1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NINH PHƯỚC TỈNH NINH THUẬN TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2008

59 175 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Hồ Chí Minh Huyện Ninh Phước là một Huyện miền núi nên công tác quản lý chuyển nhượng QSDĐ diễn ra khá chậm và chưa thực sự hoàn chỉnh, trong khi Huyện đang có những bước phát triễn mạn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

“ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN

SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NINH PHƯỚC TỈNH NINH THUẬN TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2008”

SVTH : TRẦN SƠN VŨ MSSV : 05124156

LỚP : DH05QL KHÓA : 2005 - 2009 NGÀNH : Quản Lý Đất Đai

TP HCM, tháng 07 năm 2009

Trang 2

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BỘ MÔN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT

-

TRẦN SƠN VŨ

ĐỀ TÀI:

“ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN

SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NINH PHƯỚC

TỈNH NINH THUẬN TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2008”

GVHD: KS BÙI THANH QUANG

(Địa chỉ cơ quan: Trung tâm NC & ƯD CN Địa chính - Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh)

(Ký tên)

TP HCM, tháng 07 năm 2009

Trang 3

Con luôn khắc ghi công ơn cha mẹ, người thân

đã ở bên con, nuôi duỡng và suốt đời tận tụy vì con, tạo điều kiện vật chất cũng như động viên khích lệ về mặt tinh thần trong suốt quá trình học tập

Xin được cảm ơn tất cả quý thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức quý báu làm hành trang cho cuộc đời hiện tại và sau này cho bản thân em nói riêng và toàn thể sinh viên của lớp Quản lý đất đai khóa 31 nói chung

Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy Bùi Thanh Quang đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Và không quên gửi đến lời cảm ơn lãnh đạo và cán bộ - công chức Phòng Tài Nguyên và Môi Trường cũng như Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện tốt công việc và làm luân văn này

Xin cảm ơn các bạn bè cùng học tập đã động viên, góp ý, hỗ trợ nhiệt tình trong suốt quá trình học tập

Sinh viên Trần Sơn Vũ

LỜI CẢM ƠN

Trang 4

Sinh viên thực hiện: Trần Sơn Vũ, Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản,

Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

Đề tài: “Đánh giá tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận từ năm 2003 đến năm 2008 ”

Giáo viên hướng dẫn: KS Bùi Thanh Quang, Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Công nghệ Địa chính - Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

Huyện Ninh Phước là một Huyện miền núi nên công tác quản lý chuyển nhượng QSDĐ diễn ra khá chậm và chưa thực sự hoàn chỉnh, trong khi Huyện đang có những bước phát triễn mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, nhu cầu sử dụng đất

để ở và phục vụ cho sản xuất của người dân ngày càng nhiều, chính vì vậy tình hình chuyển nhượng QSDĐ trở nên phức tạp gây khó khăn cho công tác Nhà nước về đất đai Để đáp ứng nhu cầu đó, công tác quản lý chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân trên địa bàn Huyện càng trở nên cấp bách, đó là cơ sở pháp lý để chủ sử dụng đất yên tâm sản xuất và đầu tư trên thửa đất của mình, đồng thời giúp công tác quản lý Nhà nước về đất đai đi vào nề nếp hơn

Đề tài tập trung vào thu thập, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, thực trạng phát triễn kinh tế - xã hội, tình hình quản lý đất đai gây ảnh hưởng đến công tác quản lý chuyển nhượng QSD đất nông nghiệp và đất ở cho hộ gia đình cá nhân trên địa bàn huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2003 - 2008 Bằng các phương pháp thống kê, điều tra, so sánh, phân tích, tổng hợp các số liệu tài liệu liên qua đến đề tài và trao đổi nội dung nghiên cứu với những cán bộ làm công tác địa chính Kết quả nghiên cứu như sau:

- Số vụ chuyển nhượng QSDĐ trên địa bàn Huyện tăng theo các năm Trong đó năm 2008 là năm có số vụ chuyển nhượng QSDĐ cao nhất (989 vụ) Chuyển nhượng xảy ra chủ yếu đối với đất ở và đất nông nghiệp Trong đó số vụ chuyển nhượng QSDĐ nông nghiệp (2.379 vụ) gấp 1,5 lần so với số vụ chuyển nhượng QSDĐ ở (1.577)

- Sau khi nhận chuyển nhượng QSDĐ, hiện trạng sử dụng đất thay đổi ít, một phần chuyển đổi mục đích sử dụng nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp

đã đạt hiệu quả kinh tế cao Một phần đã có sự đầu cơ về đất đai để hưởng được phần chênh lệch khi giá đất tăng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý

Qua đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn tình hình chuyển nhượng QSDĐ, góp phần cải thiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai được chặt chẽ hơn, đảm bảo cho đất đai sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất

Trang 5

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

PHẦN I TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3

I.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

I.1.1 Cơ sở khoa học 3

I.1.2 Cơ sở pháp lý 4

I.1.3 Cơ sở thực tiễn 5

I.2 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 10

I.3.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN 11 I.3.1 Nội dung nghiên cứu 11

I.3.2 Phương pháp nghiên cứu 11

I.3.3 Quy trình thực hiện 12

PHẦN II KẾT QUẢ NGUYÊN CỨU 13

II.1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 13

II.1.1 Điều kiện tự nhiên 13

II.1.2 Tài nguyên thiên nhiên 15

II.1.3 Thực trạng cảnh quan môi trường 16

II.1.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường 17

II.2 THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI 18

II.2.1 Cơ cấu và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 18

II.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế - xã hội 19

II.2.3 Dân số - lao động – việc làm và thu nhập 22

II.2.4 Dân tộc và tôn giáo 22

II.2.5 Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn 22

II.2.6 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội 23

II.3 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI 26

II.3.1 Tình hình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó 26

II.3.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính 26

II.3.3 Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất 27

II.3.4 Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 28

II.3.5 Công tác thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất 28

II.3.6 Công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 28

II.3.7 Công tác thống kê, kiểm kê đất đai 28

II.3.8 Quản lý tài chính về đất đai 29 II.3.9 Quản lý và phát triễn thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản

Trang 6

II.3.11 Công tác thanh tra về đất đai 29

II.3.12 Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai 30

II.3.13 Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai 30

II.4 Tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Ninh Phước 30

II.4.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2008 30

II.4.2 Biến động đất đai qua các năm 2005 - 2008 32

II.4.3 Hạn mức sử dụng đất 33

II.4.4 Đánh giá chung về tình hình quản lý Nhà nước về đất đai và sử dụng đất trên địa bàn huyện Ninh Phước 34

II.5 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐịA BÀN HUYỆN NINH PHƯỚC 35

II.5.1 Thực trạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ năm 2003 – 2008 35

II.5.2 Thực trạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở từ năm 2003 – 2008 37

