1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIỆP VỤ THỰC TẬP: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV VRG OUDOMXAY

71 410 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 685,5 KB

Nội dung

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ELEARNING BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGHIỆP VỤ THỰC TẬP: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV VRG OUDOMXAY GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. TRẦN THẾ NỮ SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGÀY SINH: KHÓA: 4 LỚP: ADB44 HỆ: TỪ XA ĐỊA ĐIỂM HỌC: Điện biên Hà Nội 2017 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MTV VRG OUDOMXAY 3 1.1. Giới thiệu khái quát về đơn vị thực tập 3 1.2. Khái quát kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của đơn vị thực tập 4 1.2.1. Tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh 4 1.2.2. Khái quát tình hình sản xuất – kinh doanh của công ty 6 1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị thực tập 8 1.4. Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị thực tập 11 1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 11 1.4.2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán 12 1.4.3. Chế độ và các chính sách kế toán áp dụng 14 PHẦN 2: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV VRG – OUDOMXAY 15 2.1. Kế toán tiền lương 15 2.1.1. Lao động và phân loại lao động 15 2.1.2. Các hình thức trả lương và chế độ lương tại Công ty 18 2.1.2.1. Hình thức trả lương 18 2.1.2.2. Các chế độ khác về tiền lương 27 2.1.3. Kế toán chi tiết tiền lương 30 2.1.3.1. Chứng từ sử dụng 30 2.1.3.2. Kế toán chi tiết tiền lương 38 2.1.4. Kế toán tổng hợp tiền lương 41 2.1.4.1. Tài khoản sử dụng 41 2.1.4.2. Trình tự ghi sổ kế toán 41 2.2. Kế toán các khoản trích theo lương 46 2.2.1. Nội dung các khoản trích theo lương 46 2.2.1.1. Chế độ trích lập, nộp, sử dụng BHXH 46 2.2.1.2. Chế độ trích lập, nộp, sử dụng BHYT 47 2.2.1.3. Chế độ trích lập, nộp, sử dụng BHTN 47 2.2.1.4. Chế độ trích lập, nộp, sử dụng KPCĐ 47 2.2.2. Kế toán chi tiết các khoản trích theo lương 48 2.2.2.1. Chứng từ sử dụng 48 2.2.3. Kế toán tổng hợp các khoản trích theo lương 55 2.2.3.1. Tài khoản sử dụng 55 2.2.3.2. Trình tự ghi sổ kế toán 56 PHẦN 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV VRG OUDOMXAY 60 3.1. Nhận xét chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH MTV VRG Oudomxay 60 3.1.1. Ưu điểm 60 3.1.2. Nhược điểm và nguyên nhân 61 3.2. Một số ý kiến hoàn thiện nghiệp vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH MTV VRG – Oudomxay 62 3.2.2. Về chứng từ và luân chuyển chứng từ 63 3.2.3. Về sổ kế toán tổng hợp 66 KẾT LUẬN 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 LỜI MỞ ĐẦU Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người để tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Lao động là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và là yếu tố quyết định nhất. Chi phí về lao động là một trong các yếu tố chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Sử dụng hợp lý lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh là tiết kiệm chi phí về lao động sống góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng doanh lợi cho doanh nghiệp và là điều kiện để cải thiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động trong doanh nghiệp. Tiền lương (hay tiền công) là một phần sản phẩm xã hội được phân phối cho người lao động một cách có kế hoạch, căn cứ vào kết quả lao động mà mỗi người cống hiến cho xã hội biểu hiện bằng tiền nó là phần thù lao lao động để tái sản xuất sức lao động bù đắp hao phí lao động của công nhân viên đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tiền lương gắn liền với thời gian và kết quả lao động mà công nhân viên đã thực hiện, tiền lương là phần thu nhập chính của công nhân viên. Trong các doanh nghiệp hiện nay việc trả lương cho công nhân viên có nhiều hình thức khác nhau. Trong nội dung làm chủ của người lao động về mặt kinh tế, vấn đề cơ bản là làm chủ trong việc phân phối sản phẩm xã hội nhằm thực hiện đúng nguyên tắc “phân phối theo lao động”. Ngoài tiền lương (tiền công) để đảm bảo tái tạo sức lao động và cuộc sống lâu dài của người lao động, theo chế độ tài chính hiện hành doanh nghiệp còn phải trích vào chi phí sản xuất kinh doanh một bộ phận chi phí gồm các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn. Trong đó, Bảo hiểm xã hội được trích lập để tài trợ cho trường hợp công nhân viên tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức, nghỉ hưu... Bảo hiểm y tế để tài trợ cho việc phòng, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ của người lao động. Kinh phí công đoàn chủ yếu để cho hoạt động của tổ chức của giới lao động chăm sóc, bảo vệ quyền lợi của người lao động. Cùng với tiền lương (tiền công) các khoản trích lập các quỹ nói trên hợp thành khoản chi phí về lao động sống trong giá thành sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH MTV VRG Oudomxay, em thấy được tầm quan trọng của phần hành tiền lương và các khoản trích theo lương trong đơn vị. Cùng với sự giúp đỡ tận tình của các anh chị trong phòng Tài chính Kế toán của Công ty đặc biệt là sự hướng dẫn, giúp đỡ của giảng viên TS. Trần Thế Nữ em đã đi sâu tìm hiểu công tác kế toán của đơn vị và phần nào hiểu được thực tế qua đề tài “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH MTV VRG Oudomxay”. Ngoài lời mở đầu và kết luận thì nội dung đề tài gồm các chương sau: Phần 1: Khái quát chung về Công ty TNHH MTV VRG Oudomxay. Phần 2: Thực trạng nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH MTV VRG Oudomxay. Phần 3: Một số ý kiến nhận xét và hoàn thiện nghiệp vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH MTV VRG Oudomxay. Do nhận thức và trình độ còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy em mong nhận được những ý kiến đóng góp của ban giám đốc Công ty, các anh chị trong Phòng Tài chính Kế toán và các thầy cô giáo để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn, giúp em nâng cao kiến thức cho mình cũng như phục vụ công tác sau này. Em xin chân thành cảm ơn PHẦN 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MTV VRG OUDOMXAY 1.1. Giới thiệu khái quát về đơn vị thực tập 1. Tên doanh nghiệp Công ty TNHH MTV VRG Oudomxay 2. Giám đốc, kế toán trưởng hiện tại của doanh nghiệp Tổng Giám đốc: Phan Văn Phùng Kế toán trưởng: Nguyễn Thị Hường 3. Địa chỉ Bản Noỏng Meng Đa – Huyện Xay – Tỉnh Oudomxay nước CHDCND Lào. 4. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp Công ty được thành lập theo giấy phép đăng kí kinh doanh số 270137868 ngày 16102002 do Sở Kế hoạch và Đầu tư nước CHDCND Lào cấp với số vốn điều lệ: 27.491.516 USD. 5. Loại hình doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 6. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp Trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến và kinh doanh mủ cao su, trồng rừng và sản xuất, kinh doanh các sản phẩm gỗ (bao gồm cả gỗ nguyên liệu và gỗ thành phẩm); Tổ chức nghiên cứu, tư vấn chuyển giao kỹ thuật công nghệ trong sản xuất chế biến, kinh doanh các sản phẩm từ cây cao su và cây rừng trồng; Công nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghiệp cao su, nguyên phụ liệu ngành công nghiệp cao su. Xuất nhập khẩu mủ, các sản phẩm công nghiệp – nguyên liệu phụ ngành cao su và các loại phân bón, thuốc BVTV. 7. Lịch sử phát triển của doanh nghiệp qua các thời kỳ CÔNG TY TNHH MTV VRG OUDOMXAY là Công ty con trực thuộc Tổng Công ty Cao su Đồng Nai, là đơn vị hạch toán độc lập, nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là khai hoang, trồng mới, chăm sóc, thu mua, chế biến và kinh doanh mủ cao su. Giai đoạn từ năm 2002 cho năm 2007: Công ty đã từng bước hoà nhập vào thị trường, chủ động được trong việc kinh doanh, tiếp cận khách hàng, chất lượng tốt tạo uy tín đối với khách hàng. Trong những năm đầu mới đi vào hoạt động, Công ty phải đương đầu với những khó khăn của nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu khủng hoảng, của thời kỳ cơ chế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt của các thành phần kinh tế. Thị trường đầu ra của Công ty chưa được mở rộng do còn hạn chế trong công tác tổ chức sản xuất thi công. Nhưng chính trong điều kiện này, Công ty mới tìm được hướng đi riêng cho mình, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình và đẩy mạnh công tác tổ chức sản xuất thi công. Giai đoạn từ năm 2007 cho đến nay: Với những khó khăn sớm nhận được, Ban lãnh đạo Công ty đã huy động mọi nguồn lực và năng lực của mình, đề ra các chiến lược kinh doanh, đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ, trang bị thêm nhiều máu móc, phương tiện vận tải, thiết bị hiện đại, cải thiện điều kiện lao động cho công nhân, phát huy tính tự chủ dáng tạo của cán bộ nhân viên, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng, hạ giá thành và đã có những thành công nhất định. Trải qua những giai đoạn khó khăn, Công ty luôn có sự vận động để phù hợp với xu hướng phát triển chung. 1.2. Khái quát kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của đơn vị thực tập 1.2.1. Tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh Quy trình công nghệ sản xuất tại Công ty được khép kín trong từng phân xưởng và sản phẩm được tạo ra từ nhiều công đoạn với quy trình sản xuất phù hợp. (Nguồn: Phòng Kỹ thuật) Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh dạng viên tại Công ty Giải thích quy trình sản xuất sản phẩm: Bước 1: Than bùn sau khi được khai thác được qua quá trình xử lý, sàng lọc loại bỏ tạp chất, được phơi và hoạt hoá. Bước 2: Sau đó nguyên liệu được đưa vào máy Đùn ép. Bước 3: Đưa nguyên liệu đã đùn ép vào kho ủ háo khí, thổi gió liên tục từ 12 14 ngày và kết hợp bơm men vi sinh. Bước 4: Khi nguyên liệu đảm bảo chất lượng, đưa vào hệ thống nghiền sàng. Bước 5: Sau khi nghiền sàng xong, vật liệu sẽ được đưa hệ thống vo viên, sấy. Bước 6: Cân, đóng bao thành phẩm. 1.2.2. Khái quát tình hình sản xuất – kinh doanh của công ty Bảng 1.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Doanh thu thuần 57.014.355.225 90.380.221.214 99.418.243.331 Giá vốn hàng bán 53.470.618.158 84.252.583.269 91.566.730.592 Lợi nhuận gộp 3.543.737.067 6.127.637.945 7.851.512.740 Doanh thu HĐTC 15.975.848 48.885.146 64.438.825 Chi phí tài chính 1.047.864.553 1.392.026.446 1.670.431.735 Chi phí BHQLDN 2.105.102.250 3.518.216.581 4.573.681.556 Lợi nhuận thuần 406.746.112 1.266.280.064 1.671.838.274 Tổng LNTT 406.746.112 1.266.280.064 1.671.838.274 Chi phí thuế TNDN 101.686.528 316.570.016 367.804.421 Lợi nhuận sau thuế 305.059.584 949.710.048 1.304.033.853 (Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán) Bảng 1.2: Chênh lệch kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Chênh lệch 20152014 Chênh lệch 20162015 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh thu thuần 33.365.865.989 58,52 9.038.022.120 9,99 Giá vốn hàng bán 30.781.965.111 57,57 7.314.147.330 8,68 Lợi nhuận gộp 2.583.900.878 72,91 1.723.874.795 28,13 Doanh thu HĐTC 32.909.298 205,99 15.553.679 31,82 Chi phí tài chính 344.161.893 32,84 278.405.289 19,99 Chi phí BHQLDN 1.413.114.331 67,13 1.055.464.975 30,01 Lợi nhuận thuần 859.533.952 211,32 405.558.210 32,03 Tổng LNTT 859.533.952 211,32 405.558.210 32,03 Chi phí thuế TNDN 214.883.488 211,32 51.234.405 32,03 Lợi nhuận sau thuế 644.650.464 211,32 354.323.805 32,03 (Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán) Nhìn vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty em xin đưa ra một số nhận xét như sau: Chỉ tiêu Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2015 tăng 33.365.865.989 đồng tương ứng với tốc độ tăng 58,52% so với năm 2014, năm 2016 tăng 9.038.022.120 đồng tương ứng với tốc độ tăng 9,99% so với năm 2015. Điều này rất đáng mừng vì tốc độ tăng rất tốt qua các năm 2014, 2015, 2016 chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang đi đúng hướng. Bên cạnh đó chỉ tiêu Giá vốn hàng bán năm 2015 tăng 30.781.965.111 đồng tương ứng với tốc độ tăng 57,57% so với năm 2014, năm 2016 tăng 7.314.147.330 đồng tương ứng với tốc độ tăng 8,68% so với năm 2015, điều này được lý giải là do các khoản mục chi phí cấu thành nên giá vốn hàng bán tăng như chi phí mua máy móc, đầu tư TSCĐ,… Đi song song với hoạt động nâng cao doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thì các chỉ tiêu chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp cũng tăng đáng kế so với chỉ tiêu doanh thu cụ thể năm 2015 tăng 1.413.114.331 đồng so với năm 2014, năm 2016 tăng 1.055.464.975 đồng so với năm 2015. Từ đó dẫn đến Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế cũng tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm, một con số khiêm tốn ở năm 2014 là 406.746.112 đồng nhưng đã tăng đến 1.671.838.274 đồng trong năm 2016, đây quả một con số rất đáng khích lệ và tự hào của Công ty trong năm mà theo đánh giá là tình hình kinh tế gặp khó khăn và bắt đầu cuộc suy thoái. Sau khi đã thực hiện việc nộp ngân sách nhà nước là thuế thu nhập doanh nghiệp Công ty vẫn còn lãi, năm 2015 tăng 644.650.464 đồng so với năm 2014 và năm 2016 tăng 354.323.805 đồng so với năm 2015. Từ đây tiến hành trích lập các quỹ và tiến hành nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty, từ đó khích lệ được người lao động hăng say làm việc và cống hiến cho Công ty. Trong 3 năm vừa qua, mặc dù Công ty hoạt động vẫn ổn định, tuy nhiên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hằng năm lại không ngừng giảm. Mặc dù doanh thu năm 2015 có tăng vượt bậc hơn so với năm 2014, tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi vấn đề chi phí tăng cao không ngừng dẫn đến lợi nhuận của Công ty năm 2016 tăng nhẹ. Điều này, đòi hỏi công ty nên đánh giá lại quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Từ đó, Công ty có thể đưa ra những giải pháp kịp thời nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. 1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị thực tập CÔNG TY TNHH MTV VRG OUDOMXAY là Công ty con trực thuộc Tổng Công ty Cao su Đồng Nai, là đơn vị hạch toán độc lập, nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là khai hoang, trồng mới, chăm sóc, thu mua, chế biến và kinh doanh mủ cao su. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của công ty được xây dựng theo mô hình: (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính) Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận Chủ tịch công ty: Là đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại công ty, có quyền nhân danh Công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu Công ty về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật doanh nghiệp và pháp luật có liên quan. P.Tổng Giám đốc phụ trách và điều hành: Là người chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Công ty, Hội đồng thành viên Tổng Công ty và pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao trong điều hành và hoạt động hàng ngày của Công ty, phụ trách ký kết các hợp đồng kinh tế, chịu trách nhiệm trước pháp luật về công ty. P.Tổng Giám đốc kiêm kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của Công ty; Giám sát tài chính tại Công ty theo pháp luật về tài chính, kế toán. Kiểm soát viên: Kiểm soát mọi hoạt động của công ty. Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Hội đồng thành viên (HĐTV) hoặc Chủ tịch HĐTV và P.Tổng Giám đốc công ty trong tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, trong quản lý điều hành công việc kinh doanh tại công ty. Phòng KHĐTXDCB: Tham mưa giúp Lãnh đạo Công ty trong việc xây dựng kế hoạch; quản lý lĩnh vực đầu tư XDCB; Xuất, nhập khẩu hàng hóa phục vụ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty. Phòng Tài chính Kế toán: Tổ chức hạch toán hoạt động kinh doanh của Công ty theo đúng pháp lệnh kế toánthống kê của nhà nước và Điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty. Tham mưu cho P.TGĐ Công ty về công tác quản lý tài chính kế toán, nhằm đánh giá đúng tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty, thông qua công tác tài chính kế toán, nghiên cứu cải tiến tổ chức kinh doanh nhằm tiết kiệm, sử dụng vốn đúng mục đích, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn của Công ty. Phòng tổ chức hành chính: Tham mưa cho P.TGĐ từng bước hoàn thiện bộ máy tổ chức phù hợp theo từng thời kỳ và chiến lược phát triển chung của Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh và trong quan hệ đối ngoại. Giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động theo các quy định hiện hành; thực hiện các công việc về hành chínhvăn phòng. Phòng Quản lý kỹ thuật: Tham mưu cho Ban Lãnh đạo Công ty trong việc phối hợp với địa phương và các Sở, Ngành liên quan trong công tác quy hoạch và quản lý đất đai phục vụ cho quá trình xây dựng và phát triển của Công ty trong ngắn hạn và dài hạn.Quản lý về kỹ thuật cao su từ khâu quy hoạch đất đai, khai hoang, chăm sóc vườn cây, bảo vệ thực vật và khai thác chế biến cao su. Các đơn vị sản xuất: Là đơn vị trực thuộc Công ty, là nơi trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch do Công ty giao. Có trách nhiệm chấp hành các chỉ đạo của Công ty và các phòng chức năng trong việc quản lý lao động, quản lý và sử dụng vật tư vườn cây, thực hiện việc giao định mức, nghiệm thu công việc hàng ngày và thanh toán lương cho người lao động...theo quy định của Công ty. Mỗi phòng ban đều có nhiệm vụ khác nhau nhưng đều nhằm mục đích làm cho công ty phát triển. 1.4. Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị thực tập 1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Phòng Tài chính Kế toán của công ty gồm 07 người, mỗi người phụ trách một phần hành khác nhau. Với năng lực chuyên môn vững vàng, các thông tin, số liệu mà phòng đưa ra luôn được đánh giá là kịp thời, trung thực và hợp lý. Do tình hình hoạt động của CÔNG TY TNHH MTV VRG OUDOMXAY có nhiều đơn vị và xí nghiệp trực thuộc, vì vậy Công ty tổng hợp toàn bộ số liệu của tất cả các đội và xí nghiệp trực thuộc của Công ty về Phòng Tài chính Kế toán của Công ty để báo cáo thanh toán từ đó Phòng Tài chính Kế toán tổng hợp toàn bộ số liệu chung của công ty để lập báo cáo tài chính. (Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán) Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra công việc của từng kế toán viên. Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc và nhà nước về các thông tin kế toán của công ty. Phó phòng kiêm tổng hợp: Là người giúp việc cho kế toán trưởng và chịu trách nhiệm lập và báo cáo tài chính và các văn bản khác trước khi trình kế toán trưởng và giám đốc. Kế toán thanh toán: Là người có nhiệm vụ theo dõi tiền mặt, khoản vay, thanh toán với khách hàng và cán bộ công nhân viên. Kế toán bán hàng và theo dõi công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi doanh thu bán hàng các sản phẩm của đơn vị, theo dõi các khoản công nợ của khách hàng. Kế toán ngân hàng: có nhiệm vụ giao dịch với ngân hàng, theo dõi toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến tài khoản tiền gửi ngân hàng. Kế toán vật tư TSCĐ: Theo dõi tình hình nhập, xuất vật tư, tình hình tăng giảm TSCĐ. Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt. Căn cứ vào các chứng từ hợp lý, hợp pháp để tiến hành nhập xuất quỹ tiền mặt và ghi vào sổ quỹ. 1.4.2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán Hình thức ghi sổ kế toán Hiện tại công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật Ký Chung và được xử lý trên máy tính là chủ yếu, với hệ phần mềm Kế toán Apro (Acounting Professional) của Công ty CP phần mềm Thăng Long (TLSoft). Mô tả phần mềm kế toán Apro Phần mềm Kế toán Apro được thiết kế và lập trình theo hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và thường xuyên được cập nhật các quy định mới nhất của Bộ Tài chính trong lĩnh vực kế toán. Khi sử dụng Phần mềm kế toán Apro, kế toán chỉ cần cập nhật các số liệu phát sinh đầu vào còn chương trình sẽ tự động tính toán và lên các sổ sách, báo cáo theo yêu cầu. Các chức năng chính của phần mềm là quản lý chứng từ gốc, lập các sổ theo dõi kế toán, lập các báo cáo tài chính theo quy định chung của Bộ Tài chính và lập các báo cáo quản trị theo yêu cầu của doanh nghiệp. Và được thể hiện ở sơ đồ sau: Ghi chú : : Quan hệ đối chiếu : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng (Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán) Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung Quy trình xử lý trên phần mềm kế toán Hàng ngày, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế kèm theo chứng từ kế toán, kế toán viên phải nhập chứng từ vào phần mềm. Trên hệ thống thực đơn có một cột riêng cho việc nhập chứng từ. Để thuận tiện cho việc theo dõi và quản lý, chương trình có các mục nhập riêng cho từng nhóm chứng từ sau đây: Chứng từ tiền mặt (Phiếu thu, phiếu chi); Chứng từ Ngân hàng (Báo nợ, Báo có); Hoá đơn bán hàng; Hoá đơn mua hàng; Phiếu kế toán (sử dụng để điều chỉnh những chứng từ không thuộc các loại chứng từ đã có trên); Chứng từ vật tư, hàng hoá (Gồm hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, hóa đơn kiêm phiếu nhập kho, phiếu xuất vật tư sử dụng, phiếu xuất trả lại nhà cung cấp, phiếu xuất điều chuyển kho,…). Căn cứ vào từng loại chứng từ cụ thể mà kế toán nhập vào nhóm chứng từ thích hợp. Sau khi có số dư đầu tháng và hoàn tất việc nhập chứng từ của một tháng, chương trình sẽ tập hợp số liệu từ những chứng từ phát sinh liên quan trực tiếp để lập ra các sổ sách và báo cáo. Để lập các sổ sách, kế toán chọn: Báo cáo→ Sổ cái tài khoản; Sổ chi tiết tài khoản; Sổ tài khoản tổng hợp, trên thực đơn chính của chương trình. Để lập các sổ sách chi tiết khác hoặc lập báo cáo tài chính, kế toán cũng vào mục Báo cáo, chọn loại sổ sách, báo cáo phù hợp, và khai báo các dữ liệu cần thiết. 1.4.3. Chế độ và các chính sách kế toán áp dụng Niên độ kế toán năm của Công ty bắt đầu từ ngày 0101 và kết thúc vào ngày 3112 hàng năm. Kỳ kế toán: Năm Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam. Công ty áp dụng chế độ kế toán được ban hành theo Thông tư 2002014TTBTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 22122014. Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật Ký Chung và được xử lý trên máy tính là chủ yếu, với hệ phần mềm Kế toán Apro (Acounting Professional) của Công ty CP phần mềm Thăng Long (TLSoft). Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. Phương pháp tính giá hàng xuất kho: Công ty áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước. Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng, thời gian khấu hao ước tính phù hợp với khung khấu hao quy định tại Thông tư số 452013TTBTC ngày 2542013 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. PHẦN 2 THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV VRG – OUDOMXAY 2.1. Kế toán tiền lương 2.1.1. Lao động và phân loại lao động Trong ngành công nghiệp nói chung hay Công ty TNHH MTV VRG Oudomxay nói riêng thì hoạt động sản xuất kinh doanh chính là ngành sản xuất vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Với đặc điểm nổi bật của ngành công nghiệp cơ bản là vốn đầu tư lớn, thời gian sản xuất kéo dài, qua nhiều khâu nên đòi hỏi doanh nghiệp phải có một nguồn nhân lực dồi dào, có đầy đủ nhiệt huyết với Công ty. Tuy mới thành lập nhưng cho tới hiện nay, trong Công ty có 645 lao động, trong đó có 68 cán bộ chuyên môn, cộng tác viên được đào tạo chính quy tại các trường đại học, cao đẳng và hàng trăm công nhân, thợ lành nghề trong ngành công nghiệp. Công ty áp dụng tiêu thức phân loại lao động theo độ tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề và công việc hiện tại. Qua các tiêu thức phân loại lao động của công ty ta có thể biết được cơ cấu tổ chức, chất lượng, số lượng lao động của từng loại lao động. Phân loại lao động: Để việc quản lý lao động được tốt thì Công ty TNHH MTV VRG Oudomxay đã tiến hành phân chia lao động như sau: Phân loại lao động theo thời gian lao động: Toàn bộ lao động trong công ty được chia làm 2 loại sau: + Lao động thường xuyên trong danh sách: gồm công nhân viên trực tiếp tham gia xây dựng công trình tại các tổ đội và nhân viên quản lý và các nhân viên văn phòng tại các phòng ban của công ty. Hiện công ty đang có khoảng 450 lao động thường xuyên. + Lao động tạm thời tính thời vụ (Lao động ngoài danh sách): bao gồm các đối tượng như người bốc dỡ, thuê người làm nhà tạm tại các công trình, có khoảng 195 lao động. Phân loại theo quan hệ với quá trình sản xuất: + Lao động trực tiếp sản xuất: Hiện công ty đang có khoảng 577 lao động trực tiếp tham gia vào quá trình vận chuyển, bốc dỡ và xây dựng công trình. + Lao động gián tiếp sản xuất là bộ phận lao động tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như nhân viên quản lý, nhân viên văn phòng, hiện công ty có khoảng 68 lao động. Phân loại lao động theo chức năng của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh. + Lao động theo chức năng sản xuất: bao gồm những lao động tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất thực hiện các lao vụ, dịch vụ như: Công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên tại các tổ đội xây dựng, nhân viên vận chuyển, bốc xếp,… + Lao động thực hiện chức năng quản lý: là những lao động tham gia vào hoạt động quản trị kinh doanh và quản lý hành chính như các nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính. Cách phân loại này có tác dụng giúp cho việc tập hợp chi phí lao động được kịp thời, chính xác phân đinh được chi phí cố định và chi phí thời kỳ. Qua các cách phân loại và số liệu trên cho thấy nguồn lao động của công ty chủ yếu là lao động tại các công trường, trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng nên lực lượng lao động trẻ chiếm phần lớn. Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty giai đoạn 20142016 Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1. Theo giới tính 413 516 645 Nữ 32 40 50 Nam 381 476 595 2. Tính theo trình độ đào tạo 413 516 645 Lao động trực tiếp sản xuất 370 462 577 Loại A 228 285 356 Loại B 120 150 187 Loại C 22 27 34 Lao động gián tiếp 43 54 68 Trung cấp và sơ cấp 27 34 42 Cao đẳng và Đại học 13 16 20 Trên Đại học 3 4 6 3. Theo nghề hiện tại 413 516 645 Lao động quản lý 29 36 45 Thợ xây dựng, tiến hành sản xuất 136 170 212 Thợ lái máy,xe 125 156 195 Sửa chữa cơ điện 20 25 31 Bảo vệ, cấp dưỡng 103 129 162 4. Theo độ tuổi 413 516 645 Dưới 30 tuổi 218 272 340 Từ 30 – 50 tuổi 192 240 300 Trên 50 tuổi 3 4 5 (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính)  Theo độ tuổi Đội ngũ lao động của công ty tương đối trẻ, CBCNV nằm trong độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm khoảng 52,71% với số lượng cụ thể là 340 người, còn CBCNV nằm trong độ trên tuổi 50 chiếm 0,77% với số lượng cụ thể là 5 người, còn lại là lao động từ 3550 chiếm 46,51% với số lượng cụ thể là 300 người.  Theo giới tính Theo tính chất của ngành nghề kinh doanh thì số lượng nam trong công ty có khoảng 595 người chiếm tỷ lệ 92,24%, còn lại 50 người là nữ chiếm 7,76%. 2.1.2. Các hình thức trả lương và chế độ lương tại Công ty 2.1.2.1. Hình thức trả lương Thông thường việc trả lương cho người lao động trong Công ty được tiến hành theo hai kỳ trong tháng: Kỳ 1 (Ngày 5 hàng tháng): tạm ứng lương cho công nhân viên và những người có tham gia lao động trong tháng, mỗi người không quá 1.000.000đ ( khi người lao động có nhu cầu). Kỳ 2 (Ngày 30 hàng tháng): thanh toán lương và các khoản phải trả cho công nhân viên trong tháng sau khi đã trừ đi các khoản khấu trừ như khoản tạm ứng kỳ 1, bồi thường vật chất, BHXH, BHYT, BHTN,… Đến kỳ trả lương, kế toán phải làm các thủ tục rút tiền về quỹ. Thủ quỹ căn cứ vào các “Bảng thanh toán tiền lương”, “Bảng thanh toán BHXH” để chi trả lương và các khoản khác cho công nhân viên và người lao động trong Công ty. Tiền lương phải được trả tận tay cho người lao động hoặc người đại diện là các trưởng lĩnh thay phòng mình. Thủ quỹ phát lương và người nhận phải ký vào bảng thanh toán tiền lương của phòng ban hoặc bộ phận của mình. Ngày công được công ty quy định là 26 ngày1tháng, cán bộ công nhân viên làm từ thứ 2 đến hết thứ 7 và được nghỉ ngày chủ nhật. Tất cả các trường hợp làm thêm giờ theo yêu cầu của Giám đốc và hoàn thành đủ 26 ngày công hoặc năng suất công việc yêu cầu sẽ được hưởng chế độ làm thêm giờ. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động được nghỉ phép 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường. Thời gian làm việc là 8h1 ngày. Cụ thể: + Mùa hè: Buổi sáng từ 7h00 – 11h30 Buối chiều từ 13h30 – 17h00 + Mùa đông: Buổi sáng từ 7h30 – 12h00 Buổi chiều từ 13h 30– 17h00 Hiện tại công ty theo dõi thời gian làm việc bằng bảng chấm công bằng tay, được đặt tại các phòng ban của công ty do trưởng phòng chấm. Mỗi năm, Công ty xét nâng lương cho nhân viên một lần vào tháng thứ 04 của năm. Những nhân viên đã có đủ thời gian làm việc một năm, hưởng ở một mức lương (kể từ ngày xếp lương lần kế với ngày xét lên lương mới) và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao khi được xét nâng lương. Thưởng lương tháng 13: Vào dịp cuối năm theo lịch âm, Công ty sẽ tiến hành thưởng Tết và cũng là thưởng cuối năm cho nhân viên. Mức thưởng cụ thể của từng nhân viên tùy thuộc thời gian làm việc tại Công ty, sự đóng góp công sức, chất lượng công tác và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm. Thông thường mức thưởng là một tháng lương bình quân của từng cá nhân. Đi cùng với thưởng lương thì công ty cũng tiến hành phạt không nâng lương, không thưởng cho cán bộ công nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ trong công việc. Dựa trên những quy định chung, cũng như những doanh nghiệp khác Công ty TNHH MTV VRG Oudomxay đã và đang áp dụng các hình thức tính lương theo thời gian, tính lương theo năng suất, tính lương theo sản phẩm và tính lương khoán.  Hình thức tiền lương theo thời gian Thường được áp dụng đối với các nhân viên văn phòng: Phòng Tài chính Kế toán, Phòng Tổ chức Hành chính, phòng Kinh tế Kỹ thuật,… Tiền lương tính theo thời gian là tiền lương tính trả lương cho người lao động theo thời gian làm việc, theo ngành nghề và trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật, chuyên môn của người lao động. Theo hình thức này thước đo dùng để tính lương là: Lương tháng Lương tháng: được quy định sẵn đối với từng bậc lương trong các thang lương. Lương tháng thường áp dụng để trả cho nhân viên làm công tác quản lý kinh tế, quản lý hành chính và các nhân viên thuộc các ngành hoạt động không có tính chất sản xuất. Lương tháng được tính như sau: Công thức chung: TL = TLtg + TLns Trong đó: TLtg là tiền lương thời gian được tính trên tiền lương cấp bậc (chức vụ) và các hệ số phụ cấp theo chế độ hiện hành. TLns: Tiền lương năng suất được tính trên cơ sở công việc được giao, mức độ hoàn thành, hiệu quả công việc, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, mức độ phức tạp về điều hành quản lý công việc. Phương pháp tính tiền lương: Tiền lương thời gian (TLtg) TLtg = Lcb + Các khoản phụ cấp, làm thêm giờ Trong đó: TLtg: Tính theo tháng trên cơ sở ngày làm việc thực tế (không vượt quá ngày công theo quy định) Lcb: Lương cơ bản của CBCNV hiện đang hưởng. Lcb = HCD x Ltt x số ngày công làm việc Số ngày làm việc trong tháng Trong đó: HCD : Hệ số lương cấp bậc, (chức vụ) của người thứ i trong đơn vị. Ltt: Tiền lương tối thiểu theo quy định của nhà nước. Các khoản phụ cấp: + Phụ cấp khu vực theo quy định của nhà nước. + Phụ cấp lưu động: 20% Ltt + Phụ cấp không ổn định về sản xuất: 15% Lcb Bảng 2.2: Hệ số lương chức danh công việc HỆ SỐ LƯƠNG CHỨC DANH CÔNG VIỆC (Kèm theo quyết định số QĐ – CT ngày 