Bản chất, chức năng và vai trò của TD ngân hàng

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cà mau (Trang 30)

2. Nhận xét về thái độ, tinh thần trách nhiệm, chấp hành nội quy, quy chế của cơ

2.2.2. Bản chất, chức năng và vai trò của TD ngân hàng

2.2.2.1. Bản chất

- TD được phân phối dưới hình thức cho vay sang bên đi vay.

- Bên vay được sử dụng vốn TD trong quá trình tái sản xuất, không có quyền sở hữu mà chỉ được sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định.

- TD có sự hoàn trả: kết thúc một vòng tuần hoàn của vốn tín dụng, người vay phải hoàn trả lại vốn cho người cho vay.

2.2.2.2. Chức năng

* Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ:

- Tín dụng là nơi tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời đồng thời là nơi đáp ứng các nhu cầu về vốn cho các hoạt động sản xuất, tiêu dùng. Đây là hai quá trình thống nhất trong sự vận hành của hệ thống tín dụng.

* Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông.

- Trong hoạt động tín dụng, khi các khoản tiền mặt nhàn rỗi được huy động đến mức cao nhất đồng thời các khoản tiền này lại được đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu kinh tế khác trong xã hội. Do đó, khối lượng tiền mặt trong luu thông sẽ giảm đi, các khoản chi phí liên quan như phát hành, vận chuyển, bảo quản sẽ được tiết kiệm.

2.2.2.3. Vai trò

- Thúc đẩy tập trung vốn và tập trung sản xuất.

- Đáp ứng nhu cầu về vốn để duy trì sản xuất kinh doanh liên tục đồng thời đầu tư phát triển kinh tế.

- Tín dụng là công cụ tài trợ các ngành kinh tế kém phát triển và các ngành mũi nhọn.

- Tín dụng góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế đối với các doanh nghiệp.

- Tạo điều kiện phát triển các mối quan hệ kinh tế với nước ngoài.

2.2.3. Phân loại tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng phân chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo những tiêu thức phân loại khác nhau:

2.2.3.1. Dựa vào mục đích của tín dụng

- Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp; - Cho vay tiêu dùng cá nhân;

- Cho vay mua bán bất động sản; - Cho vay sản xuất nông nghiệp; - Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu.

2.2.3.2. Dựa vào thời hạn cho vay

- Cho vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn dưới một năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động. - Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm.

Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định.

Cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 5 năm. Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào các dự án đầu tư.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: là phương thức cho vay mà ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong khoảng thời gian nhất định.

- Cho vay theo hạn mức thấu chi: ngân hàng cho phép người vay chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán trong một giới hạn và thời gian nhất định.

2.2.3.4. Căn cứ mức độ tín nhiệm của khách hàng

- Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay.

- Cho vay có đảm bảo: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm có hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác.

2.2.4. Rủi ro tín dụng 2.2.4.1. Khái niệm

Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ tài chính đói với ngân hàng. Hay nói cách khác, rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được, do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ cho NH, một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn.

2.2.4.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng

Nguyên nhân chủ quan Xuất phát từ phía NH:

+ Bộ máy điều hành không chặt chẽ, nhân viên làm việc thiếu trách nhiệm, sự phân công công việc không hợp lý.

Năng lực cán bộ tín dụng hoặc ban lãnh đạo còn hạn chế. + Chính sách cho vay không hợp lý.

+ Các thông tin về khách hàng chưa đầy đủ, không chính xác. + Thực hiện không tốt quy trình cấp tín dụng.

+ Buông lỏng việc kiểm tra khách hàng vay. Xuất phát từ phía khách hàng:

+ Sử dụng vốn vay không đúng mục đích.

+ Năng lực, công tác quản lý yếu kém của đơn vị vay vốn( DN, công ty, hộ gia đình…) dẫn đến mất khả năng thanh toán.

