Do đó, ngoài sử dụng các bài tập có sẵn trong sách giáo khoa, sách bài tập hoặccác tài liệu tham khảo khác, trong quá trình dạy học, người GV hóa học cần biết cách xây dựng một số bài tậ
Trang 1Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 11/2013
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU 3
Chương 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM 4
1.1 Kỹ thuật 4
1.2 Hệ thống 4
1.3 Bài tập hóa học 4
1.4 Tác dụng của bài tập hóa học 5
Chương 2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC 8
2.1 Khái niệm kỹ thuật xây dựng bài tập hóa học mới – hệ thống bài tập hóa học 8
2.2 Ý nghĩa, tác dụng của việc xây dựng bài tập hóa học mới, hệ thống bài tập hóa học mới 8
2.2.1 Ý nghĩa, tác dụng của việc xây dựng bài tập hóa học mới 8
2.2.2 Ý nghĩa, tác dụng của việc xây dựng hệ thống bài tập hóa học mới 9
2.3 Các xu hướng hiện nay [10] 9
2.4 Yêu cầu khi xây dựng BTHH mới 10
2.4.1 Yêu cầu khi xây dựng bài tập hóa học mới 10
2.4.2 Yêu cầu khi xây dựng hệ thống bài tập hóa học mới 11
2.5 Kỹ thuật xây dựng bài tập hóa học mới 12
2.5.1 Các phương pháp xây dựng bài tập hóa học mới 12
2.5.1.1 Xây dựng bài tập dựa vào bài tập hóa học đã có 12
2.5.1.2 Xây dựng bài tập hóa học hoàn toàn mới 17
2.5.2 Kinh nghiệm khi xây dựng bài tập hóa học mới 18
2.6 Kĩ thuật xây dựng hệ thống bài tập hóa học 19
2.6.1 Các bước xây dựng hệ thống bài tập hóa học 19
2.6.2 Kinh nghiệm khi xây dựng hệ thống bài tập hóa học 21
KẾT LUẬN 23
TÓM TẮT 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
PHỤ LỤC 26
Bài tập hóa học hay 26
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Bài tập hóa học có ý nghĩa rất quan trọng trong giảng dạy hóa học Bài tập hóahọc không chỉ giúp học sinh củng cố, đào sâu, vận dụng và mở rộng kiến thức một cáchsinh động, phong phú hấp dẫn; mà còn là phương tiện giúp học sinh rèn luyện các kĩnăng hóa học, các thao tác tư duy; qua đó, học sinh phát triển nhận thức về thế giới quankhoa học, đồng thời có niềm yêu thích đối với bộ môn hóa học
Do đó, ngoài sử dụng các bài tập có sẵn trong sách giáo khoa, sách bài tập hoặccác tài liệu tham khảo khác, trong quá trình dạy học, người GV hóa học cần biết cách
xây dựng một số bài tập mới và hệ thống bài tập hóa học phù hợp với đối tượng HS,
phù hợp với trình độ nhận thức của các em Chúng tôi chọn đề tài “KỸ THUẬT XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC – BÀI TẬP HÓA HỌC MỚI”
Trang 41.1 Kỹ thuật
Theo từ điển TV:
Kĩ thuật (công nghệ) tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.
Còn theo tác giả Bùi Hiền – Từ điển Giáo dục học thì kỹ thuật là “Tổng thể các
kỹ năng kỹ xảo, các thủ thuật dùng trong một lĩnh vực hoạt động nào đó của con người như kỹ thuật đọc, kỹ thuật thống kê, kỹ thuật sư phạm (dạy – học) v.v Việc nắm vững kỹ thuật hoạt động là rất cần thiết trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau và là một trong những nội dung giáo dục nghề nghiệp cho thanh thiếu niên.”
1.1.1 Khái niệm bài tập
Bài tập là nhiệm vụ mà GV đặt ra cho người học, buộc người học phải vận dụng kiến thức đã học/các kinh nghiệm thực tiễn sử dụng hành động trí tuệ/hànhđộng thực tiễn để giải quyết các nhiệm vụ đó nhằm chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng mộtcách tích cực chủ động, sáng tạo
1.1.2 Khái niệm bài tập hóa học
Bài tập hóa học là những bài tập có nội dung liên quan đến hóa học Nội dungcủa bài tập hóa học thông thường bao gồm những kiến thức chính yếu trong bàigiảng Bài tập hóa học có thể là những bài tập định tính đơn giản chỉ yêu cầu họcsinh nhớ và nhắc lại các kiến thức vừa học hoặc đã học xong nhưng cũng có thể là
Trang 5những bài tập định lượng liên quan đến cả những kiến thức hóa học lẫn toán học,đôi khi bài tập còn là những bài tập tổng hợp yêu cầu học sinh vận dụng nhữngkiến thức đã học từ trước kết hợp với những kiến thức vừa học để giải Tùy từngmục đích của bài học mà bài tập có thể giải dưới nhiều hình thức và nhiều cáchgiải khác nhau.
