1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SO SÁNH SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA SÁU GIỐNG ĐẬU BẮP VỤ XUÂN HÈ 2012 TRỒNG TRÊN NỀN ĐẤT XÁM BẠC MÀU THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

70 1,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

i SO SÁNH SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA SÁU GIỐNG ĐẬU BẮP VỤ XUÂN HÈ 2012 TRỒNG TRÊN NỀN ĐẤT XÁM BẠC MÀU THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tác giả NGUYỄN HOÀNG HẢI Khóa lu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SO SÁNH SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA SÁU GIỐNG ĐẬU BẮP VỤ XUÂN HÈ 2012 TRỒNG

Trang 2

i

SO SÁNH SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA

SÁU GIỐNG ĐẬU BẮP VỤ XUÂN HÈ 2012 TRỒNG

TRÊN NỀN ĐẤT XÁM BẠC MÀU THỦ ĐỨC,

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả

NGUYỄN HOÀNG HẢI

Khóa luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu

cấp bằng Kỹ sư ngành Nông học

Giảng viên hướng dẫn:

ThS PHẠM HỮU NGUYÊN

KS NGUYỄN QUANG ĐƯƠNG

Tháng 07 năm 2012

Trang 3

ii

LỜI CẢM ƠN

Con xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến cha mẹ đã sinh thành nuôi lớn con, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con có thể theo học và hoàn thành khoá học này Con xin chân thành cảm ơn Thầy ThS Phạm Hữu Nguyên, KS Nguyễn Quang Đương đã tận tình

hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình làm đề tài cho đến khi hoàn thành luận văn này

Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, Ban Chủ nhiệm Khoa Nông học, quý Thầy (Cô) trong Khoa Nông học và trong Trường đã luôn tận tình truyền đạt kiến thức, tạo cho chúng em những nền tảng vững chắc

Xin cảm ơn bạn bè, những người đã luôn giúp đỡ, chia sẻ cùng tôi

Chân thành cảm ơn

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2012

NGUYỄN HOÀNG HẢI

Trang 4

iii

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “So sánh sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của sáu

giống đậu bắp vụ Xuân Hè 2012 trồng trên nền đất xám bạc màu Thủ Đức, Thành p hố Hồ Chí Minh” đã được tiến hành tại trại thực nghiệm Khoa Nông học,

Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 02 năm 2012 đến tháng

05 năm 2012 Thí nghiệm đã được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (Randomized Complete Block Design – RCBD), đơn yếu tố, ba lần lặp lại, với sáu nghiệm thức Là sáu giống: Trang Nông, Đại Địa Ấn Độ F1 (021), Đại Địa cao sản (33), Đại Địa Ấn Độ (34), đậu bắp cao sản H & V và đậu bắp Chánh Nông Diện tích ô thí nghiệm là 24 m2

= 12 m * 2 m Mật độ trồng: 35.714 cây/ha Tổng diện tích thí nghiệm 589 m2

Kết quả đạt được:

Về khả năng nảy mầm: giống đối chứng Trang Nông là giống có tỉ lệ nảy mầm ngoài đồng cao nhất, đạt 89,7 %

Về khả năng sinh trưởng và phát triển: giống đậu bắp Ấn Độ F1 (021)của công

ty TNHH TM Đại Địa sản xuất là giống có tiềm năng nhất về chiều cao cây (đạt 52,6 cm/cây ở 50 NSG) và số lá (đạt 12 lá ở 50 NSG) Là giống có khả năng sinh trưởng tốt, phát dục sớm (ra hoa sớm nhất ở 33 NSG)

Về năng suất: trong các giống đậu bắp thí nghiệm, giống Đại Địa Ấn Độ F1 (021) đạt năng suất cao nhất Năng suất thực thu của giống đậu bắp Đại Địa Ấn Độ F1 (021) là 5,393 tấn/ha

Qua thời gian thí nghiệm, chọn được giống đậu bắp Đại Địa Ấn Độ F1 (021) là giống có khả năng sinh trưởng tốt, phát dục tốt và cho năng suất cao nhất Do đó nên đưa giống này vào cơ cấu sản xuất cây trồng tại địa phương

