Bên cạnh đó, đề tài cũng chú trọng vào việc nghiên cứu thực trạng về nghề nghiệp hiện tại, thu nhập, tình trạng sức khỏe cũng như tâm tư nguyện vọng, những khó khăn mà dân nhập cư đang g
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG NHẬP CƯ TẠI PHƯỜNG 3 QUẬN BÌNH THẠNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LA THỊ HỒNG THẮM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2009
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Thực Trạng Đời Sống Của Người Lao Động Nhập Cư Tại Phường 3, Quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí Minh” do La Thị Hồng Thắm, sinh viên khóa 31, ngành Kinh tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ……, tháng ……., năm 2009, tổ chức tại Hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa Kinh tế Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
TS.THÁI ANH HÒA Giáo viên hướng dẫn
Ngày tháng năm 2009
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ngày tháng năm 2009 Ngày tháng năm 2009
Trang 3Tôi vô cùng biết ơn thầy Thái Anh Hòa đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Xin chân thành cám ơn UBND và Công an phường 3 quận Bình Thạnh đã giúp
đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài
Và cuối cùng xin cảm ơn tất cả bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học và thực tập
Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2009
Sinh viên thực hiện
La Thị Hồng Thắm
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
LA THỊ HỒNG THẮM Tháng 07 năm 2009 “Thực Trạng Đời Sống Của Người Lao Động Nhập Cư Tại Phường 3, Quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí Minh”
LA THI HONG THAM July 2009 “The real living situation of immigrant labour in Ward 3, Binh Thanh District, Ho Chi Minh City”
Đề tài tìm hiểu thực trạng đời sống của lao động nhập cư trên cơ sở phân tích
số liệu điều tra thực tế 100 lao động nhập cư tại địa bàn Phường 3, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Bằng cách sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phần mềm Excel, kết hợp với tính toán, phân tích, xử lí số liệu, đề tài đã cho thấy được thực trạng đời sống của lao động nhập cư tại phường Đề tài cũng tìm hiểu được nguyên nhân của việc di cư và ảnh hưởng của dân nhập cư đến sự phát triển kinh tế của thành phố Bên cạnh đó, đề tài cũng chú trọng vào việc nghiên cứu thực trạng về nghề nghiệp hiện tại, thu nhập, tình trạng sức khỏe cũng như tâm tư nguyện vọng, những khó khăn mà dân nhập cư đang gặp phải để từ đó đề ra một số ý kiến góp phần nâng cao cuộc sống của người dân
Trang 51.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
1.3.1 Về nội dung 2 1.3.2 Về không gian 2
1.3.3 Về thời gian 2 1.4 Cấu trúc của luận văn 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 4
2.1 Giới thiệu chung về quận Bình Thạnh 4
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 4
2.1.2 Điều kiện Kinh tế - Xã hội 5
2.1.3 Đánh giá chung về tình hình kinh tế - xã hội 6
Trang 63.1.2 Phương pháp đánh giá nhập cư 17
3.1.3 Các lý thuyết kinh tế về di dân 19
3.2 Phương pháp nghiên cứu 23
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 23
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 24
3.2.3 Phương pháp thống kê mô tả 24
3.2.4 Phương pháp phân nhóm theo độ tuổi 24
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25
4.1 Dân số và lao động tại Phường 3 25
4.1.1 Tình hình dân số tại phường qua các năm 25
4.2 Một số đặc điểm của dân nhập cư 26
4.2.1 Xuất xứ của người nhập cư 26
4.2.2 Tình trạng việc làm khi chưa nhập cư 27
4.2.3 Đặc điểm về trình độ văn hóa 28
4.2.4 Đặc điểm về nhân khẩu học 29
4.2.5 Mối quan hệ ảnh hưởng đến việc nhập cư 31
4.3 Những nguyên nhân chính dẫn đến việc di cư 31
4.3.1 Nguyên nhân trực tiếp 32
4.3.2 Nguyên nhân sâu xa 33
4.4 Điều kiện công việc, thu nhập của LĐNC 34
4.4.1 Điều kiện tìm việc làm 34
4.4.2 Thu nhập 38 4.5 Đời sống vật chất và tinh thần của LĐNC 39
4.5.1 Mức chi tiêu 39 4.5.2 Điều kiện sinh hoạt 41
4.5.3 Tình trạng sức khỏe và chăm sóc y tế 42
4.6 Đánh giá về cuộc sống của LĐNC 43
4.7 Những tâm tư nguyện vọng của LĐNC 43
4.8 Một số khó khăn mà dân nhập cư gặp phải 45
Trang 74.9 Tác động của dân nhập cư đối với sự phát triển của thành phố 45
4.9.1 Tích cực 45 4.9.2 Tiêu cực 46 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48
5.1 Kết luận 48 5.2 Kiến nghị 48 5.2.1 Đối với người LĐNC 48
5.2.2 Đối với chính quyền địa phương 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CLTC TC Chất lượng tiêu chuẩn – tiêu chuẩn
TTXVN Thông tấn xã Việt Nam
UBND Ủy Ban Nhân Dân
UNFPA Quỹ Dân Số Liên Hiệp Quốc
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Dân số cả nước chia theo vùng, giới tính và nơi cư trú (tính đến 1/4/2006) 9
Bảng 2.2 Tỷ suất nhập cư, xuất cư, di cư thuần giữa các vùng, 2005 và 2006 10
Bảng 2.3 Thu nhập bình quân người/tháng chia theo khu vực, vùng 11
Bảng 2.4 Tỷ lệ gia tăng dân số thành phố qua các thời kỳ 13
Bảng 2.5 Dân nhập cư bình quân vào thành phố qua các thời kỳ 14
Bảng 3.1 Bảng tốc độ gia tăng dân số qua các năm 18
Bảng 4.1 Thực trạng hộ khẩu của dân cư phường 3 năm 2008 26