12 tháng 6 năm 2009 của hội đồng quản trị công ty) STT Chức danh Hệ số Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 I Chức danh lãnh đạo công ty 1 Tổng giám đốc 1.8 1.6 1.4 2 Phó tổng giám đốc 1.6 1.4 1.2 3 Kế toán trưởng công ty 1.4 1.2 1.0 4 Trưởng phòng công ty 1.2 1.0 0.8 5 Phó phòng công ty, chỉ huy trưởng công trường, đội trưởng 1.0 0.9 0.7 6 Phó chỉ huy công trường, đội phó 0.9 0.8 0.6 II Các chức danh chuyên môn nghiệp vụ, thừa hành phục vụ và lái xe 1 Chuyên viên 0.6 0.5 0.4 0.3.5 2 Nhân viên hành chính, quản trị 0.5 0.4 0.3 0.2.5 3 Thủ quỹ, thủ kho, cán bộ làm công tác vật tư 0.5 0.4 0.3 4 Nhân viên lái xe 0.4 0.3.5 0.3 5 Nhân viên bảo vệ 0.3 0.25 0.2 6 Công nhân lành nghề bậc cao, nhân viên tập sự 0.35 0.3 0.25 0.2 (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính) Tiền lương bổ sung: Tùy từng mức độ hoàn thành nhiệm vụ và tính chất quan trọng của nhiệm vụ được giao, mức bổ sung tiền lương được tính là: TLBS = TLCD x KS Trong đó: KS: Là hệ số từ 1 đến 25 TLCD: Mức lương chức danh tối thiểu hàng tháng (1.780.000đ) Tổng tiền lương bổ sung nằm trong dự toán được hội đồng quản trị công ty phê duyệt. Các quyết định bổ sung tiền lương được hạch toán vào quỹ lương của cơ quan công ty.  Hình thức tiền lương theo sản phẩm Hình thức trả lương theo sản phẩm thường được áp dụng tại các tổ đội trực tiếp sản xuất tại các đội xây dựng của công ty. Hình thức tiền lương theo sản phẩm thực hiện việc tính trả lương cho người lao động theo số lượng và chất lượng sản phẩm hoặc công việc đã hoàn thành. Đây là hình thức tiền lương phù hợp với nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn chặt năng suất lao động với thù lao lao động, có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động, góp phần tăng thêm sản phẩm cho xã hội. Trong việc trả lương theo sản phẩm thì điều kiện quan trọng nhất là phải xây dựng được các định mức kinh tế kỹ thuật để làm cơ sở cho việc xây dựng đơn giá tiền lương đối với từng loại sản phẩm, từng công việc một cách hợp lý. Hiện nay tại công ty đang áp dụng hình thức tiền lương theo sản phẩm gián tiếp: Thường được sử dụng để trả lương cho lao động gián tiếp ở các bộ phận sản xuất như lao động làm nhiệm vụ vận chuyển vật liệu, thành phẩm, bảo dưỡng máy móc, thiết bị…  Tiền lương trả theo sản phẩm: (Tổ, đội trực tiếp sản xuất) Tiền lương trả cho các bộ phận gián tiếp tại các tổ, đội sản xuất từ 8 % – 12% tổng quỹ lương sản phẩm của tổ, đội. ( Nếu tiền lương bình quân 01 ngày công của bộ phận gián tiếp tính thấp hơn tiền lương bình quân một ngày công quy đổi của bộ phận trực tiếp thì được tính theo tiền lương bình quân 01 ngày công quy đổi của lương trực tiếp) + Đội trưởng được hưởng không quá 5% tổng quỹ lương sản phẩm. + Đội phó được hưởng không quá 85% tiền lương của đội trưởng + Kỹ thuật được hưởng không quá 80% tiền lương của đội trưởng + Thủ kho, bảo vệ được hưởng không quá 50% của đội trưởng + Cấp dưỡng, dọn dẹp vệ sinh không ăn theo lương sản phẩm. + Trưởng ca, tổ trưởng kiêm ATV được hưởng phụ cấp chức vụ: 150.000 đtháng + Phó ca, tổ phó kiêm ATV được hưởng phụ cấp chức vụ: 100.000 đtháng Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất: Căn cứ vào đơn giá giao khoán, đơn giá được ký kết trong HĐKT của công ty (Tiền lương theo đơn giá giao khoán, đơn giá được ký kết trong HĐKT của CBCNV đã bao gồm cả BHXH, BHYT) với các tổ, đội sản xuất thi công từng hạng mục công trình sau khi thực hiện hoàn thành được nghiệm thu làm cơ sở thanh toán lương trong tháng. Tổng lương = Tổng khối lượng công việc x Đơn giá một khối sản phẩm thực hiện trong tháng lượng công việc Căn cứ vào Bảng chấm công của các tổ đội xác định được đơn giá một công và tiền lương mỗi công nhân được tính như sau: Đơn giá = Tổng lương sản phẩm 1 công Tổng số công Tiền lương sản phẩm = Đơn giá 1 công x Số công nhân 1 công nhân nhận được làm trong tháng Tiền lương công nhân điều khiển máy thi công: Tiền lương của công nhân điều khiển máy thi công được tính căn cứ vào số ca máy của nhật trình xe máy hoặc căn cứ vào phiếu xác nhận khối lượng công việc có chữ ký của đội trưởng đội xe. Lương khoán = Tổng số ca máy x Đơn giá thanh toán 1 ca máy  Hình thức trả lương khoán Theo hình thức này, công nhân được giao việc và tự chịu trách nhiệm với công việc đó cho tới khi hoàn thành. Hình thức khoán khối lượng hoặc khoán từng việc. Hình thức này áp dụng cho những công việc lao động giản đơn, có tính chất đột xuất như bốc dỡ nguyên vật liệu, hàng hóa, sữa chữa nhà cửa,…Trong trường hợp này, doanh nghiệp xác định mức tiền lương trả cho từng công việc mà người lao động phải hoàn thành. Tiền lương khoán: Tổ bảo vệ phục vụ: + Bảo vệ công trường: Loại A: 3.500.000 đồngngườitháng. Loại B: 3.000.000 đồng ngườitháng. + Tạp vụ, vệ sinh: Loại A: 3.000.000 đồngngườitháng. Loại B: 2.800.000 đồng ngườitháng. + Thợ điện, nước: Loại A: 4.500.000 đồngngườitháng. Loại B: 3.500.000 đồng ngườitháng. Loại C: 2.500.000 đồngngườitháng. + Tiền thù lao của ban an toàn lao động: Trưởng ban an toàn lao động: 120.000 đồngngườitháng. Phó ban an toàn lao động: 100.000 đồngngườitháng. An toàn viên: 80.000 đồngngườitháng. Mức lương này được xác định cụ thể như sau: Trong đó: Hhtcv: Hệ số hoàn thành công việc (Hhtcv = 1 nếu công việc đạt loại A; 0,9 nếu đạt loại B; 0,8 nếu đạt loại C) Hsl : Hệ số lương Tổng tiền lương mà công nhân trong danh sách nhận được trong tháng là tổng của tiền lương khoán và tiền lương phép. Riêng với lao động thời vụ trong tổ này, tiền lương họ nhận được chỉ là tiền lương khoán.  