1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM CHỨA NUCLEOTIDES VÀO THỨC ĂN HEO CON 21 – 60 NGÀY TUỔI, GÀ THỊT 1 – 21 NGÀY TUỔI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

91 311 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM CHỨA NUCLEOTIDES VÀO THỨC ĂN HEO CON 21 – 60 NGÀY TUỔI, GÀ THỊT 1 – 21 NGÀY TUỔI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

Y Z

LÊ MINH CẨM NGỌC

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM CHỨA NUCLEOTIDES VÀO THỨC ĂN HEO CON 21 – 60 NGÀY TUỔI, GÀ THỊT 1 – 21 NGÀY TUỔI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 11/2010

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

Y Z

LÊ MINH CẨM NGỌC

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM CHỨA NUCLEOTIDES VÀO THỨC ĂN HEO CON 21 – 60 NGÀY TUỔI, GÀ THỊT 1 – 21 NGÀY TUỔI

Chuyên ngành: Chăn nuôi

Trang 4

LỜI CẢM TẠ

Mãi mãi nghi nhớ công ơn Ba – Mẹ

Là người đã sinh thành, nuôi dưỡng, động viên cho con vượt qua những khó khăn trong học tập để vững bước vươn lên trong cuộc sống Xin kính dâng thành quả học tập của con lên công ơn sinh thành và dạy dỗ của Ba – Mẹ, cùng các em là những người đã hy sinh nhiều nhất để tôi có được ngày hôm nay

Thành kính ghi ơn

TS Dương Duy Đồng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bản luận văn thạc sĩ này

Vô cùng biết ơn

Công ty Asia Chemical Corporation (ACC) đã cung cấp chế phẩm Ascogen

và tài liệu tham khảo cần thiết để tôi hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ này

Chân thành cảm ơn:

Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

Ban Chủ Nhiệm và quý thầy cô khoa Chăn Nuôi – Thú Y trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh

Ban Chủ Nhiệm và quý thầy cô phòng Đào tạo Sau Đại học trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh

Bộ môn Dinh Dưỡng, trại thực tập chăn nuôi khoa Chăn nuôi – Thú y, trường Đại học Nông Lâm, thành phố Hồ Chí Minh

Đã tạo điều kiện, giúp đỡ, giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài

Xin bày tỏ lòng biết ơn đến

Các bạn, anh, chị học viên lớp Cao học Chăn nuôi 2006 đã động viên, chia sẻ

và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, thực hiện và hoàn tất đề tài

Chân thành biết ơn

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực

và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Lê Minh Cẩm Ngọc

Trang 6

SUMMARY

The study “Effects of supplemental preparations containing nucleotides in feed of pigs from 21 days to 60 days old and broiler from 1 day to 21 days old”, that was carried out from November 2008 to June 2009 at Experimental Husbandry Farm of Nong Lam University, Ho Chi Minh City, with 78 cross-breeding pigs (Duroc, Yorkshire and Landrace) and 264 COBB broiler

The experiment in pigs from 21 days to 60 days old were used in 3 treatments which the first treatment (Lo I) was supplied 2% blood plasma, the second treatment (Lo II) 1% blood plasma + 0,1% Ascogen, the third treatment (Lo III) 0,1% Ascogen

The experiment in broiler from 1 day to 21 days old were used in 3 treatments which the first treatment (Lo I) was supplied 0% Ascogen, the second treatment (Lo II) 0,05% Ascogen for chicken from 1 day to 10 days of age, the third treatment (Lo III) 0,5% Ascogen for chicken from 1 day to 21 days of age

The results were obtained as follows:

The experiment in pigs: results showed that diets supplemented with 1% blood plasma + 0,1% Ascogen resulted in the highest gain (average 60 days old - weight 22,62kg/pig, average gain 15,7 kg/pig, daily gain 403 g/pig/day), P< 0,01 The feed conversion ratio (FCR) in trails additional 1% blood plasma + 0,1% Ascogen was the lowest (lo I: 1,58; lo II: 1,48; lo III: 1,57), P < 0,01 The rate of diarrhea (%) in trails additional 0,1% Ascogen was lower than trails not add Ascogen (lo I: 2,86; lo II: 2,17; lo III: 2,66), P > 0,05 The γ – globulin (g/DL) content in pig blood at 60 days old in lo I: 1,43; lo II: 1,48, lo III: 1,25; (P > 0,05) The feed cost per kg of live weight gain (đ/kg feed) in lo I: 18.003; lo II: 16.505; lo III: 16.488 Results showed that diets supplemented with 0,1% Ascogen had a high economic benefits, decreasing from 8,32 to 8,42% feed cost compared to the diets not add Ascogen

Trang 7

The experiment in broiler: The treatments supplied 0,05% Ascogen in feed

of broiler from 1 to 10 days old and 1 to 21 days old showed that differences in daily gain (g/day), dailly feed (g/day), FCR (kg feed/kg gain) and the development

of intestine villi length of the broiler in trails supplemented 0,05% Ascogen and non-Ascogen is not significant statistically, (P>0,05)

Trang 8

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đề tài “Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm chứa nucleotides vào thức

ăn heo con 21 - 60 ngày tuổi, gà thịt 1 - 21 ngày tuổi” được tiến hành tại trại thực

nghiệm chăn nuôi trường Đại học Nông Lâm TP.HCM từ tháng 11 năm 2008 đến tháng 6 năm 2009 trên 78 heo con lai thương phẩm DYL và 264 gà thịt giống COBB

Thí nghiệm trên heo 21 - 60 ngày tuổi được tiến hành với 3 lô Lô I: bổ sung 2% bột huyết tương, lô II: bổ sung 1% bột huyết tương + 0,1% Ascogen, lô III: bổ sung 0,1% Ascogen

Thí nghiệm trên gà thịt 1- 21 ngày tuổi được tiến hành với 3 lô Lô I: không

bổ sung Ascogen, lô II: bổ sung 0,05% Ascogen từ 1 - 10 ngày tuổi, lô III: bổ sung 0,05% Ascogen từ 1 - 21 ngày tuổi

Kết quả thu được như sau:

Trên heo: kết quả thí nghiệm cho thấy khẩu phần có bổ sung 1% bột huyết tương + 0,1% Ascogen đem lại kết quả tăng trọng cao nhất (TLBQ 60 ngày tuổi 22,62kg/con, TTBQ 15,7 kg/con, TTTĐ 403 g/con/ngày), P<0,01 HSCBTA (kgTA/kgTT) của lô có bổ sung 1% bột huyết tương + 0,1% Ascogen là thấp nhất (lô I: 1,58; lô II: 1,48; lô III: 1,57), P<0,01 Tỷ lệ tiêu chảy (%) của lô có bổ sung

0,1% Ascogen thấp hơn so với lô không bổ sung Ascogen (lô I: 2,86; lô II: 2,17; lô

III: 2,66), P > 0,05 Hàm lượng globulin (g/dL) của heo 60 ngày tuổi ở lô I: 1,25, lô II: 1,48, lô III: 1,43; (P > 0,05) Chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng (đ/kg TT) ở lô I: 18.003; lô II: 16.505; lô III: 16.488 Kết quả thí nghiệm cho thấy khẩu phần có bổ sung 0,1% Ascogen mang lại lợi ích kinh tế cao, giúp tiết kiệm 8,32 - 8,42% chi phí thức ăn so với không bổ sung Ascogen

Trên gà: kết quả bổ sung 0,05% Ascogen vào thức ăn gà thịt từ 1 - 10 ngày tuổi và 1 - 21 ngày tuổi cho thấy sự khác biệt về TTTĐ, TATTBQ, HSCBTA và độ dài nhung mao ruột của các lô có bổ sung 0,05% Ascogen và không bổ sung

