1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản tạm ứng trong kiểm toán BCTC tại hãng kiểm toán AASC

81 961 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 819,87 KB

Nội dung

Nhận biết những ưu điểm và phát hiện một số hạn chế trong qua trình kiểm toán khoản mục Tạm ứng tại Công ty TNHH tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán AASC. Đưa ra giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế để hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán khoản mục tạm ứng

Trang 1

Trang bìa

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêutrong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập

Tác giả luận văn

Nguyễn Quỳnh Nga

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BCTC: Báo cáo tài chính

BCĐKT: Bảng cân đối kế toán

HTKSNB: Hệ thống kiểm soát nội bộ

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.2: Phân tích tài khoản Tạm ứng (TK 141) của khách hàng ABC

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu công ty Kiểm toán AASC

Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán chung tại Công ty Kiểm toán AASC

Sơ đồ 2.3: Quy trình chung thực hiện thủ tục kiểm toán khoản mục Tạm ứng

Sơ đồ 3.1: Quy trình hạch toán tạm ứng Công ty ABC

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế thị trường thì nhu cầu thông tinđóng vai trò hết sức quan trọng cho mọi đối tượng vì đó là cơ sở để người sử dụngthông tin đưa ra quyết định của mình Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà đôi khi thông tinđưa ra chưa được trung thực và hợp lý, chính vì vậy mà Kiểm toán độc lập ra đời.Với vai trò là bên thứ ba độc lập đưa ra ý kiến về tính trung thực, hợp lý của Báo cáotài chính của các đơn vị, Kiểm toán độc lập ra đời tại Việt Nam từ năm 1991, với sự

ra đời của Công ty TNHH tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán AASC

Thực tập tại Công ty TNHH tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán AASC, emđược tiếp cận với môi trường kiểm toán thực tế sau khi đã được trau dồi kiến thứctại Học viện Với vai trò là thực tập sinh tại Công ty, em được Công ty tạo điều kiệnnghiên cứu chương trình kiểm toán của Công ty cũng như là được đi thực tế cùngđoàn kiểm toán với nhiệm vụ chính là hỗ trợ các anh chị trong đoàn thực hiện kiểmtoán một số phần hành Trong đó, em được tham gia vào kiểm toán sâu khoản mụcTạm ứng tại các khách hàng của Công ty TNHH tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểmtoán AASC- chủ yếu là Các Công ty Điện lực và nhận thấy rằng khoản mục này tuynhỏ so với các khoản mục khác, tuy nhiên tại đây lại chứa nhiều gian lận và sai sót

do quy trình tạm ứng và hoàn tạm ứng tại ngành sản xuất điện có những đặc thù

khác so với các ngành khác Vì vậy, em chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tạm ứng trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán AASC” để thực hiện luận văn tốt nghiệp của

mình

2. Mục đích nghiên cứu đề tài

- Nhận thức rõ ràng và chính xác hơn về kiển thức đã được học tại Học viện Tàichính

- Tăng thêm hiểu biết trong thực tế về quy trình thực hiện kiểm toán khoản mụctạm ứng tại Công ty TNHH Kiểm toán AASC

Trang 7

- Nhận biết những ưu điểm và phát hiện một số hạn chế trong qua trình kiểm toánkhoản mục Tạm ứng tại Công ty TNHH tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toánAASC Đưa ra giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế để hoàn thiện hơn quytrình kiểm toán khoản mục tạm ứng.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Quy trình kiểm toán khoản mục Tạm ứng tại Công tyTNHH tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán AASC

- Phạm vi nghiên cứu: Công ty TNHH tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toánAASC trong quá trình đi thực tế tại các Công ty điện lực

4. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp duy vật biện chứng

- Phương pháp thống kế, tổng hợp, phân tích số liệu

- Phương pháp quan sát và phỏng vấn

5. Kết cấu của đề tài

Chương I: Cơ sở lý luận về kiểm toán khoản mục tạm ứng trong kiểm toán Báo cáotài chính

Chương II: Thực trạng kiểm toán các khoản mục tạm ứng trong kiểm toán Báo cáotài chính của các Công ty điện lực tại Công ty TNHH tư vấn Tài chính, Kế toán vàKiểm toán AASC

Chương III: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tạm ứng trong kiểm toánBáo cáo tài chính tại Công ty TNHH tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán AASC

Hà Nội, ngày….tháng… năm…

Sinh viên thực tập

Nguyễn Quỳnh Nga

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TẠM ỨNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

I.1 Các vấn đề cơ bản về kiểm toán khoản mục tạm ứng trong kiểm toán báo cáo tài chính

I.1.1 Đặc điểm của khoản mục Tạm ứng ảnh hưởng tới kiểm toán

Trang 8

Khoản tạm ứng là một khoản tiền ứng hoặc vật tư do DN giao cho người nhận tạmứng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh hoặc giải quyết một công việc nào

đó được phê duyệt

Khi thực hiện kiểm toán khoản mục Tạm ứng, KTV cần chú ý tới các đặc điểm củakhoản mục này

- Các khoản tạm ứng là một khoản tiền hoặc vật tư, thông thường, các khoản tạmứng thường nhỏ và tạm ứng cho người lao động trong đơn vị kinh doanh, vì vậy,KTV có thể thực hiện kiểm toán số dư cuối kỳ của khoản mục này bằng cách xinxác nhận Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp xây dựng, thì tạm ứng rất lớn và làmột khoản mục quan trọng, KTV cần đi sâu thực hiện kiểm toán chi tiết hơn nữa

sự tồn tại của các khoản tạm ứng cuối kỳ cũng như quyền và nghĩa vụ của nhữngngười lao động đã thực hiện tạm ứng trong đơn vị

- Tạm ứng được thực hiện theo quy trình và chứng từ được quy định cụ thể như đềnghị tạm ứng, hồ sơ tạm ứng, duyệt tạm ứng… vì vậy, khi thực hiện kiểm toán,KTV cần kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của các chứng từ tạm ứng

- Trong tạm ứng, một nguyên tắc tạm ứng quan trọng là người lao động thực hiệnhoàn ứng mới được tạm ứng tiếp Vì vậy, khi kiểm toán, KTV đi cần xem xétnguyên tắc tạm ứng này có được đơn vị thực hiện không?.Nếu không thì nguy cơ

là ghi khống nghiệp vụ tạm ứng rất lớn

- Bên cạnh đó, tạm ứng luôn đi kèm với nhu cầu chi tiêu, sản xuất của đơn vị.Kiểm toán viên cần xem xét tính hợp lý về nội dung của các khoản tạm ứng Tạmứng cho công trình thì công trình đó có nằm trong danh sách thi công, hoạt độngkhông?, tạm ứng cho hoạt động sản xuất thì hoạt động đó có trong kế hoạch củađơn vị hay không?

I.1.2 Một số sai phạm thường gặp trong kiểm toán khoản mục Tạm ứng

Từ việc nghiên cứu nội dung, nguyên tắc hạch toán Tạm ứng, KTV đánh giá rằngTạm ứng là một khoản mục nhỏ trên Báo cáo tài chính của các đơn vị thông thường,nhưng trong các đơn vị sản xuất về điện thì số dư về Tạm ứng là rất lớn, có thể lêntới hàng trăm triệu đồng và chủ yếu là tạm ứng tiền mặt Vì vậy, rủi ro và gian lận có

Trang 9

thể xảy ra ở đây là không nhỏ Dưới đây là một số rủi ro thường gặp trong kiểmtoán khoản mục Tạm ứng:

- Tạm ứng trên số sách, BCTC lớn hơn so với thực tế (Khai khống tạm ứng) Cácnguyên nhân có thể là:

• Đơn vị hạch toán vào tạm ứng những khoản tạm ứng mà bản chất không phải làtạm ứng, tức là người lao động lấy tiền sử dụng cho mục đích khác, không phảiphục vụ hoạt động của đơn vị Những khoản tạm ứng này thường có thời giantạm ứng dài, thuộc dạng tồn lâu

• Người lao động đã thực hiện hoàn ứng nhưng kế toán chưa ghi nhận giảm tạmứng do chưa luân chuyển chậm chứng từ

• Đơn vị đã tính toán hoặc ghi sổ sai khoản Tạm ứng, hoàn ứng làm Tạm ứng saităng so với số liệu trên chứng từ kế toán

- Tạm ứng phản ánh trên sổ sách kế toán, BCTC thấp hơn so với thực tế phát sinh.Các nguyên nhân có thể là:

• Người lao động thực hiện Tạm ứng- chưa đầy đủ chứng từ hoàn ứng nhưng kếtoán đã thực hiện thủ tục hoàn ứng cho người lao động

• Số liệu đã tính toán và ghi sổ sai làm giảm Tạm ứng so với số liệu phản ánh trênchứng từ kế toán

• Kế toán ghi nhận muộn nghiệp vụ Tạm ứng vào Tạm ứng năm sau

Trang 10

I.1.3 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán khoản mục tạm ứng trong kiểm toán Báo cáo tài chính

a) Mục tiêu kiểm toán khoản mục tạm ứng trong kiểm toán Báo cáo tài chính

- Sự hiện hữu và hiệu lực của hệ thống Kiểm soát nội bộ của đơn vị với quy trìnhtạm ứng và hoàn tạm ứng

