Điều tra vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự đầu quan trọng đối với việc làm sáng tỏ toàn bộ sự thật khách quan của vụ án hình sự, tạo cơ sở cho việc truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội và không bỏ lọt tội phạm. Vì vậy, pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và các nước trên thế giới, đều quy định chặt chẽ về chính trị, thủ tục điều tra vụ án hình sự. Tuy nhiên, do hoạt động điều tra có bản chất là hoạt động nhận thức về sự kiện phạm tội đã xảy ra trong quá khứ nên không thể tránh khỏi những sai lầm. Trong một số trường hợp không thu thập được đầy đủ tài liệu chứng cứ để kết luận tội phạm và người phạm tội do vi phạm các quyết định của pháp luật tố tụng hình sự làm cho việc điều tra vụ án không được khách quan, đã dẫn đến trường hợp viện kiểm sát với tư cách là cơ quan truy tố tội phạm hoặc Tòa án tư cách là cơ quan xét xử vụ án phải trả hồ sơ vụ án điều tra bổ sung nhằm khắc phục những thiếu sót, tồn tại trong giai đoạn điều tra trước đó để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Chính vì vậy, luật một số nước trong đó có Việt Nam còn có chế định “ Trả hồ sơ để điều tra bổ sung” giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.
Trang 1MỤC LỤC
DANH SÁCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT 2
MỞ BÀI 3 NỘI DUNG 3
I Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ điều tra bổ sung 3
1 Khái quát về trả hồ sơ điều tra bổ sung 3
2 Căn cứ để trả hồ sơ điều tra bổ sung 5
II Thực tiễn thực hiện trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam 7
1 Đánh giá chung về việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo pháp luật tố tụng hình sự năm 2003 7
2 Nguyên nhân của tình trạng trả hồ sơ để ĐTBS giữa các cơ quan tiến hành tố tụng 10 III Một số giải pháp góp phần hạn chế trả hồ sơ để điều tra bổ sung 12
1 Hoàn thiện sửa đổi bổ sung các điều luật trong luật tố tụng hình sự năm 2003 12
2 Nâng cao trách nhiệm và năng lực, trình độ nghiệp vụ của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán 13
3 Xử lý trách nhiệm đối với những người tiến hành tố tụng khi để xảy ra việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung 14
4 Quản lý việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung 14
5 Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng để hạn chế việc trả lại hồ sơ ĐTBS 15 KẾT LUẬN 17 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 2DANH SÁCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003
VKS : Viện kiểm sát
CQĐT : Cơ quan điều tra
ĐTV : Điều tra viên
HĐXX : Hội đồng xét xử
KSV : Kiểm sát viên
BLHS : Bộ luật Hình sự
VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
ĐTBS : Điều tra bổ sung
Trang 3MỞ BÀI.
Điều tra vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự đầu quan trọng đối với việc làm sáng tỏ toàn bộ sự thật khách quan của vụ án hình sự, tạo cơ sở cho việc truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội
và không bỏ lọt tội phạm Vì vậy, pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và các nước trên thế giới, đều quy định chặt chẽ về chính trị, thủ tục điều tra vụ án hình sự Tuy nhiên, do hoạt động điều tra có bản chất là hoạt động nhận thức về sự kiện phạm tội đã xảy ra trong quá khứ nên không thể tránh khỏi những sai lầm Trong một số trường hợp không thu thập được đầy đủ tài liệu chứng cứ để kết luận tội phạm và người phạm tội do vi phạm các quyết định của pháp luật tố tụng hình sự làm cho việc điều tra vụ án không được khách quan, đã dẫn đến trường hợp viện kiểm sát với tư cách là cơ quan truy tố tội phạm hoặc Tòa án tư cách là cơ quan xét xử vụ
án phải trả hồ sơ vụ án điều tra bổ sung nhằm khắc phục những thiếu sót, tồn tại trong giai đoạn điều tra trước đó để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự Chính vì
vậy, luật một số nước trong đó có Việt Nam còn có chế định “ Trả hồ sơ để điều tra bổ sung” giữa các cơ quan tiến hành tố tụng
NỘI DUNG.
I Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ điều tra bổ sung
1 Khái quát về trả hồ sơ điều tra bổ sung
Những nguyên tắc được xác định trong tố tụng hình sự là tiền đề và cơ sở để xây dựng nhiệm vụ cũng như mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng Điều
1 BLTTHS năm 2003 quy định : “Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng” Do đó, mỗi cơ
quan tiến hành tố tụng có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nhất định nhưng có quan hệ phối hợp với nhau, chế ước lẫn nhau trong quá trình giải quyết vụ án hình sự
Đối với nhiệm vụ “ điều tra bổ sung” theo yêu cầu của VKS hoặc tòa án yêu
cầu CQĐT, ĐTV thực hiện theo đúng yêu cầu đã nêu trong quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của VKS và Tòa án
Trang 4Điều 168 BLTTHS năm 2003 quy định về việc VKS ra quyết định trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung được thực hiện trong thời gian truy tố quy định tại Khoản 1 Điều 166 BLTTHS
Thẩm phán được phân công nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự sơ thẩm ra quyết định trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung trong thời hạn quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 176 BLTTHS Trong quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung, Thẩm phán cần nêu rõ thuộc trường hợp nào quy định tại các điểm a,b,c Khoản 1 Điều
179 BLTTHS và những vấn đề cụ thể cần điều tra
CQĐT có trách nhiệm điều tra bổ sung theo yêu cầu của Tòa án; nhưng khi Tòa
án trả hồ sơ theo quy định tại Điều 179 BLTTHS thì Tòa án phải ra quyết định trả
hồ sơ cho VKS mà không trả trực tiếp cho CQĐT Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn đến đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án thì CQĐT, VKS ra quyết định đình chỉ theo thẩm quyền quy định tại Điều 164 và Điều 169 BLTTHS Nếu kết quả điều tra
bổ sung không làm thay đổi quyết định truy tố và chuyển lại hồ sơ cho Tòa án; nếu kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi quyết định truy tố thì VKS ra cáo trạng mới thay thế cáo trạng cũ và chuyển hồ sơ đến Tòa án để xét xử
Tại phiên tòa sơ thẩm, HĐXX cũng có thể ra quyết định yêu cầu điều tra bổ sung, quyết định này phải tuân thủ theo quy định tại Điều 199 BLTTHS Quyết định yêu cầu điều tra bổ sung phải được thảo luận và thông qua tại phòng nghị án
và lập thành văn bản
Chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung không được BLTTHS năm 2003 đặt trong giai đoạn xét xử phúc thẩm nhưng Khoản 1 Điều 246 BLTTHS có quy định “ ” Vấn đề “ bổ sung chứng cứ mới” cũng được phân chia thành hai giai đoạn trước khi xét xử phúc thẩm và tại phiên tòa phúc thẩm và cũng do hai chủ thể VKS
và Tòa án đưa ra yêu cầu Về bản chất thì vẫn là việc VKS và Tòa án yêu cầu bổ sung chứng cứ và nếu Tòa án yêu cầu bổ sung chứng cứ mới thì Tòa án phải trả hồ
sơ để CQĐT thực hiện bổ sung chứng cứ mới, nhưng Luật không quy định bổ sung chứng cứ mới phải thực hiện bằng một quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung Trong quyết định, bản án của mình Tòa án cấp phúc thẩm có quyền hủy bản án
sơ thẩm hoặc xét xử lại khi nhận thấy việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được ( Điều 250 BLTTHS)
Trang 5Trong thủ tục giám đốc thẩm cũng không đặt ra vấn đề trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhưng Hội đồng giám đốc có quyền hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để điều tra lại hoặc xét xử lại ( Điều 287 BLTTHS) Trong thủ tục tái thẩm, Hội đồng tái thẩm có quyền hủy bản án hoặc quyết định bị kháng nghị để điều tra lại hoặc xét xử lại ( Điều 298 BLTTHS)
Mặc dù mỗi cơ quan tiến hành tố tụng đều có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng đều có một trách nhiệm, mục đích chung là “ Xác định sự thật của vụ án” ( Điều 10 BLTTHS)
Xác định sự thật của vụ án vừa là nội dung vừa là bản chất của hoạt động tố tụng, là mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng nên khi yêu cầu điều tra bổ sung thì cơ quan có yêu cầu phải biết rõ yêu cầu điều tra bổ sung về nội dung gì; cần điều tra làm rõ tình tiết nào trong vụ án; cần thu thập thêm chứng cứ, tài liệu nào để đáp ứng yêu cầu chứng minh tội phạm mà không được yêu cầu điều tra bổ sung một cách chung chung