Trang 9

MỤC LỤC

Nội dung Trang

Trang tựa 1

Trang Chuẩn Y 2

Lý lịch cá nhân 3

Lời cảm tạ 4

Lời cam đoan 5

Summary 6

Tóm tắt luận văn 8

Mục lục 9

Danh sách các hình 12

Danh sách các bảng 13

Danh sách các biểu đồ 14

Danh sách các từ viết tắt 15

Chương 1 MỞ ĐẦU 16

1.1 Đặt vấn đề 16

1.2 Mục tiêu 17

1.3 Yêu cầu 17

Chương 2 TỔNG QUAN 18

2.1 Sơ lược về sinh lý tiêu hóa - hấp thu trên thú heo con 18

2.2 Sơ lược về sinh lý tiêu hóa - hấp thu trên gia cầm non 20

2.3 Cơ thể học và sinh lý của ruột non 21

2.4 Bột huyết tương 24

2.5 Nucleotides 25

2.5.1 Nucleotides là gì? 25

2.5.2 Thành phần cấu tạo của nucleotides 25

2.5.3 Chức năng của nucleotides 26

2.5.4 Tầm quan trọng của nucleotides 27

Trang 10

2.5.5 Vai trò của nucleotides 31

2.5.6 Lợi ích của việc bổ sung nucleotides 32

2.6 Chế phẩm Ascogen 33

2.7 Các acid hữu cơ (acidifier) 34

2.8 Nấm men 36

2.9 Lược duyệt một số nghiên cứu bổ sung chế phẩm chứa nucleotides vào thức ăn heo, gà 36

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 40

3.1 Nội dung 40

3.2 Phương pháp thí nghiệm 40

3.2.1 Thí nghiệm 1: Thí nghiệm trên heo con 40

3.2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm 40

3.2.1.2 Đối tượng thí nghiệm 40

3.2.1.3 Bố trí thí nghiệm 40

3.2.1.4 Chỉ tiêu theo dõi 41

3.2.1.5 Điều kiện thí nghiệm 45

3.2.2 Thí nghiệm 2: Thí nghiệm trên gà 48

3.2.2.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm 48

3.2.2.2 Đối tượng thí nghiệm 48

3.2.2.3 Bố trí thí nghiệm 48

3.2.2.4 Chỉ tiêu theo dõi 49

3.2.2.5 Điều kiện thí nghiệm 51

3.3 Hiệu quả kinh tế 56

3.4 Phương pháp xử lý số liệu 57

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 58

4.1 Thí nghiệm trên heo 58

4.1.1 Trọng lượng của heo ở các lô thí nghiệm 58

4.1.2 Thức ăn tiêu thụ bình quân của heo ở các lô thí nghiệm 62

Trang 11

4.1.4 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy của heo ở các lô thí nghiệm 64

4.1.5 Tỷ lệ nuôi sống 65

4.1.6 Hàm lượng globulin trong máu 66

4.1.7 Hiệu quả kinh tế giữa các lô thí nghiệm 67

4.2 Thí nghiệm trên gà 68

4.2.1 Tăng trọng tích lũy bình quân của gà qua các giai đoạn 68

4.2.2 Tăng trọng tuyệt đối của gà qua các giai đoạn 70

4.2.3 Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân của gà qua các giai đoạn 72

4.2.4 Hệ số chuyển biến thức ăn của gà qua các giai đoạn 73

4.2.5 Tỷ lệ nuôi sống của gà qua các giai đoạn 75

4.2.6 Độ dài nhung mao ruột non của gà qua các giai đoạn 76

4.2.7 Hiệu quả kinh tế giữa các lô thí nghiệm 78

4.3 Thảo luận chung 79

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 81

5.1 Kết luận 81

5.2 Đề nghị 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

PHỤ LỤC 87

Trang 12

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1 Nhung mao ở tá tràng của heo con sơ sinh và heo con 3 ngày tuổi 22

Hình 2.2 Nhung mao ở tá tràng của heo con 7 và 21 ngày tuổi 23

Hình 2.3 Nhung mao ở tá tràng của heo con 38 ngày tuổi 23

Hình 2.4 Cấu trúc hóa học của nucleotides 26

Hình 3.1 Lấy máu ở tĩnh mạch cổ heo con 44

Hình 3.2 Mẫu máu để đông trước khi đưa đến phòng phân tích mẫu 44

Hình 3.3 Mổ lấy mẫu ở đoạn tá tràng 51

Hình 3.4 Ô chuồng nuôi gà thí nghiệm 55

Hình 3.5 Úm gà con 55

Hình 4.1 Nhung mao ở ruột non của gà 1 ngày tuổi 77

Hình 4.2 Nhung mao ở ruột non của gà 10 ngày tuổi 77

Hình 4.3 Nhung mao ở ruột non của gà 21 ngày tuổi 77

Trang 13

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên heo 41

Bảng 3.2 Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng thức ăn heo 21 - 60 ngày tuổi 45

Bảng 3.3 Thành phần nguyên liệu của khẩu phần thức ăn heo 21 - 60 ngày tuổi 46

Bảng 3.4 Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần thức ăn heo 21 - 60 ngày tuổi 47

Bảng 3.5 Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên gà 49

Bảng 3.6 Thành phần dinh dưỡng thức ăn gà thí nghiệm theo phân tích 51

Bảng 3.7 Thành phần nguyên liệu giai đoạn gà từ 1 - 21 ngày tuổi 52

Bảng 3.8 Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần thức ăn gà 1 - 21 ngày tuổi 53

Bảng 3.9 Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần thức ăn gà 22 - 42 ngày tuổi 54

Bảng 3.10 Lịch chủng ngừa vaccine cho gà thí ngiệm 56

Bảng 4.1 Trọng lượng của heo 21 và 60 ngày tuổi 58

Bảng 4.2 Thức ăn tiêu thụ bình quân của heo ở các lô thí nghiệm 62

Bảng 4.3 Hệ số chuyển biến thức ăn của heo ở các lô thí nghiệm 63

Bảng 4.4 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy của heo ở các lô thí nghiệm 64

Bảng 4.5 Hàm lượng globulin trong máu của heo ở các lô thí nghiệm 66

Bảng 4.6 Chi phí thức ăn cho tăng trọng của heo thí nghiệm 67

Bảng 4.7 Tăng trọng tích lũy bình quân của gà qua các giai đoạn nuôi 68

Bảng 4.8 Tăng trọng tuyệt đối của gà qua các giai đoạn nuôi 70

Bảng 4.9 Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân của gà qua các giai đoạn nuôi 72

Bảng 4.10 Hệ số chuyển biến thức ăn của gà qua các giai đoạn nuôi 73

Bảng 4.11 Tỷ lệ nuôi sống của gà qua các giai đoạn (%) 75

Bảng 4.12 Độ dài nhung mao ruột non của gà qua các giai đoạn 76

Bảng 4.13 Giá thành 1kg thức ăn của các lô thí nghiệm 78

Bảng 4.14 Chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng của gà ở các lô thí nghiệm 78

Trang 14

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1 Trọng lượng bình quân của heo 21 và 60 ngày tuổi 59

Biểu đồ 4.2 Tăng trọng bình quân của heo 21 - 60 ngày 60

Biểu đồ 4.3 Tăng trọng tuyệt đối của heo 21 - 60 ngày tuổi 61

Biểu đồ 4.4 Thức ăn tiêu thụ bình quân của heo ở các lô thí nghiệm 63

Biểu đồ 4.5 Hệ số chuyển biến thức ăn của heo ở các lô thí nghiệm 64

Biểu đồ 4.6 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy của heo ở các lô thí nghiệm 65

Bảng 4.7 Hàm lượng kháng thể trong máu của heo ở các lô thí nghiệm 67

Biểu đồ 4.8 Trọng lượng tích lũy bình quân của gà qua các giai đoạn nuôi 69

Biểu đồ 4.9 Tăng trọng tuyệt đối của gà qua các giai đoạn nuôi 71

Biểu đồ 4.10 Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân của gà qua các giai đoạn nuôi 73 Biểu đồ 4.11 Hệ số chuyển biến thức ăn của gà qua các giai đoạn nuôi 74

Trang 15

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

BMD: Bacitracin Methylene Disalicylate

DD: Dinh dưỡng

DYL: Duroc,Yorkshire, Lanrace

FAD: Flavine adenine dinucleotide

HDL: High-Density Lipoprotein (lipoprotein có tỷ trọng cao)

HSCBTA: Hệ số chuyển biến thức ăn

KTS: Khoáng tổng số

LDL: Low-Density Lipoprotein (lipoprotein có tỷ trọng thấp)

