Tuy Việt Nam đã gia nhập tổ chức WTO nhưng việc sử dụng các nghiệp vụ phái sinh vẫn chưa thực sự phát triển ở Việt Nam, vì vậy tác dộng trực tiếp đối với Việt Nam thì không lớn. Vì chưa có định chế tài chính nào ở Việt Nam đầu tư vào trái phiếu MBS và các hợp đồng cho vay cầm cố.Nói tác động là không lớn và không trực tiếp, nhưng khủng hoảng ở Mỹ cũng đã có những tác động nhất định đối với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam cũng suy giảm ít nhiều bởi ảnh hưởng gián tiếp từ suy thoái kinh tế toàn cầu do tăng trưởng kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất khẩu và luồng vốn đầu tư nước ngoài từ Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Biểu đồ 10: Biểu đồ tăng trưởng GDP Việt Nam từ năm 2001-2009
(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê)
Trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng
Lãi suất cho vay liên ngân hàng quốc tế LIBOR và SIBOR tăng. Đặc biệt là SIBOR vì nó được dùng làm lãi suất tham chiếu tại các ngân hàng Việt Nam, do đó nó làm ảnh hưởng tới
nợ ngắn hạn của Việt Nam tại các NHTM và các doanh nghiệp. Tuy số nợ là không lớn nhưng buộc các ngân hàng phải tái tục cấu trúc kỳ hạn và lãi suất, và như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới tình hình tài chính của các doanh nghiệp và các ngân hàng có vay trên thị trường tài chính hoặc trên thị trường liên ngân hàng.
Khủng hoảng Mỹ xảy ra làm cho các nhà đầu tư dự đoán giá USD sẽ giảm họ có thể sẽ rút USD ra khỏi ngân hàng hoặc bán USD để đầu tư vào một khoản mục nào đó an toàn hơn (vàng..). Như vậy sẽ làm cho cấu trúc tài sản tại các ngân hàng thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho ngân hàng.
Thị trường bất động sản đóng băng, làm giá bất động sản xuống thấp kéo theo đó là tài sản của ngân hàng cũng xuống theo và nợ xấu sẽ tăng lên. Mặc dù quy trình tín dụng tại Việt Nam rất chặt chẽ định giá bất động sản bằng 50% giá thị trường và chỉ cho vay 70% trong 50% đó. Nếu nợ xấu tăng lên quá nhiều sẽ rất khó khăn cho các ngân hàng, các NHTM không thể thanh lý hết các tài sản đảm bảo đó trong một thời gian ngắn, vì trong ngắn hạn lượng cung sẽ tăng vọt do người đi vay bán, ngân hàng thanh lý tài sản đảm bảo này,bên cạnh đó thủ tục thanh lý tài sản đảm bảo tiền vay không phải đơn giản. Đó là thách thức lớn đối với NHNN trong việc hỗ trợ các NHTM. Theo báo cáo của NHNN thì dư nợ cho vay bất động sản tính đến cuối tháng 9/2008 là 115.500 tỷ VND, chiếm 9,15% trong tổng dư nợ toàn hệ thống. Ngoài ra cho vay bất động sản thường là trung và dài hạn, thời hạn cho vay càng dài thì rủi ro tiềm ẩn càng cao.
Trong lĩnh vực đầu tư
Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng vì đó mà giảm xuống, tuy cam kết về FDI cao nhưng mức độ giải ngân của các nhà đầu tư nước ngoài gặp khó khăn trong huy động vốn vì hơn 80% vốn đầu tư là đi vay. Khi không vay được nhà đầu tư sẽ gặp khó khăn khi giải ngân vào Việt Nam, điều đó làm cho vốn cam kết lớn nhưng vốn thực hiện lại thấp. Nguồn kiều hối từ phía cộng đồng người Việt ở nước ngoài, xuất khẩu lao động giảm, thu nhập từ du lịch giảm.
