Những điểm yếu của NHTMCP Công ThươngViệt Nam –

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cà mau (Trang 74)

2. Nhận xét về thái độ, tinh thần trách nhiệm, chấp hành nội quy, quy chế của cơ

4.2 Những điểm yếu của NHTMCP Công ThươngViệt Nam –

Về hoạt động huy động vốn: Công tác huy động vốn của NHTMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cà Mau còn nhiều hạn chế, NH còn thụ động trong việc tìm kiếm khách hàng. Hơn nữa, các loại hình dịch vụ tại CN còn khá đơn điệu, các sản phẩm huy động vốn đều có nét tương đồng về nội dung, NH chủ yếu dựa vào công cụ lãi suất để cạnh tranh thu hút khách hàng. Dẫu sao công cụ này cũng chỉ có tác dụng ở mức giới hạn nhất định phần nào làm hạn chế khả năng thu hút vốn nhàn rỗi từ các tầng lớp dân cư. Do đó với việc xác định sứ mệnh trở thành NHTM số 1 tại địa bàn tỉnh, Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Công thương chi nhánh Cà Mau cần có những giải pháp thiết thực trong công tác huy động vốn sao cho vừa có thể đa dạng trong cung ứng sản phẩm, dịch vụ huy động vốn đáp ứng được nhu cầu vốn cho sự hoạt động và phát triển của nền kinh tế, tạo được sự khác biệt so với các tổ chức tín dụng khác mà vẫn mang đậm tính nhân văn và ý nghĩa xã hội thiết thực của bản sắc thương hiệu Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Công thương chi nhánh Cà Mau

Về hoạt động tín dụng:

Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Công thương chi nhánh Cà Mau chưa khai thác hết tiềm năng cũng như cơ hội tìm kiếm lợi nhuận từ đối tượng khách hàng cá nhân, phân khúc khách hàng này chiếm tỷ trọng chưa đến 5% trong tổng DNCV của CN. Đây là nhược điểm lớn của NH vì cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân cũng tăng đồng biến. Thêm vào đó, Việt Nam

đang trong thời kỳ dân số vàng với sự trẻ hóa của lực lượng tiêu dùng sẽ là thị trường lý tưởng để CN vừa có thể tăng trưởng lợi nhuận lại vừa phân tán được rủi ro tín dụng. Quan trọng hơn, việc đẩy mạnh tín dụng cá nhân còn là một giải pháp hữu hiệu để kích thích nhu cầu mua sắm tiêu dùng trong nước, qua đó kích thích hoạt động sản xuất trên địa bàn tỉnh.

Tương tự đối với nhóm khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ, ta thấy tỷ trọng của nhóm khách hàng này trong cơ cấu DNCV cũng không lớn chỉ dao động trongkhoảng 17-20%, dù rằng không thể phủ nhận tình hình kinh tế còn đang khó khăn cùng với tình trạng “sức khỏe” của các DN không tốt là nguyên nhân chính khiến CN ngại rót vốn cho đối tượng khách hàng này. Tuy nhiên, đây là nhóm DN chiếm đa phần trong cơ cấu cộng đồng DN Cà Mau, là các nhân tố và là một trong những nguồn đóng góp quan trọng vào GDP của tỉnh nhà, do đó tăng trưởng tín dụng đối với phân khúc khách hàng này là cách NH góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Ngoài ra, hoạt động tín dụng của NHTMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cà Mau còn mắc phải một số điểm yếu điển hình như:Các sản phẩm của Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Công thương chi nhánh Cà Mau tính cạnh tranh chưa cao, chủ yếu nhờ mở rộng mạng lưới, tính cạnh tranh về công nghệ chưa phổ biến, sản phẩm dịch vụ còn mang tính truyền thống, nghèo nàn về chủng loại, chưa định hướng theo nhu cầu khách hàng. Phương thức giao dịch và cung cấp các dịchvụ chủ yếu vẫn là giao dịch trực tiếp tại quầy, các hình thức giao dịch từ xa dựa trên nền tảng công nghệ thông tin chưa phổ biến.

Trên cơ sở phát huy những điểm mạnh, Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Công thương chi nhánh Cà Mau cần khắc phục những điểm yếu, đầu tư nghiên cứu để phát triển sản phẩm đặc thù dựa trên các sản phẩm tiêu chuẩn nhưng được điều chỉnh phù hợp với khách hàngở thị trường mục tiêu mà CN hướng đến tránh sự cạnh tranh của các đối thủ xâm nhập vào thị trường mục tiêu của ngân hàng.