Trang 5

iv

MỤC LỤC

Trang

Trang tựa i

Lời cảm ơn ii

Tóm tắt iii

Mục lục iv

Danh sách các chữ viết tắt vii

Danh sách các bảng vii

Danh sách các hình ix

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu đề tài 2

1.3 Yêu cầu 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu 2

Chương 2 TỔNG QUAN 3

2.1 Phân loại và nguồn gốc cây đậu bắp 3

2.1.1 Phân loại 3

2.1.2 Nguồn gốc cây đậu bắp 3

2.2 Đặc điểm thực vật học 4

2.2.1 Thân 4

2.2.2 Lá 4

2.2.3 Rễ 5

2.2.4 Hoa 5

2.2.5 Trái và hạt 5

2.3 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển 5

2.4 Điều kiện sinh trưởng và phát triển 5

2.4.1 Nhiệt độ 5

2.4.2 Đất 6

Trang 6

v

2.4.3 Nước 6

2.4.4 Dinh dưỡng 6

2.5 Một số loại sâu bệnh hại trên cây đậu bắp 6

2.5.1 Sâu hại 6

2.5.1.1 Rệp (Aphis sp.) 6

2.5.1.2 Sâu ăn tạp (Spodoptera litura Fabricius) 6

2.5.2 Bệnh hại 8

2.5.2.1 Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani K.) 8

2.5.2.2 Bệnh xanh lùn (Cotton blue disease) 8

2.6 Giá trị dinh dưỡng và dược liệu 9

2.6.1 Giá trị dinh dưỡng 9

2.6.2 Giá trị dược liệu 9

2.7 Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài 10

2.7.1 Nghiên cứu trong nước 10

2.7.2 Nghiên cứu ở nước ngoài 10

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

3.1 Vật liệu thí nghiệm 12

3.2 Phương pháp nghiên cứu 13

3.2.1 Kiểu bố trí thí nghiệm 13

3.2.2 Quy mô thí nghiệm 13

3.2.3 Thời gian và địa điểm thí nghiệm 14

3.3 Điều kiện thí nghiệm 14

3.3.1 Đặc điểm đất đai 14

3.3.2 Đặc điểm khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm 15

3.4 Quy trình thực hiện thí nghiệm 16

3.4.1 Thời vụ 16

3.4.2 Chuẩn bị đất 16

3.4.3 Chuẩn bị hạt giống 16

3.4.4 Kỹ thuật gieo 16

3.4.5 Khoảng cách trồng 16

Trang 7

vi

3.4.6 Bón phân 16

3.4.7 Chăm sóc 17

3.4.8 Thu hoạch 18

3.4.9 Bảo quản 18

3.5 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 18

3.5.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng 18

3.5.2 Các chỉ tiêu về phát dục 19

3.5.3 Tình hình sâu bệnh hại 19

3.5.4 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 19

3.5.5 Phẩm chất trái 20

3.6 Phương pháp xử lý và thống kê số liệu 20

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21

4.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng 21

4.1.1 Giai đoạn cây con 21

4.1.2 Động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của sáu giống đậu bắp qua các giai đoạn sinh trưởng 22

4.1.3 Số lá và tốc độ ra lá của sáu giống đậu bắp qua các giai đoạn sinh trưởng 25

4.1.4 Số cành cấp 1 của các nghiệm thức qua các giai đoạn sinh trưởng 29

4.2 Các chỉ tiêu về phát dục 30

4.3 Tình hình sâu bênh hại 30

4.4 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của sáu giống đậu bắp thí nghiệm 33 4.5 Đặc điểm trái: 34

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 37

5.1 Kết luận 37

5.2 Đề nghị 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO 38

PHỤ LỤC 39

Trang 8

vii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

(Tổ chức nông lương thế giới)

Trang 9

viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Giá trị dinh dưỡng trong 100 g đậu bắp 9

Bảng 3.1: Danh sách các giống và nguồn gốc 12

Bảng 3.2: Đặc tính của sáu giống đậu bắp thí nghiệm 12

Bảng 3.3: Đặc điểm lý hóa tính của khu đất tại nơi thí nghiệm 14

Bảng 3.4: Điều kiện khí hậu thời tiết khu vực TP HCM tháng 02/2012 – 05/2012 15

Bảng 3.5: Liều lượng bón phân hóa học 17

Bảng 4.1: Ngày nảy mầm, tỉ lệ nảy mầm ngoài đồng và ngày ra lá thật 21

Bảng 4.2: Động thái tăng trưởng chiều cao cây đậu bắp (cm/cây) qua các giai đoạn sinh trưởng 22

Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/ngày) của sáu giống đậu bắp 24

Bảng 4.4: Số lá các giống (lá/cây) qua các giai đoạn sinh trưởng 26

Bảng 4.5: Tốc độ ra lá (lá/ngày) của sáu giống đậu bắp qua các giai đoạn sinh trưởng27 Bảng 4.6: Số cành cấp 1 (cành/cây) sáu giống đậu bắp qua các giai đoạn sinh trưởng 29 Bảng 4.7: Các chỉ tiêu về phát dục 30

Bảng 4.8: Các yếu tố cấu thành năng suất 33

Bảng 4.9: Năng suất của sáu giống đậu bắp thí nghiệm 33

Bảng 4.10: Phẩm chất trái các giống đậu bắp 35

Trang 10

ix

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 4.1: Một số bệnh hại trên cây đậu bắp 32

Hình 4.2: Một số sâu hại trên cây đậu bắp 32

Hình 4.3: Trái giống Trang Nông 35

Hình 4.4: Trái giống ĐĐ Ấn Độ F1 (021) 35

Hình 4.5: Trái giống ĐĐ cao sản (33) 36

Hình 4.6: Trái giống ĐĐ Ấn Độ (34) 36

Hình 4.7: Trái giống cao sản H & V 36

Hình 4.8: Trái giống Chánh Nông 36

Hình phụ lục 1: Động thái tăng trưởng chiều cao cây 39

Hình phụ lục 2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao 39

Hìn h phụ lục 3: Sự ra lá 40

Hình phụ lục 4: Tốc độ ra lá 41

Hình phụ lục 5: Năng suất sáu giống đậu bắp 32

Hình phụ lục 6: Cây đậu bắp 20 NSG 40

Hình phụ lục 7: Hoa các giống đậu bắp 32

Hình phụ lục 8: Hình ảnh toàn khu thí nghiệm 32

Trang 11

1

Chương 1

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Rau là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn của mọi người và cũng là loại thực phẩm không thể thay thế được Trong rau có rất nhiều vitamin, các khoáng chất, kích thích bữa ăn thêm ngon miệng, góp phần tăng dinh dưỡng cho cơ thể con người Một số rau còn được dùng làm nước giải khát, làm thuốc nam, đã và đang được đưa vào nghiên cứu và ứng dụng Một trong những loại rau có tầm quan trọng đó là đậu bắp

Đậu bắp chứa rất nhiều vitamin các loại, các nguyên tố khoáng vi lượng như Zn

và Ca Là nguồn thực phẩm cung cấp chất xơ rất tốt và là “bạn người có bầu” bởi rất giàu Acid Folic, loại vitamin rất cần cho việc hình thành ống thần kinh của thai nhi Đậu bắp giúp cơ thể tái hấp thu nước, là thức ăn lý tưởng cho những người muốn giảm cân, có tác dụng ngang bằng với sữa chua, có tính nhuận trường, có nhiều amino acid thiết yếu cho cơ thể như chất tryptophan tạo sự thoải mái tinh thần ngủ ngon

