CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu có liên quan - Nghiên cứu về phát triển cơ sở hạ tầng định cư cho công nhân và người lao động KCN ở một số quốc gia đang phát triển:
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI CÔNG NHÂN Ở KHU
CÔNG NGHIỆP SÓNG THẦN 2
ĐINH ĐỨC HẠNH
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2010
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận tiểu luận “THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG
CỦA NGƯỜI CÔNG NHÂN Ở KHU CÔNG NGHIỆP SÓNG THẦN 2” do ĐINH
ĐỨC HẠNH, sinh viên khóa 32, ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
TRẦN ĐÌNH LÝ Giáo viên hướng dẫn
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Trước hết con xin bày tỏ lòng thành kính và biết ơn sâu sắc đối với cha mẹ, những người đã tạo cho con hình hài và nuôi dưỡng dạy dỗ con nên người Con vô cùng biết ơn mẹ đã khó nhọc nuôi con, luôn hi sinh và tạo mọi điều kiện cho con được
ăn học khôn lớn thành người Em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả mọi người bên cạnh
em, đã động viên giúp đỡ em rất nhiều trong cuộc sống
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, những người đã dạy và cung cấp cho em nhiều kiến thức để em có thể
tự tin bước vào môi trường làm việc, đặc biệt em rất cám ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của GVHD Trần Đình Lý, nhờ sự hướng dẫn chỉ bảo và những lời khuyên, những lời động viên của thầy mà em mới hoàn thành tốt đề tài này
Em xin cảm ơn những người bạn lớp quản trị 32 đã giúp đỡ em trong suốt 4 năm học đại học Xin cảm ơn anh Huỳnh Thạnh người đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian thực tập
Và còn có những người bạn đã hết lòng giúp em thu thập thông tin nghiên cứu thị trường Mình xin cảm ơn các bạn
Cuối cùng, Em xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người !
Trang 4Với kết quả nghiên cứu, chúng ta sẽ biết được thực trạng đời sống của người công nhân ở KCN ST 2 hiện nay như thế nào Những khó khăn về đời sống vật chất và tinh thần mà người công nhân đang phải đối mặt là gì Trên cơ sở đó em xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao đời sống cho người công nhân
Trang 53.1.4 Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động 17
3.1.6 Sự cần thiết của việc nâng cao mức sống cho người công nhân 26
4.1 Đặc điểm của người công nhân làm việc ở KCN ST 2 28
4.3 Tình hình cung cấp nhà ở cho công nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dương: 33
Trang 64.5 Thực trạng đời sống công nhân ở KCN ST 2 37
4.5.3 Thời gian vui chơi giải trí của người lao động 40
4.6 Ý kiến người lao động về chế độ làm việc và các đãi ngộ 41
4.8 Một số giải pháp nhằm nâng cao đời sống cho người công nhân 47
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
TrangBảng 4.1 Giới Tính và Độ Tuổi Công Nhân Điều Tra 29
Bảng 4.2 Tình Trạng Gia Đình CN Điều Tra 29
Bảng 4.3 Lý Do Làm Việc tại Bình Dương 30
Bảng 4.4 Trình Độ Học Vấn và Chuyên Môn của CN Điều Tra 30
Bảng 4.5 Số Năm Kinh Nghiệm Làm Việc 31
Bảng 4.6 Tình Trạng Cư Ngụ của CN Điều Tra 31
Bảng 4.7 Hình Thức Làm Việc 35 Bảng 4.8 Thời Gian Làm Việc (giờ/ngày) của CN Điều Tra 35
Bảng 4.9 Thời Gian Tăng Ca/ Tuần 36
Hình 4.3 Biểu Đồ Xếp Hạng Lương Cơ Bản của Công Nhân của Jetro 37
Bảng 4.10 Mức Thu Nhập Trung Bình/Tháng của CN Điều Tra 37
Bảng 4.13 Thời Gian Chơi Thể Thao/Ngày 40
Bảng 4.14 Thời Gian Thưởng Thức Văn Nghệ/Ngày 41
Bảng 4.15 Mức Độ Hài Lòng của CN về Mức Lương 41
Bảng 4.16 Mức Độ Hài Lòng về Giờ Giấc Làm Việc 42
Bảng 4.17 Mức Độ Hài Lòng về Công Việc 42
Bảng 4.18 Mức Độ Hài Lòng về Môi Trường Làm Việc 42
Bảng 4.19 Mức Độ Hài Lòng về Phúc Lợi Xã Hội (Bảo Hiểm …) 43
Bảng 4.20 Mức Lương Cơ Bản/ Tháng Mong Muốn 43
Bảng 4.22 Thời Gian Tăng Ca/ Tuần Mong Muốn 43
Bảng 4.23 Chế Độ Làm Việc 44 Bảng 4.24 Mức Phụ Cấp Chức Vụ/CN Điều Tra 44
Bảng 4.25 Mức Phụ Cấp Trách Nhiệm/ CN Điều Tra 45
Bảng 4.26 Phụ Cấp Độc Hại 45 Bảng 4.27 Phụ Cấp Bữa Ăn/CN 46 Bảng 4.28 Phụ Cấp Chuyên Cần 46 Bảng 4.29 Phụ Cấp Nhà Ở 47
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
TrangHình 2.1 Tốp 10 Tỉnh, Thành Phố Có PCI Cao Nhất Từ Năm 2006 – 2009 7
Hình 2.2 Đường vào KCN Sóng Thần 9 Hình 2.3 Vị Trí Khu Công Nghiệp Sóng Thần 2 10
Hình 4.1 Biểu Đồ Quê Quán của Công Nhân Điều Tra 28
Hình 4.3 Biểu Đồ Xếp Hạng Lương Cơ Bản của Công Nhân của Jetro 37
Trang 10DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi điều tra
Trang 11sự hình thành và phát triển các KCN, khu chế xuất là điều tất yếu
Thực tế cho thấy KCN là nơi tiếp nhận những khoa học công nghệ tiên tiến, cách thức quản lý hiện đại của các nhà đầu tư quốc tế và là nơi đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, có tính chất kỷ luật tốt Hơn thế nữa, đó cũng là nơi tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng cao, giá thành vừa phải đủ để cạnh tranh với những sản phẩm tương tự nhập khẩu …
Sự phát triển của KCN góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong những năm gần đây tiêu biểu như Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đà Nẵng …
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, Bình Dương là một trong những tỉnh thành đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu hút vốn đầu tư cũng như sự phát triển của các KCN tập trung Sự phát triển nhanh chóng của các KCN như KCN Sóng Thần, Việt Nam - Singapore, Mỹ Phước, Nam Tân Uyên … đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế tỉnh Bình Dương, giải quyết việc làm cho một lượng lớn cho lao động trong và ngoài tỉnh Tuy nhiên phần lớn lao động là dân nhập cư, có tuổi đời trẻ từ nơi khác đến và do sự bất cân xứng trong quy hoạch KCN, khu chế xuất với nhà ở, nhà trẻ, y tế, giáo dục, nơi vui chơi giải trí, an ninh, trật tự … sau giờ làm việc cho người công nhân là một vấn đề đang được cộng đồng xã hội hết sức quan tâm