- Tính trung thực hợp lý của các thông tin tạm ứng được trình bày trên Báo cáo tàichính, bao gồm mục tiêu về nghiệp vụ và số dư được tóm tắt cụ thể:

• Mục tiêu sự hiện hữu: Số dư khoản mục Tạm ứng được trình bày trên Báo cáoTài chính của đơn vị là các khoản tiền hoặc vật tư mà người lao động trong đơn

vị đã tạm ứng và chưa thực hiện hoàn ứng

• Mục tiêu sự đầy đủ: Các khoản tạm ứng hoặc hoàn ứng đều được ghi nhận đầyđủ

• Mục tiêu hạch toán chính xác: Các khoản tạm ứng và hoàn ứng được ghi nhậnchính xác

• Mục tiêu sự quyền và nghĩa vụ: Các khoản tạm ứng được ghi nhận thực sự lànhững khoản tiền hoặc vật tư mà người lao động trong đơn vị tạm ứng cho mụcđích phục vụ hoạt động của đơn vị

• Mục tiêu cộng dồn và báo cáo: Số dư khoản mục Tạm ứng trình bày trên BCTCđược tổng hợp và trình bày trung thực, hợp lý

b) Căn cứ kiểm toán khoản mục tạm ứng trong kiểm toán Báo cáo tài chính

Các nguồn tài liệu cụ thể để kiểm toán rất phong phú và đa dạng về hình thức cũngnhư nguồn gốc và nội dung Có thể khái quát các nguồn tài liệu để làm căn cứ kiểmtoán Tạm ứng chủ yếu gồm:

- Các chính sách, quy chế của đơn vị về KSNB đối với việc ghi nhận Tạm hoàn ứng mà đơn vị đã áp dụng trong công tác quản lý và KSNB Các chính sáchbao gồm: các quy chế do cấp có thẩm quyền của Nhà nước ban hàng và củachính bản thân đơn vị như: quy đình về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ cuangười phê duyệt; trình tự, thủ tục kiểm tra, phê duyệt Tạm ứng- hoàn ứng…

ứng Nguồn tài liệu này vừa là đối tượng để làm bằng chứng về hoạt động KSNB, vừa

là căn cứ để KTV đánh giá lại hiệu lực của KSNB trên thực tế đối với chu trìnhTạm ứng- hoàn ứng của đơn vị

- Báo cáo tài chính của đơn vị: Bảng cân đối kế toán

Trang 11

- Các sổ kế toán chủ yếu gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tàikhoản liên quan đến nghiệp vụ Tạm ứng – hoàn ứng là TK 141, ngoài ra còn có

TK 111/112…

Ngoài ra, còn các chứng từ khác đi kèm trong Hồ sơ tạm ứng, hoàn ứng như: hóađơn mua hàng, phiếu nhập kho, biên bản giao nhận, giấy đề nghị tạm ứng, phiếuchi…

I.2 Quy trình kiểm toán khoản mục tạm ứng trong kiểm toán báo cáo tài chính

I.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán khoản mục tạm ứng kiểm toán báo cáo tài chính

Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của một số cuộc kiểm toán có vai tròquan trọng, chi phối tới chất lượng và hiệu quả chung của toán cuộc kiểm toán Đốivới khoản mục Tạm ứng, lập kế hoạch kiểm toán sẽ giúp KTV thu thập được bằngchứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm cơ sở để đưa ra ý kiến xác đáng về khoảnmục Tạm ứng trên Báo cáo tài chính, từ đó giúp các KTV hạn chế các sai sót, giảmthiếu trách nhiệm pháp lý, nâng cao hiệu quả công việc và giữ vững được uy tínnghề nghiệp đối với khách hàng

a) Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán

Công ty kiểm toán sẽ tiến hành các công việc cần thiết để chuẩn bị lập kế hoạchkiểm toán bao gồm: đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện các lý dokiểm toán, lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán thực hiện kiểm toán khoản mụcTạm ứng

b) Thu thập thông tin cơ sở

KTV thu thập hiểu biết về ngành nghề, công việc kinh doanh của khách hàng, tìmhiểu về hệ thống kế toán cũng như các chính sách kế toán đối với tạm ứng và hoànứng Xem xét lại kết quả của các cuộc kiểm toán trước dối với khoản mục Tạm ứngcũng như hồ sơ kiểm toán chung

c) Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

Giúp cho KTV nắm bắt được các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến cácmặt hoạt động kinh doanh này, những thông tin này được thu thập trong quá trình

Trang 12

tiếp xúc với Ban giám đốc công ty khách hàng như: Giấy phép thành lập và điều lệhoạt động của công ty, các Báo cáo tài chính, Báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểmtra của năm hiện hành và năm trước, các hợp đồng và cam kết quan trọng

d) Thực hiện các thủ tục phân tích

Thủ tục phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua

đó tìm ra những xu hướng biến động quan trọng và tìm ra những mối quan hệ cómâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị

đã dự kiến KTV thường áp dụng hai phương pháp phân tích là phân tích dọc vàphân tích ngang Trong giai đoạn lên kế hoạch này, KTV thường tiến hành so sánh

số dư tạm ứng đầu kỳ với cuối kỳ, tính toán tỷ lệ tạm ứng mới trên tỷ lệ hoàn ứng…

e) Đánh giá trọng yếu và rủi ro

- Đánh giá trọng yếu

Trọng yếu là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin, một sốliệu kế toán trong báo cáo tài chính Mức độ trọng yếu phụ thuộc tầm quan trọng củathông tin hay của sai sót đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể Để xác định mức trọngyếu KTV tiến hành các bước sau:

• Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu: Mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu

là lượng tối đa mà KTV tin rằng, ở đó các báo cáo tài chính có thể bị sai lệchnhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng thông tin tàichính Có thể ước tính theo quy mô hoặc ước tính theo bản chất

• Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho khoản mục Tạm ứng Việcphân bổ được thực hiện theo cả hai chiều hướng mà các sai phạm có thể diễn ra

đó là tình trạng khai khống và khai thiếu Cơ sở để tiền hành phân bổ là bản chấtcủa các khoản mục, rủi ro tiềm tang, rủi ro kiểm soát dựa vào kinh nghiệm củaKTV và chi phí kiểm toán đối với từng khoản mục này

- Đánh giá rủi ro trong khoản mục Tạm ứng

Rủi ro kiểm toán là rủi ro do Công ty kiểm toán hoặc KTV đưa ra ý kiến không thíchhợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu

Trang 13

• Rủi ro tiềm tàng của chu trình Tạm ứng-hoàn ứng (IR): Là sự tồn tại sai sóttrọng yếu trong bản thân chu trình Tạm ứng- hoàn ứng mà chưa tính đến sự tácđộng của bất kỳ hoạt động kiểm toán nào kể cả các hoạt động của hệ thốngKSNB Trong khi đánh giá rủi ro tiềm tàng KTV cần xem xét một số yếu tố sau:

 Bản chất công việc Tạm ứng- hoàn ứng của khách hàng

 Động cơ của khách hàng trong chu trình Tạm ứng- hoàn ứng

 Các nghiệp vụ Tạm ứng- hoàn ứng có diễn ra thường xuyên, liên tục haykhông?

 Kết quả những lần kiểm toán trước của chu trình Tạm ứng- hoàn ứng

 Số dư của tài khoản Tạm ứng

• Rủi ro kiểm soát trong chu trình Tạm ứng- hoàn ứng (CR):

Là sự tồn tại những sai sót trọng yếu mà hệ thống kiểm soát nội bộ không phát hiện

và ngăn ngừa kịp thời, do hệ thống kiểm soát nội bộ của khách thể kiểm toán khônghoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả dẫn tới ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáotài chính Rủi ro kiểm soát đại diện cho sự đánh giá về cơ cấu kiểm toán nội bộ củakhách hàng có hiệu quả đối với việc phát hiện và ngăn ngừa các sai sót xảy ra trongchu trình Tạm ứng- hoàn ứng hay không? Khi tiến hành kiểm toán chu trình Tạmứng- hoàn ứng để đánh giá được rủi ro kiểm toán trong chu trình thì KTV cần hiểuđược cơ cấu kiểm soát nội bộ, đánh giá mức rủi ro kiểm soát và sử dụng mô hình rủi

ro kiểm toán

Rủi ro kiểm soát trong chu trình Tạm ứng- hoàn ứng thường gặp là:

 Các phương thức phê duyệt Tạm ứng- hoàn ứng, xóa sổ các khoản Tạm ứng tồnlâu có được cấp có thẩm quyền phê duyệt hay do kế toán đơn vị tự ý làm cáccông việc này khi chưa có quyết định của cấp trên

 Sự phân công rõ ràng giữa các công việc trong một bộ phận hay không? Mộtngười có thể làm các công việc liên quan đến một nghiệp vụ hay không? Ví dụnhư vừa phê duyệt tạm ứng, vừa chi tiền

• Rủi ro phát hiện của chu trình Tạm ứng- hoàn ứng (DR):

Là khả năng xảy ra các sai sót, gian lận của các khoản mục liên quan tới chu trìnhTạm ứng- hoàn ứng trên Báo cáo tài chính mà không ngăn chặn hay phát hiện bởi hệ

Trang 14

thống kiểm soát nội bộ và cũng không được KTV phát hiện trong quá trình kiểmtoán.

