1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tác động của cuộc khủng hoảng ở Trung Đông và Bắc Phi tới châu Âu giai đoạn 2010-2017

76 131 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

Sau đó những hình ảnh về thanh niên này được phát tán và lan truyền trên các trang mạng xã hội như Youtube, Facebook…không dừng lại ở Tuynidi mà cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội này n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc của mình tới cô giáo hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Ngọc Thảo người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn

em hoàn thành tốt khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Lịch sử trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu

Do khả năng còn hạn chế, chắc chắn khóa luận này còn nhiều thiếu sót,

em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô

Em xin chân thành cảm ơn!

Vĩnh Phúc, ngày 16 tháng 5 năm2018

Sinh viên

Lê Thị Hằng

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi, không sao chép của bất cứ ai Ngoài ra, trong khóa luận còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc Nếu không đúng như trên, tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài của mình

Vĩnh Phúc, ngày 16 tháng 5 năm 2018

Người cam đoan

Lê Thị Hằng

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5

4 Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 5

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 6

6 Đóng góp của đề tài 6

7 Bố cục của khóa luận 6

Chương 1: CUỘC KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ Ở TRUNG ĐÔNG 8

VÀ BẮC PHI 8

1.1 Khái quát về khu vực Trung Đông và Bắc Phi 8

1.2 Phong trào Mùa xuân Arập 14

1.2.1 Diễn biến 14

1.2.2 Nguyên nhân bùng nổ 19

1.2.3.Ứng phó của chính phủ Trung Đông và Bắc Phi trước tác động của cuộc khủng hoảng này 24

1.3.Sự hình thành nhà nước Hồi giáo tự xưng 26

1.3.1.Hoàn cảnh ra đời và sự phát triển của nhà nước Hồi giáo tự xưng IS 27

Tiểu kết 29

Chương 2: NHỮNG TÁC ĐỘNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG Ở TRUNG ĐÔNG VÀ BẮC PHI TỚI CHÂU ÂU (2010 – 2017) 31

2.1 Làn sóng di cư vào các nước châu Âu 31

2.1.1 Nguyên nhân của các cuộc di cư vào châu Âu 31

2.1.2 Thực trạng của làn sóng di cư vào châu Âu 33

2.1.3 Giải pháp với người di cư ở các nước EU 35

Trang 6

2.2 Những ảnh hưởng về kinh tế 40

2.3 Những ảnh hưởng về chính trị - xã hội 44

2.4 Chính sách của các nước châu Âu trước cuộc khủng hoảng ở Trung Đông và Bắc Phi 48

2.5 Một số bài học rút ra đối với Việt Nam 51

Tiểu kết 55

KẾT LUẬN 56

PHỤ LỤC TRANH ẢNH

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Kể từ khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan rã vào những năm 1990 của thế kỷ trước, trong khi tại châu Âu và các châu lục khác trên thế giới cục diện chính trị có sự điều chỉnh lớn để phù hợp với sự thay đổi của thế giới thì tại Trung Đông và Bắc Phi, hầu như không có sự biến động về

ý thức hệ chính trị - tư tưởng Đặc biệt, trong những năm gần đây ở Trung Đông và Bắc Phi sục sôi với những diễn biến phức tạp Sự đối đầu từ bên trong và bên ngoài đã biến khu vực này thành một "điểm nóng" khiến cả thế giới phải dõi theo Đỉnh điểm đó là năm cuối năm 2010 hình ảnh tự thiêu của một thanh niên bán hàng rong tại Tuynidi vào ngày 17 tháng 12 năm 2010 để phản ứng trước việc bị cảnh sát tịch thu hàng hóa Sau đó những hình ảnh về thanh niên này được phát tán và lan truyền trên các trang mạng xã hội như Youtube, Facebook…không dừng lại ở Tuynidi mà cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội này nhanh chóng lan rộng ra các quốc gia khác trong khu vực và

hệ quả là người dân các nước này xuống đường tiến hành các cuộc biểu tình đòi cải thiện đời sống, thay đổi chế độ, đòi các quyền tự do, dân chủ cơ bản Chính các cuộc biểu tình chống chính phủ liên tiếp diễn ra ở nhiều quốc gia trong khu vực, đẩy Trung Đông và Bắc Phi lâm vào tình trạng khủng hoảng

và hỗn loạn Một số nước như Angiêri, Marốc, Ảrập xêút… phải tiến hành các cải cách kinh tế - chính trị nhằm duy trì sự ổn định và tránh các cuộc khủng hoảng trong khu vực

Cuộc khủng hoảng ở Trung Đông và Bắc Phi là một vấn đề thời sự quốc tế đang được rất quan tâm hiện nay, việc nghiên cứu và tìm hiểu cuộc khủng hoảng này giúp chúng ta có cái nhìn khách quan, thấu đáo hơn đối với sự kiện quan trọng này trong dòng chảy lịch sử của các quốc gia ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi; thấy được cuộc khủng hoảng này diễn ra như thế nào và

Trang 8

nguyên nhân tại sao cuộc khủng hoảng này lại diễn ra, ứng phó của các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi trước khủng hoảng này ra sao trong hành trình tìm kiếm con đường phát triển và khẳng định bản sắc riêng của mình Biến động mùa xuân Arập ở Bắc Phi và Trung Đông đã có tác động lớn tới chính các quốc gia trong khu vực này và cả các quốc gia các khu vực khác đặc biệt là châu Âu một khu vực có sự phát triển cao độ

Ở châu Âu, sau khi trải qua các cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai, đây là hai cuộc chiến tranh tàn khốc của nhân loại mà chiến trường chính ở châu Âu Ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, việc đoàn kết các nước châu Âu để ngăn chặn sự bùng nổ của một cuộc chiến tranh mới cùng với đó là kế hoạch phục hưng châu Âu của Mỹ được các quốc gia trong khu vực này tận dụng một cách tối đa từ đó đã đưa châu Âu nhanh chóng được phục hồi và dần tiến tới sự ra đời và hợp nhất các tổ chức thành Liên minh châu Âu Kể từ khi ra đời cho đến nay, Liên minh châu Âu

đã trở thành tổ chức liên kết khu vực thành công nhất trên thế giới với những thành tựu mà nó đạt được trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị - an ninh Tuy nhiên, trong những năm gần đây, châu Âu phải đối mặt với nạn di cư từ các nước Trung Đông và Bắc Phi Điều này đã gây ra nhiều thách thức đối với khu vực này, nó gây ra sự hỗn loạn về trật tự công cộng, tạo ra gánh nặng về kinh tế đối với hầu hết các quốc gia châu Âu, những bất đồng chính trị trong nội bộ EU ngày càng sâu sắc Đặc biệt là mối đe dọa của nhà nước Hồi giáo

tự xưng IS có thể trà trộn vào dòng người tị nạn thâm nhập vào châu Âu nhằm thực hiện các hoạt động khủng bố và đe dọa trực tiếp tới an ninh của châu Âu Xuất phát từ tình hình Châu Âu hiện nay và những thách thức đặt ra đối với Châu Âu trước biến động mùa xuân Arập chính vì vậy tác giả đã lựa chọn

đề tài “Tác động của cuộc khủng hoảng ở Trung Đông và Bắc Phi tới châu

Âu giai đoạn 2010-2017” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp

Trang 9

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Về biến động chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi, đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu của các tác giả, nhà sử học trong và ngoài nước, mỗi tác phẩm đều đề cập đến những vấn đề, khía cạnh khác nhau Ở Việt Nam đã

có một số tác phẩm nghiên cứu về biến động mùa xuân Arập ở Trung Đông

và Bắc Phi như:

Trong cuốn sách “Biến động chính trị - xã hội tại Bắc Phi – Trung Đông

và những tác động đến Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Thanh Hiền, NXB

chính trị quốc gia – sự thật Tác giả đã xác định khung lý thuyết liên quan đến biến động chính trị - xã hội tại Trung Đông và Bắc Phi, đánh giá diễn biến, nguyên nhân dẫn đến biến động chính trị - xã hội, tác động và các giải pháp ứng phó của chính phủ các nước Trung Đông và Bắc Phi nói riêng, các nước lớn trên thế giới nói chung từ năm 2011 đến nay, những bài học và kiến nghị chính sách rút ra cho Việt Nam

Cuốn “Cẩm nang về Trung Đông” của tác giả Đỗ Đức Hiệp đã giới thiệu

những nét tổng quan về khu vực Trung Đông và giới thiệu về từng quốc gia

trong số 16 nước Trung Đông

“Trung Đông: Những vấn đề và xu hướng kinh tế - chính trị trong bối cảnh quốc tế mới” của PGS.TS Đỗ Đức Định đã khái quát tình hình kinh tế,

chính trị của Trung Đông hiện nay, những vấn đề lớn đang diễn ra ở Trung Đông Tác giả cũng đã đưa ra các giải pháp để thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam – Trung Đông

Ngoài ra, còn có các bài viết trên các tờ báo, tạp chí như tạp chí quốc phòng toàn dân, tạp chí nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, tạp chí nghiên cứu châu Âu, tạp chí nghiên cứu tôn giáo…như:

Bài viết “Tình hình kinh tế - chính trị Liên minh châu Âu năm 2015 và triển vọng năm 2016” của tác giả Nguyễn An Hà đăng trên tạp chí nghiên cứu

