1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN GAPA 02 ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA KHỔ QUA (Momordica charantia L.) TRỒNG TẠI XÃ HOÀI HẢO HUYỆN HOÀI NHƠN – TỈNH BÌNH ĐỊNH

81 274 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 2,08 MB

Nội dung

ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN GAPA 02 ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA KHỔ QUA Momordica charantia L.. TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của liều lượng phân Gapa

Trang 1

ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN GAPA 02 ĐẾN KHẢ NĂNG SINH

TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA KHỔ QUA

(Momordica charantia L.) TRỒNG TẠI XÃ HOÀI HẢO -

HUYỆN HOÀI NHƠN – TỈNH BÌNH ĐỊNH

Tác giả

NGUYỄN VĂN TIẾN

Khóa luận được đệ trình đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành NÔNG HỌC

Giáo viên hướng dẫn:

Th.S Phạm Hữu Nguyên

Tháng 8 năm 2009

Trang 2

LỜI CẢM TẠ

Con xin chân thành kính ghi ơn cha mẹ đã sinh ra và tạo điều kiện tốt nhất để con có được ngày hôm nay

Em xin trân trọng biết ơn:

BGH, BCN khoa Nông Học trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập

Thầy Phạm Hữu Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này Đồng cám ơn các bạn học đã cùng em chia sẻ những kinh nghiệm trong học tập cũng như trong cuộc sống

Một lần nữa em xin chân thành cám ơn!

Tp Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2009

Nguyễn Văn Tiến

Trang 3

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của liều lượng phân Gapa 02 đến khả năng sinh

trưởng, phát triển và năng suất của khổ qua (Momordica charantia L.) trồng tại xã

Hoài Hảo - Hoài Nhơn - Bình Định” đã được tiến hành từ tháng 02/2009 đến tháng 05/2009 Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, đơn yếu tố (Randomized Complete Block Design – RCBD), 3 lần lặp lại, 6 NT tương ứng với 6 liều lượng phân bón lá Gapa 02 lần lượt là: 0, 20, 25, 30, 35, 40 ml/bình 8 lít

Kết quả thu được:

Về sinh trưởng: Chiều cao cây, số cành cấp 1 và số lá/thân chính tăng dần khi

liều lượng phân Gapa 02 tăng dần Ở các NT phun với liều lượng phân Gapa 02 lần lượt là 30, 35, 40 ml/bình 8 lít có sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê so với

NT đối chứng (0 ml/bình 8 lít)

Về phát dục: Các NT có phun phân bón lá Gapa 02 đều có thời gian ra hoa,

đậu trái, thu hoạch sớm hơn và số lượng hoa cái, số trái/cây nhiều hơn NT đối chứng (không phun phân Gapa 02), trong đó thời gian ra hoa cái sớm nhất ở liều lượng 35 và

40 ml/bình 8 lít Ở NT phun với liều lượng 35 ml/bình 8 lít cho hiệu quả cao nhất, với

số hoa cái, tỷ lệ đậu trái và số trái/cây đạt được (24,73 hoa cái/cây, 79,66 %, 19,7 trái/cây)

Về năng suất: Các NT có phun phân Gapa 02 với liều lượng khác nhau thì

năng suất đạt được cũng khác nhau và đều đạt năng suất cao hơn NT đối chứng Năng suất đạt được cao nhất ở liều lượng 35 ml/bình 8 lít (58,50 kg/25 m2) kế đến là liều lượng 40 ml/bình 8 lít (53,46 kg/25 m2)

Về phẩm chất trái: Kích thước trái của các NT không có sự khác biệt lớn, với

chiều dài trái trái dao động từ 20,2 đến 23,7 cm, đường kính trái từ 5,12 đến 5,68 cm

và trọng lượng trái dao động từ 153,7 đến 176 g Thời gian tồn trữ trái của các NT không có sự chênh lệch lớn, trung bình chung 7 ngày sau hái

Trang 4

Về hiệu quả kinh tế: Ở NT phun phân Gapa 02 với liều lượng 35 ml/bình 8 lít

cho hiệu quả kinh tế cao nhất, với lợi nhuận đạt được (89.602.500 đồng/ha), tỷ suất lợi nhuận (2,69 đồng) và hiệu quả sử dụng 1 đồng vốn để đầu tư thêm phân Gapa 02 (150,8 đồng)

Tóm lại: Phun phân bón lá Gapa 02 cho khổ qua (giống F1 số 192 của công

ty Trang Nông nhập khẩu) với liều lượng 35 ml/bình 8 lít, 7 NSG bắt đầu phun, phun định kỳ 7 ngày/lần và phun 5 lần toàn vụ đạt năng suất và hiệu quả cao nhất trong thí nghiệm này

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ ii

TÓM TẮT iii

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG x

DANH SÁCH CÁC BẢNG x

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích – yêu cầu 2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Nguồn gốc và điều kiện sinh trưởng phát triển của cây khổ qua 3

2.1.1 Nguồn gốc 3

2.1.2 Yêu cầu ngoại cảnh của cây khổ qua 3

2.1.3 Đặc tính thực vật học 4

2.1.4 Tình hình sản xuất khổ qua 4

2.1.5 Một số sâu bệnh hại và cách phòng trừ 5

2.1.6 Giống và một số thí nghiệm về giống khổ qua 6

2.2 Phân bón lá 9

2.2.1 Khái niệm bón phân qua lá 9

2.2.2 Cơ chế của sự hấp thu và vận chuyển chất dinh dưỡng qua bộ lá 9

2.2.3 Lý do áp dụng phương pháp bón phân qua lá 9

2.2.4 Một số nghiên cứu về hiệu quả khi sử dụng phân bón lá 10

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

Trang 6

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 13

3.1.1 Thời gian 13

3.1.2 Địa điểm 13

3.2 Vật liệu nghiên cứu 13

3.2.1 Giống 13

3.2.2 Phân bón 13

3.2.3 Vật liệu và dụng cụ khác 14

3.3 Điều kiện nghiên cứu 14

3.3.1 Đất đai 15

3.4 Phương pháp thí nghiệm 17

3.4.1 Bố trí thí nghiệm 17

3.4.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 17

3.4.3 Các NT trong thí nghiệm 17

3.5 Qui trình kỹ thuật 19

3.5.1 Thời vụ 19

3.5.2 Kỹ thuật trồng 19

3.6 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 21

3.6.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng 21

3.6.2 Các chỉ tiêu về phát dục 21

3.6.3 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 22

3.6.4 Tỷ lệ sâu bệnh hại 22

3.6.5 Phẩm chất trái 22

3.7 Hiệu quả kinh tế 23

3.8 Xử lý số liệu 23

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24

4.1 Ảnh hưởng của liều lượng phân Gapa 02 đến sự sinh trưởng của giống khổ qua TN 192 24

4.1.1 Khả năng tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ở các NT 24

4.1.2 Khả năng ra lá và tốc độ ra lá trên thân chính ở các NT 29

Trang 7

4.2.1 Thời gian phát dục của cây khổ qua ở các NT 37

4.2.2 Số hoa cái, số trái và tỷ lệ đậu trái của cây khổ qua ở các NT 38

4.3 Tình hình sâu bệnh hại 40

4.4 Các yếu tố cấu thành năng suất ở các NT 43

4.5 Phẩm chất trái thương phẩm ở các NT 47

4.6 Hiệu quả kinh tế khi sử dụng phân Gapa 02 ở các liều lượng khác nhau 50

4.6.1 Lợi nhuận 50

4.6.2 Tỷ suất lợi nhuận và hiệu quả sử dụng 1 đồng vốn đầu tư phân bón lá Gapa 02 .51

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 53

5.1 Kết luận 53

5.2 Đề nghị 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

PHỤ LỤC 58

KẾT QUẢ XỬ LÝ MSTATC 62

Trang 8

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

NS: Năng suất

NSG: Ngày sau gieo

NSLT: Năng suất lý thuyết

Trang 9

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 4.1 Chiều cao cây của NT1 ở 22 NSG 27

