1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo án dạy học chủ đề GDCD 7

15 1,7K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 144 KB

Nội dung

Tuần 11, 12, 13 Tiết 11, 12, 13 Ngày soạn: 24 tháng 10 năm 2017 CHỦ ĐỀ: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA; GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ; I. Cơ sở hình thành chủ đề: Căn cứ vào nhiệm vụ năm học, đặc trưng bộ môn GDCD, chuẩn kiến thức kĩ năng và định hướng phát triển năng lực cần đạt của môn học. Căn cứ vào phân phối chương trình GDCD 7 Căn cứ vào nội dung tập huấn nghiệp vụ bộ môn GDCD đã được Phòng Giáo dục và đào tạo triển khai. Căn cứ vào chỉ đạo thực hiện chuyên môn của nhà trường, tổ, nhóm chuyên môn. II. Thời gian dự kiến: 3 tiết (tuần 11, 12, 13)) Tiết Nội dung Ghi chú 1 Xây dựng gia đình văn hóa (tiết 1) Tiết 11 trong PPCT 2 Xây dựng gia đình văn hóa (tiết 2) Tiết 12 trong PPCT 3 Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ Tiết 13 trong PPCT III. Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực cần hình thành cho học sinh của chủ đề. 1. Kiến thức: HS biết: Biết cần làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Nêu được các việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày Biết thế nào là gia đình văn hóa, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. HS hiểu: HS hiểu khái niệm thế nào là gia đình văn hóa, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Hiểu ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ với việc xây dựng lối sống có văn hóa trong cộng động và làm phong phú thêm truyền thống tốt đẹp của dân tộc. HS vận dụng: Nêu được các việc cần làm để góp phần xây dựng gia đình văn hóa, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 2. Kĩ năng. HS biết kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp và xoá bỏ tập tục lạc hậu. Phân biệt hành vi đúng, sai đối với truyền thống gia đình, dòng họ. Tự đánh giá và thực hiện tốt bổn phận của bản thân để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 3. Thái độ: Có tình cảm trân trọng, tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ. Biết ơn thế hệ đi trước. Mong muốn tiếp tục phát huy truyền thống đó... 4. Các năng lực cần phát triển cho học sinh: Năng lực chung: + Năng lực tự học. + Năng lực sáng tạo. + Năng lực hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ. + Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực chuyên biệt: + Thực hiện hành vi của gia đình có văn hóa, biết giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. + Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với gia đình có văn hóa, biết giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. + Giải quyết vấn đề cá nhân, hợp tác giải quyết vấn đề xã hội về xây dựng gia đình văn hóa; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

Trang 1

Tuần 11, 12, 13

Tiết 11, 12, 13

Ngày soạn: 24 tháng 10 năm 2017

CHỦ ĐỀ: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA;

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP

CỦA GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ;

I Cơ sở hình thành chủ đề:

Căn cứ vào nhiệm vụ năm học, đặc trưng bộ môn GDCD, chuẩn kiến thức

kĩ năng và định hướng phát triển năng lực cần đạt của môn học

Căn cứ vào phân phối chương trình GDCD 7

Căn cứ vào nội dung tập huấn nghiệp vụ bộ môn GDCD đã được Phòng Giáo dục và đào tạo triển khai

Căn cứ vào chỉ đạo thực hiện chuyên môn của nhà trường, tổ, nhóm chuyên môn

II Thời gian dự kiến: 3 tiết (tuần 11, 12, 13))

trong PPCT

trong PPCT 3

- Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của

gia đình, dòng họ

Tiết 13 trong PPCT III Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực cần hình thành cho học sinh của chủ đề

1 Kiến thức:

* HS biết:

- Biết cần làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

- Nêu được các việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày

- Biết thế nào là gia đình văn hóa, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

* HS hiểu:

- HS hiểu khái niệm thế nào là gia đình văn hóa, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

