoảng

Phương pháp phân tích gồm cả định tính mô tả thống kê và định lượngqua các công thức tính toán Số liệu sử dụng trong phân tích chủ yếu lấy từ sốliệu thứ cấp-số liệu thống kê qua các nguồn như Niên giám thống kê VN, sốliệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (World Bank), Quỹ tiền tệ Quốc tế(IMF), Tổ chức Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), và Tổ chức Thương mạiQuốc tế (WTO)

Trang 3

Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốntrong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ranhững tài sản vật chất và tài sản trí tuệ, gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêmviệc làm và vì mục tiêu phát triển.

Đầu tư phát triển đòi hỏi rất lớn nhiều loại nguồn lực: Vốn, nhân lực,đất đai, máy móc, thiết bị, nguyên vật liêu…Đối tượng của đầu tư hát triển làtập hợp các các yếu tố được chủ đầu tư bỏ vốn thực hiện nhằm đạt đượcnhững mục tiêu nhất định Kết quả của đầu tư phát triển là sự tăng thêm về tàisản vật chất, tài sản trí tuệ và tài sản vô hình Hoạt động của đầu tư là một quátrình, diễn ra trong trong thời kỳ dài và tồn tại vấn đề về độ trễ thời gian Mụcđích của đầu tư phát triển là vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích của quốc giacộng đồng và nhà đầu tư

Nguồn vốn đầu tư phát triển là nguồn tích lũy tập trung và phân phốicho đàu tư Nguồn hình thành vốn đầu tư phát triển chính là phần tiết kiệmhay tích lũy mà nền kinh tế có thể huy động để đưa vào quá trình tái sản xuất

xã hội Nguồn vốn đầu tư bao gồm nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nướcngoại Nguồn vốn trong nước gồm vốn nhà nước, vốn dân doanh và vốn trênthi trường vốn Nguồn vốn ngoài nước gồm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI), vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay thương mại nướcngoài và nguồn vốn trên thị trường vốn quốc tế

I- Tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế

1- Tác động của đầu tư đến tốc độ tăng trưởng kinh tế

Biểu hiện tập trung của mối quan hệ giữa đầu tư với tăng trưởng kinh

tế thể hiện ở công thức tính hệ số ICOR Cần nhận thức rõ vai trò của hệ sốICOR trong phân tích, dự báo tăng trưởng và hiệu quả đầu tư

Hệ số ICOR (Incremental Capital Output Ratio - Tỷ số gia tăng củavốn so với sản lượng) là tỷ số giữa qui mô đầu tư tăng thêm với mức gia tăngsản lượng, hay là suất đầu tư cần thiết để tạo ra đơn vị sản lượng (GDP) tăngthêm

ICOR = Tốc độ tăng trưởng kinh tếTỷ lệ vốn đ ầu t ư /GDP

Hệ số ICOR của nền kinh tế cao hay thấp chịu ảnh hưởng của rất nhiềunhân tố:

Do thay đổi cơ cấu đầu tư ngành: Cơ cấu đầu tư ngành thay đổi ảnhhưởng đến hệ số ICOR từng ngành do đó tác dụng đến hệ số ICOR chung

Trang 4

Do sự phát triển của khoa học công nghệ: Sự phát triển của khoa họccông nghệ có ảnh hưởng cả 2 mặt đến hệ số ICOR Gia tăng đầu tư cho khoahọc công nghệ một mặt làm tăng tử số của công thức, mặt khác sẽ tạo ranhiều ngành mới, công nghệ mới làm máy móc hoạt động có hiệu quả hơn,tạo ra năng suất cao hơn, kết quả đầu tư tăng lên làm tăng mẫu số của côngthức Như vậy hệ số ICOR tăng hay giảm phụ thuộc vào xu hướng nào chiếm

Tuy nhiên hệ số ICOR có nhược điểm: mới chỉ phẩn ánh ảnh hưởngcủa các yếu tố vốn đầu tư mà chưa tính đến ảnh hưởng của các yếu tố sảnxuất khác trong việc tạo ra GDP tăng thêm ICOR cũng bỏ qua sự tác độngcủa các ngoại ứng như điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ chế chính sách Hệ sốICOR không tính đến độ trễ thời gian của kết quả và chi phí (tử số và mẫu sốcủa công thức), vấn đề tái đầu tư

