1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

chuyên đề tích hợp liên môn trong môn vật lí 7

7 1.3K 42

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

PHÒNG GD&ĐT TRIỆU PHONG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG THCS TRIỆU PHƯỚC Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Triệu Phước, ngày 20 tháng 1 năm 2018

PHẦN I: BÁO CÁO NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

“ DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG MÔN VẬT LÍ 7 ”I MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Các môn khoa học tự nhiên trong nhà trường phổ thông có vai trò vô cùng quan trọng, nhiệm vụ của nó là góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh Trong những năm gần đây, dạy học các môn theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môn các môn học giúp học sinh có kiến thức bao quát rộng hơn về nội dung được học trong bài, nhằm phát triển năng lực cho học sinh Muốn vậy, đòi hỏi phải tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh, mà các hoạt động ấy phải được tổ chức ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài trường, ở nhà và cộng đồng, đặc biệt quan tâm đến hoạt động thực hành và ứng dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.

Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 của Phòng GD&ĐT huyện Triệu Phong, Trường THCS Triệu Phước về việc thực hiện chuyên đề Vật lí cấp trường phù hợp với điều kiện và thực tế dạy học hiện tại Trong quá trình dạy học cũng

như việc nghiên cứu SGK tôi chọn chuyên đề "tích hợp liên môn trong môn vật lí 7 "

trong chương trình lớp 7 để xây dựng một chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, với mong muốn sẽ tạo được hiệu ứng tích cực trong việc thay đổi cách học của HS và cách dạy của GV, từ đó nhằm rút ra những kinh nghiệm cho những chuyên đề dạy học tiếp theo

2 Quan niệm về dạy học tích hợp liên môn

“Dạy học tích hợp liên môn là dạy cho học sinh biết tổng hợp kiến thức, kĩ năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn”, trong đó:

Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục pháp luật, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới biển đảo, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giáo dục bảo vệ môi trường, an toàn giao thông…

Dạy học liên môn là phải xác định được các nội dung kiến thức liên quan đến các môn học khác để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình môn học đó và không phải dạy ở các môn khác Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các môn liên quan.

Việc dạy học tích hợp kiến thức giữa các môn học vào giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức của những bộ môn học khác

Trang 2

để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học nhanh chóng và hiệu quả nhất

Trong thực tế tôi thấy khi bài soạn có tích hợp với kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong SGK Từ đó bài học trở nên sinh động hơn, học sinh có hứng thú học tập hơn, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo hơn đồng thời vận dụng vào thực tế tốt hơn

II NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ: “Tích hợp liên môn trong môn vật lí 7”

1 Cơ sở của dạy học liên môn

1.1 Cơ sở lí luận:

Trong dạy học, tích hợp liên môn được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các

môn học trong các lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn tổng hợp mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học ví như lồng ghép nội dung giáo dục môi trường môn Sinh học, môn Công dân… Như vậy thông qua dạy học tích hợp liên môn thì những kiến thức, kỹ năng học được ở môn này có thể sử dụng như những công cụ để nghiên cứu, học tập các môn học khác

Nhìn chung trên thế giới, nhiều nước có xu hướng tích hợp các môn học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên như: Sinh học, Hóa học,Vật lý hoặc các môn thuộc lĩnh vực xã hội như: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân…để tạo thành môn học mới, với hình thức tích hợp liên môn và tích hợp xuyên môn.

1.2 Cơ sở thực tiễn:

Xu hướng tích hợp các môn khoa học tự nhiên trên thế giới.

Thực tế giáo dục Việt Nam: quan điểm tích hợp đã được thể hiện trong một số môn học ở bậc tiểu học từ thời Pháp thuộc và ngày nay vẫn được định hướng ở nhiều cấp học.