Các loại rủi ro phát hiện trong chu trình Tạm ứng- hoàn ứng:

 Số lượng các nghiệp vụ phát sinh nhiều, phức tạp và có liên quan đến nhiềunghiệp vụ của chu trình khác mà KTV không thể kiểm tra được mọi chứng từ

 Một số nghiệp vụ Tạm ứng có phát sinh nhỏ nhưng lại là gian lận mà KTVkhông phát hiện ra khi kiểm toán

 Trình độ của KTV còn non yếu nên không phát hiện ra sai sót hoặc gian lận ởmột số nghiệp vụ có số dư lớn làm ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính

RRTT và RRKS quyết định đến khối lượng, quy mô, phạm vi chi phí, biên chế vàthời gian kiểm toán Mức độ RRPH dự kiến luôn có quan hệ ngược chiều với mức

độ RRTT và RRKS Mối quan hệ này được thể hiện thông qua bảng 1.1: Ma trận rủi ro (Dự kiến về KTV về RRPH)

Trong thực tế để đảm bảo tính thận trọng, các KTV thường dự kiến và ấn định mứcRRKT trong khâu lập kế hoạch thường thấp hơn mức rủi ro có thể chấp nhận đượcnhằm tạo ra một khoảng lề an toàn cho KTV Việc làm này chủ yếu dựa vào kinhnghiệm và khả năng xét đoán nghề nghiệp của KTV

Trang 15

Bảng 1.1: Ma trận rủi ro (Dự kiến của KTV về RRPH)

Trung bình Cao Cao nhất Thấp

• Rủi ro kiểm toán của chu trình Tạm ứng- hoàn ứng (AR)

Là khả năng mà KTV không phát hiện hết các gian lận, sai sót trọng yếu ảnh hưởngtới Báo cáo tài chính trong quá trình kiểm toán

f) Tìm hiểu hệ thống KSNB đối với khoản mục Tạm ứng và đánh giá RRKS

Việc nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng đối với Tạm ứng- hoànứng là bước công việc quan trọng mà KTV cần thực hiện khi tiến hành kiểm toánkhoản mục này không chỉ để xác định tính hữu hiệu của hệ thống KSNB mà còn làm

cơ sở xác định phạm vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản trên nghiệp vụ của đơn vị.Nếu hệ thống KSNB đối với khoản mục này hoạt động có hiệu quả tức là rủi ro kiểmsoát được đánh giá ở mức thấp thì số lượng, bằng chứng kiểm toán thu thập sẽ giảm

và ngược lại

Đối với việc đánh giá hệ thống KSNB khoản mục Tạm ứng, KTV có thể thực hiệnqua bốn bước cơ bản như sau:

Thứ nhất, Thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB đối với khoản mục Tạm ứng và mô

tả chi tiết hệ thống KSNB trên giấy tờ làm việc dựa trên: môi trường kiểm soát, hệthống thông tin chủ yếu là hệ thống kế toán trong đơn vị, các thủ tục kiểm soát vàkiểm toán nội bộ KTV cũng thực hiện việc kiểm tra đối chiếu với sự phân công,phân cách trách nhiệm trong việc hạch toán Tạm ứng tại đơn vị

Thứ hai, đưa ra đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát của khoản mục Tạm ứng- hoàn

ứng Nếu hệ thống KSNB với khoản mục này được thiết kế và vận hành hữu hiệu thì

Trang 16

rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp và ngược lại Mức rủi ro này có thể đượcKTV đánh giá cao, trung bình, thấp hoặc theo tỷ lệ phần trăm.

Thứ ba, Thực hiện thủ tục kiểm soát nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán về sự

hiện hữu của hệ thống KSNB như các quy định ghi nhận Tạm ứng- hoàn ứng được

DN áp dụng, đồng thời kiểm tra tính tuân thủ các quy định của NN Đối với bằngchứng để lại “dấu vết” thường sử dụng phương pháp kiểm tra tài liệu liên quan Cònđối với các bằng chứng không để lại “dấu vết” thì tiến hành quan sát, phỏng vấn cácthủ tục có liên quan

Cuối cùng, KTV lập bảng đánh giá KTV có thể dựa vào một số tiêu chí như: Sự tồn

tại và hoạt động liên tục của quy trình các thủ tục kiểm toán được thống nhất thànhvăn bản, các thủ tục kiểm soát hoạt động có hiệu quả không, các số liệu có chính xáckhông, các chứng từ có được phê duyệt theo quy định không…

g) Thiết kế chương trình kiểm toán đối với khoản mục Tạm ứng

Thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết đối với từng khoản mục được xem là mộtbước hết sức quan trọng trong mỗi cuộc kiểm toán, trong đó xác định nội dung, lịchtrình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán áp dụng Đây là cơ sở để kiểm toán viênthực hiện công việc kiểm toán BCTC của khách hàng

Chương trình kiểm toán nếu được thiết kế phù hợp và hiệu quả sẽ giúp KTV thuđược bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp phục vụ cho việc đưa ra ý kiến củamình

Nội dung chương trình kiểm toán bao gồm:

- Thủ tục kiểm soát được thực hiện cụ thể hóa các mục tiêu KSNB cho các khoảnmục được khảo sát, nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù làm giảm rủi rokiểm soát cho từng mực tiêu, thiết kế các thủ tục khảo sát về KSNB

- Thủ tục phân tích để đánh giá tính hợp lý chung của số dư Tạm ứng Trên cơ sở

đó KTV quyết định mở rộng hay thu hẹp thủ tục kiểm tra chi tiết

- Thủ tục kiểm tra chi tiết được thiết lập dựa vào đánh giá trọng yếu và rủi ro đốivới khoản mục Tạm ứng, đánh giá rủi ro kiểm soát nhằm xác định số lượng bằng

Trang 17

chứng cần thu thập, thiết kế, dự đoán kết quả của thủ tục kiểm soát và thủ tụcphân tích, thiết kế thủ tục kiểm tra chi tiết để nhằm thỏa mãn các mục tiêu kiểmtoán khoản mục Tạm ứng.

I.2.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán khoản mục tạm ứng kiểm toán báo cáo tài chính

Sau khi thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết với khoản mục Tạm ứng, KTV sẽthực hiện kiểm toán theo đúng trình tự các bước được mô tả trong chương trình đãlập nhằm thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán cần thiết Ở giai đoạn này côngviệc của KTV cụ thể như sau:

I.2.2.1 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với khoản mục Tạm ứng

KTV sử dụng thử nghiệm kiểm soát (chủ yếu là thông qua Bảng câu hỏi tìm hiểu hệthống KSNB của khách hàng) để phân tích môi trường kiểm soát chung, xem xét hệthống kế toán và thủ tục kiểm soát hiện đang được thực hiện ở khách hàng Từ đó,KTV thu thập đầy đủ bằng chứng về tính hiệu quả của HT KSNB với chu trình Tạmứng- hoàn ứng để có thể xác định các thử nghiệm cơ bản cần thiết

KTV thực hiện các thử nghiệm kiểm soát bao gồm:

- Tìm hiểu, đánh giá về thiết kế hệ thống kiểm soát:

- Khảo sát về sự vận hành các quy chế KSNB

- Khảo sát về thực hiện các nguyên tắc kiểm soát

I.2.2.2 Thực hiện các thủ tục phân tích về Tạm ứng

Trong giai đoạn này, KTV thực hiện thủ tục phân tích chi tiết Tạm ứng- hoàn ứngtheo từng đối tượng cụ thể như giữa các cá nhân, giữa các phòng ban, giữa các thángtrong năm, giữa kỳ này với kỳ trước…

Các thủ tục phân tích thường áp dụng khi kiểm toán chu trình Tạm ứng- hoàn ứnglà:

- Phân tích ngang:

• So sánh Tạm ứng của từng đối tượng giữa kỳ này với kỳ trước, giữa các thángtrong kỳ để thấy biến động về Tạm ứng- hoàn ứng (số dư đầu kỳ- cuối kỳ)

Trang 18

• So sánh mức tạm ứng và hoàn ứng của kỳ này với kỳ trước (số phát sinh kỳ nàyvới số phát sinh kỳ trước) của từng đối tượng

• So sánh mức Tạm ứng của đơn vị với các đơn vị cùng ngành khác

I.2.2.3 Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết về Tạm ứng

Dựa vào kết quả của thủ tục phân tích và thử nghiệm kiểm soát, KTV sẽ tiến hànhthực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết với khoản mục này để thu thập các bằng chứngkiểm toán cần thiết phục vụ cho quá trình kiểm toán và đi đến kết luận chung là chutrình Tạm ứng- hoàn ứng và kết luận riêng cho khoản mục Tạm ứng

