Phân tích dư nợ cho vay ngắn hạn:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cà mau (Trang 55)

2. Nhận xét về thái độ, tinh thần trách nhiệm, chấp hành nội quy, quy chế của cơ

2.5.4.1 Phân tích dư nợ cho vay ngắn hạn:

BẢNG 3.4: Cơ cấu dư nợ cho vay Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công thương chi nhánh Cà Mau

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Chênh lệch Chênh lệch 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % DNCV ngắn hạn 2.484 3.244 3.909 760 30,60 665 20,50 DNCV trung và dài hạn 925 1.105 1.032 180 19,46 -73 -6,61 Tổng DNCV 3.409 4.349 4.941 940 27,57 592 13,61

(Nguồn: Báo cáo HĐKD của NH TMCPCT VN - chi nhánh Cà mau)

Qua biểu đồ 3.3 ta có thể thấy tình hình DNCV của Ngân hàng Thương Mại

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu dư nợ cho vay Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - chi nhánh Cà mau.

cho đầu ra nguồn vốn đồng hành cùng Doanh Nghiệp trong nổ lực vượt khó, thế nhưng môi trường kinh doanh còn nhiều bất trắc khiến rủi ro các khoản đầu tư của doanh nghiệp vẫn bị kiềm giữ ở mức cao là một trong những nguyên nhân khiến tốc độ tăng trưởng DNCV không ổn định. Sang năm 2014 DNCV Ngân hàng tiếp tục tăng 665 tỷ đồng đạt 3.909 tỷ đồng nhưng tốc độ tăng đã chậm lại chỉ còn 20,50%.

Nhìn chung, cơ cấu Dư nợ cho vay của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - chi nhánh Cà mau nét đặc trưng chung của hầu hết các NHTM Việt Nam. Giai đoạn 2012-2014 nền kinh tế nước ta tuy đã có dấu hiệu khởi sắc song vẫn phát triển tương đối chậm, gặp nhiều khó khăn, thách thức, đi liền với những bất ổn kinh tế vĩ mô. Vì vậy để bảo toàn nguồn vốn, hạn chế tối đa rủi ro và nợ xấu ngân hàng đã ưu tiên phát triển tín dụng ngắn hạn, tập trung cho vay ở khu vực nông nghiệp nông thôn, vay xuất khẩu, khách hàng truyền thống…Thêm vào đó, Thông tư số 14/2012/TT-NHNN điều chỉnh mức trần lãi suất cho vay ngắn hạn dưới 15% từ đầu tháng 5/2012 cũng phần nào tác động đến cầu tín dụng ngắn hạn của các DN trên địa bàn tỉnh.

a)Dư nợ cho vay ngắn hạn theo nhóm khách hàng:

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Chênh lệch Chênh lệch 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % DN lớn 1.969 2.521 3.101 552 28,03 580 23,00 DN vừa và nhỏ 430 633 720 203 47,21 87 13,74 Cá nhân 85 90 88 5 5,88 -2 -2,22 Tổng DNCV ngắn hạn 2.484 3.244 3.909 760 30,59 665 20,50 ĐVT: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo HĐKD của NH TMCPCT VN - chi nhánh Cà mau) Từ bảng số liệu 3.5 ta có thể dễ dàng nhận thấy cơ cấu DNCV NH của CN đang nghiêng về nhóm khách hàng DN lớn với tỷ trọng chiếm hơn 80%, đâylà đối tượng khách hàng chủ lực tác động trực tiếp đến tổng DNCV NH. Trong bối cảnh tình hình thị trường biến động với nhiều bất ổn, nợ xấu vẫn chưa dễ kiểm soát như hiện nay, với chiến lược kinh doanh tập trung cho vay ở phân khúc khách hàng truyền thống, ngân hàng đã triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi cho đối tượng khách hàng này. Dù lãi suất cho vay có giảm nhưng đây là nhóm khách hàng có rủi ro thấp vì vậy khả năng trả nợ cũng được đảm bảo hơn. DNCVDN lớn nhìn chung qua 3 năm biến động tăng khá ổn định, với mức tăng tuyệt đối của năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2012 DNCV NH là 1,969 tỷ đồng; năm 2013 tăng lên 2.521 tỷ đồng, tăng 552 tỷ đồng. Sang năm 2014 tiếp tục tăng thêm 580 tỷ đồng đạt 3.101 tỷ đồng.

