Luận văn có đối tượng nghiên cứu là lý luận về tự do qua một số tác phẩm của các đại biểu của triết học hiện sinh, rút những giá trị cũng như hạn chế của quan điểm đó.. Đồng thời luận vă
Trang 1PHAN THỊ VÂN TRINH
QUAN ĐIỂM TỰ DO TRONG TRIẾT HỌC HIỆN SINH: GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Đà Nẵng – Năm 2017
Trang 2PHAN THỊ VÂN TRINH
QUAN ĐIỂM TỰ DO TRONG TRIẾT HỌC HIỆN SINH: GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Mã số: 60 22 03 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN TẤN HÙNG
Đà Nẵng – Năm 2017
Trang 41 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài 4
6 Tổng quan nghiên cứu đề tài 5
CHƯƠNG 1: HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ CÁC ĐẠI BIỂU CHỦ YẾU
1.1 HOÀN CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN SỰ
RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN SINH
1.1.1 Điều kiện xã hội phương Tây cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 11
1.1.2 Sự phản ứng lại triết học truyền thống – Điều kiện ra đời của chủ
1.2 MỘT SỐ ĐẠI BIỂU CHÍNH CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN SINH 171.2.1 Soren Kierkegaard 171.2.2 Friedrich Wilhelm Nietzsche 221.2.3 Martin Heidegger 24
1.2.5 Jean-Paul Sartre 28
CHƯƠNG 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG LÝ LUẬN VỀ TỰ
2.1 VỀ KHÁI NIỆM “TỰ DO” 35
2.1.1 Các quan điểm khác nhau về tự do trong triết học trước Mác 352.1.2 Tự do theo quan điểm triết học Mác 372.2 QUAN ĐIỂM VỀ TỰ DO TRONG TRIẾT HỌC HIỆN SINH 412.2.1 Một số tiền đề xuất phát cho lý luận về tự do của chủ nghĩa hiện sinh 41
Trang 5CHƯƠNG 3: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ TRONG QUAN ĐIỂM
3.1 NHỮNG GIÁ TRỊ TRONG QUAN ĐIỂM VỀ TỰ DO CỦA
3.2 NHỮNG HẠN CHẾ TRONG QUAN ĐIỂM VỀ TỰ DO CỦA
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Triết học phương Tây hiện đại ngoài mácxít ra đời từ khoảng cuối thế
kỷ XIX – đầu thế kỷ XX tạo thành một giai đoạn mới trong tiến trình lịch sử triết học thế giới Cho đến nay, không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của nó vào kho tàng tri thức của nhân loại Do đó, tìm hiểu, nghiên cứu triết học phương Tây hiện đại ngoài mác xít là cần thiết, quan trọng nhằm phát triển trình độ tư duy lí luận và nâng cao năng lực nhận thức của con người, hơn thế nữa là chắt lọc những giá trị văn hoá của nhân loại
Tuy nhiên, ở nước ta từ trước đến nay việc nghiên cứu triết học phương Tây hiện đại chưa được chú ý đúng mức Nghị quyết của Bộ Chính trị khóa VII, ngày 28 tháng 3 năm 1992 đã chỉ ra nguyên nhân của tình trạng này như sau: “Trong nhiều năm qua, nội dung đào tạo đội ngũ cán bộ lý luận hầu như chỉ bó hẹp trong các bộ môn khoa học Mác-Lênin, chưa coi trọng việc nghiên cứu các trào lưu khác và tiếp nhận những thành tựu khoa học của thế
giới” Từ đó đến nay đã hơn 20 năm nhưng vẫn chưa có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực này, như Nghị quyết số 37 của Bộ Chính trị (ngày 9 tháng 10 năm
2014) về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030, đã đánh giá: “Nghiên cứu những trào lưu tư tưởng, học thuyết mới, lý thuyết mới chưa được nhiều” Từ đó, Đảng đề ra phương hướng chỉ đạo: “Đối với những trào lưu tư tưởng, học thuyết, lý thuyết mới, tiếp tục mở rộng và đi sâu nghiên cứu
trên quan điểm khách quan, biện chứng và tiếp thu những giá trị tiến bộ”
Triết học phương Tây hiện đại ngoài mác xít, thoát thai từ sự đổ vỡ truyền thống cổ điển, đã phát triển phong phú, đa dạng và phức tạp với nhiều khuynh hướng chủ đạo Trong dòng chảy của triết học phương Tây hiện đại
ấy, chủ nghĩa hiện sinh (existentialism) là một trào lưu triết học nhân bản phi
lí tính, nổi trội, tiêu biểu cần phải được nghiên cứu
Trang 7Chủ nghĩa hiện sinh là một trường phái triết học rất phức tạp Quan điểm của những đại biểu triết học này thường có sự khác nhau rất lớn Ngoài
sự phân biệt quốc gia như chủ nghĩa hiện sinh Đức, chủ nghĩa hiện sinh Pháp
và chủ nghĩa hiện sinh của Mỹ, còn có thể phân biệt chủ nghĩa hiện sinh theo thái độ với tôn giáo như chủ nghĩa hiện sinh vô thần và chủ nghĩa hiện sinh hữu thần Trên những vấn đề chính trị lớn, giữa những nhà triết học hiện sinh cũng có những khác biệt lớn Nhưng tất cả những người theo chủ nghĩa hiện sinh đều coi sự hiện sinh của cá nhân là nội dung cơ bản trong triết học của mình, đều coi hiện sinh là sự cảm thụ chủ quan, sự thể nghiệm tâm lý có tính chất phi lý tính của cá nhân
Trong lịch sử phát triển của loài người, “tự do” là khái niệm mà con người khát khao vươn tới Con người luôn mong muốn giải phóng mình khỏi
sự thống trị của thần linh, khỏi những cám dỗ của dục vọng cơ thể, khỏi cảm
tính, khỏi áp bức và bóc lột, khỏi sự thống trị tuyệt đối của lý tính… và triết học là việc đi tìm tòi những con đường giải phóng con người Tự do (như là
kết qủa của sự giải phóng ấy) chính là cái đích mà triết học cố gắng tìm ra và luận chứng những con đường đưa con người tới đó Như vậy, nếu đề tài về con người là đề tài trung tâm của triết học, thì tự do là hạt nhân, là trung tâm tạo ra nguồn cảm hứng chủ yếu cho những tìm tòi triết học Thêm vào đó, nếu
lý tính (khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại) của con người đã và đang tạo
ra được những điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển thể chất của con người, thì khó có thể nói như vậy đối với sự phát triển tinh thần của con người, - một sự phát triển mà tự do là cơ sở quan trọng nhất của nó Chính vì vậy mà đề tài "tự do" được nhắc tới và được đặc biệt nhấn mạnh trong rất nhiều tác phẩm của các nhà triết học phương Tây
Chủ nghĩa hiện sinh là trào lưu triết học trong đó tự do cá nhân được đưa lên hàng đầu Đối với chủ nghĩa hiện sinh, vấn đề tự do không chỉ là quan niệm mà còn là một hệ thống lý luận Nó nghiên cứu một cách có hệ thống
Trang 8nhiều khía cạnh của vấn đề tự do, như nguồn gốc, bản chất của tự do, vai trò của tự do, mối quan hệ giữa tự do cá nhân với chính trị, đạo đức, tôn giáo của
xã hội, quan hệ giữa tự do của cá nhân này với cá nhân khác
Nghiên cứu lý luận về tự do của chủ nghĩa hiện sinh để đối chiếu với những quan điểm khác về tự do sẽ giúp chúng ta tìm ra được nhiều yếu tố có giá trị để kế thừa và khắc phục những hạn chế cực đoan của nó, vì vậy có ý nghĩa rất lớn đối với việc xác định quan niệm đúng đắn về tự do cá nhân, góp phần thực hiện tốt hơn việc giáo dục quan niệm về tự do cho thế hệ trẻ hiện
nay Chính vì những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Quan điểm tự do trong triết học hiện sinh: giá trị và hạn chế” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu một cách có hệ thống những nội dung cơ bản của lý luận về tự do trong triết học hiện sinh, từ đó rút ra những giá trị và hạn chế cũng như ảnh hưởng của quan điểm đó tới giáo dục ý thức
về tự do cho thế hệ trẻ hiện nay
Để đạt được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa hiện sinh và quan điểm
tự do ở nước ta hiện nay
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 9Luận văn có đối tượng nghiên cứu là lý luận về tự do qua một số tác
phẩm của các đại biểu của triết học hiện sinh, rút những giá trị cũng như hạn chế của quan điểm đó
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình trong quan điểm về
tự do của các đại biểu của triết học hiện sinh qua một số tác phẩm của họ Đồng thời luận văn cũng tham khảo tư tưởng về tự do trong triết học Mác và của các nhà triết học trong lịch sử; nghiên cứu những ý kiến phê phán chủ nghĩa hiện sinh từ nhiều phía; qua đó rút ra những giá trị cùng những hạn chế trong quan điểm về tự do của chủ nghĩa hiện sinh, chỉ ra những yếu tố tích cực cần được kế thừa và những yếu tố tiêu cực cần phải khắc phục trong việc giáo dục ý thức tự do hiện nay
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận nghiên cứu lịch
sử triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin, Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp lịch sử và logic, khái quát hóa, chú giải học, phương pháp so sánh,…
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương ( tiết):
Chương 1 Hoàn cảnh ra đời và các đại biểu chủ yếu của chủ nghĩa hiện sinh
Chương 2 Những nội dung cơ bản trong lý luận về tự do của chủ nghĩa hiện sinh
Chương 3 Những giá trị và hạn chế trong quan điểm về tự do của chủ nghĩa hiện sinh
Trang 106 Tổng quan nghiên cứu đề tài
6.1 Các tác phẩm của chủ nghĩa hiện sinh được xuất bản và được dịch ra tiếng Việt