4.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn: 4.3.1 Đối với hoạt động tín dụng cá nhân:

Tạo sự khác biệt trong DVNH bán lẻ: NHTMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cà Mau cần có chiến lược rõ ràng về phát triển DVNH bán lẻ tại đô thị thành

- Triển khai các sản phẩm liên kết, bán chéo sản phẩm tài chính, ví dụ Bancasurrance (liên kết ngân hàng - bảo hiểm) nhằm gia tăng tiện ích cho khách hàng sử dụng. Điều này không những có lợi cho khách hàng trong sử dụng các dịch vụ tài chính (tiết kiệm thời gian thanh toán phí bảo hiểm, được tư vấn bảo hiểm, thanh toán…) mà NH và công ty bảo hiểm còncó thể thu hút tiền gửi, thu phí bảo hiểm và thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ của NH qua việc chi trả qua thẻ ATM.

4.3.2 Đối với hoạt động tín dụng cho vay SXKD thông thường:

Triển khai các hướng đi mới, giải pháp mới, với các sản phẩm dịch vụ mang lại tiện ích nổi trội so với các NH cùng cạnh tranh tại thị trường: Đẩy mạnh công táctìm kiếm, tiếp cận khách hàng song song với việc tạo ra sản phẩm tín dụng chuyên biệt phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của bà con tiểu thương đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp cận khách hàng:

CN cần xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng một cách đầy đủ, chi tiết, và nhiệt tình. Thay vì chờ đợi khách hàng tìm đến NH để vay vốn thì NH có thể tham gia vào các cuộc họp tổ dân phố, họp ban quản lý chợ để tìm kiếm khách hàng tiềm năng bằng cách tài trợ các chương trình nhỏ của các tổ dân phố hay thực hiện tiếp cận khách hàng thông qua việc đặt điểm tư vấn giao dịch các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Công thương chi nhánh Cà Mau tại UBND Phường hoặc các địa điểm chợ - nơi tập trung nhiều tiểu thương đang có nhu cầu vay vốn.

- Thiết kế sản phẩm tín dụng đặc thù:

NH cần chuyên biệt hóa sản phẩm tín dụng phù hợp với tình hình của các tiểu thương, một sản phẩm tín dụng vừa thỏa mãn nhu cầu vốn cho bà con tiểu thương vừa tích hợp được nhiều tiện ích chẳng hạn như tinh giản về thủ tục vay vốn, linh hoạt hóa trong việc lựa chọn tài sản đảm bảo khoản vay theo đó khách hàng có thể sử dụng kinh doanh (quầy sạp/kiot) để bảo đảm cho khoản vay mà không cần thế chấp bằng bất động sản, đa dạng về phương thức thanh toán tiền gốc và lãi tùy vào nhu cầu và điều kiện của mỗi tiểu thương.

Ngoài ra, NH có thể gắn quyền lợi bảo hiểm cho các khoản vay nhằm đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh cho các tiểu thương vay vốn khi phát sinh rủi ro, tai nạn.

4.3.3 Đối với tín dụng nông nghiệp – nông thôn:

Tuy với lợi thế là một trong những NH tiên phong trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp – nông thôn nhưng ngoài những chính sách ưu đãi lãi suất cho vay như NH đang thực hiện, CN cần có những biện pháp linh hoạt và mềm dẻo hơn để có thể giữ vững và nâng cao thị phần tín dụng ở thị trường nhiều tiềm năng này. Cụ thể:

-Đơn giản hóa thủ tục vay vốn:

Đơn giản hóa thủ tục vay vốn nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho khu vực NNNT, nhất là trong cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với hộ nông dân theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP. Qua đó xác lập cơ chế thực thi đơn giản và rõ ràng để rút ngắn khoảng cách giữa chính sách với thực tế triển khai.

- Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, kênh phân phối:

Phát triển thêm các sản phẩm tín dụng như: cho vay làng nghề truyền thống, các sản phẩm công nghiệp-dịch vụ, cho vay xuất khẩu lao động, dịch vụ tại địa bàn nông thôn. Chủ động xác định nhu cầu theo từng nhóm khách hàng ở khu vực NNNT, từ đó đưa ra các sản phẩm dịch vụ phù hợp với từng nhóm.

