1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT THỊ HIẾU NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG NƯỚC ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH TẠI SIÊU THỊ MAXIMARK BA THÁNG HAI VÀ SIÊU THỊ SÀI GÒN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

73 295 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 747,56 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT THỊ HIẾU NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG NƯỚC ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH TẠI SIÊU THỊ MA

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT THỊ HIẾU NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG NƯỚC ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH TẠI SIÊU THỊ MAXIMARK BA THÁNG HAI VÀ SIÊU THỊ SÀI GÒN,

Trang 2

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng

Kỹ sư chế biến thủy sản

Giáo viên hướng dẫn:

TS NGUYỄN MINH ĐỨC

Tháng 9 năm 2009

Trang 3

CẢM TẠ

Trong thời gian học tập và thực hiện đề tài: “Khảo sát thị hiếu người tiêu dùng trong nước đối với sản phẩm thủy sản đông lạnh tại siêu thị Maximark Ba Tháng Hai

và siêu thị Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh”, tôi xin chân thành biết ơn đến:

- Ban Giám Hiệu và toàn thể công nhân viên chức trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi học tập tại trường

- Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản cùng tất cả Quý thầy cô trong khoa và Quý thầy cô các khoa khác đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian học tại trường

- Thầy Nguyễn Minh Đức đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

- Ban Giám đốc và các anh chị trong siêu thị Maximark Ba Tháng Hai và siêu thị Sài Gòn đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài này

- Các bạn lớp DH05CT và các anh chị đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường

Do bước đầu thực hiện đề tài và kiến thức còn hạn chế, đề tài không tránh khỏi những sai sót nên mong Thầy Cô và các bạn góp ý thêm cho đề tài này hoàn chỉnh hơn

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài “Khảo sát thị hiếu người tiêu dùng trong nước đối với sản phẩm thủy sản đông lạnh tại siêu thị Maximark Ba Tháng Hai và siêu thị Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện từ ngày 19/3/2009 đến ngày 14/9/2009 với 205 khách hàng được phỏng vấn và quan sát 1564 khách hàng ghé xem sản phẩm thủy sản đông lạnh, kết quả khảo sát như sau:

- Tỷ lệ người mua sản phẩm thủy sản đông lạnh khi ghé xem quầy thủy sản đông lạnh là 50%

- Khách hàng thích sản phẩm thủy sản đông lạnh ở mức độ chưa cao Tỷ lệ khách hàng thích sản phẩm thủy sản đông lạnh là 38,26% ở Maximark và 52,22% ở Sài Gòn

- Ít tốn thời gian nấu nướng và đảm bảo vệ sinh là hai yếu tố được người tiêu dùng thích nhất khi dùng sản phẩm thủy sản đông lạnh

- Tiêu chí lựa chọn sản phẩm thủy sản đông lạnh mà người mua thường quan tâm nhất là: giá cả; sản phẩm nhìn ngon, hấp dẫn; công ty có uy tín; hạn sử dụng

- Người tiêu dùng có xu hướng dùng sản phẩm thủy sản đông lạnh trong tương lai

- Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm thủy sản đông lạnh của người tiêu dùng là thu nhập, giá cả sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm, bao gói sản phẩm, thông tin sản phẩm

Trang 5

2.1.1 Sức tiêu thụ thủy sản trên thế giới 3

2.1.3 Tiêu thụ thủy sản trong nước ở các quốc gia châu Á 5

2.1.4 Phân phối sản phẩm thủy sản qua chuỗi bán lẻ trên thế giới 6

2.3 Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp thủy sản Việt Nam 9

2.3.1 Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 9

2.4.1 Kênh phân phối siêu thị tại Việt Nam 14

2.5 Sản phẩm thủy sản đông lạnh và các sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng 18

Trang 6

3.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 21

4.1.1 So sánh số người ghé xem sản phẩm thủy sản đông lạnh ở hai siêu thị vào

4.1.2 Tỷ lệ người mua sản phẩm thủy sản đông lạnh khi ghé xem quầy đông lạnh

23 4.2 Thông tin chung về các phiếu điều tra 26 4.3 Đánh giá mức độ thích của khách hàng đối với sản phẩm thủy sản đông lạnh

27 4.3.1 Mức độ thích sản phẩm thủy sản đông lạnh 27 4.3.2 Giải thích sự lựa chọn mức độ thích hay không thích dùng sản phẩm thủy sản

4.3.2.1 Lý do thích sản phẩm thủy sản đông lạnh 28 4.3.2.2 Lý do không thích sản phẩm thủy sản đông lạnh 29 4.4 Hình thức biết đến sản phẩm thủy sản đông lạnh của người tiêu dùng 33 4.5 Tần suất sử dụng sản phẩm thủy sản đông lạnh 34 4.5.1 Tần suất dùng sản phẩm thủy sản đông lạnh 34 4.5.2 Mối liên hệ giữa sự thích sản phẩm thủy sản đông lạnh và tần suất sử dụng

35

Trang 9

Biểu đồ 4.1 Số lượng người ghé xem sản phẩm thủy sản đông lạnh tại siêu

Trang 10

Biểu đồ 4.15 Những yếu tố khiến người tiêu dùng quyết định mua sản phẩm

Biểu đồ 4.16 Thu nhập ảnh hưởng đến những yếu tố khiến khách hàng mua

sản phẩm thủy sản đông lạnh tại siêu thị Maximark 44 Biểu đồ 4.17 Thu nhập ảnh hưởng đến những yếu tố khiến khách hàng mua

sản phẩm thủy sản đông lạnh tại siêu thị Sài Gòn 45 Biểu đồ 4.18 Xu hướng dùng sản phẩm thủy sản đông lạnh trong tương lai của

Trang 12

Chương 1 GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề

Từ rất xa xưa loài người đã biết sử dụng thủy sản như nguồn cung cấp thức ăn, dinh dưỡng Trải qua thời gian dài, thủy sản không chỉ đơn thuần là chế biến tươi sống Con người đã tạo ra rất nhiều sản phẩm thủy sản khác nhau với mong muốn tạo được hương vị riêng và bảo quản lâu Nhược điểm của thủy sản tươi sống là khó bảo quản, dễ bị hư hỏng, mất chất lượng Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ chế biến thủy sản đã tạo ra những sản phẩm thủy sản đông lạnh không những bảo quản được thời gian dài mà còn đảm bảo chất lượng Người tiêu dùng ngày càng tin tưởng

về chất lượng lẫn mức độ an toàn của các sản phẩm này khi mà hàng loạt các hệ thống

về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm như ISO, HACCP, … được các doanh nghiệp thủy sản áp dụng cho sản phẩm của mình