Để thực hiện kiểm tra chi tiết, KTV sử dụng phương pháp chọn mẫu KTV chọnmẫu phải đảm bảo được mẫu chọn mang tính đại diện Phương pháp chọn mẫu chủyếu dựa trên kinh nghiệm của KTV, xét đoán nghề nghiệp, chủ yếu là các nghiệp vụ

có nội dung kinh tế bất thường, nghiệp vụ phát sinh lớn hoặc phát sinh cuối kỳ, đầu

kỳ mà dễ xảy ra sai phạm

Kiểm tra chi tiết Tạm ứng- hoàn ứng là kiểm tra các nghiệp vụ Tạm ứng và thanhtoán tạm ứng đã ghi nhận trên sổ hạch toán có đảm bảo các CSDL cụ thể hay không.Các CSDL đó cũng chính là mục tiêu mà KTV có trách nhiệm thu thập bằng chứngkiểm toán để xác nhận sự đảm bảo

Trang 19

Dưới đây là bảng tổng hợp các thủ tục kiểm toán chu trình Tạm ứng- hoàn ứng nóichung và khoản mục Tạm ứng nói riêng theo từng mục tiêu cụ thể:

+ Kiểm tra hồ sơ phê chuẩn cho nghiệp vụ tạm ứng,hoàn ứng tương ứng với nghiệp vụ đã ghi sổ nói trên

+ Kiểm tra nghiệp vụ hoàn ứng, tạm ứng có phiếu thu,phiếu chi, hóa đơn…

+ Kiểm tra danh sách đối tượng tạm ứng và xin xácnhận từ đối tượng tạm ứng về nghiệp vụ hoàn ứng, tạm ứngnếu cần

+ Kiểm tra sơ đồ hạch toán thông qua bút toán ghi sổđồng thời trên các sổ tài khoản tương ứng

KTV tiến hành chọn mẫu để khảo sát, đặc biệt lưu ýđối với các nghiệp vụ tạm ứng, hoàn ứng bất thường, đốitượng mới hoặc trường hợp tạm ứng, hoàn ứng với số tiềnlớn

2, Sự tính toán,

đánh giá đúng đắn,

hợp lý

+ Kiểm tra số tiền ghi trên đề nghị thanh toán với hồ

sơ hoàn ứng, phê duyệt Số tiền trên đề nghị tạm ứng với sốtiền trên phiếu chi, quyết định duyệt tạm ứng

+ Kiểm tra về đơn giá hàng bán ghi trên hóa đơn bánhàng, so sánh với giá bán trên Hợp đồng thương mại tươngứng đã đươc phê chuẩn hoặc bảng giá niêm yết của công ty.Nếu cần KTV có thể tham khảo giá cả thị trường của cùngmặt hàng, cung thời điểm bán để xem xét tính hợp lý củagiá cả đã ghi nhận với số tiền tạm ứng, đề nghị thanh toántạm ứng

3, Sự phân loại

và hạch toán đầy đủ

+ So sánh số lượng bút toán ghi nhận tạm ứng với sốlượng đề nghị tạm ứng Kiểm tra tính liên tục của số thứ tựcủa các phiếu chi theo đề nghị tạm ứng đã hạch toán trên sổghi nhận tạm ứng

4, Sự phân loại

và hạch toán đúng

+ Kiểm tra nội dung ghi chép trên chứng từ về sự rõràng và tính đầy đủ, chính xác, đồng thời xem xét việc hạch

Trang 20

đắn toán các nghiệp vụ tạm ứng, hoàn ứng vào các sổ theo dõi

tiền mặt có phù hợp không

+ Tiến hành đối chiếu giữa bút toán đã ghi nhận tạmứng với từng phiếu chi, quyết định phê duyệt tương ứng vềcác yếu tố tương ứng (số, ngày, số tiền )

+Kiểm tra việc hạch toán đồng thời vào các sổ kế toáncủa tài khoản đối ứng (sổ TK111, TK 241…)

5, Sự phân loại

và hạch toán đúng kỳ

+ Tiến hành xem xét tính hợp lý trong việc chia cắtniên độ và hạch toán, tổng hợp tạm ứng của đơn vị

+ So sánh đối chiếu giữa ngày ghi nhận nghiệp vụ vào

sổ kế toán với ngày phát sinh nghiệp vụ tương ứng trên đềnghị tạm ứng, thanh toán tạm ứng, quyết định duyệt tạmứng, thanh toán tạm ứng, lưu ý ngày đầu kỳ và cuối kỳ kếtoán

Sau khi thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết, thu thập được các bằng chứng kiểm toán

về khoản mục Tạm ứng, KTV sẽ xem xét giấy tờ làm việc, đánh giá xem liệu bằngchứng thu thập được có đầy đủ và thích hợp để hình thành ý kiến kiểm toán haykhông Thông qua đó, KTV cũng đánh giá xem BCTC của đơn vị có sai sót trọngyếu hay không,… Nếu có chênh lệch, KTV sẽ điều tra, tìm hiểu rõ nguyên nhân vàtính chất của chênh lệch, đánh giá tính trọng yếu và mức độ ảnh hưởng của nó lênBCTC Đối với các chênh lệch, sai phạm trọng yếu thì KTV sẽ đưa ra bút toán điềuchỉnh Còn đối với các chênh lệch nhỏ, KTV sẽ lập bảng tổng hợp các chênh lệchnày để đánh giá Nếu trọng yếu thì tiếp tục đưa ra các bút toán điều chỉnh

I.2.3 Kết thúc kiểm toán và các kết luận về khoản mục tạm ứng

Giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán khoản Tạm ứng gồm các công việc chủ yếusau:

Thứ nhất: Đánh giá các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ liên quan đến

Tạm ứng

Thứ hai, Tổng hợp các kết quả kiểm toán Tạm ứng

Sau khi đã thực hiện các khảo sát đối với kiểm soát cũng như các thủ tục phân tích,kiểm tra chi tiết, KTV phải tổng hợp kết quá kiểm toán khoản mục này Công việc

Trang 21

này dựa trên các thủ tục đã thực hiện và những bằng chứng đã thu thập được Tổnghợp kết quả kiểm toán khoản mục Tạm ứng thường được thể hiện dưới dạng bảngtổng hợp kết quả kiểm toán hay biên bản kiểm toán.

Các nội dung chủ yếu trong tổng hợp kết quả kiểm toán:

1. Tổng hợp các thủ tục kiểm toán đã áp dụng

2. Các sai phạm đã phát hiện khi kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản

và đánh giá về mức độ sai phạm

3. Nguyên nhân các sai lệch (nếu có) và các bút toán điều chỉnh sai phạm

Sau khi kết thúc giai đoạn thực hiện kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán sẽ tổng hợpkết quả liên quan đến Tạm ứng và tiến hành thảo luận với BGĐ của khách hàng đểthống nhất bút toán điều chỉnh

- Nếu khách hàng đồng ý với những điều chỉnh của KTV thì các bút toán này sẽđược tổng hợp trên giấy tờ làm việc và tính lại số dư liên quan đến khoản mụctạm ứng trên BCTC

- Nếu khách hàng không đồng ý với các bút toán điều chỉnh đó và chủ nhiệm kiểmtoán cho rằng các sai lệch là trọng yếu hoặc có ảnh hưởng dây chuyền ảnh hưởngtrọng yếu đến nhiều chỉ tiêu trên BCTC thì KTV sẽ đưa ra ý kiến ngoại trừ vềkhoản mục tạm ứng

4. Kết luận về mục tiêu kiểm toán đã đạt được hay chưa

5. Ý kiến của KTV về sai phạm và những lưu ý (hạn chế) về KSNB đối với chutrình Tạm ứng- hoàn ứng giúp HT KSNB đối với Tạm ứng- hoàn ứng hiệu quảhơn

6. Vấn đề cần theo dõi trong đợt kiểm toán sau (nếu có)

7. Tổng hợp kết quả kiểm toán chu trình Tạm ứng – hoàn ứng là một trong các căn

cứ cho KTV tổng hợp lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý (nếu có)

Như vậy, qua việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản về kiểm toán khoản mục Tạmứng, em có được những cơ sở khoa học nhất định về kiểm toán khoản mục Tạm ứng

để thực hiện đánh giá thực trạng kiểm toán khoản mục này trong thực tế khi được đithực tế tại Công ty Kiểm toán AASC Thực trạng kiểm toán khoản mục Tạm ứng sẽđược thể hiện ở chương II, tuy nhiên, do hạn chế về thời gian cũng như quy định của

Trang 22

Công ty AASC mà em chỉ được tiếp cận các đơn vị kinh doanh điện Vì vậy, em xin

đưa ra thực trạng kiểm toán khoản mục Tạm ứng tại các đơn vị kinh doanh điện.

