Vấn đề cơ bản của triết học, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâmTriết học ra đời khoảng thế kỷ VIIIVI Tr.CN. Theo tiếng Hy Lạp cổ, triết học được ghép từ 2 từ “philos tình yêu” và “sophia sự thông thái”. Theo nghĩa đen, triết học là tình yêu đối với sự thông thái. Khác với thần thoại chủ yếu là những quan niệm tưởng tượng hoang đường về thế giới; khác với tôn giáo là sự phản ánh thế giới một cách hư ảo, triết học phản ánh thế giới một cách chỉnh thể, nghiên cứu những vấn đề chung nhất, những quy luật chung nhất của chỉnh thể này và thể hiện chúng một cách có hệ thống dưới dạng lý luận. Ph.Ăngghen trong tác phẩm Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức đã nêu “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại” . Vấn đề này được coi là vấn đề cơ bản của triết học, vì nó ra đời cùng sự ra đời của triết học và tồn tại cùng sự tồn tại của triết học suốt từ khi ra đời cho đến nay. Hơn nữa, giải quyết vấn đề này như thế nào sẽ quy định việc giải quyết tất cả các vấn đề triết học khác như thế. Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt. Mặt thứ nhất trả lời cho câu hỏi giữa tồn tại (vật chất) và tư duy (ý thức) cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?. Việc giải quyết mặt thứ nhất này đã phân chia các nhà triết học thành hai trường phái lớn. Một là, chủ nghĩa duy vật cho rằng tồn tại (vật chất) có trước tư duy (ý thức) và quyết định tư duy (ý thức). Hai là, chủ nghĩa duy tâm, ngược lại cho rằng tư duy (ý thức) có trước tồn tại (vật chất) và quyết định tồn tại (vật chất). Trong chủ nghĩa duy tâm lại chia thành
Trang 1Bài 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
I Thông tin về giảng viên
1 Giảng viên biên soạn và chỉnh sửa, bổ sung
a Giảng viên biên soạn
Họ và tên: GS TS Nguyễn Ngọc Long
GS TS Nguyễn Hùng Hậu
GS TS Trần Phúc ThăngPGS TS Trần ThànhChức danh khoa học, học vị:
Nơi làm việc: Viện Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí MinhĐịa chỉ liên hệ: 135 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại, email:
Các hướng nghiên cứu chính:
b Giảng viên chỉnh sửa, bổ sung
Họ và tên: Trần Văn Phòng
Chức danh khoa học, học vị: Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Nơi làm việc: Viện Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí MinhĐịa chỉ liên hệ: 135 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 091.214.8194
Email: tvphong61@yahoo.com
Các hướng nghiên cứu chính:
2 Dự kiến giảng viên tham gia giảng dạy
Họ và tên: Giảng viên trường chính trị
Chức danh khoa học, học vị:
Trang 2Nơi làm việc:
Địa chỉ liên hệ:
Điện thoại, email:
Các hướng nghiên cứu chính:
II Thông tin chung về bài
- Tên bài: Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng
- Số tiết của bài: 12 tiết
- Yêu cầu của bài: bắt buộc
- Địa chỉ đơn vị phụ trách bài: Khoa Lý luận Mác-Lênin, tư tưởng HồChí Minh
III Mục tiêu của bài
1 Về kiến thức
Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản chủ nghĩa duy vật biện
chứng
2 Về kỹ năng
Giúp học viên rèn luyện phương pháp tư duy biện chứng trong việc
nhận thức các vấn đề xã hội, khắc phục tư duy siêu hình, bệnh giáo điều vàkinh nghiệm trong hoạt động lãnh đạo, quản lý
3 Về thái độ
Giúp học viên củng cố niềm tin vào chủ nghĩa duy vật biện chứng và sựnghiệp cách mạng do đảng cộng sản lãnh đạo
IV Tóm tắt nội dung của bài
1 Khái lược về triết học
2 Chủ nghĩa duy vật mác xít - cơ sở khoa học cho nhận thức và cải tạohiện thực
3 Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật
4 Lý luận nhận thức duy vật biện chứng
Trang 3V Nội dung chi tiết của bài
1 KHÁI LƯỢC VỀ TRIẾT HỌC
1.1 Vấn đề cơ bản của triết học, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