- Hiểu ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ với việc xây dựng lối sống có văn hóa trong cộng động và làm phong phú thêm truyền thống tốt đẹp của dân tộc

* HS vận dụng:

- Nêu được các việc cần làm để góp phần xây dựng gia đình văn hóa, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

2 Kĩ năng.

- HS biết kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp và xoá bỏ tập tục lạc hậu

- Phân biệt hành vi đúng, sai đối với truyền thống gia đình, dòng họ

Trang 2

- Tự đánh giá và thực hiện tốt bổn phận của bản thân để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

3 Thái độ:

- Có tình cảm trân trọng, tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

- Biết ơn thế hệ đi trước

- Mong muốn tiếp tục phát huy truyền thống đó

4 Các năng lực cần phát triển cho học sinh:

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự học

+ Năng lực sáng tạo

+ Năng lực hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ

+ Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực chuyên biệt:

+ Thực hiện hành vi của gia đình có văn hóa, biết giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

+ Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với gia đình có văn hóa, biết giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

+ Giải quyết vấn đề cá nhân, hợp tác giải quyết vấn đề xã hội về xây dựng gia đình văn hóa; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

IV Bảng mô tả các mức độ nhận thức, đánh giá:

Nội

dung

Nhận biết (Mô tả yêu cầu

cần đạt)

Thông hiểu (Mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng thấp (Mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng cao (Mô tả yêu cầu cần đạt)

xây

dựng

gia

đình

văn

hóa,

giữ gìn

và phát

huy

truyền

thống

tốt đẹp

của gia

đình,

dòng

họ

Nhận biết các

điều kiện của

gia đình văn

hóa

Nhận ra các

truyền thống tốt

đẹp của gia

đình, dòng họ

- HS hiểu khái niệm thế nào là gia đình văn hóa,

ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa

- Hiểu ý nghĩa của của việc giữ gìn

và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

- Nêu được các tiêu chí của gia đình văn hóa,

thống tốt đẹp của gia đình dòng họ

Đánh giá hành

vi, cách ứng xử

huống, giao tiếp

Vận dụng hiểu biết về các tiêu chí của gia đình văn hóa, các truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ để cùng góp phần xây dựng gia đình văn hóa, giữ gìn

và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

(Câu hỏi: 1.1;

1.4;1.5;1.6;1.7;

(Câu hỏi: 2.1;

2.2; 2.3; 2.4;

2.5; 2.6; 2.7)

3.1;3.2; 3.3; 3.4 )

(Câu hỏi: 4.1; 4.2; 4.3; )

Trang 3

V Biên soạn hệ thống câu hỏi, bài tập minh họa

1 Câu hỏi nhận biết

1.1 Gia đình cô Hoà có mấy người- Gia đình cô đã làm tốt nhiệm vụ công dân ntn?

1.2 Với làng xóm, láng giềng, cô Hoà đối xử ntn?

1.3.Trong làng xóm của em có những gia đình nào đạt tiêu chuẩn trên?

1.4 Là một thành viên trong gia đình, em sẽ làm gì để góp phần xây dựng gia đình mình thành gia đình văn hoá?

Em hãy tìm chi tiết thể hiện sự lao động cần cù và quyết tâm vượt khó của mọi người trong gia đình đó?

1.5 Gia đình đã thu được kết quả gì?

1.6 Những việc làm nào chứng tỏ nhân vật "tôi" đã giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình?

1.7 Em hãy kể xem gia đình dòng họ em có những truyền thống gì?

1.8 Theo em, thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống?

2 Câu hỏi thông hiểu

2.1 Đời sống tinh thần của gia đình cô Hoà ra sao?