ICOR mỗi nước phụ thuộc vào nhiều nhân tố, thay đổi theo trình độphát triển và cơ chế chính sách trong nước Ở các nước phát triển, ICORthường lớn từ 6-10 do thừa vốn, thiếu lao động, vốn được sử dụng nhiều đểthay thế cho lao động, do sử dụng công nghệ hiện đại có giá cao Ở các nướcchậm phát triển, ICOR thấp từ 3-5 do thiếu vốn, thừa lao động nên có thể vàcần phải sử dụng lao động để thay thế cho vốn, do sử dụng công nghệ kémhiện đại, giá rẻ Thông thường ICOR trong nông nghiệp thấp hơn trong côngnghiệp, ICOR trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế chủ yếu do tận dụng nănglực

2- Tác động của đầu tư tới chất lượng tăng trưởng kinh tế

Đầu tư có ảnh hưởng quan trọng không chỉ đến tốc độ tăng trưởng caohay thấp mà còn ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng kinh tế Tăng quy môđầu tư vốn, sử dụng vốn đầu tư hợp lý là những nhân tố rất quan trọng gópphần nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng năng suất nhân tố tổng hợp, tác động đếndịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HDDH, nâng cao sức cạnh tranhcủa nền kinh tế…do đó nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế

Trên góc độ phân tích đa nhân tố, vai trò của đầu tư đối với tăngtrưởng kinh tế thường được phân tích theo biểu thức sau:

G=Di + Dl + TFP

Trong đó: - g là tốc độ tăng trưởng GDP

- Di là phần đóng góp của vốn đầu tư vào tăng trưởng GDP

- Dl là phần đóng góp của lao động vào tăng trưởng GDP

Trang 5

- TFP là phần đóng góp của tổng các yếu tố năng suất vào tăng trưởngGDP (gồm đóng góp của công nghệ, cơ chế chính sách)

Chất lượng tăng trưởng là một tập hợp các đặc trưng về kết quả và hiệuquả của chính tăng trưởng kinh tế Chất lượng tăng trưởng thể hiện nhất quán

và liên tục trong suốt quá trình tái sản xuất xã hội Chất lượng tăng trưởng thểhiện ở cả yếu tố đầu vào như việc quản lý và phân bổ các nguồn lực trong quátrình tái sản xuất, đồng thời ở cả kết qủa đầu ra của quá trình sản xuất vớichất lượng cuộc sống được cải thiện, phân phối đầu ra đảm bảo tính côngbằng và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái Chất lượng tăng trưởng thểhiện sự bền vững của tăng trưởng và và mục tiêu tăng trưởng dài hạn, mặc dùtốc độ tăng trưởngcao trong ngắn hạn là những điều kiện rất cần thiết Đồngthời chất lượng tăng trưởng thể hiện ở tính hiệu quả, đặc biệt hiệu quả lan toảgiữa các ngành, các vùng, các khu vực kinh tế khác nhau

II- Tác động của đầu tư đến dịch chuyển cơ cấu kinh tế

Đầu tư góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với quy luật

và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ, tạo ra

sự cân đối trên phạm vi nền kinh tế quốc dân và giữa các ngành, vùng, pháthuy nội lực của nền kinh tế, trong khi vẫn coi trọng yếu tố ngoại lực

Khi đầu tư muốn tác động vào cơ cấu kinh tế nó phải tác động vào mặt

số lượng đó là tỷ trọng của các bộ phận trong nền kinh tế quốc dân và mặtchất lượng đó là đầu tư phải tác động tới vị trí tầm quan trọng của từng bộphận kinh tế Cụ thể hơn vị trí tầm quan trọng của nền kinh tế phải gắn liềnvới hiệu quả đầu tư vào chính từng bộ phận đó nói riêng và chiến lược dàihạn của toàn nền kinh tế nói chung Sự tác động qua lại của các bộ phận trongnền kinh tế có thể là ngành, vùng kinh tế và thậm chí trong chính nôi bộ củamỗi bộ phận

1- Một số chỉ tiêu đánh giá mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Nếu:

- Tỷ trọng của ngành nông nghiệp là: ( ) ( )

( )

NN NN

GDP t t

- Tỷ trọng của ngành dịch vụ là: ( ) ( )

( )

DV DV

GDP t t

Trang 6

Góc này bằng 0 0khi không có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế và 90 0 khi

sự chuyển đổi cơ cấu là lớn nhất

việc thay đổi cơ cấu

đầu tư với thay đổi

cơ cấu kinh tế

việc thay đổi cơ cấu

đầu tư ngành với

Trang 7

thu hút vốn đầu tư, dần dần nó chiếm được vị trí nào đó trong nền kinh tế dẫnđến cơ cấu kinh tế thay đổi.