Hình 4.2 Chiều cao cây của NT1 ở 22 NSG 27

Hình 4.3 Toàn cảnh khu TN ở 22 NSG 29

Hình 4.4 Toàn cảnh khu TN ở 22 NSG 29

Hình 4.5 Toàn cảnh khu thí nghiệm ở 40 NSG 34

Hình 4.6 Toàn cảnh khu thí nghiệm ở 52 NSG 38

Hình 4.7 Bọ trĩ hại lá và đọt khổ qua 41

Hình 4.8 Trái khổ qua bị hư do ruồi đục trái 42

Hình 4.9 Dùng bao nylon bao trái chống sâu bệnh hại 42

Hình 4.11 Dạng trái khổ qua ở các NT ở 55 NSG 46

Hình 4.12 Kích thước trái khổ qua của các NT 48

Hình 4.13 Trái khổ qua tồn trữ ở điều kiện tự nhiên sau 9 ngày 49

Hình 4.14 Toàn cảnh khu thí nghiệm ở 55 NSG 49

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Năng suất của một số giống khổ qua trồng tại Phụng Hiệp - Cần Thơ 7

Bảng 2.2 Năng suất của một số giống khổ qua trồng tại Tp Phan Thiết – Ninh Thuận 8 Bảng 2.3 Năng suất của 7 giống khổ qua trồng tại thị xã Tân An - Tỉnh Long An 8

Bảng 2.4 Năng suất của khổ qua trồng ở xã Tân Hạnh - Biên Hòa - Đồng Nai khi sử dụng phân bón lá 11

Bảng 2.5 Năng suất của hành lá trồng ở xã Hưng Long Huyện Bình Chánh Tp Hồ Chí Minh khi sử dụng phân bón lá 11

Bảng 3.1 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu của khu đất thí nghiệm 15

Bảng 3.2 Điều kiện thời tiết tại Hoài Nhơn – Bình Định từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2009 16

Bảng 3.3 Cách phun phân Gapa 02 18

Bảng 4.1 Khả năng tăng trưởng chiều cao cây ở các NT (cm) 24

Bảng 4.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ở các NT (cm/cây/ngày) 27

Bảng 4.3 Khả năng ra lá trên thân chính của các NT (lá/thân chính) 30

Bảng 4.4 Tốc độ ra lá của các NT (lá/thân chính/ngày) 32

Bảng 4.5 Khả năng phân cành cấp 1 của các NT (cành/cây) 33

Bảng 4.6 Tốc độ phân cành cấp 1 của các NT (cành/cây/3 ngày) 35

Bảng 4.7 Thời gian phát dục của các NT (NSG) 37

Bảng 4.8 Tỷ lệ đậu quả (%) của các NT trong thí nghiệm 39

Bảng 4.9 Tỷ lệ sâu bệnh hại (%) ở các NT 40

Bảng 4.10 Các yếu tố cấu thành năng suất 43

Bảng 4.11 Phẩm chất trái thương phẩm ở các NT 47

Trang 11

đó

Khổ qua (Momordica charantia L.) là loại rau quen thuộc trong bữa ăn hàng

ngày của các gia đình, thường được chế biến thành các món ăn ngon và bổ dưỡng

(khổ qua nhồi thịt, khổ qua xào trứng, gỏi khổ qua) Về mặt y học, khổ qua có tác

dụng giải nhiệt, tiêu đàm, nhuận tràng, dùng tắm hoặc bôi da trị rôm, sảy, chốc đầu cho trẻ em Khổ qua xanh phơi khô làm trà uống giải nhiệt rất tốt (Nguyễn Mạnh Chinh, 2007) Do có được những đặc tính tốt nên diện tích trồng khổ qua ngày càng gia tăng

Việc áp dụng các biện pháp kĩ thuật nhằm tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu của nông dân Trong đó bón phân cân đối là biện pháp quan trọng Đặc biệt bổ sung thêm phân bón qua lá giúp thúc đẩy nhanh thời gian ra hoa, đậu trái, tăng năng suất, phẩm chất cây trồng đang được áp dụng rộng rãi

và đem lại hiệu quả thiết thực (Nguyễn Huy Phiêu, 1994)

Thị trường phân bón lá rất đa dạng và phong phú Mỗi loại phân bón lá lại có phổ tác động trên từng loại cây trồng khác nhau và mang lại hiệu quả kinh tế cũng khác nhau Việc lựa chọn loại phân nào và cách thức sử dụng ra sao để đạt hiệu quả là nỗi băn khoăn của nhà nông Nhằm giúp nông dân có thêm sự chọn lựa về phân bón

lá, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của liều lượng phân Gapa 02 đến khả

năng sinh trưởng phát triển và năng suất cây khổ qua (Momordica charantia L.)

trồng tại xã Hoài Hảo – Hoài Nhơn – Bình Định”

Trang 13

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Nguồn gốc và điều kiện sinh trưởng phát triển của cây khổ qua

2.1.1 Nguồn gốc

Tên khoa học: Momordica charantia L

Thuộc họ bầu bí: Cucurbitaceae

Tên tiếng Anh: Bitter gourd, Bitter cucumber

Cây khổ qua có nguồn gốc vùng nhiệt đới và á nhiệt đới châu Á Ngày nay cây khổ qua được trồng nhiều ở các vùng nhiệt đới (Nhật, Trung Quốc, Đài Loan) và rộng rãi khắp thế giới

Trái khổ qua giàu chất sắt vitamin A, B, C, protein và khoáng chất Ở Việt Nam diện tích trồng khổ qua ngày càng được gia tăng, năng suất trung bình đạt từ 25 – 30 tấn/ha (Nguyễn Mạnh Chinh, 2007)

2.1.2 Yêu cầu ngoại cảnh của cây khổ qua

- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp 200C – 300C, dưới 150C và trên 350C cây sinh trưởng chậm, ít ra hoa

- Ẩm độ: Yêu cầu ẩm độ của cây khổ qua rất lớn (70% - 80%) nhưng không chịu được ngập úng, thích hợp với đất thoát nước tốt

- Ánh sáng: Khổ qua là cây ưa sáng Thời gian chiếu sáng trong ngày từ 10 - 12 giờ, với cường độ ánh sáng từ 16.000 - 19.000 lux

- pH đất và dinh dưỡng: Khổ qua thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, tốt nhất là đất thịt pha cát, tầng canh tác dày và thoát nước tốt hay đất thịt mịn tầng hữu cơ Cây khổ qua không chịu phèn Độ pH thích hợp 5,5 – 6,5 (Nguyễn Mạnh Chinh, 2007)

Trang 14

2.1.3 Đặc tính thực vật học

- Rễ: Thuộc dạng rễ chùm, ăn nông và lan rộng

- Thân: Khổ qua là cây nhất niên, bò nhờ vòi đơn Thân 5 cạnh có lông trắng mềm

- Lá: Cuống lá hẹp, đứng, có lông Phiến lá có hình chân vịt, ít lông ở mặt trên nhưng nhiều lông ở mặt dưới

- Hoa: Khổ qua là cây đồng chu có hoa cô lập và cuống dài Hoa có 5 lá đài màu xanh lợt, màu vàng, bao phấn vàng đậm, noãn sào có lông mịn