Bảng 4.2 Xuất xứ của người nhập cư 26 Bảng 4.3 Nghề nghiệp của dân nhập cư tại quê hương 27
Bảng 4.4 Tình trạng gia đình của LĐNC 30 Bảng 4.5 Các yếu tố tác động đến quyết định di cư 31
Bảng 4.6 Một số nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc di cư 32
Bảng 4.7 Thời gian tìm được việc làm khi mới nhập cư 34
Bảng 4.8 Phương thức tìm việc làm của LĐNC 35
Bảng 4.9 Nghề nghiệp hiện tại của LĐNC 36 Bảng 4.10 Số giờ làm việc của LĐNC trong tuần 37
Bảng 4.11 Tình hình thu nhập trung bình của LĐNC 38
Bảng 4.12 Phương tiện sinh hoạt của LĐNC 41
Bảng 4.13 So sánh điều kiện sống hiện tại so với quê hương 43
Bảng 4.14 Quyết định trở về quê hương của LĐNC 44
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Hệ số chênh lệch giữa nhóm người giàu (chiếm 20% dân số có thu nhập cao
nhất) và nhóm nghèo (chiếm 20% dân số có thu nhập thấp nhất) 12
Hình 4.1 Tình hình dân số tại phường qua các năm 25 Hình 4.2 Cơ cấu trình độ học vấn của LĐNC 28 Hình 4.3 Phân chia lao động nhập cư theo độ tuổi 29 Hình 4.4 Cơ cấu chi tiêu bình quân của LĐNC tại phường 39
Hình 4.5 Mối quan hệ giữa thu nhập và chi tiêu 40
Trang 11DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu Điều Tra Về Thực Trạng Đời Sống Của Lao Động Nhập Cư Phụ lục 2: Bản Đồ Hành Chính Quận Bình Thạnh
Trang 12đã đổ xô về nơi này để có nhiều cơ hội tìm kiếm những công việc, kiếm thêm thu nhập Phần lớn, công việc chủ yếu của họ là công nhân làm trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, buôn bán lòng lề đường, gánh hàng rong, bán vé số dạo, chạy xe ôm, một số ít là công nhân viên chức… Chính vì quá trình nhập cư này đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của thành phố, bên cạnh đó cũng làm gia tăng dân số, tăng
tệ nạn xã hội, nạn kẹt xe và các vấn đề khác… Do đó, chúng ta cần phải tìm hiểu nguyên nhân của việc nhập cư là gì, thực trạng đời sống của người dân nhập cư như thế nào? Họ đang đối mặt với những khó khăn ra sao để từ đó đề ra một số biện pháp góp phần cải
thịên cuộc sống cho người dân Chính vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “THỰC
TRẠNG ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG NHẬP CƯ TẠI PHƯỜNG 3, QUẬN
Trang 13- Tìm hiểu nguyên nhân của việc nhập cư
- Tìm hiểu đặc điểm về trình độ văn hoá, hoàn cảnh gia đình, nghề nghịêp chuyên môn của người dân trước khi nhập cư
- Tìm hiểu về công việc, cuộc sống, điều kiện vật chất, nơi ở hiện tại của người dân nhập cư
- So sánh mức sống của người dân trước và sau khi di cư
- Tìm hiểu về nhu cầu thiết yếu, những khó khăn mà người dân nhập cư đang gặp phải.Từ đó đề ra một số giải pháp góp phần nâng cao cuộc sống của người dân
- Tác động của dân nhập cư đến sự tăng trưởng kinh tế của TPHCM
1.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Về nội dung
Quận Bình Thạnh là nơi tập trung đông dân nhập cư, phần lớn công việc của họ là gánh hàng rong, buôn bán vỉa hè, bán vé số dạo, chạy xe ôm, công nhân trong các công trình, … Do đó, để tiện cho việc điều tra, hạn chế về thời gian và tiền bạc, chúng tôi đã chọn tại phường 3 quận Bình Thạnh để thực hiên nghiên cứu và cũng là nơi tôi đang cư
trú
1.3.2 Về không gian
Lao động nhập cư trên địa bàn phường 3 quận Bình Thạnh
1.3.3 Về thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 2/2009 đến tháng 6/2009
1.4 Cấu trúc của luận văn: được chia ra thành 5 chương, cụ thể như sau:
Trang 14Chương 1: Mở đầu
Khái quát về sự cần thiết của đề tài, trình bày mục tiêu và ý nghĩa của đề tài Phạm
vi nghiên cứu cũng được xác định rõ ràng và phân phối nghiên cứu được cụ thể hóa thật
chi tiết
Chương 2:Tổng quan
Giới thiệu tổng quan về nội dung nghiên cứu và đặc điểm kinh tế, xã hội, giáo dục,…tại địa bàn nghiên cứu
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nêu các cơ sở lí luận, các khái niệm, các quan điểm liên quan đến nội dung nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu cũng được giới thiệu đầy đủ và cụ thể
Chương 4:Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày kết quả nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng đời sống của dân nhập cư và tác động của nó đến sự phát triển kinh tế của Thành Phố
Chương 5:Kết luận và kiến nghị
Rút ra kết luận và kiến nghị một số giải pháp góp phần nâng cao thu nhập của người dân nhập cư
Trang 15CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu chung về quận Bình Thạnh
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
a Vị trí địa lý
Quận Bình Thạnh với diện tích 2.076 ha, nằm về phía Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh, ở vị trí cửa ngõ thành phố, là vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng, vì vậy có
điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển Kinh tế - Văn hóa - Xã hội với các quận khác
Phường 3 Quận Bình Thạnh với tổng diện tự nhiên là 45,76 ha được chia thành 6 khu phố Ranh giới hành chính:
• Phía Bắc: Giáp với Phường 10, Quận Bình Thạnh
• Phía Nam: Giáp với Phường Tân Định, Quận 1
• Phía Tây: Giáp với Phường 7, Quận Phú Nhuận
• Phía Đông: Giáp với Phường 26,Quận 2
b Địa hình