Như vậy, trả hồ sơ để điều tra bổ sung là chế định của luật tố tụng hình sự quy
định Viện kiểm sát hoặc Tòa án chuyển trả hồ sơ cho Viện kiểm sát hoặc cơ quan điều tra để điều tra thêm vụ án hình sự Theo các căn cứ được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự nhằm mục đích làm sáng tỏ vụ án hình sự, để Tòa án xét xử một cách công minh, chính xác, khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
2 Căn cứ để trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để bỏ sung khi nghiên cứu hồ sơ vụ vụ án phát hiện thấy:
Còn thiếu những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được;
Căn cứ này được quy định tại Khoản 1 Điều 168 và điểm a Khoản 1 Điều
179 BLTTHS Chứng cứ trong hồ sơ một vụ án hình sự là yếu tố quyết định để kết luận hành vi phạm tội của bị can, bị cáo Theo Thông tư liên tịch số 01/ 2010/ TTLT – VKSNDTC – BCA – TANDTC Hướng dẫn thi hành quy định của Bộ Luật
tố tụng hình sự về trả hồ sơ điều tra bổ sung quy định: “ “Chứng cứ quan trọng
đối với vụ án” quy định tại Khoản 1 Điều 168 và điểm a Khoản 1 Điều 179 BLTTHS là chứng cứ quy định tại Điều 64 của BLTTHS dùng để chứng minh một
Trang 6hoặc nhiều vấn đề quy định tại Điều 63 của BLTTHS và nếu thiếu chứng cứ này thì không thể giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện, đúng pháp luật”.Khi
nghiên cứu hồ sơ, Điều tra viên, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải phân biệt cái gì là chứng cứ còn vẫn đề nào thuộc lĩnh vực đánh giá chứng cứ để quyết định việc có trả hồ sơ để điều tra bổ sung hay không Nếu tổng hợp các chứng cứ thu được chưa đủ để xác định đối tượng chứng minh theo quy định của Điều 63 BLTTHS thì VKS, Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung
Nếu thấy thiếu chứng cứ quan trọng mà Tòa án có thể tự mình bổ sung được thì không phải trả hồ sơ điều tra bổ sung Không trả hồ sơ nếu thiếu chứng cứ quan trọng nhưng vẫn có thể truy tố xét xử được hoặc chứng cứ quan trọng không thể thu thập được nữa
Có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác hoặc có người đồng phạm khác.
Căn cứ này được quy định tại Khoản 2 Điều 168 và điểm b Khoản 1 Điều
179 BLTTHS Bị can, bị cáo phạm một tội khác là khác với tội mà Cơ quan điều tra khởi tố, Viện kiểm sát truy tố Mà không phải bị cáo phạm một tội khác mà ngoài tội mà Viện kiểm sát truy tố bị cáo còn phạm thêm tội hoặc bị cáo phạm tội khác bao gồm cả trường hợp bị cáo phạm tối khác với tội Viện kiểm sát đã truy tố
và bị cáo thêm tội
Có đồng phạm khác: trong nghiên cứu hồ sơ, KSV, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phát hiện còn có đồng phạm khác chưa khởi tố, truy tố ( người phạm tội khác là đồng phạm với bị cáo) thì ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung Nếu phát hiện có phạm tội, nhưng người này lại không phải đồng phạm theo quy định tại Điều 20 BLHS thì VKS, Tòa án không được trả hồ sơ bổ sung mà chỉ
có quyền khởi tố tại phiên tòa theo điều 104 BLTTHS
Mặt khác, trong những trường hợp nếu trên đã có quyết định tách vụ án của Cơ quan điều tra hay có căn cứ tách vụ án thì không trả hồ sơ điều tra bổ sung
Khi pháp hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng
Được quy định tại Khoản 3 Điều 168 BLTTHS và điểm c Khoản 1 Điều 179 BLTTHS Ngoài ra còn được quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/ 2010/ TTLT – VKSNDTC – BCA – TANDTC Hướng dẫn thi hành quy định của Bộ Luật
Trang 7tố tụng hình sự về trả hồ sơ điều tra bổ sung quy định: “ vi phạm nghiêm trọng thủ
tục tố tụng được hiểu là trong quá trình, điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan tiến hành
tố tụng, người tiến hành tố tụng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng , không đầy đủ các trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự quy dịnhđã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc làm cho việc giải quyết vụ án thiếu khách quan toàn diện”.
