1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

27 353 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 130,5 KB

Nội dung

Đề tai : Vấn đề tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay – nhìn từ góc độ phép biện chứng về mối liên hệ phổ biếnLỜI MỞ ĐẦU1CHƯƠNG 1: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến21.1. Khái niệm về mối liên hệ phổ biến21.2. Các tính chất của mối liên hệ31.2.1.Tính khách quan31.2.2.Tính phổ biến31.2.3.Tính đa dạng41.3. Ý nghĩa phương pháp luận5CHƯƠNG 2: Vấn đề tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay – nhìn từ góc độ phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến62.1. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội62.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội62.1.2. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội72.2. Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay82.2.1.Tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam là tất yếu khách quan.82.2.2. Những thành tựu của Việt Nam đạt được112.2.3. Những hạn chế và giải pháp182.2.3.1. Những hạn chế182.2.3.2. Giải pháp19KẾT LUẬN23TÀI LIỆU THAM KHẢO24

Trang 1

Đề tai : Vấn đề tăng trưởng kinh tế và công

bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay – nhìn từ góc

độ phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CHỦ NGHĨA MAC - LÊLIN

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

1.1 Khái niệm về mối liên hệ phổ biến

1.2. Các tính chất của mối liên hệ

1.2.1.Tính khách quan

1.2.2.Tính phổ biến

1.2.3.Tính đa dạng

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận

CHƯƠNG 2: Vấn đề tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay – nhìn từ góc độ phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến

2.1 Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội

2.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội

2.1.2 Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội

2.2 Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay

2.2.1.Tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam là tất yếu khách quan

2.2.2 Những thành tựu của Việt Nam đạt được

2.2.3 Những hạn chế và giải pháp

2.2.3.1 Những hạn chế

2.2.3.2 Giải pháp

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Khi khởi xướng công cuộc đổi mới, Đảng ta và Nhà nước đã nêu

rõ chủ trương kết hợp ngay từ đầu và trong từng bước giữa tăng trưởngkinh tế với công bằng xã hội Mục tiêu hàng đầu của nước ta là xây dựngmột nước Việt Nam “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn

minh”.Tại Đại hội Đảng lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định mục tiêu : tăng

trưởng kinh tế gắn liền với công bằng xã hội phải được thực hiện ngay trong từng bước phát triển nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.

Vậy Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nó như thế nào? Tại saotrong nền kinh tế thị trường của Việt Nam bên cạnh việc tăng trưởng kinh

tế thì sự phân hoá giàu nghèo ngày càng gia tăng? Phải chăng chủ trươngđềrađã không được thực hiện đúng?

Là một sinh viên kinh tế, việc nhận thức mối liên hệ giữa tăngtrưởng kinh tế với công bằng xã hội là cần thiết Vì vậy, với những tìm tòitài liệu và sách báo tham khảo cùng với sự hướng dẫn của giáo viên bộ

môn, em đã quyết định chọn đề tài “ Phép biện chứng về mối liên hệ phổ

biến, vận dụng phân tích mối liên hệ giữa vấn đề tăng trưởng và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay ” Đề tài giúp em hiểu và thấy được

những chính sách, giải pháp và hướng đi đúng đắn của Đảng và Nhà nướctrong quá trình đổi mới

Trang 4

Với những hiểu biết và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, những saisót trong khi thực hiện sẽ là điều không thể tránh khỏi, em rất mong đượcnhững lời nhận xét và góp ý quý báu của cô giáo.

CHƯƠNG 1: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

1.1 Khái niệm về mối liên hệ phổ biến

Các sự vật, hiện tượng và các quá trình khác nhau của thế giới cómối liên hệ qua lại, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau hay tồn tại biệt lập vớinhau, tách rời nhau? Nếu chúng có mối liên hệ qua lại thì cái gì quy địnhmối liên hệ đó?

Trong lịch sử triết học, để trả lời những câu hỏi đó đã có những quanđiểm khác nhau Trả lời câu hỏi thứ nhất, những người theo quan điểm siêuhình cho rằng các sự vật, hiện tượng tồn tại biệt lập, tách rời nhau, cái nàytồn tại bên cạnh cái kia Chúng không có sự phụ thuộc, không có sự ràngbuộc và quy định lẫn nhau Nếu có thì cũng chỉ là sự quy định bề ngoàimang tính ngẫu nhiên

