Đối với hoạt động tín dụng cho vay SXKD thông thường:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cà mau (Trang 76)

2. Nhận xét về thái độ, tinh thần trách nhiệm, chấp hành nội quy, quy chế của cơ

4.3.2 Đối với hoạt động tín dụng cho vay SXKD thông thường:

Triển khai các hướng đi mới, giải pháp mới, với các sản phẩm dịch vụ mang lại tiện ích nổi trội so với các NH cùng cạnh tranh tại thị trường: Đẩy mạnh công táctìm kiếm, tiếp cận khách hàng song song với việc tạo ra sản phẩm tín dụng chuyên biệt phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của bà con tiểu thương đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp cận khách hàng:

CN cần xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng một cách đầy đủ, chi tiết, và nhiệt tình. Thay vì chờ đợi khách hàng tìm đến NH để vay vốn thì NH có thể tham gia vào các cuộc họp tổ dân phố, họp ban quản lý chợ để tìm kiếm khách hàng tiềm năng bằng cách tài trợ các chương trình nhỏ của các tổ dân phố hay thực hiện tiếp cận khách hàng thông qua việc đặt điểm tư vấn giao dịch các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Công thương chi nhánh Cà Mau tại UBND Phường hoặc các địa điểm chợ - nơi tập trung nhiều tiểu thương đang có nhu cầu vay vốn.

- Thiết kế sản phẩm tín dụng đặc thù:

NH cần chuyên biệt hóa sản phẩm tín dụng phù hợp với tình hình của các tiểu thương, một sản phẩm tín dụng vừa thỏa mãn nhu cầu vốn cho bà con tiểu thương vừa tích hợp được nhiều tiện ích chẳng hạn như tinh giản về thủ tục vay vốn, linh hoạt hóa trong việc lựa chọn tài sản đảm bảo khoản vay theo đó khách hàng có thể sử dụng kinh doanh (quầy sạp/kiot) để bảo đảm cho khoản vay mà không cần thế chấp bằng bất động sản, đa dạng về phương thức thanh toán tiền gốc và lãi tùy vào nhu cầu và điều kiện của mỗi tiểu thương.

Ngoài ra, NH có thể gắn quyền lợi bảo hiểm cho các khoản vay nhằm đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh cho các tiểu thương vay vốn khi phát sinh rủi ro, tai nạn.

4.3.3 Đối với tín dụng nông nghiệp – nông thôn:

Tuy với lợi thế là một trong những NH tiên phong trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp – nông thôn nhưng ngoài những chính sách ưu đãi lãi suất cho vay như NH đang thực hiện, CN cần có những biện pháp linh hoạt và mềm dẻo hơn để có thể giữ vững và nâng cao thị phần tín dụng ở thị trường nhiều tiềm năng này. Cụ thể:

-Đơn giản hóa thủ tục vay vốn:

Đơn giản hóa thủ tục vay vốn nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho khu vực NNNT, nhất là trong cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với hộ nông dân theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP. Qua đó xác lập cơ chế thực thi đơn giản và rõ ràng để rút ngắn khoảng cách giữa chính sách với thực tế triển khai.

- Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, kênh phân phối:

Phát triển thêm các sản phẩm tín dụng như: cho vay làng nghề truyền thống, các sản phẩm công nghiệp-dịch vụ, cho vay xuất khẩu lao động, dịch vụ tại địa bàn nông thôn. Chủ động xác định nhu cầu theo từng nhóm khách hàng ở khu vực NNNT, từ đó đưa ra các sản phẩm dịch vụ phù hợp với từng nhóm.

- Mở rộng mạng lưới khách hàng:

Tiếp cận, tạo mối quan hệ với người có uy tín, có tầm ảnh hưởng trong ngành nghề tại địa phương, những người có tiềm lực tài chính, để họ sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Một khi họ đã sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng với sự hài lòng thì mức độ “lan tỏa” sẽ rất nhanh nhờ kênh truyền miệng theo cấp số nhân mà ngân hàng không cần tốn nhiều chi phí marketing. Đây cũng là yếu tố và là điều kiện quyết định để thu hút được khách hàng ở khu vực NNNT. Bên cạnh đó việc giữ mối bộ bán hàng của ngân hàng cần phải hòa nhã, tận tâm sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn khách hàngmột cách đầy đủ kịp thời, để họ không còn tâm lý e ngại khi đến giao dịch, tạo điều kiện cho khách hàng ở vùng nông thôn từng bước tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Do địa bàn ở vùng nông thôn khó khăn, xa xôi, nhân viên bán hàng lại phải đi sâu đi sát với khách hàng để nắm bắt và quan hệ chặt chẽ với các cơ quan như: Chi cục Thuế, Phòng tài chính kế hoạch huyện, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục bảo vệ thực vật, Chi cục thú y,…để có thêm thông tin khách hàng.

- Xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp:

Đặc điểm của các khách hàng NNNT là thường thiếu tự tin khi giao dịch, do khả năng và mức độ hoà nhập của họ với cuộc sống hiện đại chưa cao. Do vậy, cần đáp ứng nhu cầu về vốn cũng như nắm rõ gia cảnh của khách hàng để quản lý tín dụng tốt, vì vậy cán bộ ngân hàng không những phải nắm vững nghiệp vụ mà phải có sức khỏe tốt và chịu khó.

• Cán bộ ngân hàng trực tiếp tìm kiếm những khách hàng mới, khách hàng chưa quan hệ tín dụng, giới thiệu về sản phẩm dịch vụ, kích thích nhu cầu của khách hàng. Đa phần khách hàng ở khu vực nông thôn do họ mua bán, sản xuất kinh doanh theo kiểu truyền thống nên ít sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Vì vậy, nhân viên ngân hàng cần phải nhiệt tình, phân tích rõ ràng những tiện ích khi sử dụng sản phẩm của ngân hàng cũng như cách sử dụng sản phẩm, khơi dậy khả năng sử dụng dịch vụ cho khách hàng.

• Thông qua các Hội nghị, Hội thảo về các sản phẩm nông nghiệp, kỹ thuật nuôi trồng. Đây là cơ hội để cán bộ ngân hàng tiếp xúc được lượng khách hàng lớn mà không cần phải mất nhiều thời gian tìm kiếm. Qua cuộc hội thảo, hội nghị này, lien hệ, sắp xếp cho ngân hàng giới thiệu các sản phẩm của mình, lắng nghe những thắc mắc và giải đáp tận tình để khách hàng tiếp cận được sản phẩm dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cà mau (Trang 76)