Nội dung: Sinh viên SV nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản, hiện đại về đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của môn học Phương pháp dạy học Hóa học PPDHHH, về phương pháp học tập bộ môn và
Trang 1Chương I
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC – MỘT BỘ PHẬN CỦA
KHOA HỌC GIÁO DỤC
Mục tiêu:
1 Nội dung: Sinh viên ( SV) nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản, hiện
đại về đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của môn học Phương pháp
dạy học Hóa học (PPDHHH), về phương pháp học tập bộ môn và
phương pháp nghiên cứu khoa học về bộ môn
2 Nội dung: SV được rèn luyện về phương pháp học tập ở bậc Cao
đẳng, bước đầu hình thành thói quen vận dụng kiến thức các bộ môn
có liên quan (các môn Hóa học, Tâm lí học, Giáo dục học…) để giải
đáp những vấn đề đang đặt ra ở bậc học THCS
§1 ĐỐI TƯỢNG, NHIỆN VỤ CỦA MÔN HỌC PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC HÓA HỌC
I PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC
Vấn đề phương pháp dạy học là một khoa học được thể hiện ở chỗ nó giúp làm sáng tỏ các qui luật của quá trình dạy học Hóa học Các thành tố cơ bản của quá trình này là: mục đích của việc dạy học Hóa học, nội dung, các phương pháp, các phương tiện dạy học, các hình thức tổ chức, hoạt động của thày và của trò Chức năng của PPDHHH là đi tìm những con đường tối ưu giúp cho học sinh PT nắm vững được các
sự kiện, khái niệm, định luật, học thuyết cơ bản về Hóa học và ngôn ngữ Hóa học, giúp cho học sinh được giáo dục và phát triển, nhằm góp phần tốt nhất vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo chung của nhà trường phổ thông
II ĐỐI TƯỢNG CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
PPDHHH nghiên cứu quá trình dạy học môn Hóa học trong trường phổ thông nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo
Dựa vào những kết luận, nguyên tắc, quy luật của Lí luận dạy học đại cương – một bộ phận quan trọng của khoa học giáo dục – PPDHHH nghiên cứu giải quyết những nhiệm vụ quan trọng của việc dạy học bộ môn ở trường PT: đó là các nhiệm vụ trí dục (giáo dưỡng), phát triển và giáo dục
Khác với Lí luận dạy học đại cương, PPDHHH có những quy luật đặc thù được
xác định bởi nội dung và cấu trúc của khoa học Hóa học và môn Hóa học, cũng như bởi những đặc điểm của quá trình nhận thức và dạy học Hóa học Chẳng hạn như Hóa học vừa là một khoa học thực nghiệm vừa là khoa học lí thuyết; xu hướng chuyển
dịch những kiến thức lí thuyết quan trọng nhất của chương trình Hóa học PT lên sớm hơn
Trang 2III.NHIỆM VỤ CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
PPDHHH giải đáp ba câu hỏi lớn:
- Dạy và học Hóa học để làm gì (mục đích và nhiệm vụ của môn Hóa học )?
- Dạy và học cái gì (nội dung môn học)?
- Dạy và học như thế nào (phương pháp, phương tiện, tổ chức việc dạy và của việc học)?
Ba câu hỏi trên đây liên quan đến ba nhiệm vụ cơ bản của môn học PPDHHH
1 Dạy và học Hóa học để làm gì?
Nhiệm vụ thứ nhất đòi hỏi phải làm sáng tỏ, trước hết là cho các giáo viên Hóa học
và qua họ làm cho học sinh hiểu được – mục đích của việc dạy và học môn Hóa học trong nhà trường PT: không chỉ chú ý nhiệm vụ cung cấp và tiếp thu nền học vấn Hóa học phổ thông mà còn phải chú ý tới nhiệm vụ giáo dục thế giới quan, đạo đức cách mạng và nhiệm vụ phát triển tiềm lực trí tuệ cho học sinh
2 Dạy và học cái gì?
Nhiệm vụ thứ hai đòi hỏi phải xây dựng nội dung môn Hóa học trong nhà trường
PT Việt Nam đáp ứng được những yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới Muốn thực hiện được nhiệm vụ đó, phải chú ý đến logic phát triển của khoa học Hóa học và lịch sử Hóa học, những điều kiện tâm lí – giáo dục học, mối tương quan của các tài liệu lí thuyết và sự kiện Chẳng hạn như phải coi trọng hơn nữa vai trò chủ đạo của các học thuyết Hóa học cơ bản (như các thuyết về cấu tạo chất, định luật tuần hoàn các nguyên tố Hóa học …), tăng cường mức độ hiện đại của các quan điểm lí thuyết
về Hóa học, tăng cường thực nghiệm, rèn luyện kĩ năng thực hành và kĩ năng vận dụng tổng hợp kiến thức, tăng cường tính thực tiễn, đặc biệt là tính thực tiễn Việt Nam trong nội dung chương trình, tăng cường mối liên hệ liên môn hoặc cao hơn là tích hợp các môn học, đặc biệt với Vật lí và Sinh học
3 Dạy và học như thế nào?
Nhiệm vụ thứ ba đòi hỏi phải nghiên cứu chỉ ra được những phương pháp, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức việc dạy và việc học tối ưu Trước hết chú ý nghiên cứu việc dạy (giảng dạy) của giáo viên và đi liền với nó là việc học của học sinh
Việc dạy – đó là toàn bộ hoạt động của giáo viên Hóa học trong quá trình dạy học
nhằm làm cho học sinh nắm vững kiến thức, hình thành thế giới quan và đạo đức cách mạng PPDHHH phải nghiên cứu những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học bảo đảm ở mức độ cao nhất tính tự giác, tích cực và tự lực của học sinh, phát triển ở
họ hứng thú học tập, năng lực sáng tạo, góp phần cải tiến phương pháp, thiết bị giảng dạy phù hợp với nội dung mới và phương pháp dạy học mới Coi trọng, tận dụng sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật hiện đại, đồng thời chú ý hoàn cảnh thực tế Việt Nam
Việc học – đó là hoạt động của trò dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm nắm vững kiến
thức, kĩ năng, phát triển năng lực nhận thức, hình thành thế giới quan và rèn luyện đạo đức cách mạng PPDHHH phải nghiên cứu chất lượng nắm vững kiến thức và kĩ năng
về Hóa học của học sinh khi nghiên cứu một nội dung cụ thể hay khi áp dụng một
Trang 3phương pháp hay hình thức tổ chức học tập nhất định Nó phải khảo sát qui luật hình thành và phát triển các khái niệm, định luật, học thuyết Hóa học ở học sinh thuộc các lớp khác nhau PPDHHH còn phải nghiên cứu việc phát triển các tiềm lực trí tuệ, các
kĩ năng hoạt động trí tuệ, những đặc điểm về học tập của học sinh nói chung và của những đối tượng cá biệt (như học sinh giỏi, học sinh yếu, học sinh ở các vùng, miền khó khăn…)
Cách học có hiệu quả là phải đảm bảo thực hiện tốt bốn khâu liên hoàn là học – hỏi – hiểu – hành Có thể biểu hiện bằng sơ đồ sau:(1)
Việc dạy và việc học là hai mặt của một quá trình thống nhất – sự dạy học Việc dạy của thầy phải có tác dụng điều khiển (tổ chức, chỉ đạo, đánh giá) sự học của trò Dạy tốt là làm cho trò biết học, biết hỏi do đó sẽ hiểu và biết hành, biết biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo Sự học của trò một mặt phải biết dựa vào sự dạy, mặt khác nó phải là quá trình tự giác, tích cực và tự lực của trò
Phát hiện ra những mối liên hệ bản chất, tất yếu và có tính qui luật giữa việc dạy, việc học và nội dung bộ môn là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của PPDHHH Càng hiểu sâu sắc việc học tập bộ môn của học sinh thì càng giúp cho việc cải tiến nội dung môn học được tốt đẹp và ngược lại Như vậy, PPDHHH có nhiệm vụ nghiên cứu môn học, việc dạy và việc học trong sự thống nhất hữu cơ và trong mối liên hệ qua lại chặt chẽ Nhưng xét cho đến cùng, PPDHHH có nhiệm vụ tìm ra những điều kiện tối
ưu để việc học tập của học sinh đạt chất lượng cao nhất một cách toàn diện
IV MỐI LIÊN HỆ CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC VỚI CÁC KHOA HỌC KHÁC
PPDHHH có liên hệ chặt chẽ với Triết học Mác – Lênin, Tâm lí học, Giáo dục
và khoa học Hóa học
Cơ sở phương pháp luận của phương pháp dạy học Hóa học là triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Việc nghiên cứu PPDHHH chỉ có thể đạt kết quả tốt nếu biết áp dụng phép biện chứng duy vật và nhận thức luận của chủ nghĩa Mác – Lênin Việc học tập nắm vững những kiến thức, kĩ năng là hoạt động nhận thức của học sinh do giáo viên điều khiển Nhiệm vụ trung tâm của việc dạy học Hóa học là (1)Vũ Văn Tảo Dạy cách học Trong tập tài liệu “Đổi mới phương pháp dạy học trong các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo giáo viên Trung học cơ sở” Dự án Đào tạo giáo viên, Bộ giáo dục và Đào tạo Hà Nội 8/2003
HIỂU
HÀNH
Trang 4làm cho học sinh nhận thức được các chất và biến hóa của chúng Từ chỗ học sinh không hiểu biết về các chất Hóa học, nhờ sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh đi tới hiểu biết; từ chỗ hiểu biết không đầy đủ, thiếu chính xác, phiến diện đến chỗ hiểu biết đầy
đủ, chính xác, toàn diện….đó là con đường nhận thức chung cũng như sự nhận thức môn Hóa học Bản thân quá trình đó là mâu thuẫn, là biện chứng Như vậy khi tìm hiểu phép biện chứng của các sự kiện và hiện tượng Hóa học, học sinh cũng hình thành cho mình cả phép biện chứng của tư tưởng, tức là phương pháp tư tưởng biện chứng duy vật
Những quy luật của chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng là những quy luật chỉ đạo việc xây dựng lí luận về PPDHHH, PPDHHH phải xuất phát từ thực tiễn đất nước và
từ đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong khi giải quyết những vấn đề của mình
PPDHHH gắn bó chặt chẽ với Tâm lí học và Giáo dục học, đặc biệt là Tâm lí học sư phạm và Lí luận dạy học đại cương
Tâm lí học sư phạm nghiên cứu tâm lí của học sinh trong quá trình học tập, chủ yếu quan tâm đến việc nghiên cứu sự hình thành và phát triển tâm lí học sinh do ảnh hưởng của dạy học và giáo dục
Lí luận dạy học đại cương nghiên cứu quá trình dạy học nói chung: mục đích, nhiệm vụ của giáo dục xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc, phương pháp, hình thức dạy học
Lí luận dạy học đại cương giải quyết những vấn đề này dựa trên lí thuyết giáo dục nói chung và căn cứ vào những thành tựu của phương pháp dạy học các bộ môn Ngược lại, PPDHHH vận dụng những quan điểm lí luận dạy học đại cương vào việc nghiên cứu Hóa học, tìm ra những đặc điểm riêng biệt của việc dạy học và giáo dục học sinh khi học tập Hóa học
PPDHHH có mối liên hệ chặt chẽ nhất với khoa học Hóa học Nội dung và phương pháp luận của khoa học Hóa học sẽ xác định nội dung, phương pháp dạy và học giáo trình Hóa học, do đó xác định những đặc trưng của PPDHHH
PPDHHH với tư cách là một khoa học độc lập trong hệ thống các khoa học giáo dục, chỉ có thể phát triển vững chắc trong mối liên hệ qua lại chặt chẽ với các khoa học khác
§2 SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
VÀ SỰ NGHIÊN CỨU MÔN HÓA HỌC
I SỰ XUẤT HIỆN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHƯNG PHÁP DẠY HỌC
HÓA HỌC
Bộ môn PPDHHH ra đời chậm hơn so với khoa học Hóa học Trong xã hội phong kiến, PPDHHH chủ yếu tìm cách nhồi nhét cho học sinh một khối lượng sự kiện về các chất Hóa học
Khoa học phương pháp dạy học Hóa học dần dần được hình thành và phát triển ở Nga và một số nước châu Âu từ thế kỉ XVIII, lúc đầu là nghiên cứu xây dựng chương
Trang 5trình, sách giáo khoa Hóa học Những quan điểm cơ bản của khoa học này đã được các nhà Hóa học Nga khởi thảo (1)(2)(3), đứng đầu là Lômônôxôp (1711 – 1765), A.M.Butlêrôp (1828 – 1886), D.I.Menđêlêep (1834 – 1907), V.N.Vekhopski (1873 – 1947), C.G.Sapovalenko, I.N.Bôrixôp, D.M.Kiriuskin
Ở Việt Nam, trước năm 1954 chỉ mới có một số sách giáo khoa Hóa học bằng tiếng Việt từ năm 1956 đã có các sách giáo khoa Hóa học trường phổ thông cấp II, cấp III (4) và đã có một số bài viết lẻ tẻ về giảng dạy Hóa học (5) Giáo trình đầu tiên về môn học độc lập – PPDHHH – ra đời năm 1962(6) Sau gần 15 năm, tập giáo trình thứ hai
về môn học này mới được xuất bản (7) Tập giáo trình về thực hành của bộ môn được hình thành bước đầu năm 1965(8) và được hoàn chỉnh vào năm 1980(9)
II NHIỆM VỤ CỦA MÔN HỌC
Trong quá trình nghiên cứu môn học này, người sinh viên trường sư phạm sẽ thu được những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo nghiệp vụ cần thiết cho công tác dạy học và giáo dục trong môn Hóa học ở nhà trường PT Sự đào tạo về mặt nghiệp vụ cho các giáo viên Hóa học tương lai ở trờng THCS được xác định phù hợp với mục tiêu đào tạo cụ thể của trường CĐSP, trong đó phải bảo đảm cho người giáo viên tương lai nắm vững được những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo cơ bản sau đây:
