1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC PHẦN LƯU HUỲNH VÀ NI TƠ ĐỂ CỦNG CỐ ,PHÁT TRIỂN THỨC VÀ RÈN LUYỆN KỶ NĂNG CHO HỌC SINH THPT

184 229 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 184
Dung lượng 2,91 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHẠM THỊ HƯƠNG

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌCPHẦN LƯU HUỲNH VÀ NI TƠ ĐỂ CỦNG CỐ ,PHÁT TRIỂN THỨC VÀ RÈN LUYỆN KỶ NĂNG

CHO HỌC SINH THPT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

VINH – 2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHẠM THỊ HƯƠNG

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌCPHẦN LƯU HUỲNH VÀ NI TƠ ĐỂ CỦNG CỐ ,PHÁT TRIỂN THỨC VÀ RÈN LUYỆN KỶ NĂNG

CHO HỌC SINH THPT

Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn hóa họcMã số: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS LÊ VĂN NĂM

Trang 3

VINH - 2012

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:

- Thầy giáo PGS.TS Lê Văn Năm - Khoa Hóa trường Đại học Vinh, đã giao

đề tài, tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

- Thầy giáo PGS.TS Nguyễn Xuân Trường, trường ĐHSP Hà Nội và thầygiáo PGS.TS Nguyễn Hoa Du Trưởng Khoa Hóa trường Đại học Vinh đã dành nhiều

thời gian đọc và đóng góp nhiều ý kiến quan trọng cho luận văn.

- Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Hoá học cùng các thầy giáo, cô giáo thuộc Bộ môn Lí luận và phương pháp dạy học hoá học khoa Hoá học của trường ĐH Vinh và ĐHSP Hà Nội đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi cũng xin cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình, Ban giám hiệu Trường THPT Diễn Châu 2 cùng bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.

Vinh , tháng 10 năm 2012

Phạm Thị Hương

Trang 5

4 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

6 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4

7 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 4

8 CÁI MỚI CỦA ĐỀ TÀI 5

9 CẤU TRÚC CỦA NỘI DUNG LUẬN VĂN 5

PHẦN NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN 6

1.1 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC 6

1.1.1 Vấn đề cơ bản về nhận thức 6

1.1.1.1 Con đường biện chứng của quá trình nhận thức 6

1.1.1.2 Diễn biến của quá trình nhận thức 6

1.1.2 Năng lực nhận thức và những nhiệm vụ phát triển năng lực nhận thức của họcsinh qua bộ môn hóa học 7

1.1.2.1 Năng lực nhận thức 7

1.1.2.2 Những nhiệm vụ phát triển năng lực nhận thức của học sinh 8

1.2 BÀI TẬP HÓA HỌC VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨCCỦA HỌC SINH 10

1.2.1 Khái niệm về bài tập hóa học 10

1.2.2 Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học ở trường phổ thông 11

1.2.2.1 Ý nghĩa trí dục 11

1.2.2.2 Ý nghĩa phát triển 12

1.2.2.3 Ý nghĩa giáo dục 12

Trang 6

1.2.2.4 Tác dụng giáo dục kĩ thuật tổng hợp… 12

1.2.2.5 Ý nghĩa đánh giá phân loại học sinh 12

1.2.3 Phân loại bài tập hóa học 13

1.3 SỬ DỤNG BÀI TẬP NHƯ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỂ NÂNG CAO HIỆUQUẢ HỌC TẬP 15

1.3.1 Sử dụng bài tập hóa học để kiểm tra kiến thức 15

1.3.2 Sử dụng bài tập hóa học để hình thành các khái niệm hóa học cơ bản, cung cấpvà truyền thụ kiến thức 16

1.3.3 Sử dụng bài tập hóa học để phát triển kiến thức lý thuyết khi nghiên cứu tài liệumới 17

1.3.4 Sử dụng bài tập hóa học để hình thành và phát triển kĩ năng 18

1.3.4 1 Khái niệm về kỹ năng 19

.1.3.4.2 Kỹ năng giải bài tập 19

1.3.4.3 Rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh trong quá trình dạy học hóahọc 20

1.4 ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG GIẢNG DẠY HÓAHỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY 20

1.4.2.4 Địa bàn điều tra 21

1.4.3 Kết quả điều tra 22

CHƯƠNG 2 : XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HOÁ HỌC PHẦN LƯU HUỲNHVÀ NI TƠ ĐỂ CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN KIẾN THỨC VÀ RÈN LUYỆN KỶNĂNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 25

2.1 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH PHẦN LƯUHUỲNH VÀ NI TƠ TRONG CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC PHỔ THÔNG 25

Trang 7

2.1.1 PHẦN LƯU HUỲNH 25

2.1.2 PHẦN NI TƠ 27

2.2 NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CÁC BÀI TẬP CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN KIẾNTHỨC VÀ RÈN LUYỆN KỶ NĂNG 29

2.2.1 Nguyên tắc xây dựng các bài tập hóa học mới 29

2.2.2 Nguyên tắc xây dựng các bài tập củng cố và phát triển kiến thức 30

2.2.3 Nguyên tắc xây dựng các bài tập rèn luyện kỷ năng giải bài tập cho học sinh 30

2.3 HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC ĐỂ CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN KIẾN THỨCVÀ RÈN LUYỆN KỶ NĂNG CHO HỌC SINH PHẦN LƯU HUỲNH VÀ HỢPCHẤT CỦA LƯU HUỲNH (HÓA HỌC LỚP 1O THPT ) 33

2.3.1 HỆ THỐNG BÀI TẬP HOÁ HỌC CŨNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN KIẾN THỨCPHẦN LƯU HUỲNH VÀ HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH 33

2.3.2 HỆ THỐNG BÀI TẬP HOÁ HỌC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI TOÁN HOÁHỌC 60

2.4 HỆ THỐNG BÀI TẬP ĐỂ CŨNG CỐ , PHÁT TRIỂN KIẾN THỨC VÀ RÈNLUYỆN KỶ NĂNG CHO HS PHẦN NI TƠ VỀ HỢP CHẤT CỦA NI TƠ 72

2.4.1.HỆ THỐNG BÀI TẬP CŨNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN KIÊN THỨC 72

2.4.2 : HỆ THỐNG BÀI TẬP HOÁ HỌC RÈN LUYỆN KỶ NĂNG GIẢI TOÁNHOÁ HỌC CHO HỌC SINH 107

2.5 ĐỀ XUẤT QUI TRÌNH SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC CỦNG CỐ , PHÁTTRIỂN KIẾN THỨC VÀ RÈN LUYỆN KỶ NĂNG TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNGDẠY 120

2.5.1 ĐỐI VỚI BÀI TẬP HÓA HỌC CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN KIẾN THỨC 120

2.5.1.1 Sử dụng để tổ chức hoạt động dạy-học ở trên lớp 120

2.5.1.1.1Quy trình dạy học sinh bằng cách sử dụng bài tập củng cố và phát triển kiếnthức trong các bài nghiên cứu tài liệu mới 121

2.5.1.1.2 Quy trình dạy học sinh bằng cách sử dụng bài tập củng cố và phát triển kiếnthức trong các bài luyện tập, ôn tập 122

Trang 8

2.5.1.1.3 Quy trình dạy học sinh bằng cách sử dụng bài tập củng cố và phát triển

kiến thức trong các bài thực hành 122

2.5.1.2 Sử dụng để tổ chức hoạt động tự học ở nhà cho học sinh 123

2.5.2 ĐỐI VỚI BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỶ NĂNG GIẢI BÀI TẬP HOÁ HỌC 124

2.5.2.1 Quy trình sử dụng trong khi dạy các bài ôn tập ,luyện tập 124

2.5.2.2 Quy trình sử dụng trong khi dạy bài mới 124

2.5.2.3 Sử dụng hệ thống bài tập rèn kỹ năng giải bài tập giúp học sinh tự học ởnhà 124

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 125

CHƯƠNG 3 127

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 127

3.1 MỤC ĐÍCH CỦA THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 127

3.2 NHIỆM VỤ CỦA THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 127

3.3 CHUẨN BỊ THỰC NGHIỆM 127

3.3.1 Chọn mẫu thực nghiệm 127

3.3.2 Chọn bài và giáo viên thực nghiệm 129

3.4 CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VÀ KẾT QUẢ 130

3.4.1 Kiểm tra, xử lí kết quả thực nghiệm 130

3.4.2 Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm 139

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU 1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Một trong những định hướng của công cuộc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là chuyển đổi từ cách dạy “ thầy truyền thụ , trò tiếp thu “sang việc thầy tổ chức các hoạt động dạy học để trò tự dành lấy kiến thức , tự xây dựng kiến thức cho mình , bồi dưỡng năng lực tự học , tự nghiên cứu , tích cực , sáng tạo trong học tập , trong lao động sản xuất …

Nghị quyết trung ương Đảng lần thứ 4 khoá VII đã xác định : “ Phải khuyến khích tự học phải áp dụng các phương pháp giáo dục hiện đai để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo , năng lực giải quyết vấn đề ”

Định hướng này đã được pháp chế hoá trong luật giáo dục điều 24.2 : “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực , tự giác , chủ động , sáng tạo của học sinh , phù hợp với đặc điểm từng lớp học , môn học , bồi dưỡng phương pháp tự học , rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn , tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui , hứng thú học tập cho học sinh “

Xuất phát từ tinh thần đó , hiện nay ở các nhà trường nói chung , trường trung học phổ thông nói riêng đa số các giáo viên đã và đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng trên Bản thân cá nhân tôi cũng không nằm ngoài số các giáo viên đó Bởi , tôi cũng là một giáo viên trung học phổ thông Qua nhiều năm công tác , tôi nhận thấy rằng trong quá trình học tập , học sinh tỏ ra rất hứng thú và nhớ rất lâu những kiến thức khi chính các em là người khám phá ra Còn nếu như bắt các em phải ghi nhớ kiến thức một cách thụ động thì gây nên tâm lý ỷ lại , chán nản , lười học Chính vì vậy việc phát huy nội lực của người học là nhiệm vụ rất quan trọng của người giáo viên trong thời đại ngày nay

