Song việc sử dụng đồ dùng dạy học hiện nay gặp không ít khó khăn như: Còn thiếu những phương tiện, trang thiết bị để phục vụ cho một số bài, một số nội dung của môn học, đồng thời chất l
Trang 1Cải tiến chiếc bảng phụ
I ĐẶT VẤN ĐỀ:
1 Lí do chọn đề tài.
Đã từ lâu phần lớn người ta tin rằng, học sinh đạt được kết quả học tập tốt khi giáo viên giải thích kiến thức một cách đầy đủ và rõ ràng, còn học sinh chỉ cần ngồi nghe, tập trung ghi nhớ đầy đủ kiến thức đó Trong những năm gần đây khi thực hiện chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 của Thủ Tướng Chính Phủ thì các nghiên cứu giáo dục cũng đã khẳng định hiệu quả giáo dục tốt khi học sinh thể hiện tính tích cực của mình trong quá trình học tập Muốn phát huy tính tích cực chủ động của học sinh thì một trong những yếu tố quan trọng của người thầy là phương tiện dạy học Phải xem thiết bị dạy học được sử dụng như là nguồn thông tin và điều kiện dẫn dắt học sinh đến tri thức mới Qua đó cho thấy việc giảng dạy trong các trường phổ thông phải gắn kết chặt chẽ với việc sử dụng đồ dùng dạy học
2 Nhiệm vụ của đề tài
Nhận thức được tầm quan trọng nêu trên bản thân tôi xem việc “ khai thác và
sử dụng thiết bị dạy học” ở trường là một điều kiện thiết yếu để góp phần nâng
cao chất lượng dạy và học ở nhà trường Việc không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng dạy và học cũng là nhiệm vụ thường xuyên của người giáo viên, để làm tròn nhiệm vụ ấy bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ, cải tiến phương pháp dạy - học, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh thông qua phương tiện dạy học Song việc sử dụng đồ dùng dạy học hiện nay gặp không ít khó khăn như: Còn thiếu những phương tiện, trang thiết bị để phục vụ cho một số bài, một số nội dung của môn học, đồng thời chất lượng của một số đồ dùng dạy học chưa đảm bảo độ bền,
Trang 2độ chính xác cao, chưa tối ưu Vì vậy chúng ta cần phải tăng cường thực hành và cải tiến các đồ dùng dạy học
3 phương pháp nghiên cứu.
Qua thực tế giảng dạy và bằng phương pháp điều tra thực tế, nghiên cứu đồ dùng, thực hành cải tiến, kiểm tra đáng giá sản phẩm đồ dùng dạy học, tôi đã cải tiến chiếc bảng phụ thành chiếc bảng phụ trong
4 Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh các lớp tôi đã giảng dạy;
- Giáo viên đã sử dụng chiếc bảng phụ
- Sách giáo khoa, sách bài tập các môn học
Phạm vi nghiên cứu: Giáo viên; học sinh và nội dung trương trình các môn học
ở tiểu học
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1 Cơ sở lí luận.
việc sử dụng đồ dùng dạy học có tác dụng to lớn trong việc tạo ra trực quan sinh động cho quá trình phát triển tư duy của học sinh Bên cạnh từng bước phải tự động hoá, hiện đại hoá các phương tiện dạy học, nâng cao vai trò của công nghệ thông tin trong nhà trường Mặc dù ta đã biết trước đây việc giảng dạy còn mang tính lý thuyết, và cho thấy hiệu quả giáo dục chưa cao Nhưng hiện nay với ý nghĩa lớn lao của việc sử dụng đồ dùng dạy học thì không loại trừ một số bộ phận giáo viên vẫn còn xem nhẹ vai trò của đồ dùng dạy học, chưa thực sự chủ động tìm tòi, khai thác đồ dùng dạy học từ đó dẫn đến việc dạy và học khô khan
Từ những yêu cầu cấp thiết nói trên nhà nước ta đã đầu tư không nhỏ trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học ở các trường phổ thông, trong công cuộc đổi mới
Trang 3chương trình giáo dục, thông qua nghị quyết 40/QH của Quốc Hội và chỉ thị 14/2001/CT – TTg của Thủ Tướng Chính Phủ Song việc sử dụng đồ dùng dạy
học hiện nay gặp không ít khó khăn như: Còn thiếu những phương tiện, trang thiết
bị, đồng thời chất lượng của một số đồ dùng dạy học chưa đảm bảo về chất lượng
Vì vậy chúng ta cần phải tăng cường làm - khai thác và sử dụng tốt đồ dùng dạy học để làm phong phú hơn cho kho tư liệu đồ dùng dạy học ở các trường Tiểu học, nhằm góp phần đổi mới nền giáo dục nước nhà vươn lên tầm cao mới trong thời kỳ hội nhập Quốc tế, mà lĩnh vực giáo dục cũng phải kịp thời tăng tốc, đột phá, để bắt nhịp kịp với tri thức mới của thế giới hiện đại
