1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Sổ tay vận hành cho máy tiện

75 1,3K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 408,71 KB

Nội dung

Sổ tay vận hành cho máy tiện Sổ tay vận hành này được chuẩn bị để hỗ trợ cho người sử dụng máy công cụ về phần vận hành máy. Phần đầu tiên sẽ cho bạn cái nhìn tổng quát về máy cũng với những danh sách những đặc điểm riêng..Tiếp theo sau là những chỉ

Trang 1

Sổ tay vận hành cho

máy tiện

Trang 2

Lời giới thiệu :

Vui lòng đọc sổ tay này một cách cẩn thận trước khi vận hành máy

Sổ tay vận hành này được chuẩn bị để hỗ trợ cho người sử dụng máy công cụ về phần vận hành của máy Phần đầu tiên của sách này sẽ cho bạn cái nhìn tổng quát về máy cùng với danh sách những đặc điểm riêng v.v… Tiếp theo sau là những lời chỉ dẫn về cách hoạt động và lập trình trên máy Thông tin về quá trình cài đặt máy, theo sau đó là hướng dẫn làm cách nào để điều khiển máy

Chúng tôi nghĩ rằng không chỉ những người mới điều khiển lần đầu loại máy này mà cả những người thợ có kinh nghiệm cũng phải đọc cuốn sách sổ tay này một cách kỹ lưỡng để tăng hiệu quả hoạt động của máy Một sự hiểu biết đầy đủ về sổ tay này là rất cần thiết để biết cách làm thế nào để hoạt động của máy đạt khả năng cao nhất

Những sự đề phòng an toàn bao gồm việc bảo hộ chống lại những tai nạn có thể gây tổn thương tới người thợ và gây hư hại cho máy Phải chắc là bạn đã hiểu biết đầy đủ phần này trước khi cố gắng vận hành máy

Cũng có vài sự khác biệt không đáng kể giữa sách hướng dẫn này và máy của bạn, do sự cải tiến trong thiết kế của máy mà không có lời báo trước

Trang 3

Phần 1 :

AN TOÀN

Trang 4

I) PHƯƠNG PHÁP AN TOÀN CHUNG :

1 Vị trí nơi máy được lắp đặt phải đủ độ sáng

2 Không được cài đặt bất kỳ bộ phận điện nào mà không có thông báo của chúng tôi

3 Không nên đi vào vùng di chuyển của máy để tránh trường hợp bị thương

4 Cấm tự ý hiệu chỉnh trừ những cái được chỉ rõ trong máy Chúng phải cùng chiều dài, khối lượng và đường kính ngoài như những cái đã được chỉ định Nếu không máy sẽ bị nguy hiểm và thợ đứng máy có thể bị tai nạn

5 Khi thay thế các bộ phận vui lòng dùng những chi tiết được chỉ rõ trong sổ tay chi tiết và theo cách đó thì ta sẽ ngăn từ xa những nguy hiểm cho máy

6 Không được đặt đồ vật trên mâm cặp hoặc trên bộ phận khác của máy,trừ bàn làm việc cho việc lắp đặt phôi, để tránh một số tai nạn

7 Cấm tác động vào máy bằng bất kỳ vật nặng nào

8 Công tắc lớn nhất, nhỏ nhất, gần nhất của máy đều không được thay thế Nếu bạn cần thay thế những bộ phận trên, xin liên hệ kỹ thuật viên bảo trì của chúng tôi

II) PHƯƠNG PHÁP AN TOÀN CHO THIẾT BỊ ĐIỆN :

1 Cấm chạm vào bảng điều khiển và CRT bằng vật nặng

2 Không lau chùi bảng điều khiển bằng vật nặng, vải dơ hoặc chất cặn dầu

3 Không được làm sạch bảng điều khiển, hộp điện hoặc bất cứ món đồ điện nào bằng nước

4 Không đặt những vật cứng lên hộp điều khiển, trong trường hợp vật rơi xuống thì hậu quả là làm người bị thương

5 Người thợ phải có kinh nghiệm và được đào tạo về các phím chức năng trên bảng điều khiển, nếu không thì ngăn không để họ vận hành máy

6 Một người thợ không được đào tạo có thể gây nguy hiểm cho cả máy và đồng nghiệp của họ

7 Những chỉ thị và biển báo phải được tyân theo để tránh không ai gây ra tai nạn lớn

8 Sự sửa đổi của những nút bấm, dụng cụ bảo vệ, thiết bị bảo hộ đều bị ngăn cấm Nếu những thứ trên phải hiệu chỉnh, xin liên hệ chúng tôi và chúng sẽ gửi một kỷ thuật viên đến thực hiện việc sữa chữa

9 Nút bấm trên bảng điều khiển không thể được lau chùi bởi dung dịch ăn mòn

vì nó sẽ làm hư hại những nút bấm

10 Không được mở cửa hộp điện và vỏ của hộp điều khiển trong quá trình vận hành Nếu buộc phải làm điều đó thì trước hết phải tắt nguồn

11 Nếu bạn cần mở cửa trong khi đang hoạt động, hãy đợi trục chính ngừng quay, và làm như vậy sẽ tránh hiện tượng phôi văng ra ngoài

Trang 5

12 Việc thay thế các bộ phận điện-điện tử và bảo trì máy phải được thực hiện bởi người được huấn luyện và được VICTOR chứng nhận khả năng chuyên môn

13 Trước khi mở cửa hộp điện phải chắc chắn la nguồn đã được ngắt hoặc nó có thể là nguyên nhân gây hư hỏng các thành phần điện-điện tử bên trong

14 Sự sửa đổi và thêm vào các bộ phận điện bắt buộc phải có sự đồng ý của VICTOR

15 Không được gỡ bỏ hoặc phá hỏng bất kỳ công tắc hay dụng cụ an toàn nào từ máy

16 Những chỉ dẫn về lắp đặt phải tỉ mỉ

17 Không đặt vật liệu dẫn điện trong thùng điện vì như thế tránh chập mạch và

hư hỏng bộ phận điện

18 Thông số cài đặt của máy nên được nhắc đến trong hướng dẫn vận hành và hướng dẫn bảo trì, chúng không thể thay đổi

19 Nhiệt độ của van thủy lực và thiết bị tròn rất cao trong lúc hoạt động, không được để tay hoặc cơ thể chạm vào bất cứ bộ phận nào của chúng để tránh phỏng

20 Không được nhấn hoặc va đập vào van định hướng bằng thủy lực để tránh gây tổn thương cho mình và những người xung quanh

21 Không chạm vào ống dẫn dầu để tránh phỏng

22 Không làm sạch bảng điều khiển, thùng điện và hộp điều khiển bằng nước để tránh nguy hiểm về chạm mạch và hư hỏng xảy ra cho máy

23 Đèn làm việc sẽ đạt nhiệt độ cao sau một khoảng thời gian, không để tay hoặc

cơ thể chạm vào nó để tránh phỏng

III) PHƯƠNG PHÁP AN TOÀN TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY :

Để đề phòng tai nạn, dù là do người gây ra hay một sự cố thỉnh thoảng xảy

ra cho cả máy và người xung quanh, một số biện pháp đề phòng phải được áp dụng

Cho dù có những thiết bị an toàn và đèn báo trên máy nhưng một số tai nạn vẫn xảy ra do sự cẩu thả, không chú ý đến máy và do vận hành không đúng Những biện pháp đề phòng dưới đây phải được áp dụng :

1 Phải mặc đồ bảo hộ, tránh mang áo tay dài và những phần nhô ra

2 Kính an toàn, giày an toàn và mũ cứng là những đồ dùng an toàn đặc trưng

̇ Kính an toàn : bảo vệ mắt khỏi bavớ

̇ Giày an toàn : đề phòng trượt chân, bảo vệ ngón chân

̇ Mũ cứng : bảo vệ tóc không bị hút vào máy và bảo vệ đầu

3 Quy tắc an toàn tại chỗ cho vùng của bạn phải được tuân theo Để tránh trượt chân, khu vực xung quanh máy phải được làm sạch, phải chắc rằng không có dầu hoặc phoi bao quanh máy

4 Cấm làm sạch máy hoặc thùng điện NC bằng khí nén vì nó làm bắn phoi lên và là nguyên nhân gây tổn thương mắt và sự trục trặt trong máy

