1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THEO DÕI ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA 07 GIỐNG DƯA LEO F1 (Cucumis sativus L.) TRỒNG TRÊN VÙNG ĐẤT XÁM THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

55 443 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

Kết quả thu được: Về sinh trưởng: VK 29 là giống sinh trưởng tốt nhất với số lá trung bình trên thân chính là 46,82 lá/cây, có khả năng phân nhiều nhánh với 15,67 cành/cây.. Chính vì vậy

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THEO DÕI ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA 07 GIỐNG DƯA LEO F1 (Cucumis sativus L.)

Trang 2

THEO DÕI ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA 07 GIỐNG DƯA LEO F 1 (Cucumis sativus L.)TRỒNG TRÊN VÙNG

Giáo viên hướng dẫn:

PGS TS PHAN THANH KIẾM

Tháng 08/2009

Trang 3

Chân thành biết ơn thầy Phan Thanh Kiếm đã tận tình hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu để em hoàn thiện khoá luận

Cảm ơn tập thể lớp nông học 31 đã giúp đỡ và động viên tôi rất nhiều trong suốt thời gian học tập và thực hiện khoá luận tốt nghiệp

Sinh viên

Huỳnh Thị Mỹ Loan

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Theo dõi sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của 07

giống dưa leo (Cucumis sativus L.) trồng trên vùng đất xám Thủ Đức, Thành Phố Hồ

Chí Minh” được tiến hành từ 25/02/2009 đến 02/05/2009 Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD), đơn yếu tố, 3 lần lặp lại

Kết quả thu được:

Về sinh trưởng: VK 29 là giống sinh trưởng tốt nhất với số lá trung bình trên thân chính là 46,82 lá/cây, có khả năng phân nhiều nhánh với 15,67 cành/cây

Về phát dục: Các giống TN 170, TN 123, CAESAR 17 và giống đối chứng HMTĐ 124 cùng có thời gian phát dục sớm nhất (16 NST) nhưng giống CAESAR 17 lại bắt đầu cho thu hoạch sớm nhất chỉ với 28 ngày sau trồng và kết thúc thu hoạch khá muộn (58 NST) Giống phát dục và cho thu hoạch muộn nhất là VK 29 đến 39 ngày sau trồng mới bắt đầu cho thu hoạch

Về sâu bệnh: Giống ít bị sâu bệnh gây hại nhất trong các giống dưa leo thí nghiệm là VK 29 và bị gây hại nặng nhất là giống TN 170

Về năng suất: Giống có năng suất thực thu (55,43 tấn/ha) và năng suất thương phẩm (50,10 tấn/ha) cao nhất là CAESAR 17 và cao hơn giống đối chứng (HMTĐ 124) Giống VK 29 có năng suất thực thu (16,95 tấn/ha) và năng suất thương phẩm (16,09 tấn/ha) thấp nhất trong các giống thí nghiệm

Về phẩm chất trái: Các giống dưa leo thí nghiệm đều có phẩm chất giòn, ngọt, màu sắc trái đẹp Trong đó, ba giống CAESAR 17, TN 404 và ĐĐ 34 là phù hợp với thị hiếu của người dân nhất

Tóm lại, trong bảy giống dưa leo tiến hành thí nghiệm, giống có triển vọng nhất

là CAESAR 17 với nhiều đặc điểm nổi bật như: phát dục sớm, năng suất cao, phẩm

chất ngon (quả giòn, ngọt, thịt quả dày) bảo quản được lâu, màu sắc đẹp

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG viii

Chương 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu – yêu cầu 2

1.2.1 Mục tiêu 2

1.2.2 Yêu cầu 2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Giới thiệu về cây dưa leo 3

2.1.1 Nguồn gốc 3

2.1.2 Đặc điểm thực vật học 3

2.1.3 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh 5

2.1.4 Đất và dinh dưỡng 5

2.1.5 Các thời kì sinh trưởng và phát dục của dưa leo 6

2.2 Giống 7

2.2.1 Nhóm dưa trồng giàn 7

2.2.2 Nhóm dưa trồng trên đất 8

2.2.3 Một số giống đang được trồng phổ biến trên thế giới 8

2.2.4 Nhóm giống địa phương 9

2.2.5 Nhóm giống lai (F 1 ) 9

2.3 Công dụng của cây dưa leo trong đời sống 9

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 13

Trang 6

3.2 Điều kiện nghiên cứu 13

3.2.1 Điều kiện thời tiết 13

3.2.2 Điều kiện đất đai 14

3.3 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm 14

3.3.1 Vật liệu thí nghiệm 14

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu 15

3.4 Quy trình kĩ thuật 15

3.5.2 Các chỉ tiêu về phát dục 17

3.5.3 Tình hình sâu bệnh hại trên các nghiệm thức 17

3.5.4 Các yếu tố cấu thành năng suất 17

3.5.5 Đánh giá chất lượng 17

3.6 Phương pháp xử lý số liệu 17

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 18

4.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng sinh dưỡng 18

4.1.1 Thời gian sinh trưởng 18

4.1.2 Số lá và tốc độ ra lá trên thân chính của các giống dưa leo thí nghiệm 19

4.1.3 Số cành cấp 1 và tốc độ phân cành cấp 1 của các giống dưa leo thí nghiệm 21

4.2 Các chỉ tiêu về sinh trưởng sinh thực 24

4.2.1 Thời gian các giai đoạn phát dục 24

4.2.2 Số hoa cái/cây và tỉ lệ đậu trái của các giống dưa leo thí nghiệm 27

4.3 Tình hình sâu bệnh của các giống dưa leo thí nghiệm 29

4.5 Các chỉ tiêu về phẩm chất quả 34

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 37

5.1 Kết luận 37

5.2 Đề nghị 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

PHỤ LỤC 42

Trang 7

NSG: Ngày sau gieo

NSH: Ngày sau hái

NSLT: Năng suất lý thuyết

NST: Ngày sau trồng

NSTP: Năng suất thương phẩm

NSTT: Năng suất thực thu

Trang 8

DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 4.1 Dưa leo ở giai đoạn 25 NST 20