Giống là yếu tố quyết định đến năng suất của cả mùa vụ Ở Việt Nam hiện nay thị trường hạt giống là rất phong phú Bên cạnh những giống đã nổi tiếng trên thị trường như VN1, D9B1 trong nước sản xuất hoặc Jubilee 047, Lionseeds của Ấn Độ; ngoài ra trong nước còn có rất nhiều các công ty hạt giống trong nước khác như Trang Nông, Đại Địa, Chánh Nông đã lai tạo và cho ra đời những giống đậu bắp chất lượng

Chính vì vậy, công tác chọn giống là rất cần thiết để chọn ra giống tốt thích nghi với từng vùng sinh thái

Trang 12

2

Xuất phát từ thực tế đó, tôi tiến hành đề tài: “So sánh sự sinh trưởng, phát triển

và năng suất của sáu giống đậu bắp vụ Xuân Hè 2012 trồng trên nền đất xám bạc màu Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh”

Lựa chọn được giống đậu bắp có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt; năng suất cao, bổ sung vào cơ cấu cây trồng tại địa phương

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu gồm sáu giống đậu bắp, trong đó có một giống làm đối chứng Thời gian thực hiện từ 02/2012 đến 05/2012 Địa điểm tại Trại thực nghiệm Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

Trang 13

Phân loại thực vật cây đậu bắp

Giới (regnum): Plantae

(Không phân hạng): Angiospermae

(Không phân hạng): Eudicots

(Không phân hạng): Rosids

Bộ (ordo): Malvales

Họ (familia): Malvaceae

Phân họ (subfamilia): Malvoideae

Tông (tribus): Hibisceae

Chi (genus): Abelmoschus

Loài (species): A esculentus

Tên khoa học: Abelmoschus esculentus L (Moench)

Hibiscus esculentus L

Tên tiếng Anh: Okra, Lady’s finger

(Nguồn: Wikipedia.com)

2.1.2 Nguồn gốc cây đậu bắp

Tên gọi của đậu bắp trong một số ngôn ngữ phương Tây, như tiếng Anh là

"okra" có nguồn gốc Tây Phi " trong tiếng Igbo, một ngôn ngữ được sử dụng trong khu vực ngày nay là Nigeria Trong các ngôn ngữ

hệ Bantu, đậu bắp được gọi là "kingombo" hay các biến thể của nó, và đây là nguồn gốc của tên gọi cho đậu bắp trong tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Tây Ban Nha và tiếng

Trang 14

4

Pháp Tên gọi trong tiếng Ả Rập "bamyah" là cơ sở của các tên gọi dành cho đậu bắp tại Trung Đông, Balkan, Thổ Nhĩ Kì, Bắc Phi và Nga Tại Nam Á, tên gọi của nó là các dạng biến thái của từ "bhindi"

Đậu bắp đôi khi được gọi theo tên khoa học cũ là Hibiscus esculentus L Loài

này dường như có nguồn gốc từ vùng cao nguyên Ethiopia, mặc dù sự bắt nguồn và phát nguyên từ đây là không có tài liệu nào ghi chép cả Người Ai Cập và người Moor trong thế kỷ 12 và 13 sử dụng tên gọi trong tiếng Ả Rập để chỉ loài cây này Loài thực vật này có thể đã được đem xuyên qua Hồng Hải bằng con đường qua eo biển Bad-el-Mandeb để tới bán đảo Ả Rập, hơn là bằng con đường phía bắc qua Sahara Một trong những ghi chép sớm nhất là của Ibn Jubayr (1145 - 1217), một người Moor Tây Ban Nha, người đã tới Ai Cập vào năm 1216 và miêu tả loài cây này được dân cư địa phương gieo trồng và sử dụng các quả non trong các bữa ăn

Từ bán đảo Ả Rập, loài cây này đã được phổ biến tới các vùng ven Địa Trung Hải và về phía Đông Nó được đưa tới châu Mỹ bằng các tàu chuyên chở trong buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương vào khoảng những năm thập niên 1650, do vào năm

1658 sự hiện diện của nó tại Brasil đã được ghi nhận Nó được ghi chép là có tại Surinam năm 1686 Đậu bắp có lẽ được đưa vào đông nam Bắc Mỹ đầu thế kỷ 18 và dần dần được phổ biến tại đây Nó được trồng xa về phía bắc tới Philadenphiavào năm

1748, trong khi Thomas Jefferson ghi chép rằng nó có mặt một cách vững chắc tại Virginia vào năm 1781 Nó phổ biến tại miền nam Hoa Kỳ vào khoảng năm 1800 và lần đầu tiên được nhắc tới với các giống cây trồng khác nhau vào năm 1806

Trang 15

Đặc tính nở hoa: Một nụ hoa xuất hiện ở nách lá thứ 6 hoặc thứ 8 (phụ thuộc

vào giống), nụ hoa kéo dài 22 - 26 ngày từ khi xuất hiện đến khi nở, thời gian thụ phấn thường từ 8 - 10 giờ sáng Hoa chỉ nở một thời gian rất ngắn và khép lại vào buổi chiều, sự thụ phấn không thành công ở giai đoạn nụ, hạt phấn có khả năng duy trì tính

hữu thụ trong 55 ngày

2.2.5 Trái và hạt

Trái màu xanh sáng, đôi khi có màu đỏ Trái nang, dài 20 – 25 cm, mọc dựng đứng, gồm 3 - 5 vách ngăn kết với nhau tạo thành các đường gờ dọc Trong trái có 10 -

