1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ẢNH HƯỞNG CỦA NĂM LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT TRÊN CÂY TÍA TÔ ( Perillafuescens L.) TRỒNG TẠI XÃ IAYOK, HUYỆN IAGRAI, TỈNH GIA LAI

57 459 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 630,18 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ẢNH HƯỞNG CỦA NĂM LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT TRÊN CÂY TÍA TÔ Perillafuescens L... ẢNH HƯỞN

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ẢNH HƯỞNG CỦA NĂM LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SỰ SINH

TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT TRÊN CÂY TÍA TÔ

( Perillafuescens L.) TR ỒNG TẠI XÃ IAYOK,

HUYỆN IAGRAI, TỈNH GIA LAI

Sinh viên thực hiện: PHAN THỊ THANH MAI Ngành: NÔNG H ỌC

Niên khóa: 2008 - 2012

Tháng 08 năm 2012

Trang 2

ẢNH HƯỞNG CỦA NĂM LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SỰ SINH

TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT TRÊN CÂY TÍA TÔ

( Perillafuescens L.) TRỒNG TẠI XÃ IAYOK,

Tác giả

PHAN THỊ THANH MAI

Khóa luận được đệ trình để đấp ứng yêu cầu

cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

Giáo viên hướng dẫn:

ThS PHẠM HỮU NGUYÊN

Tháng 08 năm 2012

Trang 3

L ỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin chân thành cám ơn ban giám hiệu cùng quý thầy cô trường

ĐH Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi được hoàn thành khóa luận tôt nghiệp

Tiếp đó là xin cám ơn thầy Phạm Hữu Nguyên, một người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm khóa luận vừa qua Bên cạnh đó là sự nhiệt tình giúp đỡ của bạn bè và anh em Tất cả như đã tạo cho tôi một cảm giác thật thoải mái Tôi rất cảm ơn về điều đó

Lời cuối cùng tôi xin được dành riêng cho gia đình, bố mẹ và anh, chị em tôi,

nếu không có họ thì sẽ không có tôi như ngày hôm nay Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người

Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2012

Sinh viên

Phan Thị Thanh Mai

Trang 4

TÓM T ẮT

Đề tài nghiên cứu “ Ảnh hưởng của năm loại phân bón lá đến sinh trưởng và

năng suất trên cây tía tô (Perilla fruescens L.)” đã được tiến hành tại xã Iayok, huyện

iagrai, tỉnh Gia Lai, thời gian từ tháng 4/2012 đến tháng 6/2012 Thí nghiệm đã được

bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, đơn yếu tố, 6 NT, 3 LLL

NT1(Đối chứng): Nền (600kg Urea + 100kg P2O + 2 tấn vi sinh)/ ha + phun nước lã

NT2: Nền + QN Arrow(5 ml/8 lít)

NT3: Nền + Seaweed (3.5 ml/8 lít)

NT4: Nền + Gibber TB (16 gr/8lít)

NT5: nền + B1 Atonik (4 ml/8lít)

NT6: Nền + Super Grows (10 ml/8 lit)

Thời diểm phun: 12NST, cách 10 ngày phun một lần

Kết quả thí nghiệm:

Về sinh trưởng: Năm loại phân bón lá được sử dụng trong thí nghiêm đều có ảnh hưởng tốt đến sự tăng trưởng chiều cao cây, khả năng ra nhánh và khả năng tăng trưởng diện tích lá, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng chưa rõ

Về sâu bệnh: Sâu đất và sâu cuốn lá lớn Tuy nhiên mức độ gây hại là không đáng kể

Về năng suất: Các nghiệm thức có sử dụng phân bón lá đều có năng suất và đạt

hiệu quả kinh tế cao hơn NT1 (Đ/C)

(Đ/C): Năng suất đạt 4,23 tấn/ha, cho lợi nhuận 8.178.000 đồng/ha

QN Arrow: Năng suất đạt 12,46 tấn/ha, cho lợi nhuận 33.778.000 đồng/ha Seaweed: Năng suất đạt 11,67 tấn/ha, cho lợi nhuận 32.111.000 đồng/ha

Gibber TB: Năng suất đạt 16,04 tấn/ha, cho lợi nhuận 54.978.000 đồng/ha B1 Atonik: Năng suất đạt 10,61 tấn/ha, cho lợi nhuận 16.911.000 đồng/ha

Super grows: Năng suất đạt 13,78 tấn/ha, cho lợi nhuận 45.444.000 đồng/ha

Về lượng Nitrate trong cây: Hàm lượng Nitrare ở các nghiệm thức sử dụng phân bón lá dao động trong khoảng từ 507,25 – 520,44 (mg / kg) rau tươi đều nằm duới ngưỡng cho phép (600 mg / kg)

Trang 5

Từ kết quả trên cho ta thấy được lợi nhuận ở NT4 (phân bón lá Gibber TB) cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất NT1(Đ/C) cho năng suất và hiệu quả kinh tế

thấp nhất

Trang 6

M ỤC LỤC

TRANG TỰA i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC v

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG ix

DANH SÁCH CÁC HÌNH x

Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1

Chương 2 T ỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Sơ lược một số vấn đề về rau an toàn 3