Trang 6

5 Cấm vào vùng di chuyển của bàn máy sau khi mở nguồn, trừ khi phôi cần được thay đổi hay đặt lại đúng vị trí Lúc đó, những nguyên tắc dưới đây phải được tuân theo :

a) Quay công tắc tới vị trí “HAND”

b) Khóa công tắc MODE

c) Chỉ dùng hoạt động của vòng xoay tay

d) Cấm không ai được đụng vào hộp điều khiển hoặc va chạm vào hộp điện

6 Không chạy máy khi cửa mở

7 Không để tay chạm vào phoi và mũi dao

8 Không lấy phoi ra hoặc điều chỉnh vị trí dung dịch làm nguội khi máy đang chạy

9 Phải dừng máy khi phôi văng ra khỏi mâm cặp bởi công tắc chân

10 Phương pháp dừng máy

11 Sử dụng các nút nhấn được liệt kê dưới đây hoặc công tắc để ngừng máy trong tình trạng khẩn cấp Phải nhớ kỹ chức năng và vị trí các nút nhấn hoặc công tắc này

Ü FEED HOLD : nút này có hiệu lực khi chạy tự động Khi được nhấn thì chuyển động của tất cả các trục sẽ dừng lại nhưng trục chính và dung dịch làm nguội vẫn giữ nguyên chức năng

Ü RESET : nút này có hiệu lực trong khi vận hành bằng tay cũng như tự động Trục chính, mâm dao và chức năng M sẽ ngừng khi nút được nhấn Nhưng trong vận hành bằng tay, dung dịch làm nguội sẽ không ngừng cho dù có nhấn nút này

Ü EMERGENCY STOP (dừng khẩn cấp) : dừng trong cả hoạt động bằng tay hay tự động Khi nhấn nó thì nguồn NC sẽ tắt và không chỉ trục chính mà tất cả hoạt động của các trục và chất làm nguội đều ngưng

12 Lắp đặt thiết bị an toàn :

Người thợ phải biết về vị trí và chức năng của các thiết bị an toàn được lắp đặt

Kiểm tra để bảo đảm rằng hoạt động của máy là an toàn

Máy phải được lắp đặt trong điều kiện thích hợp và được vận hành đúng cách, nếu không máy có thể không đạt được độ chính xác gia công và khả năng gia công đầy đủ Cách vận hành sai sẽ làm hỏng máy, trong khi đó, người thợ sẽ ở trong tình trạng nguy hiểm

Vì thế, hãy nắm vững những chỉ dẫn kết hợp với kinh nghiệm thực hành máy

Xin đưa ra một số lưu ý về sự đề phòng cần được tuân theo :

a) Chỉnh về 0 khi mở máy : sau khi mở máy tất cả các trục phải trả về 0 bằng cách điều chỉnh bằng tay

b) Tra dầu cho máy bơm dầu : nếu dầu bôi trơn chảy ra, nó sẽ làm tăng độ hao mòn do ma sát trên những đường trượt, đinh ốc hình cầu của trục X, Z và độ chính xác của máy sẽ giảm

Trang 7

Cần phải kiểm tra mức dầu bôi trơn trong máy bơm mỗi ngày Nếu đèn báo lỗi bôi trơn sáng trên bảng điều khiển thì phải thêm dầu vào bơm ngay lập tức

PHẦN 2 :

ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT

Trang 8

I CÁC LỆNH MÃ G :

G39

G50 Cài đặt gốc tọa độ hoặc tốc độ trục chính lớn nhất

Trang 9

G53 Chọn hệ thống tọa độ máy

cắt cân bằng

độ cắt cân bằng

G75

Lưu ý :

Trang 10

̇ Những lệnh G có mã _ là những lệnh G cơ sở khi mở nguồn Đối với G20 và G21, lệnh G trước khi tắt nguồn vẫn còn tồn tại G00 hoặc G01 có thể được chọn bởi sự cài đặt thông số

̇ Lệnh G nhóm 00 là lệnh không hình thức Nó phải được ghi rõ trong dòng lệnh thì mới có hiệu lực

̇ Nếu một lệnh không có trong danh sách được nhập vào, hoặc lệnh G tùy chọn không ghi rõ trong hệ thống được gọi lên thì có một tín hiệu (No.010) được hiển thị

̇ Một con số của những lệnh G có thể được ghi rõ trong cùng 1 dòng lệnh Khi có hơn 1 lệnh G trong cùng một nhóm được ghi rõ thì lệnh ở sau cùng là có hiệu lực

̇ Nếu một số lệnh G của nhóm 01 được ghi rõ trong chế độ chu trình đóng thì chu trình đó tự động bị hủy và G80 được thi hành Tuy nhiên 1 lệnh ở nhóm

01 không bị ảnh hưởng bởi những lệnh G trong chu trình đóng

̇ Một lệnh G hiển thị theo nhóm

̇ Lệnh G hệ thống B và C là tùy chọn Dù B hay C cũng được thiết lập bởi thông số 0036:GSPC

II CÁC LỆNH MÃ M :

Lệnh M Chức năng

M01 Dừng chương trình không điều kiện

M03 Quay trục chính cùng chiều kim đồng hồ

M04 Quay trục chính ngược chiều kim đồng hồ

M14 Không kẹp thân ụ chống tâm

M15 Kẹp thân ụ chống tâm

M19 Mở sự định hướng trục chính

M20 Tắt sự định hướng trục chính

M21 Bật chế độ tìm lỗi

M22 Tắt chế độ tìm lỗi

Trang 11

M23 Rút dao nghiêng 45°

M25 Đóng cửa bên trái

M30 Kết thúc chương trình và tự động trả về đầu chương trình

M31 Bật khóa liên động

M32 Tắt khóa liên động

M37 Chức năng bảo vệ trục chính

M38 Không dùng chức năng bảo vệ trục chính

M59 Tắt quạt thổi khí

M82 Kiềm hãm áp suất thấp

M83 Bật mâm cặp áp suất thấp

M84 Tắt mâm cặp áp suất thấp

M87 Mở giàn tín hiệu tự động

Trang 12

PHẦN 3 :

SỰ LẮP ĐẶT

Trang 13

I THIẾT LẬP CÔNG VIỆC :

Để bảo đảm độ tin cậy và kéo dài tuổi thọ máy ta nên lập kế hoạch để theo dõi Cần thiết phải củng cố nền tại nơi đặt máy với cọc, cọc tấm … nếu sức bền của nền không đủ yêu cầu Tốt hơn là nên tham khảo ý kiến của 1 kỹ sư xây dựng để hiểu rõ vấn đề, đặc biệt như là kích thước và số của cọc tấm được sử dụng

Giới thiệu vật liệu làm nền :

êtông càng mềm

1 Gạch vụn : những miếng đá cứng có kích thước lớn được trộn đầy với đá ballast

2 Hộp nền : ống cactông là tốt nhất để định hướng xuống dưới gọi là ống dẫn liệu MBê tông

Ưu : 20.6 Mpa (2986 psi)

(28 ngày sau khi đặt bê tông)

Giá trị mất mát : 8

Đá ballast : gần 25 mm

3 Lưu ý : sự lún bêtông điển hình là sự chảy loãng của bêtông, tức là giá trị càng lớn thì bột số hình dạng của ống cactông có thể sử dụng nhưng độ nghiêng cho phép ở đầu vào phía trên phải làm cho bêtông rớt xuống dễ dàng

4 Styrofoam : xung quanh nền với mục đích chống rung động

5 Thanh chịu lực (13 → 19 mm dia) : để cố định hộp nền

Lưu ý : góc nghiêng rất quan trọng để dòng bêtông rớt xuống dưới

Cách làm móng :

1 Khoảng 100 mm styrofoam phải được đặt xung quanh nền, trừ ra 100 mm cho tất cả các cạnh của nền

2 Gạch vụn nên đặt trong nền và được lắp đầy với đá ballast Bêtông của lớp này nên khoảng 200 mm

3 Đổ gần 100 mm bêtông phía trên lớp gạch vụn và liên tục 1 đến 2 ngày là được đủ yêu cầu

4 Đánh dấu nét ngoài của nền và tâm của hộp nền trên bề mặt bêtông

5 Vạch lỗ với styrofoam

6 Đặt hộp nền tại vị trí tâm bulông rõ ràng và sắp xếp những thanh chống trong 3 bước ở trong khoảng 160 – 200 mm Hộp nền nên được cố định bằng thanh chịu lực