Tác phẩm của Soren Kierkegaard được xuất bản bằng tiếng Anh dưới hình thức tuyển tập, gồm: “Selections from the writings of Kierkegaard” do L.M Hollander dịch, Nxb The University of Texas, Austin, USA Tuy nhiên, chưa có tác phẩm nào của ông được dịch ra tiếng Việt
Friedrich Nietzsche chỉ có một tác phẩm nổi tiếng đã được dịch ra
tiếng Việt: Zarathustra đã nói như thế (Trần Xuân Kiêm dịch, Nxb An Tiêm,
Sài Gòn, 1971)
K Jaspers có “Triết học nhập môn” (do Lê Tôn Ngiêm dịch, Sài Gòn, 1969); M Heidegger có “Hữu thể và thời gian” (do Trần Công Tiến dịch, Nxb Quê hương, 1973); A Camus có tác phẩm “Người xa lạ” (được Tuấn Minh dịch, Nxb Sống Mới, Sài Gòn, 1970) và tác phẩm “Dịch hạch”
(Nguyễn Trọng dịch, Nxb Văn học, Hà Nội, 2002)
Riêng J.P Sartre là tác giả hiện sinh có tác phẩm được dịch ra tiếng Việt nhiều hơn, như “ Kín cửa” (Huis clos, Trần Thiện Đạo dịch, NXB Giao điểm, Sài Gòn, 1964 “Tồn tại và hư vô” (Nxb Giao điểm, Sài Gòn, 1968);
“Buồn Nôn” (Phùng Thăng dịch, Nxb Văn hóa Sài Gòn, 2008); “Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản” (Đinh Hồng Phúc dịch, Nxb Tri thức, Hà Nội,
2015)
Những sách dịch này tuy chưa nhiều và có nhiều vấn đề về ngôn ngữ,
nhưng dù sao đây là căn cứ quan trọng nhất để nghiên cứu về chủ nghĩa hiện
sinh nói chung và tư tưởng tự do của chủ nghĩa hiện sinh nói riêng
6.2 Những sách và tài liệu liên nghiên cứu, giới thiệu về chủ nghĩa hiện sinh nói chung, trong đó có một phần nói về quan điểm hiện sinh về tự do:
Trang 11Ở Việt Nam, từ trước đến nay có nhiều công trình nghiên cứu về triết học hiện sinh đã được công bố
Cuốn Triết học hiện sinh của tác giả Trần Thái Đỉnh, Nxb Văn học
(2008), được tác giả trình bày một cách công phu, sâu sắc về chủ nghĩa hiện sinh, trong đó, tác giả đã đi vào khái quát những đóng góp cũng như quan niệm về các tác giả tiêu biểu của chủ nghĩa hiện sinh Đây là nguồn tài liệu quan trọng cho tác giả luận văn trong việc thực hiện đề tài
Cuốn “Triết học hiện sinh” do Đỗ Minh Hợp chủ biên, Nxb Tôn giáo
(2010) đã cho người đọc thấy được bức tranh cơ bản về chủ nghĩa hiện sinh dưới cách tiếp cận độc đáo của nhân học văn hóa, cũng như bản thể luận, cơ
sở phương pháp luận để nghiên cứu triết học hiện sinh Qua cách tiếp cận độc đáo đó, nhóm tác giả đã đưa ra những hệ thống khái niệm cũng như các đại biểu tiêu biểu của triết học hiện sinh
Trong cuốn “Mấy trào lưu triết học phương Tây” của nhà nghiên cứu
Phạm Minh Lăng được Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp phát hành năm 1984, tác giả đã phân tích, làm rõ được nội dung các khuynh hướng triết học phương Tây: chủ nghĩa Duy linh – Nhân vị, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa Thực dụng phê phán và nêu rõ ảnh hưởng vào miền Nam nước ta trước ngày giải phóng
Đáng chú ý là, tác giả Tần Thiện Đạo với hai cuốn sách “Chủ nghĩa hiện sinh và thuyết cấu trúc” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2001) và cuốn “Từ chủ nghĩa hiện sinh tới thuyết cấu trúc” (Nxb Tri thức, Hà Nội, 2008), trong đó
tác giả đã tập hợp những vài báo mà tác giả đã viết hoặc đã dịch, được in trên các tập san Văn và Tân văn trong khoảng thời gian từ 1965 – 1970 tại Sài Gòn Tác giải đưa ra những định nghĩa ngắn gọn và dễ hiểu về triết học hiện sinh, về thuyết cấu trúc, giới thiệu không khí sinh hoạt văn học Pháp trong thời kì mà triết học hiện sinh và thuyết cấu trúc đang thịnh hành
Trang 12Trong cuốn “Chủ nghĩa hiện sinh, lịch sử, sự hiện diện ở Việt Nam”
của Nguyễn Tiến Dũng, Nxb Tổng hợp Tp HCM (2006), tác giả đã trình bày một cách sơ khởi nhất các điều kiện kinh tế - xã hội dẫn tới sự hình thành Chủ nghĩa hiện sinh Thông qua đó, tác giả trình bày khái quát triết học hiện sinh cũng như các chủ đề của nó
Nhân ngày kỉ niệm Triết học thế giới, từ ngày 16 – 17 / 11/ 2006, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà nội, tổ chức Hội thảo quốc
tế Những vấn đề triết học phương Tây thế kỉ XX, trong bản Kỷ yếu của hội
thảo, các tác giả như Bùi Đăng Duy, Nguyễn Vũ Hảo, Nguyễn Anh Tuấn, Lê Kim Châu, Lê Hải Thanh, Lưu Minh Văn, Phạm Thái Việt,… đã phân tích cội nguồn, tư tưởng triết học cơ bản, những ảnh hưởng của Husserl, Heidegger, Jaspers đến các trào lưu triết học phương Tây Tại Hội thảo này
cũng có nhiều bài viết khác như: Nguyễn Thị Thường với Sự hình thành, phát triển và đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh; Đặng Thị Lan với Vài nét
về chủ nghĩa hiện sinh ở miền Nam Việt Nam những năm 60 – 70 của thế kỷ XX; đặc biệt là bài viết bàn về tư tưởng Tự do trong triết học hiện sinh của Bùi Thị Tỉnh với Quan niệm về tự do trong triết học hiện sinh của Simonne
de Beauvoir,… Các bài viết trên, ít nhiều đề cập đến các chủ đề của luận văn
nghiên cứu Tất cả các nội dung đó cũng được tác giả kế thừa trong luận văn của mình
Mới đây, tác giả Nguyễn Tấn Hùng đã đăng một công trình nghiên
cứu “Tư tưởng của Simone de Beauvoir về vấn đề nữ quyền trong tác phẩm Giới tính thứ hai” trong sách “Văn học giới nữ: Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn”, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2016, trong đó tác giả phân tích ảnh hưởng tư tưởng tự do của Beauvoir đối với vấn đề nữ quyền
Ngoài các tác phẩm, bài viết, còn có các luận án, luận văn thạc sĩ nghiên cứu về triết học hiện sinh như: Luận án phó Tiến sĩ Triết học của tác
giả Lê Kim Châu, với nhan đề: Chủ nghĩa hiện sinh và một vài ảnh hưởng
Trang 13của nó ở miền Nam Việt Nam, (1996); Tác giả Bùi Thị Tỉnh, với luận án Tiến
sĩ Triết học hiện sinh về giới của Simone de Beauvoir (2007) tại trường Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn; Luận án của tác giả Nguyễn Tiến Dũng
Tiếp cận chủ nghĩa hiện sinh: lịch sử, sự hiện diện ở Việt Nam, được bảo vệ
năm 1996, tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội; Luận
văn Thạc sĩ của tác giả Trần Thị Diệu Tính đặc thù của vấn đề đạo đức trong triết học hiện sinh, bảo vệ năm 2008 tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn; Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Như Huế, Quan điểm đạo đức trong chủ nghĩa hiện sinh, tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn năm 2007, Luận văn Thạc sĩ của Đoàn Thị Duyên: "Chủ nghĩa hiện sinh của Jean Paul Sartre và ảnh hưởng của nó ở miền Nam Việt Nam trước 1975" do PGS.TS Nguyễn Tấn Hùng hướng dẫn, bảo vệ thành công tại Đại
học Đà Nẵng năm 2014 là những đề tài liên quan đến các nội dung trong triết học hiện sinh và tác giả phần nào kế thừa được
6.3 Những tài liệu liên quan đến quan điểm về tự do nói chung và quan điểm tự do của chủ nghĩa hiện sinh nói riêng
Tác phẩm “Bàn về tự do”, Nxb Tri thức, bản tiếng Việt do Nguyễn
Văn Trọng dịch & chú giải, xuất bản lần đầu năm 2006 là một trong những tác phẩm triết học nổi tiếng nhất của John Stuart Mill, một nhà triết học thực chứng người Anh, đề cập đến một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đó là quyền của các cá nhân trong mối quan hệ của họ với cộng đồng và với xã hội Cuốn sách là tài liệu quan trọng để tác giả tham khảo và
so sánh với quan điểm về tự do trong triết học hiện sinh Năm 2014, Nxb Tri
thức cũng đã cho ra đời một bản dịch “Bốn tiểu luận về tự do” của Isaiah
Berlin do Nguyễn Văn Trọng dịch
Ngoài các sách trên còn có nhiều bài báo viết về tự do được đăng trên
tạp chí và các kỷ yếu hội thảo, như:
Trang 14- Về "tự do" với tư cách phạm trù của triết học xã hội của TS Đinh Ngọc
Thạch đăng trên Tạp chí Triết học, số 2 (153), tháng 2 – 2004 Tác giả đã đưa
ra khái niệm tự do và quan niệm về tự do trong suốt các thời kì lịch sử, trong
đó có tự do và tất yếu được nghiên cứu trong chủ nghĩa Mác – Lênin
- Quan niệm của Gi P Xáctơrơ về tự do của tác giả Hoàng Văn Thắng
được đăng trên Tạp chí Triết học, số 8 (183) tháng 8 năm 2006 Bài viết đã trình bày quan niệm của Gi.P.Xáctơrơ về tự do Tự do trước hết là cái tuyệt đối, là hành vi mang tính độc đáo, duy nhất và riêng biệt của con người Với luận điểm xuất phát – Hiện hữu có trước bản chất, Gi.P.Xáctơrơ đã khẳng định tự do của con người là tự do cá nhân và với sự tự do này, con người được quyền tự do lựa chọn, tự do sáng tạo, con người là sự tự do Tự do, theo Gi.P.Xáctơrơ, còn là trách nhiệm lớn lao mà con người phải thực hiện Trong đời sống xã hội, tự do của cá nhân phải được đặt trong mối liên hệ với tự do của người khác Mặc dù còn có những hạn chế nhất định, song quan niệm của Gi.P.Xáctơrơ về tự do đã góp phần thúc đẩy con người hành động và kích thích khả năng sáng tạo của con người Đây là nguồn tư liệu để tác giả luận văn tiếp cận và kế thừa
