1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN SỰ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM

34 1,3K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 60,99 KB

Nội dung

Nhiều xí nghiệp công nghiệp quốc doanh được xây dựngnhưng các xí nghiệp này không có mấy cơ hội phát huy tính chủ động củamình vì kế hoạch hoá tập trung và quản lý của nhà nước còn rất m

Trang 1

CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN SỰ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆTNAM

I Tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua các thời kỳ.

1 Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trước thời kỳ đổi mới.

Sau ngày đất nước thực sự thông nhất thì nền kinh tế nước ta vẫn đầyrẫy những khó khăn, năm 1978 và 1979 phải chiến đấu bảo vệ tổ quốc ởbiên giới tây nam và biên giới phía bắc nền hai năm đó tăng trưởng kinh tếchỉ ở mức 0,7% và 0,6% so với năm trước, năm 1980 suy thoái nghiêmtrọng nên GDP giảm 2,9% so với năm 1979; bình quân hàng năm trong 10năm đầu sau khi thống nhất đất nước giai đoạn 1976 – 1985 kinh tế chỉ tăngtrưởng 3,56% Ngay sau đó là sự suy thoái tương đối vào năm 1986, chỉ tăng2,3% so với năm 1985 vì hướng chịu trực tiếp sai lầm của tổng điều chỉnhgiá - lương – tiền và đổi tiền tháng 9/1985 Các năm 1987 – 1988 tư duykinh tế mới bắt đầu được đổi mới nhưng hậu quả sai lầm về sử lý giá - lương– tiền giai đoại trước vẫn còn sâu rộng, ngân sách nhà nước vẫn còn mất cânđối nghiêm trọng do đó tăng trưởng kinh tế nước ta giai đoạn 1986 – 1990tăng chậm và đến năm 1990 thì tăng trưởng kinh tế đạt 5,1% Bình quântăng trưởng kinh tế trung bình cho thời kỳ 1986 – 1990 là 3,9% và cho cảthời kỳ 1976 – 1990 là 3,7%

Thời kỳ 1975 – 1980: Chúng ta đã bỏ qua thời kỳ khôi phục kinh tếbắt tay ngay vào việc phát triển kinh tế với quy mô lớn và tốc độ cao, đẩynhanh quá trình cải tạo XHCN Đặc trưng cơ bản của nông nghiệp thời kỳnày là hợp tác hoá phát triển với mô hình tập thể hoá, tập trung hoá vàchuyên môn hoá cao Phong trào phát triển nhanh mà không vững mạnh, sảnxuất không ổn định và mất cân đối lớn giữa sản xuất và tiêu dung lươngthực, thực phẩm Sản lượng lúa năm 1976 đạt 11,827 triệu tấn nhưng trong 4năm tiếp theo vẫn không duy trì được mức đó nữa, năm 1978 giảm nhiều chỉ

Trang 2

đạt 9,79 triệu tấn Nhiều xí nghiệp công nghiệp quốc doanh được xây dựngnhưng các xí nghiệp này không có mấy cơ hội phát huy tính chủ động củamình vì kế hoạch hoá tập trung và quản lý của nhà nước còn rất mạnh; do đótuy số lượng tăng nhanh nhưng kết quả sản xuất tăng không tương xứng Sovới năm 1975 giá trị tổng sản lượng công nghiệp năm 1978 tăng 30,6%, đếnnăm 1980 chỉ còn tăng 12,8%, mức tăng trung bình hàng năm trong các năm

1975 – 1980 chỉ là 2,4%

Kết quả là 22 chỉ tiêu kế hoạch 5 năm đề ra đều không đạt Năm 1980sản lượng lương thực là 14,4 triệu tấn đạt 68,5% chỉ tiêu kế hoạch đề ra,chăn nuôi lợn là 10 triệu con đạt 60,6%, đánh bắt cá biẻn là 399 nghìn tấnđạt 39,9%, sản lượng điện đạt 73,6%, sản xuất thép đạt 25%,…Đặc biệt thunhập quốc đan sản xuất chỉ tăng bình quân 0,4% một năm trong khi kếhoạch đề ra là tăng 13 – 14% Năng xuất lao động và hiệu quả kinh tế đạtmức độ thấp Trong công nghiệp các xí nghiệp chỉ sử dụng 50% công xuất,chất lượng sản phẩm kém, hàng hoá tiêu dùng thiết yếu thiếu nghiêm trọng.Nhiều doanh nghiệp nhà nước bị lỗ nghiêm trọng và phải bù đắp bằng ngânsách nhà nước, các mặt mất cân đối trầm trọng Đó là nguần gốc cơ bản gây

ra khó khăn trên nhiều lĩng vực lưu thông phân phối, ngân sách và tiền tệ.Đất nước bắt đầu rơi ào cuộc khủng khoảng xã hội nghiêm trọng