II.5.3 Thực trạng chuyển nhượng đất nông nghiệp từ năm 2003 – 2008 39

II 5.4 So sánh tình hình chuyển nhượng QSDĐ qua các năm trên địa bàn huyện Ninh Phước 40

II.5.5 Hiệu quả kinh tế xã hội thông qua chuyển nhượng quyền sử dụng đất 42

II.5.6 Đánh giá việc thực hiện công tác chuyển nhượng QSDĐ trên địa bàn huyện Ninh Phước 43

II.5.7 Những thuận lợi và hạn chế trong công tác quản lý chuyển nhượng QSDĐ trên địa bàn huyện Ninh Phước 46

II.5.8 Giải pháp khắc phục 48

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49

Trang 7

Bảng I: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2005 – 2008

Bảng II: Hiện trạng sử dụng đất năm 2008 của huyện Ninh Phước Bảng III: Biến động đất đai giai đoạn từ năm 2005 - 2008

Bảng IV: Tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ năm 2003 - 2008

Bảng V: Tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở từ năm 2003 – 2008

Bảng VI: Tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2003- 2008

Bảng VII: Tình hình chuyển nhượng QSDĐ qua các năm

Bảng VIII: Thu ngân sách từ chuyển nhượng QSDĐ qua các năm

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ - HÌNH - BIỂU ĐỒ

Sơ đồ I: Trình tự chuyển nhượng QSDĐ theo Nghị định 17/1999/NĐ-CP đối với hộ

gia đình, cá nhân

Sơ đồ II: Trình tự chuyển nhượng QSDĐ theo Quyết định số 02/2006/QĐ-UBND đối

với hộ gia đình, cá nhân trường hợp chuyển nhượng trọn thửa

Sơ đồ III: Trình tự chuyển nhượng QSDĐ theo Quyết định số 02/2006/QĐ-UBND đối

với hộ gia đình, cá nhân trường hợp chuyển nhượng một phần thửa

Hình: Sơ đồ vị trí huyện Ninh Phước

Biểu đồ I: Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế năm 2008

Biểu đồ II: Biểu đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất năm 2008

Biểu đồ III: Biểu đồ thể hiện tình hình chuyển nhượng qua các năm

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỀ

- Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội an ninh, quốc phòng, là nguồn nội lực quan trọng để phát triển kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước

- Áp lực dân số, cùng với tốc độ phát triển kinh tế xã hội ngày càng cao và càng nhanh nên nhu cầu về chỗ ở cũng như sử dụng đất rất lớn, vì vậy thị trường đất đai ở nước ta ngày càng trở nên “sôi động” hơn bao giờ hết Năm 1993 luật đất đai ra đời lần đầu tiên dựa trên hiến pháp 1992 của nước CHXHCNVN mà trước đó Nhà nước chưa công nhận đất đai là một loại hàng hóa, đất đai không có giá, trong các giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất diễn ra và ngày càng có xu hướng tăng nhanh ra ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước gây không ít khó khăn, hậu quả dáng kể Chính vì thế luật đất đai 1993 và luật đất đai 2003 ra đời đã giải quyết được khá nhiều những trường hợp và hậu quả của quá trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất trước đó, hiện nay vẫn còn những trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất không hợp pháp và những trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất không theo qui định của Nhà nước gây khó khăn cho các cơ quan trong quá trình quản lý – sử dụng đất một cách hợp lý

- Huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho việc phát triễn các ngành nông-lâm nghiệp, công nghiệp và dich vụ Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển của Huyện rất nhanh về kinh tế – xã hội Chính vì vậy đã thu hút rất nhiều dự án và các nhà đầu tư cũng như thu hút nhiều dân nhập cư từ các nơi khác đến sinh sống và làm việc Do đó nếu không có những biện pháp quản lý về đất đai, đặc biệt là quản lý công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất

sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng

- Xuất phát từ những vấn đề nêu trên chúng em thực hiện nghiên cứu đề tài:

“Đánh giá tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận từ năm 2003 đến năm 2008”

* Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu thực trạng tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận

- Thống kê, phân tích tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất, rút ra được những mặt tích cực, hạn chế và đề xuất hướng giải pháp để hoàn thiện công tác chuyển quyền sử dụng đất theo pháp luật

Trang 10

* Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng:

+ Hộ gia đình cá nhân có đất trên địa bàn

+ Quy trình thực hiện công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở và đất nông nghiệp

- Phạm vi nghiên cứu: Tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở và đất nông

nghiệp trên địa bàn huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận từ năm 2003 đến năm 2008

Trang 11

PHẦN I TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

I.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

I.1.1 Cơ sở khoa học

a Các khái niệm

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nước

có thẩm quyền cấp cho người sử dụng để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người

sử dụng đất

- Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất là việc xác lập quyền sử dụng đất do được người khác chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế tặng cho quyền sử dụng đất hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới

- Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là việc người có quyền sử dụng đất hợp pháp chuyển giao đất và quyền sử dụng đất cho người khác theo những quy định của pháp lệnh hiện hành

- Người sử dụng đất là người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất thông qua các hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất hoặc người nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất

- Giá quyền sử dụng đất là số tiền tính trên một đơn vị diện tích đất do Nhà nước quy định hoặc được hình thành trong giao dịch về quyền sử dụng đất

- Hạn mức sử dụng đất là số lượng mỗi loại đất tối đa mà người sử dụng đất được phép sử dụng theo quy định của pháp luật

b Sự cần thiết của việc cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Từ khi hiến pháp năm 1980 ra đời đã làm thay đổi căn bản các quan hệ sự đất đai ở nứớc ta: Đất đai thuộc sở hữa toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý Nhà nước lúc bấy giờ đã nghiên cấm mua bán đất với mọi hình thức

Đến khi chưa có luật đất đai năm 1993 Việc chuyển quyền sử dụng đất diễn ra hết sức phức tạp, không thể kiểm soát được, trình độ dân trí còn thấp và việc xác định tính pháp lý chưa hiệu quả, thủ tục phiền hà làm mất nhiều thời gian Do đó luật đất đai 1993 ra đời cho phép chuyển quyền sử dụng đất, góp phần cải cách thủ tục hành chính trong quan hệ đất đai, đảm bảo tính pháp lý cho người sử dụng để họ có thể mua bán đất đai một cách rộng rãi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đồng thời làm tăng năng suất lao động trong nông nghiệp

Trang 12

- Luật đất đai 2003 được Quốc Hội ban hành 26/11/2003

- Nghị định 17/1999/NĐ-CP ngày 23/3/1999 về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế và thuế chấp góp vốn bằng giá trị sử dụng đất

- Nghị định 79/2001/NĐ-CP ngày 1/11/2001 của Chính phủ sửa đổi bỗ sung một số điều của Nghị định 17/1999/NĐ-CP

- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2003 và các văn bản khác có liên quan đến công tác quản lý và sử dụng đất đai

- Thông tư 1417/1999/TT-TCĐC ngày 18/9/1999 hướng dẫn thi hành Nghị định 17/1999/NĐ-CP

- Thông tư 1883/2001/TT-TCĐC ngày 12/11/2001 của Tổng Cục Địa Chính hướng dẫn các mẫu hợp đồng để thực hiện các quyền của người sử dụng đất

- Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/11/2006 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP

- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của chính phủ về quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai

- Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13 tháng 06 năm

2006 về hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất

- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;

- Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/04/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP

- Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15/06/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn một số điều của Nghị định 84/2007/NĐ-CP

Trang 13

- Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

I.1.3 Cơ sở thực tiễn

a Các nguyên tắc trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Hộ gia đình, cá nhân, muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho nhau phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Chỉ những hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất hợp pháp mới đựoc chuyển nhượng Pháp luật không thừa nhận việc dùng đất lấn chiếm, đất không thuộc quyền sở hữa của mình, đất không có giấy tờ hợp lệ để chuyển nhượng Người có hành

vi như trên sẽ bị xử lý nghiêm minh trên cơ sở các quy định của Nghị định 04/CP ngày 10/01/1997 về việc xử lý các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất

- Khi chuyển nhượng quyền, các bên tham gia quan hệ đất đai có quyền thỏa thuận các nội dung cơ bản trong hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ cho phù hợp với các quy định hiện hành của luật dân sự và pháp luật về đất đai

- Bên nhận chuyển nhượng QSDĐ phải sử dụng đúng mục đích, đúng thời hạn còn lại ghi trong quyết định giao đất của bên chuyển quyền, phù hợp với quy hoạch của địa phương, có diện tích đất sử dụng dưới hạng mức, có trách nhiệm bảo vệ, duy trì độ màu mỡ của đất đai, sử dụng đất mang lại hiệu quả ngày càng cao, không hủy hoại đất cũng như làm tổn hại đến lợi ích của những người sử dụng đất xung quanh

Việc chuyển QSDĐ phải đảm bảo những vấn đề sau:

- Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất chỉ được thực hiện dựa trên cơ sở khai thác hiệu quả gía trị của người đầu tư, tức khai thác hiệu quả sử dụng đất cao nhất

và khả năng sinh lợi của đất tối ưa để giải quyết lợi ích vật chất giữa hai bên

- Sử dụng đất đúng mục đích, thời hạn, hạn chế việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp

- Đảm bảo lợi ích chính đáng của người sử dụng đất, đồng thời khuyến khích đầu tư vào việc sử dụng đất để đem lại hiệu quả sử dụng đất cao nhất

- Đảm bảo quyền sở hữa tối cao thuộc về Nhà nước

- Phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của địa phương

b Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Điều hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất là cơ sở pháp lý quan trọng để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có căn cứ để xem xét, quyết định cho việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp giữa các hộ gia đình, cá nhân Nếu hộ gia đình cá nhân thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất không đúng theo quy định pháp luật thì Nhà nước không cho phép chuyển quyền và nếu cố tình vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật

Trang 14

+ Có GCNQSDĐ hoặc một trong các loại giấy tờ về QSDĐ được quy định tại khoản 1,2 và 5 Luật đất đai 2003

+ Hộ gia đình cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong phân khu đó

+ Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất

ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó

c Điều kiện nhận chuyển nhượng QSDĐ

* Điều kiện nhận chuyển nhượng QSDĐ nông nghiệp để thực hiện dự án đầu

tư, phương án sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (Điều 100 Nghị định 181/NĐ-CP)

- Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng QSDĐ nông nghiệp để thực hiện án đầu tư, phuơng án sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp có các điều kiện sau đây:

+ Mục đích sử dụng diện tích đất nhận chuyển nhượng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;

+ Được ủy ban nhân dân có thẩm quyền cho phép chuyển mục dích sử dụng đất, xác nhận thời hạn sử dụng đất đồng thời với việc xét duyệt nhu cầu sử dụng đất theo những căn cứ quy định tại điều 30 nghị định này;

+ Phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với việc chuyển mục đích sử dụng đất theo điều 36 Luật đất đai và quy định của chính phủ về thu tiền sử dụng đất

- Đối với các dự án đầu tư, phương thức sản xuất kinh doanh phí nông nghiệp

mà nguời SDĐ đã nhận CNQSDĐ nông nghiệp truớc ngày nghị định này có hiệu lực

Trang 15

thi hành nhưng trong quyết định xét duyệt dự án hoặc quyết định cho phép chuyển mục đích SDĐ chưa xác định thời hạn sử dụng đất thì thời hạn SDĐ là 50 năm kể từ ngáy cho phép chuyển mục đích sử dụng đất có hiệu lực thi hành

* Điều 103 Nghị định 181/NĐ-CP quy định trường hợp không được nhận chuyển nhượng, tặng cho QSDĐ

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho QSDĐ đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho QSDĐ

- Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho QSDĐ chuyên trồng lúa nước

- Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho QSDĐ

ở, đất nông nghiệp phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đó

* Đối với hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng QSDĐ nông nghiệp vượt hạn mức phải chuyển sang thuê theo quy định tại điều 105 Nghị định 181/NĐ-CP

d Trình tự thực hiện chuyển nhượng QSDĐ

* Trình tự, thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo Nghị định 17/1999/NĐ-CP ngày

29/03/1999 của chính phủ đối với hộ gia đình, cá nhân

- Hồ sơ CNQSDĐ gồm:

+ Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+ Sơ đồ thửa đất

+ Đơn đăng ký quyền sử dụng đất

+ Giấy chứng minh nhân dân

+ Hộ khẩu thường trú

Trang 16

- Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Phòng TN&MT xem xét

hồ sơ, ghi nội dung thẩm tra vào mục 2 phần II (phần ghi của cơ quan Nhà nước) của bản hợp đồng chuyển nhượng và trình UBND Huyện

- Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ do Phòng TN&MT trình UBND Huyện hoàn thành việc xác nhận được chuyển nhượng vào mục 2 phần II (phần ghi của cơ quan Nhà nước) của bản hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

- Sau khi đựợc UBND Huyện xác nhận được chuyển nhượng, Phòng TN&MT thông báo cho bên chuyển nhượng nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất và bên nhận chuyển nhượng nộp lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật

Sau khi các bên đã thực hiện nghĩa vụ tài chính, Phòng TN&MT vào sổ theo dõi biến động đất đai và trả hồ sơ cho các bên Bên nhận chuyển nhượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai

Trang 17

* Trinh tự, thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo Nghị định 181/NĐ-CP ngày