Trang 12Vấn đề đời sống nhà ở của người công nhân tại các KCN đang là vấn đề thu hút
sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội Nó là lĩnh vực đòi hỏi sớm có những quốc sách mang tầm chiến lược
Để tìm hiểu đời sống của người công nhân hiện nay như thế nào em đã chọn đề
tài: “Thực trạng đời sống của người công nhân ở khu công nghiệp Sóng Thần 2”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng về đời sống vật chất và tinh thần của công nhân ở khu công nghiệp Sóng Thần 2, và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao đời sống cho người công nhân
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng đời sống vật chất và tinh thần của công nhân
- Phân tích nguyên nhân và nhân tố tác động đến đời sống của công nhân
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao đời sống cho công nhân
1.3 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: người công nhân ở khu công nghiệp Sóng Thần 2
- Phạm vi thời gian: thời gian thực hiện từ 23/03 – 20/07/2010
1.4 Giới hạn của đề tài
Do kiến thức thực tế còn yếu kém, cũng như thời gian điều tra, kinh phí hạn chế cho nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số mặt chủ yếu của đời sống người công nhân
1.5 Cấu trúc tiểu luận
Trang 13Trong chương này trình bày những khái niệm có liên quan và giới thiệu một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu
- Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Tiến hành phân tích xử lý dữ liệu thu thập được nhằm phản ánh tình trạng đời sống của người công nhân.Trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao đời sống cho người công nhân
- Chương 5 Kết luận và kiến nghị
Kết luận chung cho toàn bộ tiểu luận và đưa ra một số kiến nghị đối với các đối tượng có liên quan
Trang 14CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu có liên quan
- Nghiên cứu về phát triển cơ sở hạ tầng định cư cho công nhân và người lao động KCN ở một số quốc gia đang phát triển:
Nghiên cứu của Li Tana về di cư của dân cư nông thôn ra thành thị ở các khu vực ven đô thành phố Hà Nội và các vấn đề đặt ra đối với đô thị, những tác động đến đời sống vật chất – tinh thần của người nhập cư [10] Khảo sát của Tana trên 200 đối tượng di cư về thành phố Hà Nội để tìm việc làm hầu hết có nguồn gốc từ thôn quê (84%) ở các tỉnh nông nghiệp lân cận, nhà đông nhân khẩu, chủ yếu trồng lúa và diện tích đất nông nghiệp rất thấp và nhất là trình độ học vấn không cao (55% đi học từ 5 –
7 năm) Điều kiện sinh sống chủ yếu của tầng lớp cư dân di cư tự do là các nhà trọ (48% thuê nhà) Tana (1996) đã dẫn nghiên cứu về chuyển dịch lao động ở Basangwkok-Thái Lan cho thấy: lao động về thành thị tìm việc ở các KCN hầu hết có
độ tuổi dưới 25 chiếm tỉ lệ khá cao (62%) Ở Indonesia và Philippines cũng có số liệu cao tương tự (56,5 và 84,6%, giai đoạn 1982-1983)
Nghiên cứu về nhu cầu của công nhân Việt Nam, tổ chức Global Alliance for Workers and Communities phối hợp với CESAIS nêu lên một số nguyện vọng và nhu cầu của công nhân như sau:
¾ Nguyện vọng liên quan đến công việc: chi phí đi lại, đào tạo thêm kỹ năng làm việc, tay nghề, giao tiếp
¾ Nguyện vọng hòa nhập vào cộng đồng: tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa, giúp đỡ dân cư địa phương cải thiện môi trường, giúp đỡ người nghèo, dạy học cho trẻ em nghèo ở các lớp tình thương [9]
- Di cư và vấn đề cải thiện đời sống cư dân nông thôn:
Một số công trình nghiên cứu cho rằng di cư là cách để có thể giảm nghèo theo
Trang 15thời vụ Nhiều lao động vùng nông thôn thất nghiệp, có rất nhiều thời gian nông nhàn,
có thể về thành thị làm việc một thời gian nhằm tăng thêm thu nhập, đến mùa vụ họ lại quay về nông thôn để làm nghề nông Đây là hiện tượng “ly hương, bất ly nông” xảy
ra ở một số quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam
Viện Nghiên Cứu Chính Sách Lương Thực Quốc Tế (IFPRI, 2005) [11] cho biết hằng năm có hàng triệu người ở các nước có thu nhập thấp bỏ xứ ở vùng quê để tìm cơ hội thay đổi cuộc đời Các nghiên cứu gần đây ở Bangladesh, Philippines và Việt Nam cho thấy nguyên nhân chính của di cư và vai trò của di cư trong chiến lược giảm nghèo đói Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách cho chính phủ và nhà làm chính sách về vấn đề di cư và chuyển dịch lao động vì di cư không phải là vấn đề đe dọa mà trái lại nó có thể tạo ra cơ hội cho tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội
Di cư là phần cơ bản của phương kế kiếm sống và sự biến đổi ở nông thôn, chứ không đơn giản là thoát khỏi nông thôn Từ lâu các cá nhân và ngay cả nhiều gia đình
đã coi việc di cư là phương kế để thay đổi cuộc sống Nghiên cứu về vấn đề này ở Mindanao (Phillippines) cho thấy tỉ lệ lớn con em nông dân vẫn ở lại nông thôn (62% nam và 44% nữ ở lại nhà cha mẹ họ hay nơi quê gốc), một số di chuyển về những vùng nông thôn khác (14% nam, 17% nữ) Cùng lúc đó, 46% không di cư về thành phố và đô thị lớn, 54% di cư đến các đô thị lớn trong vùng hay ở các vùng khác trong nước Philippines
- Hình thức di cư, đóng góp cho phát triển nông thôn:
Di cư theo mùa hay di cư tạm thời có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người
di cư hơn là hình thức di cư và định cư thường trú Ở Việt Nam và Bangladesh cũng như một số nước có mức thu nhập thấp, cư dân nông thôn di cư từ vùng có thời gian nông nhàn sang các vùng lân cận để tìm việc làm các nghề phi nông nghiệp Với cách thức này, đa dạng hóa thu nhập và cải thiện phần thu nhập mất đi do thất mùa Đường