2.1.1 Khái niệm về rau an toàn 3

2.1.2 Điều kiện sản xuất rau an toàn 3

2.1.3 Yêu cầu về chất lượng của rau an toàn 5

2.1.4 Hàm lượng nitrate (NO -3) 5

2.1.5 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam 6

2.2 Sơ lược về cây tía tô 7

2.3 Giới thiệu về phân bón lá 8

2.3.1 Một số khái niệm về phân bón lá: 8

2.3.2 Ưu điểm phân bón lá 8

2.3.3 Cơ chế hấp thu dinh dưỡng qua lá: 9

2.3.4 Tình hình sử dụng phân bón lá: 10

2.4 Giới thiếu sơ lược về 5 loại phân bón lá sử dụng trong thí nghiệm 11

Chương 3 V ẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

3.1 Vật liệu thí nghiệm 14

3.1.1 Vật liệu thí nghiệm 14

3.1.2 Dụng cụ, trang thiết bị 14

3.2 Điều kiện thí nghiêm 14

3.2.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm 14

3.2.3 Đặc điểm khí hậu thời tiết: 14

Trang 7

3.3 Phương pháp thí nghiệm 15

3.3.1 Qui mô thí nghiệm 15

3.3.2 Quy trình kỹ thuật trồng cây tía tô trong thí nghiệm 16

3.3.1 Chỉ tiêu theo dõi 17

3.3.4 Xử lý số liệu: Phân tích Anova 2 và trắc nghiệm phân hạng bằng phần mềm MSTATC 18

Chương 4KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 19

4.1 Ảnh hưởng của 5 loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây tía tô 19

4.1.1 Động thái tăng trưởng chiều cao của cây tía tô (cm/cây) 19

4.1.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây tía tô (cm/ ngày) 20

4.2 Ảnh hưởng của 5 loại phân bón lá đến động thái ra lá và tốc độ ra lá của cây tía tô 21

4.2.1 Động thái ra lá tía tô 21

4.2.2 Tốc độ ra lá 22

4.3 Ảnh hưởng của 5 loại phân bón lá đến động thái ra nhánh và tốc độ ra nhánh của cây tía tô 22

4.3.1 Động thái ra nhánh 22

4.3.2 Tốc độ ra nhánh cây tía tô 24

4.4 Ảnh hưởng của năm loại phân bón lá đên động thái và tốc độ tăng trưởng diện tích của cây tía tô 25

4.4.1 Động thái tăng trưởng diện tích lá 25

4.4.2 Tốc độ tăng trưởng diện tích lá tía tô 26

4.5 Thành phần và tỷ lệ sâu bệnh hại trên rau tía tô 27

4.6 Ảnh hưởng của 5 loại phân bón lá đến yếu tố cấu thành năng suất của cây tía tô 27

4.7 Hiệu quả kinh tế 28

4.8 Ảnh hưởng của năm loại phân bón lá đến dư lượng Nitrate 29

Chương 5 K ẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 30

5.1 Kết luận 30

5.2 Đề nghị 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

Trang 8

PHỤ LỤC 32

Trang 10

DANH SÁCH CÁC B ẢNG

B ảng 2.1: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong đất 4

Bảng 2.2: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong nước tưới 4

Bảng 2.3: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng, độc chất và vi sinh vật gây hại trong sản phẩm rau tươi 5

Bảng 2.4 Một số danh mục phân bón lá được phép sử dung tại Việt Nam năm 2009 Error! Bookmark not defined Bảng 3.1 Đặc điểm đất thí nghiệm Error! Bookmark not defined Bảng 4.1: Ảnh hưởng của năm loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao của cây tía tô (cm/cây) 19

Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây tía tô (cm/ ngày) 20

Bảng 4.3: Động thái ra lá (số lá/cây) 21

B ảng 4.4: Tốc độ ra lá cây tía tô ( lá / ngày) 22

Bảng 4.5: Động thái ra nhánh (số nhánh/cây) 23

Bảng 4.6: Tốc độ ra nhánh cây tía tô ( nhánh/ ngày) 24

B ảng 4.7: Động thái tăng trưởng diện tích lá tía tô 25

Bảng 4.8: Tốc độ tăng trưởng diện tích lá cây tía tô (cm2 /ngày) 26

Bảng 4.9: Ảnh hưởng của 5 loại phân bón lá đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của Tía tô 27

Bảng 4.10 Ảnh hưởng của năm loại phân bón lá đến hiệu quả kinh tế tía tô trên 1 ha 28 B ảng 4.11 Ảnh hưởng của năm loại phân bón lá đến dư lượng Nitrate 29

Trang 11

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 4.1 Sâu cuốn lá 27

Hình 4.2 Hiện tượng sâu đất cắn đọt cây 26

Hình P.1 Chiều cao cây tía tô ở NT 31

Hình P.2 Đo chiều cao cây 31

Hình P.3 Ảnh hưởng của năm loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao cây tía tô 32

Hình P.4 Ảnh hưởng của năm loại phân bón lá đến động thái ra lá cây tía tô 32

Hình P.5 Ảnh hưởng của năm loại phân bón lá đến động thái ra nhánh cây tía tô 33

Hình P.6 Ảnh hưởng của năm loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng diện tích lá tía tô 33 Hình P.7 Ảnh hưởng của năm loại phân bón lá đến tốc độ tăng trưởng chiều cao lá tía tô 34

