Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 32 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
32
Dung lượng
410,5 KB
Nội dung
http://www.tailieucaohoc.com DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Diễn giải FED Cục dự trữ liên bang Mỹ MBS Các khoản vay thế chấp CDS Các bảo hiểm NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại CDO Các loại giấy tờ đảm bảo bằng tài sản MBA Hiệp hội Ngân hàng cho vay thế chấp IMF Quĩ tiền tệ Quốc tế DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 1. Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng kinh tế Mỹ từ năm2003 2. Biểu đồ về chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ qua các năm 3. Biểu đồ về tỷ lệ thất nghiệp Mỹ từ năm 1990 đến năm 2006 4. Biểu đồ chỉ số DJIA từ đầu năm 2007 đến tháng 10/2009 5. Biểu đồ chỉ số S&P 500 từ đầu năm 2007 đến năm 2009 6. Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ cao nhất trong vòng 26 7. Biểu đồ tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ 8. Biểu đồ số lao động bị sa thải tại Mỹ 9. Biểu đồ chỉ số SBT120 của Pháp năm 2008 10.Biểu đồ tăng trưởng GDP Việt Nam từ năm 2001-2009 11.Biểu đồ thể hiện giá trị xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2009 so với cùng kỳ năm 2008 1 http://www.tailieucaohoc.com PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khủng hoảng tài chính của Mỹ 2007-2009 vừa qua là một điều ít ai ngờ, cả về mức độ nghiêm trọng lẫn quy mô ảnh hưởng của nó lên hệ thống tài chính và kinh tế toàn cầu. Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu dù đã đi qua nhưng hậu quả mà nó để lại cho nền kinh tế của nhiều nước là rất nặng nề, thậm chí đến lúc này nhiều nước vẫn còn đang vật lộn trong những khó khăn mà cuộc khủng hoảng qua đi vẫn còn để lại. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn cuộc khủng hoảng xuất phát từ Hoa Kỳ đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, dẫn tới những đổ vỡ tài chính, suy thoái kinh tế, suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước trên thế giới. Vậy do đâu mà cuộc khủng hoảng tài chính này lại có sức phá hoại ghê gớm như vậy? Nguyên nhân của nó là gì? Cuộc khủng khoảng đã tác động như thế nào đến nền kinh tế của chính nước Mỹ và cả thế giới? Và riêng ở Việt Nam bị ảnh hưởng như thế nào từ cuộc khủng hoảng của Mỹ? Qua đó chúng ta rút ra được những bài học kinh nghiệm nào từ cuộc khủng hoảng này? Xuất phát từ những vấn đề trên, nhóm chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu để từ đó có được những hiểu biết một cách khái quát nhất về cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính Mỹ 2007- 2009. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu: - Tìm hiểu nguyên nhân và diễn biến của cuộc khủng hoảng Mỹ 2007-2009. - Những tác động mà cuộc khủng hoảng gây ra cho chính nước Mỹ, các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. - Những bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ 2007-2009. Phạm vi nghiên cứu là nền kinh tế Mỹ, nền kinh tế thế giới bao gồm Châu Âu và Châu Á và ở Việt Nam nói riêng. 4. Phương pháp nghiên cứu và tiếp cận vấn đề - Sử dụng phương pháp hệ thống và phương pháp tổng hợp để nghiên cứu về nguyên nhân, diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ. - Phương pháp thống kê, phân tích và suy luận trong tổng hợp số liệu. 2 http://www.tailieucaohoc.com 5. Kết cấu của đề tài Ngoài lời mở đầu, kết luận, đề tài còn được chia thành 3 chương CHƯƠNG I. Lý thuyết về khủng hoảng tài chính CHƯƠNG II. Phân tích cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2007-2009 CHƯƠNG III. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn về tình tình tài chính của Mỹ và cả thế giới như sau: - Là đề tài tham khảo cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo về tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ đến các nước trên thế giới và quá trình khôi phục sau khủng hoảng. - Giúp các nhà kinh tế, các doanh nghiệp có thêm sự hiểu biết để có những chiến lược kinh doanh xuất nhập khẩu và Mỹ cũng như các nước trên thế giới cho phù hợp. - Đặc biệt là giúp các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có thể rút ra những bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng khoảng của Mỹ. 3 http://www.tailieucaohoc.com CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 1.1 KHÁI NIỆM VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH Khủng hoảng tài chính được hiểu là sự sụp đổ của thị trường tài chính, khiến cho nó không thể thực hiện được hai chức năng cơ bản nhất: (1) ổn định giá trị đồng tiền hoặc các tài sản tài chính như một phương tiện giao dịch, cất trữ tài sản, và (2) là trung gian chuyển vốn tiết kiệm vào những dự án đầu tư có hiệu quả nhất. Hệ quả là nền kinh tế bị đẩy ra khỏi quỹ đạo tăng trưởng tiềm năng, gây nên sự sụt giảm mạnh về sản lượng, việc làm, đi kèm với lạm phát hoặc gây nguy cơ bùng nổ lạm phát. 1.2 CÁC QUAN ĐIỂM VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH: Có thể sơ bộ chia ra ba quan điểm chính về khủng hoảng tài chính: Nhóm thứ nhất: Những người theo chủ nghĩa tiền tệ (Monetarists), dẫn đầu là Friedman và Schwartz (1963). Họ cho rằng, khủng hoảng tài chính là do sự hoảng loạn của hệ thống ngân hàng, gây nên sự co hẹp cung tiền tệ, dẫn đến sự suy thoái trong tổng cầu tiêu dùng và đầu tư. Họ bỏ qua những nguyên nhân thực, như sự sụt giảm hiệu quả của nền kinh tế, sự suy sụp của nhiều doanh nghiệp. Vì vậy, theo họ sự can thiệp của Chính phủ là không cần thiết và thậm chí có hại, chỉ vì những doanh nghiệp phải cho bị phá sản lại được cứu vớt, gây nên sự gia tăng quá mức về cung tiền và dẫn tới lạm phát. Nhóm thứ hai: Đối lập với nhóm theo chủ thuyết tiền tệ là Keynesian View, dẫn đầu là Kindleberger (1978) và Misky (1972). Họ có quan niệm rộng hơn về khủng hoảng tài chính và tiền tệ, bao gồm sự sụt giảm của hầu hết giá trị cổ phiếu, sự vỡ nợ của nhiều công ty tài chính và phi tài chính, nạn giảm phát có tổng cầu đầu tư và tiêu dùng, vì thế cần có sự can thiệp của Nhà nước. Điều đáng nói là họ không đưa ra một đặc trưng rõ ràng về nguồn gốc của khủng hoảng, để làm tiền đề cho một chính sách kích thích có hiệu quả. Vì vậy, sự can thiệp của Chính Phủ rất dễ dẫn đến lạm phát và trí tuệ, như những người theo chủ thuyết tiền tệ. Nhóm thứ ba: Nhóm này nhấn mạnh tới bản chất rủi ro của hoạt động tài chính, dẫn đầu là Stiglitz và Weiss (1981). Theo họ, hoạt động của hệ thống tài chính, đặc biệt là ngân hàng, chịu rủi ro cao, do ngân hàng đầu tư hay tổ chức cho vay thường không nắm rõ thông tin về khả năng sinh lợi và mức độ rủi ro của dự án đầu tư bằng cá nhân hay tổ chức đi vay; tức là những người chủ dự án. Sự 4 http://www.tailieucaohoc.com khác biệt về thông tin hay sự