xá và phương tiện di chuyển tốt hơn khuyến khích di cư nhiều hơn, giảm di cư và định
cư thường trú vì rút ngắn thời gian di chuyển đến khu vực thành thị Nghiên cứu ở đồng bằng Sông Hồng cho thấy phát triển cơ sở hạ tầng làm cho vấn đề di cư tìm việc làm có nhiều thuận lợi hơn, các KCN ở Hải Phòng và Hà Nội thu hút một lượng lao động từ các vùng nông thôn ven đô Cơ sở hạ tầng về hệ thống ngân hàng cũng sẽ tạo
Trang 16thuận lợi cho việc chuyển và gửi tiền về nhà của người lao động ở xa quê, giảm các chi phí trung gian không đáng có
Navamukunda, National Unnion of Plantation Workers, Malaysia [12]: Di cư
từ nông thôn ra thành thị phát triển nhanh chóng sau khi có can thiệp của chính phủ và phát triển công nghiệp ở Malaysia Nhiều vùng trở thành trung tâm cho di cư từ nông thôn như KCN Klang Valley, Pasir Gudang, Penang Chiến lược chính phủ nhằm phân
bổ công nghiệp đến các vùng nông thôn ở Penisuar Malaysia, Sabah and Sarawark giúp người di cư nội địa đến các KCN tập trung dễ dàng Phát triển các KCN, nhất là vùng phía đông duyên hải Kelantan, Teranganu và Penang trong ba thập niên qua đã giúp ngành chế tạo phát triển nhất là ngành công nghệ hóa dầu và công nghiệp nặng Chất lượng cuộc sống thấp ở vùng nông nghiệp truyền thống như “lực đẩy” công nhân
di cư khỏi vùng họ đang sống để đến vùng có cơ hội tốt hơn như là “lực hút” nhằm cải thiện cuộc sống
Priya Deshingkar, 2006 [13]: di dân nội địa có tiềm năng giảm nghèo rất lớn Hội nghị Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ (Millennium Development Goals-MDGs): di cư nội địa góp phần tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển hơn
là di dân quốc tế Điều này do bốn yếu tố: (i) từ những khoản tiền tiết kiệm nhỏ tích lũy lại thành khoản tiền lớn được gửi về những vùng nghèo, cho gia đình nghèo ( nhiều hơn là những phần tiền gửi về từ di dân quốc tế vì số người di dân định cư nước ngoài ít hơn), (ii) Di dân nội địa tăng nhanh hơn di dân quốc tế, (iii) Di dân nội địa liên quan nhiều đến người nghèo, (iv) Hướng tới sự tăng trưởng nhiều lĩnh vực bao gồm nông nghiệp, chế tạo, xây dựng, kinh tế vùng ven biển và dịch vụ
2.2 Tổng quan về khu công nghiệp Sóng Thần 2
Sau 35 năm giải phóng, đặc biệt là sau 12 năm kể từ ngày được tách ra từ tỉnh Sông Bé, diện mạo Bình Dương hôm nay đã hoàn toàn thay đổi Nhờ chính sách “trải thảm đỏ” chào đón các nhà đầu tư, từ một tỉnh thuần nông, Bình Dương đã trở thành một trong những tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp cao nhất và năng động nhất trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Trong bảng xếp hạng “chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh” (PCI) từ năm 2006 – 2009, Bình Dương luôn đứng ở vị trí số 1 hoặc số
2
Trang 17Hình 2.1 Tốp 10 Tỉnh, Thành Phố Có PCI Cao Nhất Từ Năm 2006 – 2009
Vị trí Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1 Bình Dương Bình Dương Đà Nẵng Đà Nẵng
2 Đà Nẵng Đà Nẵng Bình Dương Bình Dương
3 Bình Định Vĩnh Long Vĩnh Phúc Lào Cai
4 Vĩnh Long Bình Định Vĩnh Long Đồng Tháp
5 Đồng Nai Lào Cai Đồng Tháp Vĩnh Long
6 Lào Cai An Giang Long An Vĩnh Phúc
9 An Giang Đồng Tháp An Giang Tiền Giang
10 Cần Thơ TP HCM Thừa Thiên -
độ tăng trưởng, Bình Dương luôn đặt mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế-xã hội, trọng tâm là các KCN
Hiện Bình Dương đã rất thành công và nổi tiếng với mô hình KCN tập trung với 26 KCN đã được thành lập (tổng diện tích 8.979ha), trong đó 24 khu đã đi vào hoạt động với 1.042 dự án đầu tư nước ngoài đến từ 36 quốc gia và vùng lãnh thổ, đạt
7 tỷ 151 triệu USD (chiếm 55% tổng vốn đầu tư FDI toàn tỉnh)
Theo thống kê của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 87.727 tỷ đồng, trong đó các doanh nghiệp trong nước đạt hơn 27.900 tỷ đồng, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đạt 59.810 tỷ đồng
Riêng từ đầu năm 2010 đến ngày 15/3, toàn tỉnh đã thu hút gần 312,800 triệu USD, trong đó có 21 dự án đầu tư mới với tổng vốn gần 156,830 triệu USD và 32 dự
án điều chỉnh với với tổng vốn tăng hơn 155,960 triệu USD, nâng tổng dự án đầu tư nước ngoài toàn tỉnh lên 1.922 dự án, tổng vốn đầu tư 13 tỷ USD
Dự án lớn mà Bình Dương đang tập trung đầu tư và phát triển là khu liên hợp công nghiệp, dịch vụ, đô thị Mỹ Phước 1, 2, 3, 4 với tổng diện tích 4.196ha, nằm tại trung tâm tỉnh, thuận lợi về mặt giao thông, gần sân bay, cảng biển và các dịch vụ
Trang 18khác Tỉnh đang kêu gọi các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia vào dự án này
Từ năm 2006, tỉnh Bình Dương đã có chính sách chọn lọc các dự án đầu tư
Cụ thể, tỉnh không nhận những dự án gây ô nhiễm môi trường, chỉ chọn những dự án đầu tư có công nghệ tốt để tạo ra nguồn nhân lực tốt
Tỉnh đang "trải thảm đỏ" mời gọi những dự án đầu tư vào ngành công nghệ cao, tập trung hơn vào việc thu hút các dự án đầu tư lớn với công nghệ hiện đại, sạch từ Mỹ
và châu Âu nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và ít ảnh hưởng đến môi trường, tạo sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, như lĩnh vực dịch vụ, tài chính, ngân hàng, viễn thông, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Bình Dương đang đầu tư mạnh vào các KCN mới có hệ thống hạ tầng đồng bộ
để có thể thu hút các dự án công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực, mục tiêu là 60%
số công nhân làm việc tại tỉnh được đào tạo vào năm 2010