7 Trước khi bêtông được đổ, làm sạch tấm bêtông rồi thấm nước bề mặt, phải chắc là không có vũng nước trên bề mặt

8 Đổ lớp bêtông đầu tiên từ từ quanh ống dẫn để bảo đảm tất cả các nơi kín đáo của styrofoam được điền đầy Chú ý không được xê dịch ống dẫn ra khỏi vị trí khi bêtông đang đông đặc

Trang 14

9 Sau 2 đến 3 ngày có thể lấy ống dẫn ra và khoảng 2 tháng thì lớp bêtông ở dưới mới hoàn chỉnh

10 Trước khi đổ lớp bêtông thứ 2 phải thấm nước tối thiểu 12 giờ Lấy đi nước đọng trước khi đổ bêtông

Lưu ý : vấn đề này quan trọng vì nó làm cho lớp bêtông thứ 2 tốt hơn và bảo đảm sự kết dính vào lớp bêtông đầu tiên tốt hơn

Những việc cơ bản khi lắp đặt máy :

a) Đặt máy trên bulông đỡ tạm và điều chỉnh mức ngang Kẹp chặt miếng đệm lót bulông với bàn nền và bulông đến khi bàn và miếng đệm song song với mặt đất

b) Đổ lớp bêtông vào trong chỗ trống qua góc nghiêng của phễu cho đến khi bề mặt ngang với mặt đất

Chú ý : Dùng hỗn hợp của bêtông và chất không co rút Nếu có khoảng trống giữa bàn và lớp bêtông trong quá trình xử lý, vặn bulông đỡ cho đến khi chúng tiếp xúc trở lại

c) Sau khi lớp bêtông đã hoàn chỉnh, gỡ bulông đỡ tạm ra và điều chỉnh vị trí máy lần nữa

II VỊ TRÍ LẮP ĐẶT :

Ü Nhiệt độ và độ ẩm xung quanh :

Lắp đặt máy ở nơi có nhiệt độ từ 10→35°C và độ ẩm không quá 75% RH Nếu làm sai có thể dẫn đến hậu quả xấu cho hệ thống điện

Không để máy tiện hoặc hộp điện hứng trực tiếp ánh sáng mặt trời, nếu để nó hướng vào máy sẽ xảy ra sự tỏa nhiệt làm ảnh hưởng đến độ chính xác của máy

Ü Rung động :

Không đặt máy ở nơi dễ bị rung động quá mức, lớn hơn 4.9 m/s2 Nếu rung động vượt quá giá trị cho phép có thể làm máy bị lỗi và kém chính xác

Ü Bụi và chất bẩn :

Đặt máy ở môi trường không bị bụi, chất bẩn Quạt làm mát sẽ không hiệu quả nếu có sự hiện diện của bụi và các chất bẩn Đặt quạt ở nơi mà phoi, nước và dầu không thể với tới được

Ü Mặt nền lắp đặt :

Phải bảo đảm rằng mặt nền là cơ sở tốt để chịu máy ngoài ra phải chắc là mặt nền không nghiêng Nếu mặt nền không phẳng nó có thể tạo ra momen xoắn lên máy và như vậy làm gia công sai, kém chính xác

Ü Phạm vi bảo dưỡng :

Hãy chắc rằng có đủ khoảng trống gần máy để đặt băng tải phoi và thùng đựng dung dịch làm nguội Vui lòng xem bản vẽ của máy trong chương đặc điểm kỹ thuật Hơn nữa để lại đủ không gian đằng sau máy cho một số công việc sau này phải thực hiện ngoài máy

III SỰ NỐI ĐẤT :

Trang 15

Chúng tôi xin giới thiệu chiều dài của dây nối đất càng ngắn càng hợp lý, vì nó sẽ tác động đến sự nối đất của máy NC

Phương pháp lắp đặt dây nối đất như sau :

1 Bên cạnh việc dùng những cực nối đất nhân tạo, nghĩa là ống hoặc thanh hoặc bàn, ống dẫn nước chính cũng được sử dụng Nhớ đặt cực tiếp đất ở nơi thuận tiện để có thể kiểm tra đều đặn

2 Dây nối đất phải được hàn và gắn chặt với cực tiếp đất Chú ý : không thêm vào cầu chì hoặc công tắt vào dây nối đất

3 Nếu dùng bản đồng như cực nối đất, bề dày của tấm bản tối thiểu phải là 1,5

mm và tổng diện tích của nó tối thiểu là 0,2 m2 ( hoặc 2,2 in2 , nó sẽ có hiệu quả hơn nếu trên 4,4 in2 )

4 Nếu vật liệu làm cực tiếp đất là 1 bản bằng sắt, thì bề dày tối thiểu là 6mm và tổng diện tích không nhỏ hơn 0,2 m2 ( hoặc 2,2 in2 )

5 Nếu vật liệu là thanh sắt hoặc thép thì đường kính tối thiểu là 19 mm Nếu thỏi này được thấm đồng thì d >= 15 mm Chiều dài của các thanh tối thiểu là 2m, sẽ hiệu quả hơn khi dùng thanh 3m Thanh nên được chôn không đáng kể ở dưới mặt đất Nếu khó khăn trong việc chôn thẳng xuống thì chôn nó dưới mặt đất theo chiều ngang ở độ sâu 1,5 m

6 Giữa điện trở của điện áp vào và dây nối đất nên dưới 50 Ω Nếu không thì khi đó 2 cực tiếp đất được sử dụng Khoảng cách giữa 2 cực tối thiểu là 18m và 2 cực nên nối với nhau Dây nối giữa 2 cực tối thiểu phải cùng kích thước với dây nối đất

7 Kẽm hoặc đồng là vật liệu thường được dùng cho điện cực Điện cực không nên được phủ lên với vật liệu cách điện

8 Mỗi máy phải có điện cực rõ ràng

IV CÁCH ĐỀ PHÒNG KHI NỐI ĐẤT :

a Tấm kim loại nên chôn dưới mặt đất tối thiểu 1,5 m

b Dây nối đất nên chôn theo chiều tối thiểu 1 m theo vị trí thẳng đứng Nếu dây nối đất bị hở thì nó phải được bọc lại bằng 1 bản gỗ

c Điện cực nên chôn sâu tối thiểu 1m xa những chất dẫn bằng kim loại

d Cấm nối dây nối đất với dây ống dẫn khí

V YÊU CẦU VỀ NĂNG LƯỢNG :

Là yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất, dây nguồn phải đúng dày, bề dày chính xác, vì cái này sẽ ảnh hưởng đến tổng năng lượng mà máy đang nhận :

Tiếp theo là yêu cầu về điện áp của máy :

̇ Hiệu điện thế trong khoảng ± 10% của mức đưa vào

̇ Hiệu điện thế trong cả 3 pha phải trong khoảng ± 3% của nhau

̇ Tần số điện là 50 Hz hoặc 60 Hz ± 1 Hz

VI THÁO CÁC MỐI GHÉP CHẶT VÀ VỎ CHỐNG GỈ :

̇ Tháo mối ghép ở phía bên trái đường trượt của cánh cửa bằng cách nới lỏng 2 bulông bằng cờ lê

Trang 16

̇ Tháo những mối ghép ở phía trên bên trái của những cánh cửa bên phải Dùng khóa lục giác hoặc dùng khóa mở để mở đai ốc và bulông trên những cánh cửa

̇ Tháo mối ghép ở trước và sau ụ chống tâm

̇ Phía trước và sau ụ chống tâm bằng cách nhuộm vàng những mối ghép trước khi được phân phát, bạn phải tháo đai ốc bằng khóa 6 cạnh 14 mm và lấy những mối ghép, gồm 2 miếng riêng lẻ

̇ Lấy mối ghép ở góc dưới bên phải của bộ phận trên mâm

̇ Lấy bulông 6 cạnh trên turret unit và băng trượt và lấy mối ghép, 1 miếng riêng

̇ Lấy miếng ghép và gỗ ở phía dưới bên trái của bộ phận trên mâm

̇ Dùng khóa 6 cạnh tháo bulông kẹp chặt trên bộ phận trên mâm, rồi lấy tấm ghép và miếng gỗ trong rãnh chữ U

̇ Mở bulông kẹp chặt ở dưới hộp điện

Chú ý : Nếu phải dời máy sau khi lắp đặt, vui lòng gắn tất cả mối ghep trở lại máy

VII CHUẨN BỊ MÁY TRƯỚC KHI CHẠY THỬ :