- Bài Quan niệm về tự do trong triết học hiện sinh của Simonne de Beauvoir của Bùi Thị Tỉnh tại Hội thảo quốc tế Những vấn đề triết học phương Tây thế kỉ XX được tổ chức từ ngày 16 – 17 / 11/ 2006, tại Trường
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội đã đưa ra được quan điểm về tự
do của nhà triết học hiện sinh Simonne de Beauvoir, đây là một nguồn tài liệu quan trọng giúp tác giả luận văn có thể nghiên cứu, tổng hợp và kế thừa
- Bài viết Tự do và trách nhiệm trong hoạt động của con người của PGS
TS Nguyễn Văn Phúc, tác giả đã phân tích quan hệ giữa tự do và trách nhiệm Tác giả khẳng định rằng, tự do và trách nhiệm chính là những biểu hiện sức mạnh bản chất của con người Tự do và trách nhiệm hình thành và phát triển trong tiến trình lịch sử của nhân loại cũng như của các cộng đồng người và là
Trang 15mục tiêu, động lực của sự phát triển xã hội và con người Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, tự do và trách nhiệm của con người được mở rộng và nâng cao hơn bao giờ hết Tuy nhiên, tự do và trách nhiệm của con người cũng đang chịu những thách thức nghiêm trọng Bởi vậy, nâng cao trách nhiệm của mỗi người và của toàn nhân loại trong việc giải quyết những vấn đề toàn cầu
là con đường tất yếu để phát triển tự do của con người và loài người
- Bài viết Tự do và trách nhiệm cá nhân trong “Tồn tại và hư vô” của J – P.Sartre của TS Đỗ Minh Hợp được đăng trên tạp chí triết học số 3 tháng 3
năm 2009 Trong bài viết này, tác giả tập trung luận giải quan niệm của J -P Sartre về tự do với tư cách phương thức hiện hữu của tồn tại người và duy nhất phù hợp với tồn tại người trong mối quan hệ không thể tách rời với trách nhiệm - trách nhiệm đối với thế giới và đối với bản thân mình của con người Tất cả các bài viết trên đều nghiên cứu một khía cạnh nào đó trong quan niệm về tự do của các tư tưởng triết học khác nhau, trong đó có cả triết học hiện sinh Tuy nhiên, các nghiên cứu về quan niệm tự do trong triết học hiện sinh còn nghèo nàn và khá khiêm tốn Chưa thực sự có một công trình nào đưa ra một cách tổng hợp và trọn vẹn vấn đề này, phân tích quan điểm tự do này đầy đủ trong hệ thống triết học hiện sinh
Trang 16CHƯƠNG 1 HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ CÁC ĐẠI BIỂU CHỦ YẾU
CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN SINH
1.1 HOÀN CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN SỰ
RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN SINH
1.1.1 Điều kiện xã hội phương Tây cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Từ nửa cuối thế kỷ XVIII, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa xã hội của các nước phương Tây theo con đường tư bản chủ nghĩa Sự phát triển của kinh tế, xã hội phương Tây lúc bấy giờ được đánh dấu bằng cuộc cách mạng công
nghiệp ở Anh năm 1760, lúc đầu nó được bắt đầu trong ngành công nghiệp
dệt, sau đó đã lan rộng ra khắp các ngành sản xuất khác để làm thay đổi bộ mặt đời sống xã hội nước Anh, biến nước Anh từ một nước công nghiệp nhỏ
bé thành một nước công nghiệp dẫn đầu lúc bấy giờ, và chủ nghĩa tư bản ở Anh trở nên lớn mạnh cũng như có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới
Sự kiện thứ hai đánh dấu cho sự phát triển của xã hội châu Âu lúc bấy giờ là cuộc Cách mạng Tư sản diễn ra ở Pháp 1789 – 1794 nhằm thủ tiêu chế độ phong kiến để mở đường cho lực lượng sản xuất của xã hội tư bản phát triển Sự kiện này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với xã hội phương Tây lúc bấy giờ, khi xé toang màn đêm của xã hội đêm trường Trung cổ, làm cho những quan hệ phong kiến cũ bị phá vỡ, chế độ quân chủ sụp đổ, để xã hội phương Tây bước vào một kỷ nguyên mới của tự do, bình đẳng, bác ái, với những quyền con người được đề cao trong xã hội Những nhà tư tưởng ở châu Âu lúc bấy giờ ở Pháp, Anh, Đức, Hà lan, v.v… đã nhanh chóng đón nhận những sự kiện này, đặc biệt là các nhà triết học Đức Với tinh thần của
khẩu hiệu “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” mà cách mạng tư sản Pháp mang tới
đã thực sự khơi gợi cảm hứng và là đề tài chủ đạo cho “tự do”, “tinh thần
Trang 17phổ biến”, cho các nhà triết học thời kỳ này
Nước Đức bước vào thời đại công nghiệp muộn hơn so với các nước Anh, Pháp lúc bấy giờ, cộng với những khác biệt trong sự hình thành dân tộc Đức so với các nước khác nên giai cấp tư sản ở Đức bấy giờ không thể hiện được vai trò tiên phong trong xã hội như ở các quốc gia khác Còn các nhà triết học lúc bấy giờ của Đức lại chống lại thực hiện những cải cách ấy bằng con đường cách mạng xã hội và vì vậy với những nhà triết học Đức họ cũng
đã tạo nên những hệ thống triết học trừu tượng, tách khỏi đời sống thực tiễn, phủ nhận con đường cách mạng cải tạo hiện thực Bế tắc trước thực trạng kinh tế - xã hội lúc bấy giờ, cũng như những giá trị nhân quyền bị bóp nghẹt trong xã hội phong kiến quân chủ Phổ, các nhà triết học duy tâm mà bắt nguồn từ Kant trở đi đã xây dựng một hệ thống triết học trong tư duy, ý thức của chủ thể (con người), đặc biệt đề cao tính năng động và tính duy lý của chủ thể Với tư duy biện chứng sâu sắc các nhà triết học duy tâm Đức khi đi sâu vào chủ thể (do Kant khởi xướng) văn hóa tinh thần đã có những đóng góp to lớn trong việc xây dựng nền tảng triết học độc đáo và tạo nên bước ngoặt trong lịch sử triết học phương Tây, mà sau này các nhà triết học trong thế kỷ XX đã kế thừa những tư tưởng về con người đó trong triết học của Kant
Bước vào thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản phương Tây ngày càng phát triển, mang nhiều diện mạo mới với sự chuyển mình sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản hiện đại Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật được thay thế bằng cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đã làm biến đổi sâu sắc bộ mặt đời sống xã hội phương Tây lúc bấy giờ Trong xã hội thời kỳ hiện đại, nền sản xuất phương Tây đã thể hiện sức mạnh vượt trội với quy mô sản xuất tăng, dẫn tới tích tụ sản xuất lớn, sản xuất hàng hóa phong phú và đa dạng, v.v… Nhưng lượng của cải này không phải là lượng của cải của toàn xã hội mà tập trung trong tay của giai cấp tư sản, giai cấp thống trị xã hội Giai cấp công
Trang 18nhân và nhân dân lao động chính là những người tạo ra nguồn của cải khổng
lồ của chủ nghĩa tư bản nhưng chính họ lại là những người sống dưới mức nghèo khổ chiếm phần lớn của xã hội, còn giai cấp tư sản chỉ chiếm một số lượng rất ít nhưng lại chiếm phần lớn của cải xã hội, không những thế, giai cấp công nhân và những người lao động họ không biết sẽ bị đẩy ra ngoài đường lúc nào không biết, nguy cơ thất nghiệp là rất lớn Mọi người trong xã hội đặt ra câu hỏi rằng, khoa học kỹ thuật phát triển tạo ra một lượng của cải khổng lồ nhưng nền kinh tế tư bản lại không mang lại cho mọi người cuộc sống ấm no, mà giai cấp công nhân và nhân dân lao động vẫn sống cuộc sống nghèo khổ sống trong những khu nhà ổ chuột Họ đang sống trong nền kinh tế tư bản đầy bất công sự giàu có thì có thừa nhưng sao họ không được hưởng thụ và đó cũng là những công sức mà họ làm ra Việc chạy theo lợi nhuận tối đa của chủ nghĩa tư bản đã đẩy con người vào tình trạng tha hóa cùng cực, lấy đi của họ cái vị trí làm người đích thực
Trong giai đoạn này, chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền Các đế quốc đua nhau mở rộng thuộc địa dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới đã xảy ra trong vòng chưa đầy ¼ thế kỉ Những tệ nạn xã hội cùng với sự tàn phá khủng khiếp từ hai cuộc thế chiến
do chủ nghĩa đế quốc gây ra đã đẩy con người vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc trong đời sống tinh thần Nhiều luận điểm của chủ nghĩa hiện sinh cùng với phong trào hiện sinh thể hiện sự nổi loạn trong lòng xã hội tư bản Các tác phẩm văn chương hay triết học trong giai đoạn này đều mô tả và đề cập đến những vấn đề này trong xã hội Qua các tác phẩm này mỗi tác gia đều trở thành những nhà hiện sinh, họ đều muốn tìm vào một nơi nào đó để chia sẻ sự chán chường về cuộc sống thực tại đầy đau khổ, không lối thoát, mọi thứ trên đời trở nên phi lý buồn bã, sự đảo lộn của xã hội, nhân sinh quan về cuộc sống của con người trong giai đoạn này, và những tác phẩm đó
họ muốn lối thoát, họ muốn chứng minh sự tồn tại của họ với xã hội Tuy
Trang 19nhiên, các tác gia có lên án nó, chống lại nó, kêu gọi con người phải tự cứu lấy mình Nhưng dựa vào cái gì để cứu mình và cứu xã hội thì họ chưa rõ
1.1.2 Sự phản ứng lại triết học truyền thống – Xu thế ảnh hưởng trực tiếp đến sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh
Lịch sử đã ghi nhận và cho thấy xã hội phương Tây bước từ giai đoạn phong kiến sang tư bản chủ nghĩa được gọi là thời kỳ của triết học Khai sáng
để thay thế cho đêm trường Trung cổ ở châu Âu Từ đó, đã hình thành một quan niệm cho rằng, mọi tiến bộ trong đời sống xã hội chỉ có thể thực hiện được dựa trên sự phát triển phồn vinh của khoa học kỹ thuật và công nghệ,
thông qua sự duy lý hóa chính trị, kinh tế và toàn bộ đời sống xã hội Sự lạc
quan đối với trí tuệ và tri thức đã thể hiện một cách đầy đủ và triệt để nhất trong ý thức lấy công nghệ làm nền tảng
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ giữa thế kỷ XX đã làm nảy sinh
ý tưởng cho rằng, sự phát triển khoa học – kỹ thuật có thể cứu chủ nghĩa tư bản khỏi cuộc khủng hoảng, loại trừ những xấu xa, băng hoại và mâu thuẫn vốn có trong xã hội của nó Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ trong khoa học
kỹ thuật có tác động không nhỏ tới sự phát triển trong kinh tế đã đưa đến sự hình thành một xu hướng duy lý cao gọi là chủ nghĩa kỹ trị, và những quan điểm kỹ trị được bộc lộ rõ ràng trong những mô hình xã hội của những nhà tương lai học về chủ nghĩa công nghiệp mang nhiều màu sắc khác nhau Trong đó tính duy lý luôn luôn đối lập với tính phi duy lý, như tâm linh, tôn giáo, đạo đức, tình yêu, v.v… và được coi là phương thức vạn năng để hoàn thiện xã hội Người ta đã có sự tuyệt đối hóa trong sự định nghĩa cũng như hiểu về xã hội khi quan niệm rằng, mọi tiến bộ xã hội được hiểu như là kết quả của sự truyền bá những tư tưởng duy lý chân thực trong việc loại bỏ những điều phi duy lý Điều này đã đưa đến sự ngộ nhận về sự toàn năng của
tư duy khoa học - kỹ thuật trong việc giải quyết những vấn đề của xã hội đặt
ra lúc bấy giờ Việc các nước phương Tây tuyệt đối hoá vai trò của khoa học,
Trang 20sùng bái kỹ thuật đã hạ thấp, bỏ rơi con người hoặc chỉ quan tâm đến mặt vật chất mà xem nhẹ mặt tâm hồn, đời sống tình cảm của họ nên họ đã phản ứng lại
Với bối cảnh lịch sử, xã hội như vậy sự duy lý hóa ở phương Tây đã
sa vào khủng hoảng, suy đồi khi nó đã phi nhân vị hóa con người, và biến con người chỉ còn là “một lực lượng vật chất đơn thuần” Khi con người đã trở nên bần cùng và kiệt quệ trong bộ máy kỹ trị khổng lồ của xã hội hiện đại, thì sự suy sụp của những cá nhân là điều không thể tránh khỏi Thân phận con người trong chính xã hội mà con người tạo ra ấy đã thực sự nuốt chửng con người với những gì giành được không phải giá trị của loài người
mà lại phải trả giá bằng sự băng hoại, suy đồi của đạo đức
Khi tìm hiểu về con người trong nền văn minh kỹ trị, F Fromm đã có những nhận xét thật độc đáo: Ở thế kỷ XIX sự tàn bạo chống lại con người vì vậy vấn đề của thế kỷ này theo Nietzsche nói là “Chúa đã chết” Còn ở thế
kỷ XX con người đã tha hóa, có tính chất nô lệ để biến con người trong tương lai có nguy cơ trở thành thần kinh phân liệt [7, tr 9] và vấn đề của con người trong thế kỷ này là con người đã chết Chính trong xã hội ấy thì con người đã không còn là chính mình nữa, mà con người trở thành những con người không tư duy, con người như những cái máy vô tri vô giác, không linh hồn không tình cảm, hay nói đúng hơn con người là một sự vô vị khi bị biến thành một sản phẩm bị máy móc, bị tự động hóa để trở thành giản đơn của khoa học – kỹ thuật mà đánh mất mọi đức tính của riêng mình, một nhân vị người không còn nữa
Đứng trước thực tại xã hội như vậy cũng như để phản ứng, đối lập với xã hội duy lý đang thống trị trong xã hội phương Tây lúc bấy giờ thì chủ nghĩa hiện sinh ra đời nhằm chống lại chủ nghĩa duy lý và được tập hợp dưới
lá cờ “nhân học” với một loạt các xu hướng như: triết học đời sống, phân
tâm học, chủ nghĩa nhân vị, chú giải học, chủ nghĩa hiện sinh, v.v… (trong triết học); chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa ấn tượng, chủ nghĩa vị lai, v.v…
Trang 21(trong văn học) được tập hợp nhằm chống lại chủ nghĩa duy lý Nguồn gốc của chủ nghĩa hiện sinh cũng như các hình thức khác của chủ nghĩa phi duy
lý hiện đại là sự khủng hoảng, sự bại hoại tinh thần do chủ nghĩa duy lý gây nên trong xã hội phương Tây hiện đại
Việc phản ứng với chủ nghĩa duy lý không chỉ diễn ra trên bình diện triết học, nghệ thuật mà nó còn được biểu hiện ngay trong đời sống xã hội, với các phong trào hiện thực làm rung chuyển đời sống xã hội tại nhiều quốc gia Mặt khác, chủ nghĩa hiện sinh không chỉ hiện diện ở lý thuyết mà còn được biểu hiện ở những phong cách sống, trào lưu sống, trào lưu phong cách, v.v… trong xã hội lúc bấy giờ
Ông tổ của hiện sinh phương Tây hiện đại là Kierkegaard với những suy tưởng của mình mà theo ông được chia làm ba giai đoạn (giai đoạn hiếu
mỹ - stade esthétique; giai đoạn đạo hạnh trong đó có phức tạp và do dự và cuối cùng là giai đoạn tôn giáo) [12, tr 84 – 89] để sau này những người như Heidegger, Jaspers, Sartre hoặc như Marcel đã đào sâu thêm và phổ biến thêm những tư tưởng của ông Nói như nhà nghiên cứu J Wahl đã viết
“Triết hiện sinh đã khởi sự nơi những suy niệm thuần chất tôn giáo của Kierkegaard… tất cả nền triết học hiện sinh đã xuất phát từ những suy nghĩ của Kierkegaard về những uẩn khúc của đời sống tư tưởng của ông, về cuộc đính hôn của ông và về sự ông không thể hiệp nhất với vị hôn thê của ông” [12, tr 81] Soren Kierkegaard đã nhận thấy sự đổ nát về tinh thần, còn quần chúng chỉ nhận thấy sự đổ nát đó qua sự đổ nát của vật chất mà thôi Nhưng, cũng phải mất một thế kỷ sau những tư tưởng của ông mới được người đời
hưởng ứng, năm 1845 với sự xuất hiện cuốn “Etapes sur le chemin de la vie”
(những chặng đường đời) mới thực sự đánh dấu sự hoàn tất trong tư tưởng của ông
Triết học duy lý đã từng có vai trò tích cực nhất định trong việc làm cho các nước phương Tây đạt được những thành tựu vượt bậc trong chinh
Trang 22phục tự nhiên bằng khoa học, công nghệ hiện đại Đồng thời khoa học kỹ thuật cũng bắt con người phải gánh chịu những hậu quả nặng nề về môi trường, xã hội, sinh thái, sức khoẻ Một xã hội phương Tây giàu có về vật chất lại nghèo nàn về văn hoá, tinh thần; tăng trưởng nhanh về kinh tế lại suy thoái nhanh về văn hóa, đạo đức Trước cuộc khủng hoảng của thế giới hiện đại, sự phát triển ưu thế của kinh tế, khoa học kỹ thuật đã làm xáo trộn những giá trị văn hóa, ngừng trệ cuộc sống con người, con người thực sự khủng hoảng và mất niềm tin vào cuộc sống, bằng việc giành lại nhân vị tự
do cho con người thách thức mọi sức mạnh của chủ nghĩa duy lý thống trị ở bất cứ nơi đâu thì việc làm của những nhà triết học phi duy lý, và những người phát triển chủ nghĩa hiện sinh là một việc làm nhân văn sâu sắc Các nhà triết học hiện sinh hoàn toàn có lý khi họ kịch liệt phê phán sự tuyệt đối hoá vai trò của lý trí, của khoa học; khi họ vạch rõ sự thiếu hụt tinh thần nhân đạo trong chính nền tảng của văn minh phương Tây Nhưng họ đã mắc sai lầm khi chỉ thừa nhận vai trò của cảm giác, của xúc cảm cá nhân, tức là ngả sang phía chủ quan phi duy lý
Walter Kaufmann miêu tả chủ nghĩa hiện sinh là “Sự từ chối gia nhập bất cứ trường phái tư tưởng nào, sự bác bỏ rằng không có bất cứ niềm tin hay đặc biệt là hệ thống niềm tin nào là thỏa đáng, và một sự thất vọng rõ rệt đối với triết học truyền thống vì nó bề nổi, hàn lâm, và xa cách với cuộc sống” [63]
1.2 MỘT SỐ ĐẠI BIỂU CHÍNH CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN SINH 1.2.1 Søren Kierkegaard
Søren Kierkegaard (sinh ngày 5 tháng 5 năm 1813 – mất ngày 11 tháng 11 năm 1855) là triết gia, nhà thần học, nhà thơ, nhà phê bình xã hội, và tác gia người Đan Mạch thế kỷ XIX
Søren Kierkegaard sinh ra trong một gia đình giàu có tại Copenhagen, thủ đô của Đan Mạch Mẹ ông, Ane Sørensdatter Lund Kierkegaard, từng là
Trang 23người giúp việc trong nhà trước khi kết hôn với cha của Soren, bà là một bóng
mờ trong gia đình Cuộc đời của ông bị ảnh hưởng nhiều bởi tư tưởng của cha ông, Michael Pedersen Kierkegaard, là người có tâm tính âu sầu, hay lo âu,
mộ đạo, và thông minh sắc sảo, thường xuyên bị ám ảnh với ý nghĩ sẽ nhận lãnh sự trừng phạt từ Thiên Chúa Hình ảnh của người cha luôn luôn xuất hiện, và khi cha ông mất năm 1838 (lúc đó Søren được 25 tuổi) ông đã vô cùng bồi hồi ghi lại những dòng nhật kí: “Ước gì cha có thể sống thêm vài năm nữa, để tôi có thể nhận biết rằng cái chết của cha là sự hi sinh cuối cùng
vì tình yêu ông dành cho tôi; cha chết vì tôi, hầu cho tôi sẽ làm một điều gì
đó nếu tôi có thể Trong tất cả những gì cha để lại cho tôi, thì hồi ức về cha, hình ảnh thánh hóa của cha là gần gũi với tôi nhất, tôi sẽ cẩn thận giữ gìn ký