- Trái: Có nhiều dạng và gai trái khác nhau Màu sắc trái cũng rất khác nhau giữa các giống như: xanh mỡ, xanh nhạt, trắng Khi chín có màu đỏ, ruột có vị ngọt

Trong trái khổ qua có charantin, b – sitosterrol – b – D - glucoside và 5,25 –Stigmastadien - 3b – D - glucoside, có tinh dầu rất thơm, glucosid, saponin và alkaloid momordicin, các vitamin B1, vitamin C, caroten, adenin, betain, các enzym tiêu protein Hợp chất saponin có chứa chất chararantin (như dạng insulin) và alkaloid làm cho trái khổ qua có vị đắng (Võ Văn Chi, 1997)

2.1.4 Tình hình sản xuất khổ qua

Hiện nay khổ qua được trồng chủ yếu ở các nước Đông Nam Á và Ấn Độ Ở Philippin, khổ qua là cây quan trọng thứ hai trong họ bầu bí Hàng năm sản lượng khổ qua ở Philippin được đưa ra thị trường rất lớn

Tại Việt Nam, khổ qua được trồng nhiều ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, Tiền Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng và các huyện ngoại thành của Tp Hồ Chí Minh và rải rác hầu hết các tỉnh thành trong cả nước

Xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương hiện có khoảng 2.449 ha đất trồng hoa màu, trong đó có khoảng 5000 m2 diện tích được dùng chuyên trồng khổ qua sạch với mô hình trồng phủ bạt Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật IPM trong sản xuất, mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ nông dân trong

xã khá lên rõ rệt (IPM viết tắt từ cụm từ tiếng Anh Integrated Pest Management,có

Trang 15

khung cảnh cụ thể của môi trường và những biến động quần thể của các loài sâu hại ,sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được nhằm duy trì mật độ của các loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế".) (http://baovethucvatphuyen.com/modules.php?name=News&file=save&sid=86)

Đồng Nai, khổ qua đang là cây làm giàu cho người nông dân Khổ qua - hiện được coi là một trong những cây trồng đang cho thu nhập rất cao, đặc biệt là khi canh tác theo lối tiên tiến và sử dụng loại giống mới cao sản, ngắn ngày Hơn nữa, cây trồng này có thể canh tác và thu hoạch từ 2 đến 3 vụ/năm Mặc dù đa số nông dân chỉ trồng ở quy mô vài sào đất, nhưng cây khổ qua hiện đang là cây làm giàu cho nhiều

hộ nông dân (http://www.rauhoaquavietnam.vn/default.aspx?ID= 57 &LangID = 1&tabID = 2&NewsID=2998)

2.1.5 Một số sâu bệnh hại trên cây khổ qua và cách phòng trừ

• Sâu hại

- Ruồi đục trái (Bactrocera cucurbitae): Ruồi có hình dạng và kích thước rất

giống ruồi đục trái cây, nhưng chỉ gây hại trên các cây họ bầu bí Ấu trùng là dòi có màu trắng ngà, đục thành đường hầm ngoằn ngèo bên trong trái làm trái thối vàng, rụng sớm

Nên thu gom tiêu diệt trái rụng xuống đất, cày phơi đất sau vụ hoặc cho nước ngập ruộng vài ngày để diệt nhộng Phun ngừa ruồi bằng các thuốc Sherpa, Karate Cyper-alpha, Marshal 70ND, Cyperan Nếu ruồi ở mật độ cao có thể dùng dấm pha với một ít đường và trộn với thuốc trừ sâu, xong đặt rải rác 6 - 10 m một bẫy Cũng có thể dùng giấy báo, bao nylon để bao trái sau khi trái đậu 2 ngày

- Rầy lửa, bọ trĩ, bù lạch (Thrips sp.): Thành trùng và ấu trùng rất nhỏ có màu

trắng hơi vàng, sống tập trung trong đọt non hay mặt dưới lá non, chích hút nhựa cây làm cho đọt non bị xoăn lại Bù lạch phát triển mạnh vào thời kỳ khô hạn Nên kiểm

tra ruộng thật kỹ để phát hiện sớm ấu trùng bù lạch

Bù lạch có tính kháng thuốc rất cao nên định kỳ 7 - 10 ngày/lần phun dầu khoáng ĐC - Tron plus (Caltex) sẽ giảm đáng kể sự tấn công của bù lạch; khi thấy

Trang 16

mật số vài ba con trên một đọt non cần phun một trong các loại như Confidor 100SL, Admire 50EC, Danitol 10EC, Vertimec 0,5 – 1 000 Cần thay đổi thuốc thường xuyên

- Sâu ăn lá (Diaphania indica)

Bướm nhỏ, màu nâu, khi đậu có hình tam giác màu trắng ở giữa cánh, hoạt động vào ban đêm và đẻ trứng rời rạc trên các đọt non Trứng rất nhỏ, màu trắng, nở trong vòng 4 - 5 ngày Sâu nhỏ, dài độ 8 - 10mm, màu xanh lục có sọc trắng đặc sắc ở giữa lưng, thường nhả tơ cuốn lá non lại và ở bên trong ăn lá hoặc cạp vỏ trái non Sâu đủ lớn, độ 2 tuần làm nhộng trong lá khô

Phun thuốc ngừa bằng các loại thuốc phổ biến trên đọt non và trái non khi có sâu xuất hiện rộ như thuốc trừ rệp, bọ rầy

• Bệnh hại

- Bệnh đốm phấn, sương mai do nấm (Pseudoperonospora cubensis)

Lúc đầu, ở mặt trên lá vết bệnh nhỏ màu xanh nhạt, sau đó chuyển sang màu vàng nâu và giới hạn trong các gân phụ của lá, nên đốm bệnh có hình góc cạnh Bên dưới ngay vết bệnh có lớp tơ nấm lúc đầu màu trắng sau đó chuyển sang màu vàng tím Nhiều vết bệnh liên kết lại làm lá vàng, cây phát triển chậm, trái nhỏ kém chất

lượng Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao

Phun Curzat M – 8, Mancozeb 80WP, Copper – zinc, Zin 80WP, Benlate - C

50 WP hoặc Ridomil 25WP 1 - 2 % kết hợp tỉa bỏ lá già

- Bệnh thán thư do nấm (Colletotrichum lagenarium): Bệnh gây hại trên hoa,

cuống trái, trái non và cả trái chín Vết bệnh trên trái có màu nâu tròn, lõm, khi bệnh nặng các vết này liên kết thành mảng to gây thối trái và làm trái rụng sớm

Phun Mancozeb 80WP, Antracol 70W, Curzate M8, Copper - B, Topsin - M, Benlat - C 50 WP nồng độ 2 – 3 %o (Nguyễn Mạnh Chinh, 2007)

2.1.6 Giống và một số thí nghiệm về giống khổ qua

* Giống khổ qua

Trang 17

Giống khổ qua ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng, ngoài các giống địa phương, nhiều công ty chuyên sản xuất đã lai tạo ra nhiều giống mới và nhập giống nước ngoài có nhiều triển vọng

Một số giống địa phương:

+ Giống khổ qua Xiêm: Trái to, dài 20 – 30cm gai to, ít đắng, năng suất khá + Giống khổ qua Rô: Trái nhỏ, dài 12 – 15cm, gai nhỏ, đắng nhiều, năng suất thấp, thích hợp sấy khô làm trà

+ Giống Tam Dương (Vĩnh Phúc), giống Yên Mỹ (Hưng Yên), giống Thủy Nguyên (Hải Phòng), giống Quế Võ (Bắc Ninh): Thời gian sinh trưởng ngắn 65 - 80 ngày, trái nhỏ đến trung bình dài 15 – 20 cm, năng suất trung bình 15 - 20 tấn/ha, tương đối đắng (Nguyễn Mạnh Chinh, 2007)