Thời kỹ năm 1981 – 1985: Đánh dấu bước chuẩn bị, khởi đầu mới.Chính sách, cơ chế quản lý và công cuộc cải cách đã bắt đầu từ khu vựngnông nghiệp với cơ chế khoán sản phẩm đến nhóm và cá nhân người nôngdân Đó là bước đi đầu tiên nhiều ý nghĩa trong việc thực hiện quyền dânchủ trong sản xuất, tái lập chế độ canh tác theo gia đình, chặn đứng sự sa súttrong sản xuất nông nghiệp, tạo động lực gia tăng cho những năm sau Sảnxuất lúa mỗi năm tăng gần 1 triệu tấn, năm 1985 đạt mức 15,875 triệu tấn

Trang 3

Những cải cách tưng tự trong nghành công nghiệp cũng được thực hiệnnhằm phát huy quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ

về tài chính trong các doanh nghiệp quốc doanh Giá trị tổng sản lượng côngnghiệp năm 1985 tăng 54,3% so với năm 1980, cơ cấu nhóm A/ nhóm Btrong công nghiệp năm 1980 là 37,8%/62,2%, năm 1985 chuyển dịnh thành31,4%/68,6% Công nghiệp ngoài quốc doanh năm 1981 chiếm 39,8% toànngành, năm 1985 tăng lên mức 43,7%

Mặc dù tiến hành cải cách trong hai ngành công nghiệp và nôngnghiệp nhưng nhiều chỉ tiêu quan trọng trong giai đoạn 1981 – 1985 vẫnkhông thực hiện được: năm 1985 sản lượng lương thực là 18,2 triệu tấn đạt95,8% kế hoạch đề ra, sản lượng điện đạt 5,5 tỷ chỉ đạt 94,5%, sản xuất thanđạt 67,1%, sản xuất xi măng đạt 75%,…Nét nổi bật và phổ biến trong giaiđoạn năm 1975 – 1985 là luôn xảy ra lạm phát phi mã, giá cả hàng hoá vàdịch vụ tiêu dùng tăng và năm sau tăng hơn năm trước

Do cả hai kế hoạch năm 1967 – 1980 và 1981 – 1985 về cơ bản đượcxây dựng trên nền tảng của cơ chế cũ là kế hoạch hoá tập trung và bệnh hànhchính bao cấp nặng nề, do xuất phát điểm của nền kinh tế quá thấp và cùngvới những vấp váp sai lầm trong các chích sách tổng điều chỉnh giá - tiền –lương, đặc biệt là thất bại trong việc đổi tiền nên đến năm 1986 nước ta hoàntoàn rơi vào cuộc khủng khoảng nghiêm trọng

Thời kỳ năm 1986 – 1990 là thời kỳ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đểthay thế cơ chế quản lý cũ nhà nước đã ban hành hàng loạt các chỉ thị, nghịquyết nhằm xác lập cơ chế quản lý mới Đổi mới cơ chế quản trong nôngnghiệp chuyển từ khoán theo khâu sang khoán theo hộ, tự chủ kinh doanh đểkhuyến khích đầu tư vào nông nghiệp Sản lượng lương thực đã có bướcphát triển đáng kể từ 18 triệu tấn năm 1987 đã tăng lên 21,5 triệu tấn năm

Trang 4

1989 và năm 1990 Tính chung 5 năm 1986 – 1990 sản lượng lương thựctăng 13,5% so với 5 năm 1981 – 1985 Do vậy, mặc dù dân số thường xuyêntăng với tốc độ cao nhưng lương thực bình quân đầu người vẫn đạt 310Kg.