NAD: Nicotine adenine dinucleotide

NADP: Nicotine adenine dinucleotide phosphate

TA: Thức ăn

TN: Thí nghiệm

TLBQ: Trọng lượng bình quân

TTBQ: Tăng trọng bình quân

TTTĐ: Tăng trọng tuyệt đối

TATTBQ: Thức ăn tiêu thụ bình quân

TT: Tăng trọng

TTTL: Tăng trọng tích lũy

TTTLBQ: Tăng trọng tích lũy bình quân

VCK: Vật chất khô

Trang 16

Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Trong các giai đoạn phát triển của vật nuôi thì giai đoạn con non được quan tâm

và chú trọng nhất Trong giai đoạn này thú phải đối mặt với nhiều áp lực gây stress

từ môi trường sống như tách khỏi mẹ, sự chu chuyển đàn, sự thay đổi thức ăn, chỗ

ở Theo Koeppel (2000), những yếu tố gây stress là một trong những nguyên nhân làm suy giảm hệ thống miễn dịch trên thú, đây là thời điểm thuận lợi để vi khuẩn có hại xâm nhập, phát triển và gây bệnh trên thú Do vậy, ở giai đoạn heo con cai sữa người ta thường sử dụng bột huyết tương trong khẩu phần nhằm mục đích cung cấp một lượng đạm chất lượng cao, dễ tiêu hóa và một lượng kháng thể cho heo nhằm nâng cao khả năng đề kháng của cơ thể Tuy nhiên bột huyết tương có một số hạn chế như giá cao và các mối lo ngại về mầm bệnh còn lại trong bột huyết tương Vì thế, việc nghiên cứu, thử nghiệm để tìm ra sản phẩm có thể thay thể bột huyết tương

và khắc phục được phần nào những hạn chế của bột huyết tương đã và đang được nghiên cứu, thử nghiệm và ứng dụng

Nucleotides là thành phần cấu tạo nên acid nucleic, RNA và DNA Nucleotides

và các dẫn chất của chúng có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa sinh học của cơ thể Nucleotides có khả năng cải thiện khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch nên giúp thú đề kháng với các tác nhân gây bệnh tốt hơn (Tibbetts, 2007)

Gần đây, hướng nghiên cứu bổ sung những sản phẩm có chứa nucleotides

Trang 17

tự nhiên vào khẩu phần thức ăn chăn nuôi đang được khuyến cáo sử dụng Để có thể

sử dụng trong thực tế sản xuất rất cần những thử nghiệm đánh giá hiệu quả của việc

sử dụng nucleotides trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi Được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y, dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Dương Duy Đồng, chúng tôi tiến

hành đề tài “Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm chứa nucleotides vào thức

ăn heo con 21 - 60 ngày tuổi, gà thịt 1 - 21 ngày tuổi”

1.2 Mục tiêu

Đánh giá hiệu quả của việc bổ sung nucleotides trong thức ăn của heo con 21

- 60 ngày tuổi và gà thịt 1 - 21 ngày tuổi

1.3 Yêu cầu

Thực hiện thí nghiệm trên heo con từ 21 - 60 ngày tuổi và gà con từ 1 - 21 ngày tuổi Theo dõi các chỉ tiêu:

- Trên heo: tăng trọng, lượng thức ăn tiêu thụ, hệ số chuyển biến thức ăn, tỷ

lệ tiêu chảy, tỷ lệ sống, hàm lượng kháng thể trong máu, hiệu quả kinh tế

- Trên gà: tăng trọng, lượng thức ăn tiêu thụ, hệ số chuyển biến thức ăn, tỷ lệ sống, độ dài nhung mao ruột, hiệu quả kinh tế

Trang 18

Chương 2 TỔNG QUAN

2.1 Sơ lược về sinh lý tiêu hóa - hấp thu trên thú heo con

Khi sinh ra heo con đã bị tách khỏi nguồn dinh dưỡng của mẹ qua đường tuần hoàn, lúc này heo con sơ sinh sử dụng bộ máy tiêu hóa của chính mình để tiêu hóa và hấp thu thức ăn, thức ăn chính trong giai đoạn này là nguồn sữa mẹ Heo con

sơ sinh phụ thuộc vào kháng thể từ sữa đầu trong vài tuần đầu cho đến khi hệ thống miễn dịch phát triển hoàn chỉnh và có thể phản ứng với thách thức kháng nguyên từ các tác nhân gây nhiễm gặp phải trong môi trường

Heo con theo mẹ có tốc độ sinh trưởng cao, do đó nhu cầu dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ không thể đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển của heo con Sữa heo

mẹ giảm dần sau 3 tuần và giảm nhanh từ tuần thứ tư vì vậy tập ăn cho heo con trong giai đoạn này là hết sức quan trọng Tập ăn sớm có tác dụng luyện cơ năng tiêu hoá cho heo con, kích thích phản xạ tiết dịch vị, có lợi cho việc tiêu hoá, hấp thụ thức ăn sau này

Khi cai sữa việc chuyển đổi hoàn toàn từ sữa mẹ sang thức ăn thay thế sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa của heo con Sự thay đổi thức ăn cùng với các yếu tố gây stress khác làm cho heo con không thể tiêu hóa thức ăn gây tiêu chảy và tăng trưởng chậm Việc cai sữa làm thay đổi hình thái lòng ruột non, các nhung mao ruột ngắn

đi làm giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng Mào ruột (crypt), nơi mà

tế bào của chúng sẽ di chuyển dần lên đỉnh nhung mao để trở thành tế bào ruột trưởng thành với vi nhung mao hấp thu dưỡng chất lại sâu hơn bình thường (Trần

Trang 19

thành của quần thể tế bào ruột (do tốc độ thay thế nhanh) giúp giải thích tại sao heo

cai sữa tăng nhạy cảm đối với bệnh do E coli Vì vậy, heo con cần ít nhất 5 tuần

sau cai sữa để khôi phục lại hệ thống lông nhung trong đường ruột, đây cũng là một trong những nguyên nhân heo con dễ tiêu chảy ở giai đoạn sau cai sữa

* Sự thay đổi của bộ máy tiêu hóa khi cai sữa

Hampson và Kidder (1986) cho rằng màng nhầy ruột non có những thay đổi khi heo được cai sữa ở 3 - 4 tuần tuổi So với trước khi cai sữa, nhung mao ngắn đi 75% trong vòng 24 giờ sau cai sữa Tình trạng ngắn này vẫn tiếp tục nhưng giảm dần cho đến ngày thứ 5 sau cai sữa Mào ruột lại sâu hơn bình thường, mào ruột là nơi mà tế bào của chúng sẽ di chuyển dần lên đỉnh nhung mao để trở thành tế bào ruột trưởng thành với vi nhung mao hấp thu chất dinh dưỡng, vài enzyme tiêu hóa (lactase, glucosidase, protease) bị giảm nhưng maltase lại tăng, do đó khả năng hấp thu của ruột cũng giảm (Trích dẫn của Trần Thị Dân, 2004)

* Stress do cai sữa ở heo con

Các yếu tố gây stress cho heo con khi cai sữa có thể là do tách khỏi mẹ, chuyển thức ăn từ dạng lỏng sang dạng rắn, thay đổi chuồng trại và phân đàn Stress có khả năng là giảm chức năng của hệ thống miễn dịch, một số tress khác nhau làm tăng mức cortisol và các hormon khác trong hệ tuần hoàn của heo Cortisol làm giảm sức đề kháng với các tác nhân lạ Cortisol được xem là “hormone stress” Nó làm tăng huyết áp, tăng mức đường huyết và có tác động kháng miễn dịch tức ngăn cản khả năng miễn dịch trong cơ thể

Theo Trần Thị Dân (2004), cai sữa làm giảm đột ngột kháng thể thụ động

cùng với các stress khác sẽ làm tăng sự mẫn cảm của heo với các bệnh đường ruột Trên heo, stress liên quan đến cai sữa sớm dẫn đến suy giảm chức năng hàng rào

niêm mạc ruột, biểu hiện bằng sự giảm sức đề kháng và mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa (Smith và ctv, 2009)

Trang 20

2.2 Sơ lược về sinh lý tiêu hóa - hấp thu trên gia cầm non

Gà con mới nở hệ thống tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh vì vậy dinh dưỡng trong giai đoạn này rất cần thiết cho sự phát triển của các cơ quan nội tạng và

hệ thống tiêu hóa của gà về sau

Thức ăn tiêu thụ trong giai đoạn này sẽ thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của đường tiêu hóa và các cơ quan liên quan như gan và tụy Tuy nhiên, sự tăng trưởng của cơ thể và sự phát triển của đường tiêu hóa không xảy ra đồng thời Trong thời gian sau khi nở, dạ dày tuyến, mề và ruột non phát triển nhanh hơn so với trọng lượng cơ thể Ruột non phát triển không đồng đều (với tá tràng phát triển nhanh hơn không tràng và hồi tràng) ruột được phát triển hoàn chỉnh từ 3 - 8 ngày tuổi Trong một vài giờ sau khi nở chiều cao và diện tích nhung mao tăng lên nhanh chóng nhưng không thống nhất trong cả ruột, sự phát triển hoàn tất vào lúc 6 - 8 ngày ở tá tràng, 10 ngày ở không tràng và hồi tràng Mào ruột cũng tăng về số lượng và kích thước (Pelicia và ctv, 2009)