Tuy đầu tư nước ngoài được dự báo là sẽ khó khăn hơn trong những năm tới, nhưng Việt Nam có thể có những cơ hội nhất định qua cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Dòng vốn trên thế giới sẽ tập trung vào những nơi có môi trường chính trị và kinh doanh ổn định, mà Việt Nam lại đang có những lợi thế trong hai nhân tố này.
Hiện tại, hầu hết các nhà đầu tư vẫn cam kết nhiều vì họ tin tưởng vào tương lai và triển vọng đi lên của nền kinh tế nước ta. Nhiều nhà đầu tư cho rằng, tác động của cuộc khủng
hoảng tới nền kinh tế Việt Nam chỉ ở mức độ nhất định và sẽ được khắc phục trong thời gian tới
Trong lĩnh vực thị trường chứng khoán
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mặc dù không tác động trực tiếp tới thị trường ngân hàng Việt Nam như đối với đầu tư và xuất khẩu, tuy nhiên ảnh hưởng gián tiếp từ khó khăn của các doanh nghiệp và các khoản mục đầu tư tài chính dẫn tới sự suy giảm suy giảm về khả năng thanh khoản, khả năng sinh lời, chất lượng tài sản, các chỉ số an toàn và ổn định của hệ thống.
Việt Nam chưa gia nhập vào hệ thống thị trường chứng khoán thế giới nên sự tác động là tương đối nhỏ. Thế nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam đã sụt giảm một mức kỷ lục là mất 73% giá trị kể từ đỉnh điểm của nó vào đầu năm 2008. Nguyên nhân của sự sụt giảm này không phải bởi thị trường thế giới mà do thị trường chứng khoán Việt Nam bị chi phối nặng nề bởi yếu tố tâm lý, thông tin chưa hoàn chỉnh,thiếu tính minh bạch, tính ổn định thị trường chưa cao, kết quả hoạt động kinh doanh, diễn biến nợ xấu vì vậy khi khủng hoảng tài chính bùng nổ gây tác động đến tâm lý nhà đầu tư. Lo ngại các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rút vốn về khi nguồn vốn của họ bị co lại, khi đó 1 lượng USD không nhỏ sẽ ra khỏi Việt Nam. Mặc dù vốn của các nhà đầu tư nước ngoài vào chứng khoán Việt Nam không nhiều nhưng nếu họ rút ồ ạt sẽ ảnh hưởng ngay đến thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trong lĩnh vực thương mại
Hoạt động xuất khẩu: khi người tiêu dùng Mỹ thực hiện chính sách “thắt chặt hầu bao” thì
nhiều nền kinh tế có nguồn lợi từ xuất khẩu sẽ gặp khó khăn. Với Việt Nam cũng vậy, hiện nay 60% GDP của chúng ta là từ xuất khẩu, mà Mỹ là thị trường nhập khẩu quan trọng cho các mặt hàng dệt may,giày da, thủy sản của Việt Nam. Xuất khẩu hàng Việt Nam vào Mỹ giảm mạnh vì 2 lý do, (1) hàng mà Việt Nam nhập vào Mỹ chủ yếu là hàng thô trong khi giá nguyên liệu thô trên thị trường thế giới đang giảm kể cả khi không có khủng hoảng. (2)sự eo hẹp của thị trường tài chính dẫn đến sự eo hẹp của thị trường nhập khẩu hàng hóa, nhu cầu về hàng nhập khẩu của Việt Nam vì đó mà cũng giảm đi.
Biểu đồ 11: Biểu đồ thể hiện giá trị xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2009 so với cùng kỳ năm ngoái
(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê)
Hoạt động nhập khẩu: có khả năng nhập khẩu sẽ tăng do giá trên thị trường thế giới giảm.
Bên cạnh đó là sự cạnh tranh quyết liệt ngay tại sân nhà của các doanh nghiệp Việt Nam trước sự xâm chiếm ồ ạt của hàng nhập khẩu đặc biệt là hàng hóa từ Trung Quốc. Nếu chủ quan ta sẽ lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng hơn, đó là sự phá sản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.