20 hạt, đường kính 2 – 3 mm

2.3 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển

Đậu bắp chủ yếu được nhân giống bằng hạt Là cây trồng hằng niên Sự nở hoa liên tục nhưng phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và giống Khi gieo trồng 2 - 3 tháng thì cây bắt đầu nở hoa, trái phát triển nhanh sau khi hoa được thụ phấn, trái đạt kích thước tối đa trong khoảng từ 4 - 6 ngày sau khi thụ phấn

2.4 Điều kiện sinh trưởng và phát triển

2.4.1 Nhiệt độ

Cây đậu bắp ưa nhiệt độ cao, thích hợp từ 25 – 300

C Nhiệt độ càng cao, cây sinh trưởng và phát triển càng nhanh Nhiệt độ cao sẽ kéo dài thời gian ra hoa và tăng

số đốt cây Đậu bắp là cây phản ứng với độ dài ngày, mức độ mẫn cảm tùy thuộc vào giống

Trang 16

Cần thường xuyên giữ độ ẩm đất 80 – 85 % trong suốt quá trình thu hái quả

2.4.4 Dinh dưỡng

Nhu cầu dinh dưỡng của cây đậu bắp bao gồm các nguyên tố đa lượng: N, P, K,

Ca, Mg, S, C, H, O và các nguyên tố vi lượng: Fe, Cu, Zn, Mn, Mo, Bo, Cl Tùy theo từng thời kì sinh trưởng khác nhau mà nhu cầu dinh dưỡng khác nhau

2.5 Một số loại sâu bệnh hại trên cây đậu bắp

2.5 1 Sâu hại

2.5.1.1 Rệp (Aphis sp.)

Rệp muội Aphis sp có màu xanh

Rệp sinh sản đơn tính, đẻ thẳng ra con, một rệp cái trung bình đẻ 50 con

Rệp tập trung ở các chồi non, chích hút nhựa làm lá non nhỏ và quăn lại, chồi chậm phát triển và biến dạng Rệp còn tiết chất mật ngọt làm nấm bồ hóng đen phát triển, giảm quang hợp của cây

Trưởng thành có cánh hoặc không có, bụng phình to Rệp có cánh thường chỉ xuất hiện khi mật số rệp quá cao hoặc nguồn thức ăn cạn kiệt

2.5.1.2 Sâu ăn tạp (Spodoptera litura Fabricius)

Trang 17

7

Sâu ăn tạp là loài có phổ ký chủ rộng, phân bố hầu hết các nơi trên thế giới Trứng có hình bán cầu, đường kính từ 0,4 - 0,5 mm Bề mặt trứng có những đường khía dọc từ đỉnh trứng xuống đến đáy và bị cắt ngang bởi những đường khía ngang tạo thành những ô nhỏ Trứng mới nở có màu trắng vàng, sau chuyển thành màu vàng tro, lúc sắp nở có màu tro đậm Ổ trứng có phủ lớp lông từ bụng bướm mẹ Thời gian ủ trứng từ 4 - 7 ngày

Sâu có thể dài từ 35 – 53 mm, hình ống tròn Sâu tuổi nhỏ có màu xanh lục, càng lớn sâu chuyển dần thành màu nâu đậm Trên cơ thể có một sọc vàng sáng chạy ở hai bên hông từ đốt thứ nhất đến đốt thứ tám của bụng, mỗi đốt có một chấm đen rõ nhưng hai chấm đen ở đốt thứ nhất to nhất Sâu càng lớn, hai chấm đen ở đốt thứ nhất càng to dần và gần như giao nhau tạo thành khoang đen trên lưng nên sâu ăn tạp còn được gọi là “sâu khoang”

Sâu vừa nở ăn gặm vỏ trứng và sống tập trung, nếu bị động sâu bò phân tán hoặc nhả tơ buông mình xuống đất Sâu tuổi 1 - 2 chỉ ăn gặm phần diệp lục của lá và chừa lại lớp biểu bì trắng, từ tuổi 3 trở đi sâu ăn phá mạnh cắn thủng lá và gân lá Ở tuổi lớn khi thiếu thức ăn, sâu còn tập quán ăn thịt lẫn nhau và không những ăn phá lá cây mà còn ăn trụi cả thân, cành, trái non Khi làm nhộng, sâu chui xuống đất làm thành một khoang và nằm yên trong đó hoá nhộng

Nhộng sâu ăn tạp có màu xanh đọt chuối, dài từ 18 – 20 mm, rất mềm ngay khi mới được hình thành, sau đó chuyển dần sang màu vàng xanh, cuối cùng có màu nâu, thân cứng dần và có màu nâu đỏ Khi sắp vũ hoá, nhộng có màu nâu đen, các đốt cuối của nhộng có thể cử động được

Bướm có chiều dài thân khoảng 20 – 25 mm, sải cánh rộng từ 35 – 45 mm Cách trước màu nâu vàng, giữa cánh có vân trắng, cánh sau màu trắng óng ánh

Trang 18

8

2.5 2 Bệnh hại

2.5.2.1 Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani K.)