Trong bộ môn hoá học có rất nhiều vấn đề cần khai thác để làm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh Trong đó có sử dụng các dạng bài tập theo hướng tích cực để giúp học sinh củng cố, tìm tòi và phát triển kiến thức cho riêng mình đang là

Trang 10

một vấn mới được nhiều giáo viên quan tâm và dễ áp dụng trên lớp ở các trường trung học phổ thông Đây là dạng bài tập đòi hỏi học sinh không chỉ tái hiện lại kiến thức mà còn phải tìm tòi, phát hiện kiến thức mới, từ đó phát triển kiến thức và tư duy Chúng ta có thể sử dụng một hệ thống bài tập nhận thức môn hóa học cho các khối lớp để hỗ trợ quá trình tổ chức hoạt động dạy học theo xu hướng đổi mới hiện nay

Mặt khác , xét về hoá nguyên tố phần phi kim thì Lưu huỳnh và Ni tơ là những nguyên tố quan trọng , cố nhiều hợp chất và phức tạp hơn là sự biến đổi qua lại giữa đơn chất và hợp chất chất của chúng Quả thật chúng là những nguyên tố “ rắc rối “ trong phạm vi chương trình hoá học phổ thông

Từ những lập luận trên, chúng tôi đã chọn đề tài: ” Xây dựng hệ thống bài tậphóa học phần Lưu huỳnh và Ni tơ để củng cố, phát triển kiến thức và rèn luyện kỷnăng cho học sinh trung học phổ thông ” nhằm đóng góp một phần tư liệu bài tập

phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn hóa học theo xu hướng đổi mới ở nước ta hiện nay.

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Về việc sử dụng bài tập để phát triển năng lực nhận thức, phát triển tư duy thì đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu như Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Xuân Trường, Cao Thị Thặng, Lê Xuân Trọng, Cao Cự Giác Trong những năm gần đây, tại trường Đại học Vinh đã có một số luận văn Cao học và luận văn sinh viên nghiên cứu áp dụng vấn đề sử dụng bài tập hóa học như một phương pháp dạy học để củng cố, hoàn thiện và phát triển kiến thức cho học sinh trong dạy học hóa học và áp dụng vào các nội dung cụ thể trong chương trình hóa học phổ thông như sau:

- "Xây dựng hệ thống bài tập hoá học để củng cố và phát triển kiến thức cho học sinh lớp 10 THPT" Luận văn thạc sĩ của Phan Thanh Nam - Nghệ An: Đại học Vinh , 2006

- "Xây dựng hệ thống bài tập hoá học để củng cố và phát triển kiến thức chương

nguyên tử cho học sinh lớp 10 THPT": Luận văn tốt nghiệp Đại học của Nguyễn Thị Nga - Đại học Vinh- Nghệ An, 2007

Trang 11

- "Xây dựng hệ thống bài tập Hoá học để củng cố và phát triển kiến thức phần Hiđrocacbon cho học sinh lớp 11 THPT " của Nguyễn Thị Hồng Quyên - Đại học Vinh- Nghệ An , 2007.

- "Xây dựng hệ thống bài tập hóa học học phần hữu cơ lớp 11 THPT theo hướng củng cố và phát triển kiến thức cho học sinh": Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học của Nguyễn Đình Đức - Đại học Vinh - Nghệ An, 2011.

Trong luận văn của mình, chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu hoàn thiện việc xây dựng hệ thống bài tập hóa học phần Lưu huỳnh và Ni tơ để củng cố,phát triển kiến thức và rèn luyện kỷ năng cho học sinh trung học phổ thông.

3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Tuyển chọn, thiết kế các bài tập hóa học và nghiên cứu cách sử dụng các bài tập đó theo hướng tích cực nhằm củng cố , phát triển thêm kiến thức và rèn luyện kỷ năng cho học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông hiện nay.

4 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài: Lí luận về nhận thức, hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học hóa học nói chung và quá trình giải bài tập nói riêng, từ đó làm cơ sở để xây dựng tiến trình giải bài tập hóa học theo hướng tích cực hóa nhằm củng cố , phát triển kiến thức và rèn luyện kỷ năng cho học sinh.

- Xây dựng cơ sở lí thuyết theo hướng củng cố, phát triển kiến thức và rèn luyện kỷ năng cho bài tập hóa học.

- Xây dựng hệ thống bài tập hóa học theo hướng củng cố, hoàn thiện ,phát triển nhận thức và rèn luyện kỷ năng.

- Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá chất lượng của hệ thống bài tập hóa học đã xây dựng và khả năng áp dụng hệ thống bài tập đó vào quá trình tổ chức hoạt động dạy học hóa học ở lớp 10 ( phần Lưu huỳnh ) và ở lớp 11( phần Ni tơ ) trung học phổ thông

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1 Các phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết:

Trang 12

-Nghiên cứu các văn bản và chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo Dục và Đào tạo có liên quan đến đề tài.

- Nghiên cứu tài liệu liên quan về lí luận dạy học, tâm lí dạy học, giáo dục học và sách giáo khoa, tài liệu tham khảo phục vụ đề tài Đặc biệt chú trọng đến cơ sở lí luận của bài tập hóa học và ý nghĩa, tác dụng của loại bài tập hóa học củng cố , phát triển kiến thức và rèn luyện kỷ năng đối với hoạt động dạy học

5.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Điều tra cơ bản :

- Điều tra tổng hợp ý kiến của các nhà nghiên cứu giáo dục, các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở các trường trung học phổ thông về thực trạng của việc sử dụng bài tập hóa học trong giảng dạy hóa học nói chung.

- Thăm dò lấy ý kiến của giáo viên về giải pháp xây dựng hệ thống bài tập hóa học để củng cố , phát triển kiến thức , rèn luyện kỷ năng và sử dụng nó vào quá trình tổ chức hoạt động dạy học

+ Tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Trao đổi, tổng kết kinh nghiệm về

vấn đề sử dụng bài tập trong dạy học hóa học theo hướng cũng cố , phát triển kiến thứcvà rèn luyện kỷ năng

+ Thực nghiệm sư phạm :

- Đánh giá chất lượng của hệ thống bài tập đã xây dựng.

- Đánh giá hiệu quả đem lại từ việc sử dụng bài tập hóa học củng cố , phát triển kiến thức rèn luyện kỷ năng để tổ chức hoạt động dạy học.

5.3 Phương pháp thống kê toán học trong khoa giáo dục để xử lý kếtquả thực nghiệm sư phạm

Được trình bày trong chương 3: thực nghiệm sư phạm.

6 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.

6.1 Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường phổ thông 6.2 Đối tượng nghiên cứu: Bài tập hóa học với việc củng có, phát triển kiến

thức rèn luyện kỷ năng cho học sinh trong dạy học hóa học

7 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Trang 13

Nếu xây dựng được hệ thống bài tập hóa học theo hướng củng cố , phát triển nhận thức rèn luyện kỷ năng thì sẽ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo , phát huy năng lực vận dụng linh hoạt các kiến thức để giải quyết bài tập , giải quyết các vấn đề liên quan của học sinh, gây hứng thú học tập cho học sinh, từ đó nâng cao hiệu quả của việc dạy và học môn hóa học ở trường trung học phổ thông hiện nay.

8 CÁI MỚI CỦA ĐỀ TÀI

8.1 Về lý luận:

Góp phần tiếp tục hoàn thiện lý luận về tác dụng của bài tập hóa học trong việc củng cố , phát triển kiến thức rèn luyện kỷ năng cho học sinh trong dạy học hóa học.

8.2 Về thực tiễn: Xây dựng hệ thống các bài tập củng cố , phát triển kiến thức

rèn luyện kỷ năng phần Lưu huỳnh ( lớp 10 ) , phần Ni tơ ( lớp 11 ) chương trình hóa học trung học phổ thông cho học sinh Trong đó có một số các bài tập theo hướng phát triển, không chỉ giúp các em tái hiện lại kiến thức mà còn giúp các em tìm tòi, tự tìm ra kiến thức trong quá trình tự học Ngoài hệ thống bài tập rèn luyện kỷ năng giải bài tập hoá học , một số phần chúng tôi cũng xây dựng thêm một số bài tập rèn luyện kỷ năng liên hệ thực tế để phát triển kiến thức thực tiễn cho học sinh.

9 CẤU TRÚC CỦA NỘI DUNG LUẬN VĂN

MỞ ĐẦU NỘI DUNG

Chương 1 : Cơ sở lý luận về phát triển năng lực nhận thức và bài tập hoá học Chương 2 : Xây dựng hệ thống bài tập hoá học phần Lưu huỳnh và Ni tơ để cũng cố phát triển kiến thức và rèn luyện kỷ năng cho học sinh trung học phổ thông

Chương 3 : Thực nghiệm sư phạm KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Trang 14

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN

1.1 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC[25],[28],[29],[34],[36] 1.1.1 Vấn đề cơ bản về nhận thức.

1.1.1.1 Con đường biện chứng của quá trình nhận thức

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan và các quy luật của nó vào đầu óc con người Sự phản ánh đó là một quá trình vận động và phát triển không ngừng Quá trình vận động này tuân theo quy tắc riêng nổi tiếng của Lênin : “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn Đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan” Khi bàn về con đường biện chứng của quá trình nhận thức, Lênin đã khẳng định rằng con đường nhận thức không phải là con đường thẳng Vì rằng quá trình nhận thức rất phức tạp và quanh co Trong quá trình phát triển vô tận của nhận thức, thông qua việc nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn, làm cho con người càng gần với tự nhiên, nhưng không bao giờ có thể thâu tóm trọn vẹn, hoàn toàn đầy đủ về nó.

1.1.1.2 Diễn biến của quá trình nhận thức

Cũng theo Lênin : “Trực quan sinh động, tư duy trừu tượng và thực tiễn là 3 yếu tố của cùng một quá trình thống nhất” Do đó, quá trình nhận thức có thể được xem như 3 giai đoạn :

- Giai đoạn nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) : là giai đoạn nhận thức trực tiếp các sự vật, hiện tượng ở mức độ thấp, chưa đi vào bản chất Giai đoạn này có các mức độ : cảm giác và biểu tượng.