Theo xu hướng của thời đại mới, con người càng làm việc bận rộn, càng ít có thời gian cho việc nấu nướng Điều này càng đúng ở các quốc gia phát triển Nắm bắt được xu hướng đó, các doanh nghiệp thủy sản đã nhanh chóng tạo ra những mặt hàng chế biến sẵn, rất tiện dụng cho người tiêu dùng Việc làm này không những đã thể hiện

sự sáng tạo của nhà chế biến mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực: đa dạng hóa sản phẩm tạo sự phong phú về mặt hàng, mang lại giá trị gia tăng cho nguyên liệu, lợi nhuận doanh nghiệp tăng cao, …

Theo Nguyễn Minh Đức (2009), trong nhiều năm qua, thị trường thủy sản trong nước của Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức và chưa phát triển xứng với tiềm năng của chúng Hiện nay, nhu cầu về thủy sản trong nước ngày càng tăng Người dân không chỉ đơn thuần ăn thủy sản như một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn quan tâm nhiều đến chất lượng dinh dưỡng, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm Ở các đô thị, thị xã, cuộc sống con người ngày càng tất bật thì việc ra chợ để mua con

Trang 13

tôm, con cá tươi về chế biến hàng ngày là điều khó khăn Sản phẩm thủy sản đông lạnh và chế biến sẵn như là một giải pháp đối với người nội trợ ít thời gian Với dân số hơn 86 triệu người, thị trường trong nước là một mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp Hàng thủy sản đông lạnh đã có mặt ở nhiều nơi, góp phần làm đa dạng thêm nguồn thực phẩm cung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam Tuy nhiên, các mặt hàng này chỉ xuất hiện chủ yếu ở các hệ thống siêu thị trên toàn quốc và các cửa hàng chuyên dụng

Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm thương mại lớn, với dân cư đông đúc thành phố là một thị trường tiêu thụ rộng lớn Xuất phát từ thực trạng sản phẩm thủy sản đông lạnh chưa chiếm lĩnh ở thị trường nội địa và chưa có một nghiên cứu nào để đánh giá sự tiêu thụ cũng như thị hiếu của người tiêu dùng trong nước đối với sản

phẩm thủy sản đông lạnh, trong phạm vi nhỏ hẹp, chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát

thị hiếu người tiêu dùng trong nước đối với sản phẩm thủy sản đông lạnh tại siêu thị Maximark Ba Tháng Hai và Siêu thị Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh” để tìm

hiểu những ý kiến của khách hàng về các sản phẩm thủy sản đông lạnh

1.2 Mục tiêu đề tài

¾ Xác định tỷ lệ người mua hàng thủy sản đông lạnh sau khi lựa chọn

¾ Đánh giá thị hiếu người tiêu dùng đối với mặt hàng thủy sản đông lạnh và các sản phẩm giá trị gia tăng đông lạnh

¾ Xác định xu hướng của người tiêu dùng trong tương lai đối với sản phẩm thủy sản đông lạnh

¾ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm thủy sản đông lạnh của người tiêu dùng

Trang 14

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tiêu thụ thủy sản thế giới

2.1.1 Sức tiêu thụ thủy sản trên thế giới

Theo FAO (2004), dự báo tổng nhu cầu thủy sản và các sản phẩm thủy sản trên thế giới sẽ tăng gần 50 triệu tấn, từ 133 triệu tấn năm 1999 – 2000 sẽ đạt 183 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1 %/năm Nhu cầu thủy sản dùng làm thực phẩm sẽ chiếm 137 triệu tấn Tiêu thụ thủy sản tính theo đầu người trên toàn cầu sẽ tăng bình quân 0,8 %/năm Đến năm 2010, trung bình mỗi người sẽ tiêu thụ 18,4 kg thủy sản mỗi năm, và 19,1 kg vào năm 2015, so với 16,1 kg năm 1999 – 2000 Tiêu thụ cá và sản phẩm cá bình quân đầu người dự báo sẽ đạt 13,7 kg vào năm 2010

và 14,3 kg vào năm 2015, trong khi đó nhu cầu thủy sản có vỏ và các sản phẩm nuôi khác sẽ đạt mức tương ứng 4,7 và 4,8 kg/người (Bảng 2.1)

Theo FAO (2004), trong tổng lượng gia tăng nhu cầu thủy sản dùng làm thực phẩm (khoảng 50 triệu tấn), có 46% mức tăng là do dân số tăng, 54% còn lại là do kinh tế phát triển và các nhân tố khác Các nước đang phát triển sẽ dẫn đầu về mức tăng nhu cầu tiêu thụ tính theo đầu người với mức tăng dự kiến là 1,3 %/năm, trong khi đó tại các nước phát triển mức tăng nhu cầu tiêu thụ thủy sản tính theo đầu người bình quân giảm 0,2 %/năm Tiêu thụ thủy sản của các nước đang phát triển tăng với nhịp độ cao hơn là do sự gia tăng nhanh hơn về dân số và thu nhập Đối với các nước phát triển những yếu tố hạn chế tăng tiêu thụ thủy sản chính là sự tăng dân số thấp hơn

và mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người đã ở mức cao

Trang 15

Bảng 2.1: Tình hình tiêu thụ thủy sản toàn cầu (Ðơn vị: kg/người)

Năm Nhóm

loài 1961 – 1965 1981 – 1985 1991 – 1995 2001 2010

(ước)

2015 (ước)

(Nguồn: FAO, 2004.)

2.1.2 Thương mại thủy sản thế giới

Theo FAO (2008), thương mại thủy sản thế giới đang tăng trưởng rất nhanh với 38% sản lượng thủy sản được giao dịch quốc tế Kim ngạch xuất khẩu toàn cầu tăng 9,5% vào năm 2006, 7% năm 2007, lên đến con số kỷ lục 92 tỷ USD Trung Quốc là nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, với kim ngạch xuất khẩu đạt 9,7 tỷ USD Đồng thời nước này đang tăng cường nhập khẩu thủy sản, năm 2007, Trung Quốc đã chi 4,2 tỷ USD để nhập khẩu thủy sản cho mục đích tái xuất khẩu

Theo FAO (2008), các nước đang phát triển tiếp tục khẳng định vị trí của mình trong ngành thủy sản, chiếm 50% sản lượng thương mại thủy sản toàn cầu, chiếm 27% giá trị, tương đương 25 tỷ USD Các nước phát triển chiếm 80% tổng nhập khẩu thủy sản toàn cầu

Theo FAO (2008) dự báo, mức xuất khẩu thủy sản và các sản phẩm thủy sản của các nước đang phát triển sẽ đạt 10,6 triệu tấn vào năm 2010, nhưng sẽ giảm xuống còn 10,3 triệu tấn vào năm 2015, chủ yếu là do nhu cầu nội địa gia tăng Châu Mỹ sẽ tiếp tục là khu vực xuất siêu về thủy sản lớn nhất Châu Phi, khu vực nhập siêu về thủy sản sẽ trở thành khu vực xuất siêu về thủy sản và các sản phẩm thủy sản vào năm