Đồng thời, tỉnh thành lập các trường dạy nghề và hợp tác với nước ngoài để đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ có tay nghề cao, cụ thể như Trường Đại học Quốc tế Miền Đông, Trường Cao Đẳng Việt Nam-Singapore
Với chính sách phát triển kinh tế hiệu quả, trong những năm qua, nền kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Dương liên tục phát triển mạnh mẽ
Năm 2009, dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, nhưng nhìn chung, các ngành sản xuất, kinh doanh của tỉnh Bình Dương vẫn tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định so với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, thu ngân sách khoảng 12.770 tỷ đồng, đứng vị trí số 2 trong bảng xếp hạng kinh tế cấp tỉnh
Trong giai đoạn Việt Nam đang thực hiện công cuộc Công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, việc xây dựng và phát triển KCN Sóng Thần 2 do Công ty Cổ Phần Phát Triển KCN Sóng Thần (tên mới Công ty Cổ Phần Đại Nam) làm chủ đầu tư đã đóng góp một phần quan trọng đáng kể vào công cuộc chung, đồng thời cũng phù hợp với định hướng chung là xây dựng các KCN tập trung nhằm thu hút các nguồn vốn đầu
tư trong và ngoài nước nhằm phục vụ các mục tiêu kinh tế phát triển đất nước
Trang 19Hình 2.2 Đường vào KCN Sóng Thần
Trang 20Hình 2.3 Vị Trí Khu Công Nghiệp Sóng Thần 2
Nguồn: Internet
KCN Sóng Thần 2 là một KCN hỗn hợp được thành lập vào tháng 10/1996, tại
xã Tân Đông Hiệp và thị trấn Dĩ An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương với diện tích: 319
ha Được phê duyệt tại các quyết định:
- Quyết định số: 796/TTg ngày 28/10/1996 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án đầu tư
- Quyết định số: 951/TTg ngày 20/12/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho thuê đất
- Quyết định số: 16/BXD/KTQH ngày 11/01/1997 của Bộ Xây dựng phê duyệt qui hoạch chi tiết KCN
Trang 21KCN ST 2 được đầu tư với tổng số vốn đầu tư là 450.000 triệu đồng; tổng diện tích là319 ha; trong đó diện tích được phép cho thuê lại là 2.076.100 m2 (diện tích đã cho thuê: 1.445.266 m2, đạt tỷ lệ: 70%)
Giá cho thuê đất: 37,5 USD/m2/45 năm
Cơ sở hạ tầng: Trạm cấp điện 110/22 kv: 40 MVA x 2 Nhà máy nước Tân Ba
cung cấp 50.000 m3/ngày (giai đoạn I) Hệ thống đường bê tông nhựa nóng có tải trọng
30 tấn Nhà máy xử lý nước thải với công suất 12.000 m3/ngày Bưu cục Sóng Thần: 1.200 số Mặt bằng được san lắp bảo đảm thoát nước và xây dựng Bệnh viện có 200 giường Khu dân cư đô thị có diện tích 77 ha với 10.000 dân Kho Tân cảng (cảng khô)
có diện tích 50 ha Diện tích giao thông là 204.736,98 m2 Bao gồm hệ thống đường bê
tông nhựa và vỉa hè hoàn chỉnh Hệ thống điện trung thế và chiếu sáng Đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát nước mưa và thoát nước bẩn Đã đưa vào sử dụng nhà máy
xử lý nước thải công suất 4000m3/ngày đêm
Lĩnh vực đầu tư: Sản xuất sản phẩm nhựa, đồ chơi, mỹ phẩm, các sản phẩm bao
bì đóng gói Sản xuất và lắp ráp các sản phẩm điện, điện tử, máy móc, thiết bị vận chuyển May mặc, giày dép, sản phẩm da, lông thú, len, dụng cụ thể thao Chế biến thực phẩm, hàng gia dụng, các sản phẩm gỗ, mây tre lá Các ngành công nghiệp chế biến khác
Đầu mối giao thông, bến cảng: cách Sân bay Tân Sơn Nhất 12 km; Tân Cảng 9,5 km; Cảng Sài Gòn 14 km; Ga Sóng Thần 0,5 km
Kết quả :
Bắt đầu đi vào hoạt kinh doanh từ năm 1996, KCN Sóng Thần 2 đã chứng tỏ là KCN hấp dẫn các nhà đầu tư Tính đến cuối năm 2006 có tổng số 95 doanh nghiệp trong nước và ngoài nước đang hoạt động trong KCN với tổng diện tích đất thuê là 2.031.903,9 m2 / 2.076.100m2, chiếm 97,8% diện tích đất cho thuê
Đánh giá của nhà đầu tư :
Trang 22Theo ông Cheng Wen Chin, Tổng Giám Đốc công ty TNHH Uni-President :
“Từ những năm 1994 -1997, tập đoàn Uni-President đã đi đến nhiều khu vực, vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam để khảo sát các KCN Sau cùng công ty Uni-President đã chọn KCN Sóng Thần II (tỉnh Bình Dương) là điểm đầu tư lý tưởng do nhiều nguyên nhân như : Sóng Thần II mang tính an toàn của một KCN, gần Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và đặc biệt là nằm gần quốc lộ 13, xa
lộ Đại Hàn, và đường xe lửa Nam – Bắc rất dễ dàng cho việc thông thương hàng hóa Với sự nỗ lực không ngừng, đến tháng 2-1999, công ty được cấp giấy phép đầu tư với hình thức 100% vốn nước ngoài, hoạt động 50 năm…” (nguồn: ViệtNamNet ngày 07/09/2005)
Trang 23là sự thay đổi nơi cư trú của cư dân trong nội bộ của một quốc gia, cụ thể là từ khu vực nông thôn vào thành thị Phân loại theo thời gian có thể gồm có 3 loại chính: di cư tạm thời, di cư lâu dài và di cư suốt đời Di cư tạm thời là những người di cư trong thời gian ngắn ( dưới 5 năm để đi học, đi làm việc rồi trở về quê cũ), di cư lâu dài là sự di chuyển trong thời gian dài (trên 5 năm) của cư dân, di cư suốt đời là những người di
cư được xác định nơi sinh khác với nơi sống và không trở về nơi cũ (nơi họ sinh ra) Phân loại theo tính tổ chức được chia ra làm hai loại: di cư tự do bất hợp pháp và di cư
tự do hợp pháp Di cư tự do hợp pháp là người di cư tự do tôn trọng luật pháp Mục tiêu chủ yếu của họ là tìm việc làm, tìm điều kiện nâng cao mức sống Họ di cư từ nơi này sang nơi khác được sự chấp thuận của các cấp có thẩm quyền của nơi đi và nơi đến Di cư bất hợp pháp là những người di cư bất chấp pháp luật của nơi đi và nơi đến
Nhập cư tự do là một hiện tượng có tác động nhiều mặt: xã hội, kinh tế, môi trường, … do đó nó trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà kinh tế, xã hội học và nhà quản lý Từ kết quả nghiên cứu sẽ đề ra chủ trương, chính sách phù hợp với tình hình thực tế
b Người lao động
Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết
Trang 24hợp đồng lao động (Bộ luật lao động Việt Nam, chương1, điều 6) Độ tuổi lao động đối với nam là từ 15-60 tuổi, đối với nữ là từ 15-55 tuổi
Người lao động nhập cư được định nghĩa trong nghiên cứu này là những lao động tạm trú ngắn hạn (KT4) hoặc dài hạn (KT3)
c Thu nhập
Thu nhập/tháng của người lao động trong nghiên cứu này là tổng số tiền mà người lao động thu được trong một tháng từ công ty mà họ làm việc bao gồm các khoản: tiền lương cơ bản, phụ cấp, tiền thưởng, các loại phúc lợi và thù lao làm việc ngoài giờ
d Tiền lương
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) “ tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập, bất luận tên gọi hay cách tính thế nào, mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động hoặc bằng pháp luật, pháp quy quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo một hợp đồng lao động được viết ra hay bằng miệng, cho một công việc đã thực hiện hay
sẽ phải thực hiện, hoặc những dịch vụ đã làm hay sẽ phải làm” (Dung, 2003)
Ở Việt Nam hiện nay có sự khác biệt giữa các yếu tố trong tổng thu nhập của người lao động từ công việc bao gồm tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng và phúc lợi Theo quan điểm cải cách 1993 “tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng và người lao động phù hợp với cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường” “Tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu
do Nhà nước quy định” ( Bộ luật lao động, chương 6, điều 55) Ngoài ra các chế độ phụ cấp, tiền thưởng nâng bậc lương, các chế độ khuyến khích khac có thể được thỏa thuận trong hợp đồng, thỏa ước tập thể hoặc quy định trong quy chế của doanh nghiệp (Bộ luật lao động, chương 6, điều 63)
e Tiền lương tối thiểu
Tiền lương tối thiểu là một định chế quan trọng bậc nhất của pháp luật lao động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động nhất là trong nền kinh tế thị trường
và trong điều kiện sức cung về lao động lớn hơn cầu Tiền lương tối thiểu phải đảm
Trang 25bảo tối thiểu về sinh học và xã hội Mức lương tối thiểu được ấn định là bắt buộc đối với người sử dụng lao động Theo ILO, những yếu tố cần thiết để xác định mức lương tối thiểu phải bao gồm những nhu cầu của người lao động và gia đình họ, có chú ý tới các mức lương trong nước, giá sinh hoạt, các khoản trợ cấp an toàn xã hội và mức lương so sánh của các nhóm xã hội khác nhau, những nhân tố kinh tế, kể cả những đòi hỏi của phát triển kinh tế, năng suất lao động và mối quan tâm trong việc đạt tới và duy trì một mức sử dụng lao động cao (San, 1996)
Ở Việt Nam “mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích lũy tái sản xuất lao động mở rộng và được dùng làm căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao động khác” (Bộ luật lao động, chương 6, điều 56)
Ngày 8/1/2010, Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội đã công bố hai Nghị định của Chính phủ về điều chỉnh mức lương tối thiểu: Nghị định 97/2009/NĐ-CP, quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động (LĐ) làm việc ở công ty, doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam (gọi chung là DN trong nước) và Nghị định 98/2009/NĐ-CP, quy định mức lương tối thiểu vùng đối với LĐ Việt Nam làm việc cho DN có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam (FDI).Theo đó, mức lương tối thiểu sẽ chia thành bốn vùng
* Vùng I: các quận thuộc TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh
* Vùng II: các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Thường Tín, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai và thị xã Sơn Tây thuộc
TP Hà Nội; các huyện thuộc TP.HCM; các quận, huyện thuộc TP Đà Nẵng, các quận thuộc TP Cần Thơ; các quận, huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão thuộc TP Hải Phòng; TP Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh; TP Biên Hòa, thị xã Long Khánh và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; thị xã Thủ Dầu Một và các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương; TP Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa và huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Trang 26* Vùng III: các thành phố trực thuộc tỉnh (trừ các thành phố thuộc tỉnh được nêu tại vùng II); các huyện còn lại thuộc TP Hà Nội; thị xã Từ Sơn và các huyện Quế
Võ, Tiên Du, Yên Phong thuộc tỉnh Bắc Ninh;
Các huyện Việt Yên, Yên Dũng thuộc tỉnh Bắc Giang; huyện Hoành Bồ thuộc tỉnh Quảng Ninh; thị xã Hưng Yên và các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Yên
Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên; các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Chí Linh, Kim Thành, Kinh Môn, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương;
Thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc; các huyện còn lại thuộc TP Hải Phòng; các thị xã Uông Bí, Cẩm Phả thuộc tỉnh Quảng Ninh; các huyện Điện Bàn, Đại Lộc thuộc tỉnh Quảng Nam; thị xã Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng;
Thị xã Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa; huyện Tràng Bảng thuộc tỉnh Tây Ninh; thị xã Đồng Xoài và các huyện Chơn Thành, Đồng Phú thuộc tỉnh Bình Phước; các huyện còn lại thuộc tỉnh Bình Dương, Đồng Nai;
Thị xã Tân An và các huyên Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An; các huyện thuộc TP Cần Thơ; các huyện Châu Đức, Long Điền, Xuyên Mộc thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
* Vùng IV: bao gồm các địa bàn còn lại
