1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận cao học tình hình đăng kí sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp và sản phẩm

16 200 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 2,6 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Ngày 1112007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Điều này mở ra cơ hội to lớn trong việc phát triển kinh tế đất nước nhưng chúng ta phải đối mặt với nhiều thách thức đặc biệt là tuân thủ các cam kết quốc tế về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Việc bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ trước hết là do nhu cầu của sự phát triển và giao lưu quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá, khu vực hoá về kinh tế, thương mại diễn ra ngày càng sôi động. Bảo hộ quốc tế quyền sở hữu trí tuệ là một hoạt động có tính tất yếu, khách quan, không ngừng được phát triển, thể hiện trên hai hướng: mở rộng phạm vi các đối tượng được bảo hộ bằng các thiết chế quốc tế và không ngừng chi tiết hoá nội dung bảo hộ. Xâm phạm quyền SHTT tại Việt Nam hiện nay đã và đang trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp (SHCN), thời gian gần đây, xâm phạm quyền SHCN vẫn gia tăng và diễn biến phức tạp, các hành vi xâm phạm quyền SHCN diễn ra ở hầu hết các đối tượng SHCN như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, cạnh tranh không lành mạnh. Trong khi các cơ quan chức năng đang cố gắng hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền SHCN thì tính chất, mức độ xâm phạm quyền SHCN ngày càng diễn ra nghiêm trọng và phức tạp. Thị trường quốc tế nói chung hay Việt Nam nói riêng, không doanh nghiệp nào muốn có tranh chấp nảy sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, dù muốn hay không thì tranh chấp thương hiệu vẫn cứ xảy ra, gây nhiều khó khăn cũng như thiệt hại cho doanh nghiệp. Trong thời gian qua, việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, làm nhái nhãn hiệu đã được báo chí đề cập đến. Phần lớn là hiện tượng đăng ký tên thương mại và tên nhãn hiệu gần giống nhau, thậm chí là trùng nhau. Sự vi phạm này đã xảy ra dưới nhiều hình thức và trên nhiều lĩnh vực. Tiểu luận này xin phép chỉ đi vào tìm hiểu tình hình đăng kí sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ thuộc nhóm ngành 32 (Bia; Nước khoáng, nước ga và các loại đồ uống không có cồn; Ðồ uống hoa quả và nước ép hoa quả; Xirô và các chế phẩm khác để làm đồ uống.), đặc biệt là vấn đề tranh chấp tên miền và đưa ra một số những dẫn chứng cụ thể nhằm phân tích chỉ rõ ra những bài học kinh nghiệm cho những doanh nghiệp thuộc cùng nhóm ngành cũng như những doanh nghiệp khác trong nền kinh tế nước nhà nói chung.

Ngày đăng: 23/09/2018, 12:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w