2010

Châu Á vẫn là khu vực nhập siêu về thủy sản, tuy nhiên mức nhập siêu sẽ giảm

đi do Trung Quốc, vốn là nước nhập siêu thủy sản sẽ lại trở thành nước xuất siêu về thủy sản, chủ yếu là do sản lượng nuôi tiếp tục mở rộng Nhập khẩu thủy sản vào châu

Á sẽ giảm từ 5,1 triệu tấn năm 1999 – 2000 còn 4,8 triệu tấn vào năm 2015

Các nước phát triển sẽ giảm lượng nhập siêu thủy sản và các sản phẩm thủy sản xuống còn khoảng 10,6 triệu tấn vào năm 2010 và khoảng 10,3 triệu tấn vào năm

Trang 16

2015, nguyên nhân do tiêu thụ thủy sản ở các nước này giảm đi Xét theo khu vực, Bắc

Mỹ có thể sẽ tăng khối lượng nhập thủy sản từ 1,7 triệu tấn năm 2008 lên 2,4 triệu tấn vào năm 2015 Tây Âu dự kiến sẽ giảm lượng nhập siêu thủy sản, các nước phát triển khác, đáng chú ý là Nhật Bản sẽ duy trì khối lượng thuỷ sản nhập khẩu như hiện nay

2.1.3 Tiêu thụ thủy sản trong nước ở các quốc gia châu Á

Nhiều quốc gia trong khu vực châu Á và trên thế giới coi chỉ tiêu về mức tiêu thụ trung bình thủy sản của mỗi người trong một năm là mục tiêu lớn và rất quan trọng của quốc gia trong chương trình an ninh lương thực thực phẩm và cải thiện chế độ dinh dưỡng cho dân tộc Nhiều nước lấy mục tiêu sản xuất thủy sản, phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước là chủ yếu, thứ đến mới là xuất khẩu, nếu sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu thì phải nhập khẩu các sản phẩm thủy sản

- Trung Quốc với 1,21 tỷ người, mặc dù đang là nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất nhì thế giới, nhưng họ luôn luôn đặt mục tiêu chính cho phát triển nghề cá là đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về thủy sản cho nhân dân Họ luôn đặt trọng tâm vào phát triển thị trường thủy sản trong nước là chính Trung Quốc đã nâng chỉ tiêu tiêu thụ thủy sản trung bình từ 9,4 kg/người/năm 1990 lên 26 kg/người/năm vào năm 2006 Ðây là thành tích to lớn của Trung Quốc và được đánh giá là đóng góp quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm không chỉ cho Trung Quốc mà còn cho thế giới (Fistenet, 2006)

- Ở Malaysia, nhu cầu của nhân dân về thủy sản là rất cao Malaysia đặt mục tiêu chủ yếu của nghề cá là phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước Với số dân 20,5 triệu người, tổng sản lượng thủy sản là 1,7 triệu tấn/năm, hằng năm họ phải nhập khẩu từ

350 – 400 nghìn tấn thủy sản để phục vụ nhu cầu trong nước (Fistenet, 2006)

- Thái Lan là nước xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới, nhưng họ rất coi trọng phát triển thị trường thủy sản trong nước để đáp ứng nhu cầu thủy sản ngày càng cao của nhân dân (Fistenet, 2006)

- Singapo chỉ với số dân 3,4 triệu người, nhưng lại có nền thương mại thủy sản rất phát triển Mặc dù không tự sản xuất được thủy sản (tổng sản lượng rất nhỏ bé khoảng 13 nghìn tấn/năm), phải nhập khẩu 270 nghìn tấn thủy sản và xuất khẩu 110 nghìn tấn nhưng tiêu thụ thủy sản bình quân rất cao là 32,5 kg/người/năm (Fistenet, 2006)

Trang 17

- Philippines cũng đặt mục tiêu chính của nghề cá là phục vụ nhu cầu trong nước Với số dân gần 70 triệu người, thị trường trong nước tiêu thụ 2,2 triệu tấn thủy sản và đạt chỉ tiêu 31 kg thủy sản/người/năm (Fistenet, 2006)

2.1.4 Phân phối sản phẩm thủy sản qua chuỗi bán lẻ trên thế giới

Theo Globefish (2008), từ ba thập kỷ qua, đã chứng kiến sự ra đời và lớn mạnh của nhiều tập đoàn bán lẻ với vai trò là nhà phân phối thực phẩm ở nhiều nước phát triển Quá trình này cũng đang diễn ra ở nhiều quốc gia đang phát triển Nhiều tập đoàn bán lẻ ở Mỹ và Châu Âu mở rộng phạm vi hoạt động của họ sang các nền kinh tế

có tốc độ phát triển nhanh chóng ở Châu Á, Mỹ La tinh và Châu Phi

Vai trò của các tập đoàn bán lẻ trong việc phân phối thực phẩm trên toàn cầu rất quan trọng, đặc biệt là đối với các nhà sản xuất của những nước đang phát triển

Theo Vietfish (2007), thị trường bán lẻ thủy sản tươi ở Pháp hiện do các siêu thị thống lĩnh Từ giữa những năm 1980, khi nhận thấy lợi thế của việc bán thủy sản tươi, thị phần của các nhà bán lẻ lớn này đã không ngừng tăng, chiếm tới 69% lượng thủy sản tươi, 76% thủy sản hun khói, ướp muối và 78% thủy sản đông lạnh tiêu thụ trên thị trường Trong đó, riêng 2 chuỗi siêu thị lớn nhất là Carrefour và Auchan đã chiếm tới 40% thị phần, phần còn lại dành cho các siêu thị khác và số ít các cửa hàng nhỏ

Từ điều tra của Globefish (2008) tiến hành tại các địa điểm bán lẻ như chợ, siêu thị, các cửa hàng tiện lợi và cửa hàng giảm giá tại hai thị trường thủy sản trọng điểm ở châu Âu là Pháp (thành phố Paris, Marseilles) và Ý (thành phố Rome, Milan), các chuyên gia đưa ra một số kết luận tham khảo nhằm giúp ích cho các nhà xuất khẩu thủy sản ở những nước đang phát triển:

- Số lượng các sản phẩm giá trị gia tăng từ những nước đang phát triển trên thị trường Pháp còn quá ít ỏi, nhất là các sản phẩm dùng cho bữa ăn hàng ngày Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai nhân tố chính khiến các nhà sản xuất hạn chế gia tăng giá trị cho sản phẩm

- Có quá ít sản phẩm mang nhãn hiệu của các nhà sản xuất ở những nước đang phát triển trên thị trường Pháp, nếu có thì đại đa số được bán với nhãn hiệu của các công ty đặt tại những nước phát triển Đối với nhiều nhà xuất khẩu, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc cung ứng cho một thị trường dưới nhãn hiệu của nhà

Trang 18

bán lẻ, nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu nội địa có thể là cách tiết kiệm chi phí hiệu quả nhất

2.2 Tiêu thụ thủy sản ở Việt Nam

Theo Vietlinh (2008), tại Việt Nam, mức tiêu thụ thủy sản bình quân đối với thành thị là 18 kg/người/năm, đối với nông thôn là 10 – 12 kg/người/năm