Địa hình tương đối bằng phẳng, Quận Bình Thạnh là điểm đầu mối gặp gỡ các quốc lộ: Quốc lộ 1, Quốc lộ 13, là cửa ngõ đón con tàu thống nhất Bắc Nam qua cầu Bình Lợi vào ga Hòa Hưng và lại có Bến xe khách Miền Đông
Trang 16Cùng với sông Sài Gòn các kinh rạch: Thị Nghè, Cầu Bông, Văn Thánh, Thanh
Đa, Hố Tàu, Thủ Tắc đã tạo thành một hệ thống đường thủy đáp ứng lưu thông cho xuồng, ghe nhỏ đi sâu vào các khu vực trên khắp địa bàn Bình Thạnh, thông thương với các địa phương khác
2.1.2 Điều kiện Kinh tế - Xã hội
a Kinh tế
Trong quá trình khôi phục, cải tạo và xây dựng kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch Kinh tế nông nghiệp đã lùi về vị trí thứ yếu và hiện nay chiếm một tỷ trọng rất nhỏ Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp - dịch vụ - du lịch trở thành ngành kinh tế chủ yếu, thúc đẩy quá trình đô thị hoá nhanh chóng, làm thay đổi diện mạo kinh tế - văn hóa xã hội của quận trong hiện tại và tương lai
Tiểu thủ công nghiệp: có 602 công ty, chi nhánh, cơ sở tiểu thủ công nghiệp
b Văn hóa xã hội
- Văn hóa thông tin
Đảm bảo thường xuyên các chương trình phát thanh về các chủ trương, chính sách của Đảng, các chương trình: thực hiện nếp sống văn minh đô thị, phòng chống các bệnh nguy hại, dịch cúm, ….Các hoạt động văn hóa, văn nghệ cũng diễn ra sôi nổi
Trang 17Thực hiện công tác tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm, các dịch cúm gia cầm, phòng chống dịch sốt suất huyết
+ Ý thức chấp hành các chủ trương, chính sách của người dân địa phương ngày càng nâng cao, thực hiện tốt công tác xây dựng và phát triển của Đảng và Nhà nước
+ Cống tác phòng chống cháy nổ, PCCC và phòng chống dịch bệnh được đặt lên hàng đầu, và được phổ biến rộng đến từng người dân
+ Các công trình giao thông, xây dựng ống thoát nước từng bước được nâng cao nhằm phục vụ tốt nhu cầu của người dân
- Trên lĩnh vực văn hóa – xã hội:
+ Được sự quan tâm chỉ đạo và hướng dẫn của cán bộ địa phương trong việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị, các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được đáp ứng đầy đủ phục vụ tốt nhu cầu vật chất và tinh thần của người dân
+ Đầu tư cho các chương trình y tế, giáo dục, cơ sở vật chất ngày càng hiện đại đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân Tổ chức khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí cho người già và trẻ nhỏ Tỉ lệ học sinh khá giỏi ngày càng tăng, tỉ lệ học sinh bỏ học giảm đáng kể
Trang 18b Khó khăn
- Trên lĩnh vực kinh tế:
+ Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng còn chậm so với kế hoạch đề ra, các công trình phát triển bị ngập lúng, tiến độ thi công chậm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của người dân
+ Tình hình xây dựng trái phép vẫn xảy ra, tình trạng buôn bán lấn chiếm lòng lề đường càng gia tăng
- Trên lĩnh vực văn hóa – xã hội:
+ Hệ thống trường lớp không đáp ứng đủ yêu cầu đặt ra do số lượng con em dân nhập cư quá đông
+ Các cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí như: Internet, café, nhà hàng,… hoạt động quá thời gian cho phép làm ảnh hưởng đến nhu cầu nghỉ ngơi của người dân
Ngoài ra, tình hình nhập cư trên địa bàn quá đông làm ảnh hưởng đến công tác quản lí của địa phương, làm tăng tệ nạn xã hội, trộm cắp, cuớp bóc chưa được khắc phục, cuộc sống của người dân chưa đảm bảo tốt
2.2 Tổng quan về di dân
2.2.1 Di dân ở thế giới
Cuộc di dân vĩ đại nhất lịch sử loài người khoảng từ 50.000 đến 70.000 năm trước, một "làn sóng" di dân nhỏ từ châu Phi đã tìm đến các bờ biển thuộc phía tây châu Á Các nhà khảo cổ học nghĩ rằng cuộc di dân ra khỏi lục địa đen đã mở ra một cuộc cách mạng trong hành xử, bao gồm nhiều dụng cụ phức tạp, mạng lưới xã hội rộng lớn và các loại trang sức, mỹ thuật đầu tiên của loài người Có thể một vài đột biến về thần kinh đã tạo ra ngôn ngữ nói và đưa tổ tiên chúng ta dần văn minh hơn, một nhóm nhỏ trong số đó bắt đầu tìm nơi định cư của mình khắp thế giới
Tại châu Á, các nhà khoa học đã khám phá được những bằng chứng chứng tỏ những người di cư đầu tiên đã xuất hiện tại đây Tại thung lũng Nile, dọc bán đảo Sinai và nằm về hướng bắc Levant, họ đã sử dụng các dụng cụ đánh bắt dưới nước thô sơ Các bằng chứng di truyền tại châu Á cho thấy những người di cư đã có sự chia tách ra nhiều ngả khác nhau Một nhóm định cư trong một thời gian ngắn tại Trung Đông, trong khi
Trang 19nhóm khác lại đi dọc bờ biển khắp bán đảo Arập, Ấn Độ và xa hơn nữa Mỗi một thế hệ tiếp theo lại di chuyển đến một số nơi xa hơn thế hệ ông cha đã định cư
Trải qua hàng nghìn năm, những bước chuyển chậm chạp của con người rồi cũng đưa họ đến với miền nam nước Úc Tại đây các nhà khảo cổ đã tìm thấy xác một người đàn ông được chôn cất tại một địa điểm gọi là hồ Mungo, có niên đại khoảng 45.000 năm trước Những dụng cụ tạo tác hoá thạch bên dưới ngôi mộ có thể có niên đại lên đến 50.000 năm - bằng chứng sớm nhất về con người hiện đại từ châu Phi di cư đến đây Một
số nhóm người bản xứ trên vùng đảo Andaman Islands gần Myanmar, ở Malaysia và Papua New Guinea cũng như ở hầu hết vùng Aborigines của Úc đều có những dấu hiệu di truyền ty lạp thể từ những người di cư đầu tiên
