1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

THỬ NGHIỆM MỘT SỐ CHẤT BỔ SUNG CẢI THIỆN NĂNG SUẤT GÀ ĐẺ TRONG MÙA NẮNG NÓNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

100 198 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

THỬ NGHIỆM MỘT SỐ CHẤT BỔ SUNG CẢI THIỆN NĂNG SUẤT GÀ ĐẺ TRONG MÙA NẮNG NÓNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒNG THỊ DIỆU HIỀN THỬ NGHIỆM MỘT SỐ CHẤT BỔ SUNG CẢI THIỆN NĂNG SUẤT GÀ ĐẺ TRONG MÙA NẮNG NÓNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 102009 ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒNG THỊ DIỆU HIỀN THỬ NGHIỆM MỘT SỐ CHẤT BỔ SUNG CẢI THIỆN NĂNG SUẤT GÀ ĐẺ TRONG MÙA NẮNG NÓNG Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số : 60.62.40 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Hướng dẫn khoa học: TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 102009 iii THỬ NGHIỆM MỘT SỐ CHẤT BỔ SUNG CẢI THIỆN NĂNG SUẤT GÀ ĐẺ TRONG MÙA NẮNG NÓNG ĐỒNG THỊ DIỆU HIỀN 1. Chủ tịch: PGS. TS. Dương Thanh Liêm Hội chăn nuôi Việt Nam 2. Thư ký: TS. Nguyễn Tiến Thành Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 3. Phản biện 1: PGS.TS. Trần Thị Dân Hội chăn nuôi Việt Nam 4. Phản biện 2: PGS.TS. Lâm Thị Minh Thuận Trường Đại Học Dân Lập Bình Dương 5. Ủy viên: TS. Dương Duy Đồng Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH HIỆU TRƯỞNG iv LÝ LỊCH CÁ NHÂN Tôi tên là: Đồng Thị Diệu Hiền, sinh ngày 15 tháng 1 năm 1973 tại xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Con ông Đồng Xuân Mai và bà Nguyễn Thị An Thường. Tốt nghiệp tú tài tại Trường phổ thông trung học An Nhơn I năm 1991. Tốt nghiệp Đại học ngành Chăn nuôi thú y hệ chính qui tại Đại Học Nông Lâm Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 1997. Sau đó làm việc tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền Trung thuộc Viện Chăn Nuôi. Chức vụ phụ trách kỹ thuật kiêm quản lý Trại. Tháng 9 năm 2005 theo học cao học chuyên ngành Chăn nuôi tại Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Tình trạng gia đình: kết hôn năm 1999 Chồng: Võ Tấn Hòa, sinh năm 1968 Con: Võ Tấn Phát, sinh năm 2000 Con: Võ Hòa Phát, sinh năm 2007 Địa chỉ liên lạc: Thôn Quảng Nghiệp, xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Điện thoại: 056.3836235 01682247387 Email: Donghien07gmail.com v LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Đồng Thị Diệu Hiền vi LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo Viện Chăn Nuôi, Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn đến: TS. Dương Duy Đồng Người Thầy đã hướng dẫn, vạch phương hướng và chỉ bảo chi tiết cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Ban giám đốc Viện chăn nuôi, các anh chị em Trại nghiên cứu thực nghiệm chăn nuôi An Nhơn đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Các Thầy Cô giáo Khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức quí báu trong suốt khóa học. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Tuân, trưởng phòng Sau đại học, Thầy luôn động viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi vượt qua mọi khó khăn trong suốt khóa học. vii TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm thử nghiệm một số chất bổ sung để cải thiện năng suất gà đẻ trong điều kiện nắng nóng. Nghiên cứu được tiến hành trên 576 gà mái và 72 gà trống Lương Phượng sinh sản ở tuần tuổi 35 theo kiểu thiết kế thí nghiệm hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố với 12 lô thí nghiệm và 3 lần lặp lại. Ở lô đối chứng (lô 1) gà được cho ăn khẩu phần cơ sở có 2768 Kcal ME kg TA, 16,6% CP, 0,95% lysin và 0,45% methionin; lô 2 bổ sung 1% dầu vào KP; lô 3 bổ sung 0,1% methionin vào KP; lô 4 bổ sung 1% dầu và 0,1% methionin vào KP; lô 5 bổ sung vitamin C liều 0,5g1 lít nước uống; lô 6 bổ sung 1% dầu dừa, và vitamin C liều 0,5g1 lít nước uống; lô 7 bổ sung 0,1% methionin, kết hợp vitamin C liều 0,5g1 lít nước uống; lô 8 bổ sung 1% dầu kết hợp với 0,1% methionin, và vitamin C liều 0,5g1 lít nước uống; lô 9 bổ sung Electrolytes liều 0,5g1 lít nước uống; lô 10 bổ sung 1% dầu, và Electrolytes liều 0,5g1 lít nước uống; lô 11 bổ sung 0,1% methionin, và Electrolytes liều 0,5g1 lít nước uống; lô 12 bổ sung 1% dầu kết hợp với 0,1% methionin, và Electrolytes liều 0,5g1 lít nước uống. Kết quả cho thấy bổ sung vitamin C riêng lẻ hay bổ sung dầu kết hợp với methionin đã duy trì được tỉ lệ đẻ, khối lượng trứng, chất lượng vỏ trứng, tỉ lệ trứng đủ tiêu chuẩn giống, giảm tiêu tốn và chi phí thức ăn cho sản xuất trứng, giảm tỉ lệ gà chết. Bổ sung vitamin C kết hợp với dầu và methionin, Electrolytes kết hợp với dầu và methionin cho kết quả tương đương với chỉ bổ sung vitamin C hay chỉ bổ sung dầu kết hợp với methionin. Tuy nhiên khi bổ sung 3 chất kết hợp với nhau đã không làm giảm chi phí thức ăn cho sản xuất trứng nên không mang lại hiệu quả kinh tế. viii SUMMARY This study was achieved to investigate effects of additives supplemented to the diets on performance of breeder hen in hot season. A total of 576 Luong Phuong breeder laying hens and 72 cocks were used in a completely randomized design with 1 control and 11 treatment groups. In control group (group 1) birds were fed with basal diet containing 2768 kcal ME per kg, 16.6% crude protein, 0.95% lysine and 0.45% methionine. Group 2 was added 1% coconut oil, group 3 was added 0.1% methionine, group 4 added 1% oil and 0.1% methionine, group 5 added vitamine C at 0.5g per litter of drinking water, group 6 added 1% oil and vitamin C at 0.5g per litter of drinking water, group 7 added 0.1% methionine and 1% oil, group 8 added 1% oil and 0.1% methionine and vitamin C at 0.5g per litter of drinking water, group 9 added Electrolytes at 0.5g per litter of drinking water, group 10 added 1% oil and Electrolytes at 0.5g per litter of drinking water, group 11 added 0.1% methionine and Electrolytes at 0.5g per litter of drinking water, group 12 added 1% oil and 0.1% methionine and Electrolytes at 0.5g per litter of drinking water. The results indicate that adding vitamin C at 0.5g per litter of drinking water or adding 1% oil and 0.1% methionine in the basal diet improved laying hen performance, reduced mortality rate and increased economic efficiency of breeder hen raised in hot season. ix MỤC LỤC Trang Trang tựa Trang Chuẩn Y i Lý Lịch Cá Nhân ii Lời Cam đoan iii Lời cảm ơn iv Tóm tắt tiếng Việt v Summary vi Mục lục vii Danh sách các chữ viết tắt x Danh sách các bảng xi Danh sách các biểu đồ và hình xii 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 2.1. Mục tiêu đề tài 2 2. TỔNG QUAN 3 2.1. Đặc điểm, thời tiết khí hậu của địa điểm nghiên cứu 3 2.2. Ảnh hưởng của stress nhiệt đối với gà đẻ 4 2.3. Nhu cầu dinh dưỡng của gà đẻ ở nhiệt độ cao 6 2.