- Giai đoạn tư duy trừu tượng : là giai đoạn cao của quá trình nhận thức (lí tính) Dựa vào những tài liệu cảm tinh ý phong phú đã có ở giai đoạn đầu và trên cơ sở của thực tiễn được lặp đi lặp lại nhiều lần, nhận thức chuyển lên một giai đoạn cao Khi đó trong đầu óc con người nảy sinh ra một loạt các hoạt động tư duy như : phân tích, tổng

Trang 15

hợp, so sánh, trừu tượng hoá và khái quát hoá, tạo ra khái niệm rồi vận dụng khái niệm để phán đoán, suy lý thành hệ thống lý luận.

- Thực tiễn, theo Lênin : “Thực tiễn là cơ sở nhận thức Vì nó không những có ưu điểm là phổ biến mà còn có ưu điểm thể hiện trực tiếp” Mặt khác, thực tiễn còn là tiêu chuẩn để xác định chân lý Tất cả những hiểu biết của con người được khảo nghiệm trở lại trong thực tiễn mới trở nên sâu sắc và vững chãi được Thông qua hoạt động thực tiễn thì trình độ nhận thức của con người ngày càng phong phú và trở thành hệ thống lý luận.

1.1.2 Năng lực nhận thức và những nhiệm vụ phát triển năng lực nhận thức của họcsinh qua bộ môn hóa học

1.1.2.1 Năng lực nhận thức

Năng lực nhận thức được đánh giá qua việc thực hiện các thao tác tư duy : phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá Được chia ra thành bốn trình độ nắm vững kiến thức, kĩ năng và bốn cấp độ năng lực tư duy.

Bốn trình độ nắm vững kiến thức kĩ năng : Bậc một là trình độ tìm hiểu hay ghi nhớ sự kiện, học sinh nhận biết xác định, phân biệt những kiến thức cần tìm Bậc hai là trình độ tái hiện tức là tái hiện lại thông báo theo trí nhớ Bậc ba là trình độ vận dụng tức là vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong các tình huống quen thuộc Bậc bốn là trình độ biến hoá tức là biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong những đối tượng quen thuộc đã bị biến đổi hoặc chưa quen biết.

Bốn cấp độ của năng lực tư duy : Tư duy cụ thể là suy luận từ thực thể cụ thể này đến thực thể cụ thể khác, tư duy logic là suy luận theo một chuỗi có logic khoa học có phê phán có nhận xét có sự diễn đạt các quá trình giải quyết vấn đề theo một logic chặt chẽ, Tư duy hệ thống là suy luận một cách có hệ thống có cách nhìn bao quát hơn khái quát hơn, tư duy trừu tượng là biết suy luận vấn đề một cách sáng tạo ngoài khuôn khổ định sẵn.

Với bộ môn hoá học thì nét đặc thù là bộ môn khoa học tự nhiên, lại là môn khoa học lý thuyết gắn liền với thực nghiệm Quá trình nhận thức của học sinh trong bộ môn hoá học được thể hiện qua việc quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng, các quá

Trang 16

trình biến đổi của chất, tư duy hoá học được hiểu là kĩ năng quan sát hiện tượng hoá học, phân tích một hiện tượng phức tạp thành những bộ phận thành phần, xác lập mối liên hệ định lượng và định tính của các hiện tượng, đoán trước hệ quả lí thuyết và áp dụng kiến thức của mình.

1.1.2.2 Những nhiệm vụ phát triển năng lực nhận thức của học sinh

Dạy học và phát triển nhận thức cho học sinh là hai quá trình liên quan mật thiết với nhau Thực hiện mục tiêu phát triển đòi hỏi phải xác định được các nhiệm vụ tương ứng của nó Nhiệm vụ phát triển năng lực nhận thức của học sinh được giải quyết cùng với nhiệm vụ trí dục và đức dục Trong dạy học hoá học nhiệm vụ phát triển năng lực nhận thức cho học sinh được thực hiện thông qua các nhiệm vụ cụ thể sau :

Phát triển trí nhớ và tư duy : Như ta đã biết, dạy học tiến hành hiệu quả hơn

khi có sự định hướng trước của học sinh Đặc biệt quan trọng là sự phát triển trí nhớ và tư duy của học sinh vì thiếu nó thì không nắm được các cơ sở lí thuyết hiện đại của hoá học Sự tích luỹ vốn kiến thức và lựa chọn thao tác trí tuệ là quá trình tâm lý tích cực, trong đó có sự tham gia của trí nhớ và tư duy Sự phát triển trí nhớ và tư duy được thực hiện một cách có hiệu quả nhất thông qua quá trình hoạt động nhận thức tích cực của học sinh ở từng khâu, từng hoạt động của quá trình dạy học hoá học.

Rèn luyện toàn diện trong từng giai đoạn phát triển các kĩ năng khái quáttrí tuệ và thực nghiệm hoá học : Hoạt động nhận thức hoá học bao gồm nhiều hoạt

động học tập để nắm vững kiến thức hoá học Ví dụ như tiến hành thí nghiệm hoá học, phân tích tổng hợp các chất, mô tả bằng kí hiệu và biểu đồ, sử dụng khả năng dự đoán của hệ thống tuần hoàn, giải bài tập hoá học

Kĩ năng là kết quả của sự nắm vững kiến thức Thực nghiệm hoá học là biện pháp quan trọng để tiếp thu hoá học một cách hiệu quả cùng với các kĩ năng trí tuệ như: các thao tác so sánh, phân tích, tổng hợp, suy diễn, qui nạp loại suy các kĩ năng này được hình thành trong quá trình dạy học hoá học, được phát triển và khái quát ở dạng chung nhất và dễ dàng được chuyển thành năng lực học tập Sự rèn luyện toàn diện, từng giai đoạn các kĩ năng khái quát trí tuệ và thực nghiệm hoá học là nhiệm vụ quan trọng của việc phát triển học sinh.

Trang 17

Tích cực hoá tất cả các dạng hoạt động nhận thức của học sinh : trong quá trình dạy học hoá học học sinh cần phát triển cả hoạt động nhận thức tái hiện, sao chép và hoạt động tích cực, chủ động bằng sự kết hợp hợp lý phương tiện và phương pháp dạy học Sự kết hợp hai yếu tố này giúp người giáo viên tích cực hoá được các dạng nhận thức hoá học cho học sinh từ đơn giản đến phức tạp Thực tế đã xác nhận rằng sự dạy học hoá học tiến hành theo phương pháp dạy học nêu vấn đề sẽ làm tăng tính tích cực nhận thức của học sinh vì trong các bước đi của dạy học nêu vấn đề - ơrixtic, học sinh tích cực bắt tay vào hoạt động độc lập tìm kiếm kiến thức một cách sáng tạo.

Thường xuyên phát triển hứng thú nhận thức của học sinh : Trong lí luận

dạy học chỉ ra rằng hứng thú nhận thức là nguyên nhân - động cơ đầu tiên của hoạt động nhận thức trong học sinh Lí thuyết về giáo dục học và cả các nghiên cứu về phương pháp dạy học chỉ ra rằng nếu không phát triển hứng thú của học sinh với hoá học thì năng lực nhận thức của học sinh sẽ giảm đột ngột, đặc biệt là ở học kì một lớp 10, khi nghiên cứu hoá học hoàn toàn bằng kiến thức lí thuyết trừu tượng Giáo viên phải làm cho học sinh hiểu rõ mục đích, ý nghĩa các hoạt động của mình từ đó mới hình thành được động cơ học tập Việc kích thích hứng thú nhận thức của học sinh được thực hiện bằng cách nghiên cứu các kiến thức lí thuyết xen kẽ với thí nghiệm, tăng cường mối liên hệ lí thuyết với thực tế, sử dụng tích cực thí nghiệm với các tư liệu lịch sử hoá học, tính hấp dẫn của các tình huống và tính chất các nguyên tố, tăng cường mối liên hệ liên môn

Tăng dần mức độ phức tạp của hoạt động nhận thức học tập : Quy luật tâm

lý học về sự thống nhất hoạt động và nhận thức đã tạo ra các điều kiện để nâng cao tính tích cực và tự giác của học sinh trong qúa trính giảng dạy Trước hết là thường xuyên đưa ra ý nghĩa và khả năng hoạt động, đặt ra mục đích học tập rõ ràng và đưa học sinh vào hoạt động nhận thức Yếu tố quan trọng để kích thích hoạt động nhận thức của học sinh là đưa chúng tham gia vào giải quyết hệ thống phức tạp của các dạng bài tập nhận thức hoá học và dần dần nâng cao tính độc lập của học sinh trong học tập

Trang 18

1.2 BÀI TẬP HÓA HỌC VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨCCỦA HỌC SINH[19],[36],[37],[43].

1.2.1 Khái niệm về bài tập hóa học

Trong thực tiễn dạy học cũng như trong tài liệu giảng dạy, các thuật ngữ “bài tập”, “bài tập hoá học” được sử dụng cùng các thuật ngữ “bài toán”, “bài toán hoá học” Ở từ điển tiếng Việt “bài tập” và “bài toán” được giải nghĩa khác nhau : Bài tập là bài ra cho học sinh để vận dụng những điều đã học; Bài toán là vấn đề cần giải quyết bằng phương pháp khoa học Trong một số tài liệu lý luận dạy học thường người ta dùng thuật ngữ “bài toán hoá học” để chỉ những bài tập định lượng (có tính toán) trong đó học sinh phải thực hiện những phép toán nhất định.