Trang 23

Chương II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TẠM ỨNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH ĐIỆN TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AASC

2.1 Khái quát chung về Công ty TNHH tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán AASC

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán AASC

Tên gọi chính thức hiện nay: Công ty TNHH tư vấn tài chính kế toán và kiểm toánAASC; tên giao dịch quốc tế là Auditing and Accounting Financial ConsultingService Company

Biểu tượng:

Trụ sở chính: Số 1, Lê Phụng Hiểu, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Trong ngành kiểm toán độc lập Việt Nam, Công ty TNHH tư vấn tài chính kế toán

và kiểm toán AASC, hay vẫn thường được gọi ngắn gọn là công ty kiểm toánAASC, là một trong những Công ty Kiểm toán Việt Nam với số lượng khách hàng,doanh thu lớn nhất

Điều đáng nói nhất là Công ty kiểm toán AASC là một trong hai công ty Kiểm toánđộc lập đầu tiên ở Việt Nam, ra đời và phát cùng với lịch sử kiểm toán độc lập từnăm 1991 với tên gọi “Công ty Dịch vụ kế toán”

Đến ngày 14 tháng 9 năm 1993 Bộ trưởng bộ tài chính đã ban hành Quyết định số639/TC/QĐ/TCCB, cho phép Công ty Dịch vụ Kế toán triển khai thêm lĩnh vực dịch

vụ kiểm toán và đổi tên thành “Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán”- AASC Cùng với đó là sự hình thành của các chi nhánh Thanh Hóa,

Quảng Ninh

Từ tháng 7 năm 2007 đến nay, Công ty đã chuyển đổi từ Công ty Dịch vụ Tư vấn

Tài chính Kế toán và Kiểm toán là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc bộ Tài chính

Trang 24

thành Công ty kiểm toán độc lập với tên gọi Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) Cùng với sự chuyển đổi này Công ty đã chia

tách ra làm ba Công ty con tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Thanh Hóa.Trong đó, trụ sở chính tại Hà Nội lấy tên là Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tàichính Kế toán và Kiểm toán

2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán AASC

2.1.2.1 Hệ thống các phòng ban tại Công ty TNHH tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán AASC

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu công ty Kiểm toán AASC

2.1.2.2 Tổ chức phân công nhiệm vụ

Ban Tổng giám đốc gồm 1 đồng chí

Tổng giám đốc và 4 đồng chí Phó tổnggiám đốc Tổng giám đốc chịu tráchnhiệm điều hành chung mọi hoạt độngcủa công ty và phụ trách thêm phòng Kiểm toán Xây dựng cơ bản Một Phó tổnggiám đốc làm nhiệm vụ điều hành hoạt động của Chi nhánh AASC tại TP Hồ ChíMinh và ba Phó tổng giám đốc còn lại làm việc tại Trụ sở chính tại Hà Nội, mỗingười phụ trách hoạt động chuyên môn của 2 phòng kiểm toán

Phòng kiểm toán: Tại các phòng kiểm toán, đứng đầu là Trưởng phòng chịu trách

nhiệm với Ban tổng giám đốc về hoàn thành các hợp đồng kiểm toán, điều phốinhân sự của phòng Số lượng nhân viên trong năm trung bình mỗi phòng là 40người Giữa các phòng có sự chuyên môn hóa nhất định, chẳng hạn: Phòng Dịch vụđầu tư nước ngoài thường nhận hợp đồng kiểm toán các dự án của World Bank,Phòng Kiểm toán xây dựng nhận các hợp đồng về xây dựng, trong khi Phòng kiểmtoán 2 có nhiều khách hàng là các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán…

Phòng Kiểm soát chất lượng và đào tạo: chịu trách nhiệm chính về mặt chuyên

môn, bao gồm các nhiệm vụ sau: soát xét lại các hồ sơ kiểm toán đã thực hiện và

Trang 25

đào tạo, bồi dưỡng, thường xuyên cập nhật các thông tin mới cho nhân viên toàncông ty nắm được

Phòng Tổng hợp: trong các công ty đều có phòng hành chính tổng hợp làm các

nhiệm vụ liên quan đến hành chính, tổng hợp Đối với một công ty kiểm toán có quy

mô lớn như AASC, phòng hành chính tổng hợp còn có một nhiệm vụ là chuẩn bịcông tác hậu cần cho các nhóm kiểm toán

Trong năm 2012, Công ty đã có quyết định quan trọng đó là thành lập Phòng kiểmtoán 7 và Ban thư ký

2.1.3 Đặc điểm hoạt động cung cấp các dịch vụ của Công ty TNHH tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán AASC

Hoạt động chính của AASC là cung cấp các dịch vụ về tư vấn tài chính kế toán, thuếgiúp doanh nghiệp có thể thiết lập hệ thống kế toán phù hợp và hiệu quả đối vớidoanh nghiệp mình Bên cạnh đó AASC còn kiểm tra và đưa ra những đánh giátrung thực và hợp lý cho ban quản trị và các cổ đông Hiện nay, AASC đang cungcấp các dịch vụ:

- Kiểm toán: Trong các loại dịch vụ kiểm toán mà công ty cung cấp, kiểm toán báocáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản được coi là thế mạnh của Công ty

- Kế toán: chủ yếu là tư vấn mở sổ và ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, môhình tổ chức kiểm toán,

- Tư vấn Tài chính, Quản trị kinh doanh: Tư vấn soạn thảo phương án đầu tư, đăng

kí kinh doanh và thành lập doanh nghiệp mới; Tư vấn kiểm kê định giá tài sản;

Tư vấn quyết toán vốn đầu tư; Tư vấn tiến hành cổ phần hóa, niêm yết chứngkhoán, sáp nhập hay giải thể; Tư vấn tuân thủ các quy định pháp luật, chính sáchtài chính

- Tư vấn thuế: Lập kế hoạch thuế, đăng kí, tính toán và kê khai thuế phải nộp với

cơ quan thuế; Rà soát dánh giá việc vận hành các sắc thuế, chính sách thuế hiệnhành của Việt Nam…

- Đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng;

- Công nghệ thông tin;

- Thẩm định giá

Trang 26

2.2 Quy trình chung trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán AASC

Tại AASC, quy trình thực hiện một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính chia thành 3giai đoạn: Chuẩn bị kiểm toán, Thực hiện kiểm toán và Kết thúc kiểm toán

Có thể tóm tắt quy trình đó trên sơ đồ sau:

Trang 27

CHUẨN BỊ

KIỂM TOÁN

Lập kế hoạch KT chiến lược (đối với khách hàng có quy mô lớn, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán BCTC nhiều năm)

- Thu thập thông tin cơ sở, thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

- Nghiên cứu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát

- Thực hiện các thủ tục phân tích tổng quát

- Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán

- Đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty khách hàng

Lập chương trình kiểm toán chi tiết

THỰC HIỆN KIỂM TOÁN Thử nghiệm kiểm soát

Thử nghiệm cơ bản (thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết)Đánh giá kết quả

Soát xét báo cáo tài chính

KẾT THÚC KIỂM TOÁN

Kết luận kiểm toán và lập BCTC :

- Lập bảng tổng hợp kết quả kiểm toán

- Thu thập thư giải trình của Ban giám đốc công ty khách hàng

- Soát xét sự kiện sau ngày phát hành BCTC

- Hoàn thiện hồ sơ kiểm toán

- Đánh giá kết quả và chất lượng cuộc kiểm toán

Các hoạt động sau kiểm toán

- Đánh giá kết quả, chất lượng cuộc kiểm toán

- Giải quyết các sự kiện phát sinh sau ngày ký Báo cáo kiểm toán

Tiếp cận khách hàng và kí hợp đồng kiểm toán:

-

Đánh giá, kiểm soát và xử lý các rủi ro kiểm toán

- Lựa chọn nhóm kiểm toán

- Lập hợp đồng kiểm toán

Lập KH kiểm toán tổng thể

Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán chung tại Công ty Kiểm toán AASC

Trang 28

2.3 Thực trạng kiểm toán khoản mục Tạm ứng trong Kiểm toán BCTC của Công

ty Kiểm toán AASC tại Công ty ABC

2.3.1 Quy trình chung trong kiểm toán khoản mục Tạm ứng của AASC

Quy trình kiểm toán khoản mục Tạm ứng nói riêng và các khoản mục trên Báo cáo tàichính nói chung đều giống với quy trình kiểm toán chung của AASC

Tuy nhiên, điểm khác biệt trong kiểm toán giữa các khoản mục bắt nguồn từ tính chất,bản chất của mỗi khoản mục từ đó dẫn tới chương trình kiểm toán các khoản mục làkhác nhau AASC là một thành viên của Mạng lưới quốc tế các hãng kiểm toán và tưvấn quản trị chuyên nghiệp HLB Vì vậy, chương trình kiểm toán tại AASC thực hiệnđều tuân thủ các chương trình kiểm toán do Tổ chức HLB Quốc tế quy định Tùy thuộcvào đặc điểm riêng của từng khách hàng mà KTV của AASC thực hiện các thủ tụctrong chương trình kiểm toán phù hợp

