Kết cấu của luận văn...6 CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH...7 1.1.. Mối quan hệ giữa thực
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
-ĐINH VĂN GIAO
HOÀN THIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BCTC TẠI
CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập củatôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõràng
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Đinh Văn Giao
Trang 3MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu 3
3 Mục đích đề tài nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi đề tài nghiên cứu 5
5 Các phương pháp nghiên cứu 5
6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 6
7 Kết cấu của luận văn 6
CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 7
1.1 Khái quát về lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính 7
1.1.1 Khái niệm 7
1.1.2 Nội dung 7
1.2 Lý luận chung về thực hiện thủ tục phân tích và đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính 11
1.2.1 Lý luận chung về thủ tục phân tích trong giai đoạn lập Kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính 11
Khái niệm 12
1.2.2 Lý luận chung về đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính 14
Trang 41.3 Thủ tục phân tích và đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm
toán Báo cáo tài chính 22
1.3.1 Thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính 22
1.3.2 Thủ tục đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính 30
1.3.3 Mối quan hệ giữa thực hiện thủ tục phân tích và đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính 35
KẾT LUẬN CHƯƠNG I 37
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY AASC 38
2.1 Giới thiệu về Công ty AASC 38
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 38
2.1.2 Phương châm hoạt động và mục tiêu phát triển 41
2.1.3 Các dịch vụ của công ty AASC 41
2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty AASC 43
2.1.5 Khát quát chu trình kiểm toán của Công ty AASC 44
2.2 Thực trạng thủ tục phân tích và đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty AASC 46
2.2.1 Đánh giá rủi ro trong giai đoạn chấp nhận khách hàng 46
2.2.2 Thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính 49
2.2.3 Đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính 63
2.3 Đánh giá ưu, nhược điểm thực hiện thủ tục phân tích và đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch toán Báo cáo tài chính tại Công ty AASC 76
Trang 52.3.1 Thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài
chính 76
2.3.2 Đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính 78
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế thực hiện thủ tục phân tích và đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính 81
KẾT LUẬN CHƯƠNG II 82
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY AASC 83
3.1 Định hướng hoàn thiện thủ tục phân tích và đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty AASC 83
3.2 Giải pháp hoàn thiện thủ tục phân tích và đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty AASC 84
3.2.1 Giải pháp nhằm hoàn thiện thủ tục phân tich trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính 84
3.3.2 Giải pháp hoàn thiện đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính 85
3.2.3 Các giải pháp về công tác kiểm toán nói chung tại AASC 88
3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp 90
3.3.1 Đối với Cơ quan quản lý Nhà nước 90
3.3.2 Đối với Hiệp hội nghề nghiệp 91
3.3.3 Đối với Công ty AASC 92
3.4.4 Đối với các doanh nghiệp được kiểm toán 93
KẾT LUẬN CHƯƠNG III 94
KẾT LUẬN 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1 Công ty AASC Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC
13 RRSSTY Rủi ro sai sót trọng yếu
17 VACPA Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
Trang 7Bảng 2.1 Thủ tục phân tích BCTC trong giai đoạn lập KHKT 53
Sơ đồ 1.1 Đồ thị biểu hiện mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán và
chi phí kiểm toán
16
VACPA
45
Trang 8MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế trong nước và quốc tế, cácdoanh nghiệp trong nước ngày càng phát triển và mở rộng về quy mô hoạt độngcũng như ngành nghề kinh doanh.Vai trò điều tiết nền kinh tế và ảnh hưởng củadoanh nghiệp đến đời sống kinh tế - xã hội ngày càng được khẳng định Các đốitượng sử dụng thông tin tài chính của doanh nghiệp ngày càng tăng, thông tin tàichính của doanh nghiệp không chỉ để báo cáo cho các cơ quan quản lý nhà nước
để kiểm tra và xét duyệt mà còn cần cho nhiều người, được nhiều đối tượng quantâm, khai thác sử dụng cho các quyết định kinh tế
Một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để thông tin tài chính doanh nghiệp cungcấp là tin cậy và trung thực Đáp ứng yêu cầu đó hoạt động kiểm toán độc lập ra đời
và trở thành bộ phận cần thiết và quan trọng không thể thiếu trong đời sống các hoạtđộng kinh tế Trong các quan hệ kinh tế nhờ có kiểm toán mà các doanh nghiệp đãtìm được tiếng nói chung đó là sự tin cậy lẫn nhau, sự thẳng thắn, trung thực trìnhbày về tình hình tài chính của mình Hoạt động kiểm toán dần khẳng định vị thếquan trọng của mình trong nền kinh tế, những đòi hỏi từ thực tiễn quản lý đã đặt rayêu cầu phải nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp của các công ty kiểm toán độclập Việt Nam
Phương pháp tiếp cận của kiểm toán hiện đại là Phương pháp kiểm toán
dựa trên rủi ro Theo đó việc xác định, đánh giá và thiết kế các thủ tục để xử lý
rủi ro được thực hiện trong suốt quá trình kiểm toán Đây là phương pháp kiểmtoán được thiết kế phù hợp với quy định của Hệ thống 37 chuẩn mực kiểm toán(VSA) do Bộ Tài chính ban hành tháng 12/2012 và có hiệu lực từ 01/01/2014
Khi thực hiện VSA này, Công ty kiểm toán và KTV có 02 lựa chọn: Thựchiện kiểm tra cơ bản 100% (thử nghiệm cơ bản); hoặc Kết hợp kiểm tra cơ bản
Trang 9với kiểm tra kiểm soát (kiểm tra hệ thống/thử nghiệm kiểm soát) theo mức độkhác nhau: Kiểm tra cơ bản là chủ yếu, kiểm tra hệ thống là thứ yếu hoặc ngượclại Tuy nhiên, dù lựa chọn phương pháp nào, theo quy định của VSA 315 - “Xácđịnh và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị đượckiểm toán và môi trường đơn vị”, KTV vẫn phải thực hiện tìm hiểu về mặt thiết
kế của KSNB và đánh giá xem các thủ tục kiểm soát chính có được triển khaikhông.
Là một KTV trực tiếp tham gia công tác kiểm toán BCTC tại các doanhnghiệp tôi đã nhận thấy tầm quan trọng của giai đoạn lập KHKT trong một cuộckiểm toán BCTC mà đặc biệt việc phân tích và đánh giá rủi ro trong giai đoạn lậpKHKT là khâu vô cùng quan trọng để giúp cho các công ty kiểm toán xây dựng mộtKHKT hợp lý góp phần nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của cuộc kiểmtoán
Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc thực hiện thủ tục phân tích và đánh giárủi ro mang tính xét đoán chuyên môn và phụ thuộc vào nhận thức của KTV vềnhu cầu của người sử dụng thông tin trên BCTC Do đó, thủ tục phân tích vàđánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại các Công ty kiểm toáncòn nhiều điểm chưa hoàn thiện và chưa thực sự hiệu quả trong công tác kiểmtoán Nhận thức được tầm quan trọng của thủ tục phân tích và đánh giá RRKTtrong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán cũng như đòi hỏi cấp thiết cần hoàn thiệncông tác này.Với kinh nghiệm công tác thực tiễn trong kiểm toán BCTC tại Công
ty AASC cùng sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của TS Hà Thị Ngọc Hà, tôi
đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện thủ tục phân tích và đánh giá rủi
ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chinh tại Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC” với mong muốn đạt được những phân tích,
nhận xét xác đáng và đóng góp hoàn thiện thủ tục phân tích và đánh giá rủi rotrong giai đoạn lập KHKT BCTC tại Công ty AASC Đây là vấn đề mang tínhthực tiễn, nhằm góp phần xây dựng và phát triển hoạt động kiểm toán trong tiến
Trang 10trình hội nhập vào khu vực và quốc tế của Việt Nam nói chung và cũng là nhữngđóng góp đối với hoạt động của công tác kiểm toán tại Công ty AASC nói riêng.