̇ Sau việc lắp máy và việc tháo những mối ghép chặt, cần thiết phải cạo sạch hỗn hợp chống gỉ, thêm dầu bôi trơn, kết nối nguồn, nối đất, kết nối các quạt và sau giai đoạn kiểm tra sự cung cấp nguồn và mức hiệu điện thế để biết rằng đã đủ năng lượng

̇ Có bột chống gỉ sét, mỡ bò để bôi lên mâm dao, đầu trục chính, đường trượt của ụ chống tâm, và tấm chắn bảo vệ nước bắn lên của trục Z là cái phải được làm sạch ban đầu

a Xem như giấy chống gỉ được ịn lên giấy, sau 3 phút thì bóc ra

b Đoiá với bột chống gỉ, lau sạch nó bằng vải,khăn Dùng chất conà để làm sạch lưu chất nếu cần thiết

c Đối với mỡ bò trên tấm chắn nước và đường trượt của trục Z, lau sạch nó bằng nùi giẻ,vải

VIII SỰ ĐỀ PHÒNG KHI LẮP ĐẶT :

̇ Xác địng vị trí lắp đặt máy Nên có một khoảng không gian thích hộp xung quanh máy để cửa mở ra mở vô và như thế một số công việc bảo trì có thể thực hiện một cách dễ dàng

̇ Độ cứng của mặt đất phải đủ yêu cầu

̇ Dầu chống gỉ và mỡ bò trên đường trượt phải được làm sạch hoàn toàn

̇ Những mối ghép giữ chặt mâm dao và những ụ chống tâm phải được lấy ra trước khi mở nguồn

̇ Với một số quạt làm mát được gắn bên trong máy, vị trí đặt quạt phải không có bụi và sương dầu

IX KẾT NỐI NGUỒN, NỐI ĐẤT VÀ MÁY QUẠT :

Trang 17

Chú ý !

1 Chỉ một ngừơi thợ điện đủ trình độ thi hành công việc nối dây cáp vào máy

2 Việc nối đất là cần thiết, nếu máy không được nối đất trước khi mở nguồn lúc đầu thì nó có thể làm người thợ bị điện giật

Trước khi cấp nguồn cho máy bạn phải tắt công tắc nguồn chính Tiếp theo đem dây vào trong tủ điện qua lỗ ở dưới tủ Nối dây điện với công tắc RST và nối dây nối đất đến nơi đã được ghi rõ

Kết nối nguồn thổi : nối ống thổi đến tấm liên kết của 3 điểm bên trái và gắn chúng lại như đóng sách

Vui lòng xem qua những điểm chú ý đặc biệt về cách bố trí dây điện và kiểm tra điện :

̇ Sau khi làm sạch máy và thêm dầu vào những bộ phận cần thiết

̇ Khi mở công tắc điện bên ngoài, đèn báo nguồn cung cấp ở trên tủ điện sẽ sáng

̇ Không kích cầu chì ngắt điện của tủ điện, quạt làm trong tủ điện và bộ phận làm mát động cơ trục chính có thểõ bắt đầu hoạt động

̇ Bật công tắc nguồn trên bảng điều khiển, màn hình hệ thống sẽ hiện ra trên CRT, ở bên trái dưới màn hình sẽ hiển thị chữ “NOT READY”, có nghĩa là hệ thống điều khiển chưa sẵn sàng

̇ Quay nút EMERGENCY STOP theo chiều kim đồng hồ và kéo nó ra

̇ Nhấn công tắc nguồn trên bảng điều khiển lần nữa, hệ thống điều khiển sẽ chuẩn bị trong 5 giây “NOT READY” sẽ không còn, CRT hiển thị màn hình vị trí

̇ Kiểm tra chiều quay của động cơ trục chính và phải chắc rằng nó quay cùng chiều với mũi tên chỉ thị, điều này là đúng Ngược lại, nếu không đúng, tắt nguồn và đổi 2 pha, và tắt cả nguồn bên ngoài Sau đó trao đổi 2 dây điện cho nhau và mở nguồn để kiểm tra pha

̇ Trả về 0 tất cả các trục

̇ Aùp suất đường ống thủy lực nên ở 35 kg/cm2

XI KIỂM TRA SỰ AN TOÀN :

a Kiểm tra an toàn trước khi cấp nguồn :

̇ Bảo đảm mỗi đai ốc giữ dây cáp điện phải được siết chặt

̇ Bảo đảm lỗ cắm của mỗi ổ cắm điện phải được siết chặt

̇ Bảo đảm ống thủy lực và những ống phải khóa chặt

̇ Nhập dòng điện vào và xác định hiệu điện thế

̇ Kiểm tra 2 lần để chắc rằng các mối ghép chặt được tháo gỡ hoàn toàn

b Kiểm tra sau khi cấp nguồn :

̇ Bảo đảm không có sự rò rỉ dầu

̇ Không để máy chạy tức thì sau khi mở nguồn Làm máy bơm dầu hoạt động bằng tay để bôi trơn đường trượt

Trang 18

̇ Phải chắc là dung dịch làm nguội trục chính hoạt động bình thường và bất kỳ lúc nào cũng dễ thấy trục chính quay từ cửa kính

̇ Kiểm tra tốc độ trục chính :

thử

200 vòng/phút

20 phút

500 vòng/phút

20 phút

1000 vòng/phút

20 phút

1500 vòng/phút

20 phút

XII ĐỊNH MỨC MACHINE BED :

Phải cấp nguồn để định mức machine bed

a Gắn kèm mặt định mức lên mâm dao (nó được dùng để giữ mức dầu là cái cần được kiểm tra của machine bed) Mặt được gắn phải cùng chiều như bề mặt trong của ổ chứa dao đến bề mặt ngoài của mâm dùng 2 bulông

b Chuyển băng tải phoi ở dưới máy để cho ngang với bulông đỡ

c Tháo những bulông dưới động cơ trục chính khi chúng không được sử dụng trong việc định mức và đỡ cho máy, chúng chỉ là 1 điểm tựa cho việc giữ động cơ

d Di chuyển theo trục X và làm giá dao ở vị trí tâm của trục

e Bây giờ điều chỉnh bulông đỡ từ từ từng bậc, trong khi đó kiểm tra mức cho đến khi máy đạt được mức mong muốn

f C

g Hơn nữa phạm vi của giá dao và phạm vi điều chỉnh của bulông nâng có lẽ

bị phụ thuộc cho đến khi mức dầu chỉ rõ rằng máy đã ngang với trục X và trục Y tại tâm và điểm cuối của machine bed

h Sau sự điều chỉnh cuối cùng phải bảo đảm là tất cả vòng đệm và bulông phải được siết chặt

i Một khi tất cả những bulông được kẹp chặt hãy để những bulông của động

cơ trục chính hạ xuống vì chúng đang chịu đựng sức nặng của động cơ

Trang 19

Phần 4 :

HƯỚNG DẪN CÁCH VẬN HÀNH

Trang 20

↑ : trở lên trang trước

↓ : xuống trang tiếp theo

Ü Phím con trỏ :

↑ : đưa con trỏ sang bên trái

↓ : đưa con trỏ sang bên phải

Ü Phím số và địa chỉ :

Để nhập chữ, số và các ký tự khác

Ü Phím RESET :

Nhấn phím này để trả lại đơn vị CNC hoặc tắt những tín hiệu

Ü Phím START / OUPUT : ( bắt đầu / xuất )

Nhấn phím này để bắt đầu lệnh MDI hoặc chu trình chạy tự động và xuất dữ liệu

Ü Phím INPUT : ( phím nhập )

Dùng để nhập dữ liệu

Ü Phím CAN ( cancel ) :

Nhấn phím này để xóa các ký tự, các ký hiệu trong bộ nhớ đệm

Ü Phím mềm ( SOFT key ) :

Tùy theo màn hình đặc tính , những phím mềm với những chức năng khác nhau, chức năng của phím mềm sẽ hiển thị phía dưới màn hình

Phím này dùng để trở về tình trạng ban đầu Nó có thể được sử dụng đối với mọi màn hình đặc tính

Phím này để hiển thị những chức năng chưa chưa được hiển thị

¬ Tại vị trí EDIT ( sửa đổi ) : sửa đổi và hiển thị chương trình trong bộ nhớ

¬ Tại vị trí MDI : nhập và hiển thị dữ liệu MDI

Page

cursor

Trang 21

¬ Tại vị trí AUTO PERFORM PROGRAM ( tự động thực hiện chương trình ) : hiển thị chương trình chấp hành