2 Cơ sở thực tiễn.
Hiện nay chiếc bảng phụ là một đồ dùng dạy học có rất nhiều ưu điểm vì ta có thể sử dụng chiếc bảng phụ trong nhiều bài học, nhiều môn học và nhiều khối lớp Mỗi lớp đều có ít nhất 4 chiếc bảng phụ cỡ nhỏ (Bảng nhóm) và 1 chiếc bảng phụ
cỡ to (A0) Song trong quá trình sử dụng chiếc bảng phụ còn nhiều hạn chế, còn gây lãng phí về thời gian về sức lực vì không thể sử dụng lại Để chiếc phát huy hơn nữa những ưu điểm của chiếc bảng phụ tôi đã suy nghĩ và cải tiến chiếc bảng phụ thông thường trong trường thành chiếc bảng phụ trong
3 Thực trạng.
Là một người giáo viên có nhiều năm đứng lớp bản thân nhận thấy có một số vướng mắc nhất định về lĩnh vực trang thiết bị - phương tiện dạy học trong thực
hiện : “khai thác và sử dụng thiết bị dạy” nên tôi luôn đề ra mục tiêu phấn đấu
nhằm khắc phục những khó khăn trước mắt và tích cực phát huy mạnh mẽ những
ưu điểm trong việc khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học sẵn có và luôn nghiên cứu tìm tòi những ưu, nhược điểm của các đồ dùng dạy học từ đó cải tiến các đồ dùng dạy học để tiếp tục hoàn thiện đồ dùng dạy học của mình nhằm khắc phục
Trang 4những trăn trở, những khó khăn còn tồn tại trong quá trình giảng dạy của bản thân
và bạn bè đồng nghiệp
Chiếc bảng phụ có trong trường.
Hiện nay một số bảng phụ có ở trường đã hỗ trợ nhiều cho việc dạy và học vì giáo viên có thể dùng vào việc cho học sinh thực hiện các bài tập điền từ, điền số,
… hay để học sinh làm bài tập Toán hoặc viết đoạn văn rồi cả lớp cùng chữa bài, trưng bày tranh ảnh,… và nhiều dạng bài tập của nhiều môn học đều có thể dùng bảng phụ để hỗ trợ Mặc dù vậy, khi sử dụng chiếc bảng phụ hiện có vẫn gặp nhiều bất cập như: mỗi bài tập giáo viên đều phải viết một lần (mặc dù có các dạng bài giống nhau), làm cho giáo viên phải tốn rất nhiều thời gian, dẫn đến một số giáo viên ngại viết và rồi không viết nữa nhiều khi vừa viết xong vô ý chạm tay phải là
bị xoá mất Nhiều bài giáo viên chuẩn bị phiếu học tập khổ to cho học sinh làm, khi chữa, nếu học sinh viết sai rất khó xoá đi để viết lại, nếu viết chồng lên thì vừa xấu và vừa khó nhìn Hơn nữa, những bài học sinh đã làm hoặc chữa vào bài rồi là phải bỏ đi không dùng lại được cho dù cô có dạy ở nhiều lớp vẫn một bài như thế cho nên với mỗi một lớp giáo viên lại phải viết một lần, Nếu các tiết ở các lớp liền nhau thì giáo viên phải viết nhiều phiếu học tập và cầm nhiều chiếc phiếu gây bất tiện Để không phải mỗi bài tập giáo viên đều phải viết một lần, khi có các dạng bài giống nhau, vừa viết xong vô ý chạm tay phải vẫn không bị xoá mất Với bài giáo viên chuẩn bị phiếu học tập khổ to cho học sinh làm xong không phải bỏ đi
mà vẫn dùng lại được nếu cô có dạy ở nhiều lớp vẫn một bài đó và cũng có thể sử dụng cho những năm sau Từ những nguyên nhân đó, tôi đã trăn trở, luôn suy nghĩ tìm ra phương án làm bổ sung và cải tiến chiếc bảng phụ có ở trường còn yếu và thiếu về tính năng sử dụng góp phần khắc phục khó khăn khi sử dụng đồ dùng dạy học, nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy
4 Cách biện pháp tiến hành.
Trang 5Bước 1 Điều tra thực tế
Qua dự giờ và trao đổi trực tiếp về việc sử dụng chiếc bảng phụ của các giáo viên trong trường với những băn khoăn của bản thân và của các giáo viên khi sử dụng đồ dùng và các đồ dùng thiết bị dạy học khác tôi đã nghiên cứu tất cả các sách giáo khoa và sách bài tập của các môn học của các khối lớp trong chương trình tiểu học từ đó đưa ra cách cải tiến chiếc bảng phụ thông thường thành chiếc bảng phụ trong Không những có nhều ưu điểm hơn trước mà cò có thể kết hợp và thay thế một số phiếu học tập và những giấy khổ to trong những bài tập hoặc trò chơi gắn tranh và trưng bày sản phẩm
Bước 2 Thực hành cải tiến.
Có thể làm nhiều loại bảng phụ trong với nhiều kích thước tuỳ theo yêu cầu sử dụng
Song tôi thực hành làm hai loại bảng phụ trong gồm:
Loại khổ bằng tờ giấy A1
Loại khổ bằng 1 tờ giấy A0
Có thể làm bảng
a) Vật liệu.
- Giấy trong loại cứng (Tuỳ theo kích thước để mua)
- Giấy Đề can màu hoặc băng dính màu (tuỳ theo ý thích)
- cái dán quai cặp hoặc dán quai dép (có thể dùng ghim)
b) Dụng cụ để làm.
Thước, kéo, bút chì hoặc bút bi
c) Cách làm.
Trang 6Lấy giấy trong dùng thước đo theo kích thước chiếc bảng mình cần dùng, dùng bút đánh dấu và kẻ Sau đó dùng kéo cắt theo đường kẻ đã vẽ (cắt hai miếng như nhau
Cắt các miếng giấy trong nhỏ hình chữ nhật nhỏ khổ rộng khoảng 5 đến 7cm, dài kém chiều rộng miếng giấy trong to khoảng 6cm Dùng băng dính hai mặt gắn các miếng giấy trong nhỏ lên một miếng giấy trong theo khoảng cách đều nhau và cách đều hai bên khoảng 3m như hình 1:
Tác dụng của những miếng giấy trong to để có thể cài số hoặc cài tranh ảnh bên trong vẫn só thể nhìn thấy mà bên ngoài vẫn ghi được lời ghi chú hoặc tên của từng bức tranh
* Lưu ý chỉ gắn ở một bên giấy trong to
Áp hai miếng giấy trong vừa cắt chùng khít lên nhau Lấy băng dính (giấy đề can) hoặc ghim để dính hai miếng với nhau
Dùng đề can màu bo xung quanh cho đẹp Vậy là ta đã có một chiếc bảng phụ trong
(Như hình 2)