Hình 4.2 Đặc điểm ra trái của giống TN 170 25

Hình 4.3 Đặc điểm ra trái của giống CAESAR 17 25

Hình 4.4 Trái biến dạng của giống TN 170 26

Hình 4.5 Trái lẫn ở giống VK 29 27

Hình 4.6 Sâu xanh và triệu chứng gây hại của sâu xanh 30

Hình 4.7 Triệu chứng gây hại của bọ trĩ 31

Hình 4.8 Triệu chứng bệnh khảm 31

Hình 4.9 Triệu chứng bệnh sương mai 32

Hình 4.10 Trái của các giống dưa leo thí nghiệm 36

Biểu đồ 1: Động thái ra lá của các giống dưa leo thí nghiệm 42

Biểu đồ 2: Tốc độ ra lá của các giống dưa leo thí nghiệm 42

Biểu đồ 3: Khả năng phân cành cấp 1 của các giống dưa leo thí nghiệm 43

Biểu đồ 4: Tốc độ phân cành cấp 1 của các giống dưa leo thí nghiệm 43

Biểu đồ 5: Năng suất của các giống dưa leo thí nghiệm 44

Trang 9

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Tình hình thời tiết ở Thành Phố Hồ Chí Minh trong thời gian thí nghiệm 13

Bảng 3.2 Đặc điểm khu đất tiến hành thí nghiệm 14

Bảng 3.3 Các giống dưa leo tiến hành thí nghiệm 14

Bảng 4.1 Tỉ lệ, thời gian nảy mầm và ra lá thật của các giống dưa leo thí nghiệm 18

Bảng 4.2 Số lá trên thân chính của các giống dưa leo thí nghiệm 19

Bảng 4.3 Tốc độ ra lá trên thân chính của các giống dưa leo thí nghiệm 21

Bảng 4.4 Số cành cấp 1 của các giống dưa leo thí nghiệm 22

Bảng 4.5 Tốc độ phân cành cấp 1 của các giống dưa leo thí nghiệm 23

Bảng 4.6 Thời gian phát dục của các giống dưa leo thí nghiệm 24

Bảng 4.7 Tỉ lệ đậu trái của các giống dưa leo thí nghiệm 28

Bảng 4.8 Tình hình sâu bệnh của các giống dưa leo thí nghiệm 29

Bảng 4.9 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống dưa leo thí nghiệm 32

Bảng 4.10 Các chỉ tiêu về phẩm chất quả 34

Trang 10

để chế biến nước giải khát Trước đây dưa leo được dùng như một loại quả tươi để giải khát là chủ yếu, còn ngày nay dưa leo đã được sử dụng rộng rãi trong bữa ăn hằng ngày dưới nhiều hình thức khác nhau như quả tươi, cắt lát, xào, trộn sa lát, muối chua, đóng hộp

Dưa leo được trồng từ Châu Á, Châu Phi đến 63 vĩ độ Bắc Ở Việt Nam, dưa leo có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt ở tất cả các tỉnh từ Bắc đến Nam Chính vì vậy mà hiện nay tại đa số các công ty giống cây trồng, cây dưa leo là một đối tượng được chọn làm mặt hàng sản xuất chủ chốt để thương mại hoá do công tác chọn lọc, lai tạo giống dưa leo đơn giản và thời gian ngắn so với một số loại rau ăn quả khác như cà chua, ớt, bầu bí

Ngày nay, với sự tiến bộ của kỹ thuật di truyền đã hỗ trợ mạnh mẽ công tác lai tạo giống, kết quả đã tạo ra những giống dưa leo cho năng suất cao, phẩm chất tốt, kháng sâu bệnh Hàng năm, có rất nhiều giống dưa leo mới được các công ty giới thiệu

ra thị trường, điều này rất thuật lợi cho người dân trong việc lựa chọn các giống thích hợp để đưa vào sản xuất Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu và đất đai mỗi nơi khác nhau nên cần phải trồng thử nghiệm để có được sự đánh giá chính xác về các giống và chọn

ra những giống tốt phù hợp với mỗi địa phương Từ những yêu cầu trên và với mục đích làm phong phú thêm nguồn giống cây trồng ở một số địa phương, đề tài “Theo dõi đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của bảy giống dưa leo F1 (Cucumis

Trang 11

sativus L.) trồng trên vùng đất xám Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh ” được thực

hiện nhằm xác định các giống có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao nhằm khuyến cáo cho người dân chọn đúng giống để trồng tăng thu nhập nông hộ, tránh rủi ro trong đầu tư

1.2 Mục tiêu – yêu cầu

1.2.1 Mục tiêu

Xác định khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống dưa leo nhằm tìm ra những giống thích nghi với điều kiện địa phương, cho năng suất cao và phẩm chất tốt

1.2.2 Yêu cầu

Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển, khả năng kháng sâu bệnh, các yếu tố cấu thành năng suất và đánh giá các đặc tính phẩm chất của quả, nhằm tìm ra các giống thích nghi với điều kiện canh tác của địa phương

Trang 12

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Giới thiệu về cây dưa leo

Vị trí phân loại:

Họ: Cucurbitaceae

Chi: Cucumis

Tên khoa học: Cucumis sativus L

Tên tiếng Anh: Cucumber

Số lượng nhiễm sắc thể: 14

2.1.1 Nguồn gốc

Cây dưa leo được các nhà khoa học xác nhận là cây có nguồn gốc ở Việt Nam, tồn tại ở nước ta hàng nghìn năm nay Trong quá trình giao lưu buôn bán, dưa leo được phổ biến sang Trung Quốc Từ đây chúng được phát triển sang Nhật Bản và Châu Âu hình thành nhóm thứ nhất có dạng quả dài, gai trắng, màu xanh đậm Nhóm thứ hai mang đặc trưng của vùng nguyên sản được phát triển sang lục địa Ấn Độ hơn

2000 năm trước Hiện nay dưa leo được trồng khắp nơi, từ xích đạo đến 63 vĩ độ Bắc