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ cao đến khả năng ăn vào của gà đẻ 6 2.3.2. Nhu cầu về năng lượng 6 2.3.3. Nhu cầu về protein 8 2.3.4. Nhu cầu về nước uống 9 x 2.4. Một số chất bổ sung giúp hạn chế stress nhiệt cho gà 11 2.4.1. Chất béo 11 2.4.2. Methionin 12 2.4.3. Vitamin C 14 2.4.4. Chất điện giải 16 2.5. Một số đặc điểm của gà Lương Phượng 17 2.5.1. Nguồn gốc 17 2.5.2. Đặc điểm ngọai hình 17 2.5.3. Tính năng sản xuất 17 2.6. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 19 2.6.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 19 2.6.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 20 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 3.1. Thời gian thực hiện 21 3.2. Địa điểm thực hiện 21 3.3. Nội dung nghiên cứu 21 3.2.1. Bố trí thí nghiệm 21 3.2.2. Vật liệu nghiên cứu 23 3.4. Các chỉ tiêu theo dõi 24 3.5. Phương pháp tính thống kê 25 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN 26 4.1. Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi 26 4.2. Tỉ lệ đẻ 28 4.3. Khối lượng trứng 32 4.4. Chất lượng vỏ trứng 34 4.5. Tỉ lệ trứng đủ tiêu chuẩn giống 37 4.6. Tiêu tốn thức ăn cho sản xuất trứng 39 4.7. Kết quả ấp nở 41 4.8. Tỉ lệ chết 43 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 45 xi 5.1. Kết luận 45 5.2. Đề nghị 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ BỐ TRÍ GÀ THÍ NGHIỆM 53 PHỤ LỤC i DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADE: vitamin A, D, E CP (crude protein): protein thô Cyst.: cystin DCP: dicanxiphotphate ĐC: đối chứng Elect. : Electrolytes KP: khẩu phần KD: khô dầu LH: luteinizing hocmon LHRH: luteinizing hocmon releasing hocmon Lys.: lysin ME (metabolisable energy): năng lượng trao đổi Met. : methionin P: photpho TA: thức ăn TN: thí nghiệm TTTA: tiêu tốn thức ăn TC: tiêu chuẩn Vit. C: vitamin C ii DANH SÁCH CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Nhiệt độ và ẩm độ trung bình năm 2008 3 Bảng 2.2: Ảnh hưởng của nhiệt độ cao đến khả năng ăn vào của gà đẻ 7 Bảng 2.3: Ảnh hưởng của các mức năng lượng khẩu phần đến năng lượng ăn vào 8 Bảng 2.4: Khả năng tiêu hóa của chất béo so với tinh bột 11 Bảng 2.5: Khả năng đẻ trứng và tiêu tốn thức ăn của gà Lương Phượng Trung Quốc bố mẹ nhập nội nuôi tại An NhơnBình Định 18 Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 22 Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần cơ sở 23 Bảng 4.1: Nhiệt ẩm độ chuồng nuôi 28 Bảng 4.2: Tỉ lệ đẻ của các lô gà thí nghiệm 31 Bảng 4.3: Khối lượng trứng ở các lô gà thí nghiệm 33 Bảng 4.4: Tỉ lệ vỏ, độ dày vỏ và tỉ lệ trứng dập vỡ ở các lô gà thí nghiệm 36 Bảng 4.5: Tỉ lệ trứng đủ tiêu chuẩn giống ở thí nghiệm 38 Bảng 4.6: Tiêu tốn và chi phí thức ăn cho sản xuất trứng ở các lô gà TN 40 Bảng 4.7: Tỉ lệ trứng có phôi và tỉ lệ nở ở các lô gà thí nghiệm 42 Bảng 4.8: Tỉ lệ chết ở các lô gà thí nghiệm 44 iii DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH Trang Biểu đồ 4.1: Diễn biến nhiệt độ và ẩm độ tại các thời điểm trong ngày 27 Biểu đồ 4.2: Tỉ lệ đẻ của các lô gà thí nghiệm 30 Biểu đồ 4.3: Khối lượng trứng của các lô gà thí nghiệm 32 Biểu đồ 4.4: Độ dày vỏ trứng và tỉ lệ trứng dập vỡ ở các lô gà thí nghiệm 35 Biểu đồ 4.5: Tỉ lệ trứng đủ tiêu chuẩn giống ở các lô gà thí nghiệm 37 Biểu đồ 4.6: Tỉ lệ chết ở các lô gà thí nghiệm 43 Hình 1: Theo dõi nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi 53 Hình 2: Chuồng nuôi gà thí nghiệm 53 Hình 3: Gà trong 1 ô lặp lại 54 Hình 4: Ấp trứng gà thí nghiệm 54 4 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Chăn nuôi gà thả vườn là một nghề truyền thống của người dân Việt Nam. Trước đây, dân ta chủ yếu nuôi các giống gà địa phương, các giống này thích nghi tốt với điều kiện môi trường, tuy nhiên chúng lại cho năng suất thấp. Hiện nay một số người chăn nuôi đã chuyển sang nuôi các giống gà lông màu nhập ngoại. Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm, cũng như theo xu hướng chung của ngành chăn nuôi, việc chăn nuôi gà hiện nay đang được chuyển dần sang hình thức nuôi tập trung để dễ dàng kiểm soát dịch bệnh. Tại khu vực miền Trung, đàn gia cầm chiếm khoảng 21,97% tổng đàn cả nước (theo số liệu năm 2007 của Cục chăn nuôi). Nhiều trang trại chăn nuôi gà đã được hình thành và giống gà được hầu hết người dân ưa chuộng hiện nay là Lương Phượng do năng suất trứng khá, phẩm chất thịt tốt, hiệu quả chăn nuôi cao. Tuy nhiên thời tiết ở miền Trung rất khắc nghiệt, mùa khô, nắng nóng kéo dài từ 5 6 tháng, nhiệt độ cao nhất lên đến 36 37oC. Điều này đã ảnh hưởng đáng kể đến năng suất chăn nuôi gà. Có nhiều biện pháp để hạn chế stress nhiệt cho gà như thiết kế chuồng trại hợp lý nhằm giảm sự hấp thụ nhiệt từ môi trường bên ngoài, xây dựng chuồng kín và lắp đặt hệ thống điều hòa nhiệt và điều hòa ánh sáng nhân tạo,…. Tuy nhiên, các biện pháp này đòi hỏi phải đầu tư kinh phí lớn cũng như hao tốn nhiều thời gian. Biện pháp dễ dàng nhất có thể áp dụng để hạn chế thiệt hại do stress nhiệt gây ra là tìm ra một chế độ dinh dưỡng thích hợp. Được sự đồng ý của khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Tp. 5 Hồ Chí Minh, Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền Trung, cùng với sự hướng dẫn của TS. Dương Duy Đồng, chúng tôi tiến hành đề tài: ”Thử nghiệm một số chất bổ sung cải thiện năng suất gà đẻ trong mùa nắng nóng”. 