Chương trình Vật lí trong nhà trường phổ thông có nhiều tiềm năng, cơ hội để xác định, xây dựng các nội dung, chủ đề tích hợp trong môn học hoặc với các môn học khác như : Sinh, Văn, Giáo dục công dân…

2 Những yêu cầu về tổ chức giờ dạy

Tổ chức giờ học trên lớp là tiến trình thực thi bản kế hoạch phối hợp hữu cơ hoạt động của giáo viên và học sinh theo một cơ cấu sư phạm hợp lí, khoa học, trong đó giáo viên giữ vai trò, chức năng tổ chức, hướng dẫn, định hướng chứ không phải truyền thụ áp đặt một chiều học sinh được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình tiếp nhận, đóng vai trò chủ thể cảm thụ, nhận thức thẩm mĩ, trực tiếp tiến hành hoạt động tiếp cận, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức

Tổ chức hoạt động giáo viên phải chú trọng mối quan hệ giữa học sinh và nội dung dạy học, phải coi đây là mối quan hệ cơ bản, quan trọng nhất trong cơ chế giờ học Muốn vậy, giáo viên phải từ bỏ vai trò, chức năng truyền thống là truyền đạt kiến thức có sẵn cho học sinh, còn học sinh không thể duy trì thói quen nghe giảng, ghi chép, học thuộc, rồi “làm bài” theo lối tái hiện, sao chép, làm thui chột dần năng lực tư duy sáng tạo, khả năng tự đọc, tự tìm tòi, xử lí thông tin, tổ chức các kiến thức một cách sáng tạo

3 Mục đích, phương pháp của kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp liên môn

3.1 Mục đích, phương pháp của kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp liên môn3.1.1 Mục đích

Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp

Trang 3

nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh.

Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.

Giúp học sinh hứng thú học tập, từ đó khắc sâu được kiến thức đã học Hiểu được bản chất của kế hoạch dạy học tích hợp.

Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa

Xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học

3.1.2 Phương pháp

Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp vào các bài dạy, tùy theo từng môn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ như liên hệ, lồng ghép bộ phận hay là toàn phần Khi tích hợp giáo viên cần sử dụng ngôn từ kết nối sao cho logic và hài hòa từ đó giáo dục và rèn kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh.

3.2 Vận dụng kiến thức liên môn vào bài dạy

- Môn Vật lí:

+ Bài: Độ to của âm

+ Bài: Môi trường truyền âm + Bài: Phản xạ âm – Tiếng vang

- Môn Sinh: Nêu được cấu tạo tong của tai người

- Môn Văn: trích đoạn ở cuốn tự truyện “Bất Khuất” của nhà cách mạng Nguyễn Đức Thuận kể về hình thức các chiến sĩ bị tra tấn bằng tiếng ồn.

- Môn Giáo dục công dân: Kí hiệu biển báo giao thông, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống trong sạch,tích cực tham gia vận động mọi người xung quanh tham gia giữ gìn, cải tạo môi trường chống lại những ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn.

C KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊI KẾT LUẬN

1 Đối với học sinh:

Trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn, sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.

2 Đối với giáo viên:

Dạy học theo các chủ đề, liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kỹ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp Thế hệ giáo viên tương lai sẽ được đào tạo về dạy học tích hợp, liên môn ngay trong quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm.

II KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:

Nhà trường cung cấp thêm tài liệu tham khảo Thường xuyên tổ chức chuyên đề để

giáo viên có điều kiện trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ

Trang 4

PHẦN II: BÀI SOẠN TIẾT DẠY MINH HỌA TIẾT 16: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒNI MỤC TIÊU :

1 Kiến thức:

- Nhận biết được tiếng ồn gây ô nhiễm

- Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn

- Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn - Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong những trường hợp

- Tích cực tham gia, vận động những người xung quanh cùng tham gia giữ gìn, cải tạo môi trường, chống lại những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm tiếng ồn

II PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC :

- PP: Đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm - KT: Động não

III CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :

* Giáo viên:

- Tranh ảnh, một đoạn phim về tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn

- Thông tin, tranh ảnh, về bảo vệ môi trường sống biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn - Máy chiếu

* Học sinh:

- Kiến thức ngữ văn về lập luận, mô tả

- Kiến thức sinh học về cấu tạo trong của tai người

- Kiến thức giáo dục công dân về ý thức bảo vệ môi trường, tinh thần tự giác,

kí hiệu biển báo giao thông

III TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:1 Kiểm tra bài cũ: Không2 Bài mới :

a Đặt vấn đề:

GV: cho HS xem một đoạn phim

Trang 5

GV: Âm thanh nào các em thích nghe và âm thanh nào các em không thích nghe? Tại sao?