Ở nước ta vùng trồng dưa leo tập trung chủ yếu ở Hải Hưng, Hải Phòng, Hà Nam, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Hà Nội và một số tỉnh Duyên Hải Miền Trung và Đông Nam

Bộ (Mai Thị Phương Anh, 1996)

2.1.2 Đặc điểm thực vật học

2.1.2.1 Rễ

Hệ rễ dưa leo ưa ẩm, không chịu được hạn, cũng không chịu được úng, bao gồm rễ chính và rễ phụ Độ ăn sâu của rễ tùy thuộc vào độ tơi xốp của đất và độ dày của tầng canh tác Rễ chính ăn tương đối sâu dưới tầng đất 1m, rễ phụ ăn tương đối nông thường tập trung ở tầng đất 15 – 20 cm Ở dưa leo còn có khả năng hình thành rễ

bất định nếu gặp điều kiện thuận lợi

Trang 13

2.1.2.2 Thân

Thân dưa leo thuộc loại bò, thân mảnh, nhỏ, dạng tròn hoặc góc cạnh, có lông cứng và ngắn, có nhiều tua cuống để bám khi bò Chiều cao cây có thể phân thành 3

nhóm:

Nhóm thấp cây có chiều cao cây từ 0,6 – 1,0 m

Nhóm trung bình có chiều cao cây từ 1,0 – 1,5 m

Nhóm cao có chiều cao cây lớn hơn 1,5 m (Tạ Thu Cúc, 1979)

Chiều cao thân phụ thuộc chủ yếu vào giống và điều kiện canh tác Thân chính

có đặc điểm phân nhánh Đường kính thân là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình sinh trưởng của cây, đường kính thân quá lớn hoặc quá nhỏ đều không có lợi

2.1.2.3 Lá

Lá dưa leo là lá đơn, mọc cách, bao gồm lá mầm và lá thật Lá mầm là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá và dự đoán tình hình sinh trưởng của cây Lá thật có 5 cánh, chia thùy nhọn dạng chân vịt hoặc dạng lá tròn, trên cuống và phiến lá có lông cứng, ngắn Màu sắc lá thay đổi theo giống, chế độ bón phân (xanh vàng hoặc xanh thẫm)

2.1.2.4 Hoa

Hoa của dưa leo chủ yếu là dạng đơn tính đồng chu, đôi khi xuất hiện dạng đơn tính biệt chu và dạng hoa lưỡng tính Hoa cái mọc ở nách lá thành đôi hay riêng biệt, hoa đực mọc thành chùm và thường xuất hiện sớm hơn hoa cái Cánh hoa màu vàng và thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng

2.1.2.4 Quả

Quả dưa leo thuôn dài, có 3 múi, hạt dính vào giá noãn Hình dạng, độ dài, khối lượng, màu sắc quả thay đổi tùy theo giống Màu sắc quả của hầu hết dưa leo là màu xanh, xanh vàng, quả còn non vỏ thường có nhiều gai, khi chín nhẵn Quả tăng trưởng rất nhanh, ở điều kiện thuận lợi sau nở hoa 8 – 10 ngày quả chín kĩ thuật

2.1.2.5 Hạt

Hạt dưa leo có màu vàng nhạt, kích thước hạt thay đổi tùy theo giống và sự vận chuyển của cây vào hạt Hạt giống tiêu chuẩn có trọng lượng 1000 hạt là 20 – 30 g, Số lượng hạt trong quả biến động từ 150 – 500 hạt Hạt trong điều kiện bảo quản tốt có giới hạn nẩy mầm từ 8 – 10 năm và sử dụng 3 – 4 năm

Trang 14

2.1.3 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh

2.1.3.1 Điều kiện nhiệt độ

Giống như các cây thuộc họ bầu bí khác, dưa leo rất mẫn cảm với sương giá đặc biệt là nhiệt độ thấp dưới 0oC Dưa leo yêu cầu nhiệt độ nảy mầm của hạt phải cao hơn

12oC Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng, phát dục là 18 – 32oC Nhiệt độ thấp hơn

5oC hay cao hơn 40oC làm cây ngừng sinh trưởng Nhiệt độ thích hợp để quả lớn nhanh là 25 – 30oC Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian ra hoa của cây Nhiệt

độ càng thấp thời gian ra hoa càng kéo dài

2.1.3.2 Điều kiện ánh sáng

Dưa leo thuộc nhóm cây ưa ánh sáng ngày ngắn Độ dài chiếu sáng thích hợp cho cây sinh trưởng và phát dục là 10 – 12 giờ/ngày Phản ứng của dưa leo với ánh sáng còn phụ thuộc vào giống và thời vụ gieo trồng Thời gian chiếu sáng dài, nhiệt độ cao (lớn hơn 30oC) sẽ thúc đẩy sự sinh trưởng thân lá, hoa cái xuất hiện muộn Ánh sáng thiếu và yếu cây sinh trưởng, phát triển kém, ra hoa cái muộn, màu sắc hoa cái nhạt, vàng úa, hoa cái dễ bị rụng, năng suất quả thấp, chất lượng giảm, hương vị kém

2.1.3.3 Điều kiện ẩm độ

Quả dưa leo chứa đến 95 % nước nên yêu cầu về độ ẩm của cây rất lớn Mặt khác do bộ lá lớn, hệ số thoát nước cao nên dưa leo là cây đứng đầu về nhu cầu nước trong họ bầu bí Độ ẩm đất thích hợp cho hệ rễ phát triển là 85 – 95 %, độ ẩm không khí 90 – 95 % Cây dưa leo chịu hạn rất yếu, thiếu nước cây không những sinh trưởng kém mà còn tích lũy lượng cucurbitacin là chất gây đắng trong quả Thời kỳ cây ra hoa, tạo quả yêu cầu trọng lượng nước cao nhất (Mai Thị Phương Anh, 1996)