Một số giống khổ qua lai

+ Công ty liên doanh hạt giống Đông Tây đã lai tạo ra các giống: 241, 242,

277, 254, 269 năng suất 35 – 60 tấn/ha

+ Công ty Trang Nông: May 158, TN27, TN73, Trang Nông năng suất 30 –

45 tấn/ha

+ Công ty giống cây trồng miền Nam: TH12, CT63, TS01, KIG4 năng suất

20 – 30 tấn/ha

Thử nghiệm năng suất giống trên thực tế

Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2000) làm thử nghiệm so sánh năng suất 7 giống khổ qua có triển vọng trong mùa mưa trên vùng đất Phụng Hiệp - Cần Thơ Kết quả được trình bày ở bảng 2.1

Bảng 2.1 Năng suất của một số giống khổ qua trồng tại Phụng Hiệp - Cần Thơ

STT Giống Nguồn gốc Năng suất (tấn/ha)

1 Hai mũi tên đỏ 277 Giống lai F1 32,99

Trang 18

3 Hai mũi tên đỏ 242 Giống lai F1 31,14

5 Hai mũi tên đỏ 269 Giống lai F1 34,89

6 Hai mũi tên đỏ 278 Giống lai F1 20,15

Lê Ngọc Thành (2005) làm thử nghiệm năng suất 4 giống khổ qua tại xã Tiến Lợi – Thành phố Phan Thiết - Tỉnh Bình Thuận Kết quả trình bày ở bảng 2.2

Bảng 2.2 Năng suất của một số giống khổ qua trồng tại Thành phố Phan Thiết – Tỉnh

Bình Thuận

1 Trang Nông Công ty TNHH Trang Nông 23,0

2 241 Công ty Liên doanh Đông Tây 28,3

Phạm Thị Kim Anh (2008) đã làm thí nghiệm so sánh năng suất của 7 giống khổ qua tại xã Hướng Thọ Phú, thị xã Tân An, tỉnh Long An Kết quả trình bày ở bảng 2.3

Bảng 2.3 Năng suất của 7 giống khổ qua trồng tại thị xã Tân An - Tỉnh Long An

Trang 19

4 Jade 33 Xuất xứ Thái Lan, nhập khẩu bởi công ty

6 Calypso 134 Công ty Đầu Tư Phát Triển Nhiệt Đới 28,5

7 241 (ĐC) Công ty Liên doanh Đông Tây 32,9

2.2 Phân bón lá

2.2.1 Khái niệm bón phân qua lá

Bón phân qua lá là biện pháp phun một hay nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng lên các phần ở phía trên mặt đất của cây (lá, cuống, hoa, trái) với mục đích nâng cao sự hấp thu dinh dưỡng qua các phần trên không của cây trồng (http://www.humixvn.com/fertilizer/?id=403)

2.2.2 Cơ chế của sự hấp thu và vận chuyển chất dinh dưỡng qua bộ lá

Sự hấp thu dinh dưỡng qua lá có 5 bước:

• Làm ướt bề mặt lá bằng dung dịch phân bón;

• Sự thâm nhập xuyên qua lớp biểu bì của vách tế bào;

• Sự xâm nhập chất dinh dưỡng vào các không bào bên trong lá cây;

• Sự hấp thu chất dinh dưỡng vào bên trong tế bào;

• Sự phân bố chất dinh dưỡng trong lá và chuyển dịch chúng ra ngoài

(http://www.humixvn.com/fertilizer/?id=403)

2.2.3 Lý do áp dụng phương pháp bón phân qua lá

Có 3 lý do chính nên áp dụng phương pháp bón phân qua lá:

™ Khả năng hấp thu ở bộ rễ bị giới hạn do:

- Rễ bị tổn thương: Do bị bệnh (tuyến trùng) hoặc tổn thương cơ học (do xới xáo khi chăm bón làm đứt rễ)

- Những điều kiện của đất không thuận lợi cho bộ rễ hấp thu dinh dưỡng:

Trang 20

• Chất dinh dưỡng bị bất động hoá do các vi sinh vật

• Bị cố định do môi trường đất và các chất hữu cơ

• Nhiễm mặn (độ EC quá cao sẽ giới hạn khả năng hấp thụ nước của rễ)

• pH (sự oxy hoá gây ra cho các kim loại ở độ pH cao hoặc sự bất động của Mo ở pH thấp)

• Sự bất cân đối dinh dưỡng trong đất (sự đối kháng giữa các ion)

• Thiếu oxy (đất ướt) hoặc thiếu nước (đất khô)

• Sự hoạt động của rễ thấp (nhiệt độ thấp quanh vùng rễ trong thời kỳ ra hoa và đậu trái)

™ Nhu cầu dinh dưỡng ở đỉnh cao:

Trong suốt thời kỳ phát triển trái nhanh, nhu cầu dinh dưỡng vượt quá khả năng cung cấp của rễ mặc dù đất trồng rất màu mỡ

™ Sử dụng phương pháp bón phân qua lá đem lại nhiều lợi ích thiết thực:

Hiệu chỉnh hiện tượng thiếu dinh dưỡng;

Ngăn ngừa hiện tượng thiếu dinh dưỡng;

Thay thế hoặc bổ sung cho phương pháp bón phân qua rễ;

Gia tăng khả năng chống chịu sự phá hoại của sâu bọ và bệnh;

Tăng năng suất cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao

(http://www.humixvn.com/fertilizer/?id=403)

2.2.4 Một số nghiên cứu về hiệu quả khi sử dụng phân bón lá

™ Võ Thị Hồng Thúy (2003) nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá hữu cơ sinh học đến sinh trưởng, phát dục, năng suất và dư lượng nitrate (NO3-) của khổ qua trên vùng đất xã Tân Hạnh, Biên Hòa, Đồng Nai Kết quả: Các NT đều có hàm lượng nitrate (NO3-) không vượt ngưỡng cho phép (400 mg/kg chất tươi) Tất

cả các NT sử dụng phân bón lá đều có hiệu quả kinh tế cao hơn NT đối chứng

Trang 21

Super Hume + Super NPK (10 – 8 – 8) 28,21 26.557

Super Fish + Super NPK (10 – 8 – 8) 24,45 17.849

™ Kết quả nghiên cứu của Bùi Mai Hoàng Tùng (2007) cho thấy ảnh

hưởng của bốn loại phân bón lá đến sinh trưởng, năng suất và dư lượng nitrate (NO3-)

trên cây hành lá (Allium fistulosum L.) trồng tại xã Hưng Long, Huyện Bình Chánh,

Năng suất hành lá thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.5

Bảng 2.5 Năng suất của hành lá trồng ở xã Hưng Long Huyện Bình Chánh Tp Hồ

Chí Minh khi sử dụng phân bón lá

NT Năng suất (tấn/ha) Tổng thu (1000đồng)

Trang 22

ĐC (không sử dụng phân bón lá) 9,74 77.920

Như vậy, qua các thí nghiệm cho thấy việc sử dụng phân đạm kết hợp với sử dụng phân bón lá đã đạt được kết quả cao hơn so với việc chỉ bón phân đạm theo cách trồng truyền thống của nông dân

Qua tìm hiểu tổng quan về tình hình sản xuất khổ qua và phân bón lá thấy rằng bón phân qua lá, kể cả đối với dinh dưỡng đa lượng và vi lượng, là cần thiết để lạc quan hoá về năng suất, chất lượng dẫn đến gia tăng lợi tức cho nhà nông Tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của phân bón lá Gapa O2 đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của khổ qua trồng tại xã Hoài Hảo – Hoài Nhơn – Bình Định” nhằm chứng minh tính đúng đắn của nhận định trên và xác định liều lượng, nồng độ sử dụng phân bón lá Gapa O2 hiệu quả nhất Khi muốn áp dụng cho địa phương khác cần có các nghiên cứu bổ sung khi có sự khác biệt lớn giữa khí hậu, đất đai của khu vực áp dụng và Bình Định - nơi tiến hành thử nghiệm trong đề tài này