Trang 10

châu Âu, tháng 2/2016 Trong bài viết này, tác giả đã khái quát tình hình của Liên minh châu Âu trong năm 2015 trên các lĩnh vực kinh tế, an ninh chính trị

và đưa ra những dự báo tình hình Liên minh châu Âu trong năm 2016 Đặc biệt, tác giả đã đưa ra dự báo về tình trạng di cư vào châu Âu của người dân các nước Trung Đông và Bắc Phi vẫn tiếp tục gia tăng trong năm 2016 Cũng

của tác giả Nguyễn An Hà, bài viết “Tổng quan kinh tế Liên minh châu Âu năm 2014 và dự báo năm 2015”, tạp chí nghiên cứu châu Âu tháng 2/2015

cũng đã đưa ra những đánh giá về tình hình kinh tế EU và dự báo cho năm

Biến động chính trị tại Trung Đông và Bắc Phi không chỉ là vấn đề của khu vực mà nó còn là vấn đề quan tâm của toàn thế giới, chính vì lẽ đó trên thế giới cũng đã có nhiều tác giả, tác phẩm viết về vấn đề này nhưng chủ yếu viết về tình hình chính trị, xã hội ở Trung Đông và Bắc Phi, các cuộc xung đột owr vùng này trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai…Còn về những tác động của biến động chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi đến châu Âu chưa có một đề tài hay tác phẩm nghiên cứu toàn diện nào về vấn đề này

Xuất phát từ những cơ sở trên và tiếp thu những kiến thức, những nhận xét đánh giá của các tác giả trong và ngoài nước, cùng với đó xuất phát từ tầm ảnh hưởng của biến động này không chỉ đối với khu vực này mà còn cả thế giới trong đó có Việt Nam chính vì vậy tác giả đã lựa chọn đề tài này làm khóa luận tốt nghiệp của mình

Trang 11

3 Đối tượng, phạm vi nghiêncứu

3.1 Đối tượng

Khóa luận tập trung nghiên cứu và làm rõ tác động của khủng hoảng

Trung Đông và Bắc Phi tới châu Âu trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội qua đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Khóa luận cung cấp những thông tin cơ bản về khu vực Trung Đông và Bắc Phi; diễn biến và những nguyên nhân của biến động chính trị - xã hội tại Trung Đông và Bắc Phi; những tác động của biến động này đến châu Âu trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Thời gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu tác động của cuộc khủng hoảng ở Trung Đông và Bắc Phi tới châu Âu trong giai đoạn từ 2010 – 2017

4 Mục đích, nhiệm vụ của đề tài

Mục đích của đề tài là phân tích để làm sáng tỏ những tác động của cuộc khủng hoảng ở Trung Đông và Bắc Phi tới châu Âu giai đoạn 2010-2017 trên các phương diện, từ đó đưa ra các chính sách ứng phó của các nước châu Âu trước cuộc khủng hoảng ở Trung Đông và Bắc Phi Thông qua nghiên cứu rút

ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc đảm bảo an ninh xã hội, bảo vệ chủ quyền và độc lập quốc gia Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, khóa luận tốt nghiệp tập trung thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:

Thứ nhất: Tìm hiểu khái quát về khu vực Trung Đông và Bắc Phi từ đó luận giải tại sao đây luôn là điểm nóng của các cuộc xung đột vũ trang trên thế giới và nghiên cứu về tình hình Trung Đông và Bắc Phi từ sau chiến tranh lạnh

Trang 12

Thứ hai: Tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến, ứng phó của chính phủ các nước Trung Đông và Bắc Phi trước biến động mùa xuân Arập và sự hình thành của nhà nước Hồi giáo tự xưng IS

Thứ ba: Tìm hiểu những tác động của cuộc khủng hoảng ở Trung Đông và Bắc Phi tới châu Âu giai đoạn 2010-2017 trên các mặt kinh tế - chính trị - xã hội Đồng thời đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

Khóa luận chủ yếu sử dụng nguồn tư liệu tiếng Việt thông qua các tác phẩm nghiên cứu của các tác giả trong nước, các tác phẩm dịch từ tiếng nước ngoài, các bài báo, tạp chí từ viện nghiên cứu quốc tế, tạp chí nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, tạp chí nghiên cứu châu Âu…

Để giải quyết những nhiệm vụ trên, khóa luận vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau bao gồm: Phương pháp lịch sử logic, phương pháp phân tích – tổng hợp…qua đó đem đến những kết quả nghiên cứu khách quan và khoa học

6 Đóng góp của đề tài

Đề tài là một nghiên cứu tổng hợp những tác động của cuộc khủng hoảng ở Trung Đông và châu Phi trong giai đoạn 2010-2017 tới châu Âu trên các phương diện Đây sẽ là một tài liệu tham khảo hay đóng góp trong nghiên cứu và giảng dạy Mặt khác, tài liệu này giúp nhìn nhận những vấn đề kinh tế, chính trị, an ninh của khu vực Trung Đông và Bắc Phi một cách sâu sắc và cho thấy rõ những tác động của nó tới châu Âu trong giai đoạn 2010 – 2017

Từ đó có cách nhìn sâu sắc để lý giải cho tình hình chính trị trong những năm đầu thế kỷ XXI và góp phần tìm giải pháp các vấn đề chính trị phức tạp hiện nay

7 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc của khóa luận gồm 2 chương:

Trang 13

Chương 1: Cuộc khủng hoảng chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi

Chương 2: Những tác động chính trị - xã hội của cuộc khủng hoảng ở Trung Đông và Bắc Phi tới châu Âu (2010 – 2017)

Trang 14

Chương 1: CUỘC KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ Ở TRUNG ĐÔNG

VÀ BẮC PHI 1.1 Khái quát về khu vực Trung Đông và Bắc Phi

Danh từ "Trung Đông" do các nhà địa lí châu Âu đặt ra Trong thời kì khoa học chưa phát triển, các nhà địa lí châu Âu đã cho rằng: châu Âu là trung tâm của trái đất “Trung Đông” là các nước ở vùng vịnh Ba Tư: Irắc, Iran cùng với các nước ở Nam Á như: Ấn Độ, Pakixtan Hiện nay, trên thế giới có nhiều cách phân loại khác nhau và tùy theo những đặc điểm, yêu cầu và mục đích của người phân loại như phân loại dựa trên tính chất và đặc điểm địa lí, phân loại dựa trên cơ sở văn hóa Theo quan điểm của Ngân hàng thế giới khu vực Trung Đông bao gồm 15 nước, nếu tính cả 6 nước Bắc Phi thì khu vực Trung Đông – Bắc Phi gồm 21 nước, hay còn gọi là nhóm MENA Ở Việt Nam, theo Đề án thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Trung Đông giai đoạn 2008 –

2015 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 25/12/2001 Trong đề án này,

đã đưa ra quan niệm khác về Trung Đông đó là Trung Đông bao gồm 16 nước Tây Á, trong đó có 12 nước Arập là A-rập Xêút, Irắc, các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất, Gioócđani, Syria, Libăng, Côoét, Cata, Ôman, Baranh, Yêmen, Palextin va 4 nước không phải là Arập là Iran Ixaren, Thổ Nhĩ Kì và Síp, với tổng diện tích là khoảng 6 triệu km2 và dân số là trên 260 triệu người

Thứ nhất: vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên

Trung Đông và Bắc Phi là khu vực có vị trí địa lí quan trọng, tiếp giáp với châu Á và châu Phi, giữa biển Địa Trung Hải và biển Ấn Độ Dương Đây được coi là cái nôi của đạo Cơ Đốc, đạo Hồi và Do Thái giáo Trong suốt dòng chảy lịch sử, đây luôn là khu vực nhạy cảm về kinh tế, chính trị, văn hóa

và tôn giáo, là trung tâm chủ yếu của các mối quan hệ quốc tế, là cửa ngõ trung chuyển hàng hóa thâm nhập vào thị trường các nước Á – Âu – Phi

Trang 15

Về khí hậu: Đây là khu vực có khí hậu thường xuyên thay đổi theo mùa, theo năm và khác nhau trong từng vùng cụ thể Lượng mưa trung bình năm giảm từ Tây sang Đông và từ Bắc vào Nam, từ 1200mm ở đầu khu vực đến 50mm ở các vùng sa mạc Nhiệt độ cũng có sự khác nhau trên toàn khu vực, thay đổi theo vĩ độ và độ cao

Về tài nguyên thiên nhiên: Đây là khu vực có tài nguyên thiên nhiên phong phú đặc biệt là dầu mỏ - nguồn vàng đen có vai trò quan trọng và chi phối trong nền kinh tế của khu vực này Dầu mỏ có trữ lượng lớn, tính đến đầu tháng 1 năm 2009, trữ lượng dầu mỏ của Trung Đông là 745,998 tỷ thùng chiếm 65% trữ lượng dầu mỏ toàn thế giới Mặc dù là khu vực có nguồn dầu

mỏ lớn, nhưng dầu mỏ phân bố không đồng đều giữa các quốc gia trong khu vực cũng như các vùng khác nhau trong cùng một quốc gia trong đó Arập Xêút là quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới còn là nước có trữ lượng dầu mỏ thấp nhất Chính sự phân bố không đều giữa các quốc gia và các vùng trong một quốc gia là một trong những nguyên nhân bùng nổ cách mạng mùa xuân Arập ở Bắc Phi và Trung Đông Phần lớn các cuộc chiến tranh ở Trung Đông nổ ra đều bắt nguồn từ dầu mỏ Trong tương lai dầu mỏ Trung Đông sẽ tiếp tục là vấn đề quan trọng mang tính toàn khu vực và toàn cầu [16,19].Ngoài dầu mỏ, Trung Đông còn có nhiều nguồn tài nguyên khác như Khí đốt, than, nhôm, thép… đều có vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế của khu vực