Trong tài liệu lý luận dạy học của tác giả Dương Xuân Trinh phân loại bài tập hoá học thành : bài tập định lượng (bài toán hoá học), bài tập lý thuyết, bài tập thực nghiệm và bài tập tổng hợp Còn theo giáo sư Nguyễn Ngọc Quang đã dùng bài toán hoá học để chỉ bài toán định lượng và cả những bài toán nhận thức (chứa cả yếu tố lý thuyết và thực nghiệm) Các nhà lí luận dạy học của Liên Xô cũ lại cho rằng : Bài tập đó là một dạng bài làm gồm những bài toán, những câu hỏi hay đồng thời cả bài toán và câu hỏi, mà trong khi hoàn thành chúng, học sinh nắm được một tri thức hay kĩ năng nhất định hoặc hoàn thiện chúng Câu hỏi đó là những bài làm mà khi hoàn thành chúng, học sinh phải tiến hành một hoạt động tái hiện bất luận trả lời miệng, trả lời viết hay kèm theo thực hành hoặc xác minh bằng thực nghiệm Bài toán đó là bài làm mà khi hoàn thành chúng học sinh phải tiến hành một hoạt động sáng tạo, bất luận hình thức hoàn thành bài toán là trả lời miệng hay viết, thực hành, thí nghiệm, bất cứ bài toán nào cũng xếp vào hai nhóm bài toán định lượng (có tính toán) và bài toán định tính.

Ở nước ta theo cách dùng tên sách hiện nay : “bài tập hoá học 10”, “bài tập hoá học 11”, v.v thì thuật ngữ bài tập có sự tương đồng với quan niệm trên.

Tóm lại : Bài tập hoá học là khái niệm bao hàm tất cả, giải bài tập hoá học học sinh không chỉ đơn thuần là vận dụng kiến thức cũ mà cả tìm kiếm kiến thức mới và vận dụng kiến thức cũ trong những tình huống mới.

Trang 19

1.2.2 Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học ở trường phổ thông

Trong quá trình dạy-học hoá học ở trường phổ thông, không thể thiếu bài tập Bài tập hoá học là một biện pháp hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng dạy - học, nó giữ một vai trò lớn lao trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo : Bài tập vừa là mục đích, vừa là nội dung, lại vừa là phương pháp dạy học hiệu nghiệm Nó cung cấp cho học sinh kiến thức, con đường giành lấy kiến thức và cả hứng thú say mê nhận thức.

Bài tập hoá học có những ý nghĩa tác dụng to lớn về nhiều mặt :

1.2.2.1 Ý nghĩa trí dục

- Làm chính xác hoá các khái niệm hoá học Củng cố, đào sâu và mở rộng kiến thức một cách sinh động, phong phú, hấp dẫn Chỉ khi vận dụng được kiến thức vào giải bài tập thì học sinh mới thực sự nắm được kiến thức một cách sâu sắc.

- Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức một cách tích cực nhất Khi ôn tập học sinh dễ rơi vào tình trạng buồn chán nếu chỉ yêu cầu họ nhắc lại kiến thức Thực tế cho thấy học sinh rất thích giải bài tập trong các tiết ôn tập.

- Rèn luyện kĩ năng hoá học như cân bằng phương trình phản ứng, tính toán theo công thức hoá học và phương trình hoá học Nếu là bài tập thực nghiệm sẽ rèn các kĩ năng thực hành, góp phần vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh.

- Rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống lao động sản xuất bảo vệ môi trường.

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hoá học và các thao tác tư duy Bài tập hoá học là một phương tiện có tầm quan trọng đặc biệt trong việc phát triển tư duy hoá học của học sinh, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp nghiên cứu khoa học Bởi vì giải bài tập hoá học là một hình thức làm việc tự lực căn bản của học sinh Trong thực tiễn dạy học, tư duy hoá học được hiểu là kĩ năng quan sát hiện tượng hoá học, phân tích một hiện tượng phức tạp thành những bộ phận thành phần, xác lập mối liên hệ định lượng và định tính của các hiện tượng, đoán trước hệ quả lí thuyết và áp dụng kiến thức của mình Trước khi giải bài tập học sinh phải phân tích điều kiện của đề bài, tự xây dựng các lập luận, thực hiện việc tính toán, khi cần thiết có thể tiến hành thí

Trang 20

nghiệm, thực hiện phép đo Trong những điều kiện đó, tư duy logic, tư duy sáng tạo của học sinh được phát triển, năng lực giải quyết vấn đề được nâng cao.

1.2.2.2 Ý nghĩa phát triển

Phát triển ở học sinh năng lực tư duy logic, biện chứng khái quát, độc lập, thông minh và sáng tạo Cao hơn mức luyện tập thông thường, học sinh phải biết vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo để giải quyết bài tập trong những tình huống mới, hoàn cảnh mới, biết đề xuất đánh giá theo ý kiến riêng bản thân, biết đề xuất các giải pháp khác nhau khi phải xử lí một tình huống thông qua đó, bài tập hoá học giúp phát hiện năng lực sáng tạo của học sinh để đánh giá, đồng thời phát huy được năng lực sáng tạo cho bản thân.

1.2.2.3 Ý nghĩa giáo dục

Bài tập hoá học còn có tác dụng giáo dục cho học sinh phẩm chất tư tưởng đạo đức Qua các bài tập về lịch sử, có thể cho học sinh thấy quá trình phát sinh những tư tưởng về quan điểm khoa học tiến bộ, những phát minh to lớn, có giá trị của các nhà khoa học tiến bộ trên thế giới Thông qua việc giải các bài tập, còn rèn luyện cho học sinh phẩm chất độc lập suy nghĩ, tính kiên trì dũng cảm khắc phục khó khăn, tính chính xác khoa học, kích thích hứng thú bộ môn hoá học nói riêng và học tập nói chung.

1.2.2.4 Tác dụng giáo dục kĩ thuật tổng hợp: Có khả năng để gắn kết các nội

dung học tập ở trường với thực tiễn đa dạng, phong phú của đời sống xã hội hoặc trong sản xuất hóa học thể hiện trong nội dung BTHH các nguyên tắc kĩ thuật tổng hợp như nguyên tắc ngược dòng, tận dụng nhiệt phản ứng…

1.2.2.5 Ý nghĩa đánh giá phân loại học sinh

Bài tập hoá học còn là phương tiện rất có hiệu quả để kiểm tra kiến thức, kĩ năng của học sinh một cách chính xác Trong quá trình dạy học, khâu kiểm tra đánh giá và tự kiểm tra đánh giá việc nắm vững tri thức, kĩ năng kỹ xảo của học sinh có một ý nghĩa quan trọng Một trong những biện pháp để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của mình đó là làm bài tập Thông qua việc giải bài tập của học sinh, giáo viên còn biết được kết quả giảng dạy của mình, từ đó có phương pháp điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động dạy của mình cũng như hoạt động học của học sinh

Trang 21

1.2.3 Phân loại bài tập hóa học

Hiện nay, có nhiều cách phân loại bài tập khác nhau Vì vậy, cần có cách nhìn tổng quát về các dạng bài tập dựa vào việc nắm chắc các cơ sở phân loại

+ Dựa vào nội dung toán học của bài tập

- Bài tập định tính (không có tính toán) - Bài tập định lượng (có tính toán)

+ Dựa vào nội dung của bài tập hóa học

- Bài tập định lượng - Bài tập lý thuyết - Bài tập thực nghiệm - Bài tập tổng hợp.

+ Dựa vào tính chất hoạt động học tập của học sinh

- Bài tập lý thuyết (không có tiến hành thí nghiệm) - Bài tập thực nghiệm (có tiến hành thí nghiệm).

+ Dựa vào chức năng của bài tập

- Bài tập tái hiện kiến thức (hiểu, biết, vận dụng).

-Bài tập rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo (phân tích, tổng hợp, đánh giá )

+ Dựa vào kiểu hay dạng bài tập

+ Dựa vào khối lượng kiến thức

- Bài tập đơn giản (cơ bản) - Bài tập phức tạp (tổng hợp).

+ Dựa vào cách thức kiểm tra

Trang 22

-Bài tập trắc nghiệm.

- Bài tập tự luận.

+Dựa vào phương pháp giải bài tập

-Bài tập tính theo công thức và phương trình - Bài tập dùng các giá trị trung bình.

-Bài tập dùng đồ thị…

+ Dựa vào mục đích sử dụng

- Bài tập dùng để kiểm luyện, tổng kết - Bài tập để bồi dưỡng học sinh giỏi - Bài tập để phụ đạo học sinh yếu…

+Dựa theo các bước của quá trình dạy học

- Bài tập mở bài, tạo tình huống dạy học - Bài tập vận dụng khi giảng bài mới - Bài tập củng cố, hệ thống hóa kiến thức - Bài tập về nhà.

- Bài tập kiểm tra.

+ Dựa vào phương pháp hình thành kĩ năng giải bài tập

- Bài tập mẫu.

- Bài tập tương tự xuôi ngược - Bài tập có biến đổi.

- Bài tập tổng hợp.

Ngoài ra, có thể dựa vào đặc điểm của hoạt động nhận thức có thể chia thành: - Bài tập tái hiện: Bài tập yêu cầu HS nhớ lại, tái hiện kiến thức, kĩ năng đã học.

- Bài tập sáng tạo: Bài tập yêu cầu HS phải áp dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong tình huống mới, phải vận dụng phối hợp các kiến thức để giải quyết vấn đề Ở mức độ cao hơn, bài tập sáng tạo đòi hỏi HS giải quyết vấn đề theo một hướng mới, một kĩ thuật mới, một phương pháp mới.

Trong thực tế dạy học, có hai cách phân loại bài tập có ý nghĩa hơn cả là phân loại theo nội dung và theo dạng bài.

Trang 23

1.3 SỬ DỤNG BÀI TẬP NHƯ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỂ NÂNG CAOHIỆU QUẢ HỌC TẬP[24],[26],[27],[28],[43],[44].

1.3.1 Sử dụng bài tập hóa học để kiểm tra kiến thức

Ở bất cứ công đoạn nào của quá trình dạy học đều có thể sử dụng bài tập Khi dạy học bài mới có thể dùng bài tập để vào bài, để tạo tình huống có vấn đề, để chuyển tiếp từ phần này sang phần kia, để củng cố Khi ôn tập củng cố và kiểm ta đánh giá thì nhất thiết phải dùng bài tập.

