SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cà mau (Trang 43)

2. Nhận xét về thái độ, tinh thần trách nhiệm, chấp hành nội quy, quy chế của cơ

3.2. SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CÀ MAU.

- Tên chi nhánh: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cà Mau.

- Tên viết tắt: Vietinbank Cà Mau.

- Địa chỉ: 94 Lý Thường Kiệt, P7, TP. Cà Mau. Fax: 84-4-39.421.032.

- Do yêu cầu phục vụ cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Minh Hải (nay thuộc tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu) cùng với sự lớn mạnh của Ngân hàng Công Thương Việt Nam trong phạm vi cả nước. Ngày 14/07/1988 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ra quyết định thành lập Ngân hàng Công Thương tỉnh Minh Hải và bắt đầu hoạt động từ ngày 01/01/1988. Kỳ họp thứ 10 ngày 12/11/1996, Quốc Hội khóa IX phân chia địa giới tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu vào thời điểm ngày 01/01/1997, vì thế Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - chi nhánh Cà mau được tách ra từ Ngân hàng Công thương Minh Hải theo nghị định số 15/NHCT-QĐ ngày 17/12/1996 của chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Công Thương Việt Nam.

- Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - chi nhánh Cà mau là một trong 76 chi nhánh cấp I của NHTMCP Công Thương Việt Nam, là doanh nghiệp quốc doanh kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng, có đại diện pháp nhân, có con dấu riêng và được phép hoạt động trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng với các hoạt động chính bao gồm huy động vốn, cấp tín dụng và các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

- Trải qua gần 23 năm xây dựng và phát triển, với phương châm hoạt động “Kỷ cương – An toàn – Hiệu quả - Hiện đại – Tăng trưởng bền vững” Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - chi nhánh Cà mau tạo được tên tuổi trên thương trường khi mà sự cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng vô cùng gay gắt. Qui mô, sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng không ngừng được mở rộng và nâng cao. Đặc biệt với đội ngũ cán bộ được đào tạo chính qui, có chuyên môn nghiệp vụ cao, tận tình phục vụ, tư vấn và hỗ trợ cho khách hàng nên Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - chi nhánh Cà mau đã trở thành một trong những Ngân hàng hàng đầu của tỉnh, thu hút được lượng khách hàng đến giao dịch lớn, bao gồm hầu hết các thành phần kinh tế, lĩnh vực kinh tế toàn tỉnh. Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công

Nam về việc ban hành quyết định chức năng, nhiệm vụ và tận dụng mô hình hiện đại hóa ngân hàng. Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - chi nhánh Cà mau đã khảo sát thực tế số lượng lao động, địa bàn và qui mô hoạt động kinh doanh, yêu cầu bổ nhiệm công tác, số lượng và đối tượng khách hàng, định hướng chiến lược nguồn nhân lực và chiến lược kinh doanh của ngành, tiềm năng phát triển kinh tế xã hội... đã xây dựng mô hình tổ chức như sau:

- Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - chi nhánh Cà mau gồm có 1 giám đốc, 4 phó giám đốc, 6 phòng ban và 5 phòng giao dịch trực thuộc: Phòng giao dịch Thành Phố, Phòng giao dịch Phường 2, Phòng giao dịch Phường 8, Phòng giao dịch Sông Đốc và Phòng giao dịch Tắc Vân.

- Toàn bộ chi nhánh có 130 lao động (chưa kể 3 cán bộ phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ). Trong đó lao động chính thức là 116 người (mới tuyển 10 người), lao động khoán là 14 người.

- Chất lượng nhân lực: Thạc sĩ 3 người chiếm 2.31%, đại học 91 người chiếm 70%, cao đẳng 2 người chiếm 1.54%, trung cấp 10 người chiếm 7.7%, cử nhân Anh văn chiếm 0.77%, sơ cấp chiếm 17.68%.

(Số liệu tính đến ngày 31/12/2013, trích từ đề án phát triển hoạt động kinh doanh 5 năm 2011 – 2015 của NHTMCPCT Việt Nam - chi nhánh Cà Mau).

