1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại tỉnh ninh thuận

102 248 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 1,67 MB

Nội dung

Luận văn đưa ra nhận định về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội dựa trên các quan điểm của các trường phái và lý thuyết khác nhau của các từ các nhà kinh tế học tư

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ TUYẾT LINH

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI TẠI TỈNH NINH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ TUYẾT LINH

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI TẠI TỈNH NINH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Kinh tế phát triển

PGS.TS LÊ KIM LONG Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại tỉnh Ninh Thuận” là công trình nghiên cứu

của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này

Khánh Hòa, tháng 01 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tuyết Linh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý phòng ban trường Đại học Nha Trang, Phòng Đào tạo sau đại học đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành đề tài Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS Nguyễn Văn Ngọc đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến

sự giúp đỡ này

Chân thành cám ơn UBND tỉnh Ninh Thuận, Cục thống kê tỉnh Ninh Thuận …

đã cung cấp những thông tin liên quan, hữu ích cho nghiên cứu

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Khánh Hòa, ngày 22 tháng 01 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tuyết Linh

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CẢM ƠN iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC BẢNG ix

DANH MỤC HÌNH x

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN xi

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.2.1 Mục tiêu chung 1

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Câu hỏi nguyên cứu 2

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.5 Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu 2

1.6 Kết cấu của nghiên cứu 3

Tóm tắt chương 1 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 5

2.1 Cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế 5

2.1.1 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế 5

2.1.2 Các thước đo tăng trưởng kinh tế 6

2.1.3 Những tác động tích cực của tăng trưởng kinh tế 8

2.1.4 Mặt trái của tăng trưởng kinh tế 9

2.2 Cơ sở lý luận về công bằng xã hội 10

Trang 6

2.2.1 Các quan điểm về công bằng xã hội 10

2.2.2 Các tiêu chí đo lường công bằng xã hội 12

2.3 Quan điểm về mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội 16

2.3.1 Quan điểm của các nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển 16

2.3.2 Quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại 17

2.3.3 Quan điểm của Việt Nam về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội 22

2.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 23

2.5 Kinh nghiệm các nước giải quyết mối quan hệ giữa TTKT và CBXH 27

2.5.1 Trung Quốc 27

2.5.2 Nhật Bản 28

2.5.3 Hàn Quốc 30

2.5.4 Singapore 31

Tóm tắt chương 2 32

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

3.1 Khung phân tích của nghiên cứu 33

3.2 Phương pháp nghiên cứu 37

3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 37

3.2.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 37

Tóm tắt chương 3 37

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GẮN VỚI THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI TẠI TỈNH NINH THUẬN 38

4.1 Giới thiệu sơ lược về tỉnh Ninh Thuận 38

4.2 Tăng trưởng kinh tế tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 1996 – 2016 39

4.2.1 Tăng trưởng kinh tế tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 1996 – 2010 39

Trang 7

4.2.2 Tăng trưởng kinh tế tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011-2016 43

4.3 Công bằng xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Ninh Thuận 47

4.3.1 Tăng trưởng kinh tế và vấn đề lao động, việc làm 47

4.3.2 Tăng trưởng kinh tế và vấn đề thu nhập 50

4.3.3 Tăng trưởng kinh tế và vấn đề xóa đói giảm nghèo 54

4.3.4 Tăng trưởng kinh tế và vấn đề giáo dục và y tế 57

4.4 Những hạn chế trong việc thực hiện TTKT gắn với CBXH trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận 59

Tóm tắt chương 4 62

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP GẮN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI TẠI TỈNH NINH THUẬN 63

5.1 Quan điểm và mục tiêu để tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện công bằng xã hội tại tỉnh Ninh Thuận 63

5.1.1 Cở sở đề xuất quan điểm và giải pháp 63

5.1.2 Quan điểm để tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện công bằng xã hội 64

5.1.3 Mục tiêu tăng trưởng kinh tế và thực hiện công xã hội của tỉnh Ninh Thuận 65

5.1.4 Chiến lược tăng trưởng với công bằng 66

5.2 Giải pháp để tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện công bằng xã hội tại tỉnh Ninh Thuận 67

5.2.1 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Ninh Thuận 68

5.2.2 Gia tăng số lượng việc làm và cơ hội tiếp cận việc làm 73

5.2.3 Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả việc thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo 75

5.2.4 Tăng cường vai trò của nhà nước trong việc thực hiện các chính sách để tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội 78

Tóm tắt chương 5 82

KẾT LUẬN 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Nghĩa

ADB Asian Development Bank (Ngân hàng phát triển Châu Á) BBĐ Bất bình đẳng

Hiện đại hóa Khu công nghiệp Khu chế xuất TTKT

UBND

WB

XHCN

Tăng trưởng kinh tế

Ủy ban nhân dân Word Band (Ngân hàng thế giới)

Xã hội chủ nghĩa

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1: GDP tỉnh Ninh Thuận phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2010 – 2016 (theo giá so sánh năm 2010 – đơn vị tỷ đồng) 44 Bảng 4.2: Vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2010 – 2016 (theo giá so sánh năm 2010 – đơn vị tỷ đồng) 44 Bảng 4.3: Giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2010 – 2016 (theo giá so sánh năm 2010 – đơn vị tỷ đồng) 45 Bảng 4.4: Doanh thu ngành du lịch và lượt khách tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2010 – 2016 (theo giá hiện hành) 46 Bảng 4.5: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận theo thành phần kinh

tế giai đoạn 2005 – 2016 47 Bảng 4.6: Thu nhập bình quân đầu người một tháng phân theo nhóm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2002 – 2016 (đơn vị nghìn đồng) 52 Bảng 4.7: Hệ số Gini tỉnh Ninh Thuận (giai đoạn 2002 – 2016) 54 Bảng 4.8: Số hộ nghèo và cận nghèo tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2010 – 2016 57

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Đường cong Lorenz 13 Hình 2.2: Mô hình chữ U ngược của Kuznets 17 Hình 4.1: GDP tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 1996 – 2010 40Hình 4.2: Tốc độ tăng trưởng GDP toàn tỉnh và các ngành giai đoạn 1996 – 2010 (theo giá so sánh 1994) 40 Hình 4.3: Tỷ trọng GDP theo ngành tại tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 1996 – 2010 42 Hình 4.4: Tỷ trọng đóng góp GDP theo thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 1996 - 2016 48 Hình 4.5: Tỷ trọng lao động đang làm việc khu vực thành thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2005 – 2016 50 Hình 4.6: Thu nhập bình quân đầu người một tháng tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2002 – 2016 (đơn vị nghìn đồng) 51 Hình 4.7: Đường cong Lorenz tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2002 - 2016 53 Hình 5.1: Chiến lược tăng trưởng với công bằng 67

Trang 11

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Hòa mình theo công cuộc đổi mới của đất nước, Ninh Thuận cũng bước đầu đạt được những thành tựu đáng kể Qua các số liệu thống kê, từ năm 2006 – 2016 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,3%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 5.909 tỷ đồng Với tiềm năng của mình và nếu có những định hướng phát triển đúng đắng, Ninh Thuận hứa hẹn sẽ đạt nhiều thành quả tốt hơn trong tương lai.Tuy nhiên, trong suốt quá trình tăng trưởng, liệu Ninh Thuận giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội như thế nào? Những chính sách được ban hành có phù hợp hay không? Được thể hiện một cách cụ thể như thế nào? Phải làm gì để vừa phát triển kinh tế vừa thực thi công bằng xã hội? Đây là những vấn đề không chỉ mang hàm ý lý thuyết mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với thực tiễn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận ‘’Nguyên cứu mối quan hệ giữa Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận’’ là cần thiết

Mục tiêu của nghiên cứu là dựa trên cơ sở lý thuyết và số liệu thực tế để phân tích, đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận Từ đó đưa ra được quan điểm, định hướng phù hợp về mối quan hệ trên và đề xuất, thiết lập những giải pháp để gắn kết tăng trưởng kinh tế và công bằng

xã hội tại của tỉnh trong thời gian tới

Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp được thu thập từ các giáo trình, sách giáo khoa, sách chuyên khảo, các báo cáo tổng hợp từ các cơ quan quản lý có liên quan, kết quả các nghiên cứu trước đây đã được công bố, Cục thống kê tỉnh Ninh Thuận, Ủy ban tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Lao động thương binh & xã hội …và một

số website; Thu thập thông tin sơ cấp được thu thập thông qua điều tra khảo sát bằng bản câu hỏi, thực hiện tại các hộ gia đình ở tại tỉnh Ninh Thuận

Số liệu điều tra được mã hoá và xử lý bằng phần mềm SPSS Phương pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích, phân tích so sánh và tổng hợp được sử dụng để phân tích số liệu Phương pháp chuyên gia được sử dụng trong đánh giá thẩm định các

số liệu và kết quả thu thập được cũng như trong việc đề xuất các giải pháp

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tỉnh Ninh Thuận trong giai đoạn từ năm 1996 –

2016 đã có những thành tựu quan trọng về tăng trưởng kinh tế thông qua đó tạo điều kiện để công bằng xã hội được thực hiện trong suốt quá trình tăng trưởng Những

Trang 12

chuyển biến rõ rệt nhất đó là nhiều việc làm được tạo ra, thu nhập được nâng cao, đời sống được cải thiện và số người nghèo giảm đi nhanh chóng Đồng thời với đó là việc thực hiện công bằng xã hội thông qua các công cụ từ phía chính quyền địa phương và các dự án quốc gia được thực hiện một cách hiệu quả Tuy nhiên, tỉnh Ninh Thuận còn gặp phải rất nhiều khó khăn và hạn chế trong việc thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội Vì vậy, dựa trên những mục tiêu và định hướng, luận văn đưa ra được các giải pháp cụ thể và mang tính khả thi để giải quyết vấn đề này phù hợp với điều kiện thực tế địa phương

Từ khóa: Công bằng, Ninh Thuận, Tăng trưởng

Trang 13

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Tăng trưởng kinh tế bền vững là mục đích mà mọi quốc gia đều hướng tới Trong

đó yếu tố công bằng xã hội luôn được đề cao vì những giá trị cốt lõi mà nó mang lại cho con người Đó mới là sản phẩm tốt nhất của lao động và đấu tranh

Cho đến ngày nay, để tăng trưởng kinh tế thì mô hình kinh tế thị trường là một cơ chế tối ưu nhất Việt Nam cũng đã tiến hành chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Nhưng lịch sử đã chứng minh cho ta thấy rằng, khi nền kinh tế đi theo cơ chế thị trường thì kèm theo đó

là các vấn công bằng xã hội sẽ không được đảm bảo như: xảy ra phân hóa giàu nghèo, khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp dân cư ngày càng lớn…Vì vậy tăng trưởng kinh tế bền vững và công bằng xã hội luôn là một vấn đề cấp thiết đối với Việt Nam Hòa mình theo công cuộc đổi mới của đất nước, Ninh Thuận cũng bước đầu đạt được những thành tựu đáng kể Qua các số liệu thống kê, từ năm 2006 – 2012 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,3%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 5.909 tỷ đồng Với tiềm năng của mình và nếu có những định hướng phát triển đúng đắng, Ninh Thuận hứa hẹn sẽ đạt nhiều thành quả tốt hơn trong tương lai

Tuy nhiên, trong suốt quá trình tăng trưởng, liệu Ninh Thuận giải quyết mối quan

hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội như thế nào? Những chính sách được ban hành có phù hợp hay không? Được thể hiện một cách cụ thể như thế nào? Phải làm gì để vừa phát triển kinh tế vừa thực thi công bằng xã hội?