Triết học ra đời khoảng thế kỷ VIII-VI Tr.CN Theo tiếng Hy Lạp cổ,triết học được ghép từ 2 từ “philos - tình yêu” và “sophia - sự thông thái”.Theo nghĩa đen, triết học là tình yêu đối với sự thông thái Khác với thầnthoại chủ yếu là những quan niệm tưởng tượng hoang đường về thế giới; khácvới tôn giáo là sự phản ánh thế giới một cách hư ảo, triết học phản ánh thếgiới một cách chỉnh thể, nghiên cứu những vấn đề chung nhất, những quy luậtchung nhất của chỉnh thể này và thể hiện chúng một cách có hệ thống dướidạng lý luận
Ph.Ăngghen trong tác phẩm Lút-vích Phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của
triết học cổ điển Đức đã nêu “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là
của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại”1 Vấn đề nàyđược coi là vấn đề cơ bản của triết học, vì nó ra đời cùng sự ra đời của triếthọc và tồn tại cùng sự tồn tại của triết học suốt từ khi ra đời cho đến nay Hơnnữa, giải quyết vấn đề này như thế nào sẽ quy định việc giải quyết tất cả cácvấn đề triết học khác như thế
Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt Mặt thứ nhất trả lời cho câu hỏigiữa tồn tại (vật chất) và tư duy (ý thức) cái nào có trước, cái nào có sau, cáinào quyết định cái nào? Việc giải quyết mặt thứ nhất này đã phân chia các
nhà triết học thành hai trường phái lớn Một là, chủ nghĩa duy vật cho rằng tồn tại (vật chất) có trước tư duy (ý thức) và quyết định tư duy (ý thức) Hai
là, chủ nghĩa duy tâm, ngược lại cho rằng tư duy (ý thức) có trước tồn tại (vật
chất) và quyết định tồn tại (vật chất) Trong chủ nghĩa duy tâm lại chia thành
1 C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.21, tr.403.
Trang 4hai nhánh là duy tâm chủ quan và duy tâm khách quan Chủ nghĩa duy tâmchủ quan cho rằng ý thức chủ quan ở trong đầu óc con người là nguồn gốccủa mọi sự vật, hiện tượng Chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng ý thứccủa các lực lượng siêu nhiên như tinh thần thế giới, ý niệm tuyệt đối, v.v ởngoài đầu óc là nguồn gốc của mọi sự vật, hiện tượng Mặt thứ hai trả lời câuhỏi tư duy (ý thức) của con người có thể phản ánh được tồn tại (vật chất) haykhông? Nói cách khác là con người có khả năng nhận thức được thế giới haykhông? Giải quyết mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học phân chia cácnhà triết học thành những các học thuyết: khả tri (có thể biết) - khẳng địnhcon người có thể nhận thức được thế giới; bất khả tri (không thể biết) - phủđịnh khả năng nhận thức thế giới của con người; hoài nghi - nghi ngờ khảnăng nhận thức thế giới của con người Sự phát triển của khoa học và thựctiễn của nhân loại đã bác bỏ chủ nghĩa hoài nghi và thuyết không thể biết.
1.2 Chức năng thế giới quan và phương pháp luận của triết học
Thế giới quan là hệ thống quan niệm về thế giới, về bản thân con người
và vị trí của con người trong thế giới đó Triết học là hạt nhân lý luận của thếgiới quan, nghĩa là triết học quan niệm về thế giới bằng hệ thống lý luận của
mình Thế giới quan triết học có chức năng định hướng cho hoạt động nhận
thức và hoạt động thực tiễn của con người Nghĩa là, trên cơ sở quan niệm
triết học về thế giới này mà con người sẽ định hướng hoạt động nhận thức vàhoạt động thực tiễn của mình Chẳng hạn, nếu một người có quan niệm duyvật về thế giới thì trong nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn, anh ta sẽhành động theo tinh thần duy vật Ngược lại, nếu anh ta có thế giới quan duytâm thì trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, anh ta sẽ thực hiện theo tinhthần duy tâm Trong triết học có hai thế giới quan cơ bản đối lập nhau là thếgiới quan duy vật và thế giới quan duy tâm