thiếu minh bạch về thông tin các dự án, khiến cho hệ thống tài chính có thể có vấn đề, bởi vì ngân hàng muốn ép lãi suất thực, cộng các phí dịch vụ cho vay tăng lên để bù cho rủi ro mất vốn có thể xảy ra. Nhưng điều này lại khiến cho những dự án cao nhất mới hy vọng có khả năng sinh lãi đủ cao nhất mới hy vọng có khả năng sinh lãi đủ cao để trả nợ. Ngược lại, nếu đó là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, với độ rủi ro ít (mức sinh lãi thấp hơn), thì họ sẽ khó có thể được vay vốn. Những người theo trường phái kinh tế học thể chế (institutional economics) cho rằng, hoạt động của ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung, phải được giám sát hết sức cẩn trọng, nhằm hướng cac giao dịch tới sự an toàn. Nhìn chung, cho dù thuộc trường phái kinh tế nào, thì vẫn có một sự nhất trí rằng, hệ thống tài chính cần phải được giám sát chặt chẽ, do tính phức tạp và rủi ro của hoạt động này. Và việc thiếu sự quản lý, giám sát luôn dẫn đến bong bóng đầu cơ. Tuy nhiên, chỉ khi việc mất cân đối vĩ mô trở nên rất nghiêm trọng, thì bong bóng đầu cơ mới có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính và kinh tế trên qui mô lớn. 5 http://www.tailieucaohoc.com CHƯƠNG 2: CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ 2007-2009 2.1. SƠ LƯỢC VỀ NỀN KINH TẾ MỸ Kinh tế Mỹ, một nền kinh tế luôn được coi là lớn mạnh nhất thế giới, một câu nói cách ngôn của các nhà kinh tế học là: “Khi nước Mỹ hắt xì hơi, thì cả thế giới đều bị cảm lạnh”. Và câu nói trên đã trở thành sự thật khi nền kinh tế hùng mạnh này rơi vào khủng hoảng năm 2007. Kinh tế Mỹ, với GDP nền kinh tế trị giá 15.000 tỷ USD chiếm tới ¼ kinh tế toàn cầu và khi kinh tế Mỹ lâm nguy, kinh tế toàn cầu vì thế sẽ bị ảnh hưởng theo. Chúng ta sẽ cùng “chẩn bệnh" kinh tế Mỹ qua các chỉ số 2.1.1. Tăng trưởng kinh tế Mỹ từ năm 2003 Sự kiện ngày 11/9/2001 giống như một cái tát vào nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới. điều này đã làm cho kinh tế Mỹ gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó chính phủ Mỹ lại tấp trung cho các chiến dịch quân sự chống khủng bố mà quên đi việc phục hồi những thiệt hại kinh tế. thâm hụt ngân sách mỗi lúc một nhiều hơn vì chi phí cho quân đội ngày càng nhiều. Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng kinh tế Mỹ từ năm2003 (Nguồn: Bộ Thương mại Mỹ) Thông qua biểu đồ cho thấy kinh tế Mỹ tăng trưởng khá đều đặn từ quý 4 năm 2003 đến quý 4 năm 2005, sau đó tăng trưởng nhảy vọt vào quý 1 năm 2006 rồi tụt dốc thê thảm và đến quý 4 mới phục hồi. Năm 2007, kinh tế Mỹ khởi đầu đầy khó khăn, tăng trưởng vào quý 2, 3 và tụt dốc vào quý 4. Từ đây cũng bắt đầu của cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất trong lịch sử kinh tế Mỹ. đây là một điều rất đáng chú ý vì đối với một nước có nền kinh tế đã phát 6 http://www.tailieucaohoc.com triển thì hầu như các chỉ số về phát triển kinh tế luôn ổn định. Nếu có một bước nhảy vọt nào đó mà không lý giải được nguyên nhân cũng là một điều đáng lưu ý. Trong khi tốc độ phát triển kinh tế của Mỹ từ 2003 – 2007 luôn biến đông không ngừng. 