Bệnh chủ yếu gây hại ở phần cổ rễ, phần gốc sát mặt đất

Khi mới xuất hiện, nếu quan sát kỹ có thể thấy những vết bệnh có màu khác với

vỏ cây, phần vỏ này bị rộp lên, sau đó lan dần bao quanh toàn bộ phần cổ rễ hoặc gốc cây Dần dần phần vỏ này khô teo lại, khi gặp trời mưa hoặc độ ẩm cao sẽ bị thối nhũn, bong ra, trơ lại phần lõi gỗ của cây có màu thâm đen, cây sẽ héo dần và chết

Lúc mới bị nhiễm bệnh, lá trên các cây này còn giữ được màu xanh tươi trong vài ngày (nếu trời râm mát), sau đó toàn bộ cây sẽ bị héo rũ gục xuống

Bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani gây ra là chủ yếu Các bào tử nấm này

thường lây lan trong môi trường nước và xâm nhập qua các vết thương cơ giới hoặc các lỗ khí khổng của lá khi có điều kiện môi trường thuận tiện

Bệnh thường phá hại nhiều trong vườn ươm hoặc sau khi trồng khoảng 1 tháng tuổi, làm chết cây con Nấm thường tấn công vào cổ rễ, nơi tiếp giáp với mặt đất và cổ

rễ bị khô, cây không hút được nước nên đổ rạp và chết rất nhanh Bệnh thường phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm cao, nhiệt độ cao hoặc mưa, nắng, rét, nóng thất thường

2.5.2.2 Bệnh xanh lùn (Cotton blue disease)

Bệnh có các triệu chứng điển hình khảm gân lá của virus, lá chuyển xanh sẫm, khô và rìa lá cong cuốn phái dưới

Bệnh hại ở giai đoạn sớm gây lùn cây, còi cọc ảnh hưởng đểna hoa, tạo trái

Bệnh được truyền bởi rệp bông Aphis gosypii Glover, là một loài côn trùng đa

thực và sống trên cây ký chủ, theo phương thức truyền bền vững, mầm bệnh tồn tại hơn 4 ngày trong rệp sau khi chích hút cây bị bệnh

Trang 19

9

Bệnh thường biểu hiện triệu chứng từ 7 đến 18 ngày sau khi lây nhiễm và gây hại nghiêm trọng cho cây trong giai đoạn trước 50 ngày tuổi

2.6 Giá trị dinh dưỡng và dược liệu

2.6 1 Giá trị dinh dưỡng

Bảng 2.1 Giá trị dinh dưỡng trong 100 g đậu bắp

Giá trị dinh dưỡng 100 g (3,5 oz) Năng lượng 145 kJ (35 kcal)

2.6 2 Giá trị dược liệu

Đậu bắp chứa rất nhiều vitamin A, vitamin nhóm B (B1, B2, B6), vitamin C, các nguyên tố khoáng vi lượng như Zn và Ca Đậu bắp cũng là nguồn thực phẩm cung cấp chất xơ rất tốt và là “bạn người có bầu” bởi rất giàu acid folic, loại vitamin rất cần cho việc hình thành ống thần kinh của thai nhi Chất nhầy chất xơ trong đậu bắp giúp điều chỉnh lượng đường huyết Đậu bắp giúp cơ thể tái hấp thu nước, là thức ăn lý tưởng cho những người muốn giảm cân; giúp tổng hợp các vitamin nhóm B, có tác dụng ngang bằng với sữa chua; có tính nhuận trường; có nhiều amino acid thiết yếu cho cơ thể như chất tryptophan tạo sự thoải mái tinh thần, ngủ ngon

Trang 20

10

Đậu bắp rất dồi dào cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan Chất xơ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả việc thúc đẩy giảm cân, kiểm soát lượng đường trong máu, ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ, cải thiện tiêu hóa, giảm mức cholesterol nên giúp phòng bệnh cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, giảm nguy cơ ung thư ruột kết Chất nhầy chứa trong đậu bắp còn có tác dụng nhuận tràng, giảm đau, giảm vết loét trong chứng viêm sưng Nó còn được xem là loại thực phẩm “lý tưởng” nhất cho những người có dạ dày nhạy cảm Bên cạnh đó, đậu bắp cũng thích hợp cho những người muốn giảm cân do cung cấp ít calo Ngoài ra, đậu bắp còn chứa nhiều vitamin

A, vitamin C, canxi, kali, magiê giúp duy trì sự khỏe mạnh cho da, tóc và đôi mắt Tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể

2.7 Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài

2.7.1 Nghiên cứu trong nước

Ở nước ta, đậu bắp được biết đến như một loại rau quan trọng được trồng nhiều vùng trên nước Việt Nam Tuy nhiên đậu bắp được trồng với diện tích nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước

Hiện nay đậu bắp được trồng phổ biến ở các tỉnh ĐBSCL như Tiền Giang, Sóc Trăng, Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ Các tỉnh miền Đông Nam Bộ như Đồng Nai,

Bà Rịa Vũng Tàu, và một số huyện ngoại thành TP Hồ Chí Minh như Củ Chi

Để đáp ứng nhu cầu đậu bắp phục vụ cho đời sống người dân ngày càng cao,

một số công ty đã đi vào sản xuất các giống đậu bắp chất lượng như Công ty TNHH Thương mại Đại Địa, Công ty TNHH Trang Nông (Trần Nguyễn Trung Việt, 2006)

2.7.2 Nghiên cứu ở nước ngoài

Giống Albelmochus Medikus phân bố tại Đông Nam Á Hiện nay đang được

nhân giống rộng rãi ở các vùng Nhiệt đới và Cận nhiệt đới, nhưng đặc biệt phổ biến ở

Ấn Độ, Tây Phi, Brasil Đậu bắp phổ biến ở Phillippin, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam

và một phần nhỏ ở Indonesia, Papua New Guinea

Trang 22

Bảng 3.1: Danh sách các giống và nguồn gốc

1 Đậu bắp Trang Nông (ĐC) Công ty TNHH TM Trang Nông

2 Đậu bắp Đại Địa Ấn Độ F1 (021) Công ty TNHH TM Đại Địa

3 Đậu bắp cao sản (33) Công ty TNHH TM Đại Địa

4 Đậu bắp Đại Địa Ấn Độ (34) Công ty TNHH TM Đại Địa

5 Đậu bắp cao sản H & V Công ty TNHH TMSX Hạt giống H & V

6 Đậu bắp Chánh Nông Công ty TNHH Chánh Nông

Bảng 3.2: Đặc tính của sáu giống đậu bắp thí nghiệm

(NSG)