Trái lại, những người theo quan diểm biện chứng lại cho rằng các sựvật, hiện tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định,tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau Chẳng hạn như sự gia tăng dân số

sẽ tác động trực tiếp đến kinh tế, xã hội, giáo dục…; hay như vấn đề môitrường tác động, ảnh hưởng tới hoạt động của con người, và hoạt động củacon người cũng tác động trở lại to lớn đến sự biến đổi của môi trường.v.v

Trả lời câu hỏi thứ hai, những người theo chủ nghĩa duy tâm kháchquan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan trả lời rằng, cái quyết định mối liên

hệ, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng là một lực lượngsiêu nhiên hay ở ý thức, cảm giác của con người Heghen - xuất phát từ lập

Trang 5

trường duy tâm khách quan vạch ra rằng “ý niệm tuyệt đối” là nền tảng củamối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong khi đó, những người theoquan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thống nhất vật chất của thếgiới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng Các sự vật, hiệntượng tạo thành thế giới, dù có đa dạng, phong phú đến bao nhiêu thì cũngchỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất, thống nhất - thếgiới vật chất Nhờ có tính thống nhất đó, chúng không thể tồn tại tách rờinhau, mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau theo nhữngquan hệ xác định Chính trên cơ sở đó, triết học duy vật biện chứng khẳng

định rằng: mối liên hệ phổ biến là phạm trù triết học để chỉ sự quy định, sự

tác động qua lại, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới.

1.2 Các tính chất của mối liên hệ

1.2.1.Tính khách quan

Mọi mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng là khách quan, là vốn cócủa mọi sự vật, hiện tượng Ngay cả những vật vô tri, vô giác cũng chịu sựtác động của các sự vật, hiện tượng khác ( như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,

áp suất không khí… đôi khi cũng chịu sự tác động của con người ) Conngười - một sinh vật phát triển nhất trong tự nhiên cũng luôn luôn chịu tácđộng bởi các sự vật, hiện tượng khác và các yếu tố ngay trong chính bảnthân Ngoài sự tác động của tự nhiên, con người còn tiếp nhận sự tác động

xã hội và những người khác Chính con người và chỉ có con người mới tiếpnhận vô vàn quan hệ, mối liên hệ chằng chịt Vấn đề là con người phải hiểubiết các mối liên hệ, vận dụng chúng vào hoạt động của mình để giải quyếtcác mối liên hệ phù hợp nhằm phục vụ nhu cầu, lợi ích của xã hội và bảnthân con người

1.2.2.Tính phổ biến

Trang 6

Tính phổ biến của mối liên hệ thể hiện:

Thứ nhất, bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vật, hiệntượng khác Không có sự vật, hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ Trongthời đại ngày nay, không có một quốc gia nào không có quan hệ, không cóliên hệ với quốc gia khác về mọi mặt của đời sống xã hội Chính vì vậy màbên cạnh việc hợp tác cùng nhau phát triển thì trong xã hội tồn tại nhiềuvấn đề như: môi trường sinh thái, dân số, chiến tranh…

Thứ hai, mối liên hệ biểu hiện dưới những hình thức riêng biệt, cụthể tuỳ theo điều kiện nhất định Song, dù dưới hình thức nào, chúng chỉ làbiểu hiện của mối liên hệ phổ biến nhất, chung nhất

1.2.3.Tính đa dạng

Các mối liên hệ khác nhau được phân chia theo từng cặp: mối liên

hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệthứ yếu, mối liên hệ bản chất và mối liên hệ không bản chất… Chính tính

đa dạng trong quá trình tồn tại, vận động và phát triển của bản thân sự vật

và hiện tượng quy định tính đa dạng của mối liên hệ Vì vây, trong một sựvật có thể có nhiều loại mối liên hệ, chứ không phải chỉ có một cặp mốiliên hệ xác định

Các cặp mối liên hệ khác có mối quan hệ biện chứng với nhau.Mốiliên hệ này quy định mối liên hệ kia tuỳ theo những điều kiện, hoàn cảnh

cụ thể Nói cách khác, vai trò quyết định của các mối liên hệ trong từngcặp phụ thuộc vào quan hệ hiện thực xác định

Sự phân chia từng cặp mối liên hệ chỉ mang tính tương đối, vì mỗiloại mối liên hệ chỉ là một hình thức, một bộ phận của mối liên hệ phổbiến Mỗi loại mối liên hệ trong từng cặp có thể chuyển hoá lẫn nhau tuỳtheo phạm vi bao quát của mối liên hệ Tuy sự phân chia thành các mốiliên hệ chỉ mang tính tương đối, nhưng sự phân chia đó lại rất cần thiết