Theo FAO (2005), ở các nước đang phát triển mức tiêu thụ thủy sản cao nhất là các mặt hàng tươi sống chiếm 65,6%, tiếp theo là thủy sản đông lạnh khoảng 18,4%, các sản phẩm chế biến bảo quản 8,6% và đóng hộp là 7,4% Ngược lại, ở các nước phát triển, mức tiêu thụ các thủy sản đông lạnh cao nhất đạt mức 54,7%, các sản phẩm đóng hộp đạt 25,7%, các sản phẩm bảo quản chế biến tiêu thụ đạt mức 12,2%, còn lại

là sản phẩm tươi (6,2%)

Theo cuộc điều tra của FAO (2004) tại Việt Nam trên cả nước về tiếp thị và tín dụng thủy sản, tần suất tiêu thụ cá đông lạnh của dân cư thành thị là chưa cao Tỷ lệ người luôn luôn và thường xuyên sử dụng cá đông lạnh rất thấp (4,7%), tỷ lệ người chưa bao giờ sử dụng cá đông lạnh lên đến 23,1% (Bảng 2.2)

Bảng 2.2: Tần suất tiêu thụ sản phẩm cá đông lạnh ở dân cư thành thị

Dân cư thành phố Tần suất mua

Tỷ lệ Chưa bao giờ 23,1%

Thỉnh thoảng 20,3% Không thường xuyên 22,5%

Trang 19

địa Các sản phẩm thủy sản đông lạnh và giá trị gia tăng chưa xuất hiện nhiều, hầu như chỉ thấy ở các siêu thị và cửa hàng thực phẩm chuyên dụng Có thể nhận thấy thực trạng trên xuất phát từ cả hai nhân tố là người tiêu dùng và doanh nghiệp chế biến thủy sản

Người tiêu dùng Việt Nam thường ưa thích thủy sản ở dạng tươi sống và ướp lạnh Với truyền thống của người phụ nữ Việt Nam coi gia đình làm trọng Họ thích chăm sóc gia đình với bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và ngon miệng nên khi mua thủy sản người nội trợ luôn có khuynh hướng lựa chọn thủy sản tươi sống hơn Bên cạnh đó, sản phẩm thủy sản đông lạnh chỉ xuất hiện chủ yếu ở kênh phân phối siêu thị và hạn chế ở kênh phân phối truyền thống (chợ) Trong khi “đi chợ” đã trở thành thói quen của người dân còn khái niệm “đi siêu thị” chỉ xuất hiện ở những thành phố và thị xã

mà thôi Điều này làm hạn chế sức mua sản phẩm thủy sản đông lạnh của người dân

Về phía doanh nghiệp thủy sản ngại khai thác thị trường nội địa là do phải mất khá nhiều thời gian và tốn kém, trong khi họ đã mất nhiều công sức khai mở thị trường ngoại Các doanh nghiệp phải tốn nhiều công sức, tiền của để điều tra thị trường, thiết lập hệ thống phân phối, để làm được việc này không đơn giản, có khi phải mất vài năm mới mang lại kết quả Trong khi đó, với tình hình kinh doanh khó khăn hiện nay, các doanh nghiệp khó có nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu thị trường, thiết lập kênh phân phối trong nước Giá cả cũng là một trong những lý do khiến sản phẩm thủy, hải sản xuất khẩu khó chuyển sang tiêu thụ ở thị trường nội địa Theo đại diện Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (2009), tỉnh Đồng Tháp, giá bán lẻ các mặt hàng thủy sản đông lạnh đắt hơn sản phẩm tươi sống, nên khó thu hút khách hàng Bởi vậy, để tiêu thụ được ở thị trường nội địa, đòi hòi doanh nghiệp phải thay đổi kiểu dáng, kích cỡ bao bì, cũng như quy trình chế biến để giảm giá sản phẩm

Theo Vietbao (2005), đánh giá các siêu thị tại Thành phố Hồ Chí Minh, sức tiêu thụ sản phẩm chế biến thủy sản đang tăng lên nhanh chóng Chỉ cần 10.000 – 12.000 đồng, các bà nội trợ đã có thể mua được một khay cá basa cuộn lá chanh hoặc cuốn bắp cải, xúc xích basa hay basa xiên que, một lúc có 4 đầu cá basa nấu lẩu, để có một bữa ăn gia đình Thị trường sản phẩm chế biến thủy sản, đặc biệt từ cá tra, basa nhộn nhịp hơn, có hơn 100 mặt hàng chế biến thủy sản đang có mặt tại quầy đông lạnh của các siêu thị, trong đó có hơn 30 mặt hàng chế biến từ cá basa

Trang 20

Nếu chiếm lĩnh thị trường nội địa chậm, các doanh nghiệp có nguy cơ bị chiếm thị trường Bởi vì hiện có khá nhiều sản phẩm thủy, hải sản nhập khẩu từ Thái Lan đang được người tiêu dùng ưa chuộng Việc không có chiến lược khai thác thị trường nội địa, rõ ràng đang khiến các doanh nghiệp bỏ phí cơ hội tìm đầu ra cho sản phẩm

2.3 Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp thủy sản Việt Nam

2.3.1 Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Theo Vietlinh (2009), năm 2008, xuất khẩu thủy sản đạt 4,5 tỷ USD với sản lượng trên 4,5 triệu tấn Trong cả nước có khoảng 120.000 tàu thuyền nghề cá Tổng diện tích sử dụng cho mục đích nuôi trồng thủy sản toàn quốc khoảng 1,1 triệu ha, với sản lượng (năm 2008) đạt 2,3 triệu tấn, trong đó cá tra, ba sa chiếm 1,3 triệu tấn, 450.000 tấn là tôm nước ngọt và lợ, còn lại là các mặt hàng thủy, hải sản khác Trong các nước xuất khẩu thủy sản trên thế giới, Việt Nam được coi là một trong những nước

có tốc độ tăng trưởng thủy sản nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 1998 - 2008 đạt 18 %/năm Kể từ năm 2001, Việt Nam đã có tên trong nhóm 10 nước có xuất khẩu thủy sản mạnh nhất trên thế giới

Năm 2009, hàng thủy sản Việt Nam chiếm 3,7% thị phần trên thế giới và 0,3% tổng kim ngạch của toàn thế giới Ba khối thị trường chính của xuất khẩu thủy sản của Việt Nam là Nhật Bản, Mỹ và EU với khoảng 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Ngoài ra, hàng thủy sản Việt Nam cũng đang bắt đầu thâm nhập vào thị trường mới phát triển như: Đông Âu, Trung Đông, châu Mỹ, (Vietlinh, 2009)