̇ MENU OFFSET ( bảng bù trừ ) : cài đặt và hiển thị giá trị bù trừ

̇ PARAM DGNOS ( parameter ) : cài đặt và hiển thị thông số

̇ OPR ALARM : hiển thị con số tín hiệu và cài đặt phần mềm bảng hoạt động

̇ AUXGRAPH : hiển thị biểu đồ

Chú ý : nếu bất kỳ phím chức năng nào được nhấn cùng lúc với phím CAN ( phím xóa ) thì màn hình hiển thị sẽ mất Nếu điều này xảy ra, nhấn bất kỳ 1 phím chức năng để màn hình hiển thị lại Nếu máy đang hoạt động trong một thời gian dài mà không có sự khác biệt thì màn hình sẽ tự động tắt và chuyển sang chế độ bảo vệ màn hình

Chức năng bàn phím LCD / MDI

và tắt nguồn )

Để mở và tắt nguồn

tín hiệu …

không biết chắc về hoạt động của 1 phím MDI

tùy theo từng màn hình đặc tính Những phím mềm hiển thị phía dưới màn hình LCD

5 Những phím số và địa chỉ Để nhập chữ, số và những ký

tự khác

6 SHIFT ( phím hoán đổi) Một số phím có 2 ký tự trên

mặt trên của chúng Nhấn phím SHIFT để hoán đổi những ký tự

số được nhấn, dữ liệu được nhập vào bộ nhớ đệm và nó được hiển thị trên màn hình LCD Để sao chép dữ liệu trong bộ nhớ đệm đến bảng bù trừ v.v…, nhấn phím INPUT Phím này tương đương với

Trang 22

phím INPUT của những phím mềm, nhấn 1 trong 2 phím đó đều cho ra cùng 1 kết quả

đứng trước con trỏ

↓ chuyển màn hình LCD hướng lùi

Những phím chức năng :

Những phím chức năng được quy định để lựa chọn đặc tính màn hình hiển thị Những phím chức năng sau được quy định trong bảng MDI :

̇ POS (position) : hiển thị màn hình vị trí

̇ PROG (program) : hiển thị màn hình chương trình

̇ OFFSET SETTING : hiển thị màn hình bù trừ / cài đặt

̇ SYSTEM : hiển thị màn hình thông báo

̇ GRAPH : hiển thị màn hình đồ thị

II CHÚ THÍCH VỀ BẢNG ĐIỀU KHIỂN :

Ü Khóa bảo vệ chương trình :

Khi khóa này ở vị trí :

Trang 23

EDIT : cho phép soạn thảo chương trình và cài đặt sự tự chuẩn đoán Trên cơ sở vận hành tự động, thừa nhận sự cài đặt của SINGLE BLOCK (từng dòng), OPTIONAL STOP (dừng có điều kiện), xóa dòng lệnh, cắt và không cắt

PANEL : để thiết lập chương trình DRY RUN (chạy khô), phím giúp đỡ (AFL), (ABS), bỏ việc dừng khẩn cấp (EMERGENCY RELEASE), (SRN), khóa máy bật tắt sự tự động ngắt nguồn

MODE ( khóa lựa chọn chế độ )

Khóa lựa chọn chế độ được dùng để chọn chế độ hoạt động

̇ Nhập chương trìng vào trong bộ nhớ của máy tính

̇ Gọi chương trình từ bộ nhớ để biên soạn như sửa đổi, chèn vào, xóa, kiểm tra)

Ü AUTO (tự động) : máy tính chạy chương trình nhờ bộ nhớ

Ü TAPE : chạy chương trình bởi băng đục lỗ (RS23 )

Ü MDI : nhập 1 chương trình tạm thời vào trong máy tính dưới chế độ MDI Chương trình được nhập trong chế độ MDI là chương trình duy nhất sẽ được thực hiện, sau khi thực hiện xong nó sẽ bị xóa khỏi bộ nhớ Nếu muốn dùng tiếp phải nhập lại lần nữa

(MPG : manual pulse generator có thể sử dụng được, và ở chế độ này nên lựa chọn cho phù hợp những tỷ lệ sau :

̇ X1 : mỗi vạch của vòng xoay tay tương ứng với 0.001 mm

̇ X10 : mỗi vạch của vòng xoay taytương ứng với 0.01 mm

̇ X100 : mỗi vạch của vòng xoay tay tương ứng với 0.1 mm

1 Khi ở chế độ này, dùng các phím chỉ hướng (Z+, Z-, X+, X-) để di chuyển mâm dao

2 Tốc độ di chuyển của mâm dao được điều khiển bởi núm xoay điều chỉnh tỷ số tốc độ cắt để di chuyển theo ý muốn

3 Đưa trục X về 0, di chuyển về bên trái của ụ định tâm, sau đó chọn chế độ này, sử dụng phím chỉ hướng để di chuyển ụ định tâm

Trang 24

Ü RPD (rapid : dao di chuyển rất nhanh)

1 Ở chế độ này, mâm dao cũng được di chuyển bằng phím chỉ hướng

2 Tốc độ di cuyển của mâm dao được điều khiển bởi núm xoay điều chỉnh tỷ số tốc độ chạy dao nhanh để di chuyển theo ý muốn

Ü ZRN ( Zero Return ) : ở chế độ này, mâm dao sẽ di chuyển về gốc tọa độ của máy

Núm xoay này có thể điều chỉnh tỷ số của tốc độ chạy dao nhanh từ F0 đến 100% Tốc độ tại vị trí 100% :

X : 18000 mm/phút

Z : 15000 mm/phút

̇ Tỷ số tốc độ cắt có thể tăng từng khoảng 10% từ 0% đến 150% Chú ý : khi vượt quá 150%, tỷ số này vẫn được giữ ở mức 150%

̇ Tốc độ chậm dựa trên sự vận hành bằng tay, núm xoay này có thể được sử dụng để thay đổi tốc độ từ 0 đến 1500 mm/phút Lưu ý : đối với chu trình tạo lỗ ( G74, G84 ), tỷ số tốc độ này không có giá trị

Núm xoay này chỉ dùng dưới chế độ chạy tự động ( bao gồm chế độ MDI ) Nó có thể điều chỉnh từng khoảng 10% từ 50% đến 120%

Công tắc này dùng để khởi động trục chính bằng tay,

a Sau khi nhấn công tắc khởi động ở phía trước, trục chính sẽ quay theo chiều kim đồng hồ, tốc độ quay được điều khiển bởi núm xoay điều chỉnh tốc độ quay bằng tay

Trang 25

b Nhấn nút khởi động ở phía sau, trục chính sẽ quay theo chiều ngược lại

c Trước khi đổi chiều quay, phải nhấn công tắc dừng trục chính ( STOP ), nếu không nó sẽ làm máy không hoạt động

Núm xoay này chỉ dùng trong chế độ hoạt động bằng tay để điều chỉnh tốc độ trục chính

a Xoay về bên phải, tốc độ trục chính sẽ tăng lên

b Xoay về bên trái, tốc độ trục chính sẽ giảm xuống

c Trước khi khởi động trục chính, tốt hơn là chỉnh tốc độ quay chậm để bảo đảo an toàn cho trục chính và giảm tải trên trục chính

a Chọn chế độ điều khiển bằng tay, sau đó nhấn nút thay dao, mâm dao sẽ quay đến dao được chọn

muốn thay Một khi núm xoay chỉ dao muốn thay, sau đó nút thay dao được nhấn và mâm dao sẽ quay đến dao được chọn

Ü Phím chọn trục :

Phím chọn này được dùng để chọn trục quy định Nó được sử dụng dưới những điều kiện sau : chế độ trở về 0 ( ZRN : zero return ), chế độ di chuyển chậm ( JOG MODE ), chế độ chạy dao nhanh ( RAPID feedrate MODE ) và chế độ điều khiển bằng tay ( HANDLE )

Phím này được dùng để điều khiển sự di chuyển của ụ định tâm, và chỉ nên sử dụng khi trục chính đã dừng, trong khi đó, trục X nên ở vị trí 0, sau đó di chuyển theo phương Z để di chuyển rãnh chữ U dưới mâm dao về bên trái một khoảng lớn hơn 50 mm so với ụ định tâm Và sau đó chọn 1 trong những chế độ chạy chậm ( JOG ), hoặc chạy rất nhanh ( RAPID ), hoặc trả về 0 ( ZRN ), như thế những trường hợp dưới đây có thể xảy ra :