Trong công nghiệp tuy gặp nhiều khó khăn trong chuyển đổi cơ chếquản lý vì công nghiệp là ngành trước đây được nhà nước bao cấp nhiềunhất, nhưng một số ngành công nghiệp mũi nhọn như điện, thép, xi măngvẫn đạt mức tăng trưởng khá

Mặc dù gặp nhiều khó khăn chở ngại trong kế hoạch 5 năm này nhưng

ba chương trình kinh tế lớn cũng đạt được kết quả nhất định Tính chung cho

5 năm 1986 – 1990 tổng sản phẩm trong nước tăng 3,9%

Như vậy trong giai đoạn 1975 – 1990 thì tốc độ tăng trưởng thấp bìnhquân cho cả thời chỉ kỳ đạt 3,7% Các chính sách áp dung chưa được hợp lý

do đó giá trị của các ngành nông nghiệp và công nghiệp còn thấp và chưađạt được chỉ tiêu kế hoạch đề ra Nền kinh tế đất nước ta giai đoạn này rơivào cuộc khủng khoảng nghiêm trọng

2 Tăng trưởng Viêt Nam sau thời kỳ đổi mới

Sau thời kỳ đổi mới thì kinh tế Viêt Nam đã đạt được mức tăng trưởngcao nhất từ trước tới nay, đó là vào năm 1995 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạtđược 9,5% Cụ thể là trong thời kỳ năm 1991 – 1995 tốc độ tăng trưởng kinh

tế tăng nhanh từ 6% vào năm 1991 thì đến năm 1995 tốc độ tăng trưởng kinh

tế đạt 9,5%, Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ năm 1991 – 1995

là 8,2% vượt so với chỉ tiêu đề ra là 5 – 6,5% Tốc độ tăng trưởng của ngànhnông nghiệp tăng mạnh từ 2,2% vào năm 1991 lên tới 6,9% vào năm 1992nhưng lại giảm xuống còn 4,8% vào năm 1995 Trong khi đó tốc độ tăngtrưởng của các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh Tăng trưởngngành công nghiệp tăng từ 7,7% vào năm 1991 lên 13,6% vào năm 1995

Trang 5

Như vậy trong 5 năm mà tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp tăng gấpđôi Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ tăng từ 7,4% vào năm 1991 lên 9,8%vào năm 1995 Sự tăng trưởng cua rngành công nghiệp thời kỳ 1991 – 1995càng có ý nghĩa nếu xét về hoàn cảnh lịch sử, cụ thể là sự chuyển đổi cơ chếquản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường Trong quá trìnhchuyển đổi ngành công nghiệp có nhiều sự xáo trộn nhất do trước đây ngànhcông nghiệp là ngành được bao cấp lớn nhất và kế hoạch hoá tập trung baocấp trong ngành công nghiệp được thực hiện đầy đủ nhất.

Việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và bước đầu hội nhập kinh tế khuvực và quốc tế đã giúp cho hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đề ra cho kế hoạch 5năm 1991 – 1995 hoàn thành và hoàn thành vượt mức Đây là kế hoạch 5năm đầu tiên đạt và vượt mục tiêu Quá trình mở cửa hội nhập với bên ngoàicũng thu được những kết quả nhất định Những kết quả đạt được nói chung

đã đưa nước ta thoát khỏi cuộc khủng khoảng kinh tế xã hội, tạo tiền đềbước vào giai đoạn phát triển mới

Thời kỳ 1996 – 2000: Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan,tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của cả thời kỳ đạt khoảng 6,7% nhỏhơn so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 9 – 10% Trong thời kỳ này tốc độ tăngtrưởng kinh tế vẫn đạt mức cao trong những năm đầu, cụ thể là: năm 1996đạt 9,3%, năm 1997 đạt 8,5% Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút mạnhvào năm 1998 là năm tiếp theo của năm nổ ra khủng khoảng tài chính tiền tệkhu vực Năm 1998 tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm xuống chỉ còn 5,8% vàtốc độ tăng trưởng kinh tế giảm giảm xuống thấp nhất vào năm 1999 chỉ đạt4,5% Đây là mức tăng trưởng khá thấp so với kế hoạch đề ra Nguyên nhâncủa tình trạng nói trên là do sự giảm sút của tốc độ tăng trưởng kinh tế trongcác ngành công nghiệp và dịch vụ So với kế hoạch chỉ có ngành nông

Trang 6

nghiệp đạt được mục tiêu tốc độ tăng trưởng là 4,5% (chỉ tiêu kế hoạch đề ra

là 4,5 – 5%) Trong các ngành kinh tế, công nghiệp và dịch vụ chiém tỷtrọng lớn, năm 2000 công nghiệp chiếm 34,5%, dịch vụ chiếm 40,5% Haingành này có tốc độ tăng trưởng thấp so với chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra kéotheo sự giảm sút về tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung Công nghiệp đạttốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 12,2%/năm (chỉ tiêu kế hoạch đề ra là