Sơ đồ 3.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CÀ MAU Phó Giám Đốc PGD Phường 2 GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH PGD Sông Đốc Phòng Khách Hàng DN Phó Giám Đốc PGD Phường 8 Phòng Tổng Hợp Phòng Bán lẻ Phó Giám Đốc PGD Tắc Vân Phòng TT - KQ Phòng TC - HC Phó Giám Đốc PGD Thành Phố Phòng Kế Toán Tổ Tổ xử Tổ TT Tổ hậu Tổ thẻ

- Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành nghiệp vụ kinh doanh theo quyền hạn của chi nhánh mình, là người chịu trách nhiệm về quyết định cho vay và thực hiện các công việc sau:

+ Xem xét nội dung thẩm định do phòng tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

+ Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền cho vay và các hồ sơ do NH và khách hàng cùng lập.

+ Quyết định các biện pháp xử lý nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lý đối với khách hàng.

- Các phó giám đốc: Có nhiệm vụ trợ lý giám đốc, phụ trách các nghiệp vụ cụ thể được giao. Thay thế giám đốc thực hiện một số công việc cụ thể khi giám đốc đi vắng theo giấy ủy quyền của giám đốc.

Các phòng ban:

- Phòng Khách hàng doanh nghiệp: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp, trực tiếp khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với cường độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - chi nhánh Cà mau.

- Trực tiếp quảng bá, tiếp thị, giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ NH cho các doanh nghiệp.

- Phòng Khách hàng cá nhân: Là phòng nghiệp vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng là cá nhân, trực tiếp huy động, trực tiếp kiểm tra quá trình sử dụng vốn của khách hàng, kiểm tra tài sản thế chấp, thực hiện chức năng sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, hướng dẫn khách hàng làm thủ tục vay vốn.

- Tổ Quản lý rủi ro và nợ có vấn đề: Là tổ trực thuộc quản lý của Phòng Tổng hợp có nhiệm vụ quản lý công tác quản lý rủi ro của chi nhánh, quản lý, giám sát, thực hiện danh mục cho vay, đầu tư, đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong tất cả các hoạt động của NH theo chỉ đạo của NHTMCP Công Thương Việt Nam, chịu trách nhiệm về quản lý, xử lý nợ xấu (nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 theo qui định phân loại nợ), nợ đã xử lý rủi ro, nợ được Chính phủ xử lý, là đầu mối khai thác và xử lý tài sản đảm bảo tiền vay theo qui định của Nhà nước nhằm thu hồi nợ xấu.

- Phòng Kế toán: Là phòng nghiệp vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng. Thực hiện các nghiệp vụ và công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại

chi nhánh, cung cấp các nghiệp vụ NH liên quan đến thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy tính, quản lý tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng qui định của Nhà nước và của NHTMCP Công Thương Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn khách hàng về việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ của NH.

- Phòng Tiền tệ kho quỹ: Thực hiện quản lý an toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt theo qui định của NHNN và NHTMCP Công Thương Việt Nam. Ứng và thu tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt với khối lượng lớn.

- Phòng Tổ chức hành chánh: Thực hiện các công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và theo qui định của NHTMCP Công Thương Việt Nam. Thực hiện công tác quản trị văn phòng, phục vụ kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ an ninh, an toàn chi nhánh.

- Tổ Thông tin điện toán: Trực thuộc Phòng Kế Toán có nhiệm vụ thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì, bảo dưỡng máy tính, đảm bảo thông suốt hệ thống mạng máy tính của chi nhánh.

- Các Phòng Giao dịch: Phòng Giao dịch TP Cà Mau, phòng Giao dịch Tắc Vân, phòng Giao dịch phường 8, phòng Giao dịch phường 2, phòng Giao dịch Sông Đốc: Là nơi giao dịch trực tiếp với khách hàng là tổ chức, cá nhân để khai thác vốn bằng VNĐ & ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHTMCP Công Thương Việt Nam; các nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền dịch vụ thẻ, chi trả kiều hối... xử lý hạch toán các giao dịch; tư vấn cho khách hàng về việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ NH, tiếp cận khách hàng để quảng bá sản phẩm.