Trang 26

a Phím lùi ụ định tâm :

Dưới điều kiện được ghi ở trên, nhấn nút này một cách liên tục, mâm dao sẽ di chuyển về bên phải một cách chậm chạp ( tỷ lệ di chuyển phù hợp với núm xoay điều chỉnh tốc độ nhanh ( RAPID ) hay tốc độ chậm ( JOG ) ) Khi rãnh U dưới mâm dao tới gần Pittông, tốc độ sẽ tự động giảm và ngừng hẳn, trong khoảng thời gian ngắn đó, Pittông sẽ chèn vào trong rãnh U và kẹp chặt lại Bây giờ ụ định tâm có thể kéo theo mâm dao di chuyển ( khi đó, tốc độ di chuyển phải cố định ở F25 của tốc độ chạy dao nhanh ), nên nhả nút này trong 2 giây và Pittông sẽ tự động lui lại, và ụ định tâm sẽ được khít lại một cách tự động

Trước khi sử dụng nút này, di chuyển ụ định tâm trở lại, sau đó nhấn nút đẩy ụ

ra ( không giữ quá 2 giây, nếu không Pittông sẽ lui lại)

Những phím này điều khiển sự tiến ra và lùi về của ống định tâm, có thể sử dụng ở mọi chế độ, nhưng trục chính nên ngừng quay

c Nhấn phím này để ống chạy chậm, mỗi lần nhấn, ống sẽ giảm

1 bậc và sau đó ngừng hẳn

Lưu ý : khi đang kẹp phôi bằng cách đẩy nhẹ, bạn cần phải nhấn phím ra ống để kẹp phôi chính xác, không thể xử lý phôi bằng sự kẹp chậm

Ü Phím chỉ hướng :

Xoay chế độ tại một trong những vị trí chạy dao chậm ( JOG ), hoặc chạy dao nhanh ( RAPID ), hoặc trả về 0 (ZRN ), như thế phím này mới có giá trị, tiếp theo chọn trục muốn di chuyển với phím chọn trục

a Nhấn phím bên trái, mâm dao đi về bên trái ( Z− )

b Nhấn phím bên phải, mâm dao đi về bên phải ( Z+ )

c Nhấn phím bên trên, mâm dao đi lên ( X+ )

d Nhấn phím bên dưới, mâm dao đi xuống ( X− )

Trang 27

Chú ý : khi chọn chế độ trả về 0 ( ZRN ), nhấn X+ hoặc Z+ một cách liên tục thì mâm sẽ trở về 0 bởi tốc độ được chọn của núm xoay điều chỉnh tốc độ chạy dao nhanh ( F0, F25, F50, F100 ) Khi tới vị trí 0 thì đèn báo về 0 sẽ sáng Xin lưu ý : phương thức trở về 0 sẽ được giải thích ở phần sau

và phím chỉ trục :

Đặt ở chế độ MPG tại 1 trong 3 số tỷ lệ ( X1, X10, X100 ), khi đó vòng xoay tay có thể sử dụng được

e Quay sang phải, mâm dao đi theo hướng “+”

f Quay sang trái, mâm dao đi theo hướng “−”

g Trước khi xoay MPG, sử dụng phím chọn trục

Ü Cửa liên động an toàn :

Nếu cửa an toàn không đóng, trục chính có thể không khởi động được Nếu cần thiết phải khởi động trục chính với cửa không đóng, khi đó hãy xoay khóa đến vị trí PANEL và nhấn nút SPARE ( không cần đến ) LED ( đèn LED ) trên phím sẽ sáng lên và bạn có thể khởi động trục chính với cửa mở Nếu sau đó cửa được đóng thì đèn LED sẽ tắt

Ü Nút điều khiển : ( CON )

Sau khi mở nguồn, nút điều khiển sẽ tự động bắt đầu khi máy chuẩn bị Nếu nút EMERGENCY STOP ( ngừng tức thì ) được nhấn thì nút điều khiển sẽ mất phản ứng, nó có thể hoạt động trở lại bằng cách nhả nút dừng khẩn cấp ra, tắt và mở nguồn hoặc chỉ đơn giản là nhấn nút

Xoay đến 1 thì đèn sáng, xoay đến 0 thì đèn tắt

Ü Nút bắt đầu chương trình ( ST : start ) và nút dừng tạm thời :

Trang 28

a Đặt núm xoay ở chế độ vận hành tự động ( thực hiện tự động, nhập bằng tay ), sau đó nhấn nút bắt đầu chương trình Máy sẽ bắt đầu chạy tự động theo chương trình ( lúc đó, đèn báo bắt đầu sẽ sáng lên, và khi kết thúc chương trình đèn sẽ tắt )

động của mâm dao sẽ dừng tức thì ( nhưng trục chính sẽ không dừng ), nhấn nút bắt đầu chương trình lần nữa, chương trình sẽ tiếp tục từ chỗ đã dừng

Chú ý : Nếu mâm cặp chưa kẹp chặt và cửa an toàn chưa đóng một cách đúng đắn, nút bắt đầu chương trình sẽ không thực hiện chức năng

a Nhấn nút dừng khẩn cấp thì nguồn cung cấp trong hệ thống servo sẽ bị cắt và như thế máy sẽ dừng

b Để ngắt nút dừng khẩn hãy xoay nút theo chiều kim đồng hồ và nút sẽ bật trở ra Sau đó nhấn nút điều khiển ( CON ) và trả về 0

Chú ý : khi muốn dừng máy chỉ việc nhấn nút dừng khẩn cấp và sau đó tắt bảng điều khiển rồi tắt nguồn cung cấp

Ü Những đèn báo lỗi :

Lỗi 1 : báo hiệu 1 sự hỏng hóc với bộ phận trục chính

? Lỗi 2 : báo hiệu 1 lỗi hoạt động hoặc lỗi bộ phận phụ của trục X, Z

Lỗi 3 : báo hiệu dầu bôi trơn ở mức thấp trong thùng

Ü Đèn báo trả về 0 :

Trang 29

Có 2 đèn báo khi trả về 0 Những đèn náy sẽ sáng khi tất cả các trục được trả về 0 Để trở về điểm gốc máy xin vui lòng xem phần trả về 0

a Đèn này chỉ sáng khi mâm cặp kẹp đủ chặt bởi công tắc chân hoặc do chương trình Trục chính sẽ không quay khi đèn chưa sáng

b Nếu đèn báo mâm cặp không sáng, khi đó trục chính sẽ không thể quay

Dù làm nguội bằng chương trình hay bằng tay, một khi dầu được phun ra ngoài thì đèn sẽ sáng

Ü Chạy khô ( dry run ) :

Trước khi bắt đầu, chương trình cần phải thử bằng cách cho chạy khô Nhấn phím này để bắt đầu chạy khô Chức năng củc chạy dao nhanh ( G00 ) và ăn dao ( G01, G02, G03 v.v… ) sẽ không có hiệu lực, nhưng máy vẫn di chuyển và tốc độ di chuyển được điều khiển bởi núm xoay điều chỉnh tốc độ Chú

ý : trước khi thủ tục cắt bắt đầu, phím này phải được thoát ra, như thế chương trình và tất cả các lệnh sẽ hoạt động một cách đúng đắn

Ü Khóa chức năng giúp đỡ ( AFL ) :

Khi khóa này mở, chức năng của M.S.T sẽ không có hiệu lực, nhưng các lệnh M00, M01, M02 và M03 vẫn có tác dụng

RELEASE ) :

Trên hành trình của 2 trục X, Z có 2 cữ riêng biệt Cái đầu tiên là cữ phần mềm, cái này được cài đặt trong các thông số điều khiển Cái thứ hai là cữ phần cứng, nó được cài đặt bởi 1 công tắc hành trình Nếu máy chạm vào cữ phần cứng khi đó trục sẽ bị chốt lại ( không chạy được ) Để thoát khỏi tình trạng này, có thể sử dụng phím này Đầu tiên, tắt máy, chuyển sang chế độ điều khiển bằng tay, sau

Trang 30

đó nhấn và giữ yên nút thoát khỏi tình trạng dừng khẩn cấp Bật công tắc nguồn và bằng cách vẫn giữ nút thoát dừng khẩn, dùng tốc độ ăn dao ( JOG feed ) hoặc vòng xoay tay ( MPG ) để di chuyển vào giữa trục ( gần đúng thôi ) và như thế tình trạng vượt giới hạn sẽ mất

Ü Từng dòng lệnh ( SBK : single block ) :