Đầu tư vốn vào ngành nào, quy mô vốn đầu tư vào từng ngành nhiềuhay ít, việc sử dụng vốn có hiệu quả cao hay thấp đều ảnh hướng đến tốc độphát triển, đến khả năng tăng cường cơ sở vật chất của từng ngành, tạo điềukiện tiền đề vật chất cho sự phát triển các ngành mới do đó làm dịch chuyển

cơ cấu kinh tế ngành

Đầu tư gây nên sự chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ nhất là trong ngànhcông nghiệp và dịch vụ Chuyển dịch cơ cấu của khu vực công nghiệp đượcthực hiện gắn liền với sự phát triển các ngành theo hướng da dạng hóa, từngbước hình thành một số ngành trọng điểm và mũi nhọn, có tốc độ phát triểncao, thuận lợi về thị trường, có khả năng xuất khẩu

Tỷ trọng của khu vực công nghiệp trong GDP tăng dần thực sự trởthành động lực cho phát triển kinh tế quốc dân Chuyển dịch của khu vựccông nghiệp theo hướng hình thành, phát triển một số ngành và sản phẩm mớithay thế nhập khẩu cung cấp cho thị trường nội địa, nhiều mặt hàng có chấtlượng cao đã chiếm lĩnh thị trường trong nước

Đối với ngành dịch vụ, đầu tư giúp phát triển các ngành thương mại,dịch vụ vận tải hàng hóa, mở rộng thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.Đầu tư còn tạo nhiều thuận lợi trong việc phát triển nhanh các ngành dịch vụbưu chính viễn thông, phát triển du lịch, mở rộng các dịch vụ tài chính tiền tệ

Đối với các ngành nông lâm nghiệp, đầu tư tác động nhằm đẩy nhanhcông nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn bằng cách xây dựngkết cấu kinh tế xã hội nông nghiệp nông thôn, tăng cường khoa học côngnghệ

3- Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ.

Đầu tư làm cơ cấu lãnh thổ chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng đónggóp vào GDP của các vùng có nhiều lợi thế so sánh, các vùng có điều kiệnthuận lợi, Đầu tư vào vùng khó khăn của đất nước làm thu hẹp khoảng cáchphát triển giữa vùng có điều kiện thuận lợi và các vung có điều kiện kinh tếkhó khăn

Đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa cácvùng lãnh thổ, đưa vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, pháthuy tối đa lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị của nhữngvùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy những vùngkhác cùng phát triển Đầu tư vào những vùng kinh tế trọng điểm nhằm pháthuy đươc thế mạnh và tiềm năng của vùng, bên cạnh đó chính phủ còn cónhững hoạt động hỗ trợ đầu tư cho những vùng kém phát triển nhằm cải thiệnđời sống nhân dân và giảm chênh lệch kinh tế giữa các vùng

Thống nhất quy hoạch phát triển trong cả nước, giữa các vùng, tỉnh,thành phố, tạo sự liên kết trực tiếp về sản xuất, thương mại, đầu tư, giúp đỡ

kỹ thuật và nguồn nhân lực Nâng cao trình độ dân trí và đào tạo nguồn nhânlực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng và khu vực

Trang 8

4- Đầu tư tác động đến dịch chuyển cơ cấu thành phần kinh tế.

Đầu tư nước ngoài và đầu tư của khu vực tư nhân gia tăng làm cơ cấuthành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế của từng thànhphần kinh tế, giảm tỉ trọng khu vực kinh tế nhà nước, tăng tỉ trọng của khuvực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài,

Đầu tư tác động nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấuthành phần kinh tế Trong những năm qua, cơ cấu thành phần kinh tế củanước ta đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, đa dạng về hình thức sở hữu Đặc biệt

là sự đổi mới thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh

tế Bên cạnh đó còn có sự phát triển của các thành phần kinh tế khác, sự liêndoanh liên kết giữa các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế có vốn đầu tư nướcngoài ngày càng được chú trọng