1.1.3 Khái niệm bài tập hóa học mới
Có thể hiểu bài tập hóa học mới là những bài tập hóa học được giáo viên xâydựng dựa trên những bài tập đã có, hoặc do giáo viên tự xây dựng để làm phongphú, đa dạng hóa hệ thống bài tập, và giúp giáo viên thực hiện mục đích sử dụngbài tập hóa học
1.4 Tác dụng của bài tập hóa học
Ví dụ: sau bài “Amoniac”, GV cho HS làm bài tập củng cố
Trang 6b Củng cố kiến thức cũ một cách thường xuyên và hệ thống hóa lại các kiến thức
đã học Thực tế cho thấy học sinh rất buồn chán nếu như chỉ nhắc lại kiến thức màkhông được giải bài tập
VD: Khi thực hiện bài giảng nghiên cứu bài phenol, GV liên hệ so sánh với tínhchất của phenol, gắn kết liên hệ các phần bài học lại với nhau
c Bài tập mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú mà không làm nặng
nề khối lượng kiến thức của học sinh
- Rèn khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống
VD: sau bài “Axit nitric – muối nitrat”, GV cho HS làm bài tập củng cố: Tục ngữcủa cha ông ta có câu sau:
“ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên ”Vận dụng kiến thức đã học em hãy giải thích câu tục ngữ trên? Viết PTHH xảy ra(nếu có)?
Trang 7d Bài tập thúc đẩy thường xuyên rèn luyện kỹ năng kỹ xảo: lập công thức, cânbằng phương trình phản ứng, tính toán hóa học, làm thí nghiệm
- Nhờ thường xuyên giải bài tập, lâu dần các em sẽ nắm chắc lý thuyết,vận dụng thành thạo lý thuyết vào thực tế
VD 1: Đốt cháy hoàn toàn 8,9g HCHC X mạch hở, rồi cho sản phẩm cháy vàobình chứa dd bari hidroxit dư thu được 59,1g kết tủa, đồng thời khối lượng bình
VD 2: Từ 1 tấn tinh bột chứa 20% tạp chất trơ có thể sản xuất bao nhiêu kg
glucozơ , nếu hiệu suất của quá trình sản xuất là 75% ?
e Rèn kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hoá học và các thao tác tư duy.
Tác dụng giáo dục tư tưởng (đức dục)
- Rèn đức tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lòng say mê khoa học
- Mang lại niềm vui của quá trình khám phá, tìm tòi, phát hiện của việc tìm ra đápsố
- BTHH còn mang lại cho người học một trạng thái hưng phấn, hứng thú nhận thức Đây là một yếu tố tâm lý quan trọng của quá trình nhận thức đangđược chúng ta quan tâm
VD: Cho dãy các chất: phenylamoni clorua, benzyl clorua, isopropyl clorua,
m-crezol, ancol benzylic, natri phenolat, anlyl clorua Số chất trong dãy tác dụngđược với dd NaOH loãng, đun nóng là
A 5 B 3 C 4 D 6
Tác dụng phát triển tư duy
BTHH tạo điều kiện để tư duy phát triển Khi giải một bài tập, HS bắt buộc phảisuy lý hay quy nạp, hoặc diễn dịch, hoặc loại suy…
Phát triển ở HS các năng lực tư duy logic, biện chứng, khái quát, độc lập, thôngminh và sáng tạo
Trang 8Chương 2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC
2.1 Khái niệm kỹ thuật xây dựng bài tập hóa học mới – hệ thống bài tập hóa học
Từ những định nghĩa trên, ta có thể hiểu khái niệm kỹ thuật xây dựng BTHHmới và kỹ thuật xây dựng hệ thống BTHH như sau:
Kĩ thuật xây dựng BTHH mới: Tổng thể các kỹ năng, phương pháp, phương tiệnnhằm hình thành một dạng bài hay một bài tập theo một phương hướng nhất định,giúp GV thực hiện được các mục tiêu trong dạy học hóa học
Kĩ thuật xây dựng hệ thống BTHH: Tổng thể các kỹ năng, phương pháp, phươngtiện nhằm tập hợp, phân loại một cách có logic, có trật tự các BTHH, sắp xếpnhững BTHH riêng lẻ thành một thể thống nhất
