1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn khai thác biểu đồ trong dạy học địa lý 12

24 406 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 4,08 MB

Nội dung

Đối với môn Địa lí, để tích cực hóa hoạt động của học sinh, trong quátrình giảng dạy các giáo viên cần có phương pháp hợp lí nhằm giúp học sinhtiếp thu một cách tốt nhất các kiến thức đị

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong những năm gần đây, cùng với những đổi mới trong cách thi,kiểm tra, đánh giá đối với học sinh, xu hướng đổi mới phương pháp dạy họcđang được phát động và thực hiện ở tất cả mọi cấp học trên cả nước, nhằmphát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh Đồng thời,bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vào vận dụng thực tiễn,đem lại hứng thú học tập cho học sinh

Đối với môn Địa lí, để tích cực hóa hoạt động của học sinh, trong quátrình giảng dạy các giáo viên cần có phương pháp hợp lí nhằm giúp học sinhtiếp thu một cách tốt nhất các kiến thức địa lí Một trong những phương pháp

đó là khai thác kết hợp nhuần nhuyễn giữa kênh chữ và hệ thống các biểu đồ,bởi vì biểu đồ chính là nguồn tri thức giúp phát huy tính tích cực, sáng tạo củahọc sinh vừa là phương tiện trực quan minh họa cho kênh chữ

Qua thực tế giảng dạy tại trường THPT Cẩm Thủy 2, tôi nhận thấy rằnghướng dẫn học sinh khai thác tốt hệ thống các biểu đồ trong sách giáo khoa sẽgiúp cho học sinh có kĩ năng trong việc ghi nhớ, phân tích và từ đó hình thànhnhững kiến thức mới một cách dễ dàng và bền vững hơn Vì vậy, tôi chọn đề

tài “Khai thác biểu đồ trong dạy học Địa lí lớp 12” để giúp học sinh học tập

trên lớp cũng như trong quá trình ôn thi THPT Quốc gia

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Mục đích chủ chốt của việc nghiên cứu đề tài là:

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng biểu đồ vào quá trình dạy học địa lí lớp 12 - THPT

- Thiết kế, xây dựng một số bài học trong chương trình Địa lí lớp 12 THPT

2 Phương pháp phân tích, tổng hợp

Để tiến hành nghiên cứu đề tài của mình, tôi thu thập các tài liệu liênquan đến việc sử dụng biểu đồ trong dạy học từ nhiều nguồn khác nhau như:sách giáo trình, tạp chí chuyên ngành, thông tin trên internet, tạp chí Vớicác tài liệu đã thu thập được tôi phân tích, tổng hợp và đưa ra những giảthuyết kết luận cho những vấn đề đang quan tâm

Trang 2

PHẦN NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG BIỂU ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ LỚP 12

1 Cơ sở lí luận

1.1 Biểu đồ trong dạy học địa lí

1.1.1 Quan niệm về biểu đồ

Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng tiến trình củamột hiện tượng, mối tương quan của một tổng thể Biểu đồ là trực quan hóacác số liệu thống kê theo các dạng hình học Cùng với những đồ dùng trựcquan nói chung, biểu đồ là phương tiện trực quan cung cấp cho học sinhnhững kiến thức quan trọng Đồng thời, tạo nên hình ảnh giúp cho học sinhnhận thức kiến thức dễ dàng và bền vững

1.1.2 Vai trò của biểu đồ trong dạy học Địa lí

Trong quá trình dạy học địa lí biểu đồ có vai trò hết sức quan trọng, nóchính là phương tiện trực quan,giúp cho quá trình dạy của giáo viên và quátrình học của học sinh trở nên dễ dàng, sinh động và thú vị hơn

Đối với giáo viên:

Giáo viên có thể sử dụng biểu đồ trong quá trình dạy học để điều khiển,hướng dẫn các hoạt động trình nhận thức của học sinh, hợp lí hoá các thao táchành động của mình trong quá trình giáo dục Bên cạnh đó biểu đồ cũng làphương tiện để nâng cao nhiệm vụ sư phạm trong thực tiễn bản thân ngườigiáo viên