1 Hiểu rõ những nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước đề ra trong lĩnh vực phát triển ngành Hóa học và vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước
2 Hiểu biết toàn diện và sâu sắc những nhiệm vụ của việc dạy học Hóa học ở trường THCS, biết thực hiện nhiệm vụ dạy chữ, dạy người và phát triển tiềm lực trí tuệ học sinh thông qua dạy học bộ môn Hóa học
(1) C.G.Sapôvalenkô Phương pháp dạy học Hóa học NXB Sư phạm Matxcơva.1963 (tiếng Nga), tr.31-127
(2) I.N Bôrixôp Phương pháp dạy học Hóa học NXB Sư phạm Matxcơva.1956
(3) Đ.M Kiriuskin, V.X Poloxin Phương pháp dạy học Hóa học NXB Giáo dục Matxcơva
Trang 63 Vận dụng các kiến thức Tâm lí học, Giáo dục học, Lí luận Mác – Lênin, các môn Hóa học thuộc chương trình CĐSP để dạy tốt môn Hóa học ở trường THCS
4 Có kiến thức và kĩ năng xác định, lựa chọn nội dung dạy học Hóa học ở trường THCS, biết phân tích chương trình, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo về Hóa học lớp 8, 9, biết phân tích sự phát triển của một số kiến thức cơ bản nhất trong chương trình Hóa học trường THCS có liên hệ với chương trình THPT
5 Biết sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp với mục đích, nội dung dạy học
và với mỗi loại bài lên lớp để điều khiển quá trình nhận thức của học sinh
6 Có kiến thức và kĩ năng sử dụng thí nghiệm, các phương tiện trực quan, các phương tiện kĩ thuật dạy học trong dạy học Hóa học
7 Có kiến thức và kĩ năng soạn bài, chuẩn bị cho bài lên lớp và thực hiện các giáo
án
8 Hiểu biết các nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, tổ chức công tác ngoại khóa về Hóa học và tiến hành công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
III NỘI DUNG, CẤU TRÚC CỦA GIÁO TRÌNH
Khi nghiên cứu giáo trình PPDHHH cần chú ý cả phần lí thuyết và phần thực hành
Phần lí thuyết bao gồm các bài giảng về những vấn đề đại cương của PPDHHH,
phương pháp dạy học những vấn đề cụ thể của sách giáo khoa Hóa học trường THCS
Phần thực hành bao gồm các bài thí nghiệm thực hành (về kĩ thuật và phương pháp
tiến hành thí nghiệm Hóa học), các buổi xemine về bài tập Hóa học,về phân tích chương trình và sách giáo khoa Hóa học trường THCS, tập soạn bài và tập giảng
IV PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BỘ MÔN
1 Cần thực hiện đầy đủ phương pháp học tập ở Đại học và áp dụng kiên trì vào việc học tập bộ môn, trong đó yêu cầuquan trọng là: coi trọng các bài ghi thầy giảng trên lớp, nhưng nhất thiết phải sử dụng giáo trình; có ý thức rèn luyện và kiên trì hoàn thiện phương pháp đọc sách và tự học; tích cực chủ động tham gia các xemine; mạnh dạn tham gia tập dượt nghiên cứu khoa học, thực hiện phương pháp dự án (phương pháp project)
2 Coi trọng việc rèn luyện kĩ năng dạy học và giáo dục thông qua bộ môn Coi trọng việc liên hệ lí thuyết với thực tiễn dạy học Hóa học ở các trường THCS, dự kiến vận dụng những lí luận đã học vào thực tế công tác dạy học ở trường PT
3 Có ý thức và bền bỉ sưu tầm, tích lũy dần các tư liệu nghiệp vụ sư phạm, ghi chép đều “sổ tay nghiệp vụ sư phạm”
§3.PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU KHOA HỌC ÁP DỤNG TRONG PHƯƠNG
PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
I CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÓ TẦM QUAN TRỌNG TO
LỚN
Trang 7Trong quá trình đào tạo ở trường Sư phạm và trong công tác sau này ở trường phổ thông của giáo viên Hóa học, công tác nghiên cứu khoa học (NCKH) có vai trò rất quan trọng
Công tác này giúp hình thành và phát triển có hiệu quả năng lực, phẩm chất độc lập sáng tạo trong học tập, công tác và bồi dưỡng tiềm lực cho người giáo viên tương lai
để họ tiếp tục tự học và cải tiến công tác, nâng cao hiệu quả nhiệm vụ dạy học, giáo
dục sau này Trong hoạt động thực tiễn của mình, người giáo viên Hóa học sẽ phải
tiến hành công tác NCKH khi đi tìm những con đường mới, những phương tiện mới để giải quyết có hiệu quả hơn những nhiệm vụ dạy học và giáo dục, khi người giáo viên không chỉ tiếp thu những điều mới mẻ mà còn tự kiểm tra lại nhiều điều; đồng thời thương xuyên phân tích công tác của bản thân
Lao động sáng tạo của người giáo viên có hiệu quả hơn và sẽ sớm có kết quả nếu như ngay khi còn học ở trường Sư phạm, người giáo viên tương lai đã có được kĩ năng
về công tác NCKH Việc hình thành những kĩ năng đó chỉ có thể được thực hiện trong quá trình NCKH của bản thân người giáo viên tương lai; hơn nữa công tác này cần được tổ chức thường xuyên và mang tính chất quần chúng rộng rãi, phục vụ cho việc giải quyết những vấn đề nảy sinh của trường PT
Việc hoàn thành các bài tập nghiên cứu, các khóa luận về đề tài Hóa học sẽ giúp nâng cao kiến thức, kĩ năng và tiềm lực về chuyên môn (Hóa học) của người giáo viên tương lai; việc tăng thêm các đề tài nghiệp vụ sư phạm nói chung và về PPDHHH nói riêng sẽ giúp sinh viên nhanh chóng làm quen với thực tiễn dạy học và giáo dục của người giáo viên ở trường PT, do đó được chuẩn bị tốt hơn và nhanh hơn cho công tác sau này ở trường PT
II QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU MỘT ĐỀ TÀI KHOA HỌC GIÁO DỤC
Quy trình nghiên cứu một đề tài về PPDHHH nói riêng, về khoa học giáo dục nói chung, thường gồm các giai đoạn chủ yếu sau đây:
- Xác định đề tài nghiên cứu và lập đề cương nghiên cứu Đó là giai đoạn
chuẩn bị nghiên cứu
- Giai đoạn thiết kế quy trình nghiên cứu, trong đó quan trọng là xây dựng hệ
thống giải thuyết khoa học, xây dựng mô hình lí tưởng về đối tượng (1), thu thập xử lí thông tin lí luận, thu thập xử lí tài liệu thực tiễn (2);
- Giai đoạn triển khai việc nghiên cứu (hay thi công sơ đồ logic của quy trình
nghiên cứu đề tài), trong đó quan trọng là sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu thích hợp, đặc biệt là thực nghiệm sư phạm, đánh giá kết quả của thực nghiệm sư phạm và của cả công trình và trình bày công trình thành một văn bản khoa học (3)
Nội dung cụ thể của từng giai đoạn:
(1)(3) Nguyễn Ngọc Quang Lí luận dạy học Hóa học Tập I NXB giáo dục Hà Nội 1994
(2) Phạm Viết Vượng Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục (Tài liệu dùng cho các trường Đại học và Cao đẳng Sư phạm) Hà Nội 1996
Trang 81 Xác định đề tài nghiên cứu và lập đề cương nghiên cứu
a Xác định đề tài nghiên cứu
Việc lựa chọn đúng đắn đề tìa nghiên cứu có tác dụng rất quan trọng đến thành công của một công trình NCKH Đề tài nghiên cứu cần đạt các yêu cầu sau đây:
- Đề tài xuất phát từ nhu cầu bức thiết của thực tiễn giáo dục hay nội bộ khoa học giáo dục nhu cầu đó thường nảy sinh do mâu thuẩntong hoạt động thực tiễn hay lí luận dạy học, giáo dục Phải biết tập trung vào những vấn đề cấp bách trong những vấn đề cần giải đáp và chưa được giải đáp
- Đề tài có chứa đựng những điều còn chưa biết, còn hoài nghi Mỗi đề tài đều bao gồm một câu hỏi hay một hệ thống câu hỏi chưa được giải đáp hoặc được giải đáp chưa đầy đủ Chúng phản ánh những hoài nghi, thắc mắc, những điều chưa rõ cần giải quyết Nêu tên một lĩnh vực hoạt động giáo dục (ví dụ: thí nghiệm Hóa học ở trờng phổ thông) chưa phải là đã tìm được một đề tài nghiên cứu chỉ khi nào nêu được câu hỏi, vạch rõ sự nghi vấn mới coi là xác định được đề tài Tuy nhiên khi viết công trình không nhất thiết phải viết dưỡi hình thức câu hỏi
- Đề tài hứa hẹn phát hiện những cái mới có tính qui luật Điều này nằm trong bản chất của việc nghiên cứu khoa học Đề tài khoa học về dạy học Hóa học phải hướng việc nghiên cứu vào sự phát hiện những cái mới, những mối liên hệ có tính qui luật trong hiện thực dạy học, trong quá trình dạy học và giáo dục Cái mới ở đây có những mức độ khác nhau: có thể là hoàn toàn mới, hoặc là một sự tổng hợp nhiều cái cũ, hay xen kẽ mới với những cái cũ Cái mới có thể là một lí thuyết mới, cũng có thể là một
sự cụ thể hóa, một sự vận dụng những kiến thức đã có vào một hoàn cảnh mới Chẳng hạn việc vận dụng một cách sáng tạo những thành tựu khoa học kĩ thuật sẵn có trên thế giới vào điều kiện cụ thể của nước ta là một hướng cần được khuyến khích
- Để có thể nghiên cứu đi vào chiều sâu, có thể thu hẹp đề tài Thu hẹp đề tài là tạo
điều kiện đi sâu, sãng tạo cái mới Chẳng hạn, vấn đề “Hoàn thiện hệ thống thí nghiệm
Hóa học để nâng cao chất lượng dạy học ở trường PT” có thể được thu hẹp thành đề
tài “Hoàn thiện phương pháp sử dụng hệ thống thí nghiệm Hóa học để nâng cao chất
lượng dạy học ở trường THCS” Sự thu hẹp đề tài có thể do những nguyên nhân khách
quan (do việc thay đổi chương trình, sách giáo khoa Hóa học được bắt đầu thực hiện ở trường THCS trước khi thực hiện ở THPT…), nhưng cũng có thể do những nguyên nhân chủ quan (Chẳng hạn: sở trường, hứng thú, điều kiện công tác và năng lực của người nghiên cứu) Tuy vậy, yêu cầu đi sâu không mâu thuẫn với quan điểm nghiên cứu toàn diện Để giải quyết hợp lí mối quan hệ giữa bề sâu và bề rộng, người ta thường phối hợp giữa cá nhân và tập thể Tập thể đảm nhiệm một đề tài hay một tuyến
đề tài bao quát toàn diện một vấn đề thực tiễn, trong đó mỗi cá nhân nghiên cứu một
đề tài đi sâu vào một khía cạnh của vấn đề đó
b Lập đề cương nghiên cứu
Việc lập đề cương nghiên cứu cần được thực hiện ngay khi bắt đầu việc nghiên cứu, sau đó được hoàn chỉnh thêm trong quá trình nghiên cứu Đề cương sẽ giúp
Trang 9người nghiên cứu hình dung được toàn bộ những nét cơ bản của nôi dung và quá trình
nghiên cứu: đề cương nghiên cứu chính là chương trình hành động khái quát của
người nghiên cứu Đề cương nghiên cứu của một công trình khoa học thường gồm 8
nội dung chủ yếu sau:
- Lập luận xác định tính cấp thiết của đề tài
- Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Giải thuyết khoa học
- Phương pháp nghiên cứu
- Dự kiến phần đóng góp mới của đề tài
- Dàn ý công trình nghiên cứu
- Dự kiến kế hoạch nghiên cứu, trong đó có kế hoạch thời gian
2 Thiết kế quy trình nghiên cứu
a Xây dựng hệ thống giải thuyết khoa học
Giải thuyết khoa học là lời tiên đoán khoa học, dự báo lời giải đáp cho mâu thuẫn được nêu ra trong đề tài; đó là sự phác thảo trên những nét cơ bản quy trình và
hệ thống những kết luận giải định cho vấn đề nghiên cứu Đó cũng chính là giả định
về bản chát của đối tượng nghiên cứu và là luận điểm chỉ dẫn con đường đi để khám phá đối tượng
Giải thuyết khoa học, với chức năng tiên đoán, có giá trị là cơ sở phương pháp luận, là công cụ lí thuyết giúp người nghiên cứu tác động vào đối tượng nghiên cứu, tìm ra cấu trúc – chức năng của nó, vạch ra bức tranh toàn vẹn về bản chất của đối tượng
b Vận dụng giả thuyết, tác động vào đối tượng nghiên cứu, xây dựng mô hình lí tưởng về đối tượng
Người nghiên cứu sử dụng giả thuyếtkhoa học như một công cụ phương pháp, tác động vào đối tượng, tìm ra quy luật về cơ chế vận hành của nó Từ đó thiết lập được mô hình lí tưởng của đối tượng về cấu trúc, về sự tương tác giữa các thành tố của nó, về quy luật của logic chuyển vận của đối tượng Đó là bức tranh về bản chất của đối tượng Đây là bước “thực nghiệm khoa học trong tư duy” của người nghiên cứu”(1)
Trong quá trình này, người nghiên cứu phải căn cứ vào tính đặc thù của đối tượng nghiên cứu mà lựa chọn nội dung, phương pháp nghiên cứu, cách thức tổ chức quy trình nghiên cứu, các phương tiện và công cụ nghiên cứu
3 Giai đoạn triển khai việc nghiên cứu
a Triển khai việc nghiên cứu tức là vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thích hợp để đạt được những mục đích và nhiệm vụ đề ra cho đề tài
Trong giai đoạn chọn đề tài và lập đề cương, người nghiên cứu cũng đã sử dụng đến một số phương pháp NCKH như phương pháp nghiên cứu lí luận, phương pháp (1) Nguyễn Ngọc Quang, sách đã dẫn, trang 35