5 Kết quả.
Sau khi hoàn thành ta có chiếc bảng phụ trong:
- Giáo viên cho một tờ giấy khổ to rồi cho vào trong chiếc bảng phụ trong, rồi giáo viên, học sinh viết ở bên ngoài bảng trong Giáo viên cũng có thể viết các phiếu học tập, các bài tập, các biểu bảng trống đưa vào bên trong bảng để học sinh làm ở bên ngoài bảng trong hoàn toàn giống như cách sử dụng của chiếc bảng phụ
cũ có trong nhà trường
*Ưu điểm khi sử dụng của chiếc bảng phụ trong
Trang 7Mặc dù sử dụng như chiếc bảng phụ cũ song chiếc bảng phụ trong có
nhiều tính năng sử dụng hơn và có nhiều ưu điểm hơn
- Giáo viên không phải mỗi bài tập giáo viên đều phải viết một lần, khi có các dạng bài giống nhau, vừa viết xong vô ý chạm tay phải vẫn không bị xoá mất Với bài giáo viên viết vào giấy khổ to cho học sinh làm xong không phải bỏ đi mà vẫn dùng lại được nếu cô có dạy ở nhiều lớp vẫn một bài đó và cũng có thể sử dụng cho những năm sau
- Giáo viên cho một tờ giấy khổ to rồi cho vào trong chiếc bảng phụ trong, rồi giáo viên, học sinh viết ở bên ngoài bảng trong Giáo viên cũng có thể viết các phiếu học tập, các bài tập, các biểu bảng trống đưa vào bên trong bảng để học sinh làm ở bên ngoài bảng trong
- Giáo viên có thể viết tất cả các bài tập của tất cả các môn vào một tờ giấy rồi cho vào bên trong bảng Lúc này giáo viên có thể chữa bài ở bên ngoài và có thể xoá đi viết lại thoả mái mà không bị ảnh hưởng gì đến bài tập phía bên trong Các bài đó có thể cất đi để dùng vào dạy ở lớp khác nếu cùng bài hoặc bài sau hay vào năm sau cũng được
Giáo viên cũng có thể cho học sinh chơi những trò chơi tìm dán tranh ảnh, trưng bày tranh ảnh hoặc dạng bài tập nối các băng giấy có nội dung thích hợp
Ví dụ 1: Sau khi học xong bài “ Bảng đơn vị đo độ dài” trang 45 - Sách giáo
khoa Toán 3, Giáo viên và học sinh phải hoàn thiện được “Bảng đơn vị đo độ dài” Song nếu là chiếc bảng phụ cũ thì giáo viên và học sinh đã ghi vào đó Mà Bảng đơn vị đo độ dài được sử dụng cả trong chương trình Toán 4 và Toán 5, đến lúc đó, muốn cho học sinh ôn lại bảng đơn vị đo độ dài bằng cách cho học sinh tự hoàn thiện lại bảng đơn vị đo dộ dài thì giáo viên lại phải kẻ một bảng đơn vị đo độ dài trống để học sinh điền
Trang 8Nhưng chỉ với chiếc bảng phụ trong và một Bảng đơn vị đo độ dài trống được viết trên giấy khổ to, giáo viên có thể dùng với nhiều bài, nhiều lớp có liên quan đến Bảng đơn vị đo độ dài (Từ lớp 3 đến lớp 5)
Bảng đơn vị đo độ dài trống
Ví dụ 2: với bài tập 3 phân môn Luyện từ và câu (Trang 74) Tiếng Việt lớp 4 tập
hai:
Tìm từ (ở cột A) phù hợp với lời giải nghĩa (ở cột B): Giáo viên có thể thay bằng bài tập Nối từ (ở cột A) phù hợp với lời giải nghĩa (ở cột B):
gan dạ (chống chọi) kiên cường, không lùi bước
gan góc Gan đến mức trơ ra, không còn biết sợ là gì
Trang 9Với các bài tập dạng này, giáo viên chỉ cần ghi vào phiếu học tập, sau đó đưa phiếu vào trong bảng phụ trong và cho học sinh làm ngoài bảng Lúc đó chữa bài rất dễ dàng, ta có thể xoá chỗ sai và sửa lầim không ảnh hưởng đến phiếu học tập
Vì thế ta có thể sử dụng phiếu học tập này cho nhiều lần sau Như vậy là chúng ta
đã tiết kiệm được thời gian làm phiếu và giấy làm phiếu
III KẾT LUẬN:
1 Ý nghĩa của đề tài.