12 – 13%/năm) Nhìn chung công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớntrong nền kinh tế quốc dân Sự suy giảm nhịp độ tăng trưởng của các ngànhnày là tất yếu dẫn đến sự giảm sút trong tốc độ tăng trưởng kinh tế của nướcta

Mặc dù chưa đạt được mục tiêu đề ra nhưng đây là mức độ tăngtrưởng khá cao so với các nước trong khu vực Trong điều kiện nền kinh tếcòn có nhiều khó khăn, các nước trong khu vực đạt tốc độ tăng trưởng rấtthấp, nhiều nước đạt tốc độ tăng trưởng âm, thì với nước ta mức tăng trưởng6,7% trong thời kỳ 1996 – 2000 là đáng khích lệ Tốc độ tăng trưởng kinh tếtrong thời kỳ này giảm sút rõ rệt so với thời kỳ năm 1991 – 1995 Trong thời

kỳ năm 1991 – 1995 tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta tăng trưởng cao

và vững chắc ở mức 8,2%/năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1996 –

2000 chỉ đạt 6,7%/năm thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu đề ra 9 – 10% Trong

đó ngành nông nghiệp vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng bình quân4,5%/năm Công nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất nhưng vẫngiảm sút so với thời kỳ 1991 – 1995, tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụthấp hơn nhiều so với chỉ tiêu kế hoạch và cũng thấp hơn so với thời kỳ

1991 – 995 Tuy vậy đây vẫn là sự lỗ lực to lớn của Đảng và nhà nước tatrong điều kiện nền kinh tế chịu nhiều sự tác động của các yếu tố khôngthuận lợi Trong điều kiện tăng trưởng kinh tế thế giới giảm sút nước ta đã

Trang 7

có nhiều cố gắng phát huy nội lực và kết hợp với nguồn vốn huy động từ bênngoài để tăng nguồn lực phát triển.

Từ năm 2001 đến nay: tăng trưởng kinh tế nước ta tiếp tục tăng từ6,9% lên 7,04% năm 2002 và đến năm 2003 ước đạt bình quân 7,2% đến7,3% Như vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt bình quân khoảng 7,1%(trong đó chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2001- 2005 là 7,5%) Trong đó tốc độ tăngtrưởng của các nghành công nghiệp và nông nghiệp vẫn tăng vượt chỉ tiêu

kế hoạch đề ra Tốc độ tăng trưởng nghành nông ngư nghiệp bình quân là5% so với kế hoạch là 4,8% Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nôngnghiệp tăng 14,6% so với chỉ tiêu kế hoạch là 13,1% Chỉ có các ngành dịch

vụ là chưa đạt được chỉ tiêu kế hoạch đề ra với tốc độ tăng trưởng bình quân

là 7% so với kế hoạch là 7,5% Nguyên nhân của việc tăng trưởng kinh tếkhông đạt được chỉ tiêu kế hoạch đề ra la do tỷ trọng ngành dịch vụ ngàycàng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế Nhìn lại 3 năm qua, tuyphải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức rất gay gắt, với sự nỗ lực phấnđấu rất cao của các ngành, các cấp, các cơ sở sản xuất kinh doanh Chúng ta

đã vượt qua nhiều khó khăn thách thức, nền kinh tế tiếp tục phát triển vớinhịp độ tăng trưởng khá cao theo chiều hướng tích cực

Biểu 1: Tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội

Trang 8

ta đã thoát khỏi khủng hoảng và phát triển mạnh Nhiều chỉ tiêu chủ yếu củanền kinh tế nước ta đã có sự tăng trưởng ngoạn mục Nền kinh tế phát triểnvới nhịp độ tăng trưởng khá cao theo chiều hướng tích cực.