Từ cơ chế của Nhà nước: Môi trường pháp lý cho kinh doanh tín dụng ngân hàng chưa đầy đủ, hệ thống pháp lý chưa đồng bộ, thường xuyên thay đổi, vai trò của các cơ quan thanh tra, kiểm toán chưa được phát huy.

Ảnh hưởng bởi thiên tai, lạm phát tiền tệ, chi phí tăng, thay đổi bất thường về giá cả sản phẩm hay thị hiếu tiêu dùng…dẫn đến tình trạng khó khăn cho DN nông dân, các hộ kinh doanh cá thể và các cá nhân khác.

2.2.5. Phân loại nợ

Việc phân loại nhóm nợ truớc đây Theo quyết định 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/4/2005 và quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ – NHNN ngày 25/4/2007, nay sữa đổi thành Số: 02/2013/TT-NHNN, tổ chức tín dụng phân loại nợ theo 5 nhóm như sau:

a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

(i) Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;

(ii) Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;

(iii) Nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 Điều này. b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

(i) Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; (ii) Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;

(iii) Nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

(i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; (ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu;

(iii) Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

- Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trị vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật; - Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát có giá trị vượt các tỷ lệ giới hạn theo quy định của pháp luật;

- Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép vượt giới hạn, theo quy định của pháp luật;

- Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; - Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

(v) Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra;

(vi) Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

(i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

(iv) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(v) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

(vi) Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

(i) Nợ quá hạn trên 360 ngày;

(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

(iv) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

(v) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(vi) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

(vii) Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản;

(viii) Nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này.

2.3. TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG

2.3.1.Tín dụng ngắn hạn 2.3.1.1. Khái niệm

Tín dụng ngắn hạn là những khoản vay có thời hạn dưới 1 năm nhằm đáp ứng nhu cầu thiếu vốn tạm thời như phục vụ cho thanh toán hàng hóa, tài trợ, bổ sung vốn lưu động hay thanh toán ngoại thương và phục vụ nhu cầu sinh hoạt.

2.3.1.2. Đặc điểm của tín dụng ngắn hạn

Các đặc điểm của hoạt động cho vay ngắn hạn:

- Vốn vay ngắn hạn luân chuyển cùng chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng. Cho vay ngắn hạn chủ yếu để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt tạm thời vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc cho vay và thu nợ luôn diễn ra lúc bắt đầu và kết thúc của chu kì sản xuất kinh doanh. Ngân hàng thường cho vay khi khách hàng phát sinh nhu cầu vốn để mua vật tư, nguyên vật liệu, hoặc trang trải các chi phí sản xuất, hoặc mua hàng hoá (đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại). Khi hàng hoá được tiêu thụ, khách hàng có doanh thu, cũng là lúc ngân hàng thu hồi nợ. Xuất phát từ đặc điểm này, các ngân hàng thường quy định thời hạn cho vay trên cơ sở chu kì sản xuất – kinh doanh của người vay. Do vậy, thời gian thu hồi vốn trong cho vay ngắn hạn nhanh.

- Thời hạn thu hồi vốn nhanh nên rủi ro của khoản cho vay ngắn hạn thấp hơn các khoản cho vay trung và dài hạn, mức lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn mức lãi suất cho vay trung và dài hạn.

- Hình thức cho vay phong phú: Ngân hàng cung cấp ngày càng đa dạng các phương thức cho vay ngắn hạn, như: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức,

phù hợp về lãi suất ,thời hạn và các quy định của NHTW, hoạt động cho vay ngắn hạn là một trong các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng.

Như vậy sự cần thiết của hoạt động cho vay ngắn hạn xuất phát từ hai lý do: nhu cầu về vốn ngắn hạn của doanh nghiệp và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng.

2.3.1.3 Vai trò của tín dụng ngắn hạn

a) Đối với nền kinh tế

- Tín dụng ngắn hạn đảm bảo phát triển kinh tế theo chiều rộng, thúc đẩy mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh

- Đây là một trong những vai trò quan trọng nhất của tín dụng ngắn hạn.