Tôm đông lạnh và phi lê cá tra, ba sa đông lạnh là hai mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực Năm 2008, khối lượng của hai mặt hàng này là 832.382 tấn, chiếm 67,33% tổng khối lượng xuất khẩu thủy sản, với kim ngạch đạt 3.078 triệu USD, chiếm 75,84% Trong đó, tôm đông lạnh đạt 191.553 tấn, trị giá hơn 1,6 tỷ USD, tăng 18,8% về khối lượng và 7,7% về giá trị so với năm 2007, chiếm 31,6% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Các thị trường xuất khẩu chính của mặt hàng tôm là Nhật Bản, Mỹ

và EU Năm 2008, Nhật Bản nhập khẩu tôm Việt Nam với khối lượng 58.533 tấn, chiếm 30,56% với trị giá gần 499 triệu USD Tuy sau vụ kiện chống bán phá giá tôm, thị phần tại Mỹ đã bị thu hẹp, nhưng thị trường này vẫn đứng ở vị trí thứ hai trong các nhà nhập khẩu tôm Năm 2008, thị trường này đã nhập khẩu 46.829 tấn (14,45%), trị giá 467,279 triệu USD (Vietlinh, 2009)

Trang 21

Tiếp đến là cá, đây là nhóm sản phẩm nhiều năm nay trở thành thế mạnh trong xuất khẩu thủy sản Đặc biệt, với sản phẩm cá tra và cá ba sa đã được người tiêu dùng không chỉ tại Mỹ ưa chuộng, mà ngày càng thể hiện rõ ưu thế tại thị trường các nước trong khối EU Trong năm 2008, khối lượng xuất khẩu mặt hàng này đã tăng 65,6% so

với năm 2007, đạt hơn 640 tấn, trị giá trên 1,4 tỷ USD (Vietlinh, 2009)

Theo Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong năm 2008, EU là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm 25,4% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Thị trường này mua của Việt Nam 350.000 tấn thủy sản với kim ngạch 1,14 tỷ USD Năm 2009, 26 trong 27 quốc gia thuộc EU có mua thủy sản của Việt Nam Vượt được hàng rào EU cũng là cơ hội cho thủy sản Việt Nam vươn xa hơn nữa

Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam qua các năm

Theo Vietlinh (2009), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã công bố dự thảo chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020 với mục tiêu chiến lược đặt ra đến năm 2020, giá trị kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt 7 tỷ USD Để đạt được mục tiêu này sẽ cần khoản vốn đầu tư khoảng 67.345 tỷ đồng Dự kiến có khoảng 20 chương trình và đề án được đầu tư, trong đó có chương trình phát triển khai thác hải

Trang 22

sản bền vững, chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, chương trình đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản, chương trình phát triển khoa học công nghệ phục vụ phát triển thủy sản, …

2.3.2 Cơ hội

Theo Tinkinhte (2009), thủy sản là một trong những ngành kinh tế đem lại kim ngạch xuất khẩu cao cho Việt Nam Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008), hàng thủy sản đã có mặt ở khoảng 160 thị trường trên thế giới Sau khi Việt Nam là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới, mặt hàng thủy sản càng có điều kiện phát triển thuận lợi hơn

Việc gia nhập WTO sẽ mang lại cơ hội cho sản phẩm thủy sản Việt Nam trong việc thâm nhập thị trường thế giới với những lý do sau:

- Các nước biết đến Việt Nam nhiều hơn, doanh nhân các nước sẽ quan tâm hơn đến xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, trong đó có sản phẩm thủy sản

- Sự ưu đãi hơn về thuế quan, xuất xứ hàng hoá, hàng rào phi thuế quan và những lợi ích về đối xử công bằng, bình đẳng sẽ tạo điều kiện để hàng thủy sản Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới

- Để đáp ứng được các quy định của WTO cũng như yêu cầu của các nước thành viên, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã không ngừng điều chỉnh cơ chế chính sách và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn cho phù hợp

- Vào WTO sẽ là cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hơn đến đầu tư vào phát triển thủy sản tại Việt Nam

2.3.3 Thách thức

- Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thủy sản Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng gặp phải không ít thách thức từ việc áp dụng các quy định của WTO Khi gia nhập, sự cạnh tranh về giá sản phẩm giữa các doanh nghiệp thủy sản khác trên thế giới là đều tất nhiên Việt Nam là nước đang phát triển, nên khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản còn yếu, trình độ quản lý còn nhiều bất cập, trong khi các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước thường xuyên thay đổi và ngày càng đòi hỏi khắt khe Sự hiểu biết của các doanh nghiệp về luật pháp quốc tế, nhất là hiểu rõ về pháp luật trong tranh chấp thương mại

Trang 23

còn rất hạn chế, điều này ảnh hưởng khá lớn tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp

- Thách thức chủ yếu hiện nay là nhiều nước đang áp dụng các hành vi bảo hộ

thương mại, các hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắt khe hơn về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm Như trường hợp Bộ Nông nghiệp Mỹ đang trong quá trình triển khai dự luật nông nghiệp 2008 (Farmbill), trong đó có điều khoản nhằm hạn chế việc nhập khẩu cá tra của Việt Nam, dựa trên việc mở rộng định nghĩa “catfish” và đưa cá tra của Việt Nam vào danh sách, để chuyển đối tượng này từ Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ sang Bộ nông nghiệp Mỹ quản lý

- Các doanh nghiệp thủy sản đều bị thiếu nguyên liệu trong nước để sản xuất xuất khẩu, trong khi thuế nhập khẩu nguyên liệu thủy sản ở mức cao 10 – 20% Hiện nay, hầu hết các nhà máy chế biến thủy sản chỉ hoạt động được khoảng 70% công suất

do thiếu nguyên liệu chế biến Số nhà máy chế biến thủy hải sản không ngừng tăng lên trong khi năng lực nuôi trồng, khai thác trong nước có hạn, do đó cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên gay gắt Để đáp ứng được các đơn hàng đã ký từ trước, nhiều doanh nghiệp buộc phải chọn giải pháp nhập khẩu nguyên liệu Năng lực, kinh nghiệm quản lý và trang thiết bị phục vụ cho kiểm tra, kiểm soát chất lượng, kiểm dịch hàng thủy sản nhập khẩu còn hạn chế Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu nhiều trường hợp không đảm bảo chất lượng, có dư lượng kháng sinh cao, … Chỉ riêng cá hồi, bình quân mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 1.500 tấn từ các nước châu Âu Theo dự báo của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2008), để đáp ứng đủ nhu cầu chế biến xuất khẩu, từ 2008 đến 2010, nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sẽ tăng từ 8,1 – 10 %/năm, với giá trị khoảng 200 triệu USD/năm

- Do Việt Nam là nước đang phát triển nên nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn, công nghệ và kinh nghiệm, bên cạnh đó kỹ năng

và trình độ quản trị của nhiều doanh nghiệp thủy sản chưa đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế và còn rất thấp so với các đối thủ nước ngoài Việc tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng và vay ưu đãi gặp khó khăn