Hình P.8 Ảnh hưởng của năm loại phân bón lá đến tốc độ ra lá tía tô 34

Hình P.9 Ảnh hưởng của năm loại phân bón lá đến tốc độ ra nhánh lá tía tô 35

Hình P.10 Ảnh hưởng của năm loại phân bón lá đến tốc độ tăng trưởng diện tích lá tía tô 35

Hình P.11 Ảnh hưởng của năm loại phân bón lá đến năng suất lá tía tô 36

Trang 12

Chương 1

Đặt vấn đề

Rau là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn của con người, nó

có ý nghĩa quan trọng trong dinh dưỡng của con người, chiếm một lượng lớn cacbonhydrat, vitamin, đạm, đường, chất thơm, các hợp chất khoáng, sinh tố và acid

hữu cơ Ngoài ra một số loại rau khác còn là nguồn dược liệu qúy để chữa bệnh

Tía tô (Perilla fruescens L.) là một trong những cây gia vị có tác dụng làm tăng

khẩu vị ăn, dùng chế biến các món ăn Nó không những là cây rau gia vị thường dùng trong các bữa ăn gia đình nhờ vị thơm dịu của nó mà còn là vị thuốc được dùng từ lâu đời

Hiện nay nông dân sản xuất rau mục đích là để thu lợi nhuận cao, vì vậy họ đã lạm dụng lượng phân bón rất nhiều chủ yếu là phân hóa học Chính vì việc đó đã làm ảnh hưởng đến chất lượng của cây trồng, gây độc cho con người và môi trường đồng

thời làm mất cân bằng hệ sinh thái Trong khi đó việc bón phân cho cây tía tô người dân vẫn chưa đặc biệt chú ý đến Vì vậy để cây tía tô đạt được năng suất và bón phân

một cách hiệu quả nên dùng thêm phân bón lá, giúp cây dễ hấp thụ hơn Hiện nay trên

thị trường phân bón lá đã được bán và sử dụng rộng rãi, tuy nhiên mỗi loại có mỗi thành phần, mỗi công dụng khác nhau nên việc tìm ra loại phân bón thích hợp nhất trên từng loại cây trồng, ở từng điều kiện cụ thể cũng là một phần rất quan trọng

Từ những vấn đề trên, đã tiến hành thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của năm

loại phân bón lá đến sinh trưởng và năng suất trên cây Tía tô ( Perilla fruescens L.)” tr ồng tại xã Iayok - huyện Iagrai - tỉnh Gia Lai

Mục đích

Tìm hiểu sự ảnh hưởng của 5 loại phân bón lá đến sinh trưởng và năng suất trên

cây tía tô (Perilla fruescens L.) từ đó xác định được loại phân bón lá thích hợp nhất để mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân

Trang 13

Yêu c ầu

Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng như: số lá, chiều cao cây, số nhánh

Phân tích hàm lượng nitrat trong cây tía tô

Xác định hiệu quả kinh tế khi sử dụng từng loại phân bón lá trên cây tía tô

Trang 14

Chương 2

2.1 Sơ lược một số vấn đề về rau an toàn

2.1.1 Khái niệm về rau an toàn

Theo quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Rau, quả an toàn là sản phẩm rau, quả tươi được sản xuất, sơ chế phù hợp với các quy định về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm có trong VietGAP (quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam) hoặc các tiêu chuẩn GAP khác tương đương VietGAP và mẫu điển hình đạt chỉ tiêu vệ sinh an toàn

thực phẩm

2.1.2 Điều kiện sản xuất rau an toàn

a Nhân lực

- Có hoặc thuê cán bởi kỹ thuật chuyên nghành trồng trọt hoặc bảo vệ thực vật

từ trung cấp trở lên để hướng dẫn, giám sát kỹ thuật sản xuất rau an toàn (cán bộ của

cơ sở sản xuất, cán bộ khuyến nông, bảo vệ thực vật hoặc hợp đồng lao động thường xuyên hoặc không thường xuyên)

- Người lao động phải qua tập huấn kỹ thuật, có chứng chỉ đào tạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc tổ chức có chức năng nhiệm vụ tập huấn về VietGAP và các quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau an toàn

Trang 15

- Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất, giá thể trước khi sản xuất và trong quá trình sản xuất ( kiểm tra khi thấy có nguy cơ gây ô nhiễm) không vượt qua ngưỡng cho phép

Bảng 2.1: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong đất

TT Nguyên tố

Mức giới hạn tốiđa cho phép(mg/kg đất

- Không sử dụng nước tưới công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, khu dân cư

tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc để tưới trực tiếp cho rau

- Hàm lượng một số hóa chất và kim loại nặng trong nước tưới trước khi sản

xuất và trong quá trình sản xuất (kiểm tra khi có nguy cơ gây ô nhiểm) không vượt quá ngưỡng cho phép

- Nước sử dụng trong sản xuất rau mầm phải đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt cho người