2.1.4 Đất và dinh dưỡng

Do bộ rễ yếu và sức hấp thu của rễ kém nên dưa leo yêu cầu nghiêm khắc về đất trồng hơn các cây khác trong họ Đất trồng thích hợp là đất có thành phần cơ giới nhẹ, thoát thủy tốt, có nhiều chất hữu cơ, pH từ 5,5 – 6,5

Dưa leo không chịu được nồng độ phân cao nhưng lại nhanh chóng phản ứng với hiện tượng thiếu dinh dưỡng vì vậy bón phân nhiều lần cho dưa leo là cần thiết Trong suốt quá trình sinh trưởng dưa leo sử dụng nhiều nhất là phân kali, kế đến là đạm và lân

Trang 15

2.1.5 Các thời kì sinh trưởng và phát dục của dưa leo

Quá trình sinh trưởng và phát triển của dưa leo phân thành các thời kì chính sau:

2.1.5.1 Thời kì nẩy mầm (từ khi mọc đến 2 lá mầm)

Hạt dưa leo tương đối lớn, chứa nhiều dinh dưỡng nên mọc mầm khá mạnh Yếu tố quan trọng trong thời kì này là nhiệt độ Thời kì nẩy mầm của họ bầu bí yêu cầu nhiệt độ cao, phải lớn hơn 12oC thì hạt mới có khả năng nẩy mầm, nhiệt độ thích hợp nhất là 25 – 30oC, nhiệt độ dưới 10oC hạt không nẩy mầm

2.1.5.2 Thời kì cây con (từ khi cây có 2 lá mầm đến 4 – 5 lá thật)

Thời kì này bộ phận trên mặt đất sinh trưởng chậm Thân lá sinh trưởng rất chậm, lá nhỏ, lóng thân nhỏ và ngắn, thân ở trạng thái đứng thẳng chưa phân cành Bộ phận dưới mặt đất phát triển nhanh cả về độ sâu và bề rộng, khả năng ra rễ phụ rất mạnh Vì vậy cần vun xới, bón thúc, tưới giữ ẩm để kích thích ra rễ và thúc đẩy sinh trưởng thân lá, chú ý phòng trừ sâu bệnh

2.1.5.3 Thời kì ra hoa (từ khi cây có 4 – 5 lá thật đến khi có hoa cái đầu tiên)

Thời kì này thân lá sinh trưởng mạnh, số lá, diện tích lá, chiều dài và đường kính thân tăng vượt trội so với thời kì cây con, tua cuốn và nhánh được hình thành liên tục Thân chuyển từ trạng thái đứng thẳng sang bò Thông thường một vài hoa đực nở trước, sau đó các hoa cái trổ cùng hoa đực tiếp theo

Ở thời kì này thường xảy ra tình trạng lốp, mất cân đối giữa sinh trưởng và phát triển dẫn đến thân lá nhiều, hoa quả ít nếu chăm bón không đúng kĩ thuật Vì vậy cần chú ý cân đối dinh dưỡng, điều tiết nước, tỉa nhánh, vun xới để cho năng suất cao

2.1.5.4 Thời kì quả (từ khi có hoa cái thứ nhất đến hình thành quả tập trung)

Cây sinh trưởng và phát triển rất mạnh, khối lượng thân, lá, quả trên mặt đất và khối lượng dưới mặt đất đạt tối đa Quả được hình thành một cách liên tục, quả tăng nhanh về kích thước và khối lượng, quả phát triển cân đối, mẫu mã đẹp Năng suất và chất lượng quả đạt tốt nhất, phần trăm số quả thương phẩm cao

Đây là thời kì cây yêu cầu nhiều nước và dinh dưỡng nhất Vì vậy cần bón thúc hợp lí, thu hoạch trái đúng độ thương phẩm nhằm tăng sản lượng

Trang 16

2.1.5.5 Thời kì già cỗi (từ sau khi trái rộ đến tàn)

Ở thời kì này sinh trưởng của thân lá giảm nhanh chóng, hoa trái ít, trái ít đậu, hình dạng quả không bình thường, phẩm chất kém, trái nhỏ, năng suất và chất lượng quả giảm rõ rệt

Cần chú ý chăm sóc để duy trì sức sống bộ lá nhằm tăng năng suất của các lứa cuối vụ, giảm tỉ lệ quả đèo

Mummy 331: Nhập nội từ Thái Lan, sinh trưởng khá, ra nhánh mạnh, bắt đầu

cho thu hoạch 35 – 37 NSG, trái suông đẹp, to trung bình (dài 16 – 20 cm, nặng 160 – 200g), vỏ màu xanh trung bình, gai trắng, thịt chắc, phẩm chất ngon, giòn, không bị đắng, năng suất trung bình 30 – 50 tấn/ha

Giống 759: Nhập nội từ Thái Lan, sinh trưởng mạnh, cho thu hoạch 35 – 37

NSG, trái thẳng, to trung bình, gai trắng, màu trái hơi nhạt hơn nhưng năng suất và tính chống chịu tương đương Mummy 331

Mỹ Trắng: Nhập nội từ Thái Lan, cây phát triển và phân nhánh tốt, cho thu

hoạch 35 – 37 NSG, tỉ lệ đậu trái cao, trái to trung bình, màu trắng xanh, gai trắng, ít

bị trái đèo ngay cả ở giai đoạn cuối thu hoạch

Mỹ Xanh: Nhập nội từ Thái Lan, cây sinh trưởng tốt, chống chịu tốt hơn giống

Mỹ Trắng, trái to tương đương Mỹ Trắng nhưng cho nhiều trái và năng suất cao hơn

Happy 2 và Happy 14: Nhập nội từ Thái Lan, cây phát triển rất mạnh nên cần

giàn cao, trái to (dài > 20 cm, nặng > 200g), màu xanh trung bình, ruột nhỏ, gai trắng nên trái giữ được rất lâu sau thu hoạch Dưa Happy chống chịu tốt bệnh đốm phấn và cho năng suất cao tương đương các giống F1 khác

2.2.1.2 Các giống dưa leo địa phương

Dưa leo xanh: Tăng trưởng khá, ít đâm nhánh nên phải trồng dày, cho trái rất

sớm (32 – 35 NSG), trái to trung bình, vỏ xanh trung bình, gai đen, dưa cho năng suất

