1.2.Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu tổng quan về đầu tư, đầu tư phát triển với các đặc điểm và nhân tố ảnh hưởngtới đầu tư Nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế và tác động của đầu tư tới quy
Trang 1CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1.Lí do chọn đề tài
Việt Nam là một nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển, thuộc nhóm nước có tốc độtăng trưởng khá trên thế giới Trong 10 năm trở lại đây, chúng ta đã tranh thủ thời cơ, thuậnlợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc khủnghoảng tài chính - kinh tế khu vực và toàn cầu, đạt được những thành tựu to lớn và rất quantrọng, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển Để
có được những sự tăng trưởng đó không thể không nhắc tới vai trò quan trọng của đầu tư pháttriển Đầu tư là nhân tố không thể thiếu để phát triển và xây dựng kinh tế, là chìa khóa của sựtăng trưởng kinh tế Các nguồn lực được sử dụng để đầu tư có thể là tiền, tài nguyên thiênnhiên, sức lao động, trí tuệ Trong cơ chế thị trường, hoạt động đầu tư có thể do Nhà nước vànhững chủ thể khác nhau (cá nhân, tổ chức) tiến hành và ngày càng phong phú, đa dạng cả vềtính chất và mục đích Tuy vậy, mọi hoạt động đầu tư suy cho cùng đều nhằm mang lại nhữnglợi ích xác định Những lợi ích đạt được của đầu tư có thể là sự tăng thêm tài sản vật chất, tàisản trí tuệ hay nguồn nhân lực cho xã hội Kết quả đầu tư không chỉ là lợi ích trực tiếp chonhà đầu tư mà còn mang lại lợi ích cho nền kinh tế và toàn xã hội
Thời gian qua, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam luôn chú trọng gắn kếtchặt chẽ tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững Kết quả gần đây nhất chính là sự tăngmạnh trong tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015, ước tăng 6,68% so với năm 2014.Trong đó, riêng GDP quý 4 tăng tới 7,01%, cao hơn mức tăng 6,12% của quý 1, 6,47% củaquý 2 và 6,87% trong quý 3, vượt mục tiêu 6,2% đề ra đầu năm và đạt cao nhất trong 5 nămqua (năm 2011 tăng 6,25%, năm 2012 tăng 5,25%, năm 2013 tăng 5,42%, năm 2014 tăng5,98%) Ngoài ra, việc nước ta chính thức trở thành thành viên của tổ chức kinh tế thế giớiWTO vào năm 2007, kí kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP vào năm 2016vừa là những cơ hội, vừa là những thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam Bối cảnhphát triển mới, cùng với các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội2011-2020 đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI thông qua đòi hỏi nước ta phải cónhiều đổi mới về đầu tư phát triển, giải quyết tốt mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng, gópphần hoàn thành tốt nhất mục tiêu, nhiệm vụ đề ra Chính vì vậy, Chính phủ, doanh nghiệp và
cá nhân cần có cái nhìn đúng đắn về đầu tư để nền kinh tế Việt Nam luôn tăng trưởng bềnvững trước những biến động không ngừng của thị trường
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tổng quan về đầu tư, đầu tư phát triển với các đặc điểm và nhân tố ảnh hưởngtới đầu tư
Nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế và tác động của đầu tư tới quy mô tăng trưởng
Nghiên cứu thực trạng của đầu tư tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những nămgần đây
1.3.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Bởi vai trò quan trọng cũng như vị trí đóng góp to lớn của đầu tư với phát triển và tăngtrưởng quốc gia, đã có rất nhiều cuộc hội thảo, công trình nghiên cứu về tác động của đầu tưvới nền kinh tế Các công trình nghiên cứu tiêu biểu như:
Trang 2- Luận án tiến sĩ: Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng các vùng kinh tế của Việt Nam(2014) của tác giả Nguyễn Minh Tiến, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Luận ánđánh giá tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế ở tổng thể vùng của Việt Nam.Đồng thời kiểm định tác động của dòng vốn FDI đối với tăng trưởng trong trường hợp nghiêncứu riêng từng vùng và lien kết vùng của Việt Nam Luận án đưa ra các khuyến nghị để hoànthiện chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng và gợi ý chính sách thu hút dòngvốn FDI góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
- Luận án tiến sĩ: Đầu tư phát triển theo hướng tăng trưởng nhanh tại Việt Nam trong thời kìtới năm 2020 ( 2012) của tác giả Nguyễn Đăng Bình, Viện Chiến lược phát triển Luận văn đãlàm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn về đầu tư phát triển và tăng trưởng kinh tế, trong đó có quansát từ kinh nghiệm của một số nước Làm rõ hiện trạng, những mặt được, chưa được, nguyênnhân và bài học với mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng nhanh trong thời gian qua Đềxuất định hướng và giải pháp đầu tư phát triển tại Việt Nam tới năm 2020
- Luận văn thạc sĩ : Dựa vào các lí thuyết kinh tế về đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối vớităng trưởng và phát triển kinh tế (2009) của tác giả Nguyễn Thị Lan Anh, Đại học Kinh tếQuốc dân Dựa trên các lí thuyết về đầu tư của các nhà kinh tế (lí thuyết tân cổ điển, lí thuyết
về quỹ nội bộ đầu tư,…), luận văn đi đánh giá vai trò, tác động của đầu tư lên tăng trưởng vàphát triển kinh tế giai đoạn 2001-2009 Từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tưnhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế
Các đề tài nghiên cứu, các luận văn, luận án về đầu tư tăng trưởng được triển khai theonhững nội dung khác nhau như: Tác động qua lại giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế, Tácđộng của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Các giải pháp đầu tư hiệu quả để phát triểnkinh tế… Tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu về tác động riêng rẽ của đầu
tư lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam
1.4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Đầu tư với vai trò quan trọng của nó tới sự phát triển
và tăng trưởng của các quốc gia
b. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tổng quát về đầu tư và tăng trưởng và các tác động của đầu tư lên kinh
tế nói chung ở mọi quốc gia, trong đó có liên hệ thực tiễn tới Việt Nam
1.5.Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp đi từ trừu tượng tới cụ thể, tức là đi từ phân tích lí luận cơbản về đầu tư, đầu tư phát triển, tăng trưởng kinh tế đến thực trạng về sự tác động của đầu tưtới tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
Trong phân tích thực trạng đầu tư trong nước, đề tài sử dụng phương pháp thu thập sốliệu, xử lí để rút ra mặt tích cực, những hạn chế của đầu tư trong thời gian qua, từ đó nêu lêngiải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
1.6.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài là đánh giá tác động của đầu tư tới tăng trưởng kinh tế cácquốc gia, dựa trên số liệu thu thập được về hai biến đang nghiên cứu là đầu tư và tăng trưởng
Trang 3kinh tế, cùng với việc áp dụng các phương pháp phân tích định lượng Qua đó nhận thấy tầmquan trọng cũng như những mặt hạn chế của việc thực hiện đầu tư thời gian qua.