Chương trình kiểm toán khoản mục Tạm ứng tại AASC bao gồm các thủ tục kiểm toán

chính như sau (phụ lục 2.1)

Một là, Các tài liệu khách hàng cung cấp trong quá trình kiểm toán khoản mục Tạm

ứng Đó là sổ cái, sổ chi tiết, bảng kê tạm ứng, thư xác nhận tạm ứng, danh sách nhânviên cuối kỳ, chính sách tạm ứng, hợp đồng và các tài liệu khác

Hai là, Các thủ tục kiểm toán được thực hiện Trong đó, KTV thực hiện các thủ tục

nhằm mục đích đạt được mục tiêu kiểm toán:

- Sự hiện hữu (E- existence),

- Quyền và nghĩa vụ (RO- Right and obligation),

- Tính toán đánh giá (VA- valuation and allocation),

- Sự đầy đủ (C- Complete)…

- Phân loại, hạch toán đúng đắn, chính xác (A- accuracy)

Trong quá trình thực hiện, tùy vào đặc điểm của khách hàng mà KTV quyết định cácthủ tục sẽ sử dụng, các thủ tục được sử dụng sẽ được trình bày trên giấy làm việc theomẫu của HLB và được đánh dầu tích để KTV kiểm soát được thủ tục nào được thựchiện

Trang 29

Ba là, Kết luận và kiến nghị Căn cứ vào những thủ tục thực hiện, những bằng chứng

kiếm toán, KTV thể hiện ý kiến của mình về tính trung thực, hợp lý của khoản mụcTạm ứng

Sơ đồ 2.3: Quy trình chung thực hiện thủ tục kiểm toán khoản mục Tạm ứng

Xem xét quá trình lập kế hoạch kiểm toán

Các thủ tục kiểm toán bổ sung

Rà soát tổng thể, trình bày và công bố

Kiểm tra chi tiết

Lập biểu tổng hợp

Thủ tục phân tích Các chính sách kế toán

Trang 30

2.3.2 Thực trạng kiểm toán khoản mục Tạm ứng trong Kiểm toán BCTC năm 2012 tại Công ty ABC của Công ty Kiểm toán AASC

2.3.2.1 Lập kế hoạch và soạn thảo chương trình kiểm toán

Công ty ABC là đơn vị trực thuộc của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (NPC),được thành lập từ ngày 26/10/2005 và được chuyển đổi mô hình theo Quyết định số225/QĐ-EVN ngày 14/04/2010 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Công ty có nhiệm vụ chính là quản lý vận hành và sửa chữa lưới điện 110kv trên địabàn 24 tỉnh thành phía Bắc

Ngành nghề kinh doanh chính

- Quản lý, vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp đến cáp 110kv

- Cây dựng đường dây và trạm biến áp không giới hạn quy mô cáp điện áp

- Giám sát lắp đặt thiết bị công nghệ điện, công trình đường dây và trạm biến ápđến 110kv

- Quản lý dự án, lập dự án các dịch vụ tư vấn cho dự án đầu tư xây dựng côngtrình

- Thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị điện lực

- Tư vấn xây dựng điện

- Sản xuất các cầu kiện kim loại

ABC là một trong những khách hàng thường xuyên của AASC trong nhiều nămnay, do đó các thông tin chung về khách hàng đã được lưu giữ và cập nhật qua từngnăm trong hồ sơ kiểm toán chung Vì vậy, KTV không cần thu thập các thông tin chung

về khách hàng trước cuộc kiểm toán mà sử dụng trực tiếp hồ sơ của khách hàng đã có.Tuy nhiên, khi thực hiện tại khách hàng, KTV vẫn cần phỏng vấn khách hàng về cácthay đổi của công ty trong năm tài chính được kiểm toán Ví dụ như: Sự thay đổi vềBan giám đốc, giấy phép kinh doanh, các vấn đề liên quan đến vốn chủ sở hữu hay các

sự thay đổi các chính sách kế toán… để cập nhật vào hồ sơ kiểm toán chung

Qua quá trình phỏng vấn, KTV kết luận Công ty ABC không có thay đổi gì trong cácthông tin chung tại Quý 4/2012

Bên cạnh đó, Công ty ABC là khác hàng truyền thống của Công ty kiểm toán AASC, vì

Trang 31

năm của Công ty ABC Tại cuộc kiểm toán này, mục tiêu của KTV là thực hiện kiểmtoán 3 tháng cuối năm (quý IV), đồng thời, xem xét việc thực hiện những đề xuất điềuchỉnh của cuộc kiểm toán 9 tháng đầu năm tại Công ty ABC Thời gian dự kiến tiếnhành kiểm toán từ ngày 25/02/2013 – 05/03/2013

Trưởng phòng kiểm toán sẽ lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán phù hợp để tham giakiểm toán khách hàng này Với công ty ABC, do là KH cũ nên công ty vẫn giữ nguyênđội ngũ đoàn kiểm toán thực hiện kiểm toán từ năm trước, đã nắm được sơ bộ tình hình

về hoạt động kinh doanh, hệ thống kế toán và KSNB ở đơn vị

Nhóm kiểm toán được lựa chọn gồm:

Bảng 2.1.:Cơ cấu nhóm kiểm toán

STT Họ tên Viết tắt Chức vụ Phần hành thực hiện chính

1 Phạm Thanh Nhân PTN Trưởng nhóm

a) Thu thập thông tin về khoản mục tạm ứng

Các thông tin liên quan tới khoản mục tạm ứng đã được KTV năm trước thực hiệnthu thập và lưu file, trưởng nhóm KTV năm nay sau khi phỏng vấn kế toán thu thậpđược các thông tin liên quan tới khoản mục tạm ứng về việc ghi nhận tạm ứng, hoànứng, sổ sách kế toán và tài khoản sử dụng để hoạch toán không có sự thay đổi

Trang 32

b) Xác định mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán (Phụ lục 2.2)

Mức trọng yếu được lập trong giai đoạn lập kế hoạch dựa trên các thông tin thuthập được về hoạt động, và số liệu trên báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán.Kiểm toán viên phải dựa trên các xét đoán chuyên môn để xem xét lại mức trọngyếu trong quá trình thực hiện kiểm toán và giai đoạn kết thúc kiểm toán để đưa rathủ tục kiểm toán đầy đủ và phù hợp

Đối với công ty ABC là khách hàng cũ, vận dụng kinh nghiệm xét đoán và kết quảkiểm toán từ năm trước, xét đến tình hình năm nay công ty không có bất kỳ thay đổinào đáng kể do đó KTV đánh giá RRKT là thấp

Cơ sở xác định mức trọng yếu của KTV dựa vào các chỉ tiêu: tổng vốn chủ sở hữu,tổng tài sản, doanh thu và lợi nhuận trước thuế và RRKT đánh giá với khách hàngABC để xác định mức trọng yếu thực hiện và ngưỡng sai sót có thể bỏ qua

c) Đánh giá RRKT cho khoản mục tạm ứng:

- Đánh giá RRKS

Đánh giá ban đầu về HTKSNB và RRKS của Công ty ABC(Phục lục 2.3)

Công ty ABC là khách hàng quen thuộc của AASC nên KTV dựa vào hồ sơ kiểmtoán chung và hồ sơ kiểm toán các năm trước để đánh giá ban đầu về rủi ro kiểmsoát KTV không cần thực hiện các thủ tục kiểm tra HT KSNB mà chỉ phỏng vấnkhách hàng xem có sự thay đổi đáng kể trong bộ máy quản lý và các chính sách hoạtđộng hay không để đánh giá ban đầu về HTKSNB của khác hàng

Trang 33

Qua phỏng vấn BGĐ, KTV nhận thấy công ty ABC không có sự thay đổi lớn trongnăm 2011, do đó có thể sử dụng kết quả đánh giá được lưu trong hồ sơ kiểm toán nămtrước.

