Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu một số các vấn đề liên quan đến quản trịchuỗi cung ứng mặt hàng khí công nghiệp của Công ty Cổ phần Dịch
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG
HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ
CÔNG NGHIỆP HÀNG HẢI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đà Nẵng - Năm 2012
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG
HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ
CÔNG NGHIỆP HÀNG HẢI
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ THẾ GIỚI
Đà Nẵng - Năm 2012
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trước đây, hàng hoá không được sản xuất đúng nơi và đúng lúc khi conngười muốn tiêu dùng Bởi vậy, đã gây ra các bất cập như: chi phí sản xuất,cung ứng cao; giá trị sản phẩm tạo ra không cao; không thỏa mãn tối đa nhucầu người tiêu dùng,…Từ đó dẫn đến tính cạnh tranh thấp, không đáp ứngđược nhu cầu của khách hàng, hiệu quả kinh doanh thấp
Ngày nay, để cạnh tranh thành công trong bất kỳ môi trường kinhdoanh nào, các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào hoạt động riêng củamình mà phải tham gia vào công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng nhưkhách hàng của nó Bởi lẻ khi doanh nghiệp đáp ứng sản phẩm hay dịch vụcho khách hàng họ, buộc phải quan tâm sâu sắc hơn đến dòng dịch chuyểnnguyên vật liệu, cách thức thiết kế, đóng gói sản phẩm và dịch vụ của nhàcung cấp, cách thức vận chuyển, bảo quản sản phẩm hoàn thành và nhữngmong đợi thực sự của người tiêu dùng hoặc khách hàng cuối cùng vì thực tế
là có nhiều doanh nghiệp không biết sản phẩm của họ được sử dụng như thếnào trong việc tạo ra sản phẩm cuối cùng cho khách hàng Hơn nữa, cạnhtranh có tính toàn cầu ngày càng khốc liệt, chu kỳ sống của sản phẩm mớingày càng ngắn hơn, mức độ kỳ vọng của khách hàng ngày càng cao hơn đãthúc ép các doanh nghiệp phải tập trung và đầu tư nhiều vào chuỗi cung ứngcủa nó Thêm vào đó, những tiến bộ liên tục và đổi mới trong công nghệtruyền thông và vận tải đã thúc đẩy sự phát triển không ngừng trong chuỗicung ứng và kỹ thuật để quản lý nó
Quản trị chuỗi cung ứng ra đời đã giúp chúng ta có thể sử dụng cácnguồn lực một cách tối ưu Chính nhờ hoạt động này mà giá trị sản phẩmhàng hoá đã được gia tăng (phần giá trị thời gian, giá trị địa điểm), đồng thờivới các kết hợp chặt chẽ từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu tiêu thụ đã
Trang 4giảm thiểu chi phí sản xuất kinh doanh, tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn cho cácdoanh nghiệp.
Công ty cổ phần Dịch vụ công nghiệp Hàng hải là một đơn vị sản xuấtkinh doanh mặt hàng khí công nghiệp cũng đang gặp phải những cạnh tranhhết sức lớn từ các doanh nghiệp khác Năm 2011, nền kinh tế trong nước tiếptục gặp khó khăn và có nhiều biến động Ngay từ đầu năm, chi phí đầu vàotăng mạnh (giá vật tư, nguyên liệu, xăng dầu, vận tải tăng), tỷ giá ngoại tệbiến động, lãi suất vay tăng, tiếp đến là lạm phát tăng cao ảnh hưởng khôngnhỏ đến Công ty Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng bị ảnhhưởng bởi những khó khăn chung của nền kinh tế Các dự án đầu tư, pháttriển công nghiệp mới tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên giảm, trong khi
đó yếu tố cạnh tranh giá trên thị trường khí công nghiệp ngày càng mạnh mẽ
Vì vậy, Công ty muốn giữ vững vị trí trên thị trường và phát triển bền vữngthì không thể không có cái nhìn nghiêm túc về quản trị chuỗi cung ứng Quathời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Công nghiệp Hàng Hải, tôinhận thấy chuỗi cung ứng tại đơn vị còn một số hạn chế như khâu xuất nhậphàng, vận chuyển, lưu kho, dịch vụ khách hàng, hay dự trữ
Do vậy, tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại
Công ty Cổ phần Dịch vụ Công nghiệp Hàng Hải ” Với hy vọng củng cố
thêm kiến thức cho bản thân và mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vàoviệc xây dựng và thúc đẩy mối liên kết bền vững giữa các đối tượng trongchuỗi, nâng cao khả năng cạnh tranh cho mặt hàng khí công nghiệp của tỉnhBình Định
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu và hệ thống cơ sở lý luận có liên quanđến các hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp trong nềnkinh tế thị trường
Trang 5- Phân tích thực trạng các hoạt động quản trị chuỗi cung ứng củaCông ty Cổ phần Dịch vụ công nghiệp Hàng Hải.
- Ứng dụng cơ sở lý luận và dựa vào thực trạng hoạt động quản trịchuỗi cung ứng tại Công ty, tiến hành hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứngtại Công ty
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu một số các vấn đề liên quan đến quản trịchuỗi cung ứng mặt hàng khí công nghiệp của Công ty Cổ phần Dịch vụ côngnghiệp Hàng hải như: các yếu tố tạo nên hiệu quả của chuỗi cung ứng (dự trữ,vận chuyển, dịch vụ khách hàng, thông tin), các thành viên tham gia chuỗicung ứng (khách hàng, nhà sản xuất, nhà cung cấp, các đại lý, chi nhánh)
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp mô tả: mô tả hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt độngquản trị chuỗi cung ứng hiện tại của Công ty cổ phần Dịch vụ công nghiệpHàng Hải
- Phương pháp phân tích: phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinhdoanh, hoạt động quản trị chuỗi cung ứng hiện tại của Công ty, từ đó rút ra ưuđiểm và nhược điểm và nguyên nhân vấn đề quản trị chuỗi cung ứng hiện tạicủa Công ty cổ phần Dịch vụ công nghiệp Hàng Hải
Trang 65 Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bố cục của
đề tài gồm 3 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty cổ phần
Dịch vụ công nghiệp Hàng hải
Chương 3: Hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty cổ phần
Dịch vụ công nghiệp Hàng hải
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
6.1 Cơ sở lý thuyết
Quản trị chuỗi cung ứng là vấn đề được nhiều tổ chức và các nhàkinh tế quan tâm nghiên cứu, có nhiều quan điểm về quản trị chuỗi cung ứng
đã được đưa ra:
- Quản trị chuỗi cung ứng là việc thiết kế và quản lý các tiến trìnhxuyên suốt, tạo giá trị cho các tổ chức để đáp ứng nhu cầu thực sự của kháchhàng cuối cùng Sự phát triển và tích hợp nguồn lực con người và công nghệ
là then chốt cho việc tích hợp chuỗi cung ứng thành công.[15]
- Quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý cung và cầu, xác định nguồnnguyên vật liệu và chi tiết, sản xuất và lắp ráp, kiểm tra kho hàng và tồn kho,tiếp nhận đơn hàng và quản lý đơn hàng, phân phối qua các kênh và phânphối đến khách hàng cuối cùng [16]
- Quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý các mối quan hệ bên trên vàbên dưới với nhà cung cấp và khách hàng nhằm cung cấp giá trị khách hàngcao nhất với chi phí thấp nhất tính cho tổng thể chuỗi cung ứng.[17]
- Quản trị chuỗi cung ứng là một hệ thống các tổ chức vừa liên kết vừađộc lập, cùng làm việc, hợp tác để kiểm soát, quản lý và cải thiện luồng dịch
Trang 7chuyển nguyên liệu và luồng thông tin từ những nhà cung cấp cho đến kháchhàng cuối cùng.[18]
- Quản trị chuỗi cung ứng như là việc tích hợp các hoạt động xảy ra ởcác cơ sở của mạng lưới nhằm tạo ra nguyên vật liệu, dịch chuyển chúng vàosản phẩm trung gian và sau đó đến sản phẩm hoàn thành cuối cùng, và phânphối sản phẩm đến khách hàng thông qua hệ thống phân phối [19]
Quản trị chuỗi cung ứng được chia thành ba quy trình lớn:
- Quản trị quan hệ khách hàng: tập trung vào các mối quan hệ giữadoanh nghiệp và khách hàng (marketing, bán hàng, trung tâm tiếp nhận thôngtin từ khách hàng, quản trị đơn hàng,…)
- Quản trị nội bộ doanh nghiệp: bao gồm tất cả các quy trình thực hiệntrong nội bộ doanh nghiệp (kế hoạch sản xuất, kế hoạch dự trữ, kế hoạch cungứng,…)
- Quản trị quan hệ với nhà cung ứng: tập trung vào các mối quan hệgiữa doanh nghiệp và các nhà cung cấp (tìm nguồn hàng, thương lượng, muahàng, cách thức hợp tác, phương thức cung ứng)
6.2 Ứng dụng thực tiễn
Liên quan đến đề tài nghiên cứu quản trị chuỗi cung ứng, hiện nay đã
có rất nhiều đề tài đi sâu vào lĩnh vực này Tuy nhiên, về lĩnh vực hàng khínói chung và mặt hàng khí công nghiệp nói riêng thì chưa có một đề tài nàonghiên cứu về quản trị chuỗi cung ứng Do đó, đề tài nghiên cứu quản trịchuỗi cung ứng khí công nghiệp là một đề tài hoàn toàn mới Việc áp dụng cơ
sở lý luận quản trị chuỗi cung ứng vào thực tiễn cũng được tiếp cận theonhững nội dung khác nhau, thường phải phù hợp với hoạt động sản xuất kinhdoanh của từng công ty Người viết tìm hiểu tài liệu có liên quan trong một số
đề tài, đây là những mô hình chuỗi cung ứng đã được ứng dụng và mang lạinhững thành công nhất định
Trang 86.2.1 Công ty Holcim Việt Nam
Hệ thống quản trị chuỗi cung ứng: Công ty đã áp dụng thành công
mô hình quản trị chuỗi cung ứng với những nội dung chính như sau:
- Hệ thống thông tin: Công ty đã áp dụng hệ thống thương mại điện tử
cho phép Holcim tổ chức các cuộc đấu giá cho các nhà cung cấp để mua đượcnguyên vật liệu (than, cát, đá pzzolan ) với giá cạnh tranh, tiết kiệm chi phíđồng thời không mất thời gian để tìm kiếm nhà cung cấp Hệ thống này dễtruy cập và thông tin được cập nhật hàng ngày cho nên ngày càng có nhiềukhách hàng tìm tới Holcim Ngoài ra, Công ty còn sử dụng hệ thống định vịtoàn cầu (GPS–Global Position System) đang được triển khai tại Holcim ViệtNam nhằm tối ưu quãng đường vận chuyển, định vị nhu cầu khách hàng đểhoạch định vị trí của các điểm giao hàng, các kho nổi
- Hoạt động kho bãi: Hệ thống kho nổi của Holcim giúp giảm chi phí
rất nhiều trong quản lý kho Do đặc tính của sản phẩm xi-măng có trọnglượng khá nặng nên công tác bốc xếp, trung chuyển luôn tốn nhiều chi phí Hệthống kho nổi được thuê của các nhà vận tải Xi-măng khi xuất khỏi kho nhàmáy sản xuất, lưu trữ trên hệ thống kho nổi và giao trực tiếp lên phương tiệncho các đại lý Tất cả các chi phí của kho nổi này đã được tính trong chi phívận chuyển
- Dịch vụ khách hàng: Holcim đã có hệ thống thương mại điện tử Đây
là một sáng kiến của Holcim Việt Nam, ứng dụng công nghệ thông tin hiệnđại và ưu việt nhất để nâng chất luợng phục vụ khách hàng cao hơn, hiệu quảhơn và nhanh hơn với một hệ thống ổn định và an toàn
Những kết quả đạt được từ mô hình: Với phương châm đồng hànhcùng nhau phát triển, Holcim Việt Nam cam kết luôn tạo môi trường năngđộng cho tất cả nhân viên, nhà thầu phụ và mang lại lợi ích cho cổ đông,khách hàng và cộng đồng xã hội Với những chủ trương này, Holcim đã và
Trang 9đang liên tục cải tiến nhằm đưa ra những chính sách, hoạt động tối ưu nhất.