Kết quả nghiên cứu của đề tài còn có thể được dùng để định hướng đưa ra những giảipháp nâng cao hiệu quả đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong các năm tiếp theo.1.7.Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 4 chương
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Những vấn đề lí cơ bản về tác động của đầu tư với tăng trưởng kinh tế
Chương 3: Thực trạng về sự tác động của đầu tư tới tăng trưởng kinh tế
Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Trang 4CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÁC ĐỘNG
CỦA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
2.1.Tổng quan về đầu tư và phát triển
2.1.1. Khái niệm đầu tư phát triển
Xuất phát từ phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư chúng ta có thể có nhữngcách hiểu khác nhau về đầu tư Theo nghĩa rộng, đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực
ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho nhà đầu tư các kết quả nhấtđịnh trong tương lai mà nó lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra
Như vậy, mục đích của việc đầu tư là thu được cái gì đó lớn hơn những gì mình đã bỏ ra
Từ đó, người ta biết đến 1 định nghĩa hẹp hơn về đầu tư hay chính là định nghĩa đầu tư pháttriển
Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là hoạt động sử dụng vốn trong hiện tại,nhằm tạo ra tài sản vật chất và trí tuệ mới, năng lực sản xuất mới và duy trì những tài sản hiện
có, nhằm tạo thêm việc làm và mục tiêu phát triển
2.1.2. Đặc điểm của đầu tư phát triển
- Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn
Vốn đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của vốn nói chung Vốn đầu tư phát triển là biểuhiện bằng tiền toàn bộ những chi phí đã chi ra để tạo ra năng lực sản xuất (tăng thêm tài sản
cố định và tài sản lưu động) và các khoản đầu tư phát trỉển khác Quy mô các dự án đầu tư cólớn hay không thể hiện ở nguồn vốn đầu tư Mặt khác, các dự án đầu tư cũng cần một sốlượng lao động rất lớn, đặc biệt là các dự án trọng điểm quốc gia
- Thời kỳ đầu tư kéo dài
Thời kỳ đầu tư được tính từ khi khởi công thực hiện dự án cho đến khi dự án hoàn thành
và đưa vào hoạt động Do quy mô các dự án đầu tư thường rất lớn nên thời gian hoàn thànhcác dự án thường tốn rất nhiều thời gian, có khi tới hàng chục năm như các công trình thuỷđiện, xây dựng cầu đường Hiện nay tại khu vực Hà Nội, chúng ta có thể kể đến dự án Tòanhà trung tâm ĐH KTQD hay dự án đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông
Ảnh hưởng tiêu cực : Thời gian thực hiện các dự án đầu tư dài kéo theo sự ảnh hưởngđến tiến độ nghiệm thu công trình và đưa vào sử dụng, do đó có thể làm giảm hiệu quả đầu
tư, thời gian thu hồi vốn chậm Thời gian đầu tư càng dài thì rủi ro cũng như chi phí đầu tư lạicàng lớn, hơn nữa, nó còn ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
- Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài
Thời gian vận hành các kết quả đầu tư được tính từ khi đưa vào hoạt động cho đến khi hếthạn sử dụng và đào thải công trình Trong quá trình vận hành các kết quả của đầu tư pháttriển chịu tác động cả hai mặt, tích cực và tiêu cực của nhiêù yếu tố tự nhiên, chính trị, kinh
tế, xã hội Do đó, yêu cầu đặt ra đối với công tác đầu tư là rất lớn, nhất là về công tác dự báo
về cung cầu thị trường sản phẩm đầu tư trong tương lai, quản lý tốt quá trình vận hành, nhanhchóng đưa thành quả đầu tư đưa vào sử dụng, hoạt động tối đa công suất để nhanh chóng thuhồi vốn, tránh hao mòn vô hình, chú ý đến cả độ trễ thời gian trong đầu tư Đây là đặc điểm
có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý hoạt động đầu tư
Trang 5- Thành quả của hoạt động đầu tư phát triển
Các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ngay tại nơi nó được tạo dựng nên, do
đó, quá trình thực hiện đầu tư cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh
tế, xã hội vùng Các thành quả của hoạt động đầu tư có thể kéo dài hàng chục năm hoặc lâuhơn thế
Các điều kiện tự nhiên của vùng như khí hậu, đất đai có tác động rất lớn trong việc thicông, khai thác và vận hành các kết quả đầu tư Đối với các công trình xây dựng, điều kiện vềđịa chất ảnh hưởng rất lớn không chỉ trong thi công mà cả trong giai đoạn đưa công trình vào
sử dụng, nếu nó không ổn định sẽ làm giảm tuổi thọ cũng như chất lượng công trình Tìnhhình phát triển kinh tế của vùng ảnh hưởng trực tiếp tới việc ra quyết định và quy mô vốn đầu
tư Ngoài ra môi trường xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các dự án đầu tưnhư phong tục tập quán, trình độ văn hóa
- Độ rủi ro cao
Mọi kết quả và hiệu quả của quá trình thực hiện đầu tư chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu
tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của không gian Do quy mô vốn đầu tưlớn, thời kỳ đầu tư kéo dài và thời gian vận hành các kết quả đầu tư cũng kéo dài nên mức
độ rủi ro của hoạt động đầu tư phát triển thường rất cao, nhiều vấn đề phát sinh ngoài dự kiếnbuộc các nhà quản lý và chủ đầu tư cần phải có khả năng nhận diện rủi ro cũng như biện phápkhắc phục kịp thời Để quản lý hoạt động đầu tư có hiệu quả trươc hết cần nhận diện rủi ro
Có rất nhiều rủi ro trong hoạt động đầu gồm rủi ro do nguyên nhân khách quan và rủi ro donguyên nhân chủ quan
2.2.Lí luận chung về tăng trưởng kinh tế và tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế
2.2.1. Các khái niệm
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản
lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI)trong một thời gian nhất định
Quy mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sảnphẩm quốc gia (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc thu nhập bình quân đầungười (Per Capita Income, PCI)
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản sản phậm trong
nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ratrong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính)
Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng tiền của tất
cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời giannhất định (thường là một năm) Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộngvới thu nhập ròng
Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số Tổng thunhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia chia cho dân số
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầungười trong một thời gian nhất định Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng củanền kinh tế Tuy vậy ở một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc
Trang 6dù thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèokhổ.