29/10/2004 của chính phủ đối với hộ gia đình, cá nhân

- Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất gồm:

+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các giấy tờ về QSDĐ quy định các khoản 1,2 và 5 điều 50 Luật đất đai

- Thời gian thực hiện không quá mười (10) ngày làm việc không tính thời gian bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng thực hiện nghĩa vụ tài chính kể từ ngày Văn phòng đăng ký QSDĐ nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày giao cho người nhận chuyển nhượng QSDĐ

+ Trong thời hạn không quá bốn (04) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký QSDĐ có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, trích sao hồ sơ địa chính; gởi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính; chỉnh lý giấy chứng nhận QSDĐ đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận QSDĐ đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận;

+ Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký QSDĐ hoặc Ủy ban nhân dân xã, thị trấn

có trách nhiệm thông báo cho bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng thực hiện nghĩa vụ tài chính;

+ Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký QSDĐ hoặc Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất giao giấy chứng nhận QSDĐ cho người nhận chuyển nhượng QSDĐ

e Thuế chuyển nhượng QSDĐ

Ngày 22/06/1994, Luật thuế chuyển nhượng QSDĐ được ban hành nhằm tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai Khiếu khích sử dụng đất có hiệu quả, bảo đảm công băng về nghĩa vụ nộp thuế của người sử dụng đất khi chuyển nhượng QSDĐ Tuy nhiên, Luật thuế chuyển nhượng QSDĐ quy định thuế xuất quá cao Đối với đất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản người chuyển nhượng nộp 10% giá trị đất đối với đất ở, đất phi nông nghiệp, người chuyển nhượng phải đóng là 10% Riêng bên nhận chuyển nhượng QSDĐ nộp lệ phí trước bạ là 2% Do vậy trong thực tế người sử dụng đất tự chuyển nhượng cho nhau mà không thông qua cơ quan Nhà nước

Trên cơ sở đó, ngày 21/12/1999, Quốc hội khóa X ban hành Luật thuế sữa đổi,

bổ sung một số điều của Luật thuế chuyển nhượng QSDĐ

Ngày 08/06/2000, Chính phủ ban hành Nghị định 19/2000/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật thuế chuyển nhượng QSDĐ và Luật sữa đổi bỗ sung một số điều của Luật thuế chuyển nhượng QSDĐ

Trang 18

Ngày 23/10/2000, ban hành thông tư 104/2000/TT-TCĐC hướng dẫn thi hành Nghị định 19/2000/NĐ-CP

Theo Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 có hiệu lực từ 01/01/2009, thì thu nhập

từ chuyển nhượng bất động sản là một trong những thu nhập phải chịu thuế thu nhập

cá nhân Sau đó có thông tư 84/2008/ TT- BTC ngày 30/09/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định 100/2008/NĐ-CP ngày 08/09/2008

Căn cứ tính thuế CQSDĐ là diện tích đất chuyển quyền, giá đất và thuế suất CQSDĐ

Hiện nay trên địa bàn huyện Ninh Phước có hai cách tính thuế thu nhập cá nhân

từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất là:

e.1 Trường hợp xác định được thu nhập tính thuế, thuế TNCN được xác định như sau:

Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất (25%)

Thu nhập tính thuế đối với các trường hợp chuyển nhượng bất động sản được xác định như sau:

- Đối với trường hợp chuyển quyền sử dụng đất không có kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc gắn liền với đất: Thu nhập tính thuế = giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất - ﴾giá vốn + các chi phí hợp lý có liên quan﴿

- Đối với trường hợp chuyển quyền sử dụng đất gắn với kết cấu hạ tầng, hoặc công trình xây dựng trên đất: Thu nhập tính thuế = giá chuyển nhượng – giá vốn của bất động sản đó và các chi phí hợp lý có liên quan

- Đối với trường hợp chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở: Thu nhập tính thuế = giá bán – giá mua và các chi phí hợp lý có liên quan

e.1 Trường hợp không xác định được giá vốn (giá mua) của hoạt động chuyển nhượng bất động sản và các chi phí liên quan làm cơ sở xác định thu nhập tính thuế theo thuế thu nhập cá nhân được xác định như sau: Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng (Theo khung giá của UBND Tỉnh) x Thuế suất 2%

Lệ phí trước bạ: Giá chuyển nhượng x 0,5%

I.2 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

- Huyện Ninh Phước nằm ở phía Nam tỉnh Ninh Thuận với diện tích tự nhiên là 90686,96 ha, chia làm 14 xã và 1 thị trấn Trung tâm của huyện đặt ở thị trấn Phước Dân Đồng thời có tuyến đường quốc lộ 1A đi qua thuận lợi cho việc phát triễn kinh tế - xã hội

- Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với những đặc trưng khô hạn, mưa

ít, đất đai không màu mở, khô cần Địa hình rất phức tạp khó khăn cho việc phát triễn các mạng lưới đường giao thông cũng như việc cấp thoát nước Tuy nhiên ở đây nguồn tài nguyên đất rất đa dạng trong đó có đất xám glây thích hợp cho trồng lúa

Trang 19

- Trong những năm qua Huyện có những thành công nhất định trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đặc biệt là công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ và chỉnh

lý biến động đất đai, trong đó tình hình chuiyển nhượng QSDĐ là một vấn đề nóng bỏng, được sự quan tâm của người dân và các cơ quan ban nghành Vì thế việc hệ thống, đánh giá tình hình chuyển nhượng QSDĐ trong những năm qua để rút ra những

ưa điểm, khuyết điểm nhằm đưa ra những kiến nghị phù hợp là một việc làm rất cần thiết

- Những năm gần đây huyện Ninh Phước có sự phát triễn vượt bậc về cơ sở hạ tầng, nhiều khu dân cư, khu trung tâm thương mại được quy hoạch chi tiết đã phê duyệt, mạng lưới giáo thông, thông tin liên lạc ngày càng phát triễn, văn hóa giáo dục được chú trọng hơn Cơ cấu sử dụng đất có sự biến động lớn theo hướng nông nghiệp công nghiệp và xây dựng, thương mại và dịch vụ Phòng TN&MT đã có những biện pháp cải tạo thủ tục hành chính, đạt những thành tựu nhất định trong công tác cấp giấy

và quản lý đất đai Nhưng do các văn bản đất đai hiện hành có nhiều quy định chồng chéo, bất cập trong thực tế quản lý và sử dụng đất nên công tác quản lý ở địa phương còn nhiều vướng mắc, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu đăng ký biến động đất đai của người dân, đặc biệt là vấn đề chuyển nhượng QSDĐ

I.3 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN I.3.1 Nội dung nghiên cứu

Đánh giá tình hình phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện Ninh Phước - tỉnh Ninh Thuận