Độ sạch nảy mầm Độ ẩmTỉ lệ

1 Đậu bắp Trang Nông (ĐC) 45 - 50 ≥ 98% ≥ 75% ≤ 10%

2 Đậu bắp Đại Địa Ấn Độ F1 (021) 40 - 45 ≥ 99% ≥ 80% ≤ 8%

3 Đậu bắp cao sản (33) 40 - 45 ≥ 99% ≥ 80% ≤ 8%

4 Đậu bắp Đại Địa Ấn Độ (34) 40 - 45 ≥ 99% ≥ 80% ≤ 8%

5 Đậu bắp cao sản H & V 48 - 50 ≥ 99% ≥ 85% ≤ 9%

6 Đậu bắp Chánh Nông 40 - 45 ≥ 96% ≥ 80% ≤ 10%

Trang 23

13

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Kiểu bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm đã được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD), đơn yếu

tố, ba lần lặp lại với sáu nghiệm thức

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Chiều biến thiên

Trong đó:

NT1 (Đối chứng): Giống đậu bắp Trang Nông (TN)

NT2: Giống Đậu bắp Đại Địa Ấn Độ F1 (021) (ÂĐ F1)

NT3: Giống Đậu bắp Đại Địa cao sản (33) (CS 33)

NT4: Giống Đậu bắp Đại Địa Ấn Độ (34) (ÂĐ 34

NT5: Giống Đậu bắp cao sản H & V (H & V)

NT6: Giống Đậu bắp Chánh Nông (CN)

3.2.2 Quy mô thí nghiệm

Trang 24

14

Khoảng cách giữa các ô trong cùng lần lặp lại: 0,7 m

Khoảng cách giữa các lần lặp lại (khối): 1,0 m

Tổng diện tích các ô thí nghiệm: 432 m2

Tổng diện tích toàn khu thí nghiệm: 589 m2

3.2.3 Thời gian và địa điểm thí nghiệm

Thời gian tiến hành thí nghiệm: tháng 02/2012 đến tháng 05/2012

Sét T hịt Cát

Phương pháp phân tích:

Thành phần cơ giới: phương pháp tỷ trọng kế

pH: phương pháp pH kế

Trang 25

15

Chất hữu cơ: phương pháp Walkley Black

Đạm tổng số: phương pháp Kenjdahl

Lân dễ tiêu: phương pháp Bray 1

Kali dễ tiêu : phương pháp quang kế ngọn lửa

Canxi và Mg: phương pháp TrilonB

Nhận xét:

Đất thí nghiệm thuộc sa cấu cát pha thịt, có độ chua hơi chua; hàm lượng dinh

dưỡng như chất hữu cơ, đạm tổng số trung bình

Lân dễ tiêu, magie và kali giàu, canxi nghèo

3.3 2 Đặc điểm khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 02 năm 2012 đến tháng 05 năm 2012

Bảng 3.4: Điều kiện khí hậu thời tiết khu vực TP HCM tháng 02/2012 – 05/2012

Tháng Nhiệt độ (0

lượng mưa (mm)

Ẩm độ không khí (%)

Tổng số giờ nắng (giờ) Trung bình Tối cao Tối thấp

Ẩm độ tại khu thí nghiệm từ tháng 02 đến tháng 05 tăng từ 68 % đến 74 % Đó

cũng thuộc khoảng ẩm độ thích hợp cho cây đậu bắp sinh trưởng và phát triển

Trang 26

Đất được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo Lên liếp với chiều cao khoảng

25 – 30 cm Rải vôi lên mặt liếp với liều lượng 500 kg/ha và trộn đều trước khi bón lót

Trang 27

17

Thu hoạch quả sau khi bón phân ít nhất 7 - 10 ngày

Mỗi lần bón kết hợp làm cỏ, xới xáo, vun gốc và lấp phân

Liều lượng và phương pháp bón phân hóa học:

Bảng 3.5: Liều lượng bón phân hóa học

Loại phân Tổng lượng phân bón Bón lót (%)

Bón thúc (%)

Kg (nguyên chất)/ha Kg/1000 m

Trang 28

18

3.4.8 Thu hoạch

Thu quả đúng tiêu chuẩn thương phẩm: dài 7 – 10 cm (sau nở hoa 7 - 8 ngày) Trong quá trình thu hoạch, loại bỏ quả nhỏ, quả sâu, không đạt chất lượng sản phẩm

Thu hoạch đợt đầu: 40 NSG

Thu hoạch đợt cuối: 65 NSG

3.5 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

3.5.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng

* Giai đoạn cây con

- Ngày nảy mầm: bắt đầu tính khi có trên 50 % số hạt nảy mầm

- Tỉ lệ nảy mầm (%) = (số cây sống sót/số hạt gieo) * 100

- Ngày ra lá thật: là ngày xuất hiện 2 lá mới trên 2 tử diệp Ghi nhận khi có 50

% số cây có lá mới

* Cách chọn cây theo dõi và đánh dấu: Chọn 5 cây trên đường chéo góc (4

cây ở 4 góc + 1 cây ở giữa) của 1 nghiệm thức để theo dõi Cứ 7 ngày đo 1 lần Đánh dấu bằng cách cắm cọc

- Chiều cao cây (cm): đo từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh trưởng của thân chính

- Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây: ∆H (cm/ngày)

∆H (cm/ngày) = (H2 – H1)/T

Trang 29

19

Trong đó: H1: Chiều cao cây đo lần trước (cm)