2.2.2. Các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) và tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
Các chỉ tiêu GDP và GNP thông qua sử dụng thước đo tiền tệ có thể tổng hợp được kếtquả đầu ra hết sức phong phú và đa dạng về chủng loại, mục đích sử dụng về chất lượng củanền kinh tế Nhờ đó cung cấp một công cụ hữu hiệu cho việc đánh giá sự tăng trưởng, pháttriển kinh tế của một quốc gia
Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụcuối cùng được sản xuất ra bởi các yếu tố sản xuất trong lãnh thổ kinh tế của một nước trongmột thời kỳ nhất định
Ba phương pháp đo lường tổng sản phẩm thu nhập trong nước:
- Thứ nhất, phương pháp sản xuất còn gọi là phương pháp giá trị gia tăng Theo phương phápnày GDP tổng hợp giá trị gia tăng của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế Giá trị gia tăngđược tính bằng cách lấy giá trị tổng sản lượng trừ đi giá trị của tất cả các hàng hoá và dịch vụmua ngoài đã được sử dụng hết trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp
- Thứ hai, phương pháp thu nhập đo lường GDP trên cơ sở thu nhập tạo ra trong quá trình sảnxuất hàng hoá chứ không phải là giá trị của bản thân hàng hoá
GDP= w + i + R +Pr +Te
Trong đó: w là thu nhập từ tiền công, tiền lương
i là tiền lãi nhận được từ cho doanh nghiệp vay tiền
R là thuê đất đai, tài sản
Pr là lợi nhuận
Te là thuế gián thu mà chính phủ nhận được
- Thứ ba, phương pháp chi tiêu sử dụng các thông tin từ luồng chi tiêu để mua hàng hoá vàdịch vụ cuối cùng Vì tổng giá trị hàng hoá bán ra phải bằng tổng số tiền được chi ra để muachúng, nên tổng chi tiêu để mua hàng hoá và dịch vụ cuối cùng phải bằng GDP
GDP= C +I +G +X - M
Trong đó: C là các khoản chi tiêu của các hộ gia đình về hàng hoá và dịch vụ
I là tổng đầu tư của khu vực tư nhân
G là chi tiêu của chính phủ về hàng hoá và dịch vụ
X – M là xuất khẩu ròng
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
Trang 7Tổng sản phẩm quốc dân đo lường toàn bộ thu nhập hay giá trị sản xuất mà các công dâncủa một quốc gia tạo ra trong một thời kỳ nhất định, không kể trong hay ngoài phạm vi lãnhthổ quốc gia.
GNP= GDP + thu nhập ròng nhận được từ nước ngoài
Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế
Mức tăng trưởng kinh tế tuyệt đối:
ΔGDPn = GDPn - GDP0
Tốc độ tăng trưởng kinh tế:
g = x 100%
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của một giai đoạn:
2.3.Đầu tư vừa tác động đến tốc độ tăng trưởng vừa tác động đến chất lượng tăng trưởng
2.3.1. Đầu tư tác động đến quy mô của tăng trưởng
• Đầu tư tác động đến tổng cung và tổng cầu
Đầu tư tác động đến tổng cầu của nền kinh tế
Theo số liệu World Bank, đầu tư thường chiếm từ 24 – 28% trong cơ cấu tổng cầu của tất
cả các nước trên thế giới
Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư thể hiện rõ trong ngắn hạn:
AD = C + I + G + X - M
Với tổng cung chưa kịp thay đổi, sự tăng lên của đầu tư làm cho tổng cầu tăng (đường Ddịch chuyển sang D’) kéo sản lượng cân bằng tăng theo từ Q0 -Q1 và giá cả của các đầu vàocủa đầu tư tăng từ P0-P1 Điểm cân bằng dịch chuyển từ E0-E1 ( Hình 3.1)
Hình 3.1 Tác động của đầu tư đến tổng cung và tổng cầu
Trang 8Đầu tư tác động đến tổng cung của nền kinh tế
Tổng cung của nền kinh tế gồm hai nguồn chính là cung trong nước và cung từ nướcngoài Cung trong nước là một hàm của các yếu tố sản xuất : vốn ( K ) , lao động ( L ), tàinguyên ( R ), công nghệ ( T ),… thể hiện qua phương trình:
Q = F ( K, L, T, R… )
Như vậy, tăng quy mô của vốn đầu tư là nguyên nhân trực tiếp làm tăng tổng cung, nếucác yếu tố khác không đổi Mặt khác, tác động của vốn fđầu tư còn được thể hiện qua hoạtđộng đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ… do đó gián tiếp làmtăng tổng cầu của nền kinh tế
Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động làm chotổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng ( hình 3.1)
Sự gia tăng sản lượng được phản ánh qua lý thuyết về số nhân đầu tư và lý thuyết gia tốcđầu tư :
ΔY = k * ΔI Trong đó : ΔY là mức gia tăng sản lượng
k là số nhân đầu tư
ΔI là mức gia tăng đầu tư
Như vậy, việc gia tăng đầu tư có tác dụng khuếch đại sản lượng tăng lên ssos nhân lần.Theo lý thuyết gia tốc đầu tư: Y = K / x
( x là hệ số gia tốc đầu tư )
Nếu x không đổi thì nhu cầu vốn đầu tư tăng dẫn đến quy mô sản lượng tăng và ngượclại
• Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế
Hệ số ICOR
Biểu hiện tập trung của mối quan hệ giữa đầu tư phát triển với tăng trưởng kinh tế thểhiện ở công thức tính hệ số ICOR
ICOR ( Incremental Capital Output Radio – tỷ số gia tăng của vốn so với sản lượng) là tỷ
số giữa quy mô đầu tư tăng thêm với mức gia tăng sản lượng (GDP) tăng thêm
Về tổng quát, hệ số ICOR được tính như sau:
ICOR =
Hay ICOR =
Hệ số ICOR cao hay thấp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố : sự thay đổi của cơ cấu đầu
tư ngành, sự phát triển của khoa học công nghệ, sự thay đổi cơ chế chính sách và phươngpháp quản lý
2.3.2. Đầu tư tác động đến chất lượng tăng trưởng kinh tế
Trang 9Đầu tư có ảnh hưởng quan trọng không chỉ đến tốc độ tăng trưởng cao hay thấp mà cònđến chất lượng tăng trưởng kinh tế Trên góc độ phân tích đa nhân tố, vai trò của đầu tư đốivới TTKT thường được phân tích theo biểu thức sau:
g = Di + Dl + TFP
Trong đó : g : tốc độ tăng trưởng kinh tế
Di : phần đóng góp của vốn đầu tư vào tăng trưởng kinh tế
Dl : phần đóng góp của lao động vào TTKT
TFP : phần đóng góp của tổng các yếu tố năng suất vào tăng trưởng GDP TFP là chỉ tiêuphản ánh kết quả sản xuất do sử dụng hiệu quả nhân tố vốn và lao động (các nhân tố hữu hình
- được xác định bằng số lượng), nhờ vào tác động của các nhân tố vô hình như cải tiến quản