2.2.2 Di dân ở Việt Nam
a Tình hình di dân ở Việt Nam
Dân số Việt Nam phân theo vùng, giới tính và nơi cư trú tính đến năm 2006 được thể hiện qua bảng 2.1
Trang 20Bảng 2.1 Dân số cả nước chia theo vùng, giới tính và nơi cư trú (tính đến
Đồng bằng sông Hồng 18162,7 8867,4 9295,3 4531,3 13631,4
Bắc Trung bộ 10652,3 5236,9 5415,4 1460,4 9191,9 Duyên hải Nam Trung bộ 7110,7 3473,1 3637,6 2141,5 4969,2 Tây Nguyên 4840,9 2437,8 2403,1 1359,6 3481,3 Đông Nam bộ 13721,5 6721,1 7000,4 7499,0 6222,5 Đồng bằng sông Cửu Long 17375,8 8502,2 8873,6 3589,8 13786,0
Nguồn tin: Lê Văn Thành, 2005 Qua bảng trên có thể rút ra một đặc điểm chung là hầu hết dân số Việt Nam đều phân bố ở nông thôn và đa số sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp chiếm trên 60% Sự phân bố dân cư không đồng đều giữa thành thị và nông thôn dẫn đến sự chênh lệch dân cư giữa các vùng miền Tuy nhiên, sư phân bố này sẽ thay đổi có xu hướng khi có sự di cư từ thành thị - nông thôn và ngược lại, được thể hiện rõ qua bảng 2.2
Trang 21Bảng 2.2 Tỷ suất nhập cư, xuất cư, di cư thuần giữa các vùng, 2005 và 2006
Tỷ suất di cư trong 12 tháng trước 1/4/2005
Tỷ suất di cư trong 12 tháng trước 1/4/2006
Vùng Tỷ suất
nhập
cư (‰)
Tỷ suất xuất cư (‰)
Tỷ suất
di cư thuần (‰)
Tỷ suất nhập
cư (‰)
Tỷ suất xuất
cư (‰)
Tỷ suất
di cư thuần (‰)
Đồng bằng sông Cửu Long 0,8 2,6 -1,8 1,1 4,7 -3,6
Nguồn tin: Lê Văn Thành, 2005
Qua bảng 2.2 ta thấy tỷ suất xuất cư ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Đồng bằng sông Cửu Long đều lớn hơn tỷ xuất nhập cư và phần lớn tỷ suất di cư thuần của các đồng bằng đó đều tăng lên Các tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ thì ngược lại, tức là tỷ suất nhập cư lớn hơn tỷ suất xuất cư và
tỷ suất này tăng hơn năm trước trong khi tỷ suất xuất cư vẫn không đổi
b Nguyên nhân di cư từ nông thôn ra thành thị
Ở nước ta, kinh tế thị trường đã đem lại sự tăng trưởng khá nhanh và ổn định cho nền kinh tế, với tốc độ GDP tăng từ 6,9% năm 2001 lên 8,3% năm 2007 (Tổng cục Thống
Trang 22kê), mức sống của các tầng lớp dân cư trong những năm vừa qua ở cả thành thị và nông
thôn, các vùng miền trên phạm vi cả nước tiếp tục được cải thiện Thu nhập bình quân
đầu người một tháng chung cả nước theo giá cả hiện hành có xu hướng tăng mạnh qua các
năm
Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế và những nỗ lực trong công cuộc xóa đói,
giảm nghèo của Đảng và Chính phủ, tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm, đời sống các tầng lớp
dân cư có nhiều chuyển biến tiến bộ rõ rệt Thu nhập bình quân đầu người của các nhóm
dân cư năm 2006 đều tăng khá hơn so với các năm trước, song nhóm có thu nhập thấp
tăng rất chậm so với nhóm có thu nhập khá và giàu Vì vậy, khoảng cách chênh lệch về
thu nhập giữa các nhóm dân cư có xu hướng tăng lên và vẫn còn có sự cách biệt khá xa
giữa thành thị - nông thôn, giữa các vùng, miền và giữa các nhóm dân cư giàu – nghèo,
điều này làm ảnh hưởng tới sự di cư giữa các vùng, miền
Bảng 2.3 Thu nhập bình quân người/tháng chia theo khu vực, vùng
Đồng bằng sông Cửu Long 105,5 253,3 371,3 471,1 628,0
(Nguồn tin: Tổng cục Thống kê, KSMS 1992-1993, ĐTMS 1997-1998, ĐTMS 2002,
KSMS 2004, KSMS 2006)
Trang 23Bảng 2.3 cho thấy, phân phối thu nhập bình quân không đồng đều giữa các vùng
và khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các vùng, các tầng lớp dân cư có xu hướng tăng lên qua các năm Chênh lệnh giữa vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất là Đông Nam Bộ, cao gấp 2,9 lần so với vùng có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất là vùng Tây Bắc (năm 2006); năm 2002 con số này là 2,5 lần, và năm 2004 là 3,1 lần
Theo kết quả khảo sát mức sống của hộ gia đình năm 2006 do Tổng cục Thống kê thực hiện, chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa nhóm hộ giàu nhất và nhóm hộ nghèo nhất có một khoảng cách lớn So sánh 20% số hộ có mức thu nhập cao nhất với 20% số hộ có thu nhập thấp nhất thì khoảng cách chêch lệch giữa nhóm giàu nhất
và nhóm nghèo nhất là 8,4 lần, điều này thể hiện rõ qua hình 2.1
Hình 2.1 Hệ số chênh lệch giữa nhóm người giàu (chiếm 20% dân số có thu nhập cao nhất) và nhóm nghèo (chiếm 20% dân số có thu nhập thấp nhất)
Trang 24Dự kiến năm 2010, dân số thành phố sẽ là 7,2 triệu người, chưa kể những cư dân tạm trú, chiếm đến 12% tổng số tức là khoảng 8,4 triệu người và sẽ tiếp tục tăng lên khoảng 13,5 triệu người vào năm 2020 (VietNamNet)
b Tình hình di dân trong thời gian qua
Số lượng dân nhập cư tại TP.HCM ngày càng gia tăng qua các năm Vào năm 1998 dân nhập cư tại TP.HCM là 12,9%, đến năm 2000 thì số lượng này lên đến 15,2%, và trong vòng 5 năm trở lại đây (từ năm 2001 – 2005) số dân nhập cư tăng lên đáng kể, ít nhất từ 700.000 đến 1 triệu người
Dân nhập cư chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu dân số TP.HCM Một cuộc khảo sát dân số thực hiện vào năm 2004 cho thấy dân nhập cư chiếm 29% dân số TP.HCM Điểm đáng lưu ý là trong vòng 5,5 năm rưỡi (4/1999 - 10/2004), dân số TP.HCM tăng thêm khoảng gần 1,1 triệu người, bằng 10 năm trước đó (1989 - 1999) và gấp 2 lần trong 10 năm 1979 – 1989