Trang 23

Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2009:

+ Ngày gieo hạt: 21/02/2009

+ Ngày thu hoạch: 29/03/2009

+ Ngày kết thúc thu hoạch: 12/05/2009

Địa điểm: Đề tài đã được tiến hành tại vùng đất xóm Sơn Cây - Hội Phú - Hoài Hảo - Hoài Nhơn - Bình Định

3.2 Vật liệu nghiên cứu

3.2.1 Giống

Giống F1 số 192 của công ty Trang Nông Đây là giống được trồng phổ biến tại vùng thí nghiệm, có khả năng chống chịu sâu, bệnh, năng suất cao Lượng hạt giống 200 – 220 g/1.000m2

3.2.2 Phân bón

3.2.2.1 Phân bón gốc

Lượng phân bón tính cho 1.000 m2 theo khuyến cáo của công ty Trang Nông cho giống F1 số 192: 1.000 kg phân chuồng hoai mục, 50 kg vôi nông nghiệp, 120 kg phân NPK (20 – 20 – 15) tương đương 24 kg N, 24 kg P2O5, 18 kg K2O

3.2.2.2 Phân bón lá Gapa 02

Được sản xuất bởi công ty TNHH Hồng Gia Phát

Phân bón lá Gapa 02 có dạng dung dịch màu hồng Theo tài liệu của công ty năm 2007 cho thấy:

Trang 24

- Thành phần dinh dưỡng có trong phân Gapa 02 gồm có:

HC: 6,30 % Zn: 0,10 % N: 3,50 % Mg: 0,50 %

P2O5: 0,20 % Mn: 0,30 %

K2O: 2,80 % Cu: 0,30 % S: 1,90 % B: 0,27 % Ca: 0,10 % Ni: 0,06 % Fe: 0,02 % Mo: 0,20 %

- Công dụng

+ Giúp cây trồng phục hồi nhanh sau khi thu hoạch, phát triển cành lá nhanh + Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu ở dạng dễ hấp thu cho cây trồng + Giúp cây trồng phát triển tốt, cân đối, chống rụng bông và trái non, tăng tỷ lệ đậu trái, sức đề kháng sâu bệnh, tăng năng suất và phẩm chất cây trồng

- Liều lượng: Liều lượng dùng cho rau, đậu các loại 2 – 4 lít/ha, phun sau khi cây có

5 – 6 lá thật đến trước khi thu hoạch 15 ngày, phun liên tục 7 – 10 ngày 1 lần theo khuyến cáo của công ty TNHH Hồng Gia Phát

3.2.3 Vật liệu và dụng cụ khác

Bạt, chà làm giàn;

Dụng cụ tưới nước;

Dụng cụ phun thuốc

3.3 Điều kiện nghiên cứu

Điều kiện nghiên cứu bao gồm điều kiện đất đai và điều kiện thời tiết tại nơi tiến hành thí nghiệm (vùng đất xã Hoài Hảo - huyện Hoài Nhơn - tỉnh Bình Định)

Trang 25

3.3.1 Đất đai

Bảng 3.1 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu của khu đất thí nghiệm

STT Các chỉ tiêu phân tích Kết quả Phương pháp phân tích

(Bộ môn Nông Hoá - Thổ Nhưỡng, khoa Nông Học, ĐHNL TP HCM, 2009)

* Nhận xét: đất có pH trung tính Khổ qua sinh trưởng và phát triển tốt ở pH 5,5 – 6,5 Như vậy, độ pH của vùng đất xã Hoài Hảo – Hoài Nhơn – Bình Định là thích hợp Tuy nhiên, đất

có thành phần chất hữu cơ tương đối thấp, hàm lượng Kali dễ tiêu và Kali tổng số trung bình; hàm lượng đạm, lân tổng số và lân dễ tiêu thấp Do đó cần bổ sung thêm các loại phân hữu

cơ và phân khoáng trong quá trình canh tác

Trang 26

3.3.2 Điều kiện thời tiết tại nơi thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành tại vùng đất xóm Sơn Cây - Hội Phú – Hoài Hảo – Hoài Nhơn – Bình Định từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2009

Bảng 3.2 Điều kiện thời tiết tại Hoài Nhơn – Bình Định từ tháng 2 đến tháng 5 năm

2009

Nhiệt độ (oC) Ẩm độ (%) Tháng Cao

nhất

Trung bình

Thấp nhất

Cao nhất

Trung bình

Thấp nhất

Tổng lượng mưa (mm)

Tổng

số giờ nắng (h)

- Ẩm độ không khí và lượng mưa cao (cao nhất 90%, thấp nhất 49%) có thể là nguyên nhân giảm khả năng đậu trái và cây dễ bị sâu bệnh hại

- Tổng số giờ nắng/tháng cao (cao nhất vào tháng 5: 243,5h) tạo điều kiện cho cây tổng hợp được nhiều chất hữu cơ, giúp trái lớn nhanh, rút ngắn thời gian thu hoạch quả, nhưng có thể là nguyên nhân làm cây ra hoa, trái muộn (điều kiện ngày dài)

Trang 27

Như vậy, diều kiện thời tiết khu vực trong những tháng tiến hành thí nghiệm tương đối thuận lợi cho cây khổ qua phát triển, cho năng suất cao, giảm được chi phí tưới nước

• NT 1: Nền + 20 ml phân bón lá Gapa 02/8 lít nước

• NT 2: Nền + 25 ml phân bón lá Gapa 02/8 lít nước

• NT 3: Nền + 30 ml phân bón lá Gapa 02/8 lít nước

• NT 4: Nền + 35 ml phân bón lá Gapa 02/8 lít nước

• NT 5: Nền + 40 ml phân bón lá Gapa 02/8 lít nước

Hướng dốc

Trang 28

* Cách phun phân Gapa 02: 7 NSG bắt đầu phun phân bón lá Gapa 02 Mỗi

NT là 2,4 lít/lần phun, tương đương lượng dung dịch phân phun cho 1.000 m2 là 32 lít/ha Sử dụng bình phun dung tích 8 lít Như vậy, cần 4 bình/1.000 m2 Liều lượng phun như bảng 3.3

Bảng 3.3 Cách phun phân Gapa 02

Tương đương liều lượng phun (ml/1.000 m2)

3.4.4 Qui mô thí nghiệm

Diện tích mỗi ô thí nghiệm: 25 m2

Số ô thí nghiệm: 6 x 3 = 18 ô

Diện tích thí nghiệm: 25 x 6 x 3 = 450 m2

Diện tích toàn khu thí nghiệm: 600 m2

Trang 29

3.5.2.4 Chăm sóc

Trang 30

Tưới nước

Sau khi trồng 3 ngày hạt bắt đầu nảy mầm, trong thời gian nảy mầm và cây còn nhỏ tưới nước bằng thùng hoặc vòi gắn hoa sen để hạt khỏi trồi lên khỏi mặt đất

do tia nước quá mạnh làm tổn thương cây con Đất phải đủ ẩm để cây phát triển tốt

Khi cây đã lớn tưới tràn qua rãnh, kết hợp bón phân

Bón phân

Lượng phân bón cho 1.000 m2 theo khuyến cáo của công ty Trang Nông cho giống F1 số 192: 1.000 kg phân chuồng hoai mục, 50 kg vôi nông nghiệp, 24 kg N +

