1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Quy trình làm hàng tàu chở xô hàng khô

12 235 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 78 KB

Nội dung

Đại phó hoàn toàn chựu trách nhiệm trước Thuyền trưởng về việc xếp hàng, sơ đồ sếp hàng, chèn lót và chằng buộc hàng phù hợp với cấu trúc và tính năng của tàu, tính chất và yêu cầu của h

Trang 1

QUY TRÌNH LÀM HÀNG TÀU CHỞ XÔ HÀNG KHÔ

1 Mục đích:

Nhằm đảm bảo khai thác tàu an toàn và bảo vệ môi trường

2 Phạm vi áp dụng:

Áp dụng cho mọi người làm việc ở trên tàu chở hàng rời, hàng bách hóa, phòng khai thác tàu hàng khô

3 Nội dung quy trình:

3.1 Phần chung

- Thuyền trưởng chựu trách nhiệm đảm bảo hàng hóa được xếp xuống tàu và chuyên chở một cách an toàn Đại phó hoàn toàn chựu trách nhiệm trước Thuyền trưởng về việc xếp hàng, sơ đồ sếp hàng, chèn lót và chằng buộc hàng phù hợp với cấu trúc và tính năng của tàu, tính chất và yêu cầu của hàng hóa, tiêu chuẩn hướng dẫn và các các điều luật được áp dụng Các sĩ quan đi ca phải chịu trách nhiệm trước thuyền trưởng và Đại phó về an toàn cho tàu và hàng hóa

- Một yêu cầu quan trọng là Thuyền trưởng phải hiểu biết đầy đủ về tính chất của hàng hóa, các yêu cầu về sếp hàng, tính nguy hiểm và các biện pháp phòng ngừa cần thiết khi xếp hàng Thuyền trưởng có trách nhiệm thu thập những thông tin đó trong “Thomas Stowage” , “BC code” , “Grain code”, từ chủ hàng, người thuê tàu, hoặc từ công ty, hoặc có thể tham khảo bộ luật thực hiện an toàn đối với hàng rời ở thể rắn của IMO

Trang 2

- Hầm hàng đã đóng kín một thời gian dù có hàng hay không có hàng đều có thể

có hơi độc, hoặc hơi ngạt, hoặc đơn giản là thiếu oxy đối với sự sống của con người Chỉ được phép xuống hầm hàng khi đã thông gió tốt, không khí đã được lưu thông và hoàn thành việc kiểm tra thỏa đáng

- Không được xếp các loại hàng mà không có trong hợp đồng chuyên chở trừ khi

có lệnh của Công ty

3.2 Đủ điều kiện làm hàng

- Thuyền trưởng phải nghiên cứu kỹ Hợp đồng thuê tàu Nếu có điều khoản nào chưa rõ phải hỏi Công ty bằng mọi cách để làm rõ vấn đề này Thuyền trưởng phải đưa tàu đến đúng vị trí và thời gian theo như quy định trong hợp đồng thuê tàu/ Hướng dẫn chuyến đi

- Đại phó chịu trách nhiệm trước Thuyền trưởng về việc các hầm hàng, khoang chứa hàng và các trang thiết bị (nếu cần) ở trên tàu đã được chuẩn bị theo yêu cầu của việc chuyên chở hàng hóa, Hợp đồng thuê tàu và người thuê tàu

- Thuyền trưởng phải chắc chắn các yêu cầu về việc chuyên chở hàng hóa phải được tuân thủ theo luật pháp, tập quán hàng hải Quốc tế, hướng dẫn của người thuê tàu hoặc Công ty

- Trước khi sử dụng cẩu Đại phó chịu trách nhiệm kiểm tra cẩu theo mẫu “Kiểm tra tình trạng cẩu trước khi làm hàng”/ VNL -13-01 Ngay sau khi tàu đảm bảo đã sẵn sàng làm hàng, Thuyền trưởng phải trao thông báo sẵn sàng cho người thuê tàu hoặc đại lý của họ theo điều khoản của hợp đồng thuê tàu/ hướng dẫn chuyến đi

- Thuyền trưởng phải báo cáo ngay với Công ty nếu người thuê tàu có bất cứ biểu hiện gì không thực hiện nghĩa vụ như hợp đồng đã quy định Trong trường hợp cần

Trang 3

thiết thuyền trưởng phải làm thư kháng nghị gửi cho người thuê tàu để yêu cầu họ thực hiện theo các điều khoản và điều kiện của hợp đồng thuê tàu