- Con giống không đảm bảo, chất lượng thấp, nguyên liệu sản xuất thiếu trong khi thuế nhập khẩu nguyên liệu ở mức cao, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa vùng sản

Trang 24

- Vấn đề thương hiệu của thủy sản Việt Nam cũng được coi là một thách thức lớn, vì hiện nay các mặt hàng thủy sản Việt Nam được xuất khẩu thông qua các nhà nhập khẩu và được phân phối dưới nhiều thương hiệu khác nhau

2.3.4 Giải pháp

- Duy trì tốc độ phát triển của ngành thủy sản hiện nay trên cơ sở tăng cường các yếu tố đảm bảo phát triển bền vững như: tái tạo nguồn lợi, an toàn cho ngư dân, từng bước điều chỉnh cơ cấu nghề cá, giảm khai thác ven bờ, phát triển đánh bắt xa bờ

- Các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát an toàn vệ sinh chất lượng thủy sản từ khâu nuôi trồng nguyên liệu thủy sản đến thành phẩm để giữ uy tín cho hàng thủy sản của Việt Nam, cũng như đáp ứng được yêu cầu của thị trường nhập khẩu; nghiên cứu và lai tạo các giống thủy sản mới có chất lượng cao

- Chính phủ hỗ trợ kinh phí trang bị máy móc, thiết bị và chi phí kiểm tra dư lượng kháng sinh và vệ sinh an toàn thực phẩm (kể cả khâu thu mua nguyên liệu, sơ chế, sản xuất và xuất khẩu)

- Xem xét giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thủy sản xuống 0 – 0,5% Theo Vietlinh (2009), những đối thủ cạnh tranh của Việt Nam như Trung Quốc, các nước ASEAN đều áp dụng thuế nhập khẩu nguyên liệu thủy sản bằng 0 – 0,2% Trong khi

đó mức thuế 10 – 20% mà các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu là quá cao Mặt khác khi thuế nhập khẩu nguyên liệu bằng 0, thì các thủ tục hải quan sẽ nhanh chóng hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xúc tiến việc nhập khẩu nguyên liệu, góp phần giảm giá thành sản phẩm thủy sản xuất khẩu và tăng khả năng cạnh tranh

- Đẩy mạnh việc cho vay vốn ưu đãi nuôi trồng thủy sản đối với người dân và chế biến thủy sản đối với doanh nghiêp

Trang 25

- Tự chủ sản xuất và cung cấp thức ăn nuôi trồng thủy sản có chất lượng cao, giá thành hạ Nâng cao công tác kiểm tra chất lượng đi đôi với việc giảm thủ tục hành chính đối với nguyên liệu nhập khẩu

2.4 Kênh phân phối siêu thị

2.4.1 Kênh phân phối siêu thị tại Việt Nam

Theo Saigontimes (2009), kết quả xếp hạng mới nhất năm 2009 của tập đoàn tư vấn AT Kearney về 30 nền kinh tế có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới, Việt Nam xếp thứ 6, tuột khỏi vị trí thứ nhất vào năm 2008 Mặc dù vậy, sức hút của thị trường bán lẻ Việt Nam đối với các nhà đầu tư vẫn lớn do mức độ bão hòa của thị trường còn rất xa và áp lực mở cửa thị trường đang mạnh

Theo nhận định của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen - thành viên của tập đoàn Nielsen tại Mỹ (2008), sau khi công ty này tiến hành các nghiên cứu, khảo sát thị trường bán lẻ Việt Nam từ năm 2006 đến 2008 thì thị trường phân phối Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của siêu thị, các chuỗi cửa hàng bán lẻ trong thời gian qua, với mức tăng trưởng là 47% trong năm 2007

Cũng theo Nielsen (2008), doanh thu của kênh phân phối siêu thị và các chuỗi cửa hàng bán lẻ ở Việt Nam đã tăng trưởng 47% trong năm 2007, so với mức 10% trong năm 2006 Sự tăng trưởng nhanh chóng này là do sự bùng nổ của các siêu thị trên toàn quốc Tính đến năm 2008, tổng số siêu thị trên cả nước là 394 siêu thị, tăng 22% so với năm 2007

Theo Saigontimes (2009), các siêu thị đang ngày càng chăm chút hơn về sản phẩm, dịch vụ, ngay cả với khâu bán thực phẩm tươi sống Điều này cho thấy siêu thị không chỉ mong muốn thu hút người đi mua sắm hàng tuần mà còn cả những người đi chợ hàng ngày Hệ thống siêu thị và chuỗi cửa hàng đang chiếm thị phần bán lẻ ước tính dưới 20% nhưng đang có khuynh hướng tăng nhanh Một vấn đề lớn cần đặt ra là mạng lưới chợ từ nhiều năm qua đã phát triển khá sâu rộng và văn hóa chợ đã trở nên hết sức gần gũi, ăn sâu vào đời sống văn hóa, tập quán tiêu dùng của người dân Siêu thị là một kênh phân phối quan trọng khi mặt hàng chăm sóc cá nhân và mặt hàng tiêu dùng giành cho gia đình chiếm 40 – 45% tổng số hàng được phân phối

Cùng với việc nhiều siêu thị ra đời, lượng khách hàng đến mua sắm tại các siêu thị cũng tăng lên trong thời gian qua, góp phần tăng trưởng đáng kể cho kênh phân phối

Trang 26

hiện đại này Tính trên toàn quốc, có 50% người tiêu dùng cho biết họ đi siêu thị mỗi tháng 1 lần Trong năm 2007, con số người tiêu dùng đi mua sắm ở siêu thị đã tăng lên 3%, so với năm 2006

Theo khảo sát của Nielsen (2008) thì kênh phân phối truyền thống (chợ) vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người Việt khi kênh này chiếm 68% tổng doanh số mặt hàng thực phẩm Lương thực, thức ăn tươi sống hiện chiếm tới 70% tổng ngân sách chi tiêu của người Việt hàng tháng Đây là lý do vì sao người tiêu dùng vẫn đi chợ hàng ngày và chỉ đến siêu thị khoảng hai lần trong một tuần

2.4.2 Giới thiệu siêu thị Maximark

Hình 2.1: Siêu thị Maximark Ba Tháng Hai

Địa chỉ: 3 - 3C, đường 3 Tháng 2, phường 11, quận 10, Tp.HCM

Siêu thị Maximark Ba Tháng Hai có lợi thế về vị trí, nằm ở quận 10, tiếp giáp với các quận trung tâm thành phố như quận 1, 3

Trang 27

5.000m2 có không gian thoáng mát, trang thiết bị đạt tiêu chuẩn, hàng hóa phong phú

và đa dạng đã thu hút được nhiều khách hàng và sự quan tâm của các nhà sản xuất, phân phối

Năm 2000, công ty An Phong mở rộng đầu tư siêu thị Maximark, đầu tư mới trở thành siêu thị Maximark 3 – 3C hay còn gọi là siêu thị Maximark Ba Tháng Hai, với tổng diện tích trên 17.000 m2 trở thành siêu thị bán lẻ lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh lúc bấy giờ