24 kg P2O5 + 18 kg K2O tương ứng với lượng phân 120 kg NPK 20 – 20 – 15

Các thời kì bón phân và phương pháp bón:

+ Bón lót:

- 1.000 kg phân chuồng hoai mục + 50 kg vôi nông nghiệp

+ Bón thúc:

- Lần 1 (10 NSG): Bón cách gốc 10 cm với lượng phân: 2,4 kg N + 2,4 kg

P2O5 + 1,8 kg K2O tương ứng với 12 kg phân NPK (20 – 20 – 15)

- Lần 2 (25 NSG): Bón cách gốc 20 cm với lượng phân: 6 kg N + 6 kg P2O5 + 4,5 kg K2O tương ứng với 30 kg phân NPK (20 – 20 – 15)

- Lần 3 (40 NSG): Bón cách gốc 30 cm với lượng phân: 6 kg N + 6 kg P2O5 + 4,5 kg K2O tương ứng với 30 kg phân NPK (20 – 20 – 15)

- Lần 4 (50 NSG): Bón cách gốc 30 cm với lượng phân: 6 kg N + 6 kg P2O5 + 4,5 kg K2O tương ứng với 30 kg phân NPK (20 – 20 – 15)

- Lần 5 (60 NSG): Bón cách gốc 30 cm với lượng phân: 3,6 kg N + 3,6 kg

P2O5 + 2,7 kg K2O tương ứng với 18 kg phân NPK (20 – 20 – 15)

3.5.2.5 Thu hoạch

Trái được thu hoạch sau khi xuất hiện khoảng 8 – 10 ngày, khi gai trái nở, da

Trang 31

3.6 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

3.6.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng

Theo dõi 5 cây/NT, chọn 5 cây theo hình chéo góc trong mỗi NT Cột dây màu để đánh dấu các cây theo dõi

- Chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao: 5 ngày đo 1 lần Cách đo: cắm cây cọc làm dấu gần gốc khổ qua cây theo dõi rồi lấy thước dây đo dọc theo thân chính Đo từ vết sẹo của hai lá mầm đến đỉnh sinh trưởng

Tốc độ tăng trường chiều cao cây từ (cm/ngày) = (Chiều cao cây đo lần sau – Chiều cao cây đo lần trước liền kề)/5

- Số lá và tốc độ ra lá: 5 ngày đếm 1 lần, đếm số lá thật đã được hình thành trên thân chính (quy ước chỉ tính những lá đã thấy rõ cuống lá và phiến lá)

Tốc độ ra lá (lá/5 ngày) = (số lá thật / cây ở lần đếm sau - số lá thật / cây ở lần đếm trước liền kề)

- Khả năng phân cành cấp 1 và tốc độ phân cành cấp 1: 3 ngày đếm một lần, chỉ đếm cành cấp 1

Tốc độ phân cành cấp (cành/3 ngày) = (Số cành cấp 1 ở lần đếm sau – Số cành cấp 1 ở lần đếm trước liền kề)

3.6.2 Các chỉ tiêu về phát dục

Ngày bắt đầu ra hoa đực khi: 15 % số cây trong NT ra hoa đực

Ngày ra hoa đực rộ khi: 75 % số cây trong NT ra hoa đực

Ngày bắt đầu ra hoa cái khi: 15 % số cây trong NT ra hoa cái

Ngày ra hoa cái rộ khi: 75 % số cây trong NT ra hoa cái

Ngày bắt đầu ra quả khi: 15 % số cây trong NT bắt đầu ra quả

Ngày ra quả rộ khi: 75 % số cây trong NT ra trái

Ngày kết thúc thu hoạch: khi có 75% số cây từng NT kết thúc thu hoạch

Trang 32

3.6.3 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

Tỷ lệ đậu trái (TLĐT)(%) = (số trái trên cây / số hoa cái trên cây) * 100

Số trái trung bình/cây (trái/cây) = Tổng số trái / số cây

Trọng lượng trái trên cây (kg/cây) = Tổng trọng lượng trái / số cây

Trọng lượng trung bình của 1 trái (g) = Trọng lượng trái / số trái trên cây Năng suất ô thí nghiệm (NSOTN) (kg/25 m2) = Tổng trọng lượng trái của 1 ô thí nghiệm

Năng suất lý thuyết (NSLT) (tấn/ha) = (Trọng lượng trái / cây) * (số cây)/ha Năng suất thực tế (NSTT) (tấn/ha): = (NSOTN / 25 m2) * 10.000 m2

Năng suất thương phẩm (tấn/ha) = Năng suất thực tế - Năng suất trái hư

3.6.4 Tỷ lệ sâu bệnh hại

Tỷ lệ cây bị sâu hại (%) = (số cây bị sâu hại / tổng số cây điều tra) * 100

Tỷ lệ cây bị bệnh hại (%) = (số cây bị bệnh hại / tổng số cây điều tra) * 100

3.6.5 Phẩm chất trái

3.6.5.1 Trái thương phẩm

Đo chiều dài, chiều rộng trái: Chọn 5 trái/NT/lần lặp lại (15 trái/NT) Đo chiều dài trái, dùng thước cây đo từ đầu tới cuối trái, theo đường thẳng vuông góc với thước đi qua điểm cuối của trái Lấy số liệu trung bình của 15 trái Đo chiều rộng trái: dùng thước kẹp, kẹp giữa trái và hai điểm cách điểm giữa trái 3 cm lấy số liệu trung bình của từng trái, và số liệu trung bình chung của 15 trái

Mô tả màu sắc trái: Ghi nhận màu sắc trái khi quan sát bằng mắt thường Thời gian bảo quản: Chọn 5 trái/NT/lần lặp lại (15 trái/NT) để ở nhiệt độ phòng Khổ qua được tồn trữ tới khi có 50% số trái chuyển màu thì ghi nhận số ngày tồn trữ

Trang 33

3.7 Hiệu quả kinh tế

- Lợi nhuận (1.000 đồng) = Tổng thu – tổng chi phí đầu tư

Chi phí đầu tư = Chi phí giống + chi phí phân bón + chi phí các vật liệu khác + chi phí công lao động (1.000 đồng)

- Tỷ suất lợi nhuận: cho biết lợi nhuận thu về từ một đồng vốn bỏ ra sau một thời gian nhất định và được tính bằng công thức:

Trang 34

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Ảnh hưởng của liều lượng phân Gapa 02 đến sự sinh trưởng của giống khổ

qua TN 192

4.1.1 Khả năng tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ở các NT

4.1.1.1 Khả năng tăng trưởng chiều cao cây

Bảng 4.1 Khả năng tăng trưởng chiều cao cây ở các NT (cm)

NT1 (20 ml)

NT2 (25 ml)

NT3 (30 ml)

NT4 (35 ml)

NT5 (40 ml)

ĐC (0 ml)

Trang 35

Bảng 4.1 cho thấy:

Khả năng tăng trưởng chiều cao cây ở giai đoạn 7 NSG của các NT phát triển tưong đối đồng đều Vì ở các giai đoạn này số lá trên cây chưa nhiều nên khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng còn hạn chế

- Giai đoạn 7 NSG tiến hành bón phân qua lá Chiều cao cây giữa các NT không có sự khác biệt về mặt thống kê

- Chiều cao của các NT ở các giai đoạn từ 12 NSG đến 27 NSG phát triển có

sự chênh lệch không đáng kể

- Giai đoạn sau 27 NSG: Chiều cao cây giữa các NT có sự biến động lớn Tất

cả các NT có sử dụng phân bón lá Gapa 02 đều có chiều cao, cao hơn NT đối chứng (không sử dụng phân bón lá) Tuy nhiên chiều cao giữa các NT ứng với các công thức

xử lý nồng độ phân bón lá Gapa 02 tăng dần (20, 25, 30, 35, 40ml/bình 8 lít), chiều cao giữa các NT cũng tăng dần