3.3 Công tác chuẩn bị hầm hàng

- Tất cả các hầm hàng, khoang dùng để xếp hàng đều phải được thuyền viên làm

vệ sinh sạch sẽ phù hợp với loại hàng được xếp Việc này gồm có: Quét, rửa, cạo hoặc gõ gỉ, sơn… tùy thuộc vào loại hàng xuống tàu

- Đại phó phải kiểm tra các nắp turom, hệ thống lacanh và cứu hỏa trong hầm hàng trước khi xếp hàng

- Những ví dụ về điều kiện không phù hợp là: nặng mùi, gỉ, nước, hàng còn lại chuyến trước,…

- Nếu tàu chở sản phẩm lương thực như đường, gạo… thì các hầm hàng phải được giám định trước khi xếp hàng

3.4 Sơ đồ xếp hàng

- Trước khi xếp hàng Đại phó phải đảm bảo chuẩn bị trước sơ đồ sếp hàng Khi tính toán sơ đồ xếp hàng, Đại phó phải lưu ý đến các vấn đề liên quan tới việc xếp hàng như: mớn nước, tính ổn định, hiệu số mớn nước, tải trọng, lực cắt, mômen uốn, không gian xếp hàng, ngăn cách hàng, chằng buộc, chèn lót, nhiên liệu, nước ngọt, độ sâu của cầu bến, độ sâu của luồng,…

- Trước khi xếp hàng, Thuyền trưởng phải báo cáo về phòng Khai thác tàu hàng khô tính toán sơ bộ tại các thời điểm xếp hàng xong, trên biển (để tham khảo), và khi tàu đến cảng dỡ hàng các thông số sau:

* Lượng hàng hóa phân bổ trên tàu;

Trang 4

* Mớn nước tính toán (mớn nước mũi, lái và trung bình);

* Các thông số ổn định (GM, lực cắt, mô men uốn);

* Lượng nhiên liệu, nước ngọt, ballast, constant tại thời điểm

- Trong trường hợp cần thiết, phòng Khai thác tàu hàng khô kết hợp với các phòng chức năng liên quan để hỗ trợ Thuyền trưởng trong việc chuẩn bị sơ đồ xếp hàng

3.5 Nhận hàng

- Đối với việc nhận hàng, các chỉ thị của chủ hàng hoặc của Công ty phải được tuân thủ Nếu chỉ thị của chủ hàng và của Công ty mâu thuẫn nhau thì phải báo cáo

vè Công ty xin ý kiến giải quyết Trước khi xếp hàng, Đại phó và người giám sát hàng phải kiểm tra tờ khai hàng hóa, thu thập đầy đủ thông tin về hàng hóa sẽ xếp

dỡ suống tàu

- Trước và trong khi xếp hàng, nếu phát hiện thấy số lượng/ chất lượng hàng hóa không đảm bảo theo hợp đồng thuê tàu, Thuyền trưởng phgải báo cáo ngay về phòng Khai thác tàu hàng khô để phối hợp giải quyết, nếu cần thiết Thuyền trưởng

có thể từ chối nhận hàng

3.6 Vận hành thiết bị làm hàng

- Đại phó có trách nhiệm thường xuyên thử và kiểm tra các thiết bị làm hàng

- Giấy chứng nhận thử cần cẩu và các giấy chứng nhận của dây cáp, puli, ma ní liên quan tới việc vận hành thiết bị làm hàng phải luôn có sẵn để trình báo nếu được yêu cầu

- Sỹ quan và thủy thủ có kinh nghiệm mới được giao trách nhiệm vận hành thiết bị làm hàng, đóng mở nắp hàng

Trang 5

- Ít nhất một sỹ quan máy luôn luôn có sẵn sàng trong thời gian làm hàng.