Bảng 3.5: Dư nợ cho vay ngắn hạn theo nhóm khách hàng

Nhóm khách hàng DN vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 20% DNCV và tốc độ tăng trưởng dư nợ có xu hướng giảm qua các năm. Do vậyNgân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - chi nhánh Cà mau ngoài việc tập trung nguồn vốn cho vay vào đối tượng khách hàng truyền thống, CN cần đẩy mạnh triển khai các chương trình thúc đẩy tín dụng từ nhóm khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vừa có thể giúp ngân hàng tối đa hiệu quả dòng vốn tín dụng, bên cạnh đó vừa có thể giảm thiểu nguy cơ rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

b) Dư nợ cho vay ngắn hạn theo sản phẩm tín dụng:

Bảng 3.6:Dư nợ cho vay ngắn hạn theo sản phẩm tín dụng:

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Chênh lệch Chênh lệch 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Cho vay tiêu dùng 1,1 1,47 1,73 0,37 33,64 0,26 17,69

Cho vay chứng minh tài chính - 1,03 - - - - -

Cho vay hỗ trợ lãi suất 1.605,9 2.105 2.518,27 499,1 31,08 413,27 19,63

Cho vay SXKD thông thường 877 1.136,5 1.389 259,5 29,60 252,5 22,22

Tổng DNCV NH 2.484 3.244 3.909 760 30,60 665 20,50 (Nguồn: Báo cáo HĐKD của NH TMCPCT VN - chi nhánh Cà mau)

Thực hiện theo Thông tư 14/2012/TT-NHNN quy định về trần lãi suất cho vay ngắn hạn nhằm tháo gỡ các khó khăn về vốn cho lĩnh vực tín dụng nông nghiệp – nông thôn, cơ cấu DNCV theo sản phẩm tín dụng của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - chi nhánh Cà mau đã được điều chỉnh để phù hợp với định hướng chính sách ưu đãi tín dụng của NHNN, theo đó cho vay hỗ trợ lãi suất chiếm tỷ trọng lớn nhất, chi phối hơn 64% tổng DNCV theo sản phẩm tín dụng của ngân hàng. Trên cơ sở triển khai nhiều giải pháp nhằm khai thông nguồn vốn tín dụng hỗ trợ lãi suất, ngân hàng đã chủ động, linh hoạt điều chuyển vốn từ Hội sở chính và các CN khác để mở rộng cho vay tăng dư nợ, đồng thời kết hợp với chính sách lãi suất ưu đãi theo định hướng của NHNN. Nhờ vậy,

nay, các mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, yêu cầu ít vốn đầu tư, luồng tiền luân chuyển linh hoạt đang là xu thế tại thời điểm này. Biểu hiện là số lượng các hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể đang tăng rất nhanh, chỉ trong năm 2014 đã có 251 hợp tác xã và hơn 50.000 hộ kinh doanh cá thể thành lập mới trên địa bàn tỉnh. Điều kiện khách quan trên giúp cho dư nợ cho vay SXKD thông thường của ngân hàng luôn biến động tăng qua 3 năm. Năm 2012 là 877 tỷ đồng; năm 2013 tăng lên 1.136,5 tỷ đồng; tăng 29,60% với mức tăng tuyệt đối 259,5 tỷ đồng; năm 2014 tăng thêm 252,5 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 22,22%.