Càng về sau người lao động nhập cư vào TP.HCM càng nhiều, số lượng gia tăng đến mức báo động Đa phần sống tập trung ở các quận ven đô, như quận Thủ Đức là 48,9%, quận 12 là 48,8%, quận Tân Phú 47,7%, quận Gò Vấp là 41,7%, quận 7 là 37,8%, quận Tân Bình 36,8%, huyện Bình Chánh 32,5% Điều này cũng dễ hiểu bởi vì giá đất của các quận ven đô tương đối rẻ hơn so với các quận nội thành, và ở đây có nhiều khu công nghiệp và khu chế xuất tạo công ăn việc làm thu hút lao động Ở cấp phường hiện có đến 30 phường/xã mà dân nhập cư chiếm tỷ lệ rất cao đến 50%, cá biệt có nơi đến 70% như ở phường Tân Tạo A quận Tân Bình, phường Bình Chiểu, Linh Xuân quận Thủ Đức
Sự gia tăng dân số của TP.HCM chủ yếu là gia tăng cơ học đối với số người trong
độ tuổi lao động Có thể thấy điều này qua bảng 2.4
Bảng 2.4 Tỷ lệ gia tăng dân số thành phố qua các thời kỳ
Thời kỳ Tỷ lệ tăng cơ học Tỷ lệ tăng tự nhiên Tỷ lệ tăng chung
Trang 25Qua bảng 2.4 ta thấy tỉ lệ tăng cơ học cao hơn tỉ lệ tăng tự nhiên vào giai đoạn
1999 - 2004, tỉ lệ tăng cơ học ngày càng cao đã kéo theo sự gia tăng của tỷ lệ tăng chung
của TP.HCM Có thể thấy là càng về sau tốc độ gia tăng dân số của TP.HCM ngày càng
cao và chủ yếu là do gia tăng cơ học Tương ứng với tỉ lệ gia tăng trên đồng nghĩa với dân
số thành phố cũng tăng lên qua bảng 2.5
Bảng 2.5 Dân nhập cư bình quân vào thành phố qua các thời kỳ
Thời kỳ Dân nhập cư bình quân (người)
1984-1989 27.154 1994-1999 86.753 1999-2004 196.200
Nguồn: Lê Văn Thành, 2005 Qua bảng 2.5 cho thấy số lượng dân nhập cư tăng qua các năm, cụ thể giai đoạn
1994 – 1999 tăng 3,9% so với giai đoạn 1984 – 1989; giai đoạn 1999 – 2004 tăng 1,26%
so với giai đoạn 1994 – 1999 Nhìn chung, giai đoạn này số lượng dân nhập cư tăng cao
nhưng tỉ lệ tăng vẫn thấp hơn so với giai đoạn trước
c Đặc điểm của lao động nhập cư tại thành phố
Hầu hết những người nhập cư trên địa bàn thành phố là những người lao động chân
tay, một số ít làm trong các công ty lớn Công việc của họ cũng khá đa dạng, tùy theo tính
chất và đặc điểm của các công việc mà thu nhập của họ cũng khác nhau, tương ứng với
mức sống cũng khác nhau Những người di cư đã thực sự trở thành một bộ phận lao động
quan trọng của thành phố, đóng góp không chỉ cho nơi họ đến, mà còn cho cả địa phương
nơi họ đi Những nghiên cứu của UNFPA công bố trong hội thảo cũng cho thấy chưa bao
giờ người Việt Nam lại có sự dịch chuyển nhiều đến vậy Di cư đã mang lại cho nhiều
người cơ hội có thêm thu nhập Tuy nhiên, các rào cản tạo ra bởi phân đoạn thị trường lao
động liên quan tới hiện tượng thiếu đăng ký đã đặt người di cư vào thế bất lợi về mặt
công việc và thu nhập từ các công việc đó
Trang 26CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lí luận
3.1.1 Các khái niệm
a Di cư
Di cư là sự thay đổi nơi cư trú của một người hay nhóm người
Dân nhập cư ở TP.HCM được xác định là những người từ các tỉnh khác về sinh sống, làm việc tại TP.HCM và chưa có hộ khẩu thường trú tại TP.HCM Còn những người từ các tỉnh về TP.HCM nhưng đã được giải quyết hộ khẩu thường trú vì đủ tiêu chuẩn quy định không nằm trong phạm vi này
b Phân loại di cư
Xét theo không gian giữa nơi đi và nơi đến Di dân chia thành hai loại: di dân trong nước và di dân quốc tế
Xét theo giới hạn địa lý và khoảng cách giữa nơi đi và nơi đến Di dân có hai loại:
di dân nội vùng và di dân ngoại vùng
• Căn cư theo tính chất điều kiện sống:
- Di dân nông thôn - thành thị
Trang 27- Di cư tự do: Di cư tự do là hiện tượng di cư nơi ở, việc làm từ một địa phương này đến một địa phương khác do cá nhân hay nhóm người mà không có sự giúp đỡ của Nhà nước hay tổ chức nào khác
- Di dân hợp pháp: có sự chấp thuận của chính quyền nơi đi và nơi đến
- Di dân không hợp pháp: không có sự chấp thuận của chính quyền, hình thức di dân này gây khó khăn cho vấn đề quản lý xã hội
c Thu nhập
• Thu nhập: là một chỉ tiêu phản ánh mức sống dân cư trong một thời gian Không giống như những nhà sản xuất lớn hay các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chỉ quan tâm đến lợi nhuận Những người sản xuất nhỏ, người lao động chỉ thực sự quan tâm đến thành quả lao động của họ - đó chính là nguồn thu nhập Nói một cách tổng quát thu nhập
là số tiền kiếm được, hoặc thu góp được trong một khoản thời gian nhất định ( thường 1 tháng, hay một năm)
• Các nguồn thu nhập:
Thu nhập là chỉ tiêu kinh tế quan trọng phản ánh mức sống của người dân Nguồn thu nhập của nông hộ chủ yếu là từ nông nghiệp, ngoài ra còn bao gồm thu nhập từ các nguồn khác nhau ngoài sản xuất như hoạt động dịch vụ, làm thuê…
- Thu nhập từ nông nghiệp
Nguồn thu này chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản và các hoạt động liên quan đến nông nghiệp Như chế biến sản phẩm do gia đình sản xuất ra Phần thu từ các hoạt động cho thuê như cho thuê máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất nông nghiệp, cho thuê đất canh tác…
- Thu nhập từ tiền công, tiền lương