Như vậy, chính những đặc điểm của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên mặc dù phức tạp, khắc nghiệt nhưng bù lại chính những tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là dầu mỏ chính là nhân tố để đem đến sự phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế của các quốc gia trong khu vực này Tuy nhiên, ở một vài khía cạnh nào đó, chính dầu mỏ cũng là nguyên nhân để gây nên tình trạng bất ổn ở khu vực này

Trang 16

Thứ hai, đặc điểm kinh tế

Như đã nói ở trên, Trung Đông là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào đặc biệt là dầu mỏ có trữ lượng lớn nhất thế giới, chi phối nền kinh tế của khu vực này Do vậy, có thể thấy rằng, kinh tế Trung Đông phát triển chủ yêu dựa vào khai thác mỏ và các chất khoáng thiên nhiên khác Về nông nghiệp ở khu vực này hầu như không có tiềm năng, điều này được biểu hiện thông qua cơ cấu GDP trong nông nghiệp của khu vực này chỉ chiếm trên dưới 10% Nguyên nhân chính khiến ngành nông nghiệp kém phát triển là do

sự khan hiếm nguồn nước, tình trạng sa mạc hóa và con người ít quan tâm tới phát triển nông nghiệp cùng với đó, hệ thống tưới tiêu chưa phát triển, thiếu nước tưới trong nông nghiệp

Về công nghiệp và dịch vụ của khu vực này khá phát triển Tuy nhiên, hầu hết các ngành này đều có liên quan đến sản xuất, khai thác và chế biến dầu mỏ, khai thác một số loại khoáng chất, quặng, du lịch, dịch vụ, tài chính… kể từ thập niên 80, khu vực này luôn phụ thuộc vào việc xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt gây nên tâm lí ỷ lại, thụ động từ đó mức độ đa dạng hóa của khu vực Trung Đông rất kém Bên cạnh đó, ngành du lịch của khu vực này cũng phát triển với nhiều di sản nổi tiếng trên thế giới, điều kiện tự nhiên khí hậu thuận lợi đã thu hút nhiều khách du lịch đến với khu vực này, tạo nguồn lợi lớn về kinh tế Tuy nhiên, ngành du lịch chưa được đầu tư nhiều và mới ở mức tiềm năng

Sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ được thể hiện qua bảng sau đây:

Bảng cơ cấu GDP của khu vực Trung Đông (%)

Trang 17

Công nghiệp trong GDP 38,0 41,2 42,8 48,7

Nguồn: Đỗ Đức Hiệp, “Cẩm nang về Trung Đông”,NXB từ điển bách khoa,

2012, trang 69

Thông qua bảng trên cho thấy hình ảnh tổng quan về cơ cấu ngành kinh

tế trong GDP của khu vực Trung Đông Ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm

tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP lần lượt là 48,7% và 42,7%, còn nông nghiệp là ngành có cơ cấu GDP thấp nhất Không những vậy, sản xuất nông nghiệp tiếp tục có nguy cơ giảm xuống từ năm 1999, dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm sau

Thứ ba, đặc điểm chính trị - xã hội

So với các khu vực khác trên thế giới, Trung Đông và Bắc Phi là các khu khu vực có hệ thống chính trị phức tạp Hệ thống chính trị tại các quốc gia khu vực Bắc Phi và Trung Đông chủ yếu dựa trên cơ sở hai mô hình nhà nước

đó là: Nền cộng hòa do nguyên thủ quốc gia, nắm giữ quyền lực và là người

có vị trí cao nhất trong hệ thống chính trị và các nhà nước quân chủ trong đó nhà vua là người lãnh đạo tối cao Theo cách phân loại dựa trên cơ sở địa chính trị - kinh tế của Ngân hàng Thế giới, Khu vực Trung Đông bao gồm 16 nước, trong đó 4 nước theo thể chế chính trị quân chủ chuyên chế gồm Ârập Xê-út, Cata, Cô-oét, Ôman; 2 nước theo thể chế chính trị quân chủ nghị viện bao gồm Baranh và Gioócđani; 10 nước còn lại theo thể chế cộng hòa đại nghị bao gồm Các tiểu vương quốc Arập Thống Nhất (UAE), Syria, Iran, Irắc, Yêmen, Thổ Nhĩ Kì, Libăng, Síp, Ixraen, Palextin Và dù là nhà nước Cộng hòa hay quân chủ, hầu hết các quốc gia Bắc Phi và Trung Đông đều có xu hướng củng cổ chế độ chính trị độc tài, tập trung quyền lực vào tay của những người đứng đầu nhà nước [16,53-54]

Trang 18

Cùng với đó là sự yếu kém trong quản lí nhà nước, xã hội, sự bất cập của thể chế chính trị và trì trệ trong cải cách Mặc dù các thực thể chính trị dân chủ và nền kinh tế thị trường đã phát triển và được mở rộng nhanh chóng

ở các quốc gia Đông Âu, Mỹ Latinh, Đông Á và nhiều nước châu Phi đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế, gia tăng thu nhập cho người dân, nâng cao trình độ phát triển của con người và quyền lợi của cá nhân thì một số quốc gia ở Trung Đông và Bắc Phi hầu như không phát triển kịp theo xu hướng mới của toàn khu vực, các quốc gia này đã không đáp ứng được những nhu cầu cần thiết của người dân về cải cách chính trị và gia tăng quyền tự do các nhân khiến cho hệ thống chính trị ở các nước Trung Đông – Bắc Phi ngày càng trở nên lạc hậu, thiếu hiệu quả Thậm chí sự phát triển của nền kinh tế thị trường đều

bị hạn chế bởi các thể chế chính trị, bất bình đẳng và công bằng xã hội, nạn tham nhũng và sự chi tiêu quá mức vào quân sự, vào những dự án đầy tham vọng cũng như sự phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thu nhập chính là dầu mỏ…

từ đó đã tạo ra sức ép lớn tới hệ thống chính trị, yêu cầu chính phủ các nước cần thay đổi cho phù hợp với bối cảnh mới và đáp ứng nhu cầu của người dân Tuy nhiên, các cải cách chính trị được đưa ra hầu như không đem lại hiệu quả

đã khiến chính quyền đương nhiệm phải dựa chủ yếu vào lực lượng quân đội

an ninh để duy trì quyền lực Điều này chứng tỏ, quân đội và cảnh sát có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống chính trị, và ở một số quốc gia như Ai Cập, Syri… lực lượng này đã lấn át vai trò của các cơ quan quản lí nhà nước

Thứ tư, Trung Đông – Bắc Phi từ sau chiến tranh lạnh

Có thể thấy rằng, Trung Đông – Bắc Phi đây là vùng đất này có lịch sử lâu đời và chịu sự bất ổn liên tiếp từ khi đế chế Ốttôman sụp đổ, vùng đất này tiếp tục bị thực dân đe dọa trong thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Sau chiến tranh lạnh, cục diện thế giới thay đổi hoàn toàn, từ thế giới hai cực Xô – Mỹ sang thế giới đơn cực do Mỹ đứng đầu, Trung Đông – Bắc Phi tiếp tục lâm vào

Trang 19

tình trạng khủng hoảng mới mà cho đến ngày nay, tình trạng bất ổn này vẫn chưa có dấu hiệu giảm xuống và tiến trình hòa bình ở Trung Đông vẫn là vấn

đề nan giải khó giải quyết Đây là khu vực có thể nói vô cùng nhạy cảm trên hầu khắp các lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội Xét trên cục diện

an ninh, chính trị, đây là khu vực bất ổn về tôn giáo, chính trị, hệ tư tưởng, an ninh xã hội Tới thập niên 1990, nhiều nhà nghiên cứu, bình luận trong khu vực và cả phương Tây đều coi Trung Đông là khu vực xung đột mà còn là khu vực lạc hậu, có sự can thiệp ngày càng sâu rộng của các nước phương Tây đứng đầu là Mỹ [11,79] Các cuộc xung đột, mâu thuẫn ở Trung Đông và Bắc Phi từ sau chiến tranh lạnh được kể đến như cuộc chiến tranh vùng vịnh năm

1991 giữa Irắc và liên quân gần 30 nước do Mỹ lãnh đạo được Liên Hợp Quốc phê chuẩn để giải phóng Côoét; cuộc chiến tranh Irắc năm 2003 hay còn gọi là “chiến tranh vùng vịnh lần 3”, có sự tham gia của nhiều quốc gia trong

đó quân đội Mỹ và Anh chiếm tới 98% Bên cạnh các cuộc chiến tranh xung đột lớn, Trung Đông – Bắc Phi sau chiến tranh lạnh còn phải đối mặt trực tiếp với các mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc, mâu thuẫn xã hội khó giải quyết như mâu thuẫn giữa Ixraen và Palextin vẫn tiếp tục và kéo dài cho tới ngày nay; mâu thuẫn tôn giáo giữa hai giáo phái Sunni và Shia Cùng với nhiều yếu tố khác

là nguyên nhân dẫn đến biến động mùa xuân Arập tại một số nước Trung Đông – Bắc Phi với những hệ quả nghiêm trọng

Từ những đặc điểm về yếu tố vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên – kinh

tế - xã hội thuận lợi, chính vì vậy nơi đây luôn có sự ảnh hưởng từ các nước lớn và luôn bị các nước lớn nhòm ngó và tranh giành ảnh hưởng Cùng với nhiều nguyên nhân khác như sự bất ổn ở Irắc, mâu thuẫn chương trình hạt nhân Iran… từ đó có thể lí giải được nguyên nhân Trung Đông và Bắc Phi luôn là điểm nóng của các cuộc xung đột từ những giai đoạn trước và kéo dài cho đến tận ngày nay