2.2 Em có nhận xét gì về nếp sống của gia đình cô Hoà?

2.3 Từ những tiêu chuẩn chung trên, em thấy gia đình em đã là gia đình văn hoá chưa

2.4 Em hãy kể về gia đình văn hoá ở địa phương em

2.5 Gia đình văn hoá có ý nghĩa ntn?

2.6 Trong thực tế vẫn có những gia đình chưa văn hoá

- Em hãy tìm biểu hiện của những gia đình này

- Tìm nguyên nhân của những biểu hiện đó

2.7 Vì sao ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình ta, dòng họ ta?

3 Câu hỏi vận dụng thấp

3.1 GV dùng bảng phụ: Có một số ý kiến sau đây:

a Gia đình giàu có con cái sẽ hư hỏng, không thể là gia đình văn hoá

b Gia đình nghèo khó không thể là gia đình văn hoá được

c Dù giàu hay nghèo nhưng nền nếp gia phong của gia đình vẫn giữ được thì vẫn có thể trở thành gia đình văn hoá

3.2 Em tán thành hay không tán thành ý kiến nào, em hãy lấy ví dụ minh hoạ 3.3 Có phải tất cả các truyền thống ta đều giữ gìn và phát huy không? Vì sao? Cho ví dụ

3.4 Bài tập: Em hãy đánh dấu X vào cột tương ứng

Gia đình ông Thái là gia đình có 3 thế hệ cùng

chung sống nhưng chưa bao giờ hàng xóm nghe

tiếng cãi nhau

Chồng đi làm xa, chị Bích cùng con gái ở nhà

Tuy công việc bề bộn nhưng chi vẫn sắp xếp nhà

Trang 4

cửa gọn gàng, ngăn nắp; ngoài việc cơ quan, chị

còn tranh thủ thăm hỏi họ hàng và giúp đỡ người

xung quanh

Thành và Tuấn là hai anh em nhưng thường

xuyên cãi nhau vì tranh giành tài sản của bố mẹ

Ông Bình là giám độc giàu có nhưng không mấy

khi ông quan tâm đến những người xung quanh

Gia đình ông Ba rất nghèo nhưng các con ông

đều được cho ăn học tử tế và rất có đạo đức

4 Câu hỏi vận dụng cao

4.1 Là HS, em có cần tham gia xây dựng gia đình văn hoá không ,vì sao? Em

sẽ làm gì để góp phần xây dựng gia đình mình thành gia đình văn hoá?

4.2 Em sẽ là gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?

4.3 Tìm tục ngữ ca dao nói về truyền thống của gia đình dòng họ?

Tuần 11

Tiết 11

Ngày soạn: 24 tháng 10 năm

2017 Ngày dạy: tháng năm 2017

CHỦ ĐỀ: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA;

Trang 5

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP

CỦA GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ.

Tiết 1: Xây dựng gia đình văn hóa (tiết 1)

I Mục tiêu bài học

1 Kiến thức:

Giúp học sinh hiểu được:

- Nội dung và ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hoá

- Mối quan hệ giữa quy mô gia đình và chất lượng cuộc sống

- Bổn phận và trách nhiệm của bản thân trong xây dựng gia đình văn hoá

2 Kĩ năng

- HS biết giữ gìn danh dự gia đình

- Tránh xa thói hư tật xấu, các tệ nạn xã hội

- Có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hoá

3 Thái độ

- Hình thành ở học sinh tình cảm yêu thương, gắn bó, quý trọng gia đình và mong muốn tham gia xây dựng gia đình văn hoá, văn minh hạnh phúc

4 Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực tự học

+ Năng lực sáng tạo

+ Năng lực hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ

+ Năng lực giải quyết vấn đề

+ Thực hiện hành vi của gia đình có văn hóa

+ Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với gia đình có văn hóa + Giải quyết vấn đề cá nhân, hợp tác giải quyết vấn đề xã hội về xây dựng gia đình văn hóa

II Phương pháp

- Nêu và giải quyết vấn đề

- Thảo luận nhóm

- Động não

III Tài liệu - phương tiện:

- Tranh ảnh về gia đình

- SGK, SGV

IV Các hoạt động dạy học chủ yếu:

A Hoạt động khởi động (3 phút): Giới thiệu chủ đề

GV dùng hình thức phát vấn:

- Em suy nghĩ gì về vai trò của gia đình, dòng họ đối với việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

- HS bộc lộ suy nghĩ cá nhân

GV dẫn dắt, giới thiệu chủ đề: Các em thân mến! Chúng ta luôn tự hào về 1 đất nước VN không chỉ tươi đẹp mà còn rất giàu truyền thống Để góp phần làm phong phú các truyền thống của dân tộc thì không thể thiếu sự đóng góp của các gia đình văn hóa, các dòng họ trên khắp mọi miền tổ quốc ta Mỗi gia đình là một bông hoa đẹp sẽ tạo ra xã hội là một rừng hoa đẹp Vậy gia đình văn hóa là gia đình như thế nào, để truyền thống của tốt đẹp của các gia đình, dòng họ

Trang 6

không bị mai một mà càng tốt đẹp, phong phú hơn thì thế hệ trẻ chúng ta cần

có trách nhiệm gì? Đây cũng chính là nội dung chính của chủ đề mà cô trò ta cùng tìm hiểu qua 3 tiết học

B Hoạt động hình thành kiến thức mới: 37'

Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc

(15’).

- GV cho HS đọc truyện- thảo luận các

câu hỏi

? Gia đình cô Hoà có mấy người- Gia

đình cô đã làm tốt nhiệm vụ công dân

ntn?

? Đời sống tinh thần của gia đình cô

Hoà ra sao?

? Với làng xóm, láng giềng, cô Hoà đối

xử ntn?

? Em có nhận xét gì về nếp sống của

gia đình cô Hoà?

- HS trình bày ý kiến

- GV nhận xét và kết luận: Gia đình cô

Hoà là tiêu biểu của một gia đình văn

hoá

Hoạt động 2: Phát triển nhận thức

của HS (15’)

- GV treo bảng phụ tiêu chuẩn chung,

cơ bản của gia đình văn hoá

- HS đọc kết hợp ghi nhanh

- GV giải thích thêm để HS hiểu về

tiêu chuẩn này

?/ Từ những tiêu chuẩn chung trên, em

thấy gia đình em đã là gia đình văn hoá

1 Truyện đọc: "Một gia đình văn hoá"

- Gia đình cô Hoà làm tốt nhiệm vụ công dân:

+ Vận động bà con làm vệ sinh môi trường

+ Chống các tệ nạn xã hội

- Đời sống tinh thần của gia đình cô Hoà:

+ Mọi người chia sẻ lẫn nhau

+ Đồ đạc trong nhà sắp xếp gọn gàng + Không khí gia đình đầm ấm, vui vẻ

+ Mọi người chia sẻ buồn vui cùng nhau

+ Đọc sách báo trao đổi chuyên môn + Con học bài, là một HSG

+ Cô chú là chiến sĩ thi đua

- Gia đình cô Hoà đối với hàng xóm: + Tích cực xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư

+ Quan tâm giúp đỡ hàng xóm

+ Tận tình giúp đỡ những người ốm đau bệnh tật

- Nhận xét: Gia đình cô Hoà thực

hiện kế hoạch hoá gia đình, có đời sống tinh thần tốt đẹp, đoàn kết với làng xóm và làm tốt nghĩa vụ công dân.

* Tiêu chuẩn gia đình văn hoá

+ Thực hiện kế hoạch hoá gia đình + Xây dựng gia đình hoà thuận, tiến

bộ, hạnh phúc, sinh hoạt văn hoá lành mạnh.

Trang 7

?Trong làng xóm của em có những gia

đình nào đạt tiêu chuẩn trên?