2.1.2. Tình hình lạm phát tại Mỹ qua các năm Biểu đồ 2: Biểu đồ về chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ qua các năm (Nguồn: Bộ Thương mại Mỹ) Tình hình lạm phát của Mỹ trong giai đoạn 2003- 2007 luôn ở mức khá cao, từ 3.4% đến 4.1 %. Nếu so với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì đây là những con số hoàn toàn bình thường. nhưng với một đất nước đã phát triển như Mỹ thì điều ấy lại là một điểm đáng chú ý. Thông thường ở các nước có nền kinh tế phát triển thì chỉ số lạm phát chỉ ở mức dưới 2% nhưng nay con số thực tế đã hơn gấp dôi mức độ cho phép. Phải chăng kinh tế Mỹ đang chệch ra khỏi quỹ đạo phát triển kinh tế của nó nhưng vì một lý do nào đó mà các nhà kinh tế nước này vô tình lờ đi. Một chỉ số tiếp theo quan hệ mật thiết với lạm phát là tỷ lệ thất nghiệp. 2.1.3. Tình hình thất nghiệp tại Mỹ từ năm 1990 đến hết năm 2006 Biểu đồ 3: Biểu đồ về tỷ lệ thất nghiệp Mỹ từ năm 1990 đến năm 2006 7 http://www.tailieucaohoc.com (Nguồn: Bộ Phát Triển Lao Động Mỹ) Cho đến nay sự chững lại của nền kinh tế đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng. Các công ty hiện nay đang bắt đầu cắt giảm chi phí hoạt động và nhân công, tuy nhiên số lượng chưa nhiều. đến năm 2004 tỷ lệ thất nghiệp có vẻ đã giảm đi. Nhưng điều đáng chú ý là tỷ lệ thất nghiệp giảm không phải vì nhu cầu sản xuất gia tăng mà vì đáp ứng cho nhu cầu gia tăng quân đội của Hoa Kỳ trong các cuộc chiến tại chiến trườn Iraq và trung đông. Nhìn chung trong khoảng từ năm 2001 đến năm 2007, nền kinh tế Mỹ đã có những dấu hiệu mập mờ cho một cuộc khó khăn về kinh tế khi các chỉ số về lạm phát và thất nghiệp không ngừng tăng cao. Tuy nhiên đây chỉ là “tảng băng chìm” trong nền kinh tế và khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tạo ra tác động cộng hưởng, mà cụ thể là việc khủng hoảng về nhà đất và các yếu tố vĩ mô khác đã làm cho cuộc khủng hoảng kinh tế này ngày càng trầm trọng. 2.2 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ Có thể thấy các nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ như sau: 2.2.1. Bong bóng bất động sản: Mặc dù khủng hoảng xảy ra vào cuối năm 2007 đầu năm 2008 nhưng trước đó đã có những biểu hiện không tốt làm tiền đề cho khủng hoảng. Nền kinh tế Mỹ đã có những dấu hiệu suy thoái hiện rõ sau sự kiện 11/9, bắt đầu từ năm 2001 để giúp nền kinh tế thoát khỏi trì trệ, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã liên tục có những biện pháp tiền tệ để cứu nền kinh tế đó là hạ thấp lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng, khuyến khích các ngân hàng mở rộng cho vay trong lĩnh vực bất động sản. Chỉ trong thời gian ngắn từ tháng 5/2001 đến tháng 12/2002, lãi suất liên ngân hàng giảm 11 đợt từ 6,5% xuống còn 1% vào giữa năm 2003. Khi lãi suất thấp và dễ vay mượn thì người ta đổ xô đi mua nhà, đẩy giá nhà cửa lên cao. Đối tượng cho vay cũng được mở rộng cho những người có thu nhập thấp và những người da màu, một tiền lệ chưa từng có. Trong môi trường tín dụng dễ dãi, và không có sự quản lý chặt chẽ, những tổ chức tài chính đã có xu hướng cho vay mạo hiểm, kể cả những người 8 http://www.tailieucaohoc.com nhập cư bất hợp pháp vay,dẫn tới cho vay và đi vay ồ ạt. Năm 2005, có tới 28% số nhà được mua là để nhằm mục đích đầu cơ và 12% mua chỉ để không, tổng giá trị tích lũy các khoản tín dụng nhà ở thứ cấp lên đến 600 tỷ đô la. Thị trường bất động sản trở nên rất nhộn nhịp, cũng từ đó mà một bong bong bất động sản bắt đầu hình thành. Vì dễ cho vay cho nên nhu cầu mua nhà lên rất cao, kéo theo việc lên giá bất động sản giá nhà sẽ tiếp tục lên liên tục. Hệ quả là người ta sẵn