Đánh giá tình hình quản lý Nhà nước và thực trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Ninh Phước - tỉnh Ninh Thuận

Đánh giá tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận từ năm 2003 đến năm 2008 từ đó rút ra những thuận lợi và hạn chế để đề xuất những giải pháp khắc phục

I.3.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu:

+ Phương pháp thống kê: Từ những số liệu tài liệu thu thập được, tiến hành phân tích, tổng hợp thành các bảng biểu minh họa để phục vụ cho từng nội dung nghiên cứu

+ Phương pháp điều tra: Điều tra thu thập các số liệu tài liệu và các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên đia bàn

- Phương pháp phân tích số liệu:

+ Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở phân tích đánh giá thực hiện tổng hợp vấn đề

Trang 20

+ Phương pháp so sánh: So sánh đánh giá các số liệu chuyển nhượng qua các năm từ đó rút ra những mặt thuận lợi và khó khăn trong quá trình chuyển nhượng

+ Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm trong chuyên môn để có các nhận định, đánh giá chính xác tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất, giá đất đai và các vấn đề có liên quan

I.3.3 Quy trình thực hiện

- Bước 1: Viết đề cương luận văn

- Bước 2: Thực hiện đề tài

+ Thu thập tài liệu, số liệu

+ Phân tích, xử lý số liệu tài liệu

+ Nhận xét, đánh giá, đề xuất ý kiến

- Bước 3: Hoàn chỉnh báo cáo tốt nghiệp

Trang 21

PHẦN II KẾT QUẢ NGUYÊN CỨU

II.1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

II.1.1 Điều kiện tự nhiên

a Vị trí địa lý

Huyện Ninh Phước ở vị trí địa lý: Vĩ độ Bắc, từ 110 18' 30'' (cực Nam) đến 11039' 52'' (cực Bắc) Kinh độ Đông, từ 1080 43' 36'' (cực Tây) đến 1090 03' 36'' (cực Đông); ranh giới hành chính của Huyện tiếp giáp với:

Sơ đồ ranh giới hành chính huyện Ninh Phước

Hình: Sơ đồ vị trí Huyện

Trang 22

- Phía Bắc giáp huyện Ninh Sơn và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm

- Phía Nam giáp huyện Tuy Phong - tỉnh Bình Thuận

- Phía Tây giáp huyện Ninh Sơn

- Phía Đông giáp biển Đông

Ninh Phước là Huyện ven biển, có cả đồng bằng và đồi núi, cảnh quan thiên nhiên đa dạng Từ trung tâm huyện có thể dễ dàng đi đến trung tâm tỉnh lỵ và huyện lỵ khác bằng các tuyến đường bộ, đường sắt và đường biển

Vị trí địa lý của huyện rất thuận lợi để phát triển toàn diện các ngành sản xuất nông – lâm - ngư nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ

b Địa hình, địa mạo

Ninh Phước nằm trong khu vực Duyên hải Miền Trung, có địa hình khá phức tạp Bề mặt địa hình có dáng như một lòng chảo hở với hơn ba mặt là những khối núi cao bao bọc, khiến cho điều kiện khí hậu trong vùng thung lũng và vùng bán sơn địa trở nên khắc nghiệt Dựa trên cấu trúc và hình thể bề mặt cũng như tác động của quá trình ngoại sinh chiếm ưu thế, có thể chia địa hình trong huyện ra 3 dạng chính sau:

- Vùng núi cao: bao phủ gần hết phần phía Tây, phía Nam và một phần phía

Đông của Huyện, có quy mô diện tích khoảng 353,6 km2, chiếm khoảng 38,99 % diện tích tự nhiên toàn Huyện

- Vùng bậc thềm và đồi gò bán sơn địa: có quy mô diện tích khoảng 383,4 km2, chiếm 42,27 % DTTN

- Vùng đồng bằng ven biển: có quy mô diện tích 141,9 km2, chiếm khoảng 15,65 % DTTN

c Khí hậu

Huyện Ninh Phước nằm trong vùng có khí hậu khô hạn nhất nước, với những đặc điểm cơ bản là mưa ít, nắng gió nhiều, bốc hơi mạnh Lượng mưa trung bình từ 600-800 mm/năm, lượng bốc hơi trung bình từ 1.700 - 1.800 mm/năm Nhiệt độ không khí trung bình 27oC, tổng nhiệt độ hàng năm từ 9.500 - 10.000oC Số giờ nắng bình quân hàng năm là 2.720 giờ Khí hậu chia hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau Hướng gió chính là hướng Tây Bắc và gió Đông Nam, tốc độ trung bình 6,8 m/s

Gió ở huyện Ninh Phước là nguồn tài nguyên lớn có thể khai thác để phát triển các nhà máy phong điện Nắng nhiều, quanh năm là yếu tố thuận lợi cho phát triển nghề muối, tăng vụ và tăng năng suất các loại cây trồng trong điều kiện có tưới

d Thuỷ văn

Trên địa bàn Huyện có 2 sông chính chi phối phần lớn nguồn nước mặt là sông

Lu và sông Quao bắt nguồn từ các dãy núi cao chảy theo hướng Đông đổ về sông Cái

Trang 23

– Phan Rang Sông Lu có chiều dài 45 km, diện tích lưu vực 380 km2, lưu lượng trung bình hàng năm 2,19 m3/s Sông Quao (sông Lanh Ra) có chiều dài 36 km, diện tích lưu vực 295 km2, lưu lượng trung bình hàng năm 1,35 m3/s Ngoài ra ở phía Nam của Huyện có sông Quán Thẻ, bắt nguồn từ sườn phía Đông núi Giếng Ma, chảy theo hướng Đông - Tây sau đó là Bắc - Nam rồi đổ vào vịnh Cà Ná; sông dài 12 km với lưu vực khoảng 79 km2

II.1.2 Tài nguyên thiên nhiên

- Nhóm đất mặn: Diện tích là 835 ha, chiếm 0,92 % diện tích tự nhiên Phân bố tập trung ở các xã: An Hải, Phước Dinh và Phước Diêm Đất mặn được chia ra 3 đơn

vị phân loại đất, bao gồm: đất mặn nhiều 650 ha; đất mặn trung bình 8 ha; đất mặn ít

177 ha

- Nhóm đất phù sa: Diện tích 11.436 ha, chiếm 12,61 % DTTN Phân bố tập trung ở các xã: Phước Thái, Phước Vinh, Phước Sơn, Phước Thuận, Phước Dân, Phước Hậu, Phước Hữu, Phước Hải, An Hải Nhóm đất phù sa ở Ninh Phước được chia ra 4 đơn vị phân loại, bao gồm: đất phù không được bồi trung tính ít chua 3.147,0 ha; đất phù sa glây 4.368 ha; đất phù sa có tầng loang lổ đỏ-vàng 2.786 ha; đất phù sa ngòi suối 1.135 ha