II Thực tiễn thực hiện trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo pháp luật tố
tụng hình sự Việt Nam.
1 Đánh giá chung về việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo pháp luật tố tụng hình sự năm 2003.
a) Thực trạng trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Theo báo cáo của VKS nhân dân Thành phố Hà Nội từ năm 2003 – 2007, Tòa
án thành phố Hà Nội và Tòa án các quận, huyện thuộc Thành phố Hà Nội trả hồ sơ
để điều tra bổ sung cụ thể từng năm như sau : Năm 2003: 8,47 % ( 297 vụ/ 3505 vụ); Năm 2004: 6, 25 % ( 233 vụ/ 3724 vụ); Năm 2005: 8, 11% ( 330/ 4067 vụ); Năm 2006: 5,96 % ( 278 vụ/ 4657 vụ); Năm 2007: 5,62% ( 248 vụ/ 4412 vụ) Lý
do Tòa án các quận, huyện trên Thành phố trả hồ sơ để điều tra bổ sung về chứng
cứ chiếm tỷ lệ 62%; bổ sung về tố tụng: 12,30%; để yêu cầu khởi tố bổ sung hoặc thay đổi tội danh: 11,54%; trả hồ sơ vì lý do khác: 14,14%; trong đó có 151 vụ án khi trả hồ sơ để điều tra bổ sung đã dẫn đến đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án Bên cạnh đó, việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung tại VKS đã được VKSNDTC thống kê trong 6 năm qua như sau: từ năm 2002 đến năm 2007 VKS các cấp đã trả
hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung 16.704 vụ, chiếm tỷ lệ 5,22% trên tổng số 318.396 vụ cho Cơ quan Điều tra để điều tra, kết thúc điều tra đề nghị truy
tố Viện kiểm sát các cấp trả hồ sơ cho cơ quan Điều tra để điều tra bổ sung có chiều hướng tăng, cụ thể: Năm 2002 chiếm tỷ lệ 3,78%, năm 2003: 3,62%; Năm 2004: 6,39%; Năm 2005: 5,84%; năm 2006: 5,76% và năm 2007: 5,86% Lý do trả
hồ sơ để điều tra bổ sung về chứng cứ chiếm tỷ lệ 73,76%, bổ sung về tố tụng: 11,92%, để yêu cầu khởi tố bổ sung hoặc thay đổi tội danh: 7,98%, vì lý do khác: 6,74%, có 121 vụ sau khi tiến hành điều tra bổ sung đã dẫn đến đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án
Trang 8a) Những kết quả đạt được.