Trang 17

từ 20 – 40 tấn/ha Khuyết điểm của giống là cho trái đèo nhiều vào cuối vụ và dễ nhiễm bệnh đốm phấn Hiện nay giống này được Công Ty Giống Cây Trồng Miền Nam chọn lọc thành giống cao sản

Dưa Tây Ninh: Tăng trưởng mạnh, đâm nhánh mạnh, hoa cái xuất hiện trên

dây nhánh nên cho thu hoạch trễ (40 – 42 NSG), trái to và dài hơn dưa leo xanh, vỏ xanh trung bình, có sọc, hai đầu hơi nhỏ hơn phần giữa trái Dưa Tây Ninh chịu nóng tốt và cho năng suất cao hơn dưa leo xanh Giống này cũng được Công Ty Giống Cây Trồng Miền Nam chọn lọc thành giống cao sản

2.2.2 Nhóm dưa trồng trên đất

Trồng phổ biến ở những nơi không có điều kiện làm giàn hay diện tích trồng lớn và canh tác trong mùa khô, phần lớn là giống địa phương:

Dưa leo trái nhỏ: Cây bò dài 1,0 – 1,5m, cho thu hoạch rất sớm (30 – 32

NSG), nhiều trái và mau tàn, trái nhỏ, ngắn (dài 10 – 12cm, nặng < 100g), màu xanh nhạt, vỏ nhanh chuyển màu vàng sau thu hoạch, thịt trái mỏng, ruột to, ăn ngon giòn, được ưa chuộng để ăn tươi hoặc trộn giấm nhưng giá trị kinh tế không cao

Dưa leo Phụng Tường: Tăng trưởng khá và ra nhánh mạnh, cho trái sớm (32 –

35 NSG), trái to trung bình, màu xanh trắng, gai đen, ruột đặc Dưa Phụng Tường cho năng suất cao hơn và vỏ trái không chuyển sang vàng nhanh như dưa chuột nên được trồng phổ biến hơn

2.2.3 Một số giống đang được trồng phổ biến trên thế giới

Các giống được phân loại tùy theo hình thức sử dụng và hình thái quả Có 2 nhóm được trồng phổ biến:

Nhóm quả rất nhỏ (dưa bao tử) cho sản phẩm chế biến là quả 2 – 3 ngày tuổi, gồm các giống F1 như Marinda, Levina (Hà Lan), năng suất từ 3 – 8 tấn/ha

Nhóm quả to gồm các giống lai F1 của Thái Lan, Đài Loan, Nhật Bản Các giống của Đài Loan có kích thước (25 – 30) x (4,5 – 5,0) cm, quả có dạng hình trụ màu xanh nhạt, gai quả màu trắng Các giống dưa leo của Nhật Bản quả dài hơn (30 – 45) x (4,0 – 5,0) cm, quả nhăn hoặc nhẵn, gai quả màu trắng, vỏ xanh đậm Các giống trên

có năng suất khá cao khoảng 30 – 35 tấn/ha Quả sử dụng để ăn tươi hoặc muối (Trần Khắc Thi, Nguyễn Công Hoan, 1995)

Trang 18

2.2.4 Nhóm giống địa phương

Phần lớn các giống dưa leo trồng ở nước ta là giống địa phương Các giống này được phân thành 2 nhóm theo quy cách sử dụng thông qua kích thước quả

Nhóm quả ngắn (đại diện là giống Tam Dương – Vĩnh Phú): Quả có chiều dài khoảng 10 cm, đường kính 2,5 – 3 cm Nhóm này có thời gian sinh trưởng ngắn (65 –

80 ngày tùy thời vụ trồng) Năng suất khoảng 10 – 15 tấn/ha Dạng này rất thích hợp cho đóng hộp, dầm giấm

Nhóm quả trung bình: Thuộc nhóm sinh thái vùng đồng bằng, đại diện là các giống Yên Mỹ, Thủy Nguyên, Yên Phong, Quế Vỏ quả có kích thước 15 – 20 cm x 3,5 – 4,5 cm Thời gian sinh trưởng của giống là 75 – 85 ngày, năng suất 22 – 25 tấn/ha Các giống này sử dụng để ăn tươi hoặc chẻ nhỏ đóng lọ thủy tinh

2.2.5 Nhóm giống lai (F 1 )

Mỗi vùng có điều kiện thời tiết và thị hiếu sử dụng dưa leo khác nhau nên cần phải tiến hành khảo sát để chọn ra những giống thích hợp Các giống có triển vọng được chọn từ những thí nghiệm so sánh giống dưa leo trong nước như sau:

Hai mũi tên đỏ 124, 1447 (Công ty giống Đông Tây) và 631 (Công ty giống Hoa Sen) là 3 giống cho năng suất cao, đã chọn ra từ thí nghiệm so sánh giống dưa leo của Phan Thị Kim Phụng (2005) được thực hiện tại Bình Minh – Vĩnh Long

Nguyễn Mạnh Thái đã tiến hành thí nghiệm so sánh 8 giống dưa leo tại Dương Minh Châu – Tây Ninh trong vụ Đông Xuân (2004 – 2005), đã chọn ra được 2 giống cho năng suất cao là Mỹ Xanh 3001 và TN 169

Kết quả so sánh giống dưa leo của Nguyễn Thị Bích Chi thực hiện tại Đăkpơ – Gia Lai (2007) đã chọn được giống NOVA 474 là giống có triển vọng phát triển ở khu vực Tây Nguyên với các đặc điểm như phát dục sớm, cho năng suất cao, tỉ lệ dưa đèo thấp, phẩm chất ngon, bảo quản được lâu

Giống Mỹ trắng, Hai mũi tên đỏ 702 và Chiatai 783 là những giống cho năng suất cao, là kết quả so sánh giống dưa leo của Ngô Trọng Tăng Hồng thí nghiệm tại Cao Lãnh – Đồng Tháp (2002)