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên
cứu
Kiểm toán đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao độ tin cậy và tínhminh bạch của thông tin tài chính của các đối tượng tham gia nền kinh tế Tuynhiên, chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập còn nhiều tồn tại, một trongnhững nhân tố tác động mạnh tới chất lượng cuộc kiểm toán là quy trình thựchiện thủ tục phân tích và đánh giá rủi rủi ro trong giai đoạn lập KHKT Do vậy,đây là một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều học giả Có nhiềucông trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này như:
- Để tài “Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tạicác Công ty kiểm toán độc lập” của tác giả Ths Đinh Thị Thu Hà; Đề tài đã nêuthực trạng áp dụng thủ tục phân tích và các giải pháp hoàn thiện thủ tục phântích trong kiểm toán báo cáo tài chính
- Đề tài “Hoàn thiện quy trình Xác lập mức trọng yếu và Đánh giá rủi rokiểm toán trong giai đoạn Lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công tyTNHH Hãng kiểm toán AASC” của tác giả Ths Phạm Ngọc Hà; Đề tài đã làm
rõ mối quan hệ giữa mức trọng yếu và đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập KHKT,phương pháp xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro trong giai đoạn lậpKHKT BCTC
- Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu đánh giá trọng yếu và rủi ro nhằm nâng caochất lượng hoạt động trong các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam” của tác giảĐoàn Thanh Nga; Luận án đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về chấtlượng hoạt động kiểm toán độc lập và quy trình đánh giá trọng yếu, RRKT Phântích và đánh giá được thực trạng quy trình đánh giá trọng yếu, RRKT trong mốiquan hệ với chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty kiểm toán độc lập
Như vậy, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về quy trình thực hiện thủ tục
Trang 11phân tích và đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập KHKT BCTC Các đề tài đều hệthống hóa được vấn đề lý luận liên quan đến quy trình thực hiện thủ tục phântích và đánh giá rủi ro Tuy nhiên, chưa có đề tài nghiên cứu nào đi sâu vào vậndụng thủ tục phân tích và đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập KHKT BCTC.Đồng thời các đề tài đang áp dụng theo hệ thống VSA cũ chưa định hướng kiếmtoán theo hệ thống 37 chuẩn mực kiểm toán mới do Bộ Tài chính ban hành tháng12/2012 và có hiệu lực từ 01/01/2014 Do vậy đề tài này hoàn toàn không trùnglắp với các đề tài luận văn đã bảo vệ và có giá trị thực tiễn.
3 Mục đích đề tài nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận văn là đánh giá thực trạng quy trình thực hiệnthủ tục phân tích và đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập KHKT BCTC tại Công tyAASC Trên cơ sở phân tích, đánh giá những vấn đề cấp bách đặt ra, luận vănnêu ra phương hướng và giải pháp mang tính ổn định, lâu dài nhằm hoàn thiệnthủ tục phân tích và đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập KHKT BCTC tại Công typhù hợp với VSA và mục tiêu phát triển lâu dài của Công ty
Để đạt được mục tiêu nêu trên luận văn cần thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:
- Xác định các Chuẩn mực kiểm toán và các quy định pháp lý có liênquan đến việc lập KHKT BCTC Cụ thể hóa các nhân tố tác động đến thực hiệnthủ tục phân tích và đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập KHKT BCTC tại Công tyAASC bao gồm các nhân tố chủ quan thuộc về xét đoán của KTV và các nhân tốkhách quan thuộc quy định pháp lý có liên quan;
- Tìm hiểu, phân tích thực trạng quy trình thực hiện thủ tục phân tích vàđánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập KHKT BCTC tại Công ty AASC.Qua đó chỉ rõ những ưu nhược điểm và tìm ra được nguyên nhân của thực trạng
- Trên cơ sở vận dụng các CMKiT, văn bản pháp luật liên quan đến việclập KHKT BCTC để đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện thủ tục phân tích
và đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập KHKT BCTC cho Công ty
Trang 124 Đối tượng và phạm vi đề tài nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu về thực hiện thủ
tục phân tích và đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập KHKT BCTC tại Công tyAASC
Về phạm vi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ chỉ giới hạn trong
việc thu thập thông tin về quy trình thực hiện thủ tục phân tích và đánh giá rủi rotrong giai đoạn lập KHKT BCTC tại Công ty AASC Do phạm vi nghiên cứucủa đề tài về khâu lập KHKT BCTC nên các bước công việc tại giai đoạn thựchiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán sẽ không được đề cập chi tiết
5 Các phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng, đề tài vận dụng các phương pháp chung như: Thu nhận thông tin,tổng hợp, phân tích, từ đó đưa ra các luận cứ cơ bản về thực hiện thủ tục phântích và đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập KHKT BCTC tại Công ty AASC, kếthợp nghiên cứu với thực tiễn, kết hợp cả nghiên cứu định tính với nghiên cứuđịnh lượng Cụ thể, trên cơ sở những kiến thức đã được tích lũy về kiểm toánBCTC, kết hợp với việc tham khảo các tài liệu có liên quan đến đề tài, em đãphân tích và tổng hợp để hoàn thành lý luận chung về thực hiện thủ tục phân tích
và đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập KHKT BCTC
Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Sử dụng kết hợp các phương pháp: quan
sát, phỏng vấn, phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh để phân tích, đánh giáthực trạng thực hiện thủ tục phân tích và đánh giá rủi ro trong giai đoạn lậpKHKT BCTC tại Công ty Công ty AASC
Tác giả trình bày kết quả nghiên cứu dưới dạng thống kê mô tả các biểu sốliệu, sơ đồ Dựa trên kết quả nghiên cứu đã tổng hợp đưa ra được các đánh giá vềthực hiện thủ tục phân tích và đánh giá rủi ro cũng như khái quát được các nhân
tố tác động tới quá trình thực hiện thủ tục phân tích và đánh giá rủi ro trong giai
Trang 13đoạn lập KHKT BCTC tại Công ty AASC.
Đánh giá mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đã nêu với thực trạng tạiCông ty AASC.Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình thực hiện thủ tụcphân tích và đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập KHKT tại Công ty AASC trên cơ
sở các đánh giá nêu trên Từ đó, đề xuất giải pháp cụ thể hoàn thiện thực hiệnthủ tục phân tích và đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập KHKT tại Công ty AASC
6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận chung về quy trình thực hiện thủtục phân tích và đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập KHKT BCTC;
Phân tích, đánh giá về tình hình thực hiện thủ tục phân tích và đánh giá rủi
ro trong giai đoạn lập KHKT BCTC tại Công ty AASC Từ đó đánh giá ưu,nhược điểm của quy trình này;
Đề xuất các giải pháp thực tế nhằm cải thiện quy trình đánh giá trọng yếu
và rủi ro trong giai đoạn lập KHKT BCTC tại Công ty AASC
Luận văn là tài liệu hữu ích cho Công ty AASC tham khảo các giải pháp
đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và các Danh mục, nội dung luận văn gồm
ba (03) chương:
Chương I: Lý luận chung về thực hiện thủ tục phân tích và đánh giá rủi ro trong
giai đoạn lập KHKT BCTC
Chương II: Thực trạng thực hiện thủ tục phân tích và đánh giá rủi ro trong giai
đoạn lập KHKT BCTC tại Công ty AASC
Chương III: Giải pháp hoàn thiện thực hiện thủ tục phân tích và đánh giá rủi ro
trong giai đoạn lập KHKT BCTC tại Công ty AASC
Trang 14CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH
VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1 Khái quát về lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính
1.1.1 Khái niệm
KHKT là những định hướng và những công việc dự kiến phải làm trongquá trình kiểm toán, đồng thời KHKT cũng chỉ ra những điều kiện cần thiết đểthực hiện một cuộc kiểm toán được sắp xếp theo một trình tự cụ thể nhất định
1.1.2 Nội dung
Lập kế hoạch không phải là một giai đoạn tách rời của cuộc kiểm toán, mà
là một quá trình được lặp đi, lặp lại và bắt đầu ngay sau khi hoặc cùng lúc kếtthúc cuộc kiểm toán trước và tiếp tục cho đến khi kết thúc cuộc kiểm toán hiệntại Tuy nhiên, lập KHKT bao gồm cả việc xem xét lịch trình của một số hoạtđộng và các thủ tục kiểm toán cần phải hoàn thành trước khi thực hiện các thủtục kiểm toán tiếp theo (đoạn A2 – VSA 300)
Việc lập KHKT phải đảm bảo các yêu cầu sau:
KHKT phải được lập riêng cho từng cuộc kiểm toán
các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và nhữngvấn đề tiềm ẩn; và đảm bảo cho cuộc kiểm toán hoàn thành đúng thời hạn (đoạn
08 – VSA 300)
Trang 15 KHKT sẽ thay đổi tùy theo quy mô khách hàng, tính chất phức tạp củacông việc kiểm toán, kinh nghiệm và những hiểu biết của KTV về đơn vị và hoạtđộng của đơn vị được kiểm toán (đoạn 09 – VSA 300).