Về căn cứ việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung là có căn cứ theo quy định pháp luật, đáp ứng được yêu cầu làm rõ sự thật khách quan của vụ án Có nhiều vụ án sau khi điều tra bổ sung đã làm rõ thêm chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội cho bị can, bị cáo, truy tố thêm kẻ phạm tội mà trước đó CQĐT đã đình chỉ điều tra Có một số vụ án sau khi kết thúc điều tra bổ sung phải đình chỉ điều tra vì không đủ chứng cứ hoặc hành vi của bị can bị điều tra không cấu thành tội phạm
- Việc điều tra bổ sung của cơ quan tiến hành tố tụng được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại BLTTHS năm 2003 Ví dụ: việc trả hồ sơ đề điều tra bổ sung được thực hiện bằng một văn bản tố tụng là quyết định trả hồ sơ
để điều tra bổ sung do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng ký và khi kết thúc điều tra bổ sung, CQĐT ban hành bản án kết luận điều tra bổ sung
- Việc giao nhận hồ sơ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng được lập thành văn bản có chữ ký của người giao và người nhận
- Việc áp dụng hoặc thay đổi biện pháp ngăn chặn trong thời hạn điều tra bổ sung được thực hiện kịp thời theo đứng quy định của BLTTHS
- Đối với yêu cầu điều tra bổ sung không có căn cứ hoặc không rõ ràng đã được CQĐT hoặc VKS trả lời bằng văn bản và trả lại hồ sơ cho cơ quan có yêu cầu điều tra bổ sung
Những kết quả đạt được này trong việc thực hiện chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung đã góp phần có hiệu quả vào việc chứng minh tội phạm, làm rõ sự thật vụ án
và ý thức tuân theo pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình dự
Theo báo cáo của VKS nhân dân Thành phố Hà Nội từ năm 2003 – 2007, Tòa
án thành phố Hà Nội và Tòa án các quận, huyện thuộc Thành phố Hà Nội trả hồ
sơ để điều tra bổ sung cụ thể từng năm như sau : Năm 2003: 8,47 % ( 297 vụ/
3505 vụ); Năm 2004: 6, 25 % ( 233 vụ/ 3724 vụ); Năm 2005: 8, 11% ( 330/ 4067 vụ); Năm 2006: 5,96 % ( 278 vụ/ 4657 vụ); Năm 2007: 5,62% ( 248 vụ/ 4412 vụ)
Lý do Tòa án các quận, huyện trên Thành phố trả hồ sơ để điều tra bổ sung về chứng cứ chiếm tỷ lệ 62%; bổ sung về tố tụng: 12,30%; để yêu cầu khởi tố bổ sung hoặc thay đổi tội danh: 11,54%; trả hồ sơ vì lý do khác: 14,14%; trong đó có
151 vụ án khi trả hồ sơ để điều tra bổ sung đã dẫn đến đình chỉ hoặc tạm đình chỉ
vụ án
Trang 9b) Những bất cập, hạn chế.
Một là: nhận thức pháp luật đối với một số quy định trong chế định trả hồ sơ để
điều tra bổ sung giữa ba cơ quan tiến hành tố tụng không thống nhất nên việc trả
hồ sơ để điều tra bổ sung phải trả đi trả lại nhiều lần
Ví dụ: trong các Điều 168, 179 BLTTHS năm 2003 đều quy định về trường hợp trả hồ sơ điều tra bổ sung là “ có vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng” Nhưng thế nào là “ vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng” thì các cơ quan tiến hành tố tụng lại nhận thức khác nhau về quy định này Cụ thể là: trong thời gian điều tra vụ án CQĐT có vi phạm thủ tục tố tụng, vi phạm đó CQĐT cho là không nghiêm trọng, nhưng Tòa án lại xác định là vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng Ví dụ: trong biên bản lấy lời khai không ghi hộ tên ĐTV mà chỉ ghi họ tên Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng CQĐT Như vậy là không đúng với quy định của Pháp lệnh Điều tra vụ án hình sự và không đúng với quyết định của CQĐT phân công ĐTV thực hiện điều tra vụ án Sự nhận thức khác nhau giữa cơ quan tiến hành tố tụng có thể dẫn đến kết quả là hồ sơ vụ án phải trả đi trả lại nhiều lần, thậm chí có vụ án phải có sự can thiệp của cấp trên của mỗi cơ quan mới giải quyết được việc điều tra bổ sung