Đối với lao động ở doanh nghiệp trong nước, lương tối thiểu của lao động làm việc tại vùng I sẽ là 980.000 đồng/tháng, vùng II là 880.000 đồng/tháng, vùng III là 810.000 đồng/tháng, vùng IV là 730.000 đồng/tháng Đối với lao động tại doanh nghiệp FDI tương ứng 4 vùng lần lượt là 1.340.000 đồng/tháng, 1.190.000đồng /tháng,1.040.000 đồn /tháng, 1.000.000 đồng/tháng
Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng đang áp dụng đối với DN trong nước theo từng vùng là 800.000đ; 740.000đ; 690.000đ; 650.000đ/tháng và đối với DN FDI là 1.200.000đ; 1.080.000đ; 950.000đ; 920.000đ/tháng Như vậy, mức lương tối thiểu vùng sắp tới sẽ cao hơn mức lương cũ từ 80.000đ - 180.000đ/tháng Đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài , mức tiền lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng
Trang 27Tuy được tăng lương tối thiểu, nhưng cuộc sống của công nhân khó được cải thiện nếu doanh nghiệp không quan tâm
d Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
∗ Bảo hiểm xã hội (BHXH)
Nhà nước quy định chính sách về BHXH nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc bảo đảm vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình trong các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, hết tuổi lao động, chết, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm, gặp rủi ro hoặc các khó khăn khác
Các loại hình BHXH bắt buộc hoặc tự nguyện được áp dụng đối với từng loại đối tượng và từng loại doanh nghiệp để bảo đảm cho người lao động được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội thích hợp
Từ ngày 1-1-2010, mức đóng BHXH của người lao động là 6% trên tiền lương, doanh nghiệp phải trích lợi nhuận đóng 16% so với mức lương của người lao động đang hưởng (tổng cộng 22%) cho cơ quan BHXH Mức đóng này sẽ còn tiếp tục tăng thêm vào năm 2012 và năm 2014, mỗi năm 1% (theo nghị định số 62/2009/NĐ-CP)
∗ Bảo hiểm y tế (BHYT)
Kể từ ngày 1/1/2010, mức đóng BHYT của các đối tượng tham gia bảo hiểm là 4,5% mức tiền lương, tiền công Trong đó chủ sử dụng lao động đóng 3%, người lao động đóng 1.5%, đối với các đối tượng: người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên (Nghị định số 62/2009/NĐ-CP)
Điều kiện thanh toán: khám chữa bệnh đúng nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu và có trình thẻ BHYT, sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn, tham gia liên tục
từ đủ 36 tháng trở lên
Mức thanh toán: thanh toán 80% chi phí KCB trong quy định; thanh toán 80% cho 1 lần sử dụng, nhưng tối đa không quá 40 lần lương tối thiểu chung; thanh toán 80% của 50% thuốc chống ung thư và chống thải ghép ngoài danh mục, đã được phép lưu hành.
∗ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)
Các qui định về BHTN bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1- 2009 và chính thức thực hiện chi trả từ ngày 1-1- 2010 Đây là chính sách mới có tác động trực tiếp
Trang 28đến quyền và lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động và vấn đề an sinh xã hội Các chính sách BHTN nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động bị mất việc; hỗ trợ người lao động bị thất nghiệp được học nghề, được hỗ trợ tìm việc làm đồng thời được hưởng chế độ BHYT
Theo dự thảo luật BHTN sửa đổi bổ sung, đối tượng tham gia BHTN là công dân Việt Nam có giao kết các loại hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động có xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và không xác định thời hạn kể cả những người được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp Nhà nước theo Nghị định 116/2003/NĐ-CP Người sử dụng lao động tham gia BHTN gồm cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang, tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, cá nhân, tổ chức, cơ quan tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế… có thuê mướn, sử dụng lao động người Việt Nam Mức đóng BHTN là 1% tiền lương, tiền công người lao động và 1% quỹ tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động đóng, nhà nước hỗ trợ 1% Thời gian người được hưởng BHTN dựa trên thời gian đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc
3.1.2 Phương pháp đánh giá nhập cư
Phương pháp trực tiếp
Đánh giá nhập cư dựa trên thông tin nhận được từ các câu hỏi trực tiếp tại thời điểm điều tra như: nơi sinh, nơi cư trú tại thời điểm được xác định trước, độ dài thời gian cư trú tại vùng điều tra, nơi cư trú tại thời điểm điều tra, …tổng hợp các loại câu hỏi trên sẽ có một lượng thông tin tương đối đầu đủ và hoàn chỉnh về việc nghiên cứu nhập cư
Phương pháp gián tiếp
Đánh giá nhập cư thông qua một số cách tính gián tiếp dựa trên các thông tin như: quy mô dân cư, cơ cấu dân số, mức độ sinh tử tại hai thời điểm điều tra, xuất phát
từ phương trình cân bằng:
Pt = P0 + (Bt – Dt) + (It – Ot)
Pt: dân số tại thời điểm t
P0: dân số tại thời điểm t0
Bt: số trẻ sinh ra và sống tại thời điểm t
Trang 2919
Dt: số người chết tại thời điểm t
It: số người đến vùng điều tra tại thời điểm t
Ot: số người đi ra khỏi vùng điều tra tại thời điểm t
I: số dân nhập cư vào một vùng tại thời điểm t
Pt: dân số trung bình của một vùng tại thời điểm t
3.1.3 Nhà ở cho công nhân, người lao động
Lao động di cư tới các khu công nghiệp đã đóng một vai trò không nhỏ trong việc cung ứng nguồn lao động và bù đắp sự thiếu hụt lực lượng lao động, đặc biệt là nguồn lao động giản đơn và không có chuyên môn kỹ thuật, góp phần quan trọng vào
sự phát triển sản xuất, kinh doanh và thành công của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành gia công xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động Sự gia tăng nhanh về số lượng của các dự án đầu tư trong nước