Trang 5Cùng với chức năng thế giới quan, triết học còn có chức năng phươngpháp luận Phương pháp là những nguyên tắc, cách thức thực hiện hoạt độngnhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm đạt mục đích đã đặt ra Phương phápluận là lý luận về phương pháp, là hệ thống quan điểm, nguyên tắc xác địnhphương pháp, phạm vi ứng dụng phương pháp, v.v cho hoạt động nhận thức
và hoạt động thực tiễn Chức năng phương pháp luận của triết học thể hiện ởchỗ nó chỉ ra cho chủ thể phương pháp xem xét, nhận thức và cải tạo thế giới
Trong triết học có hai phương pháp đối lập nhau là phương pháp biệnchứng và phương pháp siêu hình Phương pháp biện chứng là phương phápxem xét sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ, vận động, biến đổi, phát triển.Phương pháp siêu hình xem xét sự vật, hiện tượng trong trạng thái cô lập, tĩnhtại, bất biến, đứng im Trong chủ nghĩa duy vật mác xít có sự thống nhất giữathế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng Thế giới quan trong chủnghĩa duy vật mác xít là thế giới quan duy vật biện chứng, còn phương phápbiện chứng là phương pháp biện chứng duy vật
2 CHỦ NGHĨA DUY VẬT MÁC XÍT - CƠ SỞ KHOA HỌC CHONHẬN THỨC VÀ CẢI TẠO HIỆN THỰC
2.1 Quan điểm duy vật mác xít về vật chất
Vật chất là phạm trù cơ bản, nền tảng của chủ nghĩa duy vật Cũng nhưcác phạm trù khác của triết học duy vật, nội dung của phạm trù vật chất luônđược bổ sung, phát triển cùng sự phát triển của khoa học, của thực tiễn vànhận thức của con người Kế thừa những thành tựu của các nhà duy vật tronglịch sử, đặc biệt là quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về vật chất,V.I.Lênin trên cơ sở khái quát những thành tựu của khoa học tự nhiên đươngthời đã đưa ra định nghĩa nổi tiếng về vật chất: “Vật chất là một phạm trù triếthọc dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm
Trang 6giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không
lệ thuộc vào cảm giác”1
Vật chất trong định nghĩa của V.I.Lênin phải được hiểu theo nghĩa triếthọc, nghĩa là nó mang tính khái quát hóa cao, phản ánh tất cả những dạng tồntại cụ thể của vật chất Vật chất có nhiều thuộc tính nhưng thuộc tính cơ bảnnhất là “thực tại khách quan” - tức là tồn tại khách quan độc lập với ý thứccủa con người và loài người Thuộc tính này là tiêu chuẩn cơ bản để phân biệtcái gì thuộc vật chất, cái gì không thuộc vật chất Định nghĩa về vật chất củaV.I.Lênin cũng khẳng định tư duy của con người có thể nhận thức được vậtchất Rõ ràng, định nghĩa về vật chất của V.I.Lênin đã khắc phục được hạnchế của những quan niệm siêu hình, máy móc về vật chất của các nhà duy vậttrước đó Đồng thời bác bỏ được thuyết không thể biết cũng như mọi biểuhiện của quan niệm duy tâm về vật chất
2.2 Quan điểm duy vật mác xít về ý thức
Các nhà duy tâm cho rằng, ý thức “sinh” ra vật chất, quyết định vậtchất chứ không phải là sự phản ánh vật chất Các nhà duy vật trước Mác nhìnchung đều thừa nhận sự tồn tại của thế giới khách quan và ý thức là sự phảnánh thế giới khách quan đó vào đầu óc con người Tuy nhiên, do mang tínhsiêu hình nên họ không thấy được tính năng động, sáng tạo của ý thức cũngnhư tính biện chứng trong quá trình phản ánh
Chủ nghĩa duy vật mác xít khẳng định ý thức có nguồn gốc tự nhiên vànguồn gốc xã hội Nguồn gốc tự nhiên thể hiện ở chỗ ý thức là thuộc tínhphản ánh của bộ óc người Phản ánh là thuộc tính chung của mọi dạng vậtchất Đó là năng lực giữ lại và tái hiện lại của hệ thống vật chất này nhữngđặc điểm của hệ thống vật chất khác, khi hai hệ thống vật chất đó tác động lẫnnhau Cùng với sự phát triển của thế giới vật chất, thuộc tính phản ánh của nó