- Mở rộng mạng lưới khách hàng:

Tiếp cận, tạo mối quan hệ với người có uy tín, có tầm ảnh hưởng trong ngành nghề tại địa phương, những người có tiềm lực tài chính, để họ sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Một khi họ đã sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng với sự hài lòng thì mức độ “lan tỏa” sẽ rất nhanh nhờ kênh truyền miệng theo cấp số nhân mà ngân hàng không cần tốn nhiều chi phí marketing. Đây cũng là yếu tố và là điều kiện quyết định để thu hút được khách hàng ở khu vực NNNT. Bên cạnh đó việc giữ mối bộ bán hàng của ngân hàng cần phải hòa nhã, tận tâm sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn khách hàngmột cách đầy đủ kịp thời, để họ không còn tâm lý e ngại khi đến giao dịch, tạo điều kiện cho khách hàng ở vùng nông thôn từng bước tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Do địa bàn ở vùng nông thôn khó khăn, xa xôi, nhân viên bán hàng lại phải đi sâu đi sát với khách hàng để nắm bắt và quan hệ chặt chẽ với các cơ quan như: Chi cục Thuế, Phòng tài chính kế hoạch huyện, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục bảo vệ thực vật, Chi cục thú y,…để có thêm thông tin khách hàng.

- Xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp:

Đặc điểm của các khách hàng NNNT là thường thiếu tự tin khi giao dịch, do khả năng và mức độ hoà nhập của họ với cuộc sống hiện đại chưa cao. Do vậy, cần đáp ứng nhu cầu về vốn cũng như nắm rõ gia cảnh của khách hàng để quản lý tín dụng tốt, vì vậy cán bộ ngân hàng không những phải nắm vững nghiệp vụ mà phải có sức khỏe tốt và chịu khó.

• Cán bộ ngân hàng trực tiếp tìm kiếm những khách hàng mới, khách hàng chưa quan hệ tín dụng, giới thiệu về sản phẩm dịch vụ, kích thích nhu cầu của khách hàng. Đa phần khách hàng ở khu vực nông thôn do họ mua bán, sản xuất kinh doanh theo kiểu truyền thống nên ít sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Vì vậy, nhân viên ngân hàng cần phải nhiệt tình, phân tích rõ ràng những tiện ích khi sử dụng sản phẩm của ngân hàng cũng như cách sử dụng sản phẩm, khơi dậy khả năng sử dụng dịch vụ cho khách hàng.

• Thông qua các Hội nghị, Hội thảo về các sản phẩm nông nghiệp, kỹ thuật nuôi trồng. Đây là cơ hội để cán bộ ngân hàng tiếp xúc được lượng khách hàng lớn mà không cần phải mất nhiều thời gian tìm kiếm. Qua cuộc hội thảo, hội nghị này, lien hệ, sắp xếp cho ngân hàng giới thiệu các sản phẩm của mình, lắng nghe những thắc mắc và giải đáp tận tình để khách hàng tiếp cận được sản phẩm dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Trước các yêu cầu của công cuộc phát triển đất nước, với phương châm phát huy tối đa nguồn nội lực, tín dụng ngân hàng là một giải pháp quan trọng về vốn. Sự ra đời

Vì vậy, nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn luôn là nội dung quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển của các ngân hàng. Để nâng cao hiệu quả cho vay, vai trò của bản thân Ngân hàng là quan trọng nhất, tuy nhiên vẫn không thể tách rời các bên có liên quan như khách hàng, Ngân hàng Nhà nước và môi trường kinh tế vĩ mô.

Sau nhiều năm đi vào hoạt động, Ngân Hàng Công Thương – Chi Nhánh Cà Mau đã đạt được kết quả rất khả quan, góp phần đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho các doanh nghiệp, cho bản thân ngân hàng và cho nền kinh tế. Bên cạnh những thành công rực rỡ đã đạt được, trong hoạt động cho vay ngắn hạn vẫn còn một số hạn chế cần gải quyết. Nhưng với chiến lược, định hướng lâu dài, hợp lý trong hoạt động tín dụng Ngân Hàng Công Thương Cà Mau sẽ giải quyết được các vướng mắc đó và không ngừng nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn của mình.