sàng mua nhà với giá cao, bất kể giá trị thực và khả năng trả nợ sau này vì họ nghĩ nếu cần sẽ bán lại để trả nợ ngân hàng mà vẫn có lời. Trong khi đó các ngân hàng thấy thị trường quá tiềm năng và lợi nhuận cao nên cũng bắt đầu xe rào cho những khoản vay dưới chuẩn vì tin vào việc bán lại tài sản thế chấp nếu có bất lợi. 2.2.2. Chứng khoán hóa: Một trong những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ được cho là do sự phát triển nhanh chóng của các sản phẩm tài chính thông qua chứng khoán hóa. Về bản chất, chứng khoán hóa là quá trình phát hành chứng khoán nợ trên cơ sở đảm bảo bởi dòng tiền mặt tương lai sẽ thu được từ một nhóm tài sản tài chính sẵn có. Do đó, các nhà đầu tư mua chứng khoán nợ chấp nhận rủi ro liên quan tới danh mục tài sản đảm bảo được đem ra chứng khoán hóa. Chính sách chung của chính phủ lúc bấy giờ là khuyến khích và tạo điều kiện cho dân nghèo và các nhóm dân da màu được vay tiền dễ dàng hơn để mua nhà. Việc này phần lớn được thực hiện qua hai công ty được bảo trợ bởi chính phủ là Fannie Mae và Freddie Mac. Hai công ty này giúp đổ vốn vào thị trường bất động sản bằng cách mua lại các khoản cho vay của các ngân hàng thương mại, biến chúng thành các loại chứng từ được đảm bảo bằng các khoản vay thế chấp (MBS) rồi bán lại cho các nhà đầu tư phố Wall, đặc biệt là các ngân hàng đầu tư khổng lồ như Bearns và Merrill Lynch. Sau khi mua các MBS thì các nhà đầu tư sẽ nhận lại khoản tiền vừa lãi vừa gốc được chuyển đến hàng tháng từ các người vay tiền. Các MBS có tính rủi ro cao thì đem lại lời nhiều hơn cho nhà đầu tư. Vì tính rủi ro của các MBS mà các công ty bảo hiểm như AIG cũng nhảy vào để bán các bảo hiểm. bởi vì có sự biến đổi các khoản vay thành các công cụ đầu tư cho nên thị trường tín dụng phục vụ cho thị trường bất động sản không còn là sân chơi duy nhất của ngân hàng thương mại hoặc các công ty chuyên cho vay thế chấp bất động sản nữa. Nó trở nên một sân chơi mới cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước Mỹ và họ không biết rằng các hợp đồng cho vay bất động sản dùng để đảm bảo là không đủ điều kiện. Chính những chứng khoán loại này và sự góp tay mạnh mẽ của các các nhà đầu cơ mà bong bong bất động sản ngày càng được thổi to hơn. 9 http://www.tailieucaohoc.com Tuy nhiên việc hình thành, mua bán và bảo hiểm MBS là vô cùng phức tạp cho nên nó diễn ra gần như là ngoài tầm kiểm soát thông thường của chính phủ. Bởi vì thiếu sự kiểm soát cần thiết cho nên lòng tham và tính mạo hiểm đã trở nên phổ biến ở các nhà đầu tư. Bên cạnh đó bởi vì có thể bán lại phần lớn các khoản cho vay để các công ty khác biến chúng thành MBS, các ngân hàng thương mại đã trở nên mạo hiểm hơn trong việc cho vay, bất chấp khả năng trả nợ của người vay. Chiến lược trên được đưa ra với mục đích giảm rủi ro cho những khoản vay bất động sản. Tuy nhiên, trái lại nó tạo ra hiệu ứng sụp đổ dây chuyền và khiến rủi ro bị đẩy lên cao hơn. 2.2.3. Sự quản lý lỏng lẻo của Chính phủ: Các NHTM đã huy động vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn vào một lĩnh vực khá nhạy cảm là bất động sản, mặc dù để đảm bảo khả năng thu hồi nợ họ đã bán các khoản vay này cho các tổ chức tài chính và đã để lại cho nền kinh tế, thị trường tài chính rủi ro rất lớn. Đó là rủi ro vỡ nợ khi giá của các tài sản dài hạn là bất động sản xuống thấp hớn giá trị các khoản nợ ngắn