1 V.I.Lênin (1980), Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, t.18, tr.151.
Trang 7cũng phát triển từ thấp lên cao (phản ánh vật lý, phản ánh sinh vật với cáchình thức như kích thích, cảm ứng; phản ánh tâm lý động vật; phản ánh ý thứccủa con người) Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chứccao là bộ óc người (có tới 14 tỉ tế bào thần kinh) Chính bộ óc người và sự tácđộng của thế giới khách quan lên bộ óc người là nguồn gốc tự nhiên của ýthức Như vậy, không có bộ óc người thì không thể có ý thức Nguồn gốc xãhội của ý thức thể hiện ở chỗ phải có lao động và cùng với lao động là ngônngữ thì mới có ý thức được Chính lao động đóng vai trò quyết định trongviệc chuyển biến vượn người thành người; giúp bộ óc phát triển, làm nảy sinhngôn ngữ Trên cơ sở đó thúc đẩy tư duy trừu tượng, phản ánh ý thức pháttriển Như vậy, lao động và ngôn ngữ là hai nguồn gốc xã hội trực tiếp quyếtđịnh sự ra đời của ý thức con người.Về bản chất, ý thức là hình ảnh chủ quancủa thế giới khách quan Nghĩa là, ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quanvào bộ óc con người Ý thức là hình ảnh của sự vật được thực hiện ở trongđầu óc người Nhưng đây là sự phản ánh năng động, sáng tạo Điều này thểhiện ở chỗ: Phản ánh của ý thức là phản ánh có chọn lọc, phản ánh những cái
cơ bản nhất mà con người quan tâm; phản ánh của ý thức là phản ánh khôngnguyên xi, mà còn được cải biến ở trong bộ óc người; phản ánh của ý thức cóthể là phản ánh vượt trước hiện thực, có thể dự báo được xu hướng biến đổicủa thực tiễn; ý thức là ý thức của con người, nhưng con người là con ngườihiện thực của một xã hội lịch sử cụ thể Do vậy, ý thức luôn mang bản chất xãhội
2.3 Quan điểm duy vật mác xít về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Chủ nghĩa duy vật mác xít khẳng định vật chất có trước ý thức, quyếtđịnh ý thức, ý thức là cái phản ánh cho nên là cái có sau, là cái bị quyết định.Như trên chúng ta đã rõ, ý thức là một thuộc tính của một dạng vật chất sống
Trang 8có tổ chức cao, tổ chức đặc biệt Đó là bộ óc người Do vậy, không có bộ ócngười thì không thể có ý thức Hơn nữa, ý thức tồn tại phụ thuộc vào hoạtđộng thần kinh của bộ não trong quá trình phản ánh thế giới khách quan.
Vật chất còn là cơ sở, nguồn gốc của những nội dung mà ý thức phảnánh Nghĩa là vật chất quyết định nội dung phản ánh của ý thức
Chủ nghĩa duy vật mác xít cũng cho rằng, mặc dù vật chất quyết định ýthức, nhưng ý thức có tính năng động sáng tạo, cho nên thông qua hoạt độngthực tiễn của con người có thể tác động trở lại vật chất bằng cách thúc đẩyhoặc kìm hãm ở một mức độ nào đó các điều kiện vật chất, góp phần cải biếnthế giới khách quan Tuy nhiên, sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất
dù đến đâu chăng nữa vẫn phụ thuộc vào các điều kiện vật chất Cho nên, xétđến cùng, vật chất luôn quyết định ý thức
2.4 Ý nghĩa của quan điểm duy vật mácxít về quan hệ giữa vật chất và ý thức trong nhận thức và cải tạo hiện thực
Từ quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, triết học mácxít rút raquan điểm khách quan trong nhận thức và hoạt động thực tiễn Quan điểmkhách quan yêu cầu, trong nhận thức phải nhận thức sự vật vốn như nó có,không “tô hồng, bôi đen” “Tô hồng, bôi đen” trong nhận nhận thức đều làphản ánh không đúng sự vật, từ phản ánh không đúng này sẽ dẫn tới sai lầmtrong hành động
Trong hoạt động thực tiễn luôn luôn phải xuất phát từ thực tế kháchquan, tôn trọng quy luật khách quan và hành động theo quy luật khách quan.Chúng ta không thể lấy mong muốn chủ quan thay cho thực tế khách quan,không thể hành động trước không đúng quy luật Vì như vậy sẽ phải trả giá
Quan điểm khách quan cũng yêu cầu trong hoạt động thực tiễn phảibiết phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức, tinh thần trong cải tạo thếgiới Nghĩa là phải cố gắng, tích cực vươn lên, biết phát huy tối đa lực lượng
Trang 9vật chất hiện có Đồng thời cũng phải tránh không rơi vào chủ nghĩa kháchquan, tức là trông chờ, thụ động, ỷ lại điều kiện khách quan, không cố gắng,tích cực vượt khó vươn lên
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, Đảng ta cùng với việc coitrọng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất của nhân dân đã rất chútrọng phát triển văn hóa với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội
Quan điểm khách quan cũng yêu cầu phải chống bệnh chủ quan, duy ýchí, tuyệt đối hóa ý thức, tinh thần trong hoạt động thực tiễn Thực tiễn xâydựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trước đổi mới (1986) cho thấy, chúng ta đãmắc phải bệnh chủ quan duy ý chí trong xây dựng mục tiêu, bước đi lên xâydựng chủ nghĩa xã hội và cải tạo xã hội chủ nghĩa Khắc phục những sai lầmchủ quan này, trong quá trình đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã xuất phát từthực tiễn nước ta vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, đề ra đường lối phát triển kinh tế - xã hội phù hợp Do vậy, mọi mặtđời sống của nhân dân được nâng lên, vị thế của đất nước được nâng cao
3 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
Ph.Ăngghen trong tác phẩm Chống Đuy-rinh đã khẳng định: “Nhưng
phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biếncủa sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tưduy”1 Phép biện chứng duy vật của C.Mác, Ph.Ăngghen là kết quả C.Mác vàPh.Ăngghen kế thừa có chọn lọc những tinh hoa của các nhà biện chứng tiềnbối và khái quát những thành tựu của khao học đương thời Trong phươngpháp biện chứng này có sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phươngpháp biện chứng Thế giới quan duy vật được làm giàu bằng phương phápbiện chứng còn phương pháp biện chứng được đặt trên nền thế giới quan duyvật Cho nên, biện chứng duy vật của C.Mác và Ph.Ăngghen hơn hẳn về chất