5.2. Kiến nghị

5.2.1. Kiến nghị với Ngân hàng Công Thương Việt Nam

a) Hướng dẫn chi nhánh thực hiện các chủ trương, chính sách:

Hiện nay để hoàn thiện môi trường pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động Ngân hàng, Chính phủ thường xuyên đưa ra những nghi định để chỉ đạo hoạt động của ngành Ngân hàng, đề nghị Ngân hàng Công thương Việt Nam sớm có văn bản hướng dẫn để cơ sở thực hiện.

b) Tăng cường công tác thông tin cho các chi nhánh trong cùng hệ thống Ngân hàng công thương Việt Nam:

Với tư cách là “ Ngân hàng mẹ” Ngân hàng Công thương Việt Nam có những ưu thế và điều kiện thuận lợi trong việc thu thập, phân tích và xử lý thông tin tín dụng. Do vậy Ngân hàng công thương Việt Nam thu thập thông tin và chuyển kịp thời để các chi nhánh Ngân hàng Công thương nắm và xử lý kịp thời.

c) Tăng cường, hỗ trợ chi nhánh trong công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ để nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ trong hệ thống, Ngân hàng Công Thương Việt Nam nên mở rộng bồi dưỡng những cán bộ có năng lực, có triển vọng tại các chi nhánh trong hệ thống, Ngân hàng Công Thương Việt Nam nên tổ chức nhiều hơn nữa các lớp tập huấn, đào tạo, mời các chuyên gia đến giảng dạy cho cán bộ nâng cao trình độ.

d) Đầu tư kỹ thuật hiện đại cho các chi nhánh

Trong những năm gần đây Ngân Hàng Công Thương Việt Nam đã tích cực triển khai các dự án hiện đại hoá các Chi nhánh Ngân hàng Công thương trong cả nước. Tuy nhiên công tác này mới đang ở giai đoạn đầu. Nếu được trang bị tốt, hiệu quả ứng dụng tin học thật to lớn, công việc của cán bộ tín dụng sẽ trở nên nhẹ nhàng,

đơn giản nhưng lại rất chính xác nhanh chóng. Để khai thác tối đa sức mạnh của công nghệ tiên tiến này, NHCT Việt Nam nên nghiên cứu và thiết lập một hệ thống thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn và được tập trung tại trung tâm thông tin điện toán của NHCT Việt Nam.

5.2.2 Kiến nghị đối với Ngân Hàng Công Thương chi nhánh Cà Mau

Để hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân Hàng Công Thương chi nhánh Cà Mau xin đưa ra một số kiến nghị sau:

- Bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào cũng đòi hỏi phải có sự thỏa mãn giữa cung và cầu. Do vậy, muốn thu hút ngày càng nhiều khách hàng ngân hàng cần phải xây dựng chiến lược tiếp thị, quảng cáo các sản phẩm của ngân hàng.

- Trong quá trình hoạt động phải tạo được lòng tin đối với khách hàng.

- Chú ý nhiều hơn vào khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đây là lượng khách hàng với số lượng lớn và hoạt động ngày càng có hiệu quả.

- Không tập trung cho vay vào một số khách hàng với số tiền quá lớn mà phải phân tán nhiều ngành nghề, nhiều đối tượng khách hàng. Như vậy, sẽ hạn chế rủi ro cho hoạt động của ngân hàng.

- Cán bộ tín dụng cần hiểu biết về các ngành nghề kinh doanh của khách hàng để có thể đánh giá chính xác tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Từ đó, có những quyết định cho vay đúng đắn hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

- Cán bộ tín dụng không những am hiểu về tình hình kinh tế - xã hội, những thủ tục, chế độ của ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh.

- Tăng cường công tác tiếp thị đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để tăng nguồn ngoại tệ cho ngân hàng.

- Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chủ động tìm kiếm khách hàng và thực hiện các chính sách đối với khách hàng là tổ chức kinh tế để thu hút khách hàng mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng nhằm mục đích tạo nguồn vốn tiền gửi và thu phí dịch vụ.

- Ngân hàng cần quan tâm vào những khách hàng tại sao không quan hệ với ngân hàng mà chuyển sang giao dịch với ngân hàng khác, để có hướng giải quyết thích

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cà mau (Trang 74)