Bảng 2.2: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong nước tưới

TT Nguyên tố Mức giới hạn tối đa

0,001 0,01 0,1 0,1

TCVN 5941: 1995 TCVN 665: 2000 TCVN 665: 2000 TCVN 665: 2000

( Ngu ồn: quyết định số 99/2008/QĐ-BNN của Bộ NN&PTNT)

Trang 16

2.1.3 Yêu c ầu về chất lượng của rau an toàn

- Hàm lượng một số kim loại nặng chủ yếu: Cu, Pb, Hg, Cd, As

- Mức độ nhiễm vi sinh vật gây bệnh (E.coli, Samonella, trứng giun) và kí sinh

trùng đường ruột (trứng giun đũa – Ascaris)

Bảng 2.3: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng, độc chất và vi sinh

vật gây hại trong sản phẩm rau tươi

TT Chỉ tiêu Mức giới hạn tối đa

Samonela Coliforms Escherichia

0,05 0,1 1,0 0,3 0,0 200,0 10,0

TCVN 7604: 2007 TCVN 7603: 2007 TCVN 7601: 1991 TCVN 4829: 2005 TCVN 4883: 1993 TCVN 6848: 2007 TCVN 6848: 2007

* Chỉ tiêu về hình thái

Sản phẩm được thu hoạch đúng lúc, đúng với yêu cầu từng loại rau (đúng độ già

kỹ thuật hay thương phẩm ): Không bị dập nát, hư thối, không lẫn tạp chất, sâu bệnh

Trang 17

Nguyên nhân rau bị nhiễm nitrate thường do người trồng rau sử dụng phân đạm Nitrate (NO-

3) vào cơ thể ở mức độ vượt mức tiêu chuẩn cho phép sẽ ảnh hưởng nguy hiểm cho cơ thể con người Trong hệ thống tiêu hóa nitrate bị hủy tạo thành nitric (NO-2) là một trong những chất chuyển biến oxyhemoglobin (chất vận chuyển oxy trong máu) thành chất không hoạt động được gọi là methaemoglobin, ở mức độ cao sẽ làm giảm hô hấp của tế bào ảnh hưởng hoạt động của tuyến giáp, có thể gây đột

biến và phát riển các khối u

2.1.5 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam

Trong những năm qua, quá trình đô thị hóa đã làm diện tích nông nghiệp bị thu

hẹp với tốc độ rất nhanh Do đó, việc sản xuất nông nghiệp ở nông dân ở các vùng này ngày càng khó khăn Đúng trước thách thức này đòi hỏi họ phải vận động sản xuất như chuyển dần một phần lao động trong nông hộ để thay đổi hoạt động phi nông nghiệp, chuyển từ sản xuất rau truyền thống sang sản xuất rau an toàn Đi đôi với quá trình thay đổi hình thái canh tác là sự thay đổi về tổ chức sản xuất như sự ra đời của các nhóm, hợp tác xã chuyên ngành kiểu mới, công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên sản xuất và phân phối rau an toàn Tuy nhiên đối với mỗi địa phương cũng có những đặc thù riêng về phát triển nghề rau an toàn

Hiệu quả kinh tế: Mô hình trồng rau theo quy trình sản xuất rau an toàn đã tạo

ra sản phẩm chất lượng, tăng năng suất, hiệu quả cao

Hiệu quả xã hội: Thông qua mô hình người nông dân tiếp thu nhanh những tiến

bộ khoa học kỹ thuật mới, tiếp cận dần với quy trình sản xuất rau an toàn chất lượng cao góp phần thay đổi tập quán canh tác, bước đầu thực hiện việc xã hội hóa việc sản

xuất rau an toàn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, mang lại hiệu quả cao cho người lao động, tạo môi trường xanh sạch đẹp

Sản xuất rau an toàn là vấn đề tất yếu của việc phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất rau hiện nay, góp phần nâng cao tính cạnh tranh mở ra thị trường tiêu thụ rộng rãi trong nước và ngoài nước, khuyến khích phát triển sản xuất

Trang 18

2.2 Sơ lược về cây tía tô

Tía tô là cây thân thảo, mọc hằng năm, đứng thẳng Thân vuông, có rãnh dọc và

có lông Lá mọc đối, có cuống dài, phiến là hình trứng, đầu nhọn Hoa trắng hay tím

Tên khoa học: Perilla fruescens (L.)

Họ môi : Lamiaceae

Tên la tinh: Perilla frulescens (L.) Britton

Tên đồng nghĩa: Perilla macrostachya, Perilla ocymoides, Perilla urticifolia,

Ocimum frutescens

Nguồn gốc: Cây của phân vùng Ấn Độ - Malaixia

Tía tô còn có cách gọi khác là Từ tô

*Đặc tính thực vật

Cây thân thảo sống hàng năm, thân vuông có lông nhỏ, đứng thẳng, cao 50 – 60

cm, phân cành nhiều lá mọc đối, có cuống dài, phiến lá hình trứng, đầu nhọn, mép có răng cưa, màu xanh tía hoặc tím nhạt

Hoa trắng hoặc tím, mọc thành chùm ở nách lá hoặc đầu cành

Quả bế nhỏ, hình cầu, đường kính 1 mm, màu nâu nhạt

Ở nước ta cây Tía tô trồng được quanh năm ở các miền, để làm rau gia vị và làm thuốc