Khi lập KHKT, KTV phải hiểu biết về hoạt động của đơn vị được kiểm toán đểnhận biết được các sự kiện, nghiệp vụ có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC.(đoạn 10 – VSA 300)
KHKT bao gồm 3 bộ phận:
Chiến lược kiểm toán tổng thể (đoạn 7,8 - VSA 300)
Chiến lược kiểm toán tổng thế
KTV phải xây dựng chiến lược kiểm toán tổng thể để xác định phạm vi,lịch trình, định hướng của cuộc kiểm toán và để làm cơ sở lập KHKT
Nội dung chiến lượng kiểm toán tổng thể thường bao gồm:
- Xác định đặc điểm của cuộc kiểm toán nhằm xác định phạm vi kiểmtoán;
- Xác định mục tiêu báo cáo của cuộc kiểm toán nhằm thiết lập lịch trìnhkiểm toán và yêu cầu trao đổi thông tin;
- Xem xét các yếu tố mà theo xét đoán chuyên môn của KTV là có vaitrò quan trọng trong việc xác định công việc trọng tâm của nhóm kiểm toán;
- Xem xét kết quả của các thủ tục ban đầu của cuộc kiểm toán cũng nhưnhững hiểu biết mà thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán
đã thu được từ việc cung cấp các dịch vụ trước đây cho đơn vị được kiểm toán
đó có phù hợp với cuộc kiểm toán này không;
- Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi các nguồn lực cần thiết đểthực hiện cuộc kiểm toán
Trang 16Để kiểm toán các đơn vị nhỏ, chỉ cần một nhóm kiểm toán nhỏ Các cuộc kiểm
toán loại này có thể chỉ do một thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán và một KTV hành nghề thực hiện.Với một nhóm kiểm toán nhỏ,
sự liên hệ và trao đổi giữa các thành viên trong nhóm được thực hiện dễ dànghơn Xây dựng chiến lược kiểm toán tổng thể cho cuộc kiểm toán nhỏ không cầnphải phức tạp và mất nhiều thời gian, được thay đổi theo quy mô của từng đơn vịđược kiểm toán, độ phức tạp của cuộc kiểm toán và quy mô của nhóm kiểmtoán Ví dụ, một bản ghi nhớ tóm tắt được lập khi kết thúc cuộc kiểm toán nămtrước, dựa vào việc soát xét các giấy tờ làm việc và các vấn đề nổi bật đã đượcxác định trong cuộc kiểm toán vừa hoàn thành, được cập nhật trong kỳ hiện tạidựa vào việc thảo luận với người đứng đầu đơn vị được kiểm toán, có thể được
sử dụng như là chiến lược kiểm toán cho cuộc kiểm toán hiện tại
Kế hoạch kiểm chi tiết
KHKT được lập chi tiết hơn so với chiến lược kiểm toán tổng thể, baogồm nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán sẽ được các thànhviên của nhóm kiểm toán thực hiện Việc lập KHKT được thực hiện trong suốtquá trình kiểm toán.Ví dụ, lập kế hoạch cho các thủ tục đánh giá rủi ro được thựchiện khi bắt đầu cuộc kiểm toán Tuy nhiên, lập kế hoạch cho nội dung, lịch trình
và phạm vi của thủ tục kiểm toán cụ thể tiếp theo lại phụ thuộc vào kết quả củathủ tục đánh giá rủi ro Ngoài ra, KTV có thể bắt đầu thực hiện một số thủ tụckiểm toán cho một số giao dịch, số dư tài khoản và thuyết minh trước khi lập kếhoạch cho tất cả các thủ tục kiểm toán còn lại
- Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục đánh giá rủi ro theo quyđịnh và hướng dẫn tại VSA 315;
- Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo ởcấp độ cơ sở dẫn liệu theo quy định và hướng dẫn tại VSA 330;
- Các thủ tục kiểm toán bắt buộc khác để đảm bảo cuộc kiểm toán tuân
Trang 17thủ các VSA (xem hướng dẫn tại đoạn A12 Chuẩn mực này
Chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán là một bảng liệt kê, chỉ dẫn các thủ tục kiểm toánchi tiết tương ứng với mục tiêu kiểm toán của các công việc kiểm toán cụ thểđược sắp xếp theo một trình tự nhất định
Lập KHKT là giai đoạn đầu tiên mà KTV cần thực hiện trong mỗi cuộckiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như các điều kiện cần thiếtkhác cho kiểm toán Lập KHKT không chỉ xuất phát từ yêu cầu chính của cuộckiểm toán mà còn là nguyên tắc cơ bản trong công tác kiểm toán đã được quyđịnh thành chuẩn mực, có vai trò quan trọng, chi phối tới chất lượng và hiệu quảchung của toàn bộ cuộc kiểm toán
Nguyên tắc kiểm toán quốc tế thứ ba – các nguyên tắc cơ bản xuyên suốtcuộc kiểm toán – do IAPC (Ủy ban thực hành kiểm toán quốc tế ban hành) quy
định: “KTV phải lập KHKT để trợ giúp cho công việc kiểm toán tiến hành có
hiệu quả, đúng thời gian KHKT phải dựa trên cơ sở các hiểu biết về đặc điểm kinh doanh của khách hàng”.
Tại đoạn 02, Chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 300 quy định: “Chuyên
gia kiểm toán cần lập KHKT để có thể đảm bảo rằng cuộc kiểm toán đó được tiến hành một cách có hiệu quả”.
Tại đoạn 02 VSA 300 quy định: “KTV và công ty kiểm toán phải lập
KHKT để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả”.