hạn và rủi ro thanh khoản do việc đi vay ngắn hạn nhưng lại cho vay dài hạn. Rủi ro này sẽ tăng lên gấp bội trong điều kiện thiếu sự kiểm soát và giám sát của chính phủ. Không có sự giám sát chặt chẽ về quy trình và phương pháp đánh giá MBS của các tổ chức định mức tín nhiệm và đã gây ra hậu quả nghiêm trọng. Trong giai đoạn thị trường bùng nổ, các tổ chức này dễ dãi đánh giá cao nhiều MBS/CDO dẫn tới giá trị các chứng khoán này được thổi phồng lên. Khi thị trường lâm vào khó khăn, các tổ chức định mức tín nhiệm lại định giá thấp đối với nhiều MBS/CDO (tính đến tháng 11/2007) buộc các nhà đầu tư, mà hầu hết là những người chỉ được phép giữ những tài sản bảo đảm phải bán tống bán tháo gây ra dư thừa cung và sự mất giá của nhiều MBS/CDO. Như vậy, một dòng tiền lớn được huy động không phải chỉ từ nước Mỹ đổ vào thị trường bất động sản ở Mỹ. Đến năm 2005, khi lạm phát tăng lên quá cao, FED đã tăng lãi suất thực hiện thắt chặt tiền tệ. những người thu nhập thấp giờ đây những người thu nhập thấp không còn khả năng trả nợ hàng tháng đành thanh lý những căn nhà cầm cố cho các ngân hàng. Bong bong bất động sản bắt đầu xì hơi sau thời kì phát triển quá nhanh. Từ những tác động đó, bong bóng nhà đất vỡ làm nhiều người vay đã không có khả năng trả được nợ cũng rất khó bán bất động sản và kể cả bán được thì giá trị của bất động sản cũng giảm tới mức không đủ để thanh toán các khoản vay dẫn tới bị tịch biên nhà thế chấp. Nhưng giá nhà xuống khiến tài sản tịch biên không bù đắp nổi khoản ngân hàng cho vay, khiến các ngân hàng rơi vào khó khăn. Sau khi bong bóng nhà đất vỡ các cá nhân gặp khó khăn trong việc trả nợ. Các tổ chức tín dụng phải gánh chịu hậu quả đầu tiên bởi các khoản cho vay dễ 10 [...]... một đêm có thể thay thế vị trí của Mỹ Nhưng ít nhất, chúng ta có thể mong chờ tương lai kinh tế thế giới sẽ không còn một động cơ” là Mỹ mà sẽ có nhiều động cơ” 2.4 TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG ĐẾN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI 2.4.1 Tác động đến Châu Âu 2.4.1.1 Thị trường bất động sản Sự sụp đổ của thị trường nhà đất Mỹ lan ra và trở thành một hiện tượng toàn cầu Giá nhà đất trên khắp thế giới sụt giảm mạnh... dắt thế giới thoát ra khỏi khủng hoảng nữa, mà bắt đầu tìm kiếm động lực phát triển kinh tế mới, chuyển sự quan tâm sang các nước khác hoặc thị trường nội địa Có thể nói cuộc khủng hoảng đã bộc lộ những hạn chế về thực lực của nền kinh tế Mỹ, làm nổi bật sức mạnh kinh tế của Trung Quốc, Ấn Độ… 17 http://www.tailieucaohoc.com Tuy nhiên, Mỹ vẫn là nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới Kinh tế thế giới. .. bắt đầu từ sự sụp đổ của thị trường nhà ở Mỹ và khủng hoảng tín dụng toàn cầu kéo dài 2.3.5 Làm suy yếu địa vị của nền kinh tế Mỹ Sự thay đổi quan trọng nhất cuộc khủng hoảng mang lại có lẽ là vai trò của Mỹ trong nền kinh tế thế giới Trong 10 năm gần đây, người tiêu dùng Mỹ luôn là lực lượng điều khiển chính của tăng trưởng kinh tế toàn cầu Sau khi cuộc khủng hoảng nổ ra, thế giới không còn tiếp tục... đến nền kinh tế Châu Á 23 http://www.tailieucaohoc.com Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới và hoạt động của các công ty đa quốc gia Mỹ lan rộng đến tất cả các châu lục nên cuộc khủng hoảng ở Mỹ chắc chắn sẽ tác động đến kinh tế thế giới, kể cả Á châu 2.4.2.1 Khoảng tháng 8 năm 2008, kinh tế Châu Á