Trang 10quan sát….Nhưng ở giai đoạn triển khai nghiên cứu thì phải sử dụng phối hợp tất cả các phương pháp nghiên cứu khoa học thích hợp
Chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp trước hết là thích hợp với mục đích nghiên cứu, với tính chất của đề tài; đồng thời cũng cần thích hợp với điều kiện sử dụng phương pháp đó
Phải phối hợp và vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu vì mỗi phương pháp đều có chỗ mạnh, chỗ yếu, do đó cần vận dụng phối hợp những phương pháp khác nhau, lấy chỗ mạnh của phương pháp này khắc phục chỗ yếu của phương pháp kia
Các phương pháp NCKH thường được dùng trong các công trình nghiên cứu về dạy học Hóa học là: phương pháp nghiên cứu lí luận, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và xưởng trường, phương pháp chuyên gia
Với đề tài thuộc loại điều tra cơ bản, thường hay dùng phương pháp phỏng vấn, quan sát; với đề tài về cải tiến nội dung hay phương pháp dạy học thì phương pháp thực nghiệm sư phạm là quan trọng Phương pháp thực nghiệm sư phạm có nhiều ưu điểm nhưng nói chung đòi hỏi công phu, vì vậy không thể thực nghiệm tràn lan mà phải chọn vấn đề then chốt để thực nghiệm, các vấn đề còn lại có thể được giải quyết bằng những phương pháp khác
b Viết công trình nghiên cứu
Theo dàn ý của công trình nghiên cứu trong đề cương nghiên cứu, sau khi đã được bổ sung và hoàn chỉnh trong quá trình triển khai, người nghiên cứu viết công trình nghiên cứu Nội dung công trình thường gồm các phần sau đây:
- Mở đầu
Nêu rõ lập luận xác định tính cấp thiết của đề tài, mục đích, nhiệm vụ, giả thuyết khoa học, phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Tổng quan những cơ sở lí luận của đề tài và tình hình nghiên cứu về đề tài ở trong nước và trên thế giới
Khi trình bày những tài liệu lí luận, chỉ nên viét về những gì cần thiết cho nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài dùng làm cơ sở cho thực nghiệm, làm tài liệu để khai quát, làm đề tài bàn bạc, phê phán….Khi xử lí các tài liệu lí luận, ta cần phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát để tìm ra ý mới Cái mới có thể là sự tổng hợp nhiều cái
cũ, có thể là một sự cụ thể hóa, một sự vận dụng kết quả của tác giả khác vào hoàn cảnh không hoàn toàn giống với hoàn cảnh của tác giả đó
- Nội dung và kết quả nghiên cứu Những đề xuất mới về lí luận hoặc thực tiễn
Khi trình bày những tài liệu thực nghiệm, cần tìm cách trình bày một cách rõ ràng, sáng sủa, khái quát như dùng bảng, sơ đồ, biểu đồ, đồ thị….Cần giải thích kết quả thực nghiệm bằng lí luận, giải thích nguyên nhân
Trang 11- Kết luận chung
Trên cơ sở phân tích tài liệu rút a những kết luận, nêu lên những đề nghị thực tiễn, đề xuất những suy nghĩ mới và những vấn đề cần nghiên cứu tiếp theo
Chỉ nên coi là kết luận những gì đạt được bằng lập luận chặt chẽ trên cơ sở đầy
đủ bằng chứng từ những tài liệu đã được thẩm tra Chỉ nên kết luận khi có thể bác bỏ được mọi lí lẽ dẫn đến đều trái với kết luận đưa ra
- Tài liệu tham khảo
ba nhiệm vụ cơ bản của việc dạy học Hóa học
3 Công tác nghiên cứu khoa học (NCKH) có tầm quan trọng to lớn đối với mỗi giáo viên Hóa học Việc nghiên cứu một đề tài khoa học về dạy học bộ môn thường gồm các giai đoạn chủ yếu: xác định đề tài và lập đề cương; thiết kế quy trình nghiên cứu; triển khai việc nghiên cứu
CÂU HỎI, BÀI TẬP CHƯƠNG I
1 Đối tượng của PPDHHH là gì? Đối chiếu đối tượng của môn Hóa học và Giáo dục học để tìm chỗ khác nhau
2 Nhiệm vụ của PPDHHH là gì? Các nhiệm vụ đó quan hệ với nhau như thế nào?
3 Công tác nghiên cứu khoa học có tầm quan trọng như thế nào đối với người giáo viên Hóa học? Các giai đoạn chủ yếu của việc nghiên cứu một đề tài khoa học về PPDHHH?
4 Hãy điền vào những chỗ chấm các từ thích hợp:
“Nhiệm vụ của phương pháp dạy học Hóa học là nghiên cứu
- Thiết kế quy trình nghiên cứu
- Xác định đề tài nghiên cứu và lập đề cương nghiên cứu
- Triển khai việc nghiên cứu
- Xây dựng giả thuyết khoa học
Trang 13- 1 -
Chương II
VAI TRÒ CỦA MÔN HÓA HỌC TRONG VIỆC THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIÁO DỤC
CỦA TRƯỜNG PHỔ THÔNG
I Khái quát chung về nhiệm vụ của môn Hóa học và việc dạy học Hóa học
1 Sự cần thiết phải nghiên cứu Hóa học ở trong nhà trường phổ thông
- Hóa học giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông
- Việc giảng dạy Hóa học sẽ cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản về Hóa học, hình thành cho học sinh năng lực nhận thức và những kĩ năng, kĩ xảo thực hành về Hóa học Việc nghiên cứu Hóa học là nghiên cứu một dạng vận động của vật chất, cho phép hình thành thế giới quan duy vật biện chứng bằng cách quan sát thực nghiệm, giúp cho học sinh hình thành và phát triển các năng lực nhận thức, dùng trí lực để đi sâu vào hiểu biết sự vận động của vật chất ( sự vận động của các nguyên tử, các biến đổi của quá trình Hóa học )
- Hóa học có vai trò to lớn trong sản xuất, đời sống, trong công cuộc xây dựng và bảo
vệ đất nước
2 Mục tiêu của giáo dục THPT:
Mục tiêu của giáo dục THPT có phân ban là đào tạo học sinh thành những người: + Có lòng yêu nước, hiểu biết và tự hào về truyền thống dân tộc, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có lòng nhân ái, hiểu biết về chính trị, pháp luật và những vấn đề cấp bách của xã hội đương thời và có tính toàn cầu + Có trình độ học vấn phổ thông được nâng cao ở một số môn học thuộc ngành khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội và nhân văn,để có thể vào học ở các trừng đại học, cao đẳng và đi sâu vào các ngành chuyên môn hoặc vào đời tham gia lao động sản xuất, bảo vệ tổ quốc
+ Có kiến thức, kĩ năng kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp
+ Năng động, linh hoạt và sáng tạo trong suy nghĩ và hành động
+ Có thể lực phát triển phù hợp với độ tuổi, giới tính
+ Có hiểu biết vsf yêu thích cái đẹp, có năng lực cảm thụ và sáng tạo nghệ thuật
3 Những nhiệm vụ cơ bản của việc dạy học Hóa học ở trường phổ thông
a/ Nhiệm vụ trí dục phổ thông, kĩ thuật tổng hợp
- Trang bị cho học sinh cơ sở khoa học của Hóa học ở mức độ cần thiết Cụ thể : + Học sinh có được một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản, thiết thực đầu tiên
về Hóa học bao gồm những khái niệm cơ bản, các định luật, học thuyết về Hóa học;
hệ thống những kiến thức về nguyên tố Hóa học tiêu biểu, về các hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ quan trọng nhất Trên cơ sở đó có thể giải thích các biến hóa của chúng và những ứng dụng của Hóa học trong đời sống, sản xuất ở nước ta
Muốn vậy, học sinh phải lĩnh hội một cách vững chắc, tự giác và có hệ thống
sự kiện điển hình, những khái niệm cơ bản, những định luật và học thuyết cơ bản,
Trang 14- 2 -
có kĩ năng kĩ xảo sử dụng ngôn ngữ Hóa học Áp dụng những hiểu biết đó một cách
có hệ thống vào việc học tập, lao động và thực tiễn cuộc sống
- Hình thành cho học sinh phương pháp nghiên cứu khoa học Hóa học Cụ thể: biết phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, biết cách suy luận từ hiện tượng quan sát đi đến bản chất của đối tượng nghiên cứu
- Hình thành và rèn cho học sinh một số kĩ năng thao tác với các chất Hóa học, với các dụng cụ thí nghiệm Hóa học đơn giản Biết quan sát và giải thích một số hiện tựng Hóa học, biết dự đoán các kết quả thí nghiệm và giải thích các hiện tượng quan sát được Biết giải các loại bài tập Hóa học điển hình theo chương trình
- Trang bị cho học sinh những kiến thức kĩ thuật tổng hợp về Hóa học: học sinh lĩnh hội được các kiến thức về các nguyên tắc khoa học của nền sản xuất Hóa học, về ứng dụng của Hóa học trong các ngành sản xuất và quốc phòng
- Góp phần hình thành cho học sinh những quan điểm thế giới quan khoa học, đạo đức và tình cảm của người lao động mới Có ý thức về vai trò của Hóa học trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước
b/ Nhiệm vụ giáo dục của việc dạy Hóa học ở trường phổ thông
Gồm 2 nội dung:
• Hình thành thế giới quan duy vật biện chứng và quan điểm khoa học vô thần:
- Việc dạy học Hóa học ở trường phổ thông cho phép làm sáng tỏ các khái niệm quan trọng của thế giới quan duy vật khoa học và những qui luật tổng quát của phép biện chứng, và đó là cơ sở hình thành thế giới quan duy vật biện chứng và quan điểm khoa học vô thần cho học sinh
+ Thế giới là vật chất, tính thống nhất vật chất của thế giới, vật chất có trước và ý thức
có sau, khả năng nhận thức được thế giới, qui luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, qui luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất
và ngược lại, qui luật phủ định của phủ định
- Tính đa dạng của các hình thức tồn tại của vật chất, tính chất mâu thuẫn của các hình thức đó và sự chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác
Trong tự nhiên có rất nhiều chất, đa số là hợp chất hữu cơ, chúng không tồn tại hỗn độn mà tuân theo qui luật
Ngay trong một chất cũng diễn ra hai mặt đối lập: Na – Na 2 O – NaOH – Na
- Tính chất biến đổi Hóa học của các chất là do kết quả biến đổi cố định trong thành phần của chúng
- Mối liên hệ qua lại, sự phát triển của các nguyên tố Hóa học, sự thống nhất đa dạng của chúng được tập trung trong bảng HTTH Không lặp lại như cũ mà nó lặp lại tương tự nhau theo hình soáy trôn ốc-một sự tiến hóa
- Vai trò của thực tiễn sản xuất và thực nghiệm khoa học trong việc hình thành cũng như lịch sử phát triển các khái niệm, định luật và lí thuyết khoa học và vai trò cải tạo đời sống xã hội của kiến thức đó
• Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh : lòng nhân ái, lòng yêu nước, yêu lao động,
sự tuân thủ pháp luật, sự tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên
c/ Nhiệm vụ phát triển tiềm lực trí tuệ cho học sinh
Trang 15- 3 -
Thông qua dạy học Hóa học rèn luyện cho học sinh năng lực nhận thức và năng lực hành động
- Phát triển năng lực quan sát, trí tưởng tượng khoa học
- Rèn luyện các thao tác tư duy cần thiết trong học tập Hóa học ( phân tích, tổng hợp,
so sánh, đối chiếu, khái quát hóa, trừu tượng hóa ) và các hình thức tư duy (phán đoán, suy lí, qui nạp, diễn dịch ) Phát huy năng lực tư duy logic và tư duy biện chứng
- Xây dựng cho học sinh năng lực tự học, tự nghiên cứu và óc sáng tạo
- Phát hiện và bồi dưỡng các học sinh có năng khiếu đối với bộ môn
d/ Mối quan hệ giữa ba nhiệm vụ của việc dạy học hoá học
- Mối quan hệ giữa ba nhiệm vụ trên là rất chặt chẽ, khăng khít và gắn bó hợp chất với nhau
- Thông qua con đường trí dục mà phát triển năng lực nhận thức của học sinh một cách toàn diện Giáo dục đạo đức, là kết quả tất yếu của sự hiểu biết Xây dựng tư cách trách nhiệm công dân, lòng yêu nước, sự tôn trọng pháp luật, ý thức bảo vệ môi trường phải bắt đầu từ những hiểu biết đầy đủ không những về tri thức khoa học tự nhiên, xã hội
mà còn về văn hoá, truyền thống văn hiến của dân tộc Việt Nam
II Vai trò của môn Hóa học trong việc hình thành thế giới quan duy vật biện
chứng và nhân sinh quan xã hội chủ nghĩa
Mục tiêu: Nhà trường phổ thông có trách nhiệm hình thành và phát triển tư tưởng, đạo đức tác phong cho học sinh Hóa học là môn khoa học nghiên cứu về cấu tạo và sự biến đổi của các chất nên sẽ giúp cho học sinh nhận thức sâu sắc đời sống của tự nhiên, các qui luật phát triển của nó: luôn luôn biến đổi và chuyển hóa Chính vì thế, nó đã góp phần vào việc hình thành thế giới quan duy vật biện chứng và nhân sinh quan xã hội chủ nghĩa cho học sinh
1 Hình thành thế giới quan duy vật biện chứng:
- Hóa học cho phép làm sáng tỏ một số khái niệm quan trọng và một số định luật của phép biện chứng
a/ Khái niệm về vật chất
+ Vật chất là thực tiễn khách quan: Khái niệm vật chất trong triết học đựơc đưa ra
trên cơ sở tổng quát hoá những kiến thức khoa học tự nhiên về tính chất và cấu tạo của vật chất Có hai dạng cơ bản của vật chất: Chất và trường Chất là đối tượng nghiên