Để phát triển kĩ năng và tính sáng tạo của học sinh, nâng cao tính tích cực độc lập trong việc nắm vững kiến thức hoá học được thực hiện qua các dạng bài tập nhận thức sau :

Bài tập mô tả : Bản chất là sự mô tả các đối tượng và hiện tượng nghiên cứu Để giải dạng bài tập này trong giảng dạy cần rèn luyện các kĩ năng và phương pháp quan sát, đo đạc thực nghiệm hoá học Dạng bài tập này có đặc điểm học sinh phải có thao tác hoạt động thực với các chất, đối tượng thực nghiệm Kết quả của sự quan sát thực thí nghiệm hoặc đo đạc luôn trùng với sự mô tả bằng lời của các sự kiện đã rõ ràng Ví dụ: có 3 dung dịch có màu tương tự nhau là dung dịch KNO3, KClvà K2SO4, bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt chúng ?

Bài tập giải thích : Giải bài tập này đòi hỏi học sinh phải có một hệ thống kiến thức nhất định và có sự hấp dẫn hứng thú học tập.

Ví dụ 1: Vì sao khi để dung dịch HNO3 đặc trong lọ lâu ngày thấy dung dịch có màu vàng ?

Học sinh cần biết tính chất hóa học của dung dịch HNO3 khi giải thích học sinh cần xây dựng, chứng minh những sự kiện, nhận xét các nguyên nhân cụ thể hay cơ chế gây ra hiện tượng đã được quan sát Điều đó tạo khả năng giải thích được hiện tượng nêu ra

Ví dụ 2: Vì sao anđehit axetic có nhiệt độ sôi thấp hơn ancol etylic, còn ancol etylic thì có nhiệt độ sôi thấp hơn axit axetic?

Trang 24

Khi giải thích cần đặt sự kiện trong sự phụ thuộc vào các sự kiện khác Học sinh cần thiết lập sự phụ thuộc tính chất các chất vào cấu tạo của chúng Khi giải các bài tập loại này đòi hỏi học sinh phải huy động kiến thức một cách tối đa.

Những bài tập phương pháp luận : Là dạng bài tập dạy cách thức tổ chức hoạt động nhận thức, có hai dạng :

- Bài tập liên quan đến sự phân tích các kiến thức khoa học :

Ví dụ : Trên cơ sở tính chất nào để xếp nhôm hiđrôxit vào loại hiđrôxit lưỡng tính ? Học sinh cần phân tích tính axit, tính bazơ của nhôm hiđrôxit và đưa ra kết luận.

- Bài tập liên quan đến việc phân chia các giai đoạn chứng minh hay kết luận Những bài tập sáng tạo : Khi giải loại bài tập này học sinh thu nhận được các thông tin mới do sự tìm kiếm độc lập của mình, dạng bài tập này có đặc điểm học sinh độc lập vận dụng kiến thức, kĩ năng thu được vào tình huống mới và từ đó mà thu thập được phương pháp nhận ra vấn đề mới trong các tình huống quen thuộc hoặc thấy được chức năng mới của đối tượng quen thuộc Ví dụ: Viết phương trình phản ứng điều chế khí NO từ các hoá chất sau : Cu, dung dịch NaHSO4, dung dịch NaNO3 ? Thông thường học sinh sẽ nghĩ đến phản ứng giữa Cu với HNO3 loãng Sau khi giải xong bài tập học sinh sẽ rút ra tính oxi hoá của ion NO3- trong môi trương axit cũng tương tự như HNO3 loãng.

1.3.2 Sử dụng bài tập hóa học để hình thành các khái niệm hóa học cơ bản, cungcấp và truyền thụ kiến thức

Ngoài việc dùng bài tập hoá học để củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng hoá học cho học sinh người giáo viên có thể dùng bài tập để tổ chức, điều khiển quá trình nhận thức của học sinh hình thành khái niệm mới Trong bài dạy hình thành khái niệm học sinh phải tiếp thu, lĩnh hội kiến thức mới mà học sinh chưa biết hoặc chưa biết một cách chính xác rõ ràng Giáo viên có thể xây dựng, lựa chọn hệ thống bài tập phù hợp để giúp học sinh hình thành khái niệm mới một cách vững chắc Chẳng hạn để hình thành khái niệm bazơ theo thuyết Bronsted (Lớp 11) thường thì giáo viên nêu định nghĩa, cho học sinh vận dụng vào giải một số bài tập để hiểu đầy đủ khái niệm này, với hình thức hoạt động này quá trình tiếp thu của học sinh vẫn mang tính thụ động Để

Trang 25

tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh giáo viên có thể sử dụng bài tập sau để cho học sinh tìm kiếm, hình thành khái niệm.

Đề bài :( GV đặt tình huống ) Nhúng 1 mẫu quỳ tim vào dd NH3 thì quỳ tím chuyển sang màu xanh Em có kết luận gì về dd NH3 Hãy giải thích và viết ptpưv chứng minh ?

Học sinh kết luận dd NH3 là một bazo vì có khả năng làm xanh quỳ tím , tức là NH3 đã tác dụng với Nước tạo ion OH- Trong phản ứng đó NH3 đã nhận proton ( H+) của nước.

Từ đó học sinh tự rút ra khái niệm : Bazơ chất có khả năng nhận proton

Như vậy HS đã tham gia tích cực, chủ động vào quá trình hình thành khái niệm.

Với các khái niệm khác như khái niệm về axit , muối , phản ứng trao đổi ion ta cũng có thể lựa chọn, xây dựng các bài tập phù hợp đưa vào tiết học để tổ chức, điều khiển hoạt động học tập tích cực của học sinh.

1.3.3 Sử dụng bài tập hóa học để phát triển kiến thức lý thuyết khi nghiên cứutài liệu mới

Bài tập hoá học được sử dụng là phương tiện nghiên cứu tài liệu mới, khi trang bị kiến thức cho học sinh nhằm đảm bảo cho học sinh lĩnh hội được kiến thức một cách sâu sắc và vững chắc Việc nghiên cứu một kiến thức mới thường bắt đầu bằng việc nêu vấn đề Mỗi vấn đề xuất hiện khi nghiên cứu tài liệu mới cũng là một bài tập đối với học sinh Để làm một vấn đề trở nên mới và hấp dẫn và xây dựng vấn đề nghiên cứu còn có thể dùng cách giải các bài tập Việc xây dựng các vấn đề dạy học bằng bài tập không những sẽ kích thích được hứng thú cao của học sinh đối với kiến thức mới sắp được học, mà còn tạo ra khả năng củng cố kiến thức đã có và xây dựng được mối liên qua giữa các kiến thức cũ và mới Ví dụ, khi nghiên cứu tính chất hóa học của axit nitric ta cho học sinh làm bài tập sau:

Đề bài : Hãy hoàn thành các phương trình phản ứng sau: Fe + HCl → ? + ?

Fe + H2SO4 loãng → ? + ?

Fe + H2SO4 đặc nóng → ? + ? + ?

Trang 26

Fe + HNO3 loãng → ? + ? + ? Fe + HNO3 đặc nóng → ? + ? + ?

Kiến thức củng cố cho học sinh: Kim loại tác dụng với dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng và đặc mà học sinh đã được học năm lớp 10.

Kiến thức phát triển : Kim loại tác dụng với dung dịch HNO3 loãng và đặc Từ việc viết đúng phương trình phản ứng đó học sinh nắm được kim loại khi tác dụng với dung dịch HNO3 loãng và đặc sinh ra sản phẩm không phải là H2 mà ra sản phẩm có thể là NO, N2, N2O, NH4NO3 hay NO2 nếu trường hợp axit đặc Phát triển thêm cho học sinh kiến thức về chất có nhiều trạng thái oxi hóa trong hợp chất như Fe có thể là +2, +3 khi tác dụng với chất oxi hóa yếu như HCl, H2SO4 loãng thì được muối sắt (II) còn nếu tác dụng với HNO3 (chất oxi hóa mạnh) thì được muối sắt (III).

1.3.4 Sử dụng bài tập hóa học để hình thành và phát triển kĩ năng

Bài tập hoá học là phương tiện rất tốt để rèn luyện và phát triển những kĩ năng, kỹ xảo, liên hệ lí thuyết với thực tế, vận dụng kiến thức đã học vào đời sống, lao động sản xuất Bởi kiến thức sẽ được nắm vững thực sự, nếu học sinh có thể vận dụng thành thạo chúng vào việc hoàn thành những bài tập lý thuyết và thực hành, từ đó có tác dụng giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp cho học sinh

Ví dụ, khi nghiên cứu về tổng hợp khí NH3 từ N2 và H2 ta hỏi học sinh bài tập như sau:

Đề bài : Viết phương trình phản ứng điều chế khí NH3 từ khí N2 và H2 Trình bày các phương pháp để nâng cao hiệu suất tổng hợp NH3.

Kiến thức, kỹ năng: Nhắc lại kiến thức điều chế khí NH3, rèn luyện kỹ năng viết phương trình phản ứng Ở đây học sinh còn phải nhớ thêm phản ứng điều chế khí NH3 là phản ứng thuận nghịch, chiều thuận tỏa nhiệt Để từ đó vận dụng các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng để tìm ra biện pháp nâng cao hiệu suất tổng hợp NH3 tức là phải làm cho cân bằng dịch chuyển sang chiều thuận.

Như vậy sau khi làm xong bài tập trên học sinh không những được củng cố lại kiến thức điều chế NH3 mà còn liên hệ với thực tế sản xuất NH3 trong ngành công

Trang 27

nghiệp hóa chất nước ta hiện nay, đưa ra và giải thích được các biện pháp nâng cao hiệu suất tổng hợp NH3 đem lại hiệu quả kinh tế cao.

1.3.4 1 Khái niệm về kỹ năng

Có nhiều định nghĩa về kỹ năng :

Theo từ điển Tiếng Việt thì kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được vào thức tế [48,tr520].

Kỹ năng là hệ thống phức tạp các thao tác hợp lý, có hiệu quả được hình thành qua quá trình rèn luyện[6].

Còn tác giả Nguyễn Thị Thúy, trường Đại học sư phạm I Hà Nội, trong tiểu luận khoa học của mình đã định nghĩa kỹ năng là khả năng thực hiện có hiệu quả một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, những cách thức thực hiện hành động đúng trong thực tiễn

.1.3.4.2 Kỹ năng giải bài tập

Kỹ năng giải bài tập hóa học của học sinh theo chúng tôi là khả năng sử dụng có mục đích, sáng tạo những kiến thức hóa học để giải các bài tập hóa học.