Ngoài ra, CN còn có sản phẩm cho vay tiêu dùng và cho vay chứng minh tài chính. Tuy nhiên đây là 2 sản phẩm tín dụng chiếm tỷ trọng không đáng kể, chưa đến 1% trong tổng DSCV và thường biến động thất thường do cầu tín dụng của người dân không cao.

c) Dư nợ cho vay ngắn hạn theo hình thức đảm bảo:

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Chênh lệch Chênh lệch 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % DNCV NH có TSĐB 1.294 2.076 2.893 782 60,43 817 39,35 DNCV NH không có TSĐB 1.190 1.168 1.016 -22 -1,85 -152 -13,01 Tổng DNCV 2.484 3.244 3.909 760 30,60 665 20,50

(Nguồn: Báo cáo HĐKD của NH TMCPCT VN - chi nhánh Cà mau)

Dựa vào bảng số liệu 3.7 ta thấy cơ cấu DNCV theo hình thức đảm bảo của CN không có sự chuyển dịch nhiều trong 3 năm, vẫn là DNCV NH có TSĐB chiếm tỷ trọng lớn hơn và có xu hướng biến động tăng liên tục nhưng quan sát ta có thể thấy tốc độ tăng tỷ trọng DNCV NH có TSĐB có mức tăng khá mạnh vào năm 2013 - từ 52% năm 2012 lên 64%, sau khi NHNN đã tiến hành phân loại cácNHTM. Với các tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tương ứng cho 4 nhóm là 17%, 15%, 8%, 0% vào năm 2013 đã có sự dịch chuyển không nhỏ số lượng khách hàng từ các NHTM nhóm 3, 4 về các NHTM nhóm 1, 2. Do đó việc ngân hàng sử dụng điều kiện TSBĐ siết chặt để đảm bảo cho khoản vay trong tình hình trên là điều cần thiết, nó như một “hàng rào” sàng lọc các khách hàng xấu và tăng khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Đối với DNCV không có TSĐB, trên cơ sở thực hiện tốt chủ trương của Chính Phủ và NHNN về ưu đãi tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - chi nhánh Cà mau đã linh hoạt trong yêu cầu TSĐB đối với đối tượng khách hàng thuộc lĩnh vực này, theo đó ngân hàng kiểm soát dòng tiền của dự án/phương án vay bằng cách đầu tư cánh đồng lớn vay vốn để mua giống, vật tư nông nghiệp ứng cho nông dân, sau khi nông dân thu hoạch, bán sản phẩm và trả tiền tạm ứng cho doanh nghiệp

Bảng 3.7: Dư nợ cho vay ngắn hạn theo hình

thì CN thu nợ... theo cách này khách hàng vay sẽ được miễn hoàn toàn TSĐB khoản vay. Do vậy DNCV NH không có TSĐB của CN vẫn chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng DNCV tuy tỷ lệ tăng DNCV qua các năm có xu hướng giảm.

3.5.4.2 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn

Bảng 3.8: Cơ cấu doanh số cho vay của NHTMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cà Mau. Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Chênh lệch Chênh lệch 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % DSCV ngắn hạn 8.544 11.336 14.173 2.792 32,68 2.837 25,03 DSCV trung và dài hạn 1.312 1.672 2.012 360 27,44 340 20,33 Tổng DSCV 9.856 13.008 16.185 3.152 31,98 3.177 24,42 ĐVT: tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo HĐKD của NH TMCPCT VN - chi nhánh Cà mau)

Biểu đồ 3.4: Cơ cấu doanh số cho vay NHTMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cà Mau.

hạn. Hơn nữa, sự chênh lệch lãi suất cho vay giữa các kỳ hạn là không đáng kể vì vậy CN có xu hướng ưu tiên các khoản cho vay ngắn hạn do khả năng quay vòng quay vốn nhanh, bên cạnh đó hạn chế được rủi ro về thanh khoản trong việc lấy nguồn vốn ngắn hạn huy động để cho vay trung và dài hạn.