HS: Trả lời

GV: Cuộc sống chúng ta sẽ tẻ nhạt và khó khăn nếu thiếu âm thanh Nhưng âm thanh to sẽ gây khó chịu cho những người xunh quanh Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu các biện pháp để giảm bớt các tiếng ồn gây ô nhiễm.

b Triển khai bài dạy:

Hoạt động 1: Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG KIẾN THỨC

GV: Cho một đại diện một nhóm lên trình bày nhận biết ô nhiễm tiếng ồn ở các hình 15.1; 15.2; 15.3 sgk

HS: Trình bày, các nhóm khác có ý kiến bổ sung.

GV: Kết luận:

+ H15.1: Tiếng ồn to nhưng không kéo dài

nên ít ảnh hưởng tới sức khoẻ không gây ô nhiễm tiếng ồn

GV: Lưu ý cho HS những điều cần tránh khi có sấm, sét

+ H15.2; 15.3: Tiếng ồn của máy khoan; của chợ kéo dài làm ảnh hưởng đến công việc và sức khoẻ  gây ô nhiễm tiếng ồn GV: Vậy tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn có đặc điểm như thế nào?

GV: Ô nhiễm tiếng ồn có những tác hại vô cùng lớn đối với con người chúng ta Vậy đó là những tác hại nào ?

GV: Gọi đại diện một nhóm trình bày sơ lược về cấu tạo trong của tai Tại sao ta nghe được những âm thanh xung quanh ta? Tích hợp môn Sinh

HS: trình bày, các nhóm khác có ý kiến bổ sung

GV: cho HS hình ảnh ở cuốn tự truyện “bất Khuất ”của nhà cách mạng Nguyễn Đức Thuận  Tích hợp môn Văn

GV: Những tác hại của ô nhiễm tiếng ồn đối với con người?

GV: Kết luận.

GV: Tiếng ồn gây ô nhiễm có những tác hại vô cùng lớn, vậy ta cần có những biện

I/ Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn:

- Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to

và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức

khoẻ và hoạt động bình thường của con

người

Trang 6

pháp như thế nào để giảm bớt ô nhiễm tiếng ồn?

Hoạt động 2: Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG KIẾN THỨC

GV: Cho 2 nhóm lần lượt lên trình bày Nguồn ô nhiễm tiếng ồn ở trường THCS Triệu Phước và ở nơi mình sinh sống Tích hợp môn Giáo dục công dân

HS: Trình bày, nhóm khác có ý kiến bổ sung.

GV: Cho HS xem đoạn phim tiếng ồn karaoke và tiếng ồn pháo nổ  liên hệ thực tế giáo dục học sinh

GV: Cho HS làm bài tập C3 ở SGK

GV: Nêu các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn?

GV: Nêu tên một số vật liệu thường dùng để ngăn chặn âm, làm cho âm truyền qua

+ Tác động vào nguồn âm

+ Phân tán âm trên đường truyền + Ngăn không cho âm truyền tới tai - Vật liệu thường dùng để ngăn chặn âm, làm cho âm truyền qua ít là: gạch, bê tông, gỗ,

- Vật liệu phản xạ âm tốt được dùng để cách âm là: kính, lá cây, mặt đá hoa .

- GV: Sử dụng bản đồ tư duy để hệ thống lại kiến thức của bài.

4 Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:

- Học bài cũ, làm bài tạp ở SBT

- Tìm hiểu thêm một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn khác

V RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

Trang 7

……… ……… ………

Ngày đăng: 19/09/2018, 11:40

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w