Phát triển kinh tế nhiều thành phần có tác động về nhiều mặt: giảiphóng sức sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; tạo racạnh tranh - động lực của tăng trưởng; thực hiện dân chủ hóa đời sống kinh

tế, thực hiện đại đoàn kết dân tộc, huy động sức mạnh tổng hợp để phát triểnkinh tế - xã hội; là con đường xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất cho phùhợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

Thực tế để phát huy vai trò tích cực của đầu tư đến việc chuyển dịch cơcấu kinh tế, cần phải thực hiện tốt một số giải pháp sau:

- Các ngành, địa phương cần có qui hoạch tổng thể phát triển KTXH,trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch đầu tư

- Đầu tư và cơ cấu đầu tư phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế

xã hội của quốc gia

- Cần điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng: căn cứ vào thị trườngchung cả nước và phát huy lợi thế so sánh của từng vùng

- Các ngành, địa phương phải có kế hoạch đầu tư phù hợp khả năng tàichính, tránh đầu tư phân tán, dàn trải

Trang 9

Chương II

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ ĐẾN TĂNG TĂNG TRƯỞNG VÀDỊCH CHUYỂN CƠ CẤU KINH TẾ CÁC NƯỚC VÀ VIỆT NAM

I- Tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế

1- Tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế

Các nước Đông Nam Á theo đuổi chiến lược phát triển các ngành có hệ

số vốn thấp nhưng sử dụng nhiều lao động trong suốt 3 thập kỷ nên có đượcnhững tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao, nhưng giữ được hệ số ICOR thấp, đồngthời cũng thu hút được một lượng lớn lao động Như vậy vốn đầu tư ở đâykhông bị sử dụng lãng phí mà được tập trung vào đúng các ngành nghề phùhợp với gia đoạn đầu của công nghiệp hoá, các ngành nghề sử dụng nhiều laođộng, đặc biệt là các ngành nghề làm hàng xuất khẩu

Bảng 1

Số liệu thống kê hệ số ICOR của một số nước qua các giai đoạn Quốc gia Giai đoạn Tăng trưởng

bình quân (% năm)

Tổng đầu tư/GDP (%)

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của IMF và World Bank

Chỉ số ICOR đo lường hiệu quả đầu tư, tính trên lượng vốn cần tăngthêm để đạt mức gia tăng một đơn vị sản lượng, chính là thông số biểu hiện

cụ thể nhất của thể trạng sức khỏe nền kinh tế Chỉ so ICOR cao đồng nghĩavới hiệu suất kinh tế thấp, nói lên tính cách “tinh và gọn” của hệ thống

Số liệu tính toán cho thấy, năng lực sản xuất của vốn đầu tư của ViệtNam giảm thấp đến mức báo động với chỉ số ICOR tăng mạnh trong giaiđoạn 1991-2009 và thể hiện tính chu kỳ rõ rệt cùng với tăng trưởng GDP.Nếu như năm 1991, hệ số ICOR tính được là 2,9 (nghĩa là đầu tư gần 3 đồngthì GDP tăng lên 1 đồng), thì năm 2008, hệ số này là 6,66 Năm 2009 lên tới

8 Đây là tín hiệu cảnh báo cho hiệu quả đầu tư sụt giảm nghiêm trọng Trongvòng 17 năm (1991-2008), hệ số ICOR tăng 2,3 lần Ngay cả mức phổ biến từ4-5,3 trong giai đoạn 2000-2007 cũng cao hơn nhiều so với khuyến cáo củacác định chế tài chính có uy tín như Ngân hàng Thế giới: Đối với một nướcđang phát triển, ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh tế phát triểntheo hướng bền vững So sánh với các nước trong khu vực, ICOR của ViệtNam gần gấp đôi, có nghĩa là hiệu suất đầu tư của nước ta chỉ bằng một nửa.Điều đáng nói ở khu vực đầu tư công, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước,thành phần chủ đạo của nền kinh tế, thì hệ số ICOR lại cao vọt Nếu hệ số

Trang 10

ICOR chung của nền kinh tế năm 2009 là 8, thì ICOR của khu vực kinh tếNhà nước lên tới 12.