Hệ thống tiêu hóa của gia cầm con chỉ bắt đầu phát triển các chức năng của

nó khi gia cầm con bắt đầu ăn thức ăn Do gà con mới nở không thể sản xuất một phức hợp lớn của các enzym tiêu hóa nên sự tiêu hóa sẽ không đạt tối ưu, vì thế dinh dưỡng thích hợp trong tuần đầu tiên của gia cầm non rất quan trọng để đảm bảo hiệu suất tối ưu

Gà con trong giai đoạn đầu của cuộc sống phải đối mặt với một trong các quá trình chuyển đổi sinh lý khó khăn nhất vì nguồn dinh dưỡng như lipid và protein trong phôi thai được thay thế bởi các carbohydrate phức hợp, protein, và chất béo trong khẩu phần ăn thông thường Sự thay đổi nguồn cung cấp dinh dưỡng từ phôi trứng bằng cách ăn thức ăn rắn từ môi trường sẽ gây stress và ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ thống tiêu hóa trên gia cầm non (Rutz và ctv, 2007)

Gia cầm thích nghi với những thay đổi trong chế độ ăn tinh bột bằng cách thay đổi số lượng amylase tiết ra, diện tích bề mặt đường ruột và sự tập trung các tế bào ruột Sau khi nở, hệ thống vi nhung mao ruột được bắt đầu hoạt động và phát

Trang 21

động tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn khi các chất dinh dưỡng trong lòng đỏ dần cạn kiệt (Moran, 1984)

Các nghiên cứu cho thấy trên gia cầm con sự phát triển trong hình thái đường ruột biểu hiện bằng độ dài tăng thêm của lông nhung trong ruột non, dẫn đến

sự hấp thụ chất dinh dưỡng được cải thiện, cải thiện tốc độ tăng trưởng và hệ số chuyển biến thức ăn (Paul, 2009)

2.3 Cơ thể học và sinh lý của ruột non

Tiêu hóa ở ruột là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình tiêu hóa Ruột là nơi thực hiện chủ yếu sự hấp thụ các chất dinh dưỡng (sản phẩm của quá trình tiêu hoá) Bề mặt hấp thụ của ruột tăng lên rất nhiều nhờ các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các nhung mao và các vi nhung mao cực nhỏ nằm trên đỉnh của các tế bào nhung mao ruột tạo điều kiện hấp thụ hết các chất dinh dưỡng Tuy nhiên do sự thay đổi thức ăn và tập tính ăn sẽ làm nhung mao ruột bị mài mòn và ảnh hưởng đến khả năng hấp thu

Tổng diện tích của ruột non gia tăng nhờ sự hiện diện của nếp gấp màng nhầy ruột và nhung mao Đơn vị chức năng của ruột là nhung mao, nhung mao được bao phủ bởi các tế bào biểu mô hình trụ (gọi tắt là tế bào ruột), những tế bào này liên kết nhau bởi phức hợp mối nối rất phát triển Tế bào ruột được thay thế liên tục, tốc độ thay thế ở đây xảy ra nhanh nhất so với các nơi khác trong cơ thể, kéo dài khoảng 3 - 4 ngày trên thú trưởng thành Tế bào ruột trưởng thành sẽ bị loại thải tại đỉnh của nhung mao để được thay thế bởi tế bào mới Trên thú sơ sinh thời gian thay thế khoảng 7 - 10 ngày Do đó, khi tế bào biểu mô ruột của thú non bị hư hại thời gian cần có để phục hồi thành ruột non thường kéo dài hơn thú trưởng thành

Tế bào ở nhung mao bắt nguồn từ sự phân chia tế bào chưa biệt hóa ở mào ruột Tế bào mào ruột có khả năng phân tiết Khi tế bào này di chuyển đi từ mào ruột lên phía trên của nhung mao, chúng trưởng thành để trở thành tế bào có khả năng hấp thu của nhung mao, nghĩa là nhung mao của chúng trở nên dài, mỏng và nhiều hơn, đồng thời hệ thống enzyme tiêu hóa phát triển Như thế, nếu đỉnh nhung mao bị hư hại thì tế bào ruột với chức năng hấp thu bị mất và khi ấy sự phân tiết dịch trở nên

Trang 22

chiếm ưu thế Khi tổn thương tế bào chưa trưởng thành ở mào ruột sự thay thế tế bào vi nhung mao bị cản trở trầm trọng; do đó, hậu quả tương tự như khi tế bào nhung mao bị tổn thương Tế bào nhung mao bị ngắn lại và hợp nhất nhau, tình trạng này gọi là bất dưỡng nhung mao, kết quả là làm giảm diện tích hấp thu ở màng nhày ruột (Trần Thị Dân, 2004)

(Skrzypekvà ctv, 2005)

Hình 2.1 Nhung mao ở tá tràng của heo con sơ sinh và heo con 3 ngày tuổi

Trang 23

(Skrzypekvà ctv, 2005)

Hình 2.2 Nhung mao ở tá tràng của heo con 7 và 21 ngày tuổi

(Skrzypekvà ctv, 2005)

Hình 2.3 Nhung mao ở tá tràng của heo con 38 ngày tuổi

Ở gia cầm các quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng diễn ra rất tích cực trong ruột non cũng như trên bề mặt nhung mao của niêm mạc ruột, điều này thể hiện qua mật độ lông nhung trên 1cm2 ở ruột non gia cầm rất lớn, hơn các loại gia súc khác (Dương Thanh Liêm, 2008)

Trang 24

Theo Smith (1990), trên gà có sự thay đổi sâu sắc xảy ra trong sự phát triển của niêm mạc ruột non sau khi nở, bao gồm sự trưởng thành của tế bào ruột, mào ruột và nhung mao ruột Điều này có ảnh hưởng lớn đến sự hấp thu các dưỡng chất

và tốc độ tăng trưởng của gà (trích dẫn bởi Garcia và ctv, 2007)

2.4 Bột huyết tương

Bột huyết tương là một loại thức ăn protein chất lượng cao, được làm từ máu tươi của động vật khỏe mạnh đã qua kiểm dịch và sản xuất bởi công nghệ đặc biệt sau khi đã loại bỏ các thành phần hữu hình trong máu Bột huyết tương có hàm lượng protein cao và thành phần acid amin cân đối nên dễ dàng được hấp thụ ở ruột non Hơn nữa trong bột huyết tương có các globulin miễn dịch với chức năng có thể bảo vệ heo con trước nhiễm trùng đường ruột và làm giảm kích thích miễn dịch

Do bột huyết tương có hàm lượng protein cao (78%), dễ tiêu hóa do chứa chủ yếu là albumin và globulin nên thành phần acid amin rất cân đối, phù hợp cho thú non Trong chăn nuôi, bột huyết tương được dùng cho khẩu phần tập ăn của heo con theo mẹ và heo con cai sữa Tỷ lệ sử dụng khoảng 2 - 5% trong khẩu phần Bột huyết tương là nguồn protein tốt nhất để ngăn chặn sự đình trệ tăng trưởng của heo con từ sau khi cai sữa

Chức năng của bột huyết tương:

+ Phát triển hệ thống tiêu hóa và cải thiện khả năng sử dụng thức ăn

+ Nâng cao tốc độ tăng trưởng, lượng thức ăn ăn vào và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con cai sữa sớm

+ Cải thiện khả năng miễn dịch và giảm tỷ lệ tiêu chảy của lợn con cai sữa sớm

+ Giảm tác động của môi trường và stress do cai sữa trên heo cai sữa sớm để tránh hội chứng stress trên heo con

Mục đích sử dụng bột huyết tương: là cung cấp lượng protein dồi dào và một lượng lớn globulin miễn dịch để bảo vệ heo con trước nhiễm trùng đường ruột, làm tăng đáp ứng miễn dịch, cải thiện hiệu quả tăng trọng và lượng thức ăn tiêu thụ

Trang 25

Tuy nhiên, yếu tố giới hạn lớn của bột huyết tương là giá rất cao nên không thể dùng với tỷ lệ cao, sẽ không kinh tế Ngoài ra, việc sử dụng bột huyết tương trong thức ăn chăn nuôi còn có mối lo ngại là mầm bệnh còn tồn tại trong bột huyết

tương sẽ là nguy cơ lây lan bệnh trong chăn nuôi

Động vật có 3 nguồn cung cấp nucleotides chủ yếu:

+ Cơ thể tự tổng hợp

+ Tái sử dụng từ tế bào chết + Hấp thu từ thức ăn

2.5.2 Thành phần cấu tạo của nucleotides

Nucleotides là một phân tử có cấu trúc ba phần, bao gồm một nhóm phosphate liên kết với một nhóm đường 5-carbon (pentose) và liên kết với nhóm base Nitơ

- Nhóm phosphat: Các nhóm phosphate bao gồm một hoặc sự kết hợp của hai hay ba đơn vị phosphate được gọi là monophosphate, diphosphate, hoặc triphosphate

- Đường pentose: là đường 5 cacbon Có 2 loại đường pentose trong acid nucleic là ribose và deoxyribose

+ Ribose (D - ribose): có trong RNA

+ Deoxyribose (2’ - Deoxy - D - ribose): có trong DNA

Trang 26

- Base nitơ có 2 loại: Pyrimidine và purine

+ Base pyrimidine: base pyrimidine có trong DNA là cytocine và thymine, trong RNA là cytocine và uracil

+ Base purine: Các base purine quan trọng là adenine và guanine

Hình 2.4 Cấu trúc hóa học của nucleotides 2.5.3 Chức năng của nucleotides

Nucleotides là đơn vị cấu tạo của acid nucleic Có hai loại acid nucleic đó là DNA (deoxyribonucleic acid) và RNA (ribonucleic acid) Chúng được tìm thấy bên trong các cấu trúc tế bào của các sinh vật sống

Ngoài tính di truyền, nucleotides cũng tham gia vào một số phản ứng sinh hóa trung gian và trao đổi chất Phân tử ATP (adenosine triphosphate) là một nucleotides bao gồm adenosine (là phức hợp adenine và một đường ribose) và nhóm 3-Phosphate (triphosphate), tầm quan trọng của ATP như là nơi lưu trữ năng lượng

Trang 27

tạo thành ATP, một liên kết hóa học giàu năng lượng được hình thành Năng lượng này được giải phóng khi ATP được chuyển hóa thành ADP và được tế bào sử dụng Nucleotides cũng đóng vai trò sinh học quan trọng có mặt trong các coenzym

và xúc tác nhiều phản ứng hóa học trong các tế bào như các coenzym NAD, NADP, FAD và coezyme A Bằng cách giải phóng năng lượng của nó, ATP kích hoạt hoặc tăng tốc độ hoạt động của các enzym, các chất xúc tác các phản ứng sinh hóa được gọi là coenzyme, hầu hết các coenzym là nucleotides

2.5.4 Tầm quan trọng của nucleotides

Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, kháng sinh kích thích tăng trưởng không còn được chấp nhận ở một số quốc gia và không bao lâu nữa sẽ bị cấm trên toàn thế giới Nguyên nhân cấm sử dụng kháng sinh kích thích tăng trưởng là do thuốc kháng sinh kháng chéo, tồn dư trong thịt, trứng, sữa có thể gây dị ứng ở người Hiện

đã có một xu hướng tương tự như vậy đối với việc loại bỏ dần các nguồn protein động vật (ví dụ: bột thịt, bột xương, bột huyết tương) để ngăn ngừa các bệnh lây từ động vật sang người (zoonotic), ví dụ như bệnh bò điên, salmonellosis Vì lý do đó,

có một nhu cầu cho các sản phẩm thay thế để thúc đẩy tăng trưởng và cung cấp cho động vật nguồn protein mà không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và năng suất của động vật, một nhóm các chất dinh dưỡng được sử dụng thay thế cho các nguồn protein động vật là chiết xuất nấm men (rất giàu nucleotides) Nucleotides tham gia vào quá trình phân chia của tế bào, và do đó nucleotides có liên quan đến sự tăng trưởng và đáp ứng miễn dịch của động vật (Rutz, 2007)

Trong mô hình chuỗi xoắn ốc của DNA ta thấy các nấc thang, các nấc thang của DNA được tạo nên từ sự kết hợp của hai nucleotides khác nhau Các nucleotides bắt cặp với nhau theo trình tự guanosine và cytosine, hoặc adenosine và thymidine RNA tương tự như DNA, ngoại trừ các uradine phân tử thay thế thymine trong cặp đó RNA là một trung gian giữa DNA và protein Gen là một chuỗi DNA rời rạc của các nucleotides, và gen tạo nên nhiễm sắc thể của chúng ta Vì vậy, nucleotides rất cần thiết cho việc tạo ra phân tử DNA và RNA mới Nếu không có

Trang 28

các nucleotides, cấu trúc DNA và RNA có thể không được thực hiện và sẽ không có

sự sống

Nucleotides cũng rất quan trọng cho sự chuyển hóa trong cơ thể Nucleotides cũng là nguồn chính của năng lượng hóa học, nó gây ra nhiều phản ứng ở cấp độ enzyme Nucleotides, tự mình hoặc kết hợp với các phân tử khác để tham gia vào hầu như tất cả các hoạt động của tế bào

Đối với động vật nói chung, để tiếp tục sống và phát triển, cơ thể phải liên tục tạo ra tế bào mới để thay thế các tế bào chết Hàng triệu tế bào phải được tạo ra mỗi phút để duy trì cơ thể Những tế bào này đều phải sử dụng nucleotides để tạo ra các tế bào mới dựa vào DNA và RNA Nucleotides được sử dụng cho việc tạo ra các tế bào, thay thế tế bào, bao gồm phát triển các tế bào miễn dịch, tế bào tinh trùng…Các tế bào máu, tế bào bạch cầu, tế bào đường ruột, tế bào tủy xương và tế bào não không thể sản xuất đủ nucleotides để đáp ứng các nhu cầu của chúng Nucleotides rất cần thiết cho các hoạt động của hệ thống miễn dịch để sửa chữa tế bào sau khi bị tổn thương do bệnh tật và giúp ngăn ngừa bệnh Stress cũng có thể làm tăng sự cần thiết của nucleotides để khắc phục những tác động có hại của kích thích tố do stress sinh ra và xây dựng hệ thống miễn dịch Nếu động vật không thể sản xuất nucleotides đầy đủ, chúng phải hấp thu từ thực phẩm ăn vào Tuy nhiên, trong thực phẩm thông thường số lượng nucleotides có thể sử dụng được khá thấp,

so với sự cần thiết của động vật Nghiên cứu gần đây cho thấy nhu cầu nucleotides của các tế bào phát triển nhanh chóng (niêm mạc ruột, các tế bào não, tủy xương và các mô liên quan đến miễn dịch) có thể lớn hơn lượng nucleotides được cung cấp từ

sự tự tổng hợp trong cơ thể (Paul, 2009)

Wissman (2003) cho rằng việc cung cấp nguồn nucleotides dồi dào sẵn có trong thức ăn cho phép động vật hấp thụ và sử dụng theo đúng nhu cầu mà cơ thể cần Bằng cách cung cấp nucleotides phong phú, hệ thống miễn dịch sẽ có thể hoạt động ở hiệu suất cao nhất, gan sẽ có thể tự sửa chữa sau khi bị hư tổn do các độc tố (ví dụ: mycotoxin), và các mô khác cũng có thể tự sửa chữa mình sau khi bị tổn

Trang 29

lợi ích đáng kể vào nucleotides được thêm vào trong chế độ ăn uống Nghiên cứu đã được thực hiện trên gà, thách thức chúng với virus của bệnh Newcastle, gà được cho ăn với một chế phẩm thương mại có bổ sung nucleotides trước những thách thức với các virus đã có một tỷ lệ sống cao hơn nhiều so với những gà được cho ăn thức ăn bình thường

Việc bổ sung các nucleotides sẽ làm tăng khả năng chống nhiễm khuẩn ở động vật và con người, điều này đã được chứng minh trong một nghiên cứu khác được thực hiện trên chuột Những con chuột được tiếp xúc với một chủng gây bệnh

của vi khuẩn Staphylococcus aureus Nhóm chuột cho ăn khẩu phần ăn thông

thường có tỷ lệ tử vong 100%, nhóm khác ăn khẩu phần có bổ sung nucleotides có

tỷ lệ sống sót cao hơn nhiều (53% tử vong trong một nhóm ăn 0,25 RNA% trong khẩu phần ăn, 74% tử vong trong một nhóm ăn 0,06% adenine, và tỷ lệ tử vong 58% trong một nhóm ăn 0,06% uracil) Các nghiên cứu về độc tố mycotoxin đã được thực hiện trên gia cầm và lợn, với khẩu phần ăn tiêu chuẩn và khẩu phần ăn có

bổ sung nucleotides, kết quả cho thấy mycotoxin trong gan của những động vật ăn khẩu phần có nucleotides bổ sung có mức thấp hơn đáng kể so với nhóm cho ăn khẩu phần tiêu chuẩn Ngoài ra, mycotoxin thải ra trong phân của nhóm động vật có

bổ sung nucleotides trong khẩu phần cao hơn nhóm cho ăn khẩu phần tiêu chuẩn không có bổ sung nucleotides, điều này cho thấy nhóm được bổ sung nucleotides bài tiết độc tố nhiều hơn so với nhóm đối chứng