3.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - chi nhánh Cà mau.

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Chênh lệch2013/2012 Chênh lệch2014/2013 Số tiền % Số tiền %

So với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, nhìn chung tốc độ tăng trưởng doanh thu có sự ổn định hơn. Từ mức tăng trưởng 66,35% năm 2013, năm 2014 tăng lên 78,58%, nhưng cơ cấu doanh thu của CN qua các năm không có sự thay đổi chủ yếu vẫn là từ hai hoạt động chính- DT hoạt động cho vay và DT hoạt động dịch vụ.

Tỷ lệ chi phí/thu nhập của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - chi nhánh Cà mau qua 3 năm cũng tăng cùng chiều với tốc độ tăng doanh thu nhưng có sự biến động khá mạnh. Từ mức 76% năm 2012, đến năm 2014 đã tăng lên 86%, tốc độ độ tăng chi phí khá nhanh - tăng đến 10% chỉ trong vòng 3 năm.

Việc ngân hàng có xu hướng mở rộng hệ thống phòng giao dịch trong thời gian gần đây là nguyên nhân chính đẩy tốc độ chi phí tăng cao. Tuy vậy dù là nguyên nhân gì chăng nữa sự tăng lên đột biến từ chi phí mà không đi kèm với mức tăng thu nhập hợp lý là điều không tốt, nó làm giảm lợi nhuận của CN một cách đáng kể. Vì vậy, cùng với việc tăng doanh thu, NH cần phải có những biện pháp nhằm kiểm soát tốt hơn chi phí hoạt động trong những năm tới.

lợi nhuận của CN qua 3 năm có tốc độ tăng không ổn định. So với năm 2012, lợi nhuận năm 2013 tăng mạnh với tốc độ tăng đến 58,56%, tuy nhiên sang năm 2014 lợi nhuận lại giảm đột ngột chỉ tăng 7,8% so với năm trước. Kết quả bất thường này do tác động của nhiều yếu tố tạo nên. Trước hết là do tín dụng hầu như tăng trưởng rất chậm trong gần suốt năm 2014 do NH thận trọng trong việc cho vay vì tình trạng nợ xấu vẫn đang có những diễn biến phức tạp và chưa dễ kiểm soát trong thời gian qua, dẫn đến chi phí dự phòng rủi ro năm 2014 tăng khá cao so với năm 2013. Thêm nữa, cơ cấu tài sản sinh lợi của NH lại chuyển dịch mạnh sang tài sản có mức sinh lợi thấp, đặc biệt là chuyển sang trái phiếu Chính phủ. Bên cạnh đó, mặt bằng lãi suất giảm mạnh trong toàn hệ thống NH, trong khi lãi suất huy động giảm 1,8% thì lãi suất cho vay giảm đến 2,3%, tốc độ giảm nhanh hơn so với lãi suất huy động khiến cho lợi nhuận thu từ lãi vay năm 2014 giảm 12% so với năm 2013 đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Chi Nhánh.

3.5. Thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Cà mau.

3.5.1 Phân tích hoạt động huy động vốn tại NHTMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cà Mau nhánh Cà Mau

Huy động vốn là một trong những hoạt động chính của ngân hàng, chiếm tỉ trọng rất lớn trong việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Muốn có vốn sử dụng cho các hoạt động tín dụng, thanh toán, bảo lãnh,…ngân hàng cần phải tiến hành đi vay. Vấn đề lớn đặt ra là hoạt động huy động vốn phải được tiến hành như thế nào, các phương thức thực hiện ra sao để có thể thu hút được nguồn vốn của các tầng lớp dân cư trước sự cạnh tranh rất khắc nghiệt trong môi trường hiện tại.