Bảng 2

Tốc độ tăng trưởng GDP và hệ số ICOR của Việt Nam, 1991-2009

Nguồn: Tính toán của PGS TS Trần Thọ Đạt (1991-2008)

và VnEconomy 2009)

Năng suất lao động gia tăng chậm chạp trong khi hiệu quả đầu tư giảmsút trong giai đoạn 1991-2005 đã cho chúng ta một cái nhìn khá rõ về chấtlượng tăng trưởng dưới góc độ hiệu quả kinh tế Bên cạnh đó, kết quả phântích mức độ đóng góp của các yếu tố vốn, lao động và năng suất tổng hợp đốivới tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam cho thấy, mặc dù chất lượng tăngtrưởng phần nào được cải thiện thể hiện qua sự tăng lên của năng suất các yếu

tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng GDP hàng năm (từ 14,28% thời kỳ

1992-1997 lên 22,6% thời kỳ 1998-2002 và 28,2% giai đoạn 2003 đến nay), tuynhiên, tăng trưởng do yếu tố vốn chiếm tới 52,73% và yếu tố lao động chiếm19,07%; tức cả hai yếu tố này còn chiếm gần 3/4 tổng cả ba yếu tố tác độngđến tăng trưởng (Nguyễn Ngọc Sơn, 2008) So sánh với các nước trong khuvực thì tỷ lệ đóng góp của TFP vào tăng trưởng hàng năm của Việt Nam cònthấp hơn nhiều, tỷ lệ này của Thái Lan là 35%, của Philippin là 41%, củaIndonesia là 43% Rõ ràng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nghiêng nhiều

về số lượng hơn là chất lượng, nghiêng về chiều rộng hơn là chiều sâu Ngay

cả trong tăng trưởng chiều rộng thì sự tăng trưởng của nước ta cũng nghiêngnhiều về yếu tố vốn hơn là yếu tố lao động (tỷ trọng đóng góp của vốn caogấp 3 lần tỷ trọng đóng góp của yếu tố lao động) Trong khi đó, vốn là yếu tố

mà nước ta còn thiếu, còn lao động là yếu tố mà nước ta rất dồi dào Kéo dàitình trạng này, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ không bền vững, chấtlượng tăng trưởng không được cải thiện, cuối cùng sẽ kìm hãm tốc độ tăngtrưởng kinh tế

Tỷ lệ chi phí trung gian trong tổng giá trị sản xuất, nếu từ năm 1999 trở

về trước còn ở dưới mức 48%, thì năm 2000 trở lại đây đã vượt qua mốc

Trang 11

55% Bình quân trong thời kỳ 1991-2008, trong nhóm ngành nông - lâmnghiệp - thuỷ sản, nếu giá trị sản xuất tăng trên 6,1% thì giá trị gia tăng chỉđạt khoảng 4,2%, tức là thấp chỉ bằng 2/3; trong ngành công nghiệp, nếu giátrị sản xuất tăng 24,5% thì giá trị tăng thêm chỉ tăng 14,9% Điều đó chứng tỏ

tỷ lệ chi phí trung gian đã tăng lên

Trong khi sự thay đổi cơ cấu kinh tế phản ánh chất lượng tăng trưởngkinh tế dài hạn, thì các thước đo hiệu quả kinh tế thể hiện phần nào chấtlượng tăng trưởng của nền kinh tế trong ngắn hạn và trung hạn Hiệu quả kinh

tế được thể hiện thông qua hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của tăngtrưởng như vốn (hiệu quả đầu tư), lao động (năng suất lao động), trình độkhoa học-công nghệ (đóng góp của TFP vào tăng trưởng) và tỷ lệ chi phítrung gian trong sản xuất

Năng suất lao động xã hội (được tính bằng GDP theo giá thực tế chiacho tổng số lao động đang làm việc) của Việt Nam còn rất thấp: năm 2007 đạtkhoảng 25,9 triệu đồng/người/năm, hoặc 1.608 USD/người/năm Đó là nhữngcon số rất thấp so với các nước khác, chẳng hạn thấp hơn so với các nướcASEAN nhiều lần (nếu Việt Nam = 1 thì Indonesia = 2,5; Thái Lan = 4,1;Malaysia = 10,7) Nếu tính bằng giá so sánh thì tốc độ tăng năng suất laođộng trong thời kỳ 1991-2008 chỉ đạt 5,2%/năm và mức tăng tuyệt đối mỗinăm là 0,37 triệu VND trên một lao động làm việc Khi năng suất lao độngthấp và tăng chậm, thì chẳng những tác động không tốt tới tăng trưởng GDP

mà còn chứng tỏ giá trị thặng dư tạo ra thấp, ảnh hưởng đến tích lũy tái đầu tư

để tái sản xuất mở rộng cũng như nâng cao mức sống

2- Tác động đến chất lượng tăng trưởng kinh tế

Chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, thể hiện ở các vấn đề xãhội và môi trường ngày càng bức xúc

