1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chọn một quyết định hành chính và phân tích tính hợp pháp, tính hợp lí của quyết định hành chính đó

12 322 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Ra đời nhằm thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước, quyết định hành chính chiếm một tỉ lệ rất lớn trong các văn bản pháp luật, có vị trí rất quan trọng trong quá trình thi hành luật. Cũng do chức năng quản lí hành chính nhà nước, đảm bảo các quan hệ pháp luật hành chính diễn ra trong khuôn khổ luật định mà các quyết định hành chính khi ra đời phái luôn đảm bảo tính hợp pháp và hợp lí. Nhằm mục đích làm rõ tầm quan trọng của tính hợp pháp và hợp lí đối với quyết định hành chính, em quyết định chọn đề tài “Chọn một quyết định hành chính và phân tích tính hợp pháp, tính hợp lí của quyết định hành chính đó” để nghiên cứu.

Trang 1

-BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ

MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM

ĐỀ SỐ 2 Chọn một quyết định hành chính và phân tích tính hợp pháp, tính

hợp lí của quyết định hành chính đó

Trang 2

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1

I K HÁI QUÁT VỀ TÍNH HỢP PHÁP , HỢP LÍ CỦA QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH 1

1 Khái quát về quyết định hành chính 1

2 Yêu cầu về tính hợp pháp và tính hợp lí của quyết định hành chính 1

II P HÂN TÍCH TÍNH HỢP PHÁP , HỢP LÍ CỦA MỘT QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH CỤ THỂ 3 1 Tính hợp pháp 3

2 Tính hợp lí 6

KẾT LUẬN 6

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 7

PHỤ LỤC 7

Trang 3

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ra đời nhằm thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước, quyết định hành chính chiếm một tỉ lệ rất lớn trong các văn bản pháp luật, có vị trí rất quan trọng trong quá trình thi hành luật Cũng do chức năng quản lí hành chính nhà nước, đảm bảo các quan hệ pháp luật hành chính diễn ra trong khuôn khổ luật định mà các quyết định hành chính khi ra đời phái luôn đảm bảo tính hợp pháp và hợp lí Nhằm mục đích làm rõ tầm quan trọng của tính hợp pháp và hợp lí đối với quyết định hành chính, em quyết định

chọn đề tài “Chọn một quyết định hành chính và phân tích tính hợp pháp, tính hợp lí

của quyết định hành chính đó” để nghiên cứu.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I Khái quát về tính hợp pháp, hợp lí của quyết định hành chính

1 Khái quát về quyết định hành chính

Quyết định hành chính là một dạng cụ thể của quyết định pháp luật do chủ thể quản

lý hành chính nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm đề ra các chủ trương, chính sách, các quy tắc xử sự chung hay giải quyết các công việc cụ thể phát sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà nước.1

Quyết định hành chính, ngoài hai đặc điểm chung của quyết định pháp luật là tính quyền lực nhà nước và tính pháp lí còn có các đặc điểm riêng như tính dưới luật; do những chủ thể có thẩm quyền trong quản lí hành chính nhà nước ban hành; có mục đích

và nội dung phong phú, đa dạng Chính bởi những đặc điểm đó mà quyết định hành chính khi ra đời phải đảm bảo những yêu cầu về tính hợp pháp và tính hợp lí

2 Yêu cầu về tính hợp pháp và tính hợp lí của quyết định hành chính

Hợp pháp - hiểu một cách chung nhất là việc mọi người phải sống và hành động theo đúng quy định của pháp luật

Hợp lí thực chất vẫn là giải quyết công việc trên tinh thần của luật pháp, các quy định của pháp luật, song các yếu tố ngoại cảnh, ngoài luật nhưng phù hợp với cuộc sống (không trái với Hiến pháp và pháp luật) cũng được vận dụng để giải quyết sao cho thấu đáo, công bằng và phù hợp nhất.2

2.1 Tính hợp pháp của quyết định hành chính

1 TS Nguyễn Thị Thuỷ, TS Hoàng Quốc Hồng; Hướng dẫn môn học Luật Hành chính; NXB Lao động; 2014

Trang 4

Về phương diện lý luận, việc đưa ra những tiêu chí chung để đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính dường như là điều không quá phức tạp Hợp pháp, với

nghĩa chung nhất là “đúng với pháp luật”

a) Đúng chủ thể có thẩm quyền theo quy định pháp luật ban hành

Trong quản lý hành chính nhà nước, để giải quyết các công việc cụ thể phát sinh trong từng lĩnh vực, pháp luật đều xác định rõ chủ thể nào được phép thực hiện hoạt động và tương ứng với nội dung này là thẩm quyền ban hành quyết định hành chính để giải quyết công việc đó