ức về cha, khuất giấu khỏi thế giới bên ngoài" Søren, chịu ảnh hưởng sâu đậm từ cuộc sống và trải nghiệm tôn giáo của cha, cảm nhận được bổn phận phải làm tròn nguyện ước của cha ông là muốn ông trở thành mục sư Kierkegaard theo học tại Trường Phẩm hạnh Dân sự và ông tỏ ra xuất sắc trong tiếng Latin và môn lịch sử Năm 1830, ông đến Đại học Copenhagen để nghiên cứu thần học, nhưng tại đây ông bị cuốn theo sức hấp dẫn của triết học
và văn chương
Một khía cạnh quan trọng khác trong cuộc đời của S Kierkegaard là
sự phá vỡ hôn ước với Regine Olsen Đây được coi là một khía cạnh ảnh hưởng lớn đến các tác phẩm của ông Ngày 8 tháng 9 năm 1840, S Kierkegaard đính ước với Regine Tuy nhiên, chẳng bao lâu ông cảm nhận một sự hoang mang và nỗi sầu thảm bao phủ cuộc hôn nhân Chưa đến một năm sau, ngày 11 tháng 8 năm 1841, S Kierkegaard hủy bỏ hôn ước Trong nhật ký, S Kierkegaard cho rằng chính tâm tính âu sầu khiến ông thấy mình không xứng hiệp với hôn nhân, song không ai biết chắc nguyên nhân chính xác của quyết định này Người ta tin rằng Kierkegaard và Regine vẫn yêu nhau thắm thiết ngay cả sau khi cô kết hôn với Johan Frederick Schlegel
Trang 24S Kierkegaard thường được gọi là triết gia, nhà thần học, ông tổ của triết học hiện sinh, nhà phê bình văn học, nhà văn hài hước, nhà tâm lý học, và nhà thơ Có hai ý tưởng của ông được biết đến nhiều nhất là "tính chủ quan", và "bước nhảy của đức tin" Bước nhảy của đức tin là khái niệm S Kierkegaard sử dụng để trình bày phương cách một cá nhân có thể đặt niềm tin vào Thiên Chúa Đó không phải là một quyết định thuần lý, nhưng khi vượt qua lý trí để vươn đến một điều huyền nhiệm thì đó là đức tin Ông cũng tin rằng khi có đức tin thì cũng là lúc xuất hiện sự hoài nghi Lấy ví dụ, khi một người thực sự tin Thiên Chúa, cùng lúc người ấy sẽ thấy hoài nghi về sự hiện hữu của ngài; sự hoài nghi là phần lý trí của tư tưởng người ấy, nếu không có nó đức tin cũng trở thành vô nghĩa Nói cách khác, sự hoài nghi là yếu tố căn bản của đức tin, tin Thiên Chúa hiện hữu mà không gợn chút hoài nghi về sự hiện hữu và thuộc tính nhân lành của ngài thì không phải là đức tin đích thực Không cần phải sử dụng đức tin để tin rằng cây viết chì hoặc cái bàn đang hiện hữu khi chúng ta có thể nhìn thấy và chạm đến chúng Cũng vậy, khi một người tin Thiên Chúa có nghĩa là người ấy không thể dùng giác quan để cảm nhận Thiên Chúa, cũng không có cách nào chạm đến ngài, nhưng người ấy vẫn tin rằng Thiên Chúa đang hiện hữu
S Kierkegaard cũng nhấn mạnh đến tính cá nhân và mối quan hệ của
cá nhân với thế giới bên ngoài được lập nền trên sự chiêm nghiệm và tra vấn
nội tâm Thảo luận trong “Concluding Unscientific Postscript to Philosophical Fragments”, ông cho rằng tính chủ quan là chân lý và chân lý
là tính chủ quan Khái niệm này cần được hiểu trong nội hàm của sự phân biệt giữa chân lý khách quan và mối quan hệ chủ quan của mỗi cá nhân (lãnh đạm hoặc ủng hộ) đối với chân lý ấy Trong một ý nghĩa nào đó, người ta có thể cùng tin vào những sự việc giống nhau liên quan đến các đức tin hoàn toàn khác nhau Hai cá nhân có thể tin rằng nhiều người chung quanh họ đang
Trang 25sống trong nghèo khổ và cần được giúp đỡ, nhưng nhận thức này có thể khiến chỉ một trong hai người chịu ra tay giúp người nghèo
Tuy nhiên, S Kierkegaard thường chỉ bàn về tính chủ quan trong mối quan hệ với các vấn đề tôn giáo Ông cho rằng sự hoài nghi là một yếu tố của đức tin, và sẽ là điều bất khả để đạt được niềm xác tín khách quan về các lẽ đạo như sự hiện hữu của Thiên Chúa hoặc cuộc đời của Chúa Kitô Điều tốt nhất người ta có thể mong đợi là đi đến kết luận có lẽ các lẽ đạo Kitô là chân xác, nhưng nếu một người tin các giáo lý ấy chỉ đến mức chúng xem ra là chân xác, người ấy chưa có đức tin gì cả Bởi vì đức tin là mối quan hệ chủ quan dẫn đến sự tin tưởng tuyệt đối các lẽ đạo ấy
Một chủ đề khác thu hút sự quan tâm của S Kierkegaard là tính
nghịch lý (paradox) của Kitô giáo Ông cho rằng, một nhà tư tưởng phủ nhận
tính nghịch lý thì cũng giống như một người đang yêu phủ nhận sự đam mê Theo Kierkegaard, không có chứng cứ tri thức cho Kitô giáo Đức tin không thể lập nền trên những chứng cứ như thế Đức tin Kitô là sự khẳng định một
sự mâu thuẫn gay gắt không thể dung hòa được Có một sự khác biệt vô hạn giữa sự vĩnh cửu với thời gian, giữa Thiên Chúa với con người; nhưng Kitô giáo khẳng định rằng những yếu tố này hợp nhất trong Đấng Thần Nhân (Chúa Giê-xu) Hoàn toàn bất khả cho tri thức chấp nhận sự kiện Thiên Chúa hóa thân thành người: đó là một nghịch lý chỉ có thể chấp nhận được nhờ bước nhảy của đức tin Nhiều người chỉ ra rằng, ở đây Kierkegaard có nhiều điểm tương đồng với Pascal
Thiên Chúa hóa thành người là một nghịch lý tuyệt đối, không thể là gì khác hơn là hòn đá gây vấp phạm cho tâm trí con người Do đó, đức tin không thể là một hành động của sự hiểu biết Đức tin là một sự phiêu lưu của ý chí; và đức tin cần được làm tươi mới luôn, bởi vì sẽ luôn nảy sinh những phê phán mới đối với đức tin Kierkegaard thường công kích tính thuần lý, nhưng ông
Trang 26nhìn nhận rằng điều chúng ta xem là nghịch lý lại là điều hoàn toàn hợp lý đối với Thiên Chúa Ông viết trong nhật ký, “Sự nghịch lý trong chân lý Kitô là do chân lý này chỉ hiện hữu cho Thiên Chúa Chuẩn mực và mục tiêu của chân lý
ấy là siêu nhiên; vì vậy chỉ có đức tin mới có thể kết nối được”
Kierkegaard không ngần ngại khi ra tay hủy phá sự tin cậy của con người dành cho các định chế thay thế như triết học, thần học, hoặc hệ thống tăng lữ, mà cố đem họ quay về khởi điểm nơi họ buộc phải đặt lòng tin vào Thiên Chúa duy nhất Kierkegaard thẳng tay phê phán triết học Hegel trong thời đại ông cũng như điều mà ông xem là hình thức rỗng tuếch của giáo hội Đan Mạch Phần lớn nội dung các tác phẩm của Kierkegaard tập chú vào các vấn đề tôn giáo như bản chất của đức tin, định chế của giáo hội, đạo đức
và thần học Kitô, tình cảm và cảm xúc của mỗi cá nhân khi đối diện với những chọn lựa trong cuộc sống Kierkegaard chọn lựa phương cách để độc giả tự khám phá thông điệp và ý nghĩa các tác phẩm của ông, bởi vì "đây là một việc khó khăn, nhưng chỉ có sự khó khăn mới có thể truyền cảm hứng cho những tâm hồn cao thượng" Do đó, nhiều người đã tìm cách giải thích Kierkegaard như là người có khuynh hướng hiện sinh, tân chính thống, hậu hiện đại, nhân bản, chủ nghĩa cá nhân v v
Những tác phẩm chính của ông gồm “Hoặc là, học là” (Either/Or, 1843), “Sợ hãi và Run rẫy (Fear and Trembling, 1843), “Các trích đoạn triết học” (Philosophical Fragments, 1844), “Quan niệm về sự kinh sợ” (The Concept of Dread, 1844), “Các giai đoạn của Lối sống” (Stages on Life's Way, 1845), “Kết thúc tái bút ngoài khoa học cho những trích đoạn triết học” (Concluding Unscientific Postscript to Philosophical Fragments, 1846)
“Căn bệnh dẫn đến cái chết” (The Sickness Unto Death, 1849)
Những tác phẩm của Kierkegaard không được chấp nhận rộng rãi cho đến vài thập niên sau khi ông mất Tuy nhiên sau đó, Georg Brandes, đồng hương của ông đã nỗ lực xuất bản các tác phẩm của Kierkegaard bằng tiếng
Trang 27Đức và tiếng Đan Mạch Brandes tổ chức những buổi diễn thuyết về tư tưởng Kierkegaard và phổ biến chúng đến phần còn lại của châu Âu
Đến thế kỷ XX, nhiều nhà triết học hữu thần và vô thần, cũng như các nhà thần học đã vay mượn nhiều khái niệm từ Kierkegaard như những ý niệm
về sự thống khổ, tuyệt vọng, và tầm quan trọng của cá nhân Thanh danh triết gia của Kierkegaard lên đến đỉnh điểm trong thập niên 1930, phần lớn là do người ta nhận ra ông là tiền thân của phong trào hiện sinh đang lên
Vượt quá ranh giới của triết học, thần học, tâm lý học, và văn chương, Kierkegaard được nhìn nhận là một nhân vật quan trọng có nhiều ảnh hưởng trên ý thức hệ đương đại Kierkegaard đã báo trước sự nổi tiếng của mình sau khi chết, nhìn thấy trước tư tưởng của mình sẽ là chủ đề của những cuộc nghiên cứu sâu rộng Ông viết trong nhật ký: “Điều mà thời đại này cần không phải là một thiên tài – họ đã có đủ thiên tài rồi - nhưng họ cần một thánh tử đạo, là người biết vâng phục [Thiên Chúa] cho đến chết, để có thể dạy người khác học biết vâng phục Điều thời đại này cần là sự thức tỉnh Rồi
có một ngày, không chỉ những tác phẩm của tôi mà toàn bộ cuộc đời tôi, toàn
bộ sự huyền nhiệm này sẽ được đào sâu nghiên cứu Bởi vì tôi không thể quên sự phù hộ của Chúa, nên ước nguyện sau cùng của tôi là mọi sự làm sáng danh Ngài.”