Thu nhập từ tiền công, tiền lương là phần thu nhập quốc dân dùng để phân phối cho người lao động dưới hình thức tiền tệ, căn cứ vào số lượng, chất lượng lao động của từng người Hay nói cách khác đó là thu nhập bằng tiền mà người lao động nhận được sau một thời gian nhất định (hình thức trả lương theo thời gian), hoặc sau khi hoàn thành công việc nhất định (hình thức trả lương theo sản phẩm) Ngoài ra tiền lương chính thức,
Trang 28người động còn nhận được các khoản ngoài lương như các loại tiền thưởng, tiền chia thêm, trị giá ăn trưa, các khoản phụ cấp, bảo hộ lao động…
- Thu nhập khác
Các nguồn thu nhập khác bao gồm tiền thu cho thuê nhà ở, thu từ tiền lãi cho vay (kể cả tiền đã nhận và sẽ nhận được, không bao gồm tiền góc), tiền thu từ trợ giúp không hoàn lại của các tổ chức cá nhân mà không phải thành viên của hộ ( trong và ngoài nước)
và các khoảng thu nhập khác như bảo hiểm, của thừa kế, hồi môn, trúng sổ số…không tính phần thu do bán nhà, bán đất, bán đồ dùng, phương tiện hay trang sức vào thu nhập
3.1.2 Phương pháp đánh giá nhập cư
a Phương pháp trực tiếp
Đánh giá nhập cư dựa trên thông tin nhận được từ các câu hỏi trực tiếp tại thời điểm điều tra như: nơi sinh, nơi cư trú tại thời điểm xác định trước, nơi cư trú tại thời điểm điều tra, nghề nghiệp trước và sau di cư, thu nhập,… sau đó tổng hợp các câu hỏi trên sẽ có một lượng thông tin tương đối hoàn chỉnh
b Phương pháp gián tiếp
Đánh giá nhập cư thông qua một số cách tính gián tiếp dựa trên các thông tin: qui
mô dân cư, cơ cấu dân số, mức độ sinh tử tại hai thời điểm điều tra, xuất phát từ phương trình cân bằng:
Pt=P0+(Bt – Dt)+ (It – Ot)
Pt: dân số tại thời điểm t
P0: dân số tại thời điểm t0
Bt: số trẻ sinh ra và sống tại thời điểm t
Dt: số trẻ sinh ra và chết tại thời điểm t
It: số người đến vùng điều tra tại thời điểm t
Ot: số người đi ra khỏi vùng điều tra tại thời điểm t
Æ It= Pt - P0- ( Bt- Dt) + Ot
Phương pháp này thuận lợi nhưng ít chính xác do sai số trong báo cáo về mức sinh, chết và đăng kí nhân khẩu vẫn chưa đảm bảo tin cậy
• Tỷ lệ nhập cư
Trang 29Là số lượng dân cư trong năm so với 1000 dân của vùng nhập cư tương ứng với năm đó
Pt
I
‰ RIM: tỉ lệ nhập cư
I: số dân nhập cư vào một vùng tại thời điểm t
Pt: số dân trung bình của một vùng tại thời điểm t
Làn sóng nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh trong những năm vừa qua không phải là một hiện tượng đột biến, bất thường mà là một quá trình hợp quy luật, mang tính tất yếu, diễn ra với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới trong quá trình đô thị hoá và quá trình phát triển đất nước Trong những năm tới chắn chắn rằng tỷ lệ dân số thành thị tăng lên và tăng lên nhanh chóng, trong đó có việc dân số tập trung vào các vùng đô thị đặc biệt là các đô thị lớn, hình thành các đô thị mới, thành thị hoá nông thôn… Theo dự báo của Viện Kinh Tế TP.HCM, dân số TP.HCM vẫn tiếp tục gia tăng với tốc độ cao, đến năm
2010 dân số khoảng 7.230 ngàn người, tốc độ tăng dân số bình quân thời kỳ 2001 - 2005
là 2,77%, thời kỳ 2006 - 2010 là 2,71% Trong đó, chủ yếu là tăng dân số cơ học, tốc độ tăng dân số cơ học rất cao là 1,68% thời kỳ 2001 –2005, 1,77 %, thời kỳ 2006 - 2010 (tương ứng tốc độ tăng dân số tự nhiên chỉ là 1,09% và 0,94%) được thể hiện qua bảng 3.1
Bảng 3.1 Bảng tốc độ gia tăng dân số qua các năm
Thời kỳ Tỷ lệ sinh
đẻ (%)
Tỷ lệ chết thô (%)
Tỷ lệ tăng tự nhiên (%)
Tỷ lệ tăng
cơ học (%)
Tỷ lệ tăng chung (%)
Nguồn tin: Viện Kinh Tế TPHCM
• Các hoạt động can thiệp của Nhà nước đối với vấn đề nhập cư
Hiện nay theo qui định mới nhất của chính phủ đối với người tạm trú, nghị định số: 107/2007/NĐ-CP và phần III Thông tư số 06/2007/TT/BCA ngày 25/6/2007 qui định chi tiết về luật cư trú Khi thực hiện cần lưu ý các điểm sau:
Trang 301 Đối tượng phải đăng ký:
Người đang cư trú hoặc mới đến có ý định cư trú tại TP nhưng không đủ điều kiện đăng ký thường trú, trong thời hạn 30 ngày phải đến công an phường, xã, thị trấn làm thủ tục đăng ký tạm trú Đối với người trước đây đã đăng ký tạm trú có thời hạn theo nghị định 51/CP; nghị định 108/NĐ-CP của chính phủ nếu không thay đổi nơi tạm trú thì không phải làm thủ tục đăng ký lại
2 Quy định đối với người tạm trú:
Những người nhập cư từ các địa phương khác đến làm việc, học tập, lao động tự
do không kể thời gian dài hay ngắn, nếu có nguyện vọng ở lâu dài tại địa phương đều được cấp sổ tạm trú có thời hạn gọi là sổ NK3D, nếu là hộ nhập cư thì được cấp sổ hộ khẩu NK3C, gọi tắt là thuộc diện KT3 Nếu người nhập cư vào địa phương có hộ khẩu trong cùng một TP thì thuộc diện KT2 Sau thời hạn đăng ký 1 năm thì sẽ tiếp tục gia hạn
Đối với học sinh, sinh viên, học viên ở kí túc xá, khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên đăng ký theo danh sách và được ghi chung vào sổ tạm trú (HK12)
3.1.3 Các lý thuyết kinh tế về di dân
Sự chuyển dịch lao động từ nông thôn ra thành thị không phải là hiện tượng đột biến mà là hiện tượng có tính tất yếu của quá trình phát triển kinh tế thị trường, quá trình
đô thị hoá và từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