lý, đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao trình độ lao động của công nhân Hiện nay, chất lượng tăng trưởng kinh tế do yếu tố bề rộng, đặc biệt do yếu tố vốn – nhân
tố mà VN còn thiếu và sử dụng hiệu quả không cao, trong khi yếu tố lao động, được coi lànguồn lực nội sinh, lợi thế chi phí thấp thì mức đóng góp cho tăng trưởng kinh tế lại chưatương xứng
Tác động của đầu tư đến chất lượng TTKT được thể hiện qua một số lĩnh vực sau:
a. ĐTPT tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là cơ cấu tổng thể các yếu tố cấu thành nền kinh tế, có quan hệ chặt chẽvới nhau, được biểu hiện cả về mặt chất và mặt lượng, tùy theo mục tiêu của nền kinh tế.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được hiểu là sự thay đổi tỷ trọng của các bộ phận cấu thành nềnkinh tế Sự chuyển dịch kinh tế xảy ra khi có sự phát triển không đồng đều về quy mô tốc độgiữa các ngành, vùng Những cơ cấu kinh tế chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân bao gồmkinh tế ngành, lãnh thổ, theo thành phần kinh tế
Đầu tư góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp quy luật và chiến lược pháttriển kinh tế xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ, tạo ra sự cân đối trên phạm vi nền kinh tếquốc dân và giữa các ngành, vùng, phát huy nội lực của nền kinh tế, trong khi vẫn coi trọngyếu tố ngoại lực Đối với cơ cấu ngành, vốn đầu tư vào ngành nào, quy mô vốn đầu tư từngngành nhiều hay ít, việc sử dụng vốn hiệu quả thấp hay cao… đều ảnh hưởng đến tốc độ pháttriển, đến khả năng tăng cường cơ sở vật chất của từng ngành, tạo tiền đề vật chất để pháttriển các ngành mới… do đó, làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngành Đối với cơ cấu lãnh thổ,đầu tư có tác dụng giải quyết những mất mát cân đối về phát triển giữa các vũng lãnh thổ,đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế
so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị… của những vùng có khả năng phát triểnnhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển
b. Tác động của ĐTPT đến KH&CN
Đầu tư là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đổi mới và phát triển khoahọc, công nghệ của một doanh nghiệp và quốc gia Công nghệ bao gồm các yếu tố cơ bản:phần cứng (máy móc thiết bị), phần mềm (các văn bản, tài liệu các bí quyết…), các yếu tốcon người (các kỹ năng quản lý, kinh nghiệm), yếu tố tổ chức… Muốn có công nghệ cần phảiđầu tư vào các yếu tố cấu thành
Trang 10Trong mỗi thời kỳ các nước có bước đi khác nhau để đầu tư phát triển công nghệ Banđầu sử dụng các lọai công nghệ sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu sau đó giảm dầnthông qua việc tăng dần hàm lượng đầu tư vào công nghệ Đến giai đoạn phát triển, xu hướngđầu tư mạnh vốn thiết bị và gia tăng hàm lượng tri thức chiếm ưu thế tuyệt đối Tuy nhiên quátrình chuyển từ giai đoạn một sang giai đoạn ba là quá trình chuyển từ đầu tư ít sang đầu tưlớn, thay đổi cơ cấu đầu tư Không có vốn đầu tư đủ lớn sẽ không đảm bảo sự thành công củaquá trình chuyển đổi và sự phát triển của khoa học công nghệ.
Công nghệ là do doanh nghiệp nhập khẩu từ bên ngoài hoặc do tự nghiên cứu và ứngdụng Công nghệ được nhập khẩu qua nhiều đường như mua thiết bị, linh kiện rồi lắp đặt,mua bằng chế, thực hiện liên doanh… Công nghệ do tự nghiên cứu và triển khai được thựchiện qua nhiều giai đoạn và từ nghiên cứu đến thí nghiệm sản xuất thử sản xuất thường mấtnhiều thời gian rủi ro cao Dù vậy nhập hay tự nghiên cứu để có công nghệ đều đòi lượng vốnđầu tư lớn mỗi doanh nghiệp, mỗi nước khác nhau cần có bước đi phù hợp để lựa chọn côngnghệ thích hợp Trên cơ sở đó đầu tư có hiệu quả để phát huy lợi thế so sánh của từng đơn vịcũng như toàn ngành kinh tế quốc dân
Để phản ánh sự tác động của đầu tư đến trình độ phát triển của KHCN, có thể sử dụng cácchỉ tiêu sau:
- Tỷ trọng vốn đầu tư đổi mới công nghệ / tổng vốn đầu tư Chỉ tiêu này cho thấy mức độ đầu
tư đổi mới công nghệ nhiều hay ít trong mỗi thời kì
- Tỷ trọng chi phí mua sắm máy móc thiết bị / tổng vốn đầu tư thực hiện Chỉ tiêu này cho thấy
tỷ lệ vốn là máy móc thiết bị chiếm bao nhiêu Đối với các doanh nghiệp khai khoáng, chếtạo, lắp ráp, tỷ lệ này phải lớn
- Tỷ trọng vốn đầu tư theo chiều sâu / tổng vốn đầu tư thực hiện Đầu tư chiều sâu thường gắnliền với đổi mới công nghệ Do đó, chỉ tiêu này càng lớn phản ánh mức độ đầu tư đổi mớiKHCN cao
- Tỷ trọng vốn đầu tư cho các công trình mũi nhọn, trọng điểm Các công trình trọng điểm, mũinhọn thường là các công trình đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, mang tính chất đầu tư mới, tạotiền đề để ĐTPT các công trình khác Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy mức độ tập trung củacông nghệ và gián tiếp phản ánh mức độ hiện đại của công nghệ
c. ĐTPT góp phần giải quyết các vấn đề xã hội
- Đầu tư làm xuất hiện những ngành sản xuất mới gắn liền với chuyên môn hóa và phân cônglao động xã hội mới, làm cho nền kinh tế phát triển năng động và hiệu quả hơn Hàng triệuviệc làm mới được tạo ra, góp phần xoá đói giảm nghèo và giảm tỷ lệ thất nghiệp
- Đầu tư tác động đến phát triển nguồn nhân lực: nâng cao dân trí, trình độ hiểu biết, ý thức củangười dân
- Đầu tư góp phần bảo tồn, tôn tạo, trùng tu những giá trị lịch sử, thiên nhiên, văn hóa,… xâydựng hình ảnh của đất nước
Trang 11CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM
3.1 Tổng quan về hoạt động đầu tư và tình hình tăng trưởng Việt Nam thời gian qua
3.1.1. Tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư
Năm 2015 tiếp tục thực hiện đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế trong đó có tái cơ cấuđầu tư đi đôi với việc tiếp tục giảm dần đầu tư công, giảm tỷ trọng và nâng cao hiệu quả sửdụng vốn nhà nước, hoàn thiện thể chế về đầu tư nhằm huy động mạnh mẽ các nguồn lực xãhội cho đầu tư phát triển Việc triển khai, thực hiện có hiệu quả các văn bản pháp quy quantrọng trong hoạt động đầu tư: Luật đầu tư công, Luật đầu tư (sửa đổi), Luật doanh nghiệp(sửa đổi), Luật đấu thầu, Nghị định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) đã gópphần tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả đầu tư
Bên cạnh đó, các ngành và cơ quan chức năng thực hiện đẩy mạnh huy động các nguồnlực và đa dạng hóa hình thức đầu tư, đồng thời tập trung chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc, khókhăn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch được giao, đặc biệt
là các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi Môi trường pháp lýđầu tư được đổi mới và từng bước hoàn thiện góp phần thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoàiFDI theo hướng nâng cao chất lượng nguồn vốn, khuyến khích các dự án sử dụng công nghệcao, thân thiện với môi trường, sản xuất các sản phẩm có khả năng cạnh tranh và tham giachuỗi sản xuất toàn cầu, ưu tiên các dự án phát triển công nghệ phụ trợ, góp phần thúc đẩytăng trưởng kinh tế
Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện năm 2015 theo giá hiện hành ước tính đạt1367,2 nghìn tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2014 và bằng 32,6% GDP, bao gồm: Vốn khuvực Nhà nước đạt 519,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 38% tổng vốn và tăng 6,7% so với năm trước;vốn khu vực ngoài Nhà nước đạt 529,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,7% và tăng 13%; vốn khuvực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 318,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,3% và tăng 19,9%
Tốc độ phát triển vốn đầu tư phát triển toàn xã hội các năm 2013, 2014 và 2015 so với
năm trước (Theo giá hiện hành)
Đơn vị tính: %
Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước thực hiện năm 2015ước tính đạt 220,4 nghìn tỷ đồng, bằng 100,6% kế hoạch năm và tăng 6,1% so với năm 2014,gồm có:
- Vốn trung ương quản lý đạt 43 nghìn tỷ đồng, bằng 105,6% kế hoạch năm và tăng 4,5% sovới năm trước, trong đó vốn thực hiện của Bộ Giao thông Vận tải là 7299 tỷ đồng, bằng106,2% và tăng 19%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3008 tỷ đồng, bằng 105,2% và
Trang 12giảm 7,5%; Bộ Xây dựng 1761 tỷ đồng, bằng 113,7% và giảm 6,3%; Bộ Y tế 1682 tỷ đồng,bằng 106,3% và tăng 63,5%; Bộ Giáo dục và Đào tạo 862 tỷ đồng, bằng 101,3% và tăng25,1%; Bộ Tài nguyên và Môi trường 700 tỷ đồng, bằng 102% và giảm 1,5%; Bộ Văn hoá,Thể thao và Du lịch 584 tỷ đồng, bằng 99,6% và tăng 16,2%; Bộ Công thương 430 tỷ đồng,bằng 99,7% và tăng 21,5%; Bộ Khoa học và Công nghệ 330 tỷ đồng, bằng 111,5% và tăng15,2%; Bộ Thông tin và Truyền thông 191 tỷ đồng, bằng 105,5% và giảm 9,9%.
- Vốn địa phương quản lý đạt 177,4 nghìn tỷ đồng, bằng 99,5% kế hoạch năm và tăng 6,5% sovới năm 2014 Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 121,8 nghìn tỷ đồng, bằng94,5% và tăng 6,1%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt 45,3 nghìn tỷ đồng, bằng 110%
và tăng 9,1%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã đạt 10,3 nghìn tỷ đồng, bằng 124,1% và tăng0,5% Một số địa phương có số vốn thực hiện lớn là: Hà Nội đạt 21,7 nghìn tỷ đồng, bằng107,7% kế hoạch năm và giảm 9,3% so với năm trước; thành phố Hồ Chí Minh 18,8 nghìn tỷđồng, bằng 86,2% và tăng 8,3%; Quảng Ninh 6,2 nghìn tỷ đồng, bằng 87,3% và tăng 57,2%;Bình Dương 5,2 nghìn tỷ đồng, bằng 104,9% và tăng 16,7%; Vĩnh Phúc 5 nghìn tỷ đồng,bằng 96,2% và tăng 35,1%; Nghệ An 4,9 nghìn tỷ đồng, bằng 103,6% và tăng 7,1%; HảiPhòng 4,4 nghìn tỷ đồng, bằng 183,6% và tăng 25,1%
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2015 thu hút 2013 dự ánđược cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 15,58 tỷ USD, tăng 26,8% về số dự án và giảm0,4% về số vốn so với cùng kỳ năm 2014 Đồng thời có 814 lượt dự án đã cấp phép từ cácnăm trước được cấp vốn bổ sung với 7,18 tỷ USD Như vậy tổng vốn đăng ký của các dự áncấp mới và vốn cấp bổ sung đạt 22,76 tỷ USD, tăng 12,5% so với năm 2014 Vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài thực hiện năm 2015 ước tính đạt 14,5 tỷ USD, tăng 17,4% so với năm trước.Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng
ký đạt 15,23 tỷUSD, chiếm 66,9% tổng vốn đăng ký; ngành sản xuất và phân phối điện, khíđốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 2809,3 triệu USD, chiếm 12,4%; ngànhkinh doanh bất động sản đạt 2394,7 triệu USD, chiếm 10,5%; các ngành còn lại đạt 2320,1triệu USD, chiếm 10,2%
Cả nước có 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nướcngoài được cấp phép mới trong năm 2015, trong đó thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu với sốvốn đăng ký đạt 2811,7 triệu USD, chiếm 18% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là TràVinh 2526,8 triệu USD, chiếm 16,2%; Bình Dương 2465,8 triệu USD, chiếm 15,8%; ĐồngNai 1471,9 triệu USD, chiếm 9,4%; Hà Nội 910,7 triệu USD, chiếm 5,8%; Hải Phòng 573,1triệu USD, chiếm 3,7%; Tây Ninh 502,9 triệu USD, chiếm 3,2%; Quảng Ninh 373,9 triệuUSD, chiếm 2,4%
Trong số 58 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp mới tại Việt Nam năm 2015,Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 2678,5 triệu USD, chiếm 17,2% tổng vốn đăng ký cấpmới; tiếp đến là Ma-lai-xi-a 2447,5 triệu USD, chiếm 15,7%; Xa-moa 1314 triệu USD, chiếm8,4%; Nhật Bản 1285 triệu USD, chiếm 8,2%; Vương quốc Anh 1265,7 triệu USD, chiếm8,1%; Xin-ga-po 1035 triệu USD, chiếm 6,6%; Đài Loan 940,4 triệu USD, chiếm 6%