và nước ngoài thực hiện tại các khu công nghiệp trong các ngành sử dụng nhiều lao động đã tạo ra lực hút mạnh đối với lao động nhập cư đến làm việc tại các khu công nghiệp
Sự gia tăng nhanh về số lượng lao động nhập cư đến làm việc tại các khu công nghiệp đã làm nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc cho các địa phương có các khu công nghiệp, đặc biệt là vấn đề nhà ở cho người lao động có mức thu nhập thấp
a) Thực trạng việc xây dựng nhà ở cho công nhân tại các KCX – KCN
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 13 KCX –
KCN đang hoạt động với 985 dự án đầu tư hoạt
động và 250.000 lao động làm việc tại các KCX –
KCN Trong đó, lao động từ các tỉnh đến làm việc
Trang 30chiếm hơn 70% Việc giải quyết nhu cầu nhà ở cho công nhân được thành phố HCM
triển khai từ năm 2006, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 7dự án khu
lưu trú công nhân đáp ứng 6.058 chỗ ở cho người lao động tại các khu Tân Thuận,
Linh Trung 1, Tân Bình, Tân Tạo, Hiệp Phước
Từ đầu năm 2009 đến nay, các dự án nhà lưu trú và căn hộ cho công nhân được
tiếp tục triển khai xây dựng tại các KCN hiện hữu như KCN Tân Tạo và KCN Vĩnh
Lộc; dự kiến sẽ đưa các công trình vào sử dụng trong năm 2010, giải quyết chỗ ở cho
4.500 lao động Tuy nhiên, các khu lưu trú tập trung hiện nay cũng chỉ đáp ứng 3%
nhu cầu nhà ở của công nhân KCX – KCN nên phần lớn người lao động phải thuê
phòng ở tại các khu nhà trọ của các hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng có vị trí gần
các KCX - KCN
Đồng Nai có 29 KCN đã được thành lập với 1.079 dự án Tổng số lao động tại
các KCN đến nay khoảng 335.000 người, trong đó lao động nhập cư khoảng 134.000
người, lao động người nước ngoài khoảng 4.800 người và có khoảng 200.000 người
(60%) có nhu cầu phải thuê nhà ở
Theo điều tra thống kê nhu cầu và cung cấp
nhà ở tại Đồng Nai, nhà ở do các hộ cá thể, tư nhân
tổ chức thành phòng trọ cho công nhân thuê đã giải
quyết khoảng 70,6% nhu cầu nhà ở công nhân
Trong khi đó, chỉ có khoảng 5,0% công nhân ở nhà
lưu trú do các doanh nghiệp có sử dụng người lao
động tự xây dựng; khoảng 3,0% công nhân sử dụng
nhà ở do các Công ty Kinh doanh Nhà và Công ty xây dựng hạ tầng quản lý xây dựng;
số công nhân còn lại ở nhờ người thân và gia đình
Bình Dương có 26 KCN trong đó 22 KCN đã đi vào hoạt động với 716 doanh
nghiệp đang sản xuất kinh doanh, thu hút trên 188.000 lao động trong nước và 3.500
lao động nước ngoài làm việc Số lao động ngoài tỉnh chiếm trên 90%, do vậy nhu cầu
về nhà ở cho công nhân rất lớn nhưng mới có 61 doanh nghiệp tham gia xây dựng nhà
trọ cho người lao động và chỉ đáp ứng 19% nhu cầu nhà ở cho đối tượng này Số lao
động tự lo nhà ở chiếm tỷ lệ 81% 53/61 doanh nghiệp xây dựng nhà trọ cho người lao
động là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Một góc nhà ở CN của Cty Great Veca
(Đồng Nai)
Trang 31Hình 3.1 KTX Công Nhân của Công Ty AceCook Việt Nam tại Ấp 1B, Xã An Phú, Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương
Bà Rịa –Vũng Tàu có 130 dự án đã đi vào hoạt động trong tổng số 12 KCN được thành lập, giải quyết việc làm cho 29.183 lao động nhưng chỉ mới có 1.245 lao động được bố trí ở nhà lưu trú do các DN KCN bỏ vốn đầu tư xây dựng
Long An hiện có 10 KCN tiếp nhận doanh nghiệp thứ cấp và đã có 118 dự án đi vào hoạt động với tổng số lao động gần 36.000 người, phân bố tập trung tại các huyện Đức Hòa, Cần Giuộc và Bến Lức Trong tổng số 36.000 lao động làm việc tại các KCN thì có 50% lao động (là người ngoài tỉnh hoặc do ở xa nhà) có nhu cầu về nhà ở
3 KCN đã đi vào hoạt động trên địa bàn tỉnh Tiền Giang thu hút được 53 dự án
và có 44 doanh nghiệp đi vào hoạt động giải quyết được việc làm cho hơn 12000 người (không kể hơn 4000 lao động trong các lĩnh vực bốc xếp, vận tải, dịch vụ) Do không có quỹ đất để xây nhà cho công nhân nên một số doanh nghiệp tự mua đất ở ngoài để xây nhà lưu trú cho công nhân của công ty mình nhưng số lượng không nhiều
và không đáp ứng được nhu cầu của người lao động Theo khảo sát có khoảng 60% số công nhân đang làm việc phải thuê nhà trọ do người dân tự xây dựng
Hiện tại, KCN Trảng Bàng và KCN&CX Linh Trung III (Tây Ninh) thu hút được 155 dự án đầu tư; có 116 dự án đã đi vào hoạt động góp phần giải quyết việc làm cho 29.901 lao động là người Việt Nam và 703 lao động là người nước ngoài Riêng KCN&CX Linh Trung III (bước I) đã xây dựng một khu lưu trú dành cho công nhân, giải quyết khoảng 1.000 chỗ ở cho người lao động và một số doanh nghiệp khác liên
Trang 32kết với người dân bên ngoài tổ chức xây dựng nhà trọ cho người lao động công ty mình (đáp ứng được khoảng 2.000 chổ ở); còn lại hầu hết người lao động phải tự xoay
xở tìm nơi cư trú, trong khi đó 410 cơ sở cho thuê nhà trọ xung quanh KCN Trảng Bàng do dân tự xây dựng chỉ giải quyết khoảng 13.000 chổ ở
Bình Phước có 6 KCN, thu hút 75 dự án đầu tư trong, ngoài nước và đang còn hiệu lực hoạt động Nhu cầu nhà ở hiện nay của công nhân lao động trong các KCN tỉnh này chiếm khoảng từ 65 đến 75% so với tổng số lao động trong các KCN do đa số lao động trong các KCN là lao động ngoài tỉnh và hầu hết số công nhân này phải tự thuê nhà ở của các hộ dân khu vực lân cận
Khác với các nước phát triển công nghiệp trong khu vực, giai đoạn đầu khi hình thành và phát triển các KCX – KCN, công tác quy hoạch KCN của cả nước chưa chú trọng gắn việc xây dựng quy hoạch chi tiết từng KCN với quy hoạch nhà ở, công trình công cộng phục vụ đời sống người lao động làm việc trong KCN, đặc biệt là đối với người lao động nhập cư Tình trạng hàng trăm nghìn công nhân nhập cư làm việc trong các KCN chưa có nhà ở trở thành phổ biến, đã và đang làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp không những cho bản thân người công nhân nhập cư mà cả địa phương nơi có KCN