Sử dụng biểu đồ trong quá trình dạy học cũng tạo điều kiện giáo viên

áp dụng các phương pháp tích cực vào trong giảng dạy Biểu đồ còn giúp chogiáo viên đào sâu thêm kiến thức, từ đó truyền đạt cho các em học sinh nhữngkiến thức phù hợp với thời đại, xu hướng phát triển Đồng thời cũng tạo điềukiện cho giáo viên trình bày bài giảng một cách đầy đủ, sâu sắc

Đối với học sinh:

Biểu đồ giúp cho học sinh rèn luyện kĩ năng khai thác, khám phá, lĩnhhội kiến thức cơ bản, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh nắm vững kiến thức

và ghi nhớ bền lâu

Việc sử dụng biểu đồ giúp học sinh giảm ghi chép và ghi nhớ một cáchmáy móc mà kiến thức sẽ được tái hiện thông qua hình ảnh giúp các em khắcsâu hơn

Trang 3

Biểu đồ còn góp phần kích thích hứng thú học tập cho học sinh, tạo rađộng cơ học tập, rèn luyện, cho các em thái độ tích cực đối với tài liệu học tậpmới Bên cạnh đó nó còn góp phần rèn luyện cho các em tư duy phân tích,tổng hợp phát hiện ra bản chất của sự vật hiện tượng ẩn sau các hình thức biểuhiện bên ngoài, kích thích tính tò mò và lòng ham hiểu biết của các em.

Sử dụng biểu đồ rèn luyện cho HS những kĩ năng địa lí cơ bản: kĩ nănglàm việc với các loại lược đồ, bản đồ, kĩ năng vẽ các loại lược đồ, phân tíchbiểu đồ, bảng số liệu

1.2 Đ c đi m l a tu i và trình đ nh n th c c a h c sinh l p 12 ặ ể ứ ổ ộ ậ ứ ủ ọ ớ

Đặc điểm nổi bật ở học sinh lớp 12 là sự thay đổi cả về thể chất, tâm lílứa tuổi và khả năng nhận thức do đó có tác động lớn đến sự tiếp thu kiếnthức cũng như áp dụng các phương pháp dạy học cho các em

Ở lứa tuổi này,các em phát triển thể chất như người lớn, sức khoẻ dồidào có thể học tập với cường độ cao và trong thời gian tương đối dài

Về mặt trí lực: HS lớp 12 có năng lực quan sát tốt hơn và có tư duynhạy bén hơn, có khả năng phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoátốt hơn nhiều so với HS lớp 10, 11 Nhờ khả năng khái quát này mà các em cókhả năng và thích tự tìm ra kiến thức mới, có hứng thú hơn với các thầy, cô cóphương pháp giảng dạy tích cực, tôn trọng suy nghĩ độc lập của học sinh.Không thích bị gò ép, ghi chép một cách máy móc

Từ những đặc điểm tâm lí trên đòi hỏi trong quá trình dạy học phải cónhững cải tiến sao cho phù hợp Lúc này giáo viên có vai trò quan trọng trongviệc kích thích hứng thú học tập của học sinh, thay vì những tiết giảng chỉ sửdụng phương pháp truyền thụ theo lối thuyết trình, giảng giải giáo viên nên sửdụng các phương pháp dạy tích cực kết hợp với biểu đồ Khi đó quá trình dạyhọc không còn là quá trình nhồi nhét kiến thức mà HS có cơ hội được tự lựckhám phá tri thức, được quyền bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân

Chính vì vậy sử dụng biểu đồ vào chương trình dạy học địa lí lớp 12 –THPT là một điều kiện tốt để các em tự mình lĩnh hội tri thức mới, rèn luyện

kĩ năng, kĩ xảo

2 C s th c ti n ơ ở ự ễ

Trong những năm gần đây,cơ sở vật chất và phương tiện dạy học Địa lí

ở các trường phổ thông đã được đầu tư Ngoài hệ thống tranh ảnh, biểu đồtrong sách giáo khoa còn rất nhiều các mô hình, giáo án soạn theo phươngpháp mới có hệ thống hình ảnh minh họa khá phong phú

Tuy nhiên, việc sử dụng các phương tiện trong quá trình giảng bài cònnhiều hạn chế, các phương tiện thường chỉ được giáo viên dùng trong các tiếtthao giảng,dự giờ thăm lớp hoặc thi giáo viên giỏi.Còn các tiết học khác chủ