3.5.1.1 Các hình thức huy động vốn tại Ngân hàng

BẢNG 3.2: Các hình thức huy động vốn của NHTMCP Công Thương Việt Nam –chi nhánhCà Mau:

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Chênh lệch Chênh lệch 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Tiền gửi DN 1.190 1.356 1.739 166 13,95 383 28,24 Tiền gửi KBNN 255 265 200 10 3,92 -65 -24,53 Tiền gửi TK 1.535 1.740 1.947 205 13,36 207 11,9 Phát hành công cụ nợ 72 60 93 -12 -16,67 33 55

Tiền gửi khác (chia sẻ NV)

- 155 128 - - -27 -17,42

Tiền gửi ĐTTC + ủy thác

61 46 69 -15 -24,59 23 50,00

Tiền gửi khác (ATM…) 37 53 64 16 43,24 11 20,75

Tổng VHĐ 3.150 3.675 4.340 525 16,67 665 18,10

hoặc rất khó sinh lời như trước trong khi tiềm ẩn nhiều rủi ro nên doanh nghiệp và người dân vẫn lựa chọn gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng - một trong những cách đầu tư mang lại thu nhập ổn định và ít rủi ro nhất.

Phân tích theo chiều dọc ta nhận thấy năm 2012 và năm 2013 tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động, tỷ trọng lần lượt là 48,73% và 47,35%. Tiếp theo là tiền gửi DN năm 2012 là 37,78%, năm 2013 là 36,90% trong tổng nguồn vốn huy động, các hình thức huy động vốn khác chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Sang năm 2014 tuy có sự thay đổi trong cơ cấu HĐV, tiền gửi DN là lớn nhất trong tổng vốn huy động chiếm 40,06% nhưng tiền gửi tiết kiệm cũng chiếm tỷ trọng khá cao 44,86%. Chênh lệch giữa tiền gửi DN và tiền gửi tiết kiệm là không đáng kể.

Phân tích theo chiều ngang, giai đoạn từ năm (2012-2014) nguồn vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng, cụ thể là tăng từ 3.150 tỷ đồng lên 3.675 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 16,67%. Năm 2014 tiếp tục tăng lên đạt 4.340 tỷ đồng với mức tăng tuyệt đối là 665 tỷ đồng ứng với tỷ lệ tăng 18,10%. Cà Mau là tỉnh phát triển kinh tế thuần nông, cơ cấu nông-lâm-thủy sản chiếm tỷ trọng đến 63,4% với thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Vì vậy nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu từ lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Trong các năm gần đây ngành thủy sản Cà Mau phát triển tương đối ổn định. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Cà Mau luôn biến động tăng, đến nay đã đạt ngưỡng 1 tỷ USD, bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng GDP cũng dần được cải thiện (đạt 1.120 USD năm 2012; năm 2013 là 1.300 USD; năm 2014 tăng lên 1.960 USD) khiến cho các tầng lớp dân cư có nhu cầu đầu tư vào một kênh đầu tư an toàn, hiệu quả và gửi tiền vào ngân hàng là lựa chọn tối ưu hiện nay.

3.5.1.2 Đánh giá tình hình Huy động vốn tại Ngân hàng.

B ảng 3.3 Thị phần Huy động vốn của các

(Nguồn: NHNN)

Ngân hàng 2012 2013 2014 Agribank 4.299 4.585 5.105

BIDV 1.893 2.196 2.552

Vietinbank 3.150 3.675 4.340

LienViet Post Bank 152 184 190

Techcombank 200 235 249

Các NH khác 2.659 3.015 3.439

Theo biểu đồ, có thể thấy tiền gửi khách hàng của liên tục tăng qua các năm. Chọn năm 2012 là năm gốc, ta thấy Agribank là ngân hàng duy nhất có thị phần huy động giảm. Các Ngân hàng còn lại đều có thị phần huy động tăng hoặc không đổi, trong đó là ngân hàng có mức tăng thị phần mạnh nhất từ 25% năm

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cà mau (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w