Trang 20

1.2 Phong trào Mùa xuân Arập

1.2.1 Diễn biến

Mùa xuân Arập ở các nước Trung Đông và Bắc Phi bắt đầu diễn ra tại Tuynidi vào cuối năm 2010 khi một thanh niên bán hàng rong 26 tuổi Mohamed Bouazzi ở Tuynidi tự thiêu sau khi bị cảnh sát tịch thu hàng hóa Ngay sau đó, những hình ảnh về thanh niên này được đưa lên mạng xã hội nhanh chóng lan rộng ra cả nước và làm bùng lên ngọn lửa căm phẫn trở thành một cuộc biểu tình chống chính phủ diễn ra vào 17/12/2010 hay còn gọi

là “Cách mạng hoa nhài” Các cuộc biểu tình chống chính phủ từ Tuynidi đã nhanh chóng lan tỏa ra các quốc gia khác trong khu vực như Ai Cập, Libi, Yêmen tiếp đó là Angiêri, Arập Xêút, Gioócđani… làm sụp đổ hàng loạt các chế độ của các nước như Tuynidi, Ai Cập, Libi, Yêmen sau nhiều năm cầm quyền với sự bảo thủ, độc đoán, chuyên quyền Ở Tuynidi, là nới khởi nguồn của biến động chính trị, “Cách mạng hoa nhài” đã khiến tổng thống Ben Ali

đã phải tị nạn tại Arập Xêút vào tháng 1/2011 và chấm dứt 30 năm cầm quyền của mình

Ở Ai Cập, bắt đầu từ 25/1/2011 người dân Ai Cập đã tiến hành biểu tình yêu cầu tổng thống Mubarak từ chức Sau đó, dưới áp lực của quần chúng nhân dân đã buộc tổng thống Ai Cập là Mubarak phải thoái vị vào ngày 11/2/2011 và chuyển quyền quản lí đất nước cho Hội đồng tối cao các lực lượng quân đội (SCAF) sau 30 năm cầm quyền của mình Ngay sau khi lên cầm quyền, SCAF đã cho đình chỉ hiến pháp năm 1971 và giải tán nghị viện năm 2010 vào ngày 13/2/2011 Một sự kiện quan trọng khác trong diễn biến cuộc khủng hoảng chính trị xã hội ở Ai Cập đó là ngày 25/6/2012 thủ lĩnh của

tổ chức anh em Hồi giáo là Morsi lên làm tổng thống Ai Cập tiếp tục diễn ra làn sóng biểu tình mới chống chính phủ của tổng thống Morsi từ tháng 12/2012-6/2013 Đến 2/6/2013 tổng thống Morsi bị bắt giữ

Trang 21

Còn ở Libi, biểu tình quy mô lớn ở các tỉnh miền Đông, Tổng thống Gaddafi ra lệnh tấn công người biểu tình bằng máy bay Tiếp đó từ ngày 17-19/3/2011, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 1973 về

“thiết lập vùng cấm bay” và “bảo vệ dân thường”, bật đèn xanh cho cuộc can thiệp quân sự của NATO vào đất nước Bắc Phi chỉ có gần 7 triệu dân này với

sự tham gia của Mỹ, Anh, Pháp Phe nổi dậy thành lập hội đồng dân tộc chuyển tiếp Libi (NTC) Đến 20/10/2011 NTC đã giải phóng thành phố Sirte, nhà lãnh đạo Gaddafi bị giết chết Tháng 7/2012 cuộc bầu cử tại Libi đã diễn

ra

Tại Syria, do sự chủ quan của tổng thống Al Assad cho rằng đất nước này vẫn ổn định và không bị ảnh hưởng trước các cuộc biểu tình bạo loạn tại Tuynidi, Ai Cập, Libi Chính vì vậy, khi tình thế thay đổi vào tháng 3/2011 Syria đã thực sử phải đối mặt với Mùa xuân Arập với mức độ phức tạp hơn bằng các cuộc biểu tình của sinh viên Chính phủ Al Assad đã có những biện pháp nhằm ngăn cản, chống lại các cuộc biểu tình này bằng việc đưa quân đội cảnh sát tấn công người biểu tình, đưa xe tăng đến các thành phố nhạy cảm Với vị trí địa chính trị quan trọng ở khu vực Trung Đông nên khó tránh khỏi nguy cơ can thiệp từ bên ngoài và nội chiến khi Mỹ và phương Tây gia tăng sức ép bằng các biện pháp cấm vận Đamát và công khai ủng hộ lực lượng đối lập Hội đồng dân tộc Syria (SNC) 10/2012 mối đe dọa phương Tây ngày càng gia tăng, theo đó vào tháng 8/2013 tấn công bằng vũ khí hóa học xảy ra

ở ngoại ô Damascus và Nga đã đi tới quyết định dời vũ khí hóa học ra khỏi Syria Chính quyền Al Assad từng bước bị cô lập

Bên cạnh các cuộc biểu tình chống đối chính phủ tại Tuynidi, Ai Cập, Libi, Syria, hàng loạt các cuộc biểu tình đã diễn ra tại các nước Trung Đông

và Bắc Phi khác như Angiêri người dân tiến hành biểu tình nhằm phản đối giá lương thực tăng cao, ở Yêmen biểu tình chống chính phủ Saleh (15/1/2011), ở

Trang 22

Marốc cuộc biểu tình của người dân yêu cầu nhà vua Mohamed VI xem xét lại Hiến pháp của đất nước, tăng trợ cấp giá lương thực (20/2/2011)… thậm chí, biến động Mùa xuân Arập còn lan sang các nước ngoài thế giới Arập như Anbani, Bangladesh, cộng hòa Hồi giáo Iran…

Biến động chính trị xã hội ở Trung Đông và Bắc Phi đã lan rộng sang 15 nước trong khu vực, trong đó 4 nước bị sụp đổ chính quyền (Tuynidi, Ai Cập, Libi, Yêmen), 4 nước lâm và nội chiến nghiêm trọng (Syria, Baren, Irắc, Libi), 4 nơi vẫn có nguy cơ bất ổn (Baren, Libăng, Iran, dải Gada), 5 nước ứng phó tốt với khủng hoảng (Arập Xêút, Angiêri, Marốc, Ôman, Gioócđani) [11,160] Nhìn chung, biến động Mùa xuân Arập, với mục tiêu là cuộc đấu tranh đòi tự do, dân chủ chống các nhà cầm quyền của thế giới Arập Tuy nhiên, sau đó đã biến thành cuộc tranh giành quyền lực giữa các thế lực bên trong và bên ngoài của các quốc gia Arập đó là sự can thiệp của các thế lực lớn như Mỹ, EU, Nga, Trung Quốc, NATO; sự tranh giành lợi ích của các dòng Hồi giáo và sự ra đời của nhà nước Hồi giáo cực đoan IS không chỉ ảnh hưởng tới hòa bình an ninh trong khu vực mà nó còn đe dọa đến hòa bình an ninh trên thế giới và thế giới đứng trước sự đe dọa của chủ nghĩa khủng bố Mùa xuân Arập không đem lại hạnh phúc cho người dân vì nó bị chi phối bởi các lực lượng đối lập nhằm bành trướng, tăng cường ảnh hưởng ở Trung Đông và Bắc Phi Vì vậy mục tiêu ban đầu là đem lại “mùa xuân mới” cho Arập đã không được đáp ứng thậm chí để lại những hệ lụy nghiêm trọng đối với các nước Trung Đông và Bắc Phi nói riêng và thế giới nói chung

Thứ nhất, tác động đối với khu vực Trung Đông và Bắc Phi

Biến động Mùa xuân Arập đã làm thay đổi sâu sắc cục diện Trung Đông

và Bắc Phi mô hình cũ đã và đang sụp đổ, mô hình mới dần được định hình

Đó là sự sụp đổ của các chính phủ độc tài đứng đầu các quốc gia như Ben Ali (Tuynidi), Mubarak (Ai Cập), Gaddafi (Libi) và Ali Abdallh Saleh (Yêmen)

Trang 23

Tại bốn nước này, những người biểu tình nổi dậy đòi lật đổ chế độ độc tài, yêu cầu dân chủ và tự do, cải thiện điều kiện sống, bảo đam công bằng xã hội, yêu cầu thiết lập trật tự chính trị mới, giải quyết nạn thất nghiệp…Tuy nhiên,

kể cả khi chính phủ chuyên quyền độc đoán bị lật đổ thì các nước này vẫn đứng trước sự bất ổn về chính trị và nguy cơ nội chiến ở một số quốc gia như Tuynidi, Ai Cập… tăng trưởng kinh tế thấp, bất bình đẳng trong xã hôi ngày càng lên cao và thất nghiệp tràn lan.Tập hợp lực lượng trong khu vực vốn có nhiều chia rẽ nay càng thêm khó khăn, phức tạp hơn Chính sự bất ổn chính trị lâu dài đã đặt ra yêu cầu các nước Trung Đông và Bắc Phi cần phải cải cách chính trị trong nước để ngăn chặn những nguy cơ tiềm tàng và đe dọa đến sự

ổn định của chế độ Tác động đến tiến trình hòa bình ở Trung Đông bởi Ai Cập, quốc gia có vai trò quan trọng trong tiến trình hòa bình ở Trung Đông đã

bị sụp đổ Mùa xuân Arập cũng tạo cơ hội cho các hoạt động chính trị và bạo lực trong khu vực bùng nổ Từ sau Mùa xuân Arập, các nước Trung Đông và Bắc Phi đặc biệt là các nước chịu tác động trực tiếp từ cuộc khủng hoảng này