Ph.ăng ghen, trong tác phẩm “Chống Đuy-ring” (1877-1878) đã đề cập đến việc những người lao động nông thôn đi tìm việc làm thêm để kiếm sống Ông đã phân tích tiến trình phát triển của hiện tượng này trong xã hội tiền tư bản và tư bản Theo ăng ghen, những người làm ruộng đi tìm các việc làm thêm ngắn ngày vì mảnh đất nhỏ bé không đủ duy trì cuộc sống của họ Hiện tượng di chuyển lao động này đã xuất hiện từ xã hội tiền
tư bản Trên thế giới đã xuất hiện một số lý thuyết nghiên cứu về di dân quốc tế và khu vực Có thể nêu ra một số các lý thuyết sau:
a Lý thuyết của Ravestein
Đây là một trong những lý thuyết về di dân sớm nhất trong trường phái cổ điển, được đưa ra vào cuối thế kỉ XIX Theo ông, di cư xảy ra sớm bởi sự khác biệt về trình độ phát triển, bởi tiến trình công nghiệp hoá và phát triển thương mại giữa các khu vực của
Trang 31một quốc gia Mặt khác, sự di cư bị chi phối bởi khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn Những người sống ở khu vực kém phát triển hay nghèo khổ thường có xu hướng chuyển đến những khu vực phát triển hơn Theo Ravestein, tỉ lệ người tham gia di cư có quan hệ thuận với khoảng cách giữa hai khu vực nơi họ xuất phát và nơi họ đến
Lý thuyết này của Ravestein đã bị một số học giả phê phán vì nó không tính đến các yếu tố văn hoá, lịch sử và tâm lí - những yếu tố con người có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình di cư
b Lý thuyết của Lewis
Lý thuyết này ra đời vào những năm 50 của thế kỉ XX Lý thuyết của Lewis ra đời trong bối cảnh các nước trong thế giới thứ 3 bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, dẫn đến
sự bùng nổ của làn sóng di cư từ nông thôn ra các thành phố công nghiệp và các đô thị Lewis đã trình bày quan điểm của di cư từ nông thôn ra thành thị trong cuốn: “ Sự phát triển kinh tế đối với việc cung cấp không giới hạn về lao động” (Economic Development with Unlimited Suplies of Labour, 1954) Theo ông, lí do di cư dân số từ nông thôn ra đô thị là: Thứ nhất, sự tăng trưởng kinh tế và sự mở rộng của khu vực công nghiệp đặt ra đòi hỏi phải có thêm lực lượng lao động đáp ứng Sự tăng lên không ngừng của dân số trong khi đất đai không tăng đã làm cho lao động nông nghiệp dư thừa Số lao động dư thừa này có khuynh hướng tìm kiếm các cơ hội làm việc tại các khu công nghiệp
và thành phố, nơi có nhu cầu tuyển dụng Lewis coi đây là sự điều tiết có tính chất tự nhiên, là sự cân bằng lao động giữa các khu vực, các ngành nghề Thứ hai, do sự chênh lệch về mức lương giữa nông thôn và đô thị Sự di cư lao động này sẽ dừng lại khi mức lương ở đô thị cân bằng với mức thu nhập của người dân ở nông thôn Từ quan điểm này người ta gọi lí thuyết của Lewis là mô hình cân bằng Lý thuyết của Lewis đã đặt nền móng cho lý thuyết mới có tên gọi là Mô hình kinh tế đôi của Ranis và Fei ra đời vào thập
kỉ 60 Trong thập kỉ 50, khi mà các làn sóng di cư từ nông thôn ra thành thị không ngừng tăng lên ngay cả khi lao động ở đô thị thất nghiệp nhiều Điều này làm cho lý thuyết của Lewis đã đơn giản hoá nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng di dân từ nông thôn ra đô thị
là do yếu tố kinh tế quyết định
Trang 32c Lý thuyết di cư của Lee
Trong cuốn sách: “ Một học thuyết chung về di cư” ( A general theory of migration,1966), Lee đã tổng kết một số các yếu tố quyết định đến việc di cư của người dân từ nông thôn ra thành thị Ông chia thành hai nhóm yếu tố:
• Nhóm yếu tố tiêu cực - nghèo đói, sự thiếu thốn các cơ hội kinh tế, thiếu đất, mức sống thấp ở quê nhà
• Nhóm yếu tố tích cực - sự thịnh vượng, cơ hội, công việc làm ăn, mức sống cao ở nơi đến… Trong hai nhóm yếu tố này, những yếu tố tiêu cực tác động mạnh hơn buộc người ta phải rời nơi sinh sống của mình còn các yếu tố tích cực phản ánh sự hấp dẫn của nơi đến
Ngoài ra, Lee còn phân tích một số các yếu tố khác ảnh hưởng đến việc di dân Đó
là nhận thức, sự thông minh, hiểu biết của người di cư qua kinh nghiệm bản thân hay qua các kênh thông tin đại chúng, qua bạn bè, họ hàng… Đây là điều mà các lý thuyết trước
đó ít đề cập tới Việc di cư, theo Lee còn phụ thuộc vào tính toán và thu nhập mong đợi trong thời gian nhất định hơn là tính toán về khác biệt thu nhập giữa thành thị và nông thôn
d Lý thuyết di cư nông thôn – thành thị của Torado
Lý thuyết của Todaro nghiên cứu dòng người lao động di chuyển từ nông thôn ra thành thị trong các nước đang phát triển vào thập kỉ 60 - 70 Trong các công trình nghiên cứu của mình, ông chỉ ra giữa nông thôn và thành thị luôn có những chênh lệch về tiền lương Chính sự khác biệt này đóng vai trò thúc đẩy sự di cư Để có thể tham gia vào thị trường lao động ở đô thị, người lao động chấp nhận tất cả các công việc có thể làm được
dù là nặng nhọc, ngắn hạn, không ổn định Những người di cư tiềm năng sẽ tính toán và tiếp tục di cư khi mà tiền lương của họ mong đợi ở thành thị vượt qua thu nhập cơ bản của nông nghiệp
Lý thuyết của Todaro được một số nhà nghiên cứu đánh giá tích cực Lai Yew Hah
và Tan Siew cho rằng: Todaro đã chỉ ra được qui mô, mức độ của làn sóng di cư phụ thuộc vào những mong đợi cá nhân về lợi ích mà sự mong đợi này được đo bằng sự khác