Trang 16110 nguyên tố) Bản chất vật chất của các chất là ở chỗ chúng do nguyên tử và phân
tử tạo nên Các chất khác nhau vì do những nguyên tử, phân tử khác nhau hợp thành hoặc do những nguyên tử khi kết hợp lại với nhau theo nhiều cách khác nhau
Có nhiều dẫn chứng xác minh sự tồn tại khách quan của những phần tử nhỏ bé của vật chất
+ Sự thống nhất của thế giới vật chất
Những phân tử của một hợp chất đều do các nguyên tử của những nguyên tố nhất định hợp thành dù những phân tử đó ở đâu trên trái đất hay ở địa điểm nào trong hệ thái dương
Thế giới vật chất có tính thống nhất, sự thống nhất đó được học sinh xét đến khi học về sự phân loại các hợp chất vô cơ: KL- PK-oxit –axit-bazơ-muối
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học, tất cả các nguyên tố Hóa học đều tìm thấy vị trí của mình trong đó Tính chất của chúng chịu sự chi phối của một định luật tổng quát: định luật bảo toàn các nguyên tố Hóa học Thuyết cấu tạo nguyên tử làm sáng tỏ bản chất sâu xa của sự thống nhất các nguyên tố Hóa học
+ Sự vận động của vật chất
Sự vân động của vật chất có nhiều dạng, trong đó phản ứng hoá học là dạng vận động Hóa học của vật chất, cùng với 4 dạng vân động khác của vật chất là vận động cơ học, lí học, sinh học và xã hội Vật chất vận động không ngừng nhưng tồn tại vĩnh viễn
Từ một chất có thể phân hủy thành nhiều chất hay ngược lại từ nhiều chất có thể hóa hợp lại thành một chất
Bản chất của những biến đổi Hóa học là do sự vận động của các nguyên tử, có thể là sự phân tích phân tử ra những nguyên tử hoặc sự kết hợp của các nguyên tử thành phân tử Định luật bảo toàn khối lượng và định luật thành phần không đổi chính là sự biểu hiện tính chất tồn tại vĩnh viễn và vận động không ngừng của vật chất
b/ Khả năng nhận thức được thế giới:
Trang 17- 5 -
Hoá học cung cấp nhiều ví dụ chứng tỏ con người có thể nhận thức được thế giới khách quan Ví dụ như nguyên tử, electron, hạt nhân nguyên tử
Ngày nay con người đã biết cấu tạo sâu xa của vật chất, tìm ra những qui luật chi phối
sự biến đổi của các chất
c/ Ba định luật tổng quát của phép biện chứng
- Định luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập:
+Giải thích nguồn gốc sự vận động và biến đổi của sự vật
+Qua các ví dụ của Hoá Học cần tập cho học sinh biết nhìn thấy các mặt đối lập, những tính chất mâu thuẫn của vật chất, như quá trình oxi hoá - khử; kim loại và phi kim, đơn chất và hợp chất …
- Định luật chuyển những biến đổi về lượng thành những biến đổi về chất và ngược lại (Định luật lượng đổi chất đổi): Giải thích quá trình biến đổi xảy ra như thế nào
Ví dụ Phần cấu tạo nguyên tử (tuy do cùng một nguyên tố tạo nên nhưng số lượng nguyên tử khác nhau mà tạo ra các chất khác nhau: O 2 , O 3 ) và định luật tuần hoàn
- Định luật phủ định của phủ định: Chứng minh quan hệ giữa cái mới và cái cũ, chỉ ra tính chất tiến hóa của sự phát triển
Ví dụ định luật tuần hoàn và bảng hệ thống tuần hoàn
Trong một chu kì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính kim loại yếu dần “tắt“ dần
đi, rồi đến một nguyên tố nào đó thì nó bị “xóa“ hẳn Sang đến chu kì mới, nguyên tố đầu tiên lại là một kim loại điển hình, nó không còn mang đặc tính halogen hay khí hiếm nữa Khi thể hiện sự phủ định những tính chất của halogen và khí hiếm, kim loại của chu kì mới không lặp lại y nguyên những đặc tính của kim loại thuộc chu kì trên Như vậy phủ định của phủ định không phải là sự chuyển động theo vòng luẩn quẩn, luân hồi mà là sự phát triển theo hình trôn ốc, một sự tiến hóa
d/ Một số vấn đề về phương pháp hình thành thế giới quan duy vật biên chứng cho học sinh
Trong việc giảng dạy môn Hóa họckhông được biến bài giảng Hóa học thành bài giảng triết học nhưng việc hình thành thế giới quan duy vật biện chứng phải được coi là nguyên tắc
Trang 182.Giáo dục quan điểm khoa học vô thần
Nội dung: + Trên cơ sở hiểu biết sâu sắc về cấu tạo và tính chất của chất, giáo dục cho học sinh phạm trù vật chất và ý thức (vật chất có trước, ý thức có sau).Vạch trần những luận điểm nhằm giải thích bản chất thế giới theo quan điểm duy tâm, thần bí, những luận điệu phản khoa học, cản trở sự phát triển của Hóa học như thuật giả kim
+ Thày giáo và học sinh là những người tuyên truyền, vận động xóa bỏ những hiện tượng mê tín, dị đoan còn rơi rớt và lẩn quất trong đời sống tinh thần của nhân dân
+ So sánh đối chiếu vai trò của khoa học với tôn giáo để học sinh thấy được sức mạnh của khoa học
Phương pháp :+ Giáo dục khoa học vô thần cần kết hợp chặt chẽ với giáo dục thế giới duy vật biện chứng
+ Kết hợp giáo dục trong nội khóa với ngoại khóa (nói chuyện chống mê tín dị đoan, biểu diễn ảo thuật Hóa học )
+ Phương pháp giáo dục cần kiên nhẫn, khéo léo, sâu sắc, tránh vụng về gượng ép
3.Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần quốc tế, các phẩm chất đạo đức:
- Có thể thực hiện giáo dục lòng yêu nước bằng nhiều biện pháp sau đây:
+Giới thiệu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, giàu có và hạn chế của đất nước.Như vậy học sinh thêm yêu quí Tổ quốc và tin tưởng vào tương lai
+Giới thiệu những thành tích và sự lớn mạnh của ngành khoa học hoá học và công nghiệp hoá học ở nước ta qua các thời kì xây dựng và bảo vệ tổ quốc nhằm làm sáng tỏ tính ưu việt của chế độ XHCN
+ Biết được vị trí nền kinh tế Việt Nam còn lạc hậu, chậm phát triển trong khu vực và thế giới, từ đó xác định nhiệm vụ học tập để xây dựng tổ quốc
Trang 19- Giáo dục đạo đức tư cách và trách nhiệm công dân
Người học sinh yêu nước phải có ý thức về nhiệm vụ người công dân, phải yêu lao động, phải có tính kiên nhẫn và tính sáng tạo.Biểu hiện là học để nắm vững tri thức khoa học, vận dung kiến thức vào học tập và sản xuất
Mỗi người công dân phải có lòng nhân ái, phải biết sống hoà hợp với cộng đồng Muốn đạt được yêu cầu trên, việc giảng dạy hoá học phải gây cho học sinh hứng thú sâu sắc với bộ môn, khao khát tìm hiểu, kiên trì học tập, có những suy nghĩ sáng tạo trong việc áp dụng dụng kiến thức Hóa học vào những mục đích thực tiễn Thông qua học tập học sinh có ý thức và thái độ đúng đắn trong lao động học tập, lao động sản xuất và trong quan hệ với cộng đồng
III Phát triển năng lực nhận thức của học sinh trong dạy học Hóa học
1 Vai trò của môn hoá học trong việc phát triển năng lực nhận thức cho học sinh
Hoá học là một môn khoa học vừa lí thuyết, vừa thực nghiệm, Hóa học có nhiều khả năng trong việc phát triển những năng nhận thức cho học sinh:
Việc nghiên cứu các vấn đề lí thuyết (các khái niệm nguyên tử, phân tử, phản ứng hoá học, các định luật hoá học, các thuyết, ) có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển tư duy, năng lực khái quát và trừu tượng hoá của học sinh Học sinh phải quen tư duy với những phần tử rất nhỏ bé mà mắt thường không nhìn thấy được, nhờ đó mà trí tưởng tượng khoa học của các em được hình thành và phát triển
Khi sử dụng thí nghiệm và các phương tiện trực quan để nghiên cứu những tính chất, học sinh phải quan sát, phải huy động tất cả các giác quan cảm thụ, đối chiếu hiện tượng đang diễn biến với các nguyên lí lí thuyết, phân tích các khía cạnh của thí nghiệm và tổng hợp lại để tìm ra mối liên hệ nhân quả giữa các tác nhân và sản phẩm nghĩa là thực hiện những suy lí, quy nạp, diễn dịch, đi tới những kết luận khái quát hoá từ nhiều dữ kiện riêng
lẻ
Trang 20- 8 -
Để đạt được mục đích đó, cần xác định rõ những nhiệm vụ cụ thể của việc phát triển hoạt động nhận thức học tập của học sinh:
- Phát triển trí nhớ và tư duy học sinh
- Hình thành dần dần và có định hướng kĩ năng khái quát hóa về trí tuệ và thực hành,thực nghiệm
- Phối hợp hợp lí các phương pháp và phương tiện tích cực hoá tất cả các dạng hoạt động nhận thức, học tập về Hóa học , tăng cường tính phức hợp của hoạt động này, tăng cường áp dụng phương pháp nghiên cứu và dạy học nêu vấn đề
- Tăng cường giáo dục động cơ học tập, làm rõ và phát triển hứng thú nhận thức cho học sinh
- Xây dựng những điều kiện nâng cao tính tự giác, tích cực của học sinh Phát triển tính sáng tạo, nâng cao tính độc lập cho học sinh
2.Nội dung và biện pháp rèn cho học sinh các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh
và khái quát hoá
a/ Các thao tác tư duy:
Phân tích là hoạt động tư duy phân chia một vật, một hiện tượng ra các yếu tố, các
bộ phận nhằm mục đích nghiên cứu chúng một cách đầy đủ, trọn vẹn hơn theo một hướng nhất định
Tổng hợp là hoạt động tư duy kết hợp các bộ phận, các yếu tố đã biết để nhận thức cái toàn bộ.Tổng hợp không phải là phép cộng đơn giản, không phải là sự liên kết máy móc các bộ phận của sự vật
Phân tích và tổng hợp là các yếu tố cơ bản của hoạt động tư duy, thường dùng khi hình thành các phán đoán mới (quy nạp, suy diễn, loại suy) và ngay cả trong các thao tác t-
ư duy khác như so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá
Ví dụ: Việc nghiên cứu nhóm kim loại kiềm hoặc nhóm halogen được bắt đầu từ việc nghiên cứu từng nguyên tố Na, K hoặc Cl, F, Br, I riêng biệt để đi đến thuộc tính bản chất của từng nhóm tức là tính kim loại điển hình và tính phi kim điển hình
* So sánh và khái quát hoá:
- So sánh là thiết lập sự giống nhau và khác nhau giữa bản chất và hiện tượng, giữa những khái niệm phản ánh chúng
Trang 21- 9 -
So sánh phải đi kèm phân tích và tổng hợp Phân tích các thuộc tính của một chất, một hiện tượng hay một khái niệm, đối chiếu những điều đã biết về những đối tượng cùng loại, sau đó tổng hợp lại xem các đối tượng cùng loại đó giống và khác nhau ở chỗ nào.Như vậy sự so sánh không những phân biệt và chính xác hóa khái niệm mà còn giúp
hệ thống hóa chúng lại Có hai cách so sánh thường dùng trong dạy học Hóa học là so sánh tuần tự và so sánh đối chiếu
So sánh tuần tự là so sánh trong đó nghiên cứu xong từng đối tượng rồi so sánh với nhau.VD:sau khi học xong nhóm Halogen và oxi-lưu huỳnh thì so sánh chúng với nhau
So sánh đối chiếu là cách nghiên cứu hai đối tượng cùng một lúc hoặc khi nghiên cứu đối tượng thứ hai, người ta phân tích thành từng bộ phận rồi đối chiếu với từng bộ phận của đối tượng thứ nhất.So sánh đối chiếu nhằm làm hiểu hết các mặt đối lập của 2 khái niệm, để hiểu sâu hơn nội dung VD: khi dạy anken thì so sánh với ankan
- Khái quát hoá là tìm ra những cái chung và bản chất trong số những dấu hiệu, tính chất và những mối liên hệ giữa chúng thuộc về một loại vật thể hoặc hiện tượng
Ví dụ: khái quát hóa bản chất của các bazơ, axit
Ba trình độ khái quát hoá:
+ Khái quát hoá cảm tính:là sự khái quát hóa bằng kinh nghiệm, bằng các sự việc cụ thể khi học sinh quan sát trực tiếp những vật và hiện tượng riêng rẽ, trong đó các
em nêu lên những dấu hiệu cụ thể thuộc về bề ngoài Ví dụ: Diễn ra khi học sinh làm thí nghiệm, quan sát các dấu hiệu bên ngoài như màu sắc, mùi vị…Sự khái quát hóa cảm tính
là trình độ sơ đẳng của sự phát triển tư duy khái quát hóa và là nền tảng cho các trình độ khái quát cao hơn
+ Sự khái quát hoá hình tượng - khái niệm: Là sự khái quát cả những dấu hiệu bản chất và chung lẫn những dấu hiệu nhưng không bản chất của sự vật hay hiện tượng dưới dạng những hình tượng hay biểu tượng trực quan
-+ Sự khái quát hoá khái niệm hay còn gọi là sự khái quát hoá khoa học: là sự khái quát hóa những dấu hiệu, những mối liên hệ chung và bản chất được trừu tượng hóa
và tách khỏi các dấu hiệu và các mối liên hệ không bản chất Đó là sự tư duy bằng khái niệm, định luật, qui tắc.Tư duy khái quát hoá đó là tư duy lí thuyết khoa học
* Những điều kiện để hình thành sự khái quát hóa đúng đắn
- Làm biến thiên những dấu hiệu không bản chất của sự vật hay hiện tượng khảo sát, đồng thời giữ không đổi dấu hiệu bản chất
Trang 22- 10 -
Ví dụ: Viết công thức cấu tạo của propan-2-ol
CH 3 - CH – CH 3 CH 3 – CH – OH
Dấu hiệu bản chất: nhóm OH liên kết với nguyên tử cacbon bậc 2
Dấu hiệu không bản chất: Hình dạng khac nhau của công thức cấu tạo