Để thực hiện được vai trò quan trọng này, chuỗi cung ứng của Holcim đãđược tổ chức hợp lý và những nhân tố sau đã được ứng dụng triệt để:
- Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào công tác quản lý Cácchương trình như Stock Model, MapInfo được xem là công cụ chủ đạotrong công tác mô phỏng, lập kế hoạch và đánh giá kế hoạch
- Quan hệ công tác chặt chẽ: thông tin từ các bộ phận bán hàng, sảnxuất hay từ ban lãnh đạo được cập nhật và xử lý nhanh chóng
- Tiết kiệm thời gian: tất cả các hoạt động của chuỗi được thực hiệntrên một hệ thống dữ liệu đồng nhất, công việc của nhân viên các bộ phậnkhông bị trùng lắp, giúp tiết kiệm nhân lực và thời gian, đồng thời rút ngắnthời gian sản xuất
- Tiết kiệm chi phí: cải tiến việc tồn kho thành hệ thống kho nổi đã tiếtkiệm được rất nhiều chi phí lưu kho, bốc xếp
6.2.2 Tập đoàn Wal – Mart
Hệ thống quản trị chuỗi cung ứng: Wal-mart là một trong nhữngcông ty ứng dụng thành công mô hình chuỗi cung ứng trên thế giới Wal-martlàm được điều này bởi nó không chỉ là một tập đoàn bán lẻ mà là một công tytối ưu hóa về quản trị chuỗi cung ứng với đối tượng quản lý chính, đó là:
- Quản trị hệ thống thông tin và những ứng dụng công nghệ: là tập
đoàn ứng dụng tiên phong, thành công trong công nghệ thông tin, viễn thông,
hệ thống thông tin tích hợp với đối tác như: RFID, vệ tinh nhân tạo, CPFR; lànền tảng cho tính hiệu quả của cả hệ thống quản trị chuỗi cung ứng
- Quản trị kho bãi: Wal-mart tiên phong xây dựng hệ thống các nhà
kho đa chức năng “Cross – docking” thành công; đáp ứng nhanh nhu cầukhách hàng và tạo ra các giá trị tăng thêm cho hàng hoá
Trang 10- Quản trị vật tư: Wal-mart sử dụng chiến lược mua hàng hiệu quả, tạo
lợi thế cạnh tranh về giá bằng cách mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất, khôngchấp nhận trung gian; đàm phán cứng rắn về giá và chỉ giá mà thôi; Wal-martchỉ mua và vận chuyển hàng từ cửa nhà máy và Wal-mart cũng rất chịu khógiành thời gian làm việc với nhà cung cấp và dĩ nhiên chỉ để hiểu cấu trúc chiphí của họ
- Quản trị vận tải: nét nổi bật trong hạ tầng cung ứng của Wal-mart là
hệ thống vận tải linh hoạt và nhanh nhẹn của nó Hoạt động vận tải luôn chínhxác và an toàn
Những kết quả đạt được từ mô hình: Ngày nay Wal-mart đang làmột biểu tượng mới về sự thành công của nước Mỹ với những khoản tiền lớnhàng chục tỉ đôla mỗi năm mà Wal-mart có thể tiết kiệm được cho người tiêudùng Chúng ta biết đến Wal-mart bởi vì: “Wal-mart always low prices” hay
“saving money Live better” Với những ai hiểu biết về quản trị chuỗi cungứng, khi nói về Wal-mart thì không thể không nói về những ứng dụng thànhcông công nghệ thông tin của Wal-mart Đó chính là chìa khoá thành công đểlàm nên chuỗi cung ứng Wal-mart
6.2.3 Tập đoàn Nokia
Hệ thống quản trị chuỗi cung ứng của Nokia
- Hệ thống thông tin: Nokia sử dụng 2 mô hình trong chuỗi cung ứnglà: mô hình iHub và mô hình NGSW:
* Mô hình iHub: iHub là trung tâm dữ liệu và kỹ thuật được dùng đểkết nối cơ sở hạ tầng ứng dụng sản xuất của công ty đạt được một mức độcạnh tranh, phát triển sản xuất, cải thiện khả năng ứng dụng thông tin mộtcách hiệu quả, phục vụ sản xuất, giảm chi phí thông tin liên lạc giữa các bộphận
Trang 11* Mô hình NGSW: Nokia xây dựng 2 cổng thông tin hoạt động dướiphần mềm quản lý doanh nghiệp Nokia:
+ Một là, Cổng thông tin dành cho khách hàng đặt hàng Nokia Online.+ Hai là, cổng thông tin dành cho nhà cung cấp là Nokia Global SupplyWeb
- Dịch vụ khách hàng: với chiến lược kinh doanh của mình, Nokia đãtạo ra 5 dòng sản phẩm khác nhau, và theo đó mức phục vụ cũng khác nhautương ứng theo các dòng sản phẩm nay
- Mạng tài sản: Nokia có trụ sở chính đặt Espoo, ngoại ô thủ đôHelsinki, Phần Lan Các nhà máy sản xuất chính nằm ở Phần Lan, Đức,Trung Quốc, Indonesia, Đài Loan…Trung tâm nghiên cứu và phát triển Nokiađặt tại Phần Lan, Đức, Trung Quốc và Mỹ với hơn 100.000 nhân viên tại 120quốc gia
- Chiến lược sản xuất: Nokia sản xuất trên cơ sở các đơn hàng trựctuyến từ khách hàng và nhà phân phối Khi có đơn hàng, nhà máy yêu cầu nhàcung ứng cung cấp nguyên vật liệu tiến hành sản xuất để đáp ứng một cách tốtnhất trong thời gian sớm nhất của đơn hàng đó Trong mỗi công đoạn của quytrình sản xuất, phải sản xuất ra số lượng đúng bằng số lượng mà công đoạntiếp theo yêu cầu Do đó, không có hạng mục nào rơi vào tình trạng chờ xử lý,không có công nhân hay thiết bị nào phải đợi để có đầu vào vận hành
- Chiến lược kênh: khách hàng đặt hàng trực tiếp đến Nokia, sau đó có
2 cách để Nokia đưa sản phẩm đến với khách hàng là giao hàng trực tiếp vàthông qua hệ thống kênh bán sĩ và bán lẻ Khi có nhu cầu đột biến thì nhàphân phối (bán sĩ và bán lẻ) là người trữ hàng
Những kết quả đạt được từ mô hình: Nokia duy trì vị trí top 25 của
mình trong các chuỗi cung ứng hiệu quả nhất thế giới với những ưu điểm nổibật sau: hệ thống thông tin được trao đổi trực tuyến một cách xuyên suốt; luôn
Trang 12đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở mọi nơi trên thế giới; chuỗi cung ứng linhhoạt và tinh gọn nên giảm thiểu chi phí tồn kho và sử dụng chiến lược sảnxuất Just in Time.