Trang 33nhau về thu nhập thực tế giữa thành thị và nông thôn (Lai Yew Hah và Tan Siew, 1985) Theo Cai Fang, có hai kết luận cần được quan tâm từ lý thuyết của Todaro:
• Càng có nhiều cơ hội làm việc ở đô thị thì lượng người di cư đến càng tăng vì thế tỉ
lệ người thất nghiệp càng lớn
• Quyết định di cư trên cơ sở hi vọng có việc làm nơi đô thị phản ánh một tư tưởng ngụ ý rằng di cư lao động nông thôn là bị mù tương đối, vì thế những người di cư nông thôn dễ rơi vào nguy cơ thất nghiệp mới (Cai Fang, 1998):
Các đặc điểm chính của Mô hình di cư Tadora:
- Phân tích chi phí và lợi ích tương đối dẫn đến việc di cư
- Sự chênh lệch về tiền lương thực tế giữa vùng thành thị và nông thôn là một động cơ dẫn đến tình trạng di cư
- Khả năng tìm kiếm được một công việc ở thành thị liên quan trực tiếp đến tỷ lệ việc làm ở đô thị
- Di cư có thể xảy ra ngay cả khi đối diện với tình trạng thất nghiệp ở đô thị
Chúng ta đã thấy được từ mô hình Todaro là vấn đề di dân tới các thành phố có thể mang lại lợi ích cá nhân cho bản thân người nhập cư, và dựa trên phân tích chi phí lợi ích hợp lý Tuy nhiên, đứng về mặt xã hội, tình trạng đó có thể gây ra nhiều vấn đề không mong muốn mà xã hội phải trả giá đắt cho vấn đề đó
Vào thập kỷ 70, 80 của thế kỉ XX còn một số nghiên cứu khác về hiện tượng dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị Đó là các nghiên cứu:
A.G.frenk và S.Amin đã phân tích hiện tượng dịch chuyển lao động từ nông thôn
ra thành thị trong sự vận động của quá trình phát triển lịch sử xã hội Theo hai ông, hiện tượng này không tồn tại một cách độc lập, không xuất hiện một cách ngẫu nhiên mà sự tồn tại và xuất hiện của nó chịu sự tác động của các yếu tố có tính vĩ mô như: môi trường sống, khả năng thu nhập, các lực lượng chính trị xã hội… (A.G.frenk,1970 và
S.Amin,1974)
Ở Châu Á, làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị khá mạnh mẽ và phổ biến Hiện tượng này được một số nhà nghiên cứu quan tâm đặc biệt là các công trình của các nhà khoa học ấn Độ, Indonexia, Philipin như Mc Nicoll (1968), M.Narin (1971),
Trang 34Riperfor(1979), Upelly (1983), L.Trager (1984) ), G.Standing (1985) và A.Rodenburg (1994) Các nghiên cứu này đã xem việc di chuyển lao động theo thời vụ từ nông thôn ra thành thị như một hiện tượng kinh tế - xã hội của những xã hội riêng biệt và sự tác động của dịch chuyển xã hội đến sự thay đổi của gia đình Tuy vậy, các nghiên cứu này tập trung vào người lao động với tư cách là một cá nhân Họ đã tìm hiểu giới tính, độ tuổi, hôn nhân và hoàn cảnh kinh tế của người lao động Cách tiếp cận này đã bỏ qua yếu tố chủ đạo về kinh tế xã hội ở tầm vĩ mô tác động đến hiện tượng di cư lao động
Ở Việt Nam, việc di cư diễn ra từ rất sớm, “đối với cá nhân và gia đình, di cư là rời quê hương cũ đến quê hương mới, đối với dân tộc trong lịch sử là việc phát triển vùng sinh sống, mở rộng lãnh thổ từ địa bàn sẵn có” (Đặng Thu, 1994) Trong cuốn “Di dân của người Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX”, nguyên nhân di dân được đề cập tới: do đời sống cơ cực, thê thảm vì chế độ tô thuế, bệnh dịch, thiên tai đã xô đẩy hàng ngàn, hàng vạn gia đình nông dân không thể bám trụ ở quê hương Nạn phiêu tán trở nên phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, ở đó xuất hiện mâu thuẫn tâm lí giữa tình cảm quê hương với chính sách cột chặt người nông dân vào công điền Do nhu cầu di dân đến vùng đất hứa (vùng đất mới và đô thị) nên đã dẫn đến việc di dân có kiểm soát Từ đây xuất hiện hai hình thức di dân là tự phát và có tổ chức Đặc điểm của di dân tự phát là vô
tổ chức và đa phương nên hiện tượng này được gọi dưới cái tên là nạn lưu tán Đây cũng
là sự di cư bất đắc dĩ đối với người nông dân Việt Nam - là những người vốn có tâm lí bám làng không muốn rời xa quê cha đất tổ Di cư có tổ chức dưới thời Nguyễn chủ yếu khuyến khích di cư vào Nam, hướng tới việc thành lập các đồn điền, khẩn hoang lập ấp và hình thành các doanh điền Những hình thức di dân này đã dẫn đến sự gia tăng dân số đặc biệt ở các vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ, tuy nhiên có sự biến đổi tích cực về kinh tế, diện tích đất nông nghiệp tăng, các đô thị không ngừng phát triển và có sự hội nhập các tộc người chung sống trên cùng lãnh thổ…
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
a Thu thập số liệu thứ cấp
Trang 35Số liệu thứ cấp được thu thập từ các phòng ban của UBND xã và phòng ban của công an phường 3 quận Bình Thạnh, sách báo, luận văn của các khoá trước, Niên Giám Thống Kê, Internet,…
b.Thu thập số liệu sơ cấp
Từ phiếu điều tra 100 mẫu người dân nhập cư từ năm 2000 - 2009 tại khu phố IV
và khu phố V phường 3 quận Bình Thạnh
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm excel để tính toán ,tổng hợp Từ đó, so sánh thu nhập của người dân trước và sau khi di cư
3.2.3 Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng một số chỉ tiêu thống kê để phân tích vấn đề cần nghiên cứu
3.2.4 Phương pháp phân nhóm theo độ tuổi
Phân nhóm độ tuổi lao động thành các nhóm tuổi khác nhau, mỗi nhóm tuổi với đặc điểm khác nhau để từ đó so sánh mức độ di cư ở nhóm tuổi nào là lớn nhất