II Các nhân tố chính ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế

1.Lao động với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

1.1 Thực trạng lao động ở Việt Nam

a) Nguồn nhân lực và nguồn lao động

Trang 9

Dân số : dân số nước ta sau thời kỳ đổi mới tăng nhanh năm 1990 dân

số nước ta là 66016.7 nghìn người thì đến năm 2002 dân số nước ta lên tới79727.4 nghìn người Nhưng tỷ lệ tăng dân số của nước ta lại giảm từ 1.92%năm 1990 xuống còn 1.32% năm 2002 Tỷ lệ tăng trung bình của cả thời kỳ

1990 – 2002 là 1.61% Dân số giữa hai khu vực nông thôn và thành thịkhông đồng đều và số chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn Năm 1990 cókhoảng 80% dân số sống ở nông thôn và 20% dân số sống ở thành thị Xuhướng di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị đã làm thay đổi cơ cấudân số giữa nông thôn và thành thị Đến năm 2002 thì dân số sống ở nôngthôn chiếm khoảng 75% và dân số sống ở thành thị chiếm khoảng 25%(biểu)

Về lực lượng lao động: nhìn chung dân số nước ta là dân số trẻ nênlực lượng lao động dồi dào Tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế của dân số từ

đủ 15 tuổi trở lên thay đổi theo độ tuổi: các nhóm tuổi có tỷ lệ tham gia hoạtđộng kinh tế cao nhất là 35-39, các nhóm tuổi 20-24 trở xuống và 50-54 tuổitrở lên thì tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế giảm dần Số người dủ 15 tuổi trởlên có việc làm thường xuyên tăng lên liên tục và mỗi năm tăng trung bìnhkhoảng 740 nghìn người Đến năm 2002 thì cả nước có 40.694.390 người đủ

15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên; so với năm 2001 tăng1.205.460 người ( bằng 2.99%)

Biểu 2: Dân số trung bình và tỷ lệ tăng dân số trung bình

(nghìn người)

Tỷ lệtăng(%)

Trang 10

1998 so với năm 1997 với số người là 449 nghìn người Số việc làm trongnông lâm ngư nghiệp trong thời kỳ này nói chung không thay đổi nhiều, có

xu hướng giảm nhẹ nhưng không đều Năm có số việc làm tuyệt đối cao nhất

là năm 1996 với 23431 nghìn và năm thấp nhất là năm 1997 với 22589nghìn việc làm So sánh năm 2001 với năm 1996, số việc làm trong nônglâm ngư nghiệp giảm đi 618 nghìn người nhưng đến năm 2002 lại tăng lênnhưng nguồn lao động ở khu vực nông thôn không hề giảm đi về số tuyệtđối Đối với nhóm ngành xây dựng, công nghiệp có xu hướng thay đổi tíchcực, số việc làm tăng lên liên tục trong suốt thời kỳ trừ năm 1997 giảm nhẹ.Trung bình mỗi năm trong thời kỳ tăng 346 nghìn việc làm, năm 2002 cũngtăng lên 520 nghìn việc làm so với năm 2001 Đối với nhóm ngành dịch vụ,

xu hướng thay đổi tích cực tương tự như trong xây dựng, công nghiệp, sốtuyệt đối việc làm cũng tăng lên liên tục và trung bình mỗi năm khoảng 320nghìn

Trang 11

Biểu 3: Số người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm thường

35.679

36.205

37.677

39.286Nông,lâm,

Ngư nghiệp

21.9 23.431 22.58

9

23.018

22.861

22.670

22.813

23.835Xây dựng,

công nghiệp

4.2 3.698 4.170 4.049 4.435 4.744 5.428 5.942Dịch vụ 4.2 6.849 7.593 7.734 8.382 8.791 8.426 9.509Nguồn : Số liệu thống kê lao động thương binh và xã hội ở Việt Nam