- Chọn sự biến thiên hợp lí nhất nhằm nêu bật được dấu hiệu bản chất (luôn luôn tồn tại) và trừu tượng hóa dấu hiệu không bản chất, thứ yếu (biến thiên)
- Ví dụ: Axit theo Bronsted: HCl, H 2 SO 4 , HNO 3 , H 3 O + , NH 4+, HSO 4
-Dấu hiệu bản chất: có khả năng nhường proton ( H + )
Dấu hiệu không bản chất: axit có thể là phân tử, có thể là cation hoặc anion
- Có thể sử dung những cách biến thiên khác nhau có cùng một ý nghĩa tâm lí học nhưng lại hiệu nghiệm
Ví dụ: Viết mạch cacbon của phân tử n-hecxan C 6 H 14
Dấu hiệu bản chất: mạch cacbon không phân nhánh
Dấu hiệu không bản chất: mạch có hình dạng khác nhau ( thẳng, gấp khúc) cùng một kiểu biến thiên
- Phải cho học sinh tự mình phát biểu được thành lời nguyên tắc biến thiên và nêu lên đặc tính của những dấu hiệu không bản chất Vì học sinh hiểu được những dấu hiệu không bản chất và phát biểu được nguyên tắc biến thiên thì cũng chứng tỏ học sinh
đã nhận thức được dấu hiệu bản chất
b/ Các phương pháp tư duy
* Suy lí qui nạp (Phép quy nạp):
Là cách phán đoán dựa trên sự nghiên cứu nhiều hiện tượng, trường hợp đơn lẻ để đi đến kết luận chung, tổng quát về những tính chất, những mối liên hệ tương quan bản chất nhất và chung nhất.Ở đây sự nhận thức đi từ cái riêng đến cái chung
Phép quy nạp có ý nghĩa nhận thức to lớn vì nó cho phép nâng cao và mở rộng kiến thức
Ví dụ: để đi tới lí thuyết chủ đạo (cấu tạo nguyên tử, định luật tuần hoàn, liên kết Hóa học ) chương trình và SGK vận dụng phương pháp qui nạp
Trang 23* Suy lí diễn dịch ( Phép suy diễn ):
Là cách phán đoán đi từ nguyên lí chung đúng đắn đến một kết luận thuộc về một ờng hợp đơn lẻ
trư-Trong dạy học Hóa học phép suy diễn có ý nghĩa nhận thức to lớn, rút ngắn thời gian học tập và phát triển tư duy logic, độc lập, sáng tạo của học sinh
Ví dụ: + Từ định luật tuần hoàn và vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn suy
ra cấu tạo và tính chất của nó
+ Mỗi dãy đồng đẵng của chất hữu cơ ta chỉ nghiên cứu kĩ một chất tiêu biểu, các chất còn lại suy ra có tính chất tương tự, đó là cách dạy học hợp lí nhất và tiết kiệm thời gian nhất
Điều kiện cần thiết cho phép suy diễn là học sinh nắm được các quy tắc chung, các quy luật của hoá học từ đó tích cực chủ động vân dụng vào thực tế
Phép suy diễn còn nhằm thực hiện nguyên lí giáo dục học đi đôi với hành
Khi sử dụng phép suy diễn trong dạy học Hóa học cần tiến hành theo các bước sau: – Nêu định luật, nguyên tắc, quy tắc hay khái niệm chung
– Sau đó nêu ví dụ để học sinh thấy được từ nguyên lí chung đó vận dụng vào những trường hợp cụ thể như thế nào
– Cho bài tập hay ví dụ khác để học sinh tự lực giải quyết nhờ phép suy diễn
Qui nap và suy diễn cần phải phối hợp đúng lúc, đúng chỗ ,chúng phải được gắn bó với nhau như phân tích và tổng hợp giúp xác định mối liên hệ nhân quả trong sự vật và hiện tượng Không nên chỉ vận dụng qui nạp một chiều hoặc suy diễn đơn điệu trong nghiên cứu cũng như trong dạy học Hóa học
* Phép loại suy:
Loại suy là phép phán đoán đi từ cái riêng biệt này đến cái riêng biệt khác để tìm ra những đặc tính chung và các mối liên hệ có tính quy luật của các chất và hiện tượng
Trang 24- 12 -
Phép loại suy có tác dụng rất tích cực trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy hoá học,
vì thời gian học tập có hạn không thể nghiên cứu kĩ mọi chất, mọi trường hợp mà chỉ nghiên cứu một số trường hợp điển hình do chương trình đã lựa chọn , nhưng nhờ phương pháp loại suy ta có thể dẫn học sinh tới những kết luận xác thực về những trường hợp không có điều kiện nghiên cứu
Ví dụ: Axit
Bản chất của phép loại suy là dựa vào sự giống nhau (tương tự) ủa hai vật thể hay hiện tượng về một số dấu hiệu nào đó mà đi tới kết luận về sự giống nhau của chúng cả các dấu hiệu khác nữa
Muốn vận dụng đúng đắn phép loại suy cần chú ý những điều kiện sau:
- Càng biết nhiều và sâu sắc các chất và các hiện tượng đem so sánh thì loại suy càng đúng đắn
- Trong vô số mối liên hệ và tương quan giữa những đặc điểm của hai đối tượng đem so sánh , càng nắm vững cái gì là bản chất nhất, chủ yếu nhất thì loại suy càng có kết quả
- Không chỉ cần biết những điểm chung giống nhau mà càng hiểu đày
Đủ đặc điểm khác nhau giữa hai đối tượng thì loại suy càng tránh
được sai lầm
IV Thực hiện nguyên lí giáo dục của Đảng CSVN trong dạy học Hóa học
1 Nội dung của nguyên lí giáo dục:
“học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với
xã hội”
Thực hiện nguyên lí giáo dục trong dạy học Hóa học có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện 3 nhiệm vụ cơ bản của QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
2 Các hình thức giảng dạy để thực hiện nguyên lí giáo dục:
a/ Trong hoạt động học tập nội khóa
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức về cơ sở khoa học của nền sản xuất Hóa học, coi như một trong những ngành công nghiệp hiện đại nhất
Các nguyên tắc rất đặc trưng của nền sản xuất Hóa học:
Trang 25- 13 -
+ Tăng nồng độ các chất tác dụng, có lấy dư nồng độ của một trong những tác nhân rẻ tiền
+ Dùng nhiệt độ hợp lí
+ Dùng xúc tác âm hay dương
+ Tăng một cách hợp lí diện tích tiếp xúc giữa các chất tác dụng
- Tìm hiểu ứng dụng của Hóa học trong những ngành sản xuất quan trong khác được đưa vào chương trình Hóa học phổ thông: Năng lượng học, Luyện kim, Cấu tạo máy, Sản xuất nông nghiệp, Xây dựng, Vận tải
- Tìm hiểu những thành tựu của Hóa học và công nghiệp Hóa học trong nước và thế giới
- Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thực hành về Hóa học, đặc biệt chú ý những kĩ năng, kĩ xảo có tính chất kĩ thuật tổng hợp:
+ Kĩ năng, kĩ xảo cần thiết cho việc tiến hành thí nghiệm Hóa học
+ Kĩ năng, kĩ xảo ghi chép
+ Kĩ năng tổ chức lao động
+ Kĩ năng vân dụng lí thuyết vào việc giải thích các hiện tượng tự nhiên và đời sống
- Tổ chức tham quan sản xuất
b/ Trong hoạt động ngoại khóa
- Các tổ ngoại khóa: tổ thí nghiệm Hóa học, tổ Hóa học nông nghiêp, tổ lịch sử Hóa học, câu lạc bộ Hóa học, nhóm học sinh giỏi về Hóa học
- Tổ chức lao động công ích: phục vụ nhà trường và địa phương, có tác dụng giáo dục tư tưởng và tình cảm cũng như quan điểm lao động
Trang 26Chương II
NHIỆM VỤ DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
§1 KHÁI QUÁT VỀ NHIỆM VỤ CỦA MÔN HÓA HỌC VÀ VIỆC DẠY HỌC HÓA HỌC
I VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA MÔN HÓA HỌC TRONG VIỆC THỰC HIỆN MỤC
TIÊU ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Hóa học có vai trò to lớn trong sản xuất, đời sống, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Hóa học cũng có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường PT Việc xác định mục tiêu đào tạo của môn Hóa học trong nhà trường có vai trò quyết định đối với chất lượng dạy học môn học Muốn xác định đúng mục tiêu môn Hóa học, cần xuất phát từ đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam, mục tiêu của trường PT trong giai đoạn mới, những đặc trưng của khoa học Hóa học
Mục tiêu của giáo dục Pt là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ
tổ quốc(1)
Mục tiêu chung của giáo dục THCS là củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục Tiểu học, tiếp tục hình thành cho học sinh những cơ sở nhân cấchcủ con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, có học vấn phổ thông cơ bản, có những hiểu biết cần thiết về kĩ thuật và hướng nghiệp để có thể tiếp tục học THPT, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động(2)
(1) Luật Giáo dục NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 1998, tr 17
(2) Đổi mới giáo dục trung học cơ sở Tài liệu dùng trong Hội nghị triển khai dự án phát triển giáo dục Trung học cơ sở Dự án phát triển giáo dục Trung học cơ sở, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 12-
1998, tr.29
Mục tiêu
1 Nội dung: SV nắm vững được hệ thống kiến thức về ba nhiệm vụ
cơ bản của môn Hóa học và việc dạy học ở trường PT là nhiệm vụ trí dục, giáo dục và phát triển tiềm lực trí tuệ của học sinh
2 Phương pháp: SV biết vận dụng kiến thức Tâm lí học, Giáo dục
học vào việc dạy học và giáo dục thông qua bộ môn Hóa học; biết
sử dụng các thao tác tư duy và phương pháp phán đoán, suy lí trong dạy học Hóa học
Trang 27Học xong THCS, học sinh có những năng lực chủ yếu sau đây: năng lực thích ứng với thay đổi trong thực tiễn để tự chủ, tự lập trong lao động, trong cuộc sống và hóa nhập với môi trường nghề nghiệp; năng lực hành động trên cơ sở có kiến thức tức
là học để làm trên cơ sở để biết; năng lực ứng xử, biết sống thân ái và có trách nhiệm cùng gia đình và tập thể, cộng đông; năng lực tự học, cụ thể là hiếu học, ham thích tiếp thu và tìm tòi cái mới, biết cách tự học và học suốt đời(3)
Hóa học, là một trong những môn học then chốt ở bậc Trung học và Đại học, có
ba nhiệm vụ lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực:
(1) Đào tạo nghề có chuyên môn về Hóa học phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt cho công cuộc Hóa học hóa đất nước
(2) Góp phần vào việc đào tạo chung cho nguồn nhân lực, coi học vấn Hóa học như một bộ phận hỗ trợ
(3) Góp phần phát triển nhân cách, giúp cho thế hệ công dân tương lai có ý thức về vai trò của Hóa học trong dời sống, sản xuất, khoa học của xã hội hiện đại, hình thành các giá trị tư tưởng, đạo đức, lối sống phù hợp với mục tiêu giáo dục chung và thích hợp với trình độ lứa tuổi của học sinh
Ở bậc THCS và THPT, các nhiệm vụ nói trên có tầm quan trọng tăng dần theo thứ tự 1, 2, 3; còn ở Trung học chuyên nghiệp và Đại học thì ngược lại
II NHỮNG NHIỆM VỤ CƠ BẢN CỦA VIỆC DẠY HỌC HÓA HỌC
1 Nhiệm vụ trí dục phổ thông, kĩ thuật tổng hợp
Chương trình Hóa học Pt cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức PT cơ bản thiết thực về Hóa học, hình thành ở các em một số kĩ năng thực hành Hóa học cơ bản nhất
a Nhiệm vụ trí dục của bộ môn Hóa học ở bậc THCS
- Học sinh có được một hệ thống kiến thức PT, cơ bản, thiết thực đầu tiên về Hóa học bao gồm những khái niệm cơ bản, định luật, học thuyết, một số chất Hóa học quan trọng
- Hình thành một số kĩ năng thao tác với chất Hóa học, với thiết bị Hóa học dơn giản Biết quan sát và giải thích một số hiện tượng Hóa học trong tự nhiên Biết giải bài toán Hóa học theo công thức và phương trình Hóa học Có thói quen học tập và làm việc khoa học
- Cung cấp một số kiến thức và kĩ năng cơ sở của môn Hóa học ở trường THCS bao gồm 3 thành phần chủ yếu:
+ Những khái niệm, định luật, lí thuyết mởbđầu của Hóa học: mở đầu về cấu tạo chất, nguyên tử, nguyên tố Hóa học, phân tử, đơn chất, hợp chất,phản ứng Hóa học, công thức Hóa học, phương trình Hóa học, mol, hóa trị, định luật bảo toàn khối lượng …
+ Những kiến thức về oxi, hiđro, một số kim loại, phi kim và các loại hợp chất vô cơ: oxit, bazơ, axit, muối
(3) Đổi mới giáo dục Trung học cơ sở Tài liệu đã dẫn Tr 35
Trang 28+ Kiến thức về một số hợp chất hữu cơ phổ biến và quan trọng nhất
Chương trình Hóa học ở trường THCS trang bị cho học sinh những kiến thức Hóa học phổ thông thiết thực quan trọng nhất làm cơ sở cho việc xây dựng thế giới quan khoa học, cho việc chuẩn bị để học sinh bước vào cuộc sống lao động hoặc tiếp tục học lên THPT
Người giáo viên Hóa học trường THCS cũng cần hiểu rõ nhiệm vụ cơ bản của bộ môn Hóa học bậc THPT để kết hợp khi thực hiện nhiệm vụ của bộ môn ở bậc THCS ngay cả khi bậc THCS và bậc THPT còn là hai cấp học riêng biệt
b Nhiệm vụ cơ bản của việc dạy học Hóa học ở trường THPT
- Trang bị cho học sinh những cơ sở khoa học của Hóa học ở mức độ cần thiết để họ
có thể đi vào cuộc sống hoặc tiếp tục học lên bậc Đai học hoặc các trường chuyên nghiệp
- Hình thành cho học sinh phương pháp nghiên cứu Hóa học (phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, cách suy luận từ hiện tượng quan sát đi đến bản chất của đối tượng nghiên cứu ….)