Khi nhấn nút này, dữ liệu trong dòng lệnh đơn sẽ được thực hiện ngay khi nút bắt đầu chương trình ( START ) được nhấn Trong vận hành tự động, một dòng lệnh được thực hiện và dòng kế tiếp sẽ được giữ trong bộ nhớ đệm Để thực hiện một chương trình với chức năng này, phải giữ nút bắt đầu chu trình ( CYCLE START ) cho đến khi kết thúc chương trình

Ü Dừng có điều kiện ( OSP : optional stop ) :

Khi nhấn nút này, M01 và một lệnh di chuyển trong cùng một dòng lệnh, lệnh di chuyển sẽ thực hiện trước, sau đó mới thực hiện M01ù

Ü Bỏ dòng lệnh đơn ( BDT : block delete ) :

Khi nút này : OFF ( không sáng ) : một dòng lệnh với vết sáng trong chương trình, dữ liệu vẫn được chấp hành

ON ( sáng ) : những dòng lệnh với vết sáng trong chương trình sẽ bị bỏ qua

Ü Dung dịch làm nguội :

Phím này có tác dụng ở mọi lúc Nếu nhấn phím có hình bàn tay thì dung dịch làm nguội sẽ được phun ra ngay lập tức Nếu nút kia được nhấn thì dung dịch chỉ phun khi có chương trình gọi nó

Ü Đèn báo sự dừng có điều kiện ( OSP ) :

Sau khi nhấn nút này, nếu có 1 lệnh M01 trong chương trình, tất cả hoạt động của máy sẽ dừng khi chương trình gặp lệnh M01 Đèn báo sự dừng có điều kiện sáng thì điều đó có nghĩa là chương trình đang ở tình trạng mà M01 gây ra

Ü Chia chương trình :

Trang 31

Chức năng này dùng để chia chương trình ra thành nhiều phần

Ü Khóa máy ( MLK : machine lock ) :

Chương trình thực hiện sau khi công tắc này được mở, hình vẽ minh họa trên CRT sẽ thay đổi, nhưng máy không nên chuyển động Tuy nhiên, những chức năng M.S.T ( quay trục chính, thay dao, phun dung dịch làm nguội v.v… ) thì vẫn đang thi hành Như kiểm tra chương trình NC

III PHƯƠNG THỨC VẬN HÀNH :

Ü Di chuyển dao bằng tay ( MPG ) :

Để dao đi tới ( + ), xoay MPG qua phải

Để dao đi lui ( - ), xoay MPG qua trái

Xác định trục muốn di

chuyển và lượng di

chuyển

Đặt ở chế độ X1, X10, X100

Xoay vòng xoay tay

Chọn lượng tốc độ ( X1, X10, X100 ).Những con số trên tương ứng với vạch chia nhỏ nhất của vòng xoay tay

Xoay qua phải để

di chuyển trục theo chiều dương

Xoay qua trái để di chuyển trục theo chiều âm

Trang 32

Ü Di chuyển trục ở chế độ chậm :

Đặt ở chế độ JOG

Chọn tỷ số tốc độ theo ý muốn

Nhấn nút tương đương với trục và hướng muốn

di chuyển

Đặt ở chế độ rất nhanh

Cài đặt lượng chạy

dao cho phép

Nhấn nút tương đương với trục và

hướng muốn di chuuyển

Trang 33

Ü Điều khiển bằng tay sự thay dao :

Phải chắc rằng dao đã được gắn chắc và đúng vị trí trước khi thay dao Đảm bảo những dao tiện ngoài không bị nhô ra ngoài quá nhiều trong trường hợp chạm vào mặt bảo vệ của trục Z, và lưu ý rằng chiều dài của dao tiện trong cũng như vậy, mũi khoan không gây cản trở những chấu mềm và mâm cặp Ngoài ra phải bảo đảm không có gì cản trở các bộ phận chuyển động

Ü Hệ thống di chuyển ụ định tâm :

̇ Thực hiện việc trả trục X về 0

̇ Di chuyển mâm dao về bên trái của ụ định tâm ( dừng rãnh U dưới mâm dao cách xa Pittông hơn 50 mm hoặc tại vị trí mà các khối sẽ không ấn vào nút giảm tốc độ)

̇ Chuyển sang chế độ điều khiển bằng tay

̇ Xoay tỷ số tốc độ cắt đến 150%

̇ Nhấn nút lùi ụ định tâm một cách liên tục, mâm dao sẽ di chuyển về bên phải, khi các khối ấn vào nút giảm tốc độ, sự di chuyển của mâm dao sẽ chậm lại và sau đó ấn tiếp vào nút dừng, mâm dao sẽ dừng Hai giây sau Pittông sẽ duỗi ra và kẹp chặt với rãnh U Nếu vẫn giữ ngón tay lên nút lùi ụ thì ụ định tâm sẽ kéo mâm dao đi về bên phải, nếu ngay lập tức nhấn qua nút tiến ụ, ụ sẽ chạy về bên trái Ngay khi ngón tay rời khỏi nút bấm trong 2 đến 4 giây, Pittông sẽ tự động lui lại, trong khi đó, ụ định tâm sẽ tự động được gắn chặt

̇ Nếu khoảng cách giữa rãnh U dưới mâm dao và Pittông nhỏ hơn 50 mm, mâm dao có thể ấn vào nút giảm tốc hoặc nút dừng Nhấn nút lùi ụ một cách liên tục, mâm dao sẽ không dừng và nó sẽ bám theo ụ, vì thế nên làm lại

Ü Sự điều chỉnh vị trí thụt vào của ống định tâm :

Chọn chế độ hoạt động bằng tay

Chọn số thứ tự dao

Nhấn nút thay dao

Trang 34

̇ Nhấn nút đẩy ống định tâm ra

̇ Xoay bulông màu đen ở phía sau ụ định tâm tới cái cữ mà bạn muốn đến

̇ Nhấn nút ụ định tâm lui về

Ü Gắn những chấu mềm :

1 Cài đặt những chấu mềm lên trên mâm cặp và cố định chúng chắc lại bằng những bulông qui định

2 Chuẩn bị một mũi khoan và gắn nó lên mâm dao với ống lót và ổ chứa dao

3 Đặt chế độ HANDLE X100

4 Di chuyển mũi dao đến gần chấu mềm

5 Chuyển sang X10

6 Tắt sự bảo vệ chương trình

7 Để cửa an toàn mở

8 Cho trục chính quay tới

9 Điều chỉnh đến tốc độ trục chính thích hợp

10 Nhấn nút POS ( position : vi trí )

11 Nhấn REL ( relative : tương đối )

12 Quay trục chính

13 Di chuyển đến mặt đầu của chấu mềm

14 Gõ chữ W và nhấn nút CAN, W của tọa độ tương đối sẽ cho giá trị 0

15 Xoay vòng xoay tay ( MPG ) đi tiếp vào bên trong của chấu mềm và chạm vào lỗ bên trong của chấu mềm

16 Gõ chữ U và sau đó nhấn nút CAN, tọa độ tương đối U sẽ cho giá trị 0

17 Di chuyển dao ra ngoài chấu mềm, đi theo phương Z để biết tọa độ của W

18 Xoay MPG cho trục X đến U2

19 Xoay MPG cho trục Z đến W-40.0

20 Xoay MPG cho trục X đến X0

21 Di chuyển theo phương Z ra xa trục chính

22 Tìm một đai ốc hay bulông có kích thước phù hợp

23 Kẹp chặt đai ốc với mặt trong của chấu mềm để không xảy ra rung động trong khi cắt

Trang 35

24 Xoay MPG và cắt những chấu mềm trên máy, mỗi chiều sâu cắt khoảng 2

→ 3 mm, cắt đến khoảng cách yêu cầu để kẹp chặt

25 Lấy đai ốc ra

26 Kẹp phôi trong những chấu mềm và phải bảo đảm là mọi thứ đã đạt yêu cầu

Chú ý : khi cắt các chấu mềm nên cắt dư ở góc một khoảng từ 1 → 2 mm, như thế sẽ không gây cản trở khi kẹp chặt phôi

Ü Tâm ụ định tâm :

̇ Lau sạch lỗ bên trong ống định tâm

̇ Lau sạch mũi đầu

̇ Gắn mũi nhọn vào ống

¬ Tháo mũi chống tâm :