* Sâu bệnh

+ B ệnh chết cây và bệnh gỉ sắt

Giai đoạn cây con có 4 – 5 lá thật thường bị bệnh chết rạp cây con do nấm

Fusarium sp gây nên

Phòng trừ bằng cách xử lý đất bằng vôi trước khi trồng Vào mùa mưa nên làm chân liếp cao, trồng thưa, thu gom tàn dư cây trồng đem huỷ Không trồng tía tô trên cùng một chân đất

+ Sâu ăn lá: Sử dụng các loại thuốc như Sherpe, Polytrin, Cyper,… để phun

phòng trị

Sử dụng tất cả các loại thuốc nên tuân theo nguyên tắc “4 đúng” Tía tô là rau gia vị nên cẩn thận trong việc sử dụng nông dược Trước khi thu hoạch 2 tuần tuyệt đối không sử dụng bất cứ loại thuốc nào

Tuy nhiên đối với tía tô rất ít bị sâu bệnh

Trang 19

2.3 Gi ới thiệu về phân bón lá

2.3.1 Một số khái niệm về phân bón lá

Theo nghị định 113/2003/QDCP ngày 07 tháng 10 năm 2003, phân bón lá là các lọai phân bón được tưới hoặc phun trực tiếp vào lá hoặc thân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua lá

Theo Lê Văn Tri (2000), có hai cách chính để bón phân cho cây trồng đó là bón phân qua rễ và bón qua lá Nếu kết hợp cả hai cách trên sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn Khi bón phân qua lá, lượng phân được hòa tan vào nước ở nồng độ cho phép, phun ướt đẫm lá, thân cây, quả và nó được chuyển vào bên trong và được sử dụng ngay để kích thích toàn bộ cây Nếu bón với nồng độ cao, cây sẽ bị ngộ độc và chết Nếu bón với nồng độ thấp thì hiệu quả không rõ Vì vậy, trong một quá trình sinh trưởng và phát triển của cây phải bón nhiều lần ở những nồng độ thích hợp Phân bón

lá có thể có các chất đa lượng, trung lượng, vi lượng, hoặc các chất kích thích tăng trưởng

Từ những năm 1950, các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh được rằng cây trồng

có thể tiếp nhận chất dinh dưỡng qua lá, chủ yếu qua khí khổng của lá Hiệu quả sử

dụng của các chất dinh dưỡng phun qua lá hơn từ 10 – 20 lần so với bón qua đất Các nhà khoa học Ý còn thấy rằng nhiều chất dinh dưỡng hữu cơ khác như các acid amin cũng có thể đi vào cây qua lá

Theo kết quả nghiên cứu sản xuất phân bón lá của Viện Thổ Nhưỡng Nông Hóa (1993), cây cối không những hấp thụ chất dinh dưỡng qua rễ mà còn hấp thụ qua lá trong khi diện tích lá của cây lại gấp hàng chục lần diện tích mà rễ cây ăn tới

2.3.2 Ưu điểm phân bón lá

+ Chất dinh dưỡng được cung cấp cho cây nhanh hơn bón gốc

+ Hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng cao hơn

+ Chi phí thấp hơn

+ Ít ảnh hưởng đến môi trường và đất trồng

Theo số liệu mà Viện đã thử nghiệm, hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng qua lá đạt tới 95% Ở Philipin dùng phân bón lá cho tăng năng suất lá 1,5 lần so với dùng phân bón gốc qua rễ và 3,3 lần khi không bón phân

Trang 20

2.3.3 Cơ chế hấp thu dinh dưỡng qua lá:

Theo Lê Văn Tri (2000), lá là một bộ phận quan trọng của cây trồng, làm nhiệm

vụ quang hợp cho cây và hấp thụ chất dinh dưỡng thông qua lỗ khí khổng Lỗ khí

khổng có kích thước trung bình 100 micromet, số lượng khá lớn, có thể chiếm tới 1% diện tích lá Bởi vậy muốn có hiệu quả cao cần phun phân lên bề mặt lá có chứa nhiều

lỗ khí khổng nhất

Theo Eichert et al, (1998) sự xâm nhập của chất lỏng thông qua bề mặt có sức căng cao và các khí khổng có thể xảy ra ở một số điều kiện Một trong những điều

kiện này là tạo các giọt nhỏ liên kết với sự bốc hơi Khi sự bốc hơi xảy ra, mức độ xâm

nhập đạt cao nhất và sự hấp thu liên tục xảy ra với phần rắn còn lại

- Sự xâm nhập các chất dinh dưỡng vào các không bào bên trong lá cây: Các không bào rất quan trọng để chứa các chất dinh dưỡng trước khi chúng hấp thu vào bên trong từng tế bào Các chất dinh dưỡng sẽ vào những không bào này sau khi xâm nhập từ bên ngoài qua lớp biểu bì lá cũng như được hấp thu từ rễ qua các mao mạch trong thân cây

- Sự hấp thu dinh dưỡng vào bên trong tế bào: Những nguyên tắc chung về việc

hấp thu chất dinh dưỡng khoáng từ các không bào vào bên trong từng tế bào lá cũng như sự hấp thu từ rễ Theo đó sự hấp thu như sau:

+ Những phân tử nhỏ nhanh hơn những phân tử lớn (ure > Fe – chelates)

+ Các phân tử không mang điện (nối cộng) nhanh hơn các ion tĩnh điện

+ Những ion hóa trị 1 nhanh hơn các ion đa hóa trị

+ Độ pH của không bào (apoplas) thấp sẽ hấp thu các anion thấp hơn

+ Độ pH của không bào (apoplas) cao sẽ hấp thu các canion thấp hơn

- Sự phân bố chất dinh dưỡng trong lá và chuyển dịch chúng ra ngoài: Sự phân

bố từng chất dinh dưỡng bên trong và chuyển dịch chúng ra ngoài lá sau khi phun phân bón thì tùy thuộc vào từng mô libe và tính cơ động của hệ mao dẫn

Các chất dinh dưỡng lưu động libe như N, P, K, Mg được phân bố vào mỗi mô mao dẫn cũng như mỗi mô libe bên trong lá cây, và một tỷ lệ lớn các chất dinh dưỡng

đã hấp thu sẽ được vận chuyển ra khỏi lá tới các bộ phân khác của cây nơi có nhu cầu cao

Trang 21

 S ử dụng phân bón lá cần chú ý:

- Không nên sử dụng phân bón lá khi cây đang nở hoa, đất bị khô hạn và trời

nắng nóng Nên phun buổi sáng, có nắng nhẹ, khoảng 8 đến 10 giờ sáng hoặc chiều mát là tốt nhất vì lúc này khí khổng lá mở nhiều dễ hấp thu phân, trời cũng chưa nắng gắt, nên phun ướt cả mặt dưới lá

- Hòa phân với nước theo đúng nồng độ, liều lượng hướng dẫn trên bao bì Pha đậm đặc quá dễ bị cháy lá, pha không đúng sẽ giảm hiệu lực của phân Thời gian và số lần phun cũng phải tuân theo hướng dẫn, không lạm dụng quá mức có thể gây hại cây,

hoặc giảm chất lượng nông sản

- Cần xem xét cụ thể từng loại phân để sử dụng đúng điều kiện cây trồng, thổ nhưỡng và mục đích Ví dụ: Khi cây cần sinh trưởng mạnh thì phun loại phân có hàm lượng N cao như 30-10-10 có chứa thêm chất GA3 Khi cây cần ra rễ, đẻ nhánh, hình thành mầm hoa, kháng ngộ độc phèn thì phun những loại phân chứa tỷ lệ P cao như: N:P:K 10-60-10, 6-30-30, 15-30-15 Không nhầm lẫn phân bón lá với chất kích thích sinh trưởng cây trồng vì mỗi loại có tác dụng khác nhau Trong chất kích thích không

có chất dinh dưỡng Nếu muốn vừa kích thích vừa cung cấp chất dinh dưỡng thì phải dùng loại phân có chất kích thích hoặc pha chung phân bón lá với chất kích thích

(Nguyễn Đăng Nghĩa)

2.3.4 Tình hình sử dụng phân bón lá:

Hiện nay tình hình sản xuất các chế phẩm tăng năng suất cây trồng ở trên thế

giới và nước ta ngày càng có xu hướng phát triển mạnh Hầu như tất cả các nước trên thế giới đều có một vài cơ sở sản xuất các chất điều hòa sinh trưởng, vi lượng và các

chế phẩm tăng năng suất cây trồng Ở nước ta, từ trước năm 1990 có rất ít cơ sở sản xuất các chế phẩm kích thích sinh trưởng, vi lượng và tăng năng suất cây trồng, hiện nay ở cả hai miền đã có nhiều cơ sở sản xuất, đó là chưa kể một số cơ quan nghiên cứu cũng đưa ra thị trường hàng loạt sản phẩm thử nghiệm

Trang 22

2.4 Gi ới thiệu sơ lược về 5 loại phân bón lá sử dụng trong thí nghiệm

- B1 ATONIK: Là chất kích thích sinh trưởng cây trồng, dạng dung dịch của công ty ADC có thành phần hợp chất Nitro thơm Giúp bộ lá xanh kích thích sinh trưởng, phát triển, tạo điều kiện tốt cho quá trình trao đổi chất của cây, kết quả là có thể thu hoạch sớm và năng suất cao, chất lượng tốt Liều lượng sử dụng là 10ml/8 lít nước, có thể phun ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây trồng

Thành phần: Nitrophenol(Nitro thơm): NAA: 1500ppm, Acid Humic 9,9% N: 3,6% P2O5: 2,4% K2O5: 6% Và một số phụ gia đặc biệt khác

Nguồn gốc: Đăng ký nhập khẩu và sản xuất: CTY CP CÂY TRỒNG BÌNH CHÁNH 693A Kinh Dương Vương, P.An Lạc, Q.Bình Tân, HCM

 Tóm tắt một số kết quả ứng dụng trên phân bón lá Atonik và Super grow

Kết quả khảo nghiệm trên cây cải thìa ( Nguyễn Thị Hoàng Huyên Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH.Nông Lâm TP Hồ Chí Minh năm 2011)