6.2.4 Công ty máy tính Dell (Dell Computer Corp)
Hệ thống quản trị chuỗi cung ứng của Dell
- Thu mua: tinh giản hóa quy trình và tối đa hóa hiệu năng; tối thiểuhóa chi phí tồn kho trong toàn bộ chuỗi cung ứng
- Đối phó với biến động kinh doanh: xử lý nhanh mọi biến cố khôngcho phép sự chậm trễ; tốc độ chính là điểm cốt lõi
- Hoạt động vận tải và phân phối: sử dụng dịch vụ của FedEx và UPS;
sử dụng các công ty logictics; sử dụng công nghệ thông tin và web để chia sẽthông tin
- Quản trị nguyên vật liệu tồn kho: Thu mua nguyên liệu từ khắp nơitrên thế giới; internet là xương sống của sự liên lạc nội bộ, khách hàng và nhàcung cấp nguyên vật liệu
Những kết quả đạt được từ mô hình: năm 2010 là một năm đáng tựhào đối với Dell Chỉ riêng quý 4, lợi nhuận của toàn ngành hàng máy đãđược tới 15,7 tỉ USD, tăng 2% nhờ kinh doanh dịch vụ và giải pháp doanhnghiệp cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở lĩnh vực doanh nghiệp lớn, doanhnghiệp vừa và nhỏ Ngoài ra, Dell đạt mức lợi nhuận gộp 21,5% nhờ vào vậnhành chuỗi cung ứng hợp lý, chính sách giá bán, giảm nhiều chi phí bán hàng
và chi phí linh kiện Riêng ở thị trường Việt Nam, Dell rất vinh dự khi đãđược IDC xếp ở vị trí cao nhất cho ngành hàng máy tính tiêu dùng và máytính thương mại 3 quý liên tiếp;
Kết luận:
Phần này giới thiệu cơ sở lý thuyết, việc áp dụng mô hình và kết quảđạt được trong quản trị chuỗi cung ứng của công ty tại Việt Nam và trên thế
Trang 13giới, là những công ty được coi là có mô hình chuỗi cung ứng hoàn thiện.
Những kiến thức cơ bản này sẽ được vận dụng để từng bước phân tíchhoạt động cung ứng hiện tại của Công ty Cổ phần Dịch vụ Công nghệpHàng Hải Từ đó rút ra điểm mạnh và yếu về tình hình cung ứng hiện tại vàhoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Công nghệpHàng Hải
Như vậy, đề tài nghiên cứu về quản trị chuỗi cung ứng mặt hàng khícông nghiệp của tác giả đi sâu vào nghiên cứu và phân tích vấn đề quản trịchuỗi cung ứng tại Công ty cổ phần Dịch vụ công nghiệp Hàng hải là không
bị trùng lắp với các đề tài khác
Trang 14CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 KHÁI QUÁT VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
1.1.1 Khái niệm
Có rất nhiều định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng nhưng chúng ta bắtđầu bằng khái niệm chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp thamgia, một cách trực tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng,thể hiện sự dịch chuyển nguyên vật liệu xuyên suốt quá trình từ nhà cung cấpban đầu đến khách hàng cuối cùng
Về cơ bản, chuỗi cung ứng là một tổng thể giữa hàng loạt các nhà cungứng và khách hàng được kết nối với nhau, trong đó, mỗi khách hàng, đến lượtmình lại là nhà cung ứng cho tổ chức tiếp theo cho đến khi thành phẩm đếntay người tiêu dùng Chuỗi này được bắt đầu từ việc khai thác các nguyên liệunguyên thủy và người tiêu dùng là mắt xích cuối cùng của chuỗi Nó là mộtmạng lưới bao gồm những đơn vị, công đoạn có liên quan đến nhau trong việckhai thác tài nguyên nhằm sản xuất ra sảm phẩm phục vụ cho người tiêudùng, kể cả các công đoạn trung gian như vận tải, kho bãi, bán buôn, bán lẻ
và bản thân khách hàng Bên trong mỗi tổ chức chẳng hạn nhà sản xuất, chuỗicung ứng bao gồm tất cả các chức năng liên quan đến việc nhận và đáp ứngnhu cầu khách hàng Những chức năng này bao hàm và không bị hạn chếtrong việc phát triển sản phẩm mới, marketing, sản xuất, phân phối, tài chính
và dịch vụ khách hàng
Có rất nhiều định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng Theo viện quản trịcung ứng mô tả quản trị chuỗi cung ứng là việc thiết kế và quản lý các tiếntrình xuyên suốt, tạo giá trị cho các tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu thực sựcủa khách hàng cuối cùng Sự phát triển và tích hợp nguồn lực của con
Trang 15người và công nghệ là nhân tố then chốt cho việc tích hợp chuỗi cung ứngthành công.
Theo Hội đồng chuỗi cung ứng thì quản trị chuỗi cung ứng là việc quản
lý cung và cầu, xác định nguồn nguyên liệu và chi tiết, sản xuất và lắp ráp,kiểm tra kho hàng và tồn kho, tiếp nhận đơn hàng và quản lý đơn hàng, phânphối qua các kênh và phân phối đến khách hàng cuối cùng
Theo Tiến sĩ Hau Lee và đồng tác giả Corey Billington trong bài báonghiên cứu thì quản trị chuỗi cung ứng như là việc tích hợp các hoạt động xãy
ra ở các cơ sở của mạng lưới nhằm tạo nguyên vật liệu, dịch chuyển chúngvào sản phẩm trung gian và sau đó đến sản phẩm hoàn thành cuối cùng vàphân phối sản phẩm đến khách hàng thông qua hệ thống phân phối
Vậy, chuỗi cung ứng là gì? Tại sao các tập đoàn trên thế giới lại coitrọng nó như vậy? Ta có thể thấy rõ hơn qua hình 1.1 như sau:
Hình 1.1: Chuỗi cung ứng điển hình
Trang 16Trong hình 1.1, ta thấy có rất nhiều tổ chức tham gia vào chuỗi cungứng như: nhà cung cấp nguyên vật liệu chính, nhà vận chuyển, nhà sản xuấttrung gian, nhà sản xuất chính, nhà phân phối và khách hàng Với một chuỗicung ứng cụ thể cho một ngành hàng, ta có thể chia ra thành 3 đối tượngchính đó là: nhà cung cấp, nhà sản xuất và khách hàng Nguồn tạo ra lợinhuận cho toàn chuỗi đó là khách hàng cuối cùng Do đó, mục tiêu thỏa mãnkhách hàng cuối cùng là mục tiêu chung của một chuỗi cung ứng liên kết.
Trong bài nghiên cứu này, chúng ta định nghĩa quản trị chuỗi cung ứng
là tập hợp những phương thức sử dụng nhà cung cấp, người sản xuất, hệthống kho bãi và các cửa hàng một cách tích hợp và hiệu quả, nhằm phân phốihàng hóa sản xuất đến đúng địa điểm, với đúng yêu cầu về chất lượng, vớimục đích giảm thiểu chi phí toàn hệ thống trong khi vẫn thỏa mãn những yêucầu về mức độ phục vụ
1.1.2 Mục tiêu quản trị chuỗi cung ứng
Trước hết, quản trị chuỗi cung ứng phải cân nhắc đến tất cả các thành
tố của chuỗi cung ứng; những tác động của nó đến chi phí và vai trò trong sảnxuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng; từ nhà cung ứng và các cơ sởsản xuất thông qua các nhà kho và trung tâm phân phối đến nhà bán lẻ và cáccửa hàng Thực ra, trong các phân tích chuỗi cung ứng, thực sự là cần thiếtphải xét đến người cung cấp của các nhà cung ứng và khách hàng của kháchhàng bởi vì họ có tác động đến kết quả và hiệu quả của chuỗi cung ứng
Thứ hai, mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là hữu hiệu và hiệu quả
trên toàn hệ thống; tổng chi phí của toàn hệ thống từ khâu vận chuyển, phânphối đến tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho trong sản xuất và thành phẩm, cầnphải được tối thiểu hóa Nói cách khác, mục tiêu của mọi chuỗi cung ứng làtối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn hệ thống Giá trị tạo ra của chuỗi cung cấp là
sự khác biệt giữa giá trị của sản phẩm cuối cùng đối với khách hàng và nỗ lực
Trang 17mà chuỗi cung cấp dùng vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng Đối với
đa số các chuỗi cung ứng thương mại, giá trị liên quan mật thiết đến lợi íchcủa chuỗi cung ứng, sự khác biệt giữa doanh thu mà khách hàng phải trả chocông ty đối với việc sử dụng sản phẩm và tổng chi phí của cả chuỗi cung ứng
Vì vậy quản lý một cách hiệu quả các dòng này là yếu tố then chốt làm nên sựthành công của chuỗi Quản trị chuỗi cung ứng liên quan đến việc quản lý cácdòng dịch chuyển giữa và trong suốt các giai đoạn của chuỗi nhằm tối đa hóalợi nhuận của toàn chuỗi
Cuối cùng, quản trị chuỗi cung ứng tập trung vào việc tích hợp một
cách hiệu quả nhà cung cấp, người sản xuất, nhà kho và các cửa hàng, nó baogồm những hoạt động của công ty ở nhiều cấp độ, từ cấp độ chiến lược đếnchiến thuật và tác nghiệp:
Cấp độ chiến lược: xử lý với các quyết định có tác động dài hạn
đến tổ chức Những quyết định này bao gồm số lượng, vị trí và công suất củanhà kho, các nhà máy sản xuất, hoặc dòng dịch chuyển nguyên vật liệu trongmạng lưới
Cấp độ chiến thuật: điển hình bao gồm những quyết định được cập
nhật ở bất cứ nơi nào ở thời điểm của quý hoặc năm Điều này bao gồm cácquyết định thu mua và sản xuất, các chính sách tồn kho và các quyết định vậntải kể cả tần suất viếng thăm của khách hàng