b) Có nội dung, mục đích phù hợp với pháp luật

Quyết định hành chính không những phải được ban hành đúng thẩm quyền mà nội dung, mục đích của các quyết định hành chính đó phải phù hợp với các quy định pháp luật có liên quan bởi vì đây là những quyết định dưới luật Điều này cũng có nghĩa là các quyết định hành chính không được trái với các quyết định của Quốc hội, hội đồng nhân dân và các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.3

c) Phù hợp với pháp luật về trình tự, thủ tục và hình thức ban hành

Các yêu cầu về trình tự, thủ tục và hình thức ban hành luôn được pháp luật đặt ra với quyết định hành chính Tuy vậy, cũng giống như các yêu cầu khác, nội dung chi tiết của yêu cầu này có thể được thể hiện ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau và tương đối phong phú, đa dạng

2.2 Tính hợp lí của quyết định hành chính

Tính hợp lý của quyết định hành chính được thể hiện ở những điểm sau:

a) Quyết định hành chính phải đảm bảo được lợi ích của Nhà nước và nguyện vọng của nhân dân, không được tách rời giữa lợi ích của Nhà nước với nguyện vọng của nhân dân

b) Quyết định hành chính phải xuất phát từ yêu cầu khách quan của tình hình thực tế

c) Ngôn ngữ của quyết định hành chính phải rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn Thuật ngữ pháp lý phải chính xác, không dược đa nghĩa.

2 Vũ Thị Thu Thuỷ, Luận văn Thạc sĩ Luật học Các yêu cầu hợp pháp và hợp lí đối với quyết định hành

chính, 2014

3 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, NXB Công an Nhân dân, 2017

Trang 5

d) Quyết định hành chính phải có tính dự báo, quyết định hành chính được ban hành không đơn thuần chỉ để giải quyết một công việc nhất định mà nó nhằm mục đích quản lý hoạt động xã hội trong liên quan đến lĩnh vực hành chính e) Quyết định hành chính phải có tính khả thi, sự khả thi được đánh giá ở sự phù hợp với nội dung của văn bản với các điều kiện kinh tế - xã hội.

II Phân tích tính hợp pháp, hợp lí của một quyết định hành chính cụ thể

Một quyết định hành chính không thể tồn tại nếu thiếu tính hợp pháp hoặc tính hợp

lí Trước hết, các quyết định hành chính ra đời trên cơ sở luật và để thi hành luật, chính thế cho nên, không thể tồn tại một quyết định hành chính bất hợp pháp Nếu một quyết định hành chính không đảm bảo những yêu cầu về tính hợp pháp thì đương nhiên là nó

sẽ bị mất hiệu lực Thứ hai, mọi quyết định hành chính đều ra đời nhằm thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước, thực thi pháp luật trên thực tế, do đó, quyết định hành chính không chỉ đảm bảo lợi ích nhà nước mà còn phải phù hợp thực tế khách quan cùng nguyện vọng nhân dân; phải rõ ràng chính xác để tránh bị hiểu sai, áp dụng sai; phải có tính khả thi mới có thể tiến hành áp dụng quyết định đó trên thực tế; phải có tính dự báo để hạn chế việc thay đổi liên tục các quyết định hành chính theo từng giai đoạn nhằm ổn định đời sống pháp luật của nhân dân Từ phân tích trên có thể thấy rằng, tính hợp pháp và hợp lí luôn gắn bó với nhau, cả vè nội dung lấn hình thức như một chỉnh thể thống nhất mà nếu thiếu một trong những yêu cầu đó thì việc ban hành quyết định hành chính sẽ không hiệu quả, đạt được mục đích

Sau đây, em xin được phân tích tính hợp pháp và tính hợp lí của Quyết định số

11692/QĐ-SHTT của Cục Sở hữu Trí tuệ Về việc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

1 Tính hợp pháp

a) Về thẩm quyền ban hành quyết định hành chính

Để đánh giá tình hợp pháp của quyết định hành chính trước hết chúng ta phải xem xét chủ thể ban hành quyết định hành chính có đúng thẩm quyền hay không?