- Ở giai đoạn 37 NSG: tuy kết thúc bón phân qua lá nhưng các NT có bón phân qua lá ở các giai đoạn trước, cây phát triển ngọn, lá nở và vẫn đạt chiều cao cao hơn NT đối chứng NT 5 đạt chiều cao cao nhất (278,0 cm), kế đến NT 4 (275,8 cm)

NT 1 xử lý nồng độ phân Gapa 02 thấp nhất (20 ml/bình 8 lít) đạt chiều cao (225,0 cm), cao hơn NT đối chứng (205,1 cm)

- Tại thời điểm 52 NSG: chiều cao cây giữa các NT có sự chênh lệnh, thấp nhất NT đối chứng (238,2 cm), kế đến là NT 1 (257,5 cm), tương ứng chiều cao cây ở các NT xử lý liều lưọng phân Gapa 02 tăng dần, chiều cao cây cũng tăng dần và cao nhất là NT 5 (333,9 cm) Kết quả xử lý thống kê ở giai đoạn 52 NSG cho thấy sự khác biệt về chiều cao cây giữa các NT rất có ý nghĩa (0,01) về mặt thống kê Trong đó chiều cao cây giữa NT2 và NT3, giữa NT4 và NT5 không có sự khác biệt về mặt thống kê (a) NT1, NT2, NT3 khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê NT1 khác biệt có

ý nghĩa về mặt thống kê so với NT đối chứng (không sử dụng phân bón lá) NT2, NT3, NT4, NT5 khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê so với NT đối chứng

Như vậy: Các liều lượng của phân bón lá hữu cơ sinh học Gapa 02 có ảnh

hưởng khác nhau đến khả năng tăng trưởng chiều cao cây khổ qua Chiều cao cây

Trang 36

tăng dần khi tăng dần liều lượng phân bón lá Gapa 02 NT 5 (liều lượng 40ml/bình 8 lít) là liều lượng cao nhất, các cây khổ ở NT phun phân bón lá liều lượng này cũng đạt

chiều cao cao nhất (333,9 cm)

Tuy kết thúc bón phân qua lá cho các NT ở thời điểm 35 NSG nhưng chiều cao cây ở các NT này vẫn cao hơn NT đối chứng Do thời kỳ cây con bộ rễ chưa phát triển mạnh nên khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng còn hạn chế, các liều lượng bón tăng dần chiều cao cây cũng tăng dần có thể do các nguyên tố đa lượng, trung lượng,

vi lượng cần thiết cho cây phát triển được bổ sung trực tiếp qua lá, kích thích bộ rễ phát triển và làm cho chiều cao cây cũng phát triển tăng dần

Theo Phạm Toàn Thắng (2007) thí nghiệm với 5 giống khổ qua trên vùng đất xám xã Tân Lập - huyện Đồng Phú - tỉnh Bình Phước thì chiều cao cây ở 52 NSG thấp nhất là giống BIG 49 (330,2 cm), cao nhất là giống SG 4.1 (371,5 cm) Theo Phạm Thị Kim Anh (2008) thí nghiệm với 7 giống khổ qua trên vùng đất xã Hướng Thọ Phú - thị xã Tân An - tỉnh Long An thì chiều cao cây ở 52 NSG thấp nhất là giống TP 330 (326,1 cm), cao nhất là giống Vino 606 (360,4 cm) Thí nghiệm với giống khổ qua TN 192 có phun phân bón lá Gapa 02 trên vùng đất xã Hoài Hảo – Hoài Nhơn – Bình Định cho chiều cao cây ở 52 NSG cao nhất là 333,9 cm (NT5), thấp nhất là 238,2 cm (ĐC)

Như vậy, chiều cao cây khổ qua giống TN 192 thí nghiệm trong đề tài này thấp hơn hai thí nghiệm đã tiến hành của tác giả Kim Anh và Toàn Thắng song sự khác biệt không nhiều Chiều cao của cây khổ qua khác nhau giữa các thí nghiệm có thể do sự khác biệt về điều kiện thời tiết, giống, điều kiện đất đai và chế độ chăm sóc (tưới nước, bón phân)

Trang 37

độ tăng trưởng chiều cao cây

Bảng 4.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ở các NT (cm/cây/ngày)

- Ở giai đoạn 17 – 22 NSG: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ở các NT đạt từ 6,8 – 10 cm/cây/ngày, các NT có sử dụng phân bón lá đều đạt tốc độ tăng trưởng chiều cao cao hơn NT đối chứng, cao nhất là NT 4 (10 cm/cây/ngày)

NSG NT

Trang 38

- Giai đoạn 27 – 32 NSG: Tốc độ tăng trưởng chiều cao ở các NT đạt cao nhất Tốc độ tăng trưởng chiều cao các NT tương đối đều nhau, NT đối chứng đạt 11,8 cm/cây/ngày, NT 1 đạt 11,9 cm/cây/ngày và cao nhất là NT 4 (14,1 cm/cây/ngày) kế đến là NT 5 (13,8 cm/cây/ngày)

- Các giai đoạn kế tiếp tốc độ tăng trưởng chiều cao giảm dần và tương đối ổn định Đến thời điểm 52 NSG tốc độ tăng trưỏng chiều cao của các NT rất chậm Điển hình là tốc độ tăng trưởng chiều cao của NT 5 đạt cao nhất nhưng chỉ đạt 1,8 cm/cây/ngày

Như vậy:

Từ 7 NSG cho đến 32 NSG, tốc độ tăng trưởng chiều cao tăng dần và đạt đỉnh cao ở giai đoạn 27 - 32 NSG Vì trong các giai đoạn này cây khổ qua ở các NT đang trong thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng nên tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cao nhất

Các giai đoạn khảo sát từ 32 NSG trở về sau tốc độ tăng trưỏng chiều cao giảm dần Vì trong các giai đoạn này cây khổ qua ở các NT bước vào thời kỳ sinh trưởng sinh thực nên tốc độ tăng trưởng chiều cao chậm lại, cây tập trung dinh dưỡng nuôi hoa, trái

Theo Phạm Toàn Thắng (2007) thí nghiệm với 5 giống khổ qua trên vùng đất xám xã Tân Lập - huyện Đồng Phú - tỉnh Bình Phước thì tốc độ tăng trưởng chiều cao cây giai đoạn 9 – 14 NSG các giống dao động trong khoảng 1,7 – 2,7 cm/cây/ngày Giai đoạn 24 – 29 NSG tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống đạt cao nhất

từ 12,9 – 15,2 cm/cây/ngày Giai đoạn 69 -74 NSG tốc độ tăng trưởng chiều cao cây các giống giảm dần

Theo Phạm Thị Kim Anh (2008) thí nghiệm với 7 giống khổ qua trên vùng đất xã Hướng Thọ Phú - thị xã Tân An - tỉnh Long An thì tốc độ tăng trưởng chiều cao cây tăng dần từ sau khi gieo và đạt đỉnh ở 26 – 30 NSG, thấp nhất là giống TP330 đạt 16,5 cm/ ngày, cao nhất là giống TN100 đạt 19,6 cm/ngày Giai đoạn 30 NSG trở

về sau tốc độ tăng trưởng chiều cao cây giảm dần

Trang 39

32 NSG (cao nhất là NT 4 đạt 14,1 cm/cây/ngày và thấp nhất là NT ĐC đạt 11,8 cm/cây/ngày) Giai đoạn 32 NSG trở về sau tốc độ tăng trưởng chiều cao cây giảm dần