2.3 Công dụng của cây dưa leo trong đời sống

Giá trị dinh dưỡng trong 100 g: Đạm 0,6 g, đường 1,2 g, chất béo 0,1 g, chất xơ 0,7 g, nước 95 g, năng lượng 10 kcal, kali (150 mg/100 g), phốt pho (23 mg/100 g),

Trang 19

canxi (19 mg/100 g), natri (13 mg/100 g), sắt (1 mg/100 g), các vitamin B, C, E, tiền vitamin A (có trong vỏ dưa) và khoáng chất

Nhờ chứa một hàm lượng nước rất cao nên dưa leo có tác dụng giải khát rất hiệu quả, có tác dụng lọc máu, hòa tan axit uric và urat, lợi tiểu nên dưa leo có thể làm sạch niệu đạo và giúp thận thải ra ngoài những chất độc trong ống tiểu Do hàm lượng canxi cao nên dưa leo có tác dụng tốt đối với trẻ em chậm lớn và người già Người bị bệnh tim mạch, cao huyết áp, dùng loại quả này cũng rất tốt nhờ lượng kali dồi dào

Dưa leo có tác dụng hỗ trợ giải độc cho phổi, gan và dạ dày Do đặc điểm giàu kali và ít natri, dưa leo kích thích sự lưu thông nước trong cơ thể, có tác dụng bù đắp lượng khoáng cho cơ thể với tỷ lệ cực kỳ thích hợp

Nhờ tác dụng ức chế sự hình thành mỡ trong cơ thể, dưa leo rất có lợi cho người mập muốn giảm cân, khống chế đường chuyển hóa thành mỡ, đồng thời giúp tăng cường hoạt động của dạ dày, ruột, không làm tăng năng lượng cho cơ thể nhờ chứa nhiều chất xơ Ngoài ra, dưa leo còn giúp giảm lượng cholesterol và chống khối

u

Ở đầu xanh thẫm của quả dưa có chứa chất cucurbitacin, có thể kích thích công năng miễn dịch của cơ thể, có tác dụng chống ung thư, thích hợp với bệnh nhân có u nhọt, có tác dụng hỗ trợ trị liệu bệnh AIDS Dưa leo còn được các nhà nghiên cứu của trường Đại học bang Kansas ở Mỹ dùng để chữa trị bệnh máu trắng

Ngoài ra, nhiều hãng mỹ phẩm hiện nay đã sử dụng chiết xuất từ dưa leo để làm mát và tái tạo da Nước dưa leo có tác dụng làm da nhẵn, da mịn màng, tẩy tàn nhang, xóa nhẹ những nếp nhăn, giúp se khít lỗ chân lông, trị bỏng rát

2.4 Một số kết quả nghiên cứu dưa leo gần đây

Theo Nguyễn thế Linh, 2008 Xử lý ethrel ở nồng độ 180 ppm vào giai đoạn cây xuất hiện 4 lá thật, giống dưa leo địa phương (là giống được người dân tự tuyển chọn và để giống) cho số hoa cái, số trái, năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất

Phạm Thị Ngọc Lan, 2007 đã tiến hành đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của liều lượng phân Growmore đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của dưa leo

(Cucumis sativus L.) trồng trên vùng đất xám xã Tân Lập – Đồng Phú – Bình Phước”,

thời gian từ 05/2007 – 07/2007 Kết quả: Cho năng suất cao nhất (59,18 tấn/ha) khi

Trang 20

phun 10g Growmore/8 lít nước vào các giai đoạn 19NSG, 26NSG và 33NSG trên giống dưa leo Mummy 331

Đề tài “Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ sinh học NL – P đến sinh trưởng,

phát triển và năng suất của cây dưa leo (Cucumis sativus L.) trồng trên đất xám bạc

màu Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh” do Nguyễn Thanh Bình thực hiện từ 03/2006 – 05/2006 xác định được phương pháp bón phân: 20 tấn phân NL – P/ha trên giống dưa leo NOVA 474 sẽ đạt năng suất cao nhất (49,73 tấn/ha) và lượng nitrat tồn dư

trong quả thấp hơn ngưỡng cho phép

2.5 Giới thiệu về các giống dưa leo thí nghiệm

TN 170: Do Công Ty TNHH – TM Trang Nông nhập khẩu và phân phối, có

xuất xứ từ Thái Lan, có thể trồng được quanh năm, sinh trưởng và phát triển tốt, thời gian thu hoạch từ 35 – 37 ngày, năng suất cao, trái màu xanh đậm, kích thước trái từ

12 – 16 cm, phẩm chất trái ngon, ngọt, thời gian bảo quản dài

TN 404: Có xuất xứ từ Thái Lan, do Công Ty TNHH – TM Trang Nông nhập

khẩu và phân phối, cây sinh trưởng và phát triển rất khỏe, phân nhánh nhiều, cho năng suất cao, ra trái chủ yếu trên nhánh Trái to, suông đẹp, quả có màu xanh vừa, giòn, ngọt, chiều dài quả từ 16 – 18 cm, đường kính 4 – 5 cm, ruột nhỏ

PATTAYA 123: Là giống có xuất xứ từ Thái Lan, do Công Ty TNHH – TM

Trang Nông nhập khẩu và phân phối Cây sinh trưởng mạnh, kháng bệnh rất tốt, trồng được quanh năm Quả suông đẹp (dài 16 cm, đường kính 4 cm) có màu xanh vừa, ruột nhỏ, ăn giòn, ngon ngọt, trái nặng 150 – 160 g, bảo quản được lâu Giống này thích nghi nhiều vùng khí hậu và cho năng suất rất cao từ 60 – 70 tấn/ha

VK 29: Do Công ty TNHH – TM Vinh Nông phân phối, cây sinh trưởng mạnh,

phát triển tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh rất cao, có khả năng phân nhánh mạnh Cây có thời gian sinh trưởng từ 65 – 68 ngày, đường kính quả từ 4 – 6 cm, chiều dài quả 16 – 18 cm, giòn, ngọt, không bị đắng