Năm 2012 DSCVNH là 8.544 tỷ đồng; năm 2013 DSCVNH tăng 2.792 tỷ đồng ứng với tỷ lệ tăng khá cao 32,68%; Sự hồi phục của nền kinh tế cộng hưởng với số lượng các DN đang tạm ngừng hoạt động trên địa bàn đang dần quay trở lại thị trường cần bổ sung nguồn vốn lưu động phục vụ hoạt động SXKD của mình tạo thành điểm tựa cho xu hướng tăng DSCVNH. Năm 2014 DSCV NH tiếp tục tăng với mức tăng 2.873 tỷ đồng đạt 14.173 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 25,03%.

Với tình hình tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng đang còn khó khăn trong việc tìm kiếm đầu ra như hiện nay, kết quả CN có được là điều đáng khích lệ.

a) Doanh số cho vay ngắn hạn theo nhóm khách hàng:

Bảng 3.9: Doanh số cho vay ngắn hạn theo nhóm khách hàng:

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Chênh lệch Chênh lệch 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % DN lớn 7.604 10.107 12.476 2.503 32,92 2.369 23,44 DN vừa và nhỏ 710 975 1.409 265 37,32 434 44,51 Cá nhân 230 254 288 24 10,43 34 13,39 Tổng DSCV ngắn hạn 8.544 11.336 14.173 2.792 32,68 2.873 25,03 ĐVT: tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo HĐKD của NH TMCPCT VN - chi nhánh Cà mau)

Phân tích theo chiều dọc có thể dễ dàng nhận thấy cơ cấu DSCV theo nhóm khách hàng qua các năm hầu như không có sự biến đổi, trong đó DSCV DN lớn vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng DSCV NH của CN gần 90%, tiếp theo là nhóm DN vừa và nhỏ chiếm khoảng 8% DSCV,cuối cùng là nhóm khách hàng cá nhân chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ - 2% tổng DSCV.

Phân tích theo chiều ngang, ta thấy DSCV DN lớn năm 2013 có sự biến động tăng mạnh so với năm 2012 từ 7.604 tỷ đồng tăng lên 10.107 tỷ đồng; tăng 2.503 tỷ đồng ứng với tỷ lệ tăng 32,92%. Đây là các DN chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản. 2 năm trở lại đây là những năm đầy thành công đối với ngành thủy sản Cà Mau với hàng trăm các hợp đồng xuất khẩu, DN cần bổ sung nguồn vốn lưu động cho hoạt động thu mua nguyên liệu sản xuất, thức ăn cho vùng nuôi,…làm cho DSCV năm 2013 tăng đột biến so với năm trước. Bước sang năm 2014 DSCV tiếp tục tăng thêm 2.369 tỷ đồng đạt

So với nhóm DN lớn, DSCV nhóm DN vừa và nhỏ và cá nhân nhìn chung có mức tăng trưởng ổn định hơn. Nhận định nguồn vốn là một thành tố quan trọng để giúp các DN duy trì sản xuất và tái cấu trúc, CN đã không ngừng đa dạng hoá kênh dẫn vốn hỗ trợ khối DN vừa và nhỏ cùng với các chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất và hỗ trợ tư vấn tài chính. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng có những chính sách tín dụng ưu đãi riêng dành cho phân khúc khách hàng cá nhân như giảm lãi suất, nới điều kiện, đẩy nhanh tốc độ xét duyệt hồ sơ, nâng hạn mức tiếp cận vốn…làm cho cả DSCV DN vừa và nhỏ và DSCV khách hàng cá nhân đều tăng trong 3 năm qua.

b) Doanh số cho vay ngắn hạn theo sản phẩm tín dụng: Bảng 3.10: Doanh số cho vay ngắn hạn theo sản phẩm tín dụng:

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Chênh lệch Chênh lệch 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Cho vay tiêu dùng 1 1,18 1 0,18 18,00 -0,18 -18,00