3.7 Xếp hàng và dỡ hàng

- Thuyền trưởng và Đại phó phải bố trí duy trì trực ca trong thời gian xếp hàng để đảm bảo hàng hóa được xếp lên tàu một cách hợp lý theo đúng sơ đồ xếp hàng

- Thuyền trưởng và Đại phó phải duy trì trực ca trong thời gian dỡ hàng để đảm bảo hàng hóa được dỡ theo đúng với trình tự đã thỏa thuận và phải giám sát việc công nhân vận hành thích hợp các thiết bị cẩu hàng để ngăn chặn thiệt hại, mất mát

và tai nạn

- Trong khi làm hàng, Sỹ quan trực ca boong phải:

* Kiểm tra cẩn thận mớn nước, ứng suất, tính ổn định, hiệu số mớn nước mũi lái của tàu và lấy số liệu cuối cùng ngay khi kết thúc làm hàng Đảm bảo rằng tàu được khởi hành với:

+ Mớn nước an toàn

+ Hiệu số mớn nước mũi lái thích hợp

+ Tính ổn định tốt theo sổ tay ổn định

• Kiểm tra đảm bảo các dây buộc tàu căng đều, không quá căng và cũng không quá chùng

• Đảm bảo tàu không bị nghiêng quá mức độ cho phép

• Theo rõi tàu không bị nghiêng quá mức độ cho phép

• Theo dõi, phát hiện những dấu hiệu bất thường của hàng hóa (ướt, hỏng, rách vỡ…) báo cho Thuyền trưởng hoặc Đại phó biết để xử lý

Trang 6

• Đảm bảo hàng hóa được xếp an toàn.

+ Hàng bắt bụi không được xếp với hàng nhả bụi

+ Hàng bắt muig không được xếp chung với hàng nhả mùi

+ Hàng hút ẩm không được xếp chung với hàng ẩm ướt

+ Hàng nặng xếp dưới cùng làm hàng lót, hàng nhẹ xếp trên

+ Hàng bao bị chắc xếp dưới cùng

• Đảm bảo hàng được xếp an toàn và chằng buộc đầy đủ

• Đảm bảo các thiết bị ứng cứu sự cố chống ô nhiễm sẵn sàng sử dụng

• Đảm bảo tuân thủ các quy định của Cảng

• Đảm bảo hệ thống cứu hỏa sẵn sàng sử dụng

• Biển cấm hút thuốc được treo đúng chỗ

- Gỗ xếp trên boong phải tuân thủ quy định quy tắc của IMO 1981 với sửa đổi 1987

- Thuyền trưởng và Đại phó phải liên hệ chặt chẽ với giám định viên hàng hóa của Cảng để đảm bảo tàu được xếp/dỡ an toàn và hiệu quả Đại phó phải lấy được toàn bộ chi tiết về hàng hóa sẽ xếp dỡ từ giám định viên hàng hóa hoặc chủ hàng

- Đại phó có trách nhiệm đảm bảo tàu ở trạng thái ổn định và không vượt quá úng suất cho phép trong suốt quá trình làm hàng

- Đối với tàu chở xô hàng khô/hàng đặc biệt Đại phó phải hết sức cẩn thận trong khi làm hàng Đại phó phải trao đổi, thống nhất với đội trưởng phụ trách công

Trang 7

nhân xếp dỡ cách móc, nâng và chằng buộc Việc xếp/dỡ hàng phải được thực hiện theo quy định của SOLAS 74

- Tất cả các công việc chuẩn bị để xếp hàng, các vấn đề phát sinh trong quá trình xếp và dỡ hàng phải chụp ảnh lại để làm bằng chứng tranh chấp sau này

- Khi xếp dỡ hàng siêu trường, siêu trọng Thuyền trưởng/Đại phó phải trực tiếp giám sát việc xếp dỡ theo các quy định, luật đã được áp dụng để đảm bảo an toàn

3.8 Chằng buộc hàng hóa

- Đại phó chịu trách nhiệm đảm bảo hàng hóa phải được chằng buộc hợp lý Việc chằng buộc hàng hóa phải tuân thủ theo sổ tay chằng buộc hàng hóa

- Phải chú ý đặc biệt về việc bảo vệ hàng với những hướng dẫn cách ly hàng bằng lưới và phương pháp chằng buộc hàng hóa bằng dây xích, cáp,…

- Phải chú ý đặc biệt đến việc bảo vệ hàng hóa dễ bị dịch chuyển

- Đối với hàng xếp trên boong sau khi chằng buộc nếu có thể được thì nên chụp ảnh và giữ chúng cùng với bản lược khai hàng hóa Những bức ảnh này có thể làm chứng cớ khi có tranh chấp xảy ra

3.9 Hoàn thành việc xếp hàng

- Trong trường hợp cần thiết, Thuyền trưởng phải yêu cầu Đại phó làm giám định mớn nước trước khi xếp hàng và sau khi xếp xong hàng để xác định lượng hàng thực xếp

- Hàng hóa xếp trên boong phải ghi rõ: “ Mọi rủi ro (nếu có) do người thuê tàu chịu”

Trang 8

- Nếu có điểm nào chưa rõ Thuyền trưởng phải hỏi phòng khai thác tàu hàng khô.