Một học sinh có kỹ năng giải bài tập hóa học tức là biết phân tích đầu bài, từ đó xác định hướng giải đúng, trình bày lời giải một cách logic, chính xác trong một thời gian nhất định.Có thể chia 2 mức kỹ năng giải bài tập hóa học:

- Kỹ năng giải bài tập hóa học cơ bản - Kỹ năng giải bài tập hóa học phức hợp Trong mỗi mức lại có ba trình độ khác nhau

- Biết làm: Nắm được quy trình giải một loại bài tập cơ bản nào đó tương tự như bài giải mẫu nhưng chưa nhanh.

- Thành thạo: Biết cách giải nhanh, ngắn gọn, chính xác theo cách giải gần như bài mẫu nhưng có biến đổi chút ít hoặc bằng cách giải khác nhau.

- Mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo: Đưa ra những cách giải ngắn gọn, độc đáo do biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học (không chỉ đối với bài tập hóa học gần như bài mẫu mà cả bài tập hóa học mới).

Trang 28

1.3.4.3 Rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh trong quá trình dạy họchóa học

*Các giai đoạn hình thành kỹ năng giải bài tập

Việc hình thành kỹ năng giải bài tập hóa học có thể chia thành các giai đoạn sau: - Giai đoạn 1: Học sinh vận dụng những lý thuyết để giải những bài tập hóa học cơ bản nhất Qua đây sẽ hình thành ở học sinh các thao tác giải cơ bản.

- Giai đoạn 2: Học sinh vận dụng kiến thức, thao tác để giải các bài tập cơ bản giúp hình thành kỹ năng giải bài tập cơ bản.

- Giai đoạn 3: Hình thành kỹ năng giải bài tập phức hợp thông qua việc cho học sinh giải những bài tập phức hợp đa dạng phức tạp hơn.

* Con đường hình thành kỹ năng giải bài tập

Theo lý luận dạy học thì kỹ năng được hình thành là do luyện tập Có nhiều cách luyện tập để hình thành kỹ năng giải bài tập hóa học.

a Luyện tập theo mẫu: Cho học sinh giải bài tập hóa học tương tự như bài tập mẫu Việc luyện tập này có thể tập trung ngay ở một bài học nhưng cũng có thể rải rác ở một số bài hoặc bài tập ở nhà.

b Luyện tập không theo mẫu

- Học sinh luyện tập trong tình huống có biến đổi.

- Những điều kiện và yêu cầu của bài tập hóa học có thể biến đổi từ đơn giản đến phức tạp cùng với sự phát triển của kiến thức Vì vậy, các bài tập hóa học cho học sinh luyện tập cũng cần được xếp từ dễ đến khó giúp cho học sinh phát triển các kỹ năng bậc cao.

1.4 ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG GIẢNG DẠY HÓAHỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY

1.4.1 Mục đích điều tra

- Tìm hiểu đánh giá thực trạng việc dạy và học môn hóa học ở một số trường phổ thông trên địa bàn Tỉnh Nghệ An , căn cứ vào đó xây dựng đề tài và hướng phát triển của đề tài.

Trang 29

- Xác định mức độ nhận thức của học sinh thông qua các bài tập mà giáo viên dạy trên lớp Từ đó phân tích và đánh giá được hiệu quả của các bài tập hóa học lớp 10 ( Phần Lưu huỳnh ) và lớp 11( Phần Ni tơ) mà giáo viên thường sử dụng cũng như các ưu khuyết điểm của các bài tập đó.

1.4.2 Nội dung - Phương pháp – Đối tượng – Địa bàn điều tra

1.4.2.1 Nội dung

- Điều tra tổng quát về tình hình sử dụng bài tập hoá học ở trường trung học phổ thông hiện nay.

- Lấy ý kiến của các giáo viên về các phương án sử dụng bài tập trong các tiết học hoá học.

- Điều tra về tình hình sử dụng cơ sở vật chất ở trường trung học phổ thông hiện nay : dụng cụ, hoá chất, trang thiết bị, phòng thí nghiệm và các phương tiện dạy học khác.

1.4.2.2 Phương pháp

- Nghiên cứu giáo án, dự giờ trực tiếp các tiết học hoá học ở trường trung học phổ thông.

- Gửi và thu phiếu điều tra (trắc nghiệm góp ý kiến).

- Gặp gỡ trao đổi, toạ đàm và phỏng vấn giáo viên, chuyên viên, cán bộ quản lý - Quan sát tìm hiểu trực tiếp cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy bộ môn.

1.4.2.3 Đối tượng

- Các giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn hoá học ở các trường phổ thông - Các giáo viên có trình độ đại học, cao học thạc sĩ.

- Cán bộ quản lý ở trường phổ thông.

- Chuyên viên các phòng giáo dục, sở giáo dục đào tạo phụ trách chuyên môn.

1.4.2.4 Địa bàn điều tra

Chúng tôi tiến hành điều tra ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn Tỉnh Nghệ An như sau:

- Đặc điểm về chương trình dạy: +2 trường đều dạy 2 ban cơ bản và nâng cao +1 trường chỉ dạy ban cơ bản

- Đặc điểm về chất lượng : Trường bình thường

Trang 30

1.4.3 Kết quả điều tra

Trong khoảng thời gian từ đầu năm học cho đến tháng 10 năm học 2011-2012 Và trong khoảng thời gian từ đầu tháng 3 cho đến kết thúc năm học 2011-2012 chúng tôi đã trực tiếp thăm lớp dự giờ được 12 tiết môn hoá học lớp 10 , 11 THPT của các giáo viên trên địa bàn Tỉnh Nghệ An và gửi phiếu điều tra tới 24 giáo viên (có mẫu ở phụ lục).

Sau quá trình điều tra chúng tôi đã tổng hợp kết quả lại như sau :

- Một số lớn giáo viên trong tiết học chỉ chú trọng vào truyền thụ kiến thức mà xem nhẹ vai trò của bài tập.

- Đa số giáo viên khi ra bài tập cho học sinh thường lấy những bài tập đã có sẵn trong sách giáo khoa, sách bài tập mà rất ít khi sử dụng bài tập tự mình ra.

- Một số ít giáo viên sử dụng bài tập như là nguồn kiến thức để học sinh củng cố, tìm tòi, phát triển kiến thức cho riêng mình.

- Một số giáo viên còn lại có sử dụng bài tập trong tiết học nhưng chỉ sử dụng để kiểm tra miệng, và cuối tiết học để hệ thống lại bài học.

- Khi được hỏi ý kiến về việc xây dựng một hệ thống bài tập môn hoá học củng cố và phát triển kiến thức đễ hỗ trợ cho quá trình tổ chức hoạt động dạy học thì toàn bộ giáo viên đều nhất trí đây là một giải pháp hay và có tính khả thi trong việc nâng cao hiệu quả dạy học ở trường trung học phổ thông hiện nay.

- Đa số các câu hỏi và bài tập giáo viên đặt cho học sinh chỉ chú trọng về mặt kiến thức giáo khoa, ít có hoặc không có sử dụng các câu hỏi có liên quan đến các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường (câu hỏi thực tiễn) để phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức cho học sinh giải thích một số vấn đề cơ bản trong cuộc sống.

- Khối lượng bài tập rèn luyện kỷ năng cho học sinh rất ít được sử dụng trong các giờ học khi kiểm tra bài củ , khi cũng cố bài trong khi loại bài tập naỳ chiếm rất ít thời gian và phát huy tính nhanh nhạy của học sinh rất cao , tạo hứng thú rất lớn cho người học Giống như tạo ra cuộc thi đấu rất sôi động mà các em đang nỗ lực thi đua nhau.

Trang 31

*Khi trao đổi về vấn đề sử dụng bài tập rèn luyện kỷ giải bài tập hoá học cho học sinh , các giáo viên hiện nay đều cho rằng bài tập hoá học giữ một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn hoá học cũng như rèn luyện kỹ năng giải bài tập hóa học Cho dù có giảng lý thuyết kĩ đến đâu mà không cho học sinh làm bài tập thì chắc chắn các kiến thức mà học sinh có được cũng sẽ không bền vững.

Để xây dựng được hệ thống bài tập mới mẻ, không rập khuôn thì cần phải thay đổi tư duy ra bài tập nhưng không có nghĩa là phủ nhận hệ thống bài tập hiện nay, chỉ có điều trong quá trình dạy học, người giáo viên phải xây dựng các bài tập như thế nào để các HS từ đó từng bước nắm được các kiến thức căn bản và có kỹ năng giải các bài tập cơ bản.

Các giáo viên đều đánh giá cao hệ thống bài tập có tác dụng rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho HS

Còn đối với học sinh từ kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy, theo các em HS thì đa số các em gặp rất nhiều khó khăn khi giải bài tập hóa là do nhiều nguyên nhân nói chung như không nắm được lý thuyết, không định được hướng giải bài tập, không liên hệ được các dữ kiện và yêu cầu của đề hay các em không tìm thấy hệ thống bài tập tương tự để các em rèn luyện kỹ năng giải bài tập.

Một số HS còn cho rằng môn hóa rất khó học, trừu tương, các kiến thức thì liên thông với nhau từ các lớp dưới nên các em cảm thấy rất khó nhớ, khó hệ thống nên cảm thấy rất nản chí khi làm bài tập Hóa học.

Như vậy, nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu môn hóa thì rất nhiều trong đó có những nguyên nhân chủ quan và những nguyên nhân khách quan Chính vì thế, các GV cần cố gắng xây dựng hệ thống bài tập riêng cho phù hợp với đối tượng HS của trường mình để các em được rèn luyện kỹ năng giải bài tập hóa học tốt hơn, từ đó giúp các em ngày càng yêu thích bộ môn hơn và có ý thức tự giác hơn trong học tập.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.