1 CMác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.20, tr.201.
Trang 10so với các hình thức biện chứng trong lịch sử Phép biện chứng duy vật baogồm hai nguyên lý, sáu cặp phạm trù và ba quy luật cơ bản Đó là một hệthống lý luận phản ánh chân thực thế giới khách quan Vì vậy, phép biệnchứng duy vật là cơ sở khoa học để xác định phương pháp nhận thức và cảitạo hiện thực.
3.1 Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật
3.1.1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Các nhà triết học siêu hình nhìn chung không thấy mối liên hệ giữa các
sự vật, hiện tượng, nếu có theo họ chỉ là mối liên hệ ngẫu nhiên, bề ngoài.Các nhà triết học duy tâm có thấy được mối liên hệ giữa các sự vật, hiệntượng, nhưng lại cho rằng ý thức, tinh thần là cơ sở của mối liên hệ này
Chủ nghĩa duy vật mác xít cho rằng giữa các sự vật, hiện tượng luôn có
sự tác động, ảnh hưởng, chi phối, v.v lẫn nhau Trên cơ sở đó, theo triết học
duy vật mác xít: Liên hệ là khái niệm chỉ sự phụ thuộc lẫn nhau, sự ảnh
hưởng, sự tương tác và chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng trongthế giới hay giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính của một sự vật, hiện
tượng, một quá trình Liên hệ phổ biến là khái niệm nói lên rằng mọi sự vật,
hiện tượng trong thế giới (cả tự nhiên, xã hội và tư duy) dù đa dạng phongphú, nhưng đều nằm trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác Cơ sởcủa mối liên hệ này là tính thống nhất vật chất của thế giới
Mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng là khách quan, bởi lẽ, nó là vốn
có của sự vật, không do ai gắn cho sự vật Mối liên hệ đó còn là phổ biến,nghĩa là nó tồn tại cả trong tự nhiên, cả trong xã hội, cả trong tư duy Đồngthời, mối liên hệ rất đa dạng, phong phú, nghĩa là có mối liên hệ bên trong,mối liên hệ bên ngoài; mối liên hệ bản chất - không bản chất; mối liên hệ tấtnhiên - ngẫu nhiên, v.v
Trang 11Từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, triết học duy vật mác xít rút ra ýnghĩa phương pháp luận để định hướng cho hoạt động nhận thức và thực tiễncủa con người, đó là quan điểm toàn diện Quan điểm toàn diện yêu cầu khixem xét sự vật phải xem xét tất cả các mặt, các yếu tố của nó, tuy nhiên phải
có trọng tâm, trọng điểm; xem xét sự vật trong mối liên hệ với các sự vật,hiện tượng khác Trong hoạt động thực tiễn, muốn cải tạo sự vật phải thựchiện đồng bộ nhiều giải pháp; phải xác định, đánh giá đúng vị trí, vai trò củatừng mối liên hệ đối với sự vận động, phát triển của sự vật
3.1.2 Nguyên lý về sự phát triển
Chủ nghĩa duy vật siêu hình coi phát triển chỉ là sự tăng lên về lượngđơn thuần Chủ nghĩa duy tâm công nhận sự phát triển, nhưng cho rằng ýthức, tinh thần là động lực, nguyên nhân của sự phát triển Chủ nghĩa duy vậtmác xít coi phát triển là quá trình vận động theo hướng đi lên từ thấp lên cao,
từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn Phát triển không chỉ là sự tăng lên,giảm đi về lượng mà còn là sự nhảy vọt về chất Nguồn gốc của sự phát triểnchính là sự thống nhất và đấu tranh của những mặt đối lập bên trong sự vậtquy định Phát triển là khách quan, phổ biến và có nhiều hình thức cụ thể khácnhau Chẳng hạn, ở thế giới hữu cơ, phát triển thể hiện ở sự tăng cường khảnăng thích nghi của cơ thể trước môi trường; ở khả năng tự sản sinh ra chínhmình với trình độ ngày càng hoàn thiện hơn Trong xã hội, phát triển thể hiện
ở khả năng chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội phục vụ con người Trong tưduy, phát triển thể hiện ở việc nhận thức ngày càng đầy đủ, đúng đắn hơn
Từ nguyên lý về sự phát triển, triết học duy vật mác xít rút ra ý nghĩaphương pháp luận là phải có quan điểm phát triển trong nhận thức và hoạtđộng thực tiễn Trong nhận thức, khi nhận thức sự vật không chỉ nhận thức nótrong hiện tại như nó có mà còn phải thấy được khuynh hướng vận động, phát
Trang 12triển của nó trong tương lai Trên cơ sở đó dự báo những tình huống có thểxảy ra để chủ động nhận thức, giải quyết.