Cấp độ tác nghiệp: liên quan đến các quyết định hàng ngày chẳng
hạn như lên thời gian biểu, lộ trình của xe vận tải…
1.1.3 Phân biệt giữa quản trị logistics và quản trị chuỗi cung ứng
Quản trị logistics: Theo định nghĩa của Hiệp hội các nhà chuyên
nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain ManagementProfessionals-CSCMP): “Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗicung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và
dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi
Trang 18xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng Hoạt động củaquản trị logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản
lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lướilogistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụthứ ba Ở một số mức độ khác nhau, các chức năng của logistics cũng baogồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói, dịch vụ kháchhàng Quản trị logistics là chức năng tổng hợp kết hợp và tối ưu hóa tất cả cáchoạt động logistics cũng như phối hợp hoạt động logistics với các chức năngkhác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin”
Quản trị chuỗi cung ứng (SCM): Theo định nghĩa của Hiệp hội các
nhà quản trị chuỗi cung ứng: “Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm hoạch định
và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến tìm nguồn cung, mua hàng, sảnxuất và tất cả các hoạt động quản trị logistics Ở mức độ quan trọng, quản trịchuỗi cung ứng gồm sự phối hợp và cộng tác của các đối tác trên cùng mộtkênh như nhà cung cấp, trung gian, các nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng Về
cơ bản, quản trị chuỗi cung ứng sẽ tích hợp vấn đề quản trị cung cầu bêntrong và giữa các công ty với nhau Quản trị chuỗi cung ứng là một chức năngtích hợp với vai trò đầu tiên là kết nối các chức năng kinh doanh và các quytrình kinh doanh chính yếu bên trong công ty và của các công ty với nhauthành một mô hình kinh doanh hiệu quả cao và kết dính Quản trị chuỗicung ứng gồm tất cả những hoạt động quản trị logistics đã nêu cũng nhưnhững hoạt động sản xuất và thúc đẩy sự phối hợp về quy trình và hoạtđộng của các bộ phận marketing, kinh doanh, thiết kế sản phẩm, tài chính,
công nghệ thông tin”
Sự khác nhau giữa quản trị chuỗi cung ứng và quản trị logictics có thể
được khái quát như sau:
Trang 19Bảng 1.1: Khác nhau giữa quản trị logictics và quản trị chuỗi cung ứng
Nội dung Vận tải, kho bãi, dự báo, đơn
hàng, giao nhận, dịch vụkhách hàng, giá trị gia tăng,thông tin…
Logictics, nguồn cung ứng,sản xuất, hợp tác, tích hợpvới các đối tác và kháchhàng
Phạm vi Cục bộ doanh nghiệp Cả trong và ngoài doanh
nghiệp
Mục tiêu Giảm chi phí Logictics, tăng
chất lượng chăm sóc kháchhàng
Giảm chi phí tổng thể, đẩymạnh hợp tác và cộng tác
Tầm ảnh hưởng Ngắn hạn, trung hạn. Chiến lược
(Nguồn: theo Logistics and Supply chain management Basics/SCM VietNam)
Trong phạm vi đề tài này, quản trị chuỗi cung ứng được nhìn nhận theoquan điểm hợp nhất, có nghĩa logistics là một phần của quản trị chuỗi cungứng Tuy nhiên, quản trị chuỗi cung ứng nếu hiểu theo nghĩa rộng thì là sự kếthợp của nhiều doanh nghiệp có liên quan đến nhau trong cả một quốc gia,thậm chí ở nhiều quốc gia khác nhau Đề tài này cũng chỉ nghiên cứu quản trịchuỗi cung ứng trong phạm vi một doanh nghiệp cụ thể
1.1.4 Tầm quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng
Đối với các công ty, quản trị chuỗi cung ứng có vai trò rất lớn, bởiquản trị chuỗi cung ứng giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệpmột cách hiệu quả Nhờ có thể thay đổi các nguồn nguyên vật liệu đầu vàohoặc tối ưu hoá quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ màquản trị chuỗi cung ứng có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh
tranh cho doanh nghiệp Có không ít công ty đã gặt hái được nhiều thành
công lớn nhờ biết soạn thảo chiến lược và giải pháp quản trị chuỗi cung ứngthích hợp, ngược lại, có nhiều công ty gặp khó khăn, thất bại do đưa ra cácquyết định sai lầm như lựa chọn sai nguồn cung cấp nguyên vật liệu, chọn sai
Trang 20vị trí kho bãi, tính toán lượng dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển rắcrối
Quản trị chuỗi cung ứng còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tiếp thị,đặc biệt là tiếp thị hỗn hợp Chính quản trị chuỗi cung ứng đóng vai trò thenchốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến và đúng thời điểm thíchhợp Mục tiêu lớn nhất của quản trị chuỗi cung ứng là cung cấp sản phẩm,dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất
Điểm đáng lưu ý là các chuyên gia kinh tế đã nhìn nhận rằng hệthống quản trị chuỗi cung ứng hứa hẹn từng bước nâng cao hiệu quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh của công ty và tạo điều kiện cho chiến lược thươngmại điện tử phát triển Đây chính là chìa khoá thành công cho doanh nghiệp.Tuy nhiên, như không ít các nhà phân tích kinh doanh đã cảnh báo, chìa khoánày chỉ thực sự phục vụ cho việc nhận biết các chiến lược dựa trên hệ thốngsản xuất, khi chúng tạo ra một trong những mối liên kết trọng yếu nhất trongdây chuyền cung ứng
Trong một công ty sản xuất luôn tồn tại ba yếu tố chính của dây chuyềncung ứng: Thứ nhất là, các bước khởi đầu và chuẩn bị cho quá trình sản xuất,hướng tới các thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ Thứ hai
là bản thân chức năng sản xuất, tập trung vào những phương tiện, thiết bị,nhân lực, nguyên vật liệu và chính quá trình sản xuất Thứ ba là tập trung vàosản phẩm cuối cùng, phân phối và một lần nữa hướng tới những thông tin tậptrung vào khách hàng và yêu cầu của họ
Trong dây chuyền cung ứng ba nhân tố này, quản trị chuỗi cung ứng sẽđiều phối khả năng sản xuất có giới hạn và thực hiện việc lên kế hoạch sảnxuất, những công việc đòi hỏi tính dữ liệu chính xác về hoạt động tại các nhàmáy nhằm làm cho kế hoạch sản xuất đạt hiệu quả cao nhất Khu vực nhàmáy sản xuất trong công ty của bạn phải là một môi trường năng động, trong
Trang 21đó sự vật được chuyển hoá liên tục, đồng thời thông tin cần được cập nhật vàphổ biến tới tất cả các cấp quản lý công ty để cùng đưa ra quyết định nhanhchóng và chính xác Quản trị chuỗi cung ứng cung cấp khả năng trực quanhoá đối với các dữ liệu liên quan đến sản xuất và khép kín dây chuyền cungcấp, tạo điều kiện cho việc tối ưu hoá sản xuất đúng lúc bằng các hệ thống sắpxếp và lên kế hoạch Nó cũng mang lại hiệu quả cho việc dự trù số lượngnguyên vật liệu, quản lý nguồn tài nguyên, lập kế hoạch đầu tư và sắp xếphoạt động sản xuất của công ty.
Một tác dụng khác của việc ứng dụng giải pháp quản trị chuỗi cungứng là phân tích dữ liệu thu thập được và lưu trữ hồ sơ với chi phí thấp Hoạtđộng này nhằm phục vụ cho những mục đích liên quan đến hoạt động sảnxuất như dữ liệu về thông tin sản phẩm, dữ liệu về nhu cầu thị trường…Đểđáp ứng đòi hỏi của khách hàng Quản trị chuỗi cung ứng là nền tảng của mộtchương trình cải tiến và quản lý chất lượng - bạn không thể cải tiến đượcnhững gì bạn không thể nhìn thấy
1.2 CẤU TRÚC CHUỖI CUNG ỨNG
Một dây chuyền cung ứng sản xuất bao gồm ba yếu tố: Nhà cung cấp,bản thân đơn vị sản xuất và khách hàng
- Nhà cung cấp: Là các công ty bán sản phẩm, dịch vụ là nguyên liệu
đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh Thông thường, nhà cungcấp được hiểu là đơn vị cung cấp nguyên liệu trực tiếp như vật liệu thô, cácchi tiết của sản phẩm Các công ty cung cấp dịch vụ cho sản xuất, kinh doanhđược gọi là nhà cung cấp dịch vụ
- Đơn vị sản xuất: Là nơi sử dụng nguyên liệu, dịch vụ đầu vào và áp
dụng các quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng Các nghiệp vụ vềquản lý sản xuất được sử dụng tối đa tại đây nhằm tăng hiệu quả, nâng caochất lượng sản phẩm, tạo nên sự thông suốt cho dây chuyền cung ứng
- Khách hàng: Là người sử dụng sản phẩm của đơn vị sản xuất.