Hình thức tiền lương năng suất Là hình thức trả lương cho người lao động trong tháng theo kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiền lương năng suất (TLns): TLns = HHT x HCD x TLCD x HKH Trong đó: TLns: Tiền lương năng suất. HKH: Hệ số hoàn thành kế hoạch của công ty trong từng quý. (Tổng kế hoạch = Kế hoạch sản lượng + Kế hoạch thu vốn + Kế hoạch lợi nhuận) Trong đó: HKH = 1,2 tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch > 120% HKH = 1,1 tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch > 100% HKH = 0,9 tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch 90 100% HKH = 0,8 tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch 80 90% HKH = 0,7 tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch 70 80% HKH = 0,6 tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch 60 70% HKH = 0,5 tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch < 60% HCD: Hệ số lương chức danh công việc mức từ bậc 1 đến bậc 4: Do tổng giám đốc công ty quyết định theo bảng lương chức danh công việc kèm theo quy chế này. TLCD: Mức lương chức danh tối thiểu của công ty áp dụng là: 1.780.000 đ HHT: Hệ số hoàn thành nhiệm vụ của CBCNV Công ty chia lao động ra làm hai loại là lao động gián tiếp và lao động trực tiếp. Dựa vào đó công ty có cách tính lương phù hợp đối với từng cán bộ công nhân viên như sau: Tiền lương bộ phận gián tiếp công ty Ví dụ: Ông Nguyễn Hoàng – Trưởng` phòng kỹ thuật – Trình độ cao đẳng Trong tháng Ông Hoàng làm 26 ngày Phụ cấp lưu động : 20% Ltt Hệ số cấp bậc, chức vụ: HCD = 1,2 Vậy: Tiền lương thời gian của Ông Hoàng là: TLtg = 1.780.000 x 1,2 x 26 + 20% x 1.780.000 = 2.492.000 đồng 26 Ví dụ : (tiếp) Lương tháng 012016 của trưởng phòng Kỹ thuật Công ty được tính như sau: Ông Nguyễn Hoàng: Phụ trách phòng Kỹ thuật + Hệ số lương chức danh: 1.2 + Hệ số hoàn thành kế hoạch: 1.2 + Hệ số hoàn thành nhiệm vụ: 1 Số tiền lương mà ông Nguyễn Hoàng nhận được là: TLns = 1,2 x 1.780.000 x 1,2 x 1 = 2.563.200 (đồng) Vậy Tổng lương của Ông Hoàng là: TL = TLtg + TLns = 2.563.200 + 2.492.000 = 5.055.200 đồng Các khoản trích theo lương được tính như sau: Trừ vào lương của Ông Hoàng (8% BHXH; 1,5% BHYT; 1% BHTN) là: 10,5% x 5.055.200 = 530.796 (đồng) Công ty chịu tính vào chi phí 24% (18%BHXH, 3%BHYT, 2%KPCĐ, 1% BHTN) là: 24% x 5.055.200 = 1.213.248 (đồng) => Số tiền lương thực tế của ông Nguyễn Hoàng nhận được là: TLtt = 5.055.200 – 530.796 = 4.524.404 (đồng) Tiền lương bộ phận trực tiếp sản xuất Ví dụ: Tính lương tháng 012016 của anh Trần Văn Thanh Thợ điện nước Tổ Bảo vệ Phục vụ Công ty, như sau: Hệ số lương: 3,56 Số ngày nghỉ lễ, phép: 1 Xếp loại: AI Ngày công làm việc: 25 Theo quy chế của Công ty, thợ điện nước loại I được hưởng mức lương là 4.500.000 đngườitháng. Xếp loại A nên hệ số hoàn thành công việc là: 1 Phụ cấp chức vụ: 300.000 đtháng (Tổ trưởng tổ Bảo vệ Phục vụ) Tiền lương = 4.500.000 x 25 x 1 + 300.000 = 4.626.923 đồng khoán 26 Tiền lương = 1.780.000 x ( 3,56 + 20% + 15% x 3.56 ) x 1 = 293.974 đồng phép 26 Vậy, tổng tiền lương của anh Thanh nhận được của tháng 012016 là: 4.626.923 + 293.974 = 4.866.897 đồng Ví dụ 3: Tính lương tháng 01 năm 2016 cho ông Đặng Văn Minh Tổ Thợ nề. Biết: Tổng số ngày công làm việc của tổ: 1.100 ngày Tổng số lương sản phẩm của tổ là: 142.230.000 Tổng số ngày công làm việc trong tháng là: 26 ngày Vậy, tiền lương sản phẩm ông Minh nhận được của tháng 012016 là: Tiền lương = 142.230.000 26 = 3.361.800 đồng sản phẩm 1.100 Ví dụ 4: Tháng 12016 căn cứ vào đơn giá dự toán một ca máy (80.000đca máy) và nhật trình xe máy của tổ máy cẩu Kobel, kế toán tính được: Tổng số ca máy thực hiện: 60 ca máy Tổng số tiền lương = 60 80.000 = 4.800.000 2.1.2.2. Các chế độ khác về tiền lương Những căn cứ để xây dựng quy chế lương Quy chế trả lương tại công ty được xây dựng căn cứ theo : Bộ luật lao động của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và luật sửa đổi bổ sung một số điều của bộ luật lao động ngày 02 tháng 04 năm 2016. Nghị định 2052004NĐCP ngày 14122004 của chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trông các công ty nhà nước. Nghị định 2062004NĐCP ngày 14122004 của chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các công ty nhà nước. Nghị định 2072004NĐCP ngày 14122004 của chính phủ quy định về chế độ tiền lương, tiền thưởng và chế độ trách nhiệm đối với các thành viên Hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc các Công ty nhà nước. Thông tư số 092005TTLĐTBXH ngày 05012005 của bộ lao động thương binh và xã hội hướng dẫn tính năng suất lao động bình quân và tiền lương bình quân trong các công ty nhà nước theo nghị định 2062004NĐCP ngày 14122004 của chính phủ. Căn cứ quyết định số 25CTTCHC ngày 25 tháng 08 năm 2008 của tổng giám đốc Công ty TNHH MTV VRG Oudomxay về việc phân cấp quản lý tổ chức, CBCNV và tiền lương. Căn cứ vào quyết định số 14 ngày 28 của hội đồng quản trị Công ty TNHH MTV VRG Oudomxay về việc phê duyệt quy chế tổ chức, CBCNV và tiền lương của Công ty TNHH MTV VRG Oudomxay. Căn cứ vào tình hình thực tế của Công ty TNHH MTV VRG Oudomxay. Những quy định chung Nguồn hình thành quỹ lương bao gồm: Quỹ tiền lương kế hoạch được hội đồng quản trị công ty phê duyệt trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm. Quỹ tiền lương khác theo luật định (nếu có). Quỹ tiền lương dự phòng và quỹ tiền lương còn lại từ năm trước chuyển sang. Tiền lương trả gắn liền với kết quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động của mỗi người, theo nguyên tắc phân phối theo lao động, không khống chế mức tối đa. Tiền lương được trả thực sự trở thành đòn bẩy kinh tế, động viên khích lệ cán bộ công nhân viên tích cực loại bỏ tư tưởng tiêu cực, bao cấp, ỉ lại. Đánh giá đúng trình độ năng lực và hiệu quả công việc, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của từng cán bộ công nhân viên trong công ty. Phù hợp với chế độ chính sách của nhà nước về chế độ tiền lương và nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Tổng các khoản khấu trừ qua lương hàng tháng của cán bộ công nhân viên (BHXH, BHYT, bồi thường vật chất, đảng phí, Công đoàn phí, đóng góp cho các quỹ theo quy định) không vượt quá 30% tiền lương tháng của cán bộ công nhân viên. Cán bộ công nhân viên được cử đi học dài hạn tham gia công việc ở công ty, những ngày đi làm thực tế thì được hưởng tiền lương năng suất (TLns ngày = TLns thángSố ngày làm việc của tháng) ngày nào đi học thì được hưởng lương thời gian. Cán bộ công nhân viên không được hưởng tiền lương năng suất: + Không có tác dụng tích cực đối với việc tăng năng suất lao động của đơn vị + Nghề nghiệp được đào tạo không phù hợp với nhiệm vụ công việc được giao, không phát huy được năng lực sở trường về chuyên môn. + Năng lực chuyên môn nghiệp vụ trung bình hoặc yếu. + Sức khỏe hạn chế, không hoàn thành nhiệm vụ Nhân viên thử việc không tính trong định biên của các phòng chức năng. Đối tượng áp dụng và phân loại nhân viên: Quy chế này được áp dụng với các đối tượng: 1. Cán bộ, công nhân viên làm việc tại công ty. 2. Cán bộ, công nhân viên được cử đi học. 3. Cán bộ, công nhân viên được cử đi nước ngoài có thời hạn ≤ 02 tháng. Đối