Ba lý do chính khiến KTV cần phải lập KHKT một cách đúng đắn:
Giúp KTV thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp,
Tiết kiệm chi phí kiểm toán,
Tránh được sự bất đồng quan điểm với khách hàng
Trang 18Thứ nhất: KHKT giúp KTV thu thập được bằng chứng kiểm toán đầy đủ
và thích hợp Đây là ý nghĩa quan trọng nhất của KHKT Từ KHKT, KTV xácđịnh được những vấn đề trọng tâm cần lưu ý, những điểm mấu chốt trong kiểmtoán Từ đó tập trung kiểm tra, thu thập đầy đủ những bằng chứng có giá trịnhằm giải tỏa nghi ngờ cho các vấn đề trên, giúp cho KTV đưa ra ý kiến nhậnxét thích hợp về BCTC được kiểm toán, hạn chế rủi ro và giữ vững uy tín nghềnghiệp đối với KH
Thứ hai: KHKT giúp giữ chi phí kiểm toán ở mức hợp lý Bởi vì KHKT
giúp các KTV phối hợp hiệu quả với nhau và với các bộ phận liên quan như:KTV nội bộ và các chuyên gia bên ngoài… Đồng thời, qua sự phối hợp hiệu quả
đó, KTV có thể tiến hành cuộc kiểm toán theo đúng chương trình đã lập với cácchi phí và thời gian ở mức hợp lý, tăng cường sức cạnh tranh cho công ty kiểmtoán và giữ uy tín với KH trong mối quan hệ làm ăn lâu dài
Thứ ba: KHKT thích hợp sẽ là căn cứ để công ty kiểm toán tránh xảy ra
những bất đồng với KH và là minh chứng rõ ràng để khẳng định cuộc kiểm toán
đã được tiến hành hợp lý và có hiệu quả Trên cơ sở KHKT đã lập, KTV thốngnhất với KH về nội dung công việc thực hiện, thời gian tiến hành kiểm toán cũngnhư trách nhiệm của mỗi bên
Do đó để lập được KHKT, KTV phải dựa trên cơ sở các chuẩn mực kiểmtoán về lập KHKT (VSA 300) và những thỏa thuận, hợp đồng ký kết với kháchhàng
1.2 Lý luận chung về thực hiện thủ tục phân tích và đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính
1.2.1 Lý luận chung về thủ tục phân tích trong giai đoạn lập Kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính
Trang 19
Khái niệm
Theo VSA 520 thì “Thủ tục phân tích được hiểu là việc đánh giá thông tintài chính, qua việc phân tích các mối quan hệ hợp lý giữa dữ liệu tài chính và phitài chính”
Một trong các công cụ hữu ích, giúp KTV thu thập bằng chứng kiểm toáncũng như đưa ra các kết luận kiểm toán phù hợp, giảm thiểu rủi ro kiểm toánđáng kể mà các công ty kiểm toán Việt Nam ngày nay đang hướng đến, trongcuộc kiểm toán BCTC là thủ tục phân tích Đây là thủ tục kiểm toán khá đơngiản, ít tốn kém thời gian, chi phí nên nếu vận dụng tốt thủ tục phân tích sẽ giúpKTV và các công ty kiểm toán tiết kiệm thời gian, chi phí Đồng thời, giúp cuộckiểm toán được thực hiện một cách khoa học, hiệu quả Chính vì vai trò, ý nghĩa
to lớn trên của thủ tục phân tích nên việc tăng cường nghiên cứu và vận dụngphương pháp này một cách đúng đắn, khoa học là cần thiết, khách quan và phùhợp với xu thế kiểm toán trên thế giới
Như vậy, thủ tục phân tích là quá trình đánh giá thông tin tài chính đượcthực hiện thông qua việc nghiên cứu các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các chỉtiêu tài chính và phi tài chính, …Bao gồm cả quá trình so sánh số liệu phản ánhtrên sổ sách với số liệu ước tính của KTV Thủ tục phân tích cũng bao gồm việcđiều tra, khi cần thiết, về các biến động hoặc các mối quan hệ được xác định làkhông nhất quán với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch đáng kể
so với các giá trị dự tính
Vai trò của thủ tục phân tích trong giai đoạn lập KHKT
Thủ tục phân tích là một công cụ hữu dụng, để đưa ra các quyết định khiBCTC có chứa các mối quan hệ cũng như những khoản mục bất thường.Thủ tụcphân tích có thể được tiến hành từ việc so sánh một cách cơ bản các khoản mụcđến phân tích phức tạp để tìm ra những biến động bất thường
Trang 20Thủ tục phân tích có vai trò và ý nghĩa quan trọng, trong cả ba giai đoạncủa cuộc kiểm toán BCTC Nếu như trong giai đoạn lập KHKT, KTV vận dụngthủ tục phân tích như các thủ tục đánh giá rủi ro nhằm xác định, khoanh vùngcác rủi ro có sai sót trọng yếu trên BCTC thì trong giai đoạn thực hiện kiểm toán,KTV vận dụng thủ tục phân tích như một biện pháp xử lý các rủi ro đã được xácđịnh trong giai đoạn lập kế hoạch Và cuối cùng, trong giai đoạn kết thúc kiểmtoán, KTV tiếp tục sử dụng phương pháp này để đánh giá sự biến động của các
bộ phận, khoản mục sau khi được điều chỉnh trên BCTC có nhất quán với hiểubiết của KTV hay không
Trong giai đoạn lập KHKT, thủ tục phân tích được sử dụng như một công
cụ định hướng nhằm xác định bản chất, thời gian và phạm vi của các thử nghiệm
cơ bản Mục tiêu của việc sử dụng các thủ tục phân tích trong giai đoạn này là đểtăng thêm sự hiểu biết của KTV về khách hàng được kiểm toán và giúp KTV xácđịnh những rủi ro kiểm toán cụ thể bằng cách cân nhắc đánh giá các số dư tàikhoản có biến động bất thường hoặc ngoài mong đợi Các thủ tục phân tích được
sử dụng trong giai đoạn lập KHKT có thể bao gồm các kỹ thuật sau đây: So sánh
số dư trên bảng cân đối chưa được điều chỉnh của năm nay với số dư đã đượcđiều chỉnh của năm trước
Ước tính các chỉ tiêu có biến động đáng kể: như so sánh chỉ tiêu năm nayvới chỉ tiêu bình quân ngành
Ước tính các chỉ tiêu dựa trên các thông tin tài chính và thông tin phi tàichính Ví dụ, số lượng sản phẩm sản xuất với công suất máy móc, thiết bị ¦
Phân tích hồi quy
KTV sử dụng các kỹ thuật so sánh tương đối đơn giản trong khâu lậpKHKT như phân tích tỷ suất và phân tích xu hướng Thực tế cho thấy, hầu hếtcác KTV thực hiện kỹ thuật phân tích xu hướng nhiều hơn vì việc thực hiện thủtục này tỏ ra đơn giản, mất ít thời gian hơn thủ tục phân tích tỷ suất Tuy nhiên,cần khẳng định rằng thủ tục phân tích xu hướng chỉ phản ánh được sự biến động
Trang 21của các chỉ tiêu mà không thể phản ánh đầy đủ mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trênBCTC Do đó, KTV cần phải sử dụng kết hợp linh hoạt hai thủ tục này trong giaiđoạn lập KHKT mới có thể đem lại hiệu quả cao nhất.
1.2.2 Lý luận chung về đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính
Lý luận chung về rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán
Rủi ro thường được hiểu là một điều không may mắn, xảy ra không nhưmong muốn đặt ra Trong sản xuất kinh doanh, người ta thường đề cập tới rủi rokinh doanh Bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng chứa đựng rủi
ro kinh doanh và có thể xảy ra tại mọi thời điểm với mức độ lớn hoặc nhỏ Nhưvậy, xét về mặt bản chất, rủi ro kinh doanh là những rủi ro trong hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp
Theo VSA 315 về xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua
hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị thì: “Rủi ro kinh
doanh: Là rủi ro phát sinh từ các điều kiện, sự kiện, tình huống, việc thực hiện hay không thực hiện các hành động có ảnh hưởng đáng kể mà có thể dẫn đến ảnh hưởng bất lợi tới khả năng đạt được mục tiêu và thực hiện được chiến lược kinh doanh của đơn vị, hoặc là rủi ro phát sinh từ việc xác định mục tiêu và chiến lược kinh doanh không phù hợp” Mục tiêu của KTV và doanh nghiệp kiểm toán là xác
định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn ở cấp độBCTC và cấp độ cơ sở dẫn liệu, thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán vàmôi trường của đơn vị, trong đó có kiểm soát nội bộ, từ đó cung cấp cơ sở cho việcthiết kế và thực hiện các biện pháp xử lý đối với rủi ro có sai sót trọng yếu đã đượcđánh giá Vì vậy, KTV phải xem xét việc chấp nhận khách hàng mới hay duy trìkhách hàng hiện tại có làm tăng rủi ro cho hoạt động cũng như uy tín của KTV vàcông ty kiểm toán hay không KTV thực hiện tìm hiểu hoạt động kinh doanh, môitrường kinh doanh của doanh nghiệp, tính liêm chính của BGĐ để nhận diện các rủi
ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó đánh giá rủi ro khi chấp
Trang 22nhận hợp đồng kiểm toán Tuy nhiên, KTV chỉ có thể đánh giá rủi ro kinh doanh vàquyết định có chấp nhận hay không đối với hợp đồng kiểm toán mà không thể trựctiếp kiểm soát được rủi ro kinh doanh mặc dù đã thực hiện đánh giá rủi ro chấpnhận hợp đồng kiểm toán trước khi chấp nhận một khách hàng mới hay duy trìkhách hàng cũ
Lý luận chung về rủi ro kiểm toán
Theo VSA 200 Mục tiêu tổng thể của KTV RRKT là rủi ro do KTV đưa
ra ý kiến kiểm toán không phù hợp khi BCTC đã được kiểm toán còn chứa đựngsai sót trọng yếu RRKT là hệ quả của rủi ro có sai sót trọng yếu (gồm RRTT,RRKS) và RRPH;
Như vậy, RRKT trước hết là một loại rủi ro và nó xảy ra khi KTV đã thựchiện các thủ tục kiểm toán cần thiết nhưng vẫn không thể phát hiện được toàn bộcác sai phạm trên BCTC dẫn tới việc KTV đưa ra ý kiến kiểm toán không phùhợp với các thông tin đưa ra trên BCTC của đơn vị được kiểm toán Và các saiphạm chưa được phát hiện trên BCTC lại là các sai phạm trọng yếu có ảnhhưởng đáng kể tới quyết định của người sử dụng thông tin trên BCTC
RRKT thường xảy ra theo hướng: BCTC có những sai phạm trọng yếu,nhưng KTV không phát hiện được, do đó đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ đối vớiBCTC Trong trường hợp này ý kiến chấp nhận toàn phần là không phù hợp có thểgây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyết định của người sử dụng thông tin trênBCTC
RRKT luôn tồn tại do: khả năng thực tế của KTV, do giới hạn về thời gian
và chi phí kiểm toán, do kỹ thuật chọn mẫu kiểm toán đưa ra mẫu chọn không đạidiện và không phù hợp và việc phát hiện gian lận là khó hơn phát hiện sai sót.Những người sử dụng thông tin trên BCTC luôn yêu cầu thông tin nhận được làchính xác và chỉ chấp nhận mức RRKT thấp, từ đó đòi hỏi KTV phải nỗ lực trongcông việc để có được một mức RRKT ở mức thấp nhất có thể chấp nhận được NếuKTV mong muốn một tỷ lệ RRKT thấp, có nghĩa là kết luận kiểm toán có độ tin
Trang 23cậy cao, hay nói cách khác, lượng bằng chứng cần thu thập phải tăng lên và chi phíkiểm toán sẽ tăng theo Vì vậy, mức độ RRKT cao hay thấp quyết định khối lượngcông việc kiểm toán sẽ tiến hành và phụ thuộc vào kỳ vọng của người sử dụngthông tin và khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn tài chính sau khi báo cáo kiểmtoán được công bố.