Theo kết quả này thì HT KSNB của đơn vị được thiết kế khá đầy đủ và hữu hiệutrong việc ngăn ngừa và phát hiện kịp thời sai phạm RRKS được đánh giá ở mức độtrung bình KTV có thể dựa vào bằng chứng thu được từ HTKSNB để giảm thủ tụckiểm tra cơ bản và thủ tục kiểm tra chi tiết

Đánh giá về HTKSNB và RRKS của khoản mục Tạm ứng tại Công ty ABC(Phụ

lục 2.4)

Qua phỏng vấn kế toán trưởng của đơn vị, KTV nhận thấy trong năm tài chính

2012 các chính sách tạm ứng và hoàn ứng, phương pháp hạch toán không có sự thayđổi trong hệ thống KSNB đối với khoản mục tạm ứng của công ty ABC, do đó KTV

sử dụng kết quả kiểm toán các năm trước Trong hồ sơ kiểm toán công ty ABC năm

2012, KTV sử dụng bảng câu hỏi đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với khoảnmục tạm ứng Kết quả như sau:

Qua bảng câu hỏi đánh giá rủi ro kiểm soát, KTV đánh giá hệ thống kiểm soát nội

bộ của đơn vị được tổ chức chưa tốt, đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mụctạm ứng ở mức cao

- Đánh giá RRPH

Sau khi xác định được RRTT và RRKS đối với khoản mục tạm ứng của công tyABC, KTV dựa vào ma trận rủi ro ở bảng 1.1 đánh giá được RRPH dự kiến đối vớikhoản mục tạm ứng là thấp Do đó KTV phải mở rộng phạm vi và các thủ tục kiểmtoán đối với khoản mục này để RRKT đạt ở mức chấp nhận được, không có saiphạm trọng yếu

- Đánh giá RRKT

Xác định RRKT:

Trang 34

- Đánh giá RRTT: Do công ty ABC là KH quen thuộc của AASC nên KTV chỉ cần thuthập thông tin về sự thay đổi của khách hàng trong năm Qua tìm hiểu và kinh nghiệmkiểm toán từ năm trước, KTV thấy BGĐ công ty ABC gồm những thành viên có trình

độ và liêm chính, bộ phận kế toán hầu hết đều làm việc đúng chuyên ngành tài chính –

kế toán, có trình độ và trong năm không có sự thay đổi đáng kể nào về nhân sự, do đóKTV đánh giá RRTT của công ty ABC là thấp

- Đánh giá RRKS: RRKS được đánh giá là trung bình (kết quả từ bảng trên)

- Đánh giá về RRPH: Dựa vào ma trận rủi ro có thể đánh giá RRPH dự kiến là cao, từ đó

có thể giảm khối lượng và phạm vi kiểm toán với công ty ABC

d) Phân tích tổng quát

- Phân tích tổng quát BCĐKT ngày 31/12/2012 (Phụ lục 2.5)

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV thường áp dụng thủ tục phân tích sơ bộđối với các chỉ tiêu trên bảng Cân đối kế toán và Báo cáo KQKD của khách hàng bằngcách xác định chênh lệch tuyệt đối và chênh lệch tương đối của các chỉ tiêu trênBCĐKT giữa đầu quý IV và cuối quý IV, đồng thời xác định tỷ trọng của các chỉ tiêutrên Tổng tài sản

Bước công việc này giúp KTV có cái nhìn tổng quát về thực trạng tình hình tài chínhcủa KH trong năm kiểm toán, đồng thời đây là cơ sở đầu tiên để đánh giá sự biến động

về số dư các khoản mục năm nay so với năm trước, cũng như đánh giá khả năng hoạtđộng liên tục của KH Từ đó, KTV bước đầu tìm ra được các biến động bất thường Vìvậy việc thực hiện thủ tục phân tích được coi là một trong những kỹ thuật đơn giản,mang lại hiệu quả cao trong cuộc kiểm toán

Qua bảng phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán quý IV/2012, KTV nhận thấy:

Về phần tài sản của Công ty ABC:

- Tài sản ngắn hạn tăng 15%, với tỷ trọng là 18,53% trên tổng tài sản tương ứng với mứctăng 148.859.990.674 vnđ, chủ yếu là tăng do tiền và các khoản tương đương tiền vớimức tăng 183% tương ứng với 14.594.798.936 vnđ; các khoản phải thu chiếm 17%trong Tổng tài sản cũng tăng 14% tương ứng với 130.985.799.953 và hàng tồn khi tăng

Trang 35

nhẹ 12% so với đầu kỳ Tuy nhiên, tài sản ngắn hạn khác lại có xu hướng giảm nhiều,mức giảm 38% tương ứng với 3.985.986.856 vnđ

- Tài sản dài hạn chiếm 81,47% trong Tổng tài sản của Công ty ABC cũng tăng nhiềutrong quý IV với mức tăng là 58% tương ứng với 1.870.726.034.312 vnđ

Mức tăng chủ yếu do Tài sản cố định tăng 58% so với đầu quý tương ứng với1.871.493.319.828 vnđ trong đó chủ yếu do Tài sản cố định hữu hình tăng 57% trongquý IV, đặc biệt chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng mạnh tới 149% so với đầu quý,đạt 98.193.617.006 vnđ

Về phần nguồn vốn:

- Nợ phải trả chiếm 47,51%, tăng 9% so với đầu kỳ chủ yếu do phải trả người bán tăng46.736.224.839 vnđ so với đầu quý IV; phải trả người lao động tăng 291% tuy nhiên,chi phí phải trả lại giảm mạnh so với đầu quý, mức giảm ương ứng với 46.164.745.194nvđ

- Vốn chủ sở hữu chiếm 52,48% trong Tổng nguồn vốn cũng tăng 118% so với đầu quý,tương ứng với 1.782.599.789.558 vnđ, chủ yếu do vốn chủ sở hữu tăng trong quý

Như vậy, nhìn chung tài sản và nguồn vốn của đơn vị trong quý IV có những mứctăng trưởng lớn KTV cần chú trọng tìm hiểu nguyên nhân tăng nhiều trong quý IVbằng cách kiểm toán chi tiết vào các khoản mục có mức ảnh hưởng trọng yếu như

TK tiền, Tk phải thu khách hàng và các khoản phải thu khác; hàng tồn kho; tài sản cốđịnh hữu hình, chi phí xây dựng cơ bản dở dang; phải trả người bán, phải trả người laođộng, chi phí phải trả

Bên cạnh đó, có những tài sản giảm mạnh trong kỳ, cũng cần đặc biệt chú ý khi kiểmtoán là tài sản ngắn hạn khác trong đó có Tài khoản Tạm ứng

- Phân tích tổng quát khoản mục Tạm ứng

Qua phân tích sơ bộ BCĐKT ngày 31/12/2012, KTV nhận thấy, số dư khoản mụctạm ứng được trình bày trên chỉ tiêu “tài sản ngắn hạn khác” trên Báo cáo tài chính

Trang 36

Trong khi, các chỉ tiêu khác tăng nhiều thì chỉ tiêu “tài sản ngắn hạn khác” lại có xuhướng giảm nhiều, mức giảm 38% tương ứng với 3.985.986.856 vnđ.

Thực hiện phân tích tài khoản tạm ứng (TK141) thông quan Bảng cân đối số phát sinhcủa Công ty ABC vào quý IV/ 2012 như sau:

Bảng 2.2: Phân tích tài khoản Tạm ứng (TK 141) của khách hàng ABC

Số dư đầu kỳ Số dư cuối kỳ Chênh lệch số dư

40

-Như vậy, Tạm ứng của đơn vị trong quý IV giảm 40% so với đầu quý, tương ứng với2.885.475.183 vnđ, chiếm 72% trong mức giảm của chỉ tiêu “tài sản ngắn hạn”

KTV cần đi sâu tìm hiểu nguyên nhân giảm tạm ứng, đồng thời, trong kỳ lượng phátsinh cũng rất lớn, lên tới 5.805.546.606 vnđ Theo như phỏng vấn, trong quý IV có một

số công trình hoàn thành và được hoàn ứng nên lượng tạm ứng giảm và có một số côngtrình được duyệt thực hiện trong quý IV nên lượng tạm ứng tăng lớn Tuy nhiên, đểđảm bảo sự hợp lý này là đúng, KTV đi sâu vào thực hiện kiểm toán khoản mục này

e) Thiết kế chương trình kiểm toán (Phụ lục 2.6)

Dựa vào chương trình kiểm toán mẫu công ty đã thiết kế cho khoản mục tạm ứngtrưởng nhóm kiểm toán đã xây dựng chương trình kiểm toán với công ty ABC gồm

các thủ tục chính được trình bày ở giấy làm việc

KTV dựa vào những vấn đề đã phát hiện ra ở kỳ kiểm toán trước để thực hiệnnhững thủ tục kiểm toán cho kỳ này Nhìn chung, những thủ tục ở kỳ này đã đượcthực hiện ở kỳ trước Những thủ tục được thực hiện sẽ được đánh dầu ở cột “workcompleted inititals and date” nhằm đạt được các mục tiêu kiểm toán:

- Sự hiện hữu của số dư cuối kỳ Tạm ứng (E- existency)

- Quyền và nghĩa vụ (RO- Rights and Obligation)

Trang 37

2.3.2.2 Thực hiện kiểm toán

Sau khi thiết kế chương trình kiểm toán cho khoản mục tạm ứng tại công tyABC, KTV tiến hành thực hiện các công việc theo chương trình kiểm toán đã xâydựng Các công việc được thực hiện bởi KTV sẽ được thể hiện trên giấy tờ làm việc

và lưu file

a) Lập trang tổng hợp số dư (Phụ lục 2.7, 2.8)

Trong bước này, KTV tiến hành lập trang số liệu kế toán tổng hợp KTV sử dụngcác ký hiệu được quy định thống nhất trong việc trình bày GLV tại AASC để thểhiện kết quả thu được

Nguồn số liệu được lấy từ BCĐKT tại ngày 31/12/2012 của Công ty ABC gồm

số đầu kỳ và cuối kỳ Số đầu kỳ được so sánh với số cuối kỳ của BCTC 9 tháng đầunăm 2012 đã được kiểm toán của kỳ trước Số cuối được so sánh với số trên sổ cái

và tổng số trên các sổ chi tiết Số phát sinh trong kỳ được lấy từ Bảng cân đối sốphát sinh và đối chiếu với sổ chi tiết và sổ cái tài khoản 141