đã dẫn đến sự hình thành của hàng trăm đảng phái, tổ chức xã hội, sách báo, kênh truyền hình và mạng xã hội khác nhau Cùng với đó, bạo lực cũng có xu hướng leo thang gay gắt ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi Biến động Mùa xuân Arập đã dẫn tới sự hình thành của nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình an ninh không chỉ trong khu vực mà còn cả toàn thế giới khi phải đối mặt với nguy cơ khủng bố

Trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, sau biến động Mùa xuân Arập kinh tế Trung Đông và Bắc Phi ảnh hưởng nặng nề Tốc độ tăng trưởng thấp và tỷ lệ thất nghiệp cao, nghèo đói, dự trữ ngoại tệ sụt giảm (Ở Libi tăng trưởng kinh

tế năm 2011 là 2,2%, năm 2012 là 2,2% và năm 2013 là 1,8%) Biến động Mùa xuân Arập đang dẫn đến sự hình thành các ma trận quyền lực trong khu vực, nổi lên bốn chủ thể đóng vai trò quan trọng trong khu vực là Iran, Thổ

Trang 24

Nhĩ Kỳ, Arập Xêút và Ai Cập cộng thêm Ixraen là nhân tố sau của Mỹ Mô hình quyền lực nội tại của khu vực Trung Đông và Bắc Phi sẽ đi theo hướng 4+1, có sự đan xen lợi ích lẫn nhau, đồng thời xung đột gay gắt lẫn nhau tạo nên bức tranh chính trị khu vực Trung Đông và Bắc Phi từ nay đến 2020 [11,212]

Thứ hai, tác động đối với thế giới

Các nước Trung Đông và Bắc Phi là các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ chủ yếu trên thế giới, vì vậy khi biến động Mùa xuân Arập diễn ra đã làm cho giá dầu mỏ trên thế giới tăng cao, ảnh hưởng đến thị trường năng lượng, tài chính

và thương mại, làm chậm quá trình phục hồi kinh tế của thế giới sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 Về chính trị, với tốc độ lan tỏa của mình, biến động chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi đã khiến hàng loạt các nước trên thế giới vào tình trạng bất ổn do biểu tình lan rộng ở nhiều thành phố lớn Biến động mùa xuân Arập kéo theo sự liên quan, dính líu của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Liên đoàn Arập, NATO, G8, G20 và nhiều nước lớn trên thế giới nhằm nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng này Cùng với đó, sự hình thành nên nhà nước Hồi giáo tự sung IS đã làm cho thế giới càng trở nên bất ổn bởi nạn khủng bố trên thế giới lên cao, đe dọa hòa bình an ninh trên thế giới

Đối với các nước châu Âu, biến động này cũng tác động không nhỏ đến chính sách khu vực, bởi đây vốn là khu vực ảnh hưởng truyền thống của các nước châu Âu (EU) Tình trạng hỗn loạn kéo dài ở Trung Đông và Bắc Phi đã làm gia tăng áp lực buộc châu Âu phải can dự nhiều hơn ở khu vực này Ngoài ra, làn sóng di cư Trung Đông và Bắc Phi sang các quốc gia, khu vực khác đặc biệt là châu Âu đã buộc các nước châu Âu phải đưa ra các chính sách đối với người nhập cư, ảnh hưởng lớn tới kinh tế - chính trị - xã hội ở châu Âu

Trang 25

1.2.2 Nguyên nhân bùng nổ

Mùa xuân Arập xuất phát từ hai nguyên nhân chính đó là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan trong đó nguyên nhân chủ quan đóng vai trò chủ yếu và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các cuộc biểu tình, bạo loạn ở khu vực này

a Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, cuộc khủng hoảng ở Trung Đông và Bắc Phi nổ ra do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 Năm 2008, thế giới

đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đây là một cuộc khủng hoảng diễn ra vào các năm 2007, 2008 đó chính là sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở Mỹ và nhiều nước châu Âu Chính cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 như đổ thêm dầu vào lửa, khiến cho các vấn đề kinh tế xã hội ở các nước Trung Đông và Bắc Phi ngày càng trở nên trầm trọng hơn, nền kinh tế trì trệ, giá lương thực tăng cao đỉnh điểm là năm

2008, kéo theo đó là lạm phát, tham nhũng, bất bình đẳng trong xã hội, phân hóa giàu nghèo sâu sắc và tình trạng thất nghiệp tăng cao đặc biệt là trong tầng lớp thanh niên Do đó, đời sống nhân dân ngày càng cực khổ Trước những mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt cộng thêm cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến cho những bức xúc lâu ngày có cơ hội bùng phát, biến thành biểu tình, bạo động nhanh chóng lan tỏa khắp các nước Trung Đông và Bắc Phi đòi lật đổ chính quyền và thay đổi chế độ, đòi các quyền tự

do dân chủ Trung Đông và Bắc Phi là khu vực có nền kinh tế lạc hậu, phát triển chậm, lại phụ thuộc vào sự giúp đỡ của các nước phương Tây và Mỹ về quân sự, kinh tế nhu yếu phẩm cần thiết như lương thực, thực phẩm… Chính

vì vậy, khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra mà chính Mỹ là nơi bùng nổ cuộc khủng hoảng này nên sự viện trợ của Mỹ và phương Tây ngày càng suy

Trang 26

yếu và giảm sút đã tác động mạnh mẽ tới các nước Trung Đông và Bắc Phi, khiến các nước này lâm vào tình trạng tiêu điều và chịu nhiều tác động tiêu cực

Thứ hai, đó là sự can thiệp của các nước lớn vào khu vực Trung Đông và Bắc Phi Trung Đông và Bắc Phi đây là khu vực có vị trí địa chính trị quan

trọng, có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt

có trữ lượng lớn trên thế giới và có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia đặc biệt là những quốc gia hạn chế về tài nguyên thiên nhiên Vì vậy,

để phục vụ lợi ích chiến lược về kinh tế và địa chiến lược quan trọng ở khu vực này thì các nước lớn như Mỹ, EU, Nga, Trung Quốc và các nước phát triển trong khu vực như Arập Xêút, Cata… đã tiến hành can thiệp vào khu vực này bằng nhiều hình thức khác nhau như ủng hộ phong trào dân chủ, bao vây kinh tế, cô lập chính trị và can thiệp quân sự nhằm tranh giành ảnh hưởng tại khu vực này Cùng với đó, các mâu thuẫn nảy sinh trong cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội và chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi đã bị một số thế lực bên ngoài trước hết là Mỹ đã lợi dụng để kích động nhân dân, tiến hành các cuộc biểu tình, bạo loạn nhằm nhanh chóng thay đổi chế độ cầm quyền, tạo cơ hội để thiết lập ảnh hưởng ở khu vực này trong thời kì “hậu cách mạng” đảm bảo lợi ích của mình trong khu vực bằng việc thi hành “đề án Đại Trung Đông” được thực hiện qua nhiều đời tổng thống Mỹ

Thứ ba, vai trò của truyền thông và mạng xã hội Internet Trong phong

trào Mùa xuân Arập diễn ra ở Trung Đông và Bắc Phi phải kể đến vai trò của truyền thông Cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra vào những năm 40 của thế kỉ XX đã đem lại những tiến bộ vượt bậc trên nhiều lĩnh vực khác nhau Một trong những hệ quả quan trong của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đó chính là xu thế toàn cầu hóa, công nghệ thông tin và truyền thông ngày càng phát triển Toàn cầu hóa, công nghệ thông tin và truyền thông đã

Trang 27

lôi kéo hầu hết các quốc gia tham gia và kéo các nước trên thế giới xích lại gần nhau hơn Từ đó, người dân của các nước dễ dàng kết nối với nhau hơn

và trong biến động chính trị - xã hội ở Trung Đông và Bắc Phi mạng xã hội và Internet đã trở thành công cụ được người dân sử dụng để tập hợp lực lượng chống lại chính quyền chuyên chế Với sự phát triển của truyền thông, các thông tin nhạy cảm về chính trị đã lôi kéo người dân tham gia biểu tình làm gia tăng căng thẳng, bức xúc của người dân khi họ được tiếp xúc với các thông tin kích động trên các trang mạng xã hội như: Facebook, Youtube,

Twitter… Cùng với các khẩu hiệu kêu gọi biểu tình như “đầu tiên là Tuynidi, giờ là Ai Cập, tiếp theo sẽ là gì?”, “hãy hỏi Facebook”… còn có các tin nhắn

qua SMS qua điện thoại di động đã dấy lên làn sóng căm phẫn, sự giận dữ của người dân khiến họ xuống đường biểu tình chống chính phủ và được gọi là

“Cách mạng đường phố” [11,183]

b Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, chế độ chính trị độc tài, tập quyền, thiếu dân chủ Có thế

thấy, phần lớn các quốc gia ở Trung Đông và Bắc Phi có chế độ chính trị được thiết lập từ rất lâu, quyền lực thường nằm trong tay của một người, một dòng họ hay giáo phái và thường kéo dài hàng chục năm Ví dụ, thời gian cầm quyền của tổng thống Mubarak ở Ai Cập là 29 năm, tổng thống Gaddafi ở Libi có thời gian cầm quyền lâu nhất ở các nước xảy ra biến động chính trị với 42 năm cầm quyền Do sự tồn tại lâu dài nên các thể chế chính trị của các quốc gia này đều trở nên xơ cứng, họ không tiến hành các cải cách hợp thời