Mức độ RRKT dự kiến cao hay thấp quyết định khối lượng công việc kiểmtoán phải tiến hành Vì vậy, cần phải tiến hành nghiên cứu các thành phần củaRRKT, xem xét tác động của thành phần này đến khối lượng công việc kiểm toáncần phải tiến hành, cũng như đến trình tự và các thủ pháp kiểm toán thích hợp cầnphải tiến hành Trong thực tế, RRKT thường xảy ra do giới hạn về quản lý và giớihạn về chi phí kiểm toán Trong mối quan hệ này RRKT và chi phí có mối quan hệ
tỷ lệ nghịch
Sơ đồ 1.1: Đồ thị biểu hiện mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán và
chi phí kiểm toán
Trong giai đoạn lập KHKT, KTV phải xác định mức độ RRKT mongmuốn cho toàn bộ BCTC Mức độ rủi ro này phụ thuộc vào các yếu tố:
tưởng càng cao thì những sai lệch trọng yếu trên BCTC dễ gây tác hại trên phạm
vi rộng vì vậy KTV phải xác định mức RRKT mong muốn là thấp, tăng lượngbằng chứng kiểm toán thu thập và tăng độ chính xác trong các kết luận kiểm toán
Trang 24đưa ra;
toán: Khả năng này càng cao thì rủi ro đối với công ty kiểm toán càng cao dokhả năng liên quan tới các vụ kiện của các bên sử dụng BCTC đã được công bố.Khi đó, KTV phải thiết lập một mức RRKT mong muốn thấp hơn so với kháchhàng không gặp khó khăn về tài chính, từ đó tăng số lượng BCKT cần thu thập,tăng chi phí kiểm toán KTV có thể dựa vào các yếu tố như khả năng hoán đổithành tiền mặt, các khoản lãi (lỗ) trong các năm trước, các biện pháp nhằm giatăng quá trình tài trợ và bản chất công việc kinh doanh của khách hàng để dựđoán những thất bại về tài chính của khách hàng trong tương lai
Dựa vào các yếu tố về mức độ tin cậy vào BCTC của người sử dụng bênngoài và khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn về tài chính sau khi công bốBCTC sẽ giúp KTV xác định được mức RRKT mong muốn cho toàn bộ BCTCđược kiểm toán Tuy nhiên, Việc thiết kế chương trình kiểm toán lại đòi hỏiphải thiết kế thủ tục kiểm toán riêng cho từng khoản mục trên BCTC Các thủtục kiểm toán thiết kế cho từng khoản mục lại phụ thuộc rất lớn vào RRKTđược xác định cho từng khoản mục đó Chính vì thế, sau khi thiết lập mứcRRKT chung cho toàn bộ BCTC, KTV cần dựa vào đó để đưa ra mức RRKTcho từng khoản mục
a Rủi ro có sai sót trọng yếu
Theo VSA 200 Mục tiêu tổng thể của KTV Rủi ro có sai sót trọng yếu làrủi ro khi BCTC chứa đựng những sai sót trọng yếu trước khi kiểm toán Tại cấp
độ cơ sở dẫn liệu, rủi ro có sai sót trọng yếu bao gồm hai bộ phận:
(i) RRTT: Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có, do khả năng cơ sở dẫn liệu của mộtnhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh có thểchứa đựng sai sót trọng yếu, khi xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, trướckhi xem xét đến bất kỳ kiểm soát nào có liên quan;
(ii) RRKS: Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu, khi xét riêng lẻ hay tổnghợp lại, đối với cơ sở dẫn liệu của một nhóm giao dịch, số dư tài
Trang 25khoản hay thông tin thuyết minh mà kiểm soát nội bộ của đơn vịkhông thể ngăn chặn hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời;
Rủi ro tiềm tàng
Khi lập KHKT, KTV và công ty kiểm toán phải đánh giá RRTT cho toàn
bộ BCTC của đơn vị được kiểm toán Khi lập chương trình kiểm toán, KTV phảixác định cụ thể mức độ RRTT cho các số dư hoặc loại nghiệp vụ quan trọng đếntừng cơ sở dẫn liệu Trường hợp không thể xác định cụ thể được thì KTV phảigiả định rằng RRTT là cao cho cơ sở dẫn liệu đó Căn cứ vào mức độ đánh giáRRTT để dự kiến các công việc, thủ tục kiểm toán sẽ được thực hiện cho cácnghiệp vụ, các khoản mục trọng yếu trên BCTC, hoặc các nghiệp vụ, các khoảnmục mà KTV cho là có RRTT cao
“RRTT là sự nghi ngờ một số dư tài khoản nào đó trong một khoản nghiệp
vụ nào đó mà sai sót có thể xảy ra giả sử rằng không có một bước kiểm soát nội
bộ liên quan nào Rủi ro này liên quan đến hoạt động và ngành nghề kinh doanhcủa khách hàng.”
Như vậy, RRTT là xác suất tồn tại những sai phạm trọng yếu trên BCTC
do các vấn đề bất thường tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh, trong môi trườngkinh doanh hay trong bản chất các khoản mục Đây là yếu tố rủi ro mang tínhkhách quan, thuộc về bản chất của đối tượng kiểm toán, các hoạt động kiểm soát,kiểm toán không tạo ra nó
Rủi ro kiểm soát
“RRKS là khả năng xảy ra các sai phạm trọng yếu do KSNB của đơn vịkhách hàng không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả Do đó, đã khôngphát hiện và ngăn chặn các sai phạm này.”
RRKS phụ thuộc vào KSNB của đơn vị, đây là rủi ro luôn tồn tại và khótránh khỏi vì những hạn chế vốn có của KSNB, nó tồn tại khách quan đối vớiKTV Yêu cầu đặt ra là KTV phải có những biện pháp để đánh giá nó một cách
Trang 26thích hợp.