Thông qua bước này, KTV có thể thống nhất số liệu với khác hàng về số cuối kỳ,đồng thời, nếu có chênh lệch sẽ đi sâu kiểm toán chi tiết, tiết kiệm thơi gian và dễtìm ra vấn đề

Nhưng thông thường, Số liệu tổng hợp sau khi kiểm tra thấy chính xác và khớpđúng

Lưu ý, tại một số khách hàng khác thì vẫn có trường hợp, KTV thấy số đầu kỳ

không khớp với số đã được kiểm toán ở kỳ trước, trong khi, nguyên tắc là hai số đóphải khớp với nhau KTV có thể sử dụng thủ tục là ra soát các bút toán điều chỉnhcủa kỳ kiểm toán trước Nếu có bút toán điều chỉnh liên quan tới Tạm ứng thì đơn vị

đã thực hiện điều chỉnh chưa Thông thường, khi có bút toán điều chỉnh thì kháchhàng có thể điều chỉnh như sau:

Trang 38

Một là, Thực hiện điều chỉnh ngay khi có kết luận kiểm toán và điều chỉnh vào

số cuối kỳ của đợt kiểm toán đó Nếu khách hàng thực hiện điều chỉnh này thì sốcuối kỳ kiểm toán trước sẽ khớp với số đầu kỳ kiểm toán này

Hai là, Khách hàng thực hiện điều chỉnh vào số phát sinh trong kỳ kiểm toán

này, thì số chênh lệch giữa đầu kỳ này và cuối kỳ trước là số điều chỉnh đó

b) Phân tích theo đối tượng tạm ứng và tỉnh thành (Phụ lục 2.9, 2.10)

KTV thực hiện phân tích các đối tượng tạm ứng theo tỉnh thành và theo người tạmứng hoặc đơn vị tạm ứng để

Thực hiện so sánh tìm chênh lệch tuyệt đối và chênh lệch tương đối giữa số đầu kỳvới số cuối kỳ của theo đối tượng tạm ứng và theo các chi nhánh tạm ứng, đồng thờixác định tỷ trọng tạm ứng cuồi kỳ của từng đối tượng, từng chi nhánh trong Tổng số

dư tạm ứng trên TK 141 Từ đó tìm ra được những tỉnh thành biến động lớn, bấtthường và chủ yếu là do đối tượng nào tạo ra để khoanh vùng phạm vi kiểm toán,làm cơ sở cho kiểm tra chi tiết

c) Phân tích đối ứng tài khoản (Phụ lục 2.11)

Sau khi thực hiện phân tích tạm ứng theo tỉnh thành và đối tượng, KTV đã xác địnhđược đối tượng cần kiểm tra chi tiết Tuy nhiên, với những đối tượng khác nhau,việc tạm ứng và hoàn ứng được ghi nhận và hạch toán khác nhau và đa dạng Để thuhẹp phạm vi kiểm toán cũng như hiệu quả hơn trong công tác kiểm toán của đơn vị,KTV thực hiện phân tích đối ứng tài khoản, tìm những nghiệp vụ phát sinh bấtthường hoặc phát sinh lớn (bằng cách tính tỷ trọng), chứa nhiều rủi ro để thực hiệnkiểm toán chi tiết

Qua quá trình phân tích, KTV không phát hiện các đối ứng bất thường, nhưng cónhững nghiệp vụ tạm ứng và hoàn ứng bằng tiền mặt rất lớn (tạm ứng bằng tiền mặtchiếm 98%, hoàn ứng bằng tiền mặt chiếm 78%) Việc tạm ứng và hoàn ứng bằngtiền mặt có rủi ro lớn nhất trong các loại hình tạm ứng Vì vậy, cần đi sau kiểm trachi tiết các nghiệp vụ tạm ứng, hoàn ứng bằng tiền mặt

Trang 39

d) Thực hiện kiểm tra chi tiết:

Bước 1, Đối chiếu xác nhận công nợ tạm ứng với các đối tượng tạm ứng (Phụ lục

2.12)

Để đạt được mục tiêu sự hiện hữu, quyền và nghĩa vụ của các khoản Tạm ứng cuối

kỳ, KTV thực hiện lấy xác nhận công nợ Tạm ứng đối với các đối tượng tạm ứng

Do nguyên tắc chi tạm ứng là chi cho các đối tượng là người lao động trong đơn vị,

vì vậy việc lấy xác nhận là công việc đơn giản nhưng lại hiệu quả

Sau khi thực hiện đối chiếu số dư tạm ứng theo đối tượng theo dõi trên sổ và số xácnhận, KTV phát hiện có sự chênh lệch của một số đối tượng

Thực hiện phỏng vấn và kiểm tra chứng từ tạm ứng của các đối tượng có chênh lệchKTV phát hiện những vấn đề như sau:

- Kế toán tạm ứng hạch toán nhầm mã đối tượng của một số đối tượng tạm ứng.Nguyên nhân là, các đối tượng tạm ứng này chủ yếu nằm trong một chi nhánhcủa Công ty ABC Khi có một đối tượng lên tạm ứng cho chi nhánh thì kế toánchưa thực hiện lập mã mới cho đối tượng đó nên hạch toán tạm vào mã của đốitượng khác nhưng cùng chi nhánh

- Kế toán tạm ứng hạch toán thiếu một số nghiệp vụ hoàn ứng của một số đốitượng do việc chậm luân chuyển chúng từ, dẫn tới số theo dõi trên Sổ của Kếtoán lớn hơn số xác nhận của đối tượng

Từ đó, KTV đưa ra bút toán đề nghị đơn vị điều chỉnh đề đảm bảo tính trung thực,hợp lý của số dư Tài khoản Tạm ứng

Bước hai, Thực hiện đối chiếu với tiến độ thi công công trình(Phụ lục 2.13)

Vơi mục tiêu sự hiện hữu của số dư tài khoản tạm ứng và sự phát sinh của nghiệp

vụ tạm ứng cũng như hạch toán đúng đắn, KTV thực hiện đối chiếu các khoản tạm

ứng với tiến độ thi công công trình

Do nội dung chính tạm ứng của Công ty ABC là thực hiện tạm ứng để thi công côngtrình do đơn vị thực hiện Vì vậy, KTV thực hiện đối chiếu một số đối tượng tạm

Trang 40

ứng có số dư cuối kỳ lớn và số phát sinh trong kỳ lớn chi tiết theo nội dung côngtrình, tức là tạm ứng cho công trình nào thì đối chiếu với tiến độ thi công của côngtrình đó Nếu các công trình chưa hoàn thành thì việc chưa hoàn ứng là đúng đắn.Nhưng các công trình đã hoàn thành mà chưa thực hiện hoàn ứng thì cần tìm hiểunguyên nhân và đánh giá tính hợp lý của nguyên nhân đó.

Qua quá trình kiểm tra chi tiết thì KTV kết luận, các công trình chưa hoàn ứng chủyếu do thiên tai, bão lũ và hồ sơ hoàn ứng chưa đầy đủ (công trình chưa hoàn thành).Như vậy, số dư cuối kỳ và số phát sinh của tài khoản Tạm ứng được kết luận là đượcghi chép đúng đắn khi đơn vị thực hiện điều chỉnh theo bút toán đề nghị điều chỉnhcủa KTV

Bước ba, Thực hiện phân tích số dư tạm ứng, tìm hiểu nguyên nhân tạm ứng tồn

lâu (Phụ lục 2.14)

Trong Tạm ứng, nếu như có những khoản tạm ứng tồn lâu mà không có khảnăng thu hồi do nhiều nguyên nhân, thì kế toán cần thực hiện lập dự phòng hoặc cóchính sách xử lý hợp lý

Để đảm bảo việc không trích lập dự phòng các khoản tạm ứng của đơn vị làphù hợp, KTV thực hiện phân tích tạm ứng, tìm hiểu nguyên nhân tồn lâu

Qua quá trình phân tích, KTV nhận thấy, số dư tạm ứng tồn từ năm 2010 chỉchiếm 2% (99 triệu) chưa có dấu hiệu hoàn ứng Tạm ứng từ năm 2011 là do cáccông trình đang gặp thiên tai, bão lũ, hồ sơ hoàn ứng chưa hoàn thành

Như vậy, kế toán không trích lập dự phòng là phù hợp Số dư tạm ứng sau điều

chỉnh là trung thực hợp lý

Bước 4, Thực hiện kiểm tra chi tiết nghiệp vụ hoàn ứng (Phụ lục 2.15)

Thực hiện chọn mẫu các đối tượng hoàn ứng lớn trong kỳ, thực hiện kiểm tra

chi tiết các đối tượng đó để đảm bảo các nghiệp vụ tạm ứng thực sự phát sinh và

được hạch toán đúng đắn.

Ngày đăng: 04/10/2018, 22:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w