Thẩm quyền ban hành quyết định hành chính thường được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật liên quan đến nội dung quản lý nhà nước Các quyết định hành chính

do chủ thể ban hành nhưng giải quyết công việc không thuộc phạm vi thẩm quyền do pháp luật trao cho thì bị coi là vi phạm về thẩm quyền Trên thực tế, các quyết định

Trang 6

hành chính vi phạm về thẩm quyền ban hành thường diễn ra trong hai trường hợp: ban hành quyết định vượt quá thẩm quyền mà pháp luật quy định hoặc không thuộc chức năng nhiệm vụ mà mình được giao quản lý Đây là những vi phạm nghiêm trọng và thường là những căn cứ để Tòa án xem xét hủy quyết định hành chính

Quyết định số 11692/QĐ-SHTT của Cục Sở hữu Trí tuệ Về việc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã được ban hành bởi chủ thể có đúng thẩm quyền – Cục

Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Theo Quyết định số 69/QĐ-BKHCN Về Việc ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Cục Sở hữu Trí tuệ, khoản 5 điều 2 (Nhiệm vụ, quyền hạn) của Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Cục Sở hữu Trí Tuệ, thì Cục Sở hữu Trí tuệ có nhiệm vụ, quyền hạn “tổ chức thực hiện xác lập quyền sở hữu công nghiệp, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp và thực hiện các thủ tục khác liên quan đến Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật” Vì vậy, việc ban hành quyết định này hoàn toàn thuộc thẩm quyền của Cục Sở hữu Trí tuệ

b) Về trình tự, thủ tục và hình thức ban hành quyết định hành chính

Bên cạnh yếu tố thẩm quyền thì vấn đề trình tự, thủ tục và hình thức quyết định hành chính cũng là những tiếu chí rất quan trọng trong xem xét, đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính Vì dù một quyết định hành chính ban hành đúng thẩm quyền song không thực hiện đúng trình tự, thủ tục và hình thức văn bản cũng bị coi là quyết định hành chính không hợp pháp và đều có nguy cơ xâm hại đến quyền lợi hợp pháp của đối tượng điều chỉnh Một quyết định hành chính được xem là đúng trình tự, thủ tục

và hình thức khi đảm bảo các yếu tố sau: đúng thời hạn, thời hiệu pháp luật quy định; đúng thời gian, không gian và đúng tên gọi và thể thức trình bày văn bản

Thực tiễn việc đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính về trình tự, thủ tục

và hình thức là tương đối khó khăn và thường có sự không thống nhất giữa các chủ thể

áp dụng pháp luật Về cơ bản các Thẩm phán cũng chỉ chú trọng đến việc xem xét tính hợp pháp về mặt nội dung, thẩm quyền ban hành mà ít chú trọng đến việc xem xét tính hợp pháp về trình tự, thủ tục của quyết định hành chính Trong nhiều trường hợp, những quyết định hành chính có những vi phạm về trình tự, thủ tục hay hình thức nhưng không làm ảnh hưởng đến nội dung của quyết định hành chính và không làm ảnh hưởng đến

Trang 7

quyền lợi của đương sự thì thường không phải là căn cứ để các Thẩm phán tuyên hủy quyết định hành chính

c) Về nội dung của quyết định hành chính

Đây là tiêu chí hết sức quan trọng để đánh giá tình hợp pháp của quyết định hành chính vì những sai sót về nội dung thường là nguyên nhân trực tiếp xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Do đó các quyết định hành chính không những phải được ban hành đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục mà nội dung cũng phải phù hợp với các quy định pháp luật có liên quan Nói cách khác, mệnh lệnh cụ thể được ghi nhận trong các quyết định hành chính phải phù hợp với nội dung công tác quản lý hành chính nhà nước đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan Trên thực tế những vi phạm về mặt nội dung của quyết định hành chính thường gặp được biểu hiện qua các dạng sau:

- Quyết định hành chính được ban hành căn cứ vào các quy định của văn bản quy phạm pháp luật trái với văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực có liên quan có hiệu lực pháp lý cao hơn;

- Quyết định hành chính đươc ban hành căn cứ vào các văn bản pháp luật không còn hiệu lực thi hành hoặc chưa có hiệu lực thi hành ở thời điểm ban hành quyết định hành chính đó;

- Quyết định hành chính được ban hành trên cơ sở áp dụng pháp luật không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ việc

Trong trường hợp của Quyết định số 11692/QĐ-SHTT của Cục Sở hữu Trí tuệ Về việc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, quyết định này được bàn hành căn

cứ vào Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Cục Sở hữu Trí tuệ ban hành theo quyết định

số 69/QĐ-BKHCN của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ, vào điểm 15.7.b và điểm 15.7.c của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN của Bộ Khoa học Công nghệ và căn cứ vào kết quả thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu mang số 4-2011-15391 Các văn bản quy phạm pháp luật này đều không trái với văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực

có liên quan có hiệu lực pháp lý cao hơn, đều vẫn còn hiệu lực thi hành ở thời điểm ban hành quyết định hành chính này và đều phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ việc Vì vậy, nội dung của quyết định hành chính này cũng hoàn toàn hợp pháp