- Ngay sau khi hoàn thành việc xếp hàng Đại phó phải đảm bảo các hầm hàng hoàn toàn kín nước, kể cả việc đóng chặt hầm hàng, lối lên xuống hầm hàng, thông gió v.v

3.10 Bảo đảm hàng hóa trong quá trình chuyên chở

- Đại phó phải đảm bảo hầm hàng được thông gió hợp lý theo điều kiện cần thiết cho hàng hóa:

* Đối với hàng bách hóa nguyên tắc chung là tiến hành thông gió khi thời tiết cho phép

* Đối với loại hàng hút ẩm mạnh (hàng hạt, bông, giấy…) việc thông gió phải thực hiện nghiêm ngặt theo đúng quy trình kỹ thuật

* Khi tàu chay từ vùng nóng ẩm tới vùng lạnh hầm dễ đổ mồ hôi nên phải tiến hành thông gió

* Phải thông gió nếu điểm sương của không khí thấp hơn điểm sương của khu vực chứ hàng

Chú ý: Không thông gió khi điểm sương của của không khí bên ngoài cao hơn nhiệt độ của hàng hóa vì nếu không sẽ gây nên sự ngưng tụ hơi nước trên hàng hóa.

3.11 Kiểm tra lacanh

- Đại phó phải đảm bảo việc đo nước lacanh hầm hàng được thực hiện ít nhất 12 giờ một lần, trong trường hợp cần thiết phải đo 4 giờ một lần và ghi mức nước lacanh vào sổ theo rõi nước lacanh

Trang 9

3.12 Giao hàng tại cảng dỡ

- Thuyền trưởng phải báo thời gian dự kiến tàu đến cảng (ETA) cho đại lý và các bên liên quan theo các điều khoản của hợp đồng thuê tàu/Hướng dẫn chuyến đi Thông báo sẵn sàng (N.O.R) phải được trao cho người thuê tàu hoặc gửi cho đại lý ngay khi tàu tới cảng và yêu cầu họ ký xác nhận theo điều khoản của hợp đồng thê tàu

- Hàng hó xếp trên tàu chỉ được trao cho chủ hàng khi họ xuất trình vận tải đơn gốc, nếu không thì phải làm theo đúng chỉ thị của phòng khai thác tàu hàng khô

- Tàu phải được chuẩn bị tốt để sẵn sàng làm hàng ngay Nếu có bất kỳ biểu hiện gì

về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa thì Thuyền trưởng phải báo cáo ngay về phòng Khai thác tàu hàng khô một cách nhanh và hiệu quả nhất để Công ty có thể phối hợp với bảo hiểm chỉ định giám định viên lên tàu để giải quyết

- Trong mọi trường hợp cần thiết, Thuyền trưởng phải làm thư kháng cáo để bảo

vệ quyền lợi cho Công ty và miễn trách nhiệm cho thuyền trưởng

3.13 Biên lai nhận hàng của Đại phó và Vận tải đơn

- Đại phó phải đảm bảo ghi đúng các tình trạng thực tế của hàng hóa vào giấy biên nhận hàng của Đại phó

- Trước khi ký Biên lai nhận hàng, Đại phó phải đối chiếu chính xác với phiếu kiểm đếm hàng (tally sheet), danh mục hàng hóa…

- Nếu có các ghi chú phải ghi trong giấy biên nhận hàng hóa thì Đại phó phải báo cáo ngay cho thuyền trưởng biết để thuyền trưởng cân nhắc vệc ghi chú vào Vận tải đơn trước khi ký

Trang 10

- Trước khi ký Vận tải đơn, Thuyền trưởng phải kiểm tra những vấn đề sau:

* Phù hợp với bản thảo Vận tải đơn đã được xác nhận của Công ty

* Không ủy quyền ký phát Vận tải đơn cho đại lý hoặc bấtg kỳ ai nếu không có chỉ thị của Công ty Khi đã ký ủy quyền thì không được ký bất kỳ Vận tải đơn nào nữa