Trang 4

yếu dùng các biểu đồ có sẵn trong sách giáo khoa và phần lớn các giáo viênchỉ sử dụng biểu đồ với chức năng minh hoạ kiến thức chứ chưa khai thác nộidung

Đối với học sinh, khi được hướng dẫn sử dụng biểu đồ để khai thác vàlĩnh hội tri thức phần lớn các em đều rất hứng thú Có thái độ học tập nghiêmtúc, tích cực và hiệu quả Tuy nhiên, nhiều học sinh vẫn coi địa lí là môn phụ,không có động cơ học tập nên không nghiêm túc, mang tính chống đối và ítkhi duy trì được hứng thú lâu dài với môn học Đặc biệt đối với một số trườngTHPT ở khu vực miền núi, nhiều em vẫn coi môn Địa lí là môn học thuộc vìvậy không chú ý trong việc khai thác biểu đồ nói riêng và kênh hình nóichung

Trong thực tế giảng dạy Địa lí hiện nay có thể thấy việc sử dụng biểu

đồ ngày càng phổ biến và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc cungcấp kiến thức cho học sinh Đây là một phương tiện dạy học tích cực, nókhông chỉ có chức năng là minh hoạ cho bài giảng mà còn góp phần là nguồncung cấp kiến thức mới lạ, hiệu quả sinh động, hấp dẫn Biểu đồ còn giúp chogiáo viên thuận lợi và tiết kiệm thời gian trong quá trình giảng dạy địa lí

Vấn đề đặt ra là phải có những phương pháp khai thác biểu đồ cụ thể,đảm bảo đúng vai trò và chức năng của biểu đồ trong dạy học địa lí

II PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC BIỂU ĐỒ TRONG DẠY HỌC ĐỊA

LÍ 12 THPT

1 Các loại biểu đồ

Sách giáo khoa Địa lí 12 được biên soạn công phu, có số lượng cácbiểu đồ, bản đồ và các bảng số liệu phong phú và tiêu biểu trong đó có 15biểu đồ được thể hiện bằng các màu sắc trực quan, tính thẩm mỹ cao và thểhiện nội dung kiến thức phong phú, cụ thể, chính xác, phù hợp với nội dungbài học

Các loại biểu đồ cơ bản được sử dụng là:

Trang 5

2 Mục đích của khai thác biểu đồ trong dạy học Địa lí lớp 12

2.1 Giúp học sinh hình thành khái niệm địa lí

Đối với môn Địa lí, các khái niệm, đặc biệt là khái niệm địa lí kinh tế

xã hội thường khá trừu tượng, được khái quát hóa sau khi đã tiến hành cácthao tác tư duy do đó, để học sinh có thể nắm được các khái niệm này mộtcách chính xác và đầy đủ thì việc sử dụng biểu đồ là cần thiết

Ví dụ: Trong bài 15 “ Đặc điểm dân số và phân bố dân cư Việt Nam”

khi đề cập đến cơ cấu dân số trẻ, và cơ cấu dân số già (hoặc cơ cấu dân sốvàng của nước ta trong giai đoạn hiện nay) giáo viên sử dụng biểu đồ thápdân số trong át lát địa lí Việt Nam

Học sinh quan sát, phân tích và rút ra được năm 1999 dân số nước ta làdân số trẻ thì mang các đặc điểm là:

Việc phân tích hình ảnh sẽ làm cho học sinh dễ nhớ và nhớ lâu hơn sovới việc học thuộc lòng các khái niệm địa lí

2.2 Giúp học sinh phân tích mối quan hệ giữa các hiện tượng địa lí kinh

tế xã hội

Địa lí là một môn học có tính thống nhất chặt chẽ giữa các nội dung, sựthống nhất này thể hiện rõ trong mối quan hệ giữa tự nhiên với kinh tế và giữa

Trang 6

cũng thể hiện mối quan hệ này, do đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh làm

rõ các mối quan hệ này khi khai thác biểu đồ địa lí trong sách giáo khoa

Ví dụ: Trong bài 31: “ Vấn đề phát triển thương mại, du lịch” Biểu đồ

số lượt khách và doanh thu từ du lịch của nước ta thể hiện rõ mối quan hệgiữa số lượt khách và doanh thu từ du lịch

Giáo viên cho học sinh quan sát và phân tích để thấy được doanh thu từ dulịch tăng khi số lượt khách tăng, đặc biệt là khách nội địa tăng mạnh

2.3 Giúp học sinh thấy được sự phân bố của các đối tượng địa lí kinh tế

xã hội.