3.1.2. Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Với việc gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, tốc độ tăng trưởngGDP lên tới gần 8,5% Từ khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra năm 2008, Việt Nam chìm
Trang 13trong vòng xoáy tăng trưởng chậm khi các thị trường xuất khẩu lớn bị ảnh hưởng, sức muatrong nước giảm Cả giai đoạn này, tăng GDP luôn thấp hơn 7% và ngày càng đi xuống.Trong khoảng 5 năm trở lại đây (2011-2015), nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạnphục hồi, cùng với đó là nỗ lực của Nhà nước, chính phủ trong việc đưa đất nước ra khỏi giaiđoạn tăng trưởng chậm đã đạt được một số kết quả rõ rệt, tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tụctăng từ năm 2013 (5,42%), năm 2014 (5,98%) và năm 2015 đạt con số 6,68% -cao hơn mụctiêu 6,2% đề ra và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011-2014 cho thấy nền kinh tế ViệtNam đang phục hồi rõ rệt.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 ước tính tăng 6,68% so với năm 2014, trong
đó quý I tăng 6,12%; quý II tăng 6,47%; quý III tăng 6,87%; quý IV tăng 7,01% Mức tăngtrưởng năm nay cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011-2014[1], cho thấy nền kinh tế phục hồi rõ nét Trong mức tăng 6,68% của toàn nền kinh tế,khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,41%, thấp hơn mức 3,44% của năm 2014, đónggóp 0,4 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,64%,cao hơn nhiều mức tăng 6,42% của năm trước, đóng góp 3,2 điểm phần trăm; khu vực dịch
vụ tăng 6,33%, đóng góp 2,43 điểm phần trăm
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp có mức tăng cao nhất với7,69%, nhưng do chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,05 điểm phần trăm vào mức tăngchung; ngành nông nghiệp mặc dù tăng thấp ở mức 2,03% do ảnh hưởng của thiên tai, hạnhán, nhưng quy mô trong khu vực lớn nhất (chiếm khoảng 75%) nên đóng góp 0,26 điểmphần trăm; ngành thủy sản tăng 2,80%, đóng góp 0,09 điểm phần trăm, là mức tăng trưởngthấp nhất của ngành này trong 5 năm qua[2] do đối mặt với nhiều khó khăn về thời tiết, dịchbệnh, giá cả và thị trường tiêu thụ sản phẩm
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 9,39% so với năm trước,trong đó côngnghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,60%, cao hơn nhiều mức tăng của một số nămtrước[3], đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng của khu vực II và góp phần quan trọng trong mứctăng trưởng chung Ngành khai khoáng tăng 6,50% Ngành xây dựng đạt mức tăng 10,82% sovới năm trước, đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 2010[4]
Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởngchung như sau: Bán buôn và bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt mức tăng 9,06% so với năm
2014, đóng góp 0,82 điểm phần trăm vào mức tăng chung; hoạt động tài chính, ngân hàng vàbảo hiểm tăng 7,38%, đóng góp 0,41 điểm phần trăm; hoạt động kinh doanh bất động sảnđược cải thiện hơn với mức tăng 2,96%, cao hơn mức tăng 2,80% của năm trước và chủ yếutập trung vào mua nhà ở, đóng góp 0,16 điểm phần trăm
Quy mô nền kinh tế năm nay theo giá hiện hành đạt 4192,9 nghìn tỷ đồng; GDP bìnhquân đầu người năm 2015 ước tính đạt 45,7 triệu đồng, tương đương 2109 USD, tăng 57USD so với năm 2014 Cơ cấu nền kinh tế năm nay tiếp tục có sự chuyển dịch nhưng tốc độchậm, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 17,00%; khu vực côngnghiệp và xây dựng chiếm 33,25%; khu vực dịch vụ chiếm 39,73% (thuế sản phẩm trừ trợcấp sản phẩm là 10,02%) Cơ cấu tương ứng của năm 2014 là: 17,70%; 33,21%; 39,04%(thuế là 10,05%)
Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2015, tiêu dùng cuối cùng tăng 9,12% so với năm 2014,đóng góp 10,66 điểm phần trăm vào mức tăng chung; tích lũy tài sản tăng 9,04%, đóng góp
Trang 144,64 điểm phần trăm; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ làm giảm 8,62 điểmphần trăm của mức tăng trưởng chung
3.2.Tác động của đầu tư tới tăng trưởng và phát triển của Việt Nam
3.2.1. Tác động của đầu tư tới tốc độ, quy mô tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế xét ở đầu vào, có ba yếu tố đóng góp Đó là sự đóng góp của yếu tố
số lượng vốn đầu tư, đóng góp của số lượng lao động và đóng góp của yếu tố năng suất cácnhân tố tổng hợp (TFP) Theo tính toán ban đầu, yếu tố số lượng vốn đầu tư đã đóng gópkhoảng 57%, yếu tố số lượng lao động đóng góp khoảng 20%, yếu tố TFP đóng góp 23% Từ
sự đóng góp như trên, có thể rút ra một số nhận xét đáng lưu ý
Một là, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dựa chủ yếu vào sự đóng góp của yếu tố sốlượng vốn đầu tư Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP luôn giữ ở mức cao, vốn đầu tư phát triểntoàn xã hội có tốc độ tăng trưởng được duy trì và là nguồn lực quan trọng cho tăng trưởngkinh tế Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên GDP của 10 năm (2007-2016) đạt tươngứng là 46,5%, 41,5%, 42,7%, 41,1%, 33,3%, 31,1%, 30,5%, 31,0%, 30,5% cho các năm
2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, đạt 31,0% theo kế hoạch năm 2016.Năm 2007, tổng vốn đầu tư chỉ đạt 532,1 nghìn tỷ đồng thì đến năm 2016 dự kiến đạt 1.588nghìn tỷ đồng, bằng 31,0% GD Vốn FDI trong 10 năm (2007-2016), thực hiện được khoảng112,23 tỷ USD FDI thực hiện bình quân mỗi năm từ khi gia nhập WTO đạt là 11,22 tỷUSD.Tuy nhiên, tỉ trọng vốn trên GDP khá cao so với các nước trong khu vực cũng đặt ranhiều vấn đề đối với Việt Nam, gây ra tình trạng “nóng” của nền kinh tế, do lượng tiền lưuthông và tín dụng đầu tư gia tăng nhanh hơn so với cung ứng hàng hóa và dịch vụ