- Nhóm đất xám glây: Diện tích là 2.974 ha; chiếm 3,28 % DTTN Hiện nay, hầu như toàn bộ diện tích đất xám glây ở huyện Ninh Phước là đất ruộng lúa Đây là một loại đất có mức thích hợp cao đối với chuyên canh lúa nước, hoặc luân canh lúa nước với các cây trồng cạn hàng năm

- Nhóm đất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn: Nhóm đất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn bao phủ hầu như toàn bộ phần bậc thềm cao và phẳng trước núi trong vùng nội địa của huyện Ninh Phước và một phần nhỏ vùng đồi núi thấp Diện tích 29.561 ha; chiếm đến 32,6 % tổng diện tích tự nhiên toàn Huyện Nhóm đất đỏ và xám nâu được chia ra 2 đơn vị phân loại sau: đất đỏ vùng bán khô hạn 399 ha; đất xám nâu vùng bán khô hạn 29.162 ha

- Nhóm đất đỏ vàng: Nhóm đất đỏ vàng chiếm giữ phần lớn vùng núi cao của huyện Ninh Phước Diện tích 25.720 ha; chiếm 28,36 % tổng diện tích tự nhiên toàn

Trang 24

Huyện Hiện nay, hầu hết diện tích đất vàng đỏ trên đá mác ma axít là đất rừng tái sinh, rừng trồng, hoặc đất cây lùm bụi xen cỏ dại, rất ít diện tích là đất nương rẫy quảng canh, đề nghị hạn chế khai thác nương rẫy quảng canh trên loại đất này

- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: Đất xói mòn trơ sỏi đá có diện tích 9.452,95 ha, chiếm 10,42 % DTTN Phân bố tập trung ở các xã: Phước Dinh, Phước Diêm, Phước Minh Toàn bộ đất xói mòn trơ sỏi đá có tầng mỏng và hầu hết ở địa hình núi cao dốc,

vì vậy, ít có ý nghĩa cho sử dụng nông nghiệp

b Tài nguyên nước

Nước mặt, là nguồn nước chính cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt Hệ thống thủy lợi Nha Trinh - Lâm Cấm, các đập dâng trên sông Lu và hồ Tân Giang là nguồn nước mặt chủ yếu phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của huyện Ninh Phước Nguồn nước ngầm không phong phú, trên địa bàn huyện chỉ có một tầng chứa nước ngầm ở

độ sâu khoảng 20 m, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt với trữ lượng hạn chế

c Tài nguyên khoáng sản

Chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng như: đá Granit, cát, sạn xây dựng, san hô, đất sét, cát thuỷ tinh… Đặc biệt nguồn nguyên liệu đá Granite có trữ lượng rất lớn, thuận lợi cho xây dựng nhà máy sản xuất đá ốp lát với công suất lớn Nguồn nước khoáng ở khu vực Nhị Hà là tài nguyên quý, rất cần thiết cho sinh hoạt và phát triển du lịch sinh thái, nhưng chưa được điều tra, đánh giá để có phương án khai thác sử dụng hợp lý

d Tài nguyên biển

Huyện Ninh Phước có chiều dài bờ biển 42,5 km, với vùng lãnh hải rộng trên 7.200 km2 Thềm biển tương đối sâu, đáy biển có nhiều cát và san hô, nước biển có độ mặn cao và ổn định, thuận lợi cho sản xuất muối đạt năng suất cao Bờ biển của huyện

có nhiều thuận lợi để xây dựng cảng cá và cảng hàng hoá; hiện tại cảng thủy sản Cà

Ná đáp ứng cho tàu cá ra vào dễ dàng và đảm bảo cho trên 500 tàu có thể neo đậu tại cảng

e Tài nguyên nhân văn

Các dân tộc trong cộng đồng xã hội ở huyện Ninh Phước hàng năm đều tổ chức các lễ hội theo phong tục, tập quán, truyền thống của mỗi dân tộc tại các đình, chùa, nhà thờ, đền, tháp… Nghề dệt thổ cẩm ở làng Mỹ Nghiệp, làng Chung Mỹ và nghề gốm sứ ở Bầu Trúc được lưu truyền, giữ gìn và phát triển thành làng nghề sản xuất các sản phẩm có giá trị lưu niệm cho du khách như: khăn, túi xách, bóp, ví, dây nịt Các mặt hàng nổi tiếng nói trên đã đạt nhiều huy chương vàng tại các Hội Chợ

II.1.3 Thực trạng cảnh quan môi trường

- Cảnh quan

Bờ biển và cảnh quan thiên nhiên của huyện Ninh Phước có nhiều cảnh đẹp,

Trang 25

đặc biệt là khu vực Cà Ná, Mũi Dinh Trên suốt chiều dài bờ biển của huyện Ninh Phước có nhiều cồn cát đẹp Cồn cát Phước Dinh có diện tích khoảng 10 km2, hình thành những đồi cát cao 20 – 30 m so với mặt nước biển, nằm liền kề với các khu dân

cư và rừng dương xanh râm mát, hấp dẫn du khách tham quan, nghiên cứu Nước biển trong xanh, ít sóng, thuận lợi cho phát triển du lịch thể thao như: lướt ván, lướt sóng, lặn,… Từ bãi biển Cà Ná là điểm trung tâm có thể hình thành quần thể du lịch và các tua du lịch gắn với các điểm: cồn cát Tuấn Tú, cồn cát Nam Cương, cồn cát Phước Dinh, hồ Tân Giang, suối nước nóng Nhị Hà, Tháp Poromê và Ponưgar thuộc xã Phước Hữu, dệt thổ cẩm ở làng Mỹ Nghiệp, làng Chung Mỹ và gốm sứ ở làng Bàu Trúc,…

- Về môi trường nước

Kết quả phân tích nước hàng năm trên sông Dinh của Sở Tài nguyên và Môi trường cho thấy chất lượng nước chưa biến động nhiều, còn nằm trong giới hạn cho phép của mục đích sử dụng Tuy nhiên những năm hạn hán, nước mặn xâm nhập vào sâu trong nội địa đã ảnh hưởng chất lượng nước sinh hoạt và nước tưới cho cây trồng

- Về môi trường đất

Tình trạng suy thoái đất như hạn hán, nhiễm mặn đều xảy ra hàng năm nhưng ở phạm vi hẹp; hiện tượng xói lở đất ven sông Dinh, xâm thực bờ biển và bồi tụ cửa sông đều đáng được xem xét Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, trong sản xuất nông nghiệp đã sử dụng một lượng lớn hoá chất bảo vệ thực vật, phân bón hoá học cũng gây ảnh hưởng đến môi trường đất, nước và sức khoẻ của con người