Trang 7

Bởi vì mỗi loại mối liên hệ có vị trí và vai trò xác định trong sự vận động

và phát triển của sự vật Con người phải nắm bắt đúng các mối liên hệ đó

để đưa lại hiệu quả cao trong hoạt động của mình

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận

Từ nghiên cứu quan điểm duy vật về mối liên hệ phổ biến, chúng tarút ra phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo hiện thực

Thứ nhất là quan điểm toàn diện Đây là quan điểm đòi hỏi chúng tanhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa cácyếu tố và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với sự vật khác Đòi hỏichúng ta phải phân biệt từng mối liên hệ, phải biết chú ý tới mối liên hệbên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ tất nhiên…

Thứ hai là quan điểm lịch sử - cụ thể Quan điểm này đòi hỏi chúng

ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý đến điều kiện,hoàn cảnh lịch sử - cụ thể Cũng như để xác định đường lối, chủ trươngcủa từng giai đoạn cách mạng, của từng thời kỳ xây dựng đất nước, baogiờ Đảng ta cũng phân tích tình hình cụ thể của đất nước

Trang 8

CHƯƠNG 2: Vấn đề tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội

ở Việt Nam hiện nay – nhìn từ góc độ phép biện chứng

về mối liên hệ phổ biến

2.1 Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội

2.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội

Gần hai thập kỷ này, trong nước ta cũng như trên thế giới, ngày càngnhiều những cuộc điều tra khảo sát, những công trình nghiên cứu, nhữngcông cuộc thử nghiệm ở nhiều quy mô khác nhau, có khi bao quát cả mộtquốc gia, về mối quan hệ giữa cái xã hội và cái kinh tế, về thế nào là tăngtrưởng kinh tế, thế nào là công bằng xã hội, thế nào là kết hợp giữa tăngtrưởng kinh tế với công bằng xã hội Khát vọng và đòi hỏi này biểu hiệnnổi bật trong những chủ trương được phổ biến nhanh chóng trên quy môtoàn cầu về gắn bó văn hoá va phát triển, về phát triển bền vững, về phát triển

là dân chủ và tự do, về xoá đói giảm nghèo, về phát huy nguồn vốn xã hội

Vậy trước hết ta cần hiểu thế nào là tăng trưởng kinh tế?

Tăng trưởng kinh tế là một khái niệm kinh tế học, dùng để chỉ sựtăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm xã hội và các yếu tố của quátrình sản xuất ra nó; là thước đo của tăng trưởng kinh tế, thể hiện ở nhịp độtăng trưởng, cụ thể là mức tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP), thu nhậpquốc dân tính theo đầu người và chỉ số phát triển con người (HDI) Tăngtrưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, quy mô và tốc độ phát triển củamột nền kinh tế Sự tăng trưởng đó đạt tới một giới hạn nhất định

Thế nào là công bằng xã hội?

Công bằng xã hội là một khái niệm mang tính lịch sử, bị quy địnhbởi hoàn cảnh cụ thể Có thể nói, mỗi xã hột đều có chuẩn mực riêng của

Trang 9

mình về công bằng xã hội, do hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở đó quy định Bàn

về sự khác biệt giữa bình đẳng xã hội và công bằng xã hội, trong tác phẩmPhê phán cương lĩnh Gô-ta, Mác vạch rõ: trong xã hội XHCN ''mỗi mộtngười sản xuất nhận được trở lại vừa đúng cái mà anh ta đã cung cấp cho

xã hội'' Đó là nguyên tắc công bằng; tuy nhiên, trong điều kiện củaCNXH, công bằng xã hội không đồng nhất với bình đẳng xã hội, nghĩa làbình đẳng không phải là ngang bằng nhau về mọi phương diện Phải chấpnhận tình trạng bất bình đẳng ở một giới hạn nhất định đối với mọi thànhviên trong xã hội

2.1.2 Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội

Trước hết ta cần nghiên cứu mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế vàtiến bộ xã hội

Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tất yếu cho tiến bộ xã hội Do đó,trên thực tế, hầu hết chính phủ các nước tìm mọi cách ưu tiên các nguồnlực của mình cho sự tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều của cải vật chất cho

xã hội , làm cơ sở để giải quyết hàng loạt vấn đề kinh tế, chính trị, xã hộikhác Như thế, tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự thịnh suy của từng quốcgia dân tộc Vậy, phải chăng cứ tăng trưởng kinh tế là có sự tiến bộ xã hội?Nhìn một cách phổ quát là như vậy Nhưng, trong thực tế, không phải lúcnào tăng trưởng kinh tế cũng đi liền với sự tiến bộ xã hội, bởi còn tùythuộc vào mục đích của tăng trưởng kinh tế Nếu tăng trưởng kinh tế chỉnhằm đạt được lợi nhuận sẽ đem lại thảm họa cho con người Ngược lại,tăng trưởng kinh tế để tất cả cho con người và vì con người thì luôn luôngắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội Như vậy tăng trưởng kinh tế tạođiều kiện vật chất để thực hiện công bằng xã hội