Hai là, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện còn dựa một phần quan trọng vào yếu tố sốlượng lao động Thống kê cho thấy tỉ trọng của yếu tố lao động tác động tới GDP từ năm
2011 tới nay vào khoảng 19,1%, sự quan trọng này được xét trên hai mặt Một mặt, do nguồnlao động hàng năm vẫn còn tăng khoảng 2%, tức là trên 1 triệu người mỗi năm Mặt khác, do
tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn còn cao
Ba là, nếu tính cả sự đóng góp của yếu tố số lượng vốn đầu tư và sự đóng góp của yếu tố
số lượng lao động, thì hai yếu tố này đã đóng góp trên ba phần tư tổng tốc độ tăng trưởngkinh tế của Việt Nam Điều đó chứng tỏ, sự đóng góp của yếu tố TFP đối với tổng tốc độ tăngtrưởng kinh tế còn nhỏ, chưa được một phần tư, thấp chỉ bằng hai phần ba tỷ trọng đóng gópcủa yếu tố này của các nước trong khu vực hiện nay
Không chỉ tốc độ tăng trưởng, hiệu quả đầu tư đã có bước cải thiện, với ICOR giai đoạn2011-2015 đạt 6,91, giảm so với giai đoạn 2006-2010 (là 6,96) Cũng rất đáng ghi nhận khitrong bối cảnh tổng vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP giảm mạnh (còn khoảng 32,6% GDPvào năm 2015) thì tốc độ tăng trưởng vẫn duy trì ở mức hợp lý Tuy nhiên ICOR của ViệtNam còn cao, hiệu quả đầu tư còn thấp so với nhiều nền kinh tế trong khu vực Nguyên nhânmột phần là do nền kinh tế đang trong giai đoạn tập trung đầu tư cho hạ tầng, bao gồm cả hạtầng ở vùng sâu, vùng xa và đầu tư cho xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, nhưngnếu so với các quốc gia khác đã trải qua giai đoạn phát triển tương đồng, thì hệ số ICOR củaViệt Nam hiện vẫn cao.Điều này được lí giải là do việc sử dụng vốn vay ở một số dự án cònkém hiệu, còn thất thoát, lãng phí Các dự án đầu tư công dù thời gian qua đã được cải thiệnđáng kể, song tình trạng đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí cũng còn nhiều
3.2.2. Đầu tư tác động làm tăng năng lực khoa học công nghê của đất nước
Trang 15Trong những năm gần đây, nhận thức vai trò của phát triển khoa học công nghệ đã đượcnâng cao tại Việt Nam, thể hiện ở một số mặt như:
Nhà nước bảo đảm chi cho khoa học và công nghệ (KHCN) từ 2% trở lên trong tổng chingân sách nhà nước hàng năm - là nội dung quan trọng được ghi nhận trong Luật KHCN
2013 Chi 2% ngân sách nhà nước cho hoạt động KHCN đã thể hiện sự quan tâm rất lớn củaNhà nước tới lĩnh vực này Mặc dù chi ngân sách nhà nước đã ưu tiên nhiều hơn cho hoạtđộng KHCN nhưng so với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực thì nguồn lực đầu tư choKHCN ở nước ta vẫn còn khiêm tốn Tổng đầu tư cho KHCN bình quân đầu người của ViệtNam thấp hơn nhiều lần so với các nước trên thế giới Tỉ lệ chi cho khoa học công nghệ tuytương đương với mức trung bình của các nước trên thế giới nhưng về số tuyệt đối thì thấphơn khá nhiều Một ví dụ là nguồn tài chính cho KH-CN ở nước ta năm 2012 chỉ là 700 triệuUSD trong khi chỉ riêng Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc đã chi hơn 1 tỷ USD cho côngnghệ Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận một số thành tựu đã đạt được trong thời gian quanhư: Giàn khoan tự nâng 90m nước, Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt tái hoạt động, Dây chuyềnsản xuất thiết bị điện tử viễn thông tân tiến nhất ở khu vực Đông Nam Á được xây dựng vàđưa vào hoạt động bởi “Trung tâm sản xuất thiết bị điện tử Viettel”,…
Lĩnh vực KH-CN thời gian qua đạt được nhiều thành tựu, đóng góp thiết thực cho pháttriển kinh tế - xã hội Đặc biệt, việc đầu tư vào KH-CN đã giúp cho nhiều doanh nghiệp nângcao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường Điển hình như Tập đoàn Viễnthông Quân đội (Viettel) năm 2010 đã thành lập Viện nghiên cứu riêng, theo mô hình của cáctập đoàn lớn trên thế giới Viettel đã trích 10% lợi nhuận trước thuế cho Quỹ Phát triển KH-
CN, tương đương với 2.500 tỷ đồng Với mức đầu tư như vậy, chỉ sau một thời gian ngắn, cácsản phẩm quan trọng bậc nhất phục vụ cho ngành công nghệ thông tin và viễn thông mà việnnghiên cứu nói trên của Viettel làm ra đã đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển doanhnghiệp và giá chỉ bằng 1/3 so với giá thị trường Tuy nhiên nhìn chung phát triển khoa học kĩthuật ở nước ta còn nhiều hạn chế trên 95% doanh nghiệp hiện nay thuộc loại nhỏ và siêunhỏ, do nguồn lực hạn chế nên chỉ tập trung vào đổi mới công nghệ hơn là triển khai nghiêncứu Ngoài ra, 30% doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của hoạt độngKHCN trong doanh nghiệp Ngay cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng chưaquan tâm tới nghiên cứu
3.2.3. Đầu tư tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi tỷ trọng của các bộ phận cấu thành của nềnkinh tế Đầu tư có tác động quan trọng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đầu tư góp phần làmchuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với quy luật và chiến lược phát triển kinh tế xã hội củaquốc gia trong từng thời kỳ, tạo sự cân đối mới trên phạm vi nền kinh tế quốc dân và giữa cácngành, vùng, nhằm phát huy nội lực của nền kinh tế trong khi vẫn coi trọng yếu tố ngoại lực
Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Đối với cơ cấu ngành, đầu tư vốn vào ngành nào, quy mô vốn đầu tư vào từng ngànhnhiều hay ít, việc sử dụng vốn có hiệu quả cao hay thấp… đều ảnh hưởng đến tốc độ pháttriển, đến khả năng tăng cường cơ sở vật chất của từng ngành, tạo điều kiện tiền đề vật chấtcho sự phát triển các ngành mới… do đó làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngành
Bảng 1.1 Đầu tư theo ngành kinh tế ( tỷ đồng )
( Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của Tổng cục thống kê)
Trang 162013 Tỷ trọng của dịch vụ trong GDP cũng ngày càng tăng cao và dần chiếm ưu thế.
Việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cũng phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài Các dự ánđầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xâydựng với 2885
dự án, vốn đăng ký 23213,71 triệu USD (chiếm 66,7% số dự án, 56,9% tổng số vốn đăng ký);nông nghiệp có 596 dự án với vốn đăng ký 2893,34 triệu USD (chiếm 13,8% dự án; 7,1%vốn đăng ký); ngành dịch vụ có 843 dự án với vốn đăng ký 14682,7 triệu USD (chiếm20,41% số dự án; 36% vốn đăng ký ( Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư, giai đoạn 1988 – 2003 )Một số tồn tại khi tập trung đầu tư vào công nghiệp, dịch vụ là: việc môi trường quanhcác khu công nghiệp ngày càng ô nhiễm ( VD: Vụ việc Vedan xả thải ra sông Thị Vải), các tệnạn xã hội quanh các khu CN, sự mất phương hướng của người nông dân hay các vấn đề nangiải của ngành dịch vụ…
Tác động của đầu tư phát triển tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ
Đối với cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối vềphát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đóinghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị…củanhững vùng có khả năng phát triển nhanh hơn
Cơ cấu vốn đầu tư tập trung vào 2 vùng kinh tế lớn là vùng Đồng bằng sông Hồng vàvùng Đông Nam Bộ Vùng miền núi phía Bắc và Tây nguyên là 2 vùng có tỷ trọng đầu tư nhỏnhất
Trang 17Nguồn vốn đầu tư thường được tập trung tại những vùng kinh tế trọng điểm của đất nước.Các vùng kinh tế trọng điểm được đầu tư phát huy thế mạnh của mình, góp phần lớn vào sựphát triển chung của cả nước, làm đầu tàu kéo kinh tế chung của đất nước đi lên Ba vùngkinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía Nam luôn đóng góp gần một nửa GDP vàonền kinh tế
Bảng 1.2 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép năm 2014
Về đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài, vốn FDI thường đầu tư vào các vùng kinh tế pháttriển, do đó các vùng kinh tế trọng điểm đã chiếm tới 80% vốn FDI Ngược lại, vốn ODA lạithường được ưu tiên hỗ trợ các vùng kinh tế kém phát triển hơn
Tuy nhiên, việc đầu tư chỉ tập trung vào một số khu vực gây ra nhiều bất cập Sự pháttriển chênh lệch quá lớn giữa các vùng cũng gây ra những khó khăn lớn trong nền kinh tế,gây mất cân đối trong sự phát triển giữa các vùng, gia tăng khoảng cách phát triển giữa cácvùng kinh tế Đồng thời tạo ra các vấn đề nan giải về môi trường, các vấn đề an ninh, tệ nạn,
di dân, bỏ đất hoang,…
Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế
Đối với mỗi quốc gia, việc tổ chức các thành phần kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào chiếnlược phát triển của chính phủ Các chính sách kinh tế sẽ quyết định thành phần nào là chủđạo, thành phần nào là được ưu tiên phát triển, vai trò, nhiệm vụ của các thành phần trongnền kinh tế Ở đây, đầu tư đóng vai trò nhân tố thực hiện
Đầu tư tạo ra sự phong phú, đa dạng về nguồn vốn đầu tư Cùng với sự xuất hiện của cácthành phần kinh tế mới là sự bổ sung một lượng vốn không nhỏ vào tổng vốn đầu tư của toàn
xã hội, tạo nên nguồn lực mạnh mẽ hơn trước để nâng cao tăng trưởng và phát triển kinh tế.Việc có thêm các thành phần kinh tế đã huy động và tận dụng được các nguồn lực trong xãhội một cách hiệu quả hơn, khuyến khích mọi các nhân tham gia đầu tư vào kinh tế
Bảng 1.3 Cơ cấu đầu tư theo thành phần kinh tế
Cơ cấu vốn đầu tư ( % )
Trang 183.2.4. Đầu tư tác động tới năng suất lao động
Đầu tư vào các lĩnh vực đào tạo, dạy nghề và khoa học công nghệ đã tác động đến chấtlượng lao động ở nước ta mà chỉ số phản ánh chất lượng này chính là năng suất lao động.Năng suất lao động của một quốc gia trước hết phụ thuộc vào mức độ hiệu quả sử dụnglao động kết hợp với các yếu tố sản xuất khác, như máy móc và công nghệ, và lượng máymóc và công nghệ mà một người lao động của quốc gia đó được sử dụng
Qua biểu đồ ta có thể thấy trong 10 năm qua, năng suất lao động đã có sự tăng trưởng khámạnh, từ mức hơn 22 triệu đồng/người thì sau 10 năm đã lên gần 80 triệu đồng/người Năngsuất lao động người Việt đã có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều, bình quân giai đoạn2006-2015 tăng 3,9% mỗi năm So với năm 2010, năng suất lao động đã tăng 23,6%, songvẫn thấp hơn so với mục tiêu đề ra là 29-32%
Mức chi cho đầu tư phát triển, giáo dục đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngày càng giatăng Cụ thể Mức đầu tư phát triển năm 2015 đã tăng 12% so với năm trước, đạt hơn1.367.000 tỉ đồng, giúp cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 6,68%, là mức cao nhấttrong bảy năm qua Tổng mức đầu tư phát triển năm nay tương đương với 32,6% GDP.Những năm trước, tỉ lệ này khoảng 31% GDP Ngoài mức đầu tư phát triển năm 2015 đã tăng12% so với năm trước, vốn FDI năm nay giải ngân cũng tăng mạnh, ước khoảng 14,5 tỉ đô la,tăng 17,4% so với năm trước