2.2 Ý nghĩa, tác dụng của việc xây dựng bài tập hóa học mới, hệ thống bài tập hóa học mới
2.2.1 Ý nghĩa, tác dụng của việc xây dựng bài tập hóa học mới
Các bài tập hóa học trong sách giáo khoa và sách bài tập của Bộ GD - ĐT đãđược chọn lọc, sắp xếp một cách hệ thống, phù hợp với trình độ kiến thức và tâm lícủa phần đông học sinh Tuy nhiên, giáo viên dạy phổ thông thường phải soạnthêm bài tập hóa học để làm tài liệu giảng dạy, vì những lí do sau:
- Mỗi trường, mỗi lớp, mỗi địa phương lại có những đặc điểm riêng, có hoàncảnh riêng nên giáo viên phải soạn thêm các bài tập hóa học mới để nâng cao chấtlượng giảng dạy
- Trình độ học sinh không đồng đều có học sinh học rất tốt (giỏi hơn chuẩn), cóhọc sinh học rất yếu vì vậy bài tập được xây dựng của giáo viên sẽ bám sát củng cốrèn luyện kiến thức và kĩ năng cho học sinh
Trang 9- Giáo viên xây dựng bài tập để phục vụ mục đích giảng dạy của mình: ví dụnhư bài tập để phát triển tư duy cho học sinh, bài tập có cách giải nhanh …
- Bài tập được xây dựng của giáo viên sẽ bám sát, củng cố, rèn luyện kiến thức
và kĩ năng cho học sinh
- Bổ sung, phát triển, hoàn thiện, làm phong phú thêm về số lượng và chấtlượng các BTHH
2.2.2 Ý nghĩa, tác dụng của việc xây dựng hệ thống bài tập hóa học mới
- Sự đa dạng của hệ thống bài tập sẽ giúp cho việc hình thành các kĩ năng cụthể, chuyên biệt một cách hiệu quả
- Các bài tập có đủ loại điển hình và tính mục đích rõ ràng, giúp cho mọi trình
độ HS đều có thể giải bài tập
- Hệ thống BTHH giúp HS hình thành PP học tập môn hóa một cách hợp lý
- HS có đủ điều kiện và phương tiện tốt nhất để lĩnh hội kiến thức
- Hệ thống BTHH sẽ rèn luyện cho các em các đức tính như cẩn thận, chịukhó, kiên trì…
- Là phương tiện dạy và học hiệu quả cho giáo viên và học sinh
2.3 Các xu hướng hiện nay
- Loại bỏ những bài tập có nội dung hóa học nghèo nàn nhưng lại cần đến nhữngthuật toán phức tạp để giải (hệ nhiều ẩn, nhiều phương trình, bất phương trình, cấp
số cộng, cấp số nhân, …)
- Loại bỏ những BT có nội dung rắc rối, phức tạp, xa rời hoặc phi thực tiễn HH
- Tăng cường sử dụng BT thực nghiệm
- Tăng cường sử dụng BT trắc nghiệm khách quan
- Xây dựng BT mới về thực tiễn: bảo vệ môi trường và phòng chống ma túy
- Xây dựng BT mới để rèn luyện cho HS năng lực phát triển và giải quyết vấn đề
Trang 10- Đa dạng hóa các loại hình BT: bài tập bằng hình vẽ, BT vẽ đồ thị, sơ đồ, BTdùng bảng số liệu, BT lắp dụng cụ thí nghiệm, …
- Xây dựng những BT có nội dung HH phong phú, sâu sắc, phần tính toán đơngiản, nhẹ nhàng
- Xây dựng và tăng cường sử dụng BT thực nghiệm định lượng
2.4 Yêu cầu khi xây dựng BTHH mới
2.4.1 Yêu cầu khi xây dựng bài tập hóa học mới
Chương 3. Nội dung của bài tập đáp ứng đúng mục đích, yêu cầu của môn học
Ví dụ: khi dạy về axit nitric giáo viên nên xây dựng bài tập nêu bật mục đích, yêucầu của bài là làm rõ tính oxi hóa của axit nitric
Chương 4. Bài tập đảm bảo tính chính xác khoa học
Chương 5. Bài tập phù hợp với trình độ của học sinh
Chương 6. Bài tập cần có dữ kiện phù hợp
Khi xây dựng bài tập mới giáo viên cần chú ý sao cho dữ kiện không thiếu và cũngkhông thừa Nghĩa là các dữ kiện phải đủ để tìm ra đáp án của bài tập
Chương 7. Số liệu của bài tập phù hợp thực tế
Bài tập không chú ý tới tỉ khối của dd ở một điều kiện xác định, mà tự chế số
BT không thực tiễn
BT về sx thì nên tiếp cận với công nghệ sx hiện tại, tránh dùng công nghệ đã
lạc hậu.