CNXH khoa học nhấn mạnh động lực để tăng trưởng kinh tế và tiến

bộ xã hội là sự phát triển của lực lượng sản xuất của khoa học kỹ thuật,

Trang 10

nhưng tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội chính là phương thức sản xuất Quanđiểm này giúp chúng ta có cách nhìn biện chứng về sự tăng trưởng kinh tếcủa CNTB hiện đại Nền tảng của nó là sự tiến bộ của khoa học kỹ thuậthay những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ từ nhữngnăm 50 của thế kỷ 20 đến nay đã thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế đơn thuần

vì mục đích lợi nhuận dẫn đến chủ nghĩa sô-vanh nước lớn và kỳ thị chủngtộc, áp bức và bóc lột nhiều nước đang phát triển

Công bằng xã hội là một khái niệm rộng, bao gồm công bằng trongcác lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội Trong đó, công bằngtrong kinh tế là cơ sở, công bằng trong lĩnh vực phân phối có ý nghĩa quyếtđịnh đến việc phát huy nội lực các thành phần kinh tế, đến từng thành viêntrong xã hội Vì vậy, sự tăng trưởng kinh tế phải hướng tới mục đích phục

vụ các mục tiêu xã hội và các mục tiêu xã hội phải hướng tới con người.Không thể có một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, có hiệu quả cao và bềnvững trong một xã hội với trình độ nhân dân thấp kém

Công bằng xã hội dẫn đến lợi ích của mỗi cá nhân và mỗi chủ thểkinh tế được đảm bảo đầy đủ theo mức độ đóng góp bằng nhiều hình thứcnhư bằng lao động bằng vốn, tài sản, trí tuệ, trí thức, trình độ tay nghề.Như vậy khi lợi ích kinh tế được đảm bảo đã tạo ra sự kích thích cho mỗi

cá nhân không ngừng phát huy tính năng động và năng lực sáng tạo củamình Do đó công bằng xã hội là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

2.2 Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay

2.2.1.Tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam là tất yếu khách quan.

Ở nước ta, trước những năm đổi mới, trong cơ chế kế hoạch hóa tậptrung quan liêu, bao cấp và một nền kinh tế phi thị trưởng, chế độ phânphối bình quân, nền kinh tế, không những không tăng trưởng mà trì trệ,

Trang 11

dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội vào giữa thập niên 80, buộc chúng taphải tiến hành đổi mới Đổi mới là một yêu cầu bức thiết của sự nghiệpcách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn Tinh thần đổi mới của Đảng thểhiện trước hết ở đổi mới tư duy kinh tế, hình thành và hoàn thiện qua cácĐại hội VI, VII, VIII và IX Những thành tựu mà chúng ta đã đạt được gầnhai thập niên qua trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đã khẳng địnhrằng, để thực hiện được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,dân chủ, văn minh đòi hỏi phải kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xãhội Sự nghiệp CNH, HĐH do Đảng lãnh đạo và đang được thực hiện ởViệt Nam nhằm đến nhiều mục tiêu, trong đó có vấn đề tăng trưởng kinh tếgắn với công bằng xã hội.

Tăng trưởng kinh tế cùng với chế độ chính trị ưu việt là điều kiện,yếu tố quan trọng để có công bằng xã hội, ngày càng tạo ra công bằng xãhội Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội biểu hiệnmột cách đa dạng, chứ tuyệt nhiên không phải tăng trưởng đi trước côngbằng theo sau

Mác viết: ''với một công việc ngang nhau và do đó, với một phầntham dự như nhau vào quỹ tiêu dùng của xã hội thì trên thực tế, người nàyvẫn lĩnh (sản phẩm lao động, vật phẩm tiêu dùng) nhiều hơn người kia,người này vẫn giàu hơn người kia”