Để đánh giá RRKS KTV căn cứ vào sự hiểu biết và thực hiện đánh giáKSNB theo các bước sau:
Bước 1: Thu thập hiểu biết về KSNB và mô tả chi tiết;
Bước 2: Đánh giá ban đầu về RRKS và lập kế hoạch cho từng khoản mục;Bước 3: Thực hiện thử nghiệm kiểm soát;
Bước 4: Lập bảng đánh giá KSNB và đánh giá lại RRKS
RRKS xuất phát từ KSNB của đơn vị Do vậy, để đánh giá RRKS KTVphải dựa vào sự hiểu biết về KSNB, cụ thể là các thành phần của KSNB.RRKSluôn tồn tại vì KSNB luôn tồn tại những yếu kém, nguyên nhân là do:
Môi trường kiểm soát bị chi phối bởi mục đích của nhà quản lý: Tínhhữu hiệu của các kiểm soát bị ảnh hưởng bởi các giá trị đạo đức và tính chínhtrực của những người tạo ra, quản lý và giám sát các kiểm soát đó Tính chínhtrực và hành vi đạo đức là sản phẩm của chuẩn mực về hành vi và đạo đức củađơn vị cũng như việc truyền đạt và thực thi các chuẩn mực này trong thực tế.Việc thực thi tính chính trực và các giá trị đạo đức bao gồm các nội dung như:biện pháp của BGĐ để loại bỏ hoặc giảm thiểu các động cơ xúi giục nhân viêntham gia vào các hành động thiếu trung thực, bất hợp pháp, hoặc phi đạo đức.Việc truyền đạt các chính sách của đơn vị về tính chính trực và các giá trị đạođức có thể bao gồm truyền đạt tới nhân viên các chuẩn mực hành vi thông quacác chính sách của đơn vị, các quy tắc đạo đức và bằng tấm gương điển hình.Môi trường kiểm soát được xây dựng trên nền tảng mục tiêu và mong muốn củanhà quản lý khi xây dựng KSNB, tạo nên tính minh bạch hiệu quả của môitrường kiểm soát;
Chỉ kiểm soát được các nghiệp vụ thông thường, không kiểm soát đượccác nghiệp vụ bất thường;
Khả năng sai phạm của con người như kiêm nhiệm, gian lận luôn có thểxảy ra, các hoạt động kiểm soát không thể ngăn chặn mọi sai phạm xảy ra, đặcbiệt là gian lận;
Có sự thông đồng giữa bên trong và bên ngoài
Trang 27Xuất phát từ chính đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cácnhân tố của môi trường kinh doanh tác động tới doanh nghiệp mà nhà quản trị xâydựng các hoạt động kiểm soát phù hợp nhằm hạn chế tối đa các sai phạm tới mứcchấp nhận được Tuy nhiên, trong doanh nghiệp luôn tồn tại RRKS Nguyên nhâncủa RRKS bắt nguồn từ môi trường kiểm soát yếu kém của đơn vị, thiếu các thủtục kiểm soát hoặc thủ tục kiểm soát vận hành không hữu hiệu như thiết kế Dùdoanh nghiệp đầu tư rất nhiều trong thiết kế và vận hành hệ thống, thì vẫn khôngthể có một KSNB hoàn toàn hữu hiệu Bởi lẽ ngay cả khi có thể xây dựng đượcmột hệ thống hoàn hảo về cấu trúc, thì tính hữu hiệu của hệ thống vẫn chịu tácđộng bởi yếu tố chủ quan là cá thể con người tham gia vào quá trình vận hành hệthống đó, tức là phụ thuộc vào năng lực làm việc, tính đáng tin cậy của lực lượngnhân sự…Nói cách khác, KSNB chỉ có thể cung cấp một sự đảm bảo hợp lý giúphạn chế tối đa những sai phạm chứ không thể đảm bảo tuyệt đối các sai phạmkhông xảy ra.
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin phần lớn các doanhnghiệp đều sử dụng phần mềm kế toán, xử lý số liệu trong môi trường tin học,tuy có những thuận lợi như sẽ ít gặp sai lầm trong tính toán, số tổng cộng và số
dư được cập nhật thường xuyên, tiết kiệm thời gian, nhân lực… nhưng bên cạnh
đó lại xuất hiện các RRKS khác với môi trường thủ công như:
Kế toán viên cố tình nhập liệu sai nên kết quả sai;
Lập trình sai lầm sẽ gây tác động dây truyền đến các số liệu khác khi xử
lý tự động;
Tuy xử lý dữ liệu bằng phương pháp điện tử, nhưng đơn vị không táchrời giữa các chức năng như chức năng khai thác và chức năng kiểm soát;
thâm nhập vào hệ thống thông tin Thí dụ như đơn vị không sử dụng các mậtkhẩu; không quan tâm bảo vệ phòng máy tính, hay các phầm mềm đĩa từ…
Do đó, đòi hỏi KTV phải có sự hiểu biết cần thiết về môi trường tin học vàảnh hưởng của nó để đánh giá sự hữu hiệu của KSNB trong môi trường tin học
Trang 28b Rủi ro phát hiện
RRPH: Là rủi ro mà trong quá trình kiểm toán, các thủ tục mà kiểm toánviên thực hiện nhằm làm giảm rủi ro kiểm toán xuống tới mức thấp có thể chấpnhận được nhưng vẫn không phát hiện được hết các sai sót trọng yếu khi xét riêng
lẻ hoặc tổng hợp lại
RRPH được xác định từ ba loại rủi ro: RRKT mong muốn, RRTT vàRRKS Ba loại rủi ro này thay đổi theo từng khoản mục do đó rủi ro phát hiệncũng cần được xác định cho từng khoản mục và là căn cứ để KTV xác định nộidung, lịch trình và phạm vi thử nghiệm cơ bản sẽ thực hiện nhằm thu thập đầy
đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp trên cơ sở chi phí kiểm toán thấp nhất, từ
đó duy trì và nâng cao được chất lượng kiểm toán
Như vậy, RRPH là xác suất các thủ tục kiểm toán của KTV không thểphát hiện các sai phạm trọng yếu trên BCTC Mức độ của RRPH có quan hệ mậtthiết với những phương pháp kiểm toán và các bằng chứng kiểm toán mà KTVthu thập được Trong thực tế, RRPH vẫn có thể xuất hiện cho dù KTV đã thựchiện kiểm tra 100% số dư của các tài khoản và các nghiệp vụ phát sinh RRPH
có nguyên nhân bắt nguồn trực tiếp từ nội dung, thời gian và phạm vi của các thửnghiệm cơ bản đã được thực hiện Thông thường mức RRPH sẽ giảm xuống nếuKTV tăng các thử nghiệm cơ bản trên số dư hoặc nghiệp vụ, mở rộng phạm vikiểm tra hoặc tăng cường cỡ mẫu của các thử nghiệm
Các nhân tố ảnh hưởng đến RRPH
tổng thể được kiểm toán, việc này dẫn đến kết luận của KTV dựa trên kết quảmẫu khác với kết quả của tổng thể;
100% số dư và nghiệp vụ, đó là do KTV đã sử dụng sai hoặc không phù hợpphương pháp kiểm toán hoặc giải thích sai, nhận định sai về kết quả kiểm tra Cụthể:
Trang 29 Phạm vi kiểm toán: Phạm vi kiểm toán càng rộng thì khả năng pháthiện gian lận, sai sót càng thấp khi đó RRPH là cao;
là phù hợp và khoa học thì khả năng phát hiện sai phạm tăng, khi đó RRPH làthấp;
phạm vi kiểm toán, phương pháp kiểm toán phụ thuộc rất nhiều vào trình độ,kinh nghiệm và khả năng xét đoán của KTV, KTV có trình độ cao, có nhiều kinhnghiệm và khả năng xét đoán tốt thì sẽ lựa chọn phương pháp kiểm toán phùhợp, điều chỉnh phạm vi kiểm toán khi cần thiết và từ đó phát hiện và ngăn ngừacác sai phạm một cách hiệu quả Trong trường hợp này RRPH là thấp
1.3 Thủ tục phân tích và đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính
1.3.1 Thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính
Khi thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập KHKT, KTV cần tìmhiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng để có cái nhìn tổngquát và đầy đủ, từ đó có thể đưa ra đánh giá về những ảnh hưởng trọng yếu đếnBCTC của khách hàng Đồng thời xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán trước,
hồ sơ kiểm toán chung từ đó nắm bắt được những sai sót cố hữu trong công tác
kế toán cũng như thấy được các thông tin hữu ích về tình hình kinh doanh củakhách hàng, các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng như BCTC, báocáo kiểm toán, biên bản thanh tra, kiểm tra năm trước, biên bản họp cổ đông, hộiđồng quản trị, báo cáo thuế Việc lập kế hoạch giúp KTV phối hợp hiệu quảvới nhau, cũng như các bộ phận liên quan KHKT thích hợp giúp công ty tránhxảy ra những bất đồng với khách hàng, đồng thời rà soát, đánh giá được côngviệc đã và đang thực hiện, khi có đẩy đủ thông tin, KTV tiến hành thực hiện cácthủ tục phân tích trong giai đoạn này
Trang 30Trong quá trinh thực hiện thủ tục phân tích, KTV sử dụng nhiều phươngpháp khác nhau để thực hiện bao gồm: Phân tích xu hướng, phân tích tỷ suất vàkiểm tra tính hợp lý.