Qua nhiều năm bản đã thân áp dụng việc “khai thác và sử dụng thiết bị dạy
học” Tôi đã nhận thấy: muốn phát huy tốt tính tích cực của học sinh, gắn kết kiến thức lý thuyết với thực tiển tránh được lối dạy chay, dạy một chiều Việc “khai thác và sử dụng thiết bị dạy học” là một giải pháp tối ưu thiết thực nhất để đạt
được hiệu quả cao trong quá trình dạy học, là một trong những tiêu chí đánh giá tiết dạy thuộc lĩnh vực phát triển kỹ năng sư phạm kết quả cho thấy bài nào có đầy
đủ đồ dùng dạy học thì học sinh tiếp thu tốt kiến thức
Sáng kiến kinh nghiệm này của tôi cũng góp phần tác động tốt cho phong trào
“khai thác và sử dụng, làm và cải tiến thiết bị dạy học” trong nhà trường và giúp giáo viên đỡ vất vả, đỡ tốn kém hơn khi sử dụng chiếc bảng phụ trong này thay cho chiếc bảng phụ cũ và giáo viên còn có thể kết hợp và thay thế một số phiếu học tập
và những giấy khổ to trong những bài tập hoặc trò chơi học tập
2 Nhận định về chiều hướng phát triển của sáng kiến.
Với ưu điểm của chiếc bảng phụ trong, nó không những dùng trong việc dạy -học ở cấp -học Tiểu -học mà nó có thể dùng trong hoạt động dạy - -học của nhiều cấp học khác nhau
Tôi sẽ làm thêm nhiều chiếc bảng phụ trong để đồng nghiệp có thể được sử dụng nhiều hơn trong dạy - học
Trang 10Tôi cũng sẽ nghiên cứu kĩ hơn để cải tiến chiếc bảng phụ tronâungỳ càng có tính năng sử dụng tốt hơn
3 Bài học kinh nghiệm.
Qua việc cải tiến đồ dùng dạy học, bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm như sau:
- Mỗi giáo viên phải nỗ lực phấn đấu, tích cực làm và sử dụng đồ dùng dạy học vào các giờ dạy để nâng cao chất lượng dạy - học Vì đồ dùng dạy học tự làm phục vụ giảng dạy trong những năm qua đem lại hiệu quả cao - Kết hợp với tổ chuyên môn tham gia làm được nhiều đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy của tổ như: bộ thẻ màu bằng cao su xốp, chiếc thước hình học, bộ mũi tên màu,…
- Kết hợp với tổ chuyên môn sửa chữa phần lớn các đồ dùng dạy học bị
hư hỏng và mua sắm mới những đồ dùng, thiết bị cần thiết như: bản đồ tự nhiên thế giới, các bộ tranh địa lí
- Biết sử dụng máy chiếu, đầu video để phục vụ tốt các tiết dạy chuyên đề, hội giảng, các tiết học hiệu quả cho tổ chuyên môn và trong trường
- Ban giám hiệu đã đầu tư máy chiếu, máy quay để phục vụ giảng dạy, giúp phần lớn giáo viên làm quen được cách sử dụng công nghệ thông tin hiện đại trong giảng dạy Đồng thời Ban giám hiệu đã tranh thủ với ngành và đang trang bị thêm trang thiết bị để phục vụ cho công tác giảng dạy
- Kết hợp với cán bộ phụ trách đồ dùng thiết bị sắp xếp ngăn nắp đồ dùng dạy học
của tổ khối Chuyển các thiết bị có nhu cầu giảng dạy từ phòng thiết bị sang tủ đồ dùng của lớp theo thứ tự, ngăn nắp để có thể sử dụng một
cách dễ dàng và thuận tiện hơn