Đây là những vấn đề không chỉ mang hàm ý lý thuyết mà còn có ý nghĩa quan

trọng đối với thực tiễn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận Vì vậy, tôi chọn đề tài “Nguyên cứu mối quan hệ giữa Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận” làm luận văn thạc sĩ, ngành kinh phát triển của mình

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 14

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

+ Phân tích, đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh Ninh Thuận và các vấn đề về công bằng xã hội trong suốt quá trình tăng trưởng đó Từ đó xác định những thành tựu đạt được, những tồn tại hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại tỉnh Ninh Thuận trong giai đoạn 1996-2015

+ Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại tỉnh Ninh Thuận trong thời gian tới

1.3 Câu hỏi nguyên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm trả lời những câu hỏi sau đây:

- Thực trạng tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội của tỉnh Ninh Thuận trong giai đoạn 1996 – 2015 như thế nào?

- Những giải pháp nào cần thực hiện nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại tỉnh Ninh Thuận?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: được xác định là việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh

tế với vấn đề công bằng xã hội tại tỉnh Ninh Thuận

- Phạm vi nghiên cứu: luận văn không đi sâu vào hết tất cả các khía cạnh của

tăng trưởng kinh tế mà chỉ tập trung nghiên vào các vấn đề cơ bản như tốc độ kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế, chi tiêu chính phủ, hiệu quả sử dụng vốn Đồng thời các vấn đề của công bằng xã hội như lao động và việc làm, thu nhập, xóa đói giảm nghèo, giáo dục, y tế trong suốt quá trình tăng trưởng đó

+ Về thời gian, luận văn sử dụng số liệu thứ cấp từ năm 1996 đến năm 2016 + Về không gian, luận văn nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

1.5 Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu

- Về mặt khoa học:

Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội cho vùng

Thứ hai, đưa ra một số giải pháp và định hướng vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh

tế vừa thực hiện công bằng xã hội cho vùng

Trang 15

- Về mặt thực tiễn:

Thứ nhất, kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng, giúp cho các nhà lãnh đạo địa phương có những giải pháp trong công tác vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừa thực hiện công bằng xã hội cho tỉnh Ninh Thuận

Thứ hai, đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho một số cơ quan ban ngành của tỉnh Ninh Thuận, đồng thời cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho các học viên khóa sau

1.6 Kết cấu của nghiên cứu

Ngoài các phần như trích yếu luận văn, mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục,

đề tài được kết cấu thành 5 chương như sau:

Chương 1 Giới thiệu Chương trình bày về tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu chung và cụ thể, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của đề tài, kết cấu của luận văn

Chương 2 Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu Chương 2 trình bày tổng quát các khái niệm, lý luận chung về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội đồng thời xác định các tiêu chí đo lường cho cả hai vấn đề trên Luận văn đưa ra nhận định

về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội dựa trên các quan điểm của các trường phái và lý thuyết khác nhau của các từ các nhà kinh tế học tư sản cổ điển, các nhà kinh tế học hiện đại và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam Đồng thời trong chương này, luận văn khái quát kinh nghiệm của một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore về việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệp phù hợp với tình hình của Việt Nam

Chương 3 Phương pháp nghiên cứu Chương 3 trình bày khung phân tích của

đề tài, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài

Chương 4 Thực trạng tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện công bằng xã hội tại tỉnh Ninh Thuận Chương 4 trình bày tình hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh Ninh Thuận được đánh thông qua hai giai đoạn từ năm 1996 đến 2010 và giai đoạn từ 2011 đến 2014 trên các phương diện về tốc độ, quy mô tăng trưởng, cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thành phần kinh tế, chi tiêu chỉnh phủ và các chỉ tiêu khác Đồng thời đánh giá việc thực hiện công bằng xã hội trong quá trình tăng trưởng của tỉnh qua các chỉ tiêu về lao động, việc làm, thu nhập, phân hóa thu nhập giữa các nhóm dân cư

Trang 16

thông qua hệ số đo lường, tình trạng xóa đói giảm nghèo và lĩnh vực an sinh xã hội chủ yếu là về giáo dục và y tế

Chương 5 Giải pháp gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội tại tỉnh Ninh Thuận Chương trình bày cơ sở đề xuất quan điểm và giải pháp qua đó đưa

ra quan điểm để tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện công bằng xã hội Bên cạnh đó chương còn đưa ra các nhóm giải pháp để tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện công bằng xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận như: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Ninh Thuận – điều kiện tiên quyết để thực hiện công bằng xã hội bền vững; gia tăng số lượng việc làm và cơ hội tiếp cận việc làm qua

đó nâng cao thu nhập cho các tầng lớp dân cư; đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả việc thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo trên toàn tỉnh; tăng cường vai trò của nhà nước trong việc thực hiện các chính sách để tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội trong đó chú trọng đến các vấn đề về giáo dục, y tế, các chính sách điều tiết thu nhập và các vấn

đề an sinh xã hội

Tóm tắt chương 1

Chương trình bày về tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu chung và cụ thể, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của đề tài, kết cấu của luận văn

Trang 17

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế

2.1.1 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế

Có rất nhiều quan điểm về tăng trưởng kinh tế của các nhà kinh tế học từ truyền thống cho đến các phiên bản hiện đại, với nhiều các tiếp cận khác nhau Theo Ngân

hàng thế giới (WB) thì tăng trưởng kinh tế chỉ là sự gia tăng về lượng của những đại

lượng chính đặc trưng cho một trạng thái kinh tế, trước hết là tổng sản phẩm xã hội có liên quan đến dân số Nhà kinh tế học, Simon Kuznet cho rằng tăng trưởng là sự gia tăng một cách bền vững về sản lượng bình quân đầu người Tương tự với đó, E.Wayne

Nafziger đưa ra khái niệm tăng trưởng là sự gia tăng về lượng hoặc tăng lên về thu

nhập bình quân đầu người Còn Paul A Samuelson thì định nghĩa “tăng trưởng kinh tế

là sự mở rộng GDP hay sản lượng tiềm năng của một nước” (Saul A.Samuelson,

William D.Nordhalls, 2011)

Như vậy, với nhiều cách tiếp cận khác nhau, trong ngắn hạn hay dài hạn đều

cho rằng tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng sản lượng và mở rộng sản lượng tiềm năng

của một nền kinh tế Đồng thời, tăng trưởng kinh tế là quá trình tạo ra sản lượng thực

bình quân đầu người cao hơn, thay đổi cơ cấu sản xuất, tiêu dùng về số lượng lẫn chất lượng Do đó, tăng trưởng kinh tế thực sự có liên quan đến việc nâng cao mức độ thụ hưởng, cải thiện cuộc sống và gia tăng phúc lợi cho con người

Để một quốc gia đạt được tăng trưởng kinh tế đều đặn và đủ sức cạnh tranh thì năng suất của nền kinh tế được cho là quan trọng nhất Nhà kinh tế học N.Gregory

Mankiw cho rằng “năng suất là số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra từ mỗi

đơn vị nhập lượng lao động” Năng suất được quyết định bởi bốn yếu tố là: vốn vật chất, vốn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên và kiến thức công nghệ (N.Gregory

Trang 18

một thể chế chính trị phù hợp, ổn định và linh hoạt Đó là điều kiện để khai thác tiềm năng, tạo ra động cơ tăng năng suất, khuyến khích phát triển công nghệ, đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục Ngoài ra, còn có các yếu tố vô hình như văn hóa, truyền thống, tôn giáo, đặc điểm sắc tộc hay các đặc tính khác đều ảnh hưởng đến nền kinh tế

Trong tăng trưởng kinh tế, ngoài hai yếu tố là quy mô và tốc độ thì chất lượng tăng trưởng được xem như là một yêu cầu để hoàn thiện và phát triển nền kinh tế một cách bền vững Theo báo cáo chất lượng tăng trưởng kinh tế của WB thì chất lượng

tăng trưởng được nhấn mạnh ở hai khía cạnh, đó là tốc độ tăng trưởng cao cần được

duy trì trong dài hạn và tăng trưởng cần phải đóng góp trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống Đây cũng chính là xu hướng mà các nước đang theo đuổi để

thực hiện một mô hình tăng trưởng kinh tế và phát triễn xã hội toàn diện

2.1.2 Các thước đo tăng trưởng kinh tế

Để đánh giá nền kinh tế của một quốc gia chúng ta cần những thông tin và chỉ

số chính xác Các nhà kinh tế học với quan điểm của mình đã đề ra những chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế

2.1.2.1 Các chỉ tiêu đo lường quy mô sản lượng

Thứ nhất, tổng giá trị sản xuất (GO – Gross Output): là tổng giá trị toàn bộ

sản phẩm vật chất và dịch vụ được sản xuất ra trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định thường là một năm

Chỉ tiêu này được tính bằng hai cách:

- Cách thứ nhất là dựa vào doanh thu bán hàng từ các doanh nghiệp và ngành

nghề trong nền kinh tế

- Cách thứ hai là dưới gốc độ chi phí sản xuất, tổng giá trị sản xuất bao gồm chi

phí trung gian và giá trị gia tăng của sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra

Thứ hai, tổng sản phẩm quốc nội (GDP – Gross Domestic Product): là tổng

giá trị bằng tiền của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên phạm

vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời gian nhất định GDP đo lường đồng thời

cả hai chỉ tiêu tổng thu nhập và tổng chi tiêu trong nền kinh tế của một quốc gia

Có ba phương pháp để tính GDP:

- Phương pháp chi tiêu: GDP được tính bằng tổng chi tiêu cho tất cả hàng hóa

và dịch vụ cuối cùng

Trang 19

- Phương pháp thu nhập: GDP được tính trên các yếu tố hình thành thu nhập và

phân phối thu nhập lần đầu

- Phương pháp giá trị gia tăng: GDP được tính bằng giá trị gia tăng của tất cả

đơn vị sản xuất trong các ngành trên lãnh thổ một quốc gia

Nếu tổng các giá trị bằng tiền của hàng hóa và dịch vụ cuối được tính theo giá

cả hiện hành thì chỉ số đo lường là GDP danh nghĩa Tuy nhiên, chỉ số GDP danh nghĩa không phản ánh đúng nền kinh tế quốc gia do những thay đổi về giá theo thời gian Do đó, GDP thực sử dụng giá cố định của một năm cơ sở để tính tổng giá trị bằng tiềng cho các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng Vì vậy, GDP thực là thước đo hiệu quả và phản ánh đúng nền kinh tế hơn GDP danh nghĩa

Thứ ba, tổng sản phẩm quốc dân (GNP – Gross National Product): là tổng

giá trị bằng tiền của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà công dân một nước sản xuất ra trong một thời gian nhất định

2.1.2.2 Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng

Ngoài các chỉ tiêu về quy mô tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng cũng thường được

sử dụng trong việc đánh giá sự thay đổi và hiệu quả của nền kinh tế dựa trên số liệu về quy mô tăng trưởng

Y 0 : là GDP hay GNP của năm làm gốc

Y t : là GDP hay GNP của năm thứ t

2.1.2.3 Thu nhập bình quân đầu người

Thu nhập bình quân đầu người là chỉ số được tính bằng cách lấy GDP hay GNI của một quốc gia chia cho dân số trung bình của quốc gia đó trong một thời gian xác

Trang 20

định Đây là chỉ số phản ánh sự phát triển của nền kinh tế theo thời gian và thường được dùng để so sánh, đánh giá giữa các quốc gia với nhau hay giữa các địa phương trong một nước Năm 2012, WB (World Bank) đã phân loại thu nhập theo GNI bình quân đầu người theo các mức cụ thể như sau:

- Thu nhập thấp: 1.025 USD hoặc ít hơn

- Thu nhập trung bình thấp: từ 1.026 USD đến 4.035 USD

- Thu nhập trung bình cao: từ 4.036 USD đến 12.475 USD

- Thu nhập cao: 12.476 USD hoặc cao hơn

2.1.3 Những tác động tích cực của tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế mang lại nhiều tác động tích cực, các chính sách vĩ mô của tất cả các quốc gia đều xoay quanh vấn đề này và xem đây là hành động quan trọng để mang lại sự ổn định trong dài hạn không những về kinh tế mà còn về xã hội và thể chế chính trị

Trước hết, tăng trưởng kinh tế như là một điều kiện bắt buộc để biến đổi các nền kinh tế kém phát triển trở nên năng động và hiện đại Thông qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống về vật chất và tinh thần cho các tầng lớp dân cư đồng thời xóa bỏ đi

sự lạc hậu, khắc phục nghèo đói, hướng tới giàu có và thịnh vượng

Thứ hai, tăng trưởng kinh tế làm cho con người giảm bớt sự phụ thuộc vào tự nhiên, tạo ra động lực phát triển đồng thời kiểm soát rộng rãi hơn đối với vật chất và môi trường từ đó mở rộng quyền tự do lựa chọn cho các cá nhân

Thứ ba, tăng trưởng kinh tế tận dụng một các hiệu quả các nguồn lực và lợi thế quốc gia Đồng thời khai thác và mở rộng các tiềm lực của từng vùng, từng miền góp phần gia tăng thêm nguồn lực đầu tư và tái đầu tư

Thứ tư, tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề cho các quốc gia đảm bảo quốc phòng,

an ninh trật tự được cũng cố, cải cách pháp luật, nâng cao niềm tin và sự tín nhiệm trong xã hội đối với thể chế chính trị

Thứ năm, tăng trưởng kinh tế là cở sở để thực hiện các chỉ tiêu và giải quyết các vấn đề vĩ mô như giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao mức thu nhập, cải thiện phúc lợi xã hội, an sinh xã hội…Và cũng góp phần định hướng giáo dục, truyền bá các tư tưởng nhân văn và giá trị truyền thống để xây dựng và phát triển xã hội bền vững

Trang 21

2.1.4 Mặt trái của tăng trưởng kinh tế

Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, tăng trưởng kinh tế cũng gây ra những tổn phí nhất định cho xã hội, trong đó có một số ảnh hưởng có thể nhận thấy và giải quyết tức thời được nhưng một số ảnh hưởng khác không thể nhìn thấy và phải được giải quyết sau khi được phát sinh

Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế làm cho hiện tượng đô thị hóa diễn ra nhanh chóng chủ yếu là do tác động của sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế trong quá trình tăng trưởng Việc quá chú trọng đến phát triển ở thành thị sẽ làm mất cân bằng giữa thành thị và nông thôn Số lượng người di dân từ nông thôn đến những khu đô thị kinh tế phát triển để tìm việc làm sẽ làm cho chi phí sinh hoạt tăng cao, việc giải quyết an sinh

xã hội không theo kịp với tốc độ tăng dân số cho nên sẽ làm giảm điều kiện sống, gia tăng bệnh tật và các tệ nạn xã hội

Thứ hai, tăng trưởng kinh tế làm sự phân hóa thu nhập ngày càng lớn, nhất là trong giai đoạn đầu nhằm có nhiều tiền dành cho tiết kiệm và đầu tư để duy trì sự tăng trưởng Với khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, giữa thành thị và nông thôn ngày càng giãn rộng, số lượng người nghèo đói gia tăng sẽ làm cho nền kinh tế giảm đi tính lành mạnh và là cản trở lớn đối với quá trình phát triển kinh tế bền vững

Thứ ba, từ việc phân phối không đồng đều trong thu nhập cá nhân kéo theo sự phân phối về quyền sỡ hữu các tài sản sinh lợi giữa các tầng lớp dân cư không đồng đều từ đó tạo nên sự chênh lệch ngày càng lớn giữa người giàu và người nghèo Việc này làm cho tài sản và các yếu tố sản xuất được kiểm soát bởi số ít tầng lớp thu nhập cao đã cho phép họ có quyền lực để chi phối về kinh tế, chính trị và các vấn đề xã hội khác Các tầng lớp khác hầu như không có tiếng nói, bất công gia tăng, dân chủ bị thu hẹp, quyền lực phân phối không bình đẳng, và phải chịu sự hạn chế trong việc tiếp cận giáo dục, thụ hưởng thành quả sản xuất hay cơ hội nâng cao thu nhập

Thứ tư, tăng trưởng kinh tế nhưng không đi đôi với tăng trưởng việc làm mới

và gia tăng năng suất sản xuất sẽ làm cho tiền lương luôn ở mức thấp, gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và số lượng người lao động trong các khu vực không chính thức hay khu vực nông nghiệp Từ đó chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp dân cư ngày càng rõ rệt, đời sống của người lao động không được đảm bảo, tỷ lệ thất nghiệp cao và duy trì trong thời gian sẽ kéo theo nhiều hệ quả xấu cho nền kinh tế và xã hội

Trang 22

Thứ năm, tăng trưởng kinh tế quá nhanh sẽ làm nảy sinh các vấn đề về ô nhiễm môi trường, tàn phá thiên nhiên, cạn kiệt tài nguyên và các nguồn lực cho tương lai Với các vấn đề này thật khó để có các giải pháp triệt để Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh

tế cũng tác động đến văn hóa truyền thống dân tộc, làm cho các tư tưởng nhân văn, giá trị cộng đồng và đời sống tinh thần có xu hướng đi xuống

Chương trình phát triển của liên hiệp quốc (1996) UNDP đã liệt kê năm loại tăng trưởng kinh tế xấu, bao gồm:

- Tăng trưởng kinh tế không lương tâm Đó là tăng trưởng kinh tế mà thành quả

của nó chủ yếu đem lại lợi ích cho người giàu, còn người nghèo ít được hưởng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng

- Tăng trưởng kinh tế không việc làm Đó là tăng trưởng kinh tế nhưng không

mở rộng cơ hội tạo thêm việc làm, hoặc phải làm việc nhiều giờ và có thu nhập thấp với những công việc có năng suất thấp, trong khu vực nông nghiệp và khu vực không chính thức

- Tăng trưởng kinh tế không có tiếng nói Tức là tăng trưởng kinh tế không đi

kèm với việc mở rộng nền dân chủ hay là việc trao đổi thêm quyền lực cho dân, dập tắt những đòi hỏi được tham gia nhiều hơn của cộng đồng vào các quyết sách liên quan đến đời sống xã hội

- Tăng trưởng kinh tế không gốc rễ Đó là tăng trưởng kinh tế khiến cho nền

văn hóa, đời sống tinh thần của con người ngày càng khô héo

- Tăng trưởng kinh tế không có tương lai Tức là tăng trưởng kinh tế trong đó

thế hệ hiện nay phung phí những nguồn lực mà các thế hệ trong tương lai cần đến

2.2 Cơ sở lý luận về công bằng xã hội

2.2.1 Các quan điểm về công bằng xã hội

Có rất nhiều quan điểm khác nhau được đưa ra nhằm mục tiêu có một khái niệm thống nhất hay giải thích một cách cụ thể về nội dung cho công bằng xã hội Tuy nhiên, các quan điểm này có tính chất tương đối, sẵn sàng thay đổi và bị chi phối bởi bối cảnh lịch sử, thời gian, không gian, cách tiếp cận, nhận thức cá nhân hay sự phát triển của ngôn từ Điều này cho ta thấy công bằng xã hội là một khái niệm rất rộng, hầu như bao hàm hết tất cả những hoạt động của con người

Trang 23

Các triết gia cho rằng công bằng xã hội được thể hiện trước hết ở các quyền về chính trị như việc đảm bảo bầu cử cho tất cả công dân đủ khả năng, bình đẳng trước pháp luật, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng và các quyền tự do khác Tiếp đến là bình đẳng về các cơ hội tham gia hoạt động giáo dục, kinh tế và xã hội Cuối cùng là bình đẳng về thu nhập hay tiêu dùng theo triết lý về một xã hội mà mọi người cống hiến hết khả năng và hưởng thụ theo nhu cầu

Dưới cách nhìn khác, các nhà kinh tế học phương tây thường thể hiện quan

điểm của mình dưới hai gốc độ:

- Công bằng xã hội theo chiều ngang: nghĩa là đối xử như nhau đối với những

cá nhân có hoàn cảnh như nhau và đóng góp như nhau

- Công bằng xã hội theo chiều dọc: nghĩa là đối xử khác nhau đối với những

người có điều kiện khác nhau như khác biệt bẩm sinh hay có những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau

Bên cạnh đó, có những quan điểm hay cách giải thích khác về nội dung cho công bằng xã hội của các tác giả trong nước như:

- Theo Trần Văn Thọ, 2001: “Công bằng xã hội về phương diện kinh tế không

có nghĩa không có nghĩa là thành quả phát triển của xã hội được chia đồng đều cho mọi người Công bằng trước hết phải được hiểu là sự bình đẳng trong cơ hội, cơ hội việc làm, cơ hội đầu tư, nghĩa là bình đẳng trong việc tiếp cận với những cơ hội mà với cố gắng năng lực của con người có thể đạt đến một mức sống cao hơn hiện nay.”