1996-2000 Nxb Lao động-xã hội-Hà nội 2001; Báo cáo sơ bộ kết quả điều

tra lao động-việc làm 1/7/2001 Hà Nội tháng 10/2001

Về thất nghiệp: Mặc dù số người có việc làm tăng hơn năm trước và

tăng hơn số tăng lao động nhưng vẫn còn nhiều người thất nghiệp Tỷ lệ thất

nghiệp ở khu vực thành thị đã giảm liên tục từ 10% năm 1991 xuống 5.88%

vào năm 1996 và tăng nhanh lên 6.74% năm 1999 do cuộc khủng hoảng

trong khu vực và sau đó giảm dần theo các năm tiếp theo Năm 2000 tỷ lệ

thất nghiệp của lực lượng lao động ở khu vực thành thị là 6.44%, năm 2001

tỷ lệ này là 6.28%, năm 2002 là 6.01% Tỷ lệ thời gian sử dụng lao động

trong khu vực nông thôn liên tục tăng từ 72.28% năm 1996 lên 74.26% năm

2001 và lên 75.3% năm 2002 Tuy còn tình hình thất nghiệp và sử dụng thời

gian lao động như trên nhưng nhiều nơi vẫn không tuyển đủ lao động có

chuyên môn kỹ thuật thậm chí ngay cả lao động thông thường là nữ do nhiều

nguyên nhân khác nhau cũng không thể tuyển được

b) Thị trường lao động ở Việt Nam

Trang 12

Thị trường lao động đã hình thành nhưng còn nhiều bất cập: thịtrường lao động ở Việt Nam đã chính thức được công nhận qua việc khẳngđịnh trong bộ luật lao động: quyền tự do đi tìm việc làm và lựa chọn ngườilàm việc cho mình đó là hai yếu tố cơ bản tạo ra cung, cầu về lao động, tạo

ra thị trường lao động đã được xác nhận về mặt luật pháp Tuy nhiên hệthống thể chế thị trường lao động còn chưa đồng bộ, đầy đủ, còn chồng chéophức tạp

Tính tự phát của thị trường lao động còn cao: thị trường lao động ViệtNam vẫn là một thị trường còn mang nặng tính phi chính quy còn manh nha

và tự phát, thiếu sự kiểm tra giám sát hỗ trợ của nhà nước Tính linh hoạtcủa thị trường lao động thể hiện qua khả năng dịch chuyển lao động còn rấtkém, chủ yếu do các thể chế pháp luật liên quan đến thị trường lao động còncứng nhắc chưa phù hợp với tình hình mới Ngoài ra người lao động vẫn còn

tư tưởng muốn bám dựa vào nhà nước và chưa có đủ năng lực và trình độ,cũng thiếu sự tự tin cần thiết, để cạnh tranh trên thị trường trong nước vàquốc tế

Thị trường mất cân đối cung- cầu: thị trường lao động Việt nam cómột đặc trưng nổi bật là sự mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu vềlao động việc làm, cả về tổng thể và cơ cấu Về tổng thể , mức tăng cung laođộng thường xuyên lớn hơn mức tăng cầu về việc làm Về cơ cấu nguồncung tuy đông mà không mạnh, số lao động giản đơn thì thừa nhưng số laođộng lành nghề thì lại quá thiếu Sự mất cân đối trên của thị trường lao độnggây ra tình trạng thất nghiệp cao ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn.Người lao động thường ở thế yếu trên thị trường lao động

Quy mô và mức độ tham gia thị trường lao động còn thấp: thị trườnglao động chỉ thực sự hoạt động ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp

Trang 13

Mức sôi động của thị trường lao động có sự chênh lệch lớn giữa thành thị vànông thôn, giữa khu vực dân doanh và khu vực nhà nước Tỷ lệ lao động vàmức độ tham gia thị trường lao động đặc biệt ở nông thôn còn rất thấp.Trong số 33.89 triệu lao động ở nông thôn hầu hết đều là lao động tự do, sốngười làm công ăn lương chuyên nghiệp ở nông thôn chỉ chiếm 4.29%

Thị trường lao động Việt Nam là một thị trường đang được hình thành

và chuyển đổi mạnh: số lao động đang làm việc trong khu vực nông nghiệpcòn chiếm khoảng 60% tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tếquốc dân của cả nước Trong công nghiệp và xây dựng chiếm gần 17% vàdịch vụ chiếm trên 23% Cùng với đà chuyển đổi cơ cấu kinh tế thì cơ cấulao động trong nông nghiệp ngày càng giảm, lao động trong ngành dịch vụ

và công nghiệp ngày càng tăng Hiện có xu hướng người tham gia vào thịtrường lao động ngày càng đông mà không trang bị đầy đủ các năng lực cầnthiết Nhà nước cần có các chính sách thoả đáng để hạn chế các hậu quả xấucủa quá trình biến đổi cơ câú này trong thời gian sắp tới

Cầu về lao động của các doanh nghiệp: cầu lao động trong các doanhnghiệp nhà nước có xu hướng giảm xuống do thực hiện lại tổ chức sản xuất,sắp xếp lại lao động; cổ phần hoá, bán khoán, cho thuê và giảI thể doanhnghiệp nhà nước Mức cầu doanh nghiệp nhà nước còn tiếp tục giảm do tiếptục nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước và việc giải quyết việclàm và chính sách trợ cấp lao động dôi dư vẫn là vấn đề đặt ra cho các doanhnghiệp và cơ quan quản lý nhà nước

Cầu lao động trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệmhữu hạn, công ty cổ phần có xu hướng ngày càng tăng do sự phát triển củacác loại hình doanh nghiệp này Từ năm 1990 đến năm 1998 bình quân mỗinăm có 5.000 DN và công ty tư nhân mới đăng ký và trong 5 năm tạo ra hơn

Trang 14

500 nghìn chỗ làm việc Cầu lao động của các DN tư nhân có quy mô nhỏnhưng đã có tác dụng hạn chế thất nghiệp và thúc đẩy sự hình thành và pháttriển thị trường lao động.