1.2.2 Friedrich Wilhelm Nietzsche
Friedrich Wilhelm Nietzsche (15 tháng 10, 1844 – 25 tháng 8, 1900)
là một nhà triết học người Phổ Ông bắt đầu sự nghiệp như là một nhà ngữ văn học và viết nhiều bài phê bình về tôn giáo, đạo đức, các vấn đề văn hóa đương thời, và triết học Các tác phẩm của Nietzsche nổi bật với phong cách viết của ông, thường mang tính ẩn dụ và nhiều nghịch lý hơn là mức độ thông thường của các bài luận triết học Nietzsche không được đánh giá cao bởi những người đương thời trong suốt cuộc đời của ông, nhưng đầu thế kỉ
20, ông đã được giới trí thức ở Đức, Pháp và Anh công nhận Ông bắt đầu bị
Trang 28mang tiếng xấu tiếng khi Đảng Quốc xã của Đức chọn ông là một tiền bối, mặc dù Nietzsche có quan điểm chống chủ nghĩa bài Do Thái và chủ nghĩa dân tộc Đức Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, triết gia Walter Kaufmann bắt đầu một cố gắng bền bỉ nhằm khôi phục lại danh tiếng của Nietzsche trong các nước nói tiếng Anh, và vào nửa sau của thế kỉ XX Nietzsche đã được xem
là một nhân vật quan trọng có ảnh hưởng lớn trong triết học hiện đại
Nietzsche sống một thành phố nhỏ mang tên Röcken, gần Leipzig, thuộc tỉnh Saxony của nước Phổ Cha ông, Carl Ludwig (1813–1849), một mục sư Giáo hội Luther và cựu giáo viên Chính vì vậy, ngay từ nhỏ, ông đã được giáo dục rất kĩ lưỡng
Tư tưởng của ông chịu ảnh hưởng bởi Goethe, nhà thơ vĩ đại, Wagner với những điệu nhạc vừa huy hoàng vừa mê ly, Hoelderlin với những “cảnh vật hiên ngang, trẻ trung, siêu thực, đầy huyền nhiệm và cám dỗ”, rồi các tác giả Pháp mà Nietzsche đã ham đọc và hướng ông vào con đường triết học con người như: Rousseau, Pascal, Chamfort, Montaigne, Stendhal Tuy nhiên, trước và sau, ông thầy thực thụ đã hướng dẫn tư tưởng của Nietzsche chính là Schopenhauer
Sau tác phẩm đầu tiên: “Sự khai sinh của Tai họa từ Tinh thần của Âm nhạc” (The Birth of Tragedy out of the Spirit of Music) được xuất bản đầu tiên năm 1872 không được đón nhận nhiệt tình, trong giai đoạn 1873 đến
1876, Nietzsche cho xuất bản bốn bài viết dài: “David Strauss: người thú tội
và nhà văn”, “Về cách sử dụng và lạm dụng lịch sử cho cuộc sống”,
“Schopenhauer như là nhà giáo dục” và “Richard Wagner ở Bayreuth” (Bốn
bài viết này sau này xuất hiện trong một cùng một cuốn sách với tựa đề: Sự suy ngẫm không hợp thời) Bắt đầu vào năm 1873, Nietzsche cũng bắt đầu
tích lũy các ghi chép sau này được xuất bản sau khi ông qua đời với tựa đề
“Triết lý trong thời đại tai họa của người Hy Lạp” Năm 1878, ông xuất bản của tác phẩm “Con người”, một cuốn sách với tính cách ngôn trên các chủ đề
Trang 29từ siêu hình học đến đạo đức và từ tôn giáo đến giới tính, sự xa rời của Nietzsche đối với triết lý của Wagner và Schopenhauer trở nên rõ ràng
Bắt đầu với tác phẩm “Con người, Tất cả quá con người” vào 1878, Nietzsche bắt đầu xuất bản mỗi năm một cuốn sách (hoặc một phần lớn của
một cuốn sách) mỗi năm, như “Khoa học vui” (The Gay Science, 1882);
“Zarathoustra đã nói như thế” (Thus Spoke Zarathustra,1883-1885); “Bên kia thiện ác” (Beyond Good and Evil, 1886); “Phả hệ của luân lý” (On the Genealogy of Morals, 1887); “Hoàng hôn của những thần tượng” (Twilight
of the Idols, 1888); “Kẻ chống Kitô” (The Anti Christ, 1888), “Ý chí cường lực” (The Will to Power, 1883-1888)
1.2.3 Martin Heiderger
Martin Heiderger (26 tháng 9 năm 1889 – 26 tháng 5 năm 1976), là một triết gia Đức Ông chịu ảnh hưởng của triết học Brentano, sau khi nghiên cứu, ông quyết định tìm hiểu ý nghĩa của khái niệm tồn tại và cấu trúc bản thể của tồn tại người Ông từng là học trò và là trợ giảng cho Huxec, sau đó đã kế tục Huxec giảng dạy triết học tại đại học tổng hợp Freiburg
Trong thế giới phương Tây ở nửa sau thế kỉ XX, Martin Heiderger là một trong những nhà tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng nhất và cũng là người
bị tranh cãi nhiều nhất: những người phản bác ông quyết liệt nói rằng họ không tiếp nhận được bất kỳ ý nghĩa khả dĩ nào mà trong các mệnh đề rắc rối
và tối tăm mà ông có lẽ không phải một triết gia mà là một nhà thơ hoặc một nhà ngôn ngữ có tài; còn những người ái mộ ông lại khẳng định: các tác phẩm triết học của ông là một cột mốc đánh dấu chấm hết cho sự nghiệp phát triển hơn hai ngàn năm của triết học và mở đường cho một dòng tư duy hoàn toàn mới và khác lạ, thậm chí có những học giả còn gọi Heiderger là “một ông vua thâm trầm của nền triết học Đức” trong thế kỷ XX
Trong triết học của mình, Heidegger bàn đến học thuyết tồn tại con người, về cấu trúc của tồn tại con người Ngoài ra, ông cũng đưa ra sự phê
Trang 30phán đối với siêu hình học truyền thống Heidegger cho rằng đối tượng của siêu hình học truyền thống không phải là tồn tại mà là hiện hữu Triết học châu Âu truyền thống đã không phân biệt được điều này Siêu hình học truyền thống đã đồng nhất tồn tại người với sự vật khác
Trên cơ sở phê phán và tìm ra điểm sai lầm của siêu hình học châu Âu truyền thống, Heidegger đặt ra nhiệm vụ trung tâm của nhân loại là khắc phục chủ nghĩa hư vô và siêu hình học Nhiệm vụ này có ảnh hưởng đến số phận của nhân loại
Để khắc phục điều đó, phải trở về với các khái niệm khởi đầu chưa thực hiện của nền văn hóa châu Âu từ thời Socrate, trở về trước khi mà tồn tại vẫn chưa bị lãng quên và lặp lại khái niệm ban đầu của nó
Điều đó là có thể thực hiện được, bởi vì, trong suốt thời đại đã quên tồn tại nhưng nó vẫn sống trong lòng nền văn hóa đó, ngôn ngữ đó Heidegger cho ràng ngôn ngữ là nơi trú ngụ của tồn tại Chỉ cần phải học bằng cách lắng nghe ngôn ngữ, cho phép nó nói thì có thể nghe thấy được cái mà con người hiện đại không thể nghe thấy
Heidegger phê phán thái độ hiện tại đối với ngôn ngữ, xem nó như công cụ, đồng nhất nó với tiếng nói, với một phần của thể xác con người, với một cái gì đó mang tính vật chất có thể sờ thấy được, hoặc biến ngôn ngữ từ chỗ là nơi trú ngụ của tồn tại ban đầu ở tất cả các dân tộc thành một đối tượng đơn giản, thành hiện hữu bên cạnh bất cứ hiện hữu nào khác
Heidegger phê phán việc ngôn ngữ bị kỹ trị hóa trở thành phương tiện truyền thông, trong ý nghĩa ấy, ngôn ngữ với tư cách là tiếng nói, chuyện kể, thơ ca… đã hoàn toàn bị chết Như thế, cùng với cái chết của ngôn ngữ đã làm mất đi sự liên hệ cuối cùng giữa con người hiện đại và văn hóa của họ với tồn tại Đó là mối nguy cơ lớn nhất mà siêu hình học mang đến
Ông bác bỏ việc tư duy bằng khái niệm Theo ông, phải tái tạo ngôn ngữ tiền logic, trước khi bị phân tích Ngôn ngữ đó gần với ngôn ngữ của nhà thơ
Trang 31Bởi vì, theo ông, ngôn ngữ tiếp tục sống trước hết ở trong các tác phẩm của các nhà thơ vĩ đại, những người có thể lắng nghe tiếng của ngôn ngữ Do đó, ông nghiên cứu rất nhiều tác phẩm của các nhà thơ nổi tiếng mà ông yêu mến
Như vậy, theo Heidegger có thể khắc phục siêu hình học và chủ nghĩa
hư vô bằng cách liên hệ với tồn tại, lắng nghe ngôn ngữ nói trong các tác phẩm của các nhà thơ vĩ đại
Một số tác phẩm tiêu biểu của ông: “Tồn tại và thời gian”, đây là tác phẩm đã đưa ông trở nên nổi tiếng được xuất bản năm 1927; “Kant và vấn đề siêu hình học”; “Nhập môn siêu hình học” (1935); “Học thuyết Platon về chân lý” (1942); “Bức thư về chủ nghĩa nhân đạo” (1947); “Những con đường rừng” (1950); Những bài thuyết trình và những bài viết (1952); “Tư duy là gì” (1954); “Nietzsche” (1961);
Heidegger là một triết gia đặc biệt uyên thâm và khác lạ Ông triết lý bằng một thứ ngôn ngữ của riêng ông, rất độc đáo, rất sáng tạo, như một thi nhân siêu thoát và thăng hoa vào cõi hư huyền để suy tưởng và chiêm nghiệm rồi ghép các tứ thơ được rọi sáng của mình ban phát cho thiên hạ, vì vậy, ngay cả với người Đức, ngôn ngữ triết học của Heidegger cũng rất thâm trầm, sâu lắng, độc đáo và khó hiểu Tuy nhiên, cùng với Jaspers và Sartre, ông cũng đã góp vai trò quyết định trong việc hình thành và phát triển chủ nghĩa hiện sinh ở châu Âu
1.2.4 Albert Camus
Albert Camus sinh ngày 7 tháng 11 năm 1913 tại Mondovi, một làng ở Constantinois, gần Bône, Algérie Cha ông, Lucien Camus, một công nhân sản xuất rượu nho vùng Mondovi cho một thương gia thành phố Alger Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, Lucien Camus bị động viên vào tháng