để hòa chung vào xu thế toàn cầu hóa trên thế giới từ đó tự đặt mình vào nguy

cơ khủng hoảng Ở một số quốc gia đã duy trì sự kiểm soát trật tự kinh tế - xã hội, bóp nghẹt mọi tiếng nói phản kháng thông qua lực lượng quân đội công

an và hình thành nên các nhà nước cảnh sát Việc duy trì chế độ gia đình trị, cha truyền con nối đã làm mất đi các giá trị dân chủ của người dân tại một số

Trang 28

nước ở Trung Đông và Bắc Phi Trước biến động Mùa xuân Arập, thế giới vẫn đánh giá đây là khu vực thiếu tự do dân chủ một cách trầm trọng chính điều này khiến cho lòng tin của người dân vào chính phủ, vào các nhà lãnh đạo dần suy giảm và khi đến đỉnh điểm họ sẽ tiến hành biểu tình, bạo loạn nhằm lật đổ các chính phủ thực tại lập nên các chính phủ mới và đòi lại các quyền dân chủ cơ bản mà họ cần phải có

Thứ hai, tình trạng yếu kém của các chính phủ trong quản lí nhà nước

và xử lí khủng hoảng Do chế độ độc tài và cơ cấu kinh tế bất hợp lí cho nên

hầu hết các nước Trung Đông và Bắc Phi trước biến động Mùa xuân Arập đều

là những nước có tỉ lệ người nghèo cao và bất bình đẳng trong xã hội lớn Theo UNDP, tỷ lệ người nghèo ở Ai Cập là 20% (2005),Syria là 11,9% (2006), Yêmen là 45,2% (2003), Marốc là 15% (2007) [11,173] Sự bất bình đẳng trong xã hội đã khiến cho người dân các nước cảm thấy sự an toàn của cuộc sống ngày càng giảm sút Quyền lực chủ yếu nằm trong tay của những người có đặc quyền và những gia đình giàu có như Mubarak, Gaddafi, Ben Ali Trong xã hội Arập, tham nhũng được xem là một trong những vấn đề nổi cộm nhất Tham nhũng gây nên tình trạng bất bình đẳng về thu nhập, xói mòn quá trình dân chủ hóa, méo mó thị trường, cản trở các cơ hội đầu tư và việc làm của người dân nên đã gây ra bạo loạn Ngoài ra, hệ thống pháp luật tại một số quốc gia Trung Đông và Bắc Phi lại tiếp tay cho tham nhũng Tài sản quốc gia, tài nguyên dầu khí theo truyền thống lịch sử lại rơi vào tay các nhà cầm quyền, thiếu minh bạch trong phân phối tài sản quốc gia và hiệu quả yếu kém trong các chính sách an sinh xã hội đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình đường phố của các xã hội Arập Cùng với đó, những khoản thu khổng lồ từ dầu mỏ được sử dụng vào việc đầu tư cho quân đội thay vì phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người dân khiến cho tình trạng thất nghiệp tăng cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến các cuộc biểu tình của dân chúng đặc biệt

Trang 29

trong tầng lớp thanh niên, những người có học thức trong xã hội Theo các số liệu của Tổ chức lao động Liên đoàn Arập thì các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất thế giới, với tỉ lệ trung bình năm 2008 là 14,5% trong khi đó mức thất nghiệp trung bình của toàn thế giới là 5% Tình trạng thất nghiệp cao là nguyên nhân gây nên tình trạng bạo loạn ở Trung Đông và Bắc Phi Trước thực tế này, người dân các nước này đã xuống đường biểu tình, yêu cầu chính phủ phải trợ cấp cho người dân Đó là một trong những nguyên nhân để dẫn đến bùng nổ biến động Mùa xuân Arập ở các nước này Cùng với đó, các nước này bị kìm hãm bởi các tư tưởng bảo thủ, áp đặt, chuyên quyền độc đoán của giới lãnh đạo các quốc gia trong khu vực này, họ không muốn thay đổi đất nước để phù hợp với xu thế chung của thế giới Vấn

đề dân chủ tại các quốc gia này bị hạn chế bởi các tập tục Hồi giáo khép kín, bảo thủ, không chịu thay đổi Xu hướng dân chủ hóa, đấu trang đòi dân chủ,

tự do và công bằng xã hội là tất yếu đó chính là một trong những nguyên nhân khiến người dân xuống đường biểu tình chống chính phủ

Sự thiếu đồng bộ trong cải cách kinh tế và cải cách chính trị cũng là một trong những hạn chế, yếu kém của chính phhủ các nước Trung Đông và Bắc Phi Trong số các nước Trung Đông và Bắc Phi một số cải cách kinh tế theo hướng thị trường tự do đã được triển khai, nhờ đó một tầng lớp những người giàu có đã hình thành, họ đòi hỏi phải có tiếng nói chính trị tương xứng, nhưng sự đè nén, kìm hãm về chính trị đã không đáp ứng được nhu cầu chính trị của họ, vì vậy họ đã tham gia và ủng hộ các cuộc biểu tình đòi chống chính phủ, thay đổi chế độ chính trị cho phù hợp với nền kinh tế

Thứ ba, yếu tố địa lí, lịch sử, văn hóa, tôn giáo Các quốc gia Trung

Đông và Bắc Phi có sự cận kề về địa lí, họ có chung ngôn ngữ do vậy khi biến động chính trị diễn ra, nó nhanh chóng lan rộng ra các quốc gia khác trong khu vực Khu vực này là nơi sinh ra và là trung tâm tôn giáo của Hồi giáo, Do

Trang 30

Thái giáo, đạo Kitô Người dân theo đạo chiếm 90% dân số và theo các đạo khác nhau chính vì vậy gây nên tình trạng xung đột sắc tộc, tôn giáo Trong lịch sử của Trung Đông và Bắc Phi, đường biên giới phân chia giữa các quốc gia không rõ rang gây nên tình trạng tranh chấp lãnh thổ cho đến tận ngày nay

Như vậy, thông qua việc phân tích các nguyên nhân trên, có thể thấy để bùng phát một phong trào nổi dậy mang tính chất cách mạng có quy mô toàn khu vực như biến động Mùa xuân Arập có sự kết hợp cả yếu tố bên trong và bên ngoài Tình hình thực tế ở trong nước như thể chế chính trị chuyên quyền độc đoán, bảo thủ, bộ máy quản lí sơ cứng, tệ nạn tham nhũng, thất nghiệp tràn lan, bất bình đẳng trong xã hội lan rộng, người dân không được hưởng các quyền tự do dân chủ, đời sống nhân dân cực khổ do sự tăng mạnh của giá

cả lương thực…tất cả những lí do này khiến cho mâu thuẫn trong xã hội các nước Trung Đông và Bắc Phi lên cao và thổi bùng lên ngọn lửa chống chính quyền từ một quốc gia là Tuynidi nhanh chóng lan ra các nước láng giềng điều đáng chú ý ở đây đó là sự can thiệp của các thế lực bên ngoài, họ lợi dụng các mâu thuẫn nội tại của các quốc gia để tạo cớ can thiệp vào nội bộ của các quốc gia này thậm chí là can thiệp quân sự, đặc biệt là sự có mặt của

Mỹ trong các sự kiện bạo động chính trị tại các quốc gia ở Trung Đông và Bắc Phi Mỹ và Phương Tây đã can thiệp, giúp đỡ các lực lượng đối lập lật đổ chế độ hiện tại và lập nên chế độ mới thân Mỹ

1.2.3.Ứng phó của chính phủ Trung Đông và Bắc Phi trước tác động của cuộc khủng hoảng này

Sau biến động Mùa xuân Arập, các quốc gia trong khu vực Trung Đông

và Bắc Phi ngoài những nước chịu tác động trực tiếp từ các cuộc biểu tình, bạo loạn, lật đổ chính quyền như Tuynidi, Ai Cập, Libi, Syria, … thì các quốc gia khác trong khu vực mặc dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp trong cuộc

Trang 31

biến động Mùa xuân Arập này thì sau khi kết thúc, chính phủ các nước này đều đưa ra những chính sách khác nhau nhằm thực hiện dân chủ cho nhân dân, ổn định đất nước Tuy nhiên, đối với các nước chịu tác động trực tiếp và các nước chịu tác động gián tiếp từ cuộc khủng hoảng này đã có những chính sách, biện pháp ứng phó khác nhau đối với biến động chính trị - xã hội Mùa xuân Arập

Đối với các nước chịu tác động trực tiếp từ biến động Mùa xuân Arập đều hy vọng thành lập nên nhà nước dân chủ thế tục, tiến hành cải cách hiến pháp, sửa đổi hiến pháp và xây dựng chính quyền dân chủ Để đáp ứng nhu cầu tham gia của dân chúng vào tiến trình dân chủ hóa, chính phủ các nước chịu tác động trực tiếp từ biến động Mùa xuân Arập đã buộc phải sửa đổi luật pháp theo hướng mở rộng sự tham gia chính trị của các đảng phái, các tổ chức

xã hội dân sự và người dân, nới lỏng quyền lợi và nghĩa vụ của người phụ nữ tại các quốc gia này