Động vật có vú ở giai đoạn theo mẹ hệ thống miễn dịch chưa trưởng thành,

đó là lý do mà nó nhận được một số lượng lớn nucleotides từ sữa mẹ để giúp trưởng thành hệ thống miễn dịch Điều này có thể giải thích tại sao sữa của động vật có vú đặc biệt giàu nucleotides và cần phải bổ sung nucleotides vào khẩu phần ăn của thú non trước và sau cai sữa (Tibbetts, 2007)

Giai đoạn cai sữa heo con chuyển tiếp nguồn thức ăn từ sữa mẹ sang thức ăn dạng rắn, như vậy heo con sẽ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng như nucleotides Nucleotides được biết đến như là yếu tố quyết định cho sự phát triển của đường tiêu hóa và chức năng miễn dịch (Puiga và ctv, 2007) Tác động của

Trang 30

nucleotides hiệu quả nhất khi bổ sung vào trong khẩu phần thức ăn của heo trước cai sữa Vì vậy, nên bắt đầu bổ sung nucleotides càng sớm càng tốt sau khi sinh, mặc dù lượng thức ăn ăn vào của heo con trước cai sữa thấp Nucleotides được cung cấp trong giai đoạn đầu của cuộc sống sẽ tăng cường phát triển các cấu trúc nhung mao và vi sinh vật đường ruột dẫn đến sự gia tăng hoạt động của đường ruột, tạo điều kiện cho tiêu hóa thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng, tỷ lệ chuyển hóa thức ăn (FCR) vì thế được cải thiện (Hoffmann, 2006)

Cũng theo Hoffmann (2006) heo con mới sinh hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, heo con nhận được lượng kháng thể mẹ truyền hiện diện trong sữa Về sau, nồng độ kháng thể trong sữa sẽ giảm dần, đồng thời hệ thống miễn dịch của heo con dần dần được phát triển Tuy nhiên, sự phát triển này chưa thật sự hoàn thiện, heo con cai sữa rơi vào một khoảng cách miễn dịch, là do việc cung cấp các kháng thể của mẹ đột nhiên dừng lại nhưng khả năng miễn dịch nội bộ chưa được thiết lập đầy

đủ Ở giai đoạn này phần lớn người chăn nuôi phải đối mặt với vấn đề sức khỏe và tiêu chảy của heo con sau cai sữa Điều này có thể giảm đáng kể nếu nucleotides được bổ sung cho heo con vào giai đoạn trước hoặc ngay sau cai sữa

Paul (2009) cho rằng bảy ngày đầu tiên của cuộc sống rất quan trọng trong

sự phát triển của hệ thống miễn dịch ở gà con, quá trình này là một quá trình tốn nhiều năng lượng và nucleotides thì rất cần thiết trong giai đoạn này để giúp tế bào của hệ thống miễn dịch tăng trưởng nhanh để hệ thống miễn dịch được phát triển một cách nhanh chóng Điều này có thể là một trong những lý do cải thiện tỷ lệ gia cầm sống, cũng như giảm tỷ lệ tử vong

Một số lựa chọn tự nhiên để thay thế kháng sinh và chất kích thích tăng trưởng trong sản xuất thịt gia cầm đã được nghiên cứu, nucleotides có thể là một trong những lựa chọn thay thế Các tác động có lợi của các nucleotides trên toàn vẹn

tế bào đường ruột như sự phát triển, sự gia tăng đáng kể các tế bào ruột và khả năng hấp thu đã được Tsujinaka (1993) và Dell'Orto (2002) chứng minh (trích dẫn bởi Pelicia, 2009)

Trang 31

Trong nhiều năm qua, acid nucleic và nucleotides không được coi là chất dinh dưỡng cần thiết để bổ sung vào khẩu phần thức ăn chăn nuôi Người ta nghĩ rằng tất cả các sinh vật có thể cung cấp đủ lượng nucleotides để đáp ứng nhu cầu sinh lý của bản thân Tuy nhiên, trong điều kiện nhất định, bao gồm cả phát triển nhanh chóng, cung cấp thức ăn hạn chế, căng thẳng, thách thức miễn dịch và một số tác nhân gây stress khác… thì cơ thể không tổng hợp đủ và kịp thời lượng nucleotides cần thiết để đáp ứng cho nhu cầu, do vậy việc bổ sung nucleotides vào khẩu phần thức ăn chăn nuôi là cần thiết (Tibbetts, 2007)

2.5.5 Vai trò của nucleotides

Quá trình trao đổi chất trên trên thú có năng suất cao cần sự phát triển nhanh của tế bào Hầu hết các tế bào đều có thể tự sản xuất ra những phân tử cần cho DNA

và RNA trong sự phân chia tế bào, tuy nhiên quá trình này chậm và tốn nhiều năng lượng

Sự tạo nucleotides trong tế bào cần nhiều thời gian và năng lượng, sự tổng hợp các purin trong tế bào là một quá trình rất phức tạp Sự bổ sung nucleotides sẽ làm giảm năng lượng và thời gian cho sự phát triển của tế bào trong cơ thể

Các tế bào của hệ thống miễn dịch, tế bào tủy xương, tế bào lympho và hồng cầu không thể tổng hợp purine Các mô khác như tế bào màng nhày ruột không thể sản xuất đủ purine cần thiết để bao phủ vì thế nucleotides quan trọng cho tất cả các

cơ quan với sự tổng hợp nhanh các tế bào như: tế bào có thẩm quyền miễn dịch, tế bào dạ dày ruột, tế bào nhung mao ruột, tế bào gan

Nucleotides cải thiện sự phát triển của nhung mao ruột, điều này làm cho diện tích bề mặt trong của ruột lớn hơn và sự hấp thu chất dinh dưỡng cao hơn Thí nghiệm trên chuột của Uauy và ctv (1990), Uauy và Stringel (1988) cho rằng việc cung cấp nucleotides vào thức ăn sẽ làm tăng chiều dài nhung mao ruột 25%, lớn hơn chuột cho ăn khẩu phần bình thường không có bổ sung nucleotides (Trích dẫn của Bustamante và ctv, 1994)

Nucleotides được xem là yếu tố quan trọng trong dinh dưỡng động vật đặc biệt là trong thời gian phát triển nhanh hay stress sinh lý có khả năng kích hoạt miễn

Trang 32

dịch Thức ăn có nguồn gốc từ purine và pyrimidine thì quan trọng cho những chức năng tối ưu của những tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch Trước đây người ta cho rằng nucleotides không cần thiết cho sự phát triển bình thường của thú, nhưng kết quả trong những thí nghiệm gần đây có thể chứng minh, giải thích được là nucleotides cần cho đáp ứng miễn dịch, nó cần thiết cho sự phát triển và hoạt động của tế bào T (Kulkarni và ctv, 1994)

Như vậy, vai trò của nucleotides lên sự phát triển của vật nuôi là:

Nucleotides tác động hiệu quả lên hệ miễn dịch, tăng cường khả năng kháng lại sự nhiễm khuẩn và virus

Là chất liệu cơ sở của cấu trúc tế bào, rất cần thiết trong giai đoạn cơ thể tăng trưởng nhanh Ở thú non, cơ thể tăng trưởng rất nhanh chóng nên cần bổ sung thêm nucleotides vào khẩu phần ăn hàng ngày để giúp thú tăng trưởng tốt và tăng cường khả năng miễn dịch

Nucleotides tác động tích cực lên hệ vi khuẩn đường ruột, thúc đẩy chủng vi khuẩn có lợi phát triển và ức chế các chủng vi khuẩn gây hại cho cơ thể

Trên thú non, nucleotides có tác động bảo vệ sự vẹn toàn và trưởng thành của niêm mạc ruột, hoàn thiện chức năng đường ruột và giảm số lần tiêu chảy