Thí nghiệm được tiến hành tại xã Cư An - Huyện Đakpơ – Gia Lai

Qua kết quả nghiên cứu khi sử dụng hai loại phân bón lá Atonik: 1,25 (ml) / 1 lít nước

và Super grows: 2 (ml) / 1 lít nước trên cây cải thìa kết hợp với: (750 kg vôi + 700 kg phân hữu cơ vi sinh + 100 kg N + 80 kg P2O5 + 40 kg K2O)/ 1ha + phun nước lã thì cho năng suất cuối cùng: Với phân bón lá Atonik là 85,33 (Tấn/ha), phân Super grows là 71,99 (tấn/ha) So với đối chứng chỉ đạt 70,22 (Tấn/ha)

Như vậy từ kết quả trên cho thấy sử dụng phân bón lá Atonik đem lại năng suất

và lợi nhuân kinh tế cao hơn

- GIBBER TB: Phân bón lá Gibber BT được sản xuất từ nguồn nguyên liệu

nhập khẩu của mỹ, Canada, Bỉ…đảm bảo độ tinh khiết 99,9% Với tỷ lệ NPK cân đối, giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh, cứng cáp, tăng khả năng chống chọi sâu bệnh –

hạn hán và giá rét, tăng năng suất – nông phẩm chất lượng và an toàn

Nồng độ: gói 20gr pha với 10- 15 lít nước

Thành phần: N: 25%, P2O5:10%, K2O: 10%

Cu, Fe, Zn, Mn, Mg, Bo,…Gibberllin Acid

Nguồn gốc: Công ty Thiên Bình EC

Trang 23

- ARROW QN : Thành phần: Nitrogen(5% w/v), phosphorous (5% w/v), Potassium(5% w/v) và các vi dưỡng chất dạng Chelate (USA) Được hổ trợ bởi phức

hợp phụ gia đặc biệt Có tác dụng làm tăng khả năng ra rễ, nảy mầm, tăng khả năng ra

chồi mới sau khi thu hoạch, làm tăng khả năng sinh trưởng, ra hoa, đậu quả của các loại cây , làm tăng năng suất và chất lượng nông sản

Nguồn gốc: Công ty TNHH TM & QUANG NÔNG

- SUPER GROW: Dạng dung dịch của công ty TM-DV-SX ba lá xanh

Thành phần gồm: N 5%, P2O5 5%, K2O 5% Vitamin, trung vi lượng 300 ppm Công dụng giúp bộ lá xanh, cây sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất cao,

chất lượng tốt Có thể pha thêm các chất tăng khả năng bám dính, phun sau trồng 7 ngày, 7 – 10 ngày phun một lần

- Chế phẩm SEAWEED: Chế phẩm Seaweed là phân hữu cơ thiên nhiên, được sản xuất tại Acadian Seaplants limited (Canada), do công ty TNHH thương mại Quốc

Bảo đóng gói Chế phẩm Seaweed được chiết xuât từ loại rong biển tươi, xuất xứ từ Canada, sản phẩm được xem như là kho chứa tự nhiên của 60 loại dinh dưỡng, Carbohydrates, Aminoacids và các chất điều hòa tăng trưởng giúp cây sinh trưởng tốt, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm

Các loại khoáng vật vi lượng

Các Carbohydrates: Acid Alginic, mannitol, Laminarin

Các chất kích thích sinh trưởng: Cytokinins, Auxin,Gibberellins

Các aminoacid

 Kết quả khảo nghiệm chế phẩm Seaweed trên hành lá ( Ung Thị Na Vy

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Nông Lâm TP Hồ Chí Minh năm 2007)

Thí nghiệm được tiến hành tại Ấp 4, xã Tân hạnh, thành phố Biên Hòa

Trang 24

Qua kết quả nghiên cứu khi sử dụng chế phẩm Seaweed (3,5 ml / 8 lít) kết hợp với 234 kg N + 72 kg P2O 5 + 120 kg K2O thì đem lại năng suất thực tế cho cây hành lá là: 8,90 (Tấn/ha), Năng suất lý thuyết là 9,86 (Tấn /ha) So với đối chứng NSTT: 8,59 (Tấn/ha), NSLT: 10,42 (Tấn/ha)

Như vậy từ kết quả trên cho thấy sử dụng phân bón lá đem lại năng suất và hiệu

quả kinh tế cao hơn

Trang 25

Chương 3

3.1 V ật liệu thí nghiệm

3.1.1 Vật liệu thí nghiệm

Giống: Mx giống được sử dụng trong thí nghiệm có thời gian sinh trưởng 30 –

35 ngày, khi cây con có từ 5 – 6 lá thật thì có thể đem trồng, lượng hạt giống trồng trên

1000 m2 là 50 – 60g

Phân bón: sử dụng phân Ure, Super lân, phân vi sinh và 5 loại phân bón lá: Arrow QN, chế phẩm Seaweed, Super Grows, B1 Atonik, Gibber TB