- Về môi trường không khí

Tuy mức độ ô nhiễm không khí do hoạt động công nghiệp chưa đáng kể, nhưng các hoạt động về giao thông cũng đã nảy sinh các vấn đề về ô nhiễm không khí do khói bụi, khí thải của các phương tiện giao thông gây ra, ảnh hưởng đến dân cư dọc các đường trục chính

II.1.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường

a Thuận lợi

Huyện có vị trí thuận lợi về giao thông Quỹ đất nông nghiệp khá lớn, thích nghi với nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao như: Cây nho, thuốc lá, chăn nuôi bò, dê cừu Bờ biển dài, tài nguyên nhân văn phong phú, thuận lợi phát triển

du lịch toàn diện, bao gồm cả du lịch biển, du lịch sinh thái và du lịch văn hoá các dân tộc; phát triển nghề cá và công nghiệp đóng tàu Vùng đất khô hạn ở Phước Nam, Phước Minh, thuận lợi cho xây dựng khu công nghiệp, phát triển nghề muối Nắng, gió quanh năm thuận lợi cho xây dựng các nhà máy phong điện

Trang 26

b Khó khăn

Khí hậu khô nóng kéo dài, lượng mưa thấp, lượng nước bốc hơi cao nên cây trồng thường bị hạn hán, ảnh hưởng lớn đến việc thâm canh tăng vụ Mùa khô nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt thường bị thiếu nghiêm trọng Tài nguyên nước ngầm rất hạn chế, việc đầu tư khai thác nước ngầm đòi hỏi đầu tư lớn, hiệu quả không cao

II.2 THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI

II.2.1 Cơ cấu và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tổng giá trị sản xuất các ngành tăng từ 684 tỷ đồng (2000) lên 2715 tỷ đồng (2008), tăng bình quân 18,81%/năm (theo giá cố định năm 1994) trong đó:

- Giá trị sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp tăng từ 366 tỷ đồng(2000) lên 1188 tỷ đồng (2008), tăng bình quân 15,85%/năm

- Giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng từ 179 tỷ đồng (2000) lên 951 tỷ đồng (2008), tăng bình quân 23,22%/năm

- Giá trị sản xuất thương mại-dịch vụ và du lịch tăng từ 139 tỷ đồng (2000) lên

576 tỷ đồng (2008), tăng bình quân 19,45%/năm

Thu nhập bình quân đầu người trên năm 2008 là 10.570.000đ/người/năm Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện là 19,66 tỷ đồng

Cơ cấu kinh tế của Huyện đang có sự chuyển dịch tích cực nhưng chất luợng chuyển dịch chưa cao, chuyển dich cơ cấu trong nội bộ từng ngành chưa mạnh Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thể hiện qua bảng sau

Bảng I: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2000 - 2008

2 Cơ cấu GTSX (%) 100 100 100 100 100

+ Nông-lâm-ngư nghiệp 48,93 44,14 42,73 41,61 41,22 -2,12 + Công nghiệp-TTCN và XD 34,62 37,24 37,76 38,16 38,43 1,31 + Thương mại-Dịch vụ-DL 16,45 18,62 19,51 20,23 20,35 2,69

Trang 27

(Nguồn: Phòng TN&MT huyện Ninh Phước)

Biểu đồ I: Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế năm 2008

II.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế - xã hội

a Thực trạng phát triễn kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp

a.1 Sản xuất nông nghiệp

Tiếp tục nhân rộng các mô hình có hiệu quả như: “3 giảm, 3 tăng ” trên cây lúa, thực hiện chuyển đổi, luân canh và sản xuất giống cây trồng; đẩy mạnh thực hiện liên kết “4 nhà” trong sản xuất, tiêu thụ nông phẩm; nâng mức thu nhập trên một diện tích canh tác từ mô hình sản xuất giống lúa bình quân 45,5 triệu đồng/ha/vụ, bắp giống lai mức thu nhập bình quân 30,2 triệu đồng/ha/vụ, đặc biệt vụ Đông Xuân 2007 - 2008 năng suất lúa giống đạt 70 - 100 tạ/ha, mức thu nhập bình quân 64 - 68 triệu đồng/ha/vụ, năng suất bắp giống đạt 80 tạ/ha, mức thu nhập bình quân 46 triệu đồng/ha/vụ; thâm canh giống nho mới; xuất hiện nhiều mô hình sản xuất mới như: sản xuất rau an toàn ở xã An Hải, trồng táo ở xã Phước Thuận, trồng xoài Thái Lan ở xã Nhị Hà, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao; thương hiệu nho sạch “Ba Mọi” tiếp tục khẳng định và đứng vững trên thị trường, phối hợp thực hiện chương trình liên tịch giữa UBND Huyện với Sở Nông nghiệp - PTNT về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn giai đoạn 2008 - 2010

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm: 25.267 ha, đạt 123,30% kế hoạch năm, tăng 5,84% so năm 2007 Trong đó: cây Lúa 17.034 ha (sản xuất Lúa giống 563 ha tại

xã Phước Hữu, Phước Hậu, Phước Dân và Phước Thái), đạt 154,90% kế hoạch năm, tăng 14,15% so năm 2007; cây bắp 2.641 ha (giống bắp lai 353,7 ha tại xã Phước Vinh

và Phước Sơn), đạt 88% kế hoạch năm, tăng 13,20% so năm 2007; Rau đậu các loại 4.500 ha, đạt 100% kế hoạch năm, tăng 4,51% so năm 2007; Thuốc lá 90 ha, đạt

NLNN 41,22%

CN-XD 38,43%

TM-DV 20,35%

Nông-lâm-ngư nghiệp

Công nghiệp-TTCN và XD Thương mại-Dịch vụ-DL

Trang 28

mạnh chuyển giao khoa học - công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện tốt công tác dự báo, cảnh báo mùa vụ kết hợp triển khai thực hiện đồng

bộ các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại hiệu quả, Do vậy năng suất, sản lượng các loại cây trồng đạt khá cao: Cây lúa năng suất bình quân 55,7 tạ/ha, sản lượng 94.959 tấn, tăng 23,13% so năm 2007; cây bắp năng suất bình quân 52,2 tạ/ha, sản lượng 13.794 tấn, tăng 19,03% so năm 2007

a.2 Sản xuất lâm nghiệp

Chú trọng công tác quản lý, bảo vệ rừng, nhất là tổ chức học tập tuyên truyền, nâng cao nhận thức; thành lập 11 Ban chỉ huy Bảo vệ rừng - Phòng cháy chữa cháy rừng cấp xã, 32 Tổ đội PCCCR và 02 tổ xung kích bảo vệ rừng; tổ chức 87 đợt tuần tra, truy quét tại các khu vực trọng điểm phá rừng, cháy rừng; phát hiện và xử lý kịp thời 234 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, tăng 103 vụ so năm 2007, tịch thu 118,7 m3 gỗ các loại và một số phương tiện, tang vật vi phạm khác; chủ động triển khai thực hiện phương án PCCCR mùa khô Do thời tiết khô hanh, nắng nóng đã xảy