H2: Chiều cao cây đo lần sau (cm) T: Thời gian giữa 2 lần đo (ngày)

- Số lá (lá/cây): đếm số lá thật trên 5 cây trên 1 nghiệm thức

- Tốc độ ra lá: ∆L (lá/ngày)

∆L (lá/ngày) = (SL2 – SL1)/T Trong đó: SL1: Số lá đếm lần trước (lá)

SL2: Số lá đếm lần sau (lá) T: Thời gian giữa 2 lần đếm (ngày)

- Số cành cấp 1 (cành/cây): đếm số cành mọc từ thân chính của 5 cây trên 1 nghiệm thức

3.5.2 Cá c chỉ tiêu về phát dục

Ngày ra hoa: khi có trên 50 % số cây trong nghiệm thức ra hoa

Ngày ra trái: khi có trên 50 % số cây trong nghiệm thức ra trái

Ngày thu trái đầu tiên: khi nghiệm thức có trái đủ tiêu chuẩn thu hái

Ngày kết thúc thu trái: khi thu hái đợt trái cuối cùng

3.5.3 Tình hình sâu bệnh hại

Ghi nhận tình hình sâu, bệnh hại trên đồng ruộng và chụp hình minh họa

3.5.4 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

Số trái trung bình/cây (trái/cây) = (Tổng số trái/nghiệm thức (trái))/(Số cây/nghiệm thức (cây))

Trọng lượng trái/cây (g/cây) = (Tổng trọng lượng trái/nghiệm thức (g))/(Số cây/nghiệm thức (cây))

Trang 30

20

Trọng lượng trung bình 1 trái (g/trái) = (Tổng trọng lượng trái/cây(g))/(Số trái/cây (trái))

Năng suất:

- Năng suất ô thí nghiệm (kg/24 m2

): Tổng khối lượng trái thu qua các đợt trên mỗi ô thí nghiệm

- Năng suất lý thuyết (tấn/ha) = [(Trọng lượng trái/cây (g)) * (số cây/ha)]/106

- Năng suất thực tế (tấn/ha) = [(Năng suất ô thí nghiệm (kg/24 m2

))/(Diện tích ô thí nghiệm (24 m2

)) * 10.000 m2]/1000 = [(Năng suất ô thí nghiệm (kg/24 m2

- Chiều dài trái (cm): đo từ đầu cuống đến đỉnh trái

- Đường kính trái (cm): dùng thước kẹp đo phần to nhất của trái

3.6 Phương pháp xử lý và thống kê số liệu

Số liệu được xử lý thống kê theo phương pháp phân tích ANOVA - 2 và trắc nghiệm phân hạng bằng phần mềm MSTATC và các biểu đồ được vẽ bằng phần mềm Microsoft Excel

Trang 31

21

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng

4.1 1 Giai đoạn cây con

Bảng 4.1: Ngày nảy mầm, tỉ lệ nảy mầm ngoài đồng và ngày ra lá thật

NT Giống Ngày nảy mầm (NSG) Tỉ lệ nảy mầm (%) Ngày ra lá thật (NSG)

- Tỉ lệ nảy mầm: có sự khác biệt giữa các giống Tỉ lệ nảy mầm cao nhất là ở giống đậu bắp đối chứng Trang Nông (89,7 %) và giống Ấn Độ F1 (021) (88,9 %), tỉ

lệ nảy mầm thấp nhất là ở giống đậu bắp Ấn Độ (34) (40,4 %) và giống đậu bắp cao sản (33) (54,4 %)

Trang 32

22

- Ngày ra lá thật: ít có sự khác biệt giữa các giống thí nghiệm Tất cả sáu giống thí nghiệm đều ra lá thật đồng loạt ở giai đoạn 15 – 16 NSG Ra lá thật sớm nhất ở các giống đậu bắp Ấn Độ F1 (021), cao sản (33), cao sản H & V và Chánh Nông cùng ở

15 NSG Hai giống còn lại là giống đối chứng Trang Nông và Ấn Độ (34) cùng ra lá thật ở 16 NSG

4.1.2 Động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của sáu giống đậu bắp qua các giai đoạn sinh trưởng

Chiều cao cây phụ thuộc vào đặc tính của từng giống, liên quan đến yếu tố di truyền và các yếu tố ngoại cảnh khác Sự phát triển về chiều cao cây tương quan tỷ lệ thuận với năng suất và ở chừng mực nào đó giống có chiều cao cây cao thường cho năng suất cao

Bảng 4.2: Động thái tăng trưởng chiều cao cây đậu bắp (cm/cây) qua các giai đoạn

Trang 33

23

- Giai đoạn 15 NSG: chiều cao cây có sự khác biệt giữa các giống, chiều cao cây tăng chậm Cao nhất là giống đậu bắp Ấn Độ F1 (021) đạt 2,9 cm, thấp nhất là giống Ấn Độ (34) (2 cm) Các giống khác dao động trong khoảng 2,2 – 2,6 cm

- Giai đoạn 22 NSG: có sự khác biệt về chiều cao cây giữa các giống đậu bắp,

sự tăng trưởng là tương đối chậm Cao nhất là giống Ấn Độ F1 (021) (7,3 cm), thấp nhất là giống Ấn Độ (34) (4,5 cm)

- Giai đoạn 29 NSG: có sự chênh lệch về chiều cao cây giữa các giống Cao nhất vẫn là giống Ấn Độ F1 (021) (13,4 cm), thấp nhất là giống cao sản (33) và giống