Thông qua việc cung cấp vốn tín dụng để mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nước ta đang trên đà công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tuy nhiên do đặc điểm nước ta là nền kinh tế vẫn đang trên giai đoạn quá độ vì vậy sản xuất nhỏ vẫn là chủ yếu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 90% tổng số các doanh nghiệp. Đặc điểm chủ yếu của các doanh nghiệp này lại sản xuất nhỏ nguồn vốn chủ sở hữu nhỏ, hoạt động kinh doanh lại gắn với địa phương và theo mùa vụ. Chính vì vậy, nhu cầu vay vốn ngắn hạn của các doanh nghiệp này là khá lớn và thường xuyên. Đảm bảo cung cấp vốn tín dụng ngắn hạn cho các doanh nghiệp chính là giúp các doanh nghiệp này mở rộng sản xuất từ đó có thêm nguồn vốn đầu tư vào kinh doanh dần dần trở thành các doanh nghiệp với quy mô lớn, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

- Kích thích tính năng động, linh hoạt, tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp

Tín dụng ngắn hạn là nguồn cung cấp vốn kịp thời cho các doanh nghiệp trong trường hợp họ gặp khó khăn về vốn tạm thời như: muốn mở rộng sản xuất vào mùa vụ, cần trả tiền cho khách để giữ uy tín, trả lương cho công nhân viên…từ đó giúp cho doanh nghiệp có thể đối phó với những khó khăn về vốn, giữ cân bằng thu chi điều hòa vốn. Ngoài ra vốn tín dụng ngắn hạn chỉ cung cấp trong một thời gian gắn do đó đòi hỏi doanh nghiệp cần đẩy nhanh tiến độ sản xuất kinh doanh, kích thích tính năng động của các doanh nghiệp.

- Giúp tăng nhanh vòng quay của vốn

Do khoản tín dụng ngắn hạn là khoảng tín dụng cung cấp trong thời gian ngắn vì vậy doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp nhanh chóng thu hồi vốn để trả nợ Ngân hàng qua đó thúc đẩy gia tăng vòng quay vốn.

Hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng ngắn hạn nói riêng đã đảm bảo nguồn thu chủ yếu cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đó là công cụ để tạo nên lợi nhuận và phòng ngừa rủi ro của ngân hàng. Trong quá trình hoạt động của ngân hàng,các nhà quản trị của ngân hàng phải quan tâm đến những vấn đề như: phải tạo được nguồn thu bù đắp được các chi phí (chi phí huy động vốn, chi phí trả lương, chi phí quản lý…). Mặt khác phải đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng. Tín dụng ngắn hạn có thể giúp các nhà quản trị giải quyết được vấn đề này.

2.3.2.Một số quy định chung 2.3.2.1. Nguyên tắc vay vốn

Nguyên tắc 1: Tiền vay sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Theo nguyên tắc này tiền vay phải được sử dụng đúng nhu cầu bên vay trình bày với ngân hàng trong hợp đồng tín dụng. Đó là các khoản chi phí, những đối tượng phù hợp với nội dung sản xuất kinh doanh của bên vay. Việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích thể hiện sự thất tín của bên vay và hứa hẹn rủi ro cho tiền vay. Do đó tuân thủ nguyên tắc này, ngân hàng có quyền yêu cầu khách hàng vay tiền của mình phải thực hiện đúng mục đích đã được cam kết, và thường xuyên giám sát hành động của bên vay về phương diện này. Bởi vì hiệu quả sản xuất kinh doanh của bên vay gắn liền với hiệu quả cho vay của Ngân hàng.

Nguyên tắc 2: Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã được thỏa thuận trên Hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc này cũng chính là nguyên tắc về tính bảo tồn của tín dụng: Tiền vay phải được đảm bảo không bị giảm giá, thu hồi được đầy đủ và có sinh lợi. Đảm bảo cho sự phát triển kinh tế, xã hội được ổn định.

2.3.2.2. Điều kiện vay vốn

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - chi nhánh Cà mau nơi cho vay xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cà mau (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w