9 năm 1914, bị thương trong trận chiến Marne và chết tại bệnh viện quân y Saint-Brieuc ngày 17 tháng 10 năm 1914 Về cha mình, Abert chỉ biết qua một bức ảnh duy nhất còn để lại
Trang 32Gia đình của Abert sống ở thủ đô Alger và trong thời gian học tập ở đây, được sự động viên của giáo sư, triết gia Jean Grenier, ông bắt đầu tìm hiểu Friedrich Nietzsche Albert Camus cầm bút từ rất sớm, những bài viết đầu tiên của ông xuất hiện trên tạp trí Sud vào năm 1932 Sau khi tốt nghiệp trung học, ông học triết học ở Đại học Alger Albert định sẽ học tiếp cao học, nhưng bệnh lao phổi đã cản trở ý định của ông
Năm 1935, Albert bắt đầu viết tác phẩm “L'Envers et l'Endroit” (Mặt
trái và mặt phải) và xuất bản hai năm sau đó Tại Alger, ông thành lập nhóm Théâtre du Travail và năm 1937 đổi thành Théâtre de l'Équipe Thời gian đó, Albert rời bỏ đảng cộng sản mà ông là đảng viên từ năm 1934 Năm 1938,
ông viết quyển “Noces” (Đám cưới), tuy ca ngợi vẻ đẹp rực rỡ của mặt trời
quê hương nhưng ông đã cho thấy sự bi quan sâu sắc về cuộc sống
Tiếp theo, ông làm việc cho tờ Front populaire của Pascal Pia, cuộc điều tra Misère de la Kabylie của ông đã gây được tiếng vang lớn
Năm 1940, chính phủ Algérie ra lệnh đóng cửa tờ báo và cũng với sự can thiệp của chính phủ, Abert Camus đã không thể tìm được việc làm ở Alger
Albert đến Paris làm biên tập cho tờ Paris-Soir Năm 1942, ông phát
hành cuốn tiểu thuyết “L'Étranger” (Người xa lạ) và tiểu luận “Le Mythe de Sisyphe” (Huyền thoại Sisyphe), trong đó ông đã trình bày những tư tưởng
triết học của mình Sisyphe là một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp bị trừng phạt phải lăn một hòn đá lớn lên núi dốc, khi đến đỉnh hòn đá lại rơi trở xuống chân dốc, cứ thế Sisyphe tiếp tục lăn lên rồi rơi xuống theo một chu kỳ vĩnh cửu Theo hệ sự phân loại của riêng Albert, các tác phẩm đó thuộc thời
kỳ phi lý (cycle de l'absurde), cùng với các vở kịch “Le Malentendu” (Ngộ nhận, 1944) và “Caligula” (1945) Năm 1943, ông làm việc cho nhà xuất bản
Gallimard rồi làm chủ biên tập báo Combat, cũng trong năm này ông gặp và làm quen với Jean-Paul Sartre Những tác phẩm tiếp theo của Camus thuộc
Trang 33thời kỳ nổi loạn, trong đó nổi tiếng hơn cả phải kể đến “La Peste” (Dịch hạch, 1947), kế đến “L'État de siège” (1948), “Les Justes” (1949)
và “L'Homme révolté” (Người nổi loạn, 1951) Trong quyển tiểu luận triết
học “Người nổi loạn”, ông đã trình bày tất cả các hình thức nổi loạn (siêu hình, chính trị và nghệ thuật ) qua mọi thời đại Ông miêu tả con người cảm nhận sâu sắc sự phi lý của cuộc sống, luôn muốn nổi dậy, chống lại nỗi khốn khổ của kiếp người, nhưng cuối cùng vẫn không có lối thoát, mọi cố gắng đều hoàn toàn vô ích
Tình bạn giữa Albert Camus và Jean-Paul Sartre rạn nứt vào năm 1952, sau khi trên tạp chí Les Temps modernes của Sartre, Henri Jeanson đã cho rằng
sự nổi loạn của Camus là có suy tính Năm 1956, tại Alger, Albert công
bố “Appel pour la trêve civile” Cũng trong năm đó, cuốn “La Chute”, tác
phẩm quan trọng cuối cùng của Albert Camus được xuất bản
Tóm lại, tư tưởng hiện sinh của Camus chủ yếu được trình bày thông qua
tư tưởng, hành động của những nhân vật trong tiểu thuyết hoặc kịch bản Đặc
điểm tư tưởng chủ yếu của Camus là chứng minh sự phi lý (absurdity) của sự hiện hữu của con người và kêu gọi sự nổi loạn (revolt) để chống lại cái phi lý
Ngày 4 tháng 1 năm 1960, tại Petit-Villeblevin vùng Yonne, Albert Camus mất trong một tai nạn giao thông Trên chiếc xe Facel Véga khi đó còn
có một người bạn của ông Michel Gallimard và người cháu Gaston
Albert Camus được chôn cất ở Lourmarin, vùng Vaucluse, nơi ông đã mua một căn nhà trước đó
1.2.5 Jean-Paul Sartre
Jean-Paul Sartre ( 21 tháng 6 năm 1905 – 15 tháng 4 năm 1980) là nhà triết học hiện sinh, nhà soạn kịch, nhà biên kịch, tiểu thuyết gia và là nhà hoạt động chính trị người Pháp Ông là một trong những nhân vật nòng cốt trong
hệ thống triết học của chủ nghĩa hiện sinh, và một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn trong nền triết học Pháp thế kỷ 20 và chủ nghĩa Marx Tác
Trang 34phẩm của ông cũng đã ảnh hưởng đến xã hội học, lý thuyết phê bình, lý thuyết hậu thuộc địa, phê bình văn học, và vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng đến các ngành này Sartre cũng có mối quan hệ với nhà lý thuyết nữ quyềnnổi tiếng
là Simone de Beauvoir
Satre được trao giải Nobel Văn học vào năm 1964 nhưng ông từ chối, ông nói rằng ông luôn từ chối những danh hiệu chính thức và đã là một nhà văn thì không nên cho phép mình trở thành người của một tổ chức
Jean-Paul Sartre là người con duy nhất của Jean-Baptiste Sartre, một
sĩ quan của Hải quân Pháp, và Anne-Marie Schweitzer Mẹ ông có nguyên quán là người vùng Alsace, bà là chị họ của Albert Schweitzer, người cũng từng đoạt giải Nobel (cha của Anne-Marie Schweitzer - ông Charles Schweitzer - là anh ruột của Louis Théophile Schweitzer - cha của Albert Schweitzer) Khi Satre mới có 2 tuổi thì cha của ông mất vì bị sốt Bà Anne
đã đưa ông về ở với ông bà ngoại ở Meudon Tại đây, Satre được mẹ giáo dưỡng với sự trợ giúp ông ngoại là một thầy giáo tiếng Đức Ông ngoại của Satre đã dạy ông toán học và văn học cổ điển từ khi ông còn ấu thơ Khi Satre
12 tuổi, mẹ ông tái giá và cả gia đình dọn về La Rochelle, ở đây ông thường xuyên bị bắt nạt
Vào những năm 1920, khi còn là một thiếu niên, Satre đã bị triết
học thu hút khi ông đọc bài khảo luận “Các dữ liệu trực cảm của ý thức” của Henri Bergson Ông đã theo học và đạt được văn bằng triết học tại
trường École normale supérieure, một trường alma mater của nhiều nhà tư tưởng và trí thức nổi tiếng của Pháp Trong thời gian này ông làm quen với Simone de Beauvoir, một nhà văn lớn sau này trở thành người bạn tri âm của ông Sartre đã chịu ảnh hưởng từ nhiều khía cạnh của triết học phương Tây, kế thừa tư tưởng của Immanuel Kant, Georg Wilhelm Friedrich Hegel, Søren Kierkegaard, Edmund Husserl và Martin Heidegger Có lẽ quyết
Trang 35định có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển trong triết học của Sartre là ông
đã tham dự hội thảo Alexandre Kojève hàng tuần trong nhiều năm liền
Vào những năm đầu học tại École Normale, Sartre là một trong những sinh viên quậy nhất trường Năm 1927, ông cùng Georges Canguilhem vẽ 1 bức biếm họa về chủ nghĩa chống quân phiệt trên bản tin của trường, bức tranh này đặc biệt gây khó chịu cho hiệu trưởng Gustave Lanson Cũng trong năm này, Sartre cùng với các bạn thân của mình gồm Nizan, Larroutis, Baillou and Herland đã dựng lên một trò chơi khăm giới truyền thông Nhân
sự kiện chuyến bay New York-Paris thành công của Charles Lindbergh, họ đã thông cáo với báo chí rằng Lindbergh sẽ được trao giải thưởng sinh viên danh
dự của École Nhiều tờ báo, bao gồm cả tờ Le Petit Parisien, đồng loạt cho công bố tin này vào ngày 25 tháng 5 Hàng ngàn độc giả, bao gồm các nhà báo và những khán giả tò mò đến xem đều không biết rằng những gì họ đã được chứng kiến chỉ là một diễn viên đóng thế nhìn giống như Lindbergh mà thôi Sự việc bị phanh phui, và trước làn sóng phản đối của công chúng đã buộc Lanson phải từ chức hiệu trưởng
Năm 1932, ông theo học triết học của Edmund Husserl và Martin Heidegger Sau khi tiếp tục dạy ở Le Havre và ở Lyon, Sartre dạy ở trường trung học Pasteur ở Paris trong thời gian 1937-1939 Cuối thập niên
1930 Sartre bắt đầu viết những tác phẩm lớn của đời mình, trong đó có “La Nausée” (Buồn nôn, 1938), “Le Mur” (Bức tường, 1938), là những cuốn sách
tiêu biểu cho dòng văn học phi lý đã giúp Sartre trở thành một trong những nhà văn hóa lớn nhất của nước Pháp thời kỳ này Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, do mắt kém ông không nhập ngũ nhưng vẫn tham gia kháng chiến, bị bắt làm tù binh, sau đó bị nhốt vào trại tập trung Năm 1941, Sartre trở về Paris tiếp tục dạy học, viết văn, làm quen với Albert Camus Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, ông thôi dạy học và chuyên tâm vào sáng tác văn học
Trang 36Jean-Paul Sartre là một trong số các nhà văn coi quan điểm triết học là
trung tâm của hoạt động sáng tạo Tác phẩm triết học chính “L'Être et le Néant” (Tồn tại và hư vô, 1943) là sự tổng hợp quan điểm chính của ông về
cuộc sống Chủ nghĩa nhân đạo hiện sinh mà Sartre truyền bá trong tiểu luận