Tránh BT còn đang tranh cãi đúng sai, kết quả chưa rõ ràng.
Chương 8. Ngôn ngữ của bài tập ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu, chuẩn mựcChương 9. Một số yêu cầu khác tùy theo mục đích sử dụng bài tập hóa học
Trang 11Các bài tập hóa học nói chung đều phải đảm bảo 6 yêu cầu trên Tùy theomục đích sử dụng bài tập mà có thêm một số yêu cầu khác.
Ví dụ: BTHH gây hứng thú bằng hình vẽ thì có thêm yêu cầu hình vẽ phải rõràng, chính xác, phản ánh đúng thực tế …
9.1.1 Yêu cầu khi xây dựng hệ thống bài tập hóa học mới
Chương 10. Hệ thống bài tập phải bám sát nội dung CKTKN
Chú ý nội dung bài tập phải đạt được các yêu cầu cơ bản và tối thiểu về kiếnthức, kĩ năng, đảm bảo không quá tải nhưng không quá lệ thuộc hoàn toàn vàoSGK; mức độ khai thác sâu kiến thức, kĩ năng trong SGK phải phù hợp với khảnăng tiếp thu của HS
Chương 11. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính chính xác, khoa học
Chương 12. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính hệ thống, đa dạng
Chương 13. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính vừa sức
Bài tập phải được xây dựng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp
Chương 14. Hệ thống bài tập phải giúp học sinh hình thành phương pháp học tập
Bài tập phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống hóa kiến thức cơ bản, từ đóxây dựng nên các dạng bài tập vận dụng Khi HS tham gia giải hệ thống bài tập thìcác em sẽ được hình thành PP học tập môn hóa một cách hợp lý là do: Để học tốtmôn hóa thì trước hết các em phải nắm được các khái niệm, công thức, danh pháp,tính chất và sự biến đổi giữa các chất, từ đó mới vận dụng để giải quyết các vấn đềnhư giải thích, nhận biết, điều chế và bài tập hóa học một cách tốt nhất
Trang 12Chương 15. Hệ thống bài tập có thể dùng làm phương tiện giúp học sinh
mở rộng, khắc sâu kiến thức
Khi xây dựng hệ thống bài tập thì ngoài việc phải bám sát CKTKN thì bêncạnh đó cần phải mở rộng một số dạng bài tập dành cho các đối tượng HS khá,giỏi
Chương 16. Hệ thống bài tập đáp ứng được mục đích sử dụng bài tập hóa học
Giáo viên sử dụng hệ thống bài tập với những mục đích xác định thì phải đảmbảo các bài tập trong hệ thống giúp cho GV thực hiện mục đích đó
Chương 17. Hệ thống bài tập cần có tác dụng giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh
Khi xây dựng hệ thống bài tập cũng cần quan tâm đến việc giáo dục đạo đức
và hình thành nhân cách cho HS Thông qua việc giải bài tập sẽ rèn luyện cho các
em các đức tính như cẩn thận, chịu khó, kiên trì… Các BTHH có liên quan đếnthực tiễn đời sống giúp các em có cách nhìn nhận đúng đắn và luôn có ý thức bảo
vệ môi trường
17.1.Kỹ thuật xây dựng bài tập hóa học mới
17.1.1 Các phương pháp xây dựng bài tập hóa học mới
2.5.1.1 Xây dựng bài tập dựa vào bài tập hóa học đã có
Dựa trên những bài tập hóa học đã có sẵn mà xây dựng các bài tập mới làmột trong những cách sáng xây dựng đơn giản nhất và dễ thực hiện nhất Sau đây
là một số cách mà giáo viên có thể áp dụng để xây dựng 1 bài tập hóa học mới:
a) Phương pháp tương tự
Thay đổi số liệu đã cho trong bài tập hóa học
Trang 13Ví dụ 1: Cho hỗn hợp A gồm Cu và Mg vào dung dịch HCl dư thu được 5,6 lítkhí (đktc) không màu và một chất rắn không tan B Dùng dung dịch H2SO4đ,nóng để hòa tan hoàn toàn chất rắn B thu được 2,24 lít SO2 (đktc).