* Số lượng và chất lượng của hàng hóa

* Ngày ghi trong Vận tải đơn

* Điều kiện của cảng đến

* Điều kiện và điều khoản thanh toán cước

* Vấn đề chuyển tải

* Kiểm tra tất cả những mục phải ghi trong vận đơn Nếu có gì chưa rõ phải hỏi chủ tàu để được hướng dẫn thích hợp

3.14 bảo quản hồ sơ chuyến đi

- Thuyền trưởng có nhiệm vụ lưu giữ bảo quản hồ sơ các chuyến đi trên tàu và sau

đó gửi về phòng khai thác tàu hàng khô ngay khi có thể

- Tờ khai hải quan, vận tải đơn, lệnh vận chuyển, lược khai hàng hóa, giấy biên nhận hàng của Đại phó, phiếu kiểm hàng,…phải được kiểm tra và phải gữu lại ở trên tàu các bản sao để tham khảo về sau

- Hồ sơ chuyến đi còn có: sơ đồ xếp hàng, cách tính toán xếp hàng, bố trí chằng buộc đối với hàng siêu trường siêu trọng, hàng chở trên boong, các loại hàng đặc biệt,…có ảnh kèm theo để minh chứng

3.15 Hàng nguy hiểm

Trang 11

- Căn cứ vào tính chất nguy hiểm của hàng hóa IMO chia hàng nguy hiểm ra các nhóm sau đây:

* Nhóm 1: Các loại hàng dễ gây nổ

* Nhóm 2: Các loại hàng dễ cháy

* Nhóm 3: Các loại chất lỏng dễ cháy

* Nhóm 4.1: Các loại chất rắn dễ cháy

* Nhóm 4.2: Các chất dễ cháy (lỏng hoặc rắn) có khả năng tự bốc cháy

* Nhóm 4.3: Các chất lỏng hoặc rắn mà khi tác dụng với nước sẽ sinh ra khí dễ cháy

* Nhóm 5.1: Các chất ô xy hóa

* Nhóm 5.2: Các hợp chất có ô xy với một nguyên tó khác chứa tối đa tỷ lệ của ô

xy (ví dụ ô xy già)

* Nhóm 6: Các chất độc hại

* Nhóm 7: Các chất phóng xạ

* Nhóm 8: Các chất ăn mòn

* Nhóm 9: Các chất nguy hiểm khác

- Trước khi nhận xếp bất cứ loại hàng nguy hiểm nào Thuyền trưởng phải được biết rõ về mức độ nguy hiểm, những yêu cầu xếp/dỡ và các biện pháp phòng ngừa, Những biện pháp phòng ngừa như là: quần áo bảo vệ, việc xếp/dỡ hàng hợp lý phải được thực hiện

- Thuyền trưởng phải nhận thông báo từ Công ty hoặc người thê tàu

Trang 12

- Đối với hàng hóa nguy hiểm và hàng hạt rời, khi xếp/dỡ lên tàu phải tuân thủ theo quy định của IMDG -code (SOLAS 74), BC code, Grain code

3.16 Hư hỏng do công nhân gây ra

- Trong trường hợp có hư hỏng đối với tàu, thiết bị làm hàng hay hàng hóa do công nhân gây ra, Thuyền trưởng có trách nhiệm lập “Biên bản hư hỏng do công nhân” (kèm theo chụp ảnh)

- Thuyền trưởng phải bằng mọi cách hợp lý/có thể, quy kết trách nhiệm và yêu cầu phía công nhân phải chựu mọi chi phí cho việc giám định và sửa chữa hư hỏng trước khi tàu rời cảng (nếu thấy thích hợp)

3.17 Hư hỏng hàng hóa

- Trong trường hợp hàng hóa bị hư hỏng, Thuyền trưởng phải lập (nếu cần) hoặc thu thập biên bản hiện trường, hoặc “biên bản hư hỏng do công nhân”, nếu do công nhân gây ra và gửi về phòng hàng hải Đại phó phải từ chối xếp hàng đối với hàng hóa bị phát hiện hư hỏng hoặc kém phẩm chất Nếu hàng đã xếp lên tàu, Đại phó phải ghi chú vào biên lai Đại phó về bất cứ hư hỏng nào đối với hàng hóa và báo cho Thuyền trưởng để xử lý

- Khi thuyền trưởng liên lạc với phòng hàng hải và phòng khai thác tàu hàng khô, bảo hiểm P & I địa phương để có sự gíp đỡ cần thiết

Ngày đăng: 27/09/2018, 14:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w