Từ những luận điểm của Mác, chúng ta thấy, công bằng xã hộikhông đồng nhất với bình đẳng xã hội, công bằng xã hội, bình đẳng xã hộikhông có nghĩa là chia đều, ngang bằng nhau, và trong CNXH vẫn tồn tại

sự bất bình đẳng; bình đẳng trong CNXH là bình đẳng về địa vị xã hội củacon ngưởi Trong điều kiện ở những nước chậm phát triển như nước ta, liệu

có thể vừa tăng trưởng kinh tế, vừa phát triển và thực hiện công bằng-xãhội được không? Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: ''Chủ nghĩa xã hội là công

Trang 12

bằng hợp lý: Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì khôngđược hưởng Những người già yếu hoặc tàn tật sẽ được Nhà nước giúp đỡchăm nom'' Vậy, trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, công bằng xã hộikhông có nghĩa là chia đều, bình quân sản phẩm lao động, tư liệu sinh hoạt,vật phẩm tiêu dùng cho mọi người Nói về việc thực hiện công bằng xã hộitrong điều kiện nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn do chuyển từ thời bìnhsang thời chiến, vừa phải dồn sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miềnnam, vừa phải đánh thắng giặc Mỹ leo thang ra miền Bắc, Hồ Chí Minh đãnhắc nhở: trong công tác phân phối, không sợ thiếu, chỉ sợ không côngbằng, không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên.

Quán triệt quan điểm trên của Hồ Chí Minh, có thể nhận định: Trongđiều kiện đi lên CNXH ở nước ta, tùy từng giai đoạn vẫn có thể thiết lậpđược sự công bằng xã hội ở mức độ mà sự phát triển kinh tế - xã hội chophép; công bằng ở đây là quán triệt, thực hiện đúng nguyên tắc phân phốisản phẩm: ai làm, cống hiến nhiều cho xã hội, thì được hưởng nhiều vàngược lại, chứ không phải là cào bằng một cách bình quân chủ nghĩa dẫnđến triệt tiêu động lực phát triển kinh tế, xã hội

Thấm nhuần tư tưởng của các nhà sáng lập CNXH khoa học, của HồChí Minh về quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, xuấtphát từ thực tiễn của Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, Đảng ta đã nêu rõtại Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội: Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực to lớnphát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựngCNXH Phương hướng lớn của chính sách xã hội là: ''phát huy nhân tố conngười trên cơ sở bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụcông dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sốngvật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp ứng nhu cầu trước mắt với chăm lo

Trang 13

lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội” Từ cươnglĩnh xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ mà Đảng ta đã nêu lên, rõ ràngchúng ta đã có một quan niệm khác với các nước XHCN trước đây là đặt racác mục tiêu xã hội quá cao so với trình độ phát triển kinh tế hiện tại, rútcục các mục tiêu xã hội trở thành ảo tưởng Chúng ta cũng không quanniệm như một số nước phương Tây chạy theo sự tăng trưởng kinh tế bằngmọi giá mà hy sinh các mục tiêu xã hội, gây nên những xung đột xã hội,đặc biệt là sự phân hóa giàu nghèo Chúng ta quan niệm, việc thực hiện cácvấn đề xã hội, các mục tiêu xã hội tuy không thể thoát ly tăng trưởng kinh

tế, không thể vượt ra ngoài phạm vi cho phép, nhưng không thể nhận thứcmột cách giản đơn: Cứ tăng trưởng kinh tế thì các vấn đề khác của xã hội

sẽ giải quyết được, cũng không chờ đến khi có cho sự tăng trưởng cao củakinh tế mới bắt đầu thực hiện sự công bằng xã hội, mà mỗi bước tiến củachính sách xã hội (qua những mục tiêu đạt được của nó) đều phải dựa trên

cơ sở tăng trưởng kinh tế, và ngược lại, mỗi bước phát triển kinh tế, tăngtrưởng kinh tế đều thúc đẩy tiến bộ xã hội, công bằng xã hội

Báo cáo gần đây nhất (năm 2003) về phát triển còn người củaChương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã nêu rõ chỉ số phát triểncon người (HDI) của Việt Nam được tiến hành dựa trên những tính toáncác thành tựu về phát triển quan trọng như mức sống, y tế, giáo dục liêntục được cải thiện, từ 0,583 (năm 1985) tăng lên 0,605 (năm 1990) vàO,688 (năm 2002-2003) Đồng thời, báo cáo còn nhấn mạnh: kết quả có ấntượng nhất là tỷ lệ nghèo đã giảm mạnh từ trên 70% vào cuối thế kỷ 20xuống còn khoảng 29% vào năm 2002

2.2.2 Những thành tựu của Việt Nam đạt được

Nền kinh tế phát triển toàn diện và đạt tốc độ tăng trưởng khá cao

Ngày đăng: 18/09/2018, 16:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w