1 Gắn một cái thanh vào trong lỗ của vít điều chỉnh phía sau ống định tâm

2 Lấy tay giữ cái thanh

3 Bây giờ gõ vào cái thanh

Ü Xác định gốc tọa độ gia công :

Thông thường gốc làm việc là mặt đầu của phôi

̇ Mang dao tiện tinh đến phôi Bây giờ đem dao đến gần phôi và dùng nó để cắt bề mặt A (xem hình dưới ) Không được cắt quá nhiều, chỉ vừa đủ để có 1 bề mặt nhẵn bóng (cỡ 0.5 mm) Chỉ thoát dao theo phương X, không được đi theo phương Z và sau đó dừng trục chính

Trang 36

̇ Một khi trục chính đã dừng Nhấn nút bảng chọn bù trừ ( MENU OFFSET ) trên bảng điều khiển Tiếp theo nhấn nút WORK SHIFT ( W.SHIFT ) Bây giờ trên màn hình xuất hiện dòng sau :

MZ 0

Sau đó nhấn nút INPUT ( nhập vào )

̇ Khởi động lại trục chính Bây giờ đưa dao tới gần phôi và cắt bề mặt B bằng tay ( như hình trên ) Không được cắt quá nhiều, chỉ vừa đủ để có 1 bề mặt nhẵn bóng ( cỡ 0.5 mm ) Chỉ thoát dao theo phương Z, không được theo phương X và sau đó dừng trục chính

̇ Sử dụng 1 dụng cụ đo đường kính d ( hình trên ) của phôi Bây giờ nhấn nút OFFSET trên bảng điều khiển Nhấn nút WORK SHIFT Bây giờ trên màn hình xuất hiện dòng sau :

MX ( “Distance d” ) Chú ý*

Sau đó nhấn INPUT

Lập lại tiến trình này cho mọi dao

Chú ý* : đối với hệ điều khiển 18T thì phương thức cũng tương tự, nhưng ở mức độ khác Đầu tiên nhập X0 sau đó nhấn [ MEASURE ] trên những phím mềm

Ü Cài đặt sự kẹp chặt ( cho 0T ) :

̇ Chuyển sang chế độ vận hành bằng tay ( MDI )

̇ Tắt khóa bảo vệ chương trình

̇ Nhấn PRGRM ( program : chương trình )

̇ Nhấn phím mềm MDI

̇ Gõ vào M65 hoặc M66, M65 để kẹp chặt mặt ngoài cò M66 để kẹp chặt mặt trong

̇ Nhấn INPUT

̇ Nhấn OUPUT / START

Ü Cài đặt sự kẹp chặt cho 18T :

̇ Chuyển sang chế độ điều khiển bằng tay ( MDI )

̇ Tắt khóa bảo vệ chương trình

̇ Nhấn PRGRM

̇ Nhấn phím mềm MDI

Trang 37

̇ Gõ vào M65 hoặc M66 và dấu ; (EOB : end of block )

̇ Nhấn INSERT

̇ Sau đó nhấn CYCLE START

Ü Những biện pháp đề phòng trước khi vận hành tự động :

̇ Những điều dưới đây cần được kiểm tra trước khi vận hành tự động :

̇ Phôi đã được kẹp chặt vào mâm cặp và đèn báo mâm cặp sáng

̇ Dao đã được đặt đúng vị trí trên mâm dao

̇ Lượng bù trừ bán kính mũi dao đã được cài đặt chưa, nếu chưa thì hủy nó ở chế độ điều khiển bằng tay

̇ Đã tắt chức năng chạy khô chưa ?

̇ Núm xoay chỉnh tỷ số tốc độ cắt có nằm ở 100% không ?

̇ Đèn khóa máy tắt chưa ?

̇ Chương trình có đúng cho phôi này không ?

̇ Aùp lực ở mâm cặp có đủ đối với tốc độ trục chính

Ü Biện pháp đề phòng trước khi bắt đầu chương trình :

̇ Sau khi nhập chương trình, vui lòng kiểm tra chương trình 2 lần để biết

̇ Tọa độ X, Z phải đúng

̇ Dấu chấm thập phân phải ở đúng vị trí

̇ Dấu dương ( + ) và âm ( - ) phải rõ ràng

̇ Khoảng cách cho việc thay dao đã đủ

Ü Phương pháp kiểm tra chương trình ( phần 1 ) :

̇ Kẹp mâm cặp va xem đèn báo kẹp chặt có sáng không

̇ Đặt trong chế độ SINGLE BLOCK ( từng dòng ), OPTIONAL STOP ( dừng có điều kiện ), PROGRAM TEST ( kiểm tra chương trình ) Sau khi bầm nnút thử chương trình, G00 và G01 sẽ mất chức năng nhưng sự di chuyển của mâm dao vẫn điều khiển được bằng nút xoay điều chỉnh tỷ số tốc độ cắt

̇ Xoay tỷ số chạy dao nhanh đến F0

̇ Xoay tỷ số tốc độ cắt đến 0%

̇ Nhấn START ( bắt đầu ), xem giá trị còn lại của X, Z từ phím mềm [ CHECK ] Sau khi kiểm tra giá trị còn lại ( hướng và khoảng cách mà mâm di chuyển ); tăng tỷ số ăn dao lên nếu muốn

̇ Trong chế độ từng dòng ( SINGLE BLOCK ) máy sẽ dừng sau mỗi dòng lệnh, vì vậy để tay trái gần nút CYCLE START, trong khi đó tay phải dùng để điều khiển tốc độ ăn dao

̇ Chạy chương trình cho đến khi đèn báo kết thúc chương trình sáng, nếu có tình trạng khẩn cấp, nhấn nút dừng tức thì bất cứ lúc nào

Ü Phương pháp kiểm tra chương trình ( phần 2 ) :

̇ Thoát khỏi chế độ SINGLE BLOCK

̇ Chỉnh tỷ số tốc độ cắt đến 30% ( khi mà nút kiểm tra chương trình conø hiệu lực, G00 và G01 sẽ không có tác dụng trong chương trình )

Ngày đăng: 13/08/2013, 17:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

G66 Gọi hình thức macro thông thường - Sổ tay vận hành cho máy tiện
66 Gọi hình thức macro thông thường (Trang 9)
̇ Lệnh G nhóm 00 là lệnh không hình thức. Nó phải được ghi rõ trong dòng lệnh thì mới có hiệu lực - Sổ tay vận hành cho máy tiện
nh G nhóm 00 là lệnh không hình thức. Nó phải được ghi rõ trong dòng lệnh thì mới có hiệu lực (Trang 10)
̇ MENU OFFSET ( bảng bù trừ ): cài đặt và hiển thị giá trị bù trừ. ̇PARAM DGNOS ( parameter ) : cài đặt và hiển thị thông số - Sổ tay vận hành cho máy tiện
b ảng bù trừ ): cài đặt và hiển thị giá trị bù trừ. ̇PARAM DGNOS ( parameter ) : cài đặt và hiển thị thông số (Trang 21)
Chương trình thực hiện sau khi công tắc này được mở, hình vẽ minh họa trên CRT sẽ thay đổi, nhưng máy không nên chuyển động - Sổ tay vận hành cho máy tiện
h ương trình thực hiện sau khi công tắc này được mở, hình vẽ minh họa trên CRT sẽ thay đổi, nhưng máy không nên chuyển động (Trang 31)
̇ Một khi trục chính đã dừng. Nhấn nút bảng chọn bù trừ ( MENU OFFSE T) trên bảng điều khiển - Sổ tay vận hành cho máy tiện
t khi trục chính đã dừng. Nhấn nút bảng chọn bù trừ ( MENU OFFSE T) trên bảng điều khiển (Trang 36)
11. Khi tất cả dao đã hoàn tất, điều này có nghĩa là có 1 sự so sánh hình học giữa dao chuẩn và tất cả các dao khác - Sổ tay vận hành cho máy tiện
11. Khi tất cả dao đã hoàn tất, điều này có nghĩa là có 1 sự so sánh hình học giữa dao chuẩn và tất cả các dao khác (Trang 41)
Ü G73 chu trình tiện thô theo 1 biên dạng chuyển động (tiện chép hình) Cấu trúc:  - Sổ tay vận hành cho máy tiện
73 chu trình tiện thô theo 1 biên dạng chuyển động (tiện chép hình) Cấu trúc: (Trang 48)
II. Chú thích về bảng điều khiển 22 - Sổ tay vận hành cho máy tiện
h ú thích về bảng điều khiển 22 (Trang 74)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w