3.1.2 Dụng cụ, trang thiết bị

Dụng cụ cho thí nghiệm: cuốc, bình phun, máy chụp hình

Dụng cụ đo đạc: thước, vở, viết, cân

3.2 Điều kiện thí nghiêm

3.2.1 Th ời gian và địa điểm thí nghiệm

Thời gian: Thí nghiệm được tiến hành: từ tháng 4 – 6/2012

Địa điểm: Thí nghiệm được tiến hành tại xã Iayok - Huyện Iagrai- Tỉnh Gia Lai 3.2.2 Đặc điểm khí hậu thời tiết:

Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng

4 năm sau Vùng Tây Trường Sơn có lượng mưa trung bình từ 2.200 đến 2.500 mm, vùng Đông Trường Sơn từ 1.200 đến 1.750 mm Nhiệt độ trung bình năm là 22-25ºC

Trang 26

Bảng 3.1: Lượng mưa, nhiệt độ, ẩm độ, ở các tháng 1, 2, 3, 4, 5, 6, năm 2012 của

thành phố Pleiku

Độ ẩm(%) 76,06 76,62 77,68 83,87 85,45 88,87 Lượng mưa(mm)

Nhiệt độ( 0

C) 22,16 23,99 24,82 26,23 26,20 25,47

Ngu ồn: Trạm khí tượng thành phố Pleiku

Lượng mưa từ tháng 4 – tháng 6 tương đối cao từ 175,6 mm – 359,9 mm, đây là điều kiện thích hợp để tía tô sinh rưởng và phát triển tốt trong những tháng này Nhiệt

độ và ẩm độ trung bình từ tháng 4 – 6 tương đối ổn định dao động từ (25,47 – 26,230

Diện tích toàn khu thí nghiêm: 185 m2

Trang 27

Trong đó:

NT1 (Nghiệm thức đối chứng): Nền (600 kg vôi + 600 kg N + 100 kg P2O + 2

tấn vi sinh sông danh)/ ha + phun nước lã

NT2: Nền + QN Arrow(5 ml / 8 lít) Phun với 93 ml / ha

NT3: Nền + Seaweed (3.5 ml / 8 lít) Phun với 65 ml /ha

NT4: Nền + Gibber TB (16 gr/ 8 lít) Phun với 296 gr / ha

NT5: nền + B1 Atonik (4 ml / 8 lít) Phun với 74 ml / ha

NT6: Nền + Super Grow (10 ml / 8 lit) Phun với 185 ml / ha

Thời gian phun: 12NST, 22NST Phun vào lúc sáng sớm 5 - 6 giờ hoặc vào lúc chiều

tối Lượng nước sử dụng cho từng nghiệm thức trong thí nghiệm là 592 lít nước/ha

3.3.2 Quy trình kỹ thuật trồng cây tía tô trong thí nghiệm

Bảng 3.2: Quy trình kỹ thuật trồng cây tía tô trong thí nghiệm

NST Số liệu và công việc tiến hành Vật liệu

-3

Làm đất, lên liếp trồng cao 20

cm, rộng 1,0 m Sau đó phơi ải

đất trong 2 ngày

Cuốc -1

Xới xáo đất.Tiến hành chọn

lựa cây giống tương đối đồng đều, không nhiểm sâu bệnh, sinh trưởng tốt và phải có từ 3

Tưới nước trên mặt liếp trồng

Cấy cây ra ruộng sản xuất với

mật độ trồng 15cm x 25cm Tưới nước 3-4 lần /1 ngày

bằng vòi sen

3 Tiến hành xới xáo đất và vun

Trang 28

9 Theo dõi sâu bệnh và làm cỏ

đợt 1

10 Hồi xanh đạm đợt 1.( 9,72 kg N/1000mVun gốc và bắt đầu thúc phân 2) 1kg urea bằng bình phun 8lít

Seaweed (3.5 ml / 8 lít) B1Atonik (4 ml / 8 lít) Supper Grows (10 ml / 8 lit)

QN(5 ml / 8 lít)

GibberTB (16 gr /8 lít) phun định kỳ 10 ngày/lần

QN(5 ml / 8 lít) Gibber TB (16 gr /8 lít) phun định kỳ 10 ngày/lần

35 Thu hoạch

Lấy mẫu để phân tích dư lượng nitrate.Cân trọng lượng 1m2để tính năng suất lý thuyết.Cân

trọng lượng tươi của từng ô thí nghiệm để tính năng suất thực thu của từng nghiệm thức

Bao nylon, thước, giấy, viết,

cân

3.3.1 Chỉ tiêu theo dõi

Cách lấy mẫu theo dõi: Mỗi ô thí nghiệm lấy 5 cây, lấy 5 điểm theo đường zic zac, 5 ngày đo 1 lần

Phương pháp đo: Đo từ dưới gốc lên đỉnh sinh trưởng và theo dõi trong suốt

thời gian sinh trưởng

Chỉ tiêu sinh trưởng: Chiều cao cây, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây, số lá, tốc

độ tăng trưởng số lá

Đo chiều cao cây: Đo từ phần cổ rễ đến đỉnh sinh trưởng của cây

Động thái và tốc độ ra lá: 5 ngày theo dõi một lần, 5 cây/ô, lá được tính khi thấy

rõ phiến và cuống lá

+ Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây(cm/ngày) = ( Chiều cao đo lần sau – chiều cao đo lần trước liền kề)/5

Ngày đăng: 29/05/2018, 18:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w