VSA 315 yêu cầu KTV thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạnlập kế hoạch như là một thủ tục đánh giá rủi ro trợ giúp cho KTV xây dựngKHKT
Thủ tục phân tích có thể giúp KTV xác định sự tồn tại của các giao dịch,
sự kiện bất thường, các số liệu, tỷ trọng và xu hướng có thể là dấu hiệu của cácvấn đề có ảnh hưởng đến cuộc kiểm toán, từ đó, xác định được rủi ro có sai sóttrọng yếu, đặc biệt là rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận
Đối với một số đơn vị nhỏ có thể không có các thông tin tài chính giữaniên độ hay hàng tháng để phục vụ cho việc phân tích: KTV có thể thực hiệnmột số thủ tục phân tích nhất định để phục vụ lập KHKT hoặc thu thập thông tinqua phỏng vấn nhưng vẫn phải thực hiện thủ tục phân tích để xác định và đánhgiá rủi ro có sai sót trọng yếu ngay khi có dự thảo BCTC của đơn vị
Người thực hiện Mẫu này là Trưởng nhóm kiểm toán và người phê duyệt
là Chủ nhiệm kiểm toán và Thành viên BGĐ phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán
Thời điểm thực hiện
Trong giai đoạn lập KHKT, thuận lợi nhất là thực hiện vào thời điểm kiểmtoán sơ bộ hoặc khi đơn vị đã lập và trình bày BCTC
Trang 31(1) Phân tích biến động của Bảng CĐKT và Báo cáo kết quả HĐKD:
KTV thực hiện so sánh năm nay với năm trước kể cả về số tuyệt đối vàtương đối cho các khoản mục chủ yếu là các khoản mục có số dư lớn, biến độnglớn hoặc chỉ tiêu nhạy cảm (các khoản vay, nợ phải thu, lãi, lỗ ) KTV phải tìmhiểu và phỏng vấn khách hàng để tìm hiểu nguyên nhân và đánh giá tính hợp lýcủa các khoản mục có biến động lớn, biến động bất thường (ví dụ, các khoảnmục có biến động (tăng/giảm) lớn hơn mức trọng yếu thực hiện, hoặc trên 100%giá trị) Các biến động chưa thể giải thích được (nếu có) là vấn đề KTV cần quantâm khi thực hiện kiểm toán
(2) Phân tích hệ số:
Khi phân tích hệ số KTV thường tập trung vào 04 nhóm hệ số phổ biếnnhư sau: (1) Hệ số thanh toán; (2) Hệ số đo lường hiệu quả hoạt động; (3) Khảnăng sinh lời; (4) Hệ số nợ
Việc phân tích các hệ số này thường chỉ giới hạn trong việc xem xéttrường hợp có biến động lớn trong khả năng thanh toán, đánh giá khả năng thanhtoán ngắn hạn, dài hạn, xem xét trường hợp có biến động lớn trong việc sử dụngvốn lưu động, khả năng sinh lời , từ đó kiểm tra, đánh giá khả năng hoạt độngliên tục của doanh nghiệp
Khi phân tích hệ số, KTV dùng hiểu biết của mình về kế toán DN và phântích tài chính để phát hiện các biến động hoặc xu hướng lạ, hay việc thay đổi độtngột của chỉ số Việc phân tích hệ số này giúp KTV phát hiện ra các rủi ro, từ đóđưa ra thủ tục kiểm toán phù hợp cho các rủi ro đó Đây là quá trình KTV sửdụng xét đoán chuyên môn của mình để thực hiện
(3) Phân tích các số dư lớn, nhỏ và bất thường:
Đối với từng loại hình doanh nghiệp, KTV phải quan tâm đến các chỉ tiêuriêng biệt, nếu có số dư có giá trị lớn hoặc nhỏ bất thường so với năm trước hoặctheo thông lệ, hoặc số dư bất thường (lần đầu xuất hiện tại DN…) thì cần giảitrình rõ lý do Ví dụ: Số dư quỹ tiền mặt lớn (tồn quỹ 10 tỷ đồng trong khi mức
Trang 32chi hàng ngày bằng tiền mặt bình quân là 300 triệu ); ví dụ: DN sản xuất màHTK rất ít trong điều kiện thị trường đang khan hiếm thì cũng là bất thường
Liên kết với giấy tờ làm việc khác
Lấy thông tin trong về xác định mức trọng yếu thực hiện để đối chiếu vớicác chỉ tiêu của BCTC sẽ giúp cho KTV xác định được rủi ro có sai sót trọngyếu
Trưởng nhóm kiểm toán cần trao đổi với Chủ nhiệm kiểm toán về các rủi
ro phát hiện trong quá trình phân tích sơ bộ Các rủi ro này được trình bày tạibiểu Tổng hợp KHKT
VACPA cũng đã xây dựng bộ hồ sơ kiểm toán mẫu Theo đó giúp KTVthực hiện thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch như là một thủ tụcđánh giá rủi ro trợ giúp cho KTV xây dựng KHKT
Trang 33A510 1/4
Tên khách hàng:
Ngày kết thúc kỳ kế toán:
Nội dung: PHÂN TÍCH SƠ BỘ BCTC
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Đơn vị tính: VND
31/12/2016 31/12/2015 Trước KT Sau KT VND %
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN - - -
-I Tiền và các khoản tương đương tiền - - -
-1 Tiền - - -
-2 Các khoản tương đương tiền - - -
-II Đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - [1]
1 Chứng khoán kinh doanh - - -
-2 Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh - - -
-3 Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn - - -
-III Các khoản phải thu ngắn hạn - - -
-1 Phải thu ngắn hạn của khách hàng - - - - [2]
2 Trả trước cho người bán ngắn hạn - - -
-3 Phải thu nội bộ ngắn hạn - - -
-4 Phải thu theo tiến độ kế hoạch HĐ xây dựng - - -
-5 Phải thu về cho vay ngắn hạn - - -
Tại ngày 31/12/2016
Trang 3431/12/2016 31/12/2015 Trước KT Sau KT VND %
C - NỢ PHẢI TRẢ - - -
-I Nợ ngắn hạn - - -
-1 Phải trả người bán ngắn hạn - - -
-2 Người mua trả tiền trước ngắn hạn - - -
-3 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước - - -
-4 Phải trả người lao động - - -
-5 Chi phí phải trả ngắn hạn - - - - [3]
6 Phải trả nội bộ ngắn hạn - - -
-7 Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng - - -
-8 Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn - - -
Lưu ý: KTV phải tìm hiểu và phỏng vấn KH để tìm hiểu nguyên nhân và đánh giá tính hợp lý của các khoản
mục có biến động lớn, biến động bất thường (ví dụ, các khoản mục có biến động (tăng/giảm) lớn hơn mức trọng yếu thực hiện, hoặc trên 100% giá trị) Các biến động chưa thể giải thích được (nếu có) là vấn đề KTV cần quan tâm khi thực hiện kiểm toán.
[1] Khoản mục …………tăng/giảm…………., (có thể) do………
[2] Khoản mục …………tăng/giảm…………., (có thể) do………
Trang 359 Chi phí quản lý doanh nghiệp - - -
-10 Lợi nhuận thuần từ HĐKD - - -
-11 Thu nhập khác - - -
-12 Chi phí khác - - -
-13 Lợi nhuận khác - - -
-14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế - - -
-15 Chi phí thuế TNDN hiện hành - - -
-16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - -
-17 Lợi nhuận sau thuế TNDN - - -
-18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu - - -
-19 Lãi suy giảm trên cổ phiếu
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2016
Biến động
Ghi chú
Lưu ý: KTV phải tìm hiểu và phỏng vấn KH để tìm hiểu nguyên nhân và đánh giá tính hợp lý của các khoản
mục có biến động lớn, biến động bất thường (ví dụ, các khoản mục có biến động (tăng/giảm) lớn hơn mức trọng yếu thực hiện, hoặc trên 100% giá trị) Các biến động chưa thể giải thích được (nếu có) là vấn đề KTV cần quan tâm khi thực hiện kiểm toán.