Ngành hàng kinh doanh:

¾ Thực phẩm: Đông lạnh, tươi sống; nước uống, bia rượu, sữa, đồ hộp, …

¾ Quần áo may mặc

¾ Điện máy và đồ dùng gia đình

¾ Mỹ phẩm

¾ Khu vui chơi, giải trí

¾ Khu ăn uống, giải khát

Siêu thị có hàng hóa đa dạng, phong phú, cách sắp xếp bày biện hàng hóa đẹp mắt, điều kiện cơ sở vật chất tốt, trang thiết bị hiện đại, phong cách phục vụ lịch sự chu đáo, … nên đã thu hút đông đảo khách hàng đến mua sắm

Khẩu hiệu của siêu thị là “ Khám phá sự hoàn hảo” với mong muốn khách hàng khi đến với siêu thị cảm nhận được sự hoàn hảo, từ những mặt hàng đến dịch vụ, cung cách phục vụ ở Maximark

Siêu thị có nhiều chương trình giảm giá đặc biệt dành cho khách hàng nhân những dịp lễ, Tết; giảm giá từ 5 – 10% cùng với những chương trình khuyến mãi hấp dẫn khác; có chế độ ưu đãi cho khách hàng mua sắm nhiều tại siêu thị

Trang 28

2.4.3 Giới thiệu siêu thị Sài Gòn

Hình 2.2: Siêu thị Sài Gòn

Địa chỉ: 34, đường 3 Tháng 2, phường 2, quận 10, Tp.HCM

Siêu thị có vị trí giao thông thuận lợi, ở trục đường lớn, dễ lưu thông; bãi đậu

xe rộng rãi, thoải mái cho khách hàng

Website: http://www.saigon-mat.com

Siêu thị Sài Gòn là Doanh nghiệp quốc doanh trực thuộc Tổng công ty thương mại Sài Gòn (Satra), được khai trương vào ngày 27/09/2001

Diện tích sử dụng :8.000 m2, trong đó:

+ Diện tích đưa vào kinh doanh 5000 m2 gồm diện tích khu bán hàng tự chọn

2000 m2 và diện tích hợp tác kinh doanh với các đơn vị khác 3000 m2

+ Diện tích khu vực hỗ trợ cho các họat động kinh doanh là 3000 m2 (văn phòng siêu thị, kho hàng, bãi xe, sân, )

Lượng khách hàng: Tổng lượng khách mua sắm tại siêu thị khoảng 1.800.000 lượt người/năm, bình quân là 5.000 người /ngày, đặc biệt vào các ngày Tết, ngày Lễ, các ngày cuối tuần số lượng khác tham quan và mua sắm tại siêu thị là hơn 10.000 lượt người/ngày

Ngành hàng kinh doanh:

¾ Thực phẩm (chế biến, tươi sống, đông lạnh, rượu bia, nước giải khát, )

Trang 29

¾ Hóa mỹ phẩm

¾ Nhựa gia dụng

¾ Hàng điện máy và đồ dùng gia đình

¾ Quần áo may mặc sẵn

Hoạt động của siêu thị rất đa dạng, thường xuyên thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi như: Giảm giá 5 – 10% sản phẩm, hàng hóa kèm quà tặng, rút thăm trúng thưởng với nhiều tặng phẩm có giá trị, Siêu thị không ngừng mở rộng nhiều mặt hàng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Trong tháng 8 năm 2009, siêu thị khai trương thêm quầy hải sản tươi sống để phục vụ cho nhu cầu của người dân thành phố

2.5 Sản phẩm thủy sản đông lạnh và các sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng

2.5.2 Đặc điểm sản phẩm

- Các sản phẩm thủy sản được bảo quản bằng phương pháp lạnh đông

Theo Trần Đức Ba và ctv (1990), làm lạnh đông là quá trình làm lạnh sản phẩm

do sự hút nhiệt của chất làm lạnh để đưa nhiệt độ ban đầu của sản phẩm xuống dưới điểm đóng băng và tới - 8 oC đến - 10 oC, có thể xuống thấp hơn nữa - 18 oC, - 30 oC,

- 40 oC

Trang 30

Mục đích của phương pháp lạnh đông là hạ nhiệt độ sản phẩm, làm chậm sự hư hỏng của sản phẩm cho đến khi rã đông sản phẩm vẫn giữ được độ tươi như lúc vừa chế biến

- Chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng nhằm mục đích

¾ Tăng giá trị cho nguyên liệu thủy sản

¾ Đa dạng hóa sản phẩm thủy sản

¾ Tăng kim ngạch và giảm sản lượng xuất khẩu

- Đặc điểm của sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng

¾ Sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn chế biến

¾ Người tiêu dùng có thể chế biến lại hoặc không

¾ Chất lượng, hương vị sản phẩm gần như được quyết định bởi nhà sản xuất

¾ Sản phẩm đòi hỏi phải đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng

Trang 31

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian và địa điểm

3.1.1 Thời gian thực hiện

Thời gian thực hiện đề tài từ 19/3/2009 đến ngày 14/9/2009

Tháng Nội dung thực hiện

3 4 5 6 7 8 9

Viết và hoàn thiện đề cương

Quan sát, phỏng vấn khách hàng

Tổng hợp các số liệu thu thập

Viết bài báo cáo

Chỉnh sửa khóa luận

Hoàn tất khóa luận

Biểu đồ 3.1: Thời gian thực hiện đề tài 3.1.2 Địa điểm

- Siêu thị Maximark Ba Tháng Hai Địa chỉ: 3 - 3C, đường 3 Tháng 2, phường

¾ Quan sát thực tế, phỏng vấn khách hàng tại quầy đông lạnh

¾ Ghi lại số người ghé xem, mua sản phẩm thủy sản đông lạnh

¾ Khảo sát thị hiếu người tiêu dùng đối với các sản phẩm thủy sản đông lạnh

Trang 32

3.2.2 Phương pháp thực hiện

9 Mỗi siêu thị được tiến hành khảo sát, thống kê lặp lại các ngày trong 3 tuần

9 Tiến hành quan sát khách hàng tại khu vực thủy sản đông lạnh trong siêu thị vào những giờ mà người dân hay đi chợ mua đồ ăn để phục vụ bữa cơm gia đình Cụ thể: Sáng từ 9 giờ đến 12 giờ và chiều từ 17 giờ đến 20 giờ các ngày trong tuần

9 Phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng tại siêu thị qua bảng câu hỏi soạn sẵn

3.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

− Số liệu được thu thập từ quan sát thực tế và dựa trên mẫu khảo sát Việc khảo sát được tiến hành chọn ngẫu nhiên các khách hàng tại siêu thị

− Phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng

− Các tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu

3.3.2 Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm vi tính Microsoft Office Excel