tượng không áp dụng: 1. CBCNV tự đi học, không thuộc diện cơ quan có nhu cầu cử đi học. 2. CBCNV nghỉ tự túc đóng bảo hiểm xã hội. 3. CBCNV xin nghỉ đi chữa bệnh, đi du lịch theo nguyện vọng cá nhân. 4. CBCNV nghỉ chờ giải quyết chế độ. 5. CBCNV được cử đi học dài hạn thì được hưởng lương theo chế độ nhà nước quy đinh. Trả lương làm thêm giờ: Do yêu cầu đáp ứng các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Tổng giám đốc có thể huy động người lao động làm thêm giờ nhưng phải đảm bảo đúng quy định của nhà nước và của công ty. Nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động, Tổng giám đốc có trách nhiệm bố trí cho người lao động nghỉ bù. Trong trường hợp không được nghỉ bù thì số giờ làm thêm được trả như sau: Làm thêm giờ ngày thường được trả bằng 150% mức lương cơ bản. Làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần được trả bằng 200% lương cơ bản. Làm thêm giờ vào ngày lễ tết, ngày nghỉ có hưởng lương được trả bằng 300% lương cơ bản. Trả lương trong các trường hợp khác: CBCNV nghỉ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và các trường hợp đặc biệt khác được trả theo chế độ hiện hành của nhà nước. CBCNV Nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng theo chế độ được trả theo chế độ hiện hành của nhà nước. CBCNV có thể thõa thuận nghỉ việc không hưởng lương nếu được sự đồng ý của Tổng giám đốc nhưng phải đóng bảo hiểm theo quy định của nhà nước. CBCNV trong thời gian thử việc tiền lương của người lao động được nhận bằng 70% tiền lương chức danh nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định. Lương bổ sung và lương thưởng: Khi quỹ lương cho phép, tổng giám đốc công ty sẽ xem xét quyết định chi lương bổ sung và lương thưởng. + Nguyên tắc: Quỹ lương bổ sung được phân phối cho người lao động trên cơ sở tiền lương thực hiện của đơn vị và người lao động trong kỳ. + Thời gian: Định kỳ hàng quý, 6 tháng hoặc năm tùy thuộc vào khả năng nguồn quỹ tiền lương của công ty. 2.1.3. Kế toán chi tiết tiền lương 2.1.3.1. Chứng từ sử dụng Các chứng từ mà công ty thường xuyên sử dụng để hạch toán tiền lương: Hợp đồng lao động Bảng chấm công Bảng chấm công làm thêm giờ Bảng tính lương bộ phận Bảng thanh toán tiền lương ( Mẫu số 02 – LĐTL) Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (Mẫu số 11 – LĐTL) Bảng chấm công: Hàng ngày, Trưởng các bộ phận căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày, ghi vào ngày tương ứng trong các cột từ cột 1 đến cột 31 theo các ký hiệu quy định. Cuối tháng, người chấm công và người phụ trách bộ phận ký vào Bảng chấm công và chuyển Bảng chấm công cùng các giấy tờ liên quan như Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH,...về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu quy ra công để tính lương và BHXH. Bảng thanh toán tiền lương: Bảng thanh toán tiền lương được lập hàng tháng. Cơ sở để lập bảng thanh toán tiền lương là các chứng từ liên quan như: Bảng chấm công, giấy xin phép nghỉ ốm hưởng BHXH, giấy thanh toán tạm ứng … Cuối mỗi tháng căn cứ vào chứng từ liên quan, kế toán tiền lương lập Bảng thanh toán tiền lương chuyển cho kế toán trưởng soát xét xong trình cho Giám đốc ký duyệt, chuyển cho kế toán lập phiếu chi và phát lương. Bảng thanh toán tiền lương được lưu tại Phòng Tài chính Kế toán của đơn vị. Mỗi lần lĩnh lương, người lao động phải trực tiếp ký vào cột “Ký nhận” hoặc người nhận hộ phải ký thay. Bảng phân bổ tiền lương và BHXH: Căn cứ vào các bảng thanh toán lương, thanh toán làm đêm, làm thêm giờ… kế toán tập hợp, phân loại chứng từ sử dụng tính toán số tiền để ghi vào bảng phân bổ này theo các dòng phù hợp cột ghi Có TK 334, hoặc Có TK 335. Căn cứ vào tỷ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN và tổng số tiền lương phải trả tính ra số tiền phải trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN để ghi vào các dòng phù hợp. Biểu 2.1: Trích mẫu bảng chấm công sử dụng tại Công ty Bộ phận: Công ty TNHH MTV VRG Oudomxay Bộ phận: Lao động trực tiếp – Tổ Thợ nề BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 01 năm 2016 STT Họ và tên Ngày trong tháng Tống số ngày công làm việc Ghi chú A B 1 2 3 4 5 …….. 30 31 C D 1 Nguyễn Lan Anh x x N x x …….. x N 25 2 Mai Ngọc Huấn x x N x x …….. x N 25 3 Trần Ngọc Minh x x N x x ……… x N 26 4 Lê Ngọc Quyền x x N x x ……… x N 25 5 Vũ Văn Trường x x N x 0 ……… x N 25 …. ………… … … … … … … … … ….. Cộng 520 Ngày 31 tháng 01 năm 2016 Người lập biểu Phụ trách bộ phận Người chấm công (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Giải thích: X: Đi làm O: Nghỉ Biểu 2.2: Trích mẫu bảng chấm công làm thêm giờ sử dụng tại công ty Đơn vị: Công ty TNHH MTV VRG Oudomxay Bộ phận: Lao động trực tiếp – Tổ Thợ nề BẢNG CHẤM CÔNG LÀM THÊM GIỜ Tháng 01 năm 2016 ĐVT: Giờ (h) TT Họ và tên Ngày trong tháng Số giờ A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Làm thêm vào ngày thương (h) Làm thêm vào CN (h) Làm thêm vào buổi tối Cộng tổng (h) 1 Nguyễn Lan Anh 2 4 2 2 2 2 4 2 4 12 12 24 2 Mai Ngọc Huấn 2 2 2 2 2 2 4 2 2 4 16 8 24 3 Trần Ngọc Minh 2 4 2 2 4 2 2 2 2 4 14 12 26 4 Lê Ngọc Quyền 2 2 2 2 2 2 4 2 2 4 14 10 24 5 Vũ Văn Trường 4 2 2 4 4 8 … .. .. .. .. .. .. .. … .. .. .. .. .. … .. .. .. .. .. .. … .. … … … … … … … .. … … … … … Cộng (h) 16 98 9 48 12 10 44 8 26 54 16 32 102 129 346 475 Ngày 31 tháng 01 năm 2016 Người lập biểu Phụ trách bộ phận Người chấm công (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Biểu 2.3: Trích mẫu bảng tính lương bộ phận sử dụng tại công ty Đơn vị: Công ty TNHH MTV VRG Oudomxay Bộ phận: Lao động trực tiếp – Tổ Thợ nề BẢNG TÍNH LƯƠNG BỘ PHẬN Tháng 01 năm 2016 STT Họ và tên Tiền lương Tiền làm thêm giờ Tổng tiền thực lĩnh Số công Tiền 1 ngày công Tổng tiền Số giờ Tiền 1 giờ Tổng tiền 1 Nguyễn Lan Anh 25 124.818 3.120.455 24 15.000 360.000 3.480.455 2 Mai Ngọc Huấn 25 124.818 3.120.455 24 15.000 360.000 3.480.455 3 Trần Ngọc Minh 26 130.433 3.391.250 26 15.000 390.000 3.781.250 4 Lê Ngọc Quyền 25 124.818 3.120.455 24 15.000 330.000 3.450.455 5 Vũ Văn Trường 25 115.435 2.885.875 8 15.000 120.000 3.005.875 … …. … … … … … …. … Cộng 520 64.925.000 475 7.125.000 72.050.000 Ngày 31 tháng 01 năm 2016 Người lập bảng (Ký, họ tên) Phụ trách bộ phận (Ký, họ tên) Ký duyệt (Ký, họ tên) Biểu 2.4: Bả

Ngày đăng: 27/09/2018, 12:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w