Trong chương này, chúng tôi đã trình bày cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài, bao gồm các nội dung chính như sau:

Trang 32

1 Tìm hiểu tổng quan về vấn đề nghiên cứu trong những luận văn của những năm gần đây.

2 Bài tập hóa hoc: khái niệm, phân loại, tác dụng, mục đích sử dụng bài tập

3 Kỹ năng giải bài tập: khái niệm về kỹ ; khái niệm về kỷ năng giải bài tập, rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho HS trong quá trình dạy học hóa học như các giai đoạn hình thành, con đường hình thành và phương pháp hình thành kỹ năng giải bài tập.

4, Tìm hiểu về thực trạng sử dụng bài tập hóa học để cũng cố , phát triển và rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh ở một số trường phổ thông hiện nay Chúng tôi đề cập đến mục đích, phương pháp điều tra, kết quả điều tra và rút ra các nhận xét.

Tất cả những nội dung trên là nền tảng cơ sở cho phép chúng tôi nêu lên sự cần thiết phải thực hiện đề tài nghiên cứu nhằm phục vụ tốt cho thực tế giảng dạy và nâng cao kỹ năng giải bài tập Hóa học cho HS

Trang 33

CHƯƠNG 2 : XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HOÁ HỌC PHẦN LƯUHUỲNH VÀ NI TƠ ĐỂ CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN KIẾN THỨC VÀ RÈN

LUYỆN KỶ NĂNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.

2.1 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH PHẦN LƯUHUỲNH VÀ NI TƠ TRONG CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC PHỔ THÔNG

2.1.1 PHẦN LƯU HUỲNH A MỤC TIÊU

* Về kiến thức

- Cho HS biết: Những tính chất vật lí, tính chất hoá học cơ bản, một số ứng dụng cơ bản và cách điều chế S và các hợp chất của lưu huỳnh H2S, SO2, SO3, H2SO4 - HS hiểu và giải thích được các tính chất của đơn chất và hợp chất của lưu huỳnh trên cơ sở cấu tạo nguyên tử, liên kết hoá học, độ âm điện và số oxi hóa

- HS vận dụng được các kiến thức đã học để làm bài tập ở cuối mỗi bài học và các bài luyện tập, ôn tập

* Về kĩ năng

- Quan sát và giải thích hiện tượng ở một số thí nghiệm về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh

- Xác định chất khử, chất oxi hóa, cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa- khử thuộc phần lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh

- Giải bài tập định tính và bài tập định lượng liên quan đến kiến thức

* Về giáo dục tình cảm thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường - Chống ô nhiễm không khí, nguồn nước

B NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC:

( Thuộc chương 6 hoá học 10 cơ bản / Thuộc chương 6 hoá học 10 nâng cao) - Đối với chương trình hoá học10 cơ bản : Gồm 10 tiết ( từ tiết 51 đến tiết 60) Trong đó có: 5 tiết lí thuyết

2 tiết thực hành

Trang 34

2 tiết luyện tập( kết hợp luyện tập oxi) 1 tiết kiểm tra

Cụ thể như sau :

Tiết 51 : Bài 30 : Lưu huỳnh ( Mục II.2 không dạy )

Tiết 52 : Bài 31 : Bài thực hành số 4 : Tính chất của ôxi , lưu huỳnh Bỏ TN I.2) Tiết 53 : Bài 32 : Hi đro sun fua , Lưu huỳnh đi ôxit , Lưu huỳnh tri ôxit ( I.II.1) Tiết 54 : Bài 32 : Hi đro sun fua ,Lưu huỳnh đi ôxit ,Lưu huỳnh tri ôxit (còn lại ) Tiết 55 : Bài 33 : Axit sun fu ric Muối sun fat( Mục I.1.2.3)

Tiết 56 : Bài 33 : Axit sun fu ric Muối sun fat( Mục còn lại )

Tiết 57 : Bài 35 : Bài thực hành số 5: Tính chất các hợp chất của Lưu huỳnh Tiết 58 : Bài 34 : Luyện tập Ôxi và Lưu huỳnh ( Ôn lý thuyết )

Tiết 59 : Bài 34 : Luyện tập Ôxi và Lưu huỳnh ( Ôn bài tập ) Tiết 60 : Kiểm tra 1 tiết

- Đối với chương trình hoá học 10 nâng cao: Gồm 11 tiết( từ tiết 67 đến tiết 77) Trong đó có : 6 tiết lí thuyết

2 tiết thực hành

2 tiết luyện tập( kết hợp cả oxi và ozon) 1 tiết kiểm tra

Cụ thể như sau :

Tiết 67 : Bài 43 : Lưu huỳnh

Tiết 68 : Bài 47 : Bài thực hành 5 : Tính chất của Ôxi , Lưu huỳnh Tiết 69 : Bài 44 : Hidro sun fua

Tiết 70 : Bài 45 : Hợp chất có ôxi của Lưu huỳnh (tiết 1- Phần I – SO2) Tiết 71 : Bài 45 : Hợp chất có ôxi của Lưu huỳnh (tiết 2- Phần II – SO3)

Tiết 72: Bài 45 : Hợp chất có ôxi của Lưu huỳnh (tiết 3- Phần III 1,2,3– H2SO4) Tiết 73 :Bài 45 : Hợp chất có ôxi của Lưu huỳnh (tiết 4 - Phần III 4,5– H2SO4 và muối sun fat )

Tiế 74 : Bài 48 : Bài thực hành số 6

Tiết 75: Bài 46 : Luyện tập chương VI ( tiêt 1- Kiến thức cơ bản )

Trang 35

Tiết 76 : Bài 46 : Luyện tập chương VI ( tiêt – Bài tập vận dụng ) Tiết 77 : Kiểm tra 1 tiết

2.1.2 PHẦN NI TƠA MỤC TIÊU.* Về kiến thức

- Học sinh biết:

+ Cấu tạo phân tử, tính chất vật lý, tính chất hóa học cơ bản, một số ứng dụng cơ bản , tính chất và điều chế: Nitơ, NH3, HNO3.

+ Tính chất vật lý, hóa học của muối amôni, muối Ni trat.

+ Học sinh hiểu và giải thích được các tính chất của đơn chất và hợp chất của Nitơ trên cơ sở cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, độ âm điện và số ôxi hóa.

+ Học sinh vận dụng được các kiến thức đã học để làm bài tập về Nitơ và hợp chất của Nitơ ở cuối mỗi bài học, các bài luyện tập, ôn tập.

+ Học sinh vận dụng được kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng tự nhiên liên quan.

+ Hiểu chu trình tự nhiên của Nitơ.

- Ý thức bảo vệ môi trường - Niềm tin yêu khoa học

B NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH.

(Thuộc chương 2 của hóa học 11 cơ bản / Thuộc chương 2 của hóa học 11 nâng cao )

- Đối với chương trình hoá học 11 cơ bản : Gồm 9 tiết ( từ tiết thứ 11 đến tiết 15 , các tiết còn lại có kết hợp luyện tập chung )

Trang 36

Trong đó có : 5 tiết lí thuyết 1 tiết thực hành 2 tiết luyện tập 1 tiết kiểm tra Cụ thể như sau :

Tiết 11: Bài 7 : Ni tơ ( VI 2 không dạy )

Tiết 12 : Bài 8 : A môni ăc Phần A I II.III ( Hình 2.2 không dạy ) Tiết 13 : Bài 8 : Phần A IV.V và phần B

Tiết 14 : Bài 9 : Axit Ni tơ ric

Tiết 15 : Bài 9 : Còn lại ( Không dạy B.I.3 C đọc thêm) Tiết 19 : Bài 14 : Bài thực hành số 2 (bỏ thí nghiệm I.3b)

Tiết 20 : Bài 13 : Ôn tập phần 1 ( Không dạy nhận biết muối nitơrat ) Tiết 21 : Bài13 : II Bài tập

Tiết 22 : Kiểm tra 1 tiết

- Đối với chương trình hóa học 11 nâng cao : Gồm 9 tiết ( từ tiết thứ 15 đến tiết 20 , các tiết còn lại có kết hợp luyện tập chung )

Trong đó có : 6 tiết lí thuyết 1 tiết thực hành

1 tiết luyện tập 1 tiết kiểm tra Cụ thể như sau :

Tiết 14 : Bài 9 : Khái quát về nhóm Ni Tơ Tiết 15 : Bài 10 : Ni Tơ

Tiết 16 : Bài 11 : Amoni ăc Mục A.I.II.III Tiết 17 : Bài 11 : Amoni ăc Mục A.IV.V và B Tiết 18 : Bài 12 : Axit Ni tơ ric Mục A.I.II.III Tiết 19 : Bài 12 : Axit Ni tơ ric Mục còn lại

Tiết 20 : Bài 13 : Luyện tập Tính chất của Nitơ và hợp chất của Nitơ

Tiết 25 : Bài 18 : Thực hành Tính chất hợp chất của Nitơ và phân bón hoá học

Trang 37

Tiết 27 : Kiểm tra 1 tiết

2.2 NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CÁC BÀI TẬP CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂNKIẾN THỨC VÀ RÈN LUYỆN KỶ NĂNG [23],[43],[44].

2.2.1 Nguyên tắc xây dựng các bài tập hóa học mới

Dựa vào mục đích, nội dung và phương pháp dạy học hoá học, cơ sở tâm lí học sinh, nội dung chương trình hoá học phổ thông và đặc điểm của bộ môn hoá học ta có thể thiết kế các bài tập hoá học theo hướng củng cố và phát triển kiến thức dựa theo các nguyên tắc sau:

- Giống các loại bài tập hoá học khác, nếu nắm được sự phân loại các kiểu điển hình và các quy luật biến hoá của bài toán, giáo viên có thể biên soạn bài tập mới bằng cách vận dụng các quy luật biến hoá : xuất phát từ các bài tập mẫu sơ đẳng, cơ bản, điển hình, nội dung bài tập có thể biến đổi thành những dạng khác nhau Cụ thể theo 5 cách sau:

+ Nghịch đảo điều kiện (cho) và yêu cầu (tìm) + Phức tạp hoá điều kiện.

+ Phức tạp hoá yêu cầu.

+ Ghép nội dung nhiều bài toán lại với nhau + Phức tạp hoá cả điều kiện và yêu cầu.

Nguyên tắc trên giúp ta nắm được cơ chế biến hoá nội dung bài tập theo những hướng có mức độ phức tạp, khó khăn khác nhau phù hợp với từng mục đích dạy học.