1.2. Mục tiêu đề tài Sử dụng dầu dừa, methionin, vitamin C, Electrolytes bổ sung vào khẩu phần gà Lương Phượng nuôi trong điều kiện nắng nóng nhằm duy trì năng suất trứng và chất lượng con giống đồng thời làm giảm tỉ lệ chết và loại đàn do nắng nóng gây nên. Tìm ra sự kết hợp các chất có tác dụng tốt nhất để chuyển giao cho các trang trại chăn nuôi gà đẻ vào mùa hè ở khu vực miền Trung. 6 Chương 2 TỔNG QUAN 2.1. Đặc điểm, thời tiết khí hậu của địa điểm nghiên cứu Trại thực nghiệm chăn nuôi An Nhơn là một cơ sở nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền Trung thuộc Viện Chăn nuôi đóng trên địa bàn tỉnh Bình Định. Tổng diện tích trại là 10.200m2, trong đó diện tích chuồng trại khoảng 4000m2. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của trại là nuôi giữ đàn gà thả vườn giống gốc cung cấp con giống cho các hộ và trại chăn nuôi ở các tỉnh miền Trung và Tây nguyên. Bảng 2.1: Nhiệt độ và ẩm độ trung bình năm 2008 Tháng Nhiệt độ (oC) Ẩm độ (%) Tổng giờ nắng Tổng lượng mưa TB Cao nhất Thấp nhất TB nh Cao ất Th nhấ ấp t 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 22,5 21,5 23,7 26,9 28,3 29,2 29,1 27,9 27,5 26,5 25,0 23,3 29,1 28,4 31,5 35,1 37,3 36,1 36,8 35,5 34,8 34,1 31,0 28,8 18,0 17,8 16,5 22,0 22,3 22,8 23,9 22,7 22,7 23,2 20,4 18,0 85 81 84 84 81 78 76 81 83 89 87 84 97 94 94 95 96 97 95 97 96 99 100 98 55 63 58 46 51 48 50 55 53 58 60 58 132,8 77,1 191,0 263,1 249,5 278,0 284,9 216,6 177,5 154,9 57,8 78,2 183,2 40,1 16,5 22,8 95,5 102,2 5,1 91,6 332,2 603,0 920,2 190,9 Nguồn: Trạm khí tượng nông nghiệp An Nhơn, thị trấn Bình Định đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12. Những tháng nắng nóng nhiệt độ khá cao, theo số liệu của trạm khí tượng An Nhơn, nhiệt độ và ẩm độ trung bình năm 2008 được trình bày ở bảng 2.1. Tháng nóng nhất trong năm là từ tháng 5 đến tháng 8, nhiệt độ cao nhất trong ngày lên đến 37,30C. 2.2. Ảnh hưởng của stress nhiệt đối với gà đẻ Mỗi loài động vật cần có một phạm vi nhiệt độ môi trường thích hợp để duy trì trạng thái sinh lý bình thường. Nhiệt độ không khí lên quá giới hạn nhiệt độ tới hạn trên làm xáo trộn trạng thái bình thường của cơ thể, gây nên stress nhiệt (Reddy, 2000). Theo Leeson và Summers (1997) khả năng sản sinh nhiệt của gà thấp nhất trong khoảng nhiệt độ từ 19 27 0C, trên 270C gà sẽ sử dụng nhiều năng lượng hơn cho việc làm mát, chúng bắt đầu giãn các mạch máu để cho nhiều máu đến mào, tích, chân để tăng diện tích làm mát. Thở gấp là một đáp ứng dễ thấy nhất ở gà khi nhiệt độ môi trường cao, khi thở gấp gà sẽ thải nhiệt thông qua sự bốc hơi nước qua miệng và qua đường hô hấp. Vì vậy, nhiệt độ môi trường cao cùng với ẩm độ cao sẽ làm cho quá trình stress trở nên trầm trọng hơn. North (1978) cho rằng gà mái bắt đầu thở gấp khi nhiệt độ môi trường ở 290C (trích dẫn bởi Daghir, 2008) hay khi thân nhiệt của chúng đạt đến 420C (Hillman, 1985 trích dẫn bởi Daghir, 2008). Boone (1968) quan sát thấy nhiệt độ cơ thể của gà bắt đầu tăng khi nhiệt độ môi trường tăng trên 30oC nếu tốc độ tăng của nhiệt độ là rất nhanh, ngược lại nếu tốc độ tăng chậm thì gà sẽ duy trì thân nhiệt cho đến khi nhiệt độ môi trường đạt đến 330C. Khi nhiệt độ môi trường cao gà tiêu thụ ít thức ăn và nhiều nước hơn để bù vào lượng nước mất thông qua sự bốc hơi nước để làm mát (May và Lott, 1992). Leeson và Summers (1997) cũng cho rằng khi nhiệt độ môi trường tăng trên 27 28 oC năng lượng hay lượng thức ăn ăn vào giảm do gà thay đổi quá trình trao đổi chất để đáp ứng với lượng nhiệt tích trử, các hoạt động như thở gấp sẽ ảnh hưởng ngược đến cơ chế kiểm soát thức ăn ở não và làm giảm thời gian ăn ở gà. Ở 280C năng lượng cho sản xuất giảm đáng kể và khoảng 330C thì mức năng lượng này là số âm. Tác động bất lợi của stress nhiệt đối lượng trứng, tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ ấp nở đồng thời làm tăng xác suất đẻ trứng mỏng vỏ (Brains và Brake, 1995). Những ảnh hưởng này là kết quả của các quá trình trao đổi chất của sinh lý stress, có quan hệ tới sự sống còn của gà. Theo qui luật gà không thể làm tăng quá trình thải nhiệt một cách tối đa mà chỉ có khả năng làm giảm quá trình sinh nhiệt một cách tối thiểu khi nhiệt độ môi trường quá cao. Để giảm sinh nhiệt gà sẽ chọn cách giảm lượng ăn vào hơn là tăng khả năng thải nhiệt. Ngoài ra để bảo toàn năng lượng và giảm sinh nhiệt thì hoạt động giao phối cũng giảm một cách đáng kể, dẫn đến tỉ lệ trứng có phôi giảm xuống. Stress nhiệt còn kích thích hocmon chống stress như catecholamin, hocmon này gây bất lợi cho tăng trưởng đồng thời cũng làm suy yếu hệ thống miễn dịch của gia cầm, làm cho chúng dễ mẫn cảm với bệnh tật hơn (Reddy, 2000). Khi gà thở gấp chúng há miệng ra thở thì bụi và vi khuẩn trong không khí xâm nhập vào đường hô hấp cũng dễ gây nên các bệnh về đường hô hấp. Mashaly (2004) cũng cho rằng stress nhiệt không những ảnh hưởng không tốt đến năng suất sinh sản mà còn ức chế chức năng miễn dịch của gà đẻ. Stress nhiệt ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thông qua việc làm giảm sản lượng trứng. Sản lượng trứng của gà giảm trước hết là do stress nhiệt ảnh hưởng đến hàm lượng các hocmon hướng sinh dục (gonadotropin hocmon). Theo Donoghue, 1989 (trích dẫn bởi Daghir, 2008) stress nhiệt làm giảm hàm lượng LH trong huyết thanh, LHRH vùng dưới đồi, sóng LH và progesteron tiền rụng trứng. Monoamin của não cũng được cho là có liên quan đến việc ức chế chức năng vùng dưới đồi, stress nhiệt làm thay đổi hàm lượng monoamin của não, điều này có liên quan đến việc làm giảm hàm lượng LHRH vùng dưới đồi (El Halawani và ctv, 1982). Chất lượng vỏ trứng cũng giảm khi nhiệt độ môi trường xung quanh tăng. Theo North và Bell (1990) vào mùa hè thì trọng lượng vỏ trứng giảm hơn, cụ thể sự chênh lệch về độ dày vỏ trứng ở mùa đông và mùa hè là 10μm ở gà mái 50 tuần tuổi và 17 μm ở gà mái 60 tuần tuổi. 2.3. Nhu cầu dinh dưỡng của gà đẻ ở nhiệt độ cao 2.