Cầu lao động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: việcphát triển nền kinh tế thị trường mang tính hội nhập với nền kinh tế khu vực

và thế giới đã tạo điều kiện cho đồng vốn, công nghệ nước ngoài đầu tư chảyvào nước ta Sự phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là mộttrong những yếu tố tác động đến sự đIũu chỉnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu laođộng giữa các khu vực kinh tế Cầu lao động của khu vực kinh tế có vốn đầu

tư nước ngoài tính đến năm 1999 là 296 nghìn lao động và hàng trăm nghìnlao động khác có liên quan Việc thực hiện vốn đầu tư của các dự án đã có

và thực hiện các giải pháp gọi vốn đầu tư nước ngoài cho các dự án mới màchính phủ đã đưa ra thì khả năng nâng cao mức cầu lao động của các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ rất đáng kể

1.2 Lao động với tăng trưởng kinh tế

Vai trò của lao động với tăng trưởng kinh tế được xem xét qua các chỉtiêu về số lượng lao động, trình độ chuyên môn, sức khoẻ của người laođộng và sự kết hợp giữa lao động với các yếu tố đầu vào khác và các chỉ tiêunày được thể hiện tập trung trung qua mức tiền công của người lao động

Dân số và lao động là một nhân tố quan trọng hàng đầu của tăngtrưởng phát triển kinh tế Với dân số trẻ và có học vấn tương đối khá, nguồnnhân lực dễ tiếp thu kỹ thuật và công nghệ mới , thực sự là một nguồn lực tolớn của phát triển Kinh nghiệm giai đoạn khởi đầu đổi mới cho thấy chỉriêng chính sách khoán trong và cải tiến quản lý trong công nghiệp đã có sứcđột phá đối với sự phát triển công nông nghiệp mà không phải yếu tố vốn,thậm chí chưa phải là yếu tố khoa học công nghệ Nhưng cũng cần thấy là

Trang 15

nếu lao động không được khuyến khích đủ mức và nhất là trình độ kiến thức

và tay nghề thấp, lại thiếu việc làm thì lao động trở thành gánh nặng cho nềnkinh tế như tình trạng Việt Nam hiện nay Tỷ lệ thất nghiệp thành thị chiếmkhoảng 7.4% và thiếu việc làm ở nông thôn khá cao ( 29% thời gian chưa cóviệc làm) Tỷ lệ lao động qua đào tạo cchỉ đạt mức 20% so với 50% trở lên

ơr các nước khác Chất lượng nguồn nhân lực còn có nhiều điểm chưa đáp

về trí lực, thể lực để phát huy yếu tố con người Việt Nam trong giai đoạnmới

Tình trạng thể lực của nguồn nhân lực thấp: mặc dù tuổi thọ trungbình của dân số Việt Nam vào loại đứng đầu trong số những nước có thunhập bình quân đầu người/ năm trên dưới 300USD nhưng tình trạng sứckhoẻ của nhân dân và thể lực của người lao động còn thấp Người lao độnghay bi ốm đau, mắc các bệnh mãn tính và dễ mắc các bệnh nghề nghiệp, sứckhoẻ giảm sút ngay cả khi tuổi còn chưa cao Nhìn chung tình trạng thể lựccủa người lao động còn chưa đáp ứng được yêu cầu của phương pháp tổchức và cường độ lao động theo kiểu công nghiệp

Trình độ chuyên môn: trình độ học vấn của dân số trong tuổi lao động

đã tăng lên và ở mức khá nhưng có sự chênh lệch đáng kể giữa thành thị vànông thôn và giữa các vùng Trình độ chuyên môn nghề nghiệp của lựclượng lao động cũng đã tăng lên nhưng nhìn chung còn thấp đặc biệt là ởnông thôn theo điều tra lao động việc làm năm 1998 thì tỷ lệ lao động kỹthuật được đào tạo chính quy và tương đương trong lực lượng lao động đanglàm việc của cả nước mới có 13.3%( thành thị chiếm 33.4%, nông thôn8.1%) Đến năm 2002 đã có 80.31% đã tốt nghiệp từ tiểu học trở lên và sốngười có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 19.62% lực lượng lao động sovới năm 2001 tăng 2.39%