- HS tự kiên hệ

- GV dùng bảng phụ: Có một số ý kiến

sau đây:

a Gia đình giàu có con cái sẽ hư hỏng,

không thể là gia đình văn hoá

b Gia đình nghèo khó không thể là gia

đình văn hoá được

c Dù giàu hay nghèo nhưng nền nếp

gia phong của gia đình vẫn giữ được

thì vẫn có thể trở thành gia đình văn

hoá

?/ Em tán thành hay không tán thành ý

kiến nào, em hãy lấy ví dụ minh hoạ

- HS thảo luận theo cặp nhóm và trả

lời

- GV nhận xét và kết luận

Hoạt động 3: Luyện tập (4’)

1/ GV phát phiếu học tập theo bàn:

Em hãy đánh dấu X vào cột tương ứng

+ Đoàn kết với cộng đồng.

+ Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.

* Mối quan hệ giữa đời sống vật chất và tinh thần của gia đình văn hoá.

=> Mqh giữa đời sống vật chất và

tinh thần của gia đình gắn bó chặt chẽ, tuy nhiên đời sống văn hoá tinh thần có ý nghĩa quan trọng hơn.

- Tán thành: c

- Không tán thành: a, b

VD: Nhà cô A giàu có nhưng cô nuôi dạy con cái chu đáo nên các con cô rất ngoan, không hề đua đòi

hư hỏng

Nhà bà Tam rất nghèo nhưng bà luôn dạy con "đói cho sạch rách cho thơm", gia đình bà sống rất nề nếp

Bà Uy về hưu lại ốm đau luôn, chồng bà mất sớm, các con không có tiền ăn học nên đã nghỉ học sớm đi làm thuê

Gia đình ông Thái là gia đình có 3 thế hệ cùng

chung sống nhưng chưa bao giờ hàng xóm nghe

tiếng cãi nhau

Chồng đi làm xa, chị Bích cùng con gái ở nhà

Tuy công việc bề bộn nhưng chi vẫn sắp xếp nhà

cửa gọn gàng, ngăn nắp; ngoài việc cơ quan, chị

Trang 8

còn tranh thủ thăm hỏi họ hàng và giúp đỡ người

xung quanh

Thành và Tuấn là hai anh em nhưng thường

xuyên cãi nhau vì tranh giành tài sản của bố mẹ

Ông Bình là giám độc giàu có nhưng không mấy

khi ông quan tâm đến những người xung quanh

Gia đình ông Ba rất nghèo nhưng các con ông

đều được cho ăn học tử tế và rất có đạo đức

Hoạt động 4: 3’

* Củng cố:

? Là HS, em có cần tham gia xây dựng gia đình văn hoá không ,vì sao? Em sẽ làm gì để góp phần xây dựng gia đình mình thành gia đình văn hoá?

- HS tự liên hệ bản thân và trả lời

- VD: Kính trọng ông bà cha mẹ, nghe lời, thân thiện với làng xóm, chăm ngoan học giỏi, trung thực, giản dị, tiết kiệm, không sa vào tệ nạn xã hội

* Hướng dẫn học tập.

- Học và nắm chắc nội dung bài

- Tiếp tục tìm hiểu tiêu chuẩn gia đình văn hoá ở địa phương em, sưu tầm gương những gia đình văn hoá ở địa phương để chuẩn bị cho bài học tiết 2

Tuần 12

Tiết 12

Ngày soạn: 24 tháng 10 năm

2017 Ngày dạy: tháng năm 2017

CHỦ ĐỀ: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA;

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP

CỦA GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ.

Tiết 1: Xây dựng gia đình văn hóa (tiết 2)

I Mục tiêu bài học

Trang 9

1 Kiến thức:

- HS hiểu được nội dung, ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hoá

- HS hiểu bổn phận và trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng gia đình văn hoá

- Mỗi thành viên có trách nhiệm thực hiện tốt trật tự ATGT

2 Thái độ:

- Hình thành ở HS tình cảm yêu thương, gắn bó, quý trọng gia đình và mong muốn tham gia xây dựng gia đình văn hoá, văn minh, hạnh phúc