có những biến động mạnh: Thị trường bất động sản: Tại Trung quốc, giá đất ở thành phố Harbin, thuộc tỉnh... CHÍNH MỸ Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2007, tình hình kinh tế thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường và quá trình hội nhập của Việt Nam đang diễn ra ngày càng sâu rộng trong nhu lĩnh vực nên tác động của tình hình kinh tế thế giới là điều tất yếu Từ cuộc khủng hoảng, có thể rút ra các bài học sau để ngăn chặn các rủi ro có thể xảy ra Thứ nhất, phải luôn coi trọng ổn định kinh tế vĩ mô, bảo... 2007-2009 đã tác động sâu rộng vào mọi mặt của nhiều nền kinh tế trên thế giới Nhiều quốc gia đã và vẫn đang gánh chịu những tổn thất nặng nề do cuộc khủng hoảng này gây ra: đổ vỡ tài chính, suy thoái kinh tế, suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp Tuy nhiên, cùng với những nổ lực đối phó mang tính toàn cầu của các nước, vào cuối năm 2009 đầu năm 2010, Kinh tế thế giới đã bước đầu... thiếu chính xác gây ảnh hưởng đến việc ra quyết định Thứ sáu, tuy khó tránh khỏi hoàn toàn các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng việc xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ trong hội nhập cũng cần được quan tâm, nhất là coi trọng các yếu tố tạo nên sự phát triển bền vững của nền kinh tế; bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh phải đi liền với nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, gắn tăng trưởng với... hội nhất định qua cuộc khủng hoảng tài chính thế giới Dòng vốn trên thế giới sẽ tập trung vào những nơi có môi trường chính trị và kinh doanh ổn định, mà Việt Nam lại đang có những lợi thế trong hai nhân tố này Hiện tại, hầu hết các nhà đầu tư vẫn cam kết nhiều vì họ tin tưởng vào tương lai và triển vọng đi lên của nền kinh tế nước ta Nhiều nhà đầu tư cho rằng, tác động của cuộc khủng 26 http://www.tailieucaohoc.com... cân đối lớn của nền kinh tế và an toàn của hệ thống tài chính, ngân hàng Mất cân đối vĩ mô luôn là mối đe dọa đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung cũng như từng quốc gia nói riêng Do đó, quá trình hoạch định và thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô cần kết hợp sự tăng trưởng và ổn định trên cơ sở hiệu quả của nền kinh tế Bảo đảm sự phát triển bền vững, tính hệ thống, cấu trúc của nền kinh tế trong mỗi... năm 2008, năm 2009 kinh tế thế giới tăng trưởng ở mức 1.1% và năm 2010 tăng hơn dự kiến ở mức 4,8% Mặc dù vậy vẫn là thấp hơn so với mức trên 5% của hai năm 2006, 2007 và các mức 4,9% và 4,5% của năm 2004, 2005 (là giai đoạn trước khi cuộc khủng hoảng nổ ra) Tuy nhiên đây cũng là một dấu hiệu khả quan cho thấy kinh tế thế giới đang ở vào giai đoạn phục hồi và năm 2011 kinh tế thế giới tăng trưởng ở . khi nền kinh tế hùng mạnh này rơi vào khủng hoảng năm 2007. Kinh tế Mỹ, với GDP nền kinh tế trị giá 15.000 tỷ USD chiếm tới ¼ kinh tế toàn cầu và khi kinh tế Mỹ lâm nguy, kinh tế toàn cầu vì thế. thay thế vị trí của Mỹ. Nhưng ít nhất, chúng ta có thể mong chờ tương lai kinh tế thế giới sẽ không còn một động cơ” là Mỹ mà sẽ có nhiều động cơ”. 2.4. TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG ĐẾN NỀN KINH. thực lực của nền kinh tế Mỹ, làm nổi bật sức mạnh kinh tế của Trung Quốc, Ấn Độ… 17 http://www.tailieucaohoc.com Tuy nhiên, Mỹ vẫn là nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Kinh tế thế giới không