- Theo Bùi Đại Dũng, Phạm Thu Hương, 2009: “Công bằng xã hội là tình

trạng mà mọi quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên xã hội có và được thực hiện phù hợp với các giá trị xã hội để khuyển khích tối đa khả năng đóng góp và hạn chế tối thiểu khả năng gây hại của mỗi cá nhân cho xã hội trong dài hạn”

- Theo Lê Văn Sang, Kim Ngọc, 1999: “Công bằng xã hội là một phạm trù chính

trị - xã hội thể hiện mối quan hệ dựa trên mối quan hệ giữa các thành viên trong xã hội dựa trên nguyên tắc thống nhất ngang bằng giữa cống hiến và hưởng thụ, được phản ánh chủ yếu thông qua phân phối thu nhập, thông qua mối quan hệ giữa giàu và nghèo.”

Không chỉ các quan niệm về công bằng xã hội như trên mà còn nhiều quan điểm khác đều có những giá trị nhất định Và chính sự đa dạng này cho ta thấy được công bằng xã hội không chỉ giới hạn trong những phạm vi có thể liệt kê được mà nó

Trang 24

thuộc về hình thái ý thức chủ quan của con người Do đó, có thể hiểu công bằng xã hội

không chỉ là công bằng trong phân phối thu nhập mà còn là sự bình đẳng trong các cơ hội về việc làm, đầu tư kinh tế, giáo dục cũng như phát triển bản thân Tuy nhiên, dù

có định nghĩa hay giải thích nội dung như thế nào thì một quốc gia hướng tới công

bằng xã hội phải là một quốc gia mà chất lượng cuộc sống của tất cả mọi người luôn được

cả thiện, xã hội tôn trọng những quyền lợi cá nhân và đề cao những giá trị cộng đồng

2.2.2 Các tiêu chí đo lường công bằng xã hội

Tính đa dạng của công bằng xã hội đã làm cho vấn đề đo lường trở nên phức tạp Có rất nhiều thước đo, dựa trên nhiều cơ sở ở nhiều khía cạnh khác nhau Nhưng

các công cụ đo lường về chênh lệch trong thu nhập, các chỉ số về phát triển con người

và mức độ nghèo khổ thường được sử dụng để biểu đạt mức độ công bằng nói chung

cho mỗi quốc gia

Thứ nhất, tỷ lệ thu nhập giữa các nhóm dân cư

Đây là một trong những phương pháp phổ biến để đo mức độ bình đẳng trong phân phối thu nhập Nhưng đây chỉ là tổng thu nhập mà mỗi cá nhân nhận được chứ không xét đến nguồn gốc của thu nhập hay các yếu tố khác như địa điểm hay ngành nghề Theo cách này, thông thường dân số được chia thành 5 nhóm kế tiếp nhau, mỗi nhóm có 20% dân số và xếp theo thứ tự từ thấp đến cao về thu nhập

Sau đó, sẽ xác định mỗi nhóm có tỷ lệ bao nhiêu so với tổng nhu nhập của cả nước, của từng vùng hay khu vực để đưa ra nhận xét về phân phối thu nhập Một cách khác, là so sánh tỷ lệ thu nhập nhận được bởi nhóm có 20% dân số thu nhập thấp nhất

và nhóm có 20% dân số có thu nhập cao nhất Nếu tỷ lệ này càng nhỏ, mức độ bất bình đẳng càng lớn và ngược lại

Thứ hai, tiêu chuẩn “40” của WB

Tiêu chuẩn “40” được WB đưa ra vào năm 2002 để đánh giá chỉ tiêu bất bình đẳng dựa vào tổng thu nhập của 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội với tổng thu nhập của xã hội theo tiêu chí sau:

- Nếu thu nhập của 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội lớn hơn 17% tổng thu nhập của xã hội thì tình trạng bất bình đẳng thấp

- Nếu thu nhập của 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội nhỏ hơn 17% và lớn hơn 12% tổng thu nhập của xã hội thì tình trạng bất bình đẳng tưởng đối

Trang 25

- Nếu thu nhập của 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội nhỏ hơn 12% tổng thu nhập của xã hội thì tình trạng bất bình đẳng cao

Thứ ba, đường cong Lorenz và hệ số Gini

- Đường cong Lorenz

Đường cong Lorenz là một phương pháp phổ biến để đo lường và phân tích các

số liệu về thu nhập cá nhân được Conrad Lorenz, một nhà thống kê người Mỹ đã đưa

ra vào năm 1905 Đó là một biểu đồ phản ánh mối quan hệ giữa các nhóm dân số và thu nhập theo tỷ lệ phần trăm cộng dồn

Hình 2.1: Đường cong Lorenz

Nguồn: Max.O.Lorenz, 1905

Trục hoành thể hiện tỷ lệ % cộng dồn của dân số và được sắp xếp theo thứ tự tăng dần đến 100% Trục tung thể hiện tỷ lệ % cộng dồn của thu nhập mà mỗi phần trăm dân số nhận được cho đến 100% Đường kẻ chéo 450 từ điểm gốc là đường công bằng tuyệt đối Bất kỳ điểm nào trên đường này đều phản ánh tỷ lệ phần trăm thu nhập nhận được đúng bằng tỷ lệ phần trăm số người có thu nhập Ví dụ: với 20% thu nhập thì được phân phối cho dúng 20% dân số, với 50% thu nhập thì được phân phối cho dúng 50% dân số

Đường Lorenz cho thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ phần trăm dân số và tỷ lệ phần trăm trong tổng thu nhập nhận được trong một khoản thời gian nhất định Khoảng cách giữa đường 450 và đường Lorenz cho biết mức độ bình đẳng trong thu nhập Có các trường hợp xảy ra:

Trang 26

- Đường Lorenz trùng với đường 450 thì có được sự công bằng tuyệt đối trong thu nhập

- Đường Lorenz trùng với trục hoành bên dưới và trục tung bên phải thì xảy ra bất công tuyệt đối trong thu nhập

- Đường Lorenz càng dịch chuyển gần về phía đường 450 tình trạng bất bình đẳng trong thu nhập giảm dần.- Đường Lorenz càng dịch chuyển ra xa đường 450 tình trạng bất bình đẳng trong thu nhập tăng dần

- Hệ số Gini

Năm 1912, Corrado Gini, một nhà thống kê và xã hội học người Ý đã đưa ra một hệ số lấy tên là tỷ số tập trung Gini hay gọi đơn giản là hệ số Gini Hệ số này nhằm mục đích lượng hóa tình trạng của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập dựa vào đường cong Lorenz

Dựa theo biểu đồ Đường cong Lorenz, hệ số Gini được tính theo công thức sau:

R Gini =

Trong đó:

R Gini : hệ số Gini

S A :diện tích hình A (diện tích nằm giữa đường 450 và đường Lorenz)

S B : diện tích tam giác nằm dưới đường 450 trừ đi diện tích hình A

Ngoài ra, hệ số Gini còn được tính bằng công thức sau:

R Gini = 1 + - (Y1 + 2Y2 + … + nYn)

Trong đó:

n : tổng số nhóm hộ dân cư

Y bq : thu nhập bình quân của hộ dân cư

Y 1 , Y 2 ,…Y n : thu nhập bình quân của các nhóm dân cư giảm dần

* Giá trị hệ số Gini nhận được từ 0 đến 1 và có thể xảy ra các trường hợp sau:

- R Gini = 0 : hoàn toàn bình đẳng trong phân phối thu nhập

- R Gini =1 : hoàn toàn bất bình đẳng trong phân phố thu nhập

- 0 < R Gini < 1: xuất hiện tình trạng trong phân phố thu nhập

World Bank dựa vào những chỉ số thực tế thì cho rằng giá trị của hệ số Gini thường thay đổi trong phạm vi hẹp hơn từ 0,2 đến 0,6 Đồng thời cũng đưa ra nhận xét như sau:

Trang 27

- Đối với các nước có thu nhập thấp: 0,4 < R Gini < 0,6

- Đối với các nước có thu nhập trung bình : 0,3 < R Gini < 0,5

- Đối với các nước có thu nhập cao: 0,2 < R Gini < 0,4

Qua đó World Bank cho rằng R Gini tốt nhất thường xoay quanh giá trị 0,3

Thứ tư, chỉ số phát triển con người (HDI)

Nếu đường cong Lorenz và hệ số Gini đánh giá mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập thì chỉ số phát triển con người - HDI, được Liên Hợp Quốc đưa ra đầu tiên vào năm 1992 là một thước đo rộng hơn, phản ánh sự tiến bộ của con người dựa trên ba yếu tố đó là thu nhập, giáo dục và tuổi thọ Cách tính HDI đã có những thay đổi từ năm 2010 để có thể đo lường sự tiến bộ của xã hội ở mức gần nhất với thực

tế nhất Và cũng có những thay đổi về nguyên tắc xếp hạn:

- Nhóm các nước có HDI thấp : HDI < 0,5

- Nhóm các nước có HDI trung bình : 0,5 < HDI < 0,8

- Nhóm các nước có HDI cao : 0,8 < HDI <0,9

- Nhóm các nước có HDI rất cao : HDI > 0,9

Thứ năm, chỉ số nghèo HPI và chuẩn nghèo

- Chỉ số nghèo HPI (Human Poverty Index)