ra 05 vụ cháy rừng với diện tích 4,5 ha, các vụ cháy đều được phát hiện và cứu chữa kịp thời Trồng rừng tập trung 175 ha, đạt 64,80% kế hoạch, chăm sóc rừng 154,5 ha, đạt 100% kế hoạch, giao rừng khoán quản 10.903 ha, đạt 101,90% kế hoạch, và

khoanh nuôi tái sinh 1.000 ha (theo Dự án 661) Tăng độ che phủ rừng lên 28,50% Tổ

chức Hội thi tìm hiểu Luật bảo vệ và phát triển rừng lần thứ VII năm 2008 và liên tịch quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp ranh giữa 3 huyện : Tuy Phong, Ninh Sơn, Ninh Phước

và liên tịch công tác quản lý, bảo vệ rừng giữa Hạt Kiểm lâm, Công an, Quân sự huyện

a.3 Thuỷ sản

Có chuyển biến cả ba lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và chế biến Thông qua cải hoán năng lực thuyền nghề, nâng cao công suất, quy hoạch lại vùng nuôi hợp lý kết hợp đa dạng hoá đối tượng nuôi, mở rộng và phát triển quy mô chế biến đáp ứng nhu cầu ngày càng cao Số tàu thuyền hiện có 804 chiếc/74.206 CV, tăng 77 chiếc/16.496

CV so năm 2007 Sản lượng khai thác hải sản 35.640 tấn các loại, đạt 108% kế hoạch năm, tăng 9,66% so năm 2007; phát huy hiệu quả hoạt động 08 tổ cộng đồng quản lý nuôi trồng thuỷ sản với 121 hộ/96,2 ha ở xã An Hải và Phước Dinh; diện tích tôm thịt tiếp tục khôi phục mở rộng 600 ha (tôm thẻ 580 ha, tôm sú 20 ha); sản lượng 4.800 tấn, đạt 106,70% kế hoạch năm và tăng 13,70% so năm 2007, rong sụn 470 ha, sản lượng 6.000 tấn tươi, đạt 100% kế hoạch năm; có 281 trại tôm giống hoạt động, xuất bán 5.000 triệu con Post.15, đạt 111,10% kế hoạch và tăng 21,40% so năm 2007 Xây dựng mô hình trình diễn khuyến ngư “Nuôi tôm chân trắng theo quy trình GAP”, với

diện tích 01ha (thôn Hòa Thạnh, xã An Hải) Xây dựng mô hình Đội tàu đoàn kết đánh bắt xa bờ (quy mô 10 - 30 tàu/đội) Thực hiện hỗ trợ tiền Dầu cho ngư dân (theo Quyết định 289 và 965/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) với tổng mức hỗ trợ

8.395,5 triệu đồng/609 hồ sơ Tăng cường phối hợp Sở, ngành Tỉnh thực hiện tốt

Trang 29

chương trình liên tịch trong quản lý hoạt động thủy sản trên địa bàn huyện

b Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

- Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của huyện Ninh Phước có nhiều thuận lợi để phát triễn sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Giá trị sản xuất công nghiệp tăng khá nhanh từ 54 tỷ đồng năm 2000 lên 284 tỷ đồng năm 2008 (theo giá cố định năm 1994), nhịp độ tăng bình quân hàng năm là 23,10%

- Các ngành công nghiệp có lợi thế của huyện là: chế biến thủy sản, nông sản, sản xuất, chế biến muối và các sản phẩm hóa chất từ muối (chủ yếu là Xút-clo và Oxit-Magiê), khai thác đá sản xuất vật liệu xây dựng Đặc biệt là có khả năng sản xuất đá

ốp lát với khối lượng lớn từ nguồn khoáng sản đá Granite Đồng thời phát triễn các ngành nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, đồ gốm, gỗ mỹ nghệ, hàng mây tre đan

- Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất 951 tỷ đồng, đạt 101,20%

kế hoạch năm, tăng 16,80% so năm 2007 Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 284 tỷ đồng (theo giá cố định 1994), đạt 101,40% kế hoạch, tăng 26,79% so năm 2007 Tập trung chủ yếu ở các ngành sản xuất muối, khai thác chế

biến vật liệu xây dựng (đá granite, gạch tuynen), chế biến nông - hải sản, sửa chữa cơ

khí và các ngành nghề truyền thống (gốm, thổ cẩm, chiếu cói)

- Về xây dựng cơ bản: Giá trị sản xuất đầu tư xây dựng cơ bản 667 tỷ đồng, đạt

101,1% kế hoạch năm, tăng 13,05% so năm 2007 Trong 55 công trình do huyện làm chủ đầu tư với tổng vốn kế hoạch 43 tỷ 032 triệu đồng, thi công hoàn thành 26 công trình, đang thi công 26 công trình và đang xét thầu 03 công trình Về nguồn vốn giải ngân 25 tỷ 819 triệu đồng, đạt 60% vốn kế hoạch; khả năng đến cuối năm hoàn thành 45/55 công trình và 10 công trình chuyển tiếp sang năm 2009; giải ngân đạt 95% vốn

kế hoạch; khánh thành đưa vào sử dụng nhà văn hoá Chăm tại 08 xã - thị trấn; xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp và dự án nâng cấp đường vào thôn Hoà Thuỷ, Từ Tâm; triển khai công tác giải phóng mặt bằng thi công đường sắt sông Quao Phối hợp với Sở, ngành của Tỉnh tổ chức lễ khởi công xây dựng hồ chứa nước Sông Biêu, Tà Ranh; Kiểm kê áp giá bồi thường công trình dự án đầu tư xây dựng trên điạ bàn huyện như hồ chứa nước Lanh Ra, hệ thống nước sinh hoạt cho nhân dân các xã thuộc huyện Ninh Phước và khu công nghiệp Phước Nam; giải quyết các vướng mắc trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng và tạo điều kiện nhà đầu tư xây dựng dự án Muối công nghiệp và xuất khẩu Quán thẻ, khu kiểm định và sản xuất giống thuỷ sản tập trung tại xã An Hải và khu nuôi tôm công nghiệp Sơn Hải; Khu công nghiệp Phước Nam và Cụm công nghiệp Dốc Hầm - Cà Ná, xã Phước Diêm; thực hiện xây dựng xong giai đoạn 1 dự án kè chắn sóng, triển khai thực hiện dự án tái định cư vùng sạt lở thôn Sơn Hải, xã Phước Dinh và lập dự án đầu tư khu tái định cư vùng sạt lở Cà Ná, xã Phước Diêm

Ngày đăng: 03/10/2018, 20:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w