Trang 22Cấu trúc chuỗi cung cấp có thể được thể hiện theo mô hình dưới đây:
Hình 1.2: Các hoạt động trong một chuỗi cung ứng
Bức tranh đơn giản nhất của chuỗi cung ứng là khi chỉ có một sản phẩmdịch chuyển qua một loạt các tổ chức, và mỗi tổ chức tạo thêm một phần giátrị cho sản phẩm Lấy một tổ chức nào đó làm qui chiếu, nếu xét đến các hoạtđộng trước nó – dịch chuyển nguyên vật liệu đến – được gọi là ngược dòng;những tổ chức phía sau doanh nghiệp – dịch chuyển vật liệu ra ngoài - đượcgọi là xuôi dòng
Các hoạt động ngược dòng dành cho các nhà cung cấp Một nhà cungcấp dịch chuyển nguyên vật liệu trực tiếp đến nhà sản xuất là nhà cung cấpcấp 1, nhà cung cấp đảm nhiệm việc dịch chuyển nguyên vật liệu cho nhàcung cấp cấp 1 được gọi là nhà cung cấp cấp 2, cứ ngược dòng như vậy sẽđến nhà cung cấp cấp 3 rồi đến tận cùng sẽ là nhà cung cấp gốc Kháchhàng cũng được phân chia thành từng cấp: khách hàng nhận sản phẩm mộtcách trực tiếp từ nhà sản xuất là khách hàng cấp 1, khách hàng nhận sảnphẩm từ khách hàng cấp 1 chính là khách hàng cấp 2, tương tự chúng ta sẽ
có khách hàng cấp 3 và tận cùng của dòng dịch chuyển này sẽ đến kháchhàng cuối cùng
1.3 NỘI DUNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
Nhà cung cấp
1
KH cấp 1
KH cấp 2
KH cấp
3
KH cuối cùng
Các hoạt động ngược dòng Các hoạt động xuôi dòng
Trang 231.3.1 Dịch vụ khách hàng
Các khái niệm: Dịch vụ khách hàng là một khái niệm rất rộng và
được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau:
- Dịch vụ khách hàng là những hoạt động cụ thể của công ty nhằm
giải quyết tốt các đơn đặt hàng của khách hàng, những hoạt động đó có thể là:lập bộ chứng từ, làm thủ tục hải quan, xử lý, truy soát đơn hàng, giải quyếtcác khiếu nại, …
- Dịch vụ khách hàng là việc thực hiện những công việc cụ thể, được
đánh giá bằng những thông số cụ thể, những quy chuẩn sẵn có, ví dụ: khảnăng hoàn thành 98% đơn hàng trong vòng 24 tiếng đồng hồ; đến thăm kháchhàng chính trong vòng 6 tháng một lần; giải quyết khiếu nại trong vòng 15ngày; hoàn thành thủ tục hải quan trong vòng 2 tiếng; …
- Dựa vào triết lý của tổ chức, người ta định nghĩa dịch vụ khách hàng
là một phần trong triết lý chung của công ty, phải thỏa mãn nhu cầu của kháchhàng một cách tốt nhất
Định nghĩa thứ ba mang tính toàn diện, khái quát và linh hoạt hơn haiđịnh nghĩa trên Nó nêu được tầm quan trọng của dịch vụ khách hàng, nó yêucầu các bộ phận của công ty, các nhân viên phải chăm sóc khách hàng hơnchính bản thân mình Do nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi không ngừngnên các thông số quy chuẩn cũ có thể trở nên lỗi thời, đòi hỏi phải được điềuchỉnh cho phù hợp với điều kiện mới nên các định nghĩa thứ nhất và thứ haimặc dù chi tiết, cụ thể nhưng không nói lên được bản chất của dịch vụ kháchhàng như ở định nghĩa thứ ba
Tóm lại, dịch vụ khách hàng là quá trình diễn ra giữa người mua, ngườibán, và bên thứ ba (các nhà thầu phụ) Kết quả của quá trình này là tạo ra giátrị gia tăng cho sản phẩm hay dịch vụ được trao đổi cho người tiêu dùng Nói
Trang 24ngắn gọn hơn, dịch vụ khách hàng là quá trình cung cấp các tiện ích từ giá trịgia tăng cho dây chuyền cung ứng với chi phí hiệu quả nhất.
Các yếu tố dịch vụ khách hàng:
Các yếu tố trước giao dịch: Các yếu tố trước giao dịch chủ yếu tập
trung vào việc xây dựng chính sách dịch vụ khách hàng và chuẩn bị các điềukiện thực hiện Việc này có ảnh hưởng lớn đến nhận thức của khách hàng về
tổ chức cũng như mức độ hài lòng của họ Không phải mọi yếu tố trước giaodịch đều liên quan trực tiếp đến hoạt động quản trị chuỗi cung ứng Chúngđược thiết lập trước khi tổ chức tiến hành các dịch vụ khách hàng và có ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động quản trị chuỗi cung ứng Các yếu tố trước giao
dịch bao gồm:
+ Xây dựng chính sách phục vụ khách hàng: Chính sách được xây dựngdựa trên cơ sở nhu cầu của khách hàng và khả năng của công ty Trong chínhsách phục vụ khách hàng, cần xác định rõ các dịch vụ khách hàng và tiêuchuẩn của chúng, đó là các thước đo về thực hiện các dịch vụ khác, dựa vào
đó có thể đánh giá được trách nhiệm và quy kết trách nhiệm cho các bộ phận
có liên quan Chính sách cũng nêu rõ chế độ kiểm tra, báo cáo việc thực hiệnnhiệm vụ
+ Giới thiệu và cung cấp các văn bản về chính sách dịch vụ khách hàngcủa công ty cho khách hàng: Văn bản này sẽ giúp khách hàng biết được cácdịch vụ của công ty, đồng thời giúp bảo vệ công ty trước những sự cố ngoài
dự kiến Nội dung văn bản ngoài việc cung cấp cho khách hàng những thôngtin cần thiết và các loại dịch vụ, còn cho khách hàng biết cần phải làm gìtrong trường hợp dịch vụ khách hàng không được công ty đáp ứng
+ Tổ chức bộ máy thực hiện các dịch vụ: ở các công ty khác nhau thì
bộ máy tổ chức thực hiện dịch vụ khách hàng sẽ khác nhau, đa phần là do cácgiám đốc (trưởng phòng) quan hệ khách hàng quản lý Vị trí này đóng vai tròquan trọng và có tầm nhìn rộng trong toàn công ty Cơ cấu tổ chức phải cho
Trang 25phép hỗ trợ, phối hợp các chính sách đối nội cũng như đối ngoại, việc thựchiện các chính sách đó và cả những hoạt động điều chỉnh khi cần thiết Kháchhàng phải được tiếp cận một cách rõ ràng đến mỗi cá nhân trong tổ chức,những người có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng như trả lờiđược các câu hỏi của họ Hãy hình dung sự tức giận của một khách hàng khi
họ gặp phải một vấn đề nào đó đối với sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp
và điện thoại đến công ty bán hàng để than phiền nhưng phải đợi điện thoại,rồi lại được chuyển cho hết người này đến người khác để phải nghe giải thích
đi giải thích lại toàn bộ vấn đề của mình Chắc chắn sau sự kiện đó, vị kháchhàng sẽ rời bỏ công ty, không tiếp tục làm ăn nữa
+ Các biện pháp phòng ngừa rủi ro: Dịch vụ khách hàng cũng chứanhiều yếu tố rủi ro, vì thế khi xây dựng chính sách dịch vụ khách hàng, cầnchuẩn bị sẵn một số biện pháp và điều kiện thực hiện để phòng ngừa rủi ro.Điều này cho phép tổ chức phản ứng một cách thành công trước những sựkiện không thể lường trước, như: thiên tai, địch họa, đình công, bãi công, …
Những yếu tố trước giao dịch có xu hướng tương đối ổn định, ít thayđổi trong một thời gian khá dài Do đó, khách hàng có khả năng nghiên cứu,lựa chọn để đáp ứng nhu cầu của mình một cách tốt nhất
Các yếu tố trong giao dịch gồm:
+ Tình hình dự trữ hàng hoá: Lượng hàng hoá dự trữ cho thấy khả năngsẵn sàng cung cấp sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của khách hàng Hàng dự trữcần được quản lý, theo dõi chặt chẽ theo từng loại sản phẩm, cho từng kháchhàng, đối phó với từng tình huống bất trắc có thể xãy ra
+ Thông tin về hàng hoá: Nhờ khả năng xử lý thông tin của các thế hệmáy tính ngày càng hiện đại với phí phí thấp, ngày càng có nhiều khách hàngmuốn tiếp cận với mọi thông tin có liên quan tới việc thực hiện đơn hàng của
họ Những thông tin này bao gồm: Lượng hàng hoá tồn kho, tình hình thực
Trang 26hiện đơn hàng, ngày chuyển hàng dự kiến hoặc thực tế, vị trí thực tế và thựctrạng lô hàng,…
+ Tính chính xác của hệ thống: Cùng với việc muốn nhận được thôngtin một cách nhanh chóng, khách hàng còn muốn rằng những thông tin mà họnhận được về tình trạng đơn hàng hoặc mức dự trữ hàng phải chính xác
+ Tính ổn định của quá trình thực hiện đơn hàng hay còn gọi là chutrình đặt hàng: Chu trình đặt hàng là toàn bộ khoảng thời gian từ khi kháchhàng bắt đầu đặt hàng cho đến khi họ nhận được sản phẩm hoặc dịch vụ Chutrình đặt hàng bao gồm các bước cơ bản sau: khách hàng lên đơn đặt hàng;công ty nhận đơn đặt hàng của khách hàng; xử lý đơn hàng; tập hợp đơnhàng; chuẩn bị hàng theo yêu cầu và gửi hàng đi; vận chuyển hàng hóa đếnnơi quy định; làm các thủ tục cần thiết; giao nhận hàng thực tế Khách hàngrất quan tâm đến độ ổn định của chu trình đặt hàng, họ chỉ cần biết khoảngthời gian từ khi bắt đầu đặt hàng cho đến khi thực nhận được hàng là baolâu chứ không quan tâm và cũng không nhất thiết phải biết hàng đi thực tế
từ công đoạn này sang công đoạn kia hết bao nhiêu thời gian Vì vậy, dịch
vụ khách hàng phải đảm bảo xác định được toàn bộ thời gian của chu trìnhđặt hàng (có tính cả thời gian dự trữ) và cố gắng thực hiện đúng cam kết.Cần lưu ý thêm rằng: khách hàng bao giờ cũng mong muốn đơn hàng đượcthực hiện nhanh, do đó độ dài của chu trình đặt hàng là một yếu tố cạnh tranhrất quan trọng, các công ty phải nghiên cứu để hợp lý hóa từng khâu côngviệc, rút ngắn thời gian giao hàng, đảm bảo giao hàng cho khách hàng chínhxác, kịp thời
+ Khả năng thực hiện giao hàng đặc biệt: trong nhiều trường hợp công
ty phải thực giao hàng trong những điều kiện khó khăn, ví dụ: giao hàng khẩncấp, bảo vệ đặc biệt, giao hàng ở những vị trí khó khăn,… Chi phí để thựchiện việc giao hàng thường lớn hơn thông thường Tuy nhiên, công ty không
Trang 27được từ chối bởi nếu từ chối thì sẽ mất đi những khách hàng truyền thống Vìvậy, các công ty cần phải nghiên cứu các khách hàng, các loại hàng có khảnăng giao hàng đặc biệt, từ đó chuẩn bị các điều kiện đáp ứng ngay khi kháchhàng có nhu cầu.