Còn tại các nước chịu tác động gián tiếp từ cuộc khủng hoảng cũng có những chính sách thay đổi để thích nghi với tình hình mới Tất cả các nước theo chế độ quân chủ lập hiến và quân chủ chuyên chế, họ đều tiến hành cải cách chính trị nhằm thoát khỏi khủng hoảng Tuy nhiên, việc cải cách ở các nước theo quân chủ lập hiến có khác với các nước theo quân chủ chuyên chế Tại các nước quân chủ lập hiến như Marốc, Gioócđani, chính phủ các nước này tiến hành cải cách chính trị bằng việc sửa đổi hiến pháp, cải cách chế độ bầu cử, tiến hành bầu quốc hội, cải cách hành chính, cho phép mở rộng đảng phái chính trị nhằm đáp ứng nhu cầu của dân chúng, thích nghi với làn sóng biến động mùa xuân Arập ở khu vực Còn ở các quốc gia theo chế độ quân chủ chuyên chế như Arập Xêút UAE, Cata, Ôman…, chính phủ các nước cũng tiến hành cải cách chính trị nhằm thích nghi với sự thay đổi mới nhưng khác với các nước quân chủ lập hiến Các nước này không thể thay đổi chính

Trang 32

phủ, cải cách bầu cử… bởi nó sẽ dẫn đến sự sụp đổ quyền lực của nhà vua và

hệ thống gia đình trị trong hệ thống chính trị chuyên chế Chính phủ các nước này chủ yếu thắt chặt an ninh quốc gia, thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy đa dạng hóa kinh tế, chống tham nhũng và phát triển đất nước Như vậy, mặc dù nước chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp từ cuộc biến động chính trị này đều đưa ra các biện pháp khác nhau để thoát khỏi khủng hoảng Chính điều này đã phần nào cho thấy được hậu quả mà cuộc khủng hoảng này gây ra và thấy được kết quả từ cuộc biến động chính trị - xã hội ở Bắc Phi – Trung Đông là quá ít ỏi so với hậu quả mà nó để lại

1.3 Sự hình thành nhà nước Hồi giáo tự xưng

Hồi giáo là một tôn giáo lớn và cũng là tôn giáo chính ở các nước Trung Đông và Bắc Phi, tại đây 90% dân số theo đạo Hồi Khi xảy ra biến động Mùa xuân Arập, các nước phương Tây và Mỹ đã lợi dụng yếu tố tôn giáo mà ở đây là Hồi giáo để kích động nhân dân tiến hành biểu tình chống chính phủ nhằm lật đổ và thay thế chính quyền hiện hữu Các phe phái trong đạo Hồi cũng lợi dụng biến động Mùa xuân Arập để ra sức tranh giành ảnh hưởng đặc biệt giữa hai dòng Hồi giáo là Hồi giáo chính thống và Hồi giáo cực đoan Dòng Hồi giáo cực đoan mà nổi lên chính là sự ra đời của nhà nước Hồi giáo tự xưng IS đang là mối đe dọa đến cả thế giới Nhà nước này có xu hướng chống lại Mỹ và phương Tây do sự cuồng tín khiến họ trở nên khép kín, lạc hậu, đất nước kém phát triển và họ cho rằng nguyên nhân gây ra điều này chính là sự có mặt của Mỹ và phương Tây trên đất nước của họ để khai thác dầu mỏ, tiến hành các cuộc chiến tranh…Chính vì điều này, các phần tử Hồi giáo cực đoan có tâm lý ghét Mỹ và phương Tây Sự thù ghét này đã là động cơ để IS tiến hành hàng loạt các vụ khủng bố tấn công ở cả Mỹ và châu

Âu bằng việc tiến hành bắt cóc con tin, các vụ sả súng, ném bom…làm nhiều người thiệt mạng và bị thương Nguy cơ khủng bố càng ngày càng gia tăng là

Trang 33

nguyên nhân gián tiếp gây ra bất ổn ở châu Âu, đặt châu Âu trước nhiều thách thức trong việc ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố Tuy nhiên, trong biến động Mùa xuân Arập, yếu tố Hồi giáo không phải là nguyên nhân chính để bùng nổ phong trào này mà nguyên nhân chính xuất phát từ những yếu tố như thể chế chính trị độc tài, lợi ích kinh tế từ các nước lớn ở khu vực này…

1.3.1 Hoàn cảnh ra đời và sự phát triển của nhà nước Hồi giáo tự xưng IS

a Hoàn cảnh ra đời

Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS là hậu duệ quan trọng nhất của tổ chức

Al Qaeda IS (Islamic State – nhà nước Hồi giáo tự xưng) là nhà nước Hồi giáo khủng bố đang ngang nhiên thách thức cả thế giới với các màn chặt đầu

và xử tử hàng loạt những người không cùng ý thức hệ với chúng, không chịu cải theo đạo Hồi Chúng cướp bóc, bóc lột, hãm hiếp và ép buộc phụ nữ phải kết hôn, xâm chiếm các bản làng làm căn cứ để phá hoại tấn công và bành trướng khắp nơi

Về sự ra đời của nhà nước Hồi giáo tự xưng IS xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau Trước hết là do môi trường văn hóa, tôn giáo ở Trung Đông Bởi hầu như tất cả các chiến binh IS đều là những tín đồ đạo Hồi Tiếp đến là cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội ở các nước Trung Đông – Bắc Phi mà điển hình là cuộc biến động Mùa xuân Arập diễn ra vào năm

2011 Bên cạnh đó, sự ra đời của nhà nước IS còn phải nói đến trách nhiệm của Mỹ, các nước thân Mỹ và các nước không thân Mỹ Nguyên nhân trực tiếp để dẫn đến sự ra đời của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) bắt nguồn từ cuộc chiến tranh Irắc năm 2003 Khi đó tổng thống Saddam Hunsen là dân Hồi giáo hệ phái Sunni và chính quyền của ông nắm giữ quyền hành khống chế dân Hồi giáo Shia là thành phần chiếm đa số trong dân chúng Khi Hunsenin bị lật đổ, dân Hồi giáo Sunni mất đi quyền lực cuả mình và họ là những lực lượng đầu tiên nổi dậy chống lại sự hiện diện của quân sự Mỹ

Trang 34

Tháng 10/2004, một lãnh đạo phe nổi dậy người Gióocđani là Abu Masab al-Zaraqawi và là người đã tuyên thệ trung thành với Bin Laden thành lập tổ chức có tên là Al Qaeda ở Irắc (AQI) Nhưng do mâu thuẫn về mục tiêu

và phương hướng hành động nhất là không tán thành những hành động dã man của nhóm Zarqawi nên hai nhóm này lại tách ra riêng rẽ Đến năm 2006, Zarqawi chết, thủ lĩnh mới của phiến quân là Abu bakr al Baghdadi thay thế Nhóm này nhanh chóng chiếm được phần lớn lãnh thổ của Irắc và Syria vào năm 2013 và lấy tên là Nhà nước Hồi giáo của Irắc và Syria (ISIS)

Tổ chức này ra đời với mục đích tối cao là thiết lập một nhà nước Hồi giáo thống nhất toàn Trung Đông tuy nhiên, qua các hành động độc ác của tổ chức này như sả súng, ném bom, công khai chặt đầu con tin…khiến toàn thế giới phải nhìn nhận lại đây là một tổ chức khủng bố và là hiểm họa của nhân loại dù chỉ thành công tới một giới hạn là một quốc gia,một vùng lãnh thổ chứ chưa phát triển toàn cầu như lý tưởng tối cao của nó

b Sự phát triển của Tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS)

Trong suốt quá trình tồn tại, nhà nước Hồi giáo IS đã tạo nên những sự khác biệt so với các tổ chức khủng bố Hồi giáo khác Sự khác nhau này được thể hiện ở việc họ không tổ chức các hành động khủng bố để gây tiếng vang rồi rút lui mà nó theo đuổi việc thành lập một nhà nước Hồi giáo thuần túy giống như mục đích ban đầu mà họ đưa ra Họ tiến hành hàng loạt các cuộc hành quyết, bắt cóc phụ nữ, dùng trẻ em gái làm nô lệ tình dụng và sử dụng binh lính là trẻ em Gần đây nhất, vào năm 2014 nhà nước này đã tuyên bố chặt đầu phóng viên tự do người Mỹ tên James Foley trong một đoạn video trên Internet để trả đũa các vụ không kích của Hoa Kỳ nhắm vào các phần tử chủ chiến của nhóm này ở miền bắc Irắc Ngoài ra tổ chức này cũng thực hiện hàng loạt các cuộc tấn công khác ở các xuống các ngôi làng, trường học, bệnh viện, vi phạm pháp luật quốc tế gây thương vong trầm trọng cho dân thường

Trang 35

Hàng loạt các video được thực hiện công phu, các hình ảnh, phát hành các tạp chí trực tuyến được phát tán rộng rãi trên các trang mạng xã hội và họ đã biến Internet thành một công cụ hữu hiệu để tuyên truyền, chiêu mộ binh sĩ tham gia vào tổ chức này IS cũng đã xây dựng được một tổ chức có tính kỉ luật cao, giàu lí tưởng tôn giáo, hậu phương được đảm bảo theo tinh thần của thủ lĩnh Abu Masab al-Zaraqawi Ngay sau khi chiếm được các vùng tạm chiếm,

IS ngay lập tức tạo lập niềm tin cho người dân ở đó như việc cung cấp bình gas miễn phí cho người dân, xây dựng chợ, đường xá, đường dây điện, trạm

xá, bưu điện…nhiều nhà nghiên cứu quốc tế phải thừa nhận việc IS là tổ chức khủng bố sở hữu một bộ máy công quyền và dân sự khá hoàn chỉnh bao gồm tòa án, cảnh sát, trường học và các tổ chức từ thiện