Chính sự quy hoạch phát triển không đồng bộ, ít chú trọng đến yếu tố con người, nhất là vấn đề an sinh cho người lao động, đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động, quản lý lao động, đào tạo lao động, ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm
Việc quy hoạch phát triển các KCN chưa đồng bộ với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội còn làm ảnh hưởng không nhỏ đến tính bền vững trong phát triển
Theo báo cáo của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, hiện mới có khoảng 2% trong tổng số công nhân tại các KCN, KCX của cả nước được thuê nhà do chủ doanh nghiệp và tổ chức công đoàn xây dựng Còn lại hơn 90% phải sống trong các khu nhà trọ tạm bợ, thiếu thốn, không đảm bảo an ninh trật tự; phần lớn phòng trọ do các hộ dân xây dựng chưa đáp ứng được các quy định tối thiểu về nhà trọ do Bộ Xây dựng ban hành Các tiện ích tối thiểu để phục vụ nhu cầu như cấp điện phải trả giá cao, cấp nước không có cơ quan kiểm soát về tiêu chuẩn vệ sinh (do các hộ dân khai thác
Trang 33nước ngầm), điều kiện thoát nước và thu gom rác thải không có… các khu vực nhà trọ
do người dân xây dựng ngày càng trở nên chật chội, lộn xộn, nhếch nhác và kém tiện nghi Điều này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người lao động nhập cư và vấn đề vệ sinh môi trường sống của những khu vực xung quanh KCN
Qua các số liệu đã nêu trên, có thể khẳng định nhà ở cho công nhân tại các địa phương phát triển công nghiệp nói chung đều thiếu Nhà ở cho công nhân đang là vấn
đề có tính thời sự, được nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều giới quan tâm Bởi lẽ, giải quyết được điều này là một trong những giải pháp góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, y tế, giáo dục, văn hoá tinh thần của người lao động nói chung, đặc biệt
là lực lượng công nhân làm việc trong các KCN Mặt khác xây dựng nhà ở cho công nhân cũng là nhằm đảm bảo về an ninh lao động (các vấn đề ổn định cuộc sống, cung cấp phúc lợi xã hội, đình công tranh chấp lao động) và cơ sở hạ tầng phục vụ cho môi trường đầu tư
b) Quy định của Chính phủ về việc phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành những quy định mới về việc phát triển nhà
ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị, nhà cho công nhân lao động tại KCN
và nhà ở cho HSSV (do Bộ Xây dựng đề xuất)
Theo dự thảo nghị quyết, nhà ở giá thấp là nhà ở chung cư có diện tích căn hộ tối đa không quá 70m2, do các doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán (trả tiền một lần hoặc trả góp) cho các đối tượng có thu nhập thấp tại các đô thị
Quỹ đất xây nhà ở giá thấp được bố trí trong quy hoạch các dự án phát triển đô thị của địa phương Các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, khu đô thị mới trên địa bàn có quy mô từ 5 ha trở lên phải đảm bảo dành tối thiểu 10% quỹ đất để xây dựng nhà ở giá thấp và phải được xác định trong quy hoạch chi tiết
Đối tượng được mua nhà ở giá thấp là cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng
vũ trang, người lao động trong các thành phần kinh tế chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng diện tích bình quân dưới 5m2/người và có thu nhập bình quân dưới 1,5 triệu đồng/tháng
Trang 34Giá bán nhà ở giá thấp do chủ đầu tư dự án quyết định theo nguyên tắc tính đủ chi phí đầu tư và được cộng thêm tối đa 10% lãi định mức trên chi phí đầu tư Người mua nhà ở giá thấp phải đảm bảo đúng đối tượng như trên.Ngoài ra, một điều kiện ràng buộc đối với người sở hữu nhà giá thấp là không được cho thuê, cho ở nhờ hoặc chuyển nhượng nhà ở dưới bất kỳ hình thức nào
Trong quá trình sử dụng nhà ở nếu có nhu cầu chính đáng cần chuyển nhượng nhà ở thì chỉ được chuyển nhượng cho Nhà nước hoặc cho chủ đầu tư dự án nhà ở giá thấp đó; khi đó giá bán nhà ở không cao hơn chi phí đầu tư của nhà ở giá thấp cùng loại tại thời điểm bán
Khi trả hết tiền mua nhà ở, người mua nhà ở đựợc cấp Giấy chứng nhận quyền
sở hữu nhà, sử dụng đất ở, nhưng trong Giấy chứng nhận ghi rõ là là loại nhà ở giá thấp không được chuyển nhượng tự do
Trong dự thảo Nghị quyết, ban quản lý KCN của địa phương hoặc doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN được giao làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng khu nhà ở công nhân phục vụ cho KCN đó Sau khi đầu tư xong cơ sở hạ tầng chu nhà ở công nhân, chủ đầu tư cấp 1 có thể tự đầu tư xây dựng nhà ở hoặc chuyển giao đất đã có hạ tầng hoặc cho thuê đất đã có hạ tầng để các doanh nghiệp có nhà máy sản xuất kinh doanh trong KCN các doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở (chủ đầu tư cấp 2) xây dựng nhà ở cho công nhân thuê
Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng và các ban ngành có liên quan phấn đấu đến năm 2015 khoảng 50% công nhân lao động tại các KCN có nhu cầu được giải quyết chỗ ở Do đó, ngay từ bây giờ việc triển khai xây dựng các khu chung cư, khu nhà ở giá thấp phải được thực hiện gấp rút
Giá cho thuê nhà ở công nhân KCN do chủ đầu tư dự án nhà ở xác định, nhưng không cao hơn mức giá cho thuê nhà ở xã hội do UBND cấp tỉnh quy định theo khung giá của chính phủ
Chủ đầu tư các dự án nhà ở công nhân KCN thuê chịu trách nhiệm cho thuê đúng đối tượng và tổ chức quản lý, vận hành quỹ nhà ở do mình làm chủ đầu tư, đảm bảo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các dịch vụ tối thiểu như cấp điện, nước, vệ sinh môi trường, anh ninh trật tự