+ Khả năng điều chuyển hàng hoá: để tránh trường hợp hết hàng,không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, cần chuẩn bị sẵn kế hoạch điềuchuyển hàng hoá giữa các điểm phân phối khác nhau trong cùng hệ thống.Đối với các công ty có nhiều chi nhánh, càng cần chú ý đến kế hoạch điềuchuyển để không xảy ra tình trạng phải trả lại đơn hàng hoặc giao hàng chokhách hàng ở nhiều địa điểm khác nhau, không đáp ứng được yêu cầu củakhách hàng
+ Thủ tục thuận tiện: thủ tục đặt hàng đơn giản, thuận tiện sẽ giúp chokhách hàng dễ dàng đặt hàng Khách hàng luôn thích những nhà cung cấpkhông gây khó dễ Những vấn đề phát sinh xung quanh việc đặt hàng cần phảiđược theo dõi và xác định thông qua nói chuyện trực tiếp với khách hàng vànhững vấn đề đó phải được lưu ý và sửa chữa
+ Sản phẩm thay thế: khi sản phẩm mà khách hàng yêu cầu không cósẵn, để giữ chân khách hàng, cần thay thế bằng sản phẩm khác (nếu có thểđược), ví dụ: hai sản phẩm cùng loại nhưng khác kích cỡ hoặc bằng sản phẩmkhác nhưng có tính năng tương tự hoặc tốt hơn kết quả nghiên cứu cho thấy:nếu một sản phẩm có khả năng đáp ứng được 70% khả năng cung cấp và mộtsản phẩm thay thế được chấp nhận cũng có khả năng cung ứng 70% thì khiđược phép sử dụng cả hai sản phẩm đó thay thế cho nhau, khả năng cung ứng
sẽ lên đến 91%, còn nếu một sản phẩm mà có tới hai sản phẩm thay thế cho
nó thì khả năng cung ứng sẽ lên đến 97% Chính vì vậy, các công ty cầnnghiên cứu và chuẩn bị các sản phẩm thay thế, nhà sản xuất – cung ứng phảiphối hợp với khách hàng của mình để xây dựng lên chính sách thay thế sản
Trang 28phẩm và phải thông tin cho khách hàng về những chính sách đó Tuy nhiên,cũng luôn cần hỏi lại ý kiến của khách hàng trước khi sử dụng sản phẩm thaythế để cung cấp cho họ
Các yếu tố trong giao dịch bao giờ cũng được lưu ý nhiều nhất bởichúng có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến khách hàng
Các yếu tố sau giao dịch: Các yếu tố sau giao dịch của dịch vụ
khách hàng sẽ được hỗ trợ cho sản phẩm hoặc dịch vụ sau khi sản phẩm củachúng ta đã đến tay khách hàng Trước đây, do khách hàng ít quan tâm đếndịch vụ hậu mãi nên các yếu tố sau giao dịch có phần bị xem nhẹ Giờ đâytình hình đã đổi khác, các công ty điều nhận thức được: việc duy trì và làmhài lòng khách hàng hiện có thì có lợi hơn việc tìm kiếm các khách hàng mới.Các yếu tố sau giao dịch bao gồm:
+ Lắp đặt, bảo hành, sửa chữa và các dịch vụ khác: Đây là một bộ phậnquan trọng của dịch vụ khách hàng, cần được quan tâm đúng mức và theo dõichặt chẽ như những công việc trong khi giao dịch Đặc biệt khi hàng hoá đượccung cấp là máy móc, trang thiết bị,…thì dịch vụ này phải được đưa lên hàngđầu, vì chi phí cho lắp đặt, bảo hành, sửa chữa,…thường rất lớn, đôi khi còncao hơn cả chi phí để mua chính những thiết bị đó
+ Theo dõi sản phẩm: một công việc quan trọng khác là phải thườngxuyên theo dõi các sản phẩm, phát hiện những tình huống có thể xảy ra vàthông báo kịp thời cho khách hàng Trong trường hợp có thể xảy ra nhữngnguy hiểm cho khách hàng thì công ty phải có khả năng thu hồi sản phẩmkịp thời
+ Giải quyết các than phiền, khiếu nại và khách hàng trả lại hàng: Đểgiải quyết những than phiền của khách hàng cần có một hệ thống thông tintrực tuyến, chính xác nhằm thu nhận kịp thời những dữ liệu từ phía kháchhàng, xử lý và phản hồi lại cho khách hàng
Trang 29+ Cho khách hàng mượn sản phẩm dùng tạm: tuỳ thuộc vào từng loạisản phẩm, trong một số trường hợp cho khách hàng mượn sản phẩm dùng tạm
là việc làm hết sức cần thiết
1.3.2 Hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin trong chuỗi cung ứng bao gồm ba nhân tố: Đầu vào,
cơ sở dữ liệu và các kỹ thuật xử lý có liên quan, đầu ra Mô hình dưới đây sẽ
mô tả các nhân tố này
Hình 1.3: Hệ thống thông tin trong chuỗi cung ứng
Môi trường
Dữ liệu đầu vào
Các hoạt động cơ sở dữ liệu
Thông tin đầu ra
Nhà quản trị chuỗi cung ứng
Quyết định
Trang 30+ Đầu vào: Hoạt động đầu tiên liên quan đến hệ thống thông tin là thu
thập dữ liệu trợ giúp cho quá trình ra quyết định Sau khi xác định cẩn thậnnhững dữ liệu cần cho việc lên kế hoạch và hoạt động của chuỗi cung ứng,
ta có thể có được các dữ liệu này từ nhiều nguồn khác nhau như: kháchhàng, hồ sơ của công ty, báo chí, các văn bản pháp lý của các cơ quan quản
lý Nhà nước
Khách hàng thông qua hoạt động mua của mình cung cấp gián tiếpnhững thông tin hữu dụng cho việc hoạch định Những dữ liệu có được từdanh sách đơn hàng có ích cho các quyết định về dự báo và hoạt động, như là:sản lượng bán, thời gian, địa điểm bán và quy mô đơn hàng Tương tự nhưvậy, những dữ liệu về quy mô và chi phí vận chuyển có được từ việc phânphối sản phẩm cho khách hàng Hóa đơn vận chuyển, đơn hàng mua và cáchóa đơn là những nguồn bổ sung của loại dữ liệu sơ cấp này
Hồ sơ của doanh nghiệp dưới dạng các bản báo cáo tài chính, báo cáotình trạng doanh nghiệp, báo cáo từ những nghiên cứu trong và ngoài doanhnghiệp, và các báo cáo hoạt động khác nhau cung cấp rất nhiều dữ liệu Dữliệu từ các bản báo cáo này thường không được tập hợp cho mục đích ra cácquyết định trong quản trị chuỗi cung ứng Việc xử lý các dữ liệu được lựachọn có được từ hệ thống thông tin sẽ được trình bày ở phần sau
Những dữ liệu báo chí từ nguồn bên ngoài là một nguồn dữ liệu khác,những dữ liệu có sẵn trong các bản nghiên cứu được tài trợ bởi các hiệp hội,liên hiệp thương mại, những dữ liệu có ích đối với việc tạo ra sản phẩm mànhà cung ứng cung cấp Ngoài ra còn có những dữ liệu từ các tạp chí thươngmại và báo chí chuyên nghiệp Loại dữ liệu bên ngoài này có xu hướng phổbiến hơn và khái quát hơn so với dữ liệu nội bộ
Dữ liệu từ đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp cũng là một nguồn dữliệu quan trọng Loại dữ liệu này không có nhiều trong hồ sơ của doanh
Trang 31nghiệp, trong máy tính hay thư viện Đội ngũ nhân viên của doanh nghiệpnhư là nhà quản trị, người lập kế hoạch và người cố vấn nội bộ, họ như cácchuyên gia hoạt động ở gần nguồn dữ liệu và bản thân họ cũng trở thànhnguồn dữ liệu tốt Loại dữ liệu này giúp dự đoán lượng bán trong tương lai,những hành động cạnh tranh và khả năng sẵn có của nguyên vật liệu…
+ Quản trị cơ sở dữ liệu: Việc biến đổi dữ liệu thành thông tin và trình
bày lại ở dạng có ích cho việc ra quyết định và liên hệ thông tin với cácphương thức hỗ trợ việc ra quyết định thường được gọi là phần trung tâm củamột hệ thống thông tin Quản trị cơ sở dữ liệu liên quan đến việc lựa chọn dữliệu lưu trữ và truy cập, lựa chọn những phương pháp phân tích để tổng hợp
và lựa chọn thực hiện chu trình xử lý dữ liệu cơ bản nào
Vấn đề quan tâm đầu tiên trong việc thiết kế cơ sở dữ liệu sau khi xácđịnh nội dung cơ sở dữ liệu là quyết định dữ liệu nào được lưu trữ thành cácbản cứng trong máy tính để truy cập nhanh và những dữ liệu nào không nênlưu trữ ở bất kỳ cơ sở thông thường nào Việc lưu trữ dữ liệu có thể rất tốnkém nên việc quyết định lưu trữ dưới bất kỳ dạng nào cần căn cứ vào:
- Tầm quan trọng của thông tin đối với việc ra quyết định trong doanh
Trang 32hàng thông qua hệ thống đánh dấu và theo dõi của công ty sẽ thông quanhững lưu trữ cơ sở dữ liệu này và khả năng truy cập của hệ thống thông tin.