Sự phân bố các đối tượng Địa lí thường được thể hiện rõ nhất trongphương pháp bản đồ - biểu đồ Phương pháp này được sử dụng nhiều trong átlát địa lí Việt Nam với các ưu điểm là biểu hiện được nhiều nội dung trongmột giới hạn nhất định Sách giáo khoa địa lí 12, phương pháp này được sửdụng trong một số bài

Ví dụ: bài 43 các vùng kinh tế trọng điểm, bản đồ các vùng kinh tếtrọng điểm có tích hợp thêm các biểu đồ về tỉ trọng GDP của từng cùng so với

cả nước cũng như cơ cấu GDP của các vùng Điều này cho phép học sinh thấyđược một cách tổng quát sự phát triển kinh tế của các vùng kinh tế trọngđiểm

Trang 7

Khi tiến hành hướng dẫn HS khai thác kiến thức địa lí từ biểu đồ GV cóthể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau để có thể pháthuy được tính tích cực chủ động sáng tạo của HS

lí trên lớp cũng như trong quá trình ôn tập cho học sinh

Bên cạnh hệ thống biểu đồ thiết kế sẵn trong sách giáo khoa thì trongquá trình giảng dạy giáo viên có thể kết hợp sử dụng thêm một số biểu đồnhằm nâng cao hiệu quả dạy và học Cụ thể trong từng bài có thể sử dụng cácbiểu đồ sau:

Trang 8

11 Bài 1: Việt Nam trên

đường đổi mới và hội nhập

- Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng chỉ sốgiá tiêu dùng các năm 1986 - 2005

- GDP theo giá so sánh 1994, phântheo thành phần kinh tế

22 Bài 11: Thiên nhiên phân

hóa đa dạng

- Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của

Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh

33 Bài 16: Đặc điểm dân số

và phân bố dân cư nướcta

- Biểu đồ tỉ lệ gia tăng dân số trungbình năm qua các giai đoạn

54 Bài 20: Chuyển dịch cơ

77 Bài 26: Cơ cấu ngành

- Biểu đồ sản lượng than, dầu mỏ,điện của nước ta

1

9

Bài 31: Vấn đề phát triểnthương mại và du lịch

- Biểu đồ cơ cấu tổng mức bán lẻ hànghóa và doanh thu dịch vụ phân theothành phần kinh tế (%)

- Biểu đồ cơ cấu giá trị xuất nhậpkhẩu của nước ta giai đoạn 1990 –2005

- Biểu đồ giá trị xuất, nhập khẩu củanước ta giai đoạn 1990 – 2005

- Biểu đồ số lượt khách và doanh thu

Trang 9

11

Bài 41: Vấn đề sử dụnghợp lí và cải tạo tự nhiên

ở dồng bằng sông CửuLong

- Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất củaĐBSH và ĐBSCL

4 S d ng bi u đ trong các khâu c a quá trình d y h c đ a lí ử ụ ể ồ ủ ạ ọ ị

4.1 Sử dụng biểu đồ trong thiết kế bài giảng

Thiết kế bài giảng là khâu rất quan trọng và cần thiết, đây chính là bản

kế hoạch được chuẩn bị trước của giáo viên về nội dung, phương pháp,phương tiện dạy học cũng như các hoạt động của giáo viên và học sinh sẽdiễn ra trong tiết học nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể về kiến thức và kĩnăng

Trong khâu thiết kế bài giảng giáo viên cần đảm bảo các vấn đề sau:

- Giáo viên cần xem xét nội dung bài học, những nội dung nào cầntruyền đạt trên lớp, nội dung nào có thể tự tìm hiểu Và lựa chọn nhữngphương pháp phù hợp với các nội dung đó

- Cần lựa chọn các biểu đồ phù hợp với nội dung từng mục lớn, mụcnhỏ sẽ sử dụng trong quá trình giảng bài mới

- Xây dựng hệ thống câu hỏi liên quan đến biểu đồ có thể khai thácgiúp học sinh hình thành kiến thức,kĩ năng