[1] Khoản mục …………tăng/giảm…………., (có thể) do………
[2] Khoản mục …………tăng/giảm…………., (có thể) do………
Trang 36Bảng 1.1: Thủ tục phân tích sơ bộ BCTC (VACPA)
Năm 2016 Năm 2015 Trước KT Sau KT VND %
Hệ số thanh toán
Hệ số thanh toán nhanh (TS ngắn hạn - HTK)/ Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán bằng tiền Tiền/ Nợ ngắn hạn
Hệ số đo lường hiệu quả hoạt động
Vòng quay các khoản phải thu Doanh thu thuần/Phải thu KH bình quân [2]
Vòng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán/HTK bình quân
Vòng quay vốn lưu động Doanh thu thuần/ (TS ngắn hạn - Nợ NH)
Hệ số khả năng sinh lời
Tỷ suất lợi nhuận gộp Lãi gộp/ Doanh thu thuần
Doanh thu trên tổng tài sản Doanh thu thuần/ Tổng tài sản
Tỷ suất sinh lời trên tài sản (LN trước thuế + chi phí lãi vay)/ tài sản
Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH (LN trước thuế cho CĐ thường/vốn CSH thường [4]
Hệ số nợ
Nợ dài hạn trên vốn chủ sở
Tổng nợ trên vốn chủ sở hữu Nợ phải trả/ Vốn CSH
Nợ dài hạn trên tổng tài sản Nợ dài hạn/ Tổng TS
Tổng nợ trên tổng tài sản Nợ phải trả/ Tổng TS
Ý kiến nhận xét về khả năng thanh toán
Ý kiến nhận xét về hiệu quả hoạt động
Ý kiến nhận xét về khả năng sinh lời của Cty
Trang 371.3.2 Thủ tục đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính
Theo VSA 315 Thủ tục đánh giá rủi ro là thủ tục kiểm toán được thựchiện để thu thập các hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn
vị, trong đó có kiểm soát nội bộ, nhằm xác định và đánh giá rủi ro có sai sóttrọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn ở cấp độ báo cáo tài chính hoặc cấp độ cơ
sở dẫn liệu;
KTV phải xác định được các RRTT và RRKS trong quá trình lập KHKT
để khoanh vùng được các sai sót có thể xảy ra và xây dựng được KHKT phùhợp
Đánh giá Rủi ro tiềm tàng:
RRTT xuất phát từ bản chất của doanh nghiệp, KTV không tạo ra và cũngkhông thể kiểm soát RRTT, họ chỉ có thể đánh giá chúng dựa vào một số nguồnthông tin như kết luận của cuộc kiểm toán trước, thông tin chung về ngành nghềkinh doanh, các chính sách tài chính Việc đánh giá RRTT thường được bắtđầu với việc xem xét xem KTV đã biết những gì về công việc kinh doanh và bảnchất kinh doanh của một đơn vị Điều này có thể chứa đựng bất cứ thông tin gì,
từ kiến thức về kế hoạch chiến lược của một công ty lớn đến những thông tin vềtừng loại nghiệp vụ của một đơn vị nhỏ Nó cũng bao gồm những hiểu biết vềngành nghề mà công ty đang hoạt động Nếu KTV không lý giải được những vấn
đề về bản chất kinh doanh của khách hàng, họ có thể sẽ không nhận biết vàkhông xác định được những khu vực rủi ro quan trọng
Để đánh giá mức độ RRTT tại khách hàng KTV thực hiện các thủ tụckiểm toán sau:
+ Trước hết KTV thực hiện đánh giá sơ bộ BCTC và xem xét các tài liệu khác có liên quan:
KTV đánh giá sơ bộ BCTC kết hợp với các chỉ tiêu về kế hoạch kinh
Trang 38doanh để có được cái nhìn khái quát về tính hình tài chính và xu hướng hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Đồng thời xem xét các tài liệu khác có liênquan, như: Các qui chế tài chính nội bộ, các biên bản họp của chủ sở hữu (hộiđồng cổ đông, hội đồng thành viên hoặc các chủ phần hùn); biên bản thanh tra,quyết toán thuế… và đối chiếu với kỳ vọng của Ban Quản trị cũng như các kếhoạch phát triển của doanh nghiệp để dự đoán những RRTT có thể có Trongbước này KTV thực hiện xem xét hồ sơ liên quan, tham khảo kết quả của các lầnkiểm toán trước để nhận biết các khoản mục có sai lệch đáng kể và xác địnhđược các nghiệp vụ kinh tế phức tạp liên quan đến hoạt động kinh doanh của đơn
vị, các ước tính kế toán cũng như các nghiệp vụ bất thường để từ đó đánh giả rủi
ro tiềm tàng ở cấp độ số dư khoản mục, nghiệp vụ
+Tiếp đó, KTV thực hiện phỏng vấn trên cơ sở các câu hỏi đã được thiết lập phù hợp cho những đối tượng quản lý và các nhân viên kế toán có liên quan nhằm thu thập những thông tin cần thiết cho việc đánh giá RRTT của doanh nghiệp Các câu hỏi đặt ra nhằm thu thập thông tin về đặc điểm ngành nghề kinh
doanh, môi trường kinh doanh tác động tới hoạt động của doanh nghiệp Cácthay chính sách kế toán được áp dụng và sự thay đổi các chính sách này trong kỳ
kế toán có ảnh hưởng tới hoạt động của đơn vị; về tính chính trực, trình độchuyên môn của BGĐ và phòng kế toán; về những áp lực bất thường đối vớiBGĐ và Kế toán trưởng; về những yêu cầu và đề xuất của BGĐ và của các thànhviên khác có liên quan Thủ tục này sẽ cung cấp cho KTV những hiểu biết vàđánh giá ban đầu về hoạt động của doanh nghiệp, đặc điểm của Ban quản trị và
bộ máy kế toán có ảnh hưởng trực tiếp tới thông tin trên BCTC từ đó rút ra nhậnxét ban đầu về RRTT tại đơn vị được kiểm toán
+ Quan sát thực tế:
Thủ tục phỏng vấn cho KTV hiểu biết về các quy trình, chính sách được
áp dụng trong doanh nghiệp nhưng để biết được quy trình, chính sách đó có phùhợp với đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp hay không, có ngăn ngừa được
Trang 39các sai phạm hay không thì KTV cần quan sát thực trạng quy trình và quá trìnhhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Từ đó sẽ rút ra những điểm hạn chếtrong việc vận hành quy trình và thực hiện đánh giá RRTT của doanh nghiệp.
Sau khi thực hiện các thủ tục kiểm toán đánh giá chấp nhận khách hàng,RRTT tại khách hàng KTV thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ đối với BCTC vàkhoản mục trên BCTC
Đánh giá rủi ro kiểm soát
RRKS là rủi ro liên quan đến sự yếu kém của KSNB của doanh nghiệp.Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng tồn tại RRKS nhưng ở mức độ khác nhau KTVkhông tạo ra và cũng không kiểm soát được RRKS, KTV chỉ có thể đánh giáKSNB của đơn vị mạnh hay yếu sau khi tìm hiểu và đưa ra mức RRKS Đánhgiá RRKS chính là đánh giá tính hiệu quả của KSNB đối với việc phát hiện vàngăn ngừa các gian lận, sai sót quan trọng trong BCTC
RRKS được KTV đánh giá đối với các khoản mục được đánh giá là trọngyếu trên BCTC thông qua việc tìm hiểu KSNB của khách hàng đối với khoảnmục này và được thực hiện thông qua quy trình sau:
Mối quan hệ giữa các thành phần KSNB với mục tiêu lập và trình bày BCTCđược thể hiện như sau:
Trang 40Mối quan hệ giữa các thành phần của KSNB với các kiểm soát ở mức độ toàn
DN và kiểm soát cụ thể được thể hiện như sau:
Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa các thành phần KSNB
(Nguồn: Trích tài liệu Dự thảo hồ sơ Kiểm toán mẫu 2016 của VACPA)