Trong hoạt động thực tiễn cần chống bảo thủ, trì trệ, ngại đổi mới, bởi
lẽ mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới luôn luôn vận động, biến đổi và pháttriển Phát triển là khó khăn, bao gồm cả sự thụt lùi tam thời, do vậy tronghoạt động thực tiễn khi gặp khó khăn, thất bại tạm thời phải biết tin tưởng vào
tương lai
3.2 Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
Phạm trù triết học là những khái niệm chung nhất, rộng nhất phản ánhnhững mặt, những mối liện hệ bản chất của các sự vật, hiện tượng trong tựnhiên, xã hội và tư duy Phạm trù triết học khác phạm trù của các khoa học cụthể khác ở chỗ, nó mang tính quy định về thế giới quan và phương pháp luận.Các phạm trù của phép biện chứng duy vật có tính khách quan Mặc dù, phạmtrù là kết quả của tư duy, song nội dung mà nó phản ánh là khách quan, dohiện thực khách quan mà nó phản ánh quy định Nghĩa là phạm trù kháchquan về nguồn gốc, về cơ sở, nội dung Các phạm trù của phép biện chứngduy vật có tính biện chứng Điều này thể hiện ở chỗ, nội dung mà phạm trùphản ánh luôn vận động, phát triển Các phạm trù có thể thâm nhập, chuyểnhoá lẫn nhau Tính biện chứng của sự vật, hiện tượng mà phạm trù phản ánhquy định biện chứng của phạm trù Các phạm trù của phép biện chứng duy vật
là công cụ của nhận thức, đánh dấu trình độ nhận thức của con người
3.2.1 Cái riêng và cái chung
3.2.1.1 Khái niệm
Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng,
một quá trình hay một hệ thống các sự vật tạo thành một chỉnh thể tồn tại độc
lập tương đối với những cái riêng khác Ví dụ, một con người cụ thể Cái
chung là một phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính
Trang 13giống nhau được lặp lại trong nhiều cái riêng khác Ví dụ, thuộc tính là trungtâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả một quốc gia, dân tộc của thủ đô Cáichung có thể là một đặc điểm, một thuộc tính hoặc một bộ phận của những cáiriêng Tùy thuộc vào tính bao quát của nó mà người ta phân thành cái phổbiến và cái đặc thù.