Như vậy, các thời kì tăng giảm tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các thí nghiệm không có nhiều khác biệt Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây trong thí nghiệm với giống TN 192 vào giai đoạn đỉnh cao thấp hơn tốc độ tăng trưởng chiều cao cây giai đoạn đỉnh cao trong thí nghiệm của tác giả Toàn Thắng nhưng lại cao hơn tốc độ tăng trưởng chiều cao cây trong thí nghiệm của tác giả Kim Anh Sự khác biệt giữa các thí nghiệm có thể do giống, điều kiện đất đai, khí hậu và chế độ chăm sóc

Hình 4.3 Toàn cảnh khu TN ở 22 NSG Hình 4.4 Toàn cảnh khu TN ở 27 NSG

4.1.2 Khả năng ra lá và tốc độ ra lá trên thân chính ở các NT

4.1.2.1 Khả năng ra lá

Lá là cơ quan rất quan trọng của cây, có chức năng thực hiện quá trình quang hợp biến đổi các chất vô cơ dưới tác dụng ánh sáng mặt trời thành chất hũu cơ Khả năng quang hợp sẽ ảnh hưởng đến khả năng tích lũy chất khô của cây và từ đó sẽ ảnh hưởng đến năng suất Vì vậy việc xác định số lá là cơ sở để tác động các biện pháp kỹ thuật, đặc biệt là biện pháp bón phân trực tiếp qua lá cung cấp chất dinh dưỡng cho cây giúp cho bộ lá phát triển tốt là cơ sở để cây đạt năng suất về sau

Trang 40

Bảng 4.3 Khả năng ra lá trên thân chính của các NT (lá/thân chính)

* Ghi chú: Trong cùng 1 hàng, các giá trị có cùng một ký tự theo sau không có sự

- Giai đoạn 27 NSG: Số lá trên thân chính của cây ở các NT tăng lên mạnh và

Ngày đăng: 18/09/2018, 07:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Thị Kim Anh, 2008. So sánh sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của 07 giống khổ qua trồng tại xã Hướng Thọ Phú - thị xã Tân An -, tỉnh Long An. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông Học trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của 07 giống khổ qua trồng tại xã Hướng Thọ Phú - thị xã Tân An -, tỉnh Long An
2. Võ Văn Chi, 2007. Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, 250 trang 3. Nguyễn Mạnh Chinh, Phạm Anh Cường 2007. Trồng – chăm sóc và phòng trừsâu bệnh rau ăn quả. Quyển 32. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, 102 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển cây thuốc Việt Nam". Nhà xuất bản Y học, 250 trang 3. Nguyễn Mạnh Chinh, Phạm Anh Cường 2007. "Trồng – chăm sóc và phòng trừ "sâu bệnh rau ăn quả. Quyển 32
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
4. Tạ Thu Cúc và ctv, 2000. Cây rau. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội, 259 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây rau
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội
5. Nguyễn Thị Ngọc Điệp, 2000. So sánh sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống khổ qua có triển vọng trong mùa mưa trên vùng đất Phụng Hiệp - Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông Học trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống khổ qua có triển vọng trong mùa mưa trên vùng đất Phụng Hiệp - Cần Thơ
6. Phạm Thị Ngọc Lan, 2007. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón lá Growmore đến khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của dưa leo trồng trên vùng đất xám Tân Lập - Đồng Phú - Bình Phước. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông Học trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón lá Growmore đến khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của dưa leo trồng trên vùng đất xám Tân Lập - Đồng Phú - Bình Phước
7. Nguyễn Thị Mùi, 1997. Phân bón và cách sử dụng. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, 112 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân bón và cách sử dụng
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
8. Hoàng Đức Phương, 2000. Kỹ thuật làm vườn. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, 326 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật làm vườn
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
9. Lê Ngọc Thành, 2005. So sánh một số giống khổ qua ở xã Tiến Lợi – Tp. Phan Thiết - tỉnh Ninh Thuận. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông Học trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh một số giống khổ qua ở xã Tiến Lợi – Tp. Phan Thiết - tỉnh Ninh Thuận
10. Phạm Toàn Thắng, 2007. So sánh sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của năm giống khổ qua trồng trên vùng đất xám xã Tân Lập - huyện Đồng Phú - tỉnh Bình Phước. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông Học trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của năm giống khổ qua trồng trên vùng đất xám xã Tân Lập - huyện Đồng Phú - tỉnh Bình Phước
11. Võ Thị Hồng Thúy, 2003. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá hữu cơ sinh học đến sinh trưởng phát dục năng suất và dư lượng nitrat (NO 3 - ) của khổ qua trên vùng đất xã Tân Hạnh - Biên Hòa - Đồng Nai. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông Học trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá hữu cơ sinh học đến sinh trưởng phát dục năng suất và dư lượng nitrat (NO"3-) của khổ qua trên vùng đất xã Tân Hạnh - Biên Hòa - Đồng Nai
12. Bùi Mai Hoàng Tùng, 2007. “Ảnh hưởng của bốn loại phân bón lá đến sinh trưởng năng suất và dư lượng nitrate (NO 3 - ) trên cây hành lá (Allium fistulosum L.) trồng tại xã Hưng Long Huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của bốn loại phân bón lá đến sinh trưởng năng suất và dư lượng nitrate (NO"3-) trên cây hành lá (Allium fistulosum "L
1. Lê Văn Nhân, “Mướp đắng hay khổ qua”. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2009< http://www.pharmedicsa.com/upload/bantin/22-9/006.htm&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Mướp đắng hay khổ qua
2. “Mướp đắng”. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2009 <http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C6%B0%E1%BB%9Bp_%C4%91%E1%BA%AFng&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mướp đắng
3. “Kỹ Thuật Trồng Khổ Qua - Mướp Đắng”. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2009< http://rausach.com.vn/forum_posts.asp?TID=2378&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ Thuật Trồng Khổ Qua - Mướp Đắng
4. “Mướp đắng”. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2009 <http://agriviet.com/news_detail93-c37-s25-p4 Ky_thuat_trong_cay_kho_qua.html&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mướp đắng
5. “Mướp đắng-khổ qua loài cây hữu ích”. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2009< http://nongdan24g.vn/index.php?self=article&id=5165&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mướp đắng-khổ qua loài cây hữu ích
6. Trần Thị Ba, “Kỹ thuật trồng khổ qua”. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2009<http://nhanong.net/?nn=view&action=showid&id=1924&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Thị Ba, “"Kỹ thuật trồng khổ qua
7. “Trung tâm thông tin khoa học công nghệ quốc gia - kĩ thuật trồng khổ qua an toàn”. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2009<http://vst.vista.gov.vn/home/database/an_pham_dien_tu/nong_thon_doi_ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung tâm thông tin khoa học công nghệ quốc gia - kĩ thuật trồng khổ qua an toàn
8. Harmen Tjalling Holwerd, “Bón phân qua lá”. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2009<http://www.humixvn.com/fertilizer/?id=403&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bón phân qua lá
9. Nguyễn Huy Phiêu, Đặng Ninh, Lương Quỳnh Chúc, Phạm Đỗ Thanh Thuỳ, Ngô Văn Nhượng, Quách Thị Phiến, Hoàng Anh Tuấn, Bùi Đình Dinh, Nguyễn Văn Bộ, “Nghiên cứu sản xuất phân bón lá”. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2009<http://www.vinachem.com.vn/XBP%5CVien_hoa%5CVC_PB%5Cbai1.htm&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sản xuất phân bón lá

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w