Từ năm 1997, Liên hợp quốc đã đưa ra chỉ số nghèo HPI hay còn được gọi là chỉ số nghèo tổng hợp để bổ sung cho chỉ số HDI Chỉ số HPI đo lường sự thiếu thốn trong ba mặt cốt yếu của cuộc sống được phản ánh trong HDI bao gồm: mức sống, giáo dục và tuổi thọ Giá trị HPI càng cao thì mức độ nghèo đói càng lớn, ngược lại HPI càng nhỏ thì mức độ nghèo đói càng thấp, nếu HPI về đến giá trị 0 thì về cơ bản quốc gia đó không còn tình trạng nghèo đói Ở các nước đang phát triển sử dụng chỉ số HPI-1, và ở các nước phát triển sử dụng chỉ số HPI-2

- Chuẩn nghèo

Để xác định mức nghèo khổ, chuẩn nghèo được đưa ra căn cứ vào thu nhập của từng cá nhân Năm 2014, Liên hợp quốc đưa ra chuẩn nghèo thế giới là 1,25 USD/người/ngày Tại Việt Nam, căn cứ Quyết Định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 thì mức chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 được phân ra theo các mức sau:

- Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống

Trang 28

- Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống

- Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng

- Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng

2.3 Quan điểm về mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội

2.3.1 Quan điểm của các nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển

Các nhà kinh tế học cổ điển thật sự chưa đưa ra các nhận định rõ ràng về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội cũng như các thước đo cho hai vấn đề này Tuy nhiên, trong các tư tưởng và học thuyết của các nhà kinh tế học cổ điển đều hàm chứa những khía cạnh của tăng trưởng và công bằng Những mô hình kinh tế đưa ra đều hướng đến việc giải quyết hai vấn đề này

Adam Smith là người đầu tiên đặt nền móng cho ngành khoa học kinh tế ngày nay Thoát khỏi các quan điểm và định chế của trường phái trọng tiền thời bấy giờ, Adam Smith đã cho ra đời mô hình kinh tế phát triển một cách hài hòa về lợi ích và sự giàu có tổng thể Ông cho rằng sự tự do về kinh tế theo hướng tự nhiên và giới hạn vai trò của chính phủ mang lại sự thịnh vượng và công bằng cho tất cả các quốc gia Đây

là một tư tưởng mới và có ảnh hưởng lớn đối với tâm lý xã hội và các nhà kinh tế học sau này Tuy nhiên, Smith không có khái niệm rõ ràng về giá cả và chi phí của các nhân tố sản xuất nên mô hình về tự do kinh doanh và tự do hóa thương mại của ông vẫn còn nhiều điểm thiếu tính thuyết phục

Các nhà kinh tế học người Pháp sau Adam Smith như Jean Baptiste Say và Federic Bastisat dựa trên tư tưởng của ông để tiếp tục khẳng định rằng một xã hội kinh doanh tự do và hạn chế sự can thiệp của chính phủ sẽ khuyến khích phát triển kinh tế cũng như nâng cao hiệu quả kinh tế Họ đã đưa học thuyết về bàn tay vô hình và điều hòa một cách tự nhiên của thị trường lên mức đỉnh cao Đồng thời cải tiến nó bằng cách bác bỏ thuyết giá trị lao động, bóc lột công nhân dưới chế độ tư bản chủ nghĩa Ngoài ra, những nhà kình tế học người Pháp còn mong muốn thiết lập một trật tự xã hội phù hợp với con người tự do nơi mà mọi công dân đều có cơ hội để phát huy khả năng của bản thân, sử dụng sức lao động của mình theo ý muốn và đó là điều làm cho

xã hội tiến bộ liên tục

Trang 29

Thomas Robert Mathus, David Ricardo và John Stuart Smill, các nhà kinh tế học người Anh, tiếp tục học thuyết cổ điển bằng cách ủng hộ thương mại tự do, hạn chế vai trò chính phủ Tuy nhiên, thay vì tập trung vào các quan điểm tích cực của Smith về tạo ra của cải, điều hòa lợi ích những nhà kinh tế học người Anh chú trọng nhiều hơn vào phân bố của cải, xung đột lợi ích và thuyết giá trị lao động

Mathus mang lại nhiều chỉ dẫn trong việc tìm ra các động lực của một nền kinh

tế tăng trưởng và sự gia tăng về dân số Ông cho rằng can thiệp chính phủ thường phản tác dụng trong việc xóa đói giảm nghèo và kiểm soát dân số Ricardo thì đưa ra mô hình mang tính đối kháng về lợi ích kinh tế giữa các thành phần kinh tế và lại chú trọng vào việc phân phối hơn là tăng trưởng Mill cũng ủng hộ thuyết phân phối của Ricardo và tách biệt hoàn toàn sản suất ra khỏi phân phối Mill đã gây ra một sự ảnh hưởng mạnh bằng cách ủng hộ việc đánh thuế cao, phát triển các chương trình công ích, tấn công mạnh vào của cải, tài sản nhưng không làm ảnh hưởng đến tăng trưởng

2.3.2 Quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại

Quan điểm của Simon Smith Kuznets (1901 – 1985)

Simon Kuznets một nhà kinh tế học người Mỹ gốc Nga là một trong những người tiên phong nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng Dựa trên nghiên cứu thực nghiệm, ông đưa ra những nhận định về mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập phản ánh qua hai chỉ số là GNP bình quân đầu người và hệ số Gini

Hình 2.2: Mô hình chữ U ngược của Kuznets

(Nguồn: Terrence Moll, 1992)

Trang 30

Qua các số liệu thực tế từ các nước phát triển là Anh, Đức, Mỹ và các nước

đang phát triển là Ấn Độ, Sri Lanca và Puerto Rico Kuznets nhận định rằng trong giai

đoạn đầu GNP bình quân đầu người tăng và bất bình đẳng sẽ tăng, đến giai đoạn phát triển cao nhất, GNP bình quân đầu người tiếp tục tăng thì bất bình đẳng có xu hướng giảm dần

Trên cơ sở đó, mô hình chữ U ngược được Kuznets đưa ra vào khoảng thập kỷ

50 của thế kỷ trước Mô hình này không phải để kết luận về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng mà để biểu thị cho xu hướng của mối quan hệ này Ông xem đây hệ quả giữa những tác động gây ra bất bình đẳng với những tác động cải thiện bất bình đẳng, trong đó các động lực gây ra bất bình đẳng nhiều hơn

Tuy nhiên, với những giới hạn về số liệu và những nhận định của Kunzets hầu như chỉ đều là suy đoán chứ không có những giải thích cụ thể mang tính thuyết phục Đồng thời các phân tích của ông hầu như bỏ qua các yếu tố về văn hóa, lịch sử và chính trị của các quốc gia thu thập số liệu Do đó, đã có rất nhiều tranh luận của các nhà kinh tế học về mô hình chữ U ngược mà Kunzets đưa ra bằng những kiểm định thực tế và những thực nghiệm quy mô về sau này

- Quan điểm của William Arthur Lewis (1915-1991)

Arthur Lewis là một nhà kinh tế học phát triển Năm 1954, ông đưa ra một bài

viết với nhan đề là “Phát triển kinh tế với cung lao động không giới hạn” để giải thích

về thù lao của nhân lực và các tỷ số mậu dịch dựa trên mô hình một nền kinh tế nhị nguyên, đây là một trong những mô hình đầu tiên được David Ricardo đưa ra trong tác

phẩm “Các nguyên tắc kinh tế chính trị và thuế khóa”

Lewis tiến hành phân tích một nền kinh tế có hai khu vực là khu vực hiện đại và khu vực truyền thống Khu vực hiện đại gồm các hoạt động như chế tạo, khai khoáng

và buôn bán sản phẩm nông nghiệp Khu vực truyền thống gồm nông nghiệp và những hoạt động hướng đến tồn tại Dựa vào đó, ông đưa ra mô hình thặng dư lao động hay còn gọi là mô hình Lewis

Trong giai đoạn đầu của nền kinh tế, khu vực hiện đại là nơi đầu tư có hiệu quả nhất vì vậy khu vực này không ngừng gia tăng Trong khi đó, khu vực truyền thống với một mức lương chỉ đủ sống và một lực lượng lao động dư thừa có nghĩa là khu vực này có nhiều lao động hơn cần thiết Vì vậy, những lao động dư thừa sẽ di chuyển từ

Trang 31

khu vực truyền thống sang khu vực hiện đại mà không làm giảm năng suất của khu vực truyền thống Theo Lewis, lượng lao động dư thừa ở khu vực truyền thống, lao động thất nghiệp ở khu vực hiện đại và tăng trưởng dân số chính là nguồn cung lao động không giới hạn Nhưng khi làm việc ở khu vực hiện đại thì tiền lương mà các lao động nhận được chỉ ở mức đủ sống tại khu vực này Lewis cho rằng mức lương đủ sống của khu vực hiện đại cao hơn khu vực truyền thống là 30%

Với việc khu vực hiện đại mở rộng, thu nhập của những nhà tư bản tăng lên đáng kể và được giữ lại để tiếp tục đầu tư trong khu vực này Khu vực truyền thống hầu như không được đầu tư Trong khi đó thu nhập của lao động ở cả hai khu vực chỉ

ở mức đủ sống Do đó, trong giai đoạn đầu bất bình đẳng sẽ gia tăng

Trong giai đoạn sau, khi khu vực hiện đại đã thu hút hết tất cả lao động thặng

dư từ khu vực truyền thống thì lúc đó lao động trở thành yếu tố sản xuất khan hiếm Khi đó cung lao động giảm và cầu lao động tăng lên cho nên tiền lương cũng phải được gia tăng Đồng thời, tư bản tích lũy cũng được đầu tư vào khu vực truyền thống

Vì vậy, mức lương của lao động ở hai khu vực đều được cải thiện Do đó, trong giai đoạn sau, bất bình đẳng ngày càng giảm đi và nghèo khổ có thể được đẩy lùi

Thông qua mô hình thặng dư lao động thì Lewis cũng có nhận định tương đồng với Kuznets là bất bình đẳng về phân phối thu nhập sẽ gia tăng trong giai đoạn đầu và

sẽ giảm dần theo qua trình phát triển Tuy nhiên, Lewis không xem đây là một xu hướng của mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng như Kuznets mà ông cho rằng việc kết hợp một nguồn cung lao động không giới hạn với một khu vực hiện đại luôn gia tăng về quy mô sẽ đem lại một nền kinh tế tăng trưởng cao và có lợi nhuận dài hạn Tức là bất bình đẳng là một điều kiện cần thiết để tăng trưởng kinh tế

Bên cạnh đó, Lewis còn cho rằng bất bình đẳng là nguyên nhân của tăng trưởng kinh tế Vì những nhà tư bản có lợi nhuận cao sẽ tích lũy và tiếp tục đầu tư, làm cho khu vực hiện đại và khu vực truyền thống được mở rộng Từ đó dẫn tới việc gia tăng năng suất lao động và sản lượng quốc gia Vì vậy, những nỗ lực quá sớm để phân phối lại thu nhập có thể kiềm hãm sự tăng trưởng kinh tế