Dưới góc độ xã hội – môi trường, cùng với quá trình tăng trưởng kinh

tế, sự phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ nét và có chiều hướng gia tăng; chấtlượng nguồn nhân lực cũng chưa theo kịp yêu cầu tăng trưởng và phát triểncủa nền kinh tế; tỷ lệ thời gian lao động không được sử dụng ở nông thôn vẫncòn cao; tốc độ xoá đói giảm nghèo bắt đầu chững lại trong những năm gầnđây; tốc độ suy thoái và ô nhiễm môi trường diễn ra nhanh chóng Đây lànhững biểu hiện đáng báo động về chất lượng tăng trưởng kinh tế của ViệtNam

Lao động và việc làm lợi thế về nguồn lao động dồi dào của Việt Nam

không được sử dụng hết, thậm chí vẫn đang bị lãng phí nghiêm trọng, bởi chođến nay, vẫn có tới 4,7% lao động ở thành thị thất nghiệp và gần 20% laođộng ở nông thôn chưa được sử dụng Theo ước tính, số thất thoát thời gianlao động trên tương đương với trên 10 triệu lao động thất nghiệp hoàn toàn.Đặc biệt, thực tế cho thấy, so sánh giữa tỉnh, thành phố, nơi nào có trình độphát triển kinh tế càng cao thì tỷ lệ thất nghiệp càng cao, tiêu biểu là Hà Nội

và Thành phố Hồ Chí Minh

Có thể nói, nguồn lao động lớn chưa sử dụng hoặc sử dụng chưa hiệuquả đang trở thành vấn đề xã hội Thất nghiệp, thiếu việc làm, không chỉ

Trang 12

khiến người lao động không có thu nhập để trang trải cuộc sống, không đủ đểtái sản xuất sức lao động, khó thoát được nghèo đói, mà còn dẫn đến nhiềuvấn đề xã hội như gây phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội, tệ nạn xãhội và tội phạm tăng… Sức ép về dân số tiếp tục gia tăng cũng sẽ làm chotình trạng thiếu việc làm căng thẳng hơn trong thời gian tới.

Nguyên nhân trực tiếp, dễ thấy nhất của tình trạng trên chính là sựchuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, xâydựng và dịch vụ còn chậm Tỷ trọng đóng góp vào tốc độ tăng trưởng do yếu

tố vốn đóng góp còn chiếm tới gần 60%, còn do yếu tố lao động chỉ chiếmkhoảng 20% (và do yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp chỉ chiếm trên20%)

Xóa đói giảm nghèo: mặc dù Việt Nam đã hoàn thành sớm kế hoạchtoàn cầu “giảm một nửa tỷ lệ nghèo vào năm 2015” mà Liên hợp quốc đề ra,nhưng thành tựu xoá đói giảm nghèo vẫn chưa vững chắc Số hộ có mức thunhập bình quân đầu người nằm ngay cận trên của chuẩn nghèo còn khá nhiều

và nguy cơ bị tổn thương của các hộ này trước những đột biến bất lợi còn lớn

và khả năng tái nghèo còn cao Điều này thể hiện ở việc nếu so với mức

“chuẩn” cũ của Việt Nam, năm 2008 người nghèo chiếm khoảng 13,5%; cònnếu theo chuẩn mới, tỷ lệ người nghèo sẽ tăng lên 20% Nhưng, nếu tính theocách của thế giới thì tỷ lệ này còn cao gấp 2-3 lần

an sinh xã hội cho biết nhóm 20% giàu nhất hưởng 45% các trợ cấp y tế,nhóm 20% nghèo nhất chỉ nhận được 7%; nhóm 20% giàu nhất hưởng 35%các trợ cấp giáo dục, trong khi nhóm 20% nghèo nhất chỉ nhận có 15% (Trần

Ngày đăng: 04/09/2018, 13:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w