a Viết PTHH của các phản ứng xảy ra
b Tính khối lượng hỗn hợp A ban đầu
(Bài 5.22 trang 39 - Sách bài tập Hóa 10 cơ bản – NXBGD)
Khi thay đổi số liệu ta có thể có bài tập sau đây:
Ví dụ 1a: Cho hỗn hợp A gồm Cu và Mg vào dung dịch HCl dư thu được 22,4
lít khí (đktc) không màu và một chất rắn không tan B Dùng dung dịch H2SO4đ,nóng để hòa tan hoàn toàn chất rắn B thu được 4,48 lít SO2 (đktc)
a Viết PTHH của các phản ứng xảy ra
b Tính khối lượng hỗn hợp A ban đầu
Khi thay đổi số liệu ta cần chú ý đến tính hợp lí của chúng không thể thay thếnào cũng được
Thay đổi các chất trong bài tập hóa học
Với bài tập ở ví dụ 1 ở trên ta có thể thay đổi các chất như sau:
Ví dụ 1: Cho hỗn hợp A gồm Cu và Mg vào dung dịch HCl dư thu được 5,6 lítkhí (đktc) không màu và một chất rắn không tan B Dùng dung dịch H2SO4 đ,
nóng để hòa tan hoàn toàn chất rắn B thu được 2,24 lít SO2 (đktc)
a Viết PTHH của các phản ứng xảy ra
b Tính khối lượng hỗn hợp A ban đầu
(Bài 5.22 trang 39 - Sách bài tập Hóa 10 cơ bản – NXBGD)
Khi thay đổi các chất trong bài tập cần giữ nguyên ý nghĩa của bài tập Bài tập trên cho 2 kim loại, 1 kim loại không tác dụng được với axit không có tính
Trang 14oxi hóa Nếu như khi ta thay đổi bài tập bằng việc thay các kim loại trên bằng 2 kim loại tác dụng được với axit không có tính oxi hóa hay thay đổi HCl bằng HNO 3 … thì nội dung bài tập hoàn toàn thay đổi.
Ví dụ 1b: Cho hỗn hợp A gồm Ag và Fe vào dung dịch HCl dư thu được 22,4 lítkhí (đktc) không màu và một chất rắn không tan B Dùng dung dịch HNO3, nóng
để hòa tan hoàn toàn chất rắn B thu được 4,48 lít NO2 (đktc)
a Viết PTHH của các phản ứng xảy ra
b Tính khối lượng hỗn hợp A ban đầu
Ví dụ 1c: Cho hỗn hợp A gồm Cu và Zn vào dung dịch H2SO4 dư thu được 22,4 lítkhí (đktc) không màu và một chất rắn không tan B Dùng dung dịch HNO3 đặc, nóng để hòa tan hoàn toàn chất rắn B thu được 4,48 lít NO2 (đktc)
a Viết PTHH của các phản ứng xảy ra
b Tính khối lượng hỗn hợp A ban đầu
Thay đổi các quan hệ trong bài tập hóa học
Ví dụ 2 : Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt p, n, e bằng 82, tổng số hạt
mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 22 hạt Xác định Z, A và viết
kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X
(Bài 1.22 trang 6 - Sách bài tập Hóa 10 NC– NXBGD)
Ta có thể đổi quan hệ tổng bằng quan hệ hơn kém, gấp:
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt p, n, e bằng 82, tổng số hạt mang điện
gấp 1,73 lần tổng số hạt không mang điện Xác định Z, A và viết kí hiệu nguyên tử
của nguyên tố X
Tăng hoặc giảm số chất trong bài tập
Ví dụ 3: Để khử hoàn toàn 17,6 g hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4 đến Fe cần vừa đủ