- Quan điểm của Harry Tatsumi Oshima

Kế thừa quan điểm về mô hình thặng dư lao động trong một nền kinh tế hai khu vực của Lewis, Oshima một nhà kinh tế học Nhật Bản đã áp dụng mô hình Lewis vào

Trang 32

các nước Châu Á gió mùa Ông cho rằng mô hình này không có ý nghĩa thực tế vì những khác biệt đặc trưng về địa lý và khí hậu

Ông vẫn đồng tình với quan điểm của Lewis là tại khu vực truyền thống luôn có

dư thừa lao động Tuy nhiên, các nước Châu Á vùng gió mùa có nền văn minh nông nghiệp lâu đời, khu vực truyền thống có tính thời vụ cao vì phụ thuộc nhiều vào thời tiết Do đó, vào thời gian chính của thời vụ khu vực truyền thống vẫn thiếu hụt lao động Vì vậy, khi các lực lượng lao động dư thừa chuyển từ khu vực truyền thống sang khu vực hiện đại sẽ làm giảm sản lượng nông nghiệp Đồng thời, khu vực hiện đại cũng khó hấp thụ được hết tất cả lực lượng lao động chuyển từ khu vực truyền thống

Do đó, sẽ diễn ra bất bình đẳng trong thu nhập và làm giảm tăng trưởng kinh tế vì các quốc gia này phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp

Trên cơ sở đó, Oshima dựa vào quan điểm của trường phái tân cổ điển trước đây mà đại diện là David Ricardo, ông đưa ra mô hình tăng trưởng kinh tế cho các nước Châu Á gió mùa phải bắt đầu từ nông nghiệp và trải qua ba giai đoạn khác nhau

Trước tiên sẽ đầu tư vào khu vực truyền thống đặc biệt là nông nghiệp, tạo ra nhiều việc làm để giảm bớt tình trạng dư thừa lao động do thời vụ Đồng thời trong giai đoạn này sản lượng, năng suất lao động và thu nhập của khu vực này cũng gia tăng Tiếp theo là phát triển đồng thời cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nhằm tạo ra việc làm đầy đủ cho tất cả lao động và tăng mức thu nhập Cuối cùng là thực hiện đầu tư vào chiều sâu cho toàn bộ nền kinh tế để phát triển ở mức cao nhất

Qua mô hình trên, ta thấy rằng trong giai đoạn đầu của tăng trưởng kinh tế vẫn xảy ra tình trạng bất bình đẳng Tuy nhiên, bất đình đẳng sẽ giảm dần theo quá trình tăng trưởng Đây là mô hình giải quyết được cả hai vấn đề là tăng trưởng kinh tế và giảm bất bình đẳng cùng một lúc

- Quan điểm của Micheal Paul Torado

Torado là một nhà kinh tế học người Mỹ, ông không đồng tình với quan điểm bất bình đẳng là điều kiện cần thiết để tăng trưởng kinh tế của Lewis Trong tác phẩm

“Kinh tế học cho Thế giới Thứ ba”, Torado cho rằng công bằng cao hơn có thể là một

điều kiện để tăng trưởng kinh tế lâu dài

Torado đưa ra bốn lý do để giải thích cho lập luận trên Đầu tiên, ông cho rằng nhà tư bản có lợi nhuận cao sẽ không nhất thiết đầu tư một phần đáng kể lợi nhuận của

Trang 33

mình để tiếp tục tăng trưởng kinh tế dựa vào bất bình đẳng để tăng trưởng nhanh hơn

và sau này sẽ làm giảm bất bình đẳng dựa trên thuế và các chương trình trợ cấp Mà trên thực tế họ sẽ tăng tiết kiệm, tăng tiêu dùng đối với các mặt hàng xa xỉ và các sản phẩm nhập khẩu Việc này sẽ không tốt cho tăng trưởng kinh tế và đồng thời không góp phần làm giảm bất bình đẳng Tiếp theo, Torado nhận định với một thu nhập và mức sống thấp kéo theo các vấn đề về giáo dục, y tế sẽ làm giảm năng suất của nền kinh tế Vì vậy việc cải thiện thu nhập và mức sống sẽ làm tăng năng suất và thu nhập cho toàn bộ nền kinh tế Thứ ba, tăng thu nhập cho lực lượng lao động sẽ kích thích sản xuất trong nước nhất là đối với các mặt hàng nhu yếu phẩm Qua đó làm tăng sản lượng, tận dụng được tiềm lực kinh tế và tạo ra nhiều việc làm hơn Cuối cùng, việc phân phối thu nhập bình đẳng hơn sẽ tạo động lực khuyến khích lực lượng lao động sự tham gia của các tầng lớp dân cư

Qua những lý luận của mình, Torado cho rằng giữa tăng trưởng và bất bình đẳng không có mâu thuẫn với nhau và xem đây là một mối liên hệ nhân quả Vì vậy, việc xóa bỏ bất bình đẳng trong thu nhập là vấn đề cốt lõi của phát triển Do đó, điều quan trọng là cần phải có những chính sách đồng bộ để kết hợp giữa tăng trưởng kinh

tế và xóa bỏ bất bình đẳng

Ngoài các nhà kinh tế học trên còn rất nhiều nghiên cứu về mối liên hệ giữa

tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội như Arthur M.Okun trong tác phẩm “Công

bằng và hiệu quả: một sự đánh đổi lớn” (1975) cho rằng khi chính phủ nâng cao mức

bình đẳng thì sẽ đưa hiệu quả kinh tế và tổng thu nhập quốc dân giảm đi Các biện pháp phân phối thu nhập sẽ làm mất đi các động cơ khuyến khích đối với việc làm, tiết kiệm và đầu tư, tăng chi phí cho các khoản phúc lợi xã hội Đồng thời hệ thống thuế và

chi chuyển nhượng nhằm mục đích giảm bất bình đẳng được Okun miêu tả như cái xô

thủng vì thất thoát do trong quá trình chuyển giao do phát sinh chi phí hành chính, các

khoản chi tiêu lãng phí của chính phủ và các chi phí tiềm ẩn khác

Trong khi đó Berg, Andrew, và Jonathan D.Ostry trong nghiên cứu vào năm

2011 cho rằng khi xét trong dài hạn thì các chính sách giảm bất bình đẳng không có ảnh hưởng đến hiệu quả mà đây còn là một yếu tố quan trọng duy trì và phát triển kinh

tế Các nhà kinh tế của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế thì nhận thấy bình đẳng tăng lên đi liền với tăng trưởng kinh tế trong trung hạn, các hệ thống tái phân phối thu nhập không ảnh hưởng gì đến kết quả kinh tế

Trang 34

Qua các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm từ các nhà kinh tế học, cho thấy rằng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là hai vấn đề luôn tồn tại song hành với nhau và có mối quan hệ tương tác lẫn nhau không thể tách rời trong quá trình phát triển của một quốc gia Việc lựa chọn mô hình nhấn mạnh ưu tiên cho công bằng xã hội trước hay tăng trưởng kinh tế trước hoặc đồng thời giải quyết cả hai vào từng thời điểm của quá trình phát triển tùy thuộc vào hoàn cảnh hiện tại, tiềm lực quốc gia, nguyên nhân sâu xa của bất bình đẳng và các yếu tố trung gian khác

2.3.3 Quan điểm của Việt Nam về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội

Bắt đầu từ thời kỳ đổi mới, kèm theo những thay đổi rõ rệt về kinh tế khi chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường và thừa nhận sự đa dạng hóa các hình thức sỡ hữu, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội được Đảng luôn quan tâm và xem như một trong những mục tiêu chính để phát triển đất nước

Nghị quyết Đại hội khóa VI khẳng định: “Thực hiện nhất quán chính sách phát

triển kinh tế nhiều thành phần, tạo động lực và môi trường thuận lợi hơn nữa cho các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp phát triển nhanh và hiệu quả cao”

Đồng thời cũng cho rằng: “Tăng trưởng quản lý vĩ mô của Nhà nước nhằm định hướng

và chỉ đạo sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế xã hội” cũng như “khắc phục những mặt khiếm khuyến vốn có của cơ chế thị trường, làm cho thị trường thật sự trở thành công cụ quan trọng trong…đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nhanh hơn, ổn định vững chắc hơn công bằng xã hội nhiều hơn” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1986)

Nghị quyết Trung ương 7 khóa VII cũng chỉ rõ: “Lấy việc phát huy nguồn lực

con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững…tăng trưởng kinh

tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, thực hiện tiến bộ

và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1991)

Với việc thống nhất tư tưởng tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã

hội, Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng xác định: “Kết hợp các mục tiêu kinh tế

với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, địa phương; thực hiện tiến bộ xã hội và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển, thực hiện tốt chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ” (Đảng Cộng sản Việt Nam , 2006)

Trang 35

Gần đây nhất, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII tiếp tục đưa ra

chủ trương “tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng

suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế” nhưng đồng thời vẫn xem việc “thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết; tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; bảo đảm an sinh

xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững” là một trong những mục

tiêu trọng tâm trong những năm tới

Qua Nghị quyết và văn kiện từ Đảng và Nhà nước đã cho đã thấy rõ được quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội Có thể tóm tắt thành các ý sau:

Thứ nhất, trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì tăng trưởng kinh tế là mục tiêu để giải quyết các vấn đề xã hội còn công bằng xã hội phải là động lực cho tăng trưởng kinh tế Vì vậy, cần phải gắn quyền lợi với nghĩa vụ, cống hiến với thụ hưởng khi thực hiện công bằng xã hội

Thứ hai, luôn đảm bảo tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển trong tất cả các lĩnh vực trên phạm vi cả nước Trong đó, trọng tâm là phát triển con người, tạo cơ hội cho mọi người đều có cơ hội phát huy năng lực và hưởng thụ kết quả sản xuất

Thứ ba, phát huy vai trò điều tiết của nhà nước trong việc đảm bảo kết hợp tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội Đồng thời tăng cường đẩy mạnh các dịch vụ công cộng, hoạt động xã hội nhất là giáo dục và y tế hướng tới xây dựng xã hội tiến bộ, dân chủ, văn minh

2.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là một đề tài đã được nghiên cứu và tiếp cận ở nhiều khía cạnh khác nhau Trong thời gian qua, có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này cả về lý luận và thực tiễn