- Hình thành cho học sinh một số kĩ năng: thao tác với các chất Hóa học và dụng cụ thí nghiệm đơn giản; quan sát và giải thích một số hiện tượng Hóa học; biết giải các loại bài toán điển hình theo chương trình
- Trang bị cho học sinh những kiến thức kĩ thuật tổng hợp về Hóa học
- Góp phần hình thành cho học sinh những quan điểm thế giới quan khoa học, đạo đức và tình cảm của người lao động mới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2 Nhiệm vụ phát triển tiềm lực trí tuệ cho học sinh
Nhiệm vụ này đòi hỏi rèn luyện cho họ những năng lực nhận thức và năng lực hành động:
a Phát triển năng lực quan sát, trí tưởng tượng khoa học
b Rèn luyện các thao tác tư duy cần thiết trong học tập Hóa học (phân tích, tổng hợp,
sơ sánh, đối chiếu, khái quát hóa, trừu tượng hóa… ) và các hình thức tư duy (phán đoán, suy lí quy nạp và diễn dịch….) Phát huy năng lực tư duy logic và tư duy biện chứng
c Xây dựng cho học sinh năng lực tự học, tự nghiên cứu và óc sáng tạo
d Phát hiện và bồi dưỡng các học sinh có năng khiếuđối với bộ môn
3 Nhiệm vụ giáo dục xã hội chủ nghĩa
Nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, đạo đức này bao gồm hai nội dung chính sau đây:
a Hình thành thế giới quan duy vật biện chứng, thông qua việc làm sáng tỏ một số khái niệm quan trọng của thế giới quan duy vật khoa học và những qui luật tổng quát của phép biện chứng: thế giới là vật chất, tính thống nhất vật chất của thế giới, vật chất có trước và ý thức có sau, khả năng nhận thức được thế giới ; quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập; quy luật chuyển hóa từ những thay đổi
Trang 29về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại; quy luật phủ định của phủđịnh
b Giáo dục đạo đức, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân: lòng nhân ái, lòng yêu nước, yêu lao động, tinh thần quốc tế, sự tuân thủ pháp luật, sự tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên
4 Mối quan hệ giữa ba nhiệm vụ
Ba nhiệm vụ trên có mối quan hệ rất chặt chẽ Thông qua con đường trí dục mà giúp phát triển năng lực nhận thứcmột cách toàn diện và giáo dục tư tưởng đạo đức Đức dục là kết quả tất yếu của sự hiểu biết
§2 VAI TRÒ CỦA HÓA HỌC TRONG VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ NHÂN SINH QUAN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Các môn học ở nhà trường PT phải có trách nhiệm và có khả năng góp phần tích cực vào việc giáo dục tư tưởng, đạo đức tác phong Hóa học là môn học nghiên cứu về cấu tạo và sự biến đổi của các chất – sẽ giúp cho việc nhận thức sâu sắc đời sống của
tự nhiên, các quy luậtpt của nó và chính vì thế góp phần đáng kể vào việc hình thành thế giới quan duy vật biện chứng cho học sinh đồng thời cũng giúp cho việc bồi dưỡng nhân sinh quan xã hội chủ nghĩa
I HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT BIỆN CHỨNG
Việc dạy học ở trường PT cho phép làm sáng tỏ một số khái niệm quan trọng của thế giới quan duy vật biện chứng và các quy luật cơ bản của phép biện chứng
1 Thế giới là vật chất
a) Khái niệm triết học vật chất được coi là thực tiễn khách quan đưa ra cho học sinh trên cơ sở khái niệm về chất: đây là một trong hai dạng cơ bản của vật chất (chất
và trường) Chất – đó là đối tượng nghiên cứu của Hóa học Nếu hiểu rõ tính chất
và cấu tạo của các chất thì học sinh sẽ hiểu rõ hơn khái niệm vật chất
Khái niệm về các chất được hình thành dần dần Bắt đầu từ THCS, học sinh đã biết rằng trong tự nhiên có rất nhiều chất khác nhau (khoảng 10 triệu chất); các hợp chất này là muôn hình muôn vẻ nhưng chỉ do một số ít (khoảng 110) nguyên tố Hóa học tạo thành Bản chất vật chất của các chất là ở chỗ chúng do nguyên tử và phân tử tạo nên Các chất khác nhau vì do những phân tử, nguyên tử khác nhau hợp thành, hoặc do những nguyên tử khi kết hợp lại với nhau theo nhiều cách khác nhau
Chương trình Hóa học trường THCS và THPT cung cấp nhiều dẫn chứng xác minh sự tồn tại khách quan của những phần tử nhỏ bé của vật chất
b) Tính thống nhất vật chất của thế giới (thế giới vật chất có tính thống nhất)
Những phân tử cuae một hợp chất đều do các nguyên tử của những nguyên tố nhất định hợp thành dù những phân tử đó ở đâu trên trái đất hay ở địa điểm nào trong
hệ Thái dương
Trang 30Sự thống nhất đó, mối liên hệ giữa các hợp chất với nhau sẽ được xét đến khi học
về sự phân loại các hợp chất vô cơ, kim loại, phi kim ở lớp 9 Những đơn chất này thì thuộc vào nhóm kim loại, những đơn chất kia thuộc loại phi kim Những hợp chất vô
cơ mà học sinh đã biết đều thuộc vào một trong những loại chất hoặc oxit, axit, bazơ hoặc muối Rõ ràng là mỗi chất đều có liên quan với những chất khác hoặc do thuộc cùng một loại chất, hoặc với những chất thuộc loại khác qua những biến đổi Hóa học Khi nghiên cứu định luật tuần hoàn, bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học và cấu tạo nguyên tử, học sinh sẽ biết rằng các nguyên tố Hóa học không độc lập, tách rời nhau mà liên quan mật thiết với nhau, nằm chung trong một sự thống nhất Những tính chất của chúng chịu sự chi phối của một định luật tổng quat: định luật bảo toàn các nguyên tố Hóa học.Tất cả các nguyên tố Hóa học đều tìm thấy vị trí của mình trong bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học Cấu tạo nguyên tử làm sáng tỏ bản chất sâu xa của sự thống nhất các nguyên tố Hóa học Các nguyên tử đều cấu tạo bởi những hạt cơ bản (như proton, nơtron, electron), chỉ khác nhau về số lượng và kiến trúc Sự thống nhất, mối quan hệ qua lại của các nguyên tố này sang nguyên tố khác
có thể thấy trong hiện tượng phóng xạ hoặc nhờ những phản ứng hạt nhân
Việc nghiên cứu cấu tạo electron của các nguyên tử còn cho thấy rõ rằng phân tử không phải là một tổng số, một tập hợp máy móc các nguyên tử Những nguyên tử, khi kết hợp lại, có ảnh hưởng qua lại với nhau, trong đó phần nào đã bị biến đổi đi rồi c) Sự vận động của vật chất
Trong các bài học, học sinh sẽ được làm quen với các khái niệm về sự vận động của vật chất, các dạng vận động, nhưng quy luật tổng quát nhất của sự vận động của vật chất, tính tồn tại vĩnh viễn của vật chất
Hiện tượng Hóa học (phản ứng Hóa học) là dạng vận động Hóa học của vật chất, cùng với bốn dạng vận động khác của vật chất là vận động cơ học, lí học, sinh học và
xã hội Trong hầu hết các bài Hóa học, học sinh sẽ làm quen với sự biến đổi của các chất và dần dần sẽ biết cách nhận ra sự vận động Hóa học ngay cả ở những chỗ mà thoạt nhìn tưởng như không thấy Lúc đầu học sinh chỉ mới hiểu rằng hiện tượng Hóa học là sự biến đổi của chất này thành chất khác, sau đó sẽ biết rằng bản chất của những biến đổi đó là sự vận động của các nguyên tử, là sự chuyển động của các electron hóa trị, là sự tác dụng của ion mang điện trái dấu
Việc nghiên cứu các quy luật của phản ứng Hóa học, các định luật Hóa học cơ bản (định luật bảo toàn khối lượng các chất, định luật tuần hoàn…) sẽ giúp học sinh hiểu được những định luật tổng quát của sự vận động Nhờ những kiến thức Hóa học, dần dần học sinh sẽ biết rằng sự biến đổi của các chất không mang tính ngẫu nhiên, các phản ứng Hóa học chỉ xảy ra giữa những chất có các đặc tính xác định cần thiết Chẳng hạn, nói chung axit không có phản ứng với axit, kiềm không có phản ứng với kiềm, nhưng hầu hết axit đều tác dụng được với bazơ Dần dần học sinh sẽ tin tưởng rằng với những chất có đặc tính xác định và trong những điều kiện cần thiết thì một hiện tượng xác định nhất thiết sẽ phải xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người và
Trang 31không cần đồi hỏi bất kì một sức mạnh huyền bí nào Hiểu được rằng những biến đổi Hóa học có tính quy luật, nguồn gốc của chúng là trong tự nhiên, trong bản chất của các chất chứ không phải trong các phép siêu tự nhiên nào là một nội dung quan trọng
để giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng
2 Khả năng nhận thức được thế giới
Hóa học cung cấp nhiều ví dụ chứng tỏ con người có thể nhận thức được thế giới dần dần và ngày càng sâu sắc
Học sinh không nghi ngờ về sự tồn tại khách quan của các hiện tượng Hóa học và các chất Hóa học, nhất là khi các em được trực tiếp quan sát hay làm thí nghiệm với những chất đó Tuy nhiên, đối với những học thuyết khoa học, không phải lúc nào học sinh cũng tin tưởng một cách dễ dàng vào tính xác thực của chúng Để thực hiện được yêu cầu này, trước hết giáo viên cần chỉ ra những mâu thuẫn giữa thực tiễn và lí thuyết
cũ, từ đó nảy sinh ra nhu cầu phải có học thuyết mới, đúng đắn hơn thì mới giải thích được các sự kiện nói trên
Trên cơ sở đó, giáo viên trình bày những quan điểm cơ bản của học thuyết mới nhằm giải thích những sự kiện mới, làm sao cho học thuyết và những sự kiện cụ thể được học sinh tiếp thu trong sự thống nhất
Cuối cùng học thuyết chỉ được tiếp thu tốt và chắc chắn khi nào nó được vận dụng một cách có hệ thống và tự giác Tính chân thực của học thuyết khao học còn có thể được chứng minh bằng những ứng dụng của nó trong thực tiễn khoa học, trong việc dự đoán trước sự tiến triển của một quá trình, một hiện tượng hay tiên đoán kết quả của chúng Chẳng hạn, với bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học chưa đầy đủ của mình, năm 1870, D.I.Menđêlêep đã tiên đoán sự tồn tại của 12 nguyên tố chưa biết thời đó: scanđi, gali, gecmani…
3 Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
Dưới ánh sáng của các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, thông quấcc kiến thức Hóa học có thể hình thành dần dần cho học sinh phương pháp nhận thức đúng đấnccs hiện tượng Ở trường THCS cần chú ý hai quy luật sau đây:
a Quy luật thống nhất và đấu trnh của các mặt đối lập (quy luật này giải thích nguồn gốc của sự vận động và biến đổi của sự vật)
Trên cơ sở những hiện tượng Hóa học thuộc chương trình trường PT, cần tổng quát hóa dần dần để học sinh biết cách nhìn đúng vào bản chất của hiện tượng, tính quy luật của nó Để giúp học sinh hiểu quy luật này, cần tập cho các em biết nhìn thấy những mặt đối lập, những tính chất mâu thuẫn trong các vật thể, các chất và hiện tượng Hóa học
Học sinh bắt đầu làm quen với bản chất hai mặt của các chất ngay từ chương I (nguyên tử, phân tử) Hóa học lớp 8: các nguyên tố Hóa học ở dạng tự do (đơn chất) được chia làm hai loại: kim loại và phi kim; các chất được phân chia thành đơn chất
và hợp chất Điều này được phát triển sâu sắc hơn những phần sau: trong các phản ứng Hóa học, đơn chất có thể tạo thành hợp chấtvà ngược lại; trong cùng một đơn chất
Trang 32có thể hiện hai đặc tính đối lập nhau (tính kim loại và tính phi kim của một số đơn chất như silic, iot…); sự oxi hóa đối lập với sự khử, đó là hai mặt của cùng một phản ứng – phản ứng oxi hóa khử Về sau học sinh còn được biết rằng cùng một hiđroxit, trong những điều kiện này thì thể hiện tính axit, trong điều kiện khác thì thể hiện tính bazơ (chất lưỡng tính)
Bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học (được giới thiệu ở phần ôn tập cuối chương trình Hóa học lớp 9 và học kĩ ở lớp 10) là biểu hiện tập trung rõ rệt của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập Những nguyên tố Hóa học có đặc tính rất khác nhau, có khi đối lập nhau, đã tập hợp thành một toàn thể thống nhất Trong cùng một chu kì đã tập hợp được những nguyên tố từ kim loại điển hình đến phi kim điển hình và các khí hiếm (trừ chu kì đầu) Trong cùng một phân nhóm, các nguyên tố vừa có những đặc tính giống nhau, lại vừa thể hiện những tính chất đối lập nhau Ví dụ, nhóm halogen là nhóm phi kim điển hình nhất, nhưng đồng thời cũng thấy thể hiện tính kim loại mạnh dần ở các nguyên tố cuối nhóm
b Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng biến đổi thành những thay đổi về chất và ngược lại (quy luật này giải thích quá trình Hóa học xảy ra như thế nào) Chương trình Hóa học ở trường THCS và THPT có rất nhiều khả năng giúp cho học sinh hiểu sâu sắc quy luật chung trên đây của tự nhiên, như Ăng-ghen đã nói:
“Hóa học có thể gọi là khoa học của những biến đổi về chất và của các vật, xảy ra do ảnh hưởng của những biến đổi về thành phần định lượng”
Do số lượng nguyên tử hợp thành khác nhau hoặc do có cấu tạo khác nhau mà các chất có đặc tính khác nhau Chẳng hạn khí cacbonđioxit (CO2) không độc nhưng cacbon oxit (CO) rất độc; oxi (O2) và ozon (O3), lưu huỳnh đioxit (SO2) và lưu huỳnh trioxit (SO3), các oxit của nitơ NO, N2O3, NO2 và N2O5 có những tính chất khác nhau; kim cương, than chì, mồ hóng đều do các nguyên tử cacbon tạo thành nhưng có cấu tạo khác nhau nên có các tính chất khác nhau
Định luật tuần hoàn các nguyên tố Hóa học là biểu hiện rõ nhất của quy luật biện chứng “lượng đổi chất đổi” Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhânnt của các nguyên tố Hóa học trong mỗi chu kì, tính chất kim loại của các nguyên tố yếu dần, rồi dẫn tới sự thay đổi nhảy vọt về chất thể hiện ở sự xuất hiện những nguyên tố phi kim
và khí hiếm ở cuối chu kì Sự biến đổi có quy luật của tính chất các nguyên tố Hóa học chính là sự chuyển hóa những biến đổi dần dần về lượng (sự tăng dần từng đơn vị của điện tích hạt nhân) thành những thay đổi về chất dẫn tới sự xuất hiện nguyên tố mới có những tính chất khác
Khi xét ý nghĩa của định luật tuần hoàn các nguyên tố Hóa học dưới ánh sáng của thuyết cấu tạo nguyên tử, học sinh sẽ hiểu sâu xa ý nghĩa vật lí của sự chuyển những biến đổi về lựng thành chất
II GIÁO DỤC QUAN ĐIỂM VÔ THẦN KHOA HỌC
Trang 33Đấu tranh chống những điều mê tín dị đoan, các quan điểm duy tâm thần bí trong nhận thức về thế giới rất cần thiết để hình thành có hiệu quả thế giới quan duy vật biện chứng cho học sinh
Chúng ta cần quan tâm đến việc giáo dục quan điểm vô thần một cách khoa học cho học sinh vì ngày nay còn có một số thanh thiếu niên tin vào thần linh, ma quỷ, Thượng đế…do chịu ảnh hưởng của các quan điểm tôn giáo hoặc những hoạt động tuyên truyền chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
Nội dung giáo dục vô thần khoa học bao gồm:
1 Vạch trần tính chất phản động, giải thích bản chất thế giới theo quan điểm duy tâm thần bí Chẳng hạn, nêu rõ tính phản khoa học của luận điểm về sự tồn tại của những lực lượng tinh thần, phi vật chấtvà chi phối thiên nhiên, về sự hình thành thế giới vật chất do Thượng đế sinh ra từ cái hư vô từ mấy nghìn năm trước đây.Giáo chủ người Anh là Hốcxơ trong cuốn sách “Thượng đế và nguyên tử (1946) đã cố gắng chứng minh rằng Thượng đế đã làm nên nguyên tử và tinh thần của Thượng đế đã truyền năng lượng cho nguyên tử !”(1) Trong thời kì Phục Hưng, nhà bác học vĩ đại người Italia Joócđanô Brunô đã cương quyết bảo vệ quan điểm Copecnic cho rằng quả đất quay quanh mặt trời và chống lại triết học kinh viện nói rằng Thượng đế sáng tạo
ra thế giới nên ông đã bị nhà thờ thiêu sống (1600) Năm 1626, nghị viện Pháp ra lệnh
xử tử những người nào nghiên cứu “thuyết hạt” Các giáo sĩ, nhà thờ viện cớ rằng Lômônôxôp (ngưới sáng lập thuyết nguyên tử, phân tử) đã dùng công tác khoa học để phá hoại tôn giáo và đề nghị chính phủ Nga hoàng đầy Lômônôxôp ra một nhà tù xa xăm(1)
2 Vạch trần những luận điệu phản khoa học của những thế lực phản động kìm hãm
sự phát triển của khoa học Hóa học Thông qua việc giới thiệu lịch sử Hóa học, đặc biệt là thời kì thượng cổ và thời kì giả kim thuật, sẽ cho thấy rõ rằng công trình sáng tạo của nhân dân lao động bị thần thánh hóa thành phương tiện ma thuật Các tư tưởng triếthọc và các nhà khoa học duy vật bị quy kết là đa thần, đã bị ngăn cấm, truy nã, đàn áp; khoa học bị đình đốn, phải nhường chỗ cho thuật giả kim – nô bộc trung thành của nhà thờ Cơ Đốc, đồng thời cũng chính là giai cấp phong kiến(2)
3 Vạch trần những sự kiện có tính phản khoa học, gây mê tín dị đoan còn rơi rớt và lẩn quất trong đời sống tinh thần của nhân dân như bói toán, đồng cốt, trò phù thủy,…
4 Làm cho học sinh thấy rõ sức mạnh của khoa học nói chung, của Hóa học nói riêng; đối chiếu vai trò của Hóa học với vai trò của tôn giáo trong việc giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra giúp cho học sinh phân biệt rõ những tiên đoán khoa học với những điều mê tín của tôn giáo
(1) Hoàng Hạnh, Nguyễn Cương, Nguyễn Đức Chuy Giáo trình Giáo học pháp Hóa học NXB Giáo dục – Hà Nội 1962, tr.43
(2) Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh Lí luận dạy học Hóa học Tập I NXB Giáo dục – Hà Nội 1982, tr.35
Trang 34III GIÁO DỤC LÒNG YÊU NƯỚC, TINH THẦN QUỐC TẾ, CÁC PHẨM
CHẤT ĐẠO ĐỨC
Cùng với việc giáo dục thế giới quan duy vật khoa học, môn Hóa học còn phải góp phần bồi dưỡng nhân sinh quan xã hội chủ nghĩa cho học sinh, trong đó quan trọng là lòng yêu nước, tinh thần quốc tế và các phẩm chất đạo đức của người lao động mới
1 Giáo dục lòng yêu nước
Có thể thực hiện việc giáo dục lòng yêu nước bằng nhiều biện pháp sau đây:
- Giới thiêu nguồn tài nguyên phong phú, giàu có của đất nước Những số liệu điều tra cơ bản về dầu mỏ, về than đá, apatit, quặng sắt, quặng nhôm, crom,titan, vàng,
đá quý, các khoáng sản khác, về gỗ, cây thuốc…nói lên sự giàu có của nước ta Đó
là những sự thực giàu tính giáo dục làm cho học sinh thêm yêu Tổ quốc và tin tưởng vào tương lai
- Những thành tích và sự lớn mạnh của ngành khoa học Hóa học và công nghiệp hóa chất ở nước ta trải qua các thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sẽ giúp làm sáng tỏ tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa đang tạo điều kiện thuận lợi sử dụng triệt
để nguồn nhiên liệu và năng lượng hiện có nhằm xây dựng một nền sản xuất vì lợi ích của toàn dân Nhà nước ta đã đào tạo nên những nhà Hóa học, những kĩ sư và công nhân ngành Hóa học lao động cần cù, sáng tạo Đó là những tư liệu bbổ ích
- Việc giáo dục lòng yêu nước gắn liền với yêu cầu giáo dục tinh thần sẵn sàng bảo
vệ Tổ quốc, giáo dục lòng căm thù những tội ác dùng chất độc Hóa học, bom cháy,
vũ khí hạt nhân nhằm giết hại loài người, triệt phá cơ sở sản xuất, tiêu diệt sự sống trên trái đất
2 Giáo dục tinh thần quốc tế
Việc giáo dục lòng yêu nước phải kết hợp với việc giáo dục tinh thần quốc tế Cần chú ý nêu rõ tấm gương lao động khoa học kiên trì của các nhà Hóa học tiến bộ trên thế giới, sự giúp đỡ chí tình của các nước đối với ngành Hóa học và công nghiệp Hóa học ở nước ta
3 Giáo dục các phẩm chất đạo đức, tư cách và trách nhiệm công dân
Người học sinh yêu nước phải có ý thức về nhiệm vụ người công dân, phải yêu lao động, phải có tính kiên nhẫn và tính sáng tạo
Biểu hiện cụ thể của ý thức về nhiệm vụ người công dân là: học và học để nắm vững tri thức khoa học; vận dụng những kiến thức Hóa học và kĩ năng đã thu lượm được vào học tập, sản xuất, các công việc công ích và đời sống Biểu hiện cụ thể của thái độ yêu lao động đối với học sinh cũng là chăm chỉ học tập, hình thành những thói quen lao động học tập (tự giác, say mê, độc lập, bền bỉ, sáng tạo, có kế hoạch…), sẵn sàng tham gia lao động sản xuất
Mỗi người công dân phải có lòng nhân ái, phải biết sống hòa hợp với cộng đồng Muốn thực hiện được yêu cầu giáo dục trên đây, việc giảng dạy Hóa học phải gây cho học sinh hứng thú sâu sắc đối với bộ môn, khát khao tìm hiểu, kiên trì học tập, có
Trang 35những suy nghĩ sáng tạo trtong việc áp dụng kiến thức Hóa học vào những mục đích thực tiễn Đồng thời, thông qua học tập nội khóa cũng như hoạt động ngoại khóa mà giáo dục cho học sinh ý thức và thái độ đúng đắn trong lao động học tập, lao động sản xuất và trong quan hệ với tập thể và cộng đồng
IV PHƯƠNG PHÁP HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN VÀ GIÁO DỤC TƯ
TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
1 Việc hình thành thế giới quan duy vật biện chứng và giáo dục tư tưởng, đạo đức phải được coi là phương hướng cho việc nghiên cứu tài liệu học tập trên cơ sở của chương trình Hóa học Phải dựa trên cơ sở các hiện tượng Hóa học được nghiên cứu
mà tổng quát hóa đân dần để học sinh biết cách nhìn đúng đắn vào bản chất của hiện tượng và tính quy luật của chúng
Giáo viên cần nghiên cứu tỉ mỉ xem phần nào của bài, của chương có khả năng giúp hình thành thế giới quan, giáo dục tư tưởng, đạo đức, trên cơ sở đó xây dựng một
kế hoạch chi tiết và đề cương cụ thể về phương pháp và tổ chức dạy học để thực hiện mục đích đề ra
2 Giáo viên phải khéo léo, kiên nhẫn, tránh thái độ gò ép, thô bạo Phải kết hợp việc giảng dạy nội khóa với công tác hoạt động ngoại khóa
3 Kết hợp chặt chẽ việc hình thành thế giới quan duy vật biện chứng với việc giáo dục quan điểm khoa học vô thần
4 Giáo viên phải nhiệt tình và biểu lộ tình cảm chân thực trên quan điểm khoa học hiện đại khi trình bày vấn đề Giáo viên phải luôn luôn học tập mở mang kiến thức, trau dồi dậo đức để xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, đặc biệt là khi tiến hành giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh
§3 PHÁT TRIỂN NHỮNG NĂNG LỰC NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC
I VIỆC DẠY HỌC HÓA HỌC GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH
Cùng với nhiệm vụ cung cấp kiến thức, kĩ năng về Hóa học và giáo dục xã hội chủ nghĩa cho học sinh thông qua bộ môn, việc dạy học Hóa học còn phải góp phần phát triển tiềm lực trí tuệ cho học sinh – phát triển những năng lực nhận thức cho các
em Năng lực nhận thức bao gồm năng lực tri giác, biểu tượng, chú ý, trí nhớ, tư duy, hứng thú nhận thức, óc thông minh, khả năng nsáng tạo trong lao động…Đối với học sinh, cần đặc biệt chú ý tới trí nhớ và tư duy
Hóa học là một khoa học vừa lí thuyết, vừa thực nghiệm, nên có rất nhiều khả năng trong việc phát triển năng lực nhận thức cho học sinh nếu việc dạy và học môn này được tổ chức đúng đắn
Việc nghiên cứu các vấn đề lí thuyết cơ bản của chương trình như các khái niệm nguyên tử, phân tử, các phản ứng Hóa học, các định luật Hóa học, các học thuyết
Trang 36Hóa học, có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển tư duy, năng lực khái quát hóa và trừu tượng hóa của học sinh Việc nghiên cứu Hóa học đòi hỏi học sinh phải quen tư duy với những phần tử rất nhỏ bé của vật chất mà mắt thường không nhìn thấy được (phân
tử, nguyên tử, ion, electron…) nhờ đó mà trí tưởng tượng khoa học của các em cũng được hình thành và phát triển
Khi sử dụng thí nghiệm Hóa học, học sinh phải quan sát, phải huy động tất cả các giác quan cảm thụ, đối chiếu hiện tượng đang diễn biến với những nguyên lí lid thuyết, phân tích các khía cạnh của thí nghiệm và tổng hợp chúng lại để tìm ra mối liên hệ nhân quả giữa các tác nhân và sản phẩm của thí nghiệm, thực hiện những suy lí quy nạp, diễn dịch, đi tới những kết luận khái quát hóa từ nhiếự kiện riêng lẻ…Thí nghiệm Hóa học còn hình thành ở học sinh kĩ năng kĩ xảo thực nghiệm, do đó có một