2.5.6 Lợi ích của việc bổ sung nucleotides

Theo Wissman (2003) đã có nhiều nghiên cứu cho thấy các lợi ích từ việc bổ sung nucleotides vào khẩu phần ăn của động vật, các lợi ích bao gồm:

Tăng sức đề kháng đối với bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus

Tăng tốc sản xuất kháng thể

Gia tăng các tế bào bạch cầu trung tính

Gia tăng số lượng đại thực bào

Đảo ngược tình trạng suy dinh dưỡng

Tăng hoạt động tế bào giết tự nhiên (NK) và sản xuất interleukin-2

Tăng cholesterol HDL huyết tương (các cholesterol tốt)

Trang 33

Gan phục hồi nhanh sau khi bị tổn thương

Tích cực tác động trên các mô đường ruột

Ruột được phục hồi nhanh sau khi bị tiêu chảy

Phục hồi nhanh chóng các tác hại do stress gây ra

2.6 Chế phẩm Ascogen

Trong điều kiện chăn nuôi phổ biến như hiện nay, nguồn cung cấp nucleotides tự sinh không đảm bảo đủ nhu cầu Vì vậy, khi gặp phải các vấn đề về sức khỏe như mầm bệnh, stress…cơ thể phải huy động toàn bộ nucleotides tự sinh nhằm đối phó và phục hồi trong những điều kiện này Điều này có nghĩa là sẽ không có đủ nucleotides trong quá trình tăng trưởng, tái sản xuất và phát triển

So với những sản phẩm khác trên thị trường, Ascogen với công thức độc đáo của PSB –complex, thiết kế đặc biệt cho từng loại vật nuôi và các loại thức ăn khác nhau cho phép tối đa hóa khả năng hấp thụ những thành phần, hoạt chất chính trong ruột non, từ đó giải phóng ra những đơn vị nucleotides hữu dụng nhanh chóng và kịp thời cho nhu cầu sử dụng các loại nucleotides này trong cơ thể ngay khi cần Điều này đảm bảo cho một tình trạng sức khỏe tối ưu cũng như cải thiện quá trình tăng trưởng và phát triển

Ascogen là sản phẩm của công ty Chemoforma Chế phẩm Ascogen được tạo nên từ các chất có nguồn gốc tự nhiên, thành phần chính là các nucleotides tinh chế Ascogen là chất dinh dưỡng bổ sung được sử dụng trên thú giống và thú vỗ béo có tác dụng khuyến cáo là làm tăng toàn diện sức đề kháng và sức sản xuất của thú

Sản phẩm được trình bày dưới dạng bột, bao 25kg

* Thành phần của chế phẩm Ascogen

Thành phần của chế phẩm Ascogen bao gồm:

- RNA tinh chế được trích từ nấm men

- Nucleotides tinh chế

- Tiền thân của nucleotides

- Các acid hữu cơ

- Nấm men vô hoạt

Trang 34

* Lượng Ascogen sử dụng trộn vào thức ăn (khuyến cáo của nhà sản

xuất):

Trên heo:

Heo con trước khi cai sữa: 2000g/tấn thức ăn

Heo con cai sữa: 1000g/tấn thức ăn cho đến 40 ngày sau khi cai sữa

Heo nái: 500g/tấn thức ăn, hoặc nái cho con bú 3g/nái/ngày, nái mang thai 2g/nái/ngày

Trên gà:

Gà 1 - 10 ngày tuổi: 1000g/tấn thức ăn

Gà 11 ngày tuổi - xuất thịt: 500g/tấn thức ăn

Gà đẻ, gà giống: 500g/tấn thức ăn

Ascogen có khả năng chịu nhiệt nên có thể bổ sung vào thức ăn gia súc ở

dạng bột, dạng viên hay ép đùn

* Tác dụng của chế phẩm Ascogen

Tác dụng lên hệ thống miễn dịch: đối với hệ thống miễn dịch dịch thể chế

phẩm Ascogen có khả năng thúc đẩy sự sản xuất kháng thể, giúp gia tăng sức kháng

cự lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus cảm nhiễm, thú nhiễm bệnh có tỷ lệ tử vong thấp hơn Ngoài ra, ở hệ thống miễn dịch tế bào Ascogen có khả năng thúc đẩy sự nhân lên của các lympho bào, gia tăng số lượng đại thực bào làm tăng tế bào

NK (nature killer) hoạt động và tăng sản xuất interleukin-2…làm tăng đề kháng với bệnh

Tác dụng lên hệ tiêu hóa: đối với hệ tiêu hóa, chế phẩm Ascogen có khả năng cải thiện các tế bào đường ruột và sự phát triển của nhung mao ruột Khi sử dụng Ascogen sự phát triển của vi nhung mao được cải thiện Điều này dẫn đến bề mặt trong ruột lớn hơn và sự hấp thu dưỡng chất cao hơn Ngoài ra Ascogen còn làm giảm các thương tổn ở màng nhày dạ dày do stress gây ra

2.7 Các acid hữu cơ (acidifier)

Acid hữu cơ có tác dụng cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột, cải thiện tiêu

Trang 35

men prebiotic, từ sự cung cấp trực tiếp vào thức ăn vật nuôi và từ sản phẩm lên men

của các loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột như Lactobacillus acidophilus, Streptococcus faecium

Theo Dương Thanh Liêm (2007), một số acid hữu cơ thường dùng trong thức

ăn chăn nuôi bao gồm:

-Acid formic: sát khuẩn mạnh

-Acid lactic: hạ pH mạnh, ức chế vi khuẩn lên men thối

-Acid propionic: Ức chế nấm mốc

-Acid butyric: Sát khuẩn G- và G+, kích thích ăn nhiều

-Acid fumaric, a.malic, a.citric, a.succinic: thơm, ngon

* Vai trò của acid hữu cơ:

- Làm giảm pH đường ruột

- Ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, duy trì cân bằng vi khuẩn đường ruột

- Tiêu diệt vi khuẩn bệnh

- Tăng sự tái tạo lớp tế bào vi nhung mao (acid butyric): Na butyrat làm tăng chiều dài nhung mao lên 30%

- Hỗ trợ sự tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng: hoạt hóa pepsin để hỗ trợ tiêu hóa protein

* Hiệu quả của việc sử dụng acid hữu cơ

- Tác dụng trên thức ăn nguyên liệu: có tác dụng kháng khuẩn, làm

giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và nấm

- Ảnh hưởng trên dạ dày: làm giảm pH trong dạ dày tạo ra hàng rào cản chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh vào ống tiêu hóa, tao điều kiện để pepsin hoạt động tối ưu

- Kháng vi khuẩn ở dạ dày: kiểm soát và khống chế sự phát triển vi khuẩn ở dạ dày, ruột theo cơ chế hoạt động sau: Làm giảm độ pH một cách vừa phải, có khả năng đi xuyên qua màng tế bào vào trong citoplasma của vi khuẩn

Trang 36

(Những acid hữu cơ có phân tử trọng nhỏ thì khả năng đi xuyên qua màng tốt hơn loại có phân tử trọng lớn)

có những loại nấm men có thể gây bệnh

Thành phần chất khô của nấm men bao gồm protein và các chất có Nitơ khác chiếm 50%, chất béo 1,6%, hydratcarbon 33,2%, vách tế bào 7,6%, tro 7,6% Thành phần của các chất này không ổn định, nó có thể thay đổi trong quá trình nuôi cấy hoặc quá trình lên men Ngoài ra nấm men còn chứa các vitamin B2, B3, B5, B6 và những chất có chứa vitamin khác không được tiết ra ngoài dưới dạng tinh chế Như vậy hàm lượng đáng chú ý của nấm men là protein và nguồn vitamin nhóm B

Protein của nấm men tương đương protein động vật nhưng giá trị sinh học cao hơn protein thực vật Ở nhiệt độ cao và bình thường, dưới tác dụng của protease

có sẵn trong nấm men, protein sẽ biến thành pepton, peptid và axit amin

Nấm men đại diện cho một nguồn protein thay thế bền vững, tương đối rẻ tiền và dễ sản xuất trên quy mô công nghiệp, có thể sử dụng nấm men như nguồn thay thế bột cá trong khẩu phần ăn cho nhiều loài