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ cao đến khả năng ăn vào của gà đẻ Có rất nhiều yếu tố của môi trường ảnh hưởng đến phản ứng của gia cầm khi nhiệt độ môi trường thay đổi như ẩm độ tốc độ gió Ngoài ra còn có các yếu tố có khả năng thích ứng trong khoảng nhiệt độ rộng, biến thiên từ 10 đến 27 C, và khoảng nhiệt tối ưu này tương tự cho gà thịt, gà đẻ và gà tây. Tuy nhiên, theo Kampen (1984) (trích dẫn bởi Daghir, 2008) gà thịt có tốc độ phát triển tốt nhất khi trong khoảng nhiệt độ từ 10 đến 220C, nhưng hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất là ở nhiệt độ 270C. Đối với gà đẻ, khoảng nhiệt độ thích hợp là 10 đến 300C, trong khoảng nhiệt này nhu cầu năng lượng cho sản xuất trứng là không đổi (Daghir, 2008). Khi gà đẻ được cho ăn tự do thì chúng có xu hướng điều chỉnh lượng ăn vào theo năng lượng của khẩu phần. Cơ chế này sẽ thay đổi khi nhiệt độ môi trường thay đổi do khả năng ăn vào giảm khi nhiệt độ môi trường tăng (Daghir, 2008). Theo Smith (2001) lượng ăn vào giảm 1,5% cho mỗi độ tăng hay giảm ngoài khoảng 21 300C và 4,6% cho mỗi nhiệt độ tăng trong khoảng từ 32 380C. Theo NRC (1981) khả năng ăn vào giảm khoảng 1,5% cho mỗi 10C tăng hay giảm ngoài khoảng nhiệt độ 20 210C. Reddy (2000) cũng cho rằng khả năng ăn vào của gà đẻ giảm 1,5% cho mỗi 10C tăng hay giảm ngoài khoảng nhiệt độ 18 220C. Dương Thanh Liêm và ctv (2002) khi theo dõi các trại gà ở thành phố Hồ Chí Minh cũng thấy rằng ở các tháng mùa khô nóng thì khả năng ăn vào của gà mái đẻ trứng thương phẩm giảm so với những tháng trời lạnh hay mùa mưa. 2.3.2. Nhu cầu về năng lượng Năng lượng cần thiết cho tất cả mọi hoạt động sống của cơ thể. Trong quá trình trao đổi chất, các chất dinh dưỡng hấp thu từ thức ăn được đồng hoá để tổng hợp nên vật chất của cơ thể, đồng thời chúng được ô xy hoá để cung cấp năng lượng cho cơ thể, một phần được sử dụng để tạo sản phẩm. Theo NRC (1994) nhu cầu năng lượng của gà đẻ được tính theo công thức: ME (kcalngày) = W0,75 (173 – 1,95T) + 5,5 ∆W + 2,07EE Trong đó: W là trọng lượng cơ thể (kg), T là nhiệt độ môi trường (0C), ∆W là tăng trọng ngày (g), Theo Rao và ctv (2002) năng lượng cho duy trì giảm 30Kcalngày khi nhiệt độ môi trường cao hơn 210C. Khi nhiệt độ môi trường cao thì phần lớn năng lượng bị mất do quá trình thải nhiệt nên nhu cầu năng lượng nói chung không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Daghir (2008) tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu và đưa ra tóm tắt khả năng ăn vào của gà đẻ bị ảnh hưởng của nhiệt độ cao như bảng 2.2. Bảng 2.2: Ảnh hưởng của nhiệt độ cao đến khả năng ăn vào của gà đẻ Nhiệt độ (0C) % ăn vào giảm khi nhiệt độ tăng 10C 20 25 30 35 40 1,4 1,6 2,3 4,8 Nguồn: Daghir, 2008 Vào mùa hè năng lượng ăn vào giảm đáng kể so với mùa đông và mùa xuân, năng lượng ăn vào mùa hè giảm 1015% so với mùa đông (Daghir, 1973). Rao và ctv (2002) cho rằng năng lượng trong khẩu phần cần phải được điều chỉnh theo lượng ăn vào giảm (5% cho 10C tăng khi nhiệt độ môi trường trong khoảng 32 380C). Gia cầm có khả năng điều chỉnh lượng ăn vào theo mức năng lượng khẩu phần, tuy nhiên cơ chế này không còn đúng khi nhiệt độ môi trường tăng (Leeson và Summers, 1997). Theo Payne (1967) (trích dẫn bởi Leeson và Summers, 1997) năng lượng khẩu phần tăng từ 2860 kcal MEkg đến 3450 kcal thì khả năng ăn vào của gà đẻ giảm (bảng 2.3). Gà không có khả năng thải nhiệt tối đa nhưng lại có khả năng giảm sinh nhiệt một cách tối thiểu, nên trong điều kiện nhiệt độ môi trường tăng gà sẽ chọn cách giảm ăn vào để giảm sinh nhiệt (Brains và Brake, 1995). Vì vậy, khi nhiệt độ môi cho gà duy trì và sản xuất. Bảng 2.3: Ảnh hưởng của các mức năng lượng khẩu phần đến năng lượng ăn vào Năng lượng thức ăn (Kcal MEkg) Ở 180C Ở 300C Lượng ăn ngày (g) Năng lượng ăn vàongày (g) Lượng ăn vào ngày (g) Năng lượng ăn vàongày (g) 2860 3060 3250 3450 127 118 112 106 363 360 364 365 107 104 102 101 306 320 330 350 Nguồn: Payne, 1967 2.3.3. Nhu cầu về protein Protein trong thức ăn cung cấp axit amin, là những nguyên liệu để tổng hợp nên protein cho duy trì, tăng trưởng (nếu có) và cho sản xuất trứng của gia cầm. Terron (1962) cho rằng để duy trì 1 kg thể trọng gà mái trong 24 giờ cần 1,62 g protein tiêu hoá, còn nhu cầu để sản xuất 1 quả trứng nặng 60g chứa 7,2g protein là 14,4g protein tiêu hóa (trích dẫn bởi NRC, 1994). Theo Dương Thanh Liêm và ctv (2002) nhu cầu protein trong khẩu phần cho gà đẻ trứng tùy thuộc vào sản lượng trứng, giá trị dinh dưỡng của thức ăn, trọng lượng trứng và trọng lượng của gà, nhu cầu protein cho sản xuất trứng được tính bằng nhu cầu protein cho duy trì, tạo trứng, tăng trọng và tạo lông. Theo Kakuk (1988) (trích dẫn bởi Dương Thanh Liêm và ctv, 2002) hàm lượng protein trong trứng gà là 11,2%, hàm lượng protein trong tăng trọng của gà mái là 20% và nhu cầu protein thuần để duy trì cơ thể là 2,1gkg0,3. Nhu cầu protein thuần cho 1 gà mái đẻ nặng 1,75 kg (=1,52kg0,75) đang đẻ ở đỉnh cao có tỉ lệ đẻ là 90%, trứng có trọng lượng là 60gquả, tăng trọng 4g ngày là: Nhu cầu cho sản xuất trứng (g) = 0,9 x 60 x 0,112 = 6g Nhu cầu cho duy trì (g) = 1,52 x 2,1= 3,2g Nhu cầu cho tăng trọng (g) = 4 x 0,2 = 0,8g theo Scott và Balnave (1989) ở gà sau 3 tuần đẻ quả trứng đầu tiên được cho ăn khẩu phần tự chọn, lượng protein ăn vào tương ứng với nhiệt độ nóng và lạnh là 19g và 30g con ngày. Austic (1985) cho rằng mức protein và axit amin trong khẩu phần tăng tương ứng với nhiệt độ môi trường tăng từ 20 300C. North và Bell (1990) cho rằng nhu cầu protein của gà đẻ được quyết định bởi trọng lượng gà, năng suất trứng và trọng lượng trứng. Ông cho rằng nhu cầu protein trong suốt thời kỳ khai thác trứng cũng thay đổi, ở giai đoạn đầu năng suất trứng còn thấp nên nhu cầu protein thấp, khi năng suất trứng tăng lên và giữ ở đỉnh cao thì nhu cầu protein cao, thời gian này kéo dài cho đến khi năng suất trứng giảm dần ở cuối giai đoạn khai thác trứng thì nhu cầu protein giảm. Theo Rao và ctv (2002) nhu cầu về protein và axit amin không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ vì vậy stress nhiệt không ảnh hưởng đến năng suất của gia cầm nếu như cầu về protein và axit amin được thỏa mãn. Tuy nhiên, do stress nhiệt làm giảm khả năng ăn vào nên hàm lượng protein, axit amin trong khẩu phần cần tăng thêm. Cân bằng axit amin trong khẩu phần sẽ làm cho lượng mỡ tích tụ trong gan là thấp nhất dẫn đến làm tăng tỉ lệ nuôi sống của gia cầm trong điều kiện stress nhiệt. Khẩu phần có hàm lượng protein thấp cùng với sự cân bằng các axit amin thiết yếu (lysin và methionin) tạo hiệu quả hơn so với khẩu phần có hàm lượng protein tổng số cao do sự oxy hóa protein hay axit amin dư thừa sẽ làm gia tăng sự tạo nhiệt. 