ý nghĩa thực tiễn và kĩ thuật tổng hợp rất lớn, giúp hình dung quá trình thí nghiệm trong tư duy (hình dung trong óc tiến trình và kết quả thí nghiệm) Thí nghiệm Hóa học cùng với công tác tự lập của học sinh sẽ làm phát triển ở các em hứng thú nhận thức, tính tích cực, tự giác, óc sáng kiến – những phẩm chất quý báu về học tập và lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Để thực hiện mục đích phát triển tiềm lực trí tuệ của học sinh, cần xác định rõ những nhiệm vụ cụ thể của việc phát triển hoạt động nhận thức học tập của học sinh
Đó là:
- Phát triển trí nhớ và tư duy của học sinh
- Hình thành dần dần và có định hướng kĩ năng khái quát hóa về trí tuệ và thực hành, thực nghiệm
- Phối hợp hợp lí các phương pháp và phương tiện dạy học để tích cực hóa tất cả các hoạt động của nhận thức, học tập về Hóa học, tăng dần tính phức tạp của hoạt động này, tăng cường (áp dụng) phương pháp nghiên cứu và dạy học đặt và giải quyết vấn đề
- Tăng cường giáo dục động cơ học tập, làm thể hiện rõ dần dần và phát triển hứng thú nhận thức của học sinh đối với Hóa học
- Xây dựng những điều kiện nâng cao được tính tự giác, tính tích cực của học sinh Phát triển dần dần tính sáng tạo của học sinh, nâng cao tính độc lập của học sinh trong khi học tập môn Hóa học Cho học sinh thường xuyên tập luyện giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn
II NỘI DUNG, BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC
CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC
Trong việc phát triển năng lực nhận thức của học sinh, khâu trung tâm là phát triển năng lực tư duy, trong đó cần đặc biệt chú ý rèn luyện cho học sinh một số thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa và ba phương pháp hình thành những phán đoán mới: suy lí quy nạp, suy lí diễn dịch và suy lí tương tự
1 Phân tích và tổng hợp
Trang 37Phân tích là hoạt động tư duy phân chia một vật, một hiện tượng ra các yếu tố, các bộ phận nhằm mục đích nghiên cứu chúng đầy đủ, sâu sắc, trọn vẹn hơn theo một hướng nhất định
Tổng hợp là hoạt động tư duy kết hợp các bộ phận, các yếu tố đã được nhận thức
đã biết về những đối tượng cùng loại, sau đó tổng hợp lại xem các đối tượng cùng loại
đó giống và khác nhau ở chỗ nào Như vậy sự so sánh không những phân biệt và chính xác hóa khái niệm, mà còn giúp hệ thống hóa chúng lại
Trong giảng dạy Hóa học thường dùng hai cách so sánh: so sánh tuần tự và so sánh đối chiếu
So sánh tuần tự là so sánh trong đó nghiên cứu xong từng đối tượng rồi so sánh với nhau Thường áp dụng cho những trường hợp đối tượng giống nhau Chẳng hạn nghiên cứu xong kim loại nhôm rồi nghiên cứu kim loại sắt và so sánh với nhôm; học xong metan rồi học etilen và so sánh với metan; học xong nhóm halogen rồi học nhóm oxi – lưu huỳnh (ở trường THPT)
So sánh đối chiếu là cách nghiên cứu hai đối tượng cùng một lúc hoặc khi nghiên cứu đối tượng thứ hai, người ta phân tích thành từng bộ phận rồi đối chiếu với từng bộ phận của đối tượng thứ nhất Chẳng hạn so sánh axit và bazơ, oxit axit và oxit bazơ, chất tinh khiết và hỗn hợp, hiện tượng vật lí và hiện tượng Hóa học …
So sánh các chất, các hiện tượng là phương pháp tư duy rất hiệu nghiệm trong việc hình thành khái niệm vững chắc Ví dụ, so sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa các nhóm phi kim như halogen, oxi – lưu huỳnh và nitơ – photpho sẽ làm cho học sinh nhớ sâu sắc tính chất của các nguyên tố trong nhóm nitơ – photpho Không phải tự nhiên hsđã biết so sánh, người giáo viên phải tập luyện cho các em
kĩ năng so sánh Cần dạy cho họ so sánh các chất, các nguyên tố và phản ứng Hóa học theo cùng một dàn ý như khi nghiên cứu chúng, tìm ra những nét giống nhau và khác nhau trong từng điểm một
3 Khái quát hóa
a Định nghĩa
Khái quát hóa là tìm ra những cái chung và bản chất trong số những dấu hiệu, tính chất và những mối liên hệ giữa chúng thuộc về một loại vật thể hoặc hiện tượng
Trang 38Ví dụ: Các axit clohiđric, axit sunfuric, axit nitric đều có gốc axit liên kết với nguyên tử hiđro; nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng kim loại, (hoặc có ion H+), đều làm đỏ quỳ tím, đều tác dụng với kim loại…>Dấu hiệu “có ion H+” là chung và bản chất, các dấu hiệu khác cũng là chung nhưng không phải bản chất Chẳng hạn giải phóng hiđro trong phản ứng của nhiều axit với kim loại là dấu hiệu chung, nhưng nó không phải là cái bản chất
b Ba trình độ khái quát hóa
- Sự khái quát hóa cảm tính là sự khái quát hóa bằng kinh nghiệm, bằng các sự việc
cụ thể khi học sinh quan sát trực tiếp những vật và hiện tượng riêng rẽ, trong đó các em nêu lên những dấu hiệu cụ thể, thuộc về bề ngoài Đó là trình độ sơ đẳng của sự phát triển tư duy khái quát hóa và là nền tảng để có được những trình độ khái quát hóa cao hơn
- Sự khái quát hóa hình tượng – khái niệm là sự khái quát hóa cả những cái bản chất
và chung lẫn những cái không bản chất của sự vật và hiện tượng dưới những hình tượng hay biểu tượng trực quan
- Sự khái quát hóa khái niệm hay khái quát hóa khoa học: Đó là trình độ cao nhất
của sự phát triển tư duy khái quát hóa
c Rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy khái quát hóa
Để hình thành cho học sinh những khái quát hóa đúng đắn, cần đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Làm biến thiên những dấu hiệu không bản chất của vật hay hiện tượng khảo sát,
đồng thời giữ không đổi dấu hiệu bản chất (1)
Ví dụ, ở lớp 8 khi cho học sinh tính hóa trị của các nguyên tố dựa vào công thức của oxit cần đưa ra nhiều loại ví dụ như Al2O3, SO3 Nếu chỉ đưa ra một loại ví dụ như Al2O3, Fe2O3, Cr2O3 thì học sinh sẽ tự rút ra một khái quát hóa sai lầm khi cho rằng
“trong một hợp chất có hai nguyên tố, chỉ số của nguyên tố này là hóa trị của nguyên
tử kia” Rõ ràng là “quy tắc” này không thể áp dụng cho những chất có công thức như CO2, SO3 Nếu chỉ đưa ra 3 chất như Al2O3, Fe2O3, Cr2O3 thì dấu hiệu bản chất (tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia và oxi luôn có hóa trị II) luôn luôn đi kèm và bị lấn át bởi dấu hiệu không bản chất (chỉ số của nguyên tố này là hóa trị của nguyên tố kia) Do đó phải thận trọng khi lựa chọn ví dụ
- Chọn sự biến thiên hợp lí nhất nhằm nêu bật được dấu hiệu bản chất (luôn luôn
tồn tại) và trừu tượng hóa dấu hiệu thứ yếu (biến thiên)
Chẳng hạn trong trường hợp trên đây ta chỉ đưa ra hai chất Al2O3 và SO3 mà không cần đưa ra tới 5 chất Al2O3, Fe2O3, Cr2O3, CO2, SO3
Khi hình thành khái niệm phản ứng phân hủy, nếu chỉ đưa ra một ví dụ về sự phân hủy của KClO3 thì dễ đưa học sinh tới một khái quát sai lầm cho rằng: “phản (1) Những cơ sở lí luận dạy học B.P Exipop chủ biên Bản dịch Nguyễn Ngọc quang Tập I NXB Giáo dục Hà Nội 1971, tr.227.
Trang 39ứng phân hủy là quá trình trong đó một hợp chất tạo thành hai chất mới”
Vì vậy ở đây nên đưa ra ba ví dụ kiểu sau đây:
2KClO3 t0 2KCl + 3O2 (hợp chất → 1 hợp chất + 1 đơn chất)
CaCO3 t0 CaO + CO2 (hợp chất → 2 hợp chất)
2KMnO4 0
t
K2MnO4 + MnO2 + O2 (hợp chất → 3 chất mới) Trong cả ba ví dụ này dấu hiệu bản chất được giữ không đổi (từ một chất tạo thành hai hay nhiều chất), còn dấu hiệu thứ yếuthì biến thiên (trong phản ứng đầu tiên
ra được 1 hợp chất và 1 đơn chất, phản ứng thứ hai tạo được 2 hợp chất, phản ứng thứ
ba tạo được 2 hợp chất và 1 đơn chất)
- Có thể sử dụng những cách biến thiên khác nhau có cùng một ý nghĩa tâm lí học,
nhưng lại hiệu nghiệm
Chẳng hạn khi viết công thức cấu tạo của hidrocacbon nên viết mạch cacbon nằm ngang đồng thời với mạch cacbon đứng thẳng vì có học sinh lớp 9 chỉ nhận ra được công thức cấu tạo của hidrocacbon mạch thẳng khi công thức đó được viết đúng theo mẫu trong sách giáo khoa (mạch cacbon là thẳng) như:
Chỉ cần thay đổi cách viết công thức đó, không giống như mẫu thì có một số em
đã lúng túng không nhận ra, như cách viết dưới đây:
H H H
Ví dụ này cho ta thấy học sinh chưa biết phân biệt dấu hiệu bản chất với cái không bản chất Trong tư duy của họ có một “con đường mòn” do cách dạy của giáo viên (chỉ dùng một mẫu không thay đổi) Muốn phá bỏ quán tính đó của tư duy, giúp học sinh nhận ra được điều bản chất và đi tới những khái quát hóa đúng đắn, ta cần sử dụng nhiều kiểu biến thiên khác nhau Như vậy đồng thời còn rèn luyện được sự mềm dẻo của tư duy
- Phải cho học sinh tự mình phát biểu được thành lời nguyên tắc biến thiên và nêu
lên đặc tính của những dấu hiệu không bản chất
Khi học sinh đã hiểu được những dấu hiệu không bản chất và phát biểu được nguyên tắc biến thiên thì cũng chứng tỏ học sinh đã nhận thức được dấu hiệu bản chất
Trang 40Ngoài việc bảo đảm những điều kiện trên đây, giáo viên cần tập luyện cho học sinh phát triển tư duy khái quát hóa bằng những hình thức quen thuộc như lập dàn ý, xây dựng kết luận và viết tóm tắt nội dung các bài, các chương của sách giáo khoa
4 Suy lí quy nạp
Phép quy nạp là cách phán đoán dựa vào sự nghiên cứu nhiều hiện tượng, trường hợp đơn lẻ để đi tới kết luận chung, tổng quát về những tính chất, những mối quan hệ tương quan bản chất và chung nhất Ở đây sự nhận thức đi từ cái riêng biệt đến cái chung
Phép quy nạp có ý nghĩa to lớn vì nó giúp cho kiến thức được nâng cao và mở rộng
Điều kiện cần thiết cho mỗi phép quy nạp là sự tri giác cảm tính (quan sát, thí nghiệm) những tính chất và tương quan của các chất Không chỉ quan sát một số ít sự kiện tùy tiện rồi rút ra kết luận khái quát mà cần kiểm tra lại Những số liệu của thực nghiệm được phân tích, mô tả, so sánh và trên cơ sở đó đi tới kết luận chung
Chẳng hạn dựa trên nhiều hiện tượng riêng lẻ như than cháy trong oxi, phân hủy đường trắng, kẽm tác dụng với axit clohiđric, học sinh rút ra nhận xét chung là trong các hiện tượng trên đây, các chất ban đầu đều biến đổi và có những chất mới được tạo thành 9có quá trình biến đổi chất này thành chất khác) Từ đó đi đến kết luận chung về định nghĩa phản ứng Hóa học
Việc nghiên cứu định luật tuần hoàn các nguyên tố Hóa học ở THPT cũng là ví
dụ rõ rệt của phép quy nạp trong giảng dạy Trên cơ sở nghiên cứu cụ thể những tính chất Hóa học cơ bản của 18 nguyên tố Hóa học đầu tiên, học sinh thấy rõ sự biến thiên tuần hoàn của những tính chất của các nguyên tố khi đi theo chiều tăng của điện tích hạt nhân theo chu kì và nhóm Trên cơ sở của nhiều sự kiện đơn nhất đó, học sinh đi tới định luật tuần hoàn các nguyên tố Hóa học một cách tự giác
5 Suy lí diễn dịch (hay phép suy diễn)
a Phép suy diễn:
Phép suy diễn là cách phán đoán đi từ nguyên lí chung đúng đắn tới một trường hợp riêng lẻ đơn nhất Chẳng hạn từ những quy tắc, định luật, nguyên lí đi tới những cái riêng lẻ
Phép suy diễn có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và giảng dạy Hóa học
Ví dụ hay nhất về phép suy diễn trong Hóa học là việc Đ.I Menđêlêep tiên đoán những nguyên tố Hóa học mới, nguyên tử khối, tính chất lí học và Hóa học của chúng, xuất phát từ định luật và bảng tuần hoàn
Phép suy diễn có tác dụng lớn, làm phát triển tư duy logic và phát huy tính tự lập sáng tạo của học sinh Chẳng hạn khi luyện cho học sinh biết vận dụng kiến thức về bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học để xét tính chất và xét nguyên tố chưa biết và những hợp chất cơ bản của chúng, học sinh phải đi theo con đường suy diễn Từ vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn, từ cấu tạo nguyên tử của nguyên tố, dựa vào định