Trang 33

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Kết quả quan sát khách hàng

4.1.1 So sánh số người đến quầy thủy sản đông lạnh ở hai siêu thị vào buổi sáng

và buổi chiều tối

Biểu đồ 4.1: Số lượng người đến quầy thủy sản đông lạnh tại siêu thị Maximark

Biểu đồ 4.2: Số lượng người đến quầy thủy sản đông lạnh tại siêu thị Sài Gòn

28 23 18 17 17 15 16 18 18 14

22 21 19 13

21 19 16 30

44

31

21

29 30 21 18 17 16 18 19 18 15 28 33 23 16 20

19 18 31

14 28

9

15 13 11

13 12

23

15 11 9

10 10

22

11 14

9

11 10

13

32

16 13 13 12 15

27 22

15 11 12 11 13

19

11 10

11 12

17 21 29

Trang 34

Chú thích:

T2, T3, T4, T5, T6, T7, CN: thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy,

chủ nhật

- Số lượng khách hàng đến quầy thủy sản đông lạnh vào buổi chiều tối nhiều

hơn buổi sáng Nguyên nhân do buổi chiều tối với thời gian khảo sát là từ 17 – 20 giờ

là khoảng thời gian người dân không phải đi làm và là giờ cao điểm mua sắm tại siêu

thị

- Số người ghé xem đông dần vào những ngày gần cuối tuần, từ thứ năm số

lượng khách hàng sẽ đông dần đến chủ nhật, các ngày từ thứ ba đến thứ tư có lượng

khách hàng ghé xem ít Số người ghé xem vào thứ bảy và chủ nhật cao hơn những

ngày khác

4.1.2 Tỷ lệ người mua sản phẩm thủy sản đông lạnh khi đến quầy thủy sản đông

lạnh

Qua 6 tuần quan sát khách hàng với tổng thời gian là 252 giờ cho cả hai buổi

sáng và chiều, số lượng khách hàng đến quầy thủy sản đông lạnh ở siêu thị Maximark

là 941 người, số người mua là 452 người; ở siêu thị Sài Gòn là 623 người, số người

Trang 35

24

Số liệu số người mua/giờ và số người đến/giờ cho thấy rõ hơn sức mua sản phẩm thủy sản đông lạnh Trong thời gian 1 giờ, số khách hàng đến quầy thủy sản đông lạnh ở siêu thị Maximark là 7 – 8 người, số người mua sản phẩm là 4 người; ở siêu thị Sài Gòn số khách hàng đến quầy thủy sản đông lạnh là 5 người, số người mua sản phẩm là 2 – 3 người Như vậy, số lượng người đến quầy thủy sản đông lạnh khá ít

và tỷ lệ khách hàng mua sản phẩm sau khi lựa chọn là 50% (Bảng 4.2)

Bảng 4.2: Số người mua, ghé xem trong 1 giờ

Số người đến quầy trong 1 giờ 7 100% 4,6 100%

Số người mua trong 1 giờ 3,7 52,86% 2,3 50,00%

CHIỀU

Số người đến quầy trong 1 giờ 7,9 100% 5,3 100%

Số người mua trong 1 giờ 3,5 44,30% 2,6 49,06%

Buổi sáng có tỷ lệ người mua/người ghé xem cao hơn buổi chiều Nguyên nhân của sự chênh lệch này do:

- Vào buổi sáng, siêu thị thường ít khách hàng Những khách hàng đi siêu thị vào buổi sáng là họ đã có mục đích mua hàng cụ thể Qua quan sát chúng tôi nhận thấy, nhiều khách hàng khi đến quầy đông lạnh không phải lựa chọn nhiều, thấy sản phẩm cần mua là lấy liền Do đó, tỷ lệ người mua sẽ cao hơn tỷ lệ người chỉ xem mà không mua

- Vào buổi chiều, siêu thị thường đông khách hàng hơn Một số người đi siêu thị mang tính chất như đi giải trí, quầy đông lạnh họ cũng ghé vào xem, thế nên số lượng người đến quầysẽ nhiều hơn buổi sáng rất nhiều, nhưng xem chưa chắc đã mua,

và có thể ghé xem buổi chiều nhưng buổi sáng họ mới mua sản phẩm nên tỷ lệ người mua buổi sáng sẽ cao hơn

- Một điều cần hiểu là mặc dù tỷ lệ người mua sau khi xem sản phẩm đông lạnh

ở buổi sáng cao hơn buổi chiều nhưng chưa hẳn buổi sáng có số người mua sản phẩm nhiều hơn Như ở siêu thị Sài Gòn tỷ lệ người mua buổi sáng 50,87%, buổi chiều là

Trang 36

48,51%, thực tế cho thấy số người mua buổi sáng là 146 người, buổi chiều là 163

người (Biểu đồ 4.3, 4.4)

Biểu đồ 4.3: So sánh sức mua sản phẩm thủy sản đông lạnh ở hai siêu thị vào buổi sáng

Biểu đồ 4.4: So sánh sức mua sản phẩm thủy sản đông lạnh ở hai siêu thị vào buổi chiều

Siêu thị Maximark có số lượng khách hàng đến quầy và mua sản phẩm thủy sản đông lạnh nhiều hơn siêu thị Sài Gòn Điều này tùy thuộc vào chiến lược thu hút khách hàng của mỗi siêu thị, sở thích, thói quen của người dân khi lựa chọn siêu thị để mua sắm

146

441

287 230

Ngày đăng: 17/09/2018, 16:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Đức Ba, Lê Vi Phúc và Nguyễn Văn Quan, 1990. Kỹ thuật chế biến lạnh thủy sản. Nhà xuất bản Đại học và giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội 1990, 288 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật chế biến lạnh thủy sản
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học và giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội 1990
2. Nguyễn Minh Đức, 2009. Hội nhập kinh tế thế giới – Bài học từ cuộc chiến cá da trơn, Tạp chí Thương Mại Thủy Sản, số 108, trang 41 – 45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nhập kinh tế thế giới – Bài học từ cuộc chiến cá da trơn
3. Huỳnh Thị Kim Thi, 2004. Khảo sát thị hiếu người tiêu dùng đối với mặt hàng cá tại thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư thủy sản, trường Đại học Nông Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát thị hiếu người tiêu dùng đối với mặt hàng cá tại thành phố Hồ Chí Minh
4. Audun Lem, Uwe Tietze, Erhard Ruckes and Raymon van Anrooy, 2004. Fish marketing and credit in Viet Nam, FAO, 104 pages Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fish marketing and credit in Viet Nam
5. Phan Thi Giac Tam, Paule Mostier, Dao The Anh, Vu Trong Binh, Nguyen Thi and Tan Loc 2007, Paper prepared for presentation at the I Mediterranean Conference of Agro-Food Social Scientists. 103rd EAAE Seminar ‘Adding Value to the Agro-Food Supply Chain in the Future Euromediterranean Space’. Barcelona, Spain, April 23rd - 25th, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Adding Value to the Agro-Food Supply Chain in the Future Euromediterranean Space

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w