- Đề tài nghiên cứu của Phạm Hảo, Võ Xuân Tiến, Mai Đức Lộc (2000):”Tăng

trưởng kinh tế và công bằng xã hội – Một số lý luận và thực tiễn ở một số tỉnh miền Trung” Nhóm tác giả cho rằng sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và

công bằng xã hội là điều kiện để đảm bảo ổn định chính trị xã hội và tạo thêm động

Trang 36

lực cho phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay Đồng thời nêu lên các mô hình thực hiện tăng trưởng kinh tế và công bằng

xã hội ở các nước như Hoa Kỳ, Thụy Điển, Liên Xô và các nước thuộc Châu Á Thông qua đó, đưa ra một số giải pháp, công cụ thực hiện tăng trưởng kinh tế và công bằng

xã hội tại Việt Nam nói chung và cho các tỉnh ở miền Trung nói riêng

- Đề tài khoa học của Nguyễn Thị Nga (2006): “Quan hệ giữa tăng trưởng kinh

tế với công bằng xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới – Vấn đề và giải pháp”, Học viện

Chính trị quốc gia Dựa trên phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử tác giả khẳng định kết hợp tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là một yêu cầu tất yếu cho việc phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những thành tựu và những giải pháp cơ bản để kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong thời kỳ đổi mới

- Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Mỹ Duyên (2006): “Tăng trưởng kinh tế

với vấn đề công bằng xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Khoa Kinh Tế, ĐHQG

Tp.HCM Thông qua cơ sở lý thuyết, tác giả đã hệ thống hóa các khái niệm cho hai vấn đề tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và các tiêu chí đo lường cho hai vấn đề này Tác giả cũng nhận diện mối quan hệ tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội qua nhiều trường phái khác nhau cũng như quan điểm của Đảng về vấn đề này Với số liệu thống kê từ năm 1990 – 2005, tác giả đánh giá việc thực hiện công bằng xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế của Tp.HCM dựa vào những chỉ tiêu như vấn đề phân hóa thu nhập, xóa đói giảm nghèo tại thành phố, nâng cao phúc lợi xã hội và các chỉ tiêu tổng hợp khác như HDI, MDG Từ đó nhận định chung về những mặt đạt được và hạn chế để đưa ra những quan điểm, định hướng, các nhóm giải pháp

để giải quyết tốt mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội Tp.HCM trong thời gian tới

- Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Anh Bình (2008): “Mối quan hệ giữa tăng

trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam”, Trường ĐH Kinh Tế Tp.HCM Tác

giả khẳng định tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội có mối quan hệ chặt chẽ và Việt Nam cần phải thực hiện cả hai mục tiêu này trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Qua đó, đề cao vai trò quản lý của Chính phủ và đưa ra các giải pháp về mặt chính sách về kinh tế và xã hội, phát huy tính dân chủ, bảo vệ môi trường và các mặt khác của xã hội

Trang 37

- Đề tài khoa học của tác giả Đỗ Phú Trần Tình (2010): “Tăng trưởng kinh tế

và công bằng xã hội, lý thuyết và thực tiễn ở Tp.HCM” , NXB Lao Động Trong đề tài

này tác giả cho rằng công bằng xã hội là một yếu tố đồng thuận hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế phát triển ngày càng cao Thông qua số liệu thống kê tại Tp.HCM, tác giả đánh giá những thành tựu đạt được và hạn chế tăng trưởng kinh tế với các chỉ tiêu của công bằng xã hội như: lao động, tỷ lệ thất nghiệp, thu nhập, mức sống, tỷ lệ thất nghiệp, phúc lợi xã hội…Đồng thời, qua cuộc khảo sát phỏng vẫn ý kiến của cư dân Tp.HCM, tác giả cho ta thấy được cái nhìn thực tế hơn về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội Từ đó, đưa ra những giải pháp để giải quyết tốt hơn quan hệ giữa tăng trưởng kinh

tế và công bằng xã hội tại Tp.HCM

Đề tài nghiên cứu của tác giả Hoàng Đức Thân và Đinh Quang Tỵ (2010):

“Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam” Các tác giả đã nêu lên

các khái niệm, thướt đo, mô hình, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng

xã hội Trên cơ sở đó cùng với số liệu thống kê qua các năm, đã đánh giá thực trạng tăng trưởng kinh tế và thực trạng gắn kết tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam Từ đó đưa ra các quan điểm và giải pháp để bảo đảm gắn kết hợp lý phát triển kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020 bằng các nhóm giải pháp như thực hiện phát triển kinh tế nhanh và bền vững, nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế, chinh sách Chính Phủ, nhóm giải pháp về việc làm, phát triển thị trường lao động, xóa đối giảm nghèo, phát triển khoa học công nghệ, phát triển hệ thống an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe và các giải pháp khắc phục bất bình đẳng khác

- Luận văn thạc sĩ của tác giả Vũ Mạnh Cường (2011): “Tăng trưởng GDP và

vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống ở Việt Nam”, Trường ĐH Kinh Tế Tp.HCM

Thông qua cơ sở lý thuyết, tác giả khẳng định rằng tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là một mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau Với các số liệu thu thập được, tác giả cho rằng tăng trưởng kinh tế đã góp phần cải thiện chỉ số phát triển con người, biểu hiện trên các phương diện lao động, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, an sinh phúc lợi xã hội

Nghiên cứu của Jalilian, H et al (2006) về tác động của các quy định đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển: phân tích giữa các quốc gia Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vai trò của các quy chế quản lý hiệu quả sẽ thúc đẩy tăng trưởng và

Trang 38

phát triển kinh tế Đặc biệt, việc xây dựng cơ cấu quản lý có hiệu quả ở các nước đang phát triển không chỉ đơn giản là một vấn đề của thiết kế kỹ thuật của các công cụ điều tiết thích hợp nhất, nó cũng quan tâm đến chất lượng của việc hỗ trợ các tổ chức quản

lý và năng lực

IMF (2014), đã đề xuất các chỉ số cho chất lượng tăng trưởng tại các quốc gia đang phát triển hiện nay Các chỉ số đó bao gồm cả bản chất nội tại và khía cạnh xã hội của tăng trưởng, và được tính cho hơn 90 nước trong giai đoạn 1990-2011 Cách tiếp cận dựa trên các tiền đề thực tế là không phải tất cả tăng trưởng được tạo ra bình đẳng

về kết quả xã hội Bài viết cho thấy chất lượng tăng trưởng đã được cải thiện ở phần lớn các nước đang phát triển trong hai thập kỷ qua, mặc dù tốc độ hội tụ tương đối chậm Cuối cùng, các bằng chứng thực nghiệm chỉ ra thực tế rằng ,các yếu tố chính của chất lượng tăng trưởng là: sự ổn định chính trị, chi tiêu vì người nghèo, ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển tài chính, chất lượng thể chế và các yếu tố bên ngoài như thu hút đầu tư…

Nguyên cứu của Adam Smith về mô hình kinh tế phát triển Ông cho rằng sự tự

do về kinh tế theo hướng tự nhiên và giới hạn vai trò của chính phủ mang lại sự thịnh vượng và công bằng cho tất cả các quốc gia Đây là một tư tưởng mới và có ảnh hưởng lớn đối với tâm lý xã hội và các nhà kinh tế học sau này Tuy nhiên, Smith không có khái niệm rõ ràng về giá cả và chi phí của các nhân tố sản xuất nên mô hình về tự do kinh doanh và tự do hóa thương mại của ông vẫn còn nhiều điểm thiếu tính thuyết phục

Arthur Lewis (1954) đưa ra một bài viết với nhan đề là “Phát triển kinh tế với

cung lao động không giới hạn” để giải thích về thù lao của nhân lực và các tỷ số mậu

dịch dựa trên mô hình một nền kinh tế nhị nguyên, đây là một trong những mô hình

đầu tiên được David Ricardo đưa ra trong tác phẩm “Các nguyên tắc kinh tế chính trị

và thuế khóa”.Lewis tiến hành phân tích một nền kinh tế có hai khu vực là khu vực

hiện đại và khu vực truyền thống Khu vực hiện đại gồm các hoạt động như chế tạo, khai khoáng và buôn bán sản phẩm nông nghiệp Khu vực truyền thống gồm nông nghiệp và những hoạt động hướng đến tồn tại Dựa vào đó, ông đưa ra mô hình thặng

dư lao động hay còn gọi là mô hình Lewis

Ngoài ra các tài liệu trên, còn nhiều nghiên cứu về vấn đế tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội của các tác giả trong và ngoài nước Tuy nhiên, cho đến nay vẫn

Trang 39

chưa có công trình nào nghiên cứu và mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng

xã hội tại tỉnh Ninh Thuận với những số liệu, tài liệu được cập nhật đến năm 2016

2.5 Kinh nghiệm các nước giải quyết mối quan hệ giữa TTKT và CBXH

2.5.1 Trung Quốc

Năm 1978 đánh dấu sự trỗi dậy của Trung Quốc với những cải cách ban đầu về nông nghiệp và khuyến khích phát triển kinh tế của khu vực tư nhân đã đánh dấu một thời kỳ hồi sinh của Trung Quốc Tuy nhiên, Trung Quốc đang đối mặt với các vấn đề rất lớn như thặng dư xuất khẩu lớn, sự tăng trưởng quá phụ thuộc vào nhập khẩu, dư thừa công suất của các ngành công nghiệp cơ bản, chính phủ can thiệp nhiều vào nền kinh tế và tài chính, phân bổ sai nguồn lực, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, vùng miền và khu vực, tốc độ tăng trưởng việc làm thấp

Năm 2013 Trung Quốc đạt GDP 9,24 nghìn tỷ USD đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Hoa Kỳ và bỏ xa vị trí thứ ba của Nhật Bản Tuy nhiên, GDP bình quân đầu người là 6.807 USD nằm ở vị trí 86 trên giới Sự khác biệt này cho thấy rằng tăng trưởng kinh

tế đã làm cho xã hội Trung Quốc trở nên thịnh vượng hơn, số người trở nên giàu có xuất hiện nhanh chóng, tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng và khá giả hơn, đồng thời khoảng cách về giàu nghèo cũng tăng lên đáng kể

Quá trình tăng trưởng kinh tế đã kéo theo sự bùng nổ về sản xuất công nghiệp tại Trung Quốc từ những năm 1990 của thế kỷ trước cho đến nay Đồng thời dân số tăng nhanh và sự quản lý không chặt chẽ đã làm cho ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng Tài nguyên thiên nhiên bị hủy hoại, nguồn nước bị ô nhiễm do chất thải sinh hoạt và công nghiệp, thiếu nước sạch ngay cả ở các thành phố lớn Đất đai đang

bị xói mòn, ô nhiễm, chứa các chất cực độc và các kim loại nặng khác Theo khảo sát gần đây trong năm 2014, thì Trung Quốc có tới 57,5 triệu ha đất bị ô nhiễm, chiếm tới 19,4% đất canh tác Chất lượng không khí ngày một tồi tệ, gây ra các bệnh về đường

hô hấp, giảm tuổi thọ và nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của dân cư không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở các quốc gia lân cận