2.3.4. Nhu cầu về nước uống Trong điều kiện nhiệt độ môi trường cao và trong điều kiện stress nhiệt, cung cấp nước sạch, mát sẽ giúp gà giảm stress nhiệt nhờ vào quá trình làm mát thông qua lượng nước bốc hơi qua hệ thống hô hấp. Theo Xin và Gates (2002) tỉ số giữa nước uống và lượng ăn vào của gà mái đẻ trong điều kiện nhiệt độ môi trường cao (27350C) là 3,03,4. Adams (1973) nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ nước uống đến năng suất của gà đẻ và cho rằng cung cấp nước uống ở nhiệt độ 35400C gây ảnh hưởng xấu đến năng suất, làm lạnh nước có khả năng cải thiện được năng suất của gà. Nước lạnh 150C giúp tăng khả năng ăn vào từ 5 10% so với nước ấm 290C nhiệt độ nước uống là 35 C so với 3 C làm giảm sản lượng trứng 12% và giảm khả năng ăn vào 12gconngày (trích dẫn bởi Daghir, 2008). Leeson và Summers (1997) cũng cho rằng ở nhiệt độ môi trường là 320C khả năng ăn vào và sản lượng trứng được cải thiện khi nước được làm mát hơn so với bình thường là 50C. Trong suốt thời gian nhiệt độ cao 350C cho gà uống nước có chứa carbonat đã ngăn chặn đựơc tình trạng chất lượng vỏ trứng giảm (Odom, 1985). Ở nhiệt độ 320C gà mái đẻ uống nước gấp 2 lần so với ở nhiệt độ 240C. Lượng nước tiêu thụ nhiều nhất là ở tuần đẻ thứ 67 lúc sản lượng trứng đạt đỉnh cao. Sản lượng trứng sẽ giảm khi gà uống không đủ nước (Daghir, 2008). Ngoài số lượng, chất lượng nước cũng ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Ở các trại gà tập trung, nước uống sử dụng cho gà chủ yếu là nguồn nước ngầm. Nguồn nước này thường có tổng số chất rắn hòa tan cao (Daghir, 2008). Balnave (1993) tổng hợp các thông tin về ảnh hưởng nguồn nước mặn lên chất lượng vỏ trứng và cho rằng nước bị nhiễm mặn cũng như nước giếng ngầm có ảnh hưởng xấu đến chất lượng vỏ trứng. Tốc độ nhạy cảm với nguồn nước bị nhiễm mặn tăng theo tuổi của gà mái và sự tăng của trọng lượng trứng. Chất lượng vỏ trứng cũng giảm theo sự gia tăng nồng độ natri clorua trong nước. Một trong những nguyên nhân gây nên chất lượng vỏ trứng giảm là do gà đẻ nhận natri clorua từ nguồn nước sẽ làm giảm ion bicarbonat của tuyến tạo vỏ. Yosolewitz và Balnave (1989) (trích dẫn bởi Daghir, 2008) cho rằng hydrat carbon ở dạng họat động ở gà uống nước nhiễm mặn thấp hơn đáng kể so với gà uống nước bình thường, từ đó kết luận rằng sự rối lọan trao đổi chất liên quan đến giảm chất lượng vỏ trứng do uống nước nhiễm mặn liên quan đến việc cung cấp carbonat hơn là canxi đi đến tuyến tạo vỏ để hình thành vỏ trứng. Bổ sung axit ascorbic hay zincmethionin vào khẩu phần ăn có thể là giải pháp làm giảm tác hại do ảnh hưởng của độ mặn nước (Balnave, 1993). 2.4.1. Chất béo Chất béo là một nhóm các chất được tìm thấy trong mô của động vật và thực vật, chúng không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ như benzen, ête và cloroform. Năng lượng tiêu hóa của chất béo bằng khoảng 2,5 lần so với tinh bột (Cheeke, 1999). Theo Leeson và Summers (1997) 1 kg dầu thực vật cung cấp khoảng 8700 Kcal, có thể sử dụng dầu thực vật, dầu cọ, dầu dừa làm thức ăn cho gia cầm. Đối với gà đẻ có thể bổ sung dầu dừa từ 15% khẩu phần. Kakuk (1988) (trích dẫn bởi Dương Thanh Liêm và ctv, 2002) ghi nhận khả năng tiêu hóa của một số chất béo và tinh bột được trình bày trên bảng 2.4. Bảng 2.4: Khả năng tiêu hóa của chất béo so với tinh bột Thực liệu Khả năng tiêu hóa (%) ME (Kcalkg) Dầu đậu nành Mỡ heo Tinh bột 95 89 90 9168 8785 4200 Nguồn: Kakuk, 1988 Vì năng lượng cao nên chất béo là nguồn cung cấp năng lượng lý tưởng cho khẩu phần cần có nguồn năng lượng cao. Khi nhiệt độ môi trường cao thì khả năng ăn vào của gà giảm nên năng lượng ăn vào giảm vì vậy cần phải tăng năng lượng của khẩu phần để bù đắp lại sự thiếu hụt năng lượng do lượng ăn vào giảm, vì vậy việc bổ sung chất béo có thể bù đắp phần năng lượng bị thiếu hụt năng lượng do ăn vào giảm. Nhiệt tỏa ra khi chuyển hóa chất béo thấp hơn so với tinh bột và protein (Daghir, 2008) nên một trong những phương thức có hiệu quả cao nhằm tăng năng lượng trong khẩu phần trong điều kiện nắng nóng là bổ sung chất béo vào khẩu phần. Blaxter (1989) cũng cho rằng sự giải phóng nhiệt từ tiêu hóa và trao đổi của chất béo thấp hơn xấp xỉ 30% so với tinh bột (trích dẫn bởi Lê Hồng Mận, 2005). Bổ sung chất béo vào khẩu phần cũng giúp làm tăng hiệu quả sử dụng năng lượng của các thành phần khác của thức ăn (Mateo và Sell, 1981). Chất béo làm giảm tốc độ vận chuyển của thức ăn trong ống tiêu hóa, trong khi nhiệt độ môi trường cao sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn (Reddy, 2000). Chất béo còn làm trơn thức ăn, tạo hương vị hấp dẫn gà, nên gà thích ăn và dễ nuốt hơn. Theo Rao và ctv (2002) khả năng tiêu thụ thức ăn tăng 17% khi bổ sung 5% chất béo vào khẩu phần cho gà bị stress nhiệt. Daghir (2008) cho biết bổ sung chất béo vào khẩu phần của gà đẻ làm tăng khả năng ăn vào 17,2% ở 31oC và chỉ 4,5% ở nhiệt độ thấp 1018oC, bổ sung chất béo vào khẩu phần ở 31oC làm cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn một cách rõ rệt. 2.4.2. Methionin Methionin là một axit amin không thay thế trong dinh dưỡng gia cầm. Theo Leeson và Summers (1997) methionin có 4 dạng cơ bản DLmethionin (dạng bột), DLmethionin Na (dạng chất lỏng), methionin hydroxyl analogue (dạng chất lỏng) và methionin hydroxyl analogue Ca (dạng bột). Methionin hiện đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay là dạng DL methionin, có công thức cấu tạo như sau: CH3 S CH2 HCNH2 COOH Methionin cùng với cystin tham gia quá trình tạo lông, điều hòa trao đổi chất béo, cùng với vitamin E phòng chứng nhiễm mỡ gan. Methionin tham gia quá trình tổng hợp cholin, serin, cystin cần thiết cho phát