Cái đơn nhất là phạm trù triết học chỉ những đặc điểm, những thuộc
tính vốn có chỉ của một sự vật, hiện tượng, quá trình và không được lặp lại ởcác cái riêng khác Ví dụ, vân tay của mỗi người, v.v
3.2.1.2 Mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật mác xít, cái riêng và cái chungkhông thể tách rời nhau Không có cái chung tồn tại độc lập đứng ngoài cáiriêng, mà cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng Ví dụ,thuộc tính chung là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả một quốc giadân tộc của thủ đô chỉ tồn tại thông qua từng thủ đô cụ thể như: Hà Nội,Phnôm-pênh, Viêng-chăn, v.v
Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liện hệ đưa đến cái chung, vì bất cứ cáiriêng nào cũng tồn tại trong mối liện hệ với những cái riêng khác Giữa nhữngcái riêng ấy bao giờ cũng có những cái chung giống nhau Ví dụ, trong mộtlớp học, mỗi học viên như một “cái riêng” nhưng giữa các học viên có thể lại
có cái chung về quốc tịch, về quê hương, về đã có gia đình riêng, v.v
Cái chung là những mặt, những thuộc tính giống nhau, hoặc có thể làmột đặc điểm, một thuộc tính của cái riêng, cho nên cái chung luôn là một bộphận của cái riêng, cái riêng là một chỉnh thể cho nên nó không gia nhập hếtvào cái chung Cũng vì vậy, cái riêng phong phú hơn cái chung Ví dụ, cáichung của thủ đô là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của một quốc gia,dân tộc Nhưng từng thủ đô cụ thể còn có nhiều nét riêng khác về diện tích,dân số, vị trí địa lý, v.v
Trang 14Trong những điều kiện nhất định, cái đơn nhất có thể chuyển hóa thànhcái chung, cái phổ biến và ngược lại Chẳng hạn, hiện tượng xảy ra trong quátrình nảy sinh, phát triển của những cái mới và sự mất dần của những cái đãtrở nên lỗi thời.
3.2.1.3 Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu mối quan hệgiữa cái chung và cái riêng
Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, cho nên muốn nắm được cáichung thì phải xem xét, phân tích các sự vật, hiện tượng cụ thể với tư cách lànhững cái riêng Muốn tìm cái chung thì không được xa rời những cái riêng
và suy luận một cách chủ quan, tuỳ tiện Trong hoạt động nhận thức cũng nhưhoạt động thực tiễn, nắm được cái chung là chìa khóa để giải quyết cái riêng,
để tránh những vấp váp không cần thiết trong quá trình giải quyết các côngviệc cụ thể Tuy nhiên, không được tuyệt đối hoá cái chung, vì như vậy dễ rơivào giáo điều Đồng thời, cũng không được tuyệt đối hoa cái riêng, vì như vậy
dễ rơi vào cục bộ địa phương, xét lại
3.2.2 Nguyên nhân và kết quả
3.2.2.1 Khái niệm
Nguyên nhân là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động qua lại giữa
các mặt, các bộ phận, các thuộc tính, các yếu tố trong một sự vật hoặc giữa
các sự vật với nhau gây ra một sự biến đổi nhất định Kết quả là phạm trù triết
học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do nguyên nhân tạo ra Nguyên cớ
là những sự vật, hiện tượng xuất hiện đồng thời cùng nguyên nhân nhưng chỉ
có quan hệ bề ngoài ngẫu nhiên với kết quả chứ không sinh ra kết quả
3.2.2.2 Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kếtquả về mặt thời gian Tuy nhiên, không phải mọi sự nối tiếp nhau về thời gianđều là quan hệ nhân quả Ví dụ, ngày và đêm không phải là nguyên nhân của
Trang 15nhau Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả khác nhau, tuỳ thuộc vàođiều kiện cụ thể Ví dụ, gạo và nước được đun sôi có thể thành cơm, thànhcháo, v.v Điều này phụ thuộc vào việc điều chỉnh nhiệt độ, mức nước, v.v.bởi người nấu Ngược lại, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân gây ra Ví
dụ, sức khoẻ của chúng ta tốt do nhiều nguyên nhân như luyện tập thể dụcđều đặn, do ăn uống điều độ, do chăm sóc y tế tốt, v.v Các nguyên nhân này
có vai trò không như nhau, nhưng cùng nhau làm cho sức khỏe con người tốtlên
Căn cứ vào tính chất, vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết
quả, triết học duy vật mácxít phân chia thành: nguyên nhân chủ yếu (là nguyên nhân quyết định sự ra đời của kết quả) và nguyên nhân thứ yếu
(nguyên nhân chỉ ảnh hưởng tới kết quả hoặc quyết định những mặt, những
bộ phận không cơ bản của kết quả); nguyên nhân bên trong (sự tác động qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố bên trong tạo thành sự vật) và nguyên nhân
bên ngoài (sự tác động qua lại giữa sự vật ấy với sự vật khác); nguyên nhân khách quan (là những sự tác động độc lập với chủ thể hành động) và nguyên nhân chủ quan (là những sự tác động phụ thuộc vào một chủ thể nhất định),
v.v Lưu ý rằng, sự phân chia này cũng chỉ là tương đối Chẳng hạn, mộtnguyên nhân trong mối liên hệ này được coi là nguyên nhân bên trong, nhưngtrong mối liên hệ khác lại có thể được coi là nguyên nhân bên ngoài
Trong những điều kiện nhất định, nguyên nhân và kết quả có thểchuyển hoá lẫn nhau Nghĩa là cái trong quan hệ này được coi là nguyên nhânthì trong quan hệ khác lại có thể là kết quả Ví dụ, chăm chỉ làm việc lànguyên nhân của thu nhập cao Thu nhập cao lại là nguyên nhân để nâng caođời sống vật chất, tinh thần cho bản thân, v.v
3.2.2.3 Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu mối quan hệnguyên nhân và kết quả
Trang 16Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần tôn trọng tínhkhách quan của mối liên hệ nhân quả Mọi sự vật, hiện tượng đều có nguyênnhân ra đời của nó, cho nên muốn hiểu rõ sự vật hay muốn cải tạo nó phải tìmhiểu rõ nguyên nhân của chúng Khi xem xét nguyên nhân thì nguyên nhân cơbản, nguyên nhân bên trong là quan trọng nhưng không được xem nhẹ cácnguyên nhân khác, nhất là những nguyên nhân bên ngoài Trong hoạt độngthực tiễn, muốn cho hiện tượng nào đó xuất hiện cần tạo nguyên nhân cùngnhững điều kiện cho nguyên nhân đó phát huy tác dụng và ngược lại Đồngthời, phải biết xác định đúng nguyên nhân để giải quyết vấn đề nảy sinh vìcác nguyên nhân có vai trò không như nhau.