3 Kĩ năng: HS biết giữ gìn danh dự gia đình, tránh xa thói hư tật xấu tệ nạn xã

hội và nghiêm túc thực hiện tốt TT ATGT

4 Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực tự học

+ Năng lực sáng tạo

+ Năng lực hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ

+ Năng lực giải quyết vấn đề

+ Thực hiện hành vi của gia đình có văn hóa

+ Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với gia đình có văn hóa + Giải quyết vấn đề cá nhân, hợp tác giải quyết vấn đề xã hội về xây dựng gia đình văn hóa

II Phương pháp

- Nêu và giải quyết vấn đề

- Thảo luận nhóm

- Động não

III Tài liệu - phương tiện:

- Tranh ảnh về gia đình

- SGK, SGV

IV Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1 Ổn định tổ chức:1’

2 Kiểm tra bài cũ: 4’

?Nêu các tiêu chuẩn của gia đình văn hóa?

? Là HS, em có cần tham gia xây dựng gia đình văn hoá không ,vì sao?

Em sẽ làm gì để góp phần xây dựng gia đình mình thành gia đình văn hoá?

3 Bài mới: 40’

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và

ý nghĩa của gia đình văn hoá : 10’

? Từ tiêu chuẩn của gia đình văn hoá,

rm hãy cho biết ntn là gia đình văn

hoá?

- HS trả lời

- GV nhận xét và chốt lại khái niệm

? Em hãy kể về gia đình văn hoá ở địa

phương em

2 Nội dung bài học

a Khái niệm:

Gia đình văn hoá là gia đình hoà thuận hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện

kế hoạch hoá gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân.

Trang 10

- HS tự liên hệ, trình bày (đã sưu tầm

trước)

- GV nhận xét

- GV tích hợp TT ATGT: Mỗi người

cần phải có trách nhiệm thực hiện

pháp luật ATGT: Đi xe đạp, đi xe

máy

?/ Gia đình văn hoá có ý nghĩa ntn?

- HS trả lời

- GV nhận xét, bổ sung

Hoạt động 2: Tìm hiểu trách nhiệm

của mỗi thành viên trong gia đình :

10’

?/ Là một thành viên trong gia đình,

em sẽ làm gì để góp phần xây dựng

gia đình mình thành gia đình văn hoá?

- GV kẻ đôi bảng, yêu cầu 2 Hs lên

bảng thi viết xem trong một thời gian

nhất định bạn nào tìm được nhiều và

đúng nhất

Hoạt động 3: Luyện tập : 15’

?/ Trong thực tế vẫn có những gia đình

chưa văn hoá

- Em hãy tìm biểu hiện của những gia

đình này

- Tìm nguyên nhân của những biểu

hiện đó

?/ Bài tập d (SGK)

b Ý nghĩa:

- Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng con người

- Gia đình bình yên góp phần làm cho xã hội ổn định

- Góp phần xây dựng xã hội văn minh tiến bộ

c Trách nhiệm của mỗi người:

+ Sống lành mạnh sinh hoạt giản dị; + Chăm ngoan học giỏi, kính trọng giúp đỡ ông bà cha mẹ;

+ Thương yêu nhường nhịn anh chị em

+ Không đua đòi ăn chơi;

+ Tránh xa tệ nạn xã hội

3 B i t p:ài tập: ập:

- Coi trọng tiền bạc

- Không quan tâm giá dục con

- Không có tình cảm đạo lý

- Con cái hư hỏng

- Vợ chồng bất hoà, không chung thuỷ

- Cơ chế thị trường

- Ảnh hưởng tiêu cực của nền văn hoá ngoại lai

- Tệ nạn xã hội

- Lối sống thực dụng

- Quan niệm lạc hậu

Bài tập d: Đáp án đúng: 5;

Sai: 1,2,3,4,6,7

Hoạt động 4: 5’

* Củng cố:

GV hướng dẫn HS làm bài tập e SGK để rút ra kết luận về mqh giữa hạnh phúc gia đình và hạnh phúc xã hội

Ngày đăng: 04/10/2018, 10:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w