CAESAR 17: Công Ty Cổ Phần Phát Triển và Đầu Tư Nhiệt Đới phân phối Là

giống trồng được quanh năm, cây sinh trưởng và phát triển mạnh, khả năng kháng bệnh tốt Quả có màu xanh đậm, đường kính 4 cm, chiều dài quả từ 16 – 18 cm, quả giòn, ngọt, thịt quả chắc, cho năng suất cao (> 30 tấn/ha)

Trang 21

Hai mũi tên đỏ 124 (đối chứng): Do Công Ty Liên Doanh Hạt Giống Đông

Tây phân phối, cây sinh trưởng tốt, phân nhánh nhiều, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất trên 30 tấn/ha Quả dài tròn có màu xanh sọc đậm, dài 16 – 18 cm,

ăn giòn ngọt, quả nhiều gai và phấn, trái có độ đồng đều cao, có thời gian thu hoạch từ

32 – 34 ngày sau gieo Hiện nay, giống HMTĐ 124 được rất nhiều nông dân ưa chuộng

Đại Địa 34: Do Công Ty TNHH – TM Đại Địa phân phối Cây sinh trưởng và

phát triển khỏe, trái tròn dài, suông đẹp, màu xanh vừa, chiều dài trái từ 18 – 20 cm, đường kính trái 4 – 5 cm, trái ít bị đèo, giòn, ngọt, bảo quản được lâu, năng suất cao (>

30 tấn/ha)

Trang 22

Chương 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.1 Thời gian và địa điểm

Đề tài đã được thực hiện từ 25/2/2009 – 2/5/2009 tại Trại thực nghiệm khoa Nông Học, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh

3.2 Điều kiện nghiên cứu

3.2.1 Điều kiện thời tiết

Bảng 3.1 Tình hình thời tiết ở Thành Phố Hồ Chí Minh trong thời gian thí nghiệm

Nhiệt độ (oC)

Tháng

Max TB Min

Ẩm độ (%)

Lượng mưa (mm)

Số giờ nắng (giờ)

Lượng bốc hơi (mm)

(Nguồn: Viện khí tượng thủy văn)

Bảng 3.1 cho thấy tình hình thời tiết ở Thành Phố Hồ Chí Minh trong thời gian tiến hành thí nghiệm như sau:

Nhiệt độ trung bình các tháng biến động từ 27,7 – 29,50C, nhiệt độ này rất thích hợp cho dưa leo nảy mầm, sinh trưởng và phát dục

Ẩm độ không khí trung bình thấp từ 72 – 81 %, thấp nhất là tháng 3 (72 %) Lượng mưa trung bình tháng khá thấp biến động từ 13 – 319 mm, đặc biệt là tháng 2 chỉ có 13 mm

Số giờ nắng trong các tháng thấp từ 150 – 237 (giờ/tháng), nhất là tháng 5 (150 giờ)

Lượng bốc hơi biến động từ 10 – 138 mm, cao nhất là tháng 3 với 138 mm, thấp nhất là tháng 4 với 10 mm

Trang 23

3.2.2 Điều kiện đất đai

Bảng 3.2 Đặc điểm khu đất tiến hành thí nghiệm

Chất dễ tiêu (%)

Cation trao đổi (ldl/100g)Sét Thịt Cát H2O KCl N P2O5 K2O NH+ P2O5 K+ Ca2+ Mg2+

6 8 86 6,2 5,9 0,8 1,37 0,09 0,05 0,09 6,46 5,1 0,38 0,13 0,07

(Nguồn: Bộ môn Nông Hóa – Thổ Nhưỡng, Trường ĐH Nông Lâm Tp HCM, 2009)

Qua kết quả phân tích đất ở bảng 3.2 có nhận xét như sau:

• Thành phần cơ giới: Khu đất tiến hành thí nghiệm là đất cát

• pH: Không chua, rất thích hợp cho dưa leo sinh trưởng và phát triển (pH tốt nhất đối với dưa leo là 5,5 – 6,5)

• Hàm lượng chất hữu cơ và mùn trong đất nghèo

• Chất tổng số: trong đất có đạm, lân và kali tổng số nghèo

• Đất nghèo lân và kali dễ tiêu, đạm ở mức trung bình

• Nghèo các cation trao đổi

Khu đất thí nghiệm nghèo dinh dưỡng, dễ bị khô hạn Do vậy cần bón lót phân lân và phân hữu cơ đặc biệt là phân chuồng có tác dụng tăng năng suất Mặt khác, vì là đất cát nên dễ thoát nước, thoáng khí, đất nhẹ nên thích hợp cho việc sản xuất dưa leo, đồng thời cần bón bổ sung phân NPK cho dưa leo với tỉ lệ phù hợp

3.3 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm

3.3.1 Vật liệu thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành với 7 giống dưa leo, mỗi giống tương ứng với một nghiệm thức

Bảng 3.3 Các giống dưa leo tiến hành thí nghiệm

Nghiệm thức Giống Xuất xứ

NT1 TN 170 Công ty TNHH – TM Trang Nông

NT2 TN 404 Công ty TNHH – TM Trang Nông

NT3 PATTAYA 123 Công ty TNHH – TM Trang Nông

NT4 VK 29 Công ty TNHH – TM Vinh Nông

NT5 CAESAR 17 Công Ty Cổ Phần Phát Triển và Đầu Tư Nhiệt ĐớiNT6 HMTĐ 124 (ĐC) Công Ty Liên Doanh Hạt Giống Đông Tây