triển và sinh sản của tế bào, hồng cầu, tế bào trứng, làm tăng hiệu quả sử dụng năng lượng trong thức ăn (Võ Bá Thọ, 1996). Trước đây, người ta cho rằng trong điều kiện stress nhiệt cần tăng hàm lượng protein trong khẩu phần để bù vào lượng thiếu hụt do khả năng ăn vào giảm. Ngày nay, người ta nhận thấy điều này có thể tác hại đến gia cầm. Quá trình trao đổi chất dinh dưỡng trong cơ thể không thể đạt được hiệu quả 100% và kết quả là nhiệt được và như vậy nhiệt sinh ra sẽ cao. Nhiệt sản sinh ra nhiều sẽ tạo cho gà tăng cơ chế thải nhiệt (như thở gấp, tăng tuần hoàn máu). Vì vậy, trong điều kiện stress nhiệt không nên tăng hàm lượng protein thô mà chỉ nên tăng hàm lượng các axit amin thiết yếu trong khẩu phần. Bằng cách sử dụng các axit amin tổng hợp, chúng ta có thể duy trì lượng ăn vào các chất dinh dưỡng cần thiết mà không làm tăng sinh nhiệt do hàm lượng protein thô dư thừa. Theo Lesson và Summers (1997) nên duy trì hàm lượng methionin và lysin tổng hợp ở mức tương ứng là 360 mg và 720 mgconngày. Theo NRC (1994) nhu cầu methionin của gà đẻ thương phẩm là 450 mg conngày cho gà ăn khẩu phần có mức methionin và cystein là 700mg. Phạm Quang Hoán và ctv (2003) cho rằng nhu cầu methionin trong khẩu phần gà Lương Phượng sinh sản là 0,46%. Từ methionin có thể chuyển hóa thành cystein, cystin. Đây là phản ứng một chiều vì vậy không thể cung cấp cystein hay cystin để thay thế methionin. Robert (1994) cho biết tỉ lệ tiêu hóa các axit amin giảm khi nhiệt độ chuồng nuôi tăng, tỉ lệ tiêu hóa của methionin ở 210C là 92% giảm xuống còn 87% ở 310C (trích dẫn bởi Nguyễn Đức Hưng, 2006). Theo Waldroup (1995), khi thời tiết nắng nóng cần phải tăng methionin trong khẩu phần để bù lại lượng thiếu hụt do khả năng ăn vào giảm, với mức 384 mg methionin ngày cho sản lượng trứng cao nhất và 402 mg ngày cho trọng lượng trứng cao nhất. Navarro (2003) theo dõi ảnh hưởng của việc bổ sung dầu mỡ cùng với việc bổ sung axit amin chứa lưu huỳnh vào khẩu phần nhằm tăng sản lượng trứng, ông nhận thấy bổ sung methionin mức 650 750 mg không tác động đến năng suất trứng và trọng lượng trứng trừ khi bổ sung kèm với 2 4% dầu mỡ. Việc bổ sung axit amin chứa lưu huỳnh có tác dụng làm tăng trọng lượng lòng đỏ, trong khi đó tăng năng lượng làm tăng số lượng trứng sản xuất ra. Vitamin C là một axit hữu cơ, trong tự nhiên chúng có 2 dạng: dạng khử (Laxit ascorbic) và dạng oxy hóa (axit dehydroascorbic), có cấu trúc hóa học như sau: O = C O = C HO ─ C 2H O =C HO ─ C O O =C O H ─ C +2H H─C HO ─ C ─ H OH─ C CH2OH CH2OH Vitamin C có dạng bột trắng, tan trong nước, rất nhạy cảm với oxy trong không khí với sự hiện diện của kim loại nặng. Khi đã bị oxy hóa thì mất tác dụng của vitamin C.Vitamin C là một axit yếu, vừa có tính khử, vừa có tính oxy hóa, thể hiện bản chất năng động trong các phản ứng cho và nhận điện tử như sinh tổng hợp ADN, ARN, chuyển hóa tyrosin, tổng hợp glycogen, trao đổi cholesterol, trao đổi canxi, chuyển hóa axit folic, oxy hóa hemoglobin, tổng hợp corticosteroit, oxy hóa vitamin A, NADP, NADPH, oxy hóa khử glutation, chuyển hóa vitamin D, chuyển hóa adrenalin, kích thích quá trình photphorin hóa ADP (Bùi Hữu Đoàn, 2004). Vitamin C rất cần thiết cho việc tạo nên những chất kháng thể “fagocita” và “humoralis” để chống lại với bệnh tật (Dương thanh Liêm và ctv, 2002). Vitamin C có tác dụng kích thích đại thực bào, làm tan màng polysaccarit của vi khuẩn nên nó có tác dụng làm tăng sức đề kháng của cơ thể. Vitamin C cần thiết cho sự chuyển hóa vitamin D3 ở thận thành calcitriol giúp điều hòa hấp thu canxi, vận chuyển và tích trữ trong vỏ trứng (Brains và Brake, 1995). Gia cầm có khả năng tổng hợp vitamin C. Tuy nhiên, khi nhiệt độ môi trường cao khả năng này bị giảm, không thể bù đắp lượng bị mất đi, vì vậy cần phải cung cấp thêm từ bên ngoài (Daghir, 2008). Thornton (1961) cho rằng mức axit ascorbic trong máu giảm khi nhiệt độ môi trường gia tăng từ 21 đến 31oC, là kết quả LAscorbic acid Acid dehydroascorbic 2008). Ahmad và ctv (1967) cho rằng axit ascorbic làm hạn chế sự gia tăng của nhiệt độ trong suốt quá trình stress nhiệt khi nhiệt độ lên đến 35oC. Bổ sung axit ascorbic sẽ cải thiện khả năng chịu nhiệt và giảm tỉ lệ chết khi nhiệt độ môi trường cao (Pardue, 1984). Vitamin C giúp cho quá trình điều hòa các “hocmon chống stress” như corticosteron và aldosteron giúp kiểm soát sự huy động và phóng thích năng lượng dự trữ của cơ thể. Nếu bị stress nặng vỏ thượng thận sẽ mất khả năng sản xuất corticosteron, gà bị chết. Vitamin C giúp điều hòa việc chuyển biến này, tránh sự suy sụp cấp của vỏ thượng thận (Võ Bá Thọ, 1996). Theo Brains và Brake (1995) vitamin C kết hợp với enzym 1αhydroxylase giúp chuyển hóa vitamin D3 ở thận thành dạng có hoạt tính sinh học là 1α hydroxyvitamin D3 (hay calcitriol), giúp điều hòa việc trao đổi canxi theo sơ đồ: Ở ruột Vitamin D3 Gan 25 hydroxylase 25 hydroxyvitamin D3 Thận 1αhydroxylase + vitamin C 1α 25hydroxyvitamin D3 (Calcitriol) + Tuyến cận giáp trạng Parathormon Điều hòa trao đổi canxi Theo Perek (1963) bổ sung axit ascorbic vào khẩu phần gà đẻ giúp cải thiện được trọng lượng trứng, độ dày vỏ trứng và sản lượng trứng (trích dẫn bởi Daghir, 2008). Njoku (1989) cũng phát hiện thấy thêm axit ascorbic vào khẩu phần gà đẻ đã giá thành chi phí thức ăn cho 1 kg sản phẩm trứng. Brains và Brake (1995) cho rằng mức ascorbic axit trong huyết tương chỉ tăng khi bổ sung ít nhất là 250mg 1 lít nước uống (250ppm), thông thường bổ sung ở mức 1g1 lít nước uống (1000ppm) và cần khoảng thời gian từ 12 đến 16 giờ sau khi bổ sung mức ascorbic axit trong huyết tương của gà mới đạt được nồng độ cao nhất và giữ ổn định trong vòng 12 đến 20 giờ. 2.4.4. Chất điện giải Các nguyên tố khoáng đơn hoá trị Na+, K+, Cl đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp protein của mô, duy trì trạng thái ổn định bên trong và bên ngoài tế bào, duy trì điện thế của màng tế bào, áp suất thẩm thấu và trạng thái cân bằng axit kiềm cũng như chức năng của thần kinh và enzyme (Olanrewaju, 2007). Cân bằng điện giải liên quan đến cân bằng giữa Na + K Cl trong khẩu phần. Theo Leeson và Summers (2007) mức cân bằng bình thường vào khoảng 250mEq. Để đạt được điều này cần phải tăng mức Na hay K và giảm Cl trong khẩu phần. Borges và Fischer (2003) cho rằng mức cân bằng axit kiềm tốt nhất cho tăng trọng là 236 mEqkg, cho chuyển hoá thức ăn là 207 mEqkg, trung bình là 221,5 mEqkg. Bổ sung KCl vào nước uống cho gà thịt đã làm tăng năng suất và khả năng sống của chúng trong điều kiện gà bị stress nhiệt (35 380C) (Ahmad, 2008). Khi nhiệt độ môi trường tăng, tần số hô hấp ở gia cầm sẽ tăng để tăng tốc độ làm mát bằng sự bốc hơi nước. Khi gia cầm thở gấp thì có xu hướng sẽ mất nhiều CO2 và như vậy sẽ làm thay đổi cân bằng axit kiềm, pH của máu có thể thay đổi từ 7,2 đến 7,5 đến 7,7. Sự thay đổi pH máu cùng với sự mất ion bicacbonate gây ảnh hưởng đến chất lượng vỏ trứng, sức khoẻ gia cầm và quá trình trao đổi chất (Leeson và Summers, 1997). Theo Võ Bá Thọ (1996) nhiệt độ môi trường cao làm thay đổi chất điện giải trong huyết tương, thay đổi chỉ số cân bằng axit kiềm trong máu, tăng nồng độ ion âm tạo môi trường axit, tăng hàm lượng canxi thải ra, làm giảm chất lượng vỏ trứng nên cần phải tăng cường các cation kiềm để lập lại sự cân bằng chỉ số axit kiềm, cân bằng canxi và tăng cường chất lượng vỏ trứng. lượng khí CO2 từ máu dồn về phổi nhiều làm cho lượng CO2 trong máu giảm làm cho pH của máu cao và trở nên kiềm tính do đó làm giảm canxi dạng ion trong máu, đây là dạng canxi được các tế bào ống dẫn trứng sử dụng để tạo thành vỏ trứng. Vì vậy, chất lượng vỏ trứng có thể được cải thiện bằng việc cân bằng axit kiềm thông qua việc bổ sung ion HCO3 vào thức ăn hay vào nước uống (Odom, 1985). 2.5. Một số đặc điểm của gà Lương Phượng 2.5.1. Nguồn gốc Gà Lương Phượng là giống gà có nguồn gốc từ Trung Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc. Sau ngày Trung Quốc được giải phóng, công ty xuất nhập khẩu Trung Sơn đã độc quyền mua giống gà này để xuất khẩu bán qua cửa khẩu Thạch Kỳ, từ đó người ta quen gọi là gà Thạch Kỳ. Gà Thạch Kỳ thuần chủng có khối lượng bé, sinh trưởng và sinh sản kém nên cuối thập kỷ 70 các nhà chăn nuôi Hồng Kông đã nhập giống gà Kabir của Israel cho lai với gà Thạch Kỳ thuần chủng để tạo ra gà Thạch Kỳ Kabir được gọi tắt là gà Thạch Kỳ tạp. Công ty trách nhiệm hữu hạn chăn nuôi gà Lương Phượng Nam Ninh Trung Quốc đã chọn lọc theo cá thể và theo gia đình qua mười thế hệ để tạo ra gà Lương Phượng được Trung Quốc công nhận là giống gà mới vào tháng 6 năm 2004 (Lâm Nhị Khắc, 2007). 2.5.2. Đặc điểm ngoại hình Đặc điểm ngoại hình của gà Lương Phượng rất giống với gà địa phương, mào, tích, tai đầu có màu đỏ. Gà trống có mào cờ đứng, ngực rộng, dài, lưng phẳng, chân cao trung bình, lông đuôi vểnh lên. Gà mái đầu thanh tú, thể hình rắn chắc, chân thẳng nhỏ. Màu lông đa phần là vằn sọc dưa, lông cú sẫm, số ít có màu nâu sẫm điểm lông đen rất hấp dẫn với người chăn nuôi và tiêu dùng. Gà giết mổ da màu vàng, thịt thơm ngon đậm đà như gà địa phương (Trần Công Xuân và ctv, 2002). 2.5.3. Tính năng sản xuất Gà Lương Phượng có tốc độ sinh trưởng nhanh, khối lượng cơ thể lúc 70 ngày tuổi đạt 1 5 1 6 kgcon Tiêu tốn thức ăn là 2 4 2 6 kg thức ăn cho 1 kg tăng 24 tuần tuổi, khối lượng cơ thể gà mái đạt 2100g, gà trống đạt 2700g. Bảng 2.5: Khả năng đẻ trứng và tiêu tốn thức ăn của gà Lương Phượng Trung Quốc bố mẹ nhập nội nuôi tại An Nhơn Bình Định Tuần tuổi Tuần đẻ Tỉ lệ đẻ (%) TTTA cho 10 quả trứng giống (kg) 26 4 7,45 18,27 27 5 42,88 3,18 28 6 59,87 2,54 29 7 68,06 2,33 30 8 72,80 1,78 31 9 67,69 2,18 32 10 62,63 2,74 33 11 61,63 2,62 34 12 63,74 2,44 35 13 65,88 2,32 36 14 64,71 2,36 37 15 60,05 2,57 38 16 59,49 2,64 39 17 56,25 2,79 40 18 57,62 2,69 41 19 54,91 2,83 41 20 54,00 2,88 43 21 53,48 2,91 44 22 57,08 2,73 45 23 57,71 2,69 46 24 53,95 2,64 47 25 50,41 2,87 48 26 47,77 3,11 49 27 46,35 3,19 50 28 46,94 3,16 Nguồn: Lý Văn Vỹ và ctv (2002) Sản lượng trứng đạt 182 quả trên năm, tỉ lệ phôi 92%, số gà conmáinăm đạt 135 con (Trần Công Xuân và ctv, 2002). Gà Lương Phượng nuôi tại Trung Quốc bắt đầu đẻ vào tuần tuổi thứ 24, tỉ lệ đẻ đạt 55% ở tuần tuổi 25, gà đẻ đạt đỉnh cao 70%, sau đó giảm dần (Lâm Nhị Khắc, 2007). Lý Văn Vỹ và ctv (2002) theo dõi khả năng sinh sản của gà Lương Phượng bố mẹ nuôi tại Trại thực nghiệm An Nhơn có khối lượng trứng trung bình đạt 53 56gquả, tỉ lệ phôi 95 96%, tỉ lệ nởphôi đạt 82 83%. Tỉ lệ đẻ năm 2002 được trình bày trên bảng 2.5. 2.6. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.6.1. Nghiên cứu ngoài nước Nghiên cứu về các chất bổ sung cho gia cầm trong mùa nắng nóng được rất nhiều nhà dinh dưỡng trên thế giới quan tâm. Dale và Fuller (1978) nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường và khẩu phần có chứa chất béo đến sự chọn lựa thức ăn của gà thịt, cho thấy trong điều kiện stress nhiệt khả năng ăn vào ở khẩu phần có chứa hàm lượng chất béo cao cao hơn và hệ số chuyển hóa thức ăn thấp hơn so với khẩu phần có chứa hàm lượng tinh bột cao. Li và ctv (1992) nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến sinh nhiệt liên quan đến khả năng ăn vào và nhiệt độ cơ thể ở gà đẻ, kết quả nhiệt độ môi trường cao đã làm giảm khả năng ăn vào và làm tăng nhiệt độ cơ thể. McKee và Harrison (1995) nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin C trong khẩu phần đến sinh trưởng và khả năng chịu đựng các tác nhân stress đồng thời như cắt mỏ, nhiễm cầu trùng nhân tạo và nhiệt độ môi trường cao (28 330C) ở gà con giống Hubbard 0 2 tuần tuổi với các mức vitamin C là 150 và 300ppm, kết quả cho thấy mức 150ppm đã làm tăng năng suất và khả năng chống chịu các yếu tố stress. McKee và Harrison (1997) nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung ascorbic axit đến chuyển hóa năng lượng trong điều kiện stress nhiệt, kết quả cho thấy stress nhiệt làm giảm tăng trọng và khả năng ăn vào, bổ sung axit ascorbic làm tăng khả năng ăn vào, giảm sinh nhiệt, tăng nồng độ ascorbic axit trong huyết tương. Aitboulahsen và ctv (1995) nghiên cứu ảnh hưởng của clorua kali cải thiện khả năng chịu nhiệt của gà thịt trong điều kiện stress nhiệt, kết quả cho thấy bổ sung 0,6% KCl vào nước uống làm tăng khả năng chịu nhiệt của gà thịt. Bùi Hữu Đoàn (1998) nghiên cứu ảnh hưởng của vitamin C đến quá trình chuyển hóa canxi, photpho ở gà mái sinh sản cho kết quả ở mức bổ sung vitamin C 250 và 500ppm đã làm tăng sản lượng trứng lên 6,5 10,8%, tăng tỉ lệ trứng giống 4,6 8,8%, tăng độ dày vỏ trứng 0,02 0,04mm, tăng tỉ lệ trứng có phôi 5,111,2%, tăng tỉ lệ nở 5,1 9,3%, tăng 2,7 3,0% khoáng tổng số trong xương chày, tăng 2,8 5,5mg% canxi huyết thanh, tăng 2,7 5,7 ppm vitamin C huyết thanh. Lâm Minh Thuận (1995) theo dõi ảnh hưởng của các mức protein và năng lượng thức ăn đến năng suất của gà đẻ thương phẩm trong mùa khô và mùa mưa đã kết luận trong điều kiện nắng nóng những giống mà tỉ lệ đẻ thấp hơn 70% và tiêu thụ thức ăn trên 100g con ngày thì tỉ lệ protein khẩu phần là 18% có thể đáp ứng đủ nhu cầu. Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thời gian thực hiện Thời gian thực hiện: từ ngày 1 tháng 5 năm 2009 đến ngày 30 tháng 7 năm 2009. 3.2. Địa điểm thực hiện Đề tài được thực hiện tại Trại nghiên cứu thực nghiệm chăn nuôi An Nhơn, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. 3.3. Nội dung nghiên cứu Thí nghiệm nhằm so sánh năng suất sinh sản và hiệu quả kinh tế của việc bổ sung methionin, chất béo (dưới dạng dầu dừa), vitamin C, Electrolytes riêng lẻ hoặc kết hợp hai hoặc ba thành phần này so với không bổ sung gì vào thức ăn căn bản của gà đẻ giống Lương Phượng 35 tuần tuổi. Do vitamin C có tính axit, không thể pha chung với Electrolytes nên không bố trí lô thí nghiệm bổ sung đồng thời vitamin C và Electrolytes. 3.3.1. Bố trí thí nghiệm Bổ sung dầu dừa, methionin vào thức ăn; vitamin C, Electrolytes vào nước uống theo sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.1. Thí nghiệm được tiến hành trên 576 mái và 72 trống Lương Phượng 35 tuần tuổi, mỗi lô gồm 48 mái và 6 trống và được lặp lại 3 lần (16 mái và 2 trống 1 lần lặp lại). Các lô thí nghiệm đảm bảo đồng đều về giống, lứa tuổi, mật độ (4,87 con m2 chuồng), qui trình nuôi dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh và chế độ chăm sóc. 25 Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm Lô TN Lô 1 (ĐC) Lô 2 (Dầu) Lô 3 (Met.) Lô 4 (Dầu+ Met) Lô 5 (Vit.C) Lô 6 (Dầu+ Vit.C) Lô 7 (Met. +Vit.C) Lô 8 (Dầu+Met. +Vit.C) Lô 9 (Elect.) Lô 10 (Dầu+ Elect.) Lô 11 (Met.+ Elect.) Lô 12 (Dầu+Met +Elect.) Dầu dừa (%) 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 Methionin (%) 0 0 0,1 0,1 0 0 0,1 0,1 0 0 0,1 0,1 Vitamin C (gl) 0 0 0 0 0,5 0,5 0,5 0,5 0 0 0 0 Electrolytes (gl) 0 0 0 0 0 0 0 0 0,5 0,5 0,5 0,5 (Bổ sung 0,5g vitamin C 1 lít nước uống tương đương với nồng độ vitamin C trong nước uống là 500ppm) 26 3.3.2 Vật liệu nghiên cứu Thức ăn thí nghiệm dùng cho gà đẻ được phối trộn từ nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương và các thức ăn bổ sung được bán trên thị trường theo công thức được trình bày ở bảng 3.2. Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần cơ sở Thực liệu % ME (Kcal) CP (%) Lys. (%) Met. (%) Met.+ Cyst. (%) Ca (%) P (%) NaCl (%) Chất béo (%) Chất xơ (%) Thành tiền (đkg) Bắp 56,00 1842 4,6 0,17 0,10 0,12 0,31 0,14 1,67 1,06 2666 Cám 5,00 127 0,6 0,02 0,01 0,01 0,01 0,02 0,66 0,42 213 Tấm 7,60 227 0,6 0,02 0,01 0,02 0,02 0,02 0,17 0,71 392 KD đậu nành 14,00 359 6,5 0,20 0,08 0,09 0,06 0,00 0,15 0,80 1407 Bột cá 8,00 212 4,3 0,24 0,07 0,04 0,32 0,10 0,24 0,80 0,03 1294 Lysin 0,30 0,30 91 Methionin 0,19 0,19 230 Premix () 0,20 196 Bột vỏ sò 7,00 2,45 97 DCP 1,50 0,33 0,27 158 Bazym 0,20 72 ADE 0,05 30 Tổng 100,0 2768 16,6 0,95 0,45 0,27 3,50 0,55 0,24 3,46 3,03 6844 () Premix của công ty Bayer Việt Nam sản xuất, thành phần được trình bày ở phần phụ lục Thành phần dinh dưỡng (theo tính toán) của hỗn hợp thức ăn: Năng lượng trao đổi: 2768 Kcalkg TA Protein thô: 16,6% Lysin: 0,95% Methionin: 0,45% Canxi: 3,50% Photpho hữu dụng: 0,55% NaCl: 0,24% Các chất bổ sung gồm: Vitamin C của công ty Bayer Việt Nam sản xuất Electrolytes của công ty Bayer Việt Nam sản xuất có thành phần như sau: 27 Sodium chloride: 9,272% Potassium chloride: 3,50% Sodium bicarbonate: 0,35% Methionin của công ty Ajinomoto Nhật Bản sản xuất chức chứa 99% DLmethionin. 3.4. Các chỉ tiêu theo dõi 3.4.1. Nhiệt ẩm độ chuồng nuôi Nhiệt ẩm độ chuồng nuôi được được theo dõi trong suốt thời gian tiến hành thí nghiệm. Nhiệt ẩm độ chuồng nuôi được đo bằng nhiệt ẩm kế điện tử đặt trong chuồng cách nền chuồng 1,5m. Số liệu được ghi chép cách 2 giờ một lần từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối (6 giờ, 8 giờ, 10 giờ, 12 giờ, 14 giờ, 16 giờ, và 18 giờ). 3.4.2. Tỉ lệ đẻ Trước khi tiến hành thí nghiệm 2 tuần cho toàn bộ gà thí nghiệm ăn khẩu phần cơ sở, sắp xếp gà thí nghiệm theo tỉ lệ đẻ, theo dõi tỉ lệ đẻ theo từng lô và điều chỉnh để đảm bảo tỉ lệ đẻ của gà ở các lô là tương đối đồng đều nhau. Sau 2 tuần này mới bắt đầu tính thời gian thí nghiệm và bắt đầu ghi nhận số trứng sản xuất cho chỉ tiêu tỉ lệ đẻ. Trứng thu thập theo từng lô, nhặt trứng 4 lần trong ngày (lúc 6 giờ, 10 giờ, 14 giờ và 18 giờ), sau đó ghi chép lại số trứng thu được trong ngày theo lô. Tỉ lệ đẻ (%) = (Tổng số trứng đẻ trong tuần Tổng số gà mái ngày trong tuần) x 100 3.4.3. Khối lượng trứng Cân vào một ngày cố định trong tuần. Lấy ngẫu nhiên mỗi lô 6 quả, cân từng quả với cân bàn 200g có độ chính xác là 0,2g. 3.4.4. Kiểm tra chất lượng vỏ trứng Mỗi tháng kiểm tra 1 lần, mỗi lần kiểm tra 5 quảlô Trứng kiểm tra được cân khối lượng từng quả. Đập lấy phần vỏ, bóc bỏ vỏ lụa, cân khối lượng vỏ. Dùng thước kẹp palmer đo ở ba vị trí trên vỏ trứng là đầu to, đầu nhỏ và vùng xích đạo. Tỉ lệ vỏ trứng (%) = Khối lượng vỏ Khối lượng trứng 100 28 Độ dày vỏ trứng (mm) = (Độ dày đầu to + Độ dày đầu nhỏ + Độ dày phần xích đạo) 3 3.4.5. Tỉ lệ trứng đủ tiêu chuẩn giống Trứng đủ tiêu chuẩn giống là những trứng có hình dạng và kích thước cân đối, hình ô van. Trứng không quá to (>65g) hoặc quá bé (

Ngày đăng: 10/12/2017, 21:43

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w