Trang 8

2 Tính hợp lí

a) Về kỹ thuật lập quy

Quyết định hành chính phải bảo đảm kỹ thuật lập quy, tức là ngôn ngữ, văn phong, cách trình bày phải rõ ràng, dể hiểu, ngắn ngọn, thuật ngữ pháp lí chính xác, không đa nghĩa Sở dĩ có điều này bởi các quyết định hành chính ban hành nhằm để thi hành luật trên thực tế nên nếu không rõ ràng chính xác sẽ dễ gây hiểu lầm dẫn đến áp dụng sai, thậm chí là tùy tiện, bừa bãi, “lách luật” để phạm pháp

Trong trường hợp của Quyết định số 11692/QĐ-SHTT của Cục Sở hữu Trí tuệ Về việc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, quyết định này đã đảm bảo được

kỹ thuật lập quy, ngôn từ, văn phong, cách trình bày đổi dễ hiểu, rõ rang, ngắn gọn, thuật ngữ pháp lý được sử dụng chính xác, không có từ đa nghĩa

b) Về tính khả thi

Quyết định hành chính phải có tính khả thi, có nghĩa là phải có cơ sở, điều kiện để thực hiện quyết định trên thực tế Những quyết định không mang tính khả thi trên thực

tế sẽ không đem lại hiệu quả mong muốn

Về Quyết định số 11692/QĐ-SHTT của Cục Sở hữu Trí tuệ Về việc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, quyết định này có cơ sở, điều kiện để thực hiện trên

thực tế, bằng chứng là các quyết định về việc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tương tự như quyết định này đều đã được thực hiện trên thực tế

KẾT LUẬN

Trong quá trình ban hành các quyết định hành chính, cá chủ thể mang quyền quản lí hành chính nhà nước cần phải quan tâm hơn nữa đến tính hợp lí và hợp pháp của quyết định mà mình đưa ra nhằm đặt được hiệu quả cao nhất trong công tác quản lí hành chính nhà nước nói chung và công tác ban hành quyết định hành chính nói riêng

Dù rất cố gắng tìm hiểu cũng như mở rộng phạm vi kiến thức về vấn đề này nhưng không thể nào tránh khỏi những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra, vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để hoàn thiện bài tập này Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 9

an Nhân dân, 2017

2 TS Nguyễn Thị Thuỷ, TS Hoàng Quốc Hồng; Hướng dẫn môn học Luật Hành chính; NXB Lao động; 2014

3 Vũ Thị Thu Thuỷ, Luận văn Thạc sĩ Luật học Các yêu cầu hợp pháp và hợp lí

đối với quyết định hành chính, 2014

https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/thoi-su/5279/co-so-nao-xac-dinh-tinh-hop-ly-cua-quyet-dinh-hanh-chinh

http://khoaluat.vinhuni.edu.vn/nghien-cuu-khoa-hoc/seo/ban-ve-quyet-dinh-hanh-chinh-doi-tuong-xet-xu-cua-vu-an-hanh-chinh-79055

View_Detail.aspx?ItemId=71

7 ThS Bùi Thị Đào, Mối quan hệ giữa tính hợp pháp và tính hợp lí của quyết định hành chính, Tạp chí Luật học, Số 2/2008

http://www.phapluatplus.vn/bao-ho-nhan-hieu-bao-xuan-toa-tuyen-thang-cho-co-so-ngan-anh-co-hop-ly-d21457.html

http://cand.com.vn/Ban-doc-cand/Nghich-ly-Cuc-So-huu-tri-tue-thua-kien-405102/

http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-phap-luat/phap-luat-kinh-doanh/xoay-quanh-mot-vu-viec-xam-pham-quyen-so-huu-tri-tue-116387.html

https://www.baomoi.com/vu-viec-cuc-so-huu-tri-tue-bi-kien-ra-toa-toa-an-dung-tiep-tay-cho-xam-pham-quyen-so-huu-tri-tue/c/20152817.epi?

utm_source=desktop&utm_medium=facebook&utm_campaign=share

12 Quyết định số 11692/QĐ-SHTT của Cục Sở hữu Trí tuệ Về việc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

PHỤ LỤC

Quyết định số 11692/QĐ-SHTT của Cục Sở hữu Trí tuệ Về việc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Ngày đăng: 06/10/2018, 02:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w