Trang 16

Đời sống các tầng lớp nhân dân ở khắp các vùng trong cả nước đãđược cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người hàng tháng của các hộgia đìng tăng từ 92 nghìn đồng năm 1992 lên 226,7 nghìn đồng năm 1996 và

295 nghìn đồng năm 1999 và đến năm 2002 là 356.8 nghìn đồng Tuy nhiênchênh lệch giữa nhóm có thu nhập cao nhất với nhóm có thu nhập thấp nhấtngày càng tăng năm 1999 thì chênh lệch này là 7.1 thì đến năm 2002 thìchenh lệch là 8.1 Thu nhập tăng làm cho thu nhập có thể sử dụng của ngườilao động tăng do đó tâưng khả năng chi tiêu của người tiêu dùng do đó nógóp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

1.3 Đánh giá chung và những nguyên nhân, hạn chế

a) Đánh giá chung về lao động

Mỗi năm dân số và lao động tăng thêm 1.2 triệu người Đây là mộtthuận lợi và cũng là khó khăn lớn trong việc giải quyết việc làm

Trên 75% dân số và lao động ở khu vực nông thôn trình độ mọi mặtnhìn chung còn thấp so với thành thị Trình độ giáo dục phổ thông nâng caonhưng trình độ về chuyên môn kỹ thuật còn thấp

Cần có nhận xét về hiện tượng thừa thầy thiếu thợ: trong 100 ngườilao động mới có 4.16 người có trình độ từ cao đẳng đại học trở lên, 3.85công nhân kỹ thuật không bằng và 4.42 công nhân kỹ thuật có bằng va 3.33người có trình độ sơ cấp Như vậy thợ cũng thiếu và thầy cũng chưa nhiều

Mấy năm qua số người có việc làm mỗi năm tăng thêm khoảng 1.5triệu người tăng hơn số tăng lao động, cơ cấu việc làm ngày càng hợp lý,huy động nhiều thành phần kinh tế tham gia Tuy nhiên năng suất lao động

và thu nhập của người có việc làm mang lại còn thấp

Trang 17

Tỷ lệ thất nghiệp chưa giảm nhất là ở các thành phố lớn và khu côngnghiệp; thời gian lao động ở nông thôn, nông nghiệp tăng rất chậm đặc biệt

là ở những địa bàn chuyển đổi mạnh đất nông nghệp sang đất phi nôngnghiệp thì tình trạng thiếu việc làm sẽ diễn ra một cách gay gắt trong cácnăm tới

Bên cạnh hiện tượng thất nghiệp ở thành thị và chưa sử dụng hết thờigian lao động ở nông thôn do phân bố không đồng đều về trình độ, chuyênmôn nên ở một số địa phương vẫn còn hiện tượng thiếu lao động cục bộ nhất

là lao động có chuyên môn kỹ thuật và ngay cả lao động nữ không đòi hỏichuyên môn cao ở một số địa phương

Thu nhập của người có việc làm còn thấp: thu nhập bình quân củangười dân trong các năm 2001-2002 chỉ có 357nghìn đồng/người/tháng tăng21.1% so với năm 1999, trong đó thành thị đạt 626 nghìn đồng/người/tháng

b) Nguyên nhân và hạn chế

Sản xuất và dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống ở thành thị và đặcbiệt ở nông thôn chưa phát triển mạnh mẽ toàn diện, chưa huy động hết khảnăng của mọi thành phần kinh tế tham gia

Chưa huy động hết khả năng cho xuất khẩu lao động Trình độ vănhoá, chuyên môn, ý thức tổ chức, kỷ luật của người lao động chưa đáp ứngđược nhu cầu trong nước và xuất khẩu Công tác thông tin về lao động vàviệc làm chưa kịp thời và chi tiết cho người lao động

Đòi hỏi việc làm vẫn đang là vấn đề bức xúc của xã hội do tỷ lệ thấtnghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn cao Cơ cấu và chấtlượng lao động chuyển dịch còn chậm, năng suất lao động thấp, sự chuyển

Ngày đăng: 30/10/2013, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w