nổi tiếng “L'existentialisme est un humanisme” (Chủ nghĩa hiện sinh là chủ nghĩa nhân đạo) cũng được thể hiện rõ trong tiểu thuyết “Les chemins de la liberté” (Những con đường của tự do, 1945-1949) Từ giữa thập niên 1940, ông nghiên cứu chủ nghĩa Marx, thành lập tạp chí “Les temps modernes” (Thời mới), tuyên truyền các ý tưởng cách mạng, hoạt động xã
hội Năm 1964 Sartre được Viện Hàn lâm Thụy Điển quyết định trao giải Nobel nhưng ông từ chối nhận giải vì không muốn mình biến thành một thiết chế xã hội ảnh hưởng đến công việc hoạt động chính trị cấp tiến Sartre nhiệt tình ủng hộ các cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân Algérie, Trung Quốc, Cuba, cùng với Bertrand Russell thành lập Tòa án xét xử tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam Những năm cuối đời Sartre bị mù, không viết được nhưng ông trả lời vô số phỏng vấn, thảo luận các vấn đề chính trị với bạn bè Sartre cũng được biết đến nhiều với tư cách một nhà viết kịch phi lý Ông nổi
tiếng với các vở kịch “Les Mouches” (Ruồi) và “Huis clos” (Phía sau cửa
đóng) Ngoài ra, Sartre còn viết phê bình văn học và các bài nghiên cứu
về Charles Baudelaire, Jean Genet Cuốn sách viết về thời niên thiếu của
ông, “Les mots” (Lời nói), được xuất bản năm 1964
Buồn nôn, là một trong những tác phẩm đáng chú ý nhất của ông Mặc
dù có một số ý kiến rằng nó chỉ là một trò chơi triết học ngụy trang dưới hình thức tiểu thuyết, nhưng sức lôi cuốn và hấp dẫn của nó là không thể phủ nhận Câu chuyện có vẻ như là một chuỗi tự sự tiêu cực và buồn chán, chứa đựng đầy nỗi ngờ vực và trĩu nặng suy tư về tồn tại, hư vô
Chủ nghĩa nhân đạo hiện sinh mà J P Sartre truyền bá trong tiểu luận
nổi tiếng “Chủ nghĩa hiện sinh là chủ nghĩa nhân bản” cũng được thể hiện rõ
Trang 37trong tiểu thuyết bộ ba “Les chemins de la liberté” (Những con đường của tự
do, 1945-1949) Tác phẩm nói về các nhân vật bị dằn vặt vì những lựa chọn, những nguyên tắc, những đòi hỏi và sự khao khát tự do; và chính trong hành trình đến với tự do hay chối bỏ tự do là điều kiện cho sự hiện hữu của các nhân vật này Tác phẩm này là một tiếp cận ít lý thuyết và nhiều thực tế hơn, giúp cho nhiều người hiểu rõ chủ nghĩa hiện sinh
1.2.6 Simone de Beauvoir
Simone de Beauvoir (9 tháng 1 năm 1908 - 14 tháng 4 năm 1986) là một nhà văn, nhà triết học và một nhà đấu tranh cho nữ quyền người Pháp Cha mẹ của Simone là ông Georges Bertrand de Beauvoir, một thư ký pháp lý
và bà Françoise Brasseur, con gái của một chủ ngân hàng giàu có Tuy nhiên sau Thế chiến I, gia đình ông Georges bị phá sản, do vậy Simone và người em gái là Hélène không còn có của hồi môn nên không thể lấy chồng cùng đẳng cấp Lúc nhỏ, Simone de Beauvoir đã có ý thức tự do và tự lập, không chịu ở chung với gia đình Năm 14 tuổi, Beauvoir khủng hoảng về tín ngưỡng nên từ
đó trở thành một người vô thần cho đến khi qua đời
Beauvoir vào học triết học ở trường Đại học Sorbonne, Paris Sau tốt nghiệp, Beauvoir được nhận làm giáo viên ở một trường phổ thông Năm
1929, trong khi chuẩn bị cho kỳ thi cao học ở trường École Normale Supérieure, Beauvoir gặp Jean Paul Sartre Beauvoir đã thi đỗ thứ hai sau Sartre Từ đó, hai người trở thành một đôi tình nhân, nhưng trước mặt người cha của mình, Beauvoir thẳng thừng từ chối lời cầu hôn của Sartre Mặc dù hai người có một mối quan hệ gắn bó lâu bền, và chính Sartre cũng thừa nhận hai người chỉ là một, không chỉ ở sự thống nhất về quan điểm, hoạt động chính trị - xã hội, mà sau khi chết được nằm sát cạnh nhau trong một nấm mồ
ở nghĩa trang Montparnasse, Paris, nhưng hai người chưa bao giờ cưới nhau
và sống chung với nhau trong một mái nhà, không có con cái với nhau Tuy nhiên, hai người thỏa thuận cho phép nhau, ngoài cuộc tình cơ bản giữa hai
Trang 38người, còn có thể tự do quan hệ và có những mối tình ngẫu nhiên với bất kỳ người nào mà mình thích Có lẽ quan niệm về tự do tuyệt đối của cá nhân không dung hợp được với quan hệ hôn nhân là điều mấu chốt của những nhà
triết học hiện sinh từ những ông tổ của nó như Kierkegaard, Nietzche đến
những nhà hiện sinh tiêu biểu như Camus, Sartre, Beauvoir, v.v
Beauvoir tham gia cùng với J.P Sartre và một số người khác sáng lập
tờ báo “Thời mới” (Les Temps modernes) để truyền bá chủ nghĩa hiện sinh ra ngoài phong trào văn học Tuy nhiên Beauvoir cũng viết nhiều tác phẩm văn học riêng và tạo được nguồn kinh phí riêng cho mình để cống hiến cho sự nghiệp văn chương Bà du lịch nhiều nước như Trung Quốc, Nga, Cuba và làm quen với nhiều nhân vật cộng sản như Fidel Castro, Che Guevara, Mao Trạch Đông, Richard Wright Bà có quan hệ tình yêu và trao đổi 300 thư từ với Nelson Algren, nhà văn xã hội chủ nghĩa người Mỹ
Năm 1949, Beauvoir bắt đầu nổi tiếng với sự công bố tác phẩm triết
học Le Deuxième Sexe (Giới tính thứ hai) Chuyên luận lần đầu tiên được
công bố trong Les Temps Modernes, sau đó được xuất bản thành sách và
được dịch ra nhiều thứ tiếng Năm 1954, với tác phẩm Les Mandarins,
Beauvoir nhận được giải thưởng văn học “Le prix Goncourt”
Simone de Beauvoir không chỉ tham gia phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa phátxit, đấu tranh đòi bình đẳng giới, mà bà còn cùng với Jean Paul Sartre tham gia tòa án quốc tế xét xử tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam do Bertrand Russell sáng lập Tòa án được tổ chức vào tháng 11 năm 1966 và họp được hai phiên tòa vào năm 1967 ở Stockholm (Thụy Điển)
và Roskilde (Đan Mạch)
Bà viết các tiểu thuyết, chuyên đề về triết học, chính trị và các vấn đề
xã hội, các bài luận, tiểu sự, tự truyện Hiện nay bà được biết đến nhiều nhất với các tác phẩm tiểu thuyết trừu tượng, bao gồm She Came to Stay và The Mandarins, tác phẩm viết năm 1949 “Giới tính thứ hai”, một tác phẩm phân
Trang 39tích về sự áp bức phụ nữ và đề tài bình đẳng giới Bà được trao Giải Jerusalem năm 1975 Năm 1978, bà được trao Giải quốc gia Áo cho Văn học châu Âu
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Như đã trình bày với nội dung ở trên, trong chương một của luận văn, tác giả đã đi vào phân tích, tóm tắt và làm rõ được những tiền đề, hoàn cảnh lịch sử của châu Âu cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và sự ra đời của chủ nghĩa Hiện sinh Cũng trong chương này, tác giả đã thống kê, khái quát căn bản cuộc đời, sự nghiệp triết học và một số tác phẩm củamột số nhà hiện sinh tiêu biểu trong chủ nghĩa hiện sinh, từ đó để ta hiểu hơn những quan điểm, tư tưởng cũng như sự ảnh hưởng của họ đối với một giai đoạn lịch sử trong xã hội
Trang 40CHƯƠNG 2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG LÝ LUẬN VỀ TỰ DO
CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN SINH 2.1 VỀ KHÁI NIỆM “TỰ DO”
2.1.1 Các quan điểm khác nhau về tự do trong triết học trước Mác
Toàn bộ kinh nghiệm lịch sử chỉ rõ rằng, tự do là giá trị thiêng liêng và
là đặc tính bản chất của con người, là cơ sở bản thể luận của đời sống Phạm trù “tự do” dùng để chỉ nhu cầu và khả năng của con người trong những hoạt động phù hợp với những lợi ích và mục tiêu của mình, không cần sự can thiệp hay cản trở từ bên ngoài Đó mới chỉ là định nghĩa tương đối và đơn giản về
tự do Trên thực tế, tự do là một phạm trù mở, hiểu và thể hiện tự do trong đời sống là một quá trình mâu thuẫn và có tính hai mặt Vì thế trong lịch sử nhân loại đã có nhiều nhà triết học bàn về vấn đề này, từ Arixtốt, Êpiquya đến C.Mác, từ phái khắc kỷ đến chủ nghĩa hiện sinh
Tất cả các nhà triết học đều thống nhất với nhau ở một điểm cơ bản: tự
do cá nhân là sự lựa chọn trong ý thức, tư tưởng của cá nhân về điều mình sẽ nói, sẽ làm, cách thức mình sẽ thực hiện cuộc sống cá nhân và gia đình Tuy nhiên, điểm khác nhau là: cái gì quy định sự lựa chọn đó của cá nhân và mục đích của sự lựa chọn đó là gì Các nhà triết học thường đưa ra một số quan điểm trái ngược nhau
Lơxip, người sáng lập thuyết nguyên tử (atomism) cổ đại và người học trò của ông là Đêmôcrit cho rằng nguyên tử cấu thành mọi vật kể cả ý thức con người; vì nguyên tử vận động theo một hướng cố định nên cho rằng mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên cũng như mọi hành động của con người đều bị quy định bởi một tính tất yếu nhất định Lơxip nói: “Không có gì diễn ra một cách ngẫu nhiên, mọi cái đều có lý do và bị quy định bởi tính tất yếu” [59]