Vì vậy, bảo vệ môi trường trở nên là một trong các vấn đề hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Trung Quốc Chính phủ nước này đã đề ra hai biện pháp cơ bản cho vấn đề trên đó là tiếp tục hoàn thiện, xây dựng hành lan pháp lý về

Trang 40

bảo vệ môi trường và hệ sinh thái đồng thời thực hiện những biện pháp cụ thể như chi ngân sách khổng lồ chi việc bảo vệ môi trường, đóng cửa các nhà máy ô nhiễm, giảm thiểu sự phụ thuộc vào than đá bằng các nguồn năng lượng khác, loại bỏ các loại phương tiện gây ô nhiễm, quá hạn sử dụng, cải tạo đất, bảo vệ rừng, làm sạch nguồn nước và các biện pháp khác

Trong giai đoạn tăng trưởng của mình, Trung Quốc chú trọng đến việc phát triển các thành phố ở vùng duyên hải, cho nên có sự chênh lệch về thu nhập rất lớn với các tỉnh và thành phố khác trong đất liền Đồng thời tăng trưởng kinh tế tập trung ở các vùng này, đã thu hút một số lượng lao động nhập cư rất lớn từ các nông thôn nghèo đã tạo ra một cuộc di dân khổng lồ với số lượng là 229,8 triệu người vào năm

2009 và dự đoán sẽ là 350 triệu người vào năm 2025 Tuy nhiên, những lao động nhập

cư tại các thành phố lớn hầu hết phải làm việc nhiều, không được đảm bảo nơi sinh sống và phúc lợi xã hội do những vấn đề về hộ khẩu, tiền lương thấp và bị áp chế bởi các chính sách nhằm ngăn chặn sự gia tăng của chi phí lao động Vì vậy, ngay tại các thành phố phát triển chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp dân cư cũng rất lớn

Chính quyền Trung Quốc cũng có những biện pháp cụ thể để giảm sự chênh lệch về thu nhập như thường xuyên nâng mức lương tối thiểu trên toàn quốc và các thành phố phát triển, hỗ trợ về an sinh xã hội, cấp nhà cho người di dân, cắt giảm thuế đối với các lao động ở nông thôn, thực hiện các luật về lao động một cách chặt chẽ hơn Ngoài ra, để giải quyết tình trạng hiện nay, ngoài các biện pháp cụ thể để giải quyết các hậu quả nghiêm trọng, Trung Quốc cần phải phát triển một nền kinh tế xã hội hài hòa hơn bằng cách định hướng lại nền kinh tế, thay đổi các hệ thống và tư duy kinh doanh đã lỗi thời, giảm tham nhũng, nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo trật

tự xã hội, đề cao pháp trị và giữ gìn hòa bình với các quốc gia láng giềng

2.5.2 Nhật Bản

Sau thất bại trong thế chiến thứ hai, để khôi phục nền kinh tế, thời gian ban đầu sau chiến tranh Nhật Bản dựa vào những ngành nghề thâm dụng lao động có chi phí sản xuất không cao, lương công nhân thấp Sau khi lấy lại đà tăng trưởng, chính phủ điều tiết nền kinh tế bằng các chính sách công nghiệp nhằm đảm bảo các nguồn lực được phân bổ theo hướng phát triển cho những ngành nghề đòi hỏi quá trình đầu tư và công nghệ cao hơn nhằm tạo ra những lợi thế cạnh tranh mới trong xuất khẩu, cấu trúc nền kinh tế theo hướng công nghiệp, nâng cao thu nhập quốc gia và dân cư

Ngày đăng: 26/09/2018, 08:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Daron Acemoglu, James A.Robinson (2013), Tại sao các quốc gia thất bại – Why nations fall, NXB Trẻ, Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tại sao các quốc gia thất bại – Why nations fall
Tác giả: Daron Acemoglu, James A.Robinson
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2013
2. G.Allison, R.D.Blackwill, A.Wyne (2013), Lý Quang Diệu: bàn về Trung Quốc, Hòa Kỳ và Thế Giới – Lee Kwan Yew: The grand master’s ingights on China, The United States, and the World, NXB Thế Giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý Quang Diệu: bàn về Trung Quốc, Hòa Kỳ và Thế Giới – Lee Kwan Yew: The grand master’s ingights on China, The United States, and the World
Tác giả: G.Allison, R.D.Blackwill, A.Wyne
Nhà XB: NXB Thế Giới
Năm: 2013
3. Michel Beaus, Gilles Dostaler (2008), Tư tưởng kinh tế kể từ Keynes, NXB Tri Thức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng kinh tế kể từ Keynes
Tác giả: Michel Beaus, Gilles Dostaler
Nhà XB: NXB Tri Thức
Năm: 2008
4. Phạm Anh Bình (2008), Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH Kinh Tế Tp.HCM, Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Anh Bình
Năm: 2008
5. Nguyễn Thị Chậm, Nguyễn Văn Hoàng (2008), “Kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội và tiến bộ xã hội ở Việt Nam”, Tuyển tập Báo Cáo “Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học” lần thứ 6, Đại Học Đà Nẵng, tr.103–108 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội và tiến bộ xã hội ở Việt Nam”, "Tuyển tập Báo Cáo “Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học” lần thứ 6
Tác giả: Nguyễn Thị Chậm, Nguyễn Văn Hoàng
Năm: 2008
6. Cục Thống Kê Tỉnh Ninh Thuận, Niên giám thông kế tỉnh Ninh Thuận các năm 1995, 1997, 1999, 2004, ,2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, NXB Thống Kê, Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thông kế tỉnh Ninh Thuận các năm 1995, 1997, 1999, 2004, ,2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014
Nhà XB: NXB Thống Kê
7. Vũ Mạnh Cường (2011), Tăng trưởng GDP và vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường ĐH Kinh Tế Tp.HCM, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng trưởng GDP và vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống ở Việt Nam
Tác giả: Vũ Mạnh Cường
Năm: 2011
8. Bùi Đại Dũng, Phạm Thu Hương (2009), “Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội”, Tạp chí hoa học ĐH Quốc Gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh Doanh 25 (2009), 82-91 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội”, "Tạp chí hoa học ĐH Quốc Gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh Doanh 25 (2009)
Tác giả: Bùi Đại Dũng, Phạm Thu Hương (2009), “Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội”, Tạp chí hoa học ĐH Quốc Gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh Doanh 25
Năm: 2009
9. Phạm Mỹ Duyên (2006), Tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Khoa Kinh Tế, Đại Học Quốc Gia Tp.HCM, Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Phạm Mỹ Duyên
Năm: 2006
14. Nguyễn Thị Đông (2008), Ứng dụng mô hình Harry T.Oshima để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại Học Kinh Tế Tp.HCM, Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng mô hình Harry T.Oshima để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long
Tác giả: Nguyễn Thị Đông
Năm: 2008
15. Nguyễn Chí Hải (Chủ biên) (2008), Lịch sử kinh tế Việt Nam và các nước, NXB Đại Học Quốc Gia Tp.HCM, Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử kinh tế Việt Nam và các nước
Tác giả: Nguyễn Chí Hải (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại Học Quốc Gia Tp.HCM
Năm: 2008
16. Nguyễn Chí Hải, Nguyễn Thanh Trọng (2014), “Hoàn thiện thể chế và đổi mới tư duy phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí Phát triển và hội nhập, số 17 (27) tháng 07-08/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện thể chế và đổi mới tư duy phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam”", Tạp chí Phát triển và hội nhập
Tác giả: Nguyễn Chí Hải, Nguyễn Thanh Trọng
Năm: 2014
17. Phạm Hảo, Võ Xuân Tiến, Mai Đức Lộc (2000), Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở một số tỉnh miền Trung, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở một số tỉnh miền Trung
Tác giả: Phạm Hảo, Võ Xuân Tiến, Mai Đức Lộc
Nhà XB: NXB Chính Trị Quốc Gia
Năm: 2000
18. Trần Tiến Khai (2014), Phương pháp nghiên cứu kinh tế - Kiến thức cơ bản, NXB Lao Động – Xã Hội, Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu kinh tế - Kiến thức cơ bản
Tác giả: Trần Tiến Khai
Nhà XB: NXB Lao Động – Xã Hội
Năm: 2014
19. Nguyễn Trọng Hoài (2013), Kinh tế phát triển, NXB Kinh Tế Tp.HCM, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế phát triển
Tác giả: Nguyễn Trọng Hoài
Nhà XB: NXB Kinh Tế Tp.HCM
Năm: 2013
20. Lê Bộ Lĩnh (1998), Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở một số nước Châu Á và Việt Nam, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở một số nước Châu Á và Việt Nam
Tác giả: Lê Bộ Lĩnh
Nhà XB: NXB Chính Trị Quốc Gia
Năm: 1998
21. N.Gregory Mankiw (2014), Kinh Tế Học Vi Mô – Principles Of Microeconomics – 6 th Edition, NXB Cengage Learning Vietnam, Singapore Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh Tế Học Vi Mô – Principles Of Microeconomics – 6"th" Edition
Tác giả: N.Gregory Mankiw
Nhà XB: NXB Cengage Learning Vietnam
Năm: 2014
22. N.Gregory Mankiw (2014), Kinh Tế Học Vĩ Mô – Principles Of Macroeconomics – 6 th Edition, NXB Cengage Learning Vietnam, Singapore Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh Tế Học Vĩ Mô – Principles Of Macroeconomics – 6"th" Edition
Tác giả: N.Gregory Mankiw
Nhà XB: NXB Cengage Learning Vietnam
Năm: 2014
23. Nguyễn Thị Nga, Đào Hữu Hải (2006), Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới – Vấn đề và giải pháp, NXB Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới – Vấn đề và giải pháp
Tác giả: Nguyễn Thị Nga, Đào Hữu Hải
Nhà XB: NXB Học viện Chính trị quốc gia
Năm: 2006
24. Mai Văn Nghĩa (2010), Tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại thị xã Bà Rịa, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường ĐH Kinh Tế Luật, Đại Học Quốc Gia Tp.HCM, Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại thị xã Bà Rịa
Tác giả: Mai Văn Nghĩa
Năm: 2010

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w