Trong quá trình thiết kế bài giảng, tùy thuộc vào nội dung bài học giáoviên có thể bổ sung các biểu đồ có liên quan ngoài những biểu đồ đã có trongsách giáo khoa Như các biểu đồ trong át lát địa lí Việt Nam số liệu thườngcập nhật mới hơn so với biểu đồ trong sách giáo khoa

4.2 Sử dụng biểu đồ trong quá trình giảng bài mới

Việc truyền đạt một khối lượng kiến thức phù hợp trong thời gian 45phút là một việc đòi hỏi giáo viên rất nhiều những kĩ năng quan trọng, ngoàiviệc lựa chọn phương pháp phù hợp còn phải hướng tới mục tiêu kích thíchhọc sinh tự học, tự khám phá

Để có thể sử dụng biểu đồ trong quá trình giảng bài đạt hiệu quả caogiáo viên cần chú ý những vấn đề sau:

- Giáo viên cần hiểu rõ về các loại biểu đồ, cách dùng của từng loại vànội dung mà các biểu đồ này thể hiện

- Giáo viên có sự chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi có liên quan đến biểu

đồ mà mình định sử dụng trong tiết học

Trang 10

- Giáo viên khích lệ, động viên các em cũng như linh hoạt trong cáctình huống giúp các em có hứng thú tham gia xây dựng bài.

- Lựa chọn các phương pháp phù hợp để giảng bài khi có sử dụng biểuđồ

4.3 Sử dụng biểu đồ trong khâu đánh giá, kiểm tra

Để kiểm tra mức độ lĩnh hội tri thức của học sinh,đồng thời giúp táihiện và khắc sâu hơn những kiến thức đã được học thì việc sử dụng biểu đồ làmột trong những cách hiệu quả và có tác dụng lớn

Trong quá trình kiểm tra, đánh giá đối với học sinh lớp 12, biểu đồ cóthể được sử dụng trong rất nhiều hoạt động, như là:

-Khi kiểm tra bài cũ

- Trong các đề thi, đề kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kì

- Trong quá trình ôn thi THPT quốc gia

Tuy nhiên,để đạt hiệu quả cao cần phải căn cứ vào mục tiêu, nội dungchương trình để xác định khối lượng kiến thức cũng như hình thức kiểm tracho phù hợp Câu hỏi kiểm tra cũng cần có nhiều loại, từ cơ bản đến nâng caotránh vụn vặt và đảm bảo tính khách quan

4.4 Sử dụng trong quá trình tự học của học sinh

Việc rèn luyện các kĩ năng địa lí cho học sinh là điều hết sức quan trọng

và cần thiết, vừa giúp các em nắm vững kiến thức vừa làm cho kiến thức củacác em sâu rộng và vững chắc hơn tăng thêm hứng thú cho việc học tập bộmôn

Do thời gian học trên lớp có hạn, các em lại phải học rất nhiều môn nênhướng dẫn học sinh tự học là điều cần thiết Giáo viên cần trang bị cho các emnhững kĩ năng sau:

- Kĩ năng phân tích biểu đồ

- Kĩ năng vẽ biểu đồ (bao gồm cả lựa chọn biểu đồ phù hợp với bảng sốliệu và vẽ các loại biểu đồ)

Khi nắm vững các kĩ năng này thì việc khai thác kiến thức từ biểu đồ sẽtrở nên dễ dàng hơn, việc hệ thống hóa để ghi nhớ kiến thức cũng đạt hiệuquả cao hơn

5 Một số phương pháp hướng dẫn HS khai thác tri thức địa lí qua các

loại biểu đồ

Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng tiến trình củamột hiện tượng, mối tương quan của một tổng thể Biểu đồ là trực quan hóacác số liệu thống kê theo các dạng hình học Biểu đồ trình bày số liệu thống

Trang 11

kê một cách khái quát, mĩ thuật sinh động giúp cho người xem dễ hiểu dễnhớ

Mỗi loại biểu đồ có khả năng tốt hơn cho việc thể hiện một đặc điểmnào đó của đối tượng Trong quá trình giảng dạy địa lí GV có nhiệm vụ hướngdẫn HS có được những kiến thức cơ bản về biểu đồ và kĩ năng khai thác biểu

đồ Trước hết GV cần phải xác định được các loại cơ bản:

* Phân loại theo hình dáng:

* Phân loại theo chức năng

- Dạng biểu đồ cơ cấu: tròn, cột chồng, miền, ô vuông, 2 nửa hình tròn Trong

đó phổ biến nhất là dạng biểu đồ tròn, miền

+ Tròn: vẽ khi thể hiện từ 3 năm trở xuống (thể hiện được quy mô).