Trang 24

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu

Diện tích mỗi ô thí nghiệm: 2 x 4 = 8 m2

Diện tích thí nghiệm: 21 ô x 8 m2/ô = 168 m2

- Cày bừa đất, dọn sạch cỏ dại, cày phơi đất và rải vôi 100 kg/1000 m2

- Lên liếp rộng 0,8 m, cao 20 cm, tiến hành bón lót Sau đó phủ bạt nilon (trải màng phủ theo chiều dài liếp, mặt đen úp xuống, màu trắng bạc hướng lên, bìa phủ sát mép rãnh rồi dùng đất chặn các mép màng phủ) và tiến hành đục lỗ (dùng một lon sữa

bò có cán cầm, cho lửa than nóng vào lon rồi đặt lên màng phủ) theo khoảng cách cây

và hàng

- Mật độ và khoảng cách trồng: Trên mỗi líp trồng hàng đơn (hai hàng/ô thí

nghiệm), hàng cách hàng 1,2m, cây cách cây 0,5m, mật độ trồng là 16.666 cây/ha

Trang 25

- Sau 1 ngày tiến hành trồng dặm

- Khi cây có tua cuống, tiến hành làm giàn leo Cắm cọc bằng chà tre cao khoảng 2 – 2,5 m theo kiểu chữ A, giăng dây nilon Dưa leo bò đến đâu thì tiến hành giăng dây đến đó nhằm kéo dài tuổi thọ của dây nilon

Thúc lần 2: 25 NST với 1,5 kg urê, 0,75 kg KCl, 4 kg NPK, 0,75 kg DAP

Thúc lần 3: 40 NST với 0,75 kg urê, 1,5 kg KCl, 4 kg NPK, 0,75 kg DAP

Pha loãng phân để tưới vào gốc dưa leo khi bón thúc lần 1 Đối với lần 2 và 3 thì bón phân bằng cách chọc lỗ để bón, đồng thời kết hợp với làm cỏ, vun xới cho cây

- Tưới nước đảm bảo đủ ẩm cho cây

- Phòng trừ sâu bệnh: Phun phòng và phát hiện kịp thời sâu bệnh

- Thu hoạch: Khi trái đã lớn, vỏ nhẵn, phẳng gai, 2 ngày thu 1 lần

3.5 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Cây theo dõi: Mỗi ô thí nghiệm chọn 5 cây theo đường zichzac trên 2 líp, cột dây đánh dấu, cứ 5 ngày thu thập chỉ tiêu sinh trưởng 1 lần, các chỉ tiêu sinh thực 2 ngày thu thập 1 lần

3.5.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng

- Tỷ lệ nảy mầm (%) = (số hạt nảy mầm/tổng số hạt ủ) × 100, lặp lại 3 lần

- Ngày mọc mầm: Khi 50 % số hạt/giống nảy mầm sau gieo, lặp lại 3 lần

- Ngày ra lá thật: Khi 50 % số cây/giống xuất hiện lá thật

- Động thái và tốc độ tăng trưởng của lá trên thân chính: Đếm số lá trên hai tử diệp, quy ước chỉ đếm những lá có cuống lá và phiến lá xuất hiện rõ

Trang 26

3.5.2 Các chỉ tiêu về phát dục

- Ngày ra hoa đực: khi 50 % số cây/ô xuất hiện hoa đực đầu tiên

- Ngày ra hoa cái: khi 50 % số cây/ô xuất hiện hoa cái đầu tiên

- Ngày ra quả: khi 50 % số cây/ô ra quả

- Ngày bắt đầu thu hoạch và kết thúc thu hoạch

- Tỷ lệ đậu quả (%) = {( số quả/cây)/(số hoa cái/cây)} × 100

3.5.3 Tình hình sâu bệnh hại trên các nghiệm thức

Tỷ lệ sâu (bệnh) hại (%) = {số cây bị sâu (bệnh) hại/tổng số cây điều tra} × 100

3.5.4 Các yếu tố cấu thành năng suất

- Số trái/cây: Tính số trái trung bình của các cây theo dõi

- Trọng lượng trái/cây: Trọng lượng trái trung bình của các cây theo dõi

- Trọng lượng trung bình trái (g) = (trọng lượng trái/cây)/(số trái thu

hoạch/cây)

- Năng suất ô thí nghiệm (kg/8 m2) = Tổng trọng lượng trái của ô thí nghiệm

- Năng suất lý thuyết (NSLT) (kg/ha) = trọng lượng trái/cây × số cây/ha

- Năng suất thực thu (NSTT) (kg/ha) = trọng lượng trái/m2 × 10.000 m2

- Năng suất thương phẩm (NSTP) (kg) = Tổng trọng lượng dưa leo thu hoạch – tổng trọng lượng dưa đèo

3.5.5 Đánh giá chất lượng

- Chọn 5 trái/nghiệm thức/lần lặp lại để chụp hình, đo kích thước và đo độ Brix

- Chỉ tiêu thời gian bảo quản được quan trắc ở nhiệt độ phòng, mỗi nghiện thức chọn 10 trái và ghi nhận số ngày bảo quản khi có 50 % số quả bị chuyển màu, vỏ nhăn

Số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm Microsoft Excel, phần mềm thống

kê nông nghiệp MSTATC

Trang 27

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng sinh dưỡng

4.1.1 Thời gian sinh trưởng

Thời gian sinh trưởng của các giống khác nhau sẽ khác nhau và chịu sự tác động vào nhiều yếu tố như: đặc tính giống, dinh dưỡng, nước tưới, sự gây hại của sâu bệnh Tuy nhiên, nếu canh tác trong cùng một điều kiện đồng nhất thì đặc tính giống

sẽ là yếu tố chủ yếu chi phối thời gian sinh trưởng của cây

Bảng 4.1 Tỉ lệ, thời gian nảy mầm và ra lá thật của các giống dưa leo thí nghiệm

Tỉ lệ nảy mầm của các giống dưa leo thí nghiệm từ 75,7 – 98,0 %, giống TN

404 và CAESAR 17 có tỉ lệ nảy mầm cao nhất (98,0%), thấp nhất là giống TN 170 (75,7 %)

Giai đoạn nảy mầm: Lá mầm là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá và dự đoán tình hình sinh trưởng của cây.Các giống dưa leo có thời gian nảy mầm biến động từ 2 – 5 NSG Trong đó, HMTĐ 124 (ĐC) và ĐĐ 34 là hai giống nảy mầm sớm nhất (2 ngày sau gieo); giống có thời gian nảy mầm dài nhất là TN 170 (5 NSG); các giống còn lại

Ngày đăng: 18/09/2018, 07:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w