1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIÁO ÁN ĐỔI MỚI: Bài 9.AMIN ( Tiết 1) KÈM GIÁO ÁN ĐIỆN TỪ

10 774 13

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 122 KB
File đính kèm t-_bai_amin_tiet_1_2811201710.rar (4 MB)

Nội dung

- HS hiểu: Các cách gọi tên, cách viết đồng phân amin.. - Viết chính xác công thức cấu tạo và gọi tên các amin theo danh pháp gốc chức và theo danh pháp thay thế.. Tình cảm, t

Trang 1

Trường THPT Lương Ngọc Quyến GV: Trần Bích Thủy

Chương III: AMIN-AMINOAXIT-PROTEIN

Bài 9.AMIN ( Tiết 1)

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức

- HS biết: Khái niệm, phân loại , gọi tên và viết đồng phân amin, tính chất vật lí của amin.

- HS hiểu: Các cách gọi tên, cách viết đồng phân amin.

2 Kỹ năng

- Nhận dạng các hợp chất amin

- Viết chính xác công thức cấu tạo và gọi tên các amin theo danh pháp gốc chức và theo danh pháp thay thế

3 Tình cảm, thái độ

- Thấy được tầm quan trọng của các hợp chất amin trong đời sống và sản xuất, cùng với hiểu biết về khái niệm, đồng phân và cách gọi tên amin, gây hứng thú cho HS và xây dựng phương pháp học tập

có hiệu quả để lĩnh hội kiến thức

* Trọng tâm: Cách gọi tên, viêt đồng phân các amin.

4.Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển.

- Hình thành năng lực giải quyết vấn đề thông qua các hoạt động tìm tòi, nghiên cứu , năng lực tự học và năng lực hợp tác

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

II CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

GV: + Các phiếu học tập.

+ Giáo án

HS: Đọc trước bài Amin, chuẩn bị trước một số nội dung kiến thức giáo viên giao.

III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

A HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM KẾT NỐI ( 7 phút )

a)Mục tiêu HĐ:

- Huy động các kiến thức đã học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới

- Nội dung HĐ: Tìm hiểu công thức cấu tạo và cách gọi tên của một số hợp chất hữu cơ và của một số amin

b) Phương thức tổ chức HĐ:

- GV cho HS chơi trò chơi tiếp sức, nối CTCT với tên của một số hợp chất hữu cơ đã học và một số

amin

- GV Chia học sinh lớp thành 2 đội, mỗi đội cử đại diện 10 hs, các học sinh lần lượt tham gia nối nội

dung cột 1( CTCT) phù hợp với nội dung ở cột 2( tên gọi) mỗi HS chỉ được nối một tên, người sau có thể sửa cho người trước với thời gian 3 phút, sau 3 phút cho học sinh các nhóm chấm chéo nhau, nhóm nào xong trước chính xác nhất là đội thắng cuộc

Công thức cấu tạo Tên gọi ( gốc chức hoặc tên thay thế)

1 C3H5 (OH)3

3 C2H5OH

7 CH3 NH C2H5

8 C6H12O6

9 C6H5NH2

A Anilin ( Benzenamin)

B Etyl axetat

C Metylamin

D Etanol

E Glucozơ

F Etylmetylamin(N-metyletanamin)

G Metanal

H Đimetylamin( N- metylmetanamin)

I Glixezol

Kế hoạch dạy học Hóa học 12 Năm học 2017- 2018

Trang 2

Trường THPT Lương Ngọc Quyến GV: Trần Bích Thủy

-Dự kiến 1 số khó khăn, học sinh có thể chưa kết nối hết giữa tên gọi với CTCT của một số các hợp chất

trong đó có amin

GV: Nêu tình huống có vấn đề Đó chính là CTCT và tên gọi của một số amin để hoàn thành các nội

dung trên chúng ta cùng đi nghiên cứu bài hôm nay Amin ( tiết 1)

B HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: ( 30 phút)

Ho

ạ t độ ng 1: Tìm hiểu khái niệm, phân loại,

danh pháp (25 phút)

a) Mục tiêu HĐ:

+ Nêu được khái niệm, cách phân loại, viết đồng

phân và gọi tên các amin

+ Rèn luyện năng lực tự học, năng lực hợp tác

nhóm, sử dụng ngôn ngữ hóa học

b) Phương thức tổ chức HĐ:

- GV cho HS hoạt động nhóm (10 phút): Trên cở

HS đã nghiên cứu trước bài ở nhà HS tiếp tục

nghiên cứu và thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu

học tập ( hệ thống câu hỏi logic về amin)

PHIẾU HỌC TẬP(2)

1.Hãy điền thông tin vào bảng sau:

(gốc chức

và thay thế)

CH 3 NH 2

CH 3 - CH 2 - CH –CH 3

NH 2

CH 3 - NH- C 2 H 5

C 2 H 5 -N- CH 3

CH 3

C 6 H 5 -NH 2

2.Dựa vào bảng trên hãy trả lời 1 số câu hỏi sau:

a So sánh cấu tạo của amin với NH3 rút ra khái

niệm về amin?

………

………

b Cách xác định bậc của amin?

………

………

c Có thể phân loại amin như thế nào?

………

………

d.Hãy cho biết cách gọi tên amin theo tên gốc

chức và tên thay thế?

………

………

- Sau thời gian làm việc nhóm 10 phút mỗi nhóm

I Khái niêm , phân lo ạ i và danh pháp

1 Khái niệm:

Amin là hợp chất hữu cơ được tạo ra khi thay

thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử

NH 3 bằng gốc hidrocacbon.

VD: CH3NH2 , C2H5NH2

2.Phân loại: 2 cách thông dụng nhất:

* Cách 1: Theo loại gốc hidrocacbon:

Amin no, amin không no và amin thơm:

* Cách 2: Theo bậc của amin: amin bậc 1, amin

bậc 2, amin bậc 3

VD: C2H5NH2, CH3-NH-CH3, CH3 –N – CH3

CH3

Lưu y

+ Amin no, đơn chức, mạch hở : C n H 2n+3 N (n�1) + Amin chưa rõ đơn hay đa: C n H 2n+2+z N z ( z>0 ).

Trang 3

Trường THPT Lương Ngọc Quyến GV: Trần Bích Thủy

cử đại diện 1HS lên trình bày kết quả hoạt động của

nhóm, hoặc GV có thể lấy kết quả một nhóm mời

đại diện các nhóm khác nhận xét, và các nhóm còn

lại nhận xét và chấm chéo nhau.(5 phút)

GV: Đóng vai trò trọng tài, định hướng cho học

sinh chốt kiến thức, và từ nội dung trong phiếu học

tập giáo viên đặt các câu hỏi HS trả lời để hình

thành nội dung bài học

HS Lần lượt rút ra kết luận về

Bậc amin =Số H( trong NH3) bị thay thế hoặc bằng

số gốc R liên kết trực tiếp với nguyên tử N

GV lưu ý HS CTCT của amin no, đơn chức mạch

hở, hở…trong bài tập định lượng

GV: Cho học sinh luyện tập củng cố kiến thức viết

công thức cấu tạo và gọi tên một số các amin

(10 phút)

GV: Gợi ý HS thực hiện theo đúng theo các bước

gọi tên thay thế, lưu ý tên gọi amin viết liền

- Gọi tên các amin sau?

HS: Vận dụng gọi tên các amin

CH3 - CH2-CH2 -CH2-NH2 Butylamin

(Butan -1- amin)

CH3 - CH2- CH–CH3 secbutylamin

NH2 ( Butan-2-amin)

C6H5-NH- C2H5 Etylphenylamin

( N-Etylbenzenamin)

H2N[CH2]6NH2 Hexametylenđiamin

(Hexan-1,6-điamin)

3 Danh pháp:

a.Tên gốc - chức:

Tên các gốc R (Theo chữ cái a,b) + tên chức (amin)

b.Tên thay thế:

- Tên gọi thông thường chỉ áp dụng đối với một số amin

Kế hoạch dạy học Hóa học 12 Năm học 2017- 2018

Trang 4

Trường THPT Lương Ngọc Quyến GV: Trần Bích Thủy

C2H5-N- CH3 Etylđimetylamin.

CH3

( Chú ý E đứng trước M, tiền tố đi không tính là tên

của gốc hiddrocacbon)

(N,N- đimetyletanamin)

C6H5- N-CH3 etylmetylbenzenamin

C2H5

( N-Etyl-N- metylbenzenamin)

HS

-Viết các CTCT của amin C3H9N, C4H11N?

HS

-Amin có những loại đồng phân nào? Tai sao cùng

chỉ số cacbon tương ứng amin lại có số đồng phân

nhiều hơn ancol?

HS

- Khi cần tính nhanh số đồng phân của một vài

amin đơn giản ta có thể tính như thế nào?

HS

Số đpct amin no, đơn chức, mạch hở = 2n-1 (n<5)

Số đpct amin no, đơn chức, bậc 1 mạch hở = 2 n-2 (n<6)

c) Sản phẩm và đánh giá kết quả HĐ:

- SP: HS hoạt động nhận xét lẫn nhau, tự rút ra nội

dung cần nắm vững

- GV hướng HS hoạt động tới kiến thức cần nắm

vững, chốt lại kiến thức sau cùng

Ho

ạ t độ ng 2: Tìm hiểu tính chất vật lí của amin

(5’phút)

a) Mục tiêu HĐ:

- Nêu được những tính chất vật lí cơ bản

- Rèn năng lực hợp tác, tư duy và tổng hợp vấn đề

b) Phương thức tổ chức HĐ:

- HĐ cá nhân: Chuẩn bị trước ở nhà

- HĐ chung: 1 HS báo cáo thuyết trình, học sinh

khác nghe, bổ xung ý kiến, lưu ý các một số các

amin trong tự nhiên

GV: Đặt một số câu hỏi để hs nghiên cứu trả lời

ứng và thấp hơn ancol tương ứng ?

HS trả lời do phân tử amin có liên kết hiđro, nhưng

liên kết hiđro tạo bởi amin yếu hơn liên kết hiđro

tạo bởi ancol

GV bổ xung tính chất vật lí của anilin và lưu ý độc

tính của amin và anilin nói riêng và so sánh một vài

đắc điểm giữa phenol và anilin

* Đồng phân của amin

- Đồng phân mạch mạch cac bon

- Đồng phân bậc của amin

CH3CH2CH2-NH2

NH2

CH3 – NH-CH2 -CH3

CH3-N- CH3

CH3

II Tính ch ấ t v ậ t lí:

- Các amin có M nhỏ (CH3-NH2 , (CH3)2NH, (CH3)3N, C2H5NH2) ở điều kiện thường: chất khí, mùi khai, tan nhiều trong nước

- Các amin có khối lượng phân tử lớn có thể là chất lỏng hoặc rắn, độ tan trong H2O giảm

- Các amin đều độc

- Các amin thơm (anilin) là chất lỏng hoặc rắn, dễ bị oxi hóa, để trong không khí các amin thơm chuyển từ không màu thành màu đen

Trang 5

Trường THPT Lương Ngọc Quyến GV: Trần Bích Thủy

C HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP : (8 phút)

a) Mục tiêu:

- Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học về khái niệm, đặc điểm cấu tạo, tính chất hóa học của amin

- Tiếp tục phát triển các năng lực:

+ Năng lực tự học + Năng lực hợp tác + Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học + Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

- Nội dung hoạt động: Hoàn thành các câu hỏi bài tập trong phiếu học tập

b) Phương thức tổ chức hoạt động:

- HĐ chung cả lớp: Giáo viên mời một số học sinh trình bày kết quả, lời giải, học sinh khác góp ý

bổ sung; Giáo viên giúp học sinh nhận ra sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức

PHIẾU HỌC TẬP Vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi- bài tập sau:

Câu 1: Công thức phân tử chung của amin no, đơn chức, mạch hở là:

A CnH2n+3N (n≥1) B CnH2n + 1N (n≥2) C CnH2n + 3N (n≥2) D CnH2nN (n≥1)

Câu 2 Amin nào sau đây là amin bậc 2 :

A (CH3)2N- C2H5 B CH3-CH2 – NH2 C CH3- NH- C2H5 D C6H5NH2

Câu 3 Hợp chất hữu cơ có CTCT rút gọn C2H5 –NH-CH3 có tên gọi là :

A Metyletylamin B.N,N- Metyletanamin

C Etymetylamin D N-Etylmetanamin

Câu 4 Amin no đơn chức mạch hở C4H11 N có bao nhiêu đồng phân amin bậc 2

A 2 B.3 C.4 D 5

Câu 5 Sắp xếp các chất sau C2H6, C2H5NH2, C2H5OH theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần

(1) (2) (3)

A (1) > (2) > (3) B (2) < (1) < (3)

C (3) < (2) < (3) D (1) < (2) < (3)

Câu 6 Amin no đơn chức mạch hở C5H13 N có bao nhiêu đồng phân amin bậc 1

A 5 B.6 C.7 D 8

Câu 7 Nhiệt độ sôi của amin C2H5NH2 cao hơn nhiệt độ sôi của hiđrocacbon C4H10 giải thích nào sau đây hợp lí nhất

A Do hiđrocacbon C4H10 có khối lượng phân tử cao hơn amin C2H5NH2

B Do hiđrocacbon C4H10 có chỉ số cacbon lớn hơn phân tử cao hơn amin C2H5NH2

C Do amin C2H5NH2 có khả năng tạo liên kết hiđro với nước

D Do giữa các phân tử amin C2H5NH2 có khả năng tạo liên kết hiđro với nhau

Câu 8 Cho các amin có công thức sau đây CH5N, C2H7N và C3H9N có bao nhiêu amin tan trong nước A.2 B 4 C 5 D 7

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG (Thời gian: 02 phút)

a) Mục tiêu hoạt động:

- Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn, bài tập định lượng

b) Phương thức tổ chức hoạt động:

- Cho HS tìm hiểu qua các kênh thông tin khác trả lời các câu hỏi:

Kế hoạch dạy học Hóa học 12 Năm học 2017- 2018

Trang 6

Trường THPT Lương Ngọc Quyến GV: Trần Bích Thủy

1.Giải thích tại sao cùng chỉ số cacbon nhưng C2H5OH lại có nhiệt độ sôi cao hơn nhiệt độ sôi của C2H5NH2

2.Đốt cháy hoàn toàn một amin no đơn chức X bằng một lượng không khí ( Chứa 80% N2 và còn lại là oxi) vừa đủ thu được 4,48 lit CO2, 4,5 gam H2O và 1,35 mol N2 Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo có thể có của X

c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:

- SP: HS hoạt động trao đổi, rèn khả năng nghiên cứu và làm bài tập định lượng

IV CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC (Được bổ xung sau khi nghiên cứu hêt chương )

Trang 7

Trường THPT Lương Ngọc Quyến GV: Trần Bích Thủy

Kế hoạch dạy học Hóa học 12 Năm học 2017- 2018

Trang 8

Trường THPT Lương Ngọc Quyến GV: Trần Bích Thủy

Trang 9

Trường THPT Lương Ngọc Quyến GV: Trần Bích Thủy

PHIẾU HỌC TẬP

1.Hãy điền thông tin vào bảng sau:

(gốc chức và thay thế)

CH3NH2

Kế hoạch dạy học Hóa học 12 Năm học 2017- 2018

Trang 10

Trường THPT Lương Ngọc Quyến GV: Trần Bích Thủy

CH3 - CH 2- CH–CH3

NH2

CH3- NH- C2H5

C2H5-N- CH3

CH3

C6H5-NH2

2.Dựa vào bảng trên hãy trả lời 1 số câu hỏi sau:

a So sánh cấu tạo của amin với NH3 rút ra khái niệm về amin?

………

………

………

b Cách xác định bậc của amin?

………

………

………

c Có thể phân loại amin như thế nào ?

………

………

………

d Hãy cho biết cách gọi tên amin theo tên gốc chức và tên thay thế?

………

………

………

Ngày đăng: 06/10/2018, 22:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w