- Hệ thống bài tập thiết kế phải giúp học sinh tiếp thu kiến thức mới, củng cố mở rộng kiến thức đã học, phải đẩm bảo phát huy được tính tích cực chủ động trong quá

- Thiết kế các bài tập hoá học theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp Song nội dung hệ thống các bài tập phải phản ánh được toàn bộ chương trình

Trang 38

đã học, giúp học sinh củng cố, ôn tập các khái niệm, tính chất của các chất, các định luật cơ bản

2.2.2 Nguyên tắc xây dựng các bài tập củng cố và phát triển kiến thức

Bài tập hoá học để củng cố và phát triển kiến thức là một bộ phận trong hệ thống bài tập hoá học nói chung, nên trước hết phải căn cứ vào các nguyên tắc chung của việc xây dựng bài tập mới Điểm khác biệt ở đây là các bài tập không chỉ đơn thuần là đòi hỏi tái hiện kiến thức cũ, ở đây học sinh vừa phải tái hiện kiến thức cũ vừa phải vận dụng nó để giải quyết một tình huống mới chưa quen biết hay có thể là một tình huống đã gặp, nhưng trong một hoàn cảnh mới, có nghĩa là khi học sinh giải được xong một bài tập loại này thì học sinh không chỉ nhớ mà phải hiểu các kiến thức đã học và tự rút ra (hay lĩnh hội) được những kiến thức mới mà tại thời điểm khi làm bài tập các em chưa biết.

Loại bài tập chỉ đơn thuần là tái hiện kiến thức như : “Hãy nêu định nghĩa phản ứng oxi hoá-khử, cho ví dụ minh hoạ ?” hay “Hãy nêu các tính chất hoá học chung của axit ?” v v

Loại bài tập củng cố và phát triển kiến thức thường có dạng như “ , hãy giải thích hiện tượng ” hoặc “Vì sao ” hoặc “Từ hãy rút ra nhận xét (hay cho kết luận) về ” v.v Ta có thể hình dung theo sơ đồ sau :

2.2.3 Nguyên tắc xây dựng các bài tập rèn luyện kỷ năng giải bài tập cho học sinh

Để hình thành , phát triển và rèn luyện kỹ năng giải bài tập thì cần thực hiện các vấn đề sau đây:

a Xác định từng kỹ năng cụ thể trong hệ thống kỹ năng giải bài tập hóa học và mức độ của nó ở mỗi lớp học, cấp học tương ứng.

Trang 39

b Xác định hệ thống bài tập hóa học tương ứng chủ yếu để học sinh luyện tập kỹ năng giải bài tập cơ bản, bài tập tổng hợp.

c Xây dựng sơ đồ định hướng khái quát, sơ đồ định hướng hành động và các algorit thao tác giải mỗi loại bài tập cơ bản điển hình và bài tập hóa học cơ sở để hướng dẫn học sinh giải bài tập.

d Hướng dẫn học sinh hoạt động tìm kiếm lời giải bài tập mẫu và bài tập tương tự nhằm giúp học sinh nắm được sơ đồ định hướng giải bài tập hóa học nói chung và mỗi loại bài tập hóa học cụ thể nói riêng.

e Sử dụng bài tập hóa học trong mỗi bài, mỗi chương để hình thành và rèn luyện kỹ năng giải bài tập hóa học cho học sinh, giúp học sinh được luyện tập theo mẫu, luyện tập không theo mẫu, luyện tập thường xuyên và luyện tập theo nhiều hình thức giải bài tập hóa học khác nhau.

Khi xây dựng hệ thống bài tập để hình thành kỹ năng giải bài tập hóa học cho học sinh, các giáo viên có thể sử dụng các cách sau:

- Thay đổi mức độ yêu cầu của bài tập - Đảo chiều của câu hỏi.

- Thay đổi hình thức - Soạn những bài tương tự.

- Nhiều yêu cầu khác nhau của một kiến thức - Áp dụng các yêu cầu cho mục đích khác nhau.

* Để hình thành kỷ năng giải bài tập hoá học tốt chúng ta cần phải dựa vào cấu trúc của bài toán Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Trường , một bài toán hoá học thường có cấu trúc như sau :

- Nội dung hoá học ( Các dạng phương trình phản ứng hoá học ) - Tính toán theo các dngj phương trình phản ứng hoá học ( Toán hoá ) - Các thuật toán ( Toán toán)

Một bài toán có nội dung hoá học tốt là bài toán không rắc rối , không cồng kềnh về mặt toán học , để không làm lấn át mất bản chất hoá học bởi ở đây chúng ta cần rèn luyện tư duy và kỷ năng hoá học chứ không phải rèn luyện tư duy và kỷ năng toán

Trang 40

Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kỷ năng giải bài tập cho HS ngoài việc dựa vào cấu trúc của một bài toán hoá học thì còn phải dựa vào bản chất của việc giải một bài toán hoá học Ta có thể biểu diễn tóm tắt bản chất của việc giải một bài toán hoá học theo sơ đồ sau :

Giả thiết không cơ bản  Giả thiết cơ bản  Tính theo các phương trình phản ứng hoá học  Kết quả thuộc dạng cơ bản  Kết quả thuộc dạng cơ bản

Trong đó :

- Giả thiết không cơ bản : Là các dữ kiện cho trong đầu bài : Chất không nguyên chất hay ở dạng dd , thể tích khí ở điều kiện thường , p ư không hoàn toàn - Giả thiết cơ bản : tính lượng chất nguyên chất , quy đổi ra mol …( Dùng giả

thiết cơ bản để tính theo ptpư)

- Kết quả thuộc dạng cơ bản : Lượng chất nguyên chất tính theo gam, mol, theo thể tích ở đktc….

-Kết quả thuộc dạng cơ bản : ( Đổi lượng chất cần tính theo yêu cầu bài toán ) Tính lượng chất không nguyên chất , tính khối lượng dd , thể tích khí ở điều kiện không tiêu chuẩn

Kỷ năng giải một bài toán hoá học được thể hiện ở nhiều khía cạnh khi giải quyết , như là kỷ năng tóm tắt đề , kỷ năng phân tích đề , kỷ năng phát hiện mối quan hệ giữa các đại lượng , kỷ năng thiết lập mối quan hệ các đại trong giả thiết …

Vì vậy việc rèn luyện các kỷ năng cho HS cũng là mọt vấn sáng tạo , linh hoạt , khéo léo của GV khi giảng bài cũng như khi đưa ra các bài tập.

2.3 HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC ĐỂ CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN KIẾN THỨCVÀ RÈN LUYỆN KỶ NĂNG CHO HỌC SINH PHẦN LƯU HUỲNH VÀ HỢPCHẤT CỦA LƯU HUỲNH (HÓA HỌC LỚP 1O THPT )

(Bài tập ở đây được hiểu cả câu hỏi và bài tập )

Ngày đăng: 21/09/2018, 12:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
24. Phan Thanh Nam (2006) "Thiết kế một số bài toán nhận thức để tổ chức hoạt động day học chương halogen ở trường THPT", Hoá học và ứng dụng số 3, 5-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế một số bài toán nhận thức để tổ chức hoạtđộng day học chương halogen ở trường THPT
3. Cao Thị Thiên An (2007). Phân dạng và phương pháp giải bài tập Hóa học 11.NXB Đại học quốc gia Hà Nội Khác
4. Cao Thị Thiên An (2008). Phương pháp giải nhanh các bài toán trắc nghiệm hóa học vô cơ. NXB Đại học quốc gia Hà Nội Khác
5. Nguyễn Duy Ái (2010). Tài liệu chuyên Hóa học 11,12 - tập 2. NXB giáo dục Việt Nam Khác
6. Nguyễn Duy Ái, Nguyễn Tinh Dung, Trần Thành Huế, Trần Quốc Sơn, Nguyễn Văn Tòng (2000). Một số vấn đề chọn lọc của Hoá học, tập 1. Nxb Giáo dục Khác
7. Bộ GDvà ĐT (2007). Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK10, SGK11 trung học phổ thông Khác
8. Phạm Đức Bình (2005). Phương pháp giải bài tập Hoá đại cương. Nxb Giáo dục Khác
9. Phạm Đức Bình (2005). Phương pháp giải bài tập Hoá phi kim. Nxb Giáo dục Khác
10. Nguyễn Cương (2008), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học (những vấn đề cơ bản). NXB Giáo dục Khác
11. Nguyễn Đình Độ, Trần Quang Hiếu (2007). 470 câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hóa học 11. NXB Hà Nội Khác
12. Cao Cự Giác (2001) . Hướng dẫn giải nhanh bài tập hoá học (tập2) . Nxb đại học quốc gia Hà nội Khác
13. Cao Cự Giác (2004). Bài tập lí thuyết và thực nghiệm hóa học - tập 2. NXB giáo dục Khác
14. Cao Cự Giác(2010): Bài giảng trọng tâm chương trình chuẩn hóa học 11.Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
15. Cao Cự Giác (2011). Những viên kim cương trong hóa học. NXB Đại học sư phạm Khác
16. Võ Tường Huy (2006). Chuỗi và sơ đồ phản ứng hóa học vô cơ-hữu cơ. NXB Thanh Hóa Khác
17. Nguyễn Thị Lan Hương. Một số vấn đề khó của hóa vô cơ trong chương trình hóa học trung học phổ thông - Tạp chí giáo dục - ISSN 21896 0866 7476 số đặc biệt 1/2011 Khác
18. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Ngọc Nguyên (2011). Ôn luyện thi môn Hóa học trung học phổ thông theo chủ đề tập 1, 2. NXB giáo dục Việt Nam Khác
19. Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh (1984). Lí luận dạy học Hoá học, tập 1. Nxb Giáo dục Khác
20. Trương Duy Quyền, Từ Sỹ Chương (2007). Thiết kế bài giảng hóa học 10, 11 nâng cao. NXB Đại học quốc gia Hà Nội Khác
21. Lê Mậu Quyền(2002). Cơ sở lí thuyết hoá học, phần bài tập. Nxb khoa học và kỹ thuật Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w