Hai là: có biểu hiện lạm dụng chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung để hợp
lý hóa thời gian tố tụng, để thực hiện chỉ tiêu thi đua hàng quý, hàng năm về giải quyết vụ án
Ví dụ: thời gian điều tra vụ án gần kết thúc, nếu điều tra đầy đủ thì vi phạm thời hạn điều tra nên CQĐT không tiếp tục củng cố chứng cứ mà ra bản kết luận điều tra để chuyển hồ sơ lên VKS Sự lạm dụng này ở VKS và Tòa án cũng được thể hiện, nhất là vào thời điểm cuối tháng 6 và tháng 9 hàng năm, vì thời điểm này
là thời điểm tính điểm thi đua về số vụ án đã giải quyết tại các cơ quan tiến hành tố tụng
Ba là: trình tự thủ tục điều tra bổ sung còn nhiều trường hợp thực hiện
không đúng
Ví dụ: sau khi kết thúc điều tra bổ sung CQĐT ra bản kết luận điều tra, trong bản kết luận điều tra bổ sung có tình tiết thay đổi nhưng cáo trạng vẫn giữ nguyên dẫn đến việc là tình tiết vụ án trong bản cáo trạng khác với tình tiết vụa án trong bản kết luận điều tra bổ sung
Trang 10Bốn là: Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn là tạm giam trong thời gian điều tra
bổ sung gặp lúng túng Vì có trường hợp thời hạn tạm giam để điều tra vụ án theo quy định tại Điều 120 BLTTHS đã hết mà vụ án lại có yêu cầu điều tra bổ sung của VKS hoặc Tòa án, nếu CQĐT áp dụng biện pháp ngăn chặn là cấm đi khỏi nơi cư trú nhưng lại có căn cứ để xác định là bị can sẽ trốn khỏi địa phương gây khó khan cho việc điều tra bổ sung, nếu áp dụng biện pháp ngăn chặn là tạm giam thì không biết căn cứ vào văn bản pháp luật nào
2 Nguyên nhân của tình trạng trả hồ sơ để ĐTBS giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.
a) Nguyên nhân chủ quan.
- Quá trình điều tra và lập hồ sơ vụ án, chưa có sự nhận thức thống nhất các quy định của pháp luật hoặc việc chấp hành các thủ tục tố tụng chưa nghiêm, ở nhiều vụ án các vi phạm, thiếu sót về tố tụng còn lặp lại như: không mời Luật sư bào chữa trong trường hợp pháp luật quy định phải có người bào chữa; chưa xác minh được việc thi hành án, xóa án tích, trưng cầu giám định; không lập biên bản giao quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn, quyết định khởi tố
- Một số vụ án trong quá trình điều tra, Kiểm sát viên không bám sát vụ án nên không đề ra yêu cầu điều tra kịp thời dẫn đến Điều tra viên để hồ sơ dài ngày không điều tra, khi hết thời hạn điều tra chuyển hồ sơ sang VKS nhưng không truy
tố hoặc chưa đánh giá đúng bản chất hành vi phạm tội của bị can để xác định đúng tội danh hoặc bỏ lọt hành vi phạm tội
- Ý thức trách nhiệm của một số Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán chưa cao Trong đó, Điều tra viên chưa làm hết trách nhiệm của mình trong việc thu thập chứng cứ ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự; chưa cung cấp đầy đủ kịp thời, hồ sơ, tài liệu để Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ của mình; Kiểm sát viên chưa chủ động đề ra yêu cầu điều tra trong quá trình điều tra vụ án, còn thụ động chờ chờ án kết thúc điều tra chuyển đến VKS mới nghiên cứu hồ sơ, chậm phát hiện những thiếu sót về tố tụng, chứng cứ trong vụ án, một số Thẩm phán chưa có
ý thức trách nhiệm cao trong trường hợp không cần thiết phải trả hồ sơ để ĐTBS nhưng để hợp lý hóa thời hạn hoặc do “ nặng” về thành tích nên vẫn trả hồ sơ để ĐTBS
- Một số địa phương, nhất là cấp huyện số lượng Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán còn thiếu, năng lực của người tiến hành tố tụng còn hạn chế, không đồng đều, nhận thức pháp luật chưa thống nhất