Ấn Độ (34) cùng đạt 9,3 cm

- Giai đoạn 36 NSG: các giống có sự tăng trưởng mạnh mẽ về chiều cao cây giống Ấn Độ F1 (021) có chiều cao cây cao nhất đạt 24 cm, thấp nhất là giống Ấn Độ (34) (15,3 cm) Giống đối chứng Trang Nông có chiều cao cây đạt 15,7 cm Các giống khác có chiều cao cây dao động trong khoảng 17,2 – 19,4 cm

- Giai đoạn 43 NSG: chiều cao cây các giống vẫn tăng trưởng mạnh mẽ Chiều cao cây cao nhất là ở giống Ấn Độ F1 (021) (38,8 cm), thấp nhất là ở giống đối chứng Trang Nông (26,3 cm)

- Giai đoạn 50 NSG: chiều cao cây các giống vẫn tiếp tục tăng Cao nhất vẫn là giống Ấn Độ F1 (021) (52,6 cm), thấp nhất là giống đối chứng Trang Nông (36,6 cm)

N hận xét: chiều cao cây đậu bắp qua các thời kì có sự khác biệt giữa các giống

Giai đoạn từ khi cây mọc đến 36 NSG, chiều cao cây tăng chậm vì vào giai đoạn này

bộ rễ mới được hình thành Giai đoạn từ 36 – 50 NSG chiều cao cây tăng lên mạnh mẽ nhờ bộ rễ dần hoàn thiện, bộ rễ hoạt động mạnh, khả năng hút nước và chất dinh dưỡng tốt giúp cây phát triển nhanh về thân lá và bắt đầu hình thành các cơ quan sinh thực Giai đoạn từ 50 NSG trở về sau cây tập trung dinh dưỡng để nuôi trái nên chiều cao cây tăng chậm

Trong sáu giống thí nghiệm, giống Ấn Độ F1 (021) là giống có động thái tăng trưởng chiều cao cây tốt nhất qua các giai đoạn

Trang 34

24

Đối với giống đối chứng Trang Nông, chiều cao cây có sự tăng trưởng ổn định qua các thời kì Ở giai đoạn từ khi trồng đến 36 NSG, chiều cao cây tăng trưởng khá so với các giống khác Đến giai đoạn 43 NSG và 50 NSG, chiều cao cây của giống tăng trưởng chậm hơn và thấp nhất giữa các giống

• Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây các giống

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây là chỉ tiêu đánh giá tốc độ tăng trưởng chiều cao cây qua từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau, để tác động những biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp với từng giai đoạn nhằm làm cho cây phát triển tốt nhất

Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/ngày) của sáu giống đậu bắp

- Giai đoạn 15 – 22 NSG: tốc độ tăng trưởng về chiều cao cây giữa các giống có

sự khác biệt Nhanh nhất là giống đậu bắp Ấn Độ F1 (021) với tốc độ 0,6 cm/ngày, các giống khác có tốc độ tăng trưởng cùng là 0,4 cm/ngày

- Giai đoạn 22 – 29 NSG: tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống tương đối chậm Nhanh nhất là giống Ấn Độ F1 (021) (0,9 cm/ngày), chậm nhất là ở các giống Trang Nông (đối chứng), cao sản (33) và Chánh Nông cùng đạt tốc độ là 0,7 cm/ngày

Trang 35

25

- Giai đoạn 29 – 36 NSG: tốc độ tăng trưởng chiều cao cây giữa các giống bắt đầu tăng mạnh Nhanh nhất là ở giống Ấn Độ F1 (021) (1,5 cm/ngày), chậm nhất là ở giống đối chứng Trang Nông (0,8 cm/ngày) Các giống khác dao động trong khoảng 0,9 – 1,4 cm/ngày

- Giai đoạn 36 – 43 NSG: đây là giai đoạn mà chiều cao cây của sáu giống đậu bắp có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất Giống Ấn Độ F1 (021) có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (2,1 cm/ngày) Thấp nhất là ở giống đối chứng Trang Nông và giống cao sản (33) cùng đạt tốc độ 1,5 cm/ngày

- Giai đoạn 43 – 50 NSG: tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống bắt đầu giảm Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cao nhất là ở giống đậu bắp Ấn Độ F1 (021) (2 cm/ngày), chậm nhất là ở giống đối chứng Trang Nông đạt tốc độ 1,5 cm/ngày

Nhận xét: chiều cao cây các giống có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định qua

các giai đoạn sinh trưởng Giai đoạn từ 15 – 43 NSG, các giống đồng loạt tăng về chiều cao cây, đạt tốc độ nhanh nhất ở giai đoạn 36 – 43 NSG Giai đoạn 43 – 50 NSG, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây bắt đầu giảm, đồng loạt ở các giống

Trong sáu giống thí nghiệm, giống Ấn Độ F1 (021) là giống có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây tốt nhất và ổn định qua các giai đoạn sinh trưởng

Đối với giống đối chứng Trang Nông, tốc độ tăng trưởng về chiều cao cây qua các giai đoạn là không có biến động lớn, tuy nhiên đến giai đoạn 36 – 50 NSG, tốc độ

tăng trưởng chiều cao cây của giống bắt đầu giảm và thấp nhất trong các nghiệm thức

4.1.3 Số lá và tốc độ ra lá của sáu giống đậu bắp qua các giai đoạn sinh trưởng

Lá là bộ phận quan trọng đối với tất cả các cây trồng, lá có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp, hô hấp và một số phản ứng trao đổi năng lượng, trao đổi chất với môi trường bên ngoài nhằm tích lũy vật chất hữu cơ, đảm bảo cho sự sinh trưởng phát triển và quyết định năng suất của cây về sau Số lá là một đặc điểm khá ổn định có quan hệ chặt chẽ với số đốt và thời gian sinh trưởng Khi biết được số lá của

Ngày đăng: 29/05/2018, 18:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w