3.2.3 Tất nhiên và ngẫu nhiên
3.2.3.1 Khái niệm
Tất nhiên là phạm trù triết học chỉ cái do nguyên nhân chủ yếu bên
trong sự vật quy định và trong những điều kiện nhất định, nó nhất định phải
xảy ra như thế chư không thể khác Ngẫu nhiên là phạm trù triết học chỉ cái
không phải do bản chất kết cấu bên trong sự vật, mà do những nguyên nhânbên ngoài, do sự ngẫu hợp của những hoàn cảnh bên ngoài quyết định Vìvậy, nó có thể xảy ra hoặc không xảy ra, có thể xảy ra dưới hình thức nàyhoặc dưới hình thức khác Ví dụ, trồng hạt ngô (tất nhiên) phải mọc lên câyngô, chứ không thể lên cây lạc hoặc cây khác Nhưng cây ngô tốt, hay câyngô không tốt là do chất đất, thời tiết, độ ẩm, ánh sáng, v.v quy định Đó làngẫu nhiên Cả cái tất nhiên, cả cái ngẫu nhiên đều có quy luật của nó Quyluật của cái ngẫu nhiên là những quy luật xác xuất, thống kê được ứng dụngrộng rãi trong khoa học hiện đại
3.2.3.2 Mối quan hệ giữa tất nhiên và ngẫu nhiên
Trang 17Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồntại khách quan, chúng tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau Sự thốngnhất này thể hiện ở chỗ:
Một là, cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình xuyên qua
vô số những cái ngẫu nhiên
Hai là, cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của tất nhiên, bổ sung cho
tất nhiên
Ba là, không có tất nhiên thuần tuý tách rời cái ngẫu nhiên, cũng như
không có cái ngẫu nhiên thuần tuý tách rời cái tất nhiên
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng khẳng định tất nhiên và ngẫu nhiêntrong những điều kiện nhất định có thể chuyển hoá cho nhau Ranh giới giữacái tất nhiên và cái ngẫu nhiên cũng chỉ là tương đối Bởi lẽ, thông qua mốiliên hệ này, cái được coi là cái tất nhiên, nhưng thông qua mối liên hệ khác nólại được coi là cái ngẫu nhiên và ngược lại Ví dụ, một máy vô tuyến sử dụnglâu ngày, mãi “tất nhiên” sẽ hỏng, nhưng hỏng vào khi nào, vào giờ nào lại, ởđâu lại là “ngẫu nhiên”
3.2.3.3 Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu mối quan hệgiữa tất nhiên và ngẫu nhiên
Từ quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên, chúng ta nhận thấymuốn nhận thức được cái tất nhiên phải bắt đầu nhận thức từ cái ngẫu nhiên
Trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào cái tất nhiên, không nên dựa vàocái ngẫu nhiên Tuy nhiên, cần phải dự báo được những cái ngẫu nhiên để cóthể chủ động trong mọi tình huống Đồng thời với việc dự báo cái ngẫu nhiênthì phải chuẩn bị các phương án, phương tiện đối phó với cái ngẫu nhiên, nhất
là những ngẫu nhiên không có lợi cho con người
Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hoá cho nhau trong những điềukiện thích hợp nhất định Do đó, trong hoạt động thực tiễn, cần tạo ra những