Cho vay chứng minh tài chính

- 1,82 - - - - -

Cho vay hỗ trợ lãi suất 6.598 8.874 10.974 2.276 34,50 2.100 23,66

Cho vay SXKD thông

thường 1.945 2.459 3.197 514,29 26,44 737,71 30,00 Tổng DSCV ngắn hạn 8.544 11.336 14.173 2.792 32,68 2.873 25,03

(Nguồn: Báo cáo HĐKD của NH TMCPCT VN - chi nhánh Cà mau)

Cho vay hỗ trợ lãi suất và cho vay SXKD thông thường là 2 sản phẩm tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng DSCV, tỷ trọng lần lượt xấp xỉ là 77% và 22%. Nhìn chung DSCV hỗ trợ lãi suất và DSCV SXKD thông thường đều biến động tăng qua 3 năm. DSCV hỗ trợ lãi suất năm 2012 là 6.598 tỷ đồng, năm 2013 tăng lên 8.874 tỷ đồng ứng với tỷ lệ tăng 34,50% và mức tăng tuyệt đối 2.276 tỷ đồng. Nguyên nhân tăng một phần do ảnh hưởng của Thông tư 14/2012/TT-NHNN làm tăng khả năng hấp thụ vốn của DN nhưng phần lớn là do tác động của nhu cầu tiêu thụ nông, thủy sản trên thế giới tăng mạnh, bằng việc đẩy mạnh xuất khẩu nông, thủy sản DN có khả năng tạo ra một tỷ lệ lợi nhuận đủ để bù đắp chi phí lãi vay. Bước sang năm 2014 DSCV tiếp tục tăng 23,66% đạt 10.974 tỷ đồng với mức tăng tuyệt đối là 2.100 tỷ đồng so với năm trước. Về tín

động tăng giảm không ổn định. DSCV tiêu dùng năm 2012 đạt 1 tỷ đồng, sang năm 2013 tăng lên 1,18 đồng; tăng 0,18 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 18%. Đây là mảng tín dụng cá nhân phụ thuộc rất nhiều vào chỉ số giá tiêu dùng của nền kinh tế. Năm 2012 là năm chỉ số lạm phát tăng cao đến 2 con số cùng với sự leo thang của giá cả các mặt hàng, vì vậy, người dân cũng hạn chế mua sắm hàng hóa ảnh hưởng đến cầu tín dụng tiêu dùng. Năm 2014 mặc dù lạm phát đã được kiểm soát duy trì ở mức 1 con số nhưng giá cả vẫn tăng dao động từ 4-5%, do đó người dân ngại vay cho mục đích tiêu dùng làm cho DSCV tiêu dùng năm 2014 không những không tăng mà còn giảm 0,18 tỷ đồng so với năm 2013, ứng với tỷ lệ giảm 18.00%. Riêng đối với cho vay chứng minh tài chính vì đây là mảng tín dụng không thường xuyên của CN, phụ thuộc vào nhu cầu nhất thời của khách hàng, Do đó DSCV đối với sản phẩm này biến thiên không theo một chiều hướng nhất định nào.

d) Doanh số cho vay theo hình thức đảm bảo:

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Chênh lệch Chênh lệch 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % DSCV NH có TSĐB 4.643 6.311 8.195 1.668 35,93 1.884 29,85 DSCV NH không có TSĐB 3.901 5.025 5.978 1.124 28,81 953 18,97 Tổng DSCV NH 8.544 11.336 14.173 2.792 32,68 2.873 25,03

(Nguồn: Báo cáo HĐKD của NH TMCPCT VN - chi nhánh Cà mau)

Trong 3 năm trở lại đây, DSCV NH không có TSĐB của CN liên tục tăng, DSCV năm 2012 đạt 3.901 tỷ đồng; năm 2013 tăng lên 5.025 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 28,81%; năm 2014 DSCV tiếp tục tăng 953 tỷ đồng ứng với tỷ lệ tăng 18,97% so với năm 2013. Điều này đã giúp cho các DN vừa và nhỏ, các DN hoạt

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cà mau (Trang 55)