2.9 Lược duyệt một số nghiên cứu bổ sung chế phẩm chứa nucleotides vào thức

ăn heo, gà

Trong nước: Trần Nguyên Hà (2006) cho rằng bổ sung chế phẩm Nupro (có

chứa nucleotides) ở mức 2% trên heo con cai sữa đến 50 ngày tuổi cho kết quả

Trang 37

(2006) bổ sung chế phẩm Ascogen ở mức 0,1% trên heo con cai sữa đến 50 ngày tuổi cũng cho kết quả TTBQ và TTTĐ cao hơn lô không bổ sung Ascogen, P < 0,05

Ngoài nước:

Theo Tibbetts (2007), nhiều thử nghiệm cho thấy rằng khi sử dụng những sản phẩm có chứa chiết xuất nấm men (nguồn chứa nucleotides) và các peptide để thay thế bột huyết tương trong khẩu phần thức ăn thì kết quả cho thấy năng suất đạt được cao hơn hoặc bằng

Mahan (1999) đã chứng minh rằng sản phẩm peptide protein kết hợp với nấm men chiết xuất hoàn toàn có thể thay thế protein huyết tương nếu chế độ ăn đã được xác lập Trong chế độ ăn không chứa bột huyết tương, các protein thực vật sẽ được thay thế nguồn protein động vật để cải thiện lượng thức ăn ăn vào (Maribo, 2001) Tsujinaka (1999) cho rằng trong các nghiên cứu trên chuột cho thấy nucleotides cải thiện được khả năng trưởng thành và phát triển của ruột (Trích dẫn bởi Tibbetts, 2007)

Chemoforma Ltd (1987) đã trình bày trong báo cáo của mình rằng các ảnh hưởng có lợi đã được thấy trên gà giò khi được bổ sung nucleotides lâu dài, các ảnh hưởng này bao gồm cải thiện về trọng lượng cơ thể, chuyển hóa thức ăn, tình trạng sức khỏe, trọng lượng hạ thịt, chất lượng thịt và trọng lượng ức, đùi, cánh Tại cùng

1 thời điểm các gà cũng cho thấy có sự giảm mỡ ở bụng và mô và có sự sụt giảm đáng kể về lượng thức ăn ăn vào Hơn nữa, tỷ lệ chết giảm rõ rệt cũng đã được ghi nhận (Trích dẫn bởi Thongwittaya và ctv, 1992)

Nucleotides làm tăng chiều dài nhung mao ruột và cải thiện các phản ứng miễn dịch của gà thịt, thúc đẩy sự hấp thụ chất dinh dưỡng và tăng trọng tăng (Yu

và ctv, 2002) Nucleotides có ảnh hưởng đáng kể trong quá trình phát triển tế bào đường ruột và phục hồi tế bào ruột bị tổn thương do stress hoặc tác nhân gây bệnh gây ra (McCauley và ctv, 1998) Các tác động có lợi của các nucleotides trên toàn vẹn tế bào đường ruột với sự gia tăng đáng kể các tế bào mào ruột đã được chứng minh (Tsujinaka và ctv, 1993) Nucleotides là chất dinh dưỡng cần thiết liên quan

Trang 38

đến việc phát triển và sửa chữa đường ruột, phát triển cơ xương, chức năng tim và đáp ứng miễn dịch (Grimble và Westwood, 2000) Trích dẫn bởi Pelicia, 2009

Kết quả từ những thử nghiệm của công ty Chemoforma năm 1983 ở Italia trên gà giò và gà hậu bị giống Hubbard cho thấy rằng sự tăng trưởng nhanh chóng

do ảnh hưởng của nucleotides thông qua việc cải thiện chuyển hóa thức ăn (Trích dẫn bởi Narin Thongwittaya và ctv, 1991)

Nucleotides bổ sung đã được chứng minh là thúc đẩy nhanh sự trưởng thành của đường ruột ở heo (Puig và ctv, 2007, trích dẫn bởi Garcia và ctv, 2007)

Kết quả thí nghiệm trên heo con cai sữa của Puiga và ctv (2007) cho thấy rằng chế độ ăn uống bổ sung với nucleotides từ nấm men có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiêu chảy sau cai sữa ở heo con

Nucleotides được bổ sung vào chế độ ăn uống có thể cải thiện các phản ứng miễn dịch (Yu và ctv, 2002) và tăng tốc sửa chữa biểu mô đường ruột sau khi các tổn thương gây ra bởi tác nhân gây bệnh (Bueno và ctv, 1994, trích dẫn bởi Pelicia, 2009)

Mateo và ctv (2004) quan sát thấy sự gia tăng lactobacilli và giảm clostridia trong phân của lợn với ăn khẩu phần ăn có bổ sung nucleotides (Trích dẫn bởi Rutz,

2007)

Sự cần thiết của nucleotides được nâng lên trong giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng, trong giai đoạn căng thẳng và suy giảm miễn dịch ở động vật, ở heo con mới cai sữa tất cả những yếu tố này có mặt Do vậy, người ta cho rằng heo con có một yêu cầu cao đối với nucleotides trong khoảng thời gian sau cai sữa ngay lập tức Những nghiên cứu cho rằng nucleotides bổ sung tích cực có thể ảnh hưởng đến nhung mao ở đường tiêu hóa, dẫn tới sự hạ thấp pH dạ dày và gây cản trở sự phát triển của các loài

vi khuẩn gây bệnh được chứng minh bằng tỷ lệ tiêu chảy giảm thấp hơn so với lô đối chứng (Yu, 1998)

Pelicia, 2009 cho rằng nucleotides có thể là một trong những lựa chọn thay thế các chất kích thích tăng trưởng và kháng sinh trong sản xuất thịt gia cầm

Trang 39

Rutz và ctv (2006) quan sát thấy ở gà thịt cho ăn nấm men chiết xuất (là nguồn chứa nucleotides) có một số cải tiến về năng suất thịt so với những con gà không được cho ăn chiết xuất nấm men (Trích dẫn bởi Pelicia, 2009)

Trang 40

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.1 Nội dung

Khảo sát và đánh giá các ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Ascogen vào thức ăn heo con từ 21 - 60 ngày tuổi và gà thịt giai đoạn 1 - 21 ngày tuổi

3.2 Phương pháp thí nghiệm

3.2.1 Thí nghiệm 1: Thí nghiệm trên heo con 21 - 60 ngày tuổi

3.2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm

Thời gian thực hiện: 12/2008 - 6/2009

Địa điểm thí nghiệm: Trại thực nghiệm chăn nuôi, khoa Chăn nuôi - Thú y trường ĐH Nông lâm Tp.HCM

3.2.1.2 Đối tượng thí nghiệm

Thí nghiệm được thực hiện trên 78 heo con 21 ngày tuổi, thuộc giống lai kinh

tế ba máu Duroc x Yorkshire x Landrace Heo được nuôi từ 21 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi

3.2.1.3 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố

Thí nghiệm được chia làm 3 lô, mỗi lô có 13 lần lặp lại, có 2 heo (1 đực và 1 cái) cho một lần lập lại Heo được phân bố đồng đều về giống, trọng lượng, giới tính

Để có sự đồng đều về di truyền, chúng tôi chọn heo con của 3 lô trong cùng

Ngày đăng: 10/12/2017, 20:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thị Dân, 2004. Sinh sản heo nái và sinh lý heo con. Nhà xuất bản Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh sản heo nái và sinh lý heo con
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
2.Trần Thị Dân, Nguyễn Ngọc Tuân, 1999. Kỹ thuật chăn nuôi heo. NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật chăn nuôi heo
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
5. Dương Thanh Liêm, 2007. Giáo trình độc chất học. Khoa chăn nuôi thú y, Đại học Nông Lâm Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình độc chất học
6. Dương Thanh Liêm, 2008. Thức ăn và dinh dưỡng gia cầm. Nhà xuất bản Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thức ăn và dinh dưỡng gia cầm
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
7. Đặng Đức Trạch, Nguyễn Đinh Hương, Phạm Mạnh Hùng, Pondman K.W, Wright P. E, 1987. Miễn dịch học. Nhà Xuất Bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Miễn dịch học
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội
3. Trần Nguyên Hà, 2007. Khảo sát việc sử dụng chế phẩm Nupro trong thức ăn heo con cai sữa có 1% hoặc 2% bột huyết tương. Luận văn tốt nghiệp. Khoa Chăn nuôi Thú y. Đại học Nông Lâm TP.HCM Khác
4. Đoàn Trần Vĩnh Khánh, 2007. Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm ascogen trong thức ăn heo con cai sữa có 1% hoặc 2% bột huyết tương. Luận văn tốt nghiệp.Khoa Chăn nuôi Thú y. Đại học Nông Lâm TP.HCM Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w