+ Miền: vẽ khi thể hiện từ 4 năm trở lên.

- Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng, động thái phát triển: đường, cột, kết hợp.

Trong đó đường là thể hiện rõ rệt nhất sự phát triển, tốc độ tăng trưởng, chỉ sốphát triển Biểu đồ cột chủ yếu thể hiện quy mô, sản lượng, khối lượng củamột số đại lượng diễn biến theo thời kì, theo không gian

- Biểu đồ thể hiện mối quan hệ: kết hợp

* Phương pháp hướng dẫn HS khai thác tri thức từ biểu đồ

Việc sử dụng biểu đồ trong học và ôn tập Địa lí có thể được diễn ratheo nhiều hình thức khác nhau, như: phân tích biểu đồ, rút ra các nhận xétcần thiết; so sánh các biểu đồ cùng loại với nhau, rút ra các nhận xét; từ biểu

đồ chuyển thành bảng số liệu thống kê; từ bảng số liệu thống kê vẽ biểu đồ vàrút ra nhận xét

Để khai thác biểu đồ đạt hiệu quả cao cần tiến hành theo các bước sau:

- Nắm được nội dung bài học và nội dung mà biểu đồ thể hiện

- Đọc ghi chú xem biểu đồ thể hiện cái gì, đại lượng thể hiện, lãnh thổhoặc địa điểm biểu hiện, thời gian biểu hiện

- Xem biểu đồ hình gì, trị số của các đại lượng được tính bằng gì, đơn

vị khoảng cách trên biểu đồ,

- Tiến hành các phép tính, so sánh, đối chiếu

Trang 12

- Dựa vào các đơn vị đo đã được ghi trên biểu đồ, tiến hành đo tính cácđại lượng; đối chiếu, so sánh chúng với nhau; rút ra những nhận xét, kết luậncần thiết.

- Không bỏ sót các dữ liệu, số liệu Tìm ra mối quan hệ hay tính quy luậtnào đó để phục vụ cho nhận xét, giải thích

Ví dụ:

Bài 22: vấn đề phát triển ngành trồng trọt, để giúp học sinh khai tháctốt biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt (%), trang 93 (sách giáokhoa Địa lí 12)

Giáo viên cần :

- chuẩn bị câu hỏi liên quan đến biểu đồ, ở đây ngoài câu hỏi in sẵn

trong sách giáo khoa “Dựa vào hình 22, hãy nhận xét về cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt và xu hướng chuyển dịch cơ cấu của ngành này?”

Giáo viên có thể chuẩn bị các câu hỏi có liên quan đến quy mô, cơ cấu cácloại cây trồng

- Trong quá trình giảng bài mới giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát

và nhận xét:

+ Quy mô tăng hay giảm?

+ Loại cây trồng nào chiếm tỉ trọng lớn nhất, nhì, ba trong từng năm.+ Loại cây nào tăng, giảm nhiều nhất? vì sao?

Ngày đăng: 17/09/2018, 13:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc. Lí luận dạy học địa lí. NXB ĐH Quốc gia Hà Nội. 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận dạy học địa lí
Nhà XB: NXB ĐHQuốc gia Hà Nội. 2001
2. Nguyễn Trọng Phúc. Phương tiện, thiết bị kĩ thuật dạy học địa lí.NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương tiện, thiết bị kĩ thuật dạy học địa lí
Nhà XB: NXB ĐH Quốc gia Hà Nội
3. Nguyễn Trọng Phúc. Thiết kế bài giảng địa lí ở nhà trường phổ thông. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng địa lí ở nhà trường phổthông
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
5. Lâm Quang Dốc. Bản đồ học. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản đồ học
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
4. Nguyễn Trọng Phúc. Phương pháp sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lí Kinh tế - Xã hội. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w