Tiểu kết

Mùa Xuân Arập đã lan rộng khắp Trung Đông và Bắc Phi và làm cho khu vực này ngày càng bất ổn với xu hướng phát triển khó dự đoán trước Những thay đổi vừa qua ở Trung Đông và Bắc Phi thực sự là bước ngoặt lớn, bước chuyển quan trọng theo hướng dân chủ hóa chính trị - xã hội Cuộc khủng hoảng này diễn ra bởi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, sự bất cập của mô hình quản lý nhà nước, tình trạng nghèo đói, thất nghiệp, chế độ độc tài thiếu dân chủ, tình trạng tham nhũng, xu thế dân chủ hóa, ý thức của người dân đặc biệt là giới trẻ và trí thức ngày càng tăng, sự tương đồng giữa các nước Arập cũng như ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông… Đặc biệt là sự tác động từ bên ngoài mà Mỹ và các nước châu Âu đóng vai trò chủ chốt, cũng là một trong những nhân tố thúc đẩy các mâu thuẫn lên đỉnh điểm Biến động chính trị này tác động mạnh mẽ đến trật tự khu vực, khiến nền trật

tự quân chủ và cộng hòa chuyên chế tại khu vực vồn đã ngự trị hàng thập kỉ qua bị lung lay đến tận gốc rễ, lẫn đến toàn thế giới về các mặt kinh tế, chính

Trang 36

trị, quan hệ quốc tế và chính sách của từng nước Điển hình là sự xuất hiện của Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS hiện nay của lực lượng Hồi giáo cực đoan gây nên mối lo ngại về chủ nghĩa khủng bố ở các quốc gia, các khu vực trên thế giới Thực tế đã chứng minh Mỹ và phương Tây đang phải gánh chịu những hậu quả từ chính những “chiến sĩ đấu tranh cho tự do” mà họ từng nuôi dưỡng Điều rõ ràng là giờ đây Mùa xuân Arập đã vượt qua biên giới các nước Arập và vẫn tiếp tục lan rộng tác động đến các khu vực khác như mọi người đã từng biết

Trang 37

Chương 2: NHỮNG TÁC ĐỘNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG Ở TRUNG ĐÔNG VÀ BẮC PHI TỚI CHÂU ÂU

(2010 – 2017) 2.1 Làn sóng di cư vào các nước châu Âu

2.1.1 Nguyên nhân của các cuộc di cư vào châu Âu

Thứ nhất, nguyên nhân trực tiếp

Có thể thấy được rằng, nguyên nhân trực tiếp nhất dẫn đến cuộc khủng hoảng di cư vào châu Âu là cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước Trung Đông và Bắc Phi hay được gọi là biến động Mùa xuân Arập diễn

ra vào năm 2010 mà biểu hiện rõ nét ở nạn thất nghiệp tràn lan; sự chênh lệch giàu nghèo dẫn tới bất bình đẳng trong xã hội ở các nước khu vực này không ngừng gia tăng Đặc biệt, sự trì trệ cùng những chính sách quản lý, điều hành

hà khắc của chính quyền sở tại (kéo dài trong nhiều năm) khiến dân chúng bất bình Điều này lý giải vì sao, khó khăn về kinh tế - xã hội ở các quốc gia khu vực Trung Đông và Bắc Phi tuy không trầm trọng hơn so với các khu vực đói nghèo khác trên thế giới, nhưng bất ổn chính trị vẫn xảy ra, thậm chí đã tác động làm sụp đổ thể chế chính trị của nhiều nước

Tiếp đó, ở châu Âu có những điều kiện thuận lợi về kinh tế, chính trị,

xã hội mà người dân của các nước này hy vọng sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn, được hưởng những phúc lợi xã hội, kinh tế phát triển, chính trị ổn định

Theo tờ NPR, châu Âu là khu vực giàu có, an toàn và dễ tiếp cận nhất đối với

cư dân tới từ Trung Đông và châu Phi Châu Âu được biết đến với chính sách chào đón người tị nạn và đưa ra nhiều lợi ích để giúp đỡ dân di cư ổn định cuộc sống tại vùng đất mới Đó là sự ra đời của Hiệp ước Dublin năm 1990 và bắt đầu có hiệu lực năm 1997 và là tiền thân của Quy chế “Dublin II” Bên cạnh đó, EU cũng đã thành lập Quỹ tị nạn Châu Âu (European Refugee Fund

Trang 38

– ERF) nhằm cung cấp tài chính hỗ trợ cho hệ thống cứu trợ tị nạn của các nước thành viên

Thứ hai, nguyên nhân sâu xa

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc khủng hoảng này là do sự can thiệp của các nước phương Tây núp dưới chiêu bài “cải cách dân chủ” Thực tiễn cho thấy, các biến động chính trị - xã hội mang tên “Mùa xuân Arập” thực chất là hậu quả việc thực hiện chiến lược “Đề án Trung Đông lớn” của Mỹ Dưới tác động của Mùa xuân Arập, bạo lực, xung đột đã diễn ra ở nhiều nước khu vực Trung Đông và Bắc Phi khiến người dân nơi đây phải rời bỏ nhà cửa, đất nước đi lánh nạn, tạo làn sóng di cư ồ ạt sang châu Âu và nhiều quốc gia khác trên thế giới [32]

Một nguyên nhân nữa dẫn tới cuộc khủng hoảng là do các nước châu

Âu chưa có chính sách thống nhất về giải quyết người tị nạn [32] Một số

nước trong Liên minh châu Âu tham gia Hệ thống Dublin về quy định trách nhiệm của các quốc gia thành viên trong thực hiện các thủ tục đăng ký tiếp nhận người tỵ nạn, nhưng trước áp lực mạnh mẽ của làn sóng người di cư trong năm 2015, các quốc gia châu Âu đều bị động và có quan điểm, chính sách xử lý rất khác nhau Nếu như một số nước trước hết là Đức để giải quyết hậu quả của quá trình già hóa dân số đã sẵn sàng tiếp nhận người tỵ nạn để lựa chọn nguồn nhân lực đáp ứng với nhu cầu phát triển đất nước thì một số quốc gia khác như: Italia, Hy Lạp và các nước vùng Bancăng (Xécbia, Hungari, Cô-rát-ti-a) lại không sẵn sàng tiếp nhận những người di cư từ Bắc Phi - Trung Đông sang do lo ngại ảnh hưởng đến tình hình an ninh và khó khăn kinh tế trong nước Tuy nhiên, dòng người nhập cư muốn đến được các nước có nhu cầu tiếp nhận (để tăng cơ hội có việc làm và điều kiện phúc lợi cao hơn) phải đi qua những nước phản đối chính sách nhập cư Thay vì thực hiện các quy định trong Hệ thống Dublin, các nước “tuyến đầu” này đã kiên

Ngày đăng: 03/10/2018, 09:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Hải Anh, Nguyễn Như Mai (2017), “Sơ lược về nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS)”, NXB chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Sơ lược về nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS)”
Tác giả: Hoàng Hải Anh, Nguyễn Như Mai
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia
Năm: 2017
2. Trần Nam Chuân (2011): “Biến động ở các nước hồi giáo Bắc Phi- Trung Đông và những ảnh hưởng của nó tới các nước và Việt Nam”, ban tôn giáo chính phủ, ngày 30/6/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Biến động ở các nước hồi giáo Bắc Phi- Trung Đông và những ảnh hưởng của nó tới các nước và Việt Nam”
Tác giả: Trần Nam Chuân
Năm: 2011
3. Đỗ Đức Định (2012), “Châu Phi - Trung Đông: Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Châu Phi - Trung Đông: Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật”
Tác giả: Đỗ Đức Định
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2012
4. Đỗ Đức Định (2011), “Làn sóng nổi dậy tại Bắc Phi và Trung Đông: Nguyên nhân, tác động, ảnh hưởng và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam”, tạp chí nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, số tháng 3/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làn sóng nổi dậy tại Bắc Phi và Trung Đông: Nguyên nhân, tác động, ảnh hưởng và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
Tác giả: Đỗ Đức Định
Năm: 2011
5. Đỗ Đức Định (2008), “Trung Đông: Những vấn đề và xu hướng kinh tế - chính trị trong bối cảnh quốc tế mới”, NXB khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung Đông: Những vấn đề và xu hướng kinh tế - chính trị trong bối cảnh quốc tế mới
Tác giả: Đỗ Đức Định
Nhà XB: NXB khoa học xã hội
Năm: 2008
6. Đông Đức (2011), “Biến động chính trị ở Bắc Phi – Trung Đông và những hệ lụy”, tạp chí quốc phòng toàn dân, ngày 30/6/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Biến động chính trị ở Bắc Phi – Trung Đông và những hệ lụy”
Tác giả: Đông Đức
Năm: 2011
7. Nguyễn An Hà (2016), “Tình hình kinh tế - chính trị Liên minh châu Âu năm 2015 và triển vọng năm 2016”, tạp chí nghiên cứu châu Âu, số tháng 2/2016, tr.11 -20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tình hình kinh tế - chính trị Liên minh châu Âu năm 2015 và triển vọng năm 2016
Tác giả: Nguyễn An Hà
Năm: 2016
8. Nguyễn An Hà (2015), “Tổng quan kinh tế Liên minh châu Âu năm 2014 và dự báo năm 2015”, tạp chí nghiên cứu châu Âu, số tháng 2/2015, tr.3 – 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tổng quan kinh tế Liên minh châu Âu năm 2014 và dự báo năm 2015”
Tác giả: Nguyễn An Hà
Năm: 2015
9. Nguyễn Thu Hằng (2013), “Văn hóa Islam giáo ở Trung Đông”, tạp chí nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, số tháng 2/2013, tr.30 - 31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Văn hóa Islam giáo ở Trung Đông”
Tác giả: Nguyễn Thu Hằng
Năm: 2013

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w