Xử lý những dữ liệu là một trong những yếu tố lâu đời và phổ biến nhấtcủa một hệ thống thông tin Khi máy tính lần đầu tiên được giới thiệu tronglĩnh vực kinh doanh thì mục đích của nó là giảm thiểu thời gian tính toán hóađơn cho hàng nghìn khách hàng và chuẩn bị các bản ghi kế toán Bây giờ việcchuẩn bị đơn hàng, vận đơn và hóa đơn vận chuyển là những hoạt động xử lý
dữ liệu phổ biến để giúp đỡ nhà quản trị chuỗi cung ứng hoạch định và kiểmsoát dòng chảy nguyên vật liệu Các hoạt động xử lý dữ liệu là việc chuyểnđổi một cách đơn giản và dễ hiểu những dữ liệu trong các tập tin thành một sốdạng thông dụng hơn
Phân tích dữ liệu là một ứng dụng tiên tiến và hiện đại nhất của hệthống thông tin Hệ thống có thể chứa đựng các mô hình toán học, thống kêphổ biến và đặc thù đối với việc giải quyết các vấn đề trong chuỗi cung ứngcủa doanh nghiệp Những mô hình này chuyển đổi thông tin thành các giảipháp hỗ trợ cho việc ra quyết định
+ Đầu ra: Yếu tố cuối cùng của hệ thống thông tin là đầu ra Đó là
phương thức giao tiếp với người sử dụng trong hệ thống Đầu ra thường gồmmột số dạng và được chuyển đổi thành một số mẫu Thứ nhất, đầu ra rõ ràngnhất là một số mẫu báo cáo như: Báo cáo tóm lược về chi phí hoặc dữ liệuthống kê hoạt động, báo cáo về tình trạng dự trữ hàng hóa hoặc xúc tiến bánhàng, báo cáo bên ngoài đánh giá hoạt động kế hoạch với hoạt động thực tế vàbáo cáo (đơn hàng mua hoặc đơn hàng sản xuất) hướng dẫn các hoạt động.Thứ hai, đầu ra có thể có dạng các tài liệu in sẵn như hóa đơn vận chuyển vàxếp dỡ hàng hóa Cuối cùng, đầu ra có thể là các kết quả phân tích dữ liệu từcác mô hình toán học và thống kê
Trang 33Đầu vào, khả năng quản trị cơ sở dữ liệu và đầu ra là các nhân tố chủyếu của hệ thống thông tin Ngoài việc tăng khả năng xử lý dữ liệu, mục tiêu
cơ bản của hệ thống là cung cấp các công cụ hỗ trợ ra quyết định trong côngtác lập kế hoạch và điều hành chuỗi cung ứng
1.3.3 Hoạt động kho bãi
Khái niệm: Kho bãi là một bộ phận của hệ thống quản trị chuỗi
cung ứng, là nơi cất giữ nguyên, nhiên, vật liệu, bán thành phẩm, thànhphẩm… trong suốt quá trình chu chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối của dâychuyền cung ứng hàng hoá Đồng thời cung cấp các thông tin về tình trạng,điều kiện lưu giữ và vị trí của các hàng hoá được lưu kho
Vai trò của kho bãi: Kho bãi là một bộ phận không thể thiếu trong
chuỗi cung ứng hàng hoá Là nơi cất giữ, bảo quản, trung chuyển hàng hoá,kho bãi có những vai trò quan trọng sau:
Nâng cao tính chủ động trong sản xuất kinh doanh
Tiết kiệm được chi phí vận tải: nhờ có kho, có thể mua hàng với sốlượng lớn, giảm được chi phí vận tải
Tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh
Có thể được giảm giá do mua được nhiều hàng trong một đơn hàng
Đảm bảo nguồn cung hàng hóa ổn định
Có thể tránh được những tác động tiêu cực như tính thời vụ, thờitiết, rủi ro, nhu cầu, …
Các hoạt động của kho bãi: các hoạt động cơ bản của kho bãi được
chia thành 2 loại hoạt động di chyển và hoạt động lưu trữ Lưu trữ có thể nói
là hoạt động thường xuyên nhất, trong khi di chuyển có vẻ không hợp lý lắm.Tuy nhiên các di chuyển khoảng cách ngắn là vần đề sống còn của kho bãi
Hoạt động di chuyển: chức năng di chuyển là đặc điểm quan trọng
của nhà phân phối và kho bãi trung chuyển đối với hàng hóa thành phẩm
Trang 34Hàng hóa qua các kho hàng phân phối hoặc các kho bãi trung chuyển được dichuyển qua kho bãi một cách nhanh chóng, do vậy tạo ra vòng quay tồn khonhanh Vì vậy, di chuyển hàng hóa nhanh chóng và hiệu quả trong kho bãiphân phối và kho bãi trung chuyển là nhiệm vụ bắt buộc Việc di chuyển sảnphẩm bao gồm bồn hoạt động: Nhận hàng - nhận hàng hóa vào kho từ mạnglưới các phương tiện vận tải; sắp xếp - chuyển hàng hóa vào vị trí cụ thể trongkho bãi; lấy hàng theo đơn hàng - lựa chọn các kết hợp hàng hóa theo đơn đặthàng của khách hàng hoặc nguyên vật liệu phục vụ sản xuất; và giao hàng –chất hàng lên phương tiện để giao đến khách hàng hoặc đến dây chuyền sảnxuất Tất cả bốn hoạt động trên đều liên quan đến những di chuyển khoảngcách ngắn.
Hoạt động lưu kho: trong các kho bãi trung chuyển, chức năng lưu
kho là rất ngắn hạn và tạm thời Thật vậy, nhiều mặt hàng sẽ "quay" trongvòng 24h hoặc ít hơn Lưu kho dài hạn (hơn 90 ngày) thường đối với nguyênvật liệu hoặc hàng hóa thành phẩm, vì chúng có giá trị thấp hơn, ít rủi ro hơn,đòi hỏi các cơ sở lưu kho ít tiên tiến hơn và có thể liên quan đến các khoảnchiết khấu số lượng khi mua hàng Hàng hóa thành phẩm cũng có thể lưu trữdài hạn vì nhu cầu bất thường, nhu cầu theo mùa vụ
Các quyết định cơ bản về kho bãi: các quyết định kho bãi được
thực hiện theo logic phân tích được mất Tổng chi phí, bao gồm cả dịch vụ tácđộng đến được mất doanh thu, là một tiêu chuẩn được sử dụng đề ra các quyếtđịnh Chẳng hạn, có nhiều kho hàng nhằm tăng mức phục vụ cung ứng chokhách hàng vì sản phẩm được đưa đến gần khách hàng hơn Tuy nhiên, đánhđổi lại là chi phí kho bãi, chi phí tồn kho và có thể là cả chi phí vận tải điềucao hơn Tổng chi phí sẽ là yếu tố quyết định Có 4 quyết định cơ về kho bãi,
đó là:
Trang 35 Quyết định về quyền sở hữu kho bãi: sở hữu tư nhân (hoặc thuê)hoặc sở hữu kho bãi chung Việc lựa chọn giữa 2 quyết định kho bãi này làmột quyết định quan trọng ảnh hưởng đến cả bảng tổng kết tài sản (đầu tư)báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (chi phí kho bãi) Nếu công ty sử dụngkho bãi chung, vấn đề quy mô sẽ ít quan trọng hơn vì đối với kho bãi chung,công ty có thể điều chỉnh quy mô lớn hoặc nhỏ hơn phù hợp với nhu cầu củacông ty ở các thời điểm khác nhau Đối với những công ty sử dụng kho bãiriêng, quyết định về quy mô quan trọng hơn vì quy mô này một khi được thiết
kế và xây dựng là cố định và không thể thay đổi mà không mất chi phí
Quyết định về số lượng kho bãi: quyết định này chủ yếu liên quanđến việc sẽ bố trí bao nhiêu kho hàng trong chuỗi cung ứng Các công ty cỡtrung và nhỏ với thị trường mang tính khu vực thường sẽ chỉ cần một khohàng, trong khi các công ty lớn với thị trường toàn quốc hoặc quốc tế cần phảixem xét vấn đề này chi tiết hơn Số lượng kho bãi cần phải được xem xétcùng với các lựa chọn về vận tải
Quyết định về bố trí kho bãi: cùng với vấn đề về số lượng kho bãiphải bố trí trong mạng lưới là vấn đề về việc bố trí ở đâu Công ty phải xemxét vấn đề được mất của việc bố trí Bằng việc phân tích chức năng của khobãi, các vị trí cơ bản có thể được xác định, như gần thị trường đối với hànghóa, dịch vụ cao và gần nhà cung cấp đối với các nguyên vật liệu Công typhải đạt được mức độ dịch vụ khách hàng mong muốn với chi phí hậu cầnthấp nhất có thể
Quyết định sản phẩm tồn kho: các quyết định tồn kho được đặt raliên quan đến việc những sản phẩm nào sẽ tồn kho trong khoảng thời gian nàotrong kho bãi nào Những quyết định tồn kho này quan trọng chỉ đối vớinhững công ty có nhiều kho bãi Các công ty phải quyết định nên lưu kho tất
cả các mặt hàng ở tất cả các kho hay mỗi kho sẽ chuyên lưu trữ một vài loại
Trang 36hàng đặc biệt, hoặc có nên liên kết hợp kho bãi vừa tồn kho chuyên biệt, vừatồn kho chung.
Tóm lại, các quyết định kho bãi là quan trọng và đòi hỏi phải quan tâm
rất nhiều Việc cải thiện tính hiệu quả và tính năng suất là mối quan tâm lớncủa khâu quản lý trong các hoạt động kho bãi Hơn nữa, các quyết định khobãi tương tác rất chặt chẽ với các vấn đề về hệ thống chuỗi cung ứng khác
1.3.4 Hoạt động dự trữ
Khái niệm dự trữ: Hàng dự trữ thường chiếm tỷ trọng lớn trong
tài sản của doanh nghiệp (thông thường từ 40% đến 50%) Do vậy, việcquản lý, kiểm soát tốt hàng dự trữ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nó gópphần đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành liên tục, nhịp nhàng, đồng thờiđạt hiệu quả cao
Hoạt động dự trữ là một nội dung quan trọng của quản trị chuỗi cungứng Bản thân vấn đề quản trị dự trữ chứa đựng hai mặt đối lập nhau Nếu dựtrữ nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hoá,… không đủ về số lượng, chủng loạihoặc không đạt yêu cầu về chất lượng, thì hoạt động kinh doanh, hoạt độngquản trị chuỗi cung ứng không thể diễn ra nhịp nhàng và tất nhiên là khônghiệu quả được; còn ngược lại, nếu dự trữ quá nhiều, sẽ dẫn đến hiện tượnghàng hoá bị ứ đọng, vòng quay của vốn chậm, chi phí cho hoạt động kinhdoanh, hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tăng và làm cho hoạt động khônghiệu quả
Vậy, có thể nói sự tích luỹ, ngưng đọng nguyên vật liệu, sản phẩm,hàng hoá ở các giai đoạn vận động của quá trình quản trị chuỗi cung ứngđược gọi là dự trữ
Hàng dự trữ bao gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm, dụng cụ, phụtùng, thành phẩm dự trữ,…Tuỳ theo các loại hình doanh nghiệp mà các dạnghàng dự trữ và nội dung hoạch định, kiểm soát hàng dự trữ cũng khác nhau
Trang 37Đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại, doanh nghiệp muabán kiếm lời, hàng dự trữ của họ chủ yếu là mua hàng về và chuẩn bị chuyểnđến tay người tiêu dùng Trong lĩnh vực này, doanh ngiệp hầu như không có
dự trữ là bán thành phẩm trên dây chuyền như trong lĩnh vực sản xuất
Nguyên nhân của việc hình thành dự trữ:
- Do sự phân công lao động xã hội, chuyên môn hoá sản xuất.
- Do sản xuất, vận tải…phải đạt đến một quy mô nhất định thì mới
mang lại hiệu quả
- Để cân bằng cung - cầu đối với những mặt hàng có tính thời vụ.
- Phân loại theo vị trí của hàng hoá trên dây chuyền cung ứng.
- Phân loại theo nguyên nhân hình thành dự trữ.
- Phân loại theo công dụng của dự trữ.
- Phân loại theo giới hạn của dự trữ.
- Phân loại theo thời hạn dự trữ.
- Phân loại theo kỹ thuật phân tích ABC.
Trang 38 Chi phí dự trữ: Dự trữ có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ hoạt động
quản trị chuỗi cung ứng Mức dự trữ không thích hợp sẽ làm cho không thựchiện được mục tiêu chiến lược của quản trị chuỗi cung ứng là: tối thiểu hoáchi phí và thực hiện tốt các dịch vụ khách hàng Nếu dự trữ quá nhiều sẽ làmcho hàng hoá ứ đọng, vốn quay vòng chậm, hiệu quả kinh doanh thấp Ngượclại, nếu dự trữ quá ít sẽ không có đủ hàng hoá, sản phẩm đảm bảo cho quátrình kinh doanh liên tục, dẫn đến không thoả mãn được nhu cầu của kháchhàng, sẽ bị mất các khách hàng hiện tại
Chi phí quản trị dự trữ bao gồm 4 khoản chi lớn sau:
- Chi phí về vốn - lượng vốn đầu tư vào hàng dự trữ.
- Chi phí cho các dịch vụ hàng dự trữ, gồm: Chi phí bảo hiểm và thuế.
- Chi phí liên quan đến kho bãi để chứa đựng, bảo quản hàng dự trữ,
gồm: chi phí cho trang thiết bị trong kho, chi phí liên quan đến việc sử dụngkho công cộng, chi phí thuê kho và chi phí cho kho của công ty
- Chi phí cho những rủi ro liên quan đến hàng dự trữ, gồm: hao mòn
vô hình (chi phí cho những hàng dự trữ bị lỗi thời không còn bán được vớimức giá ban đầu, thậm chí phải vứt bỏ hay bán lỗ vốn); hàng hoá bị hư hỏng;hàng hoá bị thiếu hụt, mất mát; chi phí liên quan đến việc điều chuyển, bố trílại hàng hoá giữa các kho
Trong thực tế, khi nghiên cứu hoạt động dự trữ người ta thường đề cậpđến các loại chi phí sau đây:
- Chi phí đặt hàng: Là toàn bộ các chi phí có liên quan đến việc thiết
lập các đơn hàng Nó bao gồm các chi phí tìm kiếm nguồn hàng, thực hiệnquy trình đặt hàng (giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng, thông báo qua lại)
- Chi phí lưu kho: Là những chi phí phát sinh trong thực hiện hoạt
động dự trữ, như: Chi phí về nhà cửa và kho tàng; Chi phí sử dụng thiết bị,phương tiện; Chi phí về nhân lực cho hoạt động quản lý; Phí tổn cho việc đầu
Trang 39tư vào hàng dự trữ; Thiệt hại hàng dự trữ do mất, hư hỏng hoặc không sửdụng được.
- Chi phí mua hàng: là chi phí được tính khối lượng hàng của đơn
hàng và giá mua một đơn vị Thường chi phí mua hàng không ảnh hưởngnhiều đến việc lựa chọn mô hình dự trữ, trừ mô hình khấu trừ theo lượngmua
Các mô hình dự trữ:
- Mô hình mức đặt hàng tối ưu (Economic Order Quantity - EOQ)
- Mô hình mức đặt hàng theo sản xuất (Production Order Quantity
POQ)
- Mô hình dự trữ thiếu (Back Order Quantity - BOQ)
- Mô hình khấu trừ theo số lượng (Quantity Discount Model – QDM) 1.3.5 Hoạt động vận tải
Vận tải: là hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm hoán
chuyển vị trí của hàng hoá và bản thân con người từ nơi này đến nơi khác bằngcác phương tiện vận tải Vận tải có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt độngquản trị chuỗi cung ứng và vai trò này sẽ ngày càng tăng thêm, bởi chi phí chovận tải sẽ ngày càng tăng cao do giá cả xăng dầu liên tục tăng cao Vì vận tải cótầm quan trọng như vậy nên các doanh nghiệp cần phải quan tâm, chú ý đếnviệc cân nhắc, lựa chọn các điều kiện vận tải để có được quyết định đúng đắn,góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Vì vậy, hoạt động vận tảiđảm nhiệm việc di chuyển hàng hóa giữa các mắc xích của chuỗi cung ứng
Phí vận tải: chi phí của dịch vụ vận tải đối với chủ hàng chính là
cước phí vận chuyển trên tuyến đường cộng với các khoản chi phí hoặc lệ phícho các dịch vụ bổ sung Phí này là một yếu tố quan trọng trong hậu cần và cóthể tác động đến toàn bộ vấn đề di chuyển Chi phí vận tải tương đối rẻ cũngthay đổi hình dạng của chuỗi cung ứng, khi tổ chức có thể phủ một vùng rộng
Trang 40từ cơ sở vật chất của mình.
Hình thức vận tải: là loại vận tải được sử dụng Về cơ bản có năm
lựa chọn khác nhau: đường sắt, đường bộ, đường thủy, hàng không và ốngdẫn Mỗi hình thức có các đặc điểm khác nhau và hình thức nào tốt nhất trongbối cảnh nào sẽ phụ thuộc vào loại hàng hóa, vận chuyển, địa điểm, khoảngcách, giá trị và hàng loạt các vấn đề khác
So sánh ưu nhược điểm các hình thức vận tải:
Bảng 1.2: So sánh các hình thức vận tải
Loại hình
Đường sắt - Chuyên chở hàng nặng, cự ly xa,
- Khối lượng vận chuyểnnhỏ, chi phí xăng dầu cao
- Gây ô nhiểm môi trường
- Dể gây ách tắc giaothông
Đường
thủy
- Vận chuyển hàng hóa nặng, cồngkềnh
- Giá